QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, November 5, 2016

53 năm rồi ... Vẫn còn người cầu nguyện cho ông . Chúa không nỡ lòng và Đức Phật cũng không nỡ lòng ...



53 năm ri   ... Vn còn người cu nguyn cho ông . 

Chúa không n lòng và Đc Pht cũng không n lòng  ...


h1

 
"'San Le D.'

               Tuong Niêm TT NGÔ DINH DIÊM  01-11 ....BUÔN HAY VUI  ?

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG 
MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG 
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

Nếu ông Diệm cũng chết tự nhiên và bình thường như Nguyễn Văn Thiệu , Dương Văn Minh ,  ... thì ngày nay đâu có việc ...


h1


Đúng   ... !   Nếu ông Diệm cũng chết tự nhiên và bình thường như Nguyễn Văn Thiệu , Dương Văn Minh ,  ... thì ngày nay hàng năm tới ngày 1/11 đâu có những buổi lễ để tưởng nhớ tới công ơn của TT Diệm và vinh danh ông.

LDS


 


--   Forwarded  Message  --
Than huu
SAIGON2016comeback
Kinh chuyen tiep


Có người  thc mc  :

Ti sao người hin lành như Ông Dim ...  Chúa đ xy ra ngày 01-11-63 ?


Có người nói ông Diệm con chiên đạo đức hiền lành, sáng nào cũng tham dự Thánh Lễ , cầu nguyện xong rồi mới ra văn phòng làm việc .





Cầu nguyện  ...Vậy mà sao Chúa không ra tay cứu ông ?  Chúa bât công và ác quá  !


  Quôc  Khanh 26-10-1961


  Nhưng bình  tâm nghĩ lại , nếu ông Diệm cũng chết tự nhiên và bình thường như Nguyễn Văn Thiệu , Dương Văn Minh ,  ... thì ngày nay đâu có việc :

          

 "  Hàng năm c đến ngày mng 01 tháng 11 ..."    ?




On Thursday, November 3, 2016 3:01 AM, "Nha Kỹ Thuật > wrote:

 


Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam

Âm Thầm Hy Sinh trong Đêm Tối, thì Vinh Quang không vượt khỏi Bóng Đêm

Monday, October 31, 2016

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016.

Posted by adminbasam on 31/10/2016
TMCNN
31-10-2016

Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016. Ảnh: TMCNN
Lễ giỗ 53 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu, vào ngày 31.10.2016. Ảnh: TMCNN

Ngày giỗ kỷ niệm 53 năm ngày Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và Bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu qua đời được tổ chức vào ngày 31.10.2016, ngày áp lễ các Thánh nam nữ của Giáo hội Công giáo. Thánh lễ như mọi năm được cử hành tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B.

Chủ tế Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum; Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN; Điều hành buổi lễ là cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT; cùng đồng tế có cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô, cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh, cha Giuse Maria Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc và các cha Dòng Chúa Cứu Thế: Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ, Phaolô Lê Xuân Lộc. Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của hai Đan sĩ Đan viện Châu Sơn – Nho Quan và một số nữ tu.

Thành phần tham dự, chúng tôi nhận thấy có một số khuôn mặt quen thuộc trong các Tổ chức Xã hội Dân sự như: Luật sư Lê Công Định, Cựu TNLT Paulus Lê Sơn, Nhà báo Sương Quỳnh, Nghệ sĩ Ánh Hồng… Đặc biệt có những khuôn mặt đến từ Miền Bắc nước Việt Nam, những người không hề biết gì Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trước năm 1975 và nếu có biết chỉ là những thông tin một phía từ sự thông tin của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa: Bác sĩ Đại tá Quân đội nhân dân Đinh Đức Long, Kỹ sư Trần Bang và một số gương mặt khác. Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH. Và nhiều thành phần khác, số lượng tham dự khoảng gần 200 người.


h1Đức cha Miace Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám mục G.p Kontum, chủ tế lễ giỗ tại phần mộ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm, tại nghĩa trang Lái Thiêu. Ảnh: TMCNN

h1Cùng đồng tế với Đức cha Micae có: Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên DCCT Cần Giờ; cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT, điều hành buổi lễ; cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô; Cha Giuse M. Nguyễn Văn Tân, Chánh xứ Thọ Hòa, G.p Xuân Lộc; cha P.X. Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh; cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT và cha Vinhsơn Phạm Trung Thành.

h1Giảng Lời Chúa là cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh DCCT VN.

Trước ngày tổ chức lễ giỗ, một nhóm bạn trẻ đã tình nguyện lên nghĩa trang làm sạch sẽ phần đất chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Trước đó, Ban quản trang đã cho cắm cọc, dựng rào thép B40 bọc toàn bộ nghĩa trang lại, khiến cho những ai muốn đến thăm phần mộ của Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông phải đi vào một cánh cổng cách đó khoảng 50m và xuyên qua những hàng mộ dày đặc.

Tuy nhiên, ngoài hai chiếc camera được gắn sẵn để quan sát chung quanh phần mộ của Cố Tổng thống G.B, nhà cầm quyền địa phương và Ban quản trang không hề có một thái độ nào gây trở ngại cho việc tổ chức lễ giỗ. Những an ninh mặc thường phục, mặt đeo khẩu trang, đầu đội nón an toàn vẫn được bố trí dày đặc xung quanh khu vực lễ giỗ, một vài an ninh đặc biệt xâm nhập sát ngôi mộ Cố Tổng thống G.B, nơi bàn dâng lễ. Những viên an ninh này bị mọi người phát hiện, sau những trao đổi ngắn ngủi để làm rõ sự hiện diện của họ, những viên an ninh này khá tôn trọng trật tự, nhưng vẫn âm thầm quay phim cận cảnh các diễn tiến của buổi lễ.

Trước giờ cử hành thánh lễ, nhóm người hiện diện đầu tiên đã cùng nhau cất lên Lời Kinh Mân Côi khởi sự cho buổi cầu nguyện lễ giỗ. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh nói vài lời về buổi lễ giỗ và giới thiệu tổng quát về đoàn đồng tế.

Hơn 10 giờ, Đức cha Micae đến cổng nghĩa trang, cùng đi với Đức cha có cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, DCCT và cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Phanxicô. Thánh lễ bắt đầu khoảng lúc 10 giờ 10 phút, Đức cha Micae với lời mở đầu đã nói về thân thế và sự nghiệp của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm. 

Đức cha Micae gọi Cố Tổng thống là một danh nhân của dân tộc Việt Nam trước sự nể phục của những vị Tổng thống đương thời với ông như: Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu, Lý Thừa Vãn… Đức cha kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Cố Tổng thống G.B và các thân nhân của ông. Đức cha cũng không quên kêu cầu nguyện cho các chiến sĩ hai miền đã bỏ mình vì Tổ quốc vì nền độc lập của dân tộc.


h1Cũng như mọi năm, nhưng đông hơn các năm trước, sự hiện diện gây xúc động của những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB QLVNCH.

h1
h1
h1Trẻ nhỏ được cha mẹ dẫn đi tham dự thánh lễ giỗ của Cố Tổng thống G.B Ngô.

h1Số lượng tham dự lễ giỗ của Cố Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm và thân hữu khoảng gần 200 người.

Ngỏ lời trong bài giảng Lời Chúa, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành triển khai thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philípphê (Bài đọc của ngày thứ hai tuần 31 Thường niên – 31.10.2016). “Thái độ khiêm tốn, lòng bác ái phục vụ trong yêu thương đưa mọi người đến sự hiệp nhất trong một thần khí. Cha Vinh Sơn nhắc lại bài Tin Mừng Chúa Nhật 31 Thường niên năm C, Chúa Giêsu bằng cử chỉ đầy lòng bác ái, khiêm tốn, Ngài dừng lại nơi người mù ở cổng thành Giêrikhô và chữa lành cho ông (Lc 19).

 Chúa Giêsu cũng đã hết sức khiêm nhường và đầy yêu thương ngước nhìn Giakêu gọi ông xuống và công bố ơn cứu độ. Đứng trước đông đảo những con người đầy quyền lực, danh vọng của xã hội, trước mắt Chúa chỉ có người nghèo, người bị bỏ đói là đối tượng để Ngài tìm kiếm phục vụ. Chúa Giêsu không chỉ nói mà chính Ngài làm, chính Ngài thực hiện lời giảng dạy, phục vụ trong khiêm tốn đầy yêu thương và hiệp nhất với tất cả những ai thành tâm thiện chí về một đoàn chiên duy nhất trong thần khí.”

“Trong bức tông huấn Niềm Vui Tin Mừng được Đức cha Phanxicô đưa ra 4 tiêu chuẩn để biện phân, một trong 4 tiêu chuẩn đó là “thời gian thì quan trọng hơn không gian”. Những ai ở Sài Gòn của những năm 60, 61, 62, 63 chứng kiến những cuộc xuống đường chống đối Cố Tổng thống Ngô, có cảm giác bạo loạn và phân rẽ, những người Miền Bắc nghe đầy những lời xấu xa về Cố Tổng thống Ngô.”

“Đã 53 năm đi qua, hình ảnh một con người khiêm tốn và yêu thương đã dần tỏ hiện. Hôm nay, hiện diện ở nơi đây trong ngày giỗ của Cố Tổng thống, đông đảo nhiều thành phần, từ già trẻ lớn bé, cả những người đến từ Miền Bắc Việt Nam, cả những người không cùng đạo Công giáo, sự khiêm tốn và tình yêu thương của Cố Tổng thống đã hiệp nhất mọi người ngày hôm nay trong lời kinh ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa. Và, sẽ còn hiệp nhất nữa, sự hiệp nhất sẽ lan tỏa ra cho mọi người.”
“Ngày mai, ngày lễ các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa. Sách Khải Huyền gọi các Thánh là những người từ những đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo của họ trong máu của con chiên. Cố Tổng thống G.B vì yêu thương và khiêm tốn, ông đã đón nhận những đau khổ trong cuộc đời của ông và những cái chết thê thảm vì bị những kẻ phản bội ra tay, sát hại một cách dã man, ông đã giặt áo của mình trong máu của con chiên. Hôm nay, chúng ta tạ ơn và ngợi khen Chúa trong cuộc đời của ông, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ông, cho dân tộc của chúng ta.”


h1Đức cha, Quý cha và cộng đoàn cùng dâng cho Cố tổng Thống G.B Ngô Đình Diệm và gia đình Cụ nén hương lòng.

h1Đức cha Miace thắp nén nhang cho Cụ G.B Ngô Đình Cẩn – Bào đệ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.

h1Những người Cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những người TPB tưởng nhớ đến Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm theo nghi thức của QLVNCH.

Sau thánh lễ, Đức cha Micae và mọi người thắp nhang, kính cẩn cúi mình trước mộ phần của cụ và các thân nhân của Cụ. Buổi lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút.
Nguồn Blog Basam 
Posted by at 5:05 PM

Bài đã đăng





__._,_.___

Posted by: Thu Doan 

Friday, November 4, 2016

Những lời trăn trối của Tổng thống Ngô Đình Diệm



 
Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 120
Những lời trăn trối của Tổng thống Ngô Đình Diệm


Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết chết trong cuộc đảo chính ngày 1.11.1963. Chính xác hơn, 53 năm đã qua nhưng thảm kịch ấy vẫn còn là trang sử cần phải được soi sáng.
Học giả Nguyễn Anh Tuấn, một trí thức hải ngoại đầy tâm huyết, đang viết một loạt bài với hy vọng khai quật nhiều sự thật còn bị chôn vùi dưới những tầng lớp thành kiến, phe cánh, mưu đồ chính trị...
Được sự đồng ý của ông Nguyễn Anh Tuấn, và nhân ngày 1.11.2016, mục này xin trích đăng một phần của bài đầu tiên liên quan đến cuộc phỏng vấn Tổng thống Ngô đình Diệm do nữ kỹ giả Mỹ Marguerite Higgins thực hiện tại Dinh Gia Long ngày 7.8.1963, không đầy 3 tháng trước khi ông bị hạ sát.
Theo Higgins cho biết, ông Diệm trong cuộc phỏng vấn này đặc biệt chú tâm tới những vấn đề hệ trọng của VN như chiến tranh, cơn khủng hoảng Phật giáo, và những đường lối đầy mâu thuẫn giữa các viên chức Hoa Kỳ, và làm thế nào để giải quyến những cơn khủng hoảng như thế ?
Ông Diệm chấp nhận nắm quyền hành quốc gia từ 1954. Thật khó mà hình dung  được hình ảnh ông Diệm như một nhà cách mạng đã nói với dân VN khi ông chấp nhận lèo lái con thuyền quốc gia đang trong cơn bão tố do Hoàng Đế Bảo Đại trao cho: “If I advance, follow me. If I retreat, kill me. If I die, avenge for me”. (Nếu tôi tiến lên, hãy tiến theo tôi. Nếu tôi tháo lui bỏ chạy, hãy giết tôi đi. Nếu tôi bị chết, hãy trả thù cho tôi).
                                         
Higgins đã bỏ ra hơn 5 tiếng đồng hồ để trao đổi riêng tư với TT Diệm về mối quan hệ ngoại giao giữa VN và HK. Mở đầu, Tổng thống Diệm nói:
“ Nếu người dân Mỹ hiểu được những khó khăn phức tạp của đất nước VN, và hiểu được bản chất của chiến tranh VN, do cộng sản gây ra mà hiện nay chúng tôi đang phải đối đầu gánh chịu. Cô Higgins đã đi nhiều về các vùng nông thôn. Cô đã gặp những người dân Thượng, với những giáo mác và những mê tín dị đoan của họ. Những người dân Chàm, Cao Đài, Hòa Hảo. Những người dân làng chất phát mộc mạc là những nơi thờ cúng tổ tiên khắp nơi tại VN. Cô Higgins hãy nói cho tôi nghe, thứ ngôn ngữ nào của dân chủ nghị viện có thể giải thích cho những con người như thế, khi ý nghĩa của dân chủ chưa tìm ra trong ngôn ngữ của họ.”
Với quá khứ của thời kỳ thực dân trên đất nước VN, Ông Diệm nói tiếp:’
“ Những người Pháp ra đi không để lại cho chúng tôi những di sản cao quý. Trong thời ký trước thực dân, ngay trong các làng người dân có thể đọc và viết. Bây giờ chúng tôi phải xây dựng lại...Nhưng chúng tôi phải xây dựng từ từ, bắt đầu từ các làng xã. Tại các  làng xã vốn đã có sẵn truyền thống dân chủ và quyền tự trị của các làng xã. Đó là một phần văn hóa Khổng giáo...Người dân làng gắn bó với việc thờ cúng tổ tiên...Và chúng tôi muốn loại bỏ những gốc rễ đã ăn xuống quá sâu trong truyền thống Khổng giáo của chúng tôi là tinh thần nho quan hủ bại trong việc xây dựng lại xã hội VN.
Tôi biết có nhiều người Mỹ và họ cho tôi là một thứ quan lại (mandarin)...Nhưng tôi hãnh diện với vai trò của tôi. Đó là những kinh nghiệm mà người Mỹ chưa từng trải qua - là giới quan lại trong hệ thống Khổng giáo, nhưng quan lại thì phải chính trực liêm chính. Đó là linh hồn của dân chủ. Chúng đã đi ngược lại truyền thống tốt đẹp đó để sao chép thứ “nho quan hủ bại” của quá khứ. Và  chúng tôi cũng muốn đem những di sản của chúng tôi vào thời hiện đại. Người Mỹ của cô đã hoàn tất những công trình xây dựng xã hội trên các dòng tư tưởng và những giá trị hoàn toàn khác biệt với các giá trị trong văn hóa của chúng tôi. Sau những cơn hỗn loạn tơi bời vừa qua của lịch sử VN và những phá hoại của CS. Ưu tiên số một của VN là ổn định và phải kiểm soát mọi việc thật chặt chẽ, người dân phải tôn trọng chính quyền và tôn trọng luật pháp quốc gia và có bổn phận bảo vệ trật tự quốc gia. Cô Higgins có nhận thấy khi tôi chấp nhận chấp chánh để điều hành guồng máy quốc gia,chính quyền trung ương đã đánh mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các vùng nông thôn. Những người Mỹ hiểu được những gì vế truyền thống quan lại với năm đức tính phải có mà Vương Dương Minh đã đưa ra làm tiêu chuẩn cho những người chăn dân giữ nước là chính trực liêm chính và coi dân như ruột thịt.  Những người Mỹ đang phá bỏ tâm lý của con người VN, và họ cũng chẳng hiểu được là họ đang làm gì vậy.
Báo chí và truyền thông ngoại quốc chế diễu kỷ luật quốc gia và tinh thần tôn trọng chính quyền của người dân và cổ súy vinh danh các quyền tự do dân sự (civil liberties) và các quyền khác của người dân cũng như cần phải có đối lập chính trị (political opposition). Nhưng quốc gia của chúng tôi đang đứng trước một cuộc chiến đâu vô cùng cam go và vô cùng khó khăn trước sự sống và sự chết (life and death). Ngay cả nước Mỹ và các quốc gia Tây Phương cũng đã từng giới hạn các quyền tự do dân sự trong hoàn cảnh khẩn cấp của chiến tranh”.
Về phía Mỹ Higgins muốn thấy nhận định của ông Diệm như thế nào? Và ông Diệm cho biết:
“ Ông Đại Sứ của cô đến và nói với tôi là tôi cần phải tạo ra một khuôn mặt tự do (liberal image) cho đất nước VN bằng cách cho phép các cuộc biểu tình trên các đường phố và cho các đảng chính trị đối lập hoạt động công khai...Tôi không thể nào nghe lời thuyết phục của Tòa Đại Sứ, đây là đất nước VN - đây không phải nước Mỹ. Chúng tôi có lý do chính đáng để cấm các cuộc biểu tình trước lò lửa của chiến tranh sôi bỏng như thế này,và lý do khác nữa là VC có mặt khắp mọi nơi...như thế chuyện gì sẽ xảy ra, và tai vạ nào sẽ mang đến cho chúng tôi, nếu VC xâm nhập len lỏi và trà trộn trong các cuộc biểu tình tại Sài Gòn này, chúng sẽ ném bom và sẽ giết hại nhiều dân của chúng tôi, và có cả báo chí ngoai quốc. Làm sao thoát hay chết cả lũ hay sao? Rồi đến những người thiên tả sẽ nói gì về tôi? Và họ có tin chính quyền của tôi khi chúng tôi nói rằng VC phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người hàng loạt như thế, cuối cùng chỉ có những người CS là hưởng được tất cả lợi lộc từ những cơn hỗn loạn như thế ! Cô nên suy nghĩ nhiều về những thảm họa đã xẩy ra cho người dân của chúng tôi tại thành phố Huế. Những quả bom plastic do chính VC ném ra...nhưng người Mỹ của cô đã thống trách ai? Họ đã đổ hết lỗi lầm lên đầu tôi - chỉ vì tôi là Tổng Thống nước VN tự do, và họ đổ tội luôn cho quân đội MN của chúng tôi. Đây không phải trò chơi đùa của bọn con nít. This is not child’s play.
Tôi đâu phải là người nặn ra những tên Việt cộng khủng bố. Tuy nhiên khi tôi nỗ lực để bảo vệ che chở những người dân của đất nước này, bảo vệ cả tính mạng của người Mỹ bằng một hệ thống an ninh chặt chẽ và hữu hiệu của cảnh sát và bảo vệ an toàn các đường phố, và khi làm những việc khó khăn như thế, tôi đã bị mọi người lên án là đàn áp Phật giáo”.
Khi đề cập đến những điểm đó, ông Diệm đột ngột hỏi lại Higgins:
“Cô Higgind ơi! Cô có biết tôi nghĩ gì về chính quyền Mỹ không? Phải chăng đơn giản tôi chỉ là một thứ bù nhìn của người Mỹ hay sao? Hoặc như tôi vẫn thường kỳ vọng - chúng ta có thể là những người cộng tác mật thiết với nhau vì chính nghĩa chung (common cause) không ?
Tại sao tôi lại đặt ra câu hỏi đó - bởi vì tôi đang cố gắng trở thành một người đồng minh trung thành với Mỹ. Tuy nhiên, gần như ngày nào tôi cũng nghe phát thanh của Đài Tiếng Nói HK (the Voice of America) và những nhà báo Mỹ thảo luận với Washington là - chúng ta duy trì để ông Diệm tiếp tục nắm quyền hay chúng ta lật đổ ông Diệm?
Chúng tôi là một nước nhỏ và nước Mỹ là một đại cường quốc. Tôi tôn sùng nước Mỹ về nhiều lãnh vực. Nhưng Tổng Thống Kennedy nghĩ thế nào nếu báo chí Việt Nam tràn ngập các bài viết toàn là những chuyện vẽ vời ra để kêu gọi người dân Mỹ lật đổ TT Kennedy?
Chúng tôi mang ơn những viện trợ của HK. Nhưng tôi muốn tin rằng nước Mỹ không phải vì viện trợ Mỹ mà biến thành một thứ phương tiện để Mỹ kiểm soát chính quyền VN. Chắc chắn chỉ có thể biện minh cho sự có mặt của Mỹ tại VN vì quyền lợi quốc gia của HK đòi hỏi phải trợ giúp VN để ngăn chặn làn sóng CS khỏi xâm lăng VN. Nếu sự thật là như thế thì cung cấp viện trợ cho VN như một phần trong sự hợp tác Việt-Mỹ trong chiến tranh để đánh bại CS. Nhưng bây giờ tôi nghe là HK sẽ cắt viện trợ nếu tôi không làm đúng những gì người Mỹ đòi hỏi. Hành xử như thế là quá kiêu căng phách lối khi đưa ra những đòi hỏi như thế không? HK có một nền kinh tế quá lớn lao và có nhiều điểm đáng kính trọng tôn vinh. Nhưng với sức mạnh của Mỹ là nước Mỹ đương nhiên có tất cả quyền để bắt buộc đồng minh của họ phải thi hành những yêu sách của Mỹ tại VN à?
Có phải chiến tranh VN đang diễn ra vô cùng khốc liệt và nóng bỏng, và đây là một thứ chiến tranh mà người Mỹ chưa bao giờ trải qua những kinh nghiệm như thế này. Nếu như HK đưa ra mệnh lệnh giống như bắt buộc tên bù nhìn phải cúi đầu tuân hành của họ, như vậy thái độ của HK có gì khác thực dân Pháp không? Tôi biết rõ HK đang giao tiếp âm thầm với những người VN ở đất nước này là những người đang âm mưu để lật đổ tôi. Những người này sẽ chẳng làm được gì nếu không có sự tiếp tay và chấp thuận của những người Mỹ. Nhóm người VN này biết rõ điều đó”.
Higgins tiếp tục dò hỏi ông Diệm: “Thưa Tổng Thống, có phải thực sự ngài nghĩ rằng HK đang âm mưu lật đổ ngài hay sao ?”
Ông Diệm liền đáp lại: “Tôi không nghĩ là ông Đại Sứ Nolting muốn lật đổ tôi. Tôi cũng thấy không phải CIA Richarson đang có âm mưu lật đổ tôi. Tôi biết có một số viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao HK là những người đang sửa soạn đưa ra quyết định để loại trừ tôi. Tôi thực sự không biết tương lai đi về đâu. Tôi cũng không thể nào ngờ và tin được là HK đang quay lưng hãm hại đồng minh trung thành của họ, khi quốc gia đồng minh ấy đang bị bom đạn chiến tranh khói lửa ngút trời vây hãm bốn bề như thế này, và chúng tôi đang điêu đứng dấn thân trong cuộc chiến đấu để mong sống còn tồn tại của một dân tộc đau khổ tột cùng. Nhưng có một số người quá điên rồ mê sảng, và cả thế giới hình như cũng điên rồ mê sảng như thế.
Cô Higgins ơi! Thêm nữa, tôi hy vọng chính quyền HK của cô nên có cái nhìn sát thực tế vào nhóm tướng lãnh trẻ đang âm mưu chiếm đoạt chiếc ghế quyền lực quôc gia. Nhóm tướng lãnh này có thực sự trưởng thành chín chắn chưa, hoặc họ hiểu biết được bao nhiêu về phương diện chính trị quốc gia của họ. Làm sao nhóm tướng lãnh này có được một George Washington trong hàng ngũ quân đội của chúng tôi ? ”
Higgins nhận thấy cho đến khi những người Phật giáo tranh đấu tại Huế biến vụ Phật giáo thành bi kịch quá lớn lao, trong cơn khủng hoảng lớn lao này lực lượng chống đối TT Diệm có tầng lớp trí thức, và các tướng lãnh cùng các sĩ quan cao cấp khác trong quân đội MN.
Tất cả nhóm người này chỉ là thiểu số rất nhỏ bé trong dân số của quốc gia - họ thường xuyên tranh cãi ấm ĩ với nhau về những chuyện rất tào lao, họ không thể nào đồng ý với nhau về sự thay đổi chế độ hay làm bất cứ điều gì cho ra hồn. Hành động với những “âm mưu” rồi kết cục cũng chỉ là những “âm mưu” trong các quán cà-phê hay quán nhậu, tạo ra cảnh tranh khôn tranh dại, chẳng bao giờ giải quyết được chuyện gì, dù rất tinh ma quỉ quái đầy mánh khóe nhưng thường không có mục đích rõ ràng..
Để hỏi những kẻ âm mưu này xem có chương trình gì thảo luận cho tương lai của VN không, từ đó mới thấy những con người này có làm được gì khác không, có “dân chủ” hơn không, hoặc có hiệu năng hơn chế độ của ông Diệm hay không ? Những tướng lãnh và các sĩ quan cao cấp không có được một viễn kiến cho sự thay đổi và tiến bộ hơn một chính quyền dân sự mà họ đang âm mưu lật đô, nhưng họ còn nguy hiểm hơn,vì khi nắm giữ toàn bộ quyền hành quốc gia để phá tan nát quốc gia nếu họ hạ bệ ông Diệm.
Ông Diệm buốn bã trả lời: It is impossible”.
 “Điều đó không thể nào có được bởi vì những người Mỹ nên hiểu rằng về sự độc hại của những đam mê quyền hành vô độ trên đất nước này- thứ ham mê danh lợi đó là sản phẩm của bản chất bán khai và lạc hậu (premitive and backward). Của đất nước VN phát sinh từ hậu quả xấu xa của gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp. Ở đó mọi người đoàn kết với nhau trên một điểm duy nhất, đó là lòng hận thù đối với thực dân Pháp. Tại HK ngay cả những người Cộng hòa và Dân chủ đã đoàn kết với nhau trên rất nhiều điểm - trên nền tảng triết lý về chính quyền, một phần là chính sách đối ngoại. Nhưng tại VN chưa hề có một sự thỏa thuận nào về chính quyền sẽ thành lập ra sao. Có một số thành phần tư sản không hiểu được một cách sâu xa cái gì đã gắn bó với toàn dân về ý nghĩa về một nền độc lập của một quốc gia.
Vì tầng lớp trí thức tư sản này là những phần tử hưởng đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp và vì thế họ khước từ không hợp tác tích cực trong việc xây dựng và củng cố nền độc lập quốc gia. Chúng tôi nghe nói có một số người VN đề nghị mở rộng sự bảo hộ VN của HK. Có lẽ họ hy vọng làm được như thế thì họ sẽ hưởng lợi từ những âm mưu của họ. Nếu HK ủng hộ cho những con người như thế sẽ là một sai lầm lớn lao vô cùng. Những dự mưu bất chính đó sẽ làm tan nát hết khát vọng tự do của người dân VN muốn thoát ách nô lệ của ngoại bang”. (ngưng trích)
Marguerite Higgins là một trong số rất ít nhà báo ngoại quốc lương thiện trong cuộc Chiến tranh Việt Nam (1955-1975). Và đây cũng là một trong số rất ít cuộc phỏng vấn mà TT Ngô Đình Diệm đã giành cho một nhà báo ngoại quốc. Rất tiếc, ba năm sau cuộc phỏng vấn TT Ngô Đình Diệm, Bà Higgins cũng đã qua đời, ở tuổi 45, không còn có mặt tại VN những năm tháng sau đó như một chứng nhân lịch sử để so chiếu “những lời trối trăng của TT Ngô Đình Diệm” với những gì xảy ra sau đó trên mảnh đất bất hạnh bị xâu xé bởi cả thù lẫn “bạn”.

Ký Thiệt





__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List