Cám
ơn bạn đã chỉ dẫn. Hồi đó, tôi còn quá nhỏ, mới xong Trung Học... nên ký ức mập
mờ.. như đã viết ngay từ đầu bài...
Xin
lỗi độc giả.
Chu
tất Tiến.
2013/10/29
Luong Nguyen <>
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa không có Lưỡng Viện
Quốc Hội.
Bắc Kỳ Di Cư nên chỉnh lại cho đúng.
From: ]
On Behalf Of Tran MONG VU
Sent: Monday, October 28, 2013 11:43 AM
To: DienDanCongLuan Group; Bac Ky Di Cu
Cc: phonang Pho
Subject: Re: [DDCL] Tuong Niem Co TT Ngo Dinh Diem [1 Attachment]
Sent: Monday, October 28, 2013 11:43 AM
To: DienDanCongLuan Group; Bac Ky Di Cu
Cc: phonang Pho
Subject: Re: [DDCL] Tuong Niem Co TT Ngo Dinh Diem [1 Attachment]
Văn
Tế cố TT Ngô Đình Diệm
(Nhân
dịp 50 năm tưởng niệm tại hải ngoại – 2013)
*************
Duy hải ngoại, ngày Mồng Hai tháng Mười Một,
năm 2013 – Quý Tỵ, quốc lịch bốn ngàn tám trăm chín mươi hai (4892); Chánh tế [chỉ ghi tên họ chánh tế, không ghi
title/titre] kiêm vì bằng
hửu, huynh đệ đồng bào, trẻ già trai gái, nhân ngày Húy Nhật, quỳ trước
linh đài, dập đầu khải tấu:
Nhớ linh xưa:
Phủ Cam đất cũ, âm thầm khởi nghiệp mười
lăm năm ra công đổ sức, mở lối dân quyền; Gia Định miền xưa, uy dũng chuyên
tâm, suốt chín năm tận lực miệt mài, phục hưng nhân vị.
Chiến lược kia con cháu phát huy; Nhân dũng
nầy giống nòi mến mộ.
Bao năm quốc thổ an bình, miền Nam Việt
sáng ngời Đông Á; Mấy lúc quân dân thịnh vượng, nền Cộng Hòa nức tiếng năm
Châu.
Trên Cao Nguyên cương thổ, ruộng rẩy dinh
điền tươi tốt quanh năm; Dưới Cửu Long chín khúc, đồng lúa nuôi dân gạo thừa xuất
cảng.
Trong giữ gìn quốc thể, ngoài bình đẳng lân
bang; Chẳng cho phép Tây, Tàu đồng hóa; Vững chủ quyền giao hảo đồng bang.
Hùng cứ phương Nam; Oai danh đất Viêt.
Giữa nguy nàn, nhất thống quân binh ban
hành ước pháp lập nước Cộng Hòa; Trong gian hiểm, kết hợp toàn dân lập nền
chính vận tạo thế Quốc Gia.
Kế thế hưng bang, nối chí Lý, Trần, Lê,
Nguyễn, bao anh hùng vào sanh ra tử, giữ cho cõi giang sơn bền vững vẹn toàn;
Vun bồi xã tắc, noi gương Trưng, Triệu,
Ngô, Đinh, lắm hào kiệt trùng trùng khí thế, dựng nên bao công nghiệp uy dũng
vang lừng.
Sóng phế hưng dù đảo lộn, trời Nam còn
riêng cõi, chim Việt vẫn chung bầy, tâm hào kiệt ngập tràn quốc thổ;
Nền xã tắc dẫu an nguy, đất Việt vẫn vẹn
toàn, cành Nam thêm anh túc, đức nhân hòa sáng tỏa cổ kim.
Lấy sức toàn dân vận trù quyết sách, phá giặc
nội xâm Lê-Mác tà gian;
Đem tài cả nước khai dụng đấu tranh, giải
thể gian nhân Hồ-Mao giặc dữ.
Bởi chưng:
Loài phản phúc quên gương Hồng Lạc, cõng rắn
cắn gà nhà, luồn cúi Mỹ bang, mê đắm bả vinh hoa, rắp tâm lật đổ chính tình,
khuấy đục chính trường chỉ vì tư lợi;
Lũ cuồng nô ăn phải bả Mác-Lê, cầu Tàu giết
đồng hương, cấu kết Mỹ-Hoa, đành lòng mưu sát minh quân, tranh giành quyền lực
làm đảo điên xã tắc một thời.
Nên:
Rồng thiên gãy cánh, dinh lũy tan tành đành
tuẩn quốc một lòng huynh đệ; Hào kiệt sa cơ, vận nước bi ai, đồng hiến thân tựu
nghĩa.
Than ôi! chốn Nam bang thiên địa thảm sầu,
phường võ dõng được thời thính chính, gây nhiểu nhương loạn lạc, lợi cho lũ
siêu cường xâu xé nhà Nam.
Thế đó! ngoài Bắc địa Hồ binh hớn hở, lũ Hồ-Mao
vùng dậy lăng xăng, tạo rối ren khủng bố, toa rập bọn ngoại bang mượn cớ điều
quân vào nước Việt.
Cho nên, thế sự rối ren đến hồi mất nước;
Cộng nô hà chính áp bức dân lành.
Bởi đâu nên nỗi !!!.
Nay cúi xin:
Chí sĩ anh linh về đây chứng giám; Tạ
công đức anh hào, nước nhà xin sạch bóng hung nô;
Hào kiệt thấu tình nhậm lễ niệm hương; Nền
thịnh trị nhân hòa, cơ đồ nguyện giữ gìn vạn đại.
Hôm nay đây, lòng thành tưởng niệm, kính
dâng lễ bạc, duy khiết duy tinh, trước đài tưởng niệm bái lạy tiên linh, lai
lâm chứng giám, ban ân phù hộ, Việt Nam thái bình.
Đồng khấu bách bái,
Cung duy thượng hương.
Đan
Tâm phụng soạn cho Âu Châu 2013.
2013/10/28
Bac Ky Di Cu <>
NGÔ
ĐÌNH DIỆM, QUA SUY NGHĨ CỦA MỘT HẬU SINH.
Chu
Tất Tiến.
Khi
biến cố 1963 xẩy ra, cũng như những người cùng thời vừa mới xong bậc
Trung Học, còn đang phân vân trước tương lai, tôi không có một ý thức gì về
chính trị, chỉ biết ngơ ngác nhìn những sự kiện thay đổi dồn dập xẩy ra chung
quanh mà không biết phản ứng như thế nào. Có lần đang lang thang gần khu chợ Bến
Thành, chợt thấy tiếng chân dồn dập, tiếng người gọi nhau í ới, tôi nhìn lại
thì thấy một nhóm chừng hơn hai chục thanh niên nam nữ áo trắng học sinh chạy xớn
xác tản ra khắp ngã đường, tay vẫn còn cầm vài cái biểu ngữ nhầu nát.
Cũng có lần,
tôi chứng kiến một cuộc biểu tình ngồi trên đường Lê Lợi gồm mấy vị tu sĩ Phật
Giáo và nhiều người thanh niên khác. Cảnh sát bao vòng tròn trong im lặng,
không có hành động gì, trong khi đó thì một bà trung niên cầm loa tay hô khẩu
hiệu um trời. Hò la một lúc thì bà tiến đến gần một anh cảnh sát, giật mũ anh ném
xuống đất. Người cảnh sát lẳng lặng cúi xuống nhặt, phủ bụi, và đội lại lên đầu.
Rồi thời gian sau, chán những cuộc biểu tình, xuống đường lan rộng làm rối loạn
sinh hoạt cả thành phố, tôi bỏ đi khỏi thành phố, xuống miền Tây làm việc cho
qua một thời khủng hoảng.
Khi
nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị giết, tôi xúc động và buồn bã vì trong
ký ức non trẻ của tôi, bài hát “Ai bao năm từng lê gót nơi quê người” mà tôi
thường hát trước giờ vào học vẫn âm hưởng trong tôi, và hình ảnh vị Tổng Thống
hiền hòa nhìn nghiêng trong một khung hình bầu dục hiện lên trên màn hình trước
giờ chiếu phim trong các rạp xi-nê đã hiện diện trong tôi như hình ảnh một anh
hùng dân tộc, người đã cứu chúng tôi ra khỏi miền Bắc Cộng Sản, đã cho chúng
tôi an cư trên miền đất mới đầy Tự Do và no ấm.
Khi trở về Saigon, tôi thấy
không khí ngột ngạt dễ sợ. Trong khu tôi ở, thỉnh thoảng có nhiều người lạ mặt
đeo kính đen lảng vảng, và nếu tôi có buột mồm hỏi về chuyện đảo chánh hồi trước,
thì người bên cạnh vội “suỵt” tôi, không cho nói nữa. Không khí Saigon hồi đó rất
căng thẳng, nhất là tại các khu Bắc Kỳ di cư như Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, Xóm Mới..
đâu đâu cũng có những kẻ đeo kính đen đi chầm chậm trên các ngõ hẻm, liếc ngang
liếc dọc… Trong khi đó, thì nhật báo Saigon lại phát tài với những bài chửi chế
độ cũ tan nát. Nhiều chuyện dài kể về thâm cung bí sử của họ Ngô. Tôi nhớ có đọc
nhiều câu chuyện kể y như thật về cách làm tình của Bà Nhu với Tướng Đôn, với
những cận vệ của bà, và với Đại Sứ Mỹ.
Những tường thuật thật lâm ly, làm người
đọc có cảm tưởng là tác giả đang nằm dưới gầm giường bà Nhu nên chứng kiến thật
rõ những cử chỉ, lời nói dâm đãng của bà, không sót một chi tiết nào. Lại có
chuyện ông Diệm và bà em dâu tình tứ với nhau, chuyện ông Diệm đi chơi bời mặc
dầu ông Diệm là đồng tính luyến ái….Có một tờ báo nào đã viết ông Diệm bị hoạn!
Kinh hoàng nhất là chuyện ông Diệm giết người không gớm tay, từng lê máy chém
đi khắp nơi, gặp đâu chém đấy, cả ngàn mạng vô tội! Nhưng người đao phủ đáng gờm
nhất chính là ông Cẩn.
Theo bài báo, thì đằng sau nhà ông Cẩn có một vườn cam,
mà dưới mỗi gốc cam là xác một Phật Tử, do đó, cam của ông Cẩn ngọt lạ lùng! Rồi
những hầm nhốt người bất đồng chính kiến, hầm giam dưới lòng đất của Thảo Cầm
Viên đầy đầu lâu, xương cốt…Cứ theo mấy tờ báo Loạn thời đó, thì quả thật, gia
đình họ Ngô là những kẻ tử thù của Dân Tộc, cần phải tru di tam tộc!
Điều
lạ lùng, là cá nhân tôi, khi đọc những bài báo láo lếu đó, lại dửng dưng như
không, và còn nghĩ ngược lại nữa. Tôi khinh ghét những tác giả đó. Có lẽ vì sự
thổi phồng quá đáng đã gây nên phản ứng ngược với những ai có chút suy nghĩ.
Rồi
thời gian trôi qua.. Tôi chứng kiến những vụ lật đổ nhau, tranh dành chức chưởng,
gây nên xáo trộn nặng nề về kinh tế. Mới hôm trước còn là Thủ Tướng, Quốc Trưởng,
Quốc Vụ Khanh, Bộ Trưởng.. mà ngày hôm sau đã ra tòa, hoăc bị đẩy đi xa. Đất nước
xáo trộn kinh hoàng. Saigon cứ chứng kiến những cuộc xuống đường lộn xộn như những
kẻ chạy đèn trên sân khấu Hồ Quảng. Căng thẳng nhất là lần học sinh, sinh viên
đòi Nguyễn Khánh phải bỏ Hiến Chương Vũng Tầu cho ông ta đời đời kiếp kiếp làm
Vua. Hôm đó, tôi có tham dự, và thấy rõ Nguyễn Khánh, với bộ râu dê, cầm tờ Hiến
Chương vừa cười vừa xé trước mặt sinh viên. Từ lâu, tôi vẫn khinh bỉ nhân vật
này, vì đã nghe kể một lần ông ta tổ chức nhẩy đầm ở truồng tại Đà Lạt, bị bà vợ
lên bắt gặp, Nguyễn Khánh vù lên máy bay bỏ chạy.
Và
biết bao sự kiện thanh toán lẫn nhau, Tôn Giáo tấn công lẫn nhau..làm cho dân
chúng chán nản tột cùng. Riêng tôi, thì thất vọng não nề, khi biết Việt Cộng đã
nhân cơ hội Tướng Tá giành dật chức vụ, bỏ ngỏ mặt trận, xóa Ấp Chiến Lược, nên
đồng loạt tấn công những trận lớn, công đồn đả viện, với vũ khí nặng làm quân Cộng
Hòa lao đao. Đài phát thanh báo tin chiến trường, với những bản báo cáo đếm xác
ta, xác địch, mỗi ngày đưa ra một con số lớn hơn..
Từ
những sự kiện như thế, trí óc ngây thơ với chính trị của một thanh niên mới lớn
đã dần dần trở thành dầy dạn. Tôi tự lắp ráp lại những sự việc xẩy ra từ 1954 đến
1963, rồi giai đoạn kế tiếp, để nhận ra rằng chính Tổng Thống Diệm mới thực sự
là một Anh Hùng Dân Tộc, người đã bị bức tử bởi bầy tôi hèn hạ, tham tiền, chối
thầy, giết chủ.
Nhớ
lại những ngày chiến dịch Bình Xuyên, hình ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm
ôm Đại Tá Dương Văn Minh rồi thăng cấp tại mặt trận, hình ảnh Tổng Thống
thảo luận trên phóng đồ hành quân mà Nguyễn Khánh đứng cung kính nghe lệnh, tự
dưng, tôi muốn phẫn nộ vì tâm địa phản trắc của con người. Nếu không có Ngô
Đình Diệm, thì Đỗ Mậu vẫn chỉ là tên lính khố vàng, Minh, Khánh vẫn là những
tên lính Tây…Nếu không có Ngô Đình Diệm, thì sòng bài khổng lồ Đại Thế Giới vẫn
còn là nơi giết hại bao gia đình, các khu Bình Khang vẫn đầy dẫy trong Saigon,
nơi điếm đĩ, ma cô lượn lờ như những thây ma đầy phố.
Đêm đêm, các chủ nhà
hàng, tiệm ăn, tiệm buôn vẫn phập phồng lo sợ chờ tiếng gõ cửa của tay chân bộ
hạ Bẩy Viễn, Bình Xuyên, với cái đinh 10 phân trong tay, đòi tiền mãi lộ, nếu
không muốn cái đinh dài kia xuyên qua óc. Những tên chỉ huy Cảnh Sát lại là những
tên cướp có quyền uy thấu trời, có sòng bài, ổ đĩ riêng mà không quyền lực nào
dám đụng tới.
Các Tướng chỉ huy quân đội đa số là “bồi Tây”, nói tiếng Việt
không rành, miệng ngậm xì gà, tay chống ba toong, bụng đầy bơ Tây, không có
chút tinh thần Việt Nam nào. Và tại miền Tây, những chúa tể hùng cứ một phương,
Năm Lửa, Ba Cụt, Nguyễn Bình… là những ông Con Trời, đặt ra luật lệ riêng, bắt
dân phục vụ như nô lệ. Miền Nam ruộng thẳng cánh cò bay vẫn còn những tên Hương
Quản, Hương Cả… có quyền hành hạ dân như chó, ngựa…Tổng Thống Ngô Đình Diệm là
một tay trác tuyệt, đã đương đầu một lúc với hàng vạn thù trong, giặc ngoài. Một
mặt thì lo dẹp loạn Sứ Quân, thâu hồi quyền lực vào chính phủ trung ương để vãn
hồi trật tự quốc gia, mặt khác lo an sinh cho dân chúng, cải tổ hệ thống tiền tệ,
thuế khóa, xây dựng một nền văn hóa Dân Tộc, hỗ trợ cho các chương trình Bình
Dân Giáo Dục, dậy chữ và dậy nghề, thêm chương trình Công Dân Giáo Dục vào học
đường để dân chúng cùng tiến bộ, văn minh.
Quan trọng nhất là cải tiến Trường
Hành Chánh do Tây Thực dân xây dựng từ 1952, biến thành Học Viện Quốc Gia Hành
Chánh để đào tạo môt lớp viên chức đầu Tỉnh, đầu Quận, và các Trưởng Ty mọi
ngành theo quỹ đạo Việt Nam, thay đổi các viên chức từng quen với lề lối Tây cổ
điển bằng các chuyên viên tốt nghiệp từ Mỹ về. Từ đó, người dân không còn sợ
công chức hơn cha mẹ nữa. Với hệ thống hành chánh mới cải tổ, thủ tục hành
chánh đã giúp dân chúng thỏa mãn mọi nhu cầu trong đời sống hàng ngày một cách
tốt đẹp. Về phương diện quân đội, cũng thay dần lớp “Quan Sáu, Quan Năm, Quan
Tư, Quan Ba, Quan Hai, Quan Một” bằng Đại Tá, Trung Tá, Thiếu Tá… và cấp Úy, chỉ
huy các Hạ Sĩ Quan và binh sĩ theo đường lối mới.
Tinh thần quân đội lên cao,
cho nên cuộc chiến chống Cộng, bảo vệ Tự Do đã dần dần tiến tới thành công. Việt
Cộng dần dần bị chính sách Ấp Chiến Lược làm cho tan rã. Chúng phải rút dần vào
rừng sâu, núi thẳm, không có tiếp trợ từ dân chúng. Nếu không có ngày đảo chính
1963, có lẽ chỉ vài năm sau, Việt Nam đã thống nhất với thế thượng phong về
phía Việt Nam Cộng Hòa. Cũng trong tình thế đó, Tổng Thống Diệm không quên ra sức
củng cố các liên lạc ngoại giao với nước ngoài, để được toàn thế giới công nhận.
Cờ Việt Nam Cộng Hòa bay khắp nơi. Tổng Thống Diệm đi đến đâu cũng được tiếp
đón với nghi lễ cao nhất dành cho quốc khách.
Sinh
hoạt xã hội cũng tiến bộ. Tham nhũng bị cấm chỉ. Các sinh hoạt vũ trường, hủ
hóa cũng bị giới hạn tối đa. Dân chúng sống trong tinh thần Dân Chủ, Văn Minh rất
thoải mái. Dưới chế độ Ngô đình Diệm, với chủ trương Hữu Sản Hóa dân chúng, đời
sống dân miền Nam thật thanh bình. “Chương trình Hữu sản Hóa Taxi đã biến bao
dân làm thuê thành chủ chiếc xe Taxi của mình mà không phải làm trâu ngựa cho
chủ. Những chiếc xe Taxi Renault cũ kỹ nhả khói um trời được thay thế bằng loạt
Dauphine xinh xắn. Song song với việc hữu sản hóa công nhân, thì chương trình
Người Cầy Có Ruộng đã giúp bao thợ cấy trở thành người chủ của miếng ruộng của
mình.
Chính phủ đã bỏ tiền ra cho các nông dân được mua 3 mẫu đất rồi trả góp
khiến cho chế độ tá điền, cầy thuê bị bãi bỏ dần.”(Theo Nguyễn Nhơn, QGHC)
Các Khu Trù Mật đã lần lượt ra đời, mang lại cơm no áo ấm cho dân nghèo.
Một khi mà nông thôn ổn định, thì thành phố phát triển nhanh hơn. Tôi nhớ những
năm 54-63, chị tôi làm công chức, anh tôi từ Thiếu Úy lên Trung Úy, đóng ở Long
Xuyên, mẹ tôi đi buôn bán nhỏ, mà gia đình chúng tôi sống thoải mái, đầy đủ tiện
nghi, không bao giờ nghe phàn nàn về vật giá, muốn ăn phở, uống bia thì ra tiệm
lúc nào cũng được.
Ngoài ra, mẹ tôi còn để dành được khá nhiều, tiền anh tôi gửi
về thì cất để dành đám cưới cho anh. Đó là những ngày huy hoàng nhất cho miền
Nam, kể cả hơn một triệu người Bắc di cư đã dần dần có cơ ngơi đầy đủ như ở quê
nhà.
Trong
những ngày bận rộn vô cùng ấy, Tổng Thống Diệm lại vẫn đi thăm dân chúng, hỏi
thăm từng người xem đời sống có khá không. Ông rất ghét những kẻ xu nịnh lấy điểm,
chỉ biết dàn cảnh lấy lòng cấp trên. Có lần, ông đến một khu trù mật, thấy trồng
chuối đầy hai bên đường, nhưng lá chuối thì héo. Ông tiến thẳng đến, cầm hai
tay lắc lắc thân chuối, thấy nhẹ, ông nhổ ngay lên. Hóa ra, tay tỉnh trưởng xu
nịnh ra lệnh cho trồng gấp rút chuối để lấy lòng Tổng Thống, không ngờ ông phát
giác ra được, tay tỉnh trưởng mất chức ngay.
Tính
ông rất thẳng. Nghe kể lại là có lần ông ra Vũng Tầu, nghỉ ngơi ở Bạch Dinh
Vũng Tầu, nhìn qua cửa sổ về phía biển, thấy một rừng mai do Bảo Đại trồng rất
đẹp nhưng lại chắn tầm nhìn ra biển. Ông chỉ cười nói “rừng mai này che mất tầm
nhìn ra biển”. Tay Thị Trưởng Vũng Tầu nghe thấy, muốn lấy điểm với Tổng Thống,
nên ra lệnh chặt hết rừng mai. Lần sau, khi Tổng Thống đến nghỉ ở Bạch Dinh thì
không thấy rừng mai nữa.
Ông tìm hiểu và biết được lý do, nên nổi cơn thịnh nộ,
gọi Thị Trưởng, và khi thấy tay nịnh bợ kia vừa bước vào, Tổng Thống chụp ngay
cái gạt tàn thuốc ném vào mặt và quát: “Ai cho mi phá cái di tích lịch sử đó?”
Dĩ nhiên, sau đó, thì có Thị Trưởng mới, nhưng rừng hoa mai mãi mãi không còn.
Cũng
theo Nhật Ký Đỗ Thọ, tùy viên (Phật Giáo) của Tổng Thống, thì trong một lần
kinh lý Trà Vinh, trước khi máy bay đáp xuống phi trường, Tổng Thống đột nhiên
thấy trưng toàn cờ Công Giáo! Ông cũng nổi giận ghê gớm, cầm gậy đập ầm ầm xuống
sàn phi cơ và nói: “Ai cho nó trưng cờ Công Giáo? Tỉnh này toàn là Phật
Giáo mà?” Rồi ông ra lệnh cho máy bay bay vòng vòng chờ dẹp hết cờ Công Giáo
đi, ông mới chịu cho đáp xuống.
Tay Tỉnh Trưởng nịnh bợ đó dĩ nhiên là chịu một
phen mắng mỏ, nếu không có Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục năn nỉ, nhận lỗi là đã
ra lệnh cho Tỉnh Trưởng thi hành, thì ông Tỉnh đó đã bay chức.
Hồi
đó, có một số cấp Tá vì muốn nịnh Tổng Thống nên đã cải đạo sang Công Giáo, những
tưởng phen này thăng chức. Nhưng rồi, nghe nói, những vị đó đã uổng công, vì Tổng
Thống có tính ghét ai nịnh bợ, nên không chiếu cố đến ai mới vào đạo Công
Giáo cả.
Khi biết tin một vị linh mục thân thiết với Tổng Thống đã lợi dụng sự
quen biết này mà lớn lối với các cấp Sĩ Quan khác, Tổng Thống đã ra lịnh cấm
ông linh mục này vào dinh cho đến khi vị linh mục này năn nỉ, xin lỗi và hứa
không tái phạm nữa, ông mới được phép vào, nhưng cũng chỉ trong phạm vi giới hạn.
Cũng
vì tính tình liêm khiết, cương trực đó, cũng như sự tận tình phục vụ đất nước
mà Tổng Thống Diệm đã được thế giới kính nể. Tổng Thống Eishenhower đã gọi ông
là “Miracle Man” và đã đón tiếp ông, một lãnh tụ Á Châu nhỏ bé, tận phi cơ.
Khi
Tổng Thống Diệm đi xe hơi vào thủ đô, ông đã được đón tiếp bằng hàng triệu triệu
những bông hoa giấy từ mọi Bin-đinh, cửa hàng của thủ đô Hoa Kỳ. Điều muốn nói
là tính ông ngay thẳng, không sợ người bạn Khổng Lồ và cũng là Ân Nhân của
mình, nên mỗi khi bắt tay người Mỹ, ông cứ để thẳng tay xuống, bắt người Mỹ cao
kều kia phải cúi đầu trước ông. Nhiều tấm hình chụp các chính khách Hoa Kỳ cúi
thấp người trước một ông Tổng Thống thấp bé vẫn còn lưu trữ tại Quốc Hội Mỹ.
Việc
ông chịu ơn người Mỹ nhưng không chấp nhận Mỹ đóng vai trò “cha, chú” của mình
đã thể hiện trong nhiều cơ hội, nhất là việc ông không chịu cho Mỹ đổ quân vào
Việt Nam ào ạt. Theo suy nghĩ của ông đã được nói với các cộng sự viên, thì một
khi người Mỹ cho lính vào ào ạt, thì Việt Nam sẽ mất đi chính nghĩa chống Cộng.
Do đó, ông luôn cự tuyệt việc Mỹ yêu cầu cho đổ quân thêm vào, chỉ cho có một số
lượng giới hạn các cố vấn quân, dân sự Mỹ mà thôi. Điều đó làm cho Kenedy tức
giận, và đã cho soạn chính sách “thay ngựa giữa dòng”, nhưng Đại Sứ Mỹ
Frederick Nolting cương quyết không chịu, vì sau một thời gian làm việc với Tổng
Thống Diệm, Đại Sứ Nolting đã nhận thấy ông Diệm là người yêu nước thật sự đáng
kính. Khi bị Nhà Trắng ép buộc, Nolting đã từ chức, và Kenedy lập tức cử ngay một
chuyên viên đảo chính là Cabot Lodge sang để tính chuyện lật đổ Diệm. Âm mưu
này, Tổng Thống Diệm biết rõ, nhưng không sợ.
Tôi
còn nhớ đã nghe thấy trong một lần họp Quốc Hội Lưỡng Viện, có sự hiện diện của
Cabot Lodge, Tổng Thống Diệm đã đọc một bài diễn văn dài, đại khái nói là “Có một
người bạn của chúng ta ở bên kia bờ đại dương xa lắc, nhưng lại cứ muốn lèo lái
chúng ta theo ý của bạn đó. Chúng ta cương quyết không để cho chuyện đó xẩy
ra…” Nghe tới đó, Cabot Lodge hậm hực đứng dậy và ra về.
Cabot
đã từng thử thách Tổng Thống Diệm bằng cách yêu cầu Tổng Thống đến phi trường
Tân Sơn Nhất tiễn đưa 6 thi hài lính Mỹ chết trận về nước. Tổng Thống từ chối,
nói “sinh mạng của người Mỹ đáng quý, nhưng vì tôi không đến tiễn đưa linh cữu
của các binh sĩ của tôi được, thì tại sao tôi lại phải tiễn đưa hài cốt lính Mỹ
về nước?” Cabot đòi phải có Ngoại Trưởng Việt thay thế. Tổng Thống không nhận lời
và cũng không từ chối.
Khi Cabot đứng chờ ở phi trường rất lâu mà không thấy ai
đại diện Việt Nam đến, ông ta nổi nóng, đọc một bài diễn văn dài, đổ tội cho Việt
Nam là vô ơn, bạc bẽo. Từ đó, mà Cabot mới tiến hành gấp rút việc đảo chánh Tổng
Thống Diệm, để thực hiện việc đổ quân tràn lan vào Việt Nam.
Theo
cuốn “The Ambassador” viết dưới tên một nhà văn Mỹ lạ, mà người ta biết là tên
hiệu của Cabot Lodge, vì đó là cuốn tự thuật lại vai trò của một Đại Sử Mỹ
trong suốt quá trình đảo ch1nh Tổng Thống Diệm, thì tác giả cho biết, “Diệm là
người liêm khiết, sống thanh bần, và món xa xỉ duy nhât mà Diệm xài là một điếu
xì gà, ngoài ra, ông chỉ nằm giường phản gỗ không có nệm, đầu giường có một bàn
quỳ đọc kinh, trên tưởng có treo một hình Thánh Giá đơn sơ. Diệm không thích ăn
uống linh đình, món ăn mà Diệm vẫn hay ăn thường là món cá kho Huế và rau cải
mà thôi.” Cuốn này cũng kể lại sự liên hệ giữa Tổng Thống và cô em dâu rât khô
khan. Có lần Tổng Thống đã đuổi bà
Nhu
ra khỏi cuộc họp, và nói “Chỗ này không phải là chỗ của thím!”, bà Nhu phải len
lén đi ra vì bà vẫn luôn kính sợ Tổng Thống và chưa bao giờ dám trái lệnh anh
chồng. Cũng trong cuốn này, Đại Sứ Mỹ đã tưởng trình lên Kenedy những điều căng
thẳng giữa Tổng Thống Diệm và người Mỹ, nhất là sau sự việc Phật Giáo miền
Trung có bàn tay của CIA nhúng vào mà Diệm vẫn khăng khăng không chịu nước lép
với Mỹ, rồi Đại Sứ đã xin chỉ thị sau cùng.
Sau khi biết chắc rằng không thể
lung lạc được Diệm, Bạch Cung đã gửi bức điện vẻn vẹn có mấy chữ nhưng lại là
lưỡi dao của đao phủ thủ, kết thúc tính mạng của một gia đình Tổng Thống cũng
như số phận của dân Việt: “Nuôi một con chim mà nó không hót theo ý chủ, thì
nuôi để làm gì” (What was the use of raising a bird that did not sing as the
owner ordered?”)
Nhận
được lệnh này, Cabot Lodge đã bật đèn xanh cho nhóm tướng lãnh ham tiền làm phản
và Tổng Thống Diệm đã bị giết chỉ vì tính cương trực của một người yêu nước,
hoàn toàn không phải bị giết vì vụ Phật Giáo. Theo Cụ Cao Xuân Vỹ, tính yêu nước
và tinh thần dân tộc đã theo Tổng Thống Diệm đến giây phút cuối. Khi bọn phản
tướng tấn công vào dinh, Cụ Cao Xuân Vỹ đã đề nghị Tổng Thống ra lệnh cho những
đơn vị trung thành tấn công bọn phản, nhưng Tổng Thống cương quyết không chịu.
Tổng Thống quát: “Lấy quân đội dẹp quân đội thì còn chính nghĩa gì?” Cụ Vỹ nài
nỉ, “nếu không dẹp bọn phản, thì không lẽ để tụi nó giết mình sao?” Tổng Thống
quát lần này to hơn: “Chết thì đã sao?”
Và
như thế, một vị anh hùng Dân Tộc đã ngã xuống, cho Tổ Quốc tồn vinh. Điều đau
lòng nhất chắc Tổng Thống Diệm mang đi khi ông lìa trần là mối lo Cộng Sản thôn
tính miền Nam. Trước ngày đảo chánh chừng một tháng, ông đã nói với các tướng
lãnh ở Tổng Tham Mưu rằng “chế độ này còn nhiều khuyết điểm, nhưng nếu sụp đổ,
thì miền Nam chắc chắn sẽ mất vào tay Cộng Sản”.
Điều đó, quả thực đã xẩy
ra như lời tiên liệu. Sau khi Tổng Thống Diệm mất, miền Nam rơi vào tình trạng
hỗn quân, loạn quan, rồi chế độ độc tài, tham nhũng của Thiệu ra đời, lệ thuộc
hoàn toàn vào viện trợ của ngoại bang, cho nên khi quân ngoại quốc và Mỹ rút
đi, thì nước Việt hoàn toàn bị nhuộm đỏ. Giờ đây lại sắp mất vào tay Trung Cộng.
Dân
Việt Nam đã hơn 4000 năm kiêu hùng với những chiến công lừng danh thế giới, bây
giờ chỉ còn là nhóm thỏ con bên cạnh những con thú ăn thịt đồng loại là Bộ
Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đang khúm núm dâng thỏ cho con cọp đói Trung Cộng.
Mối nhục này biết đến thế hệ nào mới trả được? Thật đau lòng cho lịch sử Việt
Nam.
Nhân
ngày giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm sắp đến, chúng tôi, những người Việt Nam biết
ơn Người, xin kính dâng lên Người một đóa hoa lòng, nguyện xin Đấng Tối Cao cho
linh hồn Người Anh Hùng Dân Tộc được yên nghỉ ngàn thu.
Chu
Tất Tiến. 26 tháng 10 năm 2013
2013/10/28
Tran MONG VU <>
Văn
Tế cố TT Ngô Đình Diệm
(Nhân
dịp 50 năm tưởng niệm tại hải ngoại – 2013)
*************
Duy hải ngoại, ngày Mồng Hai tháng Mười Một,
năm 2013 – Quý Tỵ, quốc lịch bốn ngàn tám trăm chín mươi hai (4892); Chánh tế [chỉ ghi tên họ chánh tế, không ghi
title/titre] kiêm vì bằng
hửu, huynh đệ đồng bào, trẻ già trai gái, nhân ngày Húy Nhật, quỳ trước
linh đài, dập đầu khải tấu:
Nhớ linh xưa:
Phủ Cam đất cũ, âm thầm khởi nghiệp mười
lăm năm ra công đổ sức, mở lối dân quyền; Gia Định miền xưa, uy dũng chuyên
tâm, suốt chín năm tận lực miệt mài, phục hưng nhân vị.
Chiến lược kia con cháu phát huy; Nhân dũng
nầy giống nòi mến mộ.
Bao năm quốc thổ an bình, miền Nam Việt
sáng ngời Đông Á; Mấy lúc quân dân thịnh vượng, nền Cộng Hòa nức tiếng năm
Châu.
Trên Cao Nguyên cương thổ, ruộng rẩy dinh
điền tươi tốt quanh năm; Dưới Cửu Long chín khúc, đồng lúa nuôi dân gạo thừa xuất
cảng.
Trong giữ gìn quốc thể, ngoài bình đẳng lân
bang; Chẳng cho phép Tây, Tàu đồng hóa; Vững chủ quyền giao hảo đồng bang.
Hùng cứ phương Nam; Oai danh đất Viêt.
Giữa nguy nàn, nhất thống quân binh ban
hành ước pháp lập nước Cộng Hòa; Trong gian hiểm, kết hợp toàn dân lập nền
chính vận tạo thế Quốc Gia.
Kế thế hưng bang, nối chí Lý, Trần, Lê,
Nguyễn, bao anh hùng vào sanh ra tử, giữ cho cõi giang sơn bền vững vẹn toàn;
Vun bồi xã tắc, noi gương Trưng, Triệu,
Ngô, Đinh, lắm hào kiệt trùng trùng khí thế, dựng nên bao công nghiệp uy dũng
vang lừng.
Sóng phế hưng dù đảo lộn, trời Nam còn
riêng cõi, chim Việt vẫn chung bầy, tâm hào kiệt ngập tràn quốc thổ;
Nền xã tắc dẫu an nguy, đất Việt vẫn vẹn
toàn, cành Nam thêm anh túc, đức nhân hòa sáng tỏa cổ kim.
Lấy sức toàn dân vận trù quyết sách, phá giặc
nội xâm Lê-Mác tà gian;
Đem tài cả nước khai dụng đấu tranh, giải
thể gian nhân Hồ-Mao giặc dữ.
Bởi chưng:
Loài phản phúc quên gương Hồng Lạc, cõng rắn
cắn gà nhà, luồn cúi Mỹ bang, mê đắm bả vinh hoa, rắp tâm lật đổ chính tình, khuấy
đục chính trường chỉ vì tư lợi;
Lũ cuồng nô ăn phải bả Mác-Lê, cầu Tàu giết
đồng hương, cấu kết Mỹ-Hoa, đành lòng mưu sát minh quân, tranh giành quyền lực
làm đảo điên xã tắc một thời.
Nên:
Rồng thiên gãy cánh, dinh lũy tan tành đành
tuẩn quốc một lòng huynh đệ; Hào kiệt sa cơ, vận nước bi ai, đồng hiến thân tựu
nghĩa.
Than ôi! chốn Nam bang thiên địa thảm sầu,
phường võ dõng được thời thính chính, gây nhiểu nhương loạn lạc, lợi cho lũ
siêu cường xâu xé nhà Nam.
Thế đó! ngoài Bắc địa Hồ binh hớn hở, lũ Hồ-Mao
vùng dậy lăng xăng, tạo rối ren khủng bố, toa rập bọn ngoại bang mượn cớ điều
quân vào nước Việt.
Cho nên, thế sự rối ren đến hồi mất nước;
Cộng nô hà chính áp bức dân lành.
Bởi đâu nên nỗi !!!.
Nay cúi xin:
Chí sĩ anh linh về đây chứng giám; Tạ
công đức anh hào, nước nhà xin sạch bóng hung nô;
Hào kiệt thấu tình nhậm lễ niệm hương; Nền
thịnh trị nhân hòa, cơ đồ nguyện giữ gìn vạn đại.
Hôm nay đây, lòng thành tưởng niệm, kính
dâng lễ bạc, duy khiết duy tinh, trước đài tưởng niệm bái lạy tiên linh, lai
lâm chứng giám, ban ân phù hộ, Việt Nam thái bình.
Đồng khấu bách bái,
Cung duy thượng hương.
Đan
Tâm phụng soạn cho Âu Châu 2013.
2013/10/28
Xuan Nguyen <>
2013/10/27 Hung le <>
Kính thưa toàn thể quý vị , quý chiến
hữu.
Buổi Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm và các Chiến Sĩ VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc tại Minnesota ngày 26
tháng 10 năm 2013 đã được diễn ra vô cùng "Trang Trọng,Ý Nghĩa, với Nội
dung và Hình Thức đều rất là tốt đẹp !!". Đó là những ý kiến và nhận
xét của bà con đồng hương sau khi đi dự Lễ Tưởng Niệm về , mà chúng tôi thâu thập
được.
Mọi người đến dự đều cảm thấy rất
cảm động,có những người không cầm được nước mắt khi nghe lại tiểu sử và công đức
của Ngô Tổng Thống và có cơ hội hát lại Bài hát "Suy Tôn Ngô Tổng Thống" ,
và cơ hội thắp lên nén hương bày tỏ lòng biết ơn đối với Người.
Xin thay mặt cho Ban Tổ Chức Lễ Tưởng
Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các Chiến Sĩ Quân-Dân-Cán-Chính VNCH đã hy
sinh vì Tổ Quốc, chúng tôi xin gửi Lời Cám Ơn Chân Thành đến tất cả quý
anh chị em đã đóng góp Công,Sức,Tiền bạc,Thời gian v.v....làm cho Buổi Lễ Tưởng
Niệm thành công vượt lòng mong ước của BTC.
1- Trước tiên xin cám ơn Ban Trang Trí
đã bỏ rất nhiều công sức tạo nên một khung cảnh rất trang trọng cho buổi lễ với
Bàn Thờ di ảnh Ngô Tổng Thống uy nghi. Tượng đài Tổ quốc ghi ơn,và các khẩu hiệu
nói lên lòng yêu nước được treo dọc suốt bức tường dài. Xin đặc biệt cám ơn Cụ
Dương Quang Ngự, anh Cù Văn, anh Phạm Anh Tuấn, Bà Thản (cắm hoa), Bà Chung
(trang trí mâm quả), Bác Huân, bác Điệp sắp xếp bàn ghế .
2- Cám ơn Ban Âm Thanh đã phục vụ chu
đáo , âm thanh mạnh , rõ ràng,không bị trở ngại kỷ thuật , nhất là những giây
phút chào cờ và mặc niệm đầy trang trọng.
3- Cám ơn các anh em Hội Cựu Chiến Sĩ
QL/VNCH đã đảm nhận xuất sắc Toán Hầu Kỳ cho Buổi Lễ Chào Cờ và Phút Mặc Niệm rất
là uy dũng,trang trọng.
4- Cám ơn Cụ Nguyễn Đình Tuy (chủ tế), Cụ
Mai Minh Điệp và cụ Phạm Bá Thản (phó tế), cụ Nguyễn Thanh Đạm (trống chầu) ,
đã hoàn tất xuất sắc Phần Văn Tế và Niệm Hương trước bàn thờ Ngô Chí Sĩ rất là
trang trọng và cảm động.
5- Cảm ơn quý anh chị em thuộc Hội
United States American Support Command MN đã đảm trách hàng quân danh dự hai
bên bàn thờ Ngô Tổng Thống và lễ Chào Cờ rất uy nghiêm.
6- Cám ơn đặc biệt đến tất cả quý anh chị
em thuộc hội Cựu Cảnh Sát Quốc Gia và thân hữu đã đảm trách Ban Hợp Ca cho buổi
Lễ Chào Cờ và Suy Tôn Ngô Tổng Thống rất trang trọng và đẹp mắt với đồng phục
áo dài thướt tha của các chị. Cám ơn quý anh chị em Ca sĩ và Ban Nhạc..đã
bỏ rất nhiều công sức để đem đến cho Buổi Lễ Tưởng Niệm một chương trình Văn
Nghệ thật đặc sắc,mọi người đến dự đều cảm thấy rất xúc động khi nghe lại
những bài hát đầy ắp kỷ niệm của những ngày thời Đệ 1 Cộng Hòa. Bài hát
"Triệu Con Tim" kết thúc chương trình quá hay,quá hào hùng..
7- Xin Cám ơn đến Ban Ẩm Thực thuộc hội
Ái Hữu Tinh thần Ngô Đình Diệm đã chuẩn bị cho Buổi Tiệc đầy ắp các món ăn vừa
ngon miệng vừa đẹp mắt.Mọi người đến dự đều không thể tưởng tượng được Buổi Tiệc
lại được chuẩn bị và phục vụ một cách chu đáo đến như thế.
8- Chân thành cám ơn đến quý diễn giả :
- Ông Phạm Văn Lộc, hội ái hữu Tinh thần
Ngô Đình Diệm đã nói lên Mục đích và Ý nghĩa của buổi Lễ tưởng niệm.
- Ông Nguyễn Minh Phan đã diễn ngâm bài
thơ : "Nén Hương Lòng Dâng Kính Ngô Chí Sĩ " khi quý vị lãnh đạo các
tổ chức, đoàn thể lên niệm hương.
- Ông Nguyễn Quốc Đống, chủ tịch Cộng
Đồng Người Việt Tị Nạn Minnesota
- Ông Ngô Trọng Phục , chủ tịch Hội Cựu
Chiến Sĩ QL/VNCH Minnesota.
- Ông Giáo Sư Steven Young, một học giả
am tường sâu sắc về chính trị và xã hội tại VN.
- Anh Hiếu Từ, chủ tịch Cộng Đồng Việt
Nam Minnesota.
Quý vị đã đem đến cho buỗi Lễ Tưởng Niệm những bài nói chuyện sâu sắc ,
phong phú.
9- Cám ơn đến toàn thể quý đồng hương,
quý chiến hữu đã đến tham dự đông đảo buổi lễ tưởng niệm, quan
khách đến dự đầy ắp cả hội trường (chỉ xếp ghế,không xếp bàn), đặc biệt cám ơn
quý đồng hương đến từ các thành phố xa xôi như St.Cloud, Rochester... Cám ơn
quý vị quan khách đã đóng góp tài chánh ủng hộ cho những chi phí với Ban Tổ Chức.
Những đóng góp quý báu của quý vị , chúng tôi rất lấy làm trân trọng. Chúng tôi
sẽ quyết toán sổ sách rất minh bạch.Số thặng dư sẽ lưu vào quỹ để tổ chức cho
những năm kế tiếp.
10- Lời cám ơn cuối cùng, BTC chúng tôi
xin được gửi tới Cha G.B. Nguyễn Đình Hoàng,Cha xứ Nhà Thờ Saint Columba. Cha
đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Linh Hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và tất cả
các linh hồn của các chiến sĩ Quân - Dân - Cán - Chính VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Trong bài giảng cha đã đề cao" Lòng Biết Ơn " của những người được nhận
ơn đối với Người Ban Ơn . Ngoài ra Cha đã ưu ái tạo mọi điều kiện thuận lợi để
BTC có thể thực hiện được Buổi Lễ Tưởng Niệm thật là tốt đẹp tại Nhà Thờ St.
Columba và tại Hội trường Trường St. Columba .
Cũng xin cám ơn đến các anh chị ca viên
các ca đoàn đã dâng lời ca tiếng hát thật hay trong Thánh Lễ.
Một lần nữa thay mặt cho Ban Tổ Chức
xin chân thành gửi lời Cám ơn đến tất cả mọi người đã đóng góp một bàn tay làm
cho buổi Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ Quân Dân Cán
Chính đã hy sinh vì tổ quốc ngày 26 tháng 10 năm 2013 tại TB Minnesota được
thành công tốt đẹp.
Hy vọng đến cuối tuần này ban kỷ thuật sẽ
hoàn tất Video để đưa lên youtube.
Kính chào Đoàn Kết.
ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HÌNH ẢNH BUỔI LỄ CẦU NGUYỆN TRƯỚC MỘ PHẦN CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀO NGÀY 1/11/2013
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết