QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, March 21, 2020

Hồi Ký Của Một Người Kẹt Lại Hà Nội Sau 1954 – Nguyễn Văn Luận


 ( Gửi cho những người trẻ chưa từng biết Ha`nội thời sau 1954 )

----- Forwarded Message -----
From: irene 
Sent: Friday, March 20, 2020, 11:17:55 AM CDT
Subject: HỒI KÝ


Envoyé : mardi 17 mars 2020 à 18:41:01 UTC+1
Objet : Hoi ky

Hồi Ký Của Một Người Kẹt Lại Hà Nội Sau 1954 – Nguyễn Văn Luận
Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng Sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi, “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à…?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười, “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, …nữa là bác!”
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982.
Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt .
Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là …Vẹm!
Khi họ tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải Phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư.
Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại.
Hiệp định Geneva ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất.
Ai ngờ Cộng Sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!
Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.
Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn …
Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi:
“Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!”
Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ Cộng Sản”: “đấu tranh”, “cảnh giác”, “căm thù” và …”tiêu diệt giai cấp”! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép.)
Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành.
“Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”.
Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.
Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”.
Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!”
Họ truy lùng… đốt sách!
Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là … “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo…cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học.
Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!
Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, …đi tù!
Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hòa bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư.
Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.
Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội.
Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi Người Em Gái Miền Nam”, để rồi bị đấu tố là phong cách tiểu tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng Ngày Qua”, bị kết tội thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ.
Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn dám gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”.
“Chỉ thị Ðảng và Ủy Ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”.
Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.
Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động“ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột” nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”.
Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ bóc lột, cường hào ác bá ”!
Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.
“Tư sản Hà Nội” di cư vào Nam hết , chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”
Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu …! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ.
Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân …” là vậy!
“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì phải “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”.
“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về xã hội chủ nghĩa là… nói dối!
Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Ðảng nói. Nói dối để sống còn, tránh bị “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you.”
Ở miền Bắc VN thời đại Hồ Chí Minh, “cán bộ” hỏi: “Công tác” thế nào?” Dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời, “…rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng… các nước anh em!”
Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị “bộ đội biên phòng”giong về Lệ Thủy, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”.
Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”!
Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”.
Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy sụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!
Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình”. Ánh điện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.
Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà phẩn uất, đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”
Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lũng sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.
Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarraut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này.
Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.
Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn tiểu tư sản”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về…! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ!
Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ Công An “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động”, nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Ðảng … nói dối!
Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà Nội di cư”, 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải Phòng, vùng biển.
Hải Phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.
Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”. Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài Gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.
Dân chúng miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”
“Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ…!.”
Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”
Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở Giao Thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Saigòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi….”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.
Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ Việt cộng” năm xưa.
Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”.
Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!
Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.
Chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ rồi. Cộng Sản Việt Nam bây giờ “đổi mới”. Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i”. Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình”.
Chế độ Việt Cộng “nhất định phải đổ”, đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại”.
Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ…!
NGUYỄN VĂN LUẬN

__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Friday, March 20, 2020

‘Thời… đại dịch!’




----- Forwarded Message -----
From: Minh Tong <
Sent: Thursday, March 19, 2020, 02:25:34 PM PDT
Subject: Bài viết của Huy Phương


‘Thời… đại dịch!’
Mar 15, 2020
Hình ảnh học sinh trường Sint-Paulus Campus College Waregem (Bỉ) đồng hóa nạn virus Corona với người Trung Hoa. (Instagram)
Huy Phương
Tổ Chức Y Tế Thế Giới chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu. Tổng Thống Trump cũng ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì COVID-19. Phải chăng chúng ta đang ở trong tình trạng “thậm cấp, chí nguy!”
“Thời Đại Dịch,” làm cho chúng tôi nhớ lại câu mắng “Đồ Mắc Dịch” mà người Việt vẫn thường dùng. Câu mắng này thật ra, không phải để nguyền rủa ai, chính thức từ xưa câu nói này không hề mang tính độc ác, trái lại là một câu mắng yêu trong nhân gian. Có khi là mẹ mắng con, có khi là bạn bè nói với nhau: “Đồ Mắc Dịch, làm người ta giật cả mình!” Nó cũng như câu mắng “Đồ Yêu! Đồ Quỷ” vậy mà! “Nhất quỷ, nhì ma… thứ ba học trò!” cũng là một câu mắng yêu!
Đây không phải là chuyện đùa, chuyện mắc dịch đã làm cho loài người sợ khiếp đảm!
Từ năm 1848 cho đến nay, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới; đại dịch sởi, dịch tả, cúm Tây Ban Nha, cúm Châu Á, HIV/AIDS… Và bây giờ đến cúm Vũ Hán đang tiến triển chưa có dấu hiệu dừng lại!
Thời “mắc… dịch” này, dân Việt mới thấy mình bị kỳ thị hơn lúc nào hết. Ra phố Tây thiên hạ tưởng mình là Tàu, chưa nghe ho hay xì mũi đã ngoe nguẩy tránh xa ba bước. Thấy chuyện một anh Mỹ Châu Phi xịt thuốc sát trùng vào một người Châu Á gặp trên xe bus, rồi chuyện hai cô học sinh gốc Việt ở thành phố Westminster đang mặc áo dài trình diễn văn hóa Việt Nam và bị la hét “Coronavirus,” mà ngán ngẩm chuyện đời. Chỉ hơi giống nhau ở chỗ da vàng, mũi tẹt, mắt hí mà đã vậy, huống chi là “Tàu… rặt”!
Thời “mắc… dịch” này, ai mà vào chơi phố Tàu, đi massage chân, massage tay trong tiệm massage Tàu, ngại đi ăn cơm Tàu. Biết ở đây có ai mới… “về quê ăn Tết, vừa trở lại không?”
Chưa bao giờ hình ảnh của nước Trung Quốc bị bôi bác như hôm nay. Ngày 11 Tháng Ba, Facebook và Instagram chính thức của trường Sint-Paulus Campus College Waregem (Bỉ) đăng hình ảnh 19 học sinh mặc y phục người Hoa, (bỗng dưng nón lá Việt Nam bị oan lây), đang giơ tấm biển ghi “Corona time” (Thời của corona). Trong ảnh, có hai học sinh hóa trang thành gấu trúc. Một nữ sinh ở hàng giữa thậm chí dùng tay kéo hai khóe mắt, cử chỉ được cho là chế giễu, xúc phạm người gốc Châu Á mắt hí.
Tin mới nhất cho biết, trên thị trường, loại áo T-Shirt có in dòng chữ “I AM NOT CHINA” đang được tung ra, và chắc chắn sẽ bán rất chạy! Người Việt mình, mỗi người cũng nên mua một cái chăng?
Hiện tượng kỳ thị, xa lánh người Đông Á vì “virus corona” đã xảy ra ở Anh, Đức, ở Pháp,… Một số người Pháp gốc Châu Á cũng nói họ bị kỳ thị trên tàu xe, và một tờ báo Pháp đã bị phản đối vì tựa đề “Dịch bệnh da vàng,” “Cảnh báo vàng,” ám chỉ màu da vàng của chúng ta.
Không những bị kỳ thị chủng tộc, mà bây giờ, những người cao niên lại bị kỳ thị tuổi tác nữa. Theo USA Today, Hiệp Hội Du Thuyền hàng đầu thế giới hôm 10 Tháng Ba, đã nộp đơn lên chính phủ Mỹ, đề nghị cấm bất kỳ người nào trên 70 tuổi trừ khi họ trình giấy bác sĩ xác nhận họ đủ sức khỏe đi tàu.
Trong lúc con người hoạn nạn, đáng lẽ người ta xích lại gần nhau hơn thì bây giờ lại phải đứng cách nhau ba thước (theo khuyến cáo của cơ quan chống dịch.) Đại dịch Corona không chỉ gây ra cái chết thể xác, điều đáng sợ hơn là đại dịch ấy còn gây ra những cái chết trong tâm hồn: đó là sự ích kỷ, mất bình an, mất niềm tin vào nhau và phía Thiên Chúa Giáo nói thêm, mất niềm tin vào Thiên Chúa!
Ông Nguyễn Trãi đã “gia huấn:” “thấy người hoạn nạn thì thương,” nhưng từ ngày có đại dịch đến nay, con người kỳ thị, ghét bỏ, xa lánh, kể cả ghê sợ nhau. Trong lịch sử, nước Trung Hoa đã gây ân oán với nhân loại khá nhiều, nên đây là lúc Trung Quốc bị nguyền rủa không tiếc lời, nhất là vì thái độ vô văn hóa, thiếu giáo dục của dân Trung Quốc, lớp người có tiền mà không có học, như trường hợp bất mãn vì chờ xuống máy bay quá lâu, một khách người Hoa đã ho vào mặt tiếp viên hàng không
Sau tai họa 9-11 của nước Mỹ, người ta xích lại gần nhau, thương yêu nhau hơn, vì thấy cái chết quá gần và cuộc đời này vô thường, chẳng có chi. Chưa yêu thì yêu vội đi, vì cuộc đời quá ngắn! Yêu rồi thì cưới nhau đi cuộc sống chẳng còn bao nhiêu! Cưới rồi thì sinh con đi, ta chết rồi, đời này tẻ lạnh có còn ai!
Nhưng sao với “Corona Vũ Hán,” người ta lại có quan niệm khác hẳn. Những cuộc đi chơi xa bị đình chỉ, những cuộc gặp gỡ đông người bị hủy bỏ, và trong hôn nhân, thế giới trở lại cái thời “ba khoan” của Việt Cộng ngày trước “chưa yêu thì khoan yêu; lỡ yêu thì khoan cưới; lỡ cưới thì khoan đẻ.”
Khoan yêu là phải, yêu thời Corona thì phải tránh chuyện hôn hít, cầm tay cầm chân, điều tra xem cô nàng đã đi đâu, gặp ai, thì hết tình hết nghĩa. Khoan cưới, thì rõ ràng là hiện nay, nhiều đám cưới được hoãn lại, không phải vì lý do bận bịu mà vì lý do sợ tiệc cưới mời không ai đi! (thì coi như lỗ!) Khoan đẻ! Corona rất dễ xâm nhập vào cơ thể người già và con trẻ!
Có “ba khoan” thì có “ba sẵn sàng.” Một là sẵn sàng… bị đo thân nhiệt, kiểm tra triệu chứng, nghi bị Corona! Hai là sẵn sàng khăn gói vào chỗ cách ly 15 ngày. Ba là sẵn sàng… tới số, theo quan niệm an nhiên, tự tại là “Trời kêu ai nấy dạ!” “Chạy Trời không khỏi số!”
Quan niệm được như vậy thì cứ vui mà sống, cũng không cần đi vét gạo, mì gói, nước sát trùng và giấy vệ sinh làm gì. Có điều tôi vẫn thắc mắc là vào thời đại dịch này, gom gạo, mì gói thì còn hiểu được, vì sao người ta lại phải đi thu gom giấy vệ sinh. Tôi nghĩ ở Hoa Kỳ, dù có biến cố gì đi nữa, thì hệ thống cung cấp điện, nước cho mọi nhà vẫn đầy đủ.
Xin nhớ lại, vào cái thời mới “giải phóng,” dân miền Bắc mới vào Nam, ăn xong không cần giấy lau, không cần nước, chỉ cần dùng đôi đũa để dọc, quẹt một cái, từ mép miệng này sang mép miệng bên kia là xong. Sống giản dị như thế, may ra mới cần, kiệm, liêm, chính như lời dặn của “Bác” được!
Nói đến thời “mắc… dịch” lại nhớ đến “dịch… thơ” thời cách mạng! Nhưng nói đến thơ “cách mạng” thì cũng đừng quên thơ thời “mắc… dịch.”
Đó là câu thơ tôi cho là hay nhất vào thời đại dịch này: “Dịch heo, nối tiếp dịch gà/Bao giờ dịch Đảng, cho bà con vui!”
Đúng là một câu thơ… rủa hay nhất thế kỷ! Ở Việt Nam đã xẩy ra dịch gia cầm rồi, Trung Quốc có dịch heo, chúng ta chỉ còn chờ trận dịch tiếp theo!
Mở đầu bài, đã nói đến chuyện… dịch, kết luận bài này, chúng tôi cũng không quên… dịch. Rõ ràng, là tác giả bài này chưa đi… lạc đề! (Huy Phương)

__._,_.___

Posted by: DNGeorgeNguyen 

Tuesday, March 17, 2020

DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT BÀI VIẾT GỢI Ý MỜI QUÝ VỊ QUÂN DÂN CÁN CHÍNH VNCH còn sống - NGÀY 17-3-2020

SỐNG TRÊN LƯNG GIÓ
THÁC VỀ CHÂN MÂY








TỔ QUỐC TRÊN HẾT






LỜI DI CHÚC CỦA TIỀN NHÂN:

VUA TRẦN NHÂN TÔNG

(1258-1309)

DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT BÀI VIẾT GỢI Ý MỜI QUÝ VỊ QUÂN DÂN CÁN CHÍNH VNCH còn sống - NGÀY 17-3-2020 MỜI CÓ MẶT TẠI TƯỢNG ĐÀI VIỆT MỸ WESTMINSTER THẮP HƯƠNG TƯỞNG NIỆM NHỮNG QUÂN DÂN CÁN CHÍNH VNCH chết thảm trên Tỉnh Lộ 7b  trong những ngày DI TẢN tháng 3 năm 1975
THỜI GIAN: lúc 10:00 -  THỨ 3 ngày 17-3-2020

Kính thưa quý vị: 

Không biết 3 tháng đầu năm 1975, quý vị làm gì? Tôi là 1 thằng lính ngu muội thấp cổ bé họng được hay bị chứng kiến vùng 1 và CCKQ Đà Nẵng bỏ chạy 1 cách khủng khiếp hổn loạn vô trật tự sáng 29 tháng 3. Tư lệnh vùng mất tích chiều 28 tháng 3, 75. TL quân đoàn 2 và cao nguyên bỏ chạy ngày 13 tháng 3, 1975 với cuộc rút quân đẫm máu trên tĩnh (tử thì đúng hơn) lộ 7B; khởi sự trên 200 ngàn người từ cao nguyên trung phần, về đến Nha Trang 0 quá 50 ngàn. 1 đơn vị anh hùng VNCH cương quyết giữ đồn, khoảng  1 tiểu đoàn  chống trả chống trả hơn 1 sư đoàn của Việt cộng đầy đủ tiếp liệu súng đạn xe tăng đại pháo, họ giữ đồn gần phi trường Phụng Dực từ sáng ngày 10 đến 17 tháng 3, 1975 phải bỏ rút về phía Nha Trang chỉ còn khoảng 50 quân nhân; đó là 1 tiểu đoàn của trung đoàn 53 thuộc sư đoàn 23 bộ binh VNCH ; Trung đoàn trưởng cố Đại tá Võ Ân, bị bắt và tù trên 10 năm ở Bắc  qua Mỹ và đã chết trên 5 năm.

CCKQ Phù Cát bỏ chạy trưa 29 và CCKQ Nha Trang trưa 30 tháng 3, 1975; CCKQ Phan Rang, Ninh Thuận (quê hương cố tổng thống NV Thiệu cùng gia đình , lên xe Mỹ vào TSN được máy bay Mỹ đưa đi Hồng Kông tối 21 tháng 4, 75 mà vài ngày trước đó tuyên bố "tôi se trở về quân đội cùng chiến đấu với anh chị em QDCC đến hơi thở cuối cùng...", cũng may là ông sống 1 cuộc đời tỵ nạn đầy đủ 0 thì cũng mất mặt cộng đồng MỸ GỐC VIỆT; ông Trung tá  phi công, bà con với bà T, riêng của ông T đợi ở TSN 6 tiếng đồng hồ- 1 cách nghi binh- bị bỏ lại chết trong trại tù VC ngoài Bắc) bị chiếm ngày 16 tháng 4, 1975.Các  CCKQ Biên Hòa bỏ chạy chiều 27, TSN sáng 29, Cần Thơ sáng 30 tháng 4 , 1975; chấm dứt chế độ VNCH. Từ 21  cho đến ngày 30 tháng 4, 75 binh sĩ hết tinh thần; các cấp chỉ huy quan trọng và gia đình  đều đã hay đang chuẩn bị di tản chiến thuật sang Mỹ  đợi ngày trở lại đánh tan lũ chó Cộng Nô phục quốc.

Việt cộng ngoài chiến thắng  quân sự còn chiến thằng VNCH và cả dân chúng Mỹ trên 2 mặt trận gián điệp và chiến tranh chính trị. Vui lòng đừng đổ thừa cho Mỹ, 20 năm VNCH có làm được gì?  Nhà mình 0 giữ mà cứ đòi hỏi người lo hết miễn phí là sao?

Phật giáo chỉ là 1 con cờ thí của VNCH và Việt Cộng bị vắt chanh bỏ vỏ; cộng sản là tam vô đã diệt xong Phật giáo và đang tiêu diệt Công giáo.

Quên chuyện ăn cơm nói chuyện cũ, hiện tại có hàng trăm ngàn tỵ nạn (hàng ngàn cựu  tù nhân VC) Việt cộng mà hàng năm về Việt Nam ăn chơi. Thời VNCH rất nhiều QDCCVNCH đã  ăn cơm quốc gia thờ Ma VC giờ ăn cơm Mỹ thờ ma VIỆT CỘNG chăng? Buồn 5 phút làm sao chống Cộng đây? Ly hương thì nhiều,  lưu vong quá ít.

Tb: ngày 29 tháng 4, 1975, Phủ Tổng thống, thủ tướng, tổng tham mưu, bộ quốc phòng, CCKQ TSN, Hải quân, v.v... vắng tanh như chùa Bà Danh6...0 đầu hàng lấy gì để đánh xe tăng đại pháo VC?

Thân kính, Người lính sống sót từ Tử lộ 7b. 



__._,_.___

Posted by: dung le 

Người Bảo Trợ Của Tôi


----- Message transmis -----
De : thu van
Envoyé : samedi 14 mars 2020 à 07:35:31 UTC+1
Objet : Fwd: Người Bảo Trợ Của Tôi





Objet : Người Bảo Trợ Của Tôi
De : H.V. Vo 


Người Bảo Trợ Của Tôi
             
             Với lý lịch 8 năm tù trong trại cải tạo CS, gia đình tôi sang Mỹ theo diện H.O. 15, đầu trọc: không thân nhân bảo trợ. Tôi đã trải qua . Ngày cùng vợ con lên phi trường ra đi, cũng là một ngày đầy nước mắt. Cha tôi đã chết đúng ngày tôi lên đường. Ngày đi không thể rời. Chỉ còn cách quỳ lạy xác cha. Tạ từ mẹ già và người thân, tôi lặng lẽ cúi đầu ra đi không 1 người đưa tiễn. Ngồi trên phi cơ mà tưởng chừng như tôi đang ngồi trên đống lửa. 
             Rồi đọan cuối của cuộc hành trình đã đến. Theo chân các hành khách , tôi dắt dìu vợ con ra khỏi máy bay. Ra đón gia đình chúng tôi có một số người Mỹ và VN, tôi còn đang ngỡ ngàng với người và cảnh quá lạ xa nầy thì môt bà đầm Mỹ đến ôm tôi và trao bó hoa, chụp hình lưu niệm. Sau vài sự giới thiệu (mà lúc đó đầu óc tôi trống rỗng) gia đình tôi đươc bà Mỹ bà bảo trợ tên là Helen dẫn ra xe và chở vê một apartment mà bà đã thuê sẵn. Vợ chồng tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác khi thấy sự chuẩn bị quá ư đầy đủ của bà bảo trợ: từ cục xà bông, cái khăn tắm, cuộn giấy đi cầu đến cái móc áo... moi vật dụng cần thiết đêu có sẵn, tại phòng khách với chiếc TV hiệu SONY 20 inch mà cả cuộc đời tôi không bao giờ dám mơ ước tới thì nay đã hiện hữu và từ nay tôi không còn phải lội bộ thật xa đến xóm chợ đầu làng để xem những trận đá bóng với cái TV cà rịch cà tang... Còn 2 thằng con tôi thì hả hê với chiếc máy game. Vợ tôi cứ xuýt xoa mãi sao mà họ tử tế quá... tôi còn được biết (qua người VN dịch lại) là tiền nhà tháng đầu bà bảo trợ đã tặng cho tôi. Sau khi đã chỉ dẫn những cách xử dụng vài vật dụng cần thiết trong nhà cũng như những điêu không được làm như không mở cửa cho người lạ mặt .v...v... mọi người từ giã ra về riêng bà bảo trợ thì dặn tôi chuẩn bị các thứ giấy tờ cần thiết để sáng mai bà đến đón gia đình tôi lúc 9 giờ. Bà còn nói đùa là nhớ mở cửa cho bà... Cả đêm đó tôi trằn trọc không sao ngủ được dù người tôi mệt mỏi rã rời sau chuyến hành trình dài. Sáng hôm sau và dài dài sau đó, bà bảo trợ đã đón đưa gia đình chúng tôi đi làm những thủ tục lúc đầu như làm thẻ An sinh xã hội, khám sức khỏe, nộp giấy tờ cho 2 con tôi đi học và hướng dẫn vợ con tôi chỉ bảo tôi từ đường đi nước bước cho đến khi tôi bắt đầu thi đậu lái xe thì bà nghĩ rằng tôi có thể tạm quen dần với cuộc sống nên thỉnh thoảng khi có việc cần bà mới đến, tuy nhiên những ngày Chủ Nhật bà thường đưa gia đình tôi đi sau đó về chơi và ăn uống ở nhà bà rồi bà dạy Anh Văn cho vợ chồng tôi.
             Căn nhà bà ở một nơi thật yên tĩnh và có vườn hoa xinh xắn, qua tâm tình với bà tôi đươc hiểu rõ về lý do tôi được bà bão lãnh, bà kể lại rằng sỡ dĩ bà chọn bảo trợ tôi vì khi đọc hồ sơ ở Hội Từ Thiện USCC được biết đơn vị của tôi ngày xưa đóng ở PLEIKU mà nơi đây chồng bà đã công tác rồi mất tích. Bởi địa danh Pleiku cứ ám ảnh tâm trí bà và trong những giấc mơ, Bà thấy chồng hiện về mặt mũi đầy máu và nói rằng ông đã được 1 người nông dân VN cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên ông không sống được! Bà cũng đã cho tôi xem những bức hình chồng bà chụp những cảnh Pleiku như Biển Hồ, núi Hàm Rồng, hình người Thượng mang gùi dẫn nhau từng đàn trên đường ra chợ... tất cả đối với bà là những kỷ niệm còn sót lại của chồng bà nhưng đối với tôi là cả 1 vùng trời kỷ niệm thân yêu của cuộc đời quân ngũ. Chồng bà đã mãn nhiệm kỳ ở VN nhưng tình nguyện ở lại công tác tiếp và bị mất tích, bà tự hỏi không hiểu cái gì ở VN đã hấp dẫn chồng bà. Bà còn kể cho tôi nghe vài món ăn VN mà chồng bà ưa thích và nay thì bà đang thực tế cùng ăn với gia đình tôi và tỏ ra thích thú lắm. Tình thân giữa gia đình tôi và bà bào trợ càng ngày càng thấm thiết. Vì không có con cái nên mọi tình thương bà dồn cho 2 đứa con tôi. Thời gian khi con tôi đau phải nằm bệnh viên, ngày nào bà cũng đến chăm nom săn sóc với nỗi lo hiện trên nét mặt như chính người thân yêu của bà.
 Tôi thỉnh thoảng vẫn đến dọn dẹp mảnh vườn nhỏ của bà, bà trả thù lao nhưng tôi từ chối thì bà tế nhị mua cho vợ hoặc con tôi những thứ khác. Bà cho biết bà đang làm việc tình nguyện ở một bệnh viện và thỉnh thoảng bà có cộng tác với Hội Chữ Thập Đỏ. Đôi khi tôi thấy bà đem quần áo về nhà giặt sạch sẽ, ủi cẩn thận và bỏ vào thùng mang đi. Bà âm thầm làm việc liên tục, ít khi thấy bà nghỉ ngơi và lúc nào bà cũng vui vẻ biểu hiện qua khuôn mặt đầy lòng nhân ái. Thỉnh thoảng bà cũng thường hay hỏi tôi về đời sống người dân ở VN. Bà rất quan tâm và thông cảm với những khốn khổ mà người VN đang gánh chịu. Khi biết có bão lụt ở VN, bà rất tích cực đóng góp vào công việc cứu trợ, nhất là bà thường gởi tiền giúp cho trẻ em Cô Nhi Viện VN. Một hôm thật tình cờ tôi gặp bà cũng đến hiến máu ở Trung tâm Hiến Máu thành phố, tôi càng thấy thương và kính phục bà nhiều hơn. Gặp nhau tại đây, bà nhìn tôi với ánh mắt thông cảm và hài lòng khi thấy tôi cũng hiện diện, nhìn tấm thẻ ghi ngày hiến máu của bà đã gần hết chỗ ghi ngày tháng tôi đựợc biết thêm đây không phải là lần đầu tiên bà đến đây. Tại nơi nầy tôi cũng được dịp quan sát và thấy người Mỹ họ đi hiến máu thật đông mà giới trẻ đi hiến máu cũng không phải là ít, tôi ao ước trong cộng đồng VN chúng ta mọi người động viên nhau đến với Trung Tâm Hiến Máu thì thật là quý báu lắm thay. Sau nầy có lần bà hỏi tôi bên VN có đi hiến máu đông không, tôi thật tình kể với bà rằng tôi chỉ thấy chỉ có những người dân nghèo ở Sài gòn phải đi bán máu để kiếm sống, bà tỏ ra xót xa!
                 Càng gần gũi biết về bà tôi càng thương bà hơn. Tôi kính trọng bà như chị ruột của tôi, gặp những gì khó khăn tôi thường đến nhờ bà hướng dẫn và ngược lại bà cũng không giấu tôi những nỗi niềm riêng tư của bà. Bà đã bỏ đi cả quãng đời thanh xuân để sống âm thầm với kỷ niệm mặc dù có bao chàng trai đã đến cầu hôn bà khi bà là 1 thiếu nữ trẻ đẹp. Sự thủy chung của bà như viên ngọc quý giữa cái xã hội thay chồng đổi vợ như thay áo ở xứ Mỹ văn minh nầy. Theo bà công tác từ thiện đã giúp bà vượt qua mọi cám dỗ để đứng vững đến ngày hôm nay. Có lần tôi hỏi bà sao không nuôi chó hoặc mèo cho vui" Bà nói bà cũng thích và thương thú vật lắm nhưng bà phải dành thì giờ làm những công việc khác có ích hơn và tiền mua thức ăn cho súc vật để dành giúp cho người nghèo có được miếng sống thì quý hơn. Từ những suy nghĩ đơn sơ đầy tình người, những giúp đỡ thiết thực của bà đối với người dân nghèo VN và cá nhân gia đình tôi, tôi không biết dùng lời lẽ nào để nói lên lòng biết ơn Bà. Tôi chỉ cầu xin ơn trên cho bà luôn được mạnh khoẻ để đem tình thương đến cho mọi người. Một hôm bà nói với tôi rằng từ lâu bà ao ước được đi thăm VN một chuyến, nhất là đi đến cái xứ Pleiku đó, bà muốn tôi cùng đi và nói khi nào tôi sẵn sàng đi được thì báo cho bà biết. Qua Mỹ hơn 4 năm, tôi cũng nhớ Mẹ già và quê hương lắm, muốn về thăm nhưng ngặt nỗi nếu đi cả vợ chồng và 2 đứa con vào dịp Hè thì quá tốn kém. Như hiểu được khó khăn của tôi, Bà nói sẽ tặng vé máy bay cho cả gia đình tôi. Nói vậy chứ tôi đâu dám nhận vì vợ chồng tôi đã mang ơn bà nhiều qúa. Cuối cùng tôi đã báo cho bà là dịp Hè tới được nghỉ, tôi và thằng con trai lớn sẽ cùng bà đi VN, bà vui mừng ra mặt, tôi chưa thấy lần nào bà vui như lần nầy. Bà nói được đi VN là bà mãn nguyện lắm. Bà đưa ra những dự tính phải làm khi đến VN. Thời gian như ngắn lại, bà đếm từng ngày, chỉ còn ba tuần nữa thôi.
              Nhưng rồi tang thương lại một lần nữa ập xuống. Một buổi chiều thứ sáu như thường lệ trên đường từ Hội Chữ Thập Đỏ về nhà, xe bà đã bị 1 xe truck do một tài xế VN đụng phải và bà đã trút hơi thở cuối cùng nơi bệnh viện không một người thân. Nhận tin mà tôi tưởng chừng như xung quanh đất trời sụp đổ, tôi chết lặng hồi lâu. Cuộc đời sao quá oan nghiệt, ước nguyện thật nhỏ nhoi của bà đã không thành. Biết đâu Thượng Đế muốn dành cái chết như phần thưởng cho riêng bà. Biết đâu giờ này bà đã gặp lại chồng bà và 2 ông bà đang hạnh phúc bên nhau nơi miền miên viễn. Có lẽ Thượng Đế không muốn bà phải lặn lội đường xa tìm tin tức chồng trong vô vọng và Ngài cũng không muốn bà phải tận mắt chứng kiến cảnh khốn khổ của người dân VN đang sống duới chế độ phi nhân của CS. Gia đình tôi hoà lẫn giữa đám đông người Mỹ trong đám tang thật cảm đông để đưa tiễn bà lần cuối. Viếng xác bà khi còn đặt ở nhà quàn, tôi thấy măt bà đã được trang điểm thật đẹp, trông bà thật thanh thản và bà như có vẻ mãn nguyện... tôi muốn đuợc ôm từ biệt bà lần cuối và thét lên rằng: "Chị ơi sao đành bỏ em!" Vợ tôi đã ngất xỉu khi quan tài bà hạ huyệt. Sau cái chết của bà, gia đình tôi thấy thật trống vắng, 2 con tôi lúc nào cũng nhắc tới bà với nhiều nhớ thương. Vợ chồng tôi cũng dự định chuyển đi tiểu bang khác ấm áp hơn để hy vọng tìm 1 chút an bình. 
             Nay ngồi ngẫm lại những sự việc xảy ra: ngày bà chết cũng đúng vào ngày cha tôi mất (mùa lễ Phục Sinh). Rồi cả bà và chồng bà đều chết bởi người VN gây ra, tôi không hiểu tại sao có thể như vậy... Lòng tôi quặn thắt khi nghỉ đến bà, gia đình tôi mang ơn bà mà không bao giờ trả đươc. Nhớ thương bà tôi chỉ biết đặt ảnh bà cùng chung với bàn thờ cha tôi, cha mẹ tôi đã sinh ra tôi còn bà đã cho tôi lý tưởng sống. Bây giờ trên bàn thờ cha tôi có thêm bức hình của bà Helen. Chị ngồi đây với cha tôi và hàng năm ngày cúng giỗ cha tôi cũng là ngày tôi cúng giỗ chị. Mộ chị sẽ không quạnh hiu vì có chúng tôi đến với chị như khi chị còn sống trên cõi đời nầy. Sau đám tang bà Helen một thời gian, một hôm tôi sững sờ khi luật sư báo cho biết theo di chúc, bà Helen để lại tặng cho vợ chồng tôi căn nhà của bà và ngoài ra bà còn tặng 100 ngàn đôla cho Cô Nhi Viện ở VN. Khi gia đình tôi phải dọn về căn nhà của ba` ở, tôi tự hỏi mình đã làm gì để được hưởng phần thưởng nầy. Suốt cuộc đời tôi phải sống trong ân tình ngút ngàn mà không bao giờ trả được. Trước mộ bà, tôi thầm khấn vái "chị Helen sống linh chết thiêng xin phù hộ gia đình tôi, dẫn đường soi lối cho tôi đi theo lý tưởng của chị: sống vì mọi người.

TAM NGUYỄN

 


Virusvrij. www.avast.com
__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List