Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân
Lệ Tuyền
Hàng năm, cứ đến ngày 1-11, thì đa số những người Việt Nam yêu nước chân chính, thì đều thấy lòng xót đau khi hồi tưởng về cái chết bi thương của Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ: Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn.
Và khi nhắc đến sự sụp đổ của
Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, qua các sách báo, thì mọi người đã biết đến
những kẻ đã nhúng vào máu.
Song tiếc rằng, ít ai nói đến ba
vị Sĩ quan đã chết dưới cờ, chỉ vì họ trung thành với Chính Nghĩa Quốc Gia, nên
hôm nay, người viết bài này muốn nhắc đến ba vị Sĩ quan trung thành đó:
Trước hết, là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh
Lực Lượng Đặc Biệt. Vào thời điểm đảo chánh, Trần Văn Đôn đã gọi điện thoại cho
ông, nói là mời đến họp. Và trước phiên họp của cái gọi là « Hội
Đồng quân Nhân Cách Mạng » Đại tá Lê Quang Tung đã lớn tiếng:
« Chúng bay đeo lon, mặc áo,
thụ hưởng phú quý, lạy lục để được Tổng Thống ban ơn, mà nay lại dở trò bất
nhơn bất nghĩa … ».
Đại tá Lê Quang Tung chỉ kịp nói đến đó, thì liền bị cựu Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại úy, Tùy viên của tướng Lê Văn Kim, lôi
lên chòi canh trên sân thượng của tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu bắn chết ngay.
Em ruột của Đại Tá Lê Quang Tung là Thiếu Tá Lê Quang
Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt, được tin cũng liền chạy sang Bộ Tổng
Tham Mưu để xem hư thực, thì cũng bị Đại úy Lê Minh Đảo dùng súng bắn chết tức khắc.
Sỡ dĩ người viết bài này, chưa muốn nêu lên tài
liệu, và nhân chứng sống, là vì muốn cựu Tướng Lê Minh Đảohãy nghiêm khắc với chính mình mà lên tiếng nhận tội giết
cả huynh đệ Đại Tá Lê Quang Tung và Thiếu Tá Lê Quang Triệu. Song nếu Tướng Lê Minh Đảo vẫn im lặng thì người viết phải xin nhị vị
nhân chứng sống, một vị là Thiếu tướng và một vị là Đại Tá QLVNCH, hãy lên
tiếng trước công chúng.
Riêng Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân,
thoát chạy, nhưng sau đó cũng bị chính thuộc hạ là Hải quân Trung úy Nguyễn Văn
Lực, Sĩ quan tùy viên bắn chết trên chiếc xe Traction màu đen. Về cái chết của
Đại Tá Hồ Tấn Quyền thì nhiều người đã biết.
Người viết chỉ muốn nói với cựu tướng Lê Minh Đảo: Kể từ phút giây hạ thủ để bắn chết nhị huynh đệ của Đại Tá Lê Quang Tung
và Thiếu Tá Lê Quang Triệu cho đến hôm nay, có bao giờ ông nhớ lại hai tấm
thân nhuộm đầy máu của nhị vị Sĩ Quan ưu tú của quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã
phải gục chết bởi
họng súng của
ông hay không?!
Không hề có cái gọi là « Cách Mạng »:
Từ những kẻ từng tự xưng là « cách mạng » trong
cuộc đảo chánh hụt vào ngày 11-11-1960, thường gọi là «Nhóm Caravelle » do
« ông » Luật sư Hoàng Cơ Thụy đứng đầu. Song những người trong « Nhóm
Caravelle » lại nhận một số tiền là 500.000 đồng, từ tay của một người Mỹ
tên Gouder thuộc hãng buôn American Trading, để làm « cách mạng »!
Đến cái gọi là « Hội Đồng Quân Nhân Cách
Mạng ». Sau khi giết chết Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô
Đình Nhu, thì họ cũng đã nhận từ tay của Lucien Conien tại văn phòng của Đại tướng Lê Văn Tỵ với
số tiền là sáu triệu đồng bạc Việt Nam. Sau đó, họ đã cùng nhau chia nhau ăn
uống với những đồng tiền máu đó.
Như vậy, cả hai lần làm « cách mạng »,
những kẻ này đều có nhận những đồng tiền thuê mướn của ngoại nhân, để giết chết
vị Tổng Thống và cũng là vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa. Vì thế, những kẻ này không bao giờ được gọi là « cách mạng » cả,
mà thực chất họ chỉ là những tay đâm thuê, chém mướn.
Về Dương Hiếu Nghĩa, tôi xin trích những lời của
cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, trong cuốn sách Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống
Ngô Đình Diệm nơi trang 170:
« Còn thiếu tá Dương
Hiếu Nghĩa, dù ông có cố cải chính, nhưng căn cứ vào hành động của ông, cũng
như một số nhân chứng, chỉ có những người ngây thơ tới mức ngu xuẩn mới tin là
ông không nhúng tay vào vụ thảm sát này. Ai đã cắt cử ông đi trong đoàn xe này?
Ông có nhiệm vụ gì mà vào nhà thờ gặp Tổng Thống? Thiếu tá Vũ Quang (sau lên
Đại tá) là người bạn đồng khóa với tôi, và cũng đã phục vụ ở lữ đoàn một thời
gian, kể với tôi là chính mắt anh đã thấy thiếu tá Nghĩa vừa đi vừa lau bàn tay
đẫm máu, và báo cáo với Trung tướng Dương văn Minh (anh Quang bây giờ cũng ở
Hoa Kỳ). Một hạ sĩ quan quân cảnh (rất tiếc không nhớ tên anh), kể với tôi là
cũng thấy ông Nghĩa tay vấy máu. Anh nói với tôi bằng giọng rất cảm động là khi
thấy xác hai Ông, anh đã chảy nước mắt, không ngờ hai Ông chết một cách thảm
thiết như vậy.
Trung tá Nghĩa cũng là một
trong những phụ thẩm của tòa án « cách mạng » đã kết án tử hình ông
Ngô Đình Cẩn. Như vậy, cái chết của ba anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đều
có Trung tá Dương Hiếu Nghĩa nhúng tay vào ».
Riêng Trần Thiện Khiêm, thì phải gọi cho chính
xác: Khiêm chỉ là một tên Việt Gian, không hơn không kém.
Hội Đồng Gian Nhân Phản Loạn Giết người và Tống
Tiền:
Sau
khi giết chết Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nhị vị Bào đệ, những kẻ này đã
không tìm thấy được một chút gì để gọi là tài sản, ngoài một chuỗi Tràng Hạt và nửa gói Bastos xanh!!! Bởi thế, vốn là
những tay đâm thuê, chém mướn, nên những kẻ này bèn nghĩ ra cách khác để tống
tiền.
Người đầu tiên, đã bị chúng xử bắn tại
khám Chí Hòa là Ông Ngô Đình Cẩn, vì ông không có tiền để chuộc mạng. Họ cũng
đã giết chết Ông Phan Quang Đông, để đoạt một số tiền, mà ông Phan Quang Đông
dùng để lo cho các chiến sĩ mà do chính Ông và Ông Ngô Đình Cẩn đã đưa ra Bắc
để hoạt động.
Nhưng thấy chưa đủ, nên những kẻ làm « cách
mạng » đã bắt giữ Ông Huỳnh Văn Lang, là Giám Đốc Viện Hối Đoái Quốc Gia,
và Bác Sĩ Bùi Kiện Tín và một số người nữa, để đòi tiền chuộc mạng. Và lần này,
họ đã Tống được Tiền. Bởi, để bảo toàn sinh mạng cho Ông Huỳnh Văn Lang, và Bác
Sĩ Bùi Kiện Tín, nên gia đình của nhị vị đã phải « cúng dường » hết
những gì mình có. Vì thế, nên hôm nay, chúng ta còn đọc được những dòng của Ông
Huỳnh Văn Lang viết về Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Những lời của kẻ thù đã nói về Cố Tổng Thống
Ngô Đình Diệm:
Trong một lần, ông Mc Namara đến Hà Nội, ông đã nghe Võ
Nguyên Giáp nói với các « đồng chí » của Giáp:
« Không khi nào Người Mỹ kiếm được một người thứ hai
hữu hiệu như Ông Ngô Đình Diệm ».
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ « Chủ tịch
Mặt trận Giải phóng miền Nam » đã tuyên bố:
« Kẻ thù của ta bị yếu đi về tất cả
các phương diện: quân sự, chính trị và hành chánh… Hệ thống chỉ huy bị xáo trộn
và yếu đi vì những vụ thanh lọc … những trưởng cơ quan cảnh sát và mật vụ,
những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ chế độ và đàn áp phong trào cách mạng bị loại…
Binh lính, sĩ quan, viên chức quân đội… hoàn toàn mất hướng; họ không còn tin
tưởng ở cấp chỉ huy của họ và không còn biết phải trung thành với ai… Về phương
diện hành chánh, sự yếu đi của kẻ thù càng rõ hơn nữa. Những tổ chức chính trị
phản động… đã mang lại cho chế độ một sự yểm trợ đáng kể, bị giải tán loại bỏ.
Và thật là một món quà trên trời rơi xuống ».
Người ngoại quốc đã viết về
cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Trong
cuốn sách: Bàn Tay Hoa Kỳ. Cái chết của Ông Diệm; củaTác giả Eleen J.
Hammer nơi trang 156, người viết xin lược trích:
« Các sư sãi bấy giờ dùng đòn tâm lý để đánh phá chế độ. Họ công bố mẹ của
ông Bửu Hội, một nữ phật tử đã rời Huế vào sài Gòn để tự thiêu cho cửa Phật.
Lời đe dọa tự thiêu của mẹ một khoa học gia nổi tiếng đã tạo thêm xôn xao cho
không khí vốn đã căng thẳng.
Các
sư sãi lợi dụng sự kiện đó, để tuyên truyền suốt mấy tuần liền. Nổi bật nhất,
là cuộc họp tại chùa Xá Lợi, người ta cứ lặp đi lặp lại những lời đe dọa tự
thiêu này mãi ». Nhưng ông Bửu Hội lại nói: Trong nước đều công nhận tài
ba của Ông Ngô Đình Nhu. Ý nguyện của Ông có thể được xem là một nhà soạn thảo
kế hoạch, nhưng công việc hàng ngày đều do Tổng Thống phụ trách ».
Khi Hilsman hằn học nói về tin đồn có thương lượng với Hà Nội, thì Đặc sứ Bửu
Hội bảo ông không không tin có chuyện ấy. Có chăng Ông Nhu chỉ dọa. Nhưng không
nên dùng thủ đoạn ấy. Chỉ có Ông Diệm đáng làm Tổng Thống. Từ trước tới giờ,
chưa có một nhân vật nào khả kính như Ông Diệm.
Vị thủ lãnh tài ba và xuất sắc nhất của Việt Nam là cố Tổng Thống Ngô Đình
Diệm, và đáng lý Việt Nam Cộng Hòa không mất, NẾU Ông Diệm không bị lật đổ ».
Ông
Ngô Đình Nhu có « đi đêm » với Hà Nội hay không?
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều kẻ cứ nói rằng: Ông Ngô Đình Nhu đã « đi
đêm » với Hà Nội, nào là gặp Trần Độ, gặp Phạm Hùng, gặp Hai Lương tức Tạ
Đình Đề…
Nhưng theo các vị từng ở cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu, thì
điều này, lại do chính ông Ngô Đình Nhu tung ra. Giờ đây, Tổng Thống Ngô Đình
Diệm đã đi vào lịch sử, nên không ai có thể biết rõ hư thực như thế nào.
Vậy, ngoài những lời của Đặc sứ Bửu Hội, thì còn có những lời của Thiếu tướng
Hoàng Lạc, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, Thứ trưởng Bộ Canh
nông và Tư lệnh phó quân đoàn 1; và của Đại tá Hà Mai Việt, Tỉnh trưởng tỉnh
Quảng Trị, Tham mưu trưởng Sư đoàn 25 Bộ binh, trong cuốn sách: Nam Việt
Nam 1954-1975. Những Sự Thật Chưa hề Nhắc Tới, nơi trang 253, đã viết:
« Đòn hiệp thương
Ông Nhu tung ra nhằm mục đích làm cho Hoa-Thịnh-Đốn hốt hoảng phải thay đổi
thái độ và tiếp tục ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng Ông đâu ngờ là CIA
đã biết rõ nội vụ. Ông Nhu đã chui vào cái bẫy do chính Ông giăng ra, làm sụp đổ cả chế độ, sát
hại cả một gia đình, đưa miền Nam Việt Nam tới tình trạng hỗn loạn, và sau cùng
đã lọt vào tay Cộng-Sản chỉ vì thiếu người lãnh đạo có tầm vóc và uy
tín ».
Tổng
Thống Ngô Đình Diệm đã đi đến nhà ông Mã Tuyên bằng cách nào?
Như
nhiều người đã từng đọc các sách báo từ trước 30-4-1975, đều đã biết Đại úy Đỗ
Thọ và ông Cao Xuân Vỹ là hai người đã đưa Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và
Ông Ngô Đình Nhu đến nhà của ông Bang trưởng Mã Tuyên, người đứng đầu cộng đồng
người Hoa.
Điều này, cũng
trong cuốn sách: Bàn Tay Hoa Kỳ. Cái Chết Ông Diệm của tác giả Eleen J. Hammer,
nơi trang 277 đã viết:
« Sau khi Trời
sụp tối. Hai anh em ra đi. Lúc ấy vào khoảng 7 giờ 30 tối. Hai ông băng qua sân
Tennis khoảng cỏ trống quanh dinh đến một cửa hông nhỏ bên mở ra đường Lê Thánh
Tôn. Nơi đó, có một chiếc xe chực sẵn. Cùng đi theo hai người có Cao Xuân Vỹ,
Thủ lãnh Thanh niên Cộng Hòa và Đỗ Thọ”.
Ông
Cao Xuân Vỹ hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ. Và trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày
Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ nơi trang 187, Ông
cũng đã ghi lại những lời của Ông Lê Công Hoàn, lúc đó là Đại úy Tùy viên ở
cạnh Tổng Thống như sau:
“ Vẫn theo lời Đại úy Hòan, cụ nhiều lần muốn gặp Thiếu tướng Khiêm, nhưng ông
Khiêm tránh né. Từ đầu chí cuối, cụ luôn nhắc tránh đổ máu, như anh đã gọi điện
thoại cho tôi nhiều lần. Cụ sợ tôi nóng nẩy, nếu tấn công vào Tổng tham mưu thì
đổ máu, và nhỡ chết các tướng lãnh đang họp. Anh Hoàn kể tiếp:
Lúc anh trình xin tấn công Tổng tham mưu thì nhiều người đồng ý. Cụ la ông Cao
xuân Vỹ vì quá sốt sắng, rằng cụ là Tổng tư lệnh quân đội, mà là ra lệnh cho
quân đội đánh nhau sao được. Tôi nghĩ cụ muốn từ chức cho êm đẹp, để anh em
không đổ máu.
Thế sao anh không đi theo cụ? Tôi hỏi.
Đầu tiên cụ đưa cái cặp cho tôi, và tôi muốn đi theo cụ, nhưng Đỗ Thọ xin đi
với cụ, vì nó chưa có gia đình, mà tôi có vợ con. Nó sợ nếu phải đi xa, ai lo
cho vợ con tôi. Cụ không nói gì, và Thọ lấy cái cặp đi theo”.
Người viết cũng biết đa số những người có biết đọc sách báo từ trước ngày mất
nước, đều đã biết không hề có cái đường hầm nào hết, để cho Cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu đi đến nhà của ông Mã Tuyên.
Tuy nhiên, sau khi chia chác những đồng tiền máu rồi, thì lũ Hội đồng gian nhân
phản loạn và một lũ bất lương đã bịa đặt ra cái đường hầm và còn nhiều thứ khác
nữa. Mục đích là để làm mờ đi một tấm gương quá toàn bích. Nhưng lịch sử vốn
công bằng, nên trên quả địa cầu này, chẳng có một kẻ nào làm được những chuyện
vô lương ấy.
Đời sống của
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Sau ngày, 1-11-1963, thì những người có biết đọc các sách báo, đều đã thấy được
cái tấm phản gỗ, không có nệm, chỉ trãi chiếc chiếu thô sơ, và một chiếc gối
mây, được đặt trong một căn phòng, mà nó còn tệ hơn cái căn phòng của người
Việt tỵ nạn chúng ta đang ở. Đó là “chiếc giường” để ngã lưng của Tổng Thống
Ngô Dình Diệm ban đêm cũng như ban ngày. Còn những bữa ăn hàng ngày thì chỉ có
cơm và một món cá kho mặn, một đĩa rau lang luộc hoặc thêm món canh do một người
già đồng hương của Tổng Thống nấu.
Quả
thật, trên thế gian này, không có một vị lãnh đạo đất nước nào mà lại có một
cuộc sống Thanh-Bần như Cố Tổng Thống Ngô Dình Diệm.
Phật
Giáo Ấn Quang Và Cái Chết Của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
Để
chứng minh cho những hành vi làm giặc của Phật giáo Ấn Quang, ngoài những tên
giặc như: Thích Trí Quang, Thích Trí Thủ, Thích Thiện Minh, Thích Trí Dũng,
Thích Thiện Hoa, Thích Hộ Giác, … v…v… còn có Thích Nhất Hạnh và Võ Văn Ái với
cuốn ngụy thư “Hoa Sen Trong Biển lửa” do chính Võ Văn Ái viết lời tựa, và đã
phát hành rộng rãi tại hải ngoại, vào đầu thập niên 1960; là những nhát dao chí
mạng mà Võ Văn Ái và Thích Nhất Hạnh đã đâm xoáy vào phía sau lưng của tất cả
các vị là Quân- Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa đang ngày đêm đối đầu với giặc thù
cộng sản.
Song chưa hết, vì còn cuốn ngụy thư thứ thứ hai của Thích Quảng Độ: « Nhận
định những sai lầm tai hại của đảng cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật giáo
Việt Nam Thống
nhất», cũng do Võ Văn Ái viết lời giới thiệu và phát hành,
trong đó có những điều nó chẳng hề có liên quan gì đến cái tựa đề của cuốn sách
như sau:
« Chính
quyền ông Ngô Đình Diệm càng ngày càng trở nên độc tài, gia đình trị và có tính
kỳ thị tôn giáo, nên ít được lòng dân. Sau khi đã tiêu diệt các tôn giáo khác,
như Cao Đài, Hòa Hảo, năm 1963, ông Ngô Đình Diệm ra tay đàn áp Phật giáo, toàn
thể tăng ni Phật tử miền Nam đã phải đứng lên chống lại để bảo vệ đạo pháp. Đến
tháng 11-1963, chế độ ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ”.
Rồi đến ngụy thư thứ ba lại cũng do Võ Văn
Ái viết lời giới thiệu và đã đăng trên báo « Quê Mẹ » số 113, trang
06, tháng 06 năm 1995, với cái tựa đề:
« Bằng
đôi chân của mình mời người hãy đi lên », của
Thích Đức Nhuận « nguyên
Tổng thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất » tức
Ấn Quang. Mở
đầu Thích Đức Nhuận đã viết:
« Tôi
viết những dòng chữ dưới đây thân gửi những tâm hồn luôn luôn thao thức đến
tiền đồ Dân tộc và Đạo pháp, dù bạn hiện ở trong nước hay ở ngoài nước, xin hãy
hướng lên Đức Phật từ bi cao cả nguyện cầu cho Tổ quốc và đồng bào thân yêu của
chúng ta: sớm chấm dứt mọi hận thù, biết tha thứ và yêu thương nhau để cùng
chung sức chung lòng góp phần xây dựng đất nước Việt Nam Quang Vinh ». (sao
nghe nó sặc mùi cộng sản, lúc nào và cái gì cũng dùng hai chữ « quang
vinh ».)
Những lời nói trên của Thích Đức Nhuận, cũng do Võ Văn Ái viết lời giới
thiệu và phổ biến, từ tháng 6 năm 1995; đây đích thực là lời kêu gọi mọi người
hãy xóa bỏ hận thù mà Hòa hợp- Hòa giải vô điều kiện với Việt cộng, mời quý độc
giả hãy đọc thêm một lần nữa: «
…dù bạn hiện ở trong nước hay ngoài nước, hãy sớm chấm dứt mọi hận thù, biết
tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung sức chung lòng góp phần xây dựng đất
nước Việt Nam Quang Vinh ».
Đến trang số 09, Thích Đức Nhuận viết tiếp:
« Năm
1963, Phật giáo Việt Nam phát khởi cuộc vận động chống chế độ độc tài gia đình
trị Ngô Đình Diệm, đòi tự do và bình đẳng tôn giáo và được toàn dân từ Bắc chí
Nam ủng hộ. Bạo quyền mang đặc tính kỳ thị tôn giáo sụp đổ. Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Thống nhất được thành lập ».
Nên ghi nhớ, vào đại hội thống nhất Phật giáo năm 1981, Thích Đức Nhuận đã được
bầu lên ngôi «
Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cộng sản ».
Qua những lời của chính Thích Đức Nhuận đã viết. Thì rõ ràng là Thích Đức
Nhuận đã công khai nhận trách nhiệm của Phật giáo Ấn Quang với câu nói: « Phật
giáo Việt Nam phát
khởi cuộc vận động chống chế độ… » là để đánh đổ
Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng
Hòa. Điều quan trọng hơn cả là: « đã được toàn dân từ Bắc chí Nam ủng hộ ». Như
thế, đã quá rõ ràng, đã quá sáng tỏ, để cho mọi người hiểu được rằng: Phật
giáo Án Quang « phát khởi cuộc vận động chống chế độ và đã được toàn dân từ Bắc
chí Nam ủng hộ”. Nghĩa
là gồm cả cộng sản Bắc Việt.
Ngoài
ra, còn nhiều bằng chứng khác như Thích Trí Dũng đã cạy nắp mộ của Ông Ngô Đình
Cẩn để bỏ súng đạn vào, và đã nuôi giấu cả lữ đoàn 316, Biệt động thành
Sài Gòn-Gia Định của tên tướng việt cộng Trần Hải Phụng, Nguyễn Văn Bá… mà tôi
đã chứng minh qua bài: Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm Sát Tết Mậu than:
1968-2008.
Ngọn “Lửa Từ Bi”:
Người viết nghĩ rằng, có thể lớp trẻ sau này sẽ không hiểu được xuất xứ của bài
thơ “Lửa Từ Bi” mà Phật giáo đã lấy làm kinh nhật tụng. Do vậy, nên tôi tự thấy
cần phải nói thêm:
Bài thơ “Lửa Từ Bi” mà Phật giáo đã nói là của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đã
viết để ca tụng cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức; khi bị Nguyễn Công
Hoan dân biểu lưỡng triều bức tử bằng cách tưới xăng lên người, rồi châm lửa
đốt cho đến chết theo lệnh của Hà Nội. (Xin quý độc giả hãy đọc lại bài viết:
Hãy Nhìn Xem Lửa Từ Bi và Tiếc Thương Hòa Thượng Tích Quảng Đức, để biết thêm
nhiều chi tiết hơn). Và Phật giáo đã dùng bài thơ này làm kinh nhật tụng; thì
nhân đây, tôi xin “cống hiến” cho Phật giáo thêm một bài thơ khác, vì nó cũng
cùng một tác giả là thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Bài thơ này, đã được chính thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã đứng lên và tự đọc ngay
trong ngày Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc từ ngày 06 đến 15 tháng 01 năm 1957, tại
Trụ Sở Quốc Hội, Sài Gòn. Đây là một Đại Hội lớn, nên ngoài phái đoàn
Việt Nam, thì đã có nhiều phái đoàn của các nước đến tham dự như: Phái đoàn
Thái Bình Dương Tự Do của Đức Cha Raymond De Jeager cuả Pháp quốc, phái đoàn
văn hóa Trung Hoa Dân Quốc, Đại Hàn, Phi Luật Tân.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trước khi ngâm bài thơ của chính mình, thi sĩ Vũ
Hoàng Chương đã nói:
“Xưa
tôi làm thơ say nay tôi làm thơ tỉnh. Tại Đại Hội Lịch Sử này, tôi xin đọc một
bài thơ. Tôi làm bài này để cảm tác thời cuộc nhân có cuộc Trưng Cầu Dân Ý Suy
Tôn Ngô Chí Sĩ.
Và
đây là nguyên văn của bài thơ của cùng tác giả bài “Lửa Từ Bi”:
“Lò
phiếu trưng cầu, một hiển linh
Đốt
lò hương, gửi mộng bình sinh
Từ
nay trăm họ câu an lạc
Đàn
khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh!
Có
một ngày ta trở lại cố đô
Lưỡi
lê no máu rửa Tây Hồ
Trên
tầng Chí Sĩ bàn tay vẫy
Đại
định thăng Long, một bóng cờ”.
Trên đây, là bài thơ mà cũng là những dòng tâm huyết như “Lửa Từ Bi” của thi sĩ
Vũ Hoàng Chương.
Vậy, Phật giáo hãy vì tác giả của bài thơ “Lửa Từ Bi” mà đem phổ vào những nốt
nhạc, để cho dù nó không trở thành kinh nhật tụng như “Lửa Từ Bi”, thì ít ra nó
cũng trở thành một bài Dạ Tụng, để cho người đời còn nhớ mãi đến thi sĩ Vũ
Hoàng Chương, tác giả của cả hai bài thơ “bất
tử”.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị nhiều hàm oan:
Hàm oan thứ nhất:
Chắc
nhiều người còn nhớ cái chết của Tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt, mà những kẻ bất
lương kia đã cố tình gieo tiếng oán cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Một lần nữa, người viết xin trích lại những lời của tác giả Nhị Lang, ông là vị
Cố vấn của Tướng Trình Minh Thế, người đã quyết định nhanh và đúng khi rút súng
dí vào tướng Nguyễn Văn Vỹ đã theo lệnh của Pháp dùng bạo lực loại trừ Thủ
tướng Ngô Đình Diệm, để đưa tướng cướp Bảy Viễn lên thay thế ngôi vị Thủ tướng!
Ông cũng là người thân thiết của Tướng Lê Quang Vinh.
Trong cuốn sách Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, nơi trang 181-1983-183-
184, tác giả Nhị Lang đã viết:
“ Dưới con mắt của tôi, tướng Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt (vì mất một ngón tay khi
còn ít tuổi) quả là người có chí khí anh hùng, có lòng với đất nước. Ngoài cái
tính tình cởi mở riêng không kể, ông còn có một tâm hồn phóng khoáng, bất vụ
lợi. Đứng trên lập trường quốc gia mà xét, Tướng Vinh là một trong những cột
trụ Miền Nam giữ vững thành trì chống cộng. Tiếc rằng đời ông đã chấm dứt bằng
một cái chết đau thương năm 1956. Kẻ chủ mưu không ai khác hơn là Nguyễn Ngọc
Thơ, người quê quán miền Tây, nhưng lại mắc phải mối thù bất cộng đái thiên của
khối Phật giáo Hòa Hảo, sau khi sắp đặt bắt cóc Tướng Lê Quang Vinh để xử tội.
Nguyễn Ngọc Thơ đứng trên thế chính quyền, mà đã làm một việc mù quáng.
Cá nhân Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, theo tôi biết, không hề có ý định sát hại
Tướng Lê Quang Vinh, mà chỉ muốn thương lượng đón Vinh về với mình, như Trình
Minh Thế vậy, để tăng cường hàng ngũ quốc gia chống cộng. Nhưng Nguyễn Ngọc Thơ
vì muốn lập công nên tự ý tổ chức bắt Vinh. Sau khi bắt được rồi, lỡ nằm trên
cái thế cưỡi đầu voi dữ, nên gây áp lực và đặt lời dèm pha với chính phủ để
Vinh bị chém. đầu.
Tôi vừa nói Nguyễn Ngọc Thơ muốn lập công với Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên
tự ý tổ chức bắt Vinh. Sau này, nhờ một tình cờ lịch sử, tôi biết thêm rằng
Nguyễn Ngọc Thơ cố bắt và xử tội Vinh cho bằng được là do một áp lực bí mật
khác, mà buổi đương thời chắc hẳn Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu đều không ngờ
tới. Đó là bọn “Giải Phóng Miền Nam”. Quả thực ông cựu Đốc phủ sứ Nguyễn Ngọc
Thơ chẳng những là một phần tử được lòng người Pháp thưở xưa, mà lại có mối
liên hệ chặt chẻ với bọn Cộng Sản, ngay khi chúng chưa thành lập cái gọi là Mặt
trận Giải phóng miền Nam. Thơ có người cháu ruột, gọi ông ta bằng chú, nằm
trong tổ chức Việt Cộng, và làm việc sát
cánh với một nữ cán
bộ VC cao cấp tên là “Bảy Thẹo”. Mụ đàn bà nguy hiểm này mang một vết thẹo dài
trên mặt, đội cái lốt đệ tử Đức Phật Thầy Tây An, được cộng sản cắt cử sang bên
phần đất Cao Miên lập một căn cứ liên lạc, vừa đưa đón người của chúng qua lại
trên sông Cửu Long, vừa thu thập tin tức. Nguyễn Ngọc Thơ lại giao du thân mật
với Bác sĩ Lê Văn Hoạch, cựu thủ tướng Chính phủ “Nam Kỳ Tự trị” hồi 1945-1946,
nổi tiếng về cái thành tích xúi dục đồng bào Miền Nam ngược đãi đồng bào miền
Bắc. Bác sĩ Hoạch lại là cậu ruột của tên Việt cộng đầu sỏ Huỳnh Tấn Phát, dĩ
nhiên là Thơ với Phát không xa lạ gì.
Vì Nguyễn Ngọc Thơ có mối liên hệ với cộng sản như thế, nên ngay trong thời kỳ
làm Thủ tướng cho Dương Văn Minh, ông ta không hề sợ sệt, thường lui về Long
Xuyên sống hàng tuần lễ mà vẫn bình yên vô sự. Thật là dễ hiểu khi Nguyễn Ngọc
Thơ bắt xử tội Tướng Lê Quang Vinh là đã thi hành lệnh của bọn “Giải Phóng”, vì
tướng Vinh là một chiến sĩ chống cộng có thành tích. Và cũng thật dễ hiểu tại
sao nhóm thiên tả Dương Văn Minh đã không đố kỵ Nguyễn Ngọc thơ – một cựu Phó
Tổng Thống – mà còn đặt Thơ lên ghế Thủ tướng, ngay sau khi chúng hạ sát Tổng
Thống Ngô Đình Diệm. Buổi đương thời, dư luận chưa hiểu biết, nên coi Thơ là kẻ
lừa thầy phản bạn, vừa ở ngôi Phó Tổng Thống của chính quyền cũ, đã lại trở nên
Thủ tướng của chính quyền mới ngay tức khắc. Thực ra, Thơ nào có phản bội ai?
Mà Thơ chỉ là hạng tay sai đắc lực của cả thực dân lẫn cộng sản đó thôi.
Dư luận dường như xem thường vai trò của Nguyễn Ngọc thơ, mà ít đề cập tới ông
ta. Chứ thực ra, Nguyễn Ngọc Thơ một hạng người nguy hiểm “nhất lé, nhì lùn”,
đã góp một phần không nhỏ vào sự sụp đổ của Miền Nam”.
Hàm
oan thứ hai:
Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu
Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau
Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc
thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân.
Đó là cái chết của Tướng Trình Minh Thế. Xin kính mời quý độc giả hãy trở lại
với tác giả Nhị Lang, vị Cố vấn bên cạnh Tướng Trình Minh Thế đã viết tiếp nơi
trang 342 - 347:
“
Tướng Thế mất lúc 7 giờ chiều mùng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn
Carbine duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải xuyên thẳng qua mắt trái, tròng mắt
bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên
mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông
cũng đã bay đâu mất. Theo lời Đại úy Tạ Thành Long báo cáo, và chính tôi cũng
được Long dẫn đi khám trận, thì một vài phút trước khi Tướng Thế bị hạ
sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đã đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân
Thuận, phía Sài Gòn đi xuống, phải vòng theo một con đường nhỏ về phía tay trái
mới tới được nơi ấy). Ông đưa tay chỉ trỏ, ra lệnh cho quân nhà bắn vào một
chiếc Frégate đậu bên kia cầu mà ông nghi là của Pháp giả vờ nằm đó để làm hiệu
cho đối phương bắn về phía ông. Cứ theo vị trí kể trên, thì viên đạn đi xéo từ
bên phải ở phía sau, trúng ngay lỗ tai, mà người bắn ra viên đạn ấy không thể
cách xa hơn 10 thước, và ắt đã núp dưới chân cầu, sau lưng mục tiêu. Tướng Thế
chết gục tức khắc, không
kịp thốt ra một
lời nào. Giữa lúc ấy, thì quân Liên Minh đang tiến qua cầu, một chiếc xe Jeep
bị bắn hỏng, nằm chết giữa cầu, theo lời tường thuật của Đại úy Nguyễn Tấn Ước.
… Một lúc sau, Thủ Tướng Diệm và Cố vấn Nhu đều đòi ra thăm. Nhưng chúng tôi
thành khẩn khuyên hai nhân vật quan trọng ấy là xin hãy đợi tới sáng hôm sau,
chứ đừng đến giữa đêm khuya, vì thành phố Sài Gòn đang có biến, an ninh không
được bảo đảm.
Thế là tờ mờ sáng hôm sau (4-5-1955) điện đường chưa tắt, Thủ tướng Diệm, Cố
vấn Nhu, cùng toàn bộ nội các và Bộ Tham Mưu (do Tướng Lê Văn Tỵ hướng dẫn),
đều tề tựu đông đủ trên căn gác nhỏ ở đường Trương Minh Giảng.
… Thủ tướng Ngô Đình Diệm tức thì có một cử chỉ làm anh em chúng tôi vô cùng
xúc động và còn nhớ mãi tới bây giờ. Ông đầm đìa nước mắt, cúi xuống ôm ghì lấy
thi hài Tướng Thế, rồi hôn ngay trên mặt người chết. Tiếp đó, ông ngất xỉu
luôn. Mọi người hốt hoảng, vội vàng tìm cách cứu chữa, mãi một lát sau Ông mới
hồi tỉnh, và rồi khóc. Còn Ông Nhu thì quỳ bên giường, vừa nắm tay người chết
vừa kêu than “Anh Thế ơi!” với một giọng ai oán đầy nước mắt. Chúng tôi thật sự
không ngờ Thủ tướng Ngô Đình Diệm lại đau khổ đến mức ấy. Ông như người mất một
người ruột thịt yêu quý nhất trên đời!
Ngày mồng 6 tháng 5 được ấn định là ngày cử hành tang lễ cho Cố Trung tướng
Trình Minh Thế. Đúng 9 giờ sáng hôm ấy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đích thân đọc
điếu văn trước linh cửu, bấy giờ đã được chuyển ra ngoài công trường Tòa Đô
Chính. Tiếng nức nở của Thủ tướng Diệm lại vang lên trong máy vi âm. Sau đó,
quan tài được đặt trên một chiếc thiết giáp phủ Quốc Kỳ, lìa khỏi Sài Gòn, tiến
theo con đường lên Tây Ninh. Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiễn theo linh cữu tới gần
chợ Sài Gòn mới quay trở lại.
… Trước hết, các thành phần không ưa Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng ông
Diệm hoặc ông Nhu đã nhúng tay vào máu, trừ khử một người tuy có công với chính
quyền, nhưng lại rất “nguy hiểm” cho chính quyền. Thú thật, ngay buổi đầu, lòng
tôi cũng đã có nghi ngờ ấy. Nhưng rồi tôi lại tự bác bỏ ngay. Xét về lý thuyết,
Cố Tổng Thống Diệm không dại gì vội vàng chặt đứt chân tay mình bằng cái chết
của Trình Minh Thế, ngay giữa lúc đối phương đang triệt để lũng đoạn tình hình,
khuynh đảo chính quyền. dù quả thật Trình Minh Thế có “nguy hiểm” chăng
nữa, thì cũng vẫn chưa phải lúc để ra tay. Uy danh Trình Minh Thế còn đang hữu
ích đối với chính quyền…
1
- Pháp hết sức căm thù Trình Minh Thế và đã công khai lên án tử hình khiếm diện
hồi 1951, khi Trình Minh Thế vừa ra khu. Việc này thật dễ hiểu, vì chẳng những
Trình Minh Thế lập chiến khu chống Pháp công khai, mà trước đó không bao lâu,
chính Trình Minh Thế đã chủ trương vụ ám sát Tướng Chanson và Thái Lập Thành,
giao cho thuộc hạ thân tín lúc bấy giờ là Đại úy Văn Thành Cao, Chỉ Huy Trưởng
Quân Đội Cao Đài tại Sa Đéc, thi hành công tác mạo hiểm này.
2
- Một Thiếu tá phi công của Pháp bị Trình Minh Thế bắn chết, khi viên phi
công này bay thám thính trên chiến khu Bù Lu.
3
- Hai quả bom khiêu chiến của Liên Minh tại Sài Gòn ngày mồng 9 tháng 1 năm
1952, là một cái tát đau đớn vào mặt nhà cầm quyền Pháp, báo hiệu cho Pháp biết
Trình Minh Thế là một địch thủ lợi hại, cần phải trừ khử bất cứ lúc nào.
4
- Hai tên chủ đồn điền người Pháp tại Tây Ninh bị Trung tá Nguyễn Trung Thửa
bắt được và hạ sát hồi cuối năm 1954. Pháp vô cùng phẫn uất, nhờ Đức Hộ pháp
Phạm Công Tắc phải đền bồi này nọ.
Mai Hữu Xuân là một nhân viên tình báo nổi tiếng phục vụ cho quyền lợi
của Pháp ở Việt Nam. Tên này chưa hề ra trận mạc bao giờ, mà vẫn lên tới cấp
Tướng của Pháp, đủ biết hắn ta được lòng tin cậy của Pháp như thế nào. Các tin
tức thu lượm được cho hay Mai Hữu Xuân đã tổ chức sai người theo dõi Trình Minh
Thế từ khi Thế mới về thành, và khi biết Thế thân hành ra chỉ huy mặt trận tại
cầu Tân Thuận, thì Mai Hữu Xuân sai bộ hạ phục sẵn dưới cầu, thừa lúc chiến sự
đang sôi nổi hỗn loạn, bắn ngay một phát súng Carbine từ đàng sau tới,
rồi biến vào nhà dân gần đó.
Và câu kết luận của tôi là Trình Minh Thế đã bỏ mình vì thực dân Pháp, chứ
chẳng ai khác. Trình Minh Thế bị ám sát bởi tay sĩ quan tôi tớ của pháp. Thủ
phạm chính thi hành vụ ám sát kia chính là Tướng Mai Hữu Xuân, người mà tám năm
sau đã thay mặt bọn Dương Văn Minh đã hạ sát cả hai Ông Diệm-Nhu”.
Trên đây, là những lời của tác giả Nhị Lang đã viết. Tiếc rằng, Ông đã ra đi
khi chưa biết đến cuốn sách: “Soldats Perdus et Fous de Dieu – Indochine
1945-1955” Tác giả là một người Pháp tên Jean Larteguy.
Qua cuốn sách này, tác giả đã kể rõ về cái chết của Tướng Trình Minh Thế,
là do một Đại tá tình báo tên là Savani của Pháp đã tổ chức ám sát, để trả thù
cho chủ Tướng Chanson đã bị Tướng Trình Minh thế bắn chết.
Tuy nhiên, tác giả Nhị Lang đã suy luận rất chính xác: Kẻ thi hành lệnh ám sát
tướng Trình Minh Thế chính là Tặc tướng Mai Hữu Xuân.
Hàm
oan thứ ba:
Là
cái chết của Ông Hồ Hán Sơn, mà nhiều người cũng đã cho là do Tổng Thống Ngô
Đình Diệm. Vậy, kính mời quý độc giả hãy trở lại với tác giả Nhị Lang cũng
trong cuốn sách: Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế, nơi trang 296:
“Ngày
15 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bất thình lình cử Tướng Văn Thành
Cao cầm đầu Chiến Dịch Bình Định Miền Đông, đặt Bộ chỉ huy tại Tòa thánh Tây
Ninh. Đối với Tướng Phương, là cái hậu quả tất yếu của việc Phương chống báng.
Ông này vô cùng hoảng hốt lo sợ. Thừa dịp ấy, bí thư của ông là Trung úy N.N.V,
một người ít học nhưng nhiều tham vọng, lại sẵn có mối thù riêng với Hồ Hán Sơn
từ thưở nào, nên không cần đợi lệnh thượng cấp, N.N.V, đem ngay Hồ Hán Sơn ra
giết chết, rồi ném thây xuống giếng, lấp lại. Trước khi thọ hình, Sơn còn để
lại nhiều bài thơ nghĩa khí trên vách nhà giam, mà tôi không nhớ được.
Chính Văn Thành Cao đã chỉ cho tôi xem nơi Hồ Hán Sơn bị vùi dập. Cái chết oan
ức này của người anh em Hồ Hán Sơn đã là lý do khiến tôi phải gấp rút bỏ nước
ra đi ngày 20-2- năm ấy.
Việc Hồ Hán Sơn bị giết, tôi biết như trên, nhưng tôi cũng đành để bụng, và
không nỡ trách Tướng Phương trong cơn bối rối, đã để xảy ra một tấn kịch đau
thương!”.
Viết
đến đây, tâm tư người viết bỗng thấy thật nhẹ nhàng, bởi vì đã viết ra được
những nỗi hàm oan mà Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phải cam chịu từ lúc còn
tại thế, cho đến khi bị lũ người man rợ giết chết.
Tạm thay lời kết:
Lịch sử đã bao lần sang trang. Mỗi một trang sử là những dòng máu lệ của tiền
nhân, của bao vị anh hùng-liệt nữ đã thấm đẫm kể từ khi dựng nước; và đã cho
chúng ta những bài học máu xương, là những cuộc khảo nghiệm về chất người.
Cũng từ những bài học ấy, đã cho chúng ta biết rằng: Cố tổng Thống Ngô Đình
Diệm vì quá đạo đức, quá từ tâm, nên đã không cho Đại tá Nguyễn Hữu Duệ tiến
quân về giải cứu Tổng Thống, hay nói đúng hơn là cứu cả Miền Nam Tự Do. Chính
vì thế, nên đã di họa cho đến ngày 30-4-1975; đất nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị
rơi vào tay của cộng sản Hà Nội.
Đồng thời, chúng ta đừng quên hành động của tác giả Nhị Lang, vị cố vấn của
tướng Trình Minh Thế, đã quyết định nhanh và đúng, khi đã kịp thời rút súng
chỉa vào đầu của Tướng Nguyễn Văn Vỹ là tay sai của Pháp, nên đã ngăn chặn được
một cuộc đảo chính. Bằng không, thì đất nước Việt Nam đã phải bị đặt dưới quyền
cai trị của một tướng cướp là Bảy Viễn.
Suy gẫm lại những lời của cổ nhân đã dạy, thì quả đúng, chẳng hề sai.
Vì thế, người viết chỉ là một phụ nữ bình thường, không chữ nghĩa văn chương.
Song vẫn muốn nói: Đối với những người sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai,
hãy luôn luôn ghi nhớ:
Một khi đã nắm vận mệnh
của đất nước, thì không bao giờ đem cái từ tâm mà đối đãi với giặc
vì: “Quyết định chậm là thua - Quyết định sai là chết”.
Lệ
Tuyền (2010)
ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HÌNH ẢNH BUỔI LỄ CẦU NGUYỆN TRƯỚC MỘ PHẦN CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀO NGÀY 1/11/2013