QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, May 4, 2013

TIN THẤT THIỆT


 


 

TIN THẤT THIỆT

TIỂU TỬ -

 

 

Thông Tấn Xã NRMT - Chuyện xảy ra ở Bắc Kinh, giới truyền thông đều không ai biết, vì là vấn đề tối quan trọng, tối mật giữa Trung Quốc và Việt Nam ! Đặc phái viên của chúng tôi, nhờ đã được huấn luyện bởi cơ quan CIB ở bắc Mỹ, nên cho dầu … tối mấy cũng … mò ra tin nóng sau đây :

… Được lời mời khẩn và trong vòng bí mật, chủ tịch nước và thủ tướng VC bay qua Bắc Kinh, được Đồng chí chủ tịch Trung Quốc tiếp tại tư dinh một cách vừa trịnh trọng vừa thân mật, khác với những lần gặp nhau trước đây ! Và cũng khác với trước đây lúc nào cũng đầy người và máy móc truyền thông, hôm nay, ngoài cô thông dịch ra phòng khánh tiết vắng ngắt, cũng không có bóng dáng một nhân viên phục vụ nữa ! Trong cái không khí khác thường đó, hai nhà lãnh đạo Việt Nam – theo thói quen – nghi ngờ ý đồ của người Đồng chí Anh em, nên có ngay tư thế cảnh giác cao độ !

… Sau vài hớp trà – dĩ nhiên là trà … tàu - chủ tịch Trung Quốc nói : " Hôm nay, tôi mời hai đồng chí đến đây để tôi chánh thức trao trả quần đảo Hoàng Sa /Trường Sa lại cho Việt Nam Anh Em ! Vụ việc lịch sử này, tôi muốn dành cho các đồng chí cái danh dự tuyên bố với thế giới khi các đồng chí về lại Hà Nội ! Vì vậy, tôi không cho giới truyền thông có mặt ở đây và cũng giữ kín việc nầy đợi lời tuyên bố của chánh phủ Việt Nam ! ". Nói xong, chủ tịch Trung Quốc cầm lên một cái cập bằng da có kết nhiều hoa văn bằng chỉ vàng mở ra đưa về phía hai lãnh đạo Việt Nam : kẹp ở bên trong là tờ giấy trắng mang chữ tàu viết tay và triện son. Chủ tịch nói tiếp : " Là một văn kiện lịch sử, tôi muốn chính tay tôi viết thay vì đánh máy như thông thường, gọi là một kỷ vật tôi tặng cho nước Việt Nam Anh Em ! ". Sau khi nghe cô thông dịch … dịch văn bản, hai lãnh đạo Việt Nam đứng lên, chủ tịch nước nhận lấy cái cập ôm vào ngực, nói mấy lời cám ơn giọng đầy xúc động !

… Về Hà Nội, hôm sau là họp báo ngay ! Hội trường đầy người và máy móc. Bàn chủ tọa cũng đầy " Đĩnh Cao Trí Tuệ " vì là ngày " trọng đại " mà ! Đúng giờ khai mạc, chủ tịch nước đứng lên vừa cầm cái cập da phất phất trên không vừa tuyên bố : " Báo cáo các đồng chí và quí vị truyền thông trong và ngoài nước đây là văn bản của Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa / Trường Sa lại cho Việt Nam ! ". Cả hội trường ồ lên ngạc nhiên, có nhiều người vừa vỗ tay vừa la lớn " Hoan hô ông Trung Quốc ! Hoan hô ! ". Trong lúc đèn flash máy ảnh chớp lia chia và máy quay phim chúi đầu zoom vào cái cập da, ông chủ tịch mở từ từ cái cập để bày cho hội trường nhìn bên trong : bên trong là một tờ giấy trắng không có chữ nào hết ! Hội trường lại ồ lên, nhiều người la lớn : " Văn bản đâu ? Văn bản đâu ? ". Ông chủ tịch ngạc nhiên, xoay cập về phía mình để nhìn, trong lúc những người trên bàn chủ tọa đều đứng lên châu đầu vào xem. Ông chủ tịch buông rơi cái cập lên bàn và cùng lúc, buông rơi người xuống ghế, thét lên : " Tiên sư nó ! Thằng phản động nào đã đánh cắp văn bản ! ".

… Tiếp theo là màn nội bộ " Đĩnh Cao Trí Tuệ " … xào xáo lục đục, mít nghi xoài, xoài nghi ổi … dài dài ! Truyền thông quốc tế trên báo, trên đài, trên internet … gọi đó là " Trò Hề Xã Hội Chủ Nghĩa " !

… Nhận được báo cáo về chuyện Hà Nội, chủ tịch Trung Quốc cười mỉm, tự tay rót một chung rượu thuốc của đồng chí chủ tịch nước Việt Nam gởi tặng năm ngoái, nhấp từng ngụm nhỏ thích thú ( Rượu đã được cơ quan an ninh bắt ba tên tù uống thử, không thằng nào ngã ra chết, chúng còn khen ngon ! )

 

Tin … thiết thật – 5 / 6 / 2012

Sau tin thất thiệt, Thông Tấn Xã chúng tôi lượm được trên internet tin … thiết thật sau đây, có thể dùng để … " giải mật " tin thất thiệt kể trên – dĩ nhiên là giả thuyết " Có bàn tay phản động đánh cắp văn bản " vẫn còn … hiệu lực cao trong cái " văn hóa nghi ngờ " của chế độ - :

 

Subject: “Bút ma thuật”



Các doanh nghiệp cần thận trọng khi ký kết các văn bản! Cảnh sát Trung Quốc cảnh báo người dân cần đề phòng trước loại bút có tính năng làm biến mất chữ vài ngày sau khi viết. Tốt nhất là người dân nên ký các giấy tờ bằng bút của mình để tránh bị lừa.
Bút mất chữ có hình dáng và chữ viết hệt như một cây bút thông thường - Ảnh: Kunming


“Bút ma thuật” đã trở thành công cụ đắc lực của các tội phạm lừa đảo hợp đồng. Tùy theo chất liệu, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ viết, chữ viết sẽ biến mất trong vòng 15 phút đến 2 ngày sau khi viết mà không để lại bất cứ dấu vết nào. Công an thành phố Thái Nguyên cho biết loại mực trong bút được chế tạo từ một chất đặc biệt, khi kết hợp với không khí sẽ tạo ra phản ứng hóa học khiến chữ mất màu.


Một nghi can họ Vương đã dùng “bút ma thuật” để ký giấy tờ vay 250.000 nhân dân tệ (826 triệu đồng) từ một người họ Lý. Hai ngày sau, chủ nợ họ Lý cuống cuồng khi toàn bộ chữ ký trên giấy nợ đều biến mất. Tương tự, năm 2011 chủ nợ Âu Dương Thanh mất trắng 260.000 nhân dân tệ (960 triệu đồng) khi giấy nợ biến thành một tờ giấy... trắng!


“Bút ma thuật” có giá 10-50 nhân dân tệ (3.300-165.000 đồng), được bán tràn ngập trên mạng mua sắm Taobao và các chợ đầu mối Quảng Đông.

 

* * *

 

Nếu " ông Trung Quốc " đã dùng thứ mực nầy để viết văn bản " Trả Hoàng Sa / Trường Sa Lại Việt Nam " thì thiệt tình ổng đã " chơi " các nhà lãnh đạo Việt Nam một " đòn " còn đau hơn hoạn ! ( Lời người chép tin )

 

TIỂU TỬ

Làm Sao Mà Quên Được!


 

Làm Sao Mà Quên Được!
 
Huỳnh Quốc Bình
 
LTG: Nhân thời điểm 30-4, tôi viết bài này để kính tặng đồng bào tôi, đặc biệt các bậc trưởng thượng, bậc đàn anh là những người đã từng hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu, trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền tự chủ cho miền Nam đến 30-4-75; và cuối cùng tiếp tục chiến đấu đến khi vào tù, để cho người khác đủ thì giờ lên phi cơ, xuống tàu di tản ra hải ngoại lánh nạn VC. Bài viết này tôi cũng muốn đặc biệt tâm tình với quý linh mục, mục sư, giáo sĩ Việt Nam và cấp lãnh đạo những nơi được gọi là "Hội Thánh".

 Nhân tiện tôi cũng muốn đặt câu hỏi với những con dân Chúa là:
Chúng ta nên tuân phục một chính quyền thật sự vì dân như Kinh Thánh đã dạy, hay lại nghe lời giảng dạy của thành phần "giáo quyền" gồm những tay sợ VC hơn sợ Thiên Chúa, rồi muốn người khác cũng giống mình là tiếp tục cúi đầu tuân phục bọn cướp, giống như đảng VC đã và đang cướp của, giết người tại Việt Nam ngày nay?
Bài viết này cũng để nói rằng, không một tên cướp hay đảng cướp nào lại muốn mọi người nhớ mãi những hình ảnh đau thương, tang tóc mà bọn chúng tạo ra cho những nạn nhân của chúng. Đảng cướp VC cũng vậy, chúng rất muốn người dân miền Nam Việt Nam chóng quên đi ngày "Quốc Hận 30-4" để chúng an tâm tiếp tục đè đầu, cởi cổ những người thấp cổ, bé miệng đang nằm trong sự kiềm kẹp của chúng. Để làm được việc đó, chúng có cả khối đứa muối mặt ăn lương chế độ để viết bài ru ngủ những người nhẹ dạ. Theo tôi, muốn thắng VC, muốn ngăn chận tội ác... người ta phải sử dụng cái đầu khôn ngoan, chứ không chỉ bằng những lời cầu nguyện suôn, hoặc những câu nói thiêng liêng nửa vời, hay những lời chửi đổng, hoặc dựa vào bằng cấp tiến sĩ, bác sĩ, hoặc kỹ sư... là được. (HQB)
 
***
Đối với người Việt Quốc Gia, ngày 30-4-75 là một ngày đau thương, ngày miền Nam Việt Nam bị quân cộng sản Bắc Việt thôn tính trọn vẹn, ngày mà cả hai miền Nam Bắc hoàn toàn rơi vào ách thống trị bạo tàn của những kẻ vô thần. Tại hải ngoại, hằng năm, người Việt khắp nơi tổ chức ngày 30-4 trong tinh thần "Quốc Hận 30-4" để tưởng niệm biến cố lịch sử đau thương của dân tộc, hoặc tổ chức ngày "Quốc Hận Đối Kháng 30-4" để lên tiếng tranh đấu chống lại những bất công và sự đàn áp người dân một cách thô bạo mà chế độ VC áp đặt lên đất nước Việt Nam suốt 38 năm qua, nếu chỉ lấy móc điểm ngày 30-4-75.

Nói với người Tin Lành Việt Nam: Trong các sinh hoạt có tính cách đấu tranh, sinh hoạt cộng đồng, người ta thấy hầu hết những người nhận mình là "Đạo Tin Lành" thường không muốn tham dự vì ngại dính dấp đến chính trị. Đây cũng là sự chọn lựa rất bình thường trong phạm vi sinh hoạt tự do, dân chủ. Thế nhưng, những người phản ứng như thế cũng đều biết là: Nếu xét đến bổn phận căn bản của một người công dân bình thường, thì dù là ai, cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với quê hương, dân tộc trên trần gian này. Là một Cơ Đốc Nhân, tôi biết trong Thánh Kinh có dạy: Con dân Chúa là phải tuân phục những chính quyền biết lo cho hạnh phúc người dân, kính kẻ đáng kính, phục kẻ đáng phục (Rô-ma 13); phải lên tiếng bênh vực cho những người thấp cổ bé miệng (Châm-ngôn 31:8-9); kẻ nào làm chứng dối, nói tốt cho kẻ ác sẽ bị dân tộc rủa sả và gớm ghiếc, còn ai quở trách kẻ ác sẽ được đẹp lòng Chúa và phước hạnh sẽ giáng lên người đó (Châm-ngôn 24: 24-25); kẻ biết điều lành mà chẳng làm là phạm tội (Gia-cơ 4:17). "Ðừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn.." (Ma-thi-ơ 10:28). Ngoài ra, tôi cũng biết rằng Chúa Jesus khi còn ở trần gian, Ngài từng cầu nguyện với Đức Chúa Trời rằng: "Con chẳng cầu Cha cất họ ra khỏi thế gian, nhưng con xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác" (Giăng 17:15)
 
Căn cứ vào những gì tôi đề cập, vậy thì câu hỏi được đặt ra cho người Tin Lành, là vào những ngày mọi người tưởng niệm Quốc Hận 30-4 thì Cơ Đốc Nhân phải phản ứng thế nào? Đây là một câu hỏi khá hóc búa liên quan đến một vấn đề hết sức gai gốc mà hàng giáo phẩm Tin Lành thường không muốn nhắc đến. Nếu có nhắc, cũng chỉ trong tinh thần khuyên mọi người nên tìm cách lãng quên, tha thứ cho kẻ thù; phải có tình yêu thương; phải nhịn nhục, nhân từ; người cộng sản cũng cần được cứu ra khỏi tội lỗi... Đây là những lời dạy đã được chép bàng bạc trong Thánh Kinh. Thế nhưng, thiết nghĩ chúng ta cũng cần áp dụng đúng đối tượng, đúng lúc và đúng nơi, chứ không thể nói chung chung hay nói một chiều. Chúng ta không thể nói hay dạy người khác những điều mà chính chúng ta không bao giờ áp dụng vào đời sống của mình, hoặc có khi còn làm ngược lại. Câu nói "người Tin Lành không làm chính trị..." chỉ là câu nói khôn ngoan của một số vị trong hàng lãnh đạo Tin Lành ngày xưa đã phản ứng khi khước từ hợp tác với Hồ Chí Minh và đảng VC mời gọi góp phần áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên đất nước Việt Nam lúc bấy giờ, chứ không phải đây là những lời bất di bất dịch của Thánh Kinh để chúng ta dựa vào đó mà né tránh trách nhiệm.
 
Ý nghĩa của sự tha thứ: Trước khi chúng ta đi sâu vào những điều có liên quan đến tiêu đề của bài viết. Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa đích thực của hai chữ "tha thứ" để chúng ta thấy rõ những gì mình đang quan tâm. Trọn bộ Thánh Kinh, hai chữ "tha thứ" được nhắc đến ít nhất là 43 lần trong 37 trường hợp khác nhau. Ý nghĩa tha thứ trong Thánh Kinh được đề cập về sự tha thứ mà Thiên Chúa dành cho con người, và chính con người dành cho nhau. Tôi xin nói ngay: Tha thứ tức là bỏ qua chứ không phải vì khiếp nhược mà không dám nhắc đến, hoặc dung dưỡng những điều sai trái bằng những mỹ từ: tình yêu thương, lòng nhịn nhục, nhân từ, hay lấy câu Kinh Thánh "khôn như rắn, đơn sơ như chim bồ câu" để làm cái vỏ bọc cho sự né tránh trách nhiệm bằng lối giả hình mà Chúa Cứu Thế Jesus từng lên án những tập đoàn thầy thông giáo của Do Thái ngày xưa. Liên quan đến ý nghĩa "tha thứ", Kinh thánh chép: "Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy. (Ê-phê-sô 4:32)
 
Những lời giảng dạy lạc điệu: Chúng ta thường nghe giảng dạy trong các Nhà Thờ là "hãy quên và tha thứ", nhưng thực chất thì những ganh ghét, đố kỵ không phải hiếm thấy từ những người dạy ra điều đó tại các nhà thờ. Chúng ta cũng thường nghe một số người chủ trương và kêu gọi "quên quá khứ, xoá bỏ hận thù" nhưng cảnh người dân vô tội bị chế độ VC đàn áp cũng không hề thuyên giảm bên cạnh những tiếng kêu lạc điệu về những chủ trương nghe có vẻ hài hoà, đạo đức nửa vời này.
Người ta tìm cách bao che tội lỗi của những kẻ gây ra bao nhiêu tội ác tại Việt Nam rằng: "kẻ thù của dân tộc Việt Nam là nạn nghèo đói và lạc hậu" và người ta kêu gọi chất xám hải ngoại về giúp nước, thế nhưng người ta không đủ công bằng và liêm sỉ để nhìn nhận nguyên nhân nào đã gây ra nạn nghèo đói và lạc hậu tại Việt Nam?
Chính đảng cướp VC đã gây ra tình trạng tàn tệ đó.
 
Đừng bẻ cong lời Chúa: Chúa Cứu Thế Jesus từng khuyến cáo các môn đệ của Ngài rằng: "Các ngươi hãy giữ lấy mình. Nếu anh em ngươi đã phạm tội, hãy quở trách họ; và nếu họ ăn năn, thì hãy tha thứ. (Lu-ca 17:3). Áp dụng cách tha thứ, chúng ta thấy Chúa Cứu Thế Jesus dạy chúng ta là: Hãy giữ lấy chính bản thân mình, đừng phạm tội. Nếu biết anh em nào đã phạm tội, hãy quở trách họ, (Biết chắc và có bằng chứng là họ phạm tội, chứ không phải nghe những lời đồn đãi vu vơ) nếu người phạm tội biết ăn năn, thì hãy tha thứ. Ăn năn phải được hiểu là biết lỗi của mình và tỏ ra thống hối, từ bỏ những sai trái và quay lại với điều ngay, lẽ phải, chứ không phải chỉ "ăn năn" bằng cái miệng, còn hành động gian ác thì không chịu ngừng nghỉ. Chúa không dạy chúng ta là cứ làm tội, rồi sử dụng quyền lực, vây cánh để chểm chệ xét tội người khác. Chúa dạy đối với kẻ gây ra tội ác, phải lên tiếng tố cáo, quở trách họ. Và nếu những người phạm tội thật lòng ăn năn thì chúng ta mới tha thứ, chứ Chúa không dạy tha thứ cho những kẻ ngoan cố, hay dạy chúng ta ngu khờ trước sự gian manh của những con cáo già đội lốt cừu non.
 
Theo tôi, thay vì kêu gọi "quên và tha thứ" một cách chung chung, chúng ta cần tìm cách giúp đỡ nạn nhân của các loại tội ác, có một cuộc sống ổn định để bù đắp lại những ngày khốn nạn mà họ từng trải qua. Thay vì kêu gọi "quên quá khứ, xoá bỏ hận thù", chúng ta cần tiếp tay để chấm dứt các tội ác, bất công, tàn bạo, được chế độ VC tiếp tục áp đặt lên những người dân vô tội. Nếu chúng ta không làm được những điều đó, mà chỉ biết hùng hồn dạy mọi người phải "quên và tha thứ" một cách thiếu thực tế, là đạo đức giả, là trốn tránh trách nhiệm, là lừa dối chính mình. Chỉ kêu gọi "quên quá khứ, xoá bỏ hận thù" mà không dám ngăn chận những nghịch lý đã và đang xảy ra tại Việt Nam là bất công, là dung dưỡng tội ác, là chiêu bài của những kẻ gian manh, là lối nguỵ biện của những kẻ mơ hồ về chủ nghĩa cộng sản, là hành động dối trá, chứ không phải đạo đức.
 
Những kỷ niệm không thể quên: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ngoài những kỷ niệm đẹp, ai cũng có những kỷ niệm buồn không quên được. Người ta gọi đó là dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời. Có người thời thơ ấu vì bị ngược đãi, hoặc chứng kiến cảnh tượng hãi hùng, đến khi về già vẫn còn nhớ như in trong trí, và mỗi khi gặp cảnh tương tự như thế thì tinh thần bị chấn động.

 Có người lúc còn trẻ dại bị người lớn nhồi nhét vào đầu những hình ảnh tiêu cực không đúng sự thật, liên quan đến đấng sanh thành mà mình không được gần gũi. Khi lớn lên, dù nạn nhân có đủ bằng chứng là những gì mình biết trước đó là sai sự thật, nhưng vẫn không làm sao bôi xoá những điều đáng quên đã in đậm trong tâm trí của nạn nhân... Đó là lý do tại sao, trong ngành sư phạm người ta khuyến cáo các bậc thầy cô phải tránh tối đa để không vô ý viết sai trên bảng, trên sách, dù sau đó được lập tức sửa lại. Trong phạm vi gia đình, có những người con bị cha mẹ, anh em ruồng bỏ, hoặc những bậc cha mẹ bị các con đối xử tệ bạc... Dù họ tìm cách bỏ qua, không trách hờn, cố lãng quên, nhưng không dễ gì phai nhoà những hình ảnh phũ phàng mà họ từng chứng kiến.
 
Trong tình yêu, có người bị người tình, người phối ngẫu phản bội, dù không chủ trương thù hằn, nhưng mỗi khi có ai vô tình hay cố ý nhắc đến, thì lòng họ quặn đau... Văn chương Việt Nam gọi đó là "vết thương lòng".
 
Trong sinh hoạt chính trị, xã hội, có người bị các chế độ độc tài đàn áp, giam cầm, tra tấn một cách vô cớ nhiều năm tháng, đến khi được tự do, dù không chủ trương báo oán những kẻ từng hành hạ mình, nhưng hễ có ai nhắc đến chuyện cũ là lòng căm phẫn của họ sống dậy.... Đây là phản ứng hết sức bình thường từ những con người bình thường ở trần gian này.
 
Làm sao có thể quên?: Một con người còn liêm sỉ và lòng tự trọng không thể quên được hình ảnh thân nhân của mình bị mang ra đấu tố, chôn sống trong cái gọi là cải cách ruộng đất năm 1954 tại miền Bắc, hoặc bị quân VC tàn sát trong biến cố tết Mậu Thân 1968. Làm sao mà quên được những năm tháng dài, bị hành hạ, bị tra tấn, bị đối xử như một con vật trong các nhà tù mà chế độ VC gọi là trại "cải tạo". Làm sao mà quên được khi con em, chồng cha của họ bị giam cầm hằng chục năm trong tù, hay phải gục ngã ở những vùng rừng thiêng nước độc, trong khi nhà cửa bị tịch thu, tài sản bị chế độ VC cướp giựt một cách công khai, khiến cho họ phải sống lê la trên vỉa hè hay những vùng kinh tế mới dành cho những người của "chế độ cũ".
 
Những người đàn bà Việt Nam có chồng bị tù, phải nuôi cha mẹ mình, cha mẹ chồng và đàn con dại, chịu những bất công ngược đãi của công an khu vực; sự tàn bạo, nhẫn tâm của những tên cai tù tại các trại giam chồng của họ, thì làm sao mà quên được? Làm sao những phụ nữ Việt Nam yếu đuối có thể quên được cảnh bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp trên đường vượt biên, vượt biển, vì không thể tiếp tục sống với chế độ VC độc tài? Làm sao những người con gái thời xuân sắc phải bấm bụng bán thân để nuôi đàn em nhỏ dại đang cần được no lòng khi cha mẹ bị cầm tù, có thể quên được những quá khứ tủi nhục đó? Làm sao những người được trưởng thành trong đau khổ, từng bị ngược đãi, khinh miệt, có thể quên được quá khứ đau thương của họ?
 
Tôi xin phép lạc đề một chút: Truyện danh nhân Trung Hoa có nhắc đến nhân vật Câu Tiễn trong điển tích “nằm gai nếm mật”. Nhân vật Câu Tiễn có mối thù chung của đất nước cần phải trả. Vì ông sợ mình hài lòng với địa vị và cuộc sống sung túc mà ông đang có, rồi ngày qua ngày lại quên đi “nợ nước, thù nhà” nên ông đã tự khắt khe với chính bản thân mình bằng cách ngày nào cũng vậy; trước khi ăn ông nếm mật đắng, khi ngủ thì nằm trên đống củi gai để dặn lòng mình không quên mối thù chung…
 
Tôi nhắc đến câu truyện của Câu Tiễn và thành ngữ “nằm gai nếm mật” không phải để kêu gọi người khác nuôi lòng hận thù, hay trả hận theo lẽ thông thường, nhưng tôi xin mọi người đừng vội quên tội ác của VC. Bằng chứng cho thấy, có nhiều người từng bị VC giam cầm tra tấn trong tù, từng làm nhục họ, từng cướp giật tài sản của họ và làm cho gia đình họ ly tán v.v… Nhưng khi được sống đời tự do, cơm no áo ấm, có chút địa vị hay danh hảo tại xứ người… Thì họ lại quên tội ác của VC ngày xưa và nay. Có người còn muối mặt quay về Việt Nam móc ngoặc là ăn với kẻ thù VC qua nhiều vỏ bọc khác nhau. Họ ngang nhiên ngồi chung bàn, ăn chung mâm với phường gian ác. Tại hải ngoại, có kẻ còn nhậu nhẹt với bọn VC, Việt gian, nhưng lúc nào cũng trân tráo hô hào chống cộng và “đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ” để lừa những người “không thích chuyện chính trị” hay thích được an thân và luôn làm thinh trước điều quấy.
 
Trí thức và thiêng liêng: Có kẻ nhận mình là “trí thức”, thích sử dụng ngòi bút của mình để bênh vực VC và Việt gian và còn có lời lẽ hay hành động xúc phạm Cờ Vàng, biểu tượng của người Quốc Gia chân chính. Thành phần này còn lên giọng thầy đời là khuyên người khác hãy “thức thời”; hoặc có nhận xét thiếu công bằng khi đồng hoá những bài viết mà bọn VC hay bọn tay sai của chúng chửi rủa những người Quốc Gia một cách tàn độc và bẩn thỉu, với những bài viết do người tử tế tố cáo tội ác VC và Việt gian, rồi cho rằng “người Quốc Gia chửi nhau”…
 
Tôi cũng nhắc lại câu truyện này để muốn nói rằng: Người Việt Nam tỵ nạn VC cần xét lại vị trí của mình. Chúng ta là người tỵ nạn VC chứ không phải là thành phần “xấu xa” trong xã hội bỏ nước ra đi, như bọn VC từng nhục mạ chúng ta. Chúng ta tìm cách vượt thoát khỏi Việt Nam là vì không thể sống chung với bọn VC gian ác. Xin đừng ai thờ ơ trước tình trạng của đất nước Việt Nam ngày nay. Xin đừng ai cố tình làm lu mờ ý nghĩa của ngày Quốc Hận 30-4. Xin đừng ai quên Tháng Tư Đen của đất nước Việt Nam vào năm 1975. Xin đừng ai xem việc tưởng niệm ngày đau thương của dân tộc là “làm chính trị”. Xin đừng ai thiêng liêng nửa vời để rồi tự mình đánh mất quê hương trần gian, mà Quê Hương Trên Trời cũng không vào được, chỉ vì bản chất đạo đức giả hay thiêng liêng nửa vời của mình.
 
Trở lại tiêu đề của bài viết: Chẳng những chúng ta không quên những đau thương mà người khác tạo ra, nhưng còn phải nhớ để dặn chính mình đừng bao giờ phạm những điều ấy. Nhắc đến những tội ác không phải để thù hằn, nhưng để giúp mọi người hiểu rõ sự thật và để thế hệ mai sau biết mà tránh. Cơ Đốc Nhân phải góp phần ngăn chận tội ác bằng những lời cầu nguyện và những hành động cụ thể. Cơ Đốc Nhân không thể hối lộ kẻ gian để được yên thân còn ai chết mặc ai. Cơ Đốc Nhân không thể làm chứng dối về những điều "thật nhưng không thật", về những ưu đãi mà kẻ gian dành cho mình để mờ mắt người nhẹ dạ, che đậy những tội ác mà họ đối với anh em mình, với đồng bào mình. Cơ Đốc Nhân không cường điệu trong lời làm chứng, hay làm cho người khác hiểu sai giữa kịch tính, và ơn phước thật của Chúa...
 
Kết luận: Ngày nào những bất công còn, chúng ta còn nói đến những điều đó. Ngày nào nhà thờ, thánh đường, chùa chiền, thánh thất.. còn bị đóng cửa, bị cào sập, con dân Chúa hay đồng bào còn bị VC đàn áp thì ngày đó chúng ta còn kêu gọi thế giới can thiệp.
Ngày nào đồng bào Việt Nam chúng ta còn sống trong cảnh đói nghèo và lạc hậu thì ngày đó chúng ta còn tranh đấu và còn nhớ đến tội ác của VC... nhưng không phải để thù hằn như đã nói. Chúng ta không nhớ để rủa sả, hay nhớ bằng cử chỉ hít hà, tắc lưởi theo kiểu giả hình, nhưng nhớ để góp phần chấm dứt những khổ đau tại Việt Nam.
Vậy thì, nếu đồng bào ta, anh em ta vẫn còn bị chế độ VC đoạ đày thì chúng ta sẽ không "làm sao mà quên được"? Bằng mọi cách, chúng ta phải nhắc cho thế hệ con cháu chúng ta biết rõ ngày "Quốc Hận 30-4" là gì? Và tại sao chúng ta cần ghi nhớ ngày tang thương đó.
 
Huỳnh Quốc Bình
P.O. Box 20361, Salem, OR 97307, USA
(503) 949-8752
E-mail:
huynhquocbinh@yahoo.com
 

Hãy biến đau thương của người thất trận, tù đày, lưu vong trở thành sức mạnh đoàn kết.


 

 

Hãy biến đau thương của người thất trận, tù đày, lưu vong trở thành sức mạnh đoàn kết.

 

 

Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng nghĩ thế nào về những người đi trước?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tôi quyết định ở lại vì tôi cho là hành động như vậy là đúng.  Nhưng không phải vì vậy mà tôi công kích những người ra đi năm 1975.  Bởi vì trường hợp mất Nam Việt Nam thật đặc biệt, không thể qui trách cho những người cầm súng giữ nước.  Các Đơn Vị Quân Đội vẫn hiên ngang chiến đấu, chúng ta không hề bỏ chạy trước Cộng Quân.  Quân Đội phải buông súng vì lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh.  Do đó, nếu quí vị có ở lại thì trước sau cũng vô tù Cộng Sản như tụi tôi.  Hơn nữa nhờ có một số chiến hữu thoát được ra hải ngoại nên về mặt chính trị mới có cơ hội tranh đấu cho quyền lợi của những người còn kẹt lại.  Về mặt kinh tế, đi trước xây dựng được cuộc sống ổn định sau này có thể tương trợ lẫn nhau.  Bây giờ không nên bàn về vấn đề trước, sau, mà mọi người phải cùng chung lưng gầy dựng một lực lượng vững mạnh cả chính trị và kinh tế nơi thế hệ tương lai của người Việt tại hải ngoại.

 

Trích đoạn y' kiến của Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai trả lời phỏng vấn của Đại tá Phan Huy Sảnh về những quân nhân, viên chức đã phải bất đắc dĩ di tản vào trước ngày 30 tháng 4, 1975 để kêu gọi sự cảm thông, đoàn kết đối với ai còn tiếp tục khe khắt lên án anh em đồng ngủ đã phải bỏ lại hết để ra đi.

Ngày 24 tháng 4, 1975; một viên chức tình báo Hoa Ky đến gặp Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tổng Trấn SG-GĐ kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, trao một tập phúc trình Anh Ngữ về  những mục tiêu bao vây, pháo kích, tấn công của địch quân vào thủ đô. Danh số hỏa lực của 14 sư đoàn địch quân được liệt kê . Ngay khi vị khách MỸ ra về, Tướng Minh gọi tôi vào, ra lệnh: ngồi đây đọc ky, gạch bút màu đỏ dưới những chi tiết quan trọng. 

Tướng Minh bước ra khỏi phọng đứng nơi hành lang, bập điếu thuốc liên tục, nhìn ra sân cờ và bải đáp trực thăng, mông lung suy nghĩ...

10 phút sau, Tướng Minh trở vào phòng ra lệnh cho tôi điện thoại mời các đơn vị trưởng trong lãnh thổ BKTD,Đô Trưởng Saigon,Tư Lệnh CSSG, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Thủ Đô, Đặc Khu Trưởng và Cảnh Sát Trưởng các quân đô thành đến họp khẩn cấp vào 7 giời tối  ...

Ngày 26/4; Trung Tướng Paul Vanuxem, cầm đầu phái đoàn tướng lãnh Pháp và Tướng Charles Timms đẫ lần lượt đến gặp và thảo luận với Tướng Nguyễn Văn Minh. Đây là hai nhân vật nỗi danh trong cuộc chiến Đông Dương & VN. Timmes là Tướng Tình Báo Hoa Ky, từng chỉ huy Lữ Đoàn Dù trong Đệ Nhị Thế Chiến, nhân vật số hai của Bộ Tư Lệnh MAGG/VN từ trước năm 1960.

Đại tá TG Vanuxem đã chỉ huy cuộc lui binh ngoạn mục tại đồng bằng Bắc Việt vào năm 1953. Năm 1972, Tướng Vanuem đã tháp tùng Tổng thống Thiệu, Đại Tướng Viên, Trung Tướng Quang ... thăm chiến trường An Lộc khi vừa dứt tiếng súng. 

 

Ngày 27 tháng 4, 1975; khoảng 9 giờ 15 tối; Tướng Minh trở về Bộ Tư Lệnh sau khi gặp Đại Tướng Cao Văn Viên và Trung Tướng Trần Văn Đôn (Tổng Trưởng Quốc Phòng) tại tư dinh Tướng Đôn ở số 6 Alexandre De Rhodes, trước Dinh Độc Lập để cùng đến thuyết trình tại Quốc Hội.

Theo dõi tình hình chiến sự từ trung tâm hành quân bước ra, đúng vào lúc chiếc xe Opel màu đen của Tướng Minh, theo sau là toán cận vệ, dừng ở cầu thang chính. Tướng Minh bước ra khỏi xe, chợt nhìn thấy tôi. Ông ngoắc tay ra dấu cho tôi theo Ông lên văn phòng. Đôi mắt buồn, như trủng sâu sau nhiều đêm không ngủ trong lúc tình hình cực ky  căng thẳng, thiết quân lực, cấm quân, cấm trại...Tướng Minh nói: kể từ giờ phút này, Đại Tướng Minh (DVMinh) là Tổng Thống Tổng Tư Lênh. Tình hình gần như tuyệt vọng. Tướng Minh chỉ tay vào túi áo bên ngực trên và nói: Nếu không còn làm gì được nữa, tôi sẽ tự giải quyết. Mong em giúp đở gia đình vợ con tôi...

Sau nhiều năm bị tù đày lao động khổ sai nhiều nơi trong trại giam của Cộng Sản, tôi được phóng thích đến định cư ở Hoa Ky. Từ đó tôi đã có nhiều dịp gặp lại Trung Tướng Minh, Đại Tướng Cao Văn Viên (tại vùng thủ đô và Long Island, New York), Đại Tướng Nguyễn Khánh(tại vùng thủ đô và thủ phủ Sacramento, California). Tướng Viên thuật lại như sau: Tôi điện thoại cho Chuẩn Tướng Y sĩ Phạm Hà Thanh gữi cho tôi cyanure; vì nếu bị bắt tôi cũng sẽ chết trong tay Cộng Sản. Lúc Đại Tướng Minh lên cầm quyền, tôi biết rằng tôi phải ra đi. Đại Tướng Minh khó quên câu trả lời của tôi vào lúc đảo chánh lật đổ Cụ Diệm năm 1963.Thật sự lúc đó, nếu không có sự giúp đở của Đại Tướng Khiêm (lúc đó là Thiếu Tướng), số phận của tôi chắc cũng đi theo hai Ông Đại tá Lê Quang Tung, Hồ Tấn Quyền.

Vào khoảng tháng 3, 1975; Đại tướng Nguyễn Khánh nhận được điện thoại của một viên chức tình báo tại Luân Dôn (Anh Quốc) cho biết về tình hình nguy ngập ở các tỉnh miền Trung và cao nguyên Miền Nam. Tướng Khánh tu Paris bay sang Hoa Thịnh Đốn liên lạc với Cabot Lodge và Al Spiro, xin Tổng Thống Ford và Quốc Hội tăng cường viện trợ cứu vãn tình thế. Câu trả lời "negative" đã làm Ông thất vọng. Tòa Đại sứ Thái Lan tại Hoa Ky cũng từ chối cấp Visa cho tướng Khánh vào Thái Lan.

Bs Nguyễn Lưu Viên, Phó Thủ Tướng, thuật lại như sau: Cậu (Bs Viên) gặp Dr Pratt(USAID/Health Dept.) cho Cậu cyanure đủ cho 2 người(Cậu & Mợ Viên). Sau khi nhận được "cyanure", Cậu mang vào Institut Pasteur thử vào mấy con bọ, chuột; chẳng con nào chết cả. Cậu nghĩ rằng: Dr Pratt không muốn Cậu tự sát. Vì vậy, về tới nhà; Cậu lấy khẩu súng lục trao cho Mợ và nói rằng: nếu tụi nó vào tới Saigon; em và anh, mỗi người tự giải quyết sinh mệnh của  mình. Phu nhân Bs Viên từ chối; đề nghị rằng: anh cứ bắn em trước đi, em sẳn sàng để cùng chết. Bs Viên đáp: Không! Không ai được phép giết người. Vì vậy, hai khẩu súng này ,em giữ 1 khẩu, anh 1 khẩu ...

Những sự thật bi thương, thật xúc động được nghe trực tiếp từ Bs Viên, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Cao Văn Viên, Tướng Nguyễn Văn Minh; hôm nay xin được viết ra sau khi đọc những giòng phẫn nộ của một người bạn tôi : Trung Tá TG NMT đã lên án: "kẻ ra đi trước khi Dương Văn Minh đầu hàng đều mang tội đào ngũ đáng bị xữ tử..."

Ghi chú: Đại Tướng Trần Thiện Khiêm cũng xác nhận: không riêng gì Ông Viên (Đai tá Cao Văn Viên năm 1963) mà Tướng Minh (Trung Tá năm 63) chef của em, không có tôi (Tướng Khiêm) can thiệp thì cũng "bị làm thịt rồi".

Paul Vân 

__._,_.___

Con tàu Smit-Lloyd 22



Con tàu Smit-Lloyd 22


 
 

Vào một đêm cuối tháng 10 năm 1982, trời tối đen như mực - quả đúng là đen như mực vì không thể nào phân biệt được đâu là bầu trời và đâu là mặt nước biển, nằm, ngồi gần sát bên nhau mà vẫn không thấy mặt - chiếc thuyền của chúng tôi, sau khi đã may mắn thoát khỏi vùng nước xoáy, lênh đênh trên biển đông không biết đi về đâu.
Sau khi ra đi được 5 ngày 6 đêm, nước đã cạn, thức ăn không còn, mọi người nằm im lìm, vật vã, rã rời vì quá mệt mỏi, thất vọng, chiếc thuyền đang trôi giạt trong màn đêm đen thẫm, trên mặt nước đen ngòm đến rợn người thì bổng dưng có một ngọn đen pha từ xa chiếu thẳng vào chiếc thuyền của chúng tôi. Ngọn đèn pha ấy từ từ tiến dần đến chúng tôi, định thần lại chúng tôi nhận ra ngay đó là một chiếc tàu ... Trời ơi, quá đổi mừng vui ... được tàu vớt rồi ... đúng là "có tin vui giữa giờ tuyệt vọng"!
Mới mấy phút trước đây mọi người đều nằm rũ liệt, mê man, bất động như đã chết rồi, bây giờ bổng dưng tất cả đều đứng bật dậy leo lên bon hò hét vui mừng như được sống lại, có người không cầm được nước mắt, có người quỳ sụp xuống hai tay chắp lại tạ ơn trời đất ... (không có chữ nghĩa nào có thể diễn tả được tâm trạng của chúng tôi lúc bấy giờ!).
Sau này chúng tôi được biết con tàu cứu chúng tôi là một con tàu chuyên chở, cung cấp vật dụng, thực phẩm, nước uống ... cho các dàn khoang, mang số hiệu Smit-Lloyd 22 của Hoà Lan. Cả một sự ngẫu nhiên, con số 22 này cũng chính là ngày chúng tôi được con tàu cứu sống trên biển đông - ngày 22/10/1982.
Sau đó còn có hai chiếc thuyền vượt biển cũng được may mắn như chúng tôi. Tổng cộng số người được cứu vớt trên 3 chiếc thuyền mong manh là 157 người. Trong số này, xét theo năm sinh ghi trên danh sách thì người lớn tuổi nhất là một bà cụ sinh năm 1907 và người nhỏ tuổi nhất là một em bé sinh năm 1982 - có lẽ lúc bấy giờ chỉ mới được vài tháng tuổi. Ngày 24/10/1982 con tàu cứu độ chở tất cả chúng tôi vào đảo Pulau Bidong. Rồi tại đây mỗi người đi mỗi ngã, một phương trời xa lạ. Sau khi được định cư tại nước thứ ba, chúng tôi may mắn vẫn giữ được liên lạc với vị thuyền trưởng của con tàu Smit-Lloyd 22, nay ông đã về hưu.
Ngày 30 Tháng Tư 1975 là ngày Đại Tang của đất nước, là đại hoạ cho dân tộc, ... lại một sự ngẫu nhiên, chúng tôi đã tìm đến thăm vị đại ân nhân - vị thuyền trưởng của con tàu Smit-Lloyd 22 cũng đúng vào những ngày cuối Tháng Tư (2013), sau hơn 30 năm được cứu sống trên biển đông.
Viết đôi dòng trên đây chúng tôi không có ý kể lại chi tiết câu chuyện về chuyến vượt biển đi tìm tự do mà chỉ mong những người được cứu vớt hơn 30 năm trước, sau khi đọc được tin này, hãy liên lạc, cùng nhau họp lại làm một cái gì đó để đền ơn đáp nghĩa, hoặc viết lên đôi lời bày tỏ lòng biết ơn đến với vị đại ân nhân của mình.
ĐP
30/04/2013
 
Xin bấm vào link bên dưới để xem danh sách và hình ảnh -
https://picasaweb.google.com/105018142636671239723/SmitLloyd22

Ghi chú: Xin quý vị hãy liên lạc với chúng tôi qua trung gian email nn.9oo9le@gmail.com. Khi gởi email cho chúng tôi xin quý vị hãy cho chúng tôi biết đầy đủ tên họ theo danh sách ở link đính kèm (bên trên) cùng với năm sinh và số PBxxx lúc nhập trại Pulau Bidong. Vì danh sách nguyên thuỷ (original copies) viết bằng tay nên có nhiều chữ hơi khó đọc chúng tôi xin được đánh máy lại cho rõ (bên dưới).
Chúng tôi sẽ chuyển email của quý vị đến vị thuyền trưởng. Xin vui lòng viết bằng tiếng Anh, nếu quý vị nào đang sống ở Hoà Lan thì có gì quý hơn là dùng chính ngôn ngữ của vị thuyền trưởng. Sau khi hỏi ý kiến và nếu được sự đồng ý thì chúng tôi sẽ đưa email account của ông để quý vị liên lạc trực tiếp.

Trên link đính kèm, ngoài danh sách của những người đi trên 3 chiếc thuyền vượt biển là hình con tàu Smit-Lloyd 22 và một số hình ảnh của các thuyền nhân (trong đó có chúng tôi) sau khi được cứu vớt lên tàu. Hai tấm ảnh cuối là hình vị thuyền trưởng đang mặc chiếc áo do chúng tôi quý tặng để bày tỏ lòng biết ơn đến với vị đại ân nhân.
 
Danh sách thuyền #1 (59 người) -
Hoàng thị Ái Chi
Lê thị Thanh
Nguyễn Cẩm Khanh
Nguyễn thị Mộng Lan
Hồ thị Á Danh/Oanh (?)
Nguyên thị Loan
Lê thị Quý
Phạm thị Thái Thu
Văn thị Thu Thảo
Ngô thị Minh Khánh
Ngô thị Minh Tâm
Hoàng thị Như Nguyện
Đặng thị Bích Việt
Phạm Ngọc Huệ
Nguyễn thị Thành
Nguyễn thị Kim Liên
Hồ thị Hoà
Nguyễn Kim Bạch
Nguyễn thị Hoài Nhơn
Lý thị Vân Thanh
Lý thị Vân Nga
Hoàng thị Thảo Hiền
Nguyễn Hoàng Đoan Phương
Hồ Nguyên Phương
Đặng Quốc Ánh
Nguyễn Thanh Liêm
Đinh Viết Bình
Khiếu Quốc Công
Nguyễn Khánh Bữu
Trần Thanh Quang
Nguyễn Quỳnh
Nguyễn Khánh Bảo Hoà
Nguyễn Khánh Hùng
Nguyễn Minh Thượng
Nguyễn Đức Lân
Nguyễn Đức Tấn
Nguyễn Đức Khang
Trần văn Sáu
Trần Nam Hải
Trần Nam Mỹ
Lê Minh Tâm
Lê văn Sự
Bùi Thức Duy
Trần văn Anh Dũng
Trần văn Hải
Hồ Minh Khiết
Bữu Bình
Phạm Khải Hoàng
Hồ Thuận
Lê văn Thịnh
Lê văn Hùng
Lý Quốc Dân
Lý Hùng Dân
Hoàng văn Phú
Nguyễn Bùi Nhân
Phạm Thanh Hùng
Phạm Lê Trung
Lưu Minh Hùng
Lê văn Ánh

Danh sách thuyền #2 (70 người) –
 
Nguyễn Lý Kiên
Mai Trọng Hưng
Hoàng Nam
Phùng Ngọc Giao
Triệu Tòng Hải
Hồ Minh Quang
Phùng Ngọc Du
Bùi Đắc Huy Chương
Bùi Đắc Khương
Hồ văn Hải
Lý Kim Thu
Lý Thanh Nhơn
Lâm Thượng Văn
Lâm Thượng Vũ
Trần Công Nam
Lê Quang Thanh Lâm
Tiêu Vỹ Dũng
Lý Vũ Hoài
Lý Hoàng
Võ Phúc Nam
Lâm văn On (?)
Lâm văn My
Trần Thanh Tùng
Lâm Ngọc Sơn
Trịnh Hưng Lan (?)
Trịnh Như Lân (?)
Đặng văn Hải
Trần Quế Tâm
Trần Quế Bình
Võ Thanh Sơn
Lâm Huy Nhiệm
Lâm Huy Thanh Tùng
Lâm Huy Thanh Phong
Nguyễn văn Út
Nguyễn Thành Hộ
Nguyễn Hữu Thắng
Nguyễn văn Hải
Thái văn Châu
Trần văn Dũng
Kim Sao Đen
Kim Hoàng Sơn
Thái văn Dũng
Phan văn Thi
Nguyễn văn Bảy
Nguyễn Quốc Thắng
Nguyễn Hữu Hùng
Ngô Kim Long
Phùng Ngọc Bảo Vy
Triệu Thuyền Châu
Triệu Lệ Khanh
Phùng thị Kim Phượng
Trần thanh Thuý
Lê thị Thu Cúc
Tiêu Thanh Trúc
Chung Thiệu Tường
Trần Quế Lan
Trần Sái Ghết (?)
Nguyễn Thanh Thuỷ
Nguyễn Lệ Thuỷ
Lê thị Trân
Nguyễn thị Cẩm Loan
Nguyễn thị Cẩm Xuân
Thái thị Ngọc Nga
Kim thị Ngọc Trâm
Kim thị Hồng Ngân
Dương Kim Siến (?)
Nguyễn Thuỳ Dương
Nguyễn Thuỳ Linh
Ngô thị Ngọc Ánh
Nguyễn thị Yến

Danh sách thuyền #3 (28 người) –

Nguyễn thị Chưa
Nguyễn văn Trí
Võ văn Lượm
Nguyễn văn Chửng
Nguyễn Thành An
Nguyễn Thành Phương
Võ thị Ngọc Quý
Nguyễn thị Tường Vi
Nguyễn Ngọc Thuý
Nguyễn văn Tâm
Nguyễn Thành Sơn
Nguyễn thị Ánh Mỹ
Nguyễn thị Ánh Chi
Nguyễn thị Ánh Hoa
Võ Quốc Việt
Nguyễn thị Hoa
Võ Trung Hưng
Võ văn Minh
Nguyễn thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Thành Tuấn
Phạm thị Non
Huỳnh thị Phụng
Lê thị Hai
Lê thị Hương
Nguyễn thị Ánh Tuyết
Phạm thị Mỹ Phương
Phạm Thành Hồng
Tôn Quốc Nam

Tổng cộng: 157 người đã được vị thuyền trưởng của con tàu Smit-Lloyd 22 cứu vớt trên biển Đông vào ngày 22/10/1982.

Trong lúc "lướt sóng" trên net chúng tôi tình cờ tìm thấy website bên dưới nói về những thuyền nhân cũng đã được các con tàu  của hãng Smit-Lloyd cứu vớt trên biển Đông. Hy vọng rằng những người này cũng sẽ liên lạc, tìm đến các vị thuyền trưởng, thuỷ thủ đoàn của các con tàu ấy để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị đại ân nhân của mình.



Những Giờ Sau Cùng Của Tướng Nguyễn Khoa Nam


Date: Thu, 2 May 2013 20:53:05 -0700
Subject: Fwd: Fw: Những Giờ Sau Cùng Của Tướng Nguyễn Khoa Nam
From:
To:


Sent: Wednesday, May 01, 2013 7:39 AM
Subject: Những Giờ Sau Cùng Của Tướng Nguyễn Khoa Nam

Những Giờ Sau Cùng Của Tướng Nguyễn Khoa Nam

Tư dinh tư lệnh Quân Ðoàn IV, nơi tướng Nguyễn Khoa Nam tuẫn tiết

Ông Lê Ngọc Danh, cựu Trung úy QLVNCH, là Tùy viên Tư lệnh QÐIV-QK4 cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1975.
 
Ông là người đã trực tiếp chứng kiến cảnh cả hai vị tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng, Tư lệnh và Tư lệnh phó tự sát.
 
Sau đây là chuyện ông kể trong “Hồi Ký Của Một Tuỳ Viên”, trích từ sách “Nguyễn Khoa Nam”.





Tháng 4 năm 1975
Tình hình chung vào tháng 3 năm 1975 rất căng thẳng. Vùng 1, vùng 2 đang đánh lớn còn Vùng 3 và 4 vẫn còn nguyên vẹn.
 
Tư lệnh đi họp liên tục ở Tổng Tham Mưu, ở dinh Ðộc Lập gặp Tổng thống, lúc ở dinh phó Tổng thống. Thời gian còn lại, Tư lệnh thường đến các Tiểu khu và Sư đoàn nhưng đến nhiều nhất là tiểu khu Long An, Ðịnh Tường, Kiến Tường và Châu Ðốc.
 
Vào đầu tháng 4, VC tấn công mạnh, nhằm vào quốc lộ 4 thuc hai tiểu khu Ðịnh Tường và Long An. Sư Ðoàn 7 Bộ Binh chịu trách nhiệm khu vực tiểu khu Ðịnh Tường còn Sư Ðoàn 22 Bộ Binh rút từ Vùng 2 về chịu trách nhiệm khu vực tiểu khu Long An.
 
Vào buổi trưa Tư lệnh đến tiểu khu Long An để biết tình hình địch, VC đã pháo rớt một quả hỏa tiển 122 ly trên giữa cầu Long An nhưng không gây thiệt hại gì. Ðịch càng ngày càng tấn công mạnh vào quốc lộ 4, Tư lệnh ngày đêm đến các đơn vị hay gọi điện thoại khích lệ tinh thần chiến đấu, không để mất vị trí hay bỏ chạy nên VC không chiếm được một vị trí nào cả.
Có một đêm, địch pháo kích trên 10 hỏa tiển 122 ly vào thành phố Cần Thơ, mục tiêu chính là Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV và tư dinh Tư lệnh. Vị trí pháo hướng đông chi khu Bình Minh thuộc tiểu khu Vĩnh Long, bay qua dinh Tư lệnh rớt bên xóm nhà đèn cách dinh độ 300 thước, kết quả tổn thất nhẹ về phía dân chúng.

Tình hình càng ngày càng căng thẳng, dân chúng di tản bằng tàu thủy hay máy bay có nhiều chuyến chở về Quân đoàn IV đổ dân xuống vùng Tri Tôn, Sa Ðéc. Trong lúc này, Tư lệnh rối bời lớp lo phòng thủ, lớp lo thăm viếng an ủi dân đã di tản từ vùng ngoại ô.
 
Thiếu tướng ra lệnh các Tiểu khu ra sức cứu trợ nạn nhân chiến cuộc. Tư lệnh chỉ thị các đơn vị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Quân đoàn IV và nhất là giữ quốc lộ 4 đừng để VC cắt đứt.
 
Tư lệnh đặc biệt đến thăm tiểu khu Châu Ðốc, đi bộ thăm vòng đai phòng thủ quy mô của tiểu khu. Những ngày kế tiếp họp liên tục với các Tiểu khu và Sư đoàn. Trong lúc tình hình hỗn loạn, nhiều máy bay trực thăng từ hướng Sài Gòn lũ lược bay về phi trường Trà Nóc và một số bay ra hướng Phú Quốc.

Sáng ngày 24 tháng 4, Tư lệnh đi họp ở bộ Tổng Tham Mưu, nội dung tôi không rõ.
Sáng 25 tháng 4, họp ở tiểu khu Ðịnh Tường, có tướng Trường tham dự.

Ngày 27 tháng 4, Tư lệnh ra lệnh giới nghiêm, các đơn vị ở thế sẵn sàng chiến đấu, không được rời vị trí.

Sáng 28 tháng 4, cố vấn Mỹ có đến văn phòng Tư lệnh để nói chuyện, nội dung tôi không rõ.
Ngày 29, Tư lệnh vẫn đi bay, buổi chiều 29 về họp với tướng Mạch Văn Trường ở Bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh ở gần phi trường Trà Nóc.
 
Trên đường về, tôi thấy dân chúng lao xao, nhớn nhác chạy lung tung đi lượm đồ của tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ rút đi bỏ lại, giấy liệng đầy mặt đại lộ Hòa Bình, quần áo, lon, ly, đồ hộp lon bia vất tứ tung.

Áp lực địch vẫn nặng ở quốc lộ 4, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Long An xin gặp Tư lệnh báo cáo tình hình nguy ngập và xin giật sập cầu Long An.
 
Tư lệnh không cho và ra lệnh các đơn vị tiếp tục phòng thủ. Tư lệnh viết Nhật Lệnh đưa thiếu tá Ðức, Chánh văn phòng chuyển đến phòng Chiến tranh Chính trị để đọc trên đài Phát thanh và Truyền hình để trấn an dân chúng và anh em binh sĩ.
 
Vào buổi chiều, tôi thấy được hình Tư lệnh và kèm theo là Nhật lệnh, nội dung ngắn gọn trấn an dân chúng không được bạo động còn việc tử thủ không được đọc trên đài truyền hình.
 
 Sau khi thấy đọc, Tư lệnh buồn buồn chấp tay về phía sau đi tới đi lui trong phòng làm việc ở Bộ Tư lệnh.
 
Sau đó, tướng Hưng, Tư lệnh phó vào gặp Tư lệnh (Nội dung cuộc nói chuyện tôi không rỏ). Về sau, tôi được biết nội dung bản Thông cáo đã bị sửa lại, không chính xác như lời Tư lệnh đã viết.
Ðêm 29, VC tấn công mạnh ở phi trường thuộc tiểu khu Vỉnh Bình.
 
Ðịch đã nhiều lần đánh rát vào phi trường nhưng bị đẩy lui và thiệt hại nặng. Tư lệnh bảo tôi gọi Trung tá Sơn, tiểu khu trưởng tiểu khu Vỉnh Bình để ông nói chuyện. Trong lúc VC tấn công mạnh vào phi trường, tiểu khu xin máy bay yểm trợ nhưng không có máy bay.

Sáng sớm 30 tháng 4, Tư lệnh bay xuống họp ở tiểu khu Ðịnh Tường. Cuộc họp nhanh và xong bay về Cần Thơ. Trở lại Quân đoàn, xin nói rõ về phòng làm việc của Tư lệnh, phòng làm việc chia hai tầng. Tầng trên có sẵn từ trước, thêm tầng dưới là hầm dưới chân phòng làm việc chính thức.
 
Ở hầm này, rộng và cao, thiết trí giống như phòng làm việc ở tầng trên, có lối đi xuống từ văn phòng Tư lệnh. Hầm làm việc này mới được xây lúc Vùng 1 và 2 đang xảy ra việc đánh lớn.

Tình hình sáng 30 tháng 4 rất vắng vẻ, dân chúng thưa thớt đi lại, xe cộ hạn chế. Về tinh thần binh sĩ vẫn hăng say chiến đấu, các đơn vị không nơi nào bỏ vị trí, không nơi nào bị địch chiếm đóng mặc dù địch tăng cường những cuộc tấn công mạnh.
Vào 10 giờ sáng, tôi được báo cáo là Thiếu tá Chánh văn phòng rời văn phòng bỏ đi cùng với đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Phong Dinh cùng một số sĩ quan, lộ trình sông Hậu ra biển.
 
Tôi vội xuống hầm, nơi làm việc mới của Tư lệnh, tôi thấy Tư lệnh đang ngồi và viết ở bàn làm việc. Tư lệnh thấy tôi theo thường lệ kéo lệch cặp mắt kiếng xuống và hỏi:
- Có gì không?
- Trình Thiếu tướng, thiếu tá Chánh văn phòng và đại tá Tỉnh trưởng Phong Dinh đã bỏ đi cùng với một số sĩ quan bằng tàu theo sông Hậu.
Tư lệnh điềm nhiên không giận và nói:
- Ði hả! Ði làm chi vậy.

Nói xong, Tư lệnh tiếp tục xem giấy tờ, thái độ trầm tỉnh không la không buồn. Tôi bước lên cầu thang về phòng làm việc của mình, lúc này tôi mở radio 24/24 đi theo dõi tình hình ở Sài Gòn.
Tư lệnh bấm chuông gọi tôi vào và bảo:
- Gọi đại tá Thiên gặp tôi.
- Dạ.
Ðại tá Thiên mới nhận chức vụ Tiểu khu trưởng Tiểu khu Phong Dinh kể từ sáng ngày 30 tháng 4.
Bất chợt, tiếng của tổng thống Dương Văn Minh vang lên trên đài phát thanh.
 
Ông tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với VC và nói:
- Tất cả các đơn vị trưởng và anh em binh sĩ ở yên tại chỗ, bàn giao vị trí cho Chính Phủ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Tôi vội xô cửa vào phòng làm việc của Tư lệnh và nói:
- Tổng thống Dương Văn Minh đã …..
Tôi nói chưa hết câu, Tư lệnh nhỏ nhẹ cắt ngang lời tôi:
- Qua đã nghe rồi.
Tôi lặng người chầm chậm bước ra.
 
Trong lúc này, nhiều lần Tư lệnh phó liên tục đi vào cửa chánh gặp Tư lệnh. Qua điện thoại, Ðại tá Tiểu khu trưởng Tiểu khu Long An xin gặp gấp Tư lệnh, lần thứ hai, Ðại tá xin giật sập cầu Long An để cắt đường VC chuyển về Vùng 4. Tư lệnh bảo tôi chuyển lời, cầu để yên không được phá sập.

Trưa 30 tháng 4, sau khi đi ăn cơm trưa ở câu lạc bộ Cửu Long về, Tư lệnh đi thẳng vào phòng làm việc. Qua lỗ kiếng nhỏ thông qua phòng làm việc, tôi thấy Tư lệnh đang soạn một số giấy tờ để trên bàn. Tư lệnh nhìn từ trang một, rồi từ từ xé bỏ vào sọt rác. Khoảng 2 giờ chiều, Tư lệnh xuống phòng làm việc dưới hầm. Tôi không biết Tư lệnh làm gì bởi vì phòng làm việc này không có nơi nhìn thấy Tư lệnh được.
 
Tư lệnh bấm loa gọi tôi:
- Danh xuống đây tôi bảo.
Tôi vào phòng trên đi theo cầu thang xuống gặp Tư lệnh. Ông đang ngồi ở sofa nhìn về hướng bản đồ Vùng 4, thấy tôi đến Tư lệnh nói:
- Danh tháo bỏ những ranh giới, những mủi tên trên bản đồ. (Những đường ranh và những mũi tên làm bằng những băng keo màu xanh đỏ). Tôi từ từ tháo bỏ, nhìn tổng quát, tôi thấy bản đồ chia ra từng ô nhỏ, những mũi tên xanh đỏ châu đầu vào nhau, những răng bừa màu xanh với những mủi tên đỏ chĩa vào (Có thể đây là bản đồ về Hành Quân Mật theo như tin đồn). Tôi tháo gỡ tất cả những băng keo bỏ vào sọt rác, tháo xong tôi nói:
- Trình Thiếu tướng, em đã tháo xong.

- Ðược rồi.
Tư lệnh buồn buồn theo cầu thang lên phòng làm việc tầng trên, tôi chầm chậm bước theo Tư lệnh và ra phòng làm việc của tôi. Ðộ 10 phút sau, Tư lệnh bấm loa gọi tiếp:
- Danh vào tôi bảo.
- Dạ.
Tôi xô cửa đi nhanh vào, Tư lệnh nhìn tôi nói:
- Tháo bỏ những vị trí trên bản đồ này.
- Dạ.
Tôi đang lúi húi tháo và liếc nhìn, tôi thấy Tư lệnh chấp tay về phía sau chầm chậm đi tới, đi lui. Tôi tháo xong:
- Trình Thiếu tướng, em đã tháo xong.

Nói về phòng làm việc của Tư lệnh, trước khi vào phải qua ba vọng gác: Từ ngoài vào, vọng gác 1 ngoài đầu đường trước khi vào phòng chờ đợi. Vọng gác 2 ngay phòng chờ đợi sát cổng Bộ Tư lệnh. Vọng gác 3 lên tam cấp trước cửa vào phòng làm việc của Tư lệnh.

Vào khoảng 4 giờ chiều, Quân cảnh ở phòng chờ đợi (Vọng gác 2) lên gặp tôi nói:
- Có hai ông VC mặc đồ thường phục, trên dưới 50 tuổi xin vào gặp Tư lệnh. Tôi nói:
- Anh bảo họ chờ một chút để tôi trình Tư lệnh.
Tôi gõ cửa vào gặp Tư lệnh và nói:
- Trình Thiếu tướng, có hai VC mặc thường phục xin vào gặp Thiếu tướng.
- Ðược, mời họ vào.

Tôi xuống phòng khách gặp hai VC, tôi thấy hai người đang chờ ở đây, một người cao ốm nước da trắng, tóc hoa râm độ trên 50 tuổi, ăn mặc thường phục giống như thầy giáo, một người hơi thấp, nước da ngâm đen cũng mặc thường phục, họ đi tay không, không mang giấy tờ và vũ khí. Tôi hướng dẫn hai người này lên bậc tam cấp vào phòng làm việc của Tư lệnh. Tư lệnh chào hỏi và mời ngồi sofa, tôi bước nhanh ra phòng làm việc gọi người hạ sĩ quan mang trà vào.
 
Tôi mang vội khẩu súng colt và lấy khẩu AR15 lên đạn và bước nhanh vào phòng làm việc Tư lệnh. Tôi đứng sau hai ông VC này với tư thế sẵn sàng cách khoảng 4 thước, tôi sợ hai ông này ám sát Tư lệnh, tay súng sẵn sàng nếu hai ông này có hành vi lạ là tôi nổ súng bắn liền.
 
Tư lệnh ngồi đối diện với họ, đang nói chuyện rất nhỏ tôi không nghe được. Bất chợt Tư lệnh ngước lên, nhìn tôi và bảo:
- Danh đi ra ngoài đi tôi nói chuyện.
Tôi ấp úng trả lời:
- Dạ … em ở đây với Thiếu tướng.
- Ðược rồi không sao đâu! Em ra ngoài đi.
- Dạ
Tôi ra lại phòng làm việc, súng vẫn thế thủ, mắt nhìn về hướng theo kẻ hở của cánh cửa đang hé mở. Tôi thấy Tư lệnh với họ vừa uống trà vừa nói chuyện.
 
Cuộc nói chuyện kéo dài trên 10 phút. Tư lệnh và hai người chỉ nói chuyện không đưa ra sổ sách hay giấy tờ gì cả. Hai người đứng dậy giả từ. Tư lệnh bắt tay, rồi hai người theo cửa trước xuống bậc tam cấp ra về.

Tư lệnh ngồi buồn, kế đứng dậy đi tới đi lui như lúc trước, thời gian này rất căng thẳng và ngộp thở.
 
Tôi suy nghĩ lung tung, nếu VC chiếm được Vùng 4 thì Tư lệnh sẽ ra sao?
 
Tại sao Tư lệnh vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra, bây giờ còn đi ngoại quốc được không?
 
Còn máy bay không?
 
Hay là Thiếu tướng có người thân phía bên kia?
 
Những câu tự hỏi đã vây chặt trong tôi.

Bất chợt tiếng la ó vang dậy ở ngoài đường. Ðoàn người rất đông chạy ngang qua cửa Bộ Tư Lệnh, chạy dài xuống cầu Cái Khế.
 
Họ vừa chạy vừa la hét vui mừng, thì ra đó là những người tù vừa được thoát trại giam, tôi thò đầu ra cửa sổ nhìn ra ngoài đường, tôi thấy bọn tù trên dưới 50 người, quần áo xốc xếch, có người mặc quần cụt, có người cởi trần vừa chạy vừa nhảy lên vừa reo hò vui vẻ nhưng họ không phá phách.

Khoảng 6 giờ chiều, điện thoại có tiếng lạ. Thông thường khi có chuông reo, tôi thường nói: Tôi trung úy Danh, tùy viên Tư lệnh, xin lổi ai đầu dây?
 
Ở đầu dây xưng cấp bậc tên họ chức vụ rồi nói nhu cầu. Ðàng này sau khi tôi nói, bên kia đầu dây đáp:
- A lô ai đó? A lô ai đó?

Và tiếng lạ tôi không quen thuộc, tôi gác máy không trả lời. Còn đường dây Hotline trực tiếp của Tư lệnh tôi không rõ. Như vậy VC đã vào đường dây điện thoại.
 
Trong lúc rối rắm, tôi qua phòng Tư lệnh phó gặp trung úy Nghĩa, tùy viên Tư lệnh phó. Lúc gặp anh Nghĩa, tôi nói tình trạng điện thoại đã bị VC chiếm và tôi đã nghe có tiếng lạ.
 
Tôi đề nghị, nếu Tư lệnh và Tư lệnh phó muốn nói chuyện với nhau mình phải dùng máy PRC25, đồng thời tôi viết một loạt tần số để xử dụng máy PRC25 và đánh số thứ tự A, B, C, D … để Tư lệnh nói chuyện kín hơn.

Khoảng 6 giờ rưỡi, Tư lệnh sữa soạn về tư dinh, Thiếu tướng nói với tôi:
- Danh chuẩn bị xe đi thăm bệnh viện Phan Thanh Giản.
- Dạ.

Xe chở Tư lệnh từ văn phòng đi thẳng vào bệnh viện. Tư lệnh đến từng giường hỏi thăm thương binh, kẻ nằm người ngồi, băng tay băng đầu, có người mất một chân, chân còn lại quấn dây băng treo lên trên giá. Tư lệnh đến bên thương binh này hỏi:
- Em tên gì?
- Dạ em tên …
- Em ở đơn vị nào? Có khỏe không?
- Dạ khỏe, em là Ðịa phương quân ở tiểu khu Vỉnh Bình.
Tư lệnh nói tiếp:
- Em nằm nghỉ dưỡng bệnh.

Tư lệnh đi từ đầu phòng đến cuối phòng hỏi thăm từng bệnh nhân, rồi Tư lệnh đi qua dãy kế bên và tiếp tục hơn một giờ buồn tẻ và nặng nề chầm chậm trôi qua. Gần giường một thương binh, anh cụt hai chân, vải băng trắng xóa, máu còn rịn ra lóm đóm đỏ cuối phần chân đã mất. Tư lệnh đứng sát bên và hỏi:
- Vết thương của em đã lành chưa?
- Thưa Thiếu tướng, vết thương mới mấy ngày còn ra máu chưa lành.

Với nét mặt buồn buồn, Tư lệnh nhíu mày lại làm cặp mắt kiếng đen lay động. Tư lệnh chưa kịp nói, anh thương binh này bất chợt chụp tay Tư lệnh mếu máo:
- Thiếu tướng đừng bỏ tụi em nhe Thiếu tướng.
- Qua không bỏ các em đâu! Qua ở lại với các em.
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương. Tư lệnh nén đau thương, người đã khóc, khóc không thành tiếng và những giọt nước mắt tự nhiên tuôn trào. Tư lệnh vịn vai người thương binh nói trong nghẹn ngào:
- Em cố gắng điều trị …. có qua ở đây.
Tư lệnh bước hơi nhanh ra cửa bệnh viện, ra sân Tư lệnh dừng lại quay mắt nhìn lại bệnh viện.
 
 Tư lệnh đứng yên bất động khoảng một phút rồi bước vội ra xe không nói gì cả, sự im lặng quá nặng nề, suốt trên đường về tư dinh, Tư lệnh không nói một lời nào.
 

Về đến tư dinh, tôi thấy Quân cảnh vẫn còn gác ở cổng, tôi đi một vòng xung quanh, những vọng gác vẫn còn người gác, tuy nhiên tôi thấy ít lính đi tới đi lui như mọi hôm, có lẻ họ đã bỏ đi bớt. Sau khi cất khẩu Colt đeo trên người, tôi xuống nhà bếp gặp trung sĩ Ngộ quản gia xem hôm nay anh nấu món gì vì hôm nay thăm bệnh viện về trễ.
 
Gặp anh Ngộ, tôi nói:
- Anh Ngộ bắt một con gà làm và luộc để Thiếu tướng dùng.”
- Dạ con gà nào Trung úy?
- Ðàn gà nòi Thiếu tướng nuôi anh chọn một con.
Lúc này trên 8 giờ tối, phía Cồn Cát cách một con sông phía sau dinh, thỉnh thoảng VC bắn bổng những loạt AK đạn lửa bay đỏ xé màn đêm đen nghịt, càng lúc VC bắn càng nhiều. Con gà, anh Ngộ làm và nấu xong, đích thân tôi ra sau trailer mời Thiếu tướng vào ăn cơm.
 
Tư lệnh ngồi vào bàn ăn và nói:
- Danh ngồi ăn cơm cho vui.

Ði các đơn vị hay tiểu khu, tôi ăn cơm chung với Tư lệnh, còn ở dinh Tư lệnh thường ăn cơm một mình, vừa ăn cơm vừa xem truyền hình rất lâu. Hôm nay, lần đầu tiên Tư lệnh gọi tôi ăn cơm chung ở dinh, tôi thấy có điều gì, hơn nữa sự việc xảy ra tùm lum bụng dạ đâu mà ăn với uống.
 
Tư lệnh thấy thịt gà xé nhỏ, còn nước luộc gà làm canh, Tư lệnh hỏi:
- Thịt gà đâu vậy?
Tôi gượng cười nói:
- Dạ mấy con gà Thiếu tướng nuôi ở sau, em bảo anh Ngộ làm một con để Thiếu tướng dùng.
- Làm thịt chi vậy, ăn như vậy được rồi. Thôi ăn để nguội.

Tư lệnh không ăn cơm, chỉ dùng vài muỗng canh, vài miếng thịt gà. Còn tôi thì no hơi, ăn hết vô, qua loa vài miếng vội buông đũa và nói:
- Dạ em ăn xong, Thiếu tướng dùng tiếp.
Thiếu tướng nói:
- Ăn tiếp, sao Danh ăn ít vậy, thịt còn nhiều.

Vừa nói, Tư lệnh gắp bỏ cho tôi một miếng thịt xé phay dài. Trời! Ăn gì nổi, bình thường ăn thấy ngon bây giờ ăn thịt gà cũng như ăn cây mục, miệng đắng nghét, tôi cố gắng nuốt trôi hết miếng thịt này, xong xin phép Thiếu tướng ra phòng làm việc.
 
Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy vắng lạnh, một sự vắng vẻ đáng sợ, một số anh em quân nhân đã bỏ đi, số còn lại một vài người đã mặc thường phục, một số vẫn còn mặc đồ lính.
 
Còn hướng phòng trung úy Hỉ, sĩ quan bảo vệ cũng vắng ngắt, có lẻ anh đã bỏ đi (nhà trung úy Hỉ ở gần phi trường Trà Nóc).
 
 Còn trung úy Việt cùng vợ 2 con vẫn còn ở lại nhà cạnh bờ sông. Việt và tôi gặp nhau chỉ biết lắc đầu, rồi Tư lệnh đến bàn làm việc của tôi nói:
- Có liên lạc với tướng Hưng không hè?
- Dạ điện thoại bị mất liên lạc, có tiếng lạ em không dám gọi. Tôi nói tiếp:
- Dạ, Thiếu tướng muốn nói chuyện với Tư lệnh phó?
- Qua muốn nói chuyện.
Tôi nói với Tư lệnh:
- Vào lúc 5 giờ chiều, hệ thống điện thoại có tiếng lạ, em có cho anh Nghĩa, tùy viên Tư lệnh phó một số tần số PRC25 để lúc cần Thiếu tướng nói chuyện, nhưng bây giờ em không liên lạc được.
Tôi nói tiếp:
- Ðể em đi lại dinh Tư lệnh phó nói mở máy PRC25 để Thiếu tướng nói chuyện.

Tư lệnh làm thinh, tôi bảo anh Thông tài xế lấy xe jeep chở đi từ tư dinh đến dinh Tư lệnh phó đối diện dinh Tỉnh trưởng Phong Dinh. Sắp sửa rẽ phải vào dinh Tư lệnh phó thì thấy phía bên trái trước dinh tỉnh trưởng có một VC với khẩu AK ở tư thế sẵn sàng, để súng cạnh sườn, mủi súng chỉa lên trời. Anh Thông tài xế kêu tôi và chỉ:
- VC đã vô tới rồi.
Tôi bảo tài xế:
- Quay trở lại đi không ổn rồi.
Tài xế lái nhanh về dinh Tư lệnh và đóng cửa dinh lại.
 
Tôi xuống xe bảo các anh em còn lại kéo khoảng 4-5 vòng kẻm gai rào chặn từ cổng vào hướng cột cờ, rào xong tôi vào trailer báo Tư lệnh:
- Trình Tư lệnh, VC đã vào đến dinh Tỉnh trưởng. Em thấy có một VC cầm súng AK ở trước dinh Tỉnh trưởng.

Tư lệnh làm thinh không nói gì cả, khoảng hai phút sau, tôi nói với Thiếu tướng:
- Em đi lần nữa, để Thiếu tướng nói chuyện với Tư lệnh phó. Tư lệnh nhỏ nhẹ nói:
- Thôi đừng đi coi chừng nó bắt.
- Dạ không sao!
Nói xong, tôi cởi bỏ áo lính, vẫn mặc quần lính mang giày với áo thun vội ra sân gọi anh tài xế:
- Anh Thông đâu đến tôi nhờ một chút.
Tôi la lên, không một tiếng trả lời. Anh Ngộ quản gia nói:
- Em vừa thấy anh Thông ra cổng. Anh đã bỏ đi rồi.
Bất chợt có một anh (tôi quên cấp bậc và tên):
- Trung úy cần gì em giúp.
- Anh muốn đến dinh Tư lệnh phó.
- Ðược rồi để em đưa ông thầy đi.
Anh lính lấy chiếc Honda màu đỏ chạy đến và nói:
- Ði Honda tiện hơn Trung úy.

Rồi anh chở tôi về hướng dinh Tư lệnh phó, rẻ vào dinh anh đậu cách đây khoảng 10 mét bên lề đường.

Dinh Tư lệnh phó, trước và sau có cổng ra vào bằng cửa sắt, xung quanh xây tường cao độ 2 mét. Cửa trước đối diện với dinh Tỉnh trưởng, cửa sau quay ra mặt đường.
 
Cửa trước và sau đều đóng và khóa chặt, từ cửa trước nhìn vào tôi đi sát hông tường bên phải, có một cây ổi mọc từ phía trong xòe nhánh phủ ra bên ngoài. Trong dinh im lặng không một tiếng động, tôi gọi lớn:
- Nghĩa ơi Nghĩa, Phúc ơi Phúc, tao là Danh.
Tôi gọi 4, 5 lần nhưng vẫn thấy im lặng không có tiếng trả lời.

Tôi linh cảm không ổn, tôi gọi tiếp và quay lại định trở về, tôi thầm nói không lẻ mình bỏ cuộc. Tôi nói qua với anh lính đậu bên kia đường:
- Anh ráng chờ tôi một chút.

Bất chợt có tiếng nổ đùng, có tiếng xôn xao, tiếp theo tiếng khóc. Tôi chạy lại vách tường có nhánh cây ổi xòe ra, tôi quyết định đu nhánh ổi này nhảy vào, tay phải níu nhánh ổi, tay trái vịn vào vách tường miệng liên tục la lớn:
- Tôi trung úy Danh đừng bắn, tôi trung úy Danh đừng bắn. Miệng la tay níu kéo leo vào, tôi lên được đỉnh tường theo đà cây ổi tuột xuống đất.
 
Gặp tôi, anh Nghĩa vừa nói vừa khóc:
- Chuẩn tướng tự sát chết rồi Danh.
- Lúc nào?
- Mới đây, chắc có lẽ hồi nảy Danh nghe tiếng súng nổ.
Anh nói tiếp:
- Chuẩn tướng đang ăn cơm, nghe tiếng động, ông bỏ bàn ăn đứng dậy, bà Tướng chạy theo ông ngăn lại. Tư lệnh phó vào đóng cửa lại và bắn vào ngực tự sát.

Tôi đến cửa, thấy cửa phòng hé mở, tôi xô nhẹ cánh cửa bước vào, tôi thấy tướng Hưng nằm bất động trên giường, bà Hưng đang ôm chầm Tư lệnh phó khóc, còn hai đứa con nhỏ đứng kế bên vô tư lự như không có gì xảy ra, kế bên những anh lính đang sụt sùi khóc. Tôi quay ra nói với anh Nghĩa:
- Thôi Danh đi về.

Tôi không nói anh Nghĩa mở tần số máy PRC25 gì nữa, chuẩn tướng đã chết rồi. Tình hình rối ren, bận rộn, tôi không nhờ mở cửa, tôi trèo cây ổi lên đầu tường rồi nhảy ra ngoài.
 
Xuống đến mặt đất, tôi suy nghĩ lung tung:
 
 Tại sao Tư lệnh phó tự sát?
 
Nếu Tư lệnh hay được thì ra sao? Hay là lúc tôi la to gọi anh Nghĩa, Phúc, ở đây tưởng VC vào tới nên Chuẩn tướng tự sát hay là … tôi vừa suy nghĩ vừa cúi đầu bước đi đến anh lính đậu xe Honda lúc nãy.

Trời! xe và người biến đâu mất, tôi đảo mắt nhìn quanh vẫn không thấy, chắc anh bỏ đi rồi, tôi không trách anh, anh đã giúp tôi như vậy cũng đủ lắm rồi.
 
Tôi lội bộ từ đây cặp theo lộ Hòa Bình đi thẳng về dinh, trên đường phố vắng hoe không một bóng người lai vãng, chỉ có những mảnh giấy vụn vất bừa bải đầy đường, thỉnh thoảng bay tứ tung theo cơn gió (giấy tờ của tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ dân hôi của vất ra đường từ hôm trước).

Tôi đi bộ mất trên 15 phút về đến dinh, anh lính vẹt từng vòng kẽm gai tôi đi vào rồi kéo lại vị trí củ. Tôi đi nhanh về phía sau vào trailer để trình Tư lệnh sự việc đã xảy ra, vừa thấy Tư lệnh tôi vội vả nói:
- Trình Thiếu tướng em đến dinh Tư lệnh phó, đến nơi ông vừa tự sát chết, Tư lệnh phó đã bắn vào ngực.

- Tướng Hưng chết hả? Chết làm chi?

Tư lệnh chỉ nói vậy.
 
Tôi trở ra về nơi làm việc, ngồi trên sofa suy nghĩ liên miên. Tư lệnh phó đã tự sát, chắc Tư lệnh sẽ tự sát theo. Tôi xuống nhà gặp trung úy Việt và nói Tư lệnh phó đã tự sát còn Thiếu tướng không biết thế nào? Hai đứa tôi không tìm ra câu trả lời.

Lúc này khoảng 11 giờ đêm, cứ khoảng 15 hay 20 phút tôi vào trailer một lần. Mổi lần vào liếc nhìn, tôi thấy Tư lệnh nằm nghỉ nhưng giày vẫn còn mang. Lần khác vào, Tư lệnh ngồi dậy đi về hướng tôi và hỏi:
- Có gì không?
- Em vào xem Thiếu tướng có sai bảo gì không?
Tư lệnh nói:
- Sao em không đi ngủ đi! khuya rồi.
Tôi nhỏ nhẹ nói:
- Trình Thiếu tướng, nếu VC vào dinh tụi em đánh không Thiếu tướng?
- Thôi đừng đánh nhau, họ vào để tôi ra nói chuyện.

Tôi rời trailer đi ra ngoài. Khoảng 10 phút sau, Tư lệnh ra phòng làm việc tôi đưa một gói hình chữ nhật dài độ 2 tấc, rộng 1 tấc, dầy 5 phân và nói:
- Danh cất tiền này dành để xài.
 
(Có thể đây là tiền lương của Thiếu tướng không dùng để dành).

Xong Tư lệnh đi vào trailer, tôi hé mở gói này, bên trong toàn bạc 500, tôi đoán chừng trên 400 ngàn đồng và tôi để vào ngăn kéo nơi bàn làm việc. Tôi tiếp tục rón rén vào trailer để quan sát, tôi sợ Tư lệnh tự sát.

Khoảng 12 giờ 30 khuya, Tư lệnh ra gặp tôi nói:
- Sao Danh không đi ngủ? Thức cả đêm à?
- Dạ em ngủ không được.
Tư lệnh móc từ trong túi ra một khẩu súng nhỏ, ngắn hơn gang tay và nói:
- Danh cất khẩu súng này dành để hộ thân.
Tôi nhận khẩu súng bỏ vào ngăn kéo chung với gói tiền lúc nảy.
 
Tôi xuống nói chuyện với anh Việt và anh Ngộ, Thiếu tướng đã cho tôi súng, không hiểu Tư lệnh có ý định gì?

Khoảng sau 1 giờ sáng, anh lính hơ hải chạy vào gặp tôi:
- VC tự động mở cửa vào dinh.
- Anh bảo họ chờ tôi một chút.
Tôi vội vả vào trailer để gặp Tư lệnh, tôi thấy Tư lệnh nằm nghĩ. Tôi trình:
- Trình Thiếu tướng, bọn VC đang vào dinh.
- Bảo họ chờ tôi ra nói chuyện.
Tôi đi nhanh ra trước cổng dinh, lúc bấy giờ tôi vẫn mặc áo thun, quần lính, mang giày. Gần đến cổng dinh, tôi thấy lố nhố 6, 7 người đang vẹt kẻm gai đi vào hướng cửa dinh. Ðến gần, tôi thấy 4 nam, 1 nữ có vấn đầu tóc lũng lẵng phía sau ót và một em bé độ 10 tuổi. Nam trang bị 1 khẩu AK, một người mang khẩu Carbin, một người mang súng lục (súng loại cảnh sát xử dụng) số còn lại tay không, không mang giấy tờ hay máy móc gì cả.
 
Nhóm người này tuổi dưới 40, đến vòng kẻm gai thứ ba từ ngoài vào, còn hai vòng nửa từ cửa dinh ra, tôi vẹt kẻm gai và gặp họ tại đây. Một người trong nhóm quay qua hỏi tôi:
- Anh làm gì ở đây?
Tôi nói:
- Tôi làm quản gia.
Tôi nói trớ, không dám nói là tùy viên sợ bọn chúng bắn. Người mang khẩu AK hỏi tiếp:
- Anh cấp bậc gì?
- Tôi Trung sĩ.
Bất chợt người mang AK lên đạn đưa mủi súng vào phía sườn tôi và nói:
- Ði.

Tôi lúc bấy giờ hồn phi phách tán, chết là cái chắc. Trong nhóm có người nói:
- Ở đây nó làm lớn không hà, tính nó đi.
Bọn chúng từ từ hướng vào cửa dinh, đến gần cột cờ, đứa trẻ con ôm chầm lấy khẩu súng đồng thời Pháp, súng đặt dưới chân cột cờ để làm kiểng, đứa trẻ reo lên:
- Súng ngộ và đẹp quá.
Chị bới tóc tiếp theo:
- Nhờ có dịp này mới được vào dinh Tướng.
Tôi nghe và thấy những việc trên, cỏi lòng se lại. Bất chợt, nhóm người này dừng lại, người mang khẩu AK hất mặt ra dấu tôi đi qua hướng nhà bếp, ngang qua phòng ngủ của tôi. Chết rồi, chắc bọn chúng bắn mình ở đây, tôi chầm chậm bước đi, đầu ngoái lại cửa vô dinh. Tôi thấy Tư lệnh bước ra, đẩy nhẹ cánh cửa (cửa lưới chắn ruồi trước khi vào phòng làm việc).

Bọn người này bảo tôi dừng lại, ba người bước vào phòng (một người tay không, một người mang khẩu P-38, một người mang khẩu Carbin).
 
Số còn lại lảng vảng phía ngoài, người mang AK vẫn hướng súng về phía tôi. Khoảnh khắc, trung sĩ Ngộ từ phòng Thiếu tướng đang nói chuyện với VC chạy đến tôi nói:
- Thiếu tướng bảo Trung úy lấy thuốc lá hút.
Có cớ vào gặp Tư lệnh, người mang AK bỏ thỏng súng xuống, tôi lặng lẽ bước đi, nhưng sợ hãi nó đàng sau bắn tới. Vô sự thế là thoát nạn, vào phòng tôi mở ngăn tủ lấy gói thuốc Capstan đầu lọc mời Thiếu tướng một điếu, 3 người mổi người một điếu (Tư lệnh hút thuốc 3 số 555 nhưng thỉnh thoảng hút thuốc Capstan đầu lọc).
 
 Tôi thấy Tư lệnh ngồi trên sofa băng dài, người tay không ngồi trên ghế nhỏ đối diện Tư lệnh, người mang khẩu P-38 ngồi dưới sàn nhà, tay cầm khẩu súng để trên đầu gối mủi súng hướng về phía Tư lệnh, còn người mang khẩu carbin đứng ngay cửa phòng tư thế tác chiến.

Xong nhiệm vụ tôi bước ra ngoài, người mang AK vẫn ở thế tác chiến nhưng không để ý đến tôi nữa. Trên dưới mười phút nói chuyện, nhóm người này rời dinh ra về, tôi vào phòng thấy Tư lệnh vừa đứng dậy bước ra ngoài với khuôn mặt buồn buồn, nhìn trên sofa tôi thấy điếu thuốc của Thiếu tướng còn cháy dở dang, mới 1/3 điếu nằm trên sofa bốc khói làm lủng một lổ nhỏ, tôi lấy vất đi.
 
Cuộc nói chuyện này chỉ đơn phương, không có viết giấy tờ hay ký tên gì cả cũng không có máy móc khi hai bên gặp nhau. Tư lệnh vào trailer nằm nghĩ, tôi vào lần nữa thấy Tư lệnh nằm yên, chắc Tư lệnh đã mệt.

Trong suốt đêm 30 tháng 4, Tư lệnh và tôi hầu như không ngủ, khoảng 3 giờ sáng, tôi rón rén vào phòng Tư lệnh lần nữa, thấy Tư lệnh đang nằm yên không biết ngủ hay thức vì trong lúc nằm nghĩ vẫn mang cặp kính đen.
 
Tôi cũng quá mệt ra phòng làm việc ngã lưng trên sofa một chút, vang vang bên tai những loạt AK nổ liên hồi, chắc đối phương nổ súng mừng chiến thắng.

Trong lúc nửa tỉnh nửa mê bổng nghe tiếng chuông “boong, boong, boong”, tôi bật mình ngồi dậy, nhìn đồng hồ thấy hơn 6 giờ, qua đến bàn Phật, tôi thấy 3 cây nhang Tư lệnh đã đốt và cắm sẵn trên lư hương khói bay nghi ngút. Tư lệnh mặc quân phục hẳn hoi đang nghiêng mình xá Phật.
 
Tôi vội đi nhanh làm vệ sinh cá nhân, xong mặc quân phục vào và đến đứng nghiêm chào Thiếu tướng. Thiếu tướng đưa tay lên cỡ tầm ngực đáp lại và hỏi:
- Ðêm qua, Danh ngủ được không?
- Mệt quá em nằm nghỉ một chút.
Tư lệnh vẫn ngồi trên sofa nơi phòng thờ Phật, tôi đi sang qua phòng làm việc. Một lúc sau, Tư lệnh đến bên tôi hỏi:
- Gặp tướng Trường được không hè?
Lúc này khoảng 6 giờ 30 sáng.
- Dạ … dạ. Tôi ấp úng trả lời. Hồi chiều tối hôm qua ở trên lầu em thấy tướng Trường chạy xe jeep ngang qua dinh.

Tư lệnh hỏi tiếp:
- Có phải Trường không?
- Em ở trên lầu hơi xa, em thấy giống tướng Trường.
- Thôi đừng đi tìm, kẻo bị chúng bắt.
- Dạ.
Rồi Tư lệnh đi ra sau vào trailer, một lát sau Tư lệnh đi ra hai tay xách hai vali gặp tôi và anh Việt ngay ở cửa ra vào phòng thờ Phật. Tư lệnh đưa cho tôi một cái màu cam, còn trung úy Việt một cái màu đen hay nâu tôi không nhớ rỏ. Tư lệnh buồn buồn nói:
- Danh giữ cái này, Việt giữ cái này.

Tư lệnh chỉ nói ngắn gọn không nói thêm gì, hình như cổ ông nghẹn lại. Tư lệnh vội bước đi, cách vài bước Tư lệnh quay lại nói tiếp:
- À, quên chìa khóa. Rồi Tư lệnh đi thẳng về sau vào trailer, một lúc sau trở ra trao cho tôi hai chìa khóa và nói:
- Cái này của Danh, cái này của Việt.
Tôi linh tính sắp có điều gì sẽ xảy ra. Tư lệnh chầm chậm bước theo nấc thang lên tầng trên, tôi và anh Việt nối bước theo sau. Tư lệnh ra sân thượng, đứng sát bên lan can, mắt nhìn ra lộ Hòa Bình trước cửa dinh, tôi đứng bên tay phải Tư lệnh, anh Việt đứng bên trái.
 
Trước lộ vài xe qua lại, người thưa thớt vắng vẻ như chiều 30 Tết. Bất chợt, Thiếu tướng bật khóc. Tướng cố nén tiếng khóc không bật thành tiếng, những giọt nước mắt cuộn tròn chảy dài trên khuôn mặt đau buồn vì nước mất nhà tan. Tôi cũng khóc theo, anh Việt cũng vậy, ba người đứng ở đây mặc cho nước mắt tự do tuôn chảy.

Tôi nghĩ Tư lệnh đi ngoại quốc hết kịp rồi, tới đây VC có bắt Tư lệnh không? Có làm hỗn bắn Tư lệnh không? Nếu sự việc xảy ra thì phải giải quyết làm sao? Tôi đang miên man suy nghĩ, Tư lệnh xoay lưng chầm chậm theo bậc thang xuống tầng dưới.

Tư lệnh sắp tự sát
Từ ngoài nhìn vô bàn Phật, Tư lệnh ngồi trên ghế sofa phía bên phải, đôi mắt đăm chiêu nhìn lên bàn thờ. Anh Việt bước ra cửa về thăm vợ con, còn trung sĩ Ngộ đang thập thò trước cửa.
 
Tư lệnh đứng dậy đến bàn thờ lấy ba cây nhang đốt, xá ba xá cắm vào lư hương, gõ ba tiếng chuông “boong, boong, boong” xong xá 3 xá tiếp, xong Tư lệnh về ngồi nơi cũ, hai tay để trên thành gỗ sofa nhịp nhịp như không có chuyện gì sắp xảy ra. Bất chợt, Tư lệnh xoay qua bảo tôi:
- Danh ra ngoài bảo Việt dẫn vợ con đi đi.
- Dạ.

Tôi thầm nghĩ Tư lệnh và tôi độc thân chắc Tư lệnh nghĩ cách khác.

Tôi đẩy nhẹ cánh cửa bước ra sân hướng về phòng trung úy Việt. Tôi vừa đi khỏi cột cờ một chút nghe tiếng nổ “đùng” phát ra từ hướng bàn thờ Phật, tôi xoay người trở lại chưa kịp bước trung sĩ Ngộ thất thanh chạy la lên:
- Ðại úy ơi! Ðại úy ơi! Thiếu tướng tự sát chết rồi.
Trong lúc sợ hãi, anh Ngộ gọi tôi là Ðại úy.
 
Tôi chạy nhanh vào thấy cảnh tượng hải hùng chưa bao giờ gặp. Tư lệnh ngã ngửa hơi lệch về phía sau sofa, đầu hơi nghiêng về bên trái, khẩu Colt 45 vẫn còn trong tay buông thỏng xuống lòng Tư lệnh nhưng những ngón tay cầm súng đã nới lỏng, đầu đạn xuyên qua màng tang phải qua trái, ngước mắt nhìn lên trần nhà.
 
 Tư lệnh chưa chết, nhưng nói không được, giật run rẩy người, miệng há hốc, từ trong cổ họng nấc lên tiếng “khọc, khọc, khọc” từng chập và từ từ nhỏ dần.

Anh Ngộ thấy vậy vội nói:
- Thôi mình chở Thiếu tướng đi bệnh viện.
Tôi và anh Ngộ ôm chầm lấy Thiếu tướng vừa khóc vừa nói:
- Chắc trễ rồi, vết thương ở đầu vô phương cứu chữa, hơn nữa Thiếu tướng đã quyết định tự sát. Hèn chi hôm qua Thiếu tướng đi thăm anh em thương binh ở bệnh viện Phan Thanh Giản rất lâu và nói với anh em thương binh qua ở lại với các em.

Anh Ngộ nói tiếp:
- Em đâu dám đến gần Thiếu tướng. Ðứng ở ngoài cửa em chỉ thấy lưng Thiếu tướng. Em thấy Thiếu tướng móc từ trong túi ra, em tưởng Thiếu tướng lấy thuốc hút, nào ngờ Thiếu tướng nổ súng liền em chạy lại đâu kịp.

Vừa nói anh Ngộ khóc nức nở, chúng tôi vẫn ôm choàng lấy Tư lệnh khóc.
 
Trong lúc bối rối và hết hồn, tôi đâu có tâm trí đi xem đồng hồ, khoảng 7 giờ 30 ngày 1 tháng 5 năm 1975.


 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List