Kính chuyển Qúy Vị và
Qúy Bạn cùng chia sẻ và tùy nghi.
Chào kính mến,
Chào kính mến,
NGUYỄN-HUY HÙNG.
Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Linh Mục Phê-rô
Phan Văn Lợi
ngày 11.07.2015
Pv Trần Quang Thành: Thưa Linh Mục Phan Văn Lợi, Đức Thánh Cha François có
nói rằng: ‘’Người Công Giáo có bổn phận phải tham gia chính trị’’. Người còn
nói: ‘’Chúng ta luôn mang tính cách mạng’’. Người lại phân tích một điều rất rõ
ràng là: ‘’Các-Mác không sáng tạo gì cả. Cộng sản đánh cắp ngọn cờ của chúng
ta, ngọn cờ của người nghèo là ngọn cờ của người theo Đạo Thiên Chúa. Linh Mục
Phan Văn Lợi hiểu ý nghĩa của những lời nói này của Đức Thánh cha François là
thế nào ?
Lm
Phan Văn Lợi: Kính thưa Quý Vị, những lời
của Đức Giáo Hoàng François liên quan tới một vấn đề rộng lớn: Người Công Giáo
có nên làm chính trị không và nhất là các Giáo Sĩ Công Giáo có nên làm chính
trị không. Đây là một vấn đề luôn luôn được đặt ra, được tranh cãi ngay giữa
lòng Giáo Hội Công Giáo. Cho nên có lẽ hôm nay là một dịp rất tốt để chúng ta
đào sâu vấn đề này.
Chúng tôi xin được trình bày
vấn đề qua 3 điểm. Thứ nhất: Chính trị là gì. Thứ hai: Giáo Sĩ Công Giáo và
chính trị. Thứ ba: Giáo Sĩ Công Giáo và hiện tình chính trị Việt Nam.
I.-
Chính trị là gì ?
Theo định nghĩa của tác giả
Đào Duy Anh trong Từ Điển Hán Việt: ‘’Gọi chung những việc sắp đặt và thi hành
để sửa trị một nước’’. Chiết tự hai chữ ‘’chính’’ và ‘’trị’’ thì có thể hiểu đó
là cai trị cho công minh, cho công chính. Thành ra có những từ liên hệ và đối
nghịch là ‘’tà trị, ngụy trị’’
Cai trị hoặc giúp cai trị đất nước cho
công minh, công chính, theo công lý, công bình, được hòa bình, được phát triển,
đó là ước vọng đồng thời là bổn phận của mọi công dân.
Để đạt tới mục tiêu này,
thành tựu ước vọng này, chu toàn bổn phận này, thì có hai cách:
- Cách thứ nhất: Tham gia vào
các tổ chức chính trị, các tổ chức công quyền như các chính đảng, bộ máy nhà
nước (gồm quốc hội, chính phủ, tòa án...). Đây là chính trị chuyên nghiệp mà
chỉ một số công dân làm được. Người ta còn gọi là chính trị đảng phái. Làm
chính trị kiểu này mà không có khả năng và tâm huyết thì dễ tạo ra tranh chấp,
phản kháng, có khi thoái hóa thành độc tài, lộng quyền, bạo hành, tham nhũng,
đàn áp, bóc lột nhân dân.
- Cách thứ hai: lên tiếng về
các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v...nghĩa là các vấn đề liên
quan tới công lý sự thật, nhân quyền dân chủ, phát triển hòa bình của đất nước
xã hội để phê phán lên án hoặc để góp ý xây dựng, hoặc tham gia vào các tổ chức
xã hội dân sự để có sức mạnh tập thể mà thúc đẩy đòi buộc các tổ chức chính trị
phải làm tốt phận sự của họ. Đây là chính trị công dân mà ai cũng có thể làm và
buộc phải làm xét như một thành viên của xã hội.
II.- Giáo Sĩ Công Giáo và chính trị
Giáo Sĩ Công Giáo cũng là một
thành viên của xã hội, nhưng ngoài ra còn là thành viên của Giáo Hội, có nhiệm
vụ duy trì hòa bình và hòa hợp giữa mọi người, dựa trên nền tảng công lý (theo
Giáo Luật năm 1983, Điều 287.1). Thành ra Giáo Sĩ bị ‘’cấm đảm nhận những chức
vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự’’ (Giáo
Luật 285.3), ‘’không được tích cực tham gia vào các đảng phái chính trị, hoặc
lãnh đạo các nghiệp đoàn, trừ khi theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm
quyền trong Giáo Hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và việc cổ vũ công ích
đòi hỏi như vậy’’ (Giáo Luật 287.2).
Nhưng vì Giáo Sĩ cũng là một
công dân của đất nước, hơn nữa còn là một lãnh đạo tinh thần, nên hơn ai hết,
Giáo Sĩ có nghĩa vụ làm chính trị công dân. Nghĩa vụ đó là:
- Công bố và bênh vực sự thật.
- Bảo vệ và thực thi công lý.
- Cổ vũ và thể hiện tình thương.
Nhất là khi cả ba giá trị
mang tính nhân bản và xã hội này bị cường quyền chà đạp, bị những chế độ độc
tài, dối trá, tàn bạo và khinh dân coi thường. Ba nghĩa vụ vừa nói nhiều khi
phải được thực thi tới độ tạo nên hiệu quả là thanh toán các chế độ độc tài.
Ngoài ra Giáo Sĩ còn có bổn phận thúc đẩy, hỗ trợ, hướng dẫn Giáo Dân tham gia
vào hoạt động chính trị đảng phái, chính trị công quyền, để Giáo Hội góp phần
xây dựng xã hội, để đạo ra tay cứu đời, như giáo huấn xã hội xưa rày của Công Giáo,
hoặc như lời của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô mới đây trong Tông Huấn Niềm Vui Tin
Mừng số 183 và 205.
Lịch sử thế giới và lịch sử
Giáo Hội Công Giáo thế kỷ 20-21 đã ghi nhận nhiều trường hợp Giáo Sĩ làm chính
trị công dân:
* Trước hết là Đức Giáo Hoàng Pi-ô XI với thông
điệp Divini Redemptoris (Đấng Cứu Chuộc Thần Linh) ban hành từ năm 1937 nhằm
kết án chủ nghĩa và chế độ cộng sản với một cái nhìn mang tính tiên tri sáng
suốt và một cung giọng mang tính ngôn sứ mạnh mẽ.
Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII thì có những thông điệp truyền thanh kết
án các chế độ cộng sản, nhất là tại Hoa lục của Mao Trạch Đông.
Và ngay từ năm 1949, Đức Giáo
Hoàng Piô XII còn ra sắc chỉ cấm tín hữu
Công Giáo cộng tác với các tổ chức cộng sản và phạt vạ tuyệt thông bất cứ người
Công Giáo nào gia nhập đảng cộng sản.
* Tại Châu Mỹ Latinh, các Giám Mục một đàng lên án nền thần
học giải phóng vốn chủ trương xóa bỏ các bất công xã hội tại Nam Mỹ theo kiểu
cách Mác-xít (trong số các vị này có đức đương kim Giáo Hoàng Phan-xi-cô vốn
từng là Tổng Giám Mục Thủ Đô Buenos Aires của Ác-hen-ti-na), đàng khác các vị
còn lên tiếng chống lại các chế độ độc tài quân phiệt và cổ vũ công lý hòa
bình. Tiêu biểu có
- Tổng Giám Mục Oscar Roméro
(1917-1980) của El Salvador bị nhà cầm quyền độc tài giết chết và sắp được Giáo
Hội phong lên bậc chân phước.
- Tổng Giám Mục Helder Câmara (1909-1999)
của Bra-xin. Ngài từng bị ám sát hụt, từng được trao giải Nobel song hành năm
1973 do một số tổ chức quốc tế phản đối giải Nobel trao lầm năm ấy cho H. Kissinger
và Lê đức Thọ.
* Tại Châu Á thì có:
- Đức Hồng Y Jaime Sin, Tổng Giám
Mục Thủ Đô Manila Philippin (1928-2005) từng cầm đầu hai cuộc biểu tình nửa
triệu dân để lật đổ hai Tổng Thống tham nhũng là Ferdinand Marcos và Joseph
Estrada.
- Đức Giám Mục Ximenes Belo (sinh
1948) từng cùng với lãnh tụ José Ramos-Horta của Đông Timor đấu tranh chống lại
ách cai trị của Indonesia và được trao giải Nobel Hòa bình 1996.
- Đức Hồng Y Joseph Zen (Trần Nhật
Quân), Tổng Giám Mục Giáo Phận Hong Kong, từng lên tiếng phê phán nhà cầm quyền
Hoa lục, và nay tuy về hưu vẫn luôn đấu tranh cho dân chủ tại Hong Kong.
* Tại Châu Âu phía Đông thì có một
loạt Hồng Y, Giám Mục từng đứng lên chống lại chế độ cộng sản vô thần độc tài
và bị bách hại khốc liệt:
- Đức Hồng Y Joseph Mindszenty (1892-1975)
của Hung-ga-ri từng phải vào Tòa Đại Sứ Mỹ xin tỵ nạn để khỏi bị trục xuất khỏi
nước.
- Đức Hồng Y Stefan Wyszynski (1901-1981) của Ba Lan
- Đức Hồng Y Joseph Beran (1888-1969) của Tiệp Khắc.
- Đức Hồng Y Josyf Slipyj (1892-1984)
của Ukraine
Những vị từng đấu tranh chống
chế độ và đã thành công thì có:
- Đức Hồng Y Frantisek
Tomasek (1899-1992) của Tiệp
Khắc. Ngài từng có một bức thư công bố ngày 21.11.1989, trước 200.000 người
biểu tình tại Praha và được đọc tại các nhà thờ Chúa Nhật 26.11.1989.
- Đức Hồng Y Karol Wojtyla (1920-2005),
Tổng Giám Mục Krakow của Ba Lan, sau này trở thành Giáo Hoàng Gioan-Phaolô 2,
người được lịch sử xem như một trong 3 nhân vật chính thanh toán chế độ cộng
sản Đông Âu.
III.- Giáo Sĩ và tình hình chính trị Việt Nam.
Tại Việt Nam, chế độ cộng sản
vô thần toàn trị độc tài đã bao trùm miền Bắc từ năm 1954 và cả nước từ năm
1975. Các Giáo Sĩ Công Giáo đã chịu chung số phận với toàn dân và cũng đã nhiều
lần thực hiện nhiệm vụ chính trị công dân mà theo ngôn ngữ Công Giáo là thực
hiện vai trò chứng nhân, tác nhân và ngôn sứ cho Thiên Chúa, cho công lý và sự
thật.
* Chịu bách hai thì có:
- Đức Hồng Y Giu-se Maria
Trịnh Như Khuê,
Tổng Giáo Phận Hà Nội, bị quản thúc nhiều năm trong Tòa Giám Mục.
- Đức Hồng Y Phan-xi-cô
Xa-vi-e Nguyễn Văn Thuận,
Tổng Giáo Phận Sài Gòn, bị cầm tù và quản thúc 13 năm, sau đó bị trục xuất khỏi
nước.
- Tổng Giám Mục Phi-lip-phê
Nguyễn Kim Điền,
Tổng Giáo Phận Huế, bị quản thúc rồi bị đầu độc cho đến chết.
- Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt,
Tổng Giám Mục Hà Nội, bị đẩy khỏi ngai Tòa Hà Nội và đang như bị quản thúc giam
lỏng tại Tu Viện Châu Sơn, Ninh Bình.
- Giám Mục Phê-rô Phạm Ngọc Chi,
Giáo Phận Đà Nẵng, bị đầu độc đến điên loạn.
- Giám Mục Gioan Phan Đình
Phùng, Giáo Phận Phát Diệm
và Giám Mục Giu-se Phan Văn Hoa, Giáo Phận Quy Nhơn, nghi bị đầu độc mà chết.
- Giám Mục Nguyễn Quang Tuyến, Giáo Phận Bắc Ninh, Giám Mục Nguyễn
Huy Mai, Giáo Phận Ban Mê Thuột, Giám Mục Hoàng Đức Oanh, Giáo Phận Kontum và
nhiều vị khác bị gây khó dễ trong việc mục vụ.
- Linh Mục thì cũng có nhiều
vị bị bách hại. Nổi tiếng nhất là Linh Mục Nguyễn Văn Vinh, Tổng Đại Diện Tổng
Giáo Phận Hà Nội, bị giam cầm đến chết tại Trại Cồng Trời. Linh Mục Phạm Hân
Quynh, Giáo Phận Hải Phòng, bị quản thúc nhiều năm. Ba Linh Mục trong Nhóm Linh
Mục Nguyễn Kim Điền bị cầm tù nhiều năm....
- Nhiều tu sĩ và giáo dân
cũng bị cầm tù, nhất là ở miền Bắc trước năm 1975.
* Lên tiếng thì có:
- Thư chung của các Giám Mục
Đông Dương, trong đó có 5 Giám Mục Việt Nam, cảnh báo về chế độ cộng sản năm
1951.
- Thư Chung về vấn đề cộng
sản vô thần của Các Đức Giám Mục miền Nam năm 1960.
- Thư góp ý với nhà nước năm
1991 của Đức Giám Mục Nguyễn Minh Nhật, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, về
tình hình xã hội và Giáo Hội.
- Thư Đức Hồng Y Quốc Vụ
Khanh Angelo Sodano gởi Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm
1992 cấm các Linh Mục tham gia ủy ban đoàn kết Công Giáo.
- Kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
năm 1992 gởi thủ tướng về các khó khăn của Giáo Hội.
- Thư ngỏ của Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam gởi cho các cơ quan lập pháp của nhà nước Việt Nam tháng 10.2002
yêu cầu xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội và phát huy những giá trị
nhân bản.
- Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay tháng 09.2008
- Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận
định và góp ý sửa đổi hiến pháp tháng 03.2013
- Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về
tình hình Biển Đông tháng 05.2014.
- Và mới đây nhất là bản lên tiếng của Hội
Đồng Giám Mục Việt Nam về dự thảo luật tôn giáo và tín ngưỡng.
Ngoài sự lên tiếng của các
Giám Mục nói trên, chúng ta còn thấy sự lên tiếng của nhiều Linh Mục tại Việt
Nam. Trước hết có Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền mà từ khi xuất hiện vào năm
2001 cho tới hôm nay đã có trên 100 văn bản về các vấn đề chính trị, kinh tế,
xã hội, dân sự tại đất nước.
Rồi là hoạt động của Dòng Chúa Cứu Thế. Chúng ta
biết rằng từ bao năm nay, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã nổi lên như là một tổ
chức bênh vực cho công lý, cho nhân quyền, và họ đã có nhiều hoạt động trong
chiều hướng đó. Ví dụ trang mạng ‘’Truyền Thông Chúa Cứu Thế’’ và nay là trang
mạng ‘’Tin Mừng cho người nghèo’’, đăng lên tất cả những tin tức, nhận định về
các vấn đề xã hội, chính trị tại Việt Nam.
Các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, vào cuối
mỗi tháng, có Thánh lễ cầu cho công lý hòa bình tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế
Thái Hà cũng như Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, với những bài giảng sấm sét
khiến các khán giả, các người tham dự lấy làm thích thú và cảm thấy các cha đã
nói thay cho họ. Các vị lại thiết lập văn phòng Công Lý Hòa Bình để cứu giúp
các nạn nhân của chế độ, cụ thể là các dân oan bị cướp đất, các thương phế binh
Việt Nam Cộng Hòa bị đọa đày. Ngoài ra còn có những video clip phổ biến trên
mạng để cấp thời lên tiếng báo động về những vấn đề của đất nước, như của Tv
Đức Mẹ, Cà Phê Tối.
Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác nữa. Dòng Chúa Cứu Thế đã
ý thức được vai trò ngôn sứ của hàng Giáo Sĩ, Tu Sĩ nên đã đứng ra làm những
việc đó. Chúng ta mong rằng công việc đó vẫn tiếp tục dài dài, mặc dầu trước
mắt có vài hoạt động xem ra bị chững lại.
Đấy là những trường hợp thực hiện vai trò
ngôn sứ của các Giáo Sĩ Công Giáo tại Việt Nam. Giáo Sĩ đây, chúng ta hiểu là
các Hồng Y, các Giám Mục và các Linh Mục.
Nhưng có một điều trái khoáy
tại Việt Nam, đó là lại có những Linh Mục tham gia vào ủy ban đoàn kết Công
Giáo, tham gia vào mặt trận tổ quốc là cơ quan ngoại vi của đảng cộng sản. Đã
có những vị Linh Mục làm đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh
huyện và điều đó trái với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo nói chung và Giáo
Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng. Những vị này đúng là làm chính trị nghịch với
nguyên tắc cấm hàng Giáo Sĩ ‘’đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham
gia vào việc hành sử quyền bính dân sự’’ và là một thứ chính trị tồi tệ bởi vì
họ phục vụ cho chế độ cộng sản. Chính vì thế Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền,
tháng 05.2011, đã gởi lên các Giám Mục Việt Nam thư phản đối việc các Linh Mục
ứng cử đại biểu quốc hội cộng sản, và tháng 5.2014, đã ra tuyên bố lên án ủy
ban đoàn kết Công Giáo.
Pv TQT:
Thưa Linh Mục Phan Văn Lợi,
Linh Mục vừa đề cập đến truyền thống làm chính trị vì dân vì nước của các vị
Giáo Sĩ. Truyền thống này đâu phải mới có mà đã có nhiều năm rồi. Linh Mục đánh
giá thế nào về sự đóng góp đó của các Giáo Sĩ Công Giáo đối với đất nước Việt
Nam chúng ta trong những năm vừa qua ?
Lm
PVL: Thưa Quý Vị, vai trò của các
Giáo Sĩ Công Giáo kể từ Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục là làm chứng cho Thiên Chúa
và bênh vực cho con người, bênh vực các quyền lợi của Thiên Chúa và bênh vực
các quyền lợi của con người. Vì vậy chúng ta thấy các vị Giáo Sĩ tại Việt Nam
vẫn luôn luôn thao thức để làm sao công bố sự thật, bênh vực công lý, bảo vệ
nhân quyền, che chở những người bị áp bức và góp phần để canh tân xã hội, vì cái
đó nằm trong sứ mạng cứu đời, nằm trong sứ mạng đổi mới trần gian mà các Giáo Sĩ
đã nhận từ Phúc Âm, từ Chúa Giê-su Ki-tô và phải làm cho dù phải gặp bao nhiêu
khó khăn và trắc trở.
Nhiều người không biết, cho rằng Giáo Hội chen mình vào
chính trị. Nhưng như chúng tôi đã trình bày, chính trị đây không phải là chính
trị đảng phái (mà các Giáo Sĩ không được làm) song là làm chính trị công dân,
làm chính trị của một thành viên trong xã hội và của một con người có trách
nhiệm đối với sự hung vong của Tổ Quốc, sự phát triển hay suy bại của đất nước.
Điều đó không có gì lạ cả! Điều đó nằm trong chức năng ‘’lãnh đạo tinh thần’’
và ‘’ngôn sứ’’ của mọi Giáo Sĩ tại Việt Nam.
Pv TQT:
Thưa Linh Mục Phan Văn Lợi,
tất cả những gì Linh Mục vừa trình bày ở trên đã đi đến chỗ khẳng định rằng
Giáo Sĩ không chỉ làm phận sự đối với Đức Chúa, mà còn phải làm bổn phận một
công dân. Vậy trong những bổn phận như vậy, các Giáo Sĩ có thấy tự hào khi mình
làm việc gì có ích, và có biết rõ việc gì có hại cho đất nước không ạ ?
Lm PVL: Dĩ nhiên các Giáo Sĩ phải luôn tự vấn,
xem mình đang làm gì cho đất nước, đang làm gì cho đồng bào. Mà chúng ta biết
rằng đất nước Việt Nam, đồng bào Việt Nam đang ở dưới sự cai trị của một chủ
nghĩa phi nhân, một chế độ tàn bạo, của một chính đảng bất tài và bất lực. Cho
nên các Giáo Sĩ cần thấy rằng phải làm sao cho chủ nghĩa ấy không còn đầu độc
tâm trí con người, chế độ ấy -chế độ cộng sản- không còn hoành hành trên đất
nước, và cái đảng cộng sản vốn đã bao nhiêu năm chứng tỏ chỉ có sai lầm, tội ác
và thất bại phải ra đi.
Dĩ nhiên các Giáo Sĩ sẽ không trực tiếp làm việc này,
nhưng sẽ thúc đẩy các Giáo Dân -Giáo Dân Công Giáo- làm công việc đó, bắt chước
các vị lãnh đạo tinh thần bên Đông Âu đã huy động tín hữu của mình giật sập,
làm cách mạng xóa bỏ các chế độ cộng sản tại Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc, Lat-via,
Estonia và rất nhiều nước khác nữa.
Còn những vị Giáo Sĩ nào mà
bây giờ vẫn tiếp tục cộng tác với chế độ trong ủy ban đoàn kết, trong vai trò
dân biểu chậu cảnh, bù nhìn, hoặc trong vai trò thành viên các hội đồng nhân
dân nhằm củng cố chế độ cộng sản này, thì thật sự họ đang làm hại cho đất nước,
đang gây khốn cho đồng bào.
Nhân cơ hội này, chúng tôi
xin nói rằng sắp tới đây sẽ có cuộc bầu cử quốc hội thứ 13 của cộng sản. Trong
những lần bầu cử trước đây, rất nhiều Linh Mục trong đó có chúng tôi đã từ chối
đi bầu, vì chúng tôi cho rằng đó là một sự cưỡng bức, sự lừa gạt, sự vô ích.
Cho nên lần tới đây, chúng tôi cũng mong rằng các Giáo Sĩ phải làm gương, phải
tẩy chay những cuộc bầu cử kiểu ‘’Đảng cừ dân bầu’’, bởi vì lương tâm một Giáo
Sĩ không cho phép làm điều đó. Còn những ai đi bầu, nhất là các Giáo Sĩ tham
gia vào cuộc bầu cử sắp tới để làm cho quốc hội của cộng sản tiếp tục tồn tại,
thì đó là làm một hành vi chính trị rất tồi tệ, sẽ đem lại nguy cơ tiếp tục cho
đất nước.
Pv TQT:
Xin chân thành cảm ơn Linh
Mục Phan Văn Lợi.
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1