QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, July 19, 2018

SỐNG CHẲNG CÒN QUÊ - Hồi Ký Của Một Người Việt Nam


----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen >
Sent: Tuesday, July 17, 2018, 1:48:10 AM EDT
Subject: PHẦN VIII ( KTTT 110): BS TRẦN MỘNG LÂM: SỐNG CHẲNG CÒN QUÊ - Hồi Ký Của Một Người Việt Nam





Sống Chẳng Còn Quê -
Hồi Ký Của Một Người Việt Nam

BS Trần Mộng Lâm

Cuộc chiến Việt Nam 1954-1975 sau cùng xét lại chỉ là một cuộc chiến tranh tàn hại trong lịch sử nhân loại nói chung, và của nước Việt Nam nói riêng. Sự kết thúc của nó đã đẩy ra khỏi đất nước gần 3 triệu người Việt và làm dân tộc này vào một sự chia rẽ vô phương hàn gắn. Thường thì sau mỗi cuộc chiến tranh như vậy xuất hiện những tác phẩm văn chương nói lên thân phận của những người vì tai trời, ách nước phải trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của thời cuộc. Họ không phải là những người lãnh đạo, cũng chẳng có danh phận, chức tước nào ngoài danh phận phó thường dân nhưng ở vị trí này, họ trở thành những nhân chứng quan trọng cho một thời đại, một biến cố mà Lịch Sử chính thức không thể ghi lại một cách trung thực được. Chúng ta đã đọc Chiến Tranh và Hòa Bình, Cuốn Theo Chiều Gió, Bác Sỹ Gi Va Gô, Giờ Thứ 25..  và say mê với các tác phẩm này. Thế nhưng cuộc chiến vừa qua tại đất nước chúng ta thì chỉ thấy xuất hiện về sau những tập hồi ký ghi lại những sự kiện riêng biệt của một nhân vật nào đó, vào một giai đoạn nào đó, có thể là một trận đánh, một thời gian cải tạo, một cuộc vượt biên, một cuộc đời làm lại nơi xứ người. Hiếm có một hồi ký nào ghi lại cả một cuộc đời, tương tự như cuốn tiểu thuyết BS Gi Va Gô của nhà văn Nga, Boris Pasternak . Rất may, cuốn hồi ký Sống Chẳng Còn Quê của Trần Xuân Dũng vừa xuất hiện năm 2018 đã giúp chúng ta và con cháu thấy được cái thảm kịch của Việt Nam thế kỷ 20 qua những gì ghi lại của một người Việt Nam , một thanh niên tầm thường như hàng triệu thanh niên khác, không phải là một nhà cách mạng hay lý thuyết gia, cũng không phải lãnh tụ tôn giáo như các ông Hồ Chí Minh, Ngô đình Diệm, Ngô đình Nhu hay Thích Trí Quang…v..v

Cuốn Hồi Ký Sống Chẳng Còn Quê của Trần Xuân Dũng dầy 683 trang, trình bầy trang nhã. Hình bìa là hình một căn nhà bằng gỗ, có dàn muớp hoa vàng, trái xanh. Hình bìa sau là một nông trại tại Úc, với cây cổ thụ cao ngất trời. Hai tấm hình, hai nơi chốn, hai giai đoạn của một đời người, đời tác giả. Nếu chỉ hiểu cuốn sách này là một hồi ký của một cuộc đời, thì cuộc đời đó đầy chông gai, nước mắt. Tuy nhiên, người đọc có cảm tưởng là mục đích của tác giả khi ngồi viết 683 trang sách không phải là chỉ để ghi lại cuộc đời mình, mà tác giả muốn qua nó, viết lại lịch sử của toàn thể Việt Nam, từ năm 1939, là năm sinh của tác giả, cho đến ngày hôm nay. Có thể nói, tác giả khi ngồi viết lại cuốn hồi ký này, ông đã làm cái việc mà nhà văn Đoàn Thêm gọi là Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử. Có lẽ chúng ta không cần biết đến thân thế của chàng trai Việt này, tuy việc tìm hiểu không khó . Cái mà chúng ta cần biết là ông là một nhà thơ rất có tài, và đồng thời ông là một nhiếp ảnh gia, đồng thời là một nhà khoa học. Hai yếu tố này khiến ông mô tả rất chính xác những sự kiện ông chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày.

Trần Xuân Dũng đã trải qua một thời thơ ấu rất gian truân, đánh dấu bằng nạn đói năm Ất Dậu 1945 . Năm đó, vì sự ác độc của quân đội Nhật, bắt dân bỏ việc trồng lúa để trồng đay cung cấp cho chiến trường (Thế Chiến Thứ 2), Việt nam trải qua một nạn đói vô cùng khủng khiếp. Hãy xem ông thu vào ống kính cảnh tượng thê thảm của nạn đói này :

Một buổi sáng, tôi đang ngồi trong cửa sổ nhìn ra ngoài đường, chợt nghe tiếng lọc cọc. Tiếng xe bò lăn trên đường. Từ phía thành Vinh về hướng nhà Ga. Xe tới gần, không thấy bò kéo xe mà là người. Hai người gầy yếu cố kéo cái xe đi từng chút một, trên xe có vài xác chết trộn lẫn với một ít bột vôi trắng. Những cái xác nằm trên xe đã rất gầy. Mặt thụt vào, da nhăn nhúm, tay chân không còn thịt. Có xác chỉ mặc có một cái quần đùi. Có xác mặc áo quần, nhưng đã tả tơi rách nát. Nhưng có điều là khuôn mặt nào cũng gần như giống nhau. Da bám sát vào xương mặt. Mầu trắng bệnh nhợt nhạt, như không có máu đã lâu ngày. Môi họ đều khô cong, dường như có nhiều lằn nứt dọc….Những đám ruồi hiện đang bay hay đậu vào mặt những xác này.

Như thế đó, nạn đói năm Ất Dậu tại thành phố Vinh

Chính trong hoàn cảnh đau thương này mà đảng Cộng Sản Việt Nam có cơ hội nắm chính quyền.Việt Minh, thuở khởi đầu, chỉ là một bọn cơ hội chủ nghĩa. Với quyền sinh sát trong tay, nhân danh Cách Mạng, chúng làm mưa làm gió, giết người qua những bản án trời ơi đất hỡi, tuyên án bởi những quan tòa chưa từng học qua một ngày tại các trường Luật. Những ai tưởng rằng những người CS hồi đó trong sạch, có lý tưởng lầm to. Cha của tác giả chỉ vì đã làm việc trong một nhà ga nên coi như là đã cộng tác với thực dân Pháp nên bị họ bắt cầm tù. Việc đó khoan nói là oan hay ưng.Chỉ biết rằng việc ông được thả ra hoàn toàn là do đút lót và mỹ nhân kế, qua sự trung gian của một người đàn bà có nước da trắng, ăn mặc tân thời, người ta gọi là cô giáo, nhưng có vóc dáng của một cô đầu. Việt Minh tham nhũng và dâm ô kể từ những năm cuối của thập niên 40 chứ không phải sau này.Tiếng cách mạng chỉ là trên đầu môi chót lưỡi, và người dân cũng biết là như vậy nhưng với vũ khí cung cấp bởi Mao Trạch Đông, người dân Việt không làm gì được để chống đối. Họ chỉ có thể bỏ vùng do Việt Minh kiểm soát để về Hà Nội, tuy là thành phố này do người Pháp cai trị.

Trái với những gì CS sau này tuyên truyền, tác giả cho biết quang cảnh Hà Nội trước Genève :  

Năm 1953, tình hình Hà Nội sáng sủa nhất. Thủ đô phát triển về mọi mặt rất nhanh. Sự thịnh vượng và huy hoàng lộ rõ (Trang 179).

Rất tiếc  tại các nơi ngoài thành phố, vùng do họ kiểm soát, Việt Minh khủng bố người dân với những cuộc đấu tố của Cải Cách Ruộng đất , chém giết thẳng tay. Bởi vậy, việc người dân Miền Bắc di cư vào Miền Nam sau Hiệp định Genève chỉ chứng tỏ một điều là lòng dân chán ghét CS ngay từ những năm 50 của thế hệ trước. Chẳng có chiến đấu vì độc lập, tư do gì hết. Tất cả đều do họng súng và do Cộng Sản Quốc Tế, đạc biệt là Công Sản Tầu.Cuốn hồi ký của TXD nói rõ điều này và những gì CS tô hồng chuốc lục cho sự nhiệp Cách Mạng của họ sau này đều là nói láo. Việc này mọi người đều rõ, và sự cúi đầu cam chịu của người dân trước sự lộng hành của CS chỉ cắt nghĩa được bằng sự sợ hãi. Sợ đến nỗi một người như Nguyễn Tuân sau này phải thú nhận là ông ta sở dĩ sống sót được là vì biết sợ. Nói điều này chỉ là để xác nhận một điều : Công Sản chẳng qua chỉ là một bọn cướp, một bọn Mafia gieo rắc kinh hoàng cho người dân chẳng khác Al Capone tại Nữu Ước ngày xưa.

Sau hiệp địmh Geneve, tác giả theo gia đình di cư vào Miền Nam. Tại đây, dưới chế độ Tự Do của Việt Nam Cộng Hòa , TXD đã có những năm tháng hạnh phúc. Tại trang 267 của tập hồi ký, ông viết : Học sinh vui sướng, tinh thần thoải mái. Chẳng ai bảo ai, toàn bộ học sinh CVA đều rất kính phục TT Ngô đình Diệm. Và cảm ơn nữa. Nhưng dòng này tác giả viết tại Úc, sau khi TT Ngô đình Diệm đã qua đời trên 60 năm, không thể nói là để tuyên truyền hay vì áp lực nào khác. Đó là sự thực, 100% sự thực. Những ai thuộc thế hệ tác giả, trong đó có tôi, có thể xác nhận điều này. Nếu không có bọn CS và cuộc chiến sau này do chúng gây ra, thì chắc chắn là Việt Nam ngày nay đã khác xa, đã tiến bằng hay tiến hơn Đại Hàn.

Cuộc sống của người dân Miền Nam sau 1954 là một cuộc sống đã dược tác giả tả lại tại trang 279 : Sài Gòn sống trong cảnh thanh bình, thịnh vượng. Tôi đậu tú tài một, rồi tú tài hai, ban toán. Nhờ Việt Nam Cộâng Hòa, TXD lên đại học và vào trường Y Khoa. Rất tiếc, đến giai đoạn này, cuộc sống của người Miền Nam không còn được CS để yên nũa. Chúng đã một mặt mua chuộc được những người Miền Nam nhẹ dạ (như một ông trưởng giả người miền Nam là hàng xóm của ông trong đồng Ông Cộ), một mặt xua quân vượt vỹ tuyến 17 vào Miền Nam gây nên một cuộc chiến tranh vô cùng thảm khốc kéo dài mãi đến 1975, trong đó gần 3 triệu thanh niên đã bỏ mình, lãng nhách, không có gì có thể biện minh cho sự cần thiết của cuộc chiến này. Như đa số các thanh niên Miền Nam, TXD đã vào quân đội , không vì muốn chiến thắng ai, mà chỉ để bảo vệ nếp sống mà mình đã chọn. Nhưng người thanh niên Miền Nam, ưa hoà bình nhưng không còn một lưa chọn nào khác là hy sinh. Hãy nghe tác giả nói về trường hợp một người lính Miền Nam : trang 373 : Một người từ ngày nhập ngũ tính đến nay đúng mười năm. Anh ta cứ ở nguyên một chỗ trên một nơi hẻo lánh, đó là một ngọn núi trong tình trạng vô cùng nguy hiểm, Hàng ngày, pháo kích của Việt Công rơi xuống chỗ đóng quân đều đặn. Từ ngọn núi này đi ra, không thể dùng đường bộ. Xe cộ sẽ bị Việt Công phục kích. Đời sống của những người tại đơn vị nhỏ này lệ thuộc vào những chuyến tiếp tế. Từ lương thực đến súng đạn , tất cả đều phải bằng máy bay…Anh lính này cưới vợ xong là đi lính, mỗi năm về phép hai lần, mỗi lần 7 ngày. Anh ở Long An. Những người như người thanh niên Miền Nam này sau đó bị gán cho hai chữ ngụy quân. Không có gì vô lý hơn việc này. Nếu không có chiến tranh mà người CS gây nên, anh ta đã có mười năm hạnh phúc bên vợ con tại Long An. Anh ta có buôn bán gì với người Mỹ mà nói đến chuyện bán nước ?? Nói đi nói lại chỉ để nói lên một sự thực là đảng Công Sản phải chịu trách nhiệm về những đau đớn hy sinh của thế hệ này, trong Nam cũng như ngoài Bắc.

Sau khi cuộc chiến chấm dứt một cách tức tưởi dưới súng đạn mà Tầu Công cung cấp để người Việt Nam chém giết nhau dẫn đến cuộc Bắc Thuộc hiện nay mà nguy cơ mất nước lên cao độ hơn bất cứ thời đại nào, TXD còn phải chia sẻ với những người thanh niên Miền Nam thuộc thế hệ anh 3 kiếp nạn khủng khiếp nữa là Học Tập Cải Tạo, Vượt Biên và làm lại cuộc đời nơi xứ người (Úc).

Học tập cải tạo của bọn Việt Cộng thưc ra chỉ là một loại ngục tù giống như Quần Đảo Goulag bên Nga mà Soljenitsyne đã mô tả, trong đó bọn cai tù dùng những biện pháp khủng bố về vật chất và tinh thần để triệt tiêu ý chí người tù, sao cho đối với họ, chỉ còn miếng ăn là quan trọng. Không còn chống đối, không còn ý chí, không còn danh dư, không còn nhân phẩm. Thời gian ở tù dài hay ngắn, người đi cải tạo hoàn toàn không biết. Trong đêm tối, họ dùng phương pháp chuyển trại, kẻ đi không biết tại sao mình đi, kẻ ờ lại không biết tại sao mình phải ở lại, từ đó phát sinh ra những lời bàn bạc , phỏng đoán vu vơ, chủ yếu gây sự hoang mang, và người tù sống trong một không khí kinh hoàng, tuyệt vọng, đến nỗi nhiều người phải đi đến chỗ tự tử, vì họ không chịu được sư tra tấn về tinh thần này. Nếu không tự tử, thì sự thiếu dinh dưỡng, bệnh tật cũng tàn phá thân thể người tù. Đó là chỉ tiêu, là mục đích của cái gọi là học tập cải tạo.Hãy xem TXD tả lại quang cảnh trong trại học tấp :

            Mỗi sáng, để chối bỏ tình trạng xuống dốc của cơ thể, anh em ráng tập đi bộ quanh những căn nhà….Nhìn họ, tôi biết họ đang lâm vào một chứng bệnh thuộc về thần kinh tâm lý. đó là chứng bệnh khước từ hiện trạng, chối bỏ sự thật, tiếng Anh Denial .

Và cái đêm kinh hoàng anh bị chuyển trại :

            Vài tháng sau, đến lượt tôi bị gọi tên. Gói ghém vật dụng, lên xe Molotova. Khuya đến, đoàn xe chuyển bánh. Xe không có mui, không có ghế. Cả người lẫn hành lý chồng chất lên nhau. Xe chạy suốt đêm. Lệnh cai tù là tiêu tiểu tại chỗ. BS Chi, thuộc bô binh, vãi cứt đái ra quần. Gió bạt hơi thối, lúc hướng này, lúc hướng khác.

Tất cả bài bản học tập cải tạo này, thực ra Việt Công học từ bọn Nga, mà tác giả của nó là những chuyên viên tâm lý lỗi lạc. Chúng ta đã nghe nói về những trại giam vùng Tây Bá Lợi Á bên Nga, không phải chỉ là tàn bạo đâu, có nghiên cứu, có bài bản khoa học hẳn hoi.

Nếu cuộc sống trong trại cải tạo đen tối, thì cuộc sống bên ngoài cũng không hơn gì. Người dân Miền Nam đã được hưởng tư do trong khoảng hai chục năm, dưới thời Cộng Hòa I, rồi Cộng Hoà II, khác với người Miền Bắc, họ không chịu nổi cái chế độ hà khắc là chế độ Cộng Sản, với sự quản trị cái bao tử của người dân, và những đợt đánh tư sản, đổi tiền làm họ khánh kiệt.. Thời gian này là thời gian họ tổ chức những chuyến tầu vượt biên, nhất quyết rời bỏ Việt Nam, là quê hương họ, không luyến tiếc, chấp nhận những rủi ro, chết chìm tại biển đông, hay chết vì hải tặc. Nếu cái cột đèn Miền Nam có chân, chúng cũng bỏ đi. Mấy chục năm sau, hiện nay, năm 2018, ra ngoại quốc vẫn là giấc mơ của người Việt Nam. Tại sao như vậy, nếu không là việc lòng dân đã quá chán ghét Cộng Sản. Giấc mơ rời bỏ Việt Nam dù có hấp dẫn đến thế nào chăng nữa cũng không phải là dễ thực hiện.  Phải có phương tiện, có tiền và nhất là phải có sự may mắn nữa. Giỏi giang cách mấy cũng không thoát khỏi cái số phân con người, cái phước, cái đức mà tổ tiên để lại cho con cháu, Trần Xuân Dũng đã được hưởng cái phước đó và đã đem được gia đình sang Úc. Xem những trang giấy anh viết về quãng đời này của anh, không thể không có cảm nghĩ là anh này có phước quá. Cuộc đời của anh coi như 99% tàn tạ, chỉ có 1% may mắn thoát, vậy mà anh có được cái 1% đó, không hiểu tại sao.

Trần Văn Thủy, một đạo diễn Miền Bắc viết trong tác phẩm của ông Nếu Đi Hết Biển đại khái :

Nếu đi hết biển qua Các Đại Dưong, Châu Lục, đi mãi, đi mãi, thì sau cùng  cũng lại trở về với quê  mình, làng mình.

Ý của ông này là tình Quê Hương trong một con người mãnh liệt và không gì có thể tiêu diệt được tình cảm này. Trần Văn Thủy đã lầm. Người ta yêu quê hương nhưng khi quê hương ấy nằm trong tay những kẻ trời không dung, đất không tha như bọn Việt Cộng, thì thà Sống Chẳng Còn Quê như Trần Xuân Dũng còn hơn.

Hãy nghe lời tâm sự của tác giả :

            Lúc nào tôi cũng khắc khoải về nước Việt Nam đã mất.

Và bài thơ này của thi sỹ :

Nghe chó sủa khuya, thấy não nề
Nhắc đời đất khách kéo lê thê.
Ta vì thảm họa Miền Nam mất.
Sống chẳng còn quê, thác chẳng về


Tôi đã đọc say mê liền một lèo trong một đêm mùa đông năm 2018 tại nơi tôi ở là thành phố Montréal, kho tuyết rơi, và ngoài trời giá lạnh, tập hồi ký của người bạn đồng môn. Gấp cuốn sách lại, tôi trầm ngâm suy nghĩ . Ái nữ của tác giả, cô Chim Khuyên viết trong trang cuối cuốn sách : Tôi coi nước Úc là nhà, nhưng tôi biết rằng bố mẹ tôi lúc nào cũng vẫn cảm thấy như ở ngoại quốc.

Tôi biết rằng cũng như tôi, Trần Xuân Dũng lúc nào cũng vẫn thiết tha với Việt Nam, nhưng không về Việt Nam nếu vẫn còn Việt Cộâng.

Lời kết của bài viết này, đã khá dài, là tôi xin nhắn các nhà đạo diễn điện ảnh Việt Nam, trong và ngoài nước : Nếu các bạn muốn tìm một tác phẩm để thực hiện một cuốn phim ngang hàng với Guerre et Paix, Autant en emporte le Vent, Docteur Jivago, thì xin hãy đọc Sống Chẳng Còn Quê của Bác Sỹ Trần Xuân Dũng theo địa chỉ trên Internet :
txdung399.blogspot.com.

Trân trọng.

Trần Mộng Lâm
__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

Monday, July 16, 2018

Câu chuyện phá hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt


 ( nhân  đọc tài liệu " đường sắt leo núi Tháp Chàm - Đà lạt " , xin kể lại
      một kỷ niệm liên quan :
    " Dịp hè 1957 - lời  thuật lại của  một nhà giáo - tôi có nhiệm vu dẫn một nhóm học sinh 
       trường Trung học Duy Tân (Phan rang) đi du lịch Đà lạt . Chúng tôi dùng đường sắt 
      Tháp Chàm  - Đà lạt . Một chuyến đi lạ lùng và thơ mộng vô cùng . Có những đoạn đường 
       tầu leo nói thật chậm chạp ,nghe từng tiếng " kịch,kịch " của răng cưa bánh xe thứ ba ở
        giữa lòng tầu đang kéo tầu đi . ( thông thường xe lửa chỉ có 2 bánh xe mà thôi ) . Tầu chạy chậm đến độ  thổ dân  có thể leo lên mang hoa và thổ sản  dến bán  cho khách .
     Không khí cao nguyên trong lành  vô cùng . Vài đám mây còn lướt qua cửa sổ tầu để 
      bay qua cửa sổ đối diện . Khách ngồi trong tầu , thì phải ngả người ra phía sau  ( khi về thì
       như sắp nhào ra phía trước ) . "
   Sau này đọc sách mới biết loại đường rầy leo núi này rất đặc biệt , là một ky quan ,
    không có nhiều trên thế giới . 
  Vậy mà một số người thiếu  kiến thức đã đang tâm phá hủy đi .
    Thật đáng tiếc . "

----- Forwarded Message -----
From: Nha toi <
To: Hank Music <
Sent: Saturday, July 14, 2018, 2:58:16 PM CDT
Subject: Fwd: Câu chuyện phá hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt / Thương vụ đau buồn

phá hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt / Thương vụ đau buồn


    

Câu chuyện phá hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt

Posted on Tháng Sáu 16, 2017 by Phan Ba

Áp phích xe lửa răng cưa Đà Lạt
Áp phích xe lửa răng cưa Đà Lạt

Năm 1967, một nhóm bốn người có vũ trang chận đoàn tàu chở hàng lại trên đoạn Da Tho (Le Bosquet) và Cầu Đất (Entrerays). Nhóm điều hành đầu tàu bốn người bị bắt mang vào khu rừng gần đó. Tại lần này, tổ lái tàu chỉ bị hỏi cung. Hai tuần sau đó, cũng chiếc đầu tàu đó và cũng cùng tổ lái tàu đó đã bị cũng nhóm bốn người đó chặn lại ở giữa tuyến Cà Bơ (K’Beu) và Ei Gió (Bellevue). Lần này tổ lái cũng phải rời khỏi đoàn tàu và phải cung cấp thông tin bằng cách nào có thể phá hủy đầu tàu một cách hiệu quả nhất. Ý tưởng đầu tiên của nhóm du kích là muốn cho nổ ở nơi đốt lò. Nhưng người lái tàu đã có thể giải thích cho họ hiểu rằng cho nổ lò hơi trong lúc không có thời gian kịp chạy ra đến một khoảng cách an toàn là một hành động tự sát. Người lái tàu đề nghị cho nổ những thùng dầu được gắn thêm trên tàu, nhưng lại đánh lừa bốn người du kích bằng cách chỉ vào một thùng đựng nước. Do vậy, sau vụ nổ và sau khi nhóm du kích đó rút đi, người lái tàu với máy liên lạc vô tuyến đã có thể gọi một đầu máy khác cộng với quân đội VNCH tháp tùng bảo vệ đi đến nơi mà mang chiếc đầu tàu hư hỏng nhẹ này về đến Đà Lạt.

Bản đồ đường sắt Đà Lạt - Sông Pha
Bản đồ đường sắt Đà Lạt – Sông Pha

Sau sáu tháng sửa chữa, một tổ lái khác đã lái đoàn tàu từ Đà Lạt về Sông Pha và lần này thì đầu máy 40-302 đã chạy trên một quả mìn có sức nổ mạnh cho tới mức lò hơi của đầu máy đã nổ tung. Ba thợ đốt lò Hữu, Bích và Ngọc bị phỏng nặng và chết ngay tại chỗ. Người lái tàu tên An bị sức nổ hất văng lên một cành cây. Ông thoát chết, “chỉ” bị gãy tay.

Đầu tàu 40-302 bị phá hủy hoàn toàn, sau đó được kéo về Cầu Đất. Tuyến đường sắt răng cưa độc đáo ngưng hoạt động sau đó.

Đầu máy xe lửa răng cưa trên đường trở về lại Thụy Sĩ
Đầu máy xe lửa răng cưa trên đường trở về lại Thụy Sĩ

Sau năm 1975, trong lúc thiếu vật liệu để tái xây dựng đường sắt Thống Nhất, đường ray đặc biệt của tuyến đường sắt răng cưa cũng bị tháo dỡ nhằm lấy vật liệu mặc dù không phù hợp. Được chế tạo đặc biệt cho các yêu cầu cao của đường sắt leo núi, ngay từ bu lông đến đai ốc cũng đã khác với vật liệu thông thường rồi. Sau đó chúng bị trộm cắp và mang đi bán sắt vụn.

Đầu máy xe lửa sau khi được phục hồi
Đầu máy xe lửa sau khi được phục hồi

Rồi đến năm 1990, toàn bộ các đầu máy xe lửa răng cưa hay những gì còn sót lại từ chúng được bán phế liệu về cho Thụy Sĩ (là nước đã sản xuất ra các đầu máy này), chấm dứt mọi hy vọng mỏng manh tái thiết tuyến đường sắt vốn là một kỳ công kỹ thuật độc đáo của người Pháp để lại. Hai chiếc đầu tàu sau đó đã được người Thụy Sĩ phục hồi và bây giờ vẫn hoạt động đều đặn trên tuyến đường sắt răng cưa leo núi tại Thụy Sĩ (Furka-Bergstrecke).

Tấn bi kịch về công trình kỹ thuật độc đáo của người Pháp ở Việt Nam này là điển hình cho sự phá hoại miền Nam vì ngu dốt và thiển cận!
Phan Ba

Nguồn tham khảo:

Thương vụ đau buồn
Posted on Tháng Sáu 23, 2017 by Phan Ba

TT – Những đầu máy răng cưa hiệu Fuka ở ga Đà Lạt đã hồi sinh từ 20 năm nay, mỗi ngày vẫn kéo những goong tàu đưa du khách vượt núi. Nhưng con đường răng cưa ấy không phải trên cao nguyên Lâm Viên mà trên cung đèo Jungfraujoch tận miền núi Alpes (Thụy Sĩ).

Image result for Chiếc đầu máy răng cưa được xe đặc chủng kéo qua đèo Ngoạn Mục lần cuối cùng để trở về Thụy Sĩ
Chiếc đầu máy răng cưa được xe đặc chủng kéo qua đèo Ngoạn Mục lần cuối cùng để trở về Thụy Sĩ – Ảnh: Viễn Sự (chụp lại từ tư liệu của nhà ga Jungfraujoch, Thụy Sĩ)

Chuyến “lưu lạc” của những đầu máy răng cưa từ ga Đà Lạt bắt đầu từ một thương vụ mà cho đến giờ những người như ông Phạm Khương (nguyên trưởng ga Đà Lạt từ năm 1975-1993) mỗi khi nhắc vẫn cứ nhói lòng.

Nỗ lực vô vọng

Đà Lạt vừa giải phóng, ông Phạm Khương thay mặt ban quân quản tiếp nhận ga Đà Lạt khi đầu máy, toa xe và toàn bộ tuyến đường đã nằm phơi sương suốt từ năm 1969 vì chiến tranh. Dầu mazut – thứ dầu đặc chủng để chạy đầu máy răng cưa – cũng không còn. Vậy mà chỉ hai tháng sau, ngày 6-6-1975, chiếc đầu máy răng cưa lại lần đầu tiên lăn bánh gần 70km, vượt D’ran, vượt Eo Gió, vượt Krongpha về tới Tân Mỹ, chỉ còn chờ cầu Tân Mỹ hoàn nhịp là lăn bánh về đến ga cuối Tháp Chàm. Không có dầu mazut, ông Khương đã cùng anh em kỹ sư còn lại ở ga Đà Lạt mày mò hoán đổi cho tàu chạy bằng than củi. Vậy mà tàu lăn bánh gọn gàng, công nhân đi hái trà ở Cầu Đất, cán bộ đi công tác xuống Phan Rang, rồi lâm nông sản xuôi ngược Phan Rang – Đà Lạt được tiếp tế cho nhau sau ngày giải phóng đều nhờ những toa tàu răng cưa vừa hồi sinh chở miễn phí.

Nhưng tàu chỉ chạy được đúng 27 chuyến. Cuối năm 1975, khi vừa chuyển giao tuyến đường cho Liên hiệp Xí nghiệp đường sắt VN thì ông nhận được lệnh sét đánh: ngừng chạy tàu, tháo toàn bộ tà vẹt trên tuyến đường Phan Rang – Đà Lạt để chuyển ra tu bổ cho đường sắt Thống Nhất đoạn Bình Định – Quảng Nam. Không chỉ ông Khương mà cả chính quyền tỉnh Lâm Đồng lúc đó cũng bàng hoàng. Một sự đánh đổi cấp tốc được đề ra, Lâm Đồng quyết định hạ cây rừng, cấp 230.000 thanh tà vẹt gỗ cho ngành đường sắt. Nhưng số tà vẹt ấy vẫn không làm thay đổi được quyết định ban đầu.

Tàu răng cưa ngưng chạy. Đường sắt răng cưa vẫn bị tháo tà vẹt. Ông Phạm Khương một lần nữa gửi công văn hỏa tốc năn nỉ lần cuối cùng: xin tháo 70% tà vẹt để những thanh ray (không bị gỡ đi vì khác kích cỡ với tuyến đường sắt Thống Nhất) còn có điểm tựa. Nhưng tất cả đều bị khước từ. Sau đó thì gần như toàn bộ tuyến đường từ ga Trại Mát trở về Tháp Chàm đều bị gỡ sạch tà vẹt. Còn những thanh ray và cả những đoạn răng cưa mười mấy cây số thì được hóa giá đưa về các nông trường, nhà máy tận dụng làm các công trình và sau đó tiếp tục được người dân “tiếp sức” cho vào những xưởng phế liệu.

Image result for Chiếc đầu máy răng cưa được xe đặc chủng kéo qua đèo Ngoạn Mục lần cuối cùng để trở về Thụy Sĩ
Đầu máy xe lửa răng cưa đang trên đường trở về Thụy Sĩ

Quá khứ bị bán rẻ

Vậy là tuyến đường răng cưa huyền thoại đã tan hoang chỉ sau một quyết định. Bảy đầu máy Fuka lầm lũi nằm lại ga Đà Lạt, Tháp Chàm và Krongpha phơi sương gió. Những đầu máy răng cưa ấy có thể bị quên lãng trên chính xứ sở nó từng hoạt động, nhưng với những kỹ sư hỏa xa Thụy Sĩ, nơi cũng có một tuyến đường sắt răng cưa nhưng lại không còn chiếc đầu máy răng cưa hơi nước nào còn vận hành được, thì “đống sắt” trên những nhà ga ở miền cao nguyên VN là một báu vật.

Ông Khương nhớ đầu năm 1988, Ralph Schorno – một kỹ sư hỏa xa người Thụy Sĩ – đã tìm đến ga Đà Lạt và Tháp Chàm để xem những chiếc đầu máy răng cưa. Trong số bảy chiếc đầu máy, Ralph Schorno chấm được bốn cái còn tốt có thể khôi phục và một số toa tàu của Mỹ để lại. Và sau chuyến thị sát ấy của kỹ sư Ralph Schorno, những cuộc mặc cả đã được đẩy đi nhanh chóng với sự trợ giúp của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội bởi một lý do rất đơn giản: cả một tuyến đường đã bị phá dỡ, chỉ còn mấy đầu máy hoen gỉ bỗng dưng có người mang đến những khoản USD lớn xin mua thì tại sao phải ngại ngần. Số tiền đề nghị bán là 1 triệu USD nhưng sau nhiều lần đàm phán đã được chốt giá 650.000 USD.

Thương vụ diễn ra nhanh chóng đến mức không ai kịp can thiệp. Ông Phạm Khương kể khi tỉnh Lâm Đồng một lần nữa hay biết về quyết định đó đã triệu tập một cuộc họp suốt ba ngày liền để tìm cách giữ lại những chiếc đầu máy răng cưa. Nhưng “tiền trao cháo múc”, tháng 8-1990 khi mọi người đang họp thì phía Thụy Sĩ đã đưa xe đặc chủng lên tới Đà Lạt. Và cứ vậy, lần lượt những chiếc đầu máy và toa tàu răng cưa rời D’ran, rời Eo Gió, vượt Krongpha về Tháp Chàm rồi thẳng cảng Vũng Tàu, xuống tàu biển Thụy Sĩ. Câu chuyện về thương vụ bán những đầu máy răng cưa ấy đã vĩnh viễn đóng chặt giấc mơ nối lại tuyến đường xe lửa răng cưa trong ông Phạm Khương và rất nhiều người. Nhưng với người Thụy Sĩ lại mở ra một chương mới về sự hồi sinh của tuyến đường răng cưa mà từ nhiều thập kỷ trước đó, họ đã không còn đầu máy để chạy.

Chỉ hai tháng sau khi những đầu máy răng cưa rời Đà Lạt, ông Phạm Khương đã nhận được bưu phẩm của kỹ sư Ralph Schorno từ nhà ga Jungfraujoch. Đó là một cuốn sách rất dày, in những tấm ảnh màu trên nền giấy tốt, kể lại hành trình tìm ra đầu máy răng cưa ở Đà Lạt, đưa về Thụy Sĩ. Và cuối sách là những hình ảnh về hai trong bốn chiếc đầu máy răng cưa mà họ đã khôi phục thành công đang nhả khói trên đường đèo vượt dãy Alpes. Và rất lịch sự, người Thụy Sĩ đã không quên đính kèm một tấm bảng trên thành đầu máy, với dòng chữ về mốc thời gian mà chiếc đầu máy từng chạy trên tuyến đường Phan Rang – Đà Lạt. Như một sự nhắc nhớ về nguồn cội, nhắc nhớ về cả một nỗi đau trong những người VN từng yêu mến và tự hào về con đường răng cưa đã mất.

Ông Phạm Khương lần giở lại hai tờ giấy pơluya đã ố vàng. Đó là văn bản ghi nhớ giữa chính quyền Lâm Đồng và Thụy Sĩ (cũng lại do chính kỹ sư Ralph Schorno làm đại diện) ký vào ngày 10-8-1991 về việc hai bên sẽ hợp tác xây dựng lại tuyến đường sắt răng cưa có giá… 250 triệu USD, với đầu máy răng cưa chạy bằng điện. Đúng một năm trước, chỉ với 650.000 USD để mua lại đầu máy răng cưa, người Thụy Sĩ đã khôi phục được tuyến đường huyền thoại.

Biên bản ấy đã không được thực hiện bởi phía Thụy Sĩ muốn được khai thác tuyến đường trong 60 năm, trong khi mong muốn của chính quyền Lâm Đồng chỉ là 30 năm. Năm 2007 lại có một dự án nữa được Chính phủ phê duyệt với mức đầu tư 320 triệu USD nhưng đến nay vẫn im lìm


Phan Ba

__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List