3 ngày đáng nhớ, 4 sự kiện lịch sử, 40
năm xa xứ
10 ca khúc
tiếng anh về giáng sinh hay nhất 2015
Nhân dịp kỷ niệm 40
năm người Việt bỏ nước ra đi, từ mọi vùng trời tự do chúng ta sẽ hội ngộ ở thủ
đô của Hoa Kỳ cho 3 ng ày kh ông th ể nào quên. Xin ghi vào lịch để dành các
ngày 18, 19 và 20 tháng 6, 2015 cho nhau và cho quê hương.
Ngày tri ân - Thứ Sáu
19 tháng 6, 2015:
Qua buổi trình diễn
ở Kennedy Center chúng ta sẽ cảm ơn đất nước Hoa Kỳ và thế giới tự do, và các
cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam. Chúng ta sẽ vinh danh và
tri ân quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã đổ máu xương để bảo vệ tự do cho dân
tộc và độc lập cho tổ quốc.
Ngày cho Việt Nam -
Thứ Năm 18 tháng 6, 2015:
Chúng ta sẽ cùng
nhau vận động Quốc Hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao và Toà Bạch Ốc để đòi nhân quyền
và dân chủ cho Việt Nam.
Ngày cho tương lai cộng đồng - Thứ Bảy 20 tháng 6, 2015
Hội Nghị Toàn Quốc
của Lãnh Đạo Mỹ-Việt, lần 2, sẽ vạch hướng phát triển cộng đồng trong cả 3 lĩnh
vực chính trị, kinh tế và xã hội.
Buổi chiều cùng ngày
sẽ là dạ tiệc đánh dấu các thành quả hoạt động của BPSOS và tiếp tục vinh danh
và tri ân đã đóng góp bảo vệ các giá trị tự do và nhân phẩm.
Xin phổ biến tấm bưu
thiếp dưới đây đến những người thân, quen.
Hãy góp tay đẩy con thuyền Việt Nam
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 16 tháng 12, 2014
Qua 4 cuộc tổng vận động
liên tiếp trong 3 năm, chúng ta hiện ở thế thuận lợi hơn bất kỳ lúc nào trong
40 năm qua để vừa đem ánh sáng dân chủ đến cho Việt Nam vừa đẩy lùi hoạ xâm
lăng của Bắc Kinh. Đó là mục tiêu của cuộc tổng vận động ngày 18 tháng 6, 2015,
với quy mô lớn chưa từng có, mà Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ đã
bắt đầu chuẩn bị từ giờ. Cuộc tổng vận động này chỉ thành công nếu có sự tham
gia thật đông đảo của những người Việt nặng lòng với quê hương đến từ khắp Hoa
Kỳ.
Những thuận lợi của
chúng ta
Chúng ta đang có 3 yếu
thuận lợi:
(1) Chưa bao giờ có nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ quan tâm
như hiện nay về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt về quyền lao
động và tự do tôn giáo. Đây là kết quả trực tiếp của các kỳ tổng vận động nối
tiếp nhau trong suốt 3 năm qua. Qua mỗi cuộc vận động chúng ta lại củng cố sự
ủng hộ sẵn có và tranh thủ thêm những người mới ủng hộ.
(2) Chúng ta đã huy động được hậu thuẫn của nhiều thế lực trong dòng
chính Hoa Kỳ, gồm các công đoàn và các tổ chức bảo vệ quyền lao động, và ngày
càng nhiều các tổ chức tôn giáo và tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo của Hoa Kỳ.
Đây là kết quả trực tiếp của những nỗ lực kết nối và huy động sự hậu thuẫn từ
quần chúng Hoa Kỳ.
(3) Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn lơ lửng. Cách
đây 2 tuần, Hành Pháp Obama phải thừa nhận là đến cuối năm 2015 may ra TPP mới
có thể hoàn tất. Như vậy chúng ta có thêm cơ hội và thời gian để áp lực chính
quyền Việt Nam chấp nhận dân chủ hoá và thực thi những điều đã hứa. Nếu các
điều kiện về nhân quyền không được thoả đáng, chúng ta có cơ hội đẩy Việt Nam
ra khỏi TPP.
Thế kẹt của chế độ
Chế độ ở trong nước ngày
càng bị dồn vào chân tường vì 3 yếu tố:
(1) Nền kinh tế bấp bênh và ngày càng tiến sát bờ vực thẳm. Để cứu
vãn, chính quyền Việt Nam đang cầu cạnh phát triển mậu dịch với thế giới tự do,
nhất là Hoa Kỳ. Bởi vậy, TPP là một phương tiện lợi hại của chúng ta để đặt
điều kiện nhân quyền với chế độ. Hoặc họ phải nhượng bộ, hoặc chấp nhận rớt
xuống vực thẳm.
(2) Mối đe doạ an ninh từ Bắc Kinh sẽ tiếp tục gia tăng. Trung Cộng,
do cảm thấy đang bị phong toả tứ bề bởi thế giới tự do và đồng minh của Hoa Kỳ,
bắt buộc phải mở đường “lưỡi bò” lấn vào Biển Đông để thoát vòng vây. Hậu quả
là chế độ ở Việt Nam đang đứng trước tình huống khó xử: Tiến gần Trung Cộng thì
sẽ gặp sự chống đối mạnh từ dân chúng và quân đội; lùi xa khỏi Trung Cộng thì
sẽ mất điểm tựa. Trung Cộng càng lấn Biển Đông thì chế độ ở Việt Nam càng khó
thoát thế lưỡng nan.
(3) Sự thanh trừng nội bộ ngày càng khốc liệt. Càng tiến gần Đại Hội
Đảng năm 2016, sự đấu đá nội bộ sẽ càng trầm trọng vừa để tranh giành quyền
lực, vừa để đổ lỗi về những thất bại kinh tế và hiểm nguy an ninh. Trong sự đấu
đá ấy, sẽ có phe thân Tàu và các phe còn lại sẽ phải tìm một thế lực khác làm
điểm tựa; và các phe này sẽ không còn chọn lựa nào khác hơn là tựa vào thế giới
tự do dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Nói tóm lại, chế độ ở
Việt Nam ngày càng rơi vào thế kẹt và càng ít chọn lựa trong khi chúng ta, công
dân của thế giới tự do, càng thêm cơ hội để áp lực về nhân quyền.
Các điều kiện nhân quyền
Chúng tôi không chủ
trương loại hẳn Việt Nam ra khỏi TPP mà chỉ ngăn chặn việc tham gia cho đến
chừng nào Việt Nam đã chứng tỏ một cách thoả đáng sự cải thiện nhân quyền ở mức
căn bản và không thể thoái lui. Các chỉ dấu cho sự cải thiện nhân quyền gồm có:
- Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm
- Xoá bỏ các điều luật và văn bản dưới luật mang tính cách vi phạm
nhân quyền, như Nghị Định 92 về kiểm soát sinh hoạt tôn giáo; Nghị Định 72 về
sử dụng Internet; các Điều 88, 258, 79 Bộ Luật Hình Sự...
- Ban hành và thực thi luật bảo vệ nhân quyền gồm có:
o Luật nghiêm trị mọi hành vi tra tấn và bạo hành bởi công lực
o Luật Tôn Giáo nhằm định chế hoá sự tôn trọng tự do tôn giáo như
một nhân quyền căn bản, không tuỳ thuộc vào sự cho phép của chính quyền
o Luật Hội Đoàn nhằm tôn trọng quyền tự do thành lập hội, kể cả các
nghiệp đoàn, độc lập với hệ thống chính quyền và đảng
Mở rộng mậu dịch với thế
giới tự do là điều tốt cho dân, cho nước với điều kiện người dân thực sự có tự
do và thực sự nắm quyền làm chủ đất nước. Các điều kiện trên, nếu thoả đáng, sẽ
là mở bước ngoặt lịch sử cho tiến trình dân chủ hoá đất nước.
Ngày 18 tháng 6
Chúng tôi chọn ngày 18
tháng 6 vì nhiều lý do.
(1) Tháng 6 là thời điểm tốt nhất để kiểm chứng mức độ mà chính quyền
Việt Nam thoả đáng các điều kiện nhân quyền: Ngay trước đó, vào tháng 5, Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ báo cáo về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và đối thoại
nhân quyền với Việt Nam ở Hà Nội. Ngay sau đó, vào tháng 7, Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ sẽ báo cáo về tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam và quyết định có đưa Việt
Nam vào danh sách CPC hay không. Cuộc đàm phán TPP cũng sẽ đạt cao điểm vào
tháng 7. Tháng 6 chính là thời điểm quyết định để, nếu cần thiết, đưa Việt Nam
vào CPC và ra khỏi TPP.
(2) Đầu hè cũng là thời gian nhiều dự luật quan trọng bắt đầu được
biểu quyết ở những cấp khác nhau trong Quốc Hội. Chúng ta có thể nương vào đó
để vận động Hoa Kỳ có thái độ mạnh mẽ hơn nữa, nhằm đẩy lùi chính sách bá quyền
của Trung Quốc ở Biển Đông, như chúng ta đã thực hiện thành công vào tháng 7
năm nay.
(3) Quan trọng không kém, chúng tôi chọn ngày Thứ Năm 18 tháng 6 để
thuận tiện cho những quý vị nào sẽ đi dự chương trình Vinh Danh và Tri Ân Quân
Cán Chính VNCH vào ngày hôm sau, Thứ Sáu 19 tháng 6.
Ngày 18 tháng 6 sang năm
là cơ hội cho chúng ta dùng thế công dân Hoa Kỳ và công dân của thế giới tự do
để đẩy con thuyền đất nước sang một hướng khác, hướng dân chủ hoá và thoát hoạ
Bắc thuộc.
Lưu ý: Chúng tôi đã
thiết lập trang ghi danh ở trên để thuận tiện cho mọi đồng hương, kể cả người
dùng hay không dùng Anh ngữ. Tất cả những ai đã ghi danh trước đây không cần
ghi danh lại.
DB Hoa Kỳ đòi tự do cho MS Dương Kim Khải
Mạch Sống, ngày 12 tháng 12, 2014
http://machsong.org
Dân Biểu Ted Poe (Cộng Hoà, TX) vừa lên tiếng
kêu gọi đồng viện ở Hạ Viện Hoa Kỳ ủng hộ cho việc đưa Việt Nam vào lại danh
sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì lý do đàn áp tôn giáo một cách
trầm trọng.
Phát biểu trước Hạ Viện ngày 8 tháng 12, DB Poe
yêu cầu Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Mục Sư Dương Kim Khải,
tù nhân lương tâm mà DB Poe đã nhận “đỡ đầu”:
“Cuộc xử án MS Dương Kim Khải là trò nguỵ tạo và
việc bỏ tù ông ta là không thể chấp nhận. Tự do thờ phượng là một nhân quyền,
và chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho ông ta ngay. Hơn nữa, tôi kêu gọi Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối cùng hãy công nhận Việt Nam là quốc gia cần quan tâm đặc
biệt.”
Đọc nguyên văn lời phát biểu: https://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/11/12-9-14-ted-poe-statement-re-pastor-duong-kim-khai.pdf
MS Dương Kim Khải là một trong số 13 tù nhân
lương tâm được dân biểu Hoa Kỳ nhận “đỡ đầu” trong chiến dịch do BPSOS khởi
xướng vào tháng 7 năm ngoái. Các phái đoàn đến từ khắp Hoa Kỳ để tham gia Ngày
Vận Động Cho Việt Nam vào tháng 3 năm nay đã chia nhau kêu gọi dân biểu của
mình “đỡ đầu” tù nhân lương tâm. Phái đoàn Houston đã vận động thành công DB
Ted Poe đỡ đầu MS Dương Kim Khải, nữ DB Sheila Jackson-Lee đỡ đầu blogger Tạ
Phong Tần và DB Michael McCaul đỡ đầu nhạc sĩ Việt Khang.
Trong số 13 tù nhân lương tâm được đỡ đầu, 3
người đã được trả tự do trước thời hạn: TS Cù Huy Hà Vũ (David Price), Đỗ Thị
Minh Hạnh (Chris Van Hollen), Nguyễn Tiến Trung (Alan Lowenthal).
Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, điều
này cho thấy hiệu quả của việc vận động, nhưng còn cần đồng hương tham gia đông
đảo hơn nữa:
“Mỗi chúng ta góp tiếng nói với chính dân biểu
và thượng nghị sĩ của mình, tổng hợp lại thì ảnh hưởng sẽ rất lớn lao.”
Ông kêu gọi đồng hương ghi danh tham gia ngày
tổng vận động Quốc Hội 18 tháng 6 sang năm. “Trọng tâm của cuộc vận động lần
này sẽ là tự do tôn giáo và mục tiêu sẽ là đưa Việt Nam vào danh sách CPC,” Ts.
Thắng giải thích. “Sự lên tiếng của DB Ted Poe do đó rất phù hợp và đúng lúc.”
Nếu bị chỉ định là CPC thì triển vọng để Việt
Nam tham gia Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giảm hẳn đi vì
theo luật Hoa Kỳ, một trong những biện pháp chế tài đối với các quốc gia trong
danh sách CPC là không được phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ.
“Chính quyền Việt Nam đang tự đưa mình vào danh
sách CPC khi leo thang vi phạm tự do tôn giáo như đang xảy đến với Hội Thánh
Tin Lành Mennonite ở Bình Dương”, Ts. Thắng nhận định.
Để chuẩn bị cho cuộc tổng vận động quy mô sắp
đến, một số nhân sự trong ban tổ chức đã bắt đầu tiếp xúc với các văn phòng dân
biểu và thượng nghị sĩ để cập nhật thông tin và sắp xếp chương trình nghị sự
cho ngày 18 tháng 6.
“Vì tầm vóc quy mô hơn mọi khi, chúng tôi kêu
gọi đồng hương ghi danh sớm”, Ts. Thắng nói.
Việt Nam Cộng Hoà trong mắt tôi
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 11 tháng 12, 2014
Trong cách tôi nhìn, 21
năm từ 1954 đến 1975 là khoảng thời gian phần nửa nước ở miền Nam cầm cự để mua
thời gian cho dân tộc tìm lối thoát -- phải thoát khi mà giặc Tàu đã chiếm nửa
miền Bắc và quyết tâm nuốt trọn nước ta.
Trong cách nhìn đó thì
Việt Nam Cộng Hoà thể hiện truyền thống bảo vệ tổ quốc đã trải dài hơn 2 nghìn
năm trước hoạ bắc thuộc; và những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã nối tiếp tinh
thần của hai Bà Trưng, của Bà Triệu, của Trần Hưng Đạo, của Lê Lợi, của Quang
Trung…
Kháng chiến chống xâm
lăng
Thuở nhỏ ở miền Nam tôi
nghe người lớn tranh luận về ý nghĩa của cuộc chiến. Có người gọi đó là cuộc
nội chiến tương tàn của anh em một nhà, nồi da xáo thịt. Có người xem đó là
chiến tranh ý thức hệ giữa những người theo lý tưởng quốc gia ở trong Nam và
những người ôm chủ thuyết cộng sản ở ngoài Bắc. Lại có người cho rằng đó là
chiến tranh uỷ nhiệm do các quốc gia đại cường bày ra để tranh giành ảnh hưởng.
Chế độ ở miền Bắc thì gọi đó là cuộc chiến đánh đuổi đế quốc Mỹ để giải phóng
miền Nam. Tôi nghĩ rằng tất cả những quan điểm này đều phiến diện hoặc nguỵ tạo.
Thực chất đó là cuộc
chiến của giặc Tàu xâm lăng nước ta và của ta chống lại giặc Tàu để gìn giữ quê
hương. Miền Nam là thành trì kháng chiến cuối cùng của dân tộc Việt.
Sau đệ nhị thế chiến,
Nga và Tàu đã dùng chủ thuyết quốc tế vô sản để thực hiện và biện minh cho
chính sách bá quyền. Nga xâm chiếm 19 quốc gia Châu Á, Đông Âu và Bắc Âu. Tàu
thì sáp nhập Tây Tạng và xâm chiếm lãnh thổ của 19 quốc gia khác, chưa kể dự
tính chiếm cả bán đảo Triều Tiên nhưng thất bại. Họ quỷ quyệt dùng tập đoàn
cộng sản đàn em ở bản địa để xâm chiếm lãnh thổ và khống chế các dân tộc bị
trị. Bản chất đế quốc của họ càng lộ rõ khi gần đây Nga sáp nhập bán đảo Crimea
và xâm chiếm Đông Ukraine, và Tàu vẽ đường lưỡi bò để lấn chiếm gần hết Biển
Đông.
Luận điệu giải phóng
miền Nam là luận điệu hoàn toàn nguỵ tạo. Miền Nam là vùng đất tự do. Hoa Kỳ
không hề có ý định xâm lăng để phải giải phóng. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, dù nắm cơ
hội trong tay Hoa Kỳ không hề vi phạm chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của các
quốc gia chiến bại là Đức, Ý, và Nhật. Ngược lại, Hoa Kỳ giúp tái thiết và phát
triển các quốc gia này để trở thành các cường quốc dân chủ. Năm 1946 Hoa Kỳ tự
nguyện trả độc lập cho Phi Luật Tân.
Hoa Kỳ đồng minh với Việt
Nam Cộng Hoà vì muốn chặn không để làn sóng đỏ lan xuống toàn vùng Đông Nam Á.
Khi các quốc gia Đông Nam Á đủ vững, nhu cầu ngăn chặn không còn nữa; Hoa Kỳ
rút lui. Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục chiến đấu đến giây phút cuối cùng, để bảo
vệ tổ quốc.
“Chống Mỹ cứu nước” là
luận điệu nguỵ tạo nhằm che đậy cho cuộc chiến xâm lăng Việt Nam. Mỹ từ “thống
nhất đất nước” thực chất mang ý nghĩa toàn bộ đất nước bị thôn tính bởi giặc
Tàu.
Tân Bách Việt
Cuộc kháng chiến cầm cự
21 năm là tuyệt đối cần thiết. Thời gian 21 năm ấy hun đúc cho một đại khối
người dân miền Nam tinh thần quật cường, tình tự dân tộc, và lòng yêu chuộng tự
do, dân chủ. Khi những người lính cuối cùng buông súng thì ngõ thoát cho dân
tộc vừa kịp mở ra: triệu cánh chim Lạc tung đi khắp bốn phương trời.
Thuở xưa, khi giặc tràn
xuống, đánh tan và đồng hoá Bách Việt, một bộ tộc trong trăm bộ tộc Việt đã
vượt núi xuống phương Nam để sinh tồn và xây dựng nên giải gấm vóc lấy tên là
Việt Nam -- Việt nghĩa là vượt, vượt xuống phương Nam.
Bốn mươi năm trước, khi
giặc chiếm toàn cõi đất nước Việt Nam, triệu người Việt vượt đại dương để tìm
tự do cho bản thân, và gìn giữ giòng sinh mệnh và niềm hy vọng cho cả dân tộc.
Trong chớp mắt của lịch sử, giòng giống Việt đã vượt xa khỏi mảnh đất cong hình
chữ S và lan ra khắp địa cầu, bám rễ và nẩy chồi ở các quốc gia văn minh nhất,
tự do và phú cường nhất hành tinh.
Đất lành chim đậu. Hơn
bốn triệu con dân Việt nay đã là công dân của thế giới tự do, với sức mạnh và
thế đứng ngày càng vững chãi. Đó là căn bản để từ mỗi quốc gia tự do chúng ta
xây dựng lại thế và sức mạnh liên đới của trăm tộc Việt như thuở nào. Một tân
Bách Việt ngày nay, trải rộng khắp năm châu, sẽ mạnh gấp nghìn lần Bách Việt
thời cổ đại. Đó sẽ là hậu cứ vững chắc để yểm trợ đại khối dân tộc
trong nước khôi phục giang sơn, phát triển đất nước và vĩnh viễn đẩy lùi hoạ
bắc xâm.
Trả lại sự thật cho lịch
sử
Trong cách nhìn từ bối
cảnh giòng sử Việt gần 5 nghìn năm, 21 năm Việt Nam Cộng Hoà là cuộc kháng
chiến mở đường máu cho cuộc di dân vượt thoát vĩ đại của dân tộc Việt trước
hiểm hoạ diệt vong, vĩ đại đến nỗi tổ tiên của chúng ta dù có mơ chắc cũng
không thể nghĩ đến.
Đó là lý do, từ lâu rồi,
tôi luôn tri ân những người lính và tất cả những người đã góp mồ hôi, xương máu
của mình cho Việt Nam Cộng Hoà. Trong sự thiếu thốn và cô đơn, họ sẵn sàng hy
sinh thân mạng, sẵn sàng chấp nhận khổ nhục, miễn sao cho dân tộc được trường
tồn và giòng sử Việt mãi luân lưu.
Đã đến lúc tất cả chúng
ta phải cùng nhau vinh danh và tri ân những người con ưu tú nhất, xứng đáng
nhất và hào hùng nhất của Mẹ Việt Nam. Những anh hùng áo vải của dân tộc Việt.
TNS
Janet Nguyễn họp báo vận động sĩ quan TPB VNCH sang Mỹ
Sunday, December 14, 2014 6:51:27 PM
Linh Nguyễn/
WESTMINSTER, California (NV) – Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang
Janet Nguyễn cùng cựu Nghị Viên Garden Grove Andrew Đỗ họp báo lúc 1 giờ 30
chiều Chủ Nhật, 14 Tháng Mười Hai, tại hội trường nhật báo Việt Báo,
Westminster, để trình bày dự án bảo trợ các sĩ quan thương phế binh QLVNCH
sớm được định cư tại Hoa Kỳ, và để lắng nghe ý kiến của cộng đồng.
|
Luật Sư
Andrew Đỗ (trái) lắng nghe ông Hoàng Nguyễn ngồi trên xe lăn tại buổi
họp báo. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
|
“Là con, cháu, tiếp nối
thế hệ cha ông, những người trẻ chúng tôi luôn biết ơn các chiến sĩ QLVNCH,
những anh hùng đã hy sinh một phần thân thể của chính mình, cho sự an
toàn và tự do của chúng ta hôm nay. Chúng tôi muốn đem lại những kết quả tốt
cho cộng đồng và đây là dự án chúng tôi muốn làm, khi lần đầu tiên chúng ta có
một thượng nghị sĩ gốc Việt,” ông Andrew Đỗ, cựu Nghị Viên Garden
Grove, nói, trước khi giới thiệu ThượngNghị Sĩ Janet Nguyễn, giữa tiếng vỗ
tay chào mừng vị dân cử cao cấp nhất của cộng đồng người Việt tại California.
“Đây là lần đầu tôi xuất
hiện trước mặt quý đồng hương trong vai trò một thượng nghị sĩ tiểu bang. Kết
quả có được là nhờ chúng ta đoàn kết và bảo vệ để cộng đồng chúng ta có được
một người đại diện,” vị thượng nghị sĩ Địa Hạt 34 tươi cười nói.
|
Thượng Nghị
Sĩ Janet Nguyễn (trái) bắt tay đồng hương. (Hình: Linh Nguyễn/Người
Việt)
|
“Chúng ta làm việc này
vào lúc này vì trong vài tuần tới Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ bắt đầu nhóm họp lại. Tuần
tới chúng tôi sẽ ra nghị quyết đầu tiên để xin Thượng Viện California ủng hộ dự
án bảo trợ các thương phế binh QLVNCH và sau đó yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ xem lại
chương trình H.O, để trước hết, xin bảo trợ 500 sĩ quan có tên trong danh sách
vận động với Dân Biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ,” bà
nói giữa tiếng vỗ tay của mọi người.
Luật Sư Andrew Đỗ sau đó
giải thích: “Để việc vận động ban đầu có cơ hội thành công cao, chúng tôi dùng
danh sách 500 sĩ quan, do sự hợp tác của nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài
truyền hình SBTN, và Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ
VNCH cung cấp.”
Cựu Đại Tá Lê Khắc Lý,
cố vấn Cộng Đồng Việt Nam Nam California, yêu cầu ban tổ chức
minh định chương trình vận động có phải chỉ dành cho sĩ quan hay không.
Luật Sư Andrew Đỗ giải
thích: “Dù ý định của chúng ta là vận động cho tất cả thương phế binh VNCH,
nhưng chúng ta không nên nói ra trong lúc khởi đầu này, để các vị dân cử không
cảm thấy sự vận động gây áp lực tài chánh quá lớn. Nếu chúng ta bao gồm tất cả
các thương phế binh ở Việt Nam, số người đông quá, có thể chúng ta bị từ chối
ngay. Chính vì thế, chúng tôi dựa vào chương trình định cư H.O được áp dụng từ
trước, xin mở rộng cho một số trường hợp liên quan. Sau đó, được thể sẽ làm với số
thương phế binh còn lại không kể cấp bậc hay có ở tù Cộng Sản hay không.”
|
Ông Tống
Văn Thái (phải) cung cấp tài liệu của các bạn đồng ngũ. (Hình: Linh
Nguyễn/Người Việt)
|
Cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu
phát biểu đồng ý với phương cách làm việc do Luật Sư Andrew Đỗ trình bày.
“Dự luật do Thượng Nghị
Sĩ Janet Nguyễn đệ trình để vận động, bên cạnh lá thư do bà và tôi gởi Dân
Biểu Ed Royce vận động Quốc Hội, kèm danh sách 500 sĩ quan VNCH, sẽ được các
dân biểu đưa ra bàn thảo, mời các cộng đồng người Việt khắp nơi ra điều trần.
Thủ tục sẽ kéo dài có khi cả 10 năm trước khi được ban hành. Chúng ta giới
thiệu trước rồi sẽ tiến xa hơn,” Luật Sư Andrew Đỗ giải thích
thêm về thủ tục.
Ông cho biết: “Chương
trình H O dựa vào các cựu quân nhân từng ở trong ngục tù Cộng Sản ít nhất ba
năm mới đủ điều kiện để xin định cư. Những quân nhân bị tàn phế, nếu không đủ
thời gian ở tù, lại không được cứu xét là H O. Chúng ta sẽ xin mở rộng cho
những trường hợp này.”
Trong phần giải đáp thắc
mắc, ông Tống Văn Thái, một cựu quân nhân QLVNCH, kể lại những khó khăn khi tìm
giấy tờ chứng minh hợp lệ cho thương trình HO của một số chiến hữu của ông
trong Sở Khai Thác Địa Hình Tổng Thống Phủ “MAG SOG.”
“Một đồng đội của tôi
sau năm 75 phải đi ăn mày ở Thừa Thiên, về đến Đồng Nai, lập gia đình với một
phụ nữ cũng ăn mày. Không đủ điều kiện để chứng minh vì hai người ăn mày không
có hôn thú,” ông Thái kể.
|
Lá thư và
danh sách 500 sĩ quan gởi Dân Biểu Ed Royce, để vận động cho thương phế binh.
(Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
|
Một phụ nữ đem hồ sơ của
người em trai là một thương phế binh cụt hai tay đưa cho ban tổ chức và xin
giúp đỡ.
Ông Hoàng Nguyễn, 61
tuổi, một cựu quân nhân Tiểu Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến, mất cả hai chân, ngồi
trên chiếc xe lăn ngay lối vào hội trường, tâm sự: “Tôi qua Mỹ năm 90, qua đây
sống một mình với một đứa cháu. Nó đang bệnh nặng không biết sống chết thế nào.
Giúp anh em thương binh là điều phải làm.”
“Chúng tôi vẫn thường
quyên góp riêng để giúp đỡ bạn bè. Chúng ta nên tìm hiểu tổ quốc cần gì và
chúng ta cần phải đồng hành với những nhà tranh đấu trong nước,” ông Tiến
Nguyễn, 62 tuổi, đứng bên cạnh chiếc xe lăn, chia sẻ.
Ông Nguyễn Thế Ngọc, một
nhân sĩ trong cộng đồng, đề nghị theo phương cách của người Việt bên Úc, vận
động với quân đội Úc để giúp các thương phế binh Việt Nam.
Ông Nguyễn Quang Tùng,
73 tuổi, cư dân Westminster, đề nghị nên liên lạc với các thương phế binh ở
Việt Nam xem ai muốn đi thì bỏ vào danh sách xin đi, nhưng theo “sự thăm dò
riêng thì các thương phế binh chỉ muốn thực tế nhất là được giúp tiền.”
Cựu Đại Tá Lê Khắc Lý đề
nghị “văn phòng phát mẫu đơn và ra thông báo cho những ai có thân nhân là
thương phế binh điền đơn vì như thế chúng ta sẽ có danh sách chính thức.”
“Hiện nay chúng tôi chưa
có văn phòng. Xin cho chúng tôi một, hai tháng để tìm địa điểm, và sẽ thông báo
chi tiết sau,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói.
Cuộc họp báo bị gián
đoạn nhiều lần bởi những tràng pháo tay mỗi khi có người bày tỏ lòng biết ơn
với các chiến sĩ QLVNCH thân thể không vẹn toàn, hay đã anh dũng hy sinh mà mọi
người hiện diện mong có dịp đền đáp.