Đa số những hôn nhân CG hạnh phúc đều xuất phát từ các ca đoàn nhà thờ . MC Diệu Quyên là cháu của Tướng Nguyễn Khoa Nam , truyền thống vọng tộc lâu đời ở Huế .
Chính các lời ca tiếng hát " Yêu Chúa Yêu người " trong ca đoàn nhà thờ đã thấm nhuần sâu xa vào tâm hồn - làm con chiên tân tòng Diệu Quyên ngày càng dễ thương , qua cách ăn nói lịch thiệp trí thức ( nhớ ơn Chúa chăng ? ) NS Trúc Hồ từng kể chuyện trên Video Asia ,vượt biên qua Cam Bốt , "... Mang trong người bức ảnh DM La Vang và xấu chuỗi tràng hạt ... nên được thoát chết khi lính Cộng Miên sắp bắn " .
NS Trúc Hồ tuy có vài tai tiếng vì ăn nói lắp bắp , nhưng nhờ hình ảnh người vợ MC DQ dễ thương bên cạnh , nên TH được tiếng thơm lây .
On Saturday, August 6, 2016 12:35 AM, "HungThe t [diendanchinhtri]"
<>
wrote:
Kính chuyển quývị, ht
----- Forwarded Message -----
From: "Be Nguyen bnguyen791 wrote <>
Xướng ngôn viên Diệu
Quyên tường trình từ thành phố Tacloban, Philippines. (Hình: Facebook Diệu
Quyên)
Ðức Tuấn/Người Việt
(thực hiện)
August 2, 2016
Nhắc
đến Trung Tâm Asia và đài truyền hình SBTN người ta nghĩ ngay đến nhạc sĩ Trúc
Hồ, nhà sản xuất và cũng là người khai thác chủ đề cho mỗi chương trình ca nhạc
Asia, kiêm tổng giám đốc SBTN. Thế nhưng, bên cạnh Trúc Hồ lại là một tên tuổi
không kém phần quan trọng.
Ðây chính là nhân vật
mấu chốt trong việc liên lạc và điều hợp chương trình, là người nắm vai trò
trung gian giữa các ca sĩ và nhà sản xuất trong hầu hết tất cả các chương trình
ca nhạc của trung tâm Asia, một khuôn mặt quen thuộc trong những chương trình
truyền hình Việt Ngữ. Nhân vật ấy không ai khác hơn chính là chị Nguyễn Khoa
Diệu Quyên, xướng ngôn viên đài truyền hình SBTN kiêm MC của trung tâm Asia, và
cũng là phu nhân của nhạc sĩ Trúc Hồ. Ngoài những tên gọi trên, giới phụ huynh học sinh và các
em học sinh thường nhắc đến chị bằng một danh xưng trìu mến: cô giáo Diệu Quyên!Với hơn một giờ đồng
hồ tiếp xúc, Diệu Quyên đã dành cho nhật báo Người Việt những chia sẻ thật chân
tình về đời sống riêng tư trong gia đình cũng như những sinh hoạt cộng đồng của
chị.Sinh
trưởng tại Sài Gòn, nhưng Diệu Quyên sở hữu một nét đẹp hiền dịu và sang cả của
miền sông Hương núi Ngự, nơi đã bao đời trở thành quê hương của dòng họ Nguyễn
Khoa. Với một giọng nói dịu dàng từ tốn, chị đã cho chúng tôi một buổi chuyện
trò hết sức thú vị như sau.
Ðức Tuấn (NV): Chào chị Diệu
Quyên. Xin chị có đôi lời chia sẻ về lý do khiến chị có mặt ở đất nước Hoa Kỳ
này, và những sinh hoạt cũng như những thành tựu của chị kể từ khi đặt chân đến
miền đất tự do này.
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: Chào Ðức Tuấn. Cám
ơn Ðức Tuấn đã tạo điều kiện cho buổi tâm tình ngày hôm nay. Diệu Quyên cùng
gia đình vượt biên vào Tháng Tư, 1978. Sau tám tháng ở trại tị nạn Pulau
Tengah, Malaysia, gia đình được sang Mỹ định cư theo diện tị nạn vào cuối Tháng
Mười Hai, 1978.Sang đến Mỹ cả nhà dọn về tiểu bang California nắng ấm
này. Diệu Quyên tiếp tục học hết mấy năm trung học. Sau đó học đại học Cal
State Long Beach. Diệu Quyên ra trường cùng lúc hai ngành kỹ sư điện toán và cử
nhân toán. Sở dĩ Diệu Quyên chọn ngành kỹ sư vì thời gian đó hầu như ai cũng đổ
xô theo ngành khoa học điện toán, vừa dễ kiếm việc, lương bổng lại cao. Nhưng
nếu nói thích thì thật sự mình chỉ thích đi dạy học, được làm cô giáo như giấc
mơ từ thuở thiếu thời.
NV: Chị có thể
chia sẻ hoàn cảnh nào đẩy đưa chị từ một người kỹ sư tới một giáo chức như hiện
nay?
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: Sau khi tốt nghiệp
đại học, mình có làm kỹ sư được năm năm cho một công ty Mỹ. Tuy được trả lương
cao nhưng làm hoài đâm chán, vì công việc luôn dính chặt với máy móc, với bốn
bức tường. Ðồng nghiệp đa số lại toàn nam giới. Trong thâm tâm mình vẫn muốn
làm một công việc có nhiều tiếp xúc trực tiếp với người hơn là với máy móc. Khi
Diệu Quyên chia sẻ ý tưởng này với ông xã là anh Trúc Hồ, anh khuyên mình nên
trở lại trường để theo học ngành sư phạm. Với kiến thức toán học sẵn có, lại
được bà cố vấn học đường gợi ý, khuyến khích khi xem bảng tổng kết về điểm học
cũng như những tín chỉ về toán của mình, Diệu Quyên đã chọn ngành sư phạm toán
là bộ môn mà các học khu hiện đang rất cần tuyển nhiều người. Ðược chồng khuyến
khích, nâng đỡ, Diệu Quyên đã trở lại trường, và hoàn tất chương trình sư phạm
trong khoảng thời gian tổng cộng là một năm rưỡi. Nhanh thật! Mới đó mà tính
đến nay mình đã có 21 năm trong nghề dạy học!
NV: Xin chúc mừng chị
đã thành công trong việc lựa chọn cho mình một ngành nghề thích hợp. Vậy thì
sau bao nhiêu năm gắn bó với ngành giáo dục điều gì làm cho chị cảm thấy thích
thú và yêu nghề dạy học của mình, dù công việc nhà giáo thật không dễ chút nào,
một nghề đòi hỏi nhiều trách nhiệm và kiến thức tổng quát, với một mức lương
khá khiêm tốn so với lương kỹ sư.
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: Cám ơn Ðức Tuấn đã
hỏi câu hỏi tế nhị này. Thành thật mà nói, nếu chọn nghề với mục đích kiếm
nhiều tiền chắc chẳng mấy ai chọn ngành giáo dục. Do đó, nếu không có niềm đam
mê và yêu nghề bạn sẽ không trở thành một thầy giáo, hay một cô giáo giỏi
được.Vậy làm thế nào để có đam mê? Giống như bất cứ thầy cô giáo nào khi bước
chân vào nghề dạy học, điều đầu tiên bạn phải yêu chính là thế giới của trẻ em,
của các em đang tuổi lớn. Ðể được như vậy bạn phải tìm hiểu tâm lý các em, phải
biết thông cảm và đồng hành trong cõi riêng của chúng. Có như vậy bạn mới có
thể gần gũi và hiểu được các em, từ đó sự giảng dạy của mình mới đạt được kết
quả cao.Về câu hỏi Diệu Quyên khám phá được sự gì thú vị sau từng ấy năm
đi dạy? Xin trả lời rằng phần thưởng mà mình có được chính là tình người, là
tính nhân bản qua sự hiểu biết của từng cá nhân các em học sinh. Khi mình biết
được các em cần gì và muốn gì ở nơi thầy cô, mình có thể đáp ứng nhu cầu cho
các em. Kiến thức mà thầy cô truyền đạt cho các em khác nào nước và phân bón để
vun xới mảnh vườn nơi có những mầm non chờ được hé nụ. Ðó chẳng phải là một
khám phá mới đầy thú vị sao?
NV: Ngoài việc dạy
học ở trường, được biết chị cùng là một cô giáo dạy Việt Ngữ cuối tuần? Vậy chị
có thể tiết lộ cơ duyên nào đã khiến chị trở thành một cô giáo Việt Ngữ thiện
nguyện?
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: Năm 2000, khi đứa
con gái lớn được sáu tuổi, mình dẫn cháu đi ghi danh học Việt Ngữ ở trường Dũng
Lạc ở Huntington Beach. Tại đây mình có gặp lại một số thầy cô từng làm việc
trong những sinh hoạt văn nghệ thời sinh viên, học sinh. Lúc bấy giờ trường
đang thiếu giáo viên thiện nguyện. Vì thế, khi các thầy cô gợi ý tại sao Diệu
Quyên không ở lại dạy luôn thay vì chỉ đưa đón con, nghe lời khuyên có lý nên
mình đã nhận lời. Dạy Việt Ngữ được ba năm, Diệu Quyên được mời vào Ban Ðại
Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California. Cho đến nay Diệu Quyên đã có
13 năm đồng hành cùng ban đại diện.
NV: Cám ơn chị. Thật
là một điều may mắn và cũng là niềm hãnh diện cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại
đã có được sự đóng góp nhiệt thành của những con người có khả năng và tấm lòng
như chị. Khán giả của đài truyền hình SBTN từ mười mấy năm qua đều biết đến chị
qua hình ảnh quen thuộc của một xướng ngôn viên. Ít lâu sau đó, khán giả của
các chương trình văn nghệ Asia lại một phen ngạc nhiên đến bất ngờ khi thấy chị
xuất hiện trên sân khấu dưới vai trò MC! Làm thế nào để chị nghiễm nhiên trở
thành một MC mà không qua một trường lớp huấn luyện nào?
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: Tình cờ thôi. Trước
đó Diệu Quyên cũng từng làm MC tình nguyện cho một số hội đoàn gây quỹ. Tuy
nhiên mình không nghĩ rằng sẽ có ngày “bị” làm MC cho các chương trình của
Asia. Lần đầu tiên Diệu Quyên đã phải liều mình nhảy ra giúp Lâm Quỳnh trong
một chương trình ca nhạc tại Ðại Hội Thánh Mẫu ở Missouri, khi anh Việt Dzũng,
một trong hai MC của chương trình nhạc bị bệnh đột ngột nên không thể có mặt
tối đó. May thay, nhờ sự thương mến ủng hộ của khán thính giả mà mình có được
tự tin để cùng Lâm Quỳnh dẫn chương trình kéo dài ba tiếng đồng hồ một cách khá
suôn sẻ.
Cặp đôi Diệu
Quyên-Trúc Hồ và hai người con. (Hình: Diệu Quyên cung cấp)
Những lần sau đó khi
Trung Tâm Asia tham gia tổ chức chương trình Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh để gây quỹ
giúp các thương binh VNCH tại quê nhà Diệu Quyên cũng xuất hiện trên sân khấu bên
cạnh anh Việt Dzũng, để cùng anh giới thiệu chương trình. Mới đầu thì run lắm,
nhưng riết rồi cũng quen và lấy lại được bình tĩnh khi nhận ra trách nhiệm của
mình để hoàn thành công việc. Từ ý nghĩ đó, Diệu Quyên không còn cảm thấy run
nhiều như trước nữa. Tiếc là anh Việt Dzũng, một trong những MC gạo cội của
Asia, đã bỏ tụi này đi xa rồi. Diệu Quyên cảm thấy mình rất may mắn được học
hỏi và làm việc với các anh Việt Dzũng, Nam Lộc cùng các MC đồng nghiệp khác
như Thùy Dương, chị Ngọc Ðan Thanh… và cả những người đã từng cộng tác với
trung tâm Asia trong vai trò điều hợp chương trình. Tụi này làm việc và gắn bó
với nhau như những thành viên trong một gia đình vậy đó!
NV: Nếu đặt chị trong
hoàn cảnh phải lựa chọn giữa ba nghề: dạy học, xướng ngôn viên đài truyền hình,
và MC giới thiệu chương trình, chị sẽ chọn nghề gì?
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: (Cười) Không chọn
nghề nào hết! Ðùa một tí cho vui thôi! Ðôi khi cái duyên nó đến bất ngờ, ngoài
sức tưởng tượng và ngoài mơ ước! Nếu nói về mơ ước thì mình quả là có ôm mộng
làm cô giáo từ hồi còn nhỏ, thời thơ ấu còn lẽo đẽo theo chân các bà sơ. Sau
này vì nhu cầu của công việc, và nghe lời ông xã Trúc Hồ khuyến khích, mình tập
tễnh vào nghề xướng ngôn viên để phụ giúp chồng trong thời gian SBTN vừa mới
hình thành. Công việc MC như đã nói ở trên, cũng chỉ là một sự tình cờ không
đến từ ý muốn. Diệu Quyên luôn nghĩ rằng khi đã chấp nhận ở một vị trí nào thì
phải cố gắng làm tốt vai trò của mình. Ðó là một cách biểu lộ lòng tôn trọng và
biết ơn tới quý khán thính giả của mình.
NV: Xin phép được hỏi
chị một câu khá riêng tư. Ðức Tuấn có nghe qua về mối tình đầu của chị, nhưng
vẫn thường tự hỏi những gì mình nghe qua có đúng như sự thật hay không vì nếu
đúng như vậy thì chị quả là người rất may mắn.
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: (Mỉm cười) Mình cũng
còn thắc mắc nữa đây, huống hồ là Ðức Tuấn. Từ trước tới giờ mình chỉ có một
mối tình nên chắc gọi là mối tình đầu thì cũng đúng! Diệu Quyên quen Hồ từ
những năm học trung học, khi ấy tụi này cùng tham gia sinh hoạt trong ca đoàn nhà
thờ. Ấn tượng đầu tiên về Hồ là ngón đàn organ rất tuyệt vời của anh. Mình cảm
thấy dần dần bị chinh phục bởi tài năng và tấm lòng giản dị chân thật cùng với
sự khiêm tốn ở anh. Tình cảm bắt đầu nẩy nở như một định mệnh. Chúng tôi yêu
nhau. Dĩ nhiên là cũng trải qua những khó khăn thử thách từ phía gia đình.
Nhưng Chúa thương cho tụi này vượt qua được tất cả và còn giữ được nhau cho đến
nay đã hơn 26 năm chung sống trong hôn nhân. Ðối với Diệu Quyên thì đây chính
là hồng phúc của Ơn Trên đã ban cho mình.
NV: Cám ơn chị đã
chia sẻ mối tình đầu rất đẹp. Mong rằng đó cũng là tình cuối dành cho những
người suốt đời chỉ mang một mối tình như chị. Thưa chị Diệu Quyên, bí quyết nào
đã giúp chị gìn giữ được hạnh phúc nhất là khi “nửa kia” của mình lại là một
nghệ sĩ như nhạc sĩ Trúc Hồ?
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: Thật sự thì có được
hạnh phúc là một chuyện, nhưng giữ được hạnh phúc lại là một chuyện khác. Ðiều
quan trọng trong đời sống hôn nhân là phải dành cho nhau sự tin tưởng và kính
trọng. Ðiều này đòi hỏi ở tất cả những ai sống trong tình trạng đôi lứa, bất kể
họ có là nghệ sĩ hay không. Vợ chồng mình đã thỏa thuận với nhau là sẽ không
bao giờ giận nhau qua đêm. Nếu có xảy ra những phiền muộn hay giận hờn thì nhất
định phải nói chuyện và làm lành với nhau rồi mới đi ngủ. Ðừng nên giữ kín
những điều gì khiến mình phải ấm ức, trái lại vợ chồng nên chia sẻ với nhau
càng nhiều càng tốt, và nên học thói quen chấp nhận lẫn nhau về tính tình khác
biệt. Có như thế thì quan hệ vợ chồng mới trở nên khắng khít, bền vững. Mỗi khi
gặp chuyện khó khăn cần phải giải quyết, bất kể là chuyện trong gia đình hay
ngoài xã hội, Diệu Quyên thường tâm sự với ông xã. Những lần như thế Hồ luôn
lắng nghe và thường cho mình những lời khuyên chân thành và thiết thực.
NV: Ở trường chị là
cô giáo, là sếp chỉ huy học trò, và các em học sinh thì tuân theo sự chỉ dạy
của cô Diệu Quyên. Vậy xin hỏi chị có khi nào chị quen với công việc “chỉ huy”
này mà áp dụng với ông xã của mình không? Nếu có thì phản ứng của anh ấy ra
sao?
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: Có một lần Diệu
Quyên có hơi quá, khi muốn chồng mình phải làm thế này, thế kia. Ðến khi anh ấy
nhắc mình rằng: “Madame nên nhớ ta là chồng của nhà ngươi chứ không phải học
trò nhà ngươi đâu!” Lúc đó mình mới cảm thấy lỡ lời và sorry ông xã! Mình cũng
quên rằng anh cũng là “sếp” vì Hồ nắm giữ vai trò điều hành SBTN và trung tâm
Asia.
NV: Với một thời khóa
biểu quá bận rộn của một giáo sư trung học ban ngày, buổi chiều phải đọc tin
tức cho SBTN, những chương trình ca nhạc của trung tâm Asia mà chị phải phụ
giúp lên chương trình cho những buổi tập dợt, trình chiếu, chưa kể những hoạt
động thiện nguyện giúp cộng đồng Việt Nam, làm thế nào để chị có giờ cho gia
đình nhỏ của mình, nhất là vấn đề giáo dục con cái?
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: Cám ơn Ðức Tuấn đã
hỏi. Thật ra, khó mà chu toàn được mọi việc một cách hoàn hảo như mình muốn, vì
không phải lúc nào mình cũng cân bằng được mọi việc. Ðược cái này thì mất cái
kia. Cũng có lúc mình đam mê công việc mà quên dành thời giờ trò chuyện với con.
Thế rồi, nhân một chuyến đi không dự tính cách đây gần hai năm (khoảng cuối
Tháng Chín, 2014) khi xảy ra cuộc cách mạng ô dù của giới sinh viên học sinh ở
Hồng Kông nhằm phản đối chính quyền Trung Cộng vi phạm quyền tự trị và tự do
chính trị của người dân Hồng Kông, anh Trúc Hồ sắp xếp công việc để bay sang
tận nơi ba ngày nhằm quan sát những cuộc biểu tình. Thấy bố Hồ đi, cháu Lý Bạch
năm ấy đang học lớp 11, cũng muốn đi theo. Thế là hai cha con cùng lên đường.
Khi trở về Mỹ, Lý Bạch thổ lộ đã học được bài học quý giá từ chuyến đi ngắn
ngủi này. Lý Bạch có chia sẻ với mình rằng cháu cảm thấy quá may mắn và hạnh
phúc khi được sống ở một đất nước có tự do dân chủ và nhân quyền như đất nước
Hoa Kỳ, điều mà trước đây cháu chưa hề quan tâm nên đã không biết trân trọng.
Lý Bạch rất cảm kích sự can trường của những người bạn trẻ tham gia cuộc biểu
tình, đặc biệt là cậu học sinh Joshua Wong, tuy mới 17 tuổi, nhưng đã can đảm
đứng ra lãnh đạo nhóm sinh viên, bất chấp sự đàn áp của cảnh sát dưới sự giật
dây của chính quyền Trung Cộng.Từ chuyến đi này cháu đã thấy được
bối cảnh của một xã hội không có tự do dân chủ mà chính quê hương Việt Nam của
chúng ta đang phải hứng chịu. Như một sự mở mắt, Lý Bạch đã tỏ ra rất hãnh diện
cũng như ủng hộ những công việc thiện nguyện mà bố Hồ đã và đang làm cho đất
nước Việt Nam, tất cả không ngoài mục đích tranh đấu cho tương lai của một nước
Việt Nam có tự do, nhân quyền và dân chủ. Tưởng cũng nên nhắc lại, là trong
khoảng thời gian mấy năm vừa qua anh Trúc Hồ và đài SBTN có khởi xướng phong
trào tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Ðây là một việc làm thiện nguyện và
vô vị lợi nhằm gây dư luận quốc tế về sự đàn áp nhân quyền của chính quyền Cộng
Sản Việt Nam trên nhiều lãnh vực chính trị, tôn giáo, quyền tư hữu, v.v… Diệu
Quyên thấy rằng mình phải dành thời giờ để tâm sự với con cái nhiều hơn, về lý
do tại sao ông bà cha mẹ chúng đang có mặt trên đất nước Hoa Kỳ này.Những bữa
cơm tối là thời giờ mà gia đình có thể chia sẻ với nhau những sinh hoạt trong
ngày. Ðó là những lúc mình hiểu thêm về con cái qua những câu chuyện nho nhỏ,
qua đó mình biết được những nhu cầu của con cái để mà tìm cách đáp ứng những
nguyện vọng của chúng. Những năm gần đây các cháu đã trưởng thành hơn, đã biết
thông cảm với những việc làm thiện nguyện của cha mẹ. Cháu Lala đã thực hiện
một cuộc phỏng vấn với bố Hồ bằng tiếng Việt, về cuộc đời tị nạn của bố Hồ, về
lý tưởng cũng như những tâm tư nguyện vọng của một người Việt tị nạn Cộng Sản
sống trên đất nước Hoa Kỳ hôm nay. Qua những câu hỏi mà cháu đặt ra, mình thấy
được rằng con cháu mình giờ đây cũng đã bắt đầu quan tâm đến cội nguồn của
mình, và đó là bước đầu thành công trong việc giáo dục tư tưởng cho con em mình
– những thế hệ thứ hai, thứ ba của người dân Việt hải ngoại, những người tị nạn
Cộng Sản bất đắc dĩ phải sống bên ngoài tổ quốc.
NV: Ðức Tuấn rất cảm
phục sự hy sinh của những con người đã không ngại dấn thân vào những công việc
thiện nguyện. Chị có tâm tình nào gởi đến đồng hương, đặc biệt là các em học
sinh?
Nguyễn Khoa Diệu
Quyên: Diệu Quyên luôn trân
trọng những ý kiến đóng góp và xây dựng của quý vị, ước mong quý vị luôn đồng
hành với chúng tôi trong công cuộc phát huy tinh thần chính nghĩa quốc gia, nối
tiếp truyền thống văn hóa dân tộc Việt của một Việt Nam Cộng Hòa để con cháu
chúng ta, những người dân Việt lưu vong hiểu rằng chúng ta có một tổ quốc là
nước Việt Nam cần được bảo vệ và gìn giữ.Các em học sinh
Việt Ngữ thân mến, cô cám ơn sự hiện diện của các em trong những buổi học Việt
Ngữ cuối tuần. Các em đã hy sinh thời giờ quý báu của mình, đến với thầy cô và
các bạn để cùng trau giồi tiếng Việt mến yêu. Sự cố gắng của các em là một
khích lệ lớn lao cho các thầy cô, cho ban giảng huấn của các trung tâm Việt
Ngữ.
NV: Cám ơn cô giáo
Diệu Quyên với buổi tâm tình hôm nay.
Đọc thêm
Một bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
Nhân dân
Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở
Họ là nhân dân thứ thiệt
Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.
Tháng 11/2011
__._,_.___