Giới
thiệu Chính Luận Trần Trung Đạo tại Nam California
Thư Mời
tham dự buổi giới thiệu
CHÍNH LUẬN TRẦN TRUNG ĐẠO
Chủ Nhật 18 tháng 1 năm 2015
từ 1:00PM – 5:00PM
Phòng Sinh Hoạt Thành phố Westminster
8200 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683
(Khoảng giữa Newland và Beach Blvd)
Nhà văn Trần Trung Đạo là tác giả của nhiều tác phẩm thơ, văn, tâm
bút, tiểu luận trong đó có thi phẩm nổi tiếng Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười.
Lần này, qua Chính Luận Trần Trung Đạo, tác giả tập trung vào ba chủ đề chính:
Hiểm họa Trung Cộng, Thực trạng Việt Nam và Chính sách tẩy não của CSVN. Tác
phẩm đang gây tiếng vang lớn trong nhiều thế hệ Việt Nam.
Bên cạnh chương trình giới thiệu tác phẩm là một chương trình thơ nhạc chọn lọc với các nhạc phẩm phổ từ thơ Trần Trung Đạo của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, nhạc sĩ Nhật Ngân và nhiều nhạc sĩ khác.
Chương trình được sự bảo trợ của các tổ chức người Việt Quốc Gia, cơ sở văn hóa và truyền thông tại Nam California.
Bên cạnh chương trình giới thiệu tác phẩm là một chương trình thơ nhạc chọn lọc với các nhạc phẩm phổ từ thơ Trần Trung Đạo của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, nhạc sĩ Nhật Ngân và nhiều nhạc sĩ khác.
Chương trình được sự bảo trợ của các tổ chức người Việt Quốc Gia, cơ sở văn hóa và truyền thông tại Nam California.
Trân trọng kính mời.
T.M. Ban Tổ Chức
– Ô. Đoàn Ngọc Đa
Hội Trưởng Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng Nam California ( 714-747-1567)
– Ô. Hoàng Tấn Kỳ
Đại diện Liên Trường Quảng Nam Đà Nẵng Nam California (714-357-8877)
– Thân hữu của tác giả tại Nam California (714-515-0646)
T.M. Ban Tổ Chức
– Ô. Đoàn Ngọc Đa
Hội Trưởng Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng Nam California ( 714-747-1567)
– Ô. Hoàng Tấn Kỳ
Đại diện Liên Trường Quảng Nam Đà Nẵng Nam California (714-357-8877)
– Thân hữu của tác giả tại Nam California (714-515-0646)
On Friday, January 16, 2015 11:05 PM, VietHai Tran <> wrote:
Bạn tôi, Trần Trung Đạo
Nhân hai nhà thơ Nguyễn Thanh Huy và
Nguyễn Tiến Quỳnh Giao cho tôi biết Trần Trung Đạo sẽ sang Nam California để ra
mắt tác phẩm mới, "Chính Luận Trần Trung Đạo". Tôi ngẫm nghĩ về tựa
đề này, 3 chữ sau vốn quen thuộc với nhiều người rồi, thế thì hai chữ đầu mang
ý nghĩa gì nhỉ; Với thiển ý thì "Chính Luận", có thể Đạo suy tư về
những nan đề về những chiến thuật cấp bách hay những chiến lược quan yếu dài
hạn mà những người quốc gia chúng ta có thể tìm được những đề nghị hay những
phân tích về chủ đề do Đạo trình bày. Chính luận có vai trò đặc biệt trong dòng
lịch sử đấu tranh chính trị, văn hóa và xã hội và vì ngày hôm nay chúng ta
không đấu tranh chống người Cộng sản bằng võ khí quy ước nữa, nhưng bằng phương
tiện hình ảnh, chữ nghĩa, mang khía cạnh chiến tranh tâm lý chiến. Thế nên
"Chính Luận Trần Trung Đạo" trong cái nhìn của người viết bài là một
trong những phong cách sáng tác tiêu biểu nhất biểu tượng những nan đề hay chủ
điểm mà tác giả Trần Trung Đạo đã khai triển gởi đến người đọc và cũng là những
chủ điểm ý thức hệ của người cầm bút. Ba nan đề chính được khai triển và phân
tích cặn kẽ gồm Hiểm họa Trung Cộng, Thực trạng Việt Nam và Chính sách tẩy não
của Cộng Sản Việt Nam.
Chính luận Trần Trung Đạo là một tuyển tập gồm các bài tham luận
chính trị dày 600 trang gồm 42 bài chọn lọc của nhà văn Trần Trung Đạo trong
nhiều năm qua. Nay được đúc kết theo tuần tự đề mục ăn khớp với nhau, để khi
độc giả đọc sẽ theo luồng tư tưởng mạch lạc. Tác phẩm trình bày chủ đề Hiểm họa
Trung Cộng qua 14 bài,tác giả trình bày các kinh nghiệm lịch sử của thế giới
qua chính sách của các chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Tiệp Khắc, Nam Phi, kinh nghiệm
Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương cứng rắn chống Liên Xô, đứng hẳn về phía Tây phương. Kinh
nghiệm "Phần Lan hóa" bởi Liên Xô vì chịu ảnh hưởng chính trị Nga q
ua1 nặng. So sánh chính sách của Hitler trong thế chiến thứ hai và chính sách
của Trung Cộng hiện nay, phân tích chủ nghĩa thực dân Trung Cộng tại các quốc
gia Phi Châu như Congo, Angola, Zimbabwe, Sudan cũng như chủ trương bành trướng
của Trung Cộng tại vùng Đông Nam Á. Trung Cộng muốn Việt Nam những gì Liên Xô
muốn Phần Lan khi xưa và tham vọng xâm lăng Hán hóa nhiều hơn. Sự kiện sai lầm
của đảng Cộng Sản Việt Nam qua Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958 và
sự kiện đau lòng chúng ta khi suy tư về hậu quả mất nước do Hội Nghị Thành Đô
đầu thập niên 1990.
Người viết bài còn nhớ những câu nói ngô nghê của viên Tổng Bí Thư
Lê Duẩn: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Lên Xô, Trung Quốc". Hay của viên
Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết: "Có người ví von Việt Nam, Cuba như là
trời đất sinh ra, một anh ở phía đông, một anh ở phía tây. Chúng ta thay nhau
canh giữ hoà bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì
Cuba nghỉ”. Những ý tưởng nô lệ người.
Nan đề kế là Hiện trạng Việt Nam gồm 16 bài, trình bày các phong
trào thanh niên sinh viên học sinh trước 1975, các phong trào xã hội tại Việt
Nam, xã hội dân sự, cuộc đấu tranh dân chủ của thế hệ trẻ, các khó khăn và
triển vọng của cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam hiện nay.
Phần này tác giả gửi tâm bút như nỗi lòng xây dựng đặt niềm tin
vào tuổi trẻ Việt Nam đem lại dân chủ để đưa dân tộc Việt Nam đến tương lai
tươi sáng, tác giả trân trọng khi ghi ngay nơi trang đầu của sách Chính Luận là
"Tặng tuổi trẻ Việt Nam.".
Đề cập về yếu tố dân tộc độc lập và con đường cứu nước phải là tự
do dân chủ theo tác giả Trần Trung Ðạo, dân chủ là giải pháp duy nhất cho Việt
Nam. Vì chỉ có dân chủ thì mới đẩy lùi hiểm họa bắc thuộc, cho phép người dân
nhập cuộc giải quyết các vấn nạn xã hội, tạo môi trường cho đất nước hoà nhập
vào thế giới tự do và phát triển. Tác giả nhắc nhở rằng "con đường đến dân
chủ rộng thênh thang, đủ rộng cho mọi người cùng tham gia". Thật vậy, mỗi
cá nhân chúng ta có thể chọn lựa phương thức riêng tư của mình trên con đường
mà cứu cánh đảng Cộng Sảnn Việt Nam phải bị triệt tiêu. Hãy mở các mũi nhọn
cho dân chủ nhân quyền. Nhân quyền là giá trị toàn cầu mà các quốc gia văn minh
tiến bộ tôn trọng và công chúng ở các nơi đó quan tâm và chia xẻ. Dân chủ chỉ
có khi người dân biết kết hợp thành sức mạnh vượt lên trên sức mạnh của chế độ.
Và Bài học tẩy não sau hết là chủ đề thứ ba gồm 12 bài, phân tích
chính sách tẩy não như cột xương sống đang chống đở chế độ Cộng Sản hiện nay,
các phương pháp giải tẩy não, tiêm nhiễm, đầu độc qua các chính sách tẩy não
tại Liên Xô trước đây và của Bắc Hàn, Trung Cộng, Việt Nam hiện nay. Trang 519
của sách Chính Luận ghi nhận sự kiện Tẩy não là chủ đề chính thứ ba trong sách
Chính Luận. Tác giải bàn luận về vai trò của chính sách tẩy não trong chế độ
Cộng Sản, tác giả viết rằng: "Khái niệm tẩy não được biết đến từ lâu qua
các phương cách gian tà, chiến tranh, tình báo, tuy nhiên chỉ dưới các chế độ
Cộng Sản kỹ thuật này mới được nâng lên thành quốc sách và được thực hiện một
cách triệt để, được hệ thống hóa, bao trùm mọi lãnh vực xã hội và trong mọi
tầng lớp nhân dân."
Phần sau đây là những điểm mà người viết xin trình bày những tài liệu
do tác giả Trần Trung Đạo viết và phổ biến. Tôi đọc bài viết về sự tẩy não mà hai chế
độ Cộng Sản áp dụng, nên trong bài Đảng 50 Xu tại Trung Cộng, Trần Trung Đạo
viết:
"Như người viết đã có dịp phân tích về Chính sách tẩy não của
CS, ngày nào các chính sách tuyên truyền CS không còn hiệu quả, đó cũng là ngày
trái tim của chế độ ngừng đập, đúng như Anne-Marie Brady viết trong trang đầu
của tác phẩm Marketing Dictatorship: Propaganda and Thought Work in
Contemporary China: “Tuyên truyền thật là máu sống của đảng và nhà nước CS”.
Tuyên truyền dưới chế CS là cả một hệ thống tinh vi, phức tạp, đa
diện, bài viết này chỉ bàn đến bộ phận có chức năng kiểm soát và lèo lái dư
luận trên các trang mạng internet, đó là bộ phận Dư Luận Viên. CSVN rập khuôn
các chính sách tuyên truyền của Trung Cộng, do đó từ các nghiên cứu về Trung
Cộng, sẽ dễ dàng suy ra các chính sách vận dụng dư luận của CSVN.
Tại Trung Cộng, dư luận viên không chỉ chịu sự kiểm soát của Ban
Tuyên Truyền Trung Ương (Việt Nam gọi là Ban Tuyên Giáo Trung ương) về các
chính sách chung của đảng CS nhưng mỗi bộ trong chính phủ Trung Cộng cũng có
các dư luận viên riêng để phục vụ cho chính sách riêng của bộ và có trách nhiệm
trả lương cho dư luận viên này. Lực lượng dư luận viên giấu mặt này được gọi
chung là Đảng 50 Xu (五毛党 wǔmáo dǎng) vì khi bắt
đầu năm 2004 họ được trả 50 Xu cho mỗi lời bình. Mười năm sau, vật giá leo
thang, mức lương cũng gia tăng theo, nhưng thành phần dư luận viên vẫn còn được
gọi là những đảng viên của Đảng 50 Xu. Các lãnh đạo bộ máy tuyên truyền Trung
Cộng cho rằng danh từ Đảng 50 Xu là sản phẩm tuyên truyền của Mỹ, Nhật dùng để
chế giễu các cơ quan thông tin Trung Cộng."
Trở lại hiện trạng Việt, Nam trong bài tiểu luận "Tuổi trẻ
Việt Nam, học lịch sử để làm lịch sử", Đạo viết:
"Ba mươi ba năm sau. Cũng những ngày cuối năm, ngồi xem hình
ảnh các cuộc biểu tình ở Hà Nội, đọc bản tin được viết vội vàng trên đường phố
Sài Gòn, đọc danh sách của những người ký tên, trong đó đa số là tuổi trẻ, để
phản đối Trung Quốc vi phạm lãnh thổ Việt Nam trên Internet, tôi vui mừng và
cảm động. Trung Quốc không phải vì các cuộc biểu tình của các em mà trao trả
lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc
thực thi chính sách bá quyền của họ trên biển Đông. Để duy trì mức phát triển
kinh tế hiện nay và chạy đua với các cường quốc kinh tế, Trung Quốc đang cần sự
ổn định chính trị và kinh tế hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng. Nhìn các
em tôi lại nhớ đến chính mình. Đường phố Sài Gòn, nơi các em đang đứng hôm nay cũng
là nơi tôi đã đứng đọc từng tên của những người đã ở lại trong lòng biển cả.
Khẩu hiệu “Hoàng Sa là của Việt Nam” cũng là khẩu hiệu mà sinh viên chúng
tôi đã hô ba mươi ba năm trước. Chúng ta có thể còn vài điểm khác nhau nhưng có
chung một tổ quốc.
Đó là điều hệ trọng. Lòng yêu nước đã thúc giục các em vượt
qua bức tường sợ hãi, bất chấp sự ngăn cản của Đảng, của nhà nước, của ban lãnh
đạo trường để cùng xuống đường nói tiếng của một người Việt Nam khi tổ quốc lâm
nguy. Lịch sử bao giờ cũng mang tính thời đại, và trang sử Việt Nam hôm nay
đang được viết bởi các em, những người Việt Nam đang đứng trước toà đại sứ
Trung Quốc ở Hà Nội, trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn. Và cũng qua những
biến cố lịch sử này, các em sẽ có cơ hội thấy những sự thật đắng cay, những bài
học bẽ bàng mà từ trước đến nay đã bị che lấp bởi hệ thống tuyên truyền lừa dối
của Đảng. Các em đang học lịch sử và đang làm lịch sử...
Lãnh đạo Đảng đã, đang và chắc sẽ làm tất cả những gì họ có thể
làm để ngăn cản các cuộc biểu tình dù ôn hoà và bất bạo động của tuổi trẻ Việt
Nam. Tuần trước họ ra chỉ thị cấm biểu tình, tuần này họ chụp mũ các em chống
phá trật tự xã hội, tuần sau họ sẽ đem xe chữa lửa đến đàn áp và tuần sau nữa
có thể trục xuất khỏi trường, bắt giam, kết án, tù đày. Tuy nhiên, lịch sử đã
nhiều lần chứng minh, khi một chế độ chỉ còn trông cậy vào các phương tiện bạo
lực trấn áp để tồn tại, chỉ còn biết sử dụng bộ máy công an kềm kệp để duy trì
quyền cai trị, ngày tàn của chế độ đó chỉ là vấn đề thời gian. Hành động tuyệt
vọng của Nicolae Ceausescu khi ra lệnh công an bắn vào cuộc biểu tình của nhân
dân Rumania sáng ngày 17 tháng 12 năm 1989 chỉ để dẫn đến bản án tử hình dành
cho vợ chồng ông ta một tuần sau đó.
Lãnh tụ cộng sản Slobodan Milosevic một
thời là tổng thống Serbia đầy quyền lực nắm trọn quyền sinh sát trong tay, cuối
cùng cũng phải chết trong tù. Erich Honecker hung thần Đông Đức, Idi Amin đao
thủ phủ của Uganda hay Mobuto bạo chúa của Congo đều đã gởi tấm thân tàn trên
đất khách, để lại tiếng xấu muôn đời. Nếu giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
còn nghĩ đến tương lai của chính họ và còn biết lo cho tương lai của đất nước,
họ phải chọn đứng về phía dân tộc.
Con đường duy nhất để đạt đến một tương lai tự do, dân chủ, nhân
bản và thịnh vượng là con đường dân tộc và cũng chỉ có một Việt Nam tự do, dân
chủ, nhân bản và thịnh vượng thì các thế hệ Việt Nam mai sau mới có cơ may
giành lại được Hoàng Sa và Trường Sa."
Trần Trung Đạo luôn trân trọng với tuổi trẻ Việt Nam, tương lai
của dân tộc, Đạo viết bài "Đừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ
ước của em.", hãy xem:
"Cô bé đứng trên bục cao, đôi kính cận có cọng dày, tóc vén
cao, áo trắng học trò, thân hình mảnh mai trông giống như một cô bé học sinh 15
tuổi đang đứng bảng đen trong lớp học chứ không phải đứng trước tòa án Cộng
Sản. Em không sợ hãi, không van xin, trầm tĩnh và tinh khôi như một thiên thần:
"Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những
người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu
một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi
không cam tâm".
Cạnh em, Đinh Nguyên Kha, áo sơ mi trắng, tóc cắt cao của một
thanh niên Việt Nam kiểu mẫu. Nguyên Kha cũng dõng dạc: "Tôi trước sau vẫn
là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ
chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không khuất phục. Chuyện
“thú tội”, “xin khoan hồng” chỉ mới vài năm trước đây nhưng như đã thuộc vào
quá khứ xa xôi, một thời kỳ còn chập chững đấu tranh, một phương pháp nay đã
lỗi thời. Tranh đấu cho quyền lợi của dân tộc là một tự nguyện phát xuất từ
trái tim và lòng yêu nước. Không ai bắt các em phải làm những việc các em không
chọn lựa. Nhịp đập chân thành của con tim và tiếng gọi thiêng liêng của lòng
yêu nước không cho phép một người gập đầu “xin khoan hồng”, “thú tội” dù chỉ là
một hình thức trá hàng. Bảo vệ tổ quốc là một niềm vui, niềm hãnh diện. Nếu đã
chọn hy sinh phải hy sinh cho trọn vẹn với lý tưởng của đời mình.
Tình yêu nước trong lòng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vô
cùng trong sáng. Không giống Nguyễn Thị Minh Khai trước giờ bị xử tử hô lớn
“Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!” để thể hiện tinh thần bất khuất, kiên trung
của bà ta đối với đảng, hay Lê Hồng Phong, trong lời trăn trối cuối cùng ngoài
Côn Đảo chỉ nguyện trung thành với đảng, Phương Uyên và Nguyên Kha chỉ nghĩ đến
những bà mẹ Việt Nam đang buôn tảo bán tần, nghĩ đến các em thơ đang lây lất
trên đường phố, nghĩ đến máu các chú bác đã đổ xuống ở Hoàng Sa, nghĩ đến nắm
xương của các chú bác đã thành cọc cắm lên hải đảo Trường Sa..."
Trong bài tiểu luận khác: "Trách nhiệm của các thế hệ Việt
Nam", xin trích đoạn:
"Đảng Cộng sản thắng trong chiến tranh không phải vì họ có
chính nghĩa, mà bởi vì họ đã kiên trì với mục đích nhuộm đỏ Việt Nam, được tổ
chức một cách tinh vi từ trung ương Đảng cho đến tận tổ ba người và khai thác
triệt để lòng yêu nước sâu đậm của người dân Việt Nam. Tôi cũng có một niềm tin
rằng dân tộc Việt Nam với mật độ dân số trung bình không quá đông hay quá ít,
với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với lực lượng chuyên viên đông đảo
trong các ngành khoa học đang có mặt trên khắp thế giới, với truyền thống yêu
nước Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa vẫn chảy đầy trong huyết quản, nếu được chắp
đôi cánh tự do, dân chủ, nhân bản, Việt Nam sẽ bay lên cao, sẽ thật sự trở
thành một cường quốc kinh tế, cường quốc quân sự, sẽ đủ khả năng bảo vệ sự toàn
vẹn vùng trời, vùng biển của tổ quốc thiêng liêng. Nếu không có tự do dân chủ,
“khát vọng cất cánh” mà anh Tô Nhuận Vỹ nêu ra trong phần đầu tiểu luận chỉ là
một giấc mơ tiên.
Có người cho rằng Đảng Cộng sản đã có một thời đồng hành với dân
tộc, cùng hướng đến một mục tiêu như dân tộc Việt Nam, do đó vai trò lãnh đạo
của Đảng ngày nay là hệ quả tất yếu của lịch sử. Tôi không đồng ý. Đó là lý
luận của kẻ cướp. Với tôi, rất nhiều đảng viên Đảng Cộng sản tham gia chống
Pháp phát xuất từ lòng yêu nước và đã chết cho đất nước như tôi đã nhiều lần
viết trên diễn đàn này, nhưng bản thân Đảng Cộng sản như một tổ chức chính trị
chưa bao giờ đồng hành với dân tộc. Việc giành lại nền độc lập và chủ quyền đất
nước từ tay thực dân là mục tiêu, là bến bờ của dân tộc Việt Nam, trong khi đó
đối với Đảng Cộng sản, độc lập dân tộc chỉ là phương tiện, một chiếc cầu, một
chiếc ghe họ cần có để đi qua trên đường tiến tới cách mạng vô sản.
Mục tiêu đó
đã được khẳng định ngay trong “Luận cương chính trị” Đại hội Đảng Cộng sản Đông
Dương do Trần Phú chủ trì năm 1930 và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
phê chuẩn vào tháng 4 cùng năm:”Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc
cách mạng; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân quyền chống đế quốc
và phong kiến nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng và
sau đó chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.”
Trần Trung Đạo là ngòi
bút đấu tranh cho những giá trị đích thực dân chủ tự do, nét bút uyên thâm sâu
sắc, ôn hòa, không sắt máu:
"Sau 1975, một số người
từng xếp bút nghiên vào rừng “Chống Mỹ cứu nước” đã phẫn nộ, kết án giới lãnh
đạo Đảng đi ngược lại quyền lợi dân tộc, phản bội lý tưởng, phản bội máu xương
của đồng chí họ, đưa đất nước đi vào con đường nghèo đói, độc tài, đảng trị.
Nghĩ cho đúng, đó là những lời kết án thiếu cơ sở lý luận lẫn thực tế. Thật là
oan cho Đảng. Nếu họ chịu khó đọc các đề cương chính trị đại hội Đảng từ ngày
thành lập 78 năm trước cho đến đại hội lần thứ X cách đây hai năm, sẽ thấy Đảng
Cộng sản chưa bao giờ phản bội mục tiêu của mình.
Mục tiêu cộng sản hóa toàn
cõi Việt Nam và đặt dân tộc Việt Nam dưới quyền cai trị tuyệt đối của Đảng chưa
bao giờ thay đổi. Vì một số điều kiện cách mạng và biến chuyển chính trị thế
giới xảy ra ngoài tiên liệu, các chính sách của Đảng cũng phải theo đó mà áp
dụng một cách thích nghi hơn, mềm dẻo hơn qua những chính sách gọi là “đổi mới”,
“hội nhập” v.v…, nhưng mục đích của Đảng từ trước đến sau luôn nhất quán..."
Trần Việt Hải và Trần Trung Đạo
Trong tình bạn với Trần Trung Đạo, tôi mến anh như người bạn hòa
nhã, dung dị, cởi mở, nhất là bản tính cùng tư tưởng yêu nước, tôi hàm ý nước
Việt Nam Cộng Hòa, và chúng tôi chia chung cùng một tôn giáo. Ngày được tin
Linh mục Trần Cao Tường đã từ trần vào Chúa Nhật 21.11.2010. Cha André Dũng Lạc
Trần Cao Tường (Ngài là nhà văn quán xuyến website văn học Dũng Lạc) cả hai
chúng tôi viết bài về Cha André Tường khi Ngài ra đi bất chợt. Trần Trung Đạo
viết bài tiễn đưa: "Linh mục Trần Cao Tường, từ đồi Massada đến bờ sông
Hát", bài viết cảm động.
Xin trích đoạn:
"Một ngày nọ của
gần mười năm trước, tôi nhận một email của một vị linh mục nhận xét về thơ văn
của tôi mà ngài đọc được trên internet. Email của linh mục nhắc đến một bài thơ
và một tâm bút của tôi. Bài thơ viết về ngôi chùa Viên Giác, nơi tôi sống trong
những ngày còn nhỏ ở Hội An và bài tâm bút viết về một nhà thờ Công Giáo ở quê
tôi, nhà thờ Trà Kiệu. Phía dưới của email có một nội dung rất đậm đà tình cảm
là một tên rất đẹp kèm theo số điện thoại: Trần Cao Tường.
Tôi gọi lại ngay nhưng không có tiếng trả lời nên chỉ biết để lại
lời cám ơn các nhận xét của Cha. Buổi chiều, Cha gọi lại.
Chúng tôi nói chuyện với
nhau lần đầu nhưng tự nhiên dường như đã quen thân nhau từ lâu lắm. Tôi “Thưa
Cha” và xưng con theo đúng lễ nghi tôn giáo như tôi vẫn thường “Bạch Thầy” và
xưng con với các thầy bên Phật Giáo. Cha Trần Cao Tường bảo “gọi nhau là anh em
đi vì chúng ta cùng họ Trần cả”. Tôi không chịu và đề nghị Cha đừng để ý đến chuyện
“Cha con” mà hãy xem đó như một phần của đạo đức Việt Nam. Cha không nói thêm
gì nữa. Cả tôi và Cha đều thuộc mẫu người nói rất thoải mái. Chúng tôi nói
chuyện suốt giờ về mọi vấn đề trong đời sống, từ chính trị đến tôn giáo, từ thơ
văn đến nhiếp ảnh và cũng nói khá lâu về internet. Ngoại trừ môn internet tôi
giỏi hơn Cha, bộ môn nào Cha cũng rất uyên bác và sở hữu một hiểu biết bao la,
vượt xa những kiến thức còn rất giới hạn của tôi.
Thời gian ngắn sau đó Cha Trần Cao Tường gởi tặng tôi các tác phẩm
đã in của ngài. Ngoài các tác phẩm thần học, Cha viết nhiều tác phẩm có tựa đề
rất nhẹ nhàng nhưng chuyên chở những nội dung giáo dục và đạo đức rất sâu sắc
không chỉ dành riêng cho độc giả Công Giáo mà cho mọi người như Suối Nguồn Tình
Yêu, Đi Tìm Nét Văn Hóa Việt, Vũ Khúc Thăng Ca, Nhịp Múa Sông Thanh, Khúc Sáo
Ân Tình v.v.. Mỗi khi có dịp thưa chuyện với Cha cũng là lúc tôi học được thêm
nhiều điều mới lạ. Tôi giới thiệu Cha với nhiều văn nghệ sĩ thân hữu ở
California, Texas v.v.. và ai cũng quý mến Cha."
Lm. Trần Cao Tường và Trần Trung Đạo
Linh mục Trần Cao Tường
mà tôi vẫn nghe tiếng lòng của Ngài đã một thời chia sẻ rằng Ngài quý mến Trần
Trung Đạo và tôi, ngài biết cả hai chúng tôi đều là phật tử, nhưng ngài không
thấy sự cách biệt tôn giáo với hai chúng tôi. Tôi cảm mến và cám ơn Ngài cho
chúng tôi những cảm nghĩ tốt đẹp như vậy. Tôi xin gửi tư tưởng của Cha Tường
nhân dịp này đến Đạo vậy.
Nói đến Trần Trung
Đạo, không thể bỏ qua lãnh vực thi ca, tôi như nhiều người vốn thích bài thơ
bất hủ "Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười", thơ được nhạc sĩ Võ Tá Hân
phổ thành nhạc. Một bài ca nhạc về người mẹ tiêu biểu ngợi ca bóng hình người
mẹ bao la. Đạo viết về mẹ anh trong trân quý, trong cảm động tràn dâng:
"Mẹ là biểu tượng
trọn vẹn và tuyết đối của tinh thần Chân Thiện Mỹ.
Nếu có một người để chúng ta
có thể san sẻ những điều thầm kín, riêng tư nhất, thì người đó phải là mẹ. Nếu
có một người có thể tha thứ cho chúng ta dù phạm phải bất cứ một lỗi lầm gì,
người đó sẽ là người mẹ. Tôi tin, nếu chúng ta biết dành ý nghĩ đầu tiên của
một ngày, thay vì để nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi nhưng là để nghĩ về mẹ,
nghĩ về khuôn mặt của mẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò của mẹ hay thậm chí chỉ
để gọi tiếng mẹ thôi, chúng ta sẽ có một ngày an lành và hạnh phúc."
Bạn bè của Đạo biết bà
mẹ Hòa Hưng là mẹ nuôi, nhưng trong cái tâm đạo của người con, Đạo rất quý bà
như mẹ ruột.
"Tôi nhớ đến mẹ,
người mẹ Hòa Hưng vất vả nuôi nấng bảy đứa con, trong đó tôi là con lớn nhất,
trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mẹ tôi bán bánh bèo ở đầu đường để nuôi
chúng tôi ăn học. Mẹ tôi tình nguyện đi kinh tế mới ở Sông Bé để các em tôi còn
được phép ở lại Sài Gòn học hết bậc phổ thông. Mẹ tôi đi mót lúa, mót khoai gởi
về nuôi nấng chúng tôi trong những ngày đói khổ. Thơ gửi mẹ:
Ðổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười, TT. Đạo:
“Nhấc chiếc phone lên
bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá
thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười...”
Tôi kính yêu mẹ. Mẹ Hòa
Hưng là người săn sóc tôi trong những tháng ngày khó khăn nhất của tôi và người
đã thôi thúc tôi viết nên bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười trong đêm mưa
hơn mười năm trước. Tuy nhiên, mẹ của Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười không phải
là người đã mang tôi vào cuộc đời này."
Đạo là người con hiếu
thảo, vẹn tròn đạo đức. Đạo đức vốn dĩ là sức mạnh của tâm hồn. Anh kể về mẹ
ruột của mình, bóng người mẹ mà anh không thể hình dung ra được, bởi vì:
"Người mẹ sinh ra
tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi tôi gần
như không biết mặt mẹ
mình. Trong tuần hoàn của vũ trụ, giọt nước còn biết mẹ mình là mây, chiếc lá
còn biết mẹ mình là cây, còn tôi thì không. Tôi là đứa bé cô độc, một con người
cô độc, không anh em, không chị em. Tôi lớn lên một mình với cha tôi trong cảnh
gà trống nuôi con trong căn nhà tranh nhỏ ở làng Mã Châu, quận Duy Xuyên."
Tôi có viết bài về Đạo, chia sẻ nỗi cảm thông với anh:
"Đại thi hào Nga
Aleksandr Sergeyevich Pushkin là người có những đóng góp to lớn trong việc phát
triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và toàn châu Âu. Ông mất khi mới 37 tuổi
nhưng đã để lại nhiều kiệt tác như "Evgeny Onegin", "Con gái
viên đại úy", "Con đầm pích", "Boris Godunov",... Ông
được coi là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn và tả chân của nước Nga và châu
Âu thế kỷ 19. Pushkin làm thơ gửi mẹ nuôi mà ông thương, kính trọng như nhũ mẫu
của mình:
Mẹ thân thiết trong những ngày cơ cực
Nguồn mến thương nâng bước đời con!
Rừng thông thăm thẳm cô đơn
Ngóng con ngày tháng mỏi mòn mẹ trông
Trong phòng khách bên song cửa sổ
Như người canh, thương nhớ mênh mang
Tay già lần mũi kim đan,
Như đang đếm bước thời gian chậm buồn
Mẹ thẫn thờ nhìn đường thăm thẳm
Lối cổng vào bỏ vắng từ lâu
Buồn thương, linh cảm, lo âu
Lại càng chất nặng thắt đau
ngực già...
(Gửi mẹ nuôi - Thúy Toàn
dịch từ Nga ngữ)
Aleksandr Sergeyevich Pushkin và Trần Trung Đạo
Tôi nghĩ từ Aleksandr Sergeyevich Pushkin đến Trần Trung Đạo đều
có mẫu số chung, dù dưỡng mẫu hay nhũ mẫu, hai nhà thơ đã dành những tâm tư
trang trọng nhất cho 2 mẫu người mẹ trong văn học, thực vậy từ Âu sang Á, sự
xúc cảm về mẹ cho văn chương mẹ mãi mãi thăng hoa."
Ngày được tin bà mẹ Hòa
Hưng của Trần Trung Ðạo đã ra đi khỏi cuộc đời này. Nhiều bạn bè chia sẻ cùng
Đạo dip bà mẹ Hòa Hưng đã mệnh chung trong thanh thản, nhẹ nhàng. Tên thật của
bà là Phan Thị Diên, Pháp danh Diệu Hồng, sinh năm 1924 và qua đời ngày 21
tháng 12 năm 2014 tại Hòa Hưng, Sài Gòn, hưởng thượng thọ 91 tuổi.
Bài thơ bi ai cảm động
khác Đạo sáng tác tôi thích là Người Lính Già Vừa Chết Đêm Qua.
Người lính già Việt Nam
Vừa mới chết đêm qua
Trên đường phố San Jose bụi bặm
Anh đã đi bao nhiêu nghìn dặm
Ðến nơi đây chỉ để chết âm thầm
Không một phát súng chào
Không cả một người thân
Không ai nói với anh một lời tiễn biệt...
Tôi gởi anh đôi dòng thơ
Từ trái tim của một thằng em nhỏ
Cũng lạc loài lưu lạc như anh
Chúng ta, hai chiếc lá chung cành
Bay phơ phất trước từng cơn bão tố
Ngủ đi anh bình yên nơi chín suối
Ðau thương nầy em sẽ viết thay anh..."
Trần Trung Ðạo còn có bài thơ về tình bạn, Những Người Bạn Tôi
Chưa Hề Quen:
Cũng như anh, tôi ngàn đêm thao thức
Hãi hùng mơ chung một giấc chiêm bao
Có tiếng quân reo, ngựa hí, kêu gào
Tiếng xích khua vang, tiếng người rên siết
Cũng như anh, tôi đôi lần ra biển
Hướng về Nam mây trắng một màu tang
Có ai về xoay ngược bánh thời gian
Cho tôi nhặt những mảnh đời đã mất...
Trong thơ tôi mùa Xuân chim không hót
Thu không vàng, Hạ chẳng để yêu đương
Thơ của tôi là máu rỉ trăm đường
Là u uất đã chìm sâu trong đất
Cũng như anh, tôi mười năm đất khách
Có gì vui đời một kẻ lưu vong
Khi tôi chết nấm mồ hoang cỏ mọc
Đã làm gì để lại với non sông ?"
Trần Trung Đạo suy tư trăn trở về quê hương, cách xa Sài Gòn
khoảng mười hai ngàn dặm, anh làm bài thơ Ở Một Nơi Không Có Mùa Xuân:
“Ở một nơi không có mùa xuân
Chim chóc cũng chẳng buồn về đậu
Ngày hai buổi em về qua xóm lạ
Buồn vương trên tóc nhớ theo chân
Nắng Sài Gòn từng giọt rưng rưng
Thời con gái tan theo từng giọt nắng
Anh ra đi phố phường xưa hoang vắng
Tháng năm buồn kỷ niệm ngủ không yên...
Vầng trăng ước trong lòng em vẫn sáng
Mười năm chờ nghe một tiếng thương yêu
Em nối tình mình theo mũi chỉ đường kim
Ðan chiếc áo cho ngày anh trở lại
Nhưng bóng hạc vẫn nghìn trùng bay mãi
Ðể giang hà mòn mỏi tiếng thông reo.
Ði đi anh đừng trở lại đây
Em sẽ khóc nhưng không hề nuối tiếc
Chỉ tội nghiệp cho anh một đời thua thiệt
Gian khổ tù đày để được thế thôi sao?"
Trần Trung Đạo vượt
biên bằng đường biển, bỏ phiếu cho chế độ Cộng Sản bằng chân, văn thơ của anh
ngậm ngùi cho quê hương Việt Nam, nhưng rất cứng rắn với người Cộng Sản. Tập
sách 600 trang, Chính Luận trình bày những ý tưởng gắn bó với dân tộc Việt Nam,
vạch trần những sai trái, những tội ác của ác đảng Cộng Sản Việt Nam, cũng như
quân Tàu Cộng Bắc phương, quan điểm anh trình bày bằng văn phong ôn hòa, có
những bài viết tâm bút hay những bài thơ mang nỗi xót xa của người dân Việt bị
cầm tù tại quê hương. Tôi tham dự buổi ca nhạc của nhạc sĩ Phạn Văn Hưng tại
Little Sài Gòn ngày 12/10/2008, Phạn Văn Hưng hát cho dân tộc Việt Nam trong
khát vọng tự do dân chủ, cho người dân hiền hòa bị chế độ Cộng Sản ngược đãi,
chà đạp nhân quyền. Buổi ca nhạc đó có bài ca bi ai lắm, bài Đứa Bé Việt Nam Và
Viên Sỏi, phổ thơ của Trần Trung Đạo, kể chuyện bất hạnh của cháu bé trong
chuyến vượt biên buồn thảm, cha mẹ mất, cháu bơ vơ. Lời thơ ai oán của chuyến
vượt biến vượt biển trốn chạy chế độ Cộng Sản, trích dẫn:
Bên bờ biển Palawan
Có một em bé gái
Tuổi mới chừng lên sáu lên năm
Ðang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Và nói chuyện một mình
Như nói với xa xăm.
- Em đến từ Việt Nam
Câu trả lời thường xuyên và duy nhất
Hai tiếng rất đơn sơ mà nhiều người quên mất
Chỉ hai tiếng nầy thôi
Em nhớ kỹ trong lòng
Em chỉ ra ngoài Ðông Hải mênh mông
Cho tất cả những câu hỏi khác
Mẹ em đâu?
- Ngủ ngoài biển cả.
Em của em đâu?
- Sóng cuốn đi rồi.
Chị của em đâu?
- Nghe chị thét trên mui.
Ba em đâu?
Em lắc đầu không nói.
- Bé thức dậy thì chẳng còn ai nữa
Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
Trên ghe sót lại chỉ dăm người
Lạ lùng thay một em bé mồ côi
Ðã sống sót sau sáu tuần trên biển...
Đôi dòng tiểu sử về Trần Trung Ðạo, quê quán ở làng Nghi Hạ, huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Anh theo học phổ thông tại các trường trung học Duy
Xuyên, trung học Trần Quý Cáp tại Hội An. Cựu sinh viên Kinh tế và Luật tại Đại
học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
Trần Trung Đạo vượt biên
bằng đường biển năm 1981, tạm trú tại trại Palawan rồi sang định cư tại Hoa Kỳ.
Anh theo học ngành điện toán tại các trường Wentworth Institute of Technology
và Boston University rồi làm kỹ sư điện toán cho một công ty đầu tư tài chính
tại Boston.
Trần Trung Đạo làm thơ từ thời còn ở Việt Nam. Tại Hoa Kỳ ông bắt
đầu tham gia các sinh hoạt văn hóa, tuổi trẻ trong mạng lưới Internet từ cuối
thập niên 80.
Đạo có nhiều đóng góp vào nỗ lực xây dựng các phong trào trẻ tại
hải ngoại từ đầu thập niên 90 đến nay và thường xuyên tham gia thuyết trình về
các chủ đề tuổi trẻ tại các cộng đồng Việt Nam, các hội nghị nhân quyền, tại
các đại học, tổng hội sinh viên, trại hè sinh viên.
Tác phẩm anh xuất bản:
Giấc mơ Việt Nam (văn)
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười (tập thơ)
Thao thức (tập thơ)
Thơ Trần Trung Đạo (tập thơ)
Tâm bút Trần Trung Đạo (văn)
Mao Trạch Đông, cuộc đời chính trị và tình dục (lược dịch)
Chính luận Trần Trung Đạo (văn, Nhà xuất bản Cổ Loa,
2014)
Trong tiểu luận của Trần
Trung Đạo về Giấc Mơ Việt Nam, trích dẫn tiêu biểu:
"Câu chuyện thành
công của nước Mỹ, đúng như Roger Rosenblatt viết, đã bắt đầu từ một giấc mơ
chung: Giấc Mơ Người Mỹ hay American Dream như chúng ta thường nghe gọi bằng
tiếng Anh. American Dream được định nghĩa trong tự điển Wordsmyth như là “một
lý tưởng của người Mỹ, nhờ đó, con người nhận được sự giàu có vật chất, bình
đẳng, tự do, và các giá trị tương tự (the American ideal that any man or woman
may obtain material wealth, equality, freedom, and the like)”.
American Dream đã giúp
nhân dân Mỹ chiến thắng đạo quân tinh nhuệ của Anh Hoàng George III trong cuộc
chiến tranh giành độc lập (1775-1783), đã giúp nhân dân Mỹ vượt qua những bất
đồng kinh tế chính trị sâu sắc trong thời kỳ chiến tranh nội chiến (1860-1865),
đã giúp đưa nước Mỹ trở nên quốc gia có lợi nhất sau cả hai cuộc chiến tranh
thế giới.
American Dream là giấc mơ mà những người cha sáng lập của quốc gia
Hoa Kỳ từng ôm ấp và theo đuổi: Tự Do, Dân Chủ và Cường Thịnh. Tổng Thống đầu
tiên George Washington đã từng dặn dò: “Tôi mong được thấy Hoa Kỳ mãi mãi là
đất nước của tự do và công lý”. Tượng đài kỷ niệm Tổng Thống George Washington
được kiến trúc dựa theo tinh thần độc lập, tự chủ và vươn lên đó.
American Dream là giấc
mơ bình đẳng mà Mục Sư Martin Luther King đã đọc trên thềm đài kỷ niệm Lincoln
ngày 28 tháng 8 năm 1963: “Tôi mơ một ngày, trên đồi Georgia, con cháu của những
người nô lệ cũ, và con cháu của những chủ nô cũ, ngồi lại với chung một bàn
trong tình huynh đệ...Tôi mơ một ngày, bốn người con của tôi sẽ được sống trong
một đất nước, nơi đó, chúng sẽ không bị phán xét do màu da mà chính bằng tư
cách riêng của chúng”.
American Dream, qua nhiều thời đại, từ những người trên chiếc tàu
Mayflower cho đến hôm nay, đã được làm phong phú thêm để trở thành một bản sắc
văn hóa, một truyền thống đặc biệt của quốc gia này.
Trở về với lịch sử Việt Nam, tổ tiên chúng ta, ông bà chúng ta đã
bao giờ mơ và theo đuổi Giấc Mơ Việt Nam chưa?...
Giấc Mơ Việt Nam là giấc
mơ của những bàn tay khối óc xây dựng nên nền văn hóa Đông Sơn, bắt đầu từ hàng
ngàn năm trước, trải dài đến thời điểm cực thịnh vào thế kỷ thứ 5 trước Công
Nguyên. Những chiếc trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lữ được chạm trổ tinh vi đánh dấu
một thời đại vàng son trong tiến trình phát triển văn minh nhân loại. Những cổ
vật quý giá đó, không phải chỉ là những biểu tượng cho văn minh dân tộc chúng
ta mà còn đại diện cho cả nền văn minh vùng Nam Á đương thời. Chính tinh thần
văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn đã hun đúc thành sức mạnh dân tộc, để các thế kỷ sau
đó, đủ sức đối kháng với sự xâm lăng thô bạo của các nguồn văn hóa mang ý đồ
đồng hóa phát xuất từ phương Bắc.
Thật vậy, mặc dù hơn một
ngàn năm trong bóng đêm nô lệ nhà Hán, nhà Ngô, nhà Đường với bao nhiêu cực
hình đày đọa, sáng xuống bể tìm ngọc châu, chiều lên non săn ngà voi, trầm
hương, châu báu, dân tộc Việt vẫn bảo vệ được tính độc lập, vẫn giữ được bản
sắc văn hóa Việt trong sáng và thuần nhất. Đất nước chúng ta đã hơn một lần bị
mất đi và giành lại được nhưng chúng ta hãnh diện nói lớn rằng dân tộc Việt Nam
chưa bao giờ bị mất gốc. Hiếm có trên một đất nước nào, ở đó, tên của một con
sông, một ngọn núi, một thôn làng, cũng có thể làm cho người dân khi nhắc đến
phải rơi nước mắt. Những Phong Hóa, Nam Quan, Mê Linh, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Thiên
Trường, Diên Hồng, Chi Lăng, Lam Sơn, Đống Đa, v.v... không phải chỉ đơn giản
là những địa danh lịch sử, mà hơn thế nữa, còn là là nơi giữ gìn anh linh hùng
khí của dân tộc chúng ta. Hình ảnh những chiếc búa, những chiếc rìu, những mũi
thương, mũi đao, mũi tên bằng đồng đào được ở vùng Trung Châu, Bắc Việt, ở Sông
Bạch Đằng, dọc Ải Nam Quan không chỉ là những cổ vật mà còn là chứng tích của
bao nhiêu trận mạc, bao nhiêu cuộc chiến đấu, bao nhiêu máu xương và nước mắt của
tổ tiên Lạc Việt đã đổ xuống trước áp lực của các triều đại Bắc phương xâm lấn
khác.
Giấc Mơ Việt Nam là giấc mơ của hai người phụ nữ Việt đất Mê Linh
uy danh lừng lẫy, đã can đảm thắp lên ngọn lửa tự do cho dân tộc. Một ngàn năm
trăm năm trước Jeanne d'Arc, người phụ nữ Pháp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống
ách cai trị của người Anh, tại vùng Đông Á đã có hai người phụ nữ Lạc Việt,
Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa chống nhà Hán và lập nên một triều
đại huy hoàng. Dù chỉ trị vì được 3 năm, tinh thần “giặc đến nhà đàn bà phải
đánh” của hai bà đã trở thành truyền thống yêu nước tồn tại đến ngày nay.
Giấc Mơ Việt Nam là giấc
mơ của các bô lão được Vua Trần Thánh Tông triệu đến Điện Diên Hồng để hỏi ý
trước cuộc xâm lăng của đại quân Mông Cổ vào tháng Chạp năm 1284. Lần đầu tiên
trong lịch sử, sức mạnh dân tộc Việt thể hiện không chỉ bằng lòng yêu nước
nhưng còn bằng tinh thần dân chủ. Chính sức mạnh tổng hợp vô địch của lòng yêu
nước và tinh thần dân chủ đã đẩy lui bao nhiêu vạn hùng binh Mông Cổ trong ba
cuộc chiến chống quân Nguyên lừng lẫy. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã cảm khái
sau cuộc kháng Nguyên lần thứ hai:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông muôn thưở vững âu vàng
Giấc Mơ Việt Nam là giấc
mơ của Bình Định Vương Lê Lợi sau ba lần tổn thất phải lui về tử thủ Chí Linh.
Quân kháng chiến đã phải đào củ chuối, giết ngựa chiến mà ăn. Suốt mười năm nằm
gai nếm mật đầy hy sinh gian khổ, khi hòa khi chiến, lúc cương lúc nhu, tổ tiên
chúng ta trong thời đại nhà Lê cuối cùng đã giữ được Giấc Mơ Việt Nam còn sống.
Nguyễn Trãi đã kết luận trong Bình Ngô Đại Cáo: “Xã tắc từ đây vững bền, giang
sơn từ đây đổi mới, càn khôn bĩ rồi lại thái, nhật nguyệt hối rồi lại minh,
ngàn năm vết nhục nhã sạch làu, muôn thuở nền thái bình vững chắc, âu cũng nhờ
trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ”. Sử gia Phạm Văn Sơn trong
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã nhận xét về Giấc Mơ Việt Nam: “Và cũng có thể nói
rằng những cuộc hưng vong thê thảm này đã hun đúc cho dân tộc chúng ta một tinh
thần tranh đấu bền bỉ, để tồn tại đến ngày nay, oanh liệt dưới vòm trời Đông
Nam Á”...."
Giấc Mơ Việt Nam - Mê Linh- Chí Linh
Bài viết này xin kết
thúc bằng “Giấc Mơ Việt Nam” của Trần Trung Đạo đã đưa ra hình ảnh tiêu biểu
của được giấc mơ Việt Nam:
Nếu nước Hoa Kỳ được
thành lập từ những giấc mơ của người dân các nơi đến đây đóng góp và xây dựng,
và những giấc mơ đó đã được thực hiện hoàn mỹ tạo đất nước này thành công để là
một quốc gia vĩ đại, thật sự hùng mạnh và phú cường.
Nếu giấc mơ của Tổng
thống đầu tiên Hoa Kỳ George Washington mơ rằng: ”Tôi mong được thấy Hoa Kỳ mãi
mãi là đất nước của tự do và công lý”, để rồi nước này thành công vĩ đại vì bởi
những giá trị của sự tự do, công bình, dân chủ và nhân quyền.
Nếu giấc mơ về
công bình xã hội của Mục sư Martin Luther King rằng: “Tôi mơ một ngày, trên đồi
Georgia, con cháu của những người nô lệ cũ, ngồi lại chung một bàn trong tình
huynh đệ... Tôi mơ một ngày, bốn người con của tôi sẽ được sống trong một đất
nước, nơi đó, chúng sẽ không bị phán xét do màu da mà chính bằng tư cách riêng
tư của chúng”, xứ Mỹ này đã có những đạo luật công bình hơn để chận đứng các sự
kỳ thị trong xã hội.
Xin Đấng tạo hóa trên
cao phù trợ cho giấc mơ Việt Nam của Trần Trung Đạo được như giấc mơ Hoa Kỳ để
Việt Nam ta sớm có được tự do, dân chủ và nhân quyền, để Việt Nam ta sớm có
được hùng mạnh và phú cường, và để Việt Nam ta sớm có được sự bình đẳng,
không bị kỳ thị "hồng hơn chuyên", bị kỳ thị chênh lệch xã hội do
quyền thế lãnh đạo, do tham quyền nhũng lạm.
Sau cùng, lời riêng xin chúc mừng Trần Trung Đạo mang tác phẩm
"Chính Luận" về Nam Cali được đón nhận nồng nhiệt.
Trần Việt Hải
Los Angeles, 15/01/2015
Trần Việt Hải và Trần Trung Đạo
_______________________________________________________________________________________________________
Ðỉnh Gió Hú với Emily Brontë,
cùng Nhất Linh và Nguyễn Tường Thiết
Tác phẩm duy nhất
và nổi tiếng của nữ nhà văn người Anh, Emily Brontë, là quyển Wuthering
Heights, có tên Việt ngữ là Ðỉnh Gió Hú. Trong bài viết này tôi xin đề cập hai
nhà văn cũng là hai dịch giả Nhất Linh và Nguyễn Tường Thiết liên quan đến
những bản dịch trước và sau năm 1975.
"Đỉnh Gió
Hú" là một truyện tình lãng mạn, bi ai vì yêu nhau mà không thành, rồi
sinh lòng thù hận, cốt truyện xẩy ra nơi miền đồng hoang Haworth, vùng West
Yorkshire, bên Anh quốc, tác phẩm đưa tâm hồn độc giả qua những cảm giác bi
thảm vì sự buồn bã, ảm đạm nhất trong loại chuyện hư cấu. Vào cuối thế kỷ 18,
phong trào lãng mạn (romanticism) đã tràn vào nước Anh và nền văn học Anh có bộ
môn văn chương đáng lưu ý nhất là thi ca, thi phú (poetry). Đề cập đến phong
trào lãng mạn này của nước Anh, chắc hẳn phải nói đến những tài danh như Lord
Byron, Samuel Taylor Coleridge, Robert Burns, Percy Bysshe Shelley, William
Wordsworth, John Keats, William Blake,... Hãy kể thêm nhà văn nữ Jane
Austen, người được xem như thuộc trường phái lãng mạn cổ điển, nổi bật qua các
tác phẩm Sense and Sensibility (1811), Pride and Prejudice (1813), Mansfield
Park (1814) và Emma (1815). Và đến cuối giai đoạn của phong trào lãng mạn này
bỗng xuất hiện là những ngòi bút gây sóng gió cho văn chương Anh là những chị
em nhà Brontë với các danh tác như Jane Eyre (Kiều Giang), Villette và Wuthering
Heights (Đỉnh Gió Hú).
Đọc lời giới
thiệu sách của nhà văn Nguyễn Tường Thiết khi giới thiệu tác phẩm Wuthering
Heights, ông viết:
"Đỉnh Gió Hú là tác phẩm dịch thuật duy
nhất của văn hào Nhất Linh. Ông đã dành những giờ rảnh hiếm hoi trong cuộc đời
rất bận rộn của ông để dịch cuốn Wuthering Heights này từ nguyên tác Anh ngữ
phối hợp với bản Pháp ngữ Les Hauts de Hurle-Vent của dịch giả Frédéric
Delebecque. Đầu tiên ông dịch nhan truyện là Mỏm Gió Hú, về sau được sửa thành
Đỉnh Gió Hú trước khi đăng một phần trên Nguyệt san Tân Phong(Sài Gòn, Việt
Nam) vào năm 1960.", kể tiếp về bản dịch của thân phụ Nhất Linh, ông viết:
"Trong bản
thảo viết tay mà chúng tôi hiện giữ có ghi những mốc thời gian từ lúc khởi dịch
cho đến khi kết thúc: 19-12-1952, 21-8-1953, 27-6-1960 và 18-1-1962. Như vậy, sau
khi viết xong cuốn tiểu thuyết sau cùng Giòng Sông Thanh Thủy vào năm 1961, Nhất
Linh đã cố gắng mà không dịch xong Đỉnh Gió Hú trước khi ông qua đời vào ngày
7-7-1963... Năm 1974 chúng tôi phụ trách nhà xuất bản Phượng Giang có nhờ
nhà văn Bảo Sơn dịch tiếp và Đỉnh Gió Hú được xuất bản lần đầu tiên năm 1974
tại Sài Gòn, Việt Nam... Hiện nay vì không có trong tay ấn bản của nhà Phượng
Giang để in lại, nên chúng tôi quyết định đánh máy từ bản thảo của Nhất Linh và
tự dịch tiếp một số chương cuối để hoàn tất và tái bản cuốn truyện giá trị này.
Chúng tôi cố gắng theo sát tinh thần dịch thuật của văn hào Nhất Linh để giữ
cho hơi văn toàn tác phẩm được thuần nhất."
Nhà văn W.
Somerset Maugham đã chấm tác phẩm Đỉnh Gió Hú là một trong mười cuốn tiểu
thuyết mà ông cho là hay nhất của mọi thời đại, (selected by W. Somerset
Maugham as one of the 10 greatest novels of all time). Dịch giả Nguyễn Tường
Thiết viết tiếp: "Dịch giả Nhất Linh đã ca tụng Đỉnh Gió Hú như là một
trong những cuốn truyện hay nhất thế giới. Trong cuốn biên khảo của ông Viết và
đọc tiểu thuyết Nhất Linh đã xếp Đỉnh Gió hú vào "những sách hay của nhân
loại, đời đời công nhận, có giá trị bền mãi với thời gian, như những cuốn
Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Tình nghĩa vợ chồng, Một bản đàn của
Tolstoĩ, cuốn Những linh hồn chết của Gogol, cuốn Mấy anh em Karamazov,Những
người bị ám ảnh của Dostoievsky...". Cũng theo cuốn biên khảo đó, Nhất
Linh còn viết: “Trong cuốn sách lạ lùng của nữ văn hào Anh quốc Emily Brontë,
cuốn Đỉnh Gió Hú, xuất bản năm 1847, tác giả đã để một người vú già kể chuyện
lại. Một vú già kể chuyện thì còn làm gì có những chỗ giảng giải về tâm hồn, ý
nghĩ nhân vật nữa, tuyệt nhiên không có, tuyệt nhiên vú già chỉ là người đứng
ngoài thôi. Thế mà chỉ bằng một giọng kể chuyện rất thường, bằng những chi
tiết, vú già đó đã cho người ta thấy tất cả cái sâu xa của tâm hồn người trong
truyện."
Nhà văn Nhất Linh + Nv. Nguyễn Tường Thiết
Nhà văn Nguyễn
Tường Thiết định cư tại Seattle, Washington, trong cuộc sống hưu trí, ông bỏ
thời gian đọc lại, và hiệu đính khi đánh máy lại bản thảo của thân phụ, và dịch
phần cuối dở dang của bản thảo về tác phẩm Wuthering Heights: "Tôi tìm
được một nơi có thể thực hiện cả hai thứ một lúc. Hồ Green Lake và quán cà phê
Starbucks. Buổi sáng tôi thức dậy sớm lái xe đến hồ, đậu xe ở parking, chạy bộ
một vòng quanh hồ chu vi 5 cây số, rồi tay xách cặp laptop, tôi đi ngang vườn
hoa băng qua đường vào quán cà phê. Nơi đó nếu phía trong quán khách không ngồi
đông lắm như hôm nay, tôi có một chỗ ngồi lý tưởng có thể vừa đánh máy vừa nhìn
được cảnh bên ngoài."
Green Lake tọa
lạc ở phía bắc của trung tâm thành phố Seattle, Washington, bên cạnh hồ là cái
công viên trùng tên đẹp đẽ và thơ mộng. Nhà văn làm công tác hiệu đính và dịch
thuật trong khung cảnh thiên nhiên thật lý tưởng, có món café Starbucks đi kèm.
Thật nhất dương chỉ rồi chứ nhỉ. Tôi đọc tiếp:
"Đó là tập
bản thảo dịch Đỉnh Gió Hú của Nhất Linh tôi đang đánh máy 50 năm sau tại một
quán cà phê Starbucks thành phố Seattle ngày 23 tháng 8 năm 2006. Nơi một chiếc
bàn tròn nhỏ sát cửa kính nhìn ra hồ Green Lake...
Nguyễn Tường
Thiết."
Green Lake/Green
Park, Seattle, Washington.
Bút thự của nhà văn Nhất Linh
Bút thự của nhà văn Nhất Linh
Phần kế người
viết xin lược sơ về nội dung của danh tác Wuthering Heights, mà địa danh này
mang tên vùng đất hoang vắng ở hướng tây của vùng Yorshire, nơi câu chuyện xảy
ra. Về phiên bản được Holywood. Phiên bản điện ảnh đầu tiên của "Wuthering
Heights" được quay tại Anh và đạo diễn bởi A.V. Bramble năm 1920 và các phiên
bản kế tiếp sau đó. 2011 là phiên bản mới do Adrea Arnord đạo diễn, tham
gia Liên hoan phim Venice. d quay thành phim vào năm 1939, do đạo diễn William
Wyler thực hiện. Các diễnn viên gồm:
1/ Vai chánh nữ
do Merle Oberon Cathy [Catherine Earnshaw]
2/ Vai chánh nam
do Laurence Olivier Heathcliff
3/ David Niven
Edgar [Linton]
4/ Flora Robson
Ellen [Dean]
5/ Geraldine Fitzgerald
Isabella [Linton]
6/ Hugh Williams
Hindley [Earnshaw]
7/ Leo G. Carroll
(Joseph)
8/ Miles Mander
(Lockwood)
9/ Cecil Kellaway
(Earnshaw).
Hãng phim phân
phối là Samuel Goldwyn, Inc.
Wuthering Heights đã nhiều lần được
chuyển thể thành phim. Ngoài phiên bản trên được quay Mỹ trước Đệ Nhị Thế
Chiến. Phiên bản điện ảnh đầu tiên của tiểu thuyết Wuthering Heights được quay
tại Anh và đạo diễn bởi Albert Victor Bramble (1887–1963) vào năm 1920 và các
phiên bản kế tiếp sau đó. Phiên bản gần nhất được sản xuất năm 2011 của Andrea
Arnold, nữ đạo diễn từng đạt giải Oscar hạng mục phim ngắn năm 2005. Bộ phim
từng được đề cử giải Sư tử vàng liên hoan phim Venice. Đây cũng là bản được Hội
đồng Anh chọn giới thiệu.
Tác phẩm Đỉnh gió hú được nhà văn Emily
Brontë cho xuất bản lần đầu năm 1847 dưới bút hiệu Ellis Bell, lần xuất bản thứ
hai của tác phẩm là sau khi Emily đã qua đời và lần xuất bản này được biên soạn
bởi chính chị gái của bà là Charlotte Brontë. Tên của tiểu thuyết bắt nguồn từ
một câu chuyện tình yêu không thành giữa đôi tình nhân Heathcliff và Catherine
Earnshaw, như hgai vai chính của cốt chuyện.
Đỉnh Gió Hú là một chuyện tình buồn, có
yêu nhau và rồi có thù hận. Sự hận thù dai dẳng. Ngòi bút của Emily Brontë xoay
quanh chủ đề Tình yêu và Thù hận, cốt truyện khai thác quan điểm chênh lệch về
giai cấp xã hội. Người con nuôi Heathcliff không được dùng tên họ của dòng dõi
Earnshaw đã cho thấy sự phân biệt ngay từ đầu. Heathcliff là nhân vật chính
trong suốt cả tiểu thuyết. Anh là một đứa trẻ mồ côi được gia đình Earnshaw đem
về nuôi nấng. Lọt vào gia đình Earnshaw Heathcliff dần dà đem lòng yêu thương
con gái của cha mẹ nuôi là Catherine Earnshaw và trở thành cái gai trong mắt
của anh trai của Catherine là Hindley. Rốt cuộc Catherine Earnshaw cũng đáp ứng
yêu lại Heathcliff. Nhưng Catherine có tính cách phóng khoáng, thích bay nhảy
và đôi khi quá bay bướm đùa giỡn với tình yêu, cô nàng yêu Heathcliff nhưng lại
coi việc cưới anh này là không thể được vì hố sâu ngăn cách nề nếp xã hội,
chênh lệch về địa vị của hai người. Để rồi người mà Catherine chọn làm chồng là
Edgar, và chính sự lựa chọn này đã gây nên sự đau khổ cho cuộc đời Catherine,
cùng cả hai người đàn ông Edgar và Heathcliff. Sự phiêu lưu tình cảm đưa đến sự
trả thù nghiệt ngã của Heathcliff mà hậu quả là cái chết của chính Catherine vì
bệnh tật và đau buồn ngay sau khi sinh con gái Cathy.
Hareton Earnshaw là con trai duy nhất của
Hindley Earnshaw. Hareton được Heathcliff nuôi dưỡng với mục đích biến cậu
thành một gã ngang tàng, du côn hầu trả thù những gì Heathcliff đã phải trải
qua ở nhà của họ Earnshaw. Chuyện tình đời sau tiếp diễn khi Hareton vẫn nảy
sinh ra tình cảm yêu Cathy và hai người cũng lấy suôn sẻ tránh lặp lại bi kịch
như mối tình của Heathcliff và Catherine.
Catherine "Cathy"
Linton là con gái của Catherine Earnshaw và Edgar Linton. Cô được thừa hưởng
tính tình phóng khoáng và mạnh mẽ của mẹ cũng như tình thương người của cha.
Chính vì tình thương này mà cô đã bị Heathcliff bắt ép phải làm đám cưới với
Linton để rồi nhanh chóng trở thành người đàn bà góa chồng. Sau một thời gian
bị giam lỏng trong căn nhà ở Đỉnh gió hú, cô có cảm tình với con trai của
Hindley là Hareton và cưới anh tình nhân sau cái chết của Heathcliff.
Đỉnh Gió Hú
(Wuthering Heights) là tên nơi ở của ông dữ dằn Heathcliff, nhân vật chính
trong tác phẩm văn chương lừng danh của Emily Brontë, xuất bản vào năm 1847,
vài tháng sau khi xuất hiện tác phẩm danh tiếng Jane Eyre của người chị ruột là
Charlotte Brontë.
Film Wuthering
Heights
Sau cùng người
viết xin duyệt qua về gia đình Brontë của những nhân tài văn học nhưng yểu
mệnh. Văn học thế giới đã và sẽ còn nhiều bàn bạc để nói về trường hợp đặc biệt
của ba chị em nhà Brontë: Charlotte Brontë, Emily Brontë và Anne Bronte. Mặc dù
tuổi sinh mệnh của mỗi người không dài lắm, hay khá ngắn ngủi (người thọ nhất
đã không vượt quá nổi số tuổi 40), song vậy họ đã làm được những thành tích phi
thường là để lại cho đời những kiệt tác văn chương. Tuy nhiên, xét cho cùng gia
đình Emily Brontë là một gia đình bất hạnh.
Emily sinh năm
1818 là em gái của Charlotte Brontë và là người con thứ 5 trong gia đình có 6
anh chị em. Ngay từ khi còn nhỏ, Emily đã phải sống trong bầu không khí u ám
xám xịt từ những cái chết của người thân xung quanh bà. Lên 3 tuổi, Emily đã
chịu tang mẹ. Hai chị gái của bà cũng chết khi ở độ tuổi lên 10. Anh cả
Branwell đầy tài năng cũng không sống được qua tuổi thanh xuân. Một năm sau khi
Emily mất ở tuổi 30 thì Anne, em gái bà cũng ra đi. Trong các anh chị em, đặc
biệt như Charlotte, người được xem là sống lâu nhất trong gia đình cũng không
qua được tuổi 40. Người cha đau khổ sống để chôn cất tất cả các con của mình
thì một năm sau ông cũng qua đời. Có thể do ảnh hưởng bởi những cái chết trẻ
của những người xung quanh ngoài đời rồi sự chết chóc đó đi vào văn chương bi
kịch tính như những nhân vật trong truyện tiểu thuyết này, tựa sách được chọn
phản ảnh sự bi ai của câu truyện, cũng như địa thế và thiên nhiên xung quanh
của tên "Đỉnh Gió Hú" tại vùng Haworth, Yorkshire, nơi mà người cha
Brontë của bà làm mục sư. Ngôi nhà của gia đình trông ra nghĩa trang xứ đạo yên
tĩnh và sau lưng nhà là một ngọn đồi cô quạnh trên địa thế cao lộng gió. Là một
người sống vói cái riêng tư của chính mình, Emily thường ra đứng trên ngọn đồi
này để nhìn thiên nhiên bao la quanh mình là những dải đồng hoang hoang vu của
miền Bắc nước Anh. Lấy bối cảnh cho cốt truyện như vậy để Emily dựng cấu trúc
cho tiểu thuyết độc đáo độc nhất của tác giả.
Chịu tang
Mẹ mất sớm, cha là người tu hành sống cô độc lặng lẽ, như trên đã nói nhà nằm ở
một con đồi vắng vẻ, quạnh hiu nên chị em nhà Brontë thường lẩn trốn vào thế
giới văn chương chữ nghĩa, họ làm bạn với những tên tuổi trong sách vở William Shakespeare,
John Milton, hay Kinh thánh, tâm hồn họ được gần gủi với những câu chuyện hư
cấu tưởng tượng về một thế giới hoang đường để sáng tác tác phẩm của họ. Emily
là mẫu phụ nữ thích ẩn mình khép kín, sống về nội tâm, bà có những đam mê riêng
tư như về sách vở văn học, thậm chí Emily không muốn ai can thiệp vào những cái
thuộc về đời tư. Bà buồn lòng người chị cả, khi Charlotte xen vào bài viết muốn
sửa đổi cốt truyện của bà.
Truyện Đỉnh
Giói Hú của Emily Brontë như đã đề cập được các nhà văn W. Somerset Maugham và
Nhất Linh ca tụng giá trị của danh tác này. Trong một cuộc bầu chọn những câu chuyện
tình đẹp nhất mọi thời đại ở Anh quốc năm 2007, chuyện tình của Catherine và
Heathcliff được chọn đứng đầu bảng chọn lựa, vượt trên cả chuyện tình bi thương
Romeo và Juliet của Shakespeare (hạng thứ 2), chuyện tình giữa Elizabeth và
Darcy trong tiểu thuyết Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và Định kiến), được in
1813 của Jane Austen (hạng thứ 3). Chủ đề chính của cuốn truyện Đỉnh Gió Hú là
sự trả thù, dù rằng ở phần sau của cốt truyện Heathcliff đã bỏ ý định trả thù.
Duyệt qua cuốn
truyện đầy bi kịch này ta nhận thấy nó đã mô tả những tội lỗi của mọi nhân vật
và tất cả đều bị trừng phạt, ngoại trừ đôi tình nhân hậu sinh Catherine và
Hareton thật sự thương nhau và vì nhau trong cuộc sống, hai người trẻ này đã
vượt qua những khó khăn của quá khứ để làm điều lành lánh điều dữ. Do đó sự
nhận xét của người viết bài Đỉnh Gió Hú trình bày sự tương phản giữa điều tốt
và điều xấu, như tình yêu và sự thù hận. Tác giả Emily Brontë cho sự kết thúc
của truyện của bà viết có hậu. Câu châm ngôn xưa cho rằng "Lòng thù hận
chỉ dấy lên sự xung đột, nhưng tình yêu thương sẽ tránh được tất cả những tội phạm",
hay như nhà văn Josh Billings quan niệm: "Không có sự trả thù nào hoàn
chỉnh bằng sự tha thứ". Xin cho tôi chấm dứt bài viết trong những ý
nghĩ này.
Emily Brontë
(Xin đặc biệt
gửi bài viết đến nhà văn Nguyễn Tường Thiết nhân đọc bài viết của ông cho tôi
ngẫu hứng khi đọc lại danh tác này mà nhà văn Nhất Linh đã chọn dịch thuật, bởi
những giá trị cao quý của tác phẩm).
Trần Việt
Hải
Los Angeles, 15/01/2015.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết