QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Wednesday, January 9, 2019

Người Nhái Đỗ Văn Long, người ở lại Hoàng Sa

 
Một mặt trận hai kẻ thù 
Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.


Image result for Người Nhái Đỗ Văn Long

Người Nhái Đỗ Văn Long, người ở lại Hoàng Sa 

– Long. Long… Ráng chịu đựng, tao đưa mày ra tầu… Ráng lên…

– Tao… Tao chịu hết được. Mày… Mày bỏ tao lại… Chạy đi… Chạy đi… Nhớ trả … trả thù cho tao… Chào… Chào các bạn. Vĩnh… biệt em. Vĩnh… biệt… Nhan… Nhan…

Long bị hai viên vào đầu, bốn phát vào ngực. Tôi nhìn sơ qua và chỉ biết có thế. Nhưng chắc còn nữa, ở bụng chẳng hạn… Tầm đạn địch đi sát mặt nước. Tôi ở cách Long không quá 5 thước. Long quỵ gập người xuống sau tiếng “ối”. Tôi cũng cảm thấy hai lần “bực, bực” ngang hông phải. Tôi biết tôi cũng bị rồi. Một viên khác trúng ngay cây M.16 của tôi, làm tôi văng mất súng. Nhân rảnh tay, tôi nhoài người tới chỗ Long, nâng đầu Long khỏi mặt nước để rồi chỉ nhận được vài câu trăn trối cuối cùng. Cây M.60 cưa nòng, tháo báng, vẫn còn nặng, đủ sức trì Long xuống như đá tảng. Sợi dây đeo vẫn còn tréo qua vai Long, cộng thêm 900 viên đạn 7 ly 62. Tôi điên người lên, đứng thẳng dậy, nâng cây M. 60 của Long, bắn trả lại phía địch… hy vọng trả được phần nào mối thù cho Long… Nhưng cây súng đã bể toang nòng ngay khi viên đạn đầu phát nổ. Nước biển đã làm tắc lỗ thông hơi… (điều mà tôi quên trong lúc vội vã). Tôi không còn gì trong tay để được gọi là vũ khí. Tôi thầm nhủ: “không lẽ đời tôi kết thúc ở xó đảo này sao!” … Từ ngoài chiến hạm, vẫn không một tiếng yểm trợ nào vào bờ… Cùng lúc đó, bên phải tôi, Trung úy Đơn, người sĩ quan trưởng toán, cách tôi không đày 10 thước, cũng la lên: “Tao bị rồi!” rồi cũng chìm xuống. Tôi vội đỡ xác Long, nửa chìm nửa nổi… tôi lại nhoài đến chỗ Đơn, đang gập người trong nước…

– Tao bị nhiều vào… ngực.

– Tôi… sẽ cố gắng mang Trung úy ra tầu. Trung úy cứ yên tâm…

Và chẳng cần ai ra lệnh, tôi kéo Tr/úy ra xa bờ, càng xa tầm đạn càng tốt. Tôi phải lo cho người còn thoi thóp… đành bỏ lại… Long. Mong Long hiểu cho -như lời anh trăn trối- Mong bạn bè của Long, người thân của Long, nhất là… Nhan (người tình của Long) thông cảm cho tôi. Điều mà chưa bao giờ Người Nhái phải làm… bỏ xác bạn lại trên bãi chiến! Tôi đã ăn và ngủ với nỗi đớn đau này suốt mấy tháng. Tôi đã cố say để quên mà… vẫn nhớ. Người ta đã hứa “cuội” với chúng tôi, hứa sẽ yểm trợ nếu chúng tôi bị đụng. Mà chính bản thân tôi, tôi cũng không hiểu tại sao tôi lên được trên tầu. Thì ra hai túi đựng băng đạn bên hông của tôi đã cứu tôi. Viên đạn địch đã chạm vào băng đạn và trượt ra ngoài. Tôi còn tìm được bốn lỗ hổng nữa ở nón vải và trên áo của tôi… Ai đã phù trợ tôi như thế… Phải Long không? Vì tôi biết Long cũng là một con chiên ngoan đạo… Nhất là từ ngày Long có… Nhan.

Gặp nhau từ ngưỡng cửa của khóa 4 Hải Kích, thời gian chúng tôi còn được “tiền tập dượt” tại Hải quân Công xưởng Saigon. Tôi mến Long vì Long “cuời “ nhiều hơn “nói”, lớn tuổi nhưng đôi khi cũng dụt dè như… con gái. Long có một thân hình dắn dỏi, xứng với con người tầm thước của anh. Càng thân hơn khi chúng tôi được huấn luyện tại Cam Ranh, vì tôi với Long cùng chung một “tổ lội”, tổ số 4, cùng chung một “xuồng”, xuồng số 1, xuồng thường dẫn đầu trong mọi công tác thi đua… Gồm có tôi, Hiền, Tinh, Hải chùa, Tư cá trình, Đẹp lùn, và Long… sandwich.

Tôi còn nhớ, trong “tuần lễ địa ngục” chúng tôi chỉ có 20 phút cho bữa ăn (và ngủ và… đi xả bầu tâm sự), nên ai nấy ăn vội ăn vàng để hy vọng còn được 5 hay 3 phút cho giấc ngủ ngắn ngủi. Riêng Long, anh chẳng cần ngủ, cứ ăn cho đã… bụng. Bữa nào cũng thế, hai plates (second time), mỗi plate 4 hay 5 đùi gà, thêm rau, sữa và khoảng 20 miếng sandwiches (nhà ăn Mỹ ở Market Time, Cam Ranh). Những người phát đồ ăn đã sửng sốt và ra dấu cho người trật tự Mỹ “để ý” xem Long có đổ vào thùng rác không. Họ đã hoảng sợ khi biết chắc Long đã ăn hết khoảng 40 miếng sandwiches mỗi bữa, vị chi khoảng trên 100 miếng cho mỗi ngày… Bởi vậy bạn bè đã gán cho anh biệt danh… “Long Sandwich”.

Mãn khóa, tôi và Long rẽ hai ngả đường riêng biệt. Tôi đi Cam Bốt, Mỹ Tho, Cù lao dung, Đồng Tâm, Rừng Sát… còn Long đến Phước Xuyên, Năm Căn, Tuyên Nhơn, Hội An, Degi và Cam Ranh… cũng có lần tôi tưởng sẽ gặp Long trong cùng một chuyến công tác -mùa hè đỏ lửa 72 và những lần xâm nhập từ Cửa Việt đến Bến Hải- nhưng không, Long lại phải đi huấn luyện ngoài Cam Ranh. Và lần này, lần đầu tiên tôi với Long cùng chung một công tác… đổ bộ Hoàng Sa để tái chiếm từ tay Trung Cộng. Tôi không ngờ đó lại là lần anh trăn trối cho tôi…

Một hôm tôi bất ngờ trong một lần nghỉ chờ công tác mới tại hậu cứ Cát Lái, chộp vai tôi, Long bảo:

– Ê mày, lâu quá không gặp. Đi cà phê! Tao lo. Được tý địa… đêm qua.

Tôi ngạc nhiên vì còn một tuần nữa mới đến kỳ lương.

– Ở đâu vậy? Mới “chĩa” sòng nào hồi hôm, phải không?

– Đâu, lương thiện mà. Tao sẽ kể chuyện làm ăn của tao.

Rồi tôi và Long đi luôn một mạch, không những cà phê mà còn bia 33, chết bỏ, chẳng thèm kèn trống gì với văn phòng Biệt Đội Hải Kích cho đến sáng hôm sau mới trở về điểm danh. Lần đó Long cho biết sự “làm ăn lương thiện” của anh.

– Tụi nó đi “mắn” chỗ này chỗ nọ, hoặc đem dùm đô của mấy ông lớn ra “thảy”, tao… tao làm thợ … điện ban đêm.
– Sao lại thợ điện ban đêm? Tao không hiểu?

– Có mẹ gì khó hiểu! Tao đâu có sửa điện. Tao trèo cột điện… cắt dây đồng để đem cho các “chú ba… tàu” thôi chứ!

Tôi hiểu rồi. Hèn chi lâu nay trong căn cứ Cát Lái xôn xao không hiểu tại sao bao nhiêu dây đồng qua các trụ điện đều biến mất. Thậm chí ngay cả trên nóc của các building hay barrack của Mỹ để lại cũng “tiêu”.

– Đói quá mày ạ. Lương không đủ trả tiền ký sổ với đổ xăng. Tao biết mày không thích, nhưng phải… đành chứ biết sao bây giờ.

Rồi anh tâm sự thêm.

– Đôi khi tao chẳng dám nghĩ đến chuyện có “đào” mày ạ. Có đâu để mà đưa em đi “dung dăng dung dẻ” với đời. Mẹ nó! Mấy tên cà nhỏng ở Sàigòn mà địa chi chít, em này em nọ mỗi ngàỵ Thối quá!

Tôi cũng tưởng Long sẽ “ở giá” thật, hoặc buồn tình thì đi ra quán “Chi” thăm nuôi thôi, không ngờ đến phút chót tôi mới biết Long có… Nhan..

Gần ba giờ sáng, đoàn xe chúng tôi rời Cát Lái để vào phi trường Tân Sơn Nhất, rồi Đà Nẵng và Hoàng Sa. Đến xa cảng xa lộ Biên Hòa, chúng tôi bị chận lại vì nhập đô thành bằng một quân số đông với đủ loại vũ khí kể cả AK-47. Một bóng người nhỏ nhắn bước vội tới xe tôi, và Long nhảy xuống… hốt hoảng:

– Trời ơi! Sao em lại ra đây… giờ này…

Rồi hai người kéo nhau vào bóng tối… tâm sự. Tụi bạn quỷ sứ réo lên:

– Hôn em đi. Em đến tiễn anh ra xa trường mà. Hôn em đi…

Tôi biết Long cứ vờ như không nghe thấy . Lính mà. Cãi chi cho mệt. Hai người lợi dụng được phút nào hay phút ấỵ Thật chí tình! Ba giờ sáng đến tiễn anh đi…xa trường.

Chúng tôi phải chờ hơn nửa giờ mới chuyển bánh được. Thời khắc đối với chúng tôi thật mỏi mòn, nhưng đối với Long thật ngắn ngủi. Tôi biết Long còn muốn kéo dài hơn thế nữa. Và nếu tôi có quyền tôi sẽ bảo Long “Ở lại nhà, đừng leo lên xe trở lại”. Nhưng Long đã trèo vội lên khi xe bắt đầu chuyển bánh. Ngồi bên tôi, Long nói:

– Em tên Nhan. Quen sáu tháng rồị Em thương quá, nhớ không chịu được, phải đến tiễn đưa. Mày thấy đó! Chắc chuyến này về, tao phải… cuới cho xong.

Long tiếp lời:

– Nhà em có trại hòm ở Gia định. Có lần “ông già” bảo tao “có tướng làm thợ đóng…hòm”. Ổng cũng chịu tao, mày ạ. Tao cũng “hiền” phải không mày!

Trầm ngâm một lúc, Long thú nhận:

– Em vừa hôn tao mày ạ. Lần đầu tiên đấy! Trời ơi, tao phải cuới em… cuới em… Chờ anh nhé Nhan… Khi về, anh sẽ cuới em… Chờ anh… nhé Nhan…

Tôi không hiểu Nhan phải chờ Long đến bao lâu. Tôi chẳng bao giờ dám lại nhà Nhan, từ sau chuyến Hoàng Sa ấỵ Thực ra tôi cũng không biết Nhan ở đâu… Đành vậy, cứ để Nhan chờ… Vì tôi biết chẳng ai báo tin cho Nhan cả. Vì chẳng ai biết Nhan là… ai. Một điều mà tôi biết rất rõ, rất chắc chắn… Long sẽ mãi mãi là của Nhan… mãi mãi… của Nhan.

Người Nhái Già K4
Yết Kiêu 85

__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

Monday, January 7, 2019

Một Thời Để Nhớ

 
Một mặt trận hai kẻ thù 

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.

Một Thời Để Nhớ
Chu Kim​
(Viết để bái vọng hương linh tướng Nguyễn Ngọc Loan, người đã một thời đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc CSQG)

Ở tuổi bảy mươi, người ta thường nghĩ đến hưởng nhàn, quên đi mọi sự đời để vui chơi đây đó cho khoẻ cái thân già. Tôi thì khác, tuổi càng cao, ký ức thời gian càng cuồn cuộn dâng lên, lôi kéo hồn tôi tìm về quá khứ, một thời mà tôi đã sống và làm việc cùng với bạn bè, cấp trên, cấp dưới của tôi trong cái gia đình Cảnh Sát Quốc Gia đầy nhọc nhằn vất vả ấy.
Hơn bốn chục năm trôi qua, lòng tôi vẫn mang nặng những hoài niệm về một vị Tướng, người đã một thời đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia và Cục Trưởng cục An Ninh Quân Đội.
Ông có cái tên gọi lên êm ái như tên của một nữ nhân, nhưng giới truyền thông và bạn bè đương thời thường gọi ông bằng một biệt danh “Sáu Lèo”. Chẳng biết biệt danh này do đâu mà có, nghe như đượm chất khôi hài, thế mà ông vẫn hề hà chấp nhận như một cái tên trời cho.
Đó là tướng Nguyễn Ngọc Loan!
Ngày ông về làm trưởng tộc gia đình CSQG, tôi chỉ một lần được thấy ông mặc quân phục ka-ki màu vàng, đội chiếc mũ chào mào và đeo hững hờ cặp lon ba bông mai bạc trên đôi vai gầy guộc khi ông bước lên lễ đài trong buổi bàn giao.
Sau đó, chẳng biết ông để quên cặp lon ở đâu mà chỉ thấy ông đến nhiệm sở trong bộ cảnh bèo nhèo, quần dài, áo sơ mi cộc tay và đôi dép nhựa lẹp xà lẹp xẹp.
Ngay cả khi lên cấp tướng trang phục cũng vẫn thoải mái như vậy. Có ai cắc cớ hỏi ông ngôi sao để đâu, ông chỉ tủm tỉm trả lời:
– “Ngôi sao tớ gửi trên trời!”
Thời gian đó, tôi đang làm việc tại sở Tâm Lý Chiến dưới quyền chỉ huy của chánh
sở Vỏ Lương, một quận trưởng CSQG có nhiều thâm niên công vụ và dày dạn kinh nghiệm. Ông vừa có tài ứng biến lại vừa khéo léo trong cách ứng xử với mọi người.
Tôi và thi sĩ Quách Đàm phụ trách soạn bài vở cho chương trình phát thanh hằng tuần của CSQG trên đài Saigon. Anh Quách Đàm, ngoài tài viết đầy truyền cảm mà nhiều thính giả đã được thưởng thức mỗi khi anh cất tiếng lên trong chương trình Thi Văn Tao Đàn do anh Đinh Hùng làm chủ sự. Con người tài ba đó lại mang một cái tật “bất cần đời”, không xu nịnh cấp trên, không bon chen danh lợi để đến khi nhắm mắt lìa trần cũng vẫn chỉ là một phó Thẩm Sát Viên nhỏ bé.
Tướng Loan ngồi chức vụ chưa được bao lâu thì miền Trung và thủ đô Saigon bỗng bùng lên những cuộc chống đối chính phủ do nhà sư Thích Trí Quang phát động nhằm hạ bệ tướng Nguyễn Cao Kỳ ra khỏi chức vụ chủ tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương.
Miền Trung ồn ào biểu tình, lính tráng công chức thi nhau rã ngũ đào nhiệm!
Thành phố Saigon, vang động hò hét xuống đường, phố xá ngỗn ngang bàn thờ Phật!
Trước cảnh dầu sôi lửa bỏng, tướng Loan đã tức tốc điều động một số sĩ quan an ninh quân đội và một số viên chức CSQG ra miền Trung để thay thế những cấp chỉ huy nhút nhát bạc nhược hoặc bị lôi cuốn vào những âm mưu đen tối. Những người được ông tuyển chọn đều có đầy đủ khả năng ứng phó và lòng can đảm dám gồng mình chấp nhận những hậu quả rủi ro đến với bản thân. Điển hình cho những nhân tố tích cực này là quận trưởng Vỏ Lương được bổ nhiệm giám đốc nha CSQG vùng I, quận trưởng Trần Minh Công giữ chức vụ trưởng ty CSQG Đà Nẵng.
Tại thủ đô Saigon, tướng Loan đã cương quyết làm tròn sứ mạng của mình không phải bằng cách ngồi tại văn phòng chỉ tay hò hét ra lệnh mà bằng cách đưa cá nhân mình vào nơi sôi động. Vị tướng không giày không lon đó đã chấp nhận những ngày giờ sống bụi đời trên đường phố, sát cánh cùng đội ngũ nhân viên, trực tiếp nhận trách nhiệm và chia xẽ nỗi gian nan nhọc nhằn cùng thuộc cấp. Từng nơi từng lúc, ông tiến thẳng đến đám đông cuồng nộ, giải thích thuyết phục ai về nhà nấy, đồng thời kính cẩn vái lạy trước các bàn thờ Phật, xin phép được đưa ảnh tượng hương khói trở lại chùa chiền cho xứng đáng với vị trí trang nghiêm thờ phượng.
Bóng đen u ám của một biến cố ngậm ngùi đã được xua đi, Saigon và miền Trung lại rạng lên những tia sáng thanh bình.
Tướng Loan sau đó, đã thi hành quyết định của Hội Đồng Quân Lực đích thân tiễn đưa “người hùng” Nguyễn Chánh Thi lên đường sang Mỹ chữa bệnh “thối mũi”, một căn bệnh thâm căn cố đế, hiểu theo nghĩa bóng, mà ông này đã nhiễm từ ngày 1-1-1960 sau cuộc đảo chánh hụt tổng thống Ngô Đình Diệm.
Lần đầu tiên tôi được tháp tùng tướng Loan là dịp đi theo ông chánh sở Tâm Lý Chiến làm tin cho buổi phát quà Trung Thu tại cô nhi viện Gò Vấp.
Khi xe chúng tôi vào trong sân cục An Ninh Quân Đội, đã thấy tướng Loan ngồi chờ sẵn trên xe Jeep lùn của ông, miệng phì phèo điếu thuốc, tay cầm chai bia 33 lắc qua lắc lại. Ông Dẫn tiến đến đứng nghiêm toan giơ tay chào thì tướng Loan phất tay như ra hiệu bảo về xe đi và nói:
– “Thôi, mình đi chứ.”
Lúc sắp khởi hành, tướng Loan bỗng xuống khỏi xe, tiến về phía chúng tôi và nói với tài xế của ông Dẫn:
– “Chú em ra ngồi phía sau, để tớ lái xe cho ông chánh sở.”
Trước một tình huống quá bất ngờ, ông Dẫn bị lúng ta lúng túng, chỉ còn biết ngồi cứng người như tượng gỗ, hai tay thu gọn trong lòng bắp vế. Tôi và tài xế đã phải nín cười đến đau cả bụng.
Tới cổng cô nhi viện, tướng Loan rời bỏ tay lái, lè phè lê đôi dép nhựa đi cạnh ông chánh sở uy nghi sắc phục lon mũ chỉnh tề đang giơ tay chào hàng quân tiếp đón. Thình lình, ông trưởng chi Gò Vấp, người phụ trách dàn chào chạy đến bên tôi hỏi nhỏ:
– “Nghe nói có chuẩn tướng đến, sao giờ này chưa thấy?”
Tôi chỉ tay về phía trong và nói:
– “Ông tướng kia kìa, người mặc thường phục đó.”
Trưởng chi thảng thốt kêu lên:
– “Chết cha! Tôi cứ tưởng đó là anh tài xế của ông chánh sở!”
Tướng Loan là vậy đó! Một con người bình dị, không câu nệ hình thức, không đặt nặng lễ nghi.
Hôm đó, chính vị tướng tổng giám đốc CSQG là người đã tạo nên một bầu không khí đầy ấm cúng, sưởi ấm những tâm hồn trẻ thơ sớm mang một số phận hẩm hiu từ lúc chào đời khi ông đến trọ chuyện nâng niu vỗ về và tặng quà cho từng em nhỏ.
Câu ví: “Tướng Loan hiền như ma-sơ” có lẽ từ đó mà ra.
Thời gian sau, tôi được điều động về làm phóng viên cho toà soạn nguyệt san Rạng Đông dưới quyền chỉ huy của đại tá Trần Văn Thăng, phó tổng giám đốc kiêm chủ nhiệm, thiếu tá chánh văn phòng Vũ Huy Đức kiêm chủ bút và biên tập viên Nguyễn Hồng Nhuận Tâm giữ vai trò tổng thư ký.
Số báo đầu tiên vừa phát hành xong, bỗng anh Nguyễn Hồng Nhuận Tâm xin từ nhiệm, kéo theo hai nhân viên khác làm theo. Toà báo bảy người, giờ mất hết ba, bốn anh em còn lại cảm thấy buồn buồn, mặt ai cũng chảy dài như mặt ngựa.
Một buổi chiều, thiếu tá Đức gọi chúng tôi, ông chậm rãi nói:
– “Người ta không muốn làm, ông tướng cũng không ép. Mấy anh em còn lại cố gắng làm cho tốt.”
Rồi ông quay sang tôi khẽ bảo:
– “Đây là lệnh ông tướng, cậu sẽ làm tổng thư ký toà soạn. Mai sẽ có giấy tờ chính thức. Nếu cần thêm người, cứ cho tôi biết, văn phòng sẵn sàng giúp đỡ.”
Hôm sau, tôi lập phiếu trình xin thêm hai nhân viên bổ sung cho toà soạn. Một có khiếu về ăn nói, quần áo lúc nào cũng chỉnh tề, sẽ phụ trách đi xin quãng cáo để bảo đảm có đủ tiền trang trãi ấn phí. Một có tài về hội hoạ lãnh phần trang trí và sắp xếp bài vỡ. Cả hai đều mang cấp bậc khiêm nhường phó thẩm sát viên. Tướng Loan đã chấp thuận ngay với lời phê “OK, viết cho beau (hay) vào.”
Hơn nữa tháng trời, anh em chúng tôi đã liên tục vật lộn với công việc. Phần tôi, khi về nhà lại phải lo đến nhà các ông Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng & để lo xin bài vỡ. Nói chung, tất cả mọi người đều nô nức làm việc, cố gắng tranh thủ thời gian để nguyệt san được ra đúng ngày cuối tháng.
Chuyện đời có lắm cái kỳ thú và trớ trêu bất ngờ!
Khi số báo mới vừa được xuất xưởng khỏi nhà in Xây Dựng, tôi được thiếu tá chánh văn phòng gọi lên tươi cười cho biết tướng Loan quyết định thưởng cho anh em chúng tôi mỗi người một chút tiền bồi dưỡng. Nói là một chút chứ thực ra rất rộng rãi khiến ai cũng phải ngạc nhiên. Ưu đãi đó sau trở thành thông lệ làm ông chánh sở Tâm Lý Chiến Trần Văn Đệ thốt lên:
– “Mỗi thằng làm báo là một ông vua!”
Vài anh ký giả báo ngoài nghe được tin này, ùn ùn kéo đến xin với tướng Loan cho đóng góp công sức với tờ nguyệt san không cần nhuận bút mà chỉ cần tướng Loan ký cho một giấy chứng minh thư cộng tác để đi đây đi đó cho tiện. Ông cảm ơn thiện chí của họ, nhưng không chấp thuận ngay mà lại uỷ thác việc cấp giấy cho thiếu tá chánh văn phòng. Ông này lại giao phó cho tôi xem xét đề nghị. Tôi nghĩ có điều gì không ổn, nên cứ tà tà ngâm việc dù họ đã giục tôi mấy lần.
Bừng một buổi sáng, thiếu tá Đức ra lệnh cho tôi huỷ bỏ việc cấp giấy chỉ vì hai tay ký giả Quốc Quân và Kỳ Hùng đã có những đòi hỏi quá đáng, người thì xin bao thầu quảng cáo cho tờ báo, người thì dẫn ông kia bà nọ đến xin giúp đỡ áp phe này áp phe kia khiến tướng Loan bực mình không bao giờ cho gặp nữa.
Bất ngờ, vài bữa sau, ký giả Duyên Anh tức Vũ Mộng Long, dưới bút hiệu Thương Sinh, đã phạng anh em chúng tôi bằng một bài báo nhếch nhác trong mục “Sống Sượng” của nhật báo Sống do ông Chu Tử làm chủ nhiệm. Nội dung bài báo đầy tính chất tưởng tượng, moi móc lung tung, nào là chúng tôi làm việc lề mề chậm chạp, nào là văn phòng làm việc vắng như chùa bà Đanh.
Tôi đọc bài báo thấy nóng cả mặt nên chạy ngay ra toà báo Sống tìm gặp Duyên Anh để hỏi cho ra lẽ. Một vài người quen cho tôi biết DA đi khỏi và hỏi tôi tìm anh ta có việc gì. Tôi than phiền về bài báo rồi lặng lẽ ra về .
Hai hôm sau, vừa bước vào sở đã nghe anh em kể lại vừa rồi ông chánh sở Tâm Lý Chiến Trần Văn Đệ đến hỏi từng bàn xem ai là người đã đến toà soạn báo Sống tìm Duyên Anh. Tôi vội gõ cửa xin vào và nói cho ông biết tôi chính là người ông muốn tìm.
Ông không nói gì, lặng lẽ thảy ra trước mặt tôi tập phiếu trình điểm báo và lạnh lùng bảo:
– “Chú đọc đi.”
Cũng vẫn bài báo trong mục “Sống Sượng” của Thương Sinh với tựa đề “Xin cho tôi một tuýp Optalidon” . Optalidon là loại thuốc trị nhức đầu, nếu uống nhiều sẽ bị chết. Trong bài báo, Duyên Anh cũng chính là Thương Sinh tự cho mình là một ký giả chân chính có thiện chí nên mới viết bài chấn chỉnh lề lối làm việc của một số nhân viên sở Tâm Lý Chiến để rồi phải hứng chịu những lời chửi bới hăm doạ thủ tiêu của một “bạn dân” đến từ sở này v.v….
Thật là một sự vu cáo quá sức tưởng tượng. Ngay chuyện Duyên Anh đề quyết nhóm chúng tôi là nhân viên sở Tâm Lý Chiến cũng đã không đúng sự thật vì sở này chỉ là nơi tạm trú của chúng tôi để làm việc, chỉ tội cho sở Tâm Lý Chiến tự nhiên bị mắc hàm oan.
Tôi nói với ông Đệ:
– “Xin ông chánh sở cứ trình bài báo lên chuẩn tướng, tôi xin nhận lãnh mọi trách nhiệm.”
Sau đó, tôi lên gặp thiếu tá Đức trình bày tự sự và xin ông cho tôi được vào yết kiến chuẩn tướng tổng giám đốc. Ông đồng ý ngay và bảo tôi ngồi để ông vào trình trước.
Vào trong, tôi thấy tướng Loan đang đọc bài báo, ông ngẩng mặt lên ra lệnh cho tôi ngồi. Thú thật lúc đó tim tôi đập thình thịch, tự hỏi chưa biết hậu quả sẽ ra sao.
Đọc xong bài báo, ông nhìn tôi và hỏi:
– “Làm gì mà hăng quá vậy? Bộ cậu muốn giết ký giả chân chính sao?”
Tôi trình những ý nghĩ của mình đối với bài báo trước và mọi diễn tiến về việc đi tìm ký giả Duyên Anh.
Nghe xong, tướng Loan gấp tập hồ sơ điểm báo và phán một câu:
– “Cậu hãy tìm ngay gã ký giả này, bợp tai cho hắn ba cái. Nhớ nói với hắn đây là lệnh của tướng Loan. Thôi, hãy về yên tâm làm việc.”
Tôi đứng lên chào ông rồi ra khỏi văn phòng với một tâm thái nhẹ nhàng cùng niềm cảm kích kính mến sâu xa trước tấm lòng của một vị tướng dám đem tên tuổi của mình để bênh vực nỗi oan cho một nhân viên nhỏ bé như tôi.
Sau đó, tôi không dám làm theo lời ông, nhưng vẫn đi tìm Duyên Anh để nói cho hắn biết. Hắn trốn như con cáo, tôi đành gặp ông Chu Tử và cha Lãm, chủ nhiệm báo Sống và báo Xây Dựng để bắn tin cho họ biết nỗi bực bội của tướng Loan đối với những gì Duyên Anh đã viết một cách độc ác về chúng tôi.
Vài bữa sau, mục “Sống Sượng” đã biến mất trên nhật báo Sống.
Vào những ngày tháng giữa năm 1967, thời kỳ tiền bầu cử Tổng Thống, tôi được tướng Loan gọi ra gặp riêng ông hai lần tại cục An Ninh Quân Đội để gợi ý cho tôi viết một số bài quan điểm liên quan đến cuộc vận động bầu cử đồng thời ông cho biết một số kỹ xão sẽ áp dụng trong việc thông tin tuyên truyền yểm trợ cho một liên danh. Tôi xin mạn phép không kể ra đây vì người được ông ủng hộ đã làm ông quá thất vọng đến nỗi có lúc ông phải kêu lên “đem bắn tên đó cho rồi.”
Đối với người bạn đồng minh Hoa Kỳ, tướng Loan không tin cậy cho lắm từ khi CSQG bắt một người có dấu tích là một cán bộ Việt Cộng nội tuyến trong toà đại sứ Hoa Kỳ mà toà đại sứ này cứ khăng khăng đòi thả. Bực mình vì người Mỹ quá xen sâu vào nội bộ Việt Nam nói chung và hoạt động CSQG nói riêng, tướng Loan xin từ chức, nhưng tổng thống Thiệu không chấp thuận.
Nhưng ngày giáp tết Mậu Thân, trong lúc đồng bào đang nô nức chuẩn bị đón Xuân, tướng Loan đã âm thầm cùng đoàn tuỳ tùng rong ruổi đến thăm các ty CSQG xa xôi hẻo lánh, những nơi được mệnh danh là chốn khỉ ho cò gáy, ngày đêm phải đương đầu với những áp lực quấy phá của lũ phiến cộng bạo tàn. Phước Long, Bình Long, Kiến Tường, Kiến Hoà, Nhinh Thuận, Quãng Đức, Hậu Nghĩa là những nơi tôi được theo gót chân ông.

Mỗi buổi sáng, chúng tôi tụ tập tại tư dinh của ông trong trại Phi Long, Tân Sơn Nhất để rồi từ đó lên hai chiếc trực thăng đến các nơi trên. Ông đến để nắm rõ tình hình địa phương, để thăm hỏi nhân viên các cấp và để tặng chút tiền làm tiệc tất niên cho anh em.
Đến bất cứ đơn vị nào, ông đều đi quanh xem xét hệ thống phòng thủ và cho ý kiến tại chỗ. Với các đơn vị có nhiều vọng gác xây bằng bê-tông kiên cố, ông nhẹ nhàng nhắc nhỡ:
– “Nước mình nghèo, phải đánh giặc theo lối nhà nghèo, ụ bê tông cứng nhưng không chịu đựng loại đạn xuyên phá, tốt hơn nên dùng nhiều bao cát vừa đỡ tốn kém lại vừa an toàn.”
Những ngày giờ đi theo, tôi thấy ông sống và làm việc như một con thoi, quên cả giờ giấc với gia đình, quên cả những cơn đau bao tử và quên cả những hiểm nguy đến với bản thân.
Một lần, ngồi trên máy bay, dáng vẻ mỏi mệt, ông che miệng ngáp dài rồi nói một cách tự nhiên:
– “Tối hôm qua tớ chẳng ngủ được chút nào, bà ấy cằn nhằn cả đêm chỉ vì làm việc mà quên đi lời hứa về đúng giờ để cùng ăn một bữa cơm với gia đình.”
Hình như cách ăn uống của ông cũng đơn giản như cách ăn mặc. Trong các bữa ăn tại các ty CSQG hoặc tại các toà tỉnh trưởng, tuy có đủ thịt cá, rượu Tây thuốc Mỹ trên bàn, tôi vẫn chỉ thấy ông nhâm nhi một tô hủ tiếu hoặc tô bún canh bên cạnh chai bia 33 và gói thuốc lá Ru-by màu hồng.
Nói về máu “liều” của tướng Loan chắc ít ai bì kịp. Tôi nhớ lần đến thăm ty CSQG Hậu Nghĩa , sau khi dùng bữa cơm khét do đại tá tỉnh trưởng Mã Sanh Nhơn thết đãi, ai ai cũng chuẩn bị lên trực thăng ra về. Lúc đó vào khoảng 3 giờ chiều, bỗng tướng Loan đổi ý, ông bảo hai phi công lái trực thăng về trước để ông và đoàn tuỳ tùng dùng đường bộ cho thoải mái. Cái quyết định “bốc đồng” đó đã báo hại trưởng ty Ngô Văn Huế phải một phen hết vía chỉ vì con đường độc đạo đó thường bị Việt Cộng gài mìn phục kích bất ngờ.
Trời cuối Đông, mặt trời muốn đi ngủ sớm thế mà tướng Loan cứ nhất định phải ghé thăm một đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến nơi mà các nhân viên của ông đã oanh liệt chống trả một cuộc tấn kích của giặc thù vào đêm hôm trước. Ông đến bắt tay từng chiến sĩ, ngợi khen tinh thần quả cảm và ghi công trạng của tất cả mọi người.
Chiều hôm đó, khi về đến nhà, ông kéo chúng tôi vào một căn phòng nhỏ, chỉ vào hai thùng giấy lớn và khoe:
– “Đây là số pháo hồng do một người bạn ở Hồng Kông gữi biếu.”
Nói xong, ông tự tay mở một thùng phát cho mỗi người ba phong, ngoại trừ thiếu tá Tiến, chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh đang ngẩn tò te chìa tay ra hỏi:
– “Còn phần của em đâu?”
Tướng Loan không đưa pháo mà còn cười hỏi lại:
– “Cậu hả? Chuyện đó tính sau. Cậu về tắm rửa sạch sẽ rồi lên đây cùng tôi khuân thùng pháo đây ra dinh Độc Lập để hai ông Thiệu, ông Kỳ làm gì thì làm, nhà mình thấp lè tè treo vào đâu.”
Thiếu tá Tiến vừa gãi đầu vừa quay sang chúng tôi phân bua:
– “Các cậu thấy chưa, Chuẩn tướng thấy tôi đẹp trai nên đi đâu cũng kéo theo.”
Tướng Loan tảng lờ như không nghe, nhưng miệng lại tủm tỉm cười thích thú.
Rồi Xuân Mậu Thân đã trở về! Xuân đến từng nhà, Xuân vô giáo đường, Xuân lên đình chùa, Xuân vào lăng miếu. Hương Xuân tràn ngập mọi nơi. Tiếng Xuân vang vọng trên đài, ngọt ngào đi vào lòng người bằng những lời thơ cung nhạc chúc tụng một năm mới an khang hạnh phúc.
Nữa đêm về sáng của ngày đầu năm, giữa lúc khói hương thiêng liêng còn đang nghi ngút thì bỗng nhiên từng loạt âm thanh của súng đạn vang lên khiến ai nghe cũng phải bàng hoàng kinh động.
Thoạt đầu, tôi cứ nghĩ đó là một cuộc đảo chánh nên vội vặn radio để nghe tin tức. Im lặng và im lặng! Đài không phát ra một tiếng nói hay một lời ca. Trong khi đó, từng loạt đạn vẫn tiếp tục vun vút bay trên nóc nhà kèm theo tiếng la oai oái “Vi Xi! Vi Xi!” của những người lính Mỹ đóng quân trong khu nhà của bà Bút Trà trên đường Nguyễn Huệ cạnh bên con hẻm nhà tôi. Đêm đó, tiếng trẻ thơ cứ thét lên, sau mỗi loạt súng nổ, tôi vội đem hai cháu nhỏ, nhét chúng nằm sát dưới chân cầu thang còn mình và vợ ngồi bó gối ngay bên cạnh để chờ trời sáng.
Khoảng sáu bảy giờ sáng, đài bỗng vang lên tiếng nói của phó Tổng Thống Kỳ, nội dung vắn tắt cho biết Cộng Sản đã bội phản những cam kết hưu chiến trong ba ngày Tết, xua quân tổng công kích 32 tỉnh lỵ và thủ đô Saigon. Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã đích thân chỉ huy lức lượng Cảnh Sát Dã Chiến và quân đội quét sạch cộng quân ra khỏi đài phát thanh Saigon từ lúc 4 giờ sáng.
Tôi vừa mở cửa đã thấy bốn cán binh Cộng Sản tay ghìm súng AK, băng đạn quấn quanh mình, đứng khuất trong hè nhà tôi và các nhà đối diện, mắt đăm đăm nhìn ra đường cái. Không hiểu sao lúc đó tôi lại tỏ ra rất bình tĩnh, bình tĩnh quan sát trang phục của họ và còn thầm nghĩ họ là những binh sĩ thuộc một đơn vị chính quy nào đó chứ không phải là quân du kích.
Cùng lúc, một số đông đồng bào từ trong các hẻm sâu phía trong ùn ùn bồng bế dắt dìu người già con trẻ chạy ra, mặt người nào cũng xanh như tàu lá. Họ vừa đi vừa thông báo cho mọi người biết lính Việt Cộng về nhiều lắm, tràn ngập trong khu Cây Quéo, khu phía sau chùa Quảng Đức, khu gò mả và khu đường rầy dẫn đến Cầu Hàng.
Tôi vội quay vào nhà, quơ quào ít quần áo rồi cùng vợ con lên xe máy đến nhà người quen ở chợ Tân Định. Đến nơi, tôi mới chợt nhớ để quên bóp giấy tờ ở nhà, đành phải một mình quay lại.
Về tới đầu hẻm, một người cùng xóm ở phía ngoài khuyên tôi đừng vào vì mới tức thì có mấy nhân viên Cảnh Sát sắc phục đã bắn nhau với lính Việt Cộng ở phía trong. Lúc đó, trực thăng võ trang đã xuất hiện. Hai con chuồn chuồn bay lên xà xuống khạc đạn ào ào vào những mục tiêu. Đạn dưới bắn lên, đạn trên bắn xuống, trận chiến cứ thế tiếp diễn vô cùng ngoạn mục. Tôi rời khỏi xóm mà lòng cứ nơm nớp lo sợ căn nhà mình bị ăn đạn phá.
Đến tổng nha CSQG, tôi nhận lệnh đi cùng một nhiếp ảnh viên lên vùng ngã Bảy nơi tướng Loan đang trực tiếp chỉ huy các đơn vị Cảnh Sát và quân đội bao vây cô lập và tiểu trừ các đám Cộng quân xâm nhập. Ông mắc đồ trận, áo giáp khoác ngoài, đầu không nón sắt, sông pha vào nơi súng nổ đạn rơi như một người lính can trường không nề nguy hiểm.
Phải nói rằng, trận chiến nơi đây đã diễn ra ác liệt ngay từ những giây phút ban đầu trên một địa hình rộng lớn bao gồm các khu vực Phú Thọ, Nguyễn Tri Phương, hẻm Chuồng Bò, Vườn Lài ….
Khởi đầu, Việt Cộng tấn công vào doanh trại của Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát Dã Chiến ở góc đường Nguyễn Văn Thoại và Trần Quốc Toản giữa lúc toàn thể nhân lực ứng chiến được điều động đi giải toả đài phát thanh Saigon, số nhân viên phòng thủ còn lại khoảng hơn bán tiểu đội. Lợi dụng thời cơ, Việt Cộng tập trung lực lượng ào ạt xua quân từ phía vườn ươm cây ở góc đối diện toan chiếm cho bằng được doanh trại này. Nào ngờ, các chiến sĩ CSDC đã bình tĩnh nã từng loạt đại liên khiến chúng không sao vượt qua nhã tư, đành phải mang theo một số thương vong rút về khu chợ Thiếc.
Cũng thời gian đó, một số lớn cán bộ VC nằm vùng cùng các tên chỉ điểm giả dạng nhân dân nổi dậy chia nhau chặn đường chặn ngõ lùng xục trong các khu dân cư bắt bớ một số quân nhân, Cảnh Sát và công chức dem ra xử bắn với lời kết tội “có nợ máu với nhân dân”
Tôi có một người em họ là đại uý Quân Y cũng bị bắt vào đêm đó. Chúng lột trần em tôi, trói rặt cánh khuỷu toan đem xử bắn. Trong lúc thế cùng, em tôi la lên:
– “Tôi là bác sĩ quân y bị trưng dụng vào quân đội, không hề có nợ máu.”
Tên chỉ huy nghe vậy, bèn nói:
– “Nó còn dùng được, đưa nó ra chỗ thương binh.”
Lúc băng bó cho các cán binh VC, em tôi đã lẩn vào nhà dân trốn thoát.
Ngày 1-2-1968, tướng Loan đã xử bắn tên cán bộ Cộng Sản Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lém, bí danh Ba Lốp ngay trên đường phố khu ngã Bảy để rửa hận cho những đàn em của ông đã bị tên này sát hại.
Ngay chiều hôm đó, tôi rủ hai người bạn phóng viên báo ngoài đánh một vòng đảo qua kinh Độc Lập, toà đại sứ Mỹ trên đường Thống Nhất. Hai phóng viên cho biết có chụp một vài hình ảnh binh sĩ VC chết trên lề đường và trong khuôn viên toà đại sứ.

Từ đó chúng tôi xuống đường Hai Bà Trưng nồi rẽ vào đường Phan Thanh Giãn tìm về xa lộ. Bên lề con lộ thênh thang, năm bảy xác cán binh Cộng Sản nằm ngữa trơ trơ với sợi dây thừng cột cứng ở cổ chân. Họ được đồng đội kéo đi, nữa chừng bỏ lại.
Đến khu Hàng Sanh, chúng tôi rẽ về khu lăng Tả Quân tiến đến đường Ngô Tùng Châu để nhập vào khu Cây Quéo. Đường xá trong khu vực này vắng teo vắng ngắt, cả ba chúng tôi bắt đầu thấy lạnh xương sống khi phát hiện ra một số xác bộ đội Cộng Sản nằm rải rác khắp mọi nơi trong vườn ngoài ngõ. Tôi run cả người, chỉ muốn quay lại. Nhưng trót vào sâu rồi, đành chịu. Ba xe gắn máy của chúng tôi cứ luân phiên đổi chỗ, anh nào cũng muốn mình vào giữa.
Bất ngờ, từ trong căn nhà có khu vườn rộng vang lên tiếng gọi:
– “Các chú ơi! Xin vào giúp một tay.”
Chúng tôi vừa ngừng xe, một bà và hai thiếu niên chạy ra kéo chúng tôi vào nhà, chỉ cho thúng tôi thấy hai xác Việt Cộng đặt trên bộ ván gõ với tờ giấy viết nguệch ngoạc “nhờ đồng bào chôn cất giùm”
Bà giơ tay phàn nàn:
– “Thiệt là khổ! Chết rồi thì để bên ngoài cho xong, đem vào nhà làm chi cho đám nhỏ sợ hết hồn hết vía. Bây giờ tôi nhờ các chú khiêng họ ra ngoài đường để chính quyền chôn cất.”
Anh em chúng tôi làm giúp bà, lòng thấy áy náy tội nghiệp cho những người lính bên kia bị bọn đầu sỏ độc tài xô đẩy họ vào nơi tử địa.
Mặt trận vùng ngã Bảy đã gần như đi vào kết thúc. Cộng quân ở nơi này, một số bị bắt, một số ra chiêu hồi, số còn lại co cụm trong khu dân cư đong đúc như cá nằm trong rọ chờ ngày bị tóm.
Khi tướng Loan ra lệnh cho Cảnh Sát và quân đội khai pháo dứt điểm toàn bộ thì cái đám tàn binh ngoan cố đó đã giở một thủ đoạn đê hèn, táng tận lương tâm. Chúng khống chế cư dân không cho ra ngoài đồng thời dùng xăng đốt nhà gây nên những đám cháy mịt mù khói lửa để trà trộn trong dân tìm đường tẩu thoát. Nhiều xe cứu hoả đước điều động đến. Lúc đầu, các nhân viên chữa cháy rất rụt rè e ngại chưa dám áp sát vào nơi súng đạn thét gầm, tướng Loan đã phải giựt lấy vòi rồng phun nước lên cao khống chế từng cơn bão lửa. Hình ảnh hiên ngang đó, tôi đã dùng làm bìa cho Nguyệt San Rạng Đông trong số báo đầu năm Mậu Thân.
Hàng trăm cán binh địch đã bị bắt lôi ra tập trung trước tiệm đò gỗ trên lề đường Minh mạng trong trận đánh cuối cùng ở khu vức ngã Sáu trước sự chứng kiến của tướng Loan. Ông đi loanh quanh quan sát từng người. Thấy ai bị thương nặng, ông nhắc nhở nhân viên y tế băng bó gấp cho họ và chuyển đến bịnh viện ngay.
Ngày hôm sau, tướng Loan đã cùng đại tá Đô Trưởng Văn Văn Của đến thị sát mặt trận tại quận 8 bên kia cầu chữ Y. Phái đoàn đã dùng con đường đi qua cầu xóm Củi men theo đường Phạm Thế Hiển tiến đến ty CSQG quận 8. Đây là một ty CSQG nằm ở vị trí ven đô trên một diện địa trống trải đồng ruộng mênh mông và sông rạch chằng chịt.
“….Khởi đầu, Cộng quân dàn binh ngay trên đồng ruộng ở phía sau ty, bắn hạ một nhân viên Cảnh Sát gác trên chòi cao đồng thời dùng B40 chóc thủng một lô cốt ở góc trái phía sau với ý đồ cho vài đắc công chui qua lỗ hổng tung lựu đạn và trái phá gây náo loạn phía trong trước khi xua quân chiếm lĩnh mục tiêu. Một vài nhân viên Cảnh Sát “điếc không sợ súng” đã bò ra lô cốt phục sẵn phía trong tỉa từng tên một và lấy xác chúng chèn vào lỗ hổng. Đội hình phòng thủ trong ty đã được củng cố, bình tĩnh chống lại từng đợt tấn công để chờ lực lượng tiếp viện. Trời gần sáng, trực thăng võ trang xuất hiện đổ rốc-kết và đại liên lên đầu giắc khiến chúng phải rúc vào các khu dân cư ẩn náu và rút về khu vực phường Rạch Ông mang theo một số thương vong đồng đội chất lên ghe thuyền luồn trốn trong các kinh rạch…..”
Trên đây là lời kể lại của phó ty Khưu Ngọc Đa, một người bạn cùng khoá 14 Biên Tập Viên Rạch Dừa với tôi, trong lúc đoàn xe di chuyển từ ty CSQG đến vùng Rạch Ông.
Anh Đa đang thao thao bắt tuyệt, bỗng một loạt đạn AK vun vút lướt trên nóc xe, anh vẫn giữ vững tay lái tiếp tục mối theo phái đoàn và quay sang tôi cười khì khì sảng khoái như thầm hỏi tôi “sợ không?”
Chiến cuộc tại thủ đô Saigon đã hoàn toàn chấm dứt sau ngày hôm đó, nhưng lòng tôi vẫn không sao quên được những hình ảnh điêu tàn do Cộng quân gây ra. Hình ảnh thương tâm mà tôi không thể nào quên là hình ảnh một gia đình năm người co quắp ôm nhau chết cháy tại khu Nguyễn Thiện Thuật gần chợ Bàn Cờ…
Gần một tháng sau, tôi và một nhiếp ảnh viên lại được một dịp theo chân tướng Loan phi hành ra Huế. Chuyến đi vỏn vẹn có một ngày. Ông trở về cái nơi chốn mà ông đã sống trong những ngày niên thiếu không phải để tìm lại cảnh xưa chốn cũ mà là để chia xẻ những đau thương mất mát của tất cả mọi người ở chốn cố đô.
Vừa ra khỏi phi trường Phú Bài, tướng Loan đã cùng giám đốc Võ Lương bắt tay vào việc ngay. Ông đến thăm các đơn vị Cảnh Sát, ngậm ngùi nhìn những nấm mồ chôn tạm ngay trong khuôn viên của cơ quan. Ngay sau đó, ông cùng các viên chức CSQG địa phương rong ruổi trên đại lộ Lê Lợi vượt qua cầu Bạch Hổ, men theo bờ sông Hương, vượt qua cửa Thương Tứ đến chợ Đông Ba rồi qua Gia Hội để động viên tinh thần những nhân viên Cảnh Sát Quốc Gia đang tham gia xây dựng cư xá Tình Thương. Đây là một công trình do ngành CSQG đài thọ từ A đến Z mà tướng Loan coi đó như một món quà trao tặng đến các gia đình đồng bào nạn nhân chiến cuộc đang gặp quá nhiều khó khăn.
Chiều về, khung cảnh cố đô mới ảm đạm làm sao! Phố xá thưa thớt bóng người, nhà nhà cửa đóng then cài. Đất Thần Kinh ủ rũ như một người bịnh chưa hồi lại sức. Cầu Tràng Tiên gục đầu trên mặt Hương Giang như cùng thì thầm thổn thức tiếc nuối cho những ngày thơ mộng thuở nào:
Đâu rồi những mái tóc thề thả gió lê thê?
Đâu rồi những tà áo trắng bay bay vào mỗi buổi chiều?
Đâu rồi những nón bài thơ nghiêng che đôi má ửng hồng?
Đâu rồi những giọng hò mái nhì ngọt lịm đến tim?
Đâu rồi những tiếng rao hàng như mời như gọi trên sông?
Đâu rồi những khuôn mặt thân quen bị giắc bắt đi vùi dập nơi nào?
Tôi đứng trên đầu cầu phía chợ Đông Ba nhìn xuống phía dưới thấy hai em gái nhỏ khoảng chín mười tuổi mặc áo màu hồng đang đưa đôi bàn tay bốc từng bụm cát đắp lên hai ngôi mộ mới. Tự nhiên tôi thấy tim mình se thắt lại, thầm cầu mong đó không phải là chỗ ở của cha mẹ các em.
Sau một đêm không ngủ, sáng hôm sau chúng tôi lại theo gót tướng Loan trở về Saigon. Tôi vội ghi bài ký sự “Một ngày ở Huế” cho số báo tới với hai câu thơ mộc mạc mở đầu:
Ngày xưa Huế đẹp Huế mơ
Bây giờ Huế bị xác xơ điêu tàn.
Cuộc tổng công kích vào những ngày tết mậu Thân đi vào kết thúc với những kết quả vô cùng thê thảm. Hơn sáu mươi ngàn cán binh đối phương bị loại khỏi vòng chiến kéo theo bao nhiêu sinh mạng của đồng bào vô tội bị chúng sát hại và để lại một đống hoang tàn trên khắp miền Nam tự do.
Vài tháng sau, bọn lãnh đạo ngoan cố bất nhân Cộng Sản miền Bắc lại xua đám tàn quân tiến hành một trận tổng công kích đợt hai giữa lúc nhân dân miền Nam còn đang thổn thức ngậm ngùi sau cơn ác mộng ngày Xuân.
Tướng Loan, một lần nữa cùng lực lượng Cảnh Sát thủ đô xuất trận vào lúc 4 giờ sáng tiến thẳng về trại gà Thanh Tâm bên xa lộ ngăn chặn không cho địch quân tấn chiến đài phát thanh Saigon.
Tám giờ sáng hôm đó, tôi và một nhiếp ảnh viên được lệnh lên đường thu lượm tin tức. Đến cầu Phan Thanh Giản, thấy súng bắn rát quá, người tài xế nhất định quay xe trở lại.
Ba giờ chiều cùng ngày, tin tức từ Trung Tâm Hành Quân cho biết tướng Loan đã bị trúng đạn gẫy chân và được đưa về điều trị tại bệnh viện.
Đễ giữ vững tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ đang chiến đấu và đánh tan các lời đồn đãi bất lợi, thiếu tá chánh văn phòng đã cho chụp một bức hình tướng Loan đang nằm trên giường bệnh, nói trong máy bộ đàm phổ biến trên các nhật báo với lời chú thích “Mặc dù bị thương, tướng Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc CSQG vẫn tiếp tục chỉ huy các lực lượng hành quân truy quét giặc Cộng.
Cùng thời gian này, một biến cố đau lòng đã xảy ra tại trường Phước Đức trên đường Khổng Tử thuộc quận 5 Chợ Lớn. Khoảng bốn năm giờ chiều, bộ tham mưu hành quân CSQG đang họp tại trường này bỗng lãnh một trái đạn rốc-kết từ trên trực thăng Mỹ bắn xuống gây tử thương cho đại tá Luận, giám đốc nha CSQG thủ đô; quận trưởng Nguyễn Ngọc Xinh, phụ tá giám đốc nha CSQG thủ đô; thiếu tá Lê Ngọc Trụ, trưởng ty CSQG quận 5 cùng một số sĩ quan khác bị thương trong đó có đại tá Trần Văn Phấn, trưởng khối Nhân Huấn thuộc tổng nha CSQG cụt một chân.
Tôi đến làm bản tin lễ truy điệu tại hội trường nha CSQG Saigon mà lòng không sao kìm được nỗi xúc động bồi hồi khi thấy thủ tướng Trần Văn Hương đứng trước các quan tài đầm đìa nước mắt.
Ít ngày sau, tướng Nguyễn Ngọc Loan âm thầm rời khỏi chức vụ để đại tá Trần Văn Hai về thay thế.
Phần tôi, sau một lần họp với thiếu tá Trần Hữu Kinh, chánh văn phòng Đặc Biệt của đại tá tân tổng giám đốc, tôi cũng xin rút lui khỏi việc làm báo để đi một nơi xa xôi làm công tác khác.
Từ đó, tôi không gặp tướng Loan, nhưng trong lòng vẫn luôn luôn nhớ về ông, một tôn trưởng đầy quí mến trong gia đình Cảnh Sát Quốc Gia.


__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

CHÚC THƯ CHO THẾ HỆ CHƯA NẾM SỰ GIAN MANH CS

 
Một mặt trận hai kẻ thù 

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.



CHÚC THƯ CHO THẾ HỆ CHƯA NẾM SỰ GIAN MANH CS
 Giáo Sư Nguyễn Văn Phú, từ trần..Nguyên là Hiệu trưởng trung học Hưng Đạo, 
GS Toán .
Trước khi mất thầy viết một bài văn bằng song ngữ Việt Anh để lại cho con cháu nhất là những người đã sinh ra và lớn lên tại Mỹ để giải thích vì sao và tại sao chúng ta rời bỏ quê hương và có mặt trên đất nước tự do này. 
Bài rất hay nên đọc và truyền bá lại cho con cháu..
           Xin kính chào vĩnh biệt Thầy Nguyễn Văn Phú..
                                        Trân trọng..

Trưởng Ban Hoằng Pháp Tổ Đình Từ Quang Canada (GHPGVN.TTG)
Nguyên Giáo sư Trường Trung Học Chu Văn An Sàigòn 
Nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung học Tư Thục Hưng Đạo Sài gòn            
Đương kim Giáo sư Cố vấn của Hội Cựu Hoc Sinh Trường Bưởi - 
Chu Văn An Canada, 
Vùng Montréal       
Đã thất lộc lúc 14 giờ 30 tại  Montréal, Québec, Canada 
ngày 17 tháng 2 năm 2013
         (nhằm ngày 8 tháng giêng năm Qúy Tỵ)    
Hưởng thượng thọ 86 tuổi 
*
Thư của Ông Nguyễn văn Phú , cựu giáo sư , viế́t cho Con , Cháu
Thư Gửi Con cháu
Các con thân yêu,
Nay, bố mẹ tuổi đã 80, 
thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. 
Bố mẹ đã nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ. 
Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. 
Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay.

Biết Ơn. Các con ạ, trên đường tỵ nạn cộng sản, tìm tự do, chúng ta dã bỏ lại tất cả, 
tài sản, bàn thờ và mồ mả tổ tiên. 
Khi đến định cư nơi quê hương thứ hai này, chúng ta đã được chính quyền và dân chúng đón tiếp và giúp đỡ. 
Hiện nay, đời sống của chúng ta đã ổn định. 
Chúng ta phải biết ơn đất nước này và hãy tìm cách góp phần làm cho đất nước này tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn để đền đáp phần nào cái ơn đó.

•Lý Do Tỵ Nạn. 

Các con cần giảng rõ cho các cháu biết lý do nào đã khiến cho gia đình chúng ta tới đây cùng với hàng vạn gia đình khác, đó là: chúng ta tỵ nạn Cộng sản, đi tìm Tự Do. 
Các cháu được sống trong xã hội dân chủ, tự do từ lúc sinh ra nên không thể tưởng tượng nổi tính dối trá và các thủ đoạn nham hiểm của Cộng sản. 
Các cháu khó có thể tin được tại sao con người đối với nhau mà lại tàn ác như vậy (có thể cho các cháu coi phim "Journey from the Fall-Vượt Sóng", do Trần Hàm đạo diễn, khởi chiếu 30-4-2005). 
Cộng sản hành động rất ác nhưng nói rất khéo và che đậy rất giỏi! Vì thế phải giải thích cho các cháu hiểu, không phải để hận thù mà là để biết sự thật. 
Có một câu mà nhiều người hay nhắc:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm.”

•Quê Cha Đất Tổ. 

Dù công việc bận rộn đến mấy, các con hãy dành thì giờ nghiền ngẫm những trang lịch sử và địa lý Việt Nam, để biết nguồn gốc dân tộc, sự hình thành đất nước, những bước thăng trầm, những nỗi vinh nhục, những khôn ngoan và lầm lỗi của ông cha ta. 
Và từ đó chúng ta rút ra những bài học. 
Có những trang lịch sử oai hùng, mà cũng có những trang lịch sử đẫm nước mắt. 
Có khi nước ta bị đô hộ khổ nhục cả ngàn năm, mà cũng nhiều khi dân ta anh dũng vùng lên phá xiềng xích, giành tự chủ. 
Lại cũng có khi người mình đi xâm chiếm tàn phá nhiều nước khác, thí dụ gần đây nhất là mười năm tàn phá Cao Miên, gây nên căm hờn của nước láng giềng và để lại cái nghiệp nặng mà các thế hệ sau sẽ còn phải gánh chịu!

•Lịch Sử Gần Đây. 

Nước ta bị Pháp đô hộ từ cuối thế kỷ 19. 
Khoảng 1940, đại chiến thế giới bùng nổ. 
Ở nước ta, Nhật đảo chánh Pháp 9-3-45. 
Vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ hiệp ước bảo hộ ký với Pháp, rồi giao cho Ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. 
Phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật thua Đồng minh gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa. Ngày 19-8-45, Việt Minh cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. 
Nhưng không được bao lâu, Pháp tìm cách quay lại. 
Cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp bắt đầu ngày 19 tháng 12, 1946.

Khi phe Việt Minh lộ rõ bản chất Cộng sản, các đảng phái quốc gia trước nguy cơ bị họ tiêu diệt dần, đã trở về vùng quốc gia là nơi đã thiết lập một chính quyền khác với chính quyền vùng kháng chiến mà thực chất là cộng sản. 
Sau trận Điện Biên Phủ, 
Hiệp định Genève 1945 chia đôi đất nước: miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa. 
Miền Bắc công khai theo khối Cộng sản, tiến hành xâm lăng miền Nam bằng võ lực và che mắt thế giới bằng con bài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Miền Nam được Hoa Kỳ và đồng minh của khối tự do ủng hộ đê ngăn sự bành trướng của Cộng sản. 
Khi quân xâm lăng mạnh thì Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam, bắt đầu vào 1960, và chiến tranh trở nên khốc liệt.

Năm 1972, sau khi Liên Xô và Trung Quốc trở thành đối nghịch thì tổng thống Nixon đến Trung Quốc ký Thỏa hiệp Thượng Hải. Hoa Kỳ không cần đến “tiền đồn chống Cộng” nữa nên bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa!
(Soạn phẩm khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết những sự thật phũ phàng về sự bội ước và tháo chạy của Mỹ.) 
Theo Hiệp định Paris 1973: Hoa Kỳ rút quân khỏi miền nam Việt Nam, chỉ để lại một số cố vấn mà thôi, còn quân Bắc Việt vẫn ở lại! 
Cộng sản Bắc Việt tiếp tục xâm lăng miền Nam với nhiều viện trợ của cộng sản quốc tế. 
Việt Nam Cộng hoà dù tự vệ can trường đến mấy, mà không đủ vũ khí, xăng dầu... thì chắc chắn là kém thế. 
Ngày 30 tháng tư 1975, thủ đô Sài Gòn thất thủ. Cuộc di cư tỵ nạn cộng sản, tìm Tự Do bắt đầu. 
Từ đây trở đi, chính các con biết khá nhiều chi tiết.

Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều. 
Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực thì chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh của vấn đề, 
hệt như: “những anh mù sờ voi”. 
Có người cố ý bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của mình. 
Có người - kể cả nhà tu - còn bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác! 
Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử. 
Nhà văn Alex Haley đã viết ở dòng cuối tác phẩm "Roots" (Nguồn Cội):
“Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.”

Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy sét thông minh.

Theo bố mẹ thì cuộc chiến 1954-1975 ở nước ta là chiến tranh Nam Bắc, là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, là đối đầu giữa hai khối Cộng sản và Tự do; khí giới nước ngoài, máu dân Việt mình. 
Đối với người Việt nam, đó là chiến tranh tự vệ. 
Còn cộng sản Bắc Việt thì tuyên truyền và giáo dục quần chúng rằng đó là chiến tranh chống Mỹ-Ngụy và thống nhất đất nước. 
Kẻ thắng kiêu ngạo và tàn ác, người thua uất hận trong tủi nhục. Mấu chốt của sự chia rẽ trầm trọng trong dân tộc ta nằm ở điểm ấy (kể ra thì dân tộc ta còn nhiều sự chia rẽ khác nữa). 
Chưa thay đổi được hai cách nghĩ đó thì chưa nói tới hòa hợp dân tộc được! Hàng triệu người đã chết, 
tuy đất nước được thống nhất mà lòng người đến nay vẫn còn chia rẽ.

•Về Thăm Việt Nam. 

Có vài vị hỏi bố mẹ đã về thăm Việt Nam chưa. 
Câu trả lời là chưa, vì lý do sức khoẻ. 
Đã có rất nhiều người về Việt Nam, mỗi người một lý do, mỗi người một mục đích, mỗi người một cách nhìn! Về để chăm sóc cha già mẹ yếu, thăm nuôi người thân, về để sửa sang phần mộ tổ tiên, về để giảng dạy cho sinh viên, để nhìn lại quê hương, những điều ấy là chính đáng. Về để cứu trợ nạn dân của các thiên tai hay giúp đỡ đồng bào nghèo túng mà không vì danh vì lợi, cũng là việc tốt. Về để ăn chơi, để du lịch rẻ tiền, để cầu danh lợi, để xin vài tấm bằng khen, thì không nên.

Sau này, khi trong nước thay đổi thật sự, các con có thể đưa các cháu về thăm quê hương. Bố mẹ biết trước rằng các cháu sẽ không xúc động lắm đâu vì con người ta phải có kỷ niệm, phải có gắn bó thì mới xúc động được. 
Các con hãy cố hướng dẫn các cháu yêu đất nước, dân tộc và đồng bào Việt Nam, đừng để cho các cháu chỉ là những khách du lịch bình thường. 
Còn việc các con hay các cháu sẽ về làm ăn sinh sống tại Việt Nam thì bố mẹ nghĩ rằng điều đó khó xảy ra.

•Hiện tình đất nước. 

Nếu có ai nói rằng Việt Nam nay đã tiến bộ (đa số người dân nay đã được ăn cơm thay vì ăn cơm trộn bo bo, có nhiều xe gắn máy và xe hơi thay cho xe đạp...; 
chẳng lẽ sau 30 năm im tiếng súng mà không có tiến bộ!) thì đó là một vài tiến bộ so với chính Việt Nam chứ nếu đem so sánh Việt Nam với các nước láng giềng thì đáng xấu hổ về nhiều mặt (như Cao Miên mà cũng còn có đảng đối lập). 
Muốn biết sự thật ở Việt Nam đằng sau những "binh đinh" cao ngất, những "ô-tô con" bóng loáng, những khách sạn năm sao, những sân "gôn" tân kỳ, thì phải theo rõi tin tức trong nước để thấy sự băng hoại trầm trọng về nhiều phương diện (nhất là về giáo dục), 
sự hiện diện của Tư bản đỏ, của quốc nạn tham nhũng, sự phung phí tài nguyên quốc gia, và phải đích thân đến thăm đồng bào nơi các vùng xa xôi nghèo khó. Chúng ta cần biết sự thật, không tô hồng mà cũng chẳng bôi đen!

Để tạm hiểu hiện trạng nước ta, các con tìm đọc bài nói của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản lý Trung ương Hà Nội. Ông ta thuyết trình các sự thật cho các cán bộ cao cấp nhất của cộng sản Việt nam nghe. Bài nói này gần đây mới được tiết lộ ra ngoài. 
Bài giới thiệu viết:
“Mọi người phải chú ý tới những con số cho thấy sự thật phũ phàng về nền kinh tế Việt Nam. Ông Doanh cho thấy cả tình trạng yếu kém của nền kinh tế lẫn tính chất phi dân chủ của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Từ đó ông dám nói thẳng cả cơ cấu chính trị cũng hỏng, phải thay đổi"
(Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt, ngày 30-3-2005).

Ông Doanh kể lại rằng một chuyên viên tài chánh quốc tế đã đặt câu hỏi với ông như sau: "Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến thế, là thế nào? Trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin hoài thế? Chúng mày cứ đề ra mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng đi ăn xin nữa, có được không?" 
Thật là mối nhục chung cho cả nước! Nước ta đâu có hèn kém, dân ta đâu có lười biếng. Do đâu mà khổ nhục đến thế? Do độc tài đảng trị !

•Thái Độ Chính Trị. 
Không những đồng bào hải ngoại đòi bãi bỏ độc đảng, thiết lập đa nguyên đa đảng, mà ngay cả những đảng viên cùng những phần tử tiến bộ ở trong nước cũng đòi như vậy. Cần hiểu rằng: chống độc tài, độc đảng, 
chống tham nhũng, chống đường lối sai lầm của cộng sản, không phải là chống nước Việt Nam mà là mong cho nước Việt Nam khá hơn, tiến hơn.

Nếu ai có nghĩ rằng cộng sản ngày nay đã "đổi mới" một chút thì nên biết rằng do sự sụp đổ của cộng sản Đông Âu, do sự đấu tranh ở trong và ngoài nước, do áp lực quốc tế và do nguy cơ tan rã của đảng nên cộng sản Việt Nam bắt buộc phải đổi mới về kinh tế (mà không đổi mới về chính trị)! 
Tuy mình không làm chính trị nhưng mình phải có thái độ chính trị, mình phải tiếp tục ủng hộ các cuộc đấu tranh sao cho đất nước có dân chủ Tự Do thật sự.

Tổng bí thư của cộng sản Việt Nam đã nhận rằng cộng sản Việt Nam có“phạm nhiều sai lầm". Chúng ta hỏi: 
sai lầm sao không sửa, sao không công khai xin lỗi các quốc dân, sao không trả lại ruộng đất nhà cửa cho các tư nhân và các giáo hội, sao không bồi thường cho các nạn nhân của vụ cải cách ruộng đất, của vụ Nhân Văn Giai Phẩm, của các đợt cải tạo công thương nghiệp, 
sao không bồi thường và xin lỗi những người bị bắt đi tù“học tập cải tạo"? 
Sự thực thì ai ai cũng muốn xóa bỏ hận thù, nhưng cộng sản Việt Nam cần phải hành động cụ thể cho nhân dân trông thấy. Nói "xoá bỏ hận thù, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai" xuông thôi thì ích gì? 
Nói "đại đoàn kết" mà lại do đảng lãnh đạo
 (điều 4 hiến pháp Cộng sản) thì ai mà tin được!

•Chuyện trong gia đình. 

Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, các con có thể nghĩ rằng bố mẹ đã quá khắt khe với các con. Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những gì mà bố mẹ đã vô tình làm các con buồn lòng. 
Hãy nhớ rằng bố mẹ không đua đòi ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ đời sống mực thước, và bố mẹ đã cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, 
dưới mái ấm của gia đình.

Vì tài sản bố mẹ đã bị CS cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn. 
Bố mẹ đã nhận làm những công việc thật mệt nhọc. 
Các con đã chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đã cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay thì "đâu vào đấy" cả. Các con không bao giờ được tự mãn, nghĩ rằng mình tài, mình giỏi. 
Cái tài, cái giỏi nếu có chỉ là một phần thôi, còn các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính mình, từ các kiếp trước và kiếp này. 
Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của mình, hệt như người dùng xe hơi phải lo "sạc điện" cho cái bình ắc-quy vậy. 
Gieo nhân lành thì sẽ hái quả lành. 
Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được !

Trong gia đình riêng của các con, bố mẹ khuyên: 
vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính, 
phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hãy khéo léo và bình tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.

Còn đối với con phải thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để tìm hiểu cho chắc chắn: hư hỏng vì bạn bè trong xã hội này là một sự kiện rất phổ biến ! Tivi, game, chat... phải hạn chế, còn thể dục thể thao thì nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp thì giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng. 
Hãy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá nên nay về già, bị cơ thể "hỏi tội," đau lên đau xuống hoài.

Trong đời sống hàng ngày, phải luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt vì tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến thế hệ mai sau. 
Dùng thứ gì cũng không được phí phạm, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hãy cho các cháu coi hình chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này còn rất nhiều người cực khổ.

Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu:
 "anh em như thể tay chân", "chị ngã em nâng",
“một giọt máu đào hơn ao nước lã",
“một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ". 
Bí quyết áp dụng chữ "xả." 
Hãy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em mình. 
Các con mà chia rẽ thì bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.

Trong xã hội này, vì bận rộn quá, người ta chỉ đủ thời giờ lo cho gia đình riêng nên có khi lơ là với đại gia đình, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hãy đề cao tình đoàn kết trong đại gia đình. 
Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc: 
các con hãy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.

•Tiếng Việt tại nước ngoài. 

Có vài điều đáng bàn. 
Các cháu là công dân nước này, với mọi bổn phận và quyền lợi của một công dân. 
Cuộc sống thực tế trong trường học cũng như ngoài xã hội bắt buộc các cháu phải nói Anh hay Pháp ngữ, và phải nói và viết thật giỏi, nếu không thì sẽ khó hoà đồng, bị lạc lõng và bị thua kém! 
Đi học, các cháu nói tiếng Anh hay tiếng Pháp (hay cả hai). Về nhà, các cháu thường nói với nhau bằng hai thứ tiếng ấy. Tuy các con thường bắt các cháu nói tiếng Việt trong gia đình, bố mẹ vẫn cảm thấy tiếng Việt các cháu hãy còn kém. 
Nói tiếng Việt đã yếu, viết tiếng Việt còn tệ hơn, vì các cháu có tập đọc và viết chữ Việt thường xuyên đâu! 
Một vài giờ tiếng Việt vào cuối tuần ở trung tâm Việt ngữ với các cô giáo rất tận tâm chưa đủ các cháu khá hơn. Chỉ riêng việc học cách xưng hô theo tiếng Việt đã là khó nhất thế giới rồi!

Đồng bào ta ở hải ngoại luôn luôn nhắc đến việc bảo tồn tiếng Việt. Bố mẹ cũng nghĩ như vậy. Nhưng xét cho cùng, một đứa trẻ không thể kể là hai đứa trẻ (Việt & Canada hay Việt & Mỹ) nhập lại làm một được! Nếu ép quá thì sức của chúng chịu không nổi. 
Còn thể thao, còn âm nhạc nữa chứ. Vậy ta phải khéo chọn đúng liều lượng, đừng biến đứa trẻ thành "cái máy học"! 
Các cháu sẽ phải vươn lên ở đất nước này. 
Các con cần phải chuẩn bị sao cho chúng sống thích hợp với môi trường và sống thoải mái tại đây.

•Xã Hội Âu Mỹ. 

Xã hội này là một xã hội tiêu thụ quá mức. 
Các con không nên để mình bị lôi cuốn dễ dàng vào các trò tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hãng bảo hiểm bao vây, chi phối. 
Các con cần "thiểu dục, tri túc" tức là "ít ham, biết đủ", chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy: an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi.

•Tránh nợ nhiều. Thảnh thơi thì hơn! 

Bố mẹ không nói lý thuyết xuông đâu, xã hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ vì hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng tìm thấy hạnh phúc ở đâu cả! 
Bớt ích kỷ, hãy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.

Riêng Phần Bố Mẹ. Già thì bệnh, bệnh rồi sẽ . . . ra đi! 
Quy luật tự nhiên là vậy. Đến ngày ấy, các con hãy lo tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất mẹ ở một nghĩa trang thì sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc vì ở xa không trông nom được phần mộ. 
Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn, mà khỏi phải chiếm đất, vì đất rất cần thiết cho các thế hệ sau. 
Có thể đem rải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, 
xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có gì đâu! Thay vì đãi đằng ăn uống, các con hãy dùng tiền bạc đóng góp vào việc có ích lợi chung. 
Đừng e thẹn thiên hạ chê cười; mọi người sẽ hiểu và tán thành. Có một chi tiết như thế này, nếu chẳng may, bố mẹ ngã bệnh và phải chịu một "đời sống thực vật," các con hãy can đảm chọn giải pháp rút ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!

•Bàn thờ gia đình. 

Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ lòng tôn kính và để tự hứa không bao giờ tổn hại gia phong. Đến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, vì lòng thành các con, các cháu mới là quý. Bố mẹ nói "các cháu" là có ý nhắc các con cần cho các cháu biết ý nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hãy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hãy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hãy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt một nơi thì thật là tốt vì tình thân gia đình sẽ nhờ đó mà tăng lên.

Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn.
Hôn các con của bố mẹ!
Bố mẹ cám ơn các con đã luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đã lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.
Hôn các con thật lâu!
Hôn các cháu thật lâu!

Bố mẹ!
(Nguyễn Văn Phú)

Chúa Nhật, 01 Tháng 5 Năm 2011 11:05
Giáo sư Nguyễn Văn Phú nguyên hiệu trưởng trường Trung Học Tư Thục Hưng Đạo Sài Gòn, Giáo sư Toán Trường Trung Học Chu Văn An, và là tác giả nhiều sách Toán bậc Tú Tài trước năm 1975.
Tác giả định cư tại Montreal, Canada. 
Tác giả đã thuyết trình tại các chùa và các cộng đồng Phật Tử tại Canada về Phật học
Friday, November 30, 2012

Thư gửi cho con cháu của GS Nguyễn Văn Phú

bản dịch Anh Ngữ của AQD
Lời tựa:
Giáo sư Nguyễn văn Phú dậy Toán học trường trung học nổi tiếng ở Saigòn là Chu Văn An. Ông cũng là Hiệu Trưởng của trường tư thục Trần Hưng Đạo ở Sàigon và đã dậy tư Toán nổi tiếng cho rất nhiều học sinh thời ’60 và ’70 và hầu như tất cả các giới trẻ thời đó ai cũng biết đến và kính mến. 
Trong làng Hành Thiện cũng có Giáo Sư Nguyễn Xuân Nghiên dậy Toán học nổi tiếng như vậy, làm cho dân làng Hành Thiện hãnh diện không kém.
Chúng tôi đã nhận được cái thư này viết gửi đến cho các con cháu của Ông đăng trên internet cách đây đã hơn một năm. 
Thư này tuy là viết cho con cháu của Ông, nhưng theo chúng tôi cũng có thể gửi đến tất cả mọi thanh niên VN hiện nay đang ở hải ngoại để hiểu rõ về nguồn gốc của mình, lý do của người VN phải vượt biên tỵ nạn, và những vấn đề liên quan đến cuộc sống trong hiện tại cũng như tương lai. 
Chúng tôi nhận thấy bài viết rất hay và các thanh niên làng Hành Thiện nên chú ý trau dồi học tập để có một cuộc sống khá giả và có ý nghiã hơn. Chúng tôi cũng hy vọng trong một dịp khác sẽ viết trong tang web này các kinh nghiệm riêng của tôi đối với các thanh niên này. 
Chúng tôi cũng xin mạn phép được dịch ra Anh Văn bài viết này để gửi đến tay những thanh niên HT trẻ hơn mà không đọc được tiếng Việt.

AQD.

Preface: Mathematics Professor Nguyen Van Phu was a famous teacher of the high school Chu Van A in Saigon. He is also the principal of the private school Tran Hung Dao in Saigon and was famous for a lot of students in '60 and '70 and well-known and beloved by almost all the young people at that time. Our Hanh Thien village also had Professor Nguyen Xuan Nghien who was equivalently famous as mathematical teacher; who also made our villagers very proud of.
We received this letter writing to the descendants of him which was posted on the internet over a year ago. Although this letter is written for his children, but in our opinion, it can be used to address to all Vietnamese youths who are currently living abroad to understand their origin, the reasons of refugees, and the problems related to life and family in the present and future. I found this article very interesting and the Hanh Thien’s youth villagers should pay attention to cultivate their lives in order to have a more meaningful life. We also hope that in another occasion we would write in this website about our own experiences with other issues that address to the HT youths. We would also like to take liberty for translation this letter into English; hopefully it will be reached to the hands of HT young people who can not read Vietnamese written language.
AQD

Letter to Descendants 
Author: Professor Nguyen Van Phu
Professor Nguyen Van Phu (Former Professor Chu Van An High School and Former Principle of Hung Dao High School, Saigon)
Sunday, May 1, 2011 11:05

Hope you read this letter carefully, think hard about it, and try to practice the teachings. Dear children, At present time, as your parents reach 80 years old of age, so life is pretty well long beyond compared to the previous generation parents. Parents have repeatedly talked with you on some issues, but not always satisfy because all of you were not present at the same time. Moreover, it is unlikely that all of you have remembered all the words as parents said. Hence this letter to summarize the main idea that parents want to send to you. But, with the grand children who are far less understanding Vietnamese, you should help parents and explain to them know, not only to know but must understand thoroughly what is written here.
Grateful. Our dear children, on the way to search for freedom, being refuge away from communists, we have abandoned all property, altars and ancestral graves. Once settled to the second home country, we were welcome and support from the government and people. Currently, our life has stabilized. We must be grateful to this country and please try to contribute to
making this country more beautiful, more prosperous to repay a portion that grace. Reasons for Refugees. You need to clarify for your children to know what has caused our family, along with thousands of other families, were coming here, that is: we are refugees, seeking freedom. You, the grandchildren are now living in a democratic society, freedom from birth and can not imagine the lies and sinister tricks of the Communists. Your children can hardly believe the reason why human beings are so cruel to each other (you can see the film "Journey from the Fall- Tidal Journey", directed by Ham Tran, opened 30-4 - 2005). Communism is evil action but they are very good in cover-up! So I have to explain to you to understand, not hatred, but to know the truth. A verse that many people are frequently said or prompted: "Do not listen to what the Communists say, but look what the Communists do."
Father Land and Ancestor Home. Although busy work ahead, all of you should spend time absorbing and digesting the pages of history and geography of Vietnam, to know the ethnic origin, the formation of the country, the ups and downs, the glory, the humiliation, the wisdom and mistakes of our forefathers. And from which we draw lessons. If we have heroic history, but also have the history page full of tears. While our country was colonized, people were tortured for thousands of years, but our people struggled heroically for breaking chains that tied us
and then gained autonomy. But then there was time we went to invade other countries and devastated. The most recent example was the ten-year destruction of Cambodia, causing hatred of its neighbors and leaving the heavy bad deed that future generations will also have to bear!
Recent history. French domination of our country from the late 19th century. Around 1940, World War II broke out. In our country, Japan operated 9-3-1945 French coup. Emperor Bao Dai declared cancellation protection treaty signed with France, then handed to Mr.. Tran Trong Kim government established the country's first independent Vietnam. Axis, including Germany, Italy, Japan lost to the Allies, including England, France, U.S., USSR, and China. Dated 19-8-45, Viet Minh (communist) seized power from Tran Trong Kim's government, proclaimed the Democratic Republic of Vietnam. But not long, the French sought to return. The national Anti-French war began on December 19, 1946. When the nature Communist of Viet Minh party was revealed, the Nation’s Parties returned to the country where the government has set up a government other than the resistance, which is actually communism, before they were destroyed gradually by the communists. After the Battle of Dien Bien Phu, the Geneva Agreement in 1945 split the country: northern was Democratic Republic of Vietnam, and southern was South Vietnam Republic of Vietnam. North VN publicity as the Communist bloc, carried out by invading South and blinding the world with the name Southern Liberation Front.
Southern government was supported by the United States and its allies and they were the liberal bloc which supported to prevent the spread of communism. When a strong military invasion from the North started, beginning in 1960, the U.S. troops embarked increasingly in the South, and the war intensified.
In 1972, after the Soviet Union and China became the opposite sides, President Nixon came to China to sign the Agreements’ Shanghai. U.S. did not need to use VN as "anti-communist outpost" and decided to abandon South Vietnam! (according to the book published by Dr. Nguyen Tien Hung: When The Allies Fleeing which said that the inherent truth and betrayal of American flight from VN). According to the 1973 Paris Peace Agreement: The United States withdrew from South Vietnam, only leaving a few advisers left behind, but North Vietnamese soldiers remained intact in the South! Then, communist North Vietnam invaded South Vietnam to continue on with the aid of international communism. South Vietnam despite valiant defense the country, but not enough weapons, petrol ... was certainly in a weaker position. April 30, 1975, the capital Saigon fell. Immigration refugees started, freedom began. From now on, you knew quite a lot of detail.
Considerations and History Information. Nowadays, information is much, too much. People writing about Vietnam, the Vietnam War are so much, including movies, but honestly, it's not with the facts. Some people write truthfulness but only see one 
an aspect of the problem, just like "the blind man touching the elephant." Some people deliberately bend the truth, to achieve their own purposes. Some people - including priests - more stories also fabricated to slander another person! The worst is when person in power or their servants write history. Alex Haley writer wrote in the last line of work "Roots": "In the end, the victors are those who write history." So considerate parents should tell their children and grandchildren that when they read materials, books and movies about Vietnam in the 20th century and early 21st century, despise whoever author is, including European-Americans, they also must be careful and smart-analysis. According to parents, the 1954-1975 war in Vietnam is the Vietnam War, the Civil War, a proxy war, a confrontation between the Communist bloc and Freedom; weapons overseas, the Vietnamese blood. For Vietnam, it was defensive war. Also, the North Vietnamese communist propaganda and public education that it was the war against American and for unification the country. Northern winners were arrogance and cruelty; the losers from the South were suffering the humiliation and revenge. The crux of the serious divisions in our nation is lying at that point (although the ethnic divisions are still existing by many other reasons). As long as we can not change these two ways of thinking, then the reconcilation can not be achieved! Millions of people have died, although the country was unified, but the thought is still divided.
On the Visit to Vietnam. There are several questions to parents that have we returned to visit Vietnam yet? The answer is not, for reasons of health. There were so many people returning Vietnam, for whatever reason, or purpose, each one had different view! To care their weak parents, visiting relatives, to renovate the graves of their ancestors, about to teach students, about nostalgia, these things are all plausible. On the aid to victims of natural disasters or to help needy people without just for the name sake, is also good. Go and eat, to travel cheaper, or for the selfish profit, to become famous, one should not go. Later, when the country becomes real change, you can take the children to visit their homeland. Parents know in advance that they will not be really touched like us because they are new, having no emotional attachment. One must have past memories, or the links that make people become aware and celebrate. Trying to guide them to the dear nation, visiting ethnic groups and people of Vietnam, do not let the children are just normal tourists. What about the children or grandchildren would like to make a living (jobs) in Vietnam, parents thought that it is unlikely. The country at the moment. If someone said that Vietnam now has improved (now most people are eating rice instead of eating rice mixed with yam, there are many motorcycles and cars instead of bicycles ... why not after 30 years living in peace but there are not any real progresses!), that may be having some major progresses compared to Vietnam itself, but if Vietnam compared with other neighboring
countries, it is a shame in many ways (such as Cambodia, which also has the party opposition). Want to know the truth behind of Vietnam’s skypescrapers, the glossy small "cars", five-star hotels, the modern "golf course”, one must look at downgraded news with severity in many ways (especially in education), the presence of red capitalism, of official corruption, the squandering of national resources, and to personally visit to the homes where the poors are living in remote areas. We need to know the truth, do not be too optimistic or pessimistic! To understand the current situation of our country, you should read the talk by Dr.. Le Dang Doanh, former Director of the Institute of Research Management Central Hanoi. His presentation of the truth to the most senior officials of the Vietnamese Communist Party. This speech was recently revealed out to the public. Introduction wrote: "People pay attention to the numbers to see the truth inherent in the economy of Vietnam. He pointed out both the weakness of the economy and undemocratic nature of the regime Communism in Vietnam. From there, he dare to say that the whole political structure of the government is broken, it must change "(Ngo Nhan Dung, the Vietnamese newspaper, dated 30-3-2005). He recalled that a financial specialist of an international organization questioned him as follows: "Your country is so good, why are your people poor for so long? Wisdom like this, tradition like this, why are your people poor like beggars? We just set a target that our people never have to go to beg again,
can we? “What a shame the whole country must act like this! Why is our country so poor? we’re not bunch of lazy people. Why should we suffer so much humiliation? By the totalitarian dictatorship, right? Political attitude. Not only are abroad people demanding abolition communist party, establish multi-party pluralism, that even the party members and the progressive elements in the country are also demanding the same. Need to understand that anti-dictatorial one-party, anti-corruption, and wrong ways of communism are not the anti-Vietnam but Vietnam is hoping for a better, better country. If anyone can think that the Communists now have "innovation" a bit, you should know that by the fall of communism in Eastern Europe, due to the struggle at home and abroad, due to international pressure and the risk of melting of Vietnam's communist party, changes should be required to renew the economic (not political reform)! But I do not do politics, but I do have attitude toward politics, we must continue to support the struggle and fight for the country which is truly democratic freedom. General Secretary of Communist Vietnam has recognized that the Communist Vietnam has "many mistakes." We ask: why do not fix mistakes, why do not publicly apologize to the Nation, why do not return the land for private homes and churches, why do not pay for the victims of the Reform Land, of the Nhan Van Giai Pham (Union of Writers), Renovation of Industrial and Commercial, why do not compensate and apologize to those who had been imprisoned in
"education camps"? The truth that everyone would want to eliminate hatred among us, but Communist Vietnam needs to show its concrete actions for the people to see. Say "eliminate hatred, to close the past, look to the future" alone is useless? Say "great unity" but keep communist party leaders (including the Fourth Communist Constitution law), who to believe! Family stories. Now, talking to family members. Parents belong to the previous generations, raising children under the concept of parents’ period, like grandparents raised parents in the time of grandparents. Some time, you may think that their parents were too strict to you. This was our time. Hope you forget what their parents have inadvertently upset the child. Remember that parents are not partying wildly, enjoying games endlessly, do not spend money recklessly, but always keep the discipline, and parents have to work hard and save earnings for the child to live fully and carefully educated, under the warm family's home. Because parents’ property had been robbed all by communists and arriving to this new land (refugee), moneyless, our life faced difficulties. Parents had to accept jobs so laborious and tired. You have to work hard in the summer, and have tried to study very hard. To date, the hard works paid off and we’re settled. The child should never be complacent, thinking that you are so special talent, good beyond the norm. The genius, the good if there is, it is only one part of the success, while the other part is due to the favorable condition, thanks to sound faith and the
fortune passing down from your own ancestors, from past lives and this life. You should always live to cultivate moral for the good of your destiny, just like car users have to worry about "charging" for the batteries.. Sowing the good will it will produce good outcomes. Causal law is a law of heaven and earth, never gone wrong! For your own family's children, parents advised the couple to treat each other in mutual respect, must make concessions to each other. Can not avoid all conflicting issues, but just that clever and calm resolve everything. Anger is bad. As for your children, you must love but not spoil them. Need to control their children's friends and communicate with their children's friends to find out for sure what’s going on: Bad friends in this society are very popular happened! Television, games, chat .... must be limited, and sports should be encouraged. You have to pay attention to your own health, making time for exercise, live a balanced life. To withdraw from father's experience: as the young, I had been working hard too much, so this is now getting old, the body was "asking my guilt," shoulder’s pain from top-down. In everyday life, always saving and paid attention to environmental protection activities as world resources are limited, we need to think about future generations. Use anything and not be wasted, even paper towels! Occasionally, let the children see photographs or video images of children starving and malaria, among children on this earth that many people are still miserable.
Among the grandchildren, when you treat each other, be sure asking thoroughly the question "brothers as the limbs," she falls I raise ","a drop of blood thicker than pond of water "," a sore horse, the rests refuse to eat grass. " Be applying the word "discharge". Let's ignore all the shortcomings of your brothers and sisters. The children are divided, their parents will suffer immensely. In this society, because too busy, it was just enough time for your own family, often have to abandon its own large family (relatives), though not to be at heart. You should promote solidarity within the family. With your daughters and in-laws, parents should ask: you should help your husband who keeps good contact with siblings and paternal and maternal relatives. Vietnamese overseas. There are a few worthy goals. The child is a citizen of this country, with all duties and rights of a citizen. Real life inside school or outside it, the society forcing them to speak English or French language, and they must speak and write very well, otherwise it will be very difficult or not sociable, and will be a looser! At school, the children speak English or French (or both). At home, the children often talk to each other either in one of these two languages too. Although you usually speak Vietnamese to the children in the family, I still feel the ability of children to speak Vietnamese is poor. Speak Vietnamese is weak, Vietnamese writing is even worse, because you are learning to read and write Vietnamese irregularly! Speaking and writing Vietnamese couple of hours on the weekend in the
Vietnamese school, although with very dedicated teachers, are not enough to make your child better. Only by learning how to call Vietnamese relatives’ ladder of association is the most difficult task in the world!
Our compatriots living abroad are always asked to the conservation of Vietnamese language. Parents (we) thought so too. But, after all, a child can not be told to act out like two children (Vietnamese or Vietnamese & U.S. & Canada speaking) who are combined into one! If the pressure over them is too high, they can not bear and the consequence is not known. And there is pressure is on sports and music too. So we have selected well right dose, do not turn children into "machine learning"! And your children life must rise up in this country. You need to be prepared so that they fit the environment to live and live comfortably here. Europe and America societies. These societies are society of excessive consumption. You should not let yourself be drawn easily into the marketing skill of salesmen to incite you to purchase freely. We are easily influenced by advertising, even while we are being seized by banks and insurance companies. You need to know how to be "less-dependent, self-sufficient" which means "little ambitious, know enough", just to buy necessities, things that you can not live without! Home, car, too: a safe and adequate for daily use is fine. Avoid debt. More relaxed! Parents just did not say on theory, now declining social morality and spirituality, because we are dependent too much on the West, worry too much about
material, too selfish, can not find happiness anywhere! Less selfish, think of the human kind, have to share with your neighbor. The parents own sakes. Age, illness, disease, and eventually. . . death! Natural law is just like that. Until that day, you should prepare to organize a simple funeral but a solemn one. If you want to bury the parents in a cemetery, then later on, when you must go to do business elsewhere, you will wonder how to look after the grave because it is too far away, parents choose cremation, more convenient, but do not have to occupy land, because land is essential for future generations. You can scatter the ashes of parents up on the mountain, down the river, or into the sea. Dust return to dust, nothing wrong! Instead of ceremony like big feast, you use the money to contribute to a common good. Do not be shy or afraid to be ridiculed, people will understand and endorse. There is a detail like this, if it is unfortunately, the parents fell ill and suffered a "vegetative life" (unconscious), you must be courage to choose to pull the plug on life support; don’t delay too long, only cause suffering for all people involved! Family altar. In today's circumstances, difficult to set up altars in the house. To remember ancestors, grandparents, parents, children can display the altar at the most important places in the home to show respect and to promise never to harm the family tradition. To the memorial date, arranged a small table, laid up a cup of clear water, a few fragrant flowers, fresh fruit and a couple of incense sticks (or electrical incense lamps are OK). These are enough, because the heart of the children and grandchildren put into them is precious and important. Parents said "the children" is meant to remind you that you need to know the meaning of national commemoration day of Vietnam. On the anniversary, you think good, do good more than the other days, please share little things for the poor, excess clothing to be collected for charity. If on the death anniversary, your brothers and sisters should meet together in a place that it would make a better reminder of each other so that families will be closed and their love would be increased.
Hope you read this letter carefully, think about it, and try to practice all what I have said.
Kissing all the children of parents! I thank my children have always dedicated to take care their parents for many years to now and cares enough for parents to be comfortable, to enjoy old age. Kiss the children for a long time! Kiss the children for a long time! Parents! 

(Nguyen Van Phu)


__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List