Hãy
biến đau thương của người thất trận, tù đày, lưu vong trở thành sức mạnh đoàn
kết.
Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng nghĩ
thế nào về những người đi trước?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tôi
quyết định ở lại vì tôi cho là hành động như vậy là đúng. Nhưng không
phải vì vậy mà tôi công kích những người ra đi năm 1975. Bởi vì trường
hợp mất Nam Việt Nam thật đặc biệt, không thể qui trách cho những người cầm
súng giữ nước. Các Đơn Vị Quân Đội vẫn hiên ngang chiến đấu, chúng ta
không hề bỏ chạy trước Cộng Quân. Quân Đội phải buông súng vì lệnh đầu
hàng của ông Dương Văn Minh. Do đó, nếu quí vị có ở lại thì trước sau
cũng vô tù Cộng Sản như tụi tôi. Hơn nữa nhờ có một số chiến hữu thoát được
ra hải ngoại nên về mặt chính trị mới có cơ hội tranh đấu cho quyền lợi của
những người còn kẹt lại. Về mặt kinh tế, đi trước xây dựng được cuộc sống
ổn định sau này có thể tương trợ lẫn nhau. Bây giờ không nên bàn về vấn
đề trước, sau, mà mọi người phải cùng chung lưng gầy dựng một lực lượng vững
mạnh cả chính trị và kinh tế nơi thế hệ tương lai của người Việt tại hải ngoại.
Trích đoạn y' kiến của Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai
trả lời phỏng vấn của Đại tá Phan Huy Sảnh về những quân nhân, viên chức đã
phải bất đắc dĩ di tản vào trước ngày 30 tháng 4, 1975 để kêu gọi sự cảm thông,
đoàn kết đối với ai còn tiếp tục khe khắt lên án anh em đồng ngủ đã phải bỏ lại
hết để ra đi.
Ngày 24 tháng 4, 1975; một viên chức tình báo
Hoa Ky đến gặp Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tổng Trấn SG-GĐ kiêm Tư Lệnh Biệt
Khu Thủ Đô, trao một tập phúc trình Anh Ngữ về những mục tiêu bao vây,
pháo kích, tấn công của địch quân vào thủ đô. Danh số hỏa lực của 14 sư đoàn
địch quân được liệt kê . Ngay khi vị khách MỸ ra về, Tướng Minh gọi tôi vào, ra
lệnh: ngồi đây đọc ky, gạch bút màu đỏ dưới những chi tiết quan trọng.
Tướng Minh bước ra khỏi phọng đứng nơi hành
lang, bập điếu thuốc liên tục, nhìn ra sân cờ và bải đáp trực thăng, mông lung
suy nghĩ...
10 phút sau, Tướng Minh trở vào phòng ra lệnh
cho tôi điện thoại mời các đơn vị trưởng trong lãnh thổ BKTD,Đô Trưởng
Saigon,Tư Lệnh CSSG, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Thủ Đô, Đặc Khu Trưởng và Cảnh Sát
Trưởng các quân đô thành đến họp khẩn cấp vào 7 giời tối ...
Ngày 26/4; Trung Tướng Paul Vanuxem, cầm đầu
phái đoàn tướng lãnh Pháp và Tướng Charles Timms đẫ lần lượt đến gặp và thảo
luận với Tướng Nguyễn Văn Minh. Đây là hai nhân vật nỗi danh trong cuộc chiến
Đông Dương & VN. Timmes là Tướng Tình Báo Hoa Ky, từng chỉ huy Lữ Đoàn Dù
trong Đệ Nhị Thế Chiến, nhân vật số hai của Bộ Tư Lệnh MAGG/VN từ trước năm
1960.
Đại tá TG Vanuxem đã chỉ huy cuộc lui binh
ngoạn mục tại đồng bằng Bắc Việt vào năm 1953. Năm 1972, Tướng Vanuem đã tháp
tùng Tổng thống Thiệu, Đại Tướng Viên, Trung Tướng Quang ... thăm chiến trường
An Lộc khi vừa dứt tiếng súng.
Ngày 27 tháng 4, 1975; khoảng 9 giờ 15 tối;
Tướng Minh trở về Bộ Tư Lệnh sau khi gặp Đại Tướng Cao Văn Viên và Trung Tướng
Trần Văn Đôn (Tổng Trưởng Quốc Phòng) tại tư dinh Tướng Đôn ở số 6 Alexandre De
Rhodes, trước Dinh Độc Lập để cùng đến thuyết trình tại Quốc Hội.
Theo dõi tình hình chiến sự từ trung tâm hành
quân bước ra, đúng vào lúc chiếc xe Opel màu đen của Tướng Minh, theo sau là
toán cận vệ, dừng ở cầu thang chính. Tướng Minh bước ra khỏi xe, chợt nhìn thấy
tôi. Ông ngoắc tay ra dấu cho tôi theo Ông lên văn phòng. Đôi mắt buồn, như
trủng sâu sau nhiều đêm không ngủ trong lúc tình hình cực ky căng thẳng,
thiết quân lực, cấm quân, cấm trại...Tướng Minh nói: kể từ giờ phút này, Đại
Tướng Minh (DVMinh) là Tổng Thống Tổng Tư Lênh. Tình hình gần như tuyệt vọng.
Tướng Minh chỉ tay vào túi áo bên ngực trên và nói: Nếu không còn làm gì được
nữa, tôi sẽ tự giải quyết. Mong em giúp đở gia đình vợ con tôi...
Sau nhiều năm bị tù đày lao động khổ sai nhiều
nơi trong trại giam của Cộng Sản, tôi được phóng thích đến định cư ở Hoa Ky. Từ
đó tôi đã có nhiều dịp gặp lại Trung Tướng Minh, Đại Tướng Cao Văn Viên (tại
vùng thủ đô và Long Island, New York), Đại Tướng Nguyễn Khánh(tại vùng thủ đô
và thủ phủ Sacramento, California). Tướng Viên thuật lại như sau: Tôi điện
thoại cho Chuẩn Tướng Y sĩ Phạm Hà Thanh gữi cho tôi cyanure; vì nếu bị bắt tôi
cũng sẽ chết trong tay Cộng Sản. Lúc Đại Tướng Minh lên cầm quyền, tôi biết
rằng tôi phải ra đi. Đại Tướng Minh khó quên câu trả lời của tôi vào lúc đảo
chánh lật đổ Cụ Diệm năm 1963.Thật sự lúc đó, nếu không có sự giúp đở của Đại
Tướng Khiêm (lúc đó là Thiếu Tướng), số phận của tôi chắc cũng đi theo hai Ông
Đại tá Lê Quang Tung, Hồ Tấn Quyền.
Vào khoảng tháng 3, 1975; Đại tướng Nguyễn Khánh
nhận được điện thoại của một viên chức tình báo tại Luân Dôn (Anh Quốc) cho
biết về tình hình nguy ngập ở các tỉnh miền Trung và cao nguyên Miền Nam. Tướng
Khánh tu Paris bay sang Hoa Thịnh Đốn liên lạc với Cabot Lodge và Al Spiro, xin
Tổng Thống Ford và Quốc Hội tăng cường viện trợ cứu vãn tình thế. Câu trả lời
"negative" đã làm Ông thất vọng. Tòa Đại sứ Thái Lan tại Hoa Ky cũng
từ chối cấp Visa cho tướng Khánh vào Thái Lan.
Bs Nguyễn Lưu Viên, Phó Thủ Tướng, thuật lại
như sau: Cậu (Bs Viên) gặp Dr Pratt(USAID/Health Dept.) cho Cậu cyanure đủ cho
2 người(Cậu & Mợ Viên). Sau khi nhận được "cyanure", Cậu mang vào
Institut Pasteur thử vào mấy con bọ, chuột; chẳng con nào chết cả. Cậu nghĩ
rằng: Dr Pratt không muốn Cậu tự sát. Vì vậy, về tới nhà; Cậu lấy khẩu súng lục
trao cho Mợ và nói rằng: nếu tụi nó vào tới Saigon; em và anh, mỗi người tự
giải quyết sinh mệnh của mình. Phu nhân Bs Viên từ chối; đề nghị rằng:
anh cứ bắn em trước đi, em sẳn sàng để cùng chết. Bs Viên đáp: Không! Không ai
được phép giết người. Vì vậy, hai khẩu súng này ,em giữ 1 khẩu, anh 1 khẩu ...
Những sự thật bi thương, thật xúc động được
nghe trực tiếp từ Bs Viên, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Cao Văn Viên, Tướng Nguyễn
Văn Minh; hôm nay xin được viết ra sau khi đọc những giòng phẫn nộ của một
người bạn tôi : Trung Tá TG NMT đã lên án: "kẻ ra đi trước khi Dương Văn
Minh đầu hàng đều mang tội đào ngũ đáng bị xữ tử..."
Ghi chú: Đại Tướng Trần Thiện Khiêm cũng xác
nhận: không riêng gì Ông Viên (Đai tá Cao Văn Viên năm 1963) mà Tướng Minh
(Trung Tá năm 63) chef của em, không có tôi (Tướng Khiêm) can thiệp thì cũng
"bị làm thịt rồi".
Paul Vân
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết