QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, January 24, 2015

Đơn Vị Cũ Chiến Trường Xưa


On Saturday, January 24, 2015 7:08 AM, Hieu Doan <> wrote:


       
Kính thưa quý đồng hương và chiến hữu.

Chỉ còn ba ngày nữa là đến ngày 27-01-2015, ngày mà 42 năm trước đây Hiệp Định Paris được ký kết, những tưởng hoà bình sẽ được lập lại trên quê hương đau khổ, nhưng không ngờ đó chỉ là thủ thuật chính trị cuả Hoa Kỳ nhằm rút quân ra khỏi Việt Nam một cách danh dự gượng ép và bức tử VNCH một cách khéo léo.

 Xin ghi lại đây cái ngày này năm ấy chúng tôi đã làm gì? nghĩ gì?

Vào những ngày cuối tháng 1 năm 1973 trước khi Hiệp Định Paris được ký kết. Lúc đó Liên đoàn 3 BĐQ vừa trở lại Bình Long để tiếp tục trấn giữ phòng tuyến mà mấy tháng trước đây Liên đoàn đã hãnh diện được sát cánh cùng nhiều đơn vị ưu tú của QLVNCH quyết tử thủ để giữ vững tỉnh lỵ này, đã cùng quân dân cả nước viết lên thiên hùng ca BÌNH LONG ANH DŨNG, KONTUM KIÊU HÙNG, TRỊ THIÊN VÙNG DẬY.

Xin bấm vào link dưới để nghe

                                                                                                                                                                      
 



__._,_.___

Posted by: Hieu Doan 

Friday, January 23, 2015

"Last days in Vietnam", sự phản bội cuối cùng




"Last days in Vietnam"
                                             
SỰ PHẢN BỘI CUỐI CÙNG
                                           Giao Chi - San Jose

"Last days in Vietnam", sự phản bội cuối cùng


Thông điệp chính của cuốn phim là gì? 

Trình bầy sự hoảng loạn của quân dân VNCH và sự bình tĩnh tận tâm của Mỹ cứu vớt người Việt Nam vào ngày cuối cùng. Hoa Kỳ muốn nói rằng họ đã nỗ lực, nhưng rất ân hận là vào giờ chót phải bỏ rơi vào khoảng... 400 người. 

Giao Chỉ, San Jose

**********
Bộ phim Last days in Việt Nam đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ.

 Nhà làm phim tài danh tiếng là bà Rory Kennedy đã sưu tầm tài liệu nhiều năm và hy vọng đoạt giải Oscar năm nay, ghi dấu 40 năm mất miền Nam. Ngôi sao chính được phỏng vấn trong phim là tiến sĩ Kissinger. Báo chí Việt ngữ khen ngợi. Truyền thông Hoa kỳ còn siêu hơn 1 bậc. 

Hầu hết đều hết lời xưng tụng. Các báo Mỹ miền Đông cho đến 5 sao. Báo miền Tây khó tính nhưng cũng phải bỏ ra 4 sao. Trên Amazon bình luận là tuyệt phẩm.

Dự trù sẽ chiếu tại các rạp vào ngày 28 tháng 4-2015 . Kỷ niệm tháng 4 đen. Người Việt di tản suốt 40 năm qua gọi là ngày Quốc hận 30 tháng 4-1975. Kỳ này ngậm thêm một quả đắng. Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng.

Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai? Đối với Việt Nam Cộng Hòa chăng? Không phải. Ngày cuối cùng của những người Việt bị bỏ rơi trong tòa đại sứ. Có phải không ? Không phải. Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam? Hoa Kỳ nghĩ thế nào? Nhà làm phim nghĩ sao?  Tôi không biết. Theo tôi. Đúng là ngày cuối của người Mỹ tại Việt Nam. 
Các ông bà truyền thông Mỹ Việt có thể khen ngợi tán thưởng phim này. Đó là quyền của quý vị. Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng.

Tôi xin nói tại sao. 
Nội dung cuốn phim 1 giờ 30 phút sơ lược gồm các đoạn phim tài liệu về 30 tháng 4-1975 có chừng 10 cảnh chính.

Trên biển Đông, máy bay trực thăng của VNCH di tản. Đáp xuống là đẩy xuống biển. Cảnh chiến binh VNCH lên tàu bị lính đồng minh Hoa Kỳ khám người, tước súng, vất xuống biển. Cảnh 1 tay triệu phú cao bồi Mỹ Ed Daly ở Oakland lấy máy bay World Airways bay ra Đà Nẵng cứu dân tỵ nạn tạo ra hình ảnh rất thảm khốc tại phi trường. (Ông đại sứ Martin miệt thị bảo tay này chỉ làm tình thế thêm rối loạn) Cảnh mọi người chen nhau vào tòa đại sứ tìm đường chạy. Cảnh chiến xa cộng sản tiến vào Sài Gòn. Những chiến binh VNCH bỏ quân phục, mặc quần cụt tan hàng. Cảnh máy bay trực thăng của 1 chiến binh không quân chở vợ con được cứu trên biển. Và sau cùng cảnh chiến hạm hải quân Việt Nam lặng lẽ hạ cờ trong nước mắt.

Xen lẫn vào các tài liệu thời sự đau thương của 40 năm trước là phần bình luận của những người Mỹ trong cuộc và một vài người nhân chứng Việt Nam. Tổng thống Ford bầy tỏ tấm lòng nhân đạo muốn cứu vớt nhiều người Việt Nam. Tiến sĩ Kissinger với tình nghĩa rạt rào dâng cao cũng muốn cứu thêm nhiều người. Các thành viên trách nhiệm Hoa Kỳ ở tòa đại sứ cùng sĩ quan chỉ huy thủy quân lục chiến kể lại những giây phút cuối tại văn phòng tùy viên bên Tân sơn Nhất và tại tòa đại sứ. Anh lính thủy quân lục chiến Mỹ bị chết vì pháo kích. Đây là người lính Mỹ cuối cùng có tên trên bức tường tưởng niệm ở thủ đô.
Thông điệp chính của cuốn phim là gì? Trình bầy sự hoảng loạn của quân dân VNCH và sự bình tĩnh tận tâm của Mỹ cứu vớt người Việt Nam vào ngày cuối cùng. Hoa Kỳ muốn nói rằng đã nỗ lực, nhưng rất ân hận là vào giờ chót phải bỏ rơi vào khoảng 400 người. Những người may mắn lọt vào trong tòa nhà đại sứ và được hứa hẹn sẽ bốc đi hết. Nếu họ biết số phận như thế, bỏ đi từ sớm may ra còn kịp tìm đường khác. Những người này cố leo lên cầu thang, lên nóc nhà, chỗ máy bay hạ cánh, nhưng cửa bị chặn và lính Mỹ ném lựu đạn khói cho nghẹt thở để phải bò xuống.

Mới đâu đó giây phút trước Mỹ Việt còn chuyện trò hứa hẹn. Rồi chợt Mỹ biến mất.

Đó là nội dung cuốn phim.
Trong phim ngày cuối cùng, người Mỹ nhận tội bỏ rơi 400 người, nhưng thực ra họ đã bỏ rơi cả triệu người Việt của một nửa nước Việt Nam.
Làm sao tôi có thể khen ngợi cuốn phim chết tiệt này được. Ngay cả về kỹ thuật cũng chẳng có gì mới lạ.

Tôi xin nói tại sao.
Suốt 40 năm qua, cảnh đau thương ở phi trường Đà Nẵng, cảnh đẩy trực thăng xuống biển. Cảnh chen chúc ở cửa tòa đại sứ, chúng ta đã được xem đi xem lại biết bao lần. Kỳ này, với phương tiện và khả năng rộng rãi của bà chủ biên, có thêm 1 vài đoạn đau thương ly kỳ nhưng cũng não lòng không kém. Kỹ thuật cắt xén xào nấu đâu có gì mới lạ.
Với nội dung và kỹ thuật như vậy làm sao tôi có thể khen ngợi 1 bộ phim chết tiệt như thế.

Tôi không thích phim này, nhưng tôi biết có những người rất thích và có lý do để thích. Việt cộng.
Các bạn thử nghĩ coi. Chiến binh Việt cộng ở vào tuổi của tôi. Năm 1954 các tay này 20 tuổi, cũng như lúc tôi di cư vào Nam. Họ bắt đầu cầm súng đi “giải phóng” miền Nam. Từ 54 cho đến 75, qua hơn 20 năm không chết nhưng cũng không trực tiếp thấy hình ảnh phe ta tan nát ra sao. Vớ được phim này, thấy cảnh “Mỹ Ngụy” chạy như thế. Thích là cái chắc.

Xin lưu ý chữ “ giải phóng miền Nam” và chữ “ Mỹ Ngụy”  tôi viết trong ngoặc kép. Chữ của Việt cộng đấy.
Phim mà kẻ thù thích thú, phim chết tiệt như thế làm sao tôi khen ngợi.

Tài tử Kissinger
Phim đã chẳng ra làm sao, tài tử bình luận chính lại là Kissinger đóng vai nhà chính khách nhân đạo, thương yêu Việt Nam hết sức. Ông muốn cứu thêm mà ngoài khả năng. Thật tội cho ông tiến sĩ, nhưng sự thực quý vị có biết không?

Nhắc đến chuyện Kiss sang Tàu để bàn chuyện bán đứng Việt Nam Cộng Hòa là chuyện xưa rồi. Ngay từ tháng 3-1975  Kiss đã liên lạc với Nga sô để xin thỏa hiệp với Hà nội. Yêu cầu  Hà nội đánh đâu thì đánh, phải chờ ở ngoài vòng đai Sài Gòn cho Mỹ rút vào ngày 3 tháng 5-1975. Ai tiết lộ chuyện này. Chính đại sứ Martin.

Trong cuốn sách Nước mắt trước cơn mưa viết từ 1990 tác giả Lary Engelman hỏi chuyện ông đại sứ lúc ông còn sống. Đại sứ nói rằng cần 2 tuần lễ để rút cho êm. Kiss nói đã thỏa hiệp với Brezhnev bên Nga và được biết Hà Nội đồng ý.

 Tuy nhiên đầu tháng 4 đại sứ Martin muốn chắc ăn đã gửi đại tá Harry Summers đi theo chuyến bay của uỷ hội quốc tế ra Hà Nội nói chuyện trực tiếp. Bắc Việt đồng ý sẽ chờ ngoài cửa Sài Gòn cho Mỹ rút êm, nhưng phải bỏ của chạy lấy người. Quân dụng để lại hết. 

Vì vậy khi thấy Mỹ cho phi công Viêt Nam di tản qua Thái Lan, coi như di tản quân dụng, là vi phạm thỏa hiệp phải để lại tất cả chiến cụ. Cộng sản bèn pháo kích Tân sơn Nhất để cảnh cáo. Chính ông Martin kể lại.

Câu chuyện rõ ràng là Mỹ bỏ chạy trong kế hoạch và cũng hoảng loạn không kém gì Việt Nam. Hẹn nhau ngày chót là 3 tháng 5-1975 mà đã vội vàng bỏ đi trước 3 ngày,
Đầu đuôi như thế bảo làm sao tôi thích phim này cho được.

Lại nói thêm câu chót về Kissinger. Một hôm ngồi ăn cơm cạnh ông Hoàng đức Nhã, tôi hỏi về chuyện tranh cãi ký kết hiệp định Paris.

Hỏi rằng lúc gay cấn với Kissinger, trong nội bộ giữa chỗ riêng tư, ông Thiệu có tức giận không? Có chứ. Vậy ông nói gì? Ông nói ĐM Kissinger ... Đó là tiết lộ của ông Nhã. Trong bàn ăn có cả tướng Nguyễn Khắc Bình gật gù xác nhận. Chẳng khác nào cả Kiss và Nixon cũng đã chửi thề khi nói đến VNCH.  Kết luận về tiến sĩ Kissinger như vậy đủ chưa?

Thế hệ tương lai.
Có anh bạn thích cuốn phim danh tiếng này bảo rằng phim cần cho con cháu chúng ta xem để biết về chuyện ra đi năm 75. Tôi xin nhắc lại. Chúng ta muốn con cháu thấy cảnh 1 chiến binh chen với gia đình binh sĩ lên máy bay chạy trốn để tay Mỹ cao bồi tống cho 1 quả rớt xuống. Muốn hay không. Chúng ta có muốn con cháu thấy cảnh lính tráng cởi quân phục có cả giầy trận và vũ khí đầy đường rồi tan hàng hay không.

Cảnh chen lấn ở cổng tòa đại sứ hay cảnh đồng minh khám xét đồng minh trên tàu. Hình ảnh chết tiệt như thế mà dành làm kỷ niệm cho thế hệ tương lai thì buồn cho con cháu nhiều lắm.

Bạn lại hỏi tôi là nếu ông làm phim thì ông làm ra sao. Nhu cầu đơn giản, ý kiến đơn giản. Phải có đoạn phim trận đánh ở Long Khánh của sư đoàn 18. Một sư đoàn lính bộ binh miền Nam chặn đứng 3 sư đoàn Bắc quân kịp thời cho Mỹ rút. Cảnh tàn quân của Sài Gòn cầm chân các đơn vị tiền quân của Hà nội tại cầu Tân cảng. 

Đó là những thước phim tài liệu đã từng chiếu lại. Đoạn phim trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long tự tử ở trước tượng thủy quân lục chiến. Những người dân chổ trên cyclo đem vào nhà thương Grall, Sài Gòn. Tất cả đều đã có phim ảnh.

Cũng trong 24 giờ cuối cùng hãy kể về chuyện 7 vị tướng tá tự vẫn. Trong chiến tranh cận đại sau thế chiến thứ II ,chưa từng có quân đội nào mà 7 vị lãnh đạo đã tuẩn tiết khi được lệnh buông súng. Đó là những hình ảnh tích cực của những ngày cuối cùng phía Việt Nam Cộng Hòa.

Tuy nhiên điều quan trọng là ngày cuối cùng của người Mỹ cũng không thể để cho những người như ông Ford, ông Kissinger lên tiếng giả nhân giả nghĩa. Những chính khách đã quay lưng phản bội đồng minh, dù là phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ thì cũng không thể táng tận lương tâm để 40 năm sau dối trá rằng muốn cứu thật nhiều người Việt vào những ngày sau cùng.

Theo đúng các điều kiện của chính phủ Mỹ dự trù thì chỉ có khoảng 60 đến 70 ngàn người sẽ được đem ra khỏi Việt Nam.

Trên thực tế, giờ chót chẳng cần giấy tờ, trong cơn hoảng loạn vào được DAO hay tòa đại sứ là đi. Xuống các xà lan chở đạn ở bến Khánh Hội là đi. Hàng ngàn thuyền chạy loạn trên biển Đông đã được vớt. Chuyến hải hành cuối cùng của VNCH chở trên 30 ngàn người. Trên những con tầu cận duyên của chúng tôi cũng vớt cả trăm người. 

Tất cả đều đi theo lá số tử vi, không theo danh sách của ông Ford. Đoàn tàu VNCH qua đến Suvic Bay, chính phủ Phi luật Tân mới hôm trước còn là đồng minh thân thiết với VNCH. Hôm sau đã không thèm nhận tỵ nạn Việt Nam, dù là tạm trú.. 

Sợ cộng sản Hà nội bơi thuyền qua đánh Phi nên bắt Mỹ phải kéo cờ VNCH xuống mới chịu lãnh món quà gồm nguyên cả một hạm đội. Tiến sĩ Kissinger  là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ nói là thương VNCH mà cũng không hề can thiệp. Vì vậy nhớ chuyện 75 nghĩ rằng không tin cộn sản đã đành, cũng chẳng tin được Hoa Kỳ. Khổ thay, bây giờ mình cũng đã là người Mỹ. Không lẽ lại theo gương ông Thiệu mà chửi thề Kissinger, éo le thay, bây giờ ông lại là danh nhân của nước Hoa Kỳ chúng ta.
Giao Chỉ, San Jose.

Ghi chú.- Chúng tôi sẽ gửi đến quý vị các trích đoạn cuốn Tear Before the Rain của Larry Engelmann (1990) do Nguyễn Bá Trạc dịch và Giao Chỉ giới thiệu. Tin Biển xuất bản 1995. Tác phẩm đầy đủ và xuất sắc nhất về ngày 30 tháng tư 1975. 


                 
~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

Lễ tưởng nhớ anh hùng, liệt sĩ trận hải chiến Hoàng Sa


Lễ tưởng nhớ anh hùng, liệt sĩ trận hải chiến Hoàng Sa

Ngô Thị Hồng Lâm

Phóng sự ảnh

Trận chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của Hải quân Việt Nam Cộng hòa diễn ra ngày 19 tháng 01 năm 1974 của thế kỷ XX đã ghi một nét son vào vào lịch sử chống ngoại xâm dân tộc. Lợi dụng thời điểm Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội VNCH còn bận đối phó với những binh đoàn chủ lực Bắc Việt tiến công từ nhiều hướng, với mục đích công phá Sài Gòn, “giải phóng” miền Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa, Trương Sa thuộc lãnh thổ của họ, đồng thời đưa nhiều tàu chiến ngụy trang tàu đánh cá đổ quân lên các đảo lân cận khơi mào cho cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974.

Trong trận chiến này,  lực lượng hải quân VNCH  đã điều động 4 tàu tham chiến dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá hải quân Hà Văn Ngạc, Tư lệnh chiến dịch Hoàng Sa, gồm: Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16, hạm trưởng là Trung tá hải quân Lê Văn Thự; Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, do hạm trưởng Trung tá hải quân Vũ Hữu San chỉ huy; Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ5, Hạm trưởng là hải quân trung tá Phạm Trọng Quỳnh, và Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 do hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.

Trong cuộc đối đầu không cân sức với kẻ thù truyền kiếp, đầy dã tâm luôn nuôi mộng thôn tính Biển Đông , các sĩ quan và chiến sĩ Hải quân VNCH, với tinh thần quả cảm đã chiến đấu kiên cường, bắn chìm Trục lôi hạm T-389 của HQTC, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch. 

Tuy chiến bại, nhưng những người lính Hải quân VN đã ngẩng cao đầu dạy cho bọn xâm lược bài học nhớ đời: Đô đốc Phương Quang Kính, Tư lệnh phó Hạm đội Nam Hải, Hạm trưởng Quang Đức, cùng toàn bộ Bộ tham mưu của soái hạm địch, trong đó có 2 đề đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy tử trận.

Kết thúc trận chiến đẫm mau, phía VNCH, hy sinh 74 sĩ quan và chiến sĩ, trong đó,  Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10, tử thương 42 người. Riêng hải quân Thiếu tá hạm trưởng, đến phút cuối vẫn không rời trận địa. Ông đã tử thủ cùng con tàu thân yêu và hòa mình vào sóng biển quê hương như một người lính Hải quân Việt Nam chân chính.

Người Việt Nam không bao giờ quên nghĩa cử cao đẹp của những người lính Hải quân VNCH trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo Tổ Quốc. Hồn thiêng các anh đã nhập vào gió ngàn mây núi, che chở cho các thế hệ con cháu tránh được những kiếp nạn. Các anh mãi mãi được tôn vinh là những anh hùng dân tộc.

Nguồn: Tác giả gửi BVN

Đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, ngày 19 tháng Giêng năm 2015, các võ sinh VOVINAM, từ khắp mọi miền, kể cả những người trước đây từng đối đầu trên chiến tuyến, đều cùng về võ đường, thắp nén nhang tưởng niệm những người anh hùng đã khuất.

Các võ sinh kể lại  những chiến tích bi hùng của trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1 năm 1974, trầm mặc nghĩ về các liệt sĩ bỏ mình vì nước như thiếu tá Ngụy Văn Thà, trung úy  Vũ Văn Bang, trung úy Nguyễn Văn Đông trên Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10.

Những ngọn nến lung linh trước di ảnh thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội. Đêm 19 tháng 1, trời se lạnh. Không gian êm ả. Các anh ơi! Những người Việt Nam chân chính, những người dân lương thiện còn rất nhiều trong số 90 triệu con Lạc cháu Hồng, cho dù có lúc chỉ được phép nhớ đến các anh trong tâm khảm, cũng không bao giờ vô ơn bạc nghĩa đến mức đem biển đảo thiêng lieng “đổi lấy thứ hữu nghị hảo huyền”…

Cùng với việc thành kính thắp nhang tưởng nhớ và mặc niệm 74 chiến sĩ  đã bỏ mình vì nước, võ sinh VOVINAM đứng vòng quanh di ảnh các anh hùng liệt sĩ hô vang  HOÀNG SA – VIỆT NAM. “Hoàng Sa – Việt Nam”, không phải là thứ sáo ngữ của những ai đó nhằm xoa dịu nỗi bất bình của nhân dân và để huyễn hoặc chính mình, mà là khẩu hiệu của đồng bào Việt Nam bao thế hệ, dõng dạc vang lên, nhắc nhở những người cầm quyền “KHÔNG ĐƯỢC HÈN VỚI GIẶC, KHÔNG ĐƯỢC ÁC VỚI DÂN”. Hãy nhớ rằng xương máu của bao chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của ông cha để lại, chứ không phải để giữ cái ghế quyền lực của các vị…

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Quận Cam và Điệp Viên Cộng Sản

---------- Forwarded message ----------
From: Dong di Nguyen <
Date: 2015-01-21 17:26 GMT-08:00
Subject: Fw: Quận Cam và Điệp Viên Cộng Sản Đỗ Xuân Tê
To:


On Wednesday, January 21, 2015 1:14 PM, V  <> wrote:

Quận Cam và Điệp Viên Cộng Sản 
Đỗ Xuân Tê

Người Việt đầu tiên ở Quận Cam từ thời 1957 là điệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn. Tác giả bài viết là người đã cấp thẻ nhà báo cho Ẩn. Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.
* * *

Thẻ báo chí Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị cấp cho Phạm Xuân Ẩn.
Vào thời điểm cuối cùng khi Sài gòn hấp hối, một nhà báo chuyên nghiệp làm việc cho tờ TIME đã dùng chiếc xe hơi riêng của mình hối hả vượt qua các chặng kiểm soát bằng thẻ nhà báo do Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị cấp phát để đến một điểm hẹn bí mật gần tòa đại sứ Mỹ, mà môt chiếc trực thăng đang chờ sẵn ở đây để bốc các phóng viên Mỹ và nhân viên làm việc cho các văn phòng báo chí của họ tại Sài gòn sẵn sàng di tản. Người phóng viên có dáng dấp hơi cao, khuôn mặt điềm tĩnh, tuổi trạc 45 cố đẩy một người Việt tuổi trung niên dáng nhỏ con, mặt thất sắc vượt qua được chiếc rào cản của an ninh để vào kịp khuôn viên nơi chiếc trực thăng chuẩn bị cất cánh. Họ không kịp bắt tay từ biệt nhau, chỉ biết một người lên máy bay, một người ở lại.

Người ở lại là người lái xe, chỗ dành cho ông trên chuyến bay di tản đã nhường cho người bạn của mình, mà về sau nghe nói nếu người này bị kẹt ở lại chắc mạng sống không an toàn khi cộng sản tiếp thu thành phố. Cũng cần nói vợ và bốn con của người nhà báo đã được di tản trước đó mấy ngày, chỉ còn mình ông ở lại văn phòng điều hành công tác, tự bỏ lỡ chuyến bay này thì chính ông sẽ chung số phận với những người bị kẹt lại.

Khi biết chắc chiếc trực thăng đã an toàn cất cánh, người phóng viên quay lại văn phòng của mình nằm trên đường Tự Do giờ này các đồng nghiêp đã di tản, tiếp tục đánh các bản tin cuối cùng về tình hình Sài gòn giờ thất thủ cho cơ quan báo Time ở Bangkok. Văn phòng ngưng họat động vào trưa hôm sau khi chiếc xe tăng của Cộng quân phá đổ hàng rào Dinh Độc Lập.

Người cựu phóng viên trở về nhà mình, không có dấu hiệu gì tỏ vẻ sợ hãi âu lo cho số phận khi nghiệp vụ của mình có quá nhiều dính líu đến người Mỹ và cuộc chiến. Hình như trong thâm tâm ông có vẻ hài lòng và cảm thấy nhẹ mình khi cứu được một người bạn và cũng là người ơn đã cưu mang ông trong những năm đầu của thập niên 60. Nếu không có sự bảo lãnh và quen biết nhân vật này, tung tích của ông đã bị phát lộ và kết thúc ở trại tù Phú Lợi, nơi giam giữ những người từng tham gia kháng chiến và hoạt động nằm vùng cho phía bên kia.

Người phóng viên này chính là Phạm Xuân Ẩn, một cựu sinh viên báo chí của đại học cộng đồng Orange Coast College (Quận Cam), nhà tình báo chiến lược của cộng sản gài lại. Mãi sau cuộc chiến người ta mới biết ông là điệp viên nhị trùng làm việc cho các phe dính líu đến cuộc chiến tranh Việt nam từ thời phòng nhì của Pháp, mật vụ thời ông Diệm, CIA thời ông Thiệu và lần theo đường dây từ khi là đảng viên Cộng sản từ 1953 xứ ủy Nam bộ đã cài ông trở thành người hoạt động tình báo qua vỏ bọc khá hoàn hảo và khôn ngoan trong vai một nhà báo chuyên nghiệp công khai tác nghiệp tại Sài gòn suốt hai thập niên, mà bản doanh lại là nhà hàng Givral cách văn phòng ông chừng 300 mét.

Tung tích của người phóng viên này luôn được giữ kín và bảo bọc bởi các thẩm quyền cấp cao của các bên, đáng kể là ông thầy tình báo Edward Lansdale khi sang làm rưởng phái bộ quân sự Mỹ tại Việt Nam, cố vấn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ thời 1954.

Cũng chính nhờ E. Lansdale giới thiệu mà Phạm Xuân Ẩn thới mấy ông kia thì không nói, nhưng chuyện trớ trêu nhất lại là việc ông Trùm mật vụ miền Nam, bác sĩ Trần Kim Tuyến, người gửi gấm cho Ẩn vào làm việc cho Việt tấn xã khi Ẩn du học báo chí từ Mỹ về và khởi đầu nghiệp vụ nhà báo cho các thập niên sau. Có vay có trả trong lúc tuyệt vọng không còn đường thoát thân, bs Tuyến gọi phôn cầu cứu Ẩn vì chỉ có ông này mới có đủ quan hệ với người Mỹ để có chỗ di tản vào giờ chót.

Hai mươi năm sau ơn cứu tử được người thọ ơn trân trọng kể lại qua môt hồi ký viết từ London (Anh quốc), nơi tác giả tị nạn dù chỉ dùng bút hiệu và không chỉ đích danh PXA chỉ nói là người bạn và cơ quan của bạn, nhưng ai đọc cũng hiểu vì lúc này thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đã là cái tên được vinh danh và tô vẽ đầy huyền thoại của truyền thông trong nuớc.

Sau tháng Tư 1975, lẽ ra cái tội cứu mạng và làm xổng tên tình báo gộc của miền Nam sẽ hệ lụy cho Phạm Xuân Ẩn, nhưng đáng ngạc nhiên là không những không bị hạch tội và thất sủng, ông lại được phong là “anh hùng của QĐND với công trạng xuất sắc khi cung cấp cho Hà nội những bản tường trình và phân tích chính xác về ý đồ và kế hoạch chiến lược của Hoa kỳ và các chiến dịch hành quân của VNCH trong suốt chiều dài cuộc chiến 1965-1975.

Sau ngày 30-4, chính Võ Nguyên Giáp và người phụ tá Văn Tiến Dũng (chỉ huy chiến dịch tiến chiếm giờ chót) đã đích thân gặp Phạm Xuân Ẩn (lúc này còn mang cấp bậc trung tá) để biểu dương và tỏ sự đánh giá cao về các tài liệu tình báo PXA đã cung cấp.

Trường hợp này cũng là biệt lệ, chưa hẳn vì công trạng quá lớn của PXA, vì với người cộng sản ý thức giai cấp và không khoan nhượng với kẻ thù là qui luật tất yếu, nhưng bên thắng cuộc lúc đó cần có một mẫu anh hùng huyền thoại hoạt động trong lòng địch để đánh bóng cho cuộc chiến tranh chống Mỹ của họ, trùng hợp với cá nhân người điệp viên lại có quan hệ quá gần gũi với các giới thẩm quyền (cũng là đồng chí) mà sau cuộc chiến lại là những giới chức nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Nay thì cả hai nhân vật bên này (Trần Kim Tuyến) và bên kia (Phạm Xuân Ẩn) đều ra người thiên cổ, kẻ trước người sau cách nhau mười năm. Những danh xưng, hoạt động, quyền chức vang bóng một thời cả hai ông đã chôn chặt dưới mộ. Kẻ viết bài này tình cờ nhớ lại một vài giai thoại mà vì nhu cầu công tác đã có dịp tiếp xúc với người điệp viên hai mang.

Cũng cần minh xác khi tôi nhắc lại mấy mẩu chuyện này chẳng phải tỏ lòng xét đoán ca ngợi ai đó mà xuất phát chỉ vì tình cờ thấy trên Gougle cái hình thẻ báo chí quân đội do Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị cấp cho phóng viên tờ TIME Phạm Xuân Ẩn vào giữa thập niên 60.

Chính tôi là người làm thủ tục cấp cho PXA cái thẻ báo chí ấy, nên nhân đây, kể lại vài ba điều.

Tôi biết Phạm Xuân Ẩn cách đây đúng 48 năm (1966) khi cuộc chiến đến hồi cao điểm, người Mỹ đã đổ quân vào miền Nam. Anh lúc này vừa làm cho hãng thông tấn Reuters, nay quay sang tác nghiệp cho tờ Time và phóng viên thường trú cho tờ New York Herald Tribune của Mỹ. Tôi, một sĩ quan báo chí của Tổng cục CTCT vừa tu nghiệp từ Mỹ về, tạm thời đảm nhận vai phụ tá phát ngôn viên cho quân đội chuyên cung cấp và thuyết trình tin tức chiến sự của quân đội ta cho phóng viên trong và ngoài nước trong các cuộc họp báo hàng ngày tại trung tâm báo chí quốc gia cạnh tòa nhà quốc hội.

Lúc này nhu cầu thông tin và lấy tin đặc biệt các tin tức chiến sự được các chủ báo ở Sài gòn và các hãng thông tấn của Mỹ họ rất quan tâm. Tổng cục CTCT phải chủ động phát ra một loại thẻ dành cho phóng viên khì muốn tác nghiệp hoặc theo các cánh quân tại chiến trường, miễn là các ký giả Việt phải được bộ thông tin giới thiệu, các nhà báo Mỹ và nước ngoài phải có bộ tư lệnh MACV gởi danh sách sang. Tôi phụ trách mảng cung cấp dịch vụ này. Lúc đầu thẻ chỉ do Trưởng khối thông tin của cơ quan ký và đóng dấu, từ khi tướng Trần Văn Trung về làm tổng cục trưởng, ông vốn cẩn trọng với giới truyền thông, chỉ thị chúng tôi phải trình ông ký duyệt từng danh tánh phóng viên kèm sơ yếu lý lịch tác nghiệp. Thẻ chỉ giá trị một năm. Năm sau phải xin lại cũng là cách để dè chừng những ông nhà báo phá luồng đưa tin giật gân hoặc có hại cho mục tiêu quân sự.

Phạm Xuân Ẩn đủ điều kiện được cấp phát tấm thẻ này, chưa kể anh còn thuộc loại nhà báo ưu tiên bên MACV ân cần giới thiệu. Nói ra điều này để chỉnh lại luận cứ của phóng viên và người viết hồi ký của báo TT đã tâng bốc PXA qua mặt được cơ quan chính trị đầu não của miền Nam khi có được tấm thẻ báo chí quân đội do một ông tướng ký.

Tôi đã xem mấy tấm thẻ (phóng ảnh) của PXA, thẻ báo chí của cơ quan MACV, thẻ nhà báo của tờ TIME, thẻ báo chí của bộ thông tin VNCH, thẻ lái quân xa do cục quân vận cấp khi anh còn là một hạ sĩ quan (cấp thượng sĩ) thời điểm bị động viên vào quân đội miền Nam (54-56). Nhưng cái bùa hộ mệnh cho anh chính là cái thẻ của cơ quan tôi. Cứ dùng cái thẻ này là qua mặt nhân viên an ninh, được ra vào cơ quan quân sự, và tôi đoán sau này anh xử dụng cả nó để về...Củ Chi hay sang Miên để báo cáo công tác.

Anh có thói quen là chuyên đi xe hơi (một chiếc xe cũ của Pháp) dù Sài gòn kẹt đường kẹt xá vì đi gắn máy dễ bị...hỏi giấy tờ, bất lợi cho hành tung của anh. Ở nhà anh nuôi chó berger để đánh hơi khi có cảnh sát khám xét về đêm. Đi ăn chỉ quanh quẩn ở nhà hàng Givral ngay trung tâm thủ đô. Hút thuốc liên tục, luôn có hai bao, một lọai đầu lọc mời bạn, một hiệu Lucky vừa lấy may vừa hợp gu. Về sau chết vì thuốc nhưng cũng thọ bằng Bác.

Nhân đây, xin tản mạn qua một khuôn mặt khác mà trùng hợp thế nào phần lý lịch có nét quen quen. Ông là nhà báo và nhà văn có tên Sơn Nam, cũng là một nhà khảo cứu về Nam bộ uyên bác. Ông cùng tuổi cùng học với Phạm xuân Ẩn tại Collège de Cần Thơ (chương trình còn bằng tiếng Pháp), hai người cùng bỏ học theo kháng chiến hồi 1945, sau cũng là cộng sản dưới vỏ bọc nhà báo tại Sài gòn. Sơn Nam bị lộ tung tích trong đợt tảo thanh các thành phần hoạt động nằm vùng hồi 1958. Ông bị giam ở Phú Lợi trong ba năm. Ra tù ông vẫn được hành nghề nhưng quay sang nghiên cứu. Những tác phẩm của ông già Hương Rừng Cà Mâu cùng chục cuốn sách về con người và văn hóa miền Tây làm say mê cả trăm ngàn độc giả (trong đó có tôi). Sau 75 vẫn là nhà văn bên lề sống trong cảnh thiếu thốn, chết trong cảnh tối tăm, tác phẩm được duyệt và tái bản thì ông đã về yên nghỉ tại Bình Dương. Có điều đáng kể là người VC già này biết rõ mà không hề để lộ tông tích người bạn học và cũng là đồng nghiệp của mình.

Giờ quay lại chuyện PXA, cũng qua việc cấp thẻ mà tôi biết anh. Anh ghé cơ quan tôi không phải để lấy tin mà thường liên quan đến chuyện thẻ và xin các giấy giới thiệu đặc biệt, người Mỹ hay cử anh lo việc này vì người Việt với nhau dễ liên lạc hơn. Anh rất dễ bắt chuyện, trông anh không ai bảo nhà báo mà tựa như một công chức hoặc nhà giáo. Theo lý lịch, biết anh là cựu quân nhân, người cùng ngành hồi làm nhân viên tâm lý chiến ở thành Ô-ma (lẽ ra anh được cử đi Mỹ học khóa tình báo tâm lý chiến dành cho hạ sĩ quan, nhưng anh từ chối vì muốn giải ngũ sớm).

Năm 1957, do sự can thiệp của Bác sĩ Trần Kim Tuyến, ông trùm mật vụ, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị, Phạm Xuân Ẩn được cho đi Mỹ du học về ngành truyền thông qua một học bổng của Asia Foundation. Ngôi trường anh theo học là OCC-Orange Cost College- và anh trở thành người Việt đầu tiên tại Orange County thời ấy.

Gặp nhau trong phòng báo chí của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, chúng tôi hay trao đổi về những chuyện ở Mỹ, anh hỏi tôi có qua Orange County không. Thời ấy, tôi không biết địa danh này dù có thăm Disneyland. Không ngờ đây chính là quận Cam, thủ phủ của người Việt tỵ nạn hơn thập niên sau.

Anh nhắc lại với tôi nhiều kỷ niệm khi sống tại đây đại loại cũng tương tự như anh thuật lại trong mấy cuốn sách. Anh vốn cẩn trọng trong lời nói, anh không phát biểu để người khác có thể suy diễn nâng lên thành quan điểm, nhưng có một điều anh không dấu diếm là anh có cảm tình với nước Mỹ, thích lối tư duy và làm việc của người Mỹ, muốn các con trai anh sau này kết bạn với dân tộc Mỹ. Chính tác giả viết cuốn Perfect Spy đã mấy lần phỏng vấn anh tại Sài gòn cũng công nhận anh là người cực kỳ yêu nước Mỹ (theo bản dịch tiếng Việt). Và một nhà báo của New Yorker đã viết hẳn một cuốn sách "A Spy Who Loved US" về tình cảm của PXA dành cho xứ Cờ Hoa.

Cuối thập niên 90 sau khi Mỹ-Việt đã bình thường hóa quan hệ, người Mỹ có mời Phạm Xuân Ẩn sang New York với tư cách cá nhân để vừa dự cuộc hội thảo vừa để anh thăm một số tòa soạn anh từng cộng tác, nhưng anh không được phép xuất ngoại. Nhà cầm quyền Hà nội không muốn đánh cược chuyện này vì trước đó một nhà báo quân đội, người đã tiếp quản Dinh Độc Lập, đã ở lại Pháp khi nhà nước cử đi công tác.

Không ai đọc được cái đầu của điệp viên, nhưng theo suy diễn của tôi, Phạm xuân Ẩn có thể chỉ là điệp viên bất đắc dĩ. Anh muốn tháo bỏ vòng kim cô đã trói buộc anh khi cho vợ con di tản đi trước, anh ở lại đi sau, nhưng bõ lỡ chuyến bay bên bờ sinh tử, số phận PXA đã xoay chiều. Giấc mơ được sống yên bình cạnh vợ con, được tiếp tục làm báo, viết cho tờ TIME và cộng tác với các tòa soạn danh giá của Mỹ.

Chuyện đời ai biết được và chẳng ai đoán được.

Quận Cam, ngày lập đông 2014



__._,_.___

Posted by: "San Le D." 

Thursday, January 22, 2015

Thông điệp Liên bang "tuyệt vời nhất" của TT Obama




Thông điệp Liên bang "tuyệt vời nhất" của TT Obama


"Chúng ta đã đặt một nền tảng mới. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là vẽ ra một tương lai tươi sáng hơn. Hãy bắt đầu chương mới này - cùng nhau - và hãy bắt đầu ngay bây giờ".

                                        Bài diễn văn của Obama khiến hàng nghìn người Mỹ bật khóc 
                                        Diễn văn xúc động của Tổng thống Obama về vấn đề Syria
                                        Thông điệp Liên bang của Obama và cuộc "chu du" kỳ lạ
Trân trọng mời quý độc giả đón đọc.


Thông điệp Liên bang năm nay được chờ đợi vì đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama trình bày các chương trình nghị sự và các đường hướng chính sách của chính phủ trước Quốc hội do đảng Cộng hòa toàn quyền kiểm soát.
Nó cũng hứa hẹn sẽ đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong cả đối nội lẫn đối ngoại của chính phủ Mỹ năm 2015.
Chúng tôi sẽ tường thuật trực tiếp toàn bộ nội dung Thông điệp, kèm theo đó là các nhận xét, bình luận của nhiều chuyên gia, nhà ngoại giao tên tuổi của Việt Nam và Mỹ mà chúng tôi kết nối.

 

Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, Phó Tổng thống, các thành viên Quốc hội, cùng toàn thể công dân Mỹ,

Thế kỷ mới đã đi được 15 năm. Đó là 15 năm với những vụ khủng bố xảy ra tại chính quê hương chúng ta, 15 năm với 2 cuộc chiến tranh dài hạn với nhiều mất mát mà thế hệ mới của chúng ta đã phải trải qua, 15 năm với một cuộc suy thoái kinh tế lan rộng khắp đất nước cũng như trên toàn thế giới. Đó là một khoảng thời gian đầy khó khăn đối với nhiều người.

Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ bước sang trang mới.

Đêm nay, sau một năm đột phá với nước Mỹ, nền kinh tế của chúng ta đang phát triển và tạo công ăn việc làm ở mức cao nhất kể từ năm 1999.
Tỷ lệ thất nghiệp đã thấp hơn so với trước thời kỳ khủng hoảng. Trẻ em đi học có tỷ lệ tốt nghiệp ở mức cao nhất từ trước đến nay. Ngày càng nhiều người Mỹ đã có bảo hiểm đầy đủ.

Chúng ta đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn dầu khí nước ngoài một cách tốt nhất trong hơn 30 năm qua.
Đêm nay, lần đầu tiên kể từ vụ khủng bố 11/9, nhiệm vụ quân sự của chúng ta tại Afghanistan đã kết thúc. 6 năm trước, gần 180.000 quân Mỹ đã có mặt tại Iraq và Afghanistan.

Đến thời điểm này, con số đó chỉ còn 15.000. Chúng tôi không quên sự dũng cảm và hy sinh của những người chiến binh của Thế hệ 11/9, những người đã chiến đấu để bảo vệ sự an toàn của chúng ta. Chúng tôi rất biết ơn các bạn.

Nước Mỹ, sau tất cả những gì chúng ta đã phải trải qua, sau sự kiên trì và chăm chỉ cần thiết để chúng ta có thể hồi phục, và với những nhiệm vụ phía trước, các bạn hãy nhớ lấy điều này:
Bóng ma của cuộc khủng hoảng đã ở lại phía sau, và nước Mỹ vẫn vững mạnh (the State of the Union is strong - câu nói "cửa miệng" của các vị Tổng thống trong các bài Thông điệp Liên bang hàng năm - PV).

Vào thời điểm này, với một nền kinh tế đang tăng trưởng, những khoản nợ giảm dần, một nền công nghiệp năng động, và một nền sản xuất năng lượng phát triển hơn bao giờ hết - chúng ta đã trỗi dậy từ cuộc khủng hoảng để tự kiểm soát lấy tương lai của chúng ta với một sự tự do mạnh hơn bất cứ quốc gia nào trên Trái đất.
Đây là lúc chúng ta quyết định số phận của mình trong 15 năm tới, và trong nhiều thập kỷ sau đó.
Liệu chúng ta có chấp nhận một nền kinh tế mà chỉ một vài người trong chúng ta được lợi lớn?

Hay liệu chúng ta nên tập trung công sức vào sự phát triển của một nền kinh tế sẽ đem lại thu nhập và cơ hội một cách công bằng đối với mỗi người?
Liệu chúng ta có nên tiếp cận với thế giới bên ngoài một cách sợ sệt và đối phó, bị cuốn vào những cuộc giao tranh khiến quân đội chúng ta suy yếu và làm giảm vị thế của nước Mỹ?

Hay liệu chúng ta nên tận dụng một cách khôn ngoan mọi nguồn lực nước nhà để chống lại các thế lực thù địch và bảo vệ hành tinh của chúng ta?

Liệu chúng ta có nên để bị chia rẽ và đấu đá nội bộ? Hay liệu chúng ta nên tìm lại và nắm vững những giá trị cốt lõi đã tạo nên một nước Mỹ như ngày nay?

Trong hai tuần tới, tôi sẽ gửi lên Quốc hội một bản dự thảo với những bước đi thiết thực thay vì những dự định mang tính đảng phái chính trị. Và trong những tháng tới đây, tôi sẽ đi khắp nước Mỹ để thuyết phục các bạn ủng hộ những dự định đó.

Đêm nay, tôi không muốn đi quá sâu vào một danh sách các dự định tương lai, mà thay vào đó, tôi muốn tập trung vào những giá trị có liên quan trực tiếp đến những sự lựa chọn đang trước mắt chúng ta.

Đầu tiên là nền kinh tế.
7 năm trước, Rebekah và Ben Erler, hai công dân thành phố Minneapolis, đã lấy nhau. Rebekah làm nghề bồi bàn. Ben làm ngành xây dựng. Jack, người con đầu lòng của hai người sắp chào đời.

Họ là những công dân Mỹ trẻ tuổi đang xây dựng mái ấm ngay trên quê hương họ. Còn gì tuyệt vời hơn thế?
Rebekah đã viết cho tôi mùa xuân năm ngoái: "Ước gì chúng tôi biết được những gì sẽ xảy ra với thị trường nhà đất và xây dựng(*)."

Từ hệ quả của cuộc khủng hoảng, công việc của Ben gặp nhiều khó khăn. Anh phải làm những công việc không đúng với sở trường để đảm bảo thu nhập, kể cả khi những công việc này khiến anh phải xa gia đình trong thời gian dài.

Rebekah phải để lại khoản tiền đã vay để học đại học, tạm thời đi học cao đẳng cộng đồng, và phát triển sự nghiệp theo một hướng khác. Họ đã hy sinh vì nhau.
Và dần dần, công lao của họ đã được đền đáp. Họ đã có đủ tiền xây được một ngôi nhà mới. Họ có một người con thứ hai, tên Henry.

Rebekah có một công việc ổn định với thu nhập cao hơn. Ben đã trở lại với ngành xây dựng sở trường, và có thể về ăn tối cùng gia đình hàng ngày.
"Thật tuyệt vời, cái cảm giác trỗi dậy sau thời kỳ khó khăn. Gia đình chúng tôi giờ đã gần gũi và mạnh mẽ hơn sau những khó khăn trước đây" - Rebekah đã viết cho tôi như thế.
                             
 The Erler family - Ben, Rebekah and their boys Jack and Henry - listen to President Obama talk about the economy while at the Lake Harriet Band Shell in Minneapolis last June
                             
                                                            Rebekah Erler, center, with First Lady Michelle Obama

Nước Mỹ chúng ta cũng gần gũi và mạnh mẽ hơn sau những khó khăn trước đây.
Nhà báo David Maraniss của Washington Post ca ngợi đây là "bài phát biểu tuyệt vời nhất của Obama".

Các bạn ạ, câu chuyện của Rebekah và Ben cũng là câu chuyện của nước Mỹ chúng ta. Họ đại diện cho hàng triệu người Mỹ đã làm việc chăm chỉ, hi sinh, và làm mới mình.
Các bạn chính là lý do tại sao tôi tranh cử vào chiếc ghế Tổng thống này. Các bạn là những người trong tâm trí tôi vào 6 năm trước, trong những tháng ngày đen tối của cuộc khủng hoảng tài chính, khi tôi đứng trên thềm tòa nhà Quốc hội và hứa với các bạn rằng chúng ta sẽ xây dựng lại nền kinh tế trên một nền tảng mới.
Sự cố gắng và kiên trì của các bạn đã giúp nước Mỹ trỗi dậy mạnh mẽ được như ngày hôm nay.
Chúng ta đã có niềm tin vào việc tạo thêm công ăn việc làm. Và trong 5 năm qua, nền kinh tế của chúng ta đã tạo thêm được hơn 11 triệu công việc mới.
Chúng ta đã có niềm tin vào việc giảm lệ thuộc vào dầu khí nước ngoài và bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Và hôm nay, nước Mỹ nắm vị trí số một thế giới trong ngành dầu khí.

Nước Mỹ nắm vị trí số một thế giới về phát triển năng lượng gió.

Sản lượng năng lượng mặt trời của chúng ta trong 3 tuần vào thời điểm này bằng với sản lượng năng lượng mặt trời chúng ta làm ra trong cả năm 2008.

Và nhờ giá dầu giảm và chất lượng xăng tăng, mỗi gia đình Mỹ năm nay tiết kiệm được trung bình 750 USD tiền xăng.

Chúng ta đã có niềm tin vào lớp trẻ trong một thế giới đầy cạnh tranh.

Và hôm nay, những học sinh sinh viên trẻ của chúng ta đang có điểm trung bình hai môn chính là Toán và Đọc hiểu cao nhất từ trước đến nay. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của chúng ta đạt mức cao kỉ lục. Và lượng sinh viên tốt nghiệp đại học cũng tăng hơn bao giờ hết.

Chúng ta đã có niềm tin vào việc những bộ luật phù hợp có thể phòng ngừa một cuộc khủng hoảng mới, bảo vệ quyền lợi của các gia đình Mỹ, và khuyến khích cạnh tranh công bằng.

Và ngày hôm nay, chúng ta đã có trong tay những dự luật có thể ngăn chặn các lỗ hổng thuế quan, một cơ quan giám sát tiêu dùng để bảo vệ chúng ta khỏi những cá nhân tổ chức cho vay nặng lãi.

Và chỉ trong năm vừa qua thôi, gần 10 triệu người Mỹ đã được bảo hiểm y tế.

Trong mỗi bước tiến, người ta đã nói rằng những mục tiêu của chúng ta là quá sức, rằng chúng ta sẽ làm trầm trọng hóa thêm cuộc khủng hoảng.

Nhưng ngược lại, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển về mặt kinh tế một cách mạnh mẽ nhất trong hơn một thập kỉ qua, các khoản nợ của chúng ta đã giảm 2/3, một thị trường chứng khoán đã hồi phục và tăng trưởng gấp đôi, và tình hình lạm phát do bảo hiểm y tế ở mức thấp nhất trong 50 năm qua.

Đã quá rõ ràng rồi.

Kinh tế lấy trọng tâm là tầng lớp trung lưu hoàn toàn có thể được áp dụng. Tăng cường cơ hội sẽ đem lại hiệu quả. Và những chính sách này sẽ tiếp tục phát huy tác dụng nếu như chúng ta có thể gạt những mục đích chính trị sang một bên.

Chúng ta không thể kìm hãm nền kinh tế qua việc đóng cửa chính phủ.

Chúng ta không thể để người Mỹ sống trong lo ngại bằng cách tước đi quyền được bảo hiểm của họ, hay ra những luật lệ mới tại Phố Wall, hay tiếp tục đấu đá xoay quanh các chính sách nhập cư trong khi chúng ta sở hữu một hệ thống có thể xử lý được điều đó.

Nếu Quốc hội đưa ra bất kỳ một dự luật nào liên quan đến những điều trên, tôi sẽ dùng quyền phủ quyết.

Ngày hôm nay, nhờ có một nền kinh tế đang phát triển, đà phục hồi của chúng ta đã có tác động đến cuộc sống của nhiều người hơn. Mức lương đang tăng dần. Chúng ta nên biết rằng những ông chủ kinh doanh nhỏ đang có ý định tăng lương cho người lao động ở mức cao nhất từ năm 2007.

Có điều - những người trong chúng ta hôm nay, chúng ta nên nhắm đến cái đích cao hơn. Chúng ta cần làm nhiều hơn là chỉ "tránh không phá".

Đêm nay, chúng ta hãy cùng nhau nối lại mối liên hệ lâu đời giữa công sức bỏ ra và những cơ hội phát triển, một quyền lợi đặc trưng của mỗi người Mỹ.

Vì những gia đình như Rebekah vẫn cần sự giúp đỡ của chúng ta. Vợ chồng cô ấy đang làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết, nhưng họ không được đi du lịch, chưa được mua xe mới, để dành dụm tiền trả nợ và giữ cho đến khi về hưu.

Chỉ riêng chi phí chăm sóc cho hai đứa con của họ cũng đã hơn cả tiền thuế nhà đất, và hơn tiền học một năm ở Đại học Minnesota.

Cũng như hàng triệu người dân Mỹ chăm chỉ khác, Rebekah không ngửa tay xin viện trợ, mà cô ấy chỉ muốn chúng ta tìm ra những chính sách mới để giúp gia đình cô có thể vượt lên.

Trước đây, trong mỗi bước tái cơ cấu nền kinh tế trong lịch sử nước Mỹ, chúng ta đã có những bước đi táo bạo để phù hợp với thời thế, đồng thời đảm bảo cơ hội công bằng cho mỗi người dân.

Chúng ta đã có luật bảo vệ người lao động và các gói bảo hiểm y tế (Medicare, Medicaid) để bảo vệ người dân khỏi những khó khăn không ngờ tới.

Chúng ta đã trang bị cho người dân trường học, cơ sở hạ tầng và mạng internet, những công cụ sẽ giúp họ biến những cố gắng của mình ra thành quả.

Đây là bản chất của nền kinh tế trung lưu - nước Mỹ sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi mỗi người trong chúng ta đều có cơ hội bình đẳng, đều bỏ ra công sức của mình, dưới một bộ luật công bằng cho mọi người.

Chúng ta không chỉ muốn tất cả chia sẻ sự thành công của nước Mỹ, mà tất cả chúng ta phải đóng góp cho sự thành công của nước Mỹ.

Thượng nghị sĩ John McCain: "Đối với các vấn đề an ninh quốc gia mang tính sống còn, bài phát biểu của Tổng thống Obama thật không may đã cho thấy giờ đây, chính quyền đang thiếu sức sống chiến lược như thế nào".

Vậy chúng ta cần những gì để phát triển một nền kinh tế trung lưu trong thời đại này?
Đầu tiên, kinh tế trung lưu sẽ phát huy tác dụng nếu chúng ta có thể giúp các gia đình cảm thấy bình tâm trong một thế giới nhiều đổi thay.

Cụ thể hơn, đó là giúp đỡ họ có thể có điều kiện nuôi con ăn học, có điều kiện đi học đại học, có bảo hiểm, có một mái ấm, và có lương hưu.

Những dự luật mới của tôi sẽ để tâm đến tất cả những điều này, đồng thời giảm thuế và giúp mỗi gia đình có thể giữ lại được cho mình hàng nghìn USD mỗi năm.

Tất nhiên không gì giúp đỡ các gia đình nói trên tốt bằng một mức lương cao hơn. Đó là lý do tại sao Quốc hội cần thông qua một bộ luật đảm bảo sự công bằng về mặt lương bổng cho cả nam lẫn nữ.

2015 rồi. Đã đến lúc làm như vậy. Chúng ta cần đảm bảo mỗi người lao động được nhận lương làm thêm giờ đúng với công sức họ bỏ ra.

Đối với những thành viên trong Quốc hội vẫn phản đối việc tăng mức lương tối thiểu, hãy lắng nghe điều này: Nếu các vị thực sự tin rằng một người làm việc 40 tiếng/tuần có thể chăm lo cho gia đình họ với mức lương 15.000 USD/năm, thử làm như vậy xem.
Nếu không, mong các vị hãy bỏ phiếu ủng hộ việc tăng lương cho những người Mỹ đang làm việc chăm chỉ hàng ngày kia.

Những thay đổi này sẽ không biến tất cả trở thành người giàu, hay xóa đi mọi khó khăn trước mắt. Đấy không phải nhiệm vụ của chính phủ.

Để mỗi gia đình đều có một cơ hội bình đẳng, các nhà tuyển dụng cần có một tầm nhìn xa hơn, họ cần phải nghĩ đến những lợi ích lâu dài của công ty mình thay vì chỉ đau đáu lo cho bảng lương của quý sắp tới.

Chúng ta vẫn cần những bộ luật tiếp thêm sức mạnh cho các tổ chức công đoàn, và cho họ một tiếng nói riêng.

Những quyền lợi như chăm sóc trẻ em, nghỉ ốm, hay một mức lương bình đẳng sẽ tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của hàng triệu hộ gia đình nước Mỹ. Đây là sự thật.
Và đây cũng là những gì tất cả chúng ta, dù là đảng viên Cộng hòa hay Dân chủ, phải làm được.


Thứ hai, để đảm bảo việc người dân Mỹ có thể tiếp tục hưởng lương cao hơn trong tương lai, chúng ta cần phải làm nhiều hơn để giúp người Mỹ nâng cao trình độ.
Nước Mỹ có thể phát triển đến vậy trong thế kỉ 20 vì chúng ta miễn phí trường cấp 3, giúp một thế hệ các cựu chiến binh vào đại học, và đào tạo một tầng lớp lao động có trình độ cao nhất thế giới.

Nhưng ở thế ky 21 trong bối cảnh nền kinh tế tưởng thưởng cho sự hiểu biết nhiều hơn bao giờ hết, chúng ta phải làm được hơn thế.

Đến cuối thập kỷ này, cứ 3 đơn tuyển dụng thì 2 trong số đó cần bằng đại học. Vậy mà rất nhiều người Mỹ trẻ tuổi, thông minh, và năng động không thể có được điều đó vì lý do chi phí. Điều này không công bằng đối với họ, và không tốt cho tương lai của nước Mỹ.
Đó là lý do tại sao tôi sẽ gửi lên Quốc hội một dự luật miễn phí cao đẳng cộng đồng (Community College).

40% sinh viên Mỹ hiện nay chọn theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng. Trong đó có người trẻ mới bắt đầu sự nghiệp cũng như những người luống tuổi hơn đang muốn làm mới mình.

Hay đó cũng có thể là các cựu chiến binh và bố/mẹ đơn thân với ý định quay trở lại đi làm. Dù bạn là ai, dự luật này sẽ là cơ hội để các bạn sẵn sàng cho một nền kinh tế mới mà không bị gò bó bởi các món nợ.

Nhưng các bạn phải hiểu rằng mình sẽ phải xứng đáng với điều đó. Tôi muốn cùng Quốc hội đảm bảo rằng những người Mỹ đang bị những khoản nợ từ tiền học đại học đè nặng trên vai sẽ không bị những khoản tiền này can thiệp vào những hoài bão của họ.
Và với mỗi thế hệ cựu binh Mỹ trở về từ chiến trường, chúng ta nợ họ một cơ hội để thực hiện "Giấc mơ Mỹ", cái mà họ đã phải hy sinh xương máu để bảo vệ. Chúng ta đã có những bước tiến trong việc đảm bảo các cựu binh có được những quyền lợi họ xứng đáng được hưởng.

Chúng ta đang làm những gì có thể để họ có thể chuyển sang cuộc sống của một thường dân Mỹ một cách đơn giản nhất.

Thưa tất cả các CEO tại Mỹ, tôi xin nhắc lại: Nếu các bạn muốn một người có thể đảm bảo hoàn thành công việc được giao, hãy tuyển một cựu binh về làm.
Cuối cùng, để đào tạo lao động tốt hơn, chúng ta cần một nền kinh tế có thể tạo ra công ăn việc làm với thu nhập cao.

Từ năm 2010, số lượng người Mỹ thất nghiệp có việc làm trở lại nhiều hơn cả châu Âu, Nhật Bản và các nền kinh tế phát triển khác cộng lại.

Các nhà máy xí nghiệp của chúng ta đã tạo thêm hơn 800.000 việc làm mới. Nền công nghiệp sản xuất ô tô vốn là thế mạnh cũng đã phát triển trở lại. Ngoài ra, cũng có hàng triệu người Mỹ đang làm những công việc mà 10 hay 20 năm trước đây chưa hề xuất hiện, những công việc tại các công ty như Google, eBay, hay Tesla.
Không ai biết chắc được nền công nghiệp nào sẽ là đầu tàu trong việc tạo công ăn việc làm trong tương lai.
Nhưng có một điều chắc chắn, nền công nghiệp đó sẽ được chào đón tại Mỹ...


Các doanh nghiệp thế kỷ 21, bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ, cần xuất khẩu nhiều hơn các sản phẩm của Mỹ ra nước ngoài. Sản lượng xuất khẩu của chúng ta đang ở mức cao hơn bao giờ hết, và các nhà xuất khẩu có xu hướng trả lương cao hơn.

Nhưng lúc này đây, Trung Quốc lại muốn thay đổi luật lệ. Điều đó sẽ khiến lực lượng lao động và các doanh nghiệp của chúng ta rơi vào thế bất lợi.

Tại sao chúng ta có thể để điều đó xảy ra? Chúng ta cũng phải đặt ra những quy tắc riêng.

Chúng ta phải tạo ra một sân chơi bình đẳng. Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu cả hai bên giao cho tôi quyền xúc tiến thương mại để bảo vệ người lao động Mỹ, với những giao dịch thương mại bình đẳng từ châu Á đến châu Âu.

Tôi là người đầu tiên thừa nhận rằng những giao dịch thương mại vừa qua đôi lúc đã không được như ý muốn, và đó là lý do tại sao chúng ta kịch liệt chỉ trích những quốc gia đã phá vỡ quy tắc.

Nhưng 95% người tiêu dùng hàng Mỹ hiện đang sống bên ngoài biên giới chúng ta, và chúng ta không thể để những cơ hội đó tuột khỏi tay mình.

Hơn một nửa số giám đốc điều hành sản xuất cho biết, họ đang tích cực mang về Mỹ những việc làm trước đây chỉ thực hiện ở Trung Quốc. Hãy tin rằng họ có thể làm được điều đó...

Đó là lý do tại sao phần thứ ba của kinh tế trung lưu nhấn mạnh vào việc xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Giúp đỡ các hộ gia đình làm ăn chăm chỉ ổn định cuộc sống. Trang bị cho họ những công cụ cần thiết để có được việc làm trong nền kinh tế mới hiện nay. Duy trì những điều kiện hướng tới phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

Đây là những bước đi mà nước Mỹ cần hướng tới. Tôi tin rằng đây cũng là những bước đi mà người Mỹ muốn hướng tới.

Nền kinh tế nước Mỹ sẽ mạnh hơn vào năm tới, hay 15 năm tới, và xa hơn là trong cả thế kỷ này.



Tất nhiên, nếu có một điều mà thế kỉ mới này đã dạy cho chúng ta, thì đó là việc chúng ta không thể quá tập trung vào công việc trong nước mà quên đi những thử thách đang chờ đợi chúng ta ở ngoài biên giới.

Sứ mệnh đầu tiên của tôi với tư cách là Tổng Tư lệnh là bảo vệ nước Mỹ. Để làm được điều đó, câu hỏi được đặt ra không phải là liệu nước Mỹ có nên là đầu tàu của thế giới hay không, mà là nước Mỹ làm như vậy bằng cách nào.

Khi chúng ta đưa ra những quyết định nóng vội mà không suy nghĩ thấu đáo, khi phản ứng đầu tiên của chúng ta trước mỗi thách thức từ bên ngoài là huy động quân đội, đó là lúc chúng ta bị cuốn vào những cuộc giao tranh không cần thiết, đồng thời bỏ qua một chiến lược ở tầm cao hơn.

Đây chính là điều mà những kẻ thù của chúng ta muốn.

Tôi tin vào một nước Mỹ khôn ngoan hơn trong những bước đi tiên phong của mình.

Chúng ta mạnh nhất khi kết hợp giữa quân sự và ngoại giao một cách đúng đắn, khi chúng ta biết sử dụng tiềm lực trên bàn đàm phán, khi chúng ta không để nỗi sợ lấy đi những cơ hội mà thế kỉ mới này đem lại cho chúng ta.

Đó chính là những gì chúng ta đang làm được vào thời điểm này - và nó đang tạo nên sự khác biệt trên toàn cầu.

Đầu tiên, chúng ta đồng lòng với những nạn nhân của khủng bố trên toàn thế giới - từ trường học ở Pakistan đến những con phố tại Paris.

Chúng ta sẽ tiếp tục truy lùng các phần tử khủng bố, phá hủy hệ thống của chúng. Chúng ta có quyền hành động đơn phương, vì những tên này là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh Mỹ và các nước đồng minh.

Cùng lúc đó, chúng ta cũng đã rút ra nhiều bài học đắt giá trong 13 năm qua.

Thay vì để lính Mỹ túc trực tại những ngọn đồi trên lãnh thổ Afghanistan, chúng ta đã đào tạo lực lượng an ninh cho chính họ, những người giờ đây đã trở thành tiên phong.

Thay vì phải đem quân sang nước ngoài, chúng ta đã liên minh với các nước từ Nam Á đến Bắc Phi để ngăn chặn các phần tử khủng bố xâm nhập.

Tại Iraq và Syria, quân đội đồng minh dưới sự lãnh đạo của Mỹ đang chặn đứng bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Thay vì bị cuốn vào một cuộc chiến tại Trung Đông, chúng ta đang lãnh đạo một liên minh làm suy yếu thế lực đế tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tổ chức này. Và đêm nay, tôi kêu gọi Quốc hội cho thế giới thấy được sự đồng nhất của các nước trong liên minh bằng cách thông qua nghị quyết sử dụng vũ lực chống lại IS.



Thứ hai, chúng ta đang thể hiện sức mạnh của Mỹ trong ngoại giao. Bằng việc ủng hộ nền dân chủ ở Ukraine và hỗ trợ đồng minh NATO, chúng ta đang duy trì nguyên tắc nước lớn không thể bắt nạt nước nước nhỏ hơn.

Năm ngoái, khi chúng ta và các nước đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt, có những ý kiến cho rằng sự hiếu chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin là một sự kết hợp tuyệt hảo giữa chiến thuật và phô diễn sức mạnh.

Nhưng hãy nhìn xem, hôm nay, Mỹ mới là nước đang đứng hiên ngang trong sự đoàn kết với các nước đồng minh, trong khi Nga bị cô lập, với một nền kinh tế tan hoang.

Đó là cách nước Mỹ đi đầu trên trường quốc tế - không phải với sự hung hăng nhất thời, mà bằng những bước đi chậm rãi nhưng chắc chắn, kiên định.




Ở Cuba, chúng ta đang đặt dấu chấm hết cho một chính sách đã lỗi thời.

Khi bạn làm một việc trong suốt 50 năm mà không đi đến kết quả gì, đã đến lúc thay đổi. Chính sách mới của Mỹ đối với Cuba có tiềm năng đặt dấu chấm hết cho một thời kì mất lòng tin lẫn nhau giữa hai nước; xóa bỏ những cái cớ cho việc tiếp tục cấm vận Cuba; và chung tay nối lại tình hữu nghị với người dân Cuba.

Và năm nay, Quốc hội nên bắt đầu gỡ bỏ lệnh cấm vận. Như Giáo hoàng Francis đã từng nói, ngoại giao là một công việc đòi hỏi nhiều "bước tiến nhỏ". Những bước tiến nhỏ này dần dần đã gộp lại thành một thời đại mới đầy hi vọng cho đất nước Cuba...

Không một quốc gia hay một tin tặc nào có thể phá hoại hệ thống mạng của chúng ta, đánh cắp những bí mật quốc gia của chúng ta, và xâm hại quyền riêng tư của người dân nước Mỹ.

Chúng ta cần đảm bảo rằng hệ thống tình báo quốc gia có khả năng dập tắt các cuộc tấn công mạng như việc chúng ta đã và đang làm đối với các phần tử khủng bố.

Và đêm nay, tôi kêu gọi Quốc hội thông qua bộ luật giúp chúng ta có được những trang bị cần thiết để chống lại mối đe dọa về an ninh mạng.

Nếu không làm vậy, nước Mỹ và nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu làm được, chúng ta sẽ có thể tiếp tục bảo vệ những công nghệ mới sẽ đem lại nhiều cơ hội cho tất cả mọi người trên thế giới...
Tại châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đang hiện đại hóa liên minh với các quốc gia trong khu vực đồng thời đảm bảo các nước khác tuân theo quy tắc trong trao đổi hàng hóa, trong các tranh chấp biển đảo, đồng thời kêu gọi họ tham gia vào công cuộc chống lại thay đổi khí hậu.

Không thách thức nào đem lại mối đe dọa lớn hơn thay đổi khí hậu đối với các thế hệ sau này...
Có một điều nữa về vị thế nước Mỹ mà tôi muốn nhấn mạnh - đó cũng là ví dụ về những giá trị của nước Mỹ.
Người Mỹ chúng ta luôn tôn trọng phẩm giá con người, ngay cả khi chúng ta đang bị đe dọa, đó là lý do tại sao tôi đã ra lệnh cấm tra tấn, và đảm bảo rằng việc sử dụng các công nghệ mới như máy bay không người lái là đúng lúc đúng chỗ.
Đó là lý do tại sao chúng ta kịch liệt chống lại các phong trào bài Do Thái đã xuất hiện trở lại ở một số nơi trên thế giới.
Đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục phản đối những định kiến về người Hồi giáo, vì phần lớn trong số họ cũng chia sẻ tình yêu hòa bình với chúng ta.
Đó là lý do tại sao chúng ta bảo vệ tự do ngôn luận, lên án đàn áp phụ nữ, hay phân biệt đối xử đối với các tôn giáo thiểu số, với cộng đồng người đồng tính, lưỡng tính, và chuyển giới.
Chúng ta làm những việc này không chỉ vì đó là những điều đúng đắn, mà còn vì những điều đó khiến chúng ta an toàn hơn.
Là người Mỹ, chúng ta có một cam kết phải bảo vệ công lý - vì vậy thật vô lý khi hàng năm chúng ta phải dành ra 3 triệu USD cho mỗi tù nhân tại một nhà tù bị thế giới lên án và bọn khủng bố lợi dụng để tuyển quân.
Kể từ khi nhậm chức Tổng thống, tôi đã có ý muốn cắt giảm một nửa số tù nhân tại Guantanamo. Bây giờ là lúc để thực hiện điều đó. Và tôi sẽ mạnh tay trong quyết tâm đóng cửa nhà tù này.
Hướng tới tương lai thay vì ngoái lại quá khứ. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh quân sự với ngoại giao, và sử dụng vũ lực một cách khôn ngoan. Xây dựng các liên minh để đáp ứng những thách thức và cơ hội mới. Đi đầu bằng các giá trị cốt lõi của chúng ta.
Đó là những giá trị khiến chúng ta khác biệt.
Đó là những giá trị giúp chúng ta mạnh mẽ.
Và đó là lý do tại sao chúng ta phải phấn đấu để bảo tồn những giá trị này, những giá trị của riêng chúng ta.
Hơn một thập kỷ trước, trong bài phát biểu tại Boston, tôi đã nói rằng không có một nước Mỹ của Đảng Dân chủ, hoặc một nước Mỹ của Đảng Cộng hòa; không có một nước Mỹ của người da đen hay da trắng, nhưng có một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Tôi nói như vậy vì tôi đã nhận ra điều đó trong cuộc sống của chính tôi, trong một quốc gia đã cho một người như tôi một cơ hội.
Bởi vì tôi lớn lên ở Hawaii, nơi hội tụ của nhiều chủng tộc khác nhau.
Bởi vì tôi đã xem Illinois như quê hương - một bang của những thị trấn nhỏ, của những mảnh đất nông nghiệp trù phú; tôi đã nhìn thấy ở nó một mô hình thu nhỏ của đất nước mà đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa, hay đảng Độc Lập sống chung với nhau, với những người tốt đến từ mọi chủng tộc và tôn giáo, chia sẻ cùng nhau những giá trị nền tảng nhất định.
Trong 6 năm qua, các chuyên gia đã nhiều lần nói rằng nhiệm kì của tôi đã không mang lại tầm nhìn này.
Trớ trêu thay, họ nói rằng nền chính trị của chúng ta dường như đang có nhiều chia rẽ hơn bao giờ hết.
Nó trở thành bằng chứng của không chỉ những sai sót của riêng tôi - trong đó tôi thừa nhận tôi có rất nhiều - mà cũng là bằng chứng cho thấy tầm nhìn đó của tôi là sai lầm, là quá ngây thơ, và rằng có quá nhiều người đang hưởng lợi từ giao tranh đảng phái và sự bế tắc.
Tôi hiểu tại sao họ lại hoài nghi như vậy. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng họ đã sai.
Tôi vẫn tin rằng chúng ta là một dân tộc thống nhất.
Tôi vẫn tin rằng chúng ta có thể cùng nhau làm nên những điều tuyệt vời.
Tôi có niềm tin như vậy bởi vì trong hơn 6 năm nhiệm kì vừa qua, tôi đã thấy nước Mỹ ở trạng thái tốt nhất của nó.
Tôi đã thấy những khuôn mặt tràn đầy hy vọng của các sinh viên trẻ từ New York đến California; của những công chức mới được bổ nhiệm tại West Point, Annapolis, Colorado Springs, và New London.
Tôi đã chia buồn với các gia đình nạn nhân ở Tucson và Newtown; ở Boston, West, Texas, và West Virginia.

Tôi đã chứng kiến hôn nhân đồng tính đi từ việc được sử dụng như một công cụ đấu đá chính trị nay đã trở thành một biểu tượng của sự tự do trên đất nước chúng ta, một quyền dân sự hợp pháp tại các bang nơi 70% người dân nước Mỹ sinh sống.

Vì vậy, tôi hiểu sự tốt đẹp, rộng lượng, và lạc quan của người dân Mỹ, những người mỗi ngày vẫn đang sống trong lý tưởng rằng chúng ta luôn tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau.
Và tôi biết họ mong đợi những người trong chúng ta ở đây làm gương cho họ tốt hơn.
Vậy câu hỏi cho những người chúng ta ở đây đêm nay là làm thế nào chúng ta, tất cả chúng ta, có thể phản ánh tốt hơn những kì vọng của nước Mỹ.

Tôi đã từng làm việc trong Quốc hội với nhiều người ở đây. Tôi hiểu rất rõ các vị. Có rất nhiều người tốt ở đây, ở cả hai đảng phái.

Và nhiều người trong các bạn đã nói với tôi rằng, tranh cãi trên các chương trình truyền hình, liên tục vận động gây quỹ, và những nỗi lo về đảng phái không phải là những gì các bạn muốn làm khi đặt chân vào Quốc hội.

Hãy thử nghĩ đến việc chúng ta thoát ra khỏi những khuôn mẫu cũ. Hãy thử nghĩ đến việc chúng ta làm một điều gì đó khác biệt.

Hãy hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn không phải là một nơi mà đảng Dân chủ từ bỏ chương trình nghị sự của họ hay đảng Cộng hòa chỉ chăm chăm theo tôi.
Mà phải hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn là khi chúng ta đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết nhất, thay vì xoáy vào những điểm yếu lớn nhất của nhau.
Phải hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn là một môi trường tranh luận mà không phỉ báng lẫn nhau; nơi chúng ta nói ra các vấn đề, các giá trị và nguyên tắc, và sự thật, chứ không phải là xoáy vào những lỗi nhỏ nhặt, những scandal gây tranh cãi của nhau, những điều không có chút liên can nào đến cuộc sống hàng ngày của người dân.

Phải hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn là nơi mà chúng ta không đắm chìm trong những khoản tiền quảng cáo vận động tranh cử, mà thay vào đó dành nhiều thời gian hơn vào việc huy động những người trẻ tuổi, với một ý thức về mục đích và khả năng của bản thân, và kêu gọi họ tham gia vào sứ mệnh vĩ đại xây dựng nước Mỹ.

Nếu chúng ta có bất đồng, chúng ta hãy tranh luận - nhưng chúng ta phải làm sao cho những tranh luận này thật chính đáng với những vấn đề của đất nước...

Đó là một nền chính trị tốt hơn.
Đó là cách chúng ta bắt đầu xây dựng lại niềm tin.
Đó là cách chúng ta đưa đất nước này tiến về phía trước.
Đó là những gì mà người dân Mỹ muốn.
Đó là những gì họ xứng đáng được hưởng.

Tôi không còn chạy đua cho chiến dịch tranh cử nào nữa. Điều duy nhất trong đầu tôi trong 2 năm tiếp theo không khác gì so với những gì có trong tôi đã có kể từ ngày đầu tuyên thệ nhậm chức: đó là làm những gì tôi tin là tốt nhất đối với nước Mỹ.

Nếu các vị chia sẻ tầm nhìn tôi vạch ra tối nay, hãy cùng tôi tiến tới thực hiện nó.

Nếu các vị không đồng ý ở điểm nào, tôi hy vọng các vị cũng hãy ít nhất làm việc với tôi ở các điểm mà các vị tán thành.

Và tôi cam kết với tất cả các nghị sĩ đảng Cộng hòa ở đây tối nay rằng tôi sẽ không chỉ lắng nghe những ý kiến của các vị, mà tôi sẽ còn tìm cách để làm việc với các vị, vì một nước Mỹ giàu mạnh hơn.

Bởi vì hôm nay, tôi muốn tòa nhà này, thành phố này, phản ánh đúng sự thật - rằng đối với tất cả các thiếu sót của chúng ta, chúng ta là một tập thể có sức mạnh và lòng vị tha để nối lại những bất đồng, để đoàn kết trong nỗ lực chung, để giúp đỡ lẫn nhau, dù là ở những con phố trên nước Mỹ hay ở bất kì nơi nào trên thế giới.

Tôi muốn hành động của chúng ta có thể khiến trẻ em mọi nơi hiểu rằng mỗi người trong số các em quan trọng thế nào đối với chúng ta, và chúng ta là như cam kết sẽ cải thiện cuộc sống của các em như thể các em là con cháu ruột thịt.

Tôi muốn hành động của chúng ta có thể khiến các thế hệ tương lai hiểu rằng chúng ta nhìn nhận sự khác biệt của mỗi người là một món quà tuyệt vời, rằng chúng ta là một dân tộc coi trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi công dân, dù nam hay nữ, trẻ hay già, da đen hay da trắng, người Latin hay gốc Á, người nhập cư hay bản xứ, đồng tính hay dị tính, người khuyết tật hay tâm thần.

Tôi muốn họ lớn lên trong một đất nước luôn thể hiện cho thế giới thấy một sự thật: rằng chúng ta không phải là tập hợp của bang xanh hay bang đỏ (bang xanh theo Đảng Dân chủ, bang đỏ theo đảng Cộng hòa - PV), mà chúng ta là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Tôi muốn họ lớn lên trong một đất nước mà một người mẹ trẻ như Rebekah có thể ngồi xuống và viết một bức thư cho Tổng thống của mình để từ đó ông có thể tổng hợp lại câu chuyện về nước Mỹ trong 6 năm qua.

Hỡi những người dân nước Mỹ, chúng ta cũng là một gia đình gắn bó.

Chúng ta cũng đã cùng nhau vượt qua khó khăn.

15 năm đầu của thế kỷ mới này, chúng ta đã trỗi dậy và bắt đầu lại công việc tái thiết nước Mỹ.

Chúng ta đã đặt một nền tảng mới. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là vẽ ra một tương lai tươi sáng hơn. Hãy bắt đầu chương mới này - cùng nhau - và hãy bắt đầu ngay bây giờ.

Cảm ơn tất cả các bạn, Chúa ban phước lành cho các bạn cũng như nước Mỹ mà chúng ta yêu quý.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Tu Hai".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến tu-hai+unsubscribe@googlegroups.com.
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List