QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, December 26, 2015

Hồi Ký "Dang Dở của cựu Đ/tá Dương Hiếu Nghĩa ...


Bạc lòng nhưng chẳng cam lòng
mang theo nhục nước vào trong mộ phần" HHC  


 Hi Ký "Dang D
 của cựu Đ/tá Dương Hiếu Nghĩa ...

 
Hồi Ký Dang Dở... 


Sau ngày quốc hận 30/4/1975, có một số anh chị em Quân Dân Cán Chánh và gia đình, tuy may mắn được di tản ra nước ngoài, nhưng không có dịp "may" ở lại để chứng kiến tận mắt những hành động ngu xuẩn, tàn ác đến man rợ của những người cộng sản Việt Nam từ miền Bắc vào, tự xưng là để "giải phóng cho đồng bào ruột thịt đói rách ở Miền Nam "; của những người cùng uống nước sông Cửu Long nhưng tự hào được cộng sản Bắc Việt cho "tạm mang dép râu, đội nón cối" (mà không biết!). Ở lại để chứng kiến những con "cọp 30", những người Miền Nam hống hách được cộng sản cho mang băng đỏ trên tay áo, thuộc hệ thống nằm vùng, và nhất thời làm tay sai cho cộng sản!!!

Có thể nói đây là một trang sử bi thảm nhất của người dân Miền Nam Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Những đồng bào nào được may mắn rời khỏi Việt Nam trước ngày 30 tháng 4/1975, và những em cháu thuộc những gia đình nầy (tính đến nay cũng từ 21 tuổi trở lên, kể cả những con em của tất cả người Việt Nam được chào đời trên các nước phương Tây tự do) không bao giờ hình dung được cái ngày lịch sử đen tối nầy, vì cộng sản Việt Nam đã cố tình sửa lịch sử ngay từ đầu chiến dịch tiến chiếm Miền Nam để giành lấy cho đảng cái chánh nghĩa "giải phóng dân tộc". 

Cho đến giờ nầy dù chúng tôi có nói lên những sự việc thật sự đã xảy ra từ trước và sau ngày 30/4/75, thì bà con nào đã rời khỏi đất nước trước ngày lịch sử đó (nhất là thế hệ sau 75) cũng không ai muốn tin và chịu tin đó là sự thật. Một phần vì có người còn cho chúng tôi thuộc thành phần chống cộng, thù ghét cộng sản nên chỉ nhằm tuyên truyền chống cộng; một phần vì bà con không ai ngờ là" cùng là người Việt Nam với nhau ai lại có tâm địa vô nhân đạo, phi đạo đức và phi dân tộc đến như thế được. "

Do đó những gì chúng tôi kể lại đây không hẳn là những trang "hồi ký" của riêng cá nhân mình mà thật sự là những gì đã xảy ra tại Saigon và những vùng phụ cận trong những ngày trước và sau 30/4/1975, kể lại trung thực những sự việc mà chính bản thân chúng tôi vừa là một nạn nhân, vừa là nhân chứng, những sự việc mà chính mắt chúng tôi đã thấy, chính tai chúng tôi đã nghe..., để tạm gọi là "luận cổ" (nói về chuyện xưa), để những anh em bạn già sống tha phương cầu thực chúng ta có đầy đủ yếu tố mà trao đổi nhận định, và để các thế hệ con cháu chúng mình có thêm sự hiểu biết chính xác hơn về bản chất, về con người, về đường lối chủ trương và chánh sách của người cộng sản Việt Nam,mà "suy kim" (suy biết được cái hiện tại). tức là để thấy được việc làm của người cộng sản trong hiện tại và trong tương lai. 

Người dân Miền Nam chúng ta gọi ngày 30/4 là "ngày quốc hận" vì Nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta bị xóa tên khỏi bản đồ của Thế Giới nói chung, và củaThế Giới Tự Do nói riêng, từ ngày 30/4/1975. Bởi vì cộng sản Bắc Việt đã xé bỏ Hiệp Định Ba Lê 1973 mà chúng đã vừa long trọng ký kết, vừa xua quân công khai tiến chiếm Miền Nam Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngày mất nước, khách quan có, chủ quan có, xa, gần đều có. Chúng tôi không muốn bàn thêm ở đây, vì trong gần 30 năm qua đã có rất nhiều sách báo, hồi ký, Việt có, Mỹ có, Pháp có, tất cả đều có phân tách rất rõ ràng rồi. Chúng tôi chỉ muốn ghi lại một vài mẩu chuyện thật, vui buồn lẫn lộn của bản thân, có liên quan đến ngày quốc hận nầy, để gọi là đóng góp thêm một ít tài liệu vào trang lịch sử đau thương của Đất Nước. 

..................... 

Ngày 1 tháng 2 năm 1973 

Tôi và một nhóm anh em sĩ quan cấp tướng tá thuộc Khóa 5 Cao Đẳng Quốc Phòng được thuyên chuyển về Ban Liên Hợp Quân Sự Trung Ương vừa được thành lập theo điều khoản của Hiệp Định Ngừng Bắn Ba Lê, được ký kết giữa 4 Bên ngày 27 tháng giêng 1973 tại Ba Lê. 

Từ hơn một tháng qua, anh em học viên Cao Đẳng Quốc Phòng chúng tôi được lệnh chia nhau từng toán, sửa lại từng điều khoản một, trong bản thảo của cái gọi là Hiệp Định Ngừng Bắn sắp được 4 Bên ký kết ở Ba Lê (Pháp). Vì qua nghiên cứu, Chánh Phủ không thấy có một câu nào, một đoạn văn nào trong bất cứ điều khoản nào mà không có lợi hoàn toàn cho phía Bắc Việt, ngược lại chỉ có hại hoàn toàn cho Miền Nam Việt Nam mà thôi. Cũng qua nghiên cứu anh em học viên chúng tôi đều thấy là: toàn bộ bản văn tiếng Việt của Hiệp Định nầy rõ ràng là tác phẩm của cộng sản Bắc Việt được Lê đức Thọ trao cho Kissinger dịch ra tiếng Anh, một bản dịch "thật sát nghĩa" từ ý lẫn lời văn của tác giả Miền Bắc! 

Đúng vào ngày 27 tháng giêng /1973 sau khi ký kết Hiệp Định cả Chánh Phủ và chúng tôi đều hết sức thất vọng vì không thấy được một dấu vết sửa chữa nhỏ nào cuối cùng được thực hiện trước khi các Bên ký kết. 

Tôi muốn ghi lại chi tiết nầy để chúng ta cùng thấy được là nước VNCH của chúng ta đã bị Đồng Minh của mình phản bội, bán đứng cho cộng sản Bắc Việt ngay từ khi họ dàn xếp được Hội Nghị Paris (có cả MTGPMN là một trong 4 Bên ở Bàn Hội Nghị) một ít lâu sau Tết Mậu Thân 1968, để rút chân ra khỏi cuộc chiến với một danh từ thật kêu là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh". 

.................... 

Ngày 28 tháng 4/1975: 8 giờ sáng,

Đại tá Ngyễn Hồng Đài từ tư dinh của Đại tướng Dương văn Minh điện thoại trực tiếp cho tôi nhờ đưa một phái đoàn đại diện cho Tổng Thống đến gặp phái đoàn cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng (MTGPMN) ở trại Davis. Phái đoàn gồm có Luật sư Nguyễn Văn Huyền, Phó Tổng Thống, Luật sư Vũ Văn Mẫu Thủ Tướng và chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, quyền Tham mưu trưỏng QLVNCH từ ngày 28 tháng 4/75.(một bộ hạ thân tín của tướng Dương Văn Minh ở Bộ Tư Lệnh Hành Quân từ 1955, sau nầy mới được biết là đã làm tay sai cho CS từ đầu thập niên 70 và từ đó đã trở thành một Việt Cộng nằm vùng rất đắc lực của Bắc Việt. ) Khối Ngoại Vụ chúng tôi cho biết là CSBV và Việt Cộng không tiếp phái đoàn, nhưng đại tá Đài cho tôi biết là "ông già nhấn mạnh là tôi nên cố gắng, vì cuộc gặp mặt nầy rất quan trọng". Tôi đành phải đích thân gọi vào trại Davis, gặp đại tá Sĩ để điều đình và cuối cùng phái đoàn của Tổng Thống Minh "được đồng ý cho vào trại Davis gọi là để viếng thăm hai phái đoàn cộng sản Bắc Việt và CPLTMN" (nguyên văn lời đại tá Sĩ trực tiếp nói với tôi qua điện thoại). 

(Xin mở một dấu ngoặc ở đây để nói rõ về anh đại tá Sĩ nầy. Tôi biết đưọc anh Nguyễn Văn Sĩ trước học ở trường Collège Cần Thơ, có biệt danh là "Sĩ Kiến, Theo bản trận liệt mà chúng ta biết được thì anh Sĩ là Tư Lệnh sư đoàn 7 bộ binh của MTGPMN. Chúng tôi hai đứa gặp nhau và nhìn lại nhau ở cương vị đối nghịch nhau tại bàn hội nghị Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên ở Tân sơn Nhất. Nhờ đó mỗi khi gặp bế tắc trong bất cứ vấn đề gì ở bàn Hội Nghị, nhất là về trao trả tù binh thì anh Sĩ lại được tướng Tràn văn Trà cho làm đại diện cho Cộng sản để "mật đàm với đại tá Nghĩa" nhằm tìm ra giải pháp. Đến năm 1989, sau khi ra khỏi trại tù cải tạo, nhân một dịp đi xuống Cần Thơ, tôi lại được gặp anh Sĩ vài lần ở ngay sân quần vợt Cần Thơ, và đươc biết là anh đã rời khỏi quân ngũ từ 1977, vì lý do đảng tịch, và là người Miền Nam nên anh phải "đi một xuồng" với tướng Trà). 

Phái đoàn của Luật sư Huyền vào trại Davis lúc 9 giở 30 và rời khỏi trại hồi 10 giờ hơn. Tôi tò mò muốn biết kết quả của cuộc gặp gỡ nầy, nhưng đại tá Đài không cho biết vì anh không được biết hay vì anh không muốn tiết lộ, hay vì một lý do nào khác? Qua đại tá Sĩ thì tôi cũng không được biết gì hơn ngoài câu "như đã thỏa thuận với anh hồi nãy", tức phải được hiểu ngầm là "chỉ có viếng thăm xã giao mà không có bàn đến các vấn đề gì khác" 

Tò mò hơn, qua điện thoại với trung tá chánh văn phòngTrương Minh Đẩu, tôi được biết là Ông Dương Văn Minh đã "mò" lên tận vùng Long Khánh (không rõ chính xác ở đâu) với liên lạc viên Dương Văn Nhật để gặp Lê đức Thọ từ mấy ngày trước, qua đường dây liên lạc đặc biệt nào đó mà anh không biết. 

(Dương Văn Nhật là em ruột của tướng Minh, tập kết ra Bắc năm 1954, về Nam với quân hàm trung tá của MTGPMN, vào ở ngay Dinh Hoa Lan tại đường Trần quý Cáp với gia đình tướng Minh từ lâu, dĩ nhiên trong nhiệm vụ sĩ quan liên lạc của cộng sản.) 

Vẫn theo lời anh Đẩu thì sau khi phái đoàn của ông Nguyễn Văn Huyền về đến Dinh Hoa Lan, ông Minh họp Hội đồng Chánh Phủ và cho biết là MTGPMN đã bác bỏ đề nghị của ông nhằm tìm một giải pháp chánh trị cho Miền Nam Việt Nam. Vì vậy ông đã quyết định là "chỉ còn một cách duy nhất là "đầu hàng vô điều kiện" mà thôi. 

4 giờ chiều : 

Tôi muốn nhắc lại ở đây một đoạn đàm thoại ngắn giữa tôi và thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ qua điện thoại mà ông gọi tôi lúc 4 giờ chiều ngày hôm nay từ tư dinh của ông ngay trong căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất. 

Anh còn ở đây chưa đi đâu sao anh Nghĩa? 
Thưa thiếu tướng chưa, vì tôi còn trách nhiệm phải lo cho gia đình các anh em quân nhân của Ban Liên Hợp đi cho xong rồi tôi mới đi. Dự trù chiều mai 29 thưa thiếu tướng. 
Gia đình anh đi chưa? 

Thưa thiếu tướng đã đi xong đêm 26 vừa rồi. Còn thiếu tướng sao giờ nầy còn ở đây? 
Tôi và gia đình đang sắp sửa đi đây, Anh Tiên (chuẩn tướng Phan Phụng Tiên) cho phi cơ đưa chúng tôi đi nhưng anh Tiên thì còn ở lại, đi sau. 
Nói đến đây ông hơi ngập ngừng chừng một phút rồi mới nói tiếp:
Phải đi chớ ở lại đây sao được anh Nghĩa? Tôi vừa mới từ nhà ông Minh về đây. Theo lời ông Minh nói với tôi lúc nãy thì chúng ta coi như đã, mất hết rồi không còn quyền gì nữa hết, anh Nghĩa, kể cả quyền làm chánh trị!..., Ông Minh đã nói thẳng cho tôi như thế. Lúc này thì mình còn ở lại đây để làm gì nữa anh Nghĩa? 
Nói tới đây ông sụt sùi và tôi nghe có tiếng khóc nghẹn ngào của ông qua điện thoại. Tôi nghĩ có lẽ ông vừa bực tức ông Minh vừa bực tức vì một đời ngang dọc của ông coi như bị trói cả hai tay trong lãnh vực quân sự lẫn chánh trị.. . . và xúc động thấy mình sắp phải rời khỏi quê hương. 
Không thấy tôi nói gì nữa ông nói tiếp: 

Vậy tôi đi hôm nay nghe, anh cũng nên đi luôn đi, coi chừng đi không kịp nữa đó. Anh Tiên chắc cũng đi sau tôi. Còn sắp xếp cho anh em Không quân nữa, chắc phải đưa tất cả phi cơ đi cho hết. Thôi anh ở lại đi sau nghe, chúc anh may mắn 
Xin chúc thiếu tướng và gia đình thượng lộ bình an. 
Cám ơn anh. 
Một lúc sau đó anh Phan Nhật Nam về gặp tôi ở Ban Liên Hợp xác nhận là gia đình ông Kỳ vừa bay ra Hạm đội 7 bằng trực thăng và anh cũng nhân đó hỏi tôi đã nói gì với ông Kỳ làm cho ông khóc vậy? Tôi đáp : 
Có lẽ ông cảm động trước khi rời khòi quê hương, và bực tức vì lời nói của ông Minh Dương chớ tôi thì không có nói gì cả. ? 
Từ sáng sớm hôm nay, căn cứ Không Quân Biên Hòa được lệnh dời hết về Tân Sơn Nhất tất cả phi cơ các loại, từ phi cơ chiến đấu, vận tải đến trực thăng các loại, tất cả nhân viên phi hành và không phi hành đều lục tục kéo nhau về hết ở đây cho đến gần 7 giờ chiều mà vẫn chưa hết. Người nào có gia đình hay thân nhân ờ vùng Sài Gòn Chợ Lớn Gia định thì được phép về nhà nhưng toàn bộ vũ khí cá nhân đều phải gởi lại hết ờ Tân Sơn Nhất. Như thế là cả Vùng 3 và Biệt Khu Thủ Đô chỉ còn có mỗi căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất mà thôi. 
6 giờ chiều 

Chúng tôi vào D.A.O. đưa một toán 200 người thuộc gia đình sĩ quan và hạ sĩ quan /Ban Liên Hợp Quân sự ra phi cơ trong chương trình di tản (toán thứ 8). 

Chờ cho phi cơ cất cánh xong (9 giờ) chúng tôi mới trở về lại Ban Liên Hợp, vẫn phải trực như mọi người và mọi đơn vị. 

10 giờ đêm: 

Từ 10 giờ đêm, Bắc Việt bắt đầu pháo kích và bắn hỏa tiễn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ngay ban chiều vào khoảng 7 giờ, họ đã cho một loạt tác xạ điều chỉnh vào khu vực sân bay rồi : tất cả 5,6 quả và 2 hỏa tiễn đều rơi vào khu dân cư ở xóm Trương minh Giảng và Lăng Cha Cà ở bên ngoài khu vực sân bay. Nhưng từ 10 giờ đêm trở đi thì tất cả đạn pháo nặng nhẹ từ 130 ly đến bích kích pháo 82 ly và hỏa tiễn đều rơi vào các đường bay, các ụ chứa phi cơ và các kho bom đạn cũng như Bộ chỉ huy các Không đoàn, Riêng Ban Liên Hợp chúng tôi cũng được hưởng mấy trái hỏa tiễn và đạn pháo 130 ly làm cho 3 dãy nhà bị cháy và gây tử thương vài binh sĩ, làm bị thương một số khác 

Chúng tôi và đại tá Ba ra ngoài đường thoát nước lộ thiên bằng xi măng trước văn phòng nằm tránh đạn. Chiếc xe của tôi đậu cách chỗ nằm của chúng tôi chừng 15 thước bị một mảnh đạn và bốc cháy mà chúng tôi không dám chữa. Từ đó, Bắc Việt pháo kích từng chập từng chập cách nhau chừng 15 phút, đủ loại, không ngừng cho đến sáng hôm sau. Hầu như không có phi cơ quan sát hay tiềm kích nào cất cánh lên được suốt đêm nay, và cũng không nghe thấy có tiếng súng phản pháo nào. 

Riêng trại Davis của hai phái đoàn cộng sản, cách văn phòng chúng tôi chừng 100 thước, thì không bị một quả đạn nào, tất nhiên đây là vị trí của tiền sát viên Bắc Việt giúp điều chỉnh tác xạ suốt đêm nay thật chính xác, vì trong 2 năm ở đây họ đã nắm rõ từng vị trí trong sân bay nầy rồi! 

Ngày 29 tháng 4: 
9 giờ sáng: 

Chúng tôi qua Phòng họp của Ban Liên Hợp Quân sự không bị trúng đạn pháo, từ đó mới xử dụng được đường dây điện thoại để báo cáo đi các nơi về thiệt hại vật chất và nhân mạng đêm qua.. 

Đến 9 giờ sáng thì có một chiếc trực thăng Mỹ (sơn toàn trắng) đáp xuống ngay trước phòng họp để bốc chúng tôi đi. Nhưng không hiểu sao tôi lại không chịu đi. Và tôi cho trực thăng nầy di tản 6 sĩ quan của toán thanh tra ngừng bắn, người Nam Dương. 

Tôi vẫn còn nhớ ơn đại tá Abbas, Phó trưởng đoàn và trưởng phòng Tình Báo của phái đoàn Nam Dương nầy đã 2 lần đích thân kín đáo trao cho tôi bản đồ trận liệt ghi rõ tiến trình xâm nhập vào Miền Nam của đầy đủ 16 sư đoàn chánh quy bộ binh Bắc Việt và các sư đoàn thiết giáp và sư đoàn pháo binh nặng, vừa được cập nhật vào đầu tháng giêng năm 1975. 

- lần đầu ngày 3 tháng giêng 1975. (tôi đích thân mang tay lên trình cho Tổng Thống Thiệu ngày 4 tháng 1, với lời giải thích miệng rất đầy đủ theo đúng tin tức tình báo mà phái đoàn Nam Dương đã sưu tầm rất chính xác và rất đầy đù, (nhưng sau đó tôi đã không thi hành lệnh của Tổng Thống, chỉ vì ông bảo tôi phải mang sang cho Trung tướng Đặng văn Quang) 

- lần thứ hai ngày 1 tháng 3, với chú thích về mục tiêu tiến chiếm dự trù của cộng sản là Ban Mê Thuột. Đây là tin tức hết sức chính xác về mục tiêu và thời điểm tấn công của Bắc Việt: tiến chiếm Ban Mê Thuột vào tháng 3/75. Tôi cũng đã mang tay bản đồ và tin tức nầy đến trình cho Tổng Thống Thiệu, nhưng lần nầy thì ông bảo tôi mang sang cho Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng.. Tôi đã y lệnh thi hành. Dĩ nhiên tôi không biết với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân đội và Tổng Tham Mưu Trưởng hai ông đã có quyết định kịp thời về một "đường lối hành động" nào hay không. . 

10 giờ sáng: 

Tôi liên lạc với Đại tá Nguyệt, Hải Quân, để đưa một số sĩ quan và quân nhân các cấp, khoảng 30 người xuống tàu, di tản theo Hải Quân. Trong số nầy có các Đại tá Chuân, đại tá Đóa,v.v. thuộc Khối Nghị Hội / Ban Liên Hợp. Số anh em sĩ quan và nhân viên còn lại của Ban Liên Hợp, chúng tôi dự trù cũng sẽ xuống luôn bến Bạch Đằng khoảng 12 giờ trưa sau khi thu xếp việc tản thương xong cho một số anh em quân nhân và nữ trợ tá xã hội tử thương và bị thương đêm qua. 

11 giờ 30 sáng: 

Chúng tôi nghe thấy có tiếng súng liên thanh từ dưới đất bắn lên các phi cơ đang cố gắng cất cánh khỏi phi trường. Anh em cho biết là chiếc xe jeep mui trần có gắn liên thanh 12 ly 7 của đại úy Quân Cảnh / Phi trường đang nằm ngay giữa các phi đạo bắn lên bất cứ loại phi cơ và trực thăng nào muốn cất cánh rời khòi phi trường. (sau ngày 30/4, đích thân tôi gặp đại úy Quân Cảnh nầy, mang súng lục đang đứng gác ngay tòa nhà Quốc Hội ở đường Tự Do. Thì ra đây là một tên cộng sản nằm vùng đã nhận lệnh của cộng sản từ trại Davis trong công tác ngăn chận không cho phi cơ cất cánh từ khuya ngày 29 tháng 4.) 

Chúng tôi lên xe đi xuống Hải Quân để kịp lên tàu với đại tá Nguyệt. Nhưng lúc vừa đi ngang qua Bộ Tổng Tham Mưu (đúng 12 giờ trưa) thì không biết tại sao thình lình tôi lái xe Jeep của tôi rẽ trái đi vào cổng Tổng Tham Mưu. Hai xe jeep và 2 xe 4/4 trong đoàn xe của tôi dĩ nhiên phải vào luôn cổng theo xe của tôi. 

Đến ngay Bộ Chỉ Huy Pháo Binh, chúng tôi ngừng xe lại và tôi vào ngay Hội trường của Bộ Chỉ Huy nầy tìm chỗ nằm xuống đánh một giấc ngon lành không còn biết ất giáp trời trăng gì nữa, có lẽ vì quá mệt mỏi. Tất cả anh em sĩ quan theo tôi từ Tân Sơn Nhất (trong số nầy có đại tá Nguyễn ngọc Nhận, đại tá Lộc, pháo binh thuộc Ban Liên Hợp quân sự Cần Thơ, trung tá Chữ Nam Anh, trung tá Hoàng chánh văn phòng v.v.) đều theo tôi vào hết trong hội trường vắng trống nầy. 

Đến 4 giờ chiều, thình lình tôi thức dậy và đinh ninh mình đang ngủ dưới tàu của Hải Quân nên lên tiếng hỏi: 

Tàu của chúng ta đã chạy đến đâu rồi? đã ra khòi sông Lòng Tão chưa? 

Chạy đến Hội trường của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh trong Tổng Tham Mưu rồi! Trung tá Hoàng vừa cười mai mỉa vừa trả lời. 
Tôi bàng hoàng đứng ngay dậy quan sát thì rõ ràng thấy mình đang ở giữa Bộ Tổng Tham Mưu. Bèn ra lệnh: 
Anh em lên xe ngay đi để xuống Bến Bạch Đằng chắc còn kịp vì đại tá Nguyệt chắc chắn còn đợi tôi. 
Không kịp nữa rồi ông ơi, Bộ Tổng Tham Mưu đã khóa cổng và có lệnh không cho ai ra vô gì nữa hết, chúng tôi đã thử mấy lần muốn ra rồi mà không được. 
Vậy là chết rồi! anh thử liên lạc với ông Nguyệt thử coi? ở số nầy nè! 
Trung tá Hoàng cố gọi chừng 15 phút mà không nghe ai trả lời.. . . 
Thế là số mạng bắt ta phải ở lại đây rồi! (tôi chán nản nghĩ thầm như vậy khi sực nhớ lại không biết vì lý do gì mà mình tự nhiên lại rẽ vào cổng Bộ Tổng Tham Mưu lúc 12 giờ trưa nay thay vì cứ phải chạy thẳng xuống Bến Bạch Đằng để xuống tàu. Về sau nầy tôi mới được biết là đại tá Nguyệt chỉ vì chờ tôi không chịu nhổ neo tách bến nên phải bị anh em binh sĩ Hải Quân khiêng xuống tàu và rời bến lúc 2 giờ trưa ) 

7 giờ chiều 

Trung tướng Vĩnh Lộc, quyền Tổng Tham mưu trưởng, cho người xuống gọi cá nhân tôi và đại tá Nhận lên văn phòng của ông để nhận việc. Lúc đó tôi mới biết được là ở Bộ Tổng Tham Mưu hiện giờ không cón Tham mưu Trưởng, không còn một số trưởng phòng quan trọng nào nữa như P1, P2, P3 và P4. Tất cả đều đã tìm phương tiện di tản hết rồi, chỉ còn sĩ quan xử lý thường vụ mà thôi. Không cần suy nghĩ tôi cũng đã thấy được tình hình chung như thế nào rồi. 

Đại tá Nhận được trung tướng Vĩnh Lộc ép nhận chức vụ Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi vẫn không chịu nhận bất cứ một nhiệm vụ nào, ít nhất trong hiện tại, vì đã dự định nội nhật ngày mai là phải rời khòi Bộ Tổng Tham Mưu để tìm phương tiện di tản. 

8 giờ 30 tối: 

Các trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ồ ạt đáp xuống D.A. O. (Phòng Tùy viên Quân Lực Mỹ) ở ngay phía sau lưng tòa nhà chánh của Bộ Tổng Tham Mưu để bốc người Mỹ theo đúng tiến trình hành quân di tản của Hoa Kỳ. Không có một tiếng súng nhỏ lớn hay hỏa tiễn phòng không nào của Bắc Việt từ dưới đất bắn lên, điều nầy cho thấy rõ là giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt đã có một mật ước nào đó rồi cho thời gian và lộ trình di tản của Hoa Kỳ. 

Có tiếng loa kêu gọi từ các trực thăng lúc họ bay ngang qua không phận Bộ Tổng Tham Mưu: Ai muốn được di tản thì cứ qua bãi đáp trực thăng bên D.A.O. ngay phía sau Bộ TTM. Có một số sĩ quan và nhân viên của Ban Liên Hợp (đang ở đây với tôi) đã nghe rõ tiếng loa kêu gọi từ trực thăng và đã vượt rào kẽm gai của Bộ Tổng Tham Mưu đến bãi bốc trực thăng bên D.A.O. (khoản 40 thước đường) trong số đó có Đại tá Lộc, trung tá Hoàng và một số sĩ quan cấp úy khác. Riêng tôi thì không thích "chui rào" như họ, (có lẽ vì tự ái cá nhân hay vì số mạng không biết ) 

Ngày 30 tháng 4: 
6 giờ sáng: 

Do đó, sáng ra kiểm điểm lại thì chỉ còn có tôi với trung tá Chử Nam Anh và một số chừng 10 binh sĩ mà thôi. Những người khác thì đã được trực thăng Mỹ di tản đêm qua rồi. Cùng tôi lên xe sẵn sàng ra cổng Bộ Tổng Tham Mưu. 

7 giờ sáng: 

Nhân lúc xe của trung tướng Vĩnh Lộc và đại tá Nhận ra cổng, chúng tôi tháp tùng theo xe nầy luôn, vì nếu không thì sẽ bị chận lại không ra khỏi đây được nữa theo tiêu lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu. 

Ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu là chúng tôi chia tay nhau, tạm gọi là "đường ai nấy đi" vì tới giờ phút nầy chúng tôi hình như đã linh cảm được số phận của Miền Nam Việt Nam sẽ ra sao rồi! 

Tôi lái xe về nhà người em họ ở Cư xá Đô Thành (Bàn Cờ) dự trù sẽ thay quần áo và nghỉ ngơi trước khi tìm được phương tiện di tản. Tình hình quân sự và chánh trị thì đã quá rõ ràng rồi, bây gờ chỉ còn xem con đường nào thuận tiện nhứt để thoát khỏi đây thôi. Phương tiện nào đây? Tàu hay phi cơ? Bằng tàu thì hoặc phải xuống Bến Bạch Đằng và Nhà Bè, hoặc phải ra tận Vũng Tàu hay Gò Công? Bằng phi cơ thì chỉ có ra tòa đại sứ Mỹ.. Vậy ta phải đi một vòng xem sao rồi mới quuyết định được. Đang ngồi suy tính một mình thì thằng em họ kêu cho hay là có lệnh mới rồi.. Lệnh của Tổng Thống và của Tổng Tham Mưu trưởng.. 

11 giờ trưa 

Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố Miền Nam Việt Nam "đơn phương ngừng bắn vô điều kiện", một cách chơi chữ để nói lên một sự "đầu hàng Cộng sản Bắc Việt không có điều kiện (nhưng đó mới thực sự là điều kiện của Bắc Việt đã trao cho ông), và ngay sau đó tướng Nguyễn hữu Hạnh với tư cách là Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH lên tiếng trên đài truyền hình và đài phát thanh Sài Gòn, ra lệnh đơn phương ngừng bắn cho các đơn vị còn đang chiến đấu và kêu gọi quân nhân các cấp phải buông súng xuống! 

Lắng tai nghe đi nghe lại những lời tuyên bố của hai tướng Minh và tướng Hạnh tôi vừa đau khổ vừa bùi ngùi nghe theo lời khuyên của em mình, trút bỏ bộ quân phục thân yêu của mình trong suốt gần 25 năm trong quân đội, xong mượn chiếc xe Honda của thằng em vội vàng phóng ra cửa. Tôi nghĩ bụng: Thôi thế là coi như xong hết rồi, không biết cái gì sẽ xảy ra sau chuyện đầu hàng quá nhục nhã nầy? Thương thuyết chăng? Chánh phủ Liên Hiệp chăng? Chắc chắn là không rồi. Hàng ngàn chiếc xe xe tăng T.54 từ Bắc Việt vào đây tức là cộng sản Bắc Việt nhất quyết đã chọn giải pháp quân sự rồi thì làm gì còn có giải pháp chánh trị? Và đối với mộng bành trướng bá quyền của Cộng sản thì đâu có chuyện anh MTGPMN nhảy vào ngồi mát ăn bát vàng của họ được? Tôi vừa đi vừa suy nghĩ mông lung.. tự nhiên thấy mình trở lại gần Bộ Tổng Tham mưu lúc nào không hay. Nhân tiện tôi đi vòng qua hướng Lăng Cha Cả để theo đường Trương minh Giảng xuống Sài Gòn. 

Lúc nầy đã quá 1 giờ trưa rồi. Đường xá vắng tanh, dân chúng rút hết vô nhà đóng kín cửa. ngoại trừ bọn hôi của còn đang lăng xăng lục lạo và khuân vác từng biệt thự do người Mỹ mướn ở, hay các nhà vô chủ, của những người dân quá sợ cộng sản đã bỏ đi hoặc di tản hay đang tìm đường di tản ra ngoại quốc. 

Tuy không còn nghe tiếng đạn pháo hay rốc kết liên tục nhưng vẫn còn lác đác một vài tiếng súng cá nhân hay một vài tràng liên thanh đâu đó từ hướng trại Hoàng hoa Thám của anh em Dù. Tôi còn nhớ lúc rời khỏi Ban Liên Hợp Quân sự ngày hôm qua, tôi còn chứng kiến được một số hành động anh dũng của anh em "Biệt kích 81 Dù" đã bắn hạ 13 chiến xa T.54 của Bắc Việt từ Lăng Cha Cả lên hướng Củ Chi khi các đơn vị Bắc Việt tấn công vào trại Hoàng Hoa Thám để tìm cách đột nhập ngang hông vào Tân Sơn Nhất. Hôm nay xác những chiếc tăng T.54 vẫn còn ngổn ngang ở vùng nầy, và tiếng súng cá nhân vẫn còn lẻ tẻ mặc dầu đã có lệnh đơn phương ngừng bắn của QLVNCH từ 11 giờ sáng nay. 

Đường Trương minh Giảng vắng tanh không một bóng người, không một chiếc xe nào chỉ thấy có một vài xác chết rải rác ngoài đường, gần cầu, hình như của bọn đặc công Bắc Việt. 

Khắp các nẻo đường mà tôi đi qua, trong thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và cả Gia Định, tôi quá đau lòng mà thấy cảnh không biết bao nhiêu là súng ống đạn dược đủ loại, quân phục đủ màu đủ sắc của mọi binh chủng được vứt bỏ ngổn ngang từng đống hay bừa bãi, rải rác khắp các vỉa hè, các thùng rác, cống rãnh.. có lẽ đây là một cách vừa thi hành, vừa phản đối lệnh buông súng đầu hàng của tướng Minh và tướng Hạnh. . . .còn đang ra rả kêu gọi liên tục trên đài phát thanh. Càng đau lòng hơn khi thỉnh thoảng tôi bắt gặp một số người chạy long nhông ngoài đường, hầu hết chỉ có một quần cụt trên người, có khi trần truồng như nhộng, chắc chắn họ là quân nhân, vì họ luôn miệng chửi thề tục tỉu vang trời, chửi cả bọn chiến thắng Bắc Việt lẫn người chủ bại đan tâm khóa tay Quân đội để đầu hàng cộng sản! 

Bến Bạch Đằng và Nhà Bè vắng tàu nhưng không vắng người vì còn một số quá đông đang còn lóng nhóng chờ... tàu từ Tân Cảng xuống. Nhưng tôi nghĩ chắc chắn không còn chiếc nào. 

Tôi vào Bình Đông (Chợ Lớn) để thử tìm đưởng bộ xuống Gò Công. Nhưng cảnh sát dã chiến ở chốt đầu cầu đã được lệnh khóa cổng từ 6 giờ sáng nay không cho một ai qua khỏi cầu. Trở về Phú Lâm, tôi cũng bị chốt cảnh sát dã chiến ngăn chận, như thế có nghĩa là từ 6 giờ sáng nay đã có lệnh khóa hết mọi con đường ra khỏi Đô thành, khó mà dùng đường bộ được, và cũng có nghĩa là bọn cộng sản Bắc Việt đã bao vây chặt thủ đô nầy rồi. 

Như thế là coi như tôi không còn khả năng và phương tiện nào thoát ra khỏi thủ đô Sài Gòn nữa bằng cả 3 đường bộ, đường thủy và đường bay. Thôi thì đành phải ngồi yên để chờ xem diễn tiến sắp tới tức là ngồi chờ xem Cộng sản Bắc Việt tiến vào thủ đô mà thôi!! Nghĩ thế tôi quay xe trở về Bàn Cờ. 

Trên đường về, đột nhiên tôi nghe mấy tràng đại liên ròn rã ở hướng nhà thờ Sài Gòn. Quá tò mò tôi muốn đến xem nhưng gần đến nhà thờ thì nghe tiếng chiến xa chạy rầm rập ở hướng đại lộ Thống Nhất. Tôi biết là chuyên gì đã xảy ra rồi, nhưng quá đau lòng đến độ không thể nào dám chạy đến đó để xem, tôi vội chạy về Bàn Cờ ngay. 

6 giờ chiều: 

Tôi có ý định lên Hạnh thông Tây, vào thăm Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp của mình. Nhưng khi vừa qua khỏi sân Golf ở phía sau Tổng Tham mưu thì một cảnh tượng quá đau lòng làm tôi phải ngừng xe lại ngay. Từng nhóm thương bệnh binh dìu nhau đi bộ từ cổng Tổng Y Viện Cộng Hòa. Hỏi ra tôi mới biết là từ 5 giờ chiều nay, một toán quân Bắc Việt đã vào tiếp thu Quân Y Viện mà họ liệt vào hàng "chiến lợi phẩm chiến tranh". Người sĩ quan tiếp thu ra lệnh cho tất cả đều phải ra khỏi bệnh viện, và "ngay tức khắc" không được chậm trễ, không được mang theo bất cứ thứ gì kể cả xe cộ đủ loại, vì tất cả đều là của Mỹ Ngụy, không do cá nhân mua sắm, ngoại trừ quần áo đang mặc trên mình. 

Tất cả mọi người, từ các bác sĩ quân y, các nam nữ y tá, trợ tá xã hội, lao công dân chính v.v. cho đến thương bịnh binh đủ loại, không cần biết tình trạng bệnh lý, đã được chữa trị hay chưa, vết thương đã mổ hay chưa? lành hay chưa lành? v.v. Thật quá khủng khiếp cho những anh em thương binh vừa được chuyển từ mặt trận về, vừa được lên bàn mổ hay vừa được mổ mà chưa khâu xong vết mổ, còn đang nửa mê nửa tỉnh.. đều phải ôm vết thương lang thang xuất viện mà không biết phải đi về đâu? nhà ở đâu mà về? Gia đình có đâu mà về? đơn vị ở đâu mà về? Vì họ được tản thương về đây từ mặt trận. 

Đây là một câu chuyện thê thảm nhất trong lịch sử chiến tranh quốc cộng, giữa Nam Bắc Việt Nam, giữa người Việt Nam với nhau. Ngay như trong cả 2 thế chiến, người ta cũng không có lối cư xử quá tàn bạo và nhẫn tâm vô nhân đạo như thế, huống là giữa những người Việt Nam cùng một dòng máu Lạc Hồng? 

Để giúp cho những người khốn khổ nầy, chúng tôi và một số dân chúng quanh chùa Vạn Hạnh (Phú Nhuận) kêu gọi được một số xe tư nhân, xe tắc xi, xích lô máy, xích lô đạp.. đưa giùm một số thương bịnh binh nặng, đang trong tình trạng giải phẫu dở dang.. đến các bệnh viện Đô Thành, Nguyễn văn Học, Chợ Rẫy, Grall và một số bệnh viện tư của người Hoa ở Chợ Lớn, kể cả 2 bệnh viện tư nhỏ của hai bác sĩ Nguyễn văn Tạo, Nguyễn duy Tài ở đường Pasteur.. để nhờ tạm chữa trị tiếp, chờ ngày cho họ về với gia đình.. 

Giờ nầy thật tình thời gian đã trôi qua quá lâu rồi, gần 30 năm rồi, thử hỏi dân chúng Miền Nam cũng như người Việt Nam ở hải ngoại nầy còn có mấy ai biết đến và nhớ đến một buổi chiều thê thảm nhất của anh em quân nhân chúng tôi, nhất là những anh em thương bịnh binh thuộc QLVNCH đang điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa đã bị xua đuổi thẳng tay một cách vô nhân đạo ra khỏi bàn mổ hay khỏi giường bịnh, do sự tiếp thu của Cục Quân Y của Quân Đội Nhân Dân BV? vào ngày 30 tháng 4 /1975 mà cộng sản gọi là ngày chiến thắng của họ trong chiến dịch xâm lăng Miền Nam Việt Nam có tên gọi là chiến dịch Hồ chí Minh!!! 

Đêm nay về Bàn Cờ nghỉ tạm, tôi không có một chút hứng thú nào khi ngồi trước một bữa cơm ngon của gia đình, tôi cũng trằn trọc suốt đêm không ngủ được chỉ mong cho trời mau sáng để được xem tận mắt cảnh "đổi đời"! Ước gì cảnh đó phải hoàn toàn khác hẳn cảnh mà tôi đã đích thân chứng kiến chiều hôm qua ở Gò Vấp! 

Ngày mồng 3 tháng 5/ 1975 

Không có chuyện gì làm, tôi lang thang tản bộ quanh khu chợ Sài Gòn, và đi lần về Thư Viện Quốc Gia, trong thâm tâm chỉ muốn gặp lại một người bạn của tôi là anh Hữu, quản thủ thư viện Quốc Gia. Có đến nơi mới thấy được cảnh mà cộng sản Bắc Việt gọi là bài trừ "Văn Hóa đồi trụy" : 

Sau ngày 30/4/75, một ủy ban gọi là "ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy" ra đời. Thành phần gồm một cán bộ Đảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ trên tay (mà người dân Sài Gòn gọi là mấy con "cọp 30"), tại Sài Gòn Chợ Lớn thì mỗi quận một tiểu ban, ở các tỉnh thì mỗi tỉnh một tiểu ban. 

"Văn hóa đồi trụy" được định nghĩa là tất cả những ấn phẩm thuộc mọi lãnh vực chánh trị, kinh tế, lịch sử (nhất là lịch sử), giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn nghệ, phim, ảnh. v.v... đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 30/4/1975 trở về trước, được in, chép hay thu vào băng nhựa, bằng tiếng Việt Nam hay bất cứ loại sinh ngữ ngoại quốc nào (trừ chữ Tàu và chữ Nga). 

Mục tiêu mà các "ông cọp 30" nhắm vào trước tiên là Thư viện quốc gia (national library) ở đường Gia Long. Tất cả sách bìa cứng bìa mềm, gáy tím gáy vàng, dày mỏng gì cũng đều được mang ra đường xé nát và đốt hết. Tội nghiệp cho mấy bộ tự điển và Encyclopédia chữ Anh chữ Pháp (trên 100 cuốn), và rất nhiều bộ sách quý thuộc các ngành Công Pháp quốc tế, Khoa Học Kỹ Thuật, Hàng Không và cả khoa học Không Gian,v.v... mà anh Hữu đã tốn công sưu tầm trên 10 năm dài để làm giàu cho thư viện của Đất Nước, trong phút chốc bị "cọp 30" xơi tái hết! Chúng tôi đến gần lượm từng tờ của bộ Encyclopedia lên xem mà ứa nước mắt... nhưng không dám hỏi thêm vì bị ngay một "cọp 3O" khoảng 16 tuổi tới đuổi: 

"Đi đi, tiếc gì mà coi, xé bỏ hết, đốt bỏ hết, nó là tiếng nước ngoài, của thực dân, của đế quốc đồi trụy, ru ngủ đầu độc dân tộc. Ta Độc lập rồi thì Ta cần gì ba cái thứ nầy nữa!!" 
Tội nghiệp! Thật là tội nghiệp!!! 
(Về sau mãi cho đến 1992 lúc chúng tôi sắp rời khòi VN, thì thư viện quốc gia nầy vẫn còn được cộng sản dùng làm "mặt bằng" cho mướn làm tiệc cưới và tiệc "liên hoan" của cán bộ công nhân viên các cấp). 

Mục tiêu kế tiếp của bọn "cọp 30" là Thư Viện Bộ Giáo Dục, các nhà sách ở khu chợ Bến Thành và dài dài vô đến Chợ Lớn... sau đó tiểu ban đi xét từng nhà khắp đô thành Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, ai sợ thì cứ tự mình đốt, bỏ... nếu xét gặp thì chắc chắn phải gặp khó khăn với mấy "ông cọp 30 trẻ" nầy. 

Về văn nghệ thì tất cả các bản nhạc in hoặc thu vào băng nhựa, nếu không phải loại nhạc lai căn (lai nhạc Tàu) từ nhóm văn công miền Bắc mang vào, đều được liệt vào loại "nhạc vàng của đế quốc Mỹ và tay sai", cấm lưu hành, xé đốt, hủy bỏ, ai lưu giữ sẽ có tội. Các kịch bản hay các vở tuồng cải lương, hát bộ v.v.. cũng phải được duyệt xếp loại lại (Bà Thiếu tá Cách Mạng đào hát Kim Cương phụ trách phần nầy). 

Nói tóm lại Bắc Việt chủ trương hủy bỏ tất cả những gì mà họ cho là tàng tích của Mỹ Ngụy từ 75 trở về trước, để đem thay thế vào đó những gì mà miền Bắc đang có và đang áp dụng, không cần biết có hợp với dân tộc Việt Nam hay không và cũng không cần lượng xét hậu quả sẽ như thế nào (có nghĩa là thay vì đẩy Miền Bắc tiến lên để theo kịp đà phát triển của Miền Nam, họ làm mọi cách nhằm kéo lùi Miền Nam thụt lùi lại vài chục năm, sao cho trình độ văn minh tiến bộ của hai miền Nam Bắc phải ở cùng nằm ở một trình độ kém phát triển như nhau... nhằm đưa đất nước Việt Nam vào con đường xã hội chủ nghĩa đúng theo lệnh của các quan thầy Liên Xô và Trung Cộng. Mãi cho đến cuối thập niên 80, lúc tôi ra khỏi trại tù cải tạo, lãnh đạo đảng Nguyễn Văn Linh nhờ chạy theo phong trào "đổi mới" của Liên Xô, mới chịu mở mắt ra và chừng đó mới thấy được là đảng cộng sản đã kéo cả đất nước và dân tộc Việt Nam đi lùi vào thời kỳ đồ đá... từ sau ngày cướp được chánh quyền mùa thu năm 1945 và nhất là để mất đi một cơ hội và một thời gian quá dài từ sau ngày nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam 30 tháng 4 1975.) 

Ngày 4 tháng 5 

Tôi đến nhà của Ngô công Đức vì nghe tin anh ta mới từ bên Pháp trở về Sài Gòn qua ngã Lào, Hà Nội (mang theo chiếc xe đạp). Đến nhà anh mới được biết là người vợ của anh đã sang ngang không biết vì lý do gì, (có thể vì hành động phản chiến của anh.) Đến đây tôi may mắn được gặp lại một người bạn thân, trung tá Nguyễn văn Binh, cựu quận trưởng quận Gò Vấp, (anh rễ của Ngô công Đức) may mắn có mặt tại Dinh Độc Lập từ sáng ngày 30/4, nhờ vậy tôi mới được biết thêm một vài chi tiết liên quan đến chuyện bộ đội Bắc Việt vào tiếp thu Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4. Tôi phải ghi lại gần như nguyên văn lời của ông bạn Nguyễn văn Binh của tôi như sau : 

"Sau khi chiến xa T.54 ủi sập một bên cổng chính của Dinh Độc Lập, (theo suy đoán của anh Binh thì đây là một hành động tượng trưng cho chiến thắng quân sự cuối cùng và quyết định của cộng sản Bắc Việt ) một số bộ đội tràn vào sân thượng hạ cờ VNCH xuống và treo cờ MTGPMN lên (chưa phải là cờ đỏ sao vàng của Bắc Việt ), một sĩ quan Bắc Việt có bộ đội hộ tống ập vào đại sảnh, nơi mà Tổng Thống Dương Văn Minh đang có mặt cùng với những người cộng sự viên thân tín nhứt trong Chánh Phủ của ông. Thấy vị sĩ quan nầy đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội nhân dân Miền Bắc, nên ông Minh tưởng rằng mình đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp. 

-"Thưa quan sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông" 

Sĩ quan nầy dùng danh từ "mầy tao" xẵng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng: 

- "Mầy dám nói là trao quyền hả? Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mầy làm gì có "quyền" nào để giao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng nầy đây.
Ngoài ra tao xác nhận với mầy là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chánh trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mầy không được ngồi xuống! 

Mặt tướng Minh co dúm lại. ông chợt hiểu là ông không gặp được những người của MTGPMN mà là những người cộng sản Bắc Việt, dù họ treo cờ Việt Cộng trên xe. Không phải là những người Miền Nam đã vào chiếm Dinh Tổng Thống, mà đang đứng trước mặt ông là những chiếc xe tăng, những sĩ quan và bộ đội Bắc Việt và họ đã đối đãi với ông không như bạn hay đồng bào, mà như một kẻ thù thất trận! 

Tướng Minh cố gắng tự kềm chế và dịu dàng hơn ông nói tiếp: 

- "Chúng tôi đã có dự trù sẵn một bữa cơm để tiếp các ông. Có yến, súp măng cua... 

Vị trung tá Bắc Việt ngăn ông lại và xẵng giọng: 

- "Bọn bây đang ở trong tình trạng bị bắt. Hãy giữ cái bếp tư sản của mầy lại đi. Chúng tao đã có cơm dã chiến của chúng tao, một nắm cơm nắm và một hộp thịt kho mặn" 

Sau đó sĩ quan nầy ra lệnh nhốt tất cả các tổng trưởng hiện diện vào một gian phòng, sau khi đã cho lệnh khám xét rất cẩn thận và không khoan nhượng trước sự hiện diện các nhà báo ngoại quốc đang làm nhiệm vụ quay phim, chụp ảnh lia lịa cảnh tượng lịch sử nầy. 

Sau đó ông Minh bị "bộ đội" bao quanh chĩa súng vào người ông, và vị sĩ quan cao cấp vung khẩu súng lục to đẩy ông lên một chiếc xe Jeep và phóng đi dưới hàng loạt ánh đèn chớp của máy ảnh và máy quay phim của báo chí. Ông được đưa đến đài phát thanh để ông phải lên tiếng kêu gọi lần chót với các binh sĩ còn đang tiếp tục chiến đấu. Vì chiến trận vẫn còn tiếp diễn gần như khắp nơi, ở ngoại ô, ở Chợ Lớn, chung quanh Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, ở khu vực gần Tân Cảng, trước trung tâm truyền tin Phú Lâm,... 

Đến 13 giờ, tướng Minh được đưa trở về Dinh Tổng Thống và bị nhốt dưới tầng hầm. " 

Cũng vẫn theo lời của anh bạn tôi: 

- Ông Nguyễn Văn Hảo đương kim Tổng trưởng Tài Chánh đã có mặt tại dinh Độc Lập ngày 30/4/75 với tướng Dương Văn Minh, cùng với nội các của ông Vũ Văn Mẫu và một số nhân sự phản chiến tự xưng là thành phần thứ ba (như Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Cứ, Võ Long Triều,v.v...). Khi ông Minh được đưa trở về đến Dinh Độc Lập thì ông Hảo lên tiếng, nói một câu "bất hủ" với sĩ quan chỉ huy Bắc Việt rằng: 

-"Tôi còn ở đây chờ quí vị, để trao cho quí vị một món quà, đó là trên 20 tấn vàng". 

Vị sĩ quan đó đáp ngay tức khắc: 

-"Đó không phải là quà mà là chiến lợi phẩm của chúng tao, tao phải tịch thu, mầy hãy trao ngay cho tao đi!". 

Và ông Hão đã dẫn người nầy đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam ngay chiều ngày 30/4/1975, trao 3 chìa khóa hầm vàng cho đại diện Bắc Việt, để chỉ dẫn họ cách thức lấy 20 tấn vàng dằn kho của VNCH ở Ngân Hàng nầy. Sau đó ông Hảo vẫn bị đưa về nhốt chung với các vị Tổng trưởng khác". 

.................. 

Ở nhà của Ngô công Đức, tôi được chứng kiến một cảnh "ngu dốt" của một toán bộ đội Bắc Việt, nói lên tình trạng quá lạc hậu đáng thương hại của người dân Miền Bắc nói chung: 

Trong lúc tôi và anh Binh anh Đức ngồi ở phòng khách trò chuyện thì có một toán chừng 6 anh "bộ đội" ập vào nhà "khám xét". 

Người chỉ huy cầm trong tay cái điện thoại và hách dịch hỏi anh Đức : 

Cái "đài" nầy là của anh? 
Phải, của tôi 
Anh làm "chức vụ" gì lớn lắm của Mỹ Ngụy mà có cái "đài" nầy? anh dùng cái đài nầy để liên lạc với Mỹ Ngụy và với CIA phải không? Tôi phải bắt anh ngay về cơ quan để "làm việc", mặc áo vô đi rồi theo tôi ngay. (vì lúc đó anh Đức ở trần) 
Xin lỗi anh tôi không đi đâu hết, cái nầy là cái điện thoại chớ không phải cái đài. 
Đồ ngoan cố, cái nầy là cái điện đài, tôi được lệnh bắt anh, vì trong nhà anh có một cái điện đài mà không chịu đi khai báo.. . . 
.. . . . . . . 
Tôi rời khỏi nhà anh Đức trưa hôm đó, lòng suy nghĩ miên man. Thật tội nghiệp cho cái anh chàng phản chiến Ngô công Đức nầy, giờ nầy chạm mặt với thực tế có lẽ anh mới sáng mắt thấy rõ trình độ của người dân Miền Bắc và mức độ giáo dục và ảnh hưởng tuyên truyền nhồi nhét của cộng sản là thế nào đối với dân chúng..! Tội nghiệp cho cái anh bộ đội quá ngu dốt nầy, và cũng thật quá tội nghiệp cho người dân Miền Nam của mình trong những năm tháng sắp tới... có lẽ phài chịu sống đau khổ triền miên vì cái tình trạng ngu dốt của kẻ xăm lăng thống trị, đến từ Miền Bắc... 

Ngày 5 tháng 5/75 

Tôi quyết định đến nhà anh chị bác sĩ Nguyễn văn Tạo ở đường Pasteur để tạm trú và tạm lánh mặt chờ ngày 15 tháng 6 là ngày trình diện đi "học tập". Ở đây có lẽ yên hơn là về Sadec (gia đình tôi) hay Cai Lậy (gia đình bên vợ tôi), dù sao ở ngay Sài Gòn chắc không bị những màn trả thù rùng rợn như ở tỉnh, như một số tin tức mà tôi được biết cho tới ngày hôm nay.. (như ở ngay tnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn Văn Thêm đều bị họ kết án là "có tội với nhân dân" mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu...Riêng anh trung úy Dù Nguyễn văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ ở Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.)

Sáng nay tôi phải lên thăm một thiếu tá tuyên úy Phật Giáo, đang là trụ trì tại một ngôi chùa ở Hạnh Thông Tây, và là người có trách nhiệm lo mọi công tác hậu sự cho quân nhân các cấp không may bị tử thương, và hằng ngày lo chăm nom săn sóc nơi an nghỉ cuối cùng của anh em quân nhân chúng tôi là "nghĩa trang quân đội Hạnh Thông Tây" nằm ở đối diện không xa với chùa nầy. 

Đưa tôi vào chánh điện lạy Phật xong ông dẫn tôi lên phòng riêng và khi chỉ còn có hai chúng tôi thì ông nín không nổi nữa, bật lên khóc sướt mướt, ấp úng nói không thành lời. Sau một lúc khá lâu bình tâm trở lại ông mới nói rõ cho tôi nghe là không phải ông khóc vì chuyện "mất nước", nhưng khóc vì động lòng từ bi trước cảnh mồ mả trong nghĩa trang quân đội mà ông có trách nhiệm săn sóc đã bị cộng sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày mồng 3 tháng 5 vừa qua. 

Mặc cho sự van xin cầu khẩn của ông (trong bộ áo nâu sòng của một thượng tọa) họ vẫn san bằng hết từ nhà xác, nhà liệm xác, nhà nguyện cho đến ngôi mộ cuối cùng...... Ông vừa nói vừa tức tưởi khóc: 

" Không hiểu sao họ quá tàn nhẫn như vậy? Họ nói là để lấy đất mà trồng trọt để nuôi nhân dân đang đói nghèo. Đất rộng như vầy, màu mỡ như vầy mà làm nghĩa địa thì phí của trời quá... độc ác với nhân dân quá!" 
Thật tội nghiệp cho vị tuyên úy Phật Giáo nầy. Ông quá thật tình, nhìn sự việc qua lòng từ bi của một tu sĩ, nên không hiểu là hành động nầy phải xuất phát từ chủ trương và chánh sách của người cộng sản mà nhất là cộng sản Miền Bắc, đội quân tiền phong của Quốc tế Cộng sản Đệ Tam Nga Tầu.! Dù họ là người Việt Nam nhưng tư tưởng, hành động và nhất là lương tâm của họ ngày hôm nay không còn thuộc về họ nữa. Họ phải theo đúng giáo điều Mác Lê, theo đúng lệnh của Staline, của Mao trạch Đông là những quan thầy trực tiếp điều khiển họ trong cuộc chiến tranh bành trướng về phương Nam nầy. 
Ông bạn tuyên úy của tôi cũng chất phác như người dân Miền Nam đã từng cho những lời "tố cộng" của chánh quyền hay của Phòng Chiến Tranh Chánh trị là những chuyện "đặt điều" cốt để tuyên truyền tác động tinh thần của quân cán chính Miền Nam. Bây giờ chỉ mới giáp mặt với một vài hành động của họ thôi, rồi đây có lẽ từ từ rồi họ sẽ thấy được bộ mặt thật của con người cộng sản nầy. Nhưng từ hôm nay cho đến đó người dân Miền Nam chúng ta chắc còn sẽ phải chịu nhiều cảnh thương đau cùng cực nữa... trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của họ. 

Tôi mời ông thiếu tá tuyên úy bạn tôi cùng lên nghĩa trang Biên Hòa để xem thử là họ đã ủi nghĩa trang quân đội ở đây chưa? Theo tin ông đã nhận được thì hình như họ cũng đã thực hiện công tác nầy rồi, cũng vào ngày 3 tháng 5. 

Có đi đến nơi chúng tôi mới thấy rõ được hiện trạng. Thật là thê thảm! Trước hết là tượng hình của một binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến qua tượng đài "Thương Tiếc", một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật rất có giá trị đặt bên vệ đường ở mặt tiền của nghĩa trang quân đội đã bị cộng sản phá nát bằng cốt mìn, và ủi sạch không còn một chút dấu vết..Cả nghĩa trang rộng lớn cũng đã biến thành bình địa! 

Trên đường về Hạnh Thông Tây cả hai chúng tôi yên lặng không trao đổi một lời nào, tôi tin chắc là cảm nghĩ của một người tu sĩ đương nhiên phải khác hẳn với cảm nghĩ của một chiến binh như tôi. Dù sao khi về đến chùa, trước khi giã từ, tôi cũng nói rõ cho Thầy tuyên úy bạn tôi thấy được cảm nghĩ của tôi: 

- Hành động quá ư tàn nhẫn đến dã man nầy thật không đúng là hành động của bất cứ người Việt nào nhất là ở Miền Nam Việt Nam. Từ ngàn xưa, đúng theo đạo lý và truyền thống của dân tộc Việt, người Việt Nam chúng ta ai cũng biết là "nghĩa tử là nghĩa tận" hay "chết là hết". Dù giữa cá nhân anh và tôi có thù hằn nhau cách mấy nhưng khi anh hay tôi có người đã nằm xuống rồi thì coi như mối thù đó được xóa bỏ vĩnh viễn, không ai còn muốn nhắc đến nữa. Vậy ủi hết mồ mả của quân nhân các cấp thuộc QLVNCH có nghĩa là gì đây? Nếu không muốn nói trước hết là nhằm "trả thù cho quân đội và nhân dân Miền Bắc"? sau đó lại "xóa sạch được vết tích của QLVNCH, người đã chết xóa trước, người còn sống xóa sau? trong chủ trương sửa lại toàn bộ lịch sữ trong tương lai đối với các thế hệ trẻ sau 1975, một trang sử đấu tranh dai dẵng của Quân Dân Cán Chính Miền Nam đã hy sinh làm tiền đồn ngăn chận làn sóng xăm lăng cộng sản, trong suốt gần 30 năm từ 1945 mà họ cần phải xóa bỏ ? Tôi nghĩ chỉ có như vậy họ mới đang tâm có những hành động phi nhân đạo nầy. Và chắc chắn trên toàn bộ Miền Nam Việt Nam các nghĩa trang quân đội đều phải chịu chung một số phận.
Dĩ nhiên rồi cũng phải đến số phận của chúng tôi... những chiến binh còn sống sót. 

Nhưng ngày nào còn có một chiến binh QLVNCH còn sống sót như cá nhân tôi thì ngày dó cộng sản Bắc Việt đừng hòng sửa được một trang sử nào!!! 

Chúng tôi xin tạm chấm dứt mấy trang "Hồi Ký Dang Dở" ở đây, và xin thành tâm cầu nguyện cho nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam chúng ta sớm được vĩnh viễn thoát khỏi ách độc tài đảng trị của bọn cộng sản vô thần khát máu và tàn bạo nầy. 


Dương Hiếu Nghĩa
 

-- 
Xin quý vị vui lòng dùng email mới: kqtuanbacao@gmail.com
vì email "tuan.ba.cao@gmail.com" đã bị "phá hủy". 
Thành thật cám ơn.


_____________________________________________________________
"Tuyệt vời của cuộc đời là sự khác biêt !" 
Nếu quý vị không muốn tiếp tục nhận, xin viết đến  kqtuanbacao@gmail.com
Thành thật cám ơn.
Cao Bá Tuấn
  
"Bạc lòng nhưng chẳng cam lòng
 



__._,_.___

Posted by: Tuan Ba Cao

Friday, December 25, 2015

CON BƯỚM ĐEN


On Wednesday, 23 December 2015, 21:57, "Sung Le  [kqvn]" <> wrote:


CON BƯỚM ĐEN                                                              

Bút ký của Nguyễn quang Thành                                               
Nguyên Giáo sư trường Nữ trung học Đà nẵng     
Lời người viết
:
Bài viết này là nén nhang thắp lên để tưởng nhớ anh tôi là Nguyễn quang Khóa, nguyên Trung tá phi công phản lực, Trưởng phòng kế hoạch Không đoàn 41 Chiến thuật, xuất thân khóa 61A SVSQKQ đã chết tại trại tù số 3 Kỳ sơn, Tam kỳ, tỉnh Quảng nam.-Chân thành cảm ơn anh Phan Trừng,và anh Dan Hoài Bửu, nguyên Trung tá phi công phản lực, bạn học cùng khóa của anh tôi, đã giúp tôi hoàn thành bút ký này.

Quý vị nào là bằng hữu, chiến hữu hoặc cựu tù binh biết về cái chết và mộ phần của anh tôi, xin liên lạc với tôi qua địa chỉ email: nguyenpierre24@yahoo.com. Xin đa tạ. 

Gia đình tôi ít anh em. Không phải do ba mẹ tôi hiếm muộn mà do thời gian ba tôi ở Pháp khá lâu. Hơn mười năm từ khi mẹ tôi sinh ra anh, hai ông bà mới gặp lại nhau, nên tôi kém anh tôi đúng một con giáp.Mặc dù khoảng cách tuổi tác sai biệt khá nhiều, nhưng anh em tôi đều có điểm tương đồng là yêu thích toán học và ôm mộng viễn du. Vì thế chúng tôi đều học ban khoa học Toán và tình nguyện gia nhập quân đội sau khi đậu tú tài toàn phần:
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai, nam bắc đông tây.
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

Mùa hè 1960, anh tôi nhập học khóa 61A SVSQKQ. Khoảng tháng sau lại có giấy báo nhập học ban Toán của trường Đại học sư phạm gửi về nhà, ba tôi mở ra, đọc đi đọc lại nhiều lần, mặt đăm chiêu, ra chiều nghĩ ngợi nhiều lắm.Mười năm sau, tôi cũng vừa thi vào đại học sư phạm, đồng thời làm đơn xin gia nhập trường Võ bị Đà lạt để được sống và học tập trong khung cảnh hào hùng và thơ mộng của vùng đất cao nguyên, mà tôi đã bị quyến rũ trước đây qua bài Ai Lên Xứ Hoa Đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên và một số hình ảnh của người sinh viên sĩ quan Đà lạt trong đoạn phim giới thiệu về trường Võ bị Quốc gia Đà lạt, đã chiếu tại trường vào dịp cuối năm lớp Đệ nhất ( lớp 12 ) tại trường Quốc học, Huế.

Tôi đã trúng tuyển vào trường đại học sư phạm nhưng không thấy giấy báo nhập học trường Võ bị Quốc gia Đà lạt gửi về nhà. Vì thế, sau này tôi đã trở thành một giáo sư khoa học tại một trường nữ trung học đúng theo ý nguyện của ba mẹ tôi, nhưng tôi không bao giờ quên được hình ảnh hào hùng và lịch lãm của người trai thế hệ mà mình mơ ước.Sau khi học đại học sư phạm được vài tháng, nhân một buổi ăn tối của gia đình, ba tôi mới ôn tồn cho tôi biết là ông đã nhận được giấy báo của trường Võ bị Quốc Gia Đà lạt gửi về nhà, nhưng ông không cho tôi biết, vì anh tôi đã là pilote de guerre vào sinh ra tử trên bốn vùng chiến thuật ( ba tôi có thói quen nói nửa Việt nửa Pháp, như ông thường viết các toa thuốc cho bệnh nhân ).

Anh tôi du học tại Hoa kỳ năm 1961. Gia đình tôi đều đặn nhận được thư từ và hình ảnh của anh tôi, chụp tại các trường huấn luyện phi công, luôn luôn kèm bên chiếc phi cơ đã bay, hoặc các hình ảnh chụp tại các tiểu bang đã đi qua nhân dịp cuối tuần hoặc các dịp lễ lạc. Tôi ước mơ một ngày nào đó mình cũng được như vậy. Ngoài thư từ gửi cho gia đình, anh tôi còn gửi cho chị M.T., sinh viên trường CSYT, con gái của một người bạn của ba tôi, mà ba tôi đã chấm theo tiêu chuẩn: Công-Dung-Ngôn-Hạnh cho anh tôi, trong lúc hai người chưa một lần gặp gỡ.Nhiều lần tôi cảm thấy xót xa cho chị, khi chị đưa lá thư anh gửi cho tôi xem với hai câu thơ mở đầu: Người ơi, gặp gỡ làm chiTrăm năm biết có duyên gì hay không Năm 1963 anh về nước.

Hai câu thơ trên trích trong tập truyện Kiều của cụ Nguyễn Du mà anh đã lồng vào trong bức thư, gửi cho chị M.T. như một định mệnh đã an bài.Ba tôi đã phải nói lời xin lỗi với cha mẹ chị, vì việc đi hỏi chị là do ba tôi đơn phương quyết định.Một lần nữa, ba tôi lại đăm chiêu, suy nghĩ nhiều lắm.Dĩ nhiên, anh tôi từ đó không về nhà, cứ ở mãi Sài gòn. Lúc đầu, anh ở Liên Phi đoàn 33 Vận tải tại căn cứ Tân sơn nhất, sau đó chuyển qua Phi đoàn 518 Khu trục tại căn cứ Biên hòa.Thỉnh thoảng anh gửi thư cho ba mẹ tôi nói rằng anh quen một người con gái gốc Bắc, con của một sĩ quan cấp tá, bạn của cậu tôi. Chị là sinh viên trường Đại học Luật khoa Sài gòn và cũng là bạn cùng học tại ĐHLK với anh tôi ( sau khi ở Hoa kỳ về, anh lại ghi danh học ĐHLK).Chị có tên rất ấn tượng: Phạm Chất L. Thư từ giữa hai anh chị chất đầy như núi. Một lần vào cư xá thăm anh, tôi tò mò đọc được một lá thư của chị gửi cho anh, với bài thơ mà tôi chỉ nhớ được hai câu:
Đời phi công có mấy người chung thủy.
Mỗi đường bay thay một cánh hoa yêu Hay một lá thư khác:                                                                           
Oublie, c'est le nom d'une fleurN'oubliez pas, c'est le v&oelig;ux  de mon c&oelig;ur        ( Xin người giữ lấy hoa quên. Và đừng quên nhé lời nguyền trong tâm )

Chị cũng không quên ép vào những trang thư tình màu tím một con bướm đen đậu trên nhánh hoa Forget Me Not. Điều này làm tôi liên tưởng đến sự trùng hợp màu sắc một cách ngẫu nhiên: Bộ áo bay của anh tôi màu đen với khăn quàng cổ màu tím, tôi thường thấy anh tôi mặc trong những phi vụ đặc biệt. Đời phi công thật hào hùng và bay bướm.

Trong tủ sách anh tôi để lại cho tôi học, tôi thích thú khi đọc cuốn Đời phi công của Toàn Phong, Chuyến bay đêm (Vol de nuit ), Cõi người ta (Terre des hommes) của nhà văn phi công Saint Exupery. Càng thích thú hơn, khi biết Toàn Phong là bút hiệu của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, tác giả cuốn Hình học Không gian không thua kém gì các cuốn Géométrie dans L'espace của Le Bosse hoặc của Caronner mà anh em tôi xem như là quyển Tự điển Toán Hình học Không gian. Suy cho cùng, toán học và văn chương tuy thuộc hai phạm trù khác nhau nhưng luôn luôn có sự tương quan logic. Toán học tuy khô khan, nhưng nhà toán học lại là người rất nhạy cảm. Sự nhạy cảm là khởi đầu cho bao đề tài lãng mạn trong văn chương.

Thời gian dần trôi, tình hình chiến sự ngày càng ác liệt, anh tôi được điều động ra căn cứ Đà nẵng. Ác liệt nhất là trận đánh Tết Mậu Thân 1968 và sau đó là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cố đô Huế dịp Tết Mậu Thân, chiếc Khu trục cơ  Skyraider AD6 do anh  tôi lái bị bắn với chi chít lỗ đạn phòng không của Bắc quân, đặc biệt là bánh đáp bị bắn gãy nhưng anh tôi đã đáp bụng an toàn. Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cổ thành Quảng trị, chiếc phản lực cơ A 37 của anh tôi bị bắn rơi trên bầu trời cổ thành, anh đã nhảy dù thoát hiểm và may mắn được một trực thăng cứu thoát, đưa về căn cứ Đà nẵng an toàn. Năm đó, tôi đang học năm thứ hai. Vừa ra khỏi giảng đường, một con bướm đen to bằng bàn tay, bay lởn vởn và đậu trên vai tôi vài tích tắc rồi biến mất. Sau đó tôi gặp một viên thiếu úy phi công trực thăng đến trường tìm một người bạn, vô tình kể lại chuyên anh ta vừa cứu thoát một thiếu tá phi công phản lực A 37 bị bắn rơi tại Quảng trị, tôi nghe chuyện và hỏi tên người phi công lâm nạn, thì ra người phi công phản lực đó chính là anh tôi.

Sau này, trong tập san Lý Tưởng của binh chủng Không quân có đăng bài Cánh Thiên Thần Trên Bầu Trời Cổ Thành Quảng Trị của ký giả L.R.viết về anh lúc cánh dù bung ra từ chiếc phản lực cơ lâm nạn trên vùng trời lửa đạn.Bạn bè cùng khóa 61 A SVSQKQ và các khóa sau đã có nhiều người ra đi không bao giờ trở lại như tráng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch không hẹn ngày về. Chiến tranh đồng nghĩa với mất mác, đau thương, cô đơn và giá lạnh:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi.
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi......
Chinh phu, tử sĩ mấy người.
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn.

Biến cố khó quên đối với gia đình tôi xảy ra vào ngày 29/3/1975 sau khi tôi nhận bằng tốt nghiệp và sự vụ lệnh bổ nhiệm làm giáo sư tại trường trung học được vài tháng. Đà nẵng đang trong cơn hấp hối. Tình hình chiến sự vô cùng căng thẳng. Anh tôi một mình lái xe jeep ra nhà, hối hả chở cha mẹ tôi vào phi trường Đà nẵng, còn tôi không liên lạc được phải chạy một mình ra cảng Tiên sa mong thoát thân bằng đường biển.Vừa đến cảng thì bị pháo kích dồn dập, tôi chỉ kịp nằm bẹp xuống một mương nước, và chiếc vali trong tay tôi rơi lúc nào cũng không hề hay biết. Một quả đạn pháo kích rơi ngay trước mặt tôi chừng mươi thước, đúng lúc một chiếc xe jeep trờ tới, mọi người trên xe bị hất tung lên và trở thành tro bụi trong phút chốc.

Quá hoảng sợ, tôi chạy lùi theo một số người tìm đường ra biển Sơn trà.Lúc này có một vài chiếc phi cơ bay vút qua, hướng ra biển Đông. Tôi ngửa mặt lên trời, ước gì ở trên cao có anh tôi thấy để cứu vớt tôi. Thế nhưng, tất cả đều đã bay xa cho đến khi chỉ còn là vài chấm đen trên nền trời ảm đạm.Lúc này tôi đã ra đến bờ biển Sơn trà, gặp được một chiếc tàu đánh cá đang đậu cách bờ chừng vài trăm thước. Mừng quá, tôi cởi vội quần áo và lao nhanh xuống biển. Lúc tay tôi chạm vào mạn tàu cũng là lúc trên bờ xuất hiện vài người có vũ khí cầm tay, ra hiệu cho tàu vào bờ. Một số người trên tàu vội vã kéo tôi lên đồng thời tàu nổ máy chạy thẳng ra khơi.Nhóm người võ trang nhắm thẳng vào tàu bắn liên tục nhưng chỉ làm bị thương một người trên tàu, còn lại đều vô sự.

Một tiếng sau, tàu này được tàu hải quân Việt nam Cộng hòa cứu vớt và chuyển lên một chiến hạm của hải quân Hoa kỳ.Trên boong tàu, tôi đưa mắt nhìn vào phía đất liền. Mịt mù trùng khơi. Biển vây kín biển cả. Tiếng sóng vỗ ào ào. Tàu lắc lư chao đảo. Tôi ngửa mặt lên trời, tự nhủ:  Có phải đây là giờ phút vĩnh biệt của anh em tôi? Đột nhiên bầu trời trở nên u ám, vài hạt mưa đã rơi nhanh xuống sàn tàu.

Sau này, qua một người quen cho biết:  khuya 29/3/1975 anh tôi đã lên và lái một chiếc phản lực cơ A 37 ra phi đạo nhưng không thể cất cánh được vì đã bị hư hại. Vì thế anh tôi đã trở thành tù binh tại trại tù số 3 Kỳ sơn, Tam kỳ, tỉnh Quảng nam.Hơn một năm sau, trong lúc gia đình đang ăn cơm trưa, bỗng nhiên có một con bướm đen to bằng bàn tay, bay vòng vòng trong phòng và đậu trên vai từng người rồi cuối cùng đậu ngay chính giữa bàn thờ gia đình. Năm phút sau, nhận được tin báo là anh tôi đã chết, nằm trong một bụi cây bên ngoài trại tù chừng 800 mét. Mọi người đều sửng sốt, bàng hoàng nhưng không dám bật thành tiếng khóc.Đến khi bình tĩnh lại, nhìn về phía bàn thờ, con bướm đen cũng đã vỗ cánh bay ra khỏi nhà.Đêm hôm đó, tôi nằm mơ thấy anh tôi mặc bộ áo bay màu đen với khăn quàng cổ màu tím, đang lái chiếc xe jeep về nhà nhưng máu đã đẫm ướt phi bào.Sáng dậy, nhớ lại giấc mơ đêm qua, tôi cảm thấy một vị đắng, chua cay tràn ngập cổ họng.

Tôi nghe như đâu đây phảng phất tiếng hát .của một nữ ca sĩ nỗi tiếng một thời:
Ngày xưa khi anh vừa khóc chào đời.
Mẹ yêu noi gương người trước đặt lời......
Người phi công giữa khung trời.
Vẫn còn mang số phận con người.

Bất giác hai dòng nước mắt tuôn trào lúc nào không hay.Hai mươi năm sau, một mình tôi trở lại vùng rừng thiêng nước độc, nơi anh tôi đã bị lưu đày, khổ nhục. Trại tù giờ đây chỉ là một vùng lau lách đầy cỏ dại, rất khó xác định. Nghĩ mình đã vượt núi, băng rừng, lội suối trong mùa nước lũ, chẳng lẽ bó tay trở về.Trời đã nhá nhem tối, tôi thì thầm khấn nguyện anh tôi. Bỗng từ đâu một con bướm đen to bằng bàn tay bay đến trước mặt tôi, như có ý dẫn đường. Tôi tiếp tục khấn nguyện. Con bướm đen bay vòng vòng, tôi chạy theo và bị té sấp vào một bờ đất.

Sau phút hoảng hốt, tôi lồm cồm bò dậy và nhận ra một số nấm mộ nho nhỏ nằm khuất dưới đám cỏ dại. Tất cả gồm 12 nấm mộ vô chủ. Người dân địa phương cho biết đó là mộ của tù binh tại trại 3 Kỳ sơn. Tôi vội vàng hốt 12 nắm đất bỏ vào 12 bao nilon nhỏ và đánh dấu theo số thứ tự, rồi đến nhà dân xin ngủ tạm qua đêm.Sáng hôm sau về lại Tam kỳ, tìm đến nhà một thầy ngoại cảm. Thầy cho biết anh tôi nằm ở ngôi mộ số 3.Tuy nhiên tôi vẫn mong trong tương lai, khi bài viết này của tôi được nhiều người biết đến, tôi có thể có nhiều tin tức hữu ích và cụ thể để xác định chính xác mộ phần của anh tôi.   Con Bướm Đen - Gia Đình KQVNCH 
    
Con Bướm Đen - Gia Đình KQVNCH CONBƯỚM ĐEN                                   Bút ký của Nguyễn quang Thành




__._,_.___

Posted by: loc huong 

HUẾ SAU MẬU THÂN 1968. TỔ ĐẶC CÔNG TRINH SÁT VC BỊ LỰC LƯỢNG CSQG/THỪA THIÊN HUẾ BẮT GIỮ.


From: huemauthan1968
Sent: 12/22/2015 11:32:04 A.M. Central Standard Time
Subj: Huế sau Mâu Thân 1968.

Xin Quỳ vị phổ biến rộng rãi:

HUẾ SAU MẬU THÂN 1968. TỔ ĐẶC CÔNG TRINH SÁT VC BỊ LỰC LƯỢNG CSQG/THỪA THIÊN HUẾ BẮT GIỮ.

LIÊN THÀNH

                                                              
                    Khối Kỷ Thuật UBTTTAĐCSVN
                    P.O.BOX 6147. Fullerton, CA.92834
 Phone: 626-257-1057. Email: ubtttadcsvn.vg@gmail.com
                 Web:http://ubtttadcsvn.blogspot.com
                                  _________________
                      Orange County, CA.USA. Ngày 22/12/2015.
                   (Trích Huế Mậu Thân 1968. Trang 292-319)
                         
Liên Thành                                                                                                
 HUẾ SAU MẬU THÂN 1968
LÊ VIẾT KIỂU, TÊN CHỈ HUY LỰC LƯỢNG TRINH SÁT ĐẶC CÔNG THÀNH BỊ LỰC LƯỢNG CSQG/THỪA THIÊN-HUẾ BẮT SỐNG TẠI THÔN VỸ DẠ, QUẬN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN.
                                   ______________                                                                      

                 
Trưởng Ty CSQG  Liên Thành (đứng  thứ 3 từ trái sang, hàng trước) và các nhân viên đã bắt trọn ổ Đặc Công Việt cộng  xâm nhập  vào năm 1971 - - Trong đó có tên Lê Viết Kiểu (đứng thứ 2 từ trái sang), Đại đội trưởng Trinh sát Đặc Công. Chính tên này đã sát hại nhiều dân Huế trong trận Mậu Thân. Trên ngực của Trưởng Ty CSQG là khẩu súng Tiểu Liên K6 tịch thâu của tên Lê Viết Kiểu. Súng Tiểu Liên K6 vừa được khối Cộng sản Quốc Tế đưa vào chiến trường miền Nam trang bị cho những đơn vị đặc công thi hành các công tác quan trọng. Khẩu súng nầy Trưởng Ty  giao cho Thiếu Tá Trương Công Ân, Phụ Tá Ngành CSDB /Bộ Chỉ Huy Thừa Thiên mang vào tặng Thiếu Tướng Tư Lệnh Cảnh Sát Nguyễn Khắc Bình. Sau đó Tư Lệnh tặng Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Tổng Thống VNCH tặng lại cho Đại Tướng William Westmoreland, Tư Lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam khi ông nầy hết nhiệm kỳ về nước. Hiện khẩu súng nầy nằm tại bảo tàng viện Chiến Tranh Việt Nam của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

SauTết Mậu Thân kể từ tháng 3/1968 kéo dài đến gần hết mùa hè năm 1969, mọi hoạt động quân sự cũng như hạ tầng cở sở địch có thể nói hầu như không ghi nhận một sự kiện nào đáng kể, ngoài vụ chúng tôi bắt tên Hồ Tỵ bí danh Sơn Lâm. Lý do chính là bọn chúng đã thiệt hại quá nặng về cả 3 mặt trận: quân sự, chính  trị, tình báo, nhất hạng là các cơ sở tình báo, đám nằm vùng, và quan trọng nhất là lực lượng hạ tầng cơ sở hầu như đã bị vô hiệu hóa gần hết. Như chúng ta đã biết một trong những yếu tố để thành công trong cuộc chiến tranh du kích đó là hạ tầng cơ sở, nay hạ tầng cơ sở đã bị lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt Thừa Thiên-Huế triệt hạ, thì cán bộ tình báo lấy gì để bám vùng hoạt động, và lực lượng quân sự của bọn chúng cũng phải bó tay.
Gần hai năm kể từ sau Mậu Thân đến cuối đông 1969, Thừa Thiên Huế dân chúng được hưởng những ngày tháng thanh bình, khắp toàn tỉnh hầu như không có một họat động nhỏ nào của cộng quân. Vì sau vụ thất bại Mậu Thân, tàn quân của bọn chúng thất thểu, đói khát chạy trốn đến tận biên giới Lào, cán bộ tình báo, cán bộ tỉnh ủy, thị ủy còn sống sót thì ẩn núp thật kỹ trên vùng núi xanh, bọn chúng không dám mò về đồng bằng vì sợ bị tiêu diệt. Tôi nhớ có đọc được một chỉ thị của cơ quan khu ủy Trị-Thiên gởi cán bộ các cấp, cơ quan khu ủy Trị Thiên nhận định đại để là:
Hiện tại ở những vùng đồng bằng Trị Thiên tình hình rất căng. Địch đang mở những cuộc hành quân càn quét lớn. Trong chính sách bảo vệ cán bộ, khu ủy Trị Thiên đã ra lệnh cấm cán bộ các cấp xuống họat động tại các vùng đồng bằng…”
Với tình hình an ninh tốt đẹp như vậy, nhưng chúng tôi vẫn không chủ quan, lơ là. Các toán tình báo của lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt từ cấp quận lên đến cấp tỉnh vẫn bám sát vùng họat động, cán bộ điều khiển vẫn tiếp xúc thường xuyên với các đầu mối xâm nhập.
Nếu tôi nhớ không lầm thì cuối tháng 8/1969  Anh Nguyễn … Trưởng toán I- 66, trình tôi một bản tin mà anh ta vừa mới tiếp xúc với tình báo viên trong một chiến dịch xâm nhập:
“Lê Viết Kiểu đội trưởng đơn vị Trinh Sát Đặc Công Thành cùng với hai tên trinh sát đặc công đã theo chỉ thị của cơ quan Tỉnh Thị Ủy đã xâm nhập vùng thôn Vĩ Dạ. Mục đích của chúng là điều nghiên tình hình, địa thế, mục tiêu tại vùng Quận III Thị xã Huế, mở cuộc tấn công chớp nhoáng mục tiêu này nhằm gây tiếng vang chính trị.”.
Đọc xong bản tin tôi suy nghĩ rất lâu, giá trị của bản tin nầy ngoài việc giúp cho lực lương Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế biết trước, nắm vững tình để đề phòng cuộc tấn công đặc công của bọn Cộng Sản, nhưng nếu chịu khó suy nghĩ và cẩn thận hơn, thì bản tin nầy có giá trị rất cao, nó báo cho chúng ta thấy rằng những ngày thanh bình của Thừa Thiên Huế sắp sửa chấm dứt, Cộng Quân sau gần hai năm kiệt quệ, bọn chúng đã hồi sinh, bắt đầu mở trận đánh thăm dò và cũng có dụng ý tuyên truyền rằng chúng có tiềm năng quân sự.
Bàn xong công việc với anh trưởng toán tình báo I-66 Nguyễn …, tôi gọi Đại Úy Trương Công Ân, phụ tá Đặc Biệt và Đại Úy Trần Văn Trinh, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực gặp tôi ngay. Đưa bản tin cho cả hai cùng đọc, xong tôi hỏi ý kiến của hai anh ta:
Hai anh nghĩ sao? Theo tôi chúng ta cần ra tay ngay. Đám trinh sát đặc công nầy nếu chúng ta không chận bọn chúng sớm, hậu quả sẽ vô cùng tai hại. Bọn chúng sẽ đột kích một trong những đơn vị của chúng ta như Bộ Chỉ Huy, hoặc quận đường Quận III, hoặc Tiểu Khu v.v…
Không kịp để cho Ân và Trinh trả lời, tôi đứng dậy chỉ vào bản đồ quân sự tỷ lệ 1/100000 treo trên tường:
- Theo chỉ dẫn trong bản tin, hiện 3 tên nầy đang trú ẩn tại đây.
Tôi vừa nói vừa dùng cây bút chì mở màu đỏ khoanh tròn trên bản đổ vị trí của 3 tên đó.
- Ân, Trinh, hai ông nghĩ sao?
- Đồng ý với anh, bắt ngay bọn nầy càng nhanh càng tốt thì chúng ta mới có một số tin tức cần thiết để chận đứng cuộc đột kích của bọn chúng vào thành phố.
Trinh cũng gật đầu đồng ý với Ân, Tôi nói với Ân và Trinh:
- Chúng ta phản ứng ngay. Trong vòng ba mươi phút nữa chúng ta sẽ họp tại Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực.
Xoay qua Đại Úy Trinh tôi nói:
1- Gọi Đại Úy Tý Đại đội trưởng Cảnh Sát Dã Chiến, trước khi sang họp chuẩn bị sẵn sàng 3 trung đội, trang bị tác chiến và lựu đạn cay
2- Mời ông Cố vấn trưởng, và cố vấn Ủy Ban Phượng Hoàng tham dự họp.
 Ân Gọi Cố Vấn Đặc Biệt mời ông ta 30 phút nữa dự họp, anh nhớ mang theo chuyên viên thẩm vấn giỏi, nếu bắt được bọn chúng, tôi muốn chuyên viên của anh thẩm vấn ngay tại chỗ, mình cần những tin tức nóng để cấp thời có thể phản ứng ngay.
Ba mươi phút sau, tại phòng hội của Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế mọi người đã có mặt đông đủ:
- Đại Úy Trần Văn Trinh Trung Tâm Trưởng TTHQCL kiêm Phụ Tá Tổng Thư Ký Ủy Ban Phượng Hoàng tỉnh (hiện định cư tại WA State)
- Đại Úy Trương Công Ân Trưởng Phòng Cảnh Sát Đặt Biệt, (hiên định cư tại Nam California)
- Đại Úy Trần Văn Tý Đại Đội trưởng Đại Đội Cảnh Sát Dã Chiến. (hiện định cư tại San Diego, California)
- Thiếu Úy Dương Văn Sỏ, Trưởng G-2 và 3 nhân viên thẩm vấn. (Đã mất tại California).
- Ông X... Cố Vấn Cảnh Sát Đặc Biệt.
- Thiếu Tá X… Cố Vấn chương trình Phượng Hoàng Tỉnh.
- Ông X… Cố vấn Trưởng Bộ Chỉ Huy CSQG/Tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Vừa thấy tôi, cả ba viên Cố vấn Mỹ xúm vào hỏi:
- Chief Thành, có chuyện quan trọng?
- Đúng, Trinh Sát Đặc Công Việt Cộng xuất hiện gần thành phố quá.
- Mời ba vị ngồi, tôi sẽ thuyết trình ngay bây giờ.
Tôi bắt đầu buổi thuyết trình rất vắn tắt vì cần thì giờ để hành động.





                           

Liên Thành Trưởng Ty CSQG/Thừa Thiên Huế đang thuyết trình tình hình địch.
                         HÀNH QUÂN BẮT GIỮ 
      TOÁN ĐẶC CÔNG TRINH SÁT VIỆT CỌNG
Tôi báo cho anh em và phía Cố Vấn Mỹ biết tôi vừa nhận được báo cáo một toán Trinh Sát, đặc công Việt Cộng hiện đã có mặt chỉ cách Bộ Chỉ Huy chúng ta không  quá 6 cây số. Toán Đặc Công Trinh Sát nầy do tên Lê Viết Kiểu chỉ huy. Lê Viết Kiểu cũng là tên chỉ huy lực lượng Đặc Công Trinh Sát tấn công vào Quận III trong Tết Mậu Thân. Và cũng chính y là tay phụ tá đắc lực của  Đại Tá Công An Nguyễn Đình Bảy đã bắt bớ, bắn giết, quá nhiều đồng bào vô tội tại Quận III và Quận II Thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Hơn 300 nạn nhận bị bắt tại Dòng Chúa Cứu Thế trong đó có Thượng Nghị Sĩ Trần Điền và sau đó bị chôn sống tại vùng Lăng Xá Bầu Lăng Xá Cồn mà thủ phạm chính là tên Lê Viết Kiểu nầy.
Nay y hướng dẫn một toán Trinh Sát Đặc Công về tiếp cận thành phố với mục đích là điều nghiên tình hình để chọn mục tiêu bất thần đột kích gây tiếng vang về chính trị.
Tôi quyết định mở cuộc đột kích cấp tốc bắt tên nầy và đồng bọn của hắn.
Kế hoạch đột kích của tôi như sau:
1- Thời gian:
Ngay sau khi chấm dứt phiên họp nầy, ba mươi phút sau lực lượng đột kích của chúng ta xuất phát.
2- Lực lượng:
3 Trung đội Cảnh Sát Dã Chiến
20 nhân viên Cảnh Sát Đặc Biệt
1 Tiểu đội “biệt kích” của tôi
3- Chỉ Huy:
Chỉ huy tổng quát cuộc đột kích: Trưởng ty Cảnh Sát, Đại Úy Liên Thành.
Phụ Tá: Đại Úy Trần Văn Tý.
4- Phối trí lực lượng:
Mục tiêu là một căn nhà gạch, mái ngói, nằm cách Bộ Chỉ Huy CSQG Tỉnh không quá 6 cây số, bên kia Đập Đá, thuộc thôn Vỹ Dạ, căn nhà nằm bên phía tay mặt cách tỉnh lộ Huế-Thuận An khoảng 500 mét. Theo tin tức của toán I-66, từ tỉnh lộ Huế-Thuận An vào đến mục tiêu là một đường hẻm nhưng xe lớn có thể chạy vào được, vì thế tôi chia lực lượng đột kích ra hai toán: Toán bao vây và toán tấn công lục soát.
- Toán bao vây:
Gồm 3 trung đội Cảnh Sát Dã Chiến do Đại Úy Trần Văn Tý Đại đội trưởng Đại Đội 102/CSDC chỉ huy. Đại Úy Trương Công Ân Trưởng Phòng CSĐB và 20 nhân viên đi cùng toán bao vậy của Đại Úy Tý.
- Toán tấn công lục soát:
Lực lượng Cảnh Sát chúng ta là lực lượng bán quân sự, không đủ kinh nghiệm tác chiếm mà lần nầy chúng ta phải đụng đầu vói toán Trinh Sát Đặc Cộng của Cộng sản một bọn rất lì lợm, sắt máu, đối thủ của bọn chúng là quân lực VNCH chứ không phải chúng ta. Vì lẽ đó mà tôi sử dụng tiểu đội “biệt kích” của tôi làm thành phần tấn công và lục soát mục tiêu, vì họ là những anh em quân nhân biệt phái đã từng có kinh nghiệm tác chiến. 
Tôi nghĩ lần nầy khó khăn hơn những lần trước, bọn cảm tử nầy không dễ dàng đầu hàng chúng ta đâu. Tôi đích thân chỉ huy tiểu đội “biệt kích” tấn công và lục soát mục tiêu. Trong trường hợp nếu tôi bị loại, người thay thế tôi là Đại Úy Trần Văn Tý, và Đại Úy Trương Công Ân phụ tá cho Đại Úy Tý.
5- Kế hoạch hành động:
a- Khởi hành tại Bộ Chỉ Huy, xe tôi dẫn đầu, kế đến đơn vị “Biệt Kích”, tiếp theo xe của Đại Úy Tý và 3 trung đội Cảnh Sát Dã Chiến, cuối cùng là xe của Đại Úy Ân và toán Cảnh Sát Đặc biệt.
Theo báo cáo của trưởng toán I-66, con đường vào xóm nầy rất rộng, vì thế xe tôi đến ngay trước mặt nhà là chúng ta đổ quân ngay.
b- Tôi và toán “biệt kích” sẽ xông thẳng vào nhà, 3 trung đội CSDC của Đại Úy Tý ngay lập tức bao vây thật kín căn nhà đó, nhớ chận ngay mặt sau.
c- Để bảo vệ sinh mạng cho những người trong gia đình, đơn vị Cảnh Sát Đặc Biệt của Đại Úy Ân tiếp theo vào nhà và đưa hết mọi người trong gia đình đó rời khỏi nhà trong thời gian nhanh nhất. Sau đó tùy theo tình hình, Đại Úy Tý tăng cường cho tôi một tiểu đội lục soát thật kỹ trong nhà.
d- Các đơn vị trưởng nhớ cho ý định của tôi là bắt sống bọn nầy, vạn bất đắc dĩ mới phải hạ sát, bởi lẽ chúng ta cần khai thác tin tức.
e- Cho dù cuộc đột kích nầy có kết quả hay không, để tránh phiền toái sau nầy, trước khi rời khỏi ngôi nhà đó Đại Úy Ân chịu trách nhiệm lập biên bản lục soát nhà và yêu cầu chủ nhà ký vào.
f- Khi chúng tôi bắt đầu xuất phát, Đại Úy Trinh, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, thông báo với Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu, và Chi Khu Phú Vang, Hương Thủy, đơn vị chúng ta xin vào vùng đó, và nếu có đơn vị nào của Chi Khu Phú Vang đang họat đông trong vùng đó thì yêu cầu chi khu Phú Vang thông báo cho họ biết.
g- Kinh nghiệm những lần truớc, mỗi lần đụng việc, nhiều đơn vị không có trách nhiệm vẫn chen vào hệ thống truyền tin, gây khó khăn trở ngại, vì vậy lần nầy Đại Úy Trinh yêu cầu các bộ chỉ huy nếu không có việc khẩn cấp, yêu cầu im lặng vô tuyến, nhường hệ thống truyền tin FM-1, FM-5 cho đơn vị đột kích làm việc.
Các đơn vị trưởng có gì thắc mắc không?
Trong khi chờ đợi trả lời các câu hỏi của anh em, tôi xoay qua hỏi ba viên cố vấn của tôi:
- Ba ông có câu hỏi gì không?
Viên cố vấn trưởng hỏi tôi:
- Chief Thành, chúng tôi có thể giúp gì cho ông và anh em cảnh sát?
- Lần nầy có vẻ hơi khó khăn một tý, vì chúng tôi đụng đầu với toán trinh sát đặc công, bọn nầy rất hung bạo và liều mạng, có thể có thương vong hoặc bị thương. Xin ông trực máy với tôi. Nếu có anh em nào bị thương, ông vui lòng gọi trực thăng phía ông, chở họ ra chữa trị ở tàu hạm đội.
- Chief yên tâm, nhiệm vụ của tôi. Tôi có thể đi theo Chief trong cuộc đột kích nầy được không?
- Được, nhưng với điều kiện ông đi cùng với Đại Úy Ân ở toán sau an toàn hơn.
- Ok, Chief, ông đã quên tôi là cựu sĩ quan USMC Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ
Tôi cười, nhìn ông ta nhẹ nhàng nói:
- Tôi nhớ… Đại Úy…. USMC…
Viên Cố Vấn Đặc Biệt và Phượng Hoàng đương nhiên họ không đi vì chính họ và ngay cả tôi cũng không muốn họ đi.
Anh em không có câu hỏi nào, tôi nói lớn trong phòng hội:
“Ba mươi phút sau có mặt đông đủ tại sân bộ Chỉ Huy và chúng ta xuất phát”.
Ba mươi phút sau, tôi nhớ đó là vào khoảng hơn một giờ trưa ngày 28 tháng 8 năm 1969, xuất phát từ Bộ Chỉ Huy Tỉnh, tôi dẫn đầu đoàn xe trực chỉ thôn Vỹ Dạ.
Xe chuyển bánh tôi miên man suy nghĩ về cuộc thảm sát Mậu Thân rồi bây giờ chuyện này. Đã gần 2 năm kể từ sau tháng 2 Mậu Thân 1968 cho đến nay tháng 8/1969, Huế sống trong cảnh thanh bình, đêm không nghe tiếng đại bác từ xa vọng về, không ánh hỏa châu soi sáng, không còn thấy những cổ quan tài trên xe nhà binh phủ cờ chạy ngang qua thành phố. Huế đã quá đủ với những đoàn người khăn tang trắng, âm thầm giọt lệ theo sau những xe tang kéo dài từ cầu Tràng Tiền lên tận Ba Đồn. Đã gần hai năm qua, Huế yên hàn vô sự, Huế thoi thóp hồi sinh trong điêu tàn đổ vỡ của trận giặc Mậu Thân. Huế đã quá nhiều đau thương, Huế còn sức nào để chịu đựng thêm những sợ sệt kinh hoàng? Bây giờ Đặc Công Trinh Sát Việt Cộng lại xuất hiện sát cận Huế, có nghĩa là giết chóc hành hạ sắp đến với dân Huế. Giết người Huế như thế vẫn chưa đủ sao hỡi những kẻ sát nhân tàn bạo, sắt máu Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam?
                    
Trưởng ty CSQG Liên Thành phối hợp với Cố Vấn Mỹ trước giờ xuất phát
Đoàn xe vừa qua khỏi Đập Đá phải giảm tốc độ tối đa, chạy rất chậm vì dân chúng bày hàng buôn bán chắn cả lối đi. Đồng bào thấy đoàn xe cảnh sát, lại thấy tôi dẫn đầu đoàn xe, một vài người hỏi lớn:
- Có chuyện chi rứa ôn Ty? Việt Cộng về hả?
Tôi cười trả lời họ:
- Không có chi, hành quân cảnh sát.
Dân Huế mỗi khi thấy tôi dẫn đầu một đoàn xe như vậy, họ thường nghĩ 2 chuyện có thể xảy ra, một là có biểu tình lên đường xuống đường của đám sinh viên và quý thầy tranh đấu, hai là có Việt Cộng ở  mô đó, vì theo như họ nói với nhau:
“Cái ôn Ty ni mỗi lần dẫn cảnh sát đi như rứa là đi dẹp biểu tình hay là đi bắt Việt cộng đó!”
Đoàn xe vừa rời khỏi khu vực đông người, tôi gọi máy cho Tý và Ân bằng bạch văn:
-Tý, Ân, Tango gọi.
-Tôi nghe, tôi nghe, thẩm quyền.
- Khoảng năm phút nữa mình sẽ rời tỉnh lộ Huế-Thuận An đi vào đường làng nằm bên phía tay mặt. Từ đó đến mục tiêu khoảng bốn trăm mét mà thôi. Nhắc lại, khi tôi dừng xe là mình đổ quân ngay. Tôi và tiểu đội “biệt kích” sẽ chạy rất nhanh chiếm căn nhà, anh điều động 3 trung đội bao vây, nhớ chận nút mặt sau cho kỹ. Đại Úy Ân cho người vào di tản tất cả mọi người trong căn nhà đó ngay.
- Nhận rõ thẩm quyền.
Ngay khi đó Trinh gọi tôi:
- Trình thẩm quyền tôi đã liên lạc với Chi Khu Phú Vang và Hương Thủy rồi. Không có chi trở ngại, trong vùng hiện có một Đại Đội Địa Phương Quân đang nghỉ dưỡng quân tại đó. Chi khu đã báo cho đơn vị đó biết rồi.
- Tôi nhận anh rõ.
Vừa nói dứt câu với Đại Úy Trinh xe tôi cũng vừa dừng ngay cổng căn nhà mái ngói đó, khi ấy khoảng gần 2 giờ chiều.
Tôi và tiểu đội “biệt kich” phóng nhanh vào mặt trước ngôi nhà. Tôi ước lượng thời gian chỉ khoảng 30 giây đồng hồ tôi và bán tiểu đội đã đứng sát vào vách tường mặt trước của ngôi nhà, bán tiểu đội kia chạy ra chận mặt cửa phía sau.
Về phần lực lượng của Đại Úy Trần Văn Tý chỉ khoảng 2 phút sau 3 trung đội Cảnh Sát Dã Chiến đã bao vây kín căn nhà.
Đại Úy Trương công Ân và viên Cố Vấn Trưởng cũng đã chạy nhanh vào đứng sát tôi. Vì căn nhà ở vào vị trí không xa con đường làng, nên cuộc bao vây chỉ vài phút là hoàn tất.
Tôi đứng ép sát vào cửa chính và nói lớn vào nhà:
 - Tôi là Đại Úy Liên Thành Trưởng Ty Cảnh Sát, căn nhà đã bị chúng tôi bao vây, yêu cầu mọi người trong nhà đi ra ngoài sân ngả cửa chính.
Tôi nghe có tiếng đàn bà trả lời giọng nói hoảng sợ, mất bình tĩnh:
- Dạ, dạ… xin đừng bắn… cho hai mẹ con của con đi ra…
Người lính “biệt kích” của tôi la to:
- Không bắn mô, đi ra đi… hai tay phải để trên trốt (đầu).
- Dạ, dạ… mẹ con tui ra đây…
Người đàn bà và đứa bé khoảng 10 tuổi vừa xuất hiện ngay cửa chính đã được Đại Úy Trương Công Ân nắm tay lôi chạy về phía góc trái của sân trước, đứa bé nắm vạt áo mẹ chạy phía sau.
Người sĩ quan cảnh sát chạy trước, người đàn bà níu áo anh ta và đứa nhỏ chạy sau lưng. Sĩ quan cảnh sát Trương Công Ân đang cố gắng đưa họ thoát khỏi vùng nguy hiểm. Đã hơn bốn mươi năm qua, vậy mà hình ảnh cảm động này vẫn còn giữ mãi trong ký ức  tôi về tình quân dân của người lính và Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, lúc nào cũng nghĩ đến sinh mạng của người dân vô tội, thậm chí cả những kẻ chứa chấp Việt Cộng như người đàn bà này cũng được bảo vệ đối xử tử tế. Buồn thay cho đất nước, những tên đồ tể khát máu cộng sản lại thắng cuộc chiến, để rồi cho hơn 35 năm nay chúng vẫn hống hách bạo quyền thẳng tay hành hạ đánh đập người dân vô tội
Trở lại chuyện lục soát ngôi nhà, người đàn bà và đứa bé vừa ra khỏi cửa chính, tôi làm thủ lệnh cho 6 nhân viên “Biệt Kích” xâm nhập vào phía trong căn nhà, kế đến là tôi, viên cố vấn trưởng. Thoạt đầu chúng tôi hết sức dè dặt cẩn thận, súng cầm tay sẳn sàng nhả đạn, bán tiểu đội “biệt kích” bít cửa sau cũng vào trong nhà phối hợp với chúng tôi để lục soát.
Tiểu đội “biệt kích”, tôi và viên cố vấn trưởng, chúng tôi tổng cộng 13 người, 26 con mắt lục soát trong một ngôi nhà nhỏ vậy mà chẳng tìm ra được một vết tích gì, một chỉ dấu nào có hầm bí mật chứa bọn Đặc Công Trinh Sát Việt cộng trong nhà. 
Tôi rút tiểu đội “biệt kích” ra ngoài, Đại Úy Tý cho một tiểu đội CSDC thay thế chúng tôi tiếp tục tìm kiếm. Đứng dưới mái hiên của ngôi nhà tôi vẫn nghĩ và tin tưởng là tình báo viên của chúng tôi cung cấp tin tức đúng,  nhưng bọn chúng trốn ở đâu mà không tìm ra thật kỳ lạ!...
Thuở khi chưa ở lính, còn là Hướng Đạo sinh thường chơi “trò chơi lớn” trong Hướng Đạo đi tìm “kho tàng”, “báu vật”, “mật thư” v.v… tôi là tay đội trưởng có hạng thường kiếm ra rất nhanh. Bỗng nhiên tôi không hiểu từ đâu, hay chỉ là một tình cờ như có ai đó mách nhỏ cho tôi, một ý tưởng lóe lên trong đầu, tôi gọi lớn hai người lính trong đội “biệt kích”:
- Ánh!, Thêm! kiếm một cái thang trèo lên trên mái hiên xem có gì không.
Có tiếng Thêm trả lời:
- Khỏi cần thang, ôn để tui treo lên cây vú sửa nhìn được rồi.
Chưa đầy hai phút sau, Trung Sĩ Thêm la lớn:
- Ôn ơi! Cẩn thận, tụi hắn đây rồi….tụi hắn ở trên đầu Ôn…Ôn và ông Cố vấn dựa vào vách lui ra phía sau ngay đi! Coi chừng tụi nó tung lựu đạn!
Lại có tiếng của Thêm:
   -Ánh! Đưa cây súng lên cho tau, tau bắn sang tụi hắn.
Thì ra khi treo lên cây vú sữa, Thêm không mang súng. Tôi la lớn:
- Đừng bắn! đừng bắn! bắt sống tụi nó! Gọi bọn chúng đầu hàng đi.
Miệng la lớn, tay tôi vừa chỉ lên trần mái hiên, làm dấu cho viên cố vấn biết bọn Việt Cộng đang ở trên đó, viên cố vấn hiểu ý, tôi lùi dần theo sát bức tường và viên Cố Vấn theo tôi.
Tôi vừa lùi khoảng được ba bốn bước, thì một loạt AK nổ dòn trên đầu tôi. Bọn chúng bắt đầu khai hỏa, ngay lập tức hằng loạt súng nổ rền. Súng nổ trước sân, súng nổ sau vườn, súng nổ bên hông nhà. Tôi la lớn:
Ngừng bắn… ngừng bắn… Ngừng bắn!…
Hơn một trăm cây súng nổ đồng loạt khai hỏa làm sao kiểm soát được, trong khi mục tiêu thì không thấy đâu cả. Một lần nữa tôi la lớn:
   - Tý, Ân, cho lệnh anh em ngừng bắn.
Tiếng súng đã ngừng. Trung sĩ Thêm chạy lại nói với tôi:
- Ôn ơi, tụi hắn nằm trên máng xối, khoảng giữa mái nhà và mái hiên.
Thì ra vậy! Vì không có khoảng rộng nên bọn chúng chẳng nhắm vào chúng ta được, và chúng tôi cũng chẳng bắn được chúng. Vì mái hiên được đúc bằng ci-ment bọn chúng thì nằm ở vị trí cao nên không thể bắn lên đó được, hằng loạt súng vừa rồi anh em chỉ bắn thị uy mà thôi, chẳng trúng vào đâu cả.
Tôi trèo lên cây vú sữa để quan sát, rõ ràng là bọn chúng nằm trong khe nhỏ giữa mái nhà và mái hiên nên không xoay chuyển thân người được.
Từ cây vú sữa, tôi cất giọng nói lớn:
Tôi là Đại Úy Liên Thành, trưởng ty Công An VNCH, các anh đã bị lực lượng chúng tôi bao vây. Các anh đầu hàng đi, chúng tôi không muốn hạ sát các anh. Đừng sợ, các anh sẽ được đối xử đàng hoàng.
Vẫn chưa có tiếng trả lời của bọn chúng.
Trong khi đó thì trên hệ thống máy truyền tin bắt đầu bận rộn, 3 Bộ Chỉ huy Quận I, II, III và các các xe tuần tiễu lưu động trong thành phố gọi về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực báo cho trung tâm biết súng nổ nhiều và rất gần thành phố, họ không biết chuyện gì xảy ra. Tôi nghe giọng của Đại Úy Trần Văn Trinh, Trung Tâm Trưởng:
- Tất cà các đơn vị im lặng vô tuyến, thẩm quyền Tango chỉ huy anh em CSDC, CSĐB đang bắn nhau với Việt cộng ngay thôn Vỹ Dạ, gần Đập Đá, tất cả im lặng để hệ thống cho Tango điều động anh em.
Khoảng một phút sau, tôi tiếp tục kêu gọi bọn chúng:
- Tôi cho các anh một phút nữa, nếu các anh không đầu hàng, tôi cho lệnh nổ súng.
Tôi nói Tý cho sáu tay súng treo lên cây vú sữa và cây khế gần đó sẵn sàng tác xạ vào mái mái nhà và mái hiên hạ sát bọn chúng khi có lệnh tôi. Cho lệnh bộ phận bao vây căn nhà di chuyển về một bên tránh tầm đạn đi của sáu xạ thủ.
Đợi Tý điều động xong, tôi kêu gọi bọn chúng lần chót:
“Đây là lần kêu gọi cuối cùng, tôi đếm từ một đếm mười, nếu các anh không đầu hàng tôi ra lệnh nổ súng, tôi bắt đầu đếm..…”
- Một!...
- Hai!...
- Đừng bắn… đừng bắn… cho chúng tôi đầu hàng…cho chúng tôi đầu hàng… đừng bắn….
Tôi hỏi bọn chúng:
- Các anh có bao nhiêu người?
- Chúng tôi có ba người.
- Có bao nhiêu súng và lựu đạn?
- Ba súng AK-47 và một súng nhỏ. Và 12 lựu đạn.
- Được rồi, tôi cho bắc thang, các anh từng người một bò lui, người của tôi sẽ nắm 2 chân của các anh lôi ra, chỉ người mà thôi, nếu mang theo súng và lựu đạn, các anh sẽ bị bắn hạ ngay. Nghe rõ chưa?
- Nghe rõ.
- Súng và lựu đạn để nguyên trên đó.
- Nghe rõ.
- Từ trên thang, khi hai chân vừa chấm đất hai tay phải bỏ trên đầu ngay, nếu không, hoặc có ý, hoặc hành động chống cự, các anh sẽ bị bắn hạ ngay. Nghe rõ chưa? 
- Nghe rõ.
- Tốt, bây giờ các anh đợi, khi nghe tôi nói bắt đầu thì người thứ nhất bắt đầu trườn người lui cho đến khi người của chúng tôi nắm chân lôi ra. Nghe rõ chưa?
- Nghe rõ.
Sáu tay súng của Tý đã bố trí vẫn ngồi yên trên cây sẵn sàng nổ súng khi có lệnh. Chiếc thang cao đã được kê vào mép của mái hiên.
Trung Sĩ Ánh đã sẵn sàng trên chiếc thang, tôi nói lớn:
 - Bắt đầu, người thứ nhất bắt đầu trườn lui.
Tôi vẫn đứng trên cành cây vú sữa quan sát. Trong một lỗ nhỏ khoảng trống của mái nhà và và mặt bằng của mái hiên tôi thấy lò ra một đôi chân rồi toàn thân người xuất hiện:
Một tên Việt Cộng mặc quân đùi và ở trần. Tên nầy chân vừa chấm đất, hai nhân viên CSDC đã dứng đợi sẵn và còng tay y ngay. Và cứ thế chỉ trong vòng khoảng hơn 5 phút cả ba tên đã xuống đến đất và đã bị còng tay.
Bọn chúng có ba tên, và nằm hàng dọc. Chân thằng thứ nhất đạp đầu thằng thứ hai, chân thằng thứ hai đạp đầu thằng thứ ba.
Đại Úy Trương Công Ân và số anh em Cảnh Sát Đặc Biệt bắt đầu thẩm vấn ba tên Việt Cộng đó để xác định tên tuổi, đơn vị, cấp bậc, chức vụ, trong khi đó thì nguyên tiểu đội “biệt kích”đã treo lên mái hiên, và đang lục soát. Có tiếng của Trung Sĩ Trọc la to trong chỗ trú ẩn của ba tên đó vọng ra:
- Ôn ơi! Có 3 cây AK báng xếp, một cây súng tiểu liên nhỏ lạ lắm, và 3 bịch lựu đạn.
Tôi nói lớn:
- Cẩn thận coi chừng bọn nó gài lựu đạn, chuyền súng ra trước, lựu đạn sau. Lựu đạn mà nổ, “en” không tan xác thì cũng đen thui như thằng Tây đen, mạ “en”  nhìn không ra đó.
- Dạ, ôn đừng lo, tui cẩn thận lắm.
Từ trên cây vú sữa tôi trụt xuống đất gọi Đại Úy Trinh bằng bạch văn:
- Trinh, Tango gọi.
- Tôi nghe thẩm quyền.
- Gọi trình Bộ Chi Huy CSQG/ Khu I, Bộ Tư Lệnh CSQG/Sàigòn. Thông báo Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu Thừa Thiên,  kết quả cuộc hành quân:
Bắt 3 Trinh Sát Đặc Công, tịch thu 3 AK -47 báng xếp, một súng tiểu liên nhỏ chưa xác nhận được danh tánh, 12 lựu đạn chày (nội hóa). Lực lượng hành quân vô sự.
Ân nói lớn:
-Trình anh, tôi hỏi nó rồi, cây súng đó tên là K-9 lọai vũ khí mới vừa đưa vào chiến trường Miền Nam, trang bị cho các cấp chỉ huy Đặc Công Trinh Sát. Loại súng nầy giống như súng lục và nếu rút báng xếp ra, nó là súng tiểu liên, băng đạn cong giống như băng đan súng AK 47, nhưng là loại đạn ngắn và nhỏ, loại đạn 9 ly. 
Trong ba tên tên nầy, tên mập nhất là Lê Viết Kiểu, đội trưởng Đặc Công Trinh Sát của cơ quan Thành Đội, hiện tại nó thay thế Hồ Tỵ, trưởng ban An Ninh.
Viên Cố vấn của tôi cũng đang líu lo trên hệ thống truyền tin của ông ta, chắc là đang báo cáo kết quả hành quân về Bộ Chỉ Huy của ông ta.
Ân  đưa cho tôi xem 3 cây Ak -47 báng xếp còn mới nguyên, và cây tiểu liên K-9. Viên cố vấn của tôi trầm trồ nhìn 4 cây súng, tôi lấy một cây Ak -47 giao cho viên cố vấn và nói:
- Chúng tôi tặng ông, là một kỷ niệm của cuộc hành quân nầy.
Tôi bất chợt nhìn ra cổng chính và con đường làng trước mặt nhà, hỡi ôi! Đồng bào đã tụ tập hồi nào quá đông, có đến khoảng gần 300 người, họ muốn vào xem mặt mấy thằng Việt Cộng ác độc đã giết hại quá nhiều đồng bào trong Tết Mậu thân 1968. Đại Úy Trần Văn Tý hỏi tôi:
- Có cho đồng bào vào coi không ôn?
- Cho họ vào nhưng anh và anh em phải để ý họ, và yêu cầu họ trật tự.
Chỉ huy trưởng BCH/CSQG/Phú Vang và một số nhân viên cảnh sát của hai Bộ chỉ Huy Phú Vang và Hương Thủy cũng đã có mặt, tôi giao cho anh ta lo vấn đề an ninh trật tự trong đám đông đồng bào đang  đứng ngoài đường và trước cổng căn nhà.
Đài truyền hình Huế (đài số 9) và báo chí địa phương cũng đã hiện diện, họ làm phóng sự và quay phim. Mọi chuyện đang trong vòng trật tự thì bỗng có một người đàn bà từ trong đoàn người vào xem mặt mấy tên Việt Cộng rời khỏi đám đông đi ra chỉ ngay mặt tên Lê Viết Kiểu:
- Bà con ơi, tui biết thằng ni, hắn là thằng Kiểu người làng tui, hắn đi theo Việt Cộng mấy chục năm rồi. Năm ngoái Mậu Thân hắn bắn nhiều người lắm.
Thêm một bà nữa nhảy vào chỉ mặt tên Kiễu và chưởi:
Tổ cha mệ nội mi, đồ Việt Cộng ác ôn. Mùng 3 Tết Mậu Thân mi bắt dôn (chồng) của tau, mi bắn dôn tau chết ngoài sân. Em rọt (ruột) tau là Nghĩa Quân mi bắt, mi dắt em tau đi, mi dắt hắn đi mô mà gần hai năm rồi cả nhà tau đi tìm không ra. Tổ cha mi hí!
Có tiếng la trong đám đông: “Đả đảo Việt Cộng!”
Và mọi người la to “đã đảo!”
Lại có tiếng la to trong đám đông: “Ôn Ty ơi! Bắn đầu tụi hắn đi, đừng nuôi uổng cơm tù!”
Đài truyền hình Huế, báo chí địa phương được dịp hả hê tha hồ quay phim, phóng sự cảnh đồng bào chưởi bới ba tên Việt Cộng, nhưng chúng tôi thì bắt đầu lo vì đám đông dân chúng đã có dấu hiệu nỗi giận, mà như vậy nếu xảy ra bạo động sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của 3 tên Việt Cộng nầy.
Ân, Tý, và viên Cố vấn đang đứng gần tôi, tôi nói ngay với họ:
- Chúng ta phải cho ba thằng Việt Cộng rời khỏi vùng nầy ngay, bằng không để chậm dân chúng nỗi giận xông vào thì thật nguy hiểm cho ba thằng đó mà cũng khó cho mình giải quyết.
Mình sẽ cho ba thằng Việt Cộng đi giữa, Tý chỉ huy trung đội mở đường, cho 2 trung đội đi hai bên,  Ân và 20 Cảnh Sát Đặc Biệt bít phía sau, tôi, ông Cố vấn cùng tiểu đội “Biệt kích” đi sau cùng. Ra đến cổng đưa cả ba thằng lên ngồi xe tôi, băng sau, bốn “biệt kích” sẽ ngồi băng sau canh bọn chúng. Xe Tý mở đường, kế đến xe tôi, rồi đến xe của 3 trung đội CSDC, và cuối cùng là Ân, viên Cố vấn và CSĐB.
Hai anh nghe  rõ chưa?
- Nghe rõ.
- Bây giờ tôi sẽ nói vài câu với đồng bào, và chúng ta bắt đầu di chuyển rất nhanh ra khỏi vùng nầy. Hai anh sửa soạn đi.
Tôi đứng ngay bậc thềm đi vào cửa chính của căn nhà và nói lớn:
   - Thưa đồng bào, chúng tôi xin cám ơn đồng bào! (Tôi cũng chẳng biết là cảm ơn đồng bào về chuyện gì, nhưng tôi biết rằng bây giờ tôi phải nịnh đồng bào để đồng bào khỏi xơi tái 3 tên Việt Cộng này!), bây giờ xin đồng bào giải tán, nhường đường cho chúng tôi di chuyển đem ba tên Việt Cộng nầy về Bộ Chỉ Huy. Xin cám ơn đồng bào!
Chúng tôi hộ tống ba tên Việt cộng ra xe một cách nghiêm trọng và cẩn thận vì sợ đồng bào căm thù bọn chúng mà gây nên bạo động.
“Tổ cha mệ nội mi, đồ Việt Cộng ác ôn. Mùng 3 Tết Mậu Thân mi bắt dôn của tau, mi bắn dôn tau chết ngoài sân. Em rọt tau là Nghĩa Quân mi bắt, mi dắt em tau đi, mi dắt hắn đi mô mà gần hai năm rồi cả nhà tau đi tìm không ra. Tổ cha mi hí!”
“Ôn Ty ơi! Bắn đầu tụi hắn đi, đừng nuôi uổng cơm tù!”
                   
Lê Viết Kiểu là tên mập nhất có dấu X, người đàn bà giao liên đứng sau
- Thưa đồng bào, chúng tôi xin cám ơn đồng bào! Bây giờ xin đồng bào giải tán, nhường đường cho chúng tôi di chuyển đem ba tên Việt Cộng nầy về Bộ Chỉ Huy. Xin cám ơn đồng bào!
                       
                 Đặc Công Trinh Sát Thành Lê Viết Kiểu ngồi giữa
Tại Trung Tâm Thẩm vấn, Ân áp dụng chiến thuật cũ: “xa luân chiến”, và chỉ trong vòng chưa đến 24 giờ, Đại Úy Ân đã trình tôi bản phúc trình đầy đủ cuộc thẩm vấn tên Lê Viết Kiểu.
Đúng hắn là Lê Viết Kiểu, Mậu Thân 1968 hắn là đại đội trưởng Đại Đội Trinh Sát thuộc lực lượng Cánh Nam do Đại Tá VC Thân Trọng Một chỉ huy tấn công vào Quận III Thị xã Huế và các vùng ráp ranh giữ Quận III và quận Hương Thủy.
Trong suốt thời gian 26 ngày chiếm Huế, hắn là tay phụ tá đắc lực cho Đại Tá công an Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh. Vụ bắt gần 400 đồng bào trong đó có thượng nghị sĩ Trần Điền tại Dòng Chúa Cứu Thế  thuộc Quận III Thị xã Huế, và sau đó đem chôn sống tại Lăng Xá Bàu, Lăng Xá Cồn chính hắn là thủ phạm.
Hắn cũng đã chỉ một số hầm chôn tập thể tại một số vùng thuộc quận Hương Thủy và  quận Phú Thứ.
Hiện tại hắn giữ chức vụ Trưởng Ban An ninh Huyện Hương Thủy, thay thế Hồ Tỵ bí danh Sơn Lâm đã bị chúng tôi bắt.
Công tác xuống đồng bằng của hắn lần này là hoạt động điều nghiên một số mục tiêu trong thành phố Huế để đơn vị Đặc Công Thành sẽ bất thần tấn công gây tiếng vang đối với quốc tế. Các mục tiêu mà nó điều nghiên là:
- Bộ Chỉ Huy Giang Đoàn 32 Xung Phong trên đường Lê Lợi, Quận III.
- Câu Lạc Bộ Sĩ Quan trên đường Lê Lợi thuộc Quận III.
- BCH/CSQG/Quận III trên đường Duy Tân Quận III.
- Quận đường Hành Chánh Quận III trên đường Nguyễn Huệ, Quận III.
Tóm lại, vụ bắt sống được Tổ Trinh Sát Đặc công của tên Lê Viết Kiểu và đồng bọn đã giúp cho BCH/CSQG Thừa Thiên Huế:
1- Ngăn chận được mưu đồ của Cộng quân định tấn công đặc công vào Thị xã Huế.
2- Phát hiện thêm một số hầm chôn tập thể nạn nhân Mậu Thân 1968.
3- Phá vỡ đường dây nội thành của bọn Trinh Sát, Đặc Công tại Quận III và vùng ráp ranh Quận III- Hương Thủy.
4- Lượng định tình hình và khả năng địch trong thời gian tới.
Riêng Lê Viết Kiểu và đồng bọn, chúng tôi không đưa ra xét xử tại Ủy Ban An Ninh Tỉnh, mà chúng tôi truy tố bọn chúng ra tòa Án Quân Sự Mặt Trận Vùng I với tội danh: Sát nhân với trường hợp gia trọng.
Chúng tôi sau đó cũng bắt giữ người đàn bà đã chứa chấp Lê Viết Kiểu và đồng bọn và truy tố bà nầy ra Ủy Ban An Ninh Tỉnh với tội danh: nuôi dưỡng, chứa chấp cán bộ Trinh Sát Đặc Công Cộng Sản. Bà này sau đó bị tòa án kết án vài năm tù.
Sau ngày 30/4/1975 hai cán bộ cao cấp ngành An ninh Bình Trị Thiên-Huế, Hồ Tỵ Bí danh Sơn Lâm, và Lê Viết Kiểu đã đi lục khắp các trại giam tìm tên một số anh em CSQG Thừa Thiên Huế và tên Công An Ngụy Liên Thành ác ôn, nhưng theo bọn chúng, tiếc thay (!) vẫn không tìm ra tông tích tên ác ôn nầy!
Đến đây tôi lại nhớ đến Đại Tá Tỉnh Trưởng Lê Văn Thân, người đã từng đề nghị cho tên Hồ Tỵ quy chế chiêu hồi và nhớ luôn câu ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời giặc Cộng có thương dân mình”. Khi chúng tôi đề nghị bản án tử hình và chuyển qua Tòa Án Quân Sự Mặt Trận thì rốt cục Hồ Tỵ được hưởng án mười mấy năm tù, ở được mấy năm thì đến năm 75, hắn trở lại hiện nguyên hình là một tên ác thú như cũ: đi lùng sục tất cả các nhân viên CSQG Thừa Thiên Huế để trả thù và đặc biệt là tìm tên Trưởng Công An Ngụy Liên Thành.
Cho đến bây giờ, nghĩ lại, tôi và anh em trong BCH LLCSQG Thừa Thiên Huế đã quyết định đúng khi từ chối đề nghị quy chế chiêu hồi cho tên đại đổ tể Hồ Tỵ. 

__._,_.___


Posted by: Nmh5475

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List