|
Trang sổ tay hôm
nay, chúng tôi xin được nắn nót ghi lại đây những nhận xét của
Hoài Nam, và mong được xem như một nén hương lòng (muộn màng)
gửi đến một người đã khuất:
“Trúc Phương là
một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng
được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ
tình. Ông tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, ra chào đời năm 1939 tại xã Mỹ
Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp
thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”
Tháng 4 năm 1975,
Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và
bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê
thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn
video phỏng vấn ông, được Trung Tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc
Phương cho biết:
“Sau cái biến cố cuộc
đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó, ‘bèo dạt hoa trôi’… Nếu mà nói đói
thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…
Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn
bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm
bọc ai được… đến lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắt, lúc đó thì bạn bè
tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy
thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.
"Tôi nghĩ ra được một cách.. là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi
mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ… Ban ngày thì lê
la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu
lúc bấy giờ là 1 đồng… thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả
người ta... thế là mình lấy 1 đồng về… như là tiền thế chân…
"Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…
khổ lắm…. Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ
có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự
chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những
chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng
cha đi tiểu vỉa hè’, thế rồi cũng phải nằm thôi.
"Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát… mà lẽ ra tôi nên buồn cho
cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn … Tôi nghĩ mà thôi,
còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài
sau này…”
Chất liệu, rõ ràng, đã có (và có quá dư) nhưng cơ hội để Trúc
Phương viết bài sau này (tiếc thay) không bao giờ đến – vẫn theo
như lời của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:
“Vào một buổi sáng
năm 1996, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh
viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa
dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại
cho chúng ta một di sản vô giá.”…
S.T.T.D Tưởng Năng
Tiến
Album: ASIA 74 - ÔNG HOÀNG
DÒNG NHẠC BOLERO
1 . Chiều làng em - Hà Thanh Xuân
2 . Trên bốn vùng chiến thuật - Đan Nguyên,Quốc Khanh
3 . Kẻ ở miền xa - Đặng Thế Luân,Huỳnh Phi Tiễn
4 . Tàu đêm năm cũ - Hoàng Thục Linh
5 . Để trả lời một câu hỏi - Hoàng Oanh
6 . Chuyện chúng mình - Thanh Thúy,Trúc Mi
7 . Ai cho tôi tình yêu - Tâm Đoan
8 . Buồn trong kỷ niệm - Hồ Hoàng Yến
9 . Mưa nửa đêm - Băng Tâm
10 . Nửa đêm ngoài phố - Trúc Mai
11 . Những lời này cho em - Đan Nguyên
12 . 24 giờ phép - Huỳnh Phi Tiễn
13 . Đò chiều - Phương Hồng Quế,Thanh Phong
14 . Chiều cuối tuần - Thanh Tuyền
15 . Hai lối mộng - Mỹ Huyền,Nhật Lâm
16 . Bông cỏ may - Thiên Trang,Huy Sinh
17 . Thư gửi người miền xa - Ngọc Minh
18 . Người xa về thành phố - Đặng Thế Luân
19 . Bóng nhỏ đường chiều - Trung Chỉnh,Ngọc Đan
20 . Con đường mang tên em - Đan Nguyên,Y Phụng
21 . Đêm tâm sự - Ngọc Huyền
22 . Thói đời - Tuấn Vũ
23 . Xin cám ơn đời - Thanh Thúy
24 . Tình thắm duyên quê - Đoàn Phi,Cát Linh
|
|