QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, October 16, 2015

Ngô Đình Diệm Dưới Cái Nhìn Của Các Lãnh Tụ Hoa Kỳ, Đông Nam Á, Và Các Quan Sát Viên Quốc Tế



 From: Phú Vũ Duy <
Sent: Friday, October 16, 2015 2:32 AM
Subject: Re: 1 DĐKTTG Fw: Fwd: Ngô Đình Diệm Dưới Cái Nhìn Của Các Lãnh Tụ Hoa Kỳ, Đông Nam Á, Và Các Quan Sát Viên Quốc Tế 


 
Trả lời:

Những người giết Diệm chính là tay sai Hồ Chí Minh à ? Vậy tại sao họ lại chống lại Diệm ? Vì Diệm đã không chịu làm tay sai cho Pháp và Mỹ nữa ! Đó là bản chất yêu nước của Ngô Đình Diệm. Nhưng tại sao lúc đầu Diệm lại nhận làm tay sai cho Pháp và Mỹ ? Đó có phải là một sai lầm về sự kém minh triết không ? Yêu nước, nhưng như vậy chưa đủ để chiến thắng ngoại xâm ! Hồ Chí Minh đã mời Ngô Đình Diệm đứng ra làm Thủ tướng chính phủ Hà Nội năm 1945, mà Diệm không chịu hợp tác (tiểu sử Diệm - VIKIPEDIA), lại đi hợp tác với tụi thực dân Pháp đã xâm lược 80 năm nước mình. Tại sao Đức phải chờ Liên Xô tan rã mới thống nhất đất nước lại được ? Tại sao hiện nay Triều tiên vẫn bị chia đôi và đang nhăm nhe choảng nhau ? Vậy là khó trả lời đấy nhỉ ! Vì vậy hãy cố bình tĩnh tham khảo mấy bài viết sau đây nhé.
Người Hà Nội

Vào 10:18 Ngày 16 tháng 10 năm 2015, 'Mike Duong' via 1 DĐKTTG <> đã viết: 

CONG SAN BAC VIET & CON DE MTGPMN & TAY SAI Giao Diem-AN Quang BIA DAT & NOI LAO ve NDD .Chung chi co tho-lay Ho Cho Minh ( Ho tap Chuong = HAN-GIAN )

On Thursday, October 15, 2015 8:18 PM, PHU > wrote:


                                                           


On Thursday, October 15, 2015 4:49 PM, tri Pho <> wrote:

Sent from my iPhone

Begin forwarded message: 

Ngô Đình Diệm Dưới Cái Nhìn Của Các Lãnh Tụ Hoa Kỳ, Đông Nam Á, Và Các Quan Sát Viên Quốc Tế 

Tổng Thống Ngô Đình Diệm Dưới Cái Nhìn Của Các Lãnh Tụ Hoa Kỳ, Đông Nam Á, Và Các Quan Sát Viên Quốc Tế

TS.Nguyễn Anh Tuấn Political Scientist  


Trong sưốt 40 năm hải ngoại, tôi có dịp nghe rất nhiều người nói về TT Ngô Đình Diệm. Những người thù ghét ông, lên án ông là con người độc tài, gia đình trị, Công giáo trị và kỳ thị Phật giáo. Ngược lại những người thương tiếc và tôn sùng ông thì ca ngợi khơi khơi ông đủ điều.

Con người thật của nhân vật Ngô Đình Diệm, và Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Mà Ông Thực Hiện Suốt 9 Năm (!954-1963) để xây nên Hòn Ngọc Viễn Đông cho Miền Nam Việt Nam (MNVN) thì không mấy ai biết đến nơi đến chốn.

Phần thưởng dành cho ông là những đòn thù đâm chém tơi bời lên lưng ông suốt 9 năm, đã dưa đến cái chết thảm khốc kinh hoàng cho ông và bào đệ ông là Ngô Đình Nhu. Vì thế, những bế tắc của lịch sử không làm sao khai thông được.

Cả hai sự khen chê của những người Việt Nam thường chủ quan và thiên kiến, chỉ nhận xét hời hợt ngoài da hay mặt nổi của những hiện tượng xảy ra cho đất nước, nên rất thiếu giá trị khách quan, thiếu công bình và giá trị vững chắc.

Tuyệt nhiên tôi không thấy ai đào sâu hơn, bằng cách sử dụng sử quan, tức là nhìn con người ấy sống ra sao, đã làm những gì trong một bối cảnh lịch sử VN ở thời điểm tăm tối nhất, đau thương nhất và hỗn loạn nhất như thế, để từ đó đưa ra nhận định và phán xét về một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn lao, không chỉ trên đất nước Việt Nam mà cả toàn vùng Đông Nam Á cũng như Hoa Kỳ và thế giới. Một nhân vật lịch sử TT Diệm có tầm cỡ lớn lao, nếu chỉ khen chê theo cảm tính và bản năng sẽ không bao giờ thấy được Sự Thật Của Lịch Sử. Muốn thay đổi và chuyển hóa vận mệnh và sinh mệnh cho đất nước, phải tìm cho ra Sự Thật Của Lịch Sử.

1- Trong mấy chục năm mòn mỏi tìm kiếm mẫu người điển hình lý tưởng Việt Nam Cộng Hòa của MN, sau khi đã nhìn rõ chân dung man rợ mẫu người XHCN của cách mạng CS, tôi vẫn không biết tìm ở đâu? 40 năm sau, tôi chợt nhớ tới Con Người VNCH Điển Hình Nhất - Chính Là Người Cộng Hòa Đã Đặt Viên Đá Đầu Tiên Để Xây Nên Nền Đệ I Việt Nam Cộng Hòa ngày 16 tháng 7-1955, và chỉ sau 9 năm đã dựng nên Hòn Ngọc Viễn Đông cho dân cho nước của ông. Nhưng con người VNCH đầu tiên này đã bị gục ngã thảm thiết bởi chính bàn tay của những người VN cùng người bạn Mỹ của ông.

Theo cuộc điều tra tỉ mỉ của Tướng Thomas Lane, “âm mưu cạm bẫy đã được dàn dựng bởi những người CS ngoại hạng và siêu quần bạt chúng… Hồ Chí Minh đã vẽ ra một kế họach để sử dụng các nhà sư đội lốt tại MNVN, nơi đó họ có thể khuấy động tơi bời liên tục sự xung đột tôn giáo… Cuộc vận động quá nhơ nhớp bẩn thỉu đầy âm mưu gian trá, tìm mọi cách che dấu con người thật của TT Diệm và che dấu luôncon người thật của HCM và những người CSVN. Tổng Thống Diệm là một người có đặc tính mẫu mực điển hình của một con người xả kỷ vô ngã, tự quên thân mình để
dâng hiến trọn đời ông cho quê hương xứ sở ông, một con người với giá trị nhân tính sâu thẳm” (trích từ cuốn The Last Of Mandarins Diệm Of Việt Nam của tác giả Anthony Trawick Boucarey, 1965, trong những trang 145 và 146).

2- Trong tập sách của Boucarey, trang 1 có đoạn như sau:

Ngày 16 tháng 11-1964, Đại Sứ Hoa Kỳ, Frederick E. Nolting đã viết một bức thơ cho tờ New York Times như sau:

“Tôi không thể chần chừ cho tháng ngày qua đi mà không nói lên sự kính trọng của tôi khi tưởng nhớ đến một con người can đảm phi thường đã gục chết vì quê hương của ông một năm trước đây, người đó chính là Ngô Đình Diệm, cựu TT VNCH.

Những biến cố xảy ra từ khi lật đổ và ám sát ông vào tháng 11, những tia sáng được bật lên để soi vào những vấn đề mà ông phải đối mặt đương đầu trong suốt 9 năm ông làm TT trong một xứ sở có quá nhiều thương đau.

Trong những hoàn cảnh khó khăn và phức tạp, chính quyền của ông đã gặt hái được những thành quả lớn lao, ở đó nhiều trường học đã được xây cất, nhiều bệnh viện đã mọc lên, nhiều đường bay đã được thiết kế, đáng kể nhất là cải cách ruộng đất, và thành quả lớn lao nhất là xây dựng được quân đội VNCH hùng mạnh để bảo vệ đất nước trong cơn dầu sôi lửa bỏng, và một ý chí mãnh liệt để đứng lên chống trả những đe dọa. Tất cả những thành đạt đó trở thành những trở ngại làm cho CSBV không thể nào chiến thắng được MN.

Cái chết quá đau thương của TT Diệm, tạo nên một hình ảnh não nề đè nặng lên một đất nước có quá nhiều đổ vỡ và đau thương -- đó là điều mà đất nước của ông không vượt qua được. Ông Diệm là một nhà ái quốc, và tôi bảo đảm chắc chắn là ước mơ của ông là phục vụ cho người dân của ông, điều đó đã thể hiện suốt những năm dài kể từ khi biết ông, đó là làm sao đi đến thành công trong cuộc tranh đấu cho sự sống còn của đất nước Việt Nam để tiến tới những tiến bộ về phương diện chính trị, và tiến bộ xây dựng những giá trị chân thật cho con người.

Bi kịch đã diễn ra tại vùng nhiệt đới xanh tươi của Đông Nam Á, nhưng bi kịch làm cho con người xót xa thương cảm, và kinh hoàng như thời điểm của Bi Kịch Hy lạp thủa xưa. Đó là vóc dáng của một vị anh hùng dân tộc (national hero), người đã chiến đấu bền bỉ một cách hết sức dũng cảm để chống đỡ biết bao khó khăn, nghịch cảnh vây hãm lao lung tứ bề, cuối cùng đã phải gục chết thảm thiết trước số phận, số phận trong trường hợp này đến từ những kẻ thù công khai, những người bạn cũ của ông, và lỗi lầm của riêng ông. Khi ông nắm quyền hành quốc gia trong 9 năm trước đây, ông đã nói với đồngbào của ông rằng, Hãy bước theo tôi nếu tôi tiến lên. Hãy giết tôi đi nếu tôi rút lui tháo chạy. Hãy trả thù cho tôi nếu tôi bị giết”.

Thủ phạm chính về cái chết của con người VNCH đầu tiên ấy chính là Hồ Chí Minh và đảng CSVN, còn lại tất cả, dù người Việt Nam hay Mỹ dính líu đến cái chết của TT Diệm, dù vô tình hay cố tình cũng đều là phương tiện hữu hiệu, là những con người tự nguyện để cho con sói già sỏ mũi dắt vào những âm mưu thần sầu quỉ khóc của họ Hồ ở Bắc Bộ Phủ. Con sói già quỉ quyệt này ném đá dấu tay tài tình tới mức độ dư luận nước Mỹ và Âu Châu tỏ ra rất kiêng nể ông ta, vì họ chỉ nhìn thấy chiếc mặt nạ mà không một ai biết bộ mặt thật của con sói già Hồ ly tinh này, nên chỉ chĩa mũi dùi phê phán tôn giáo này hay tôn giáo khác, phe này phe kia mà quên mất kẻ chủ mưu giết TT Diệm, một đối thủ hơn HCM tất cả mọi phương diện, tài năng cũng như đức độ, là người nếu còn sống thì ông ta và Đảng CSVN không bao giờ chiếm được được MN.

Con sói già này và Đảng CSVN tự biết không làm gì được TT Diệm và quân dân MN, nên đã mượn tay những con người ngây thơ nhẹ dạ, mù quáng thiển cận tiếp tay với ông ta, không phải chỉ giết một vị anh hùng dân tộc của VN mà giết cả một quốc gia, phá hủy tan tành Hòn Ngọc Viễn Đông, giết luôn nền Đệ I Cộng Hòa Việt Nam ổn định, lương thiện và trong sạch nhất vùng Á Châu như Giáo Sư Wesley Fishel đã nhận thấy.

Tội lỗi của con sói già này đúng là: Đẵn hết trúc Nam Sơn chẳng đủ để biên ghi tội ác. Múc cạn nước Đông Hải không đủ để rửa sạch tanh nhơ (Nguyễn Trãi).

Tự nguyện tiếp tay và trở thành phương tiện hữu hiệu cho con sói già và CSVN âm mưu giết giết hại một con người VNCH của MNVN, những người Việt Nam và người Mỹ ngây thơ nhẹ dạ, mù quáng thiển cận trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã thuyết phục TT Kennedy cúp viện trợ và không ủng hộ TT Diệm nữa.

3- Ngược lại, Chủ Tịch Quốc Hội Hoa Kỳ là John MacComick và Dân Biểu Edna Kelly đã sáng suốt cảnh giác TT Kennedy rằng:

“Gần như không có ai ưu tư tới một điểm là, Ông Diệm và chính quyền MN đang phải đối đầu với rất nhiều trở ngại khó khăn, xứ sở quê hương của ông đang đổ vỡ tan hoang mọi bề, với sự tràn ngập của CS, băng đảng, và các giáo phái võ trang xung đột khắp nơi, TT Diệm không chỉ làm sao sống còn tồn tại được trong 9 năm, và đưa đến nhiều tiến bộ tốt đẹp trong việc tái lập lại trật tự quốc gia, bảo vệ quyền tự do cho dân, thi hành công lý xã hội để làm đời sống toàn dân tốt đẹp hơn.

Thế mà tại sao không thấy ai để tâm tới điểm là, không có ông Diệm không làm sao ổn định được Việt Nam và cả Đông Dương đang trong những cơn lốc và hỗn loạn tơi bời, rồi sau đó chỗ đứng của Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu sẽ gãy đổ suy vong”.

Chính quyền Kennedy và những người trong Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ đã bỏ ngoài tai những lời cảnh giác đầy tính cách tiên tri của Quốc Hội Hoa Kỳ về tương lai đen tối trong những chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ tại Á Châu, vì giết TT Diệm và mất MNVN vào tay CSVN cũng chính là tay sai của CS Hoa Lục.

Kennedy đã lầm lạc, gởi con gấu già lạnh lùng đầy nanh vuốt Henry Cabot Lodge đến quê hương đau khổ ngập tràn của VN để ủng hộ những tướng lãnh MN – là những con người đang ôm ấp giấc mơ tranh danh đoạt lợi, tranh bá đồ vương và tranh quyền cướp nước.

Thực ra mà nói, đây là những con người được coi là “đường đường một đấng”, có thể không thiếu cái “dũng khí” nhưng cũng chỉ sống bằng bản năng, không có tâm hồn và trí tuệ sâu sắc, nhất là thiếu đời sống tinh thần, nên về mặt tâm thức và ý thức rất non nớt, dễ bị mê hoặc, bị mời gọi lả lơi và quyến rũ mê hồn bởi giấc mơ quyền uy, quyền lực và quyền hành cũng như quyền lợi ích kỷ của riêng họ, nên chẳng bao giờ nhận ra là, tất cả những việc làm của họ để giết TT Diệm là tự nguyện để cho con sói già Bắc Bộ Phủ sỏ mũi dẫn dắt nhẹ nhàng vào những âm mưu cực kỳ thâm độc của hắn. Bởi vì những con người này, kể cả con gấu già lạnh lùng đầy nanh vuốt của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng chẳng thoát được những tính toán của con sói già Bắc Bộ Phủ.

Con sói già Hồ ly tinh này không chỉ muốn giết một mình “con người VNCH đầu tiên” của MNVN, mà hắn muốn giết cả một quốc gia, giết luôn nền Đệ I Cộng Hòa Việt Nam và giết luôn hơn 10 triệu dân MN, giết luôn đời sống ấm êm của họ mà những
Con Người VNCH đã đổ bao nước mắt mồ hôi mới hoàn thành được cho toàn dân MNVN, để làm gì? hay chỉ để hoàn thành giấc mơ mù lòa và mê sảng XHCN của hắn?

Đó mới là mục tiêu tối hậu của con sói già. Trong khi tướng lãnh MN và Hoa Kỳ chỉ muốn hạ bệ TT Diệm để thay thế lãnh đạo MNVN bằng nhóm quân nhân ham tiền, hoàn toàn thiếu hiểu biết và kiến thức về chính trị trong hoàn cảnh lịch sử quá tăm tối của đất nước cũng như toàn bộ đời sống của toàn dân MN.

4- Sau khi các tướng lãnh lật đổ Tổng Thống hợp hiến hợp pháp, chính thống và được dân MN bầu lên nắm quyền hành chính quyền MN, Tướng Thomas Lane đưa ra nhận định:

“Tổng Thống Diệm bị người ta thay thế bằng những con người quá độc ác tàn bạo, là những người giống hệt Fidel Castro, không bao giờ ngập ngừng hành quyết các tù nhân”.

Tướng Thomas Lane đưa ra nhận xét về TT Diệm: “lịch sử cho thấy rằng TT Diệm đúng làmột người quá nhân đạo và đầy lòng bácái (humane and cheritable man) để song còn trong bầu không khí của quyền lựcvào 1963. Ông đã không có đủ tàn nhẫnvà độc ác để bắt giam và xét xử nhữngquân nhân tạo phản, và thay thế bằng những người trung thành của ông. Ông cố gắng quá nhiều và quá lâu để hòa hoãn với Phật giáo là những người không thề nào chịu hòa hoãn được (impossible conciliation). Ngay cả việc trục xuất những nhà báo Mỹ đã vo tròn bóp méo sự thật chính là kẻ thù quá cay đắng của ông.

Thay vì làm như thế, ông đã cố gắng hòa giải và giải tỏa những dị biệt mà không có những hành động cần thiết cho sự sống còn của chính quyền MN, chính sự khoan hòa đã khuyến khích sự nổi loạn… khi không quân nổi dậy ném bom Dinh Độc Lập đã xô đẩy tình thế vào cơn hỗn loạn thêm. Lẽ ra người phi công sẽ bị kết án và bị hành quyết. TT Diệm đã không bao giờ đem người phi công ra xét xử trước tòa án. Ông khước từ đòi mạng sống con người vì những lý do chính trị, dù đó là một cuộc nổi loạn.”

5- Giáo Sư Wesley Fishel, đứng đầu nhóm cố vấn đặc biệt gồm 54 Giáo Sư chính trị học và quản trị công quyền do Michigan State University (MSU) tổ chức với 200 người Việt Nam phụ tá để giúp MNVN xây nên nền Đệ I Cộng Hóa Việt Nam trong 9 năm (1954-1963) đã viết xuống như sau:

“Như sự kiện cho thấy, chỉ có một điều mà những học giả uyên thâm đều đã đồng ý khi nhìn vào năm đầu tiên nắm chính quyền của ông Diệm là chính quyền của ông sẽ tan rã bất cứ lúc nào, sự thất bại là điều không thể nào tránh được. Nhưng ngược lại, ngày nay ông Diệm vẫn còn hiện diện bên chúng ta, và chế độ của ông chắc chắn là một chế độ ổn định nhất và lương thiện trong sạch nhất vùng Á Châu.

Trước những thành quả vĩ đại đó, ông đã được nhiệt liệt hoan hô chúc tụng tại các quốc gia mà Ông đã viếng thăm như Washington, Manila, Tân Delhi, Rangoon, và Bankok, và chính quyền của ông đã được 45 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc thừa nhận, chắc chắn ông phải là một con người phi thường, một con người đã bị ngộ nhận (misunderstood one) quá nhiều. (trích từhồ sơ 20, trong cuốn Vietnam AndAmerica, the most comprehensivedocumented history of the Vietnam War).

6- Theo nhận xét của Philippe Deviller, một sử gia lỗi lạc đương thời, nhìn TT Diệm như sau:

“bước vào một hoàn cảnh cực kỳ đen tối, đó là một người Sĩ Phu, can đảm phi thường, và là con người của nguyên tắc vào tuổi 53. Ông là một người Quốc Gia được kính trọng nhất (the most respected man) và là người có ảnh hưởng lớn lao nhất và là một người sống trọn vẹn cho đức tin Công giáo... sự can đảm hiếm thấy nơi các lãnh tụ chính trị, rất coi trọng đạo đức gia đình, tính chịu đựng bền bỉ, đó là người không bao giờ thiếu sự chính trực
liêm chính. Ông không bao giờ không cư xử công bình với mọi người, kể cả cho kẻ thù của ông một cơ hội. Ông đã không bao giờ ra lệnh xử tử những người đã cố gắng giết ông”. Deviller nói thêm“Tất cả đối thủ lúc ban đầu của ông đều đánh giá ông rất thấp”.

7- Đại Sứ Hoa Kỳ là Frederick Nolting thì
khuyên những người chống đối TT Diệm rằng:

“một sự thay đổi tuyệt vời sẽ thành đạt được cho đất nước này, nếu tất cả những ai chê bai chỉ trích chính quyền của họ, thì họ nên tìm cách cộng tác với chính quyền và làm việc ngay trong chính quyền để cải thiện và làm mọi việc tốt đẹp hơn”.

8- Vào này 15 tháng 10-1955, TNS Manfield
thăm VNCH trong hai tháng đã có nhận xét về TT  Diệm như sau:

“một thanh danh vang vọng khắp đất nước của ông, với đường lối quốc gia chân chính, và có những dự tính rất trong sáng. Nhưng đã có “những vận động lớn laovới âm mưu lật đổ” do những người bất hợp tác (none cooperation) và những kẻ phá hoại; tất cả chỉ muốn ngăn chặn ông Diệm thực thi những chương trình xây dựng của ông, gồm có cả việc nổi bật nhất là loại trừ những gì chỉ đã đưa đến những xấu xa tồi bại cho dân cho nước, và những bất công và bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam.”

9- Một quan sát viên khác là Ralph Lee Smith thì cho rằng,

“Miền Nam Việt Nam thật may mắn đã sinh ra được một lãnh tụ quốc gia trong thời gian tranh đấu cho nền độc lập của đất nước. Ông đã phải đối đầu hứng chịu gần như tất cả khó khăn và nghịch cảnh.

Ông Diệm đã đóng trọn vẹn vai trò dù chưa sửa soạn một cách thật can đảm và sáng suốt, …một hình ảnh cao cả và khả
kính của một lãnh tụ quốc gia trong lòng những người dân bình thường (Common people).”

Smith còn cho biết thêm, còn có một quan sát viên khác thấy như sau:

“Chuyến đi thăm các vùng trồng lúa tại MN vào tháng 1-1955, ông Diệm tuần vừa qua đã đón nhận sự tán thưởng đầy nhiệt tình từ những người dân của ông. Lúa mọc tràn ngập trên các cánh đồng chung quanh ông, có tiếng gồng vang lên như reo vui, những người lính chiến thắng Việt Cộng đã ngồi ăn chung trên bàn ăn của ông; những người di cư tỵ nạn ngồi đâu lưng với nhau chung quanh ông trong căn nhà lá của họ”, và người quan sát viên đó kết luận, “sự kiện sống động này đã minh xác sức mạnh của ông Diệm nằm ngay chính sự lớn mạnh của những tâm hồn quốc gia dân tộc đang sống tại các làng xã, đó là những con người đã đau khổ quá nhiều vì chiến tranh do CS gây ra, những người dân này còn hơn cả những người ngồi uống rượu tại các nhà hàng Pháp tại Sàigon”.

10- Bên cạnh đó, Bernard Fall nhìn thấy nơi ông Diệm:

“Một con người đã nắm giữ một vai trò để giải quyết mọi vấn đề trước một tình thế quá đen tối, đó là TT Ngô Đình Diệm, một người theo tinh thần Kito giáo rất uyển chuyển, có một đức tin tôn giáo thật sâu xa, gánh trên đôi vai gánh nặng để dìu dắt che chở và nuôi sống 10.5 triệu con người tại MNVN, thêm vào đó phải lo cho gần 1 triệu người di cư từ Miền Bắc vào lánh nạn CS, bảo vệ nền độc lập và lo an toàn cho đất nước. Ngoài ông không có người nào tại Á Châu gặp nhiều khó khăn trở ngại như thế, phải gánh chịu một gánh nặng quá gian nan trên đường tiến tới Trật Tự Và Công Lýcho dân cho nước.”

11- Trong một chương sách của Joseph Buttinger,
The Miracle of Việt Nam, có đoạn:

“sự chính trực vô tì vết (untained integrity) với thái độ quyết liệt chối từ sự thỏa hiệp với Pháp, và với sự hiểu biết sâu xa khi nhìn vào bản chất những kẻ thù của ông, trên chóp đỉnh của lòng dũng cảm ông đã cho cả kẻ thù và bạn bè ông nhìn thấy ông xây dựng nền độc lập cho VN và đoàn kết chính quyền làm sao cho thật vững mạnh,  vì đó là điều đất nước của ông cần hơn thực phẩm và bom đạn.”

Buttinger còn nói thêm: “đó là một phần trong cái vĩ đại của một con người chính trị như ông Diệm”.

12- Có lẽ người hiểu tường tận về TT Diệm không ai hơn là người cầm đầu nhóm cố vấn trong cái “lõi” của chính quyền TT Diệm, Wesley Fishel có lần nói:

“Những kết tội chính quyền độc tài thiếu căn bản vững chắc (lack solid substance). Thực tế chính quyền Ngô Đình Diệm không thể nào nới tay khi những đe dọa quá ghê gớm khi nhìn chỗ nào cũng thấy tràn ngập khắp nơi. Nếu không có những đe dọa của CSBV người ta có thể nhìn thấy nhiều tự do hơn tại MNVN như chúng ta có tại Hoa Kỳ. Sự thật là phần lớn các giáo phái thù ghét ông, sự đố kỵ ghen ghét của người Pháp lúc nào cũng chờ đợi để tấn công ông tới tấp vào những điểm yếu của ông; thêm nữa là những người Mỹ đóng đô ngay tại Sàigon cũng chống ông Diệm.”

Fishel còn nói thêm:

“Tôi còn nhớ rất rõ khi viếng thăm VN vào 1958, đã có những viên chức ngoại giao HK có nhiều lần làm mất uy tín, thổi phồng sự thất bại, chế riễu tôn giáo của ông Diệm và gia đình ông, họ đã kêu gọi HK thay đổi chính sách tại VN. Ngay từ lúc ban đầu, các viên chức ngoại giao và báo chí háo hức đi tìm kiếm lỗi lầm của ông và của chính quyền của ông; không ai cần biết tới những hậu quả sắp tới là cái gì?”

13- Dưới mắt của Cựu Ngoại Trưởng Walter Roberton, ông Diệm là:

“Một con người tận tụy, dũng liệt và xoay trở thật tháo vát… trong ông, đất nước ông đã tìm được một lãnh tụ thật xứng đáng với sự chính trực liêm khiết của ông được gần như toàn dân MNVN thừa nhận.

Vùng Đông Nam Á đã đưa đến cho chúng ta một TT Diệm với đức tính vĩ đại, và toàn thể thế giới tự do sẽ trở nên phồn vinh thịnh vượng hơn, khi học từ bài học quyết tâm và sức chịu đựng kiên cường của một người như ông Diệm.”

14- Vào năm 1959, R. G. Casey Bộ Trưởng Úc đã viết rằng,

“Những người Mỹ đã lấy những tiêu chuẩn của HK để phê phán là bất công.
Có hai sự kiện cần phải nhớ bất cứ khi nào muốn chỉ trích chính quyền VN. Thứ nhất, Việt Nam Là Tiền Đồn Của Chiến Tranh Lạnh. Chính quyền MN không thể bỏ ngỏ tênh hênh mọi thứ, vì tạo cho những kẻ thù khai thác trục lợi. Đó Là Điều Sẽ Trở Thành Nguy Hiểm, Chết Người , Không Chỉ Cho VN, Mà Sẽ Phá Sụp Đổ Những Quyền Lợi Chiến Lược Của Thế Giới Tự Do Tại Vùng Đông Nam Á.

Thứ hai, thực thi dân chủ trên một quốc gia với những quan niệm hoàn toàn mới lạ tại đất nước VN, dân chủ cần có thời gian để xây dựng các cơ cấu, những truyền thống dân chủ và các tập quán dân chủ cần phải được phát triển từ từ mới có thể ứng dụng những quyền dân chủ, ý thức chính trị dân chủ trong đời sống của dân, mà cần thời gian từ từ từng bước một để nó ăn sâu và lan rộng trong dân chúng.

Hoa Kỳ không có đủ lý do chính đáng, chỉ vì một ngày không được vui mà lìa bỏ xa lánh một người như ông Diệm là điều không bao giờ có thể chấp nhận được… trong một quốc gia mà 90% là người thất học, ông Diệm làm được như thế là Một Phép Lạ Rồi”.

15- Khi Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đến
MNVN để điều tra và duyệt xét lại tình hình VN trong giai đoạn tăm tối nhất, ông nhận thấy TT Diệm đúng là đã tạo được một phép lạ chính trị tại MNVN.

Gần 1 triệu dân di cư Miền Bắc lánh nạn CS đã  được giải quyết vô cùng tốt đẹp, đường xá phát triển khắp nơi. Đặc biệt về canh nông đã thành công lớn. PTT Johnson kết luận: “Ngô Đình Diệm Là Winston Churchill Của Á Châu”.

16- Trong lúc đó, TNS Mike Manfiel tuyên bố tại Hoa Kỳ về TT Diệm: “Vị Cứu Tinh Của Tất Cả Vùng Đông Nam Á” (the savior of all Southeast Asia).

17- Bên cạnh nhận định của Mike Manfiel là
nhận định của TNS Jacob Javits về TT Diệm:

“Thực Sự Là Một Trong Những Vị Anh Hùng Của Thế Giới Tự Do” (One of the real heroes of the free world). (trích từ Congresstional record,
ngày May 13-1957).

18- Theo nhận định của tờ New York Times,
ngày 13 tháng 6-1961:

“TT Diệm đã tái tổ chức lại chính quyền, ông chú tâm vào quyền hành pháp trong các bộ… những thay đổi này hứa hẹn guồng máy công quyền sẽ vận hành tốt đẹp hơn và hiệu quả hơn”.

19- Trong lúc tờ báo Time cho rằng:

“Một ông Diệm đã bị hành hạ tơi bời mà ông vẫn tổ chức bầu cử rất hợp lý và lương thiện… và chiến thắng oanh liệt trong các cuộc bầu cử.” Tờ Time đưa ra giải thích: “ông đã được 88% phiếu của dân dồn cho ông, vì sự thật là đất nước VNphồn vinh thịnh vượng.”

Ngoài ra tờ Time còn viết thêm:

“Đây là cuộc chiến thắng gấp đôi (double victory) trước những đối thủ cộng sản và những người đối lập không CS. Kết quả rực rỡ đến từ “những chương trình cải cách”. Kết quả hiển nhiên đó xác minh rằng, MNVN “Đã Nghiền Nát Uy Danh Của Cách Mạng Cộng Sản”, và xã hội Việt Nam đã có được một lãnh tụ có ý chí thật mãnh liệt”(Strong will leader).

Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hành những chương trình cải cách nhờ những thúc đẩy và trợ giúp bởi những người Mỹ, đứng đầu là Tiến Sĩ Eugene Stanley, cải cách việc huấn luyện các viên chức chính quyền địa phương làm sao cho họ hợp nhất với chính quyền trung ương.

20- Vào ngày 15 tháng 2-1962, Đại Sứ HK Nolting đã tuyên bố:

“Chính quyền Việt Nam dưới sự hy sinh và can đảm phi thường trong vai trò lãnh đạo của ông Diệm, đã cố gắng vượt bực dưới những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và đã tạo được những tiến bộ chính trị, xã hội, kinh tế cho toàn dân, với sự trợ giúp của HK”. Cũng theo Đại Sứ Nolting cho biết, chính quyền MNVN là: “một chế độ hợp hiến do dân bầu lên (Elected and constitutional regime). Vào tháng 12-1962 chính quyền TT Diệm đã công bố rằng: đã có 4,077 chương trình xây dựng các ấp chiến lược, trên tổng số 11,182 chương trình đã được hoàn tất với 39% dân chúng MN đã sống trong các cộng đồng này”.

 

__._,_.___

Đường khuynh diệp, Bút ký công tác của Jenny Đỗ,




Khi khám định kỳ Jenny phát giác ra bệnh ung thư vú. Sau thời gian hóa trị có kết quả tại San Jose, hy vọng bình phục, Jenny lạc quan tiếp tục đi công tác vào năm 2009.-
Nhiều bạn bè hứa hẹn yểm trợ, tinh thần rất mạnh mẽ và phấn khởi hướng về cuộc tranh cử năm 2016. Nhưng niềm vui đã nằm trong thiên tai. Tuần trước đi khám định kỳ, bà bác sĩ tuyên án bất ngờ. Bệnh ung thư tái phát cấp thời mạnh mẽ và thời gian còn lại của Jenny chỉ đếm được hàng tháng. Hai hay 3 tháng. ( Vũ Văn Lộc )

   Đường khuynh diệp,                
Bút ký công tác của Jenny Đỗ,                                                                               

  Giới thiệu của Giao Chỉ San Jose.

Đêm nay tôi tìm đọc bút ký có tựa đề lạ lùng của nữ luật sư Jenny Đỗ tại San Jose. Tôi hết sức xúc động. Xin viết đôi lời về tác giả. 
Tháng 2 năm 1984 chuyến bay Air France từ Phi qua San Francisco chở nhóm gia đình con lai đầu tiên đến Hoa Kỳ. Cô gái lai Đặng Thị Phương Khanh đi cùng bà mẹ và em trai. Ngày hôm đó là ngày sinh nhật của Phương Khanh. 18 tuổi. 

Cô sinh ra tại Vũng Tàu. Lúc đó người cha Hoa Kỳ chưa hề biết mặt đã ra đi từ mấy tháng trước. Thế giới của cô là bên ngoại. Mẹ và ông bà ngoại. Quê ngoại ở ngoài Bắc xa xôi thuộc miền Nam Định. Họ Đặng cùng với Trường Chinh, một lãnh tụ cộng sản nhưng riêng gia đình cô lại có nhiều người bị "cách mạng" giết. Sau 9 năm sống với Việt nam Cộng Hoà cô bé Phương Khanh khá vất vả vì hoàn cảnh con lai. Sau 75 lại còn cay đắng hơn trong 9 năm vì thuộc thành phần con lai không có hộ khẩu. Cuộc sống hết sức đau thương từ kinh tế mới Túc Trưng cho đến Sài Gòn thời bao cấp. Năm 1984 đi Mỹ là cơ hội cho cô gái lai 18 tuổi chắp cánh bay cao.

 Hành trang là kinh nghiệm cuộc sống dưới 2 chế độ. Với cộng hòa cô bé học được căn bản đạo đức gia đình và văn hóa miền Nam. Với cộng sản cô trải nghiệm giai đoạn đau thương phải phấn đấu để sinh tồn.Thân phận con lai trở thành tấm vé cho cả gia đình bỏ quê ngoại trở về đất nước của người cha chẳng bao giờ gặp lại. 18 tuổi với 9 năm thuộc nền giáo dục của xã hội chủ nghĩa qua chế độ tem phiếu, khi đến Hoa Kỳ, Phuơng Khanh không có vốn Anh ngữ nên đã phải bắt đầu hoàn toàn từ số không. Cô đi làm, đi học, tốt nghiệp luật sư và đặc biệt thành lập cơ quan bất vụ lợi, tổ chức bạn của Huế ra đời. Phương Khanh trở thành luật sư Jenny Đỗ và là chủ tịch hội đồng quản trị Friends of Hue. Những chi tiết về tổ chức này được gián tiếp giới thiệu trong bút ký cô viết về chuyến thăm viếng năm 2009. Nhưng định mệnh khắt khe đã rung hồi chuông báo tử.                  

Khi khám định kỳ Jenny phát giác ra bệnh ung thư vú. Sau thời gian hóa trị có kết quả tại San Jose, hy vọng bình phục, Jenny lạc quan tiếp tục đi công tác vào năm 2009. Bút ký Đường Khuynh Diệp ghi lại chuyến đi 6 năm trước. Niềm vui lớn lao là ngày nay tổ chức đã xây dựng hoàn tất một trung tâm cộng đồng tại Huế. Biết bao nhiêu kỷ niệm đấu tranh với công an Thừa Thiên khi từ chối treo hình Hồ chí Minh và cờ đỏ trong trung tâm. Friends of Hue nuôi các trẻ em ăn học để trở thành một lớp công dân hữu dụng tương lai. 

Tất cả các em đều có phía sau cả một câu chuyện đau thương bi đát. Trở lại San Jose, Jenny năm nay 49 tuổi quyết định ra tranh cử tại khu 4 với một ước vọng chính là xây dựng cho người Việt San Jose một trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Nhiều bạn bè hứa hẹn yểm trợ, tinh thần rất mạnh mẽ và phấn khởi hướng về cuộc tranh cử năm 2016. Nhưng niềm vui đã nằm trong thiên tai. Tuần trước đi khám định kỳ, bà bác sĩ tuyên án bất ngờ. Bệnh ung thư tái phát cấp thời mạnh mẽ và thời gian còn lại của Jenny chỉ đếm được hàng tháng. Hai hay 3 tháng. Chúng tôi hỏi thăm tin dữ và tối thứ ba vừa qua luật sư Đỗ Quý Dân và Jenny Đỗ ghé đến nhà chúng tôi để kể chuyện về công tác thiện nguyện tại quê nhà và dự án trung tâm cộng đồng như một giấc mơ mới hình thành tại San Jose. 

Cô sẽ không còn sức khỏe để ra tranh cử và cũng không có ngày giờ để bàn chuyện lâu dài. Sẽ chuẩn bị công bố về hoàn cảnh cá nhân và trình bày cho bằng hữu về giấc mộng sau cùng. Jenny bình tĩnh ngồi tâm sự suốt 4 giờ đồng hồ. Thể hiện một ý chí vô cũng mạnh mẽ, sẽ tiếp tục đấu tranh với Ung Thư trong hoàn cảnh tuyệt vọng.

 Cô cho biết tâm sự và văn chương qua bút ký công tác xin bác tìm đọc Đuờng Khuynh Diệp. Vào lúc 2 giờ sáng qua tôi tìm thấy bài văn lạ lùng này trên thế giới ảo.Trong số các bài văn thuộc loại thăm dân cho biết sự tình, tôi nghĩ rằng tác phẩm này có thể được coi là xuất sắc nhất. Tấm lòng của tác giả giãi bày trên từng trang giấy. Nhưng trong chuyện buồn cũng còn có lúc hết sức vui. Chuyện buồn là những đứa bé gái Việt lên 10 chưa có ngực phải làm điếm bên Cam Bốt. Người phụ nữ Việt ngày đêm bị nhốt trần truồng trong phòng kín. Những con chim tội nghiệp bán ở cửa đền khi phóng sinh bay không được chết chìm dưới nước. 

Cô gái bán tôm trên bãi cát, bóc từng con cho khách ăn để rồi nhìn ra biển tâm sự rằng lo cho chồng một ngày ra khơi đánh cá sẽ không trở về. Phương Khanh mang thân phận con lai, 18 tuổi trở về quê cha Hoa Kỳ gọi là Coming Home, nhưng một đời sống trong cửa chùa còn nhớ mãi mùi khuynh diệp quê nhà. Hơn 20 năm sau, cô luật sư Jenny trở về tìm mùi hương quá khứ. Không thấy khuynh diệp kỷ niệm bên Cam Bốt. Không có ở Hà Nội, ở Huế chỉ có chuyện nước lụt và đàn con chịu rét. Không có ở bãi biển Hàm Tân. Sau cùng cô tìm thấy múi hương quá khứ ngay bên đường. Cây khuynh diệp còn gọi là bạch đàn mang hương vị thuốc, y khoa gọi là Eucalyptus. Nhưng khuynh diệp trong tâm tư cô gái lai tìm về cội nguồn không phải là tìm vị thuốc, cô chỉ tìm lại mùi hương trong nhang khói kỷ niệm nơi cửa Phật. Khuynh diệp của cô chính là lá Diêu Bông của Phạm Duy...                                                                 Hàng triệu người Việt đã ra đi và hàng triệu chuyến trở về của du khách trên quê hương cũ.  Tôi đã nghe kể lại chuyện khốn cùng thời kỳ 80. Chuyện đổi mới thời 90 và người về khoe khoang những hình ảnh rực rỡ của quê nhà khi bước vào thế kỷ 21. Không một ai đem lại cho chúng ta mùi hương của Đường Khuynh Diệp. Rồi mai đây, những đứa con của sông Huơng trưởng thành trong tình thương của người bạn Huế. Giấc mơ cuả Jenny về một trung tâm Việt Nam ở San Jose có thành hay không, Đường Khuynh Diệp sẽ còn mãi trong lòng độc giả để ghi dấu tấm lòng tác giả với quê hương.
Người phụ nữ can trường 49 tuổi đang chiến đấu những ngày tháng cuối cùng với định mệnh. Ba người phụ nữ tại Mỹ gặp ung thư thì 1 người chết. Jenny biết rằng cô chính là người đó. Cô nói trong tiếng cười rằng việc riêng đã thu xếp xong. Việc chung cần thêm chút thời gian.                                                                               Ung thư ơi, Chào mi. Ta cất đầu thật cao. Không một lời than thở...        Xin các bạn cùng tôi theo chân Jenny                                                 đi tìm mùi hương khuynh diệp.
 Luật sư Jenny Đỗ trả lời Dân Sinh Media tại VietMuseum.            Đôi lời thưa với cộng đồng Việt San Jose, các bạn con Lai, các đồng bệnh ung thư và                       cô vĩnh biệt các con Friends of Hue tại trung tâm sinh hoạt Thừa Thiên.                                            Xuân này cô không về, các con cố gắng sống cho cô hãnh diện,                                                     sống để giúp cho các bạn không đau khổ như các con...
         Monday, March 30, 2009. Bút ký của Jenny Đỗ.
     Mặn.
       Hàm Tân biển không người. Đêm rằm tháng Giêng trăng sáng đến màu nhiệm. Nơi đây, đất của vùng tù đày ngày xưa, cũng là điểm cuối trong cuộc hành trình tìm thuốc của tôi. Đêm lộng lẫy hi hữu khi đất trời có trăng cao hoan hỷ, biển óng ánh ngút ngàn, và hạnh phúc nhỏ của tôi. Rung động trước sự hài hòa của nước trời, tôi quỳ trong biển, dang tay đón nhận sóng, và van xin trăng cho thêm những ngày sống để có ích cho người. Còn bao nhiêu việc cần phải làm, còn bao nhiêu người đang trầm luân.

       Khởi bước hành trình, tôi từ Hoa Kỳ về Châu Á với hai mục đích, trước là để dưỡng bệnh và sau là để thăm 40 đứa trẻ mồ côi do hội Friends of Huế Foundation đang nuôi dưỡng tại Huế.
 Tất cả cần phải làm xong trước khi tôi trở về lao đầu vào công việc luật pháp, sau bao tháng nghỉ ngơi để điều trị bệnh ung thư vú. Các thân chủ tôi đã khuyên nhủ: “Luật sư cần phải về Việt Nam chữa trị,…hốt thuốc tam thất, hốt lá đu đủ, uống cỏ…gặp thầy lang 90 tuổi, v.v.” Những lời thật chân tình. Mặc dầu tôi không mấy tin tưởng về những phương pháp này, thay đổi không khí, giải tỏa tâm trí, tìm thêm sức sống là chuyện tôi nên làm.

Một trong những hương vị mà tôi nhớ và thèm tìm lại được là mùi hương lá khuynh diệp ở Việt Nam. Ngày còn bé sống trong chùa, tôi thường ngâm lá khuynh diệp để làm thuốc hay rượu cho Thầy trụ trì. Vì nghịch ngợm, tôi hay vò lá cho xanh cả tay và hít hà hơi nồng thơm của khuynh diệp. Mỗi lần như vậy, tôi hình dung là đã tận hưởng sức sống với mùi ngai ngái của lá, và cảm thấy người mình như tăng thêm năng lực. Trong những tháng yếu ớt vì hóa trị (chemotherapy), tôi đã ước mong được trầm mình trong hương vò của lá. Bạn có thể thắc mắc là tại sao tôi lại phải quay về Việt Nam để tìm khuynh diệp khi những cây này mọc đầy rẫy tại California, như những hàng cây bạn thấy chạy dọc theo các đường lộ ở Santa Rosa hay tỏa bóng mát trong sân trường đại học Stanford? 

Tôi đã từng hái lá khuynh diệp ở những nơi này nhưng hương vị không đậm đà bằng lá khuynh diệp trong trí nhớ của tôi, và cảm giác được gia tăng năng lực thì hoàn toàn không có. Vì khác khí hậu chăng? Mùi vị húng quế của California cũng thế, không được thơm như húng quế ở Việt Nam. Trang bị đầy đủ lý do, tôi lên đường.
      
Phnom Penh                                                                                     Trước khi về đất Mẹ, tôi tự nhủ phải nên ghé thăm đất thánh thần Kampuchea. Biết đâu khuynh diệp nơi này còn tốt hơn ở quê nhà Âu Lạc. Phnom Penh tiếp nhận tôi lặng lẽ như thiếu lòng chào đón. Có một cái gì đó quen thuộc nhưng xa lạ. Một thành phố hỗn tạp, đầy rẫy những xe lam đủ màu gọi là “tuk tuk”. Đất khô bụi đỏ nằm phơi dưới ánh nắng cháy da, người dân đen lam lũ
Không một bóng cây khuynh diệp.

       Rồi tôi phạm một lỗi lầm lớn. Tôi ghé thăm bảo tàng viện Diệt Chủng Toul Sleng và nơi chôn người tập thể Choeung Ek. Hai nơi địa ngục của trần gian. Toul Sleng trước đây là trường trung học. Những căn lầu ba tầng nối hàng nhau im lặng dưới trưa. Các lớp học cửa gỗ ngây ngô sơn đã phai màu, với những hành lang gạch đầy bóng mát, nằm dưới sự che chở dịu dàng của các rặng dừa lao xao trong gió lộng. Nhìn thoáng qua, Toul Sleng là một khung cảnh nên thơ, nơi khách viếng thăm có cảm tưởng như nghe được tiếng cười của trẻ em vang vang đâu đó. Thế nhưng ở cái khung cảnh thanh bình ấy, những thảm cảnh khủng khiếp về tội ác của loài người đã diễn ra.

       Bước vào các lớp học, tương phản với các ô gạch dưới sàn nhà là hàng ngàn, hàng vạn những tấm hình chụp. Đây là hình ảnh những nạn nhân và những cuộc tra tấn hành hình mà họ phải gánh chịu. Những đôi mắt của các em bé đáng yêu, của các chị phụ nữ sợ hãi ngơ ngác, của các thanh niên bất lực và tuyệt vọng, của các cụ già cam chịu, như dõi theo từng bước chân tôi. Các câu hỏi hình như còn đọng lại trong mắt họ. Họ đã nghĩ gì trước khi bị tra tấn và tử hình? Kìa những hình ảnh của các phụ nữ ôm con trước khi họ và con họ bị phân thây. Nước mắt tôi ướt áo. Đưa tay chặn nước mũi, hồn tôi nghe đau nhức cho thân phận những người xấu số chết không toàn thây dưới lưỡi hái của tử thần mang danh là chính quyền Pol Pot. Những người này đã không được “ân huệ” chết bằng đạn bắn. Bị bắn chết là một sự may mắn. Vì tiết kiệm đạn, chính sách của Pol Pot là hành hạ nạn nhân cho đến chết. Bọn sát nhân đã chế ra những cái xiềng và ghế tra tấn khủng khiếp. Như để khoe thành tích của mình, chúng đã chụp hình nạn nhân trước khi, trong khi, và sau khi tra tấn họ. Đi qua các lớp học, tôi không còn hình dung được tiếng cười của trẻ thơ, mà chỉ cảm thấy chung quanh vang lên tiếng kêu khóc thê thảm của các em. Gần 3 triệu người đã mất mạng một cách dã man trên đất này, trong đó có một số không nhỏ là người Việt. Mấy ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được sự ác độc của loài người lại sâu thẳm đến thế.
       Khi thăm trại chôn người Choeung Ek, tôi phải đối diện với sự hãi hùng chưa từng gặp. Ngoài các mộ tập thể loang lở trên khu đất rộng, ngoài tòa lầu sọ người cao đến rùng mình, ngoài những đống quần áo phảng phất dấu bùn và máu khô, những đôi dép há mõm, những đống xương ống chân tay, những cái ly đựng răng hàm của nạn nhân, tôi còn thấy những cây có bát nhang và giỏ trái cây treo lơ lửng trên cành. Tôi cố nén xúc động. Tự hỏi tại sao người dân lại thờ những cây này?
 Mấy giây sau thì tôi vỡ lẽ. 
Trên thân cây có những vết dao sâu hoắm ngang dọc chi chít. Thì ra trẻ em đã bị đè vào những cây này trước khi thân hình bị chặt ra. Ở các hố chôn người đã được tìm thấy ở chung quanh, có biết bao xác đã không được nguyên vẹn hình hài. Có một hố đa số xác phụ nữ và trẻ em không có đầu và quần áo. Hơn 30 năm đã trôi qua, vậy mà người viếng thăm Choeung Ek vẫn còn có thể nhìn thấy xương vụn và quần áo của nạn nhân nằm rải rác đâu đó bên bờ các ngôi mộ tập thể.

       Lúc lính của Pol Pot tràn qua biên giới Tây Nam đánh giết người Việt, tôi còn sống tại SàiGòn. Theo sự hiểu biết ít ỏi của tôi lúc đó thì Trung Quốc không muốn cho Việt Nam được độc lập, Thế nên họ không hài lòng lắm khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Tôi nghe phong phanh là họ muốn dạy cho Việt Nam một bài học. Trung Quốc đã tiếp tay với chính quyền Pol Pot để tấn công Việt Nam ở biên giới Tây Nam và đồng thời dẫn quân tràn vào vùng Lào Cai nơi biên giới Hoa Việt. Sau khi lính Cộng Sản Việt Nam tấn công và chiếm được Phnom Penh, Trung Quốc lại tiếp trợ cho tàn binh Khmer Đỏ của Pol Pot chạy trốn trong rừng để chống Việt Nam. Biết bao thanh niên Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến Miên Việt này.
 Trong số những người hy sinh, một người bạn học chung lớp của tôi đã đạp phải mìn chết nơi đất người vào năm 1984. Sự mất mát của người Việt tại Kampuchea thật nặng nề, vậy mà ít ai nhắc tới. Người Việt sống tại Kampuchea rất đông, và đã bị chính quyền Pol Pot giết gần hết vào lúc đó. Người Chàm (Chiêm Thành) chạy loạn từ Việt Nam sang Kampuchea từ thế kỷ 13 cũng khá đông. Khoảng 2/3 dân số Chàm tại Kampuchea cũng bị Pol Pot tiêu diệt.

       Điều đáng buồn là không phải chỉ riêng chính quyền Pol Pot, mà người dân Kampuchea nói chung cũng rất căm hận người Việt Nam. Tôi biết chuyện này một cách mơ hồ cho đến khi có mặt tại xứ người. Lịch sử như sống dậy trước mắt. Qua những cuộc nói chuyện với dân bản xứ, tôi được biết là từ bao nhiêu năm qua người Miên đã luôn cảm thấy bị người Việt đô hộ, bằng áp lực quân sự cũng như bằng sức mạnh kinh tế. Là người Việt, phản ứng tự nhiên là tôi muốn phủ nhận chuyện này. “Người Việt không tốt với chúng tôi.” Người lái xe tuk tuk nói trong một buổi ăn trưa. Khi bị hỏi cặn kẽ, anh chỉ lắc đầu, và lại lắc đầu. Mặc dầu có mấy đài tưởng niệm sự hy sinh của các chiến sĩ Việt tại Phnom Penh và Siem Reap, người Miên không chút ái mộ người Việt. 
Tôi đến chợ trò chuyện với các chị thúng rổ người Việt. Hỏi xem gia đình họ ở đây có bị ngược đãi không? Hoàn toàn không. Họ khẳng định với tôi và vồn vã cho rằng buôn bán ở Phnom Penh rất thuận lợi. Người bản xứ cũng hòa nhã. Hai bên không hiểu nhau chăng?

       “Người Việt đẹp lắm!” Cô gái Miên có đôi mắt to đen cười nói với tôi. Tôi được biết là người Việt rất được chuộng trên thị trường sex của đất Kampuchea. Các trẻ em và phụ nữ Việt ở đây “bán” rất được giá, khách mua dâm chịu trả tiền cao cho những người có làn da trắng hơn da người Miên bản xứ.

       Nếu hôm qua người Miên và người Việt là nạn nhân của phong trào diệt chủng của Pol Pot, thì hôm nay họ là nạn nhân của một tội ác mới. Đó là tội buôn người. Những cuộc mua bán người Việt Miên để làm nô lệ tình dục đang được tiếp diễn hàng ngày tại Kampuchea. Khi phái đoàn chúng tôi đến Siem Reap, một em bé gái độ chừng 9 tuổi đã tìm đến một người đàn ông Mỹ trong nhóm du lịch của chúng tôi và hỏi “You need yum yum?” Ông trợn mắt nhìn em bé: “What did you say to me?” Em bỏ chạy.
       Dựa trên báo cáo TIP (Trafficking In Persons Report) đưa ra vào năm 2005, 2006 và 2007, rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt đã trở thành nạn nhân của các cuộc mua bán người ở Kampuchea. Tôi thử đến một vài phòng trà tại Phnom Penh để tìm hiểu tình hình. Vào thế giới đêm đầy muỗi đói tôi phải đối diện với ánh mắt dò xét của các ông khách dị hợm người da trắng đổ dồn vào mình. Đa số các “nhân viên” phòng trà đều là người Việt. Họ đã từng nghe lời dụ dỗ vượt biên giới để có được những công việc ngon lành. Những lời dụ dỗ ấy đã chấm dứt ở đây. Những ước mơ đơn giản vỡ vụn khi va chạm với thực tế phũ phàng. Trên đất người, trong ánh đèn lờ mờ sau khói thuốc, tôi nghe một cảm giác thật lạ khi quanh tôi vang lên những giọng nói miền Nam đặc dẻo hòa lẫn tiếng hát của Celine Dion. Thấp thoáng những khuôn mặt xinh tươi chỉ độ khoảng tuổi con tôi.
       Tôi ghé qua nhiều phòng trà như thế nhưng không thấy một người khách Á Đông nào. Hỏi ra thì được biết có những nơi kín đáo khác dành riêng cho họ. Người lái taxi rất ngần ngại không tiết lộ cho tôi, nhưng theo tôi được biết thì thế giới đen này còn bỉ ổi hơn. Nơi đó người ta sẽ thấy rất nhiều các em bé.
       Trẻ em thì không tự mình đi đến chốn này. Bị ép, bị dụ hoặc bị bán. Gia đình các em bán rẻ hoặc thả liều cho các em đi qua đất Angkor bán cà phê hay buôn gạo. Kết quả là các em trở thành nô lệ tình dục mà không có cách nào tìm ra lối thoát. UNICEF ước lượng 1/3 phụ nữ “bán hương” ở Kampuchea tuổi dưới 18 mà trong số đó phần đông là gái Việt. Nhu cầu “hàng” nhỏ tuổi, chưa dậy thì, ngày càng gia tăng, vì khách hàng muốn mua gái còn trinh, gái không mang bệnh tật. 
Theo điều tra của một số người chuyên môn, các thương gia Á Đông, nhất là các thương gia Trung Hoa, tin rằng ăn ngủ với con gái còn trinh sẽ đem may mắn cho việc làm ăn của họ đồng thời giúp cho họ tăng thêm sức khỏe. Do đó gíá của các em rất cao, cao đủ để trinh tiết của các em bị gia đình “hy sinh”. Nhưng gia đình các em không biết rằng họ đã giết chết các em tự thuở đó. Chết cả tinh thần lẫn thể xác. Một em thuật lại với nhân viên xã hội là khi em bị bán đi, ngực em vẫn chưa thành hình. Sau bao nhiêu năm bị hành hạ, em đã không còn muốn sống và đã thường dùng dao để tự cắt mình.

       Chuyện buôn người hiện nay đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam đến Dubai, từ Đông Âu đến Ai Cập, song theo thống kê thì đây là bi kịch dài của vùng Đông Nam Á. Bi kịch này tôi xin hẹn bạn đọc ở một bài tường trình khác.
Mùi khuynh diệp đã không đến với tôi tại Phnom Penh.
Siem Reap
Khi tàu tốc hành của chúng tôi đến cảng Siem Reap, tôi đã không thể kiềm chế nổi nỗi xúc động khi chứng kiến cái nghèo thê thảm của người dân vùng này. Dưới cái nóng ngộp thở của bến cảng là cảnh tượng hỗn loạn của những người tranh nhau kiếm ăn. Người dân bu quanh khách du lịch để bán hàng hoặc mời gọi đi xe tuk tuk. Bụi bay mịt mờ trên những con đường đầy ổ gà to lớn. Tất cả nằm trong một bầu không khí nồng nặc mùi tanh của cá. Hai bên vệ đường đất đỏ là những ngôi lều được dựng lên bằng những mảng ny lông. Dưới những mảng ny lông đó, vợ chồng con cái chen nhau sống. Các em bé trần truồng như nhộng chạy lông nhông trên đường. Tôi đã đi qua rất nhiều nước và đã đến những vùng nghèo khó của Mễ Tây Cơ và Việt Nam, nhưng chưa nơi nào thảm thương như nơi này.
       Vào để hiểu thêm Siem Reap, người ta sẽ thấy cái nghèo và tệ nạn xã hội đi đôi với nhau. Trẻ em đi ăn xin đầy đường đến khó chịu. Những em bé sơ sinh được bồng như một dụng cụ để ăn xin. Tôi để ý thấy những em này lúc nào cũng ngủ say mê man. Tôi đoán là họ, những thành phần của cơ cấu “cái bang”, đã cho các em bé này uống thuốc để ngủ, để chuyện đi ăn xin được dễ dàng hơn.
       Trước các cảnh tượng này, tôi phải làm gì?
       Ở Kampuchea có rất nhiều cơ quan hoạt động phi chính phủ (NGO), nhưng qua nhận xét của các chủ khách sạn thì các cơ quan hoạt động hữu hiệu rất ít. Tôi không sao tìm ra một cơ quan nào do người Việt quản lý, tuy người Việt định cư ở nơi này rất tấp nập. Đa số các quán hàng lớn, sạp bán ngoài chợ đều do người Việt làm chủ. Họ sống sung túc và thành công, trái với cái tôi nhìn thấy ở người bản xứ.
       Nợ máu, nợ đất, tôi không biết ai nợ ai giữa hai phía Việt và Miên, điều đó đối với tôi không quan trọng. Tôi cảm thấy mình phải làm cái gì đó trước khi rời khỏi miền đất khổ sở này. Tôi may mắn được sự hỗ trợ của hội Friends of Huế Foundation, và đã qua đó để nối kết với một ngôi chùa Phật Giáo cùng các sư tăng đi đến vùng người dân chài sống để giúp họ gạo và nước mắm. Những người lam lũ và khốn khổ này đã quỳ xuống lạy phái đoàn một cách hết sức chân tình khi tiếp nhận sự cứu trợ. Tôi đã ứa nước mắt đứng tránh ra không dám nhận lễ của họ.
       Tôi muốn mua sắm rất nhiều thứ để phân phát cho các trẻ em mồ côi. Một đất nước chỉ có 6 triệu dân, vậy mà số trẻ em không cha mẹ lên tới 670,000 (theo thông tin của UNICEF). Khi đi chợ tôi mới khám phá ra là ở Kampuchea, mọi việc mua bán đều tính bằng đô la Mỹ, và vật giá đắt đỏ hơn ở VN rất nhiều. Đôi khi còn đắt hơn cả ở Mỹ. Phẩm chất thì kém mà giá tiền lại cao, chẳng hạn như về mặt ăn uống. Ngoài việc giúp tiền cho các trại mồ côi, tôi còn muốn mua các trái banh nhựa cho các em để các em có thêm phương cách sinh hoạt chung. Không ngờ là những trái banh nhựa lại quá đắt, một trái banh nhỏ xấu xí giá 4USD còn trái lớn giá 10USD, trong khi gạo thì 10USD/kg. Sau khi tìm hiểu vấn đề, tôi được biết là Kampuchea không sản xuất mà chỉ nhập cảng hàng hóa nhựa từ Việt Nam. Những quả cầu lông cũng do Việt Nam sản xuất. Mua sỉ giá 1USD một cái trong khi ở VN thì chỉ có 2000VND. Tôi chợt nhớ là ở Việt Nam, mọi mặt hàng đa số do Trung Quốc sản xuất! Người ta ngồi chồng lên nhau một cách thật thứ tự: Trung Quốc ngồi lên Việt Nam, và Việt Nam thì lấn người Miên.

       Tôi rời khỏi Kampuchea mà lòng thật không ổn. Người dân của hai nước láng giềng này có rất nhiều nét tương tự với nhau. Từ chén chè đậu trắng nước dừa cho đến mùi hơi của đất trong mưa rào. Nhưng họ lại không muốn hiểu nhau và không cảm thông nhau. Tôi hoàn toàn không tìm được hương vị khuynh diệp nơi xứ sở của kỳ quan Angkor Wat, nhưng cảm thấy người tôi thêm được một sức sống mới vô hình. Tôi sẽ phải làm một việc gì đó.

     Hà Nội
       Từ cơn nóng hơn 30 độ C của Siem Reap, tôi bay vào vùng đất rét 7 độ C của Hà Nội. 26 Tết thủ đô những hàng hoa muôn màu sắc. Đỏ hồng vàng rực trời trong những cơn gió buốt xương. Hoa đào và cây cam quát (quất) ngập đường, đèn cờ rợp lối, điểm thêm sức sống cho bầu trời xám tái của miền Bắc. Xe cộ quá nhiều kẹt cứng trên đường trong những cơn mưa lạnh căm, đám đông chen chúc tranh nhau mua hàng ngoài phố, nhưng sự hỗn độn của cái xã hội thiếu trật tự kia không làm mất đi không khí của ngày đón Xuân. Hàng hóa từ Trung Quốc tràn về ngự trị đất Hà Nội, kể cả những vật trang trí cho ngày Tết Mậu Tí. Khách viếng thăm không thể phủ nhận được cái nhộn nhịp tưng bừng của một thành phố háo hức đón xuân, mặc dù thời tiết còn đang khắc nghiệt.
       Tôi nhập bọn với các anh bạn họa sĩ của tôi để lên rừng hái hoa. Họ là thế. Lúc nào cũng phải khác người, không thích chạy theo đám đông. Tuy hoa đào đầy rẫy khắp chợ hoa, các anh lại muốn đi tìm hoa mận. Thời buổi này mọi người chạy xe Honda với những model mới nhất như SH300 gì gì đó, thì các anh họa sĩ của tôi lại chạy những chiếc Vespa cũ kỹ của thời 70. Mấy năm qua tôi vẫn thường về thăm và trao đổi nghệ thuật với họ. Tôi đã gia nhập những chuyến đi xa với những mục đích thật vu vơ chẳng hạn như lên miền cao Hà Giang tìm rượu ngô của Cô Thu Bột. Hoặc những cuộc hành trình sưu tầm gốm cổ nhà Mạc, hay đi kiếm xác chiếc xe Landrover mãi tận đảo Ngọc Vừng hoang dã cuối Vịnh Hạ Long. Thú vị nhất là chuyến đi về làng gốm cổ truyền Phù Lãng, nơi mà cả ngàn năm nay vẫn duy trì cách nấu gốm bằng củi, mặc dầu xung quanh làng không một bóng cây ngọn gió. Tôi nhớ mãi lời nói của một anh họa sĩ khi chúng tôi đứng ngắm nghía một số mẫu gốm tân thời trang trí theo tính cách lập thể (cubism): “đây là cái tát vào nghệ thuật!” Họ có những nhận xét rất khắt khe và cực đoan trong lãnh vực nghệ thuật, chẳng hạn như đến nay họ vẫn không chịu nghe dĩa nhạc CD mà chỉ nghe dĩa nhựa (vinyl records) hoặc băng nhựa (audio tapes). Một anh cho rằng những dĩa này có những lỗi do thời gian và bụi bặm tạo ra, nhưng do đó đã mang theo lịch sử và thời gian của nhạc. Có lẽ vì những sự cực đoan đó, tôi hết sức yêu mến họ.
       Chúng tôi đánh xe lên Hòa Bình, đất đỏ, núi xanh rì cao sững như trong tranh cổ Trung Quốc. Xe chúng tôi đi sâu vào các miền đất của người Dao, cứ thế mà đi mãi đi mãi, hết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu lần dừng lại ngẩn ngơ ngắm sương mù rơi xuống các nhà tranh bên đường. Hoa mận vẫn biệt tăm. Thì ra năm nay hoa mận nở sớm và đã rụng hết khi cái rét tràn về. Chúng tôi tay trắng quay về Hà Nội, đến Lê Thạch Quán gần bờ Hồ Gươm, nơi tụ tập thường xuyên của giới văn nghệ, thì trời đã tối. Riêng tôi cảm thấy một cái gì đó thật hả hê và thỏa mãn, mặc dù không hái được một nhánh hoa mận nào, và mặc dù cây khuynh diệp vẫn vắng bóng. Có lẽ là do những mẩu chuyện vụn trên đường, nhất là những chuyện của trước ngày “đổi mới”.
       Anh “Tâm Mải Chơi” chắc hẳn phải hắt hơi vì chúng tôi nói rất nhiều về anh hôm ấy. Anh là một họa sĩ mê chơi hơn mê tranh. Có lần anh dặn vợ ở nhà để anh đi ăn sáng với bạn, rút cuộc là 3 ngày sau anh mới quay về nhà. Còn khi vào Sài Gòn triển lãm, anh thuê 2 chiếc xích lô, một chiếc chở anh và chiếc kia chở tranh. Đi giữa đường gặp người quen vẫy vào quán uống cà phê, anh liền nhảy xuống xe và quên mất xe tranh. Ngày khai mạc cuộc triển lãm của anh, anh đến tay không và cười trừ với mọi người. Tệ hơn nữa là có lần anh Tâm bắt gặp một anh bạn của mình hớn hở dẫn cô tình nhân mới quen vào một căn nhà nhỏ trên lầu cao để tỏ tình. Chủ nhà này lúc ấy vắng nhà đi Tam Đảo. Anh Tâm Mải Chơi bèn lén lút khóa cửa nhốt họ lại. Chỉ định đùa nghịch đôi tình nhân kia một lúc cho vui nhưng rồi anh bỏ đi nhậu với bạn bè và quên béng mất mọi chuyện. Ba ngày sau anh mới nhớ ra và chạy đến mở cửa cho cặp tình nhân nọ thì hai người này đã bơ phờ rũ rượi. Chuyện kể lại là từ đó hai người tình nhân kia không bao giờ nhìn mặt nhau nữa.
       Rồi lại đến chuyện lạc núi. Mấy anh họa sĩ thì thường đi lên miền cao để tìm “cảm hứng sáng tác”. Đêm về sương mù dày đặc các anh không sao tìm ra được đường xuống núi. Cuối cùng các anh ghé vào một căn nhà bên đường để xin trọ qua đêm. Đó là căn nhà tranh của 2 bố con người thiểu số. Ông bố bằng lòng cho 3 anh họa sĩ ở trọ và quay dặn dò cô con gái bằng tiếng bản xứ, cô gái này người độ khoảng trong ngoài 18 tuổi có làn da trắng mịn. Cô nghe bố dặn rồi lui vào nhà trong. Các anh họa sĩ ngồi bên ngoài uống trà trên nền đất. Họ đợi mãi vẫn không thấy cô gái trở lại và cũng không được chỉ dẫn chỗ ngủ ở nơi nào. Cơn lạnh miền núi tràn ngập gian nhà nhỏ, cằm của các anh bắt đầu run lên thì cô gái kia lại đột ngột xuất hiện. Ông bố lúc đó mới quay lại nói với các anh bạn tôi rằng: “con tôi đã nằm sưởi ấm chăn giường cho các anh rồi đó, xin mời các anh vào nghỉ.” Đêm đó các anh bạn tôi ngủ rất ngon!
       Và còn bao nhiêu câu chuyện thú vị khác nữa đã làm tôi lưu luyến họ. Chuyện họ kể không có gì thâm thúy lắm nhưng khi người kể có duyên thì chuyện gì cũng hấp dẫn.
       Tôi luôn luôn tìm ra những nguồn sinh lực mới khi gặp lại những người bạn này, nhưng dù mến họ cách mấy tôi cũng không muốn nương lại Hà Nội ăn tết năm nay vì cái rét quá tàn khốc. Ở khách sạn, nước không đủ nóng để tắm và máy sưởi không đủ ấm nên tôi không sao chạy trốn được cái lạnh. Vì không khí mang nhiều hơi nước nên cơn lạnh dường như lúc nào cũng bám vào da và ngấm vào tận xương tủy. Các người dân miền núi phải bỏ nhà dắt trâu bò xuống núi để tránh tuyết, dẫu rằng họ phải ngủ ngoài đường chợ. Nếu trâu bò chết là họ mất hết gia sản. Có những người phải đem hết chăn mền của họ đắp cho súc vật để rồi bị lâm bệnh vì cơn lạnh. Có người chở con đi trên xe gắn máy ngồi đằng trước, khi xuống xe mới biết con đã chết cứng tự lúc nào.
      
Nha Trang.                                                                                              Tôi đầu hàng cái lạnh nên phải chạy vào Dốc Lết gần Nha Trang tìm hơi nóng. May cho tôi vùng cát trắng biển xanh này quá thơ mộng nên tôi có chỗ dừng chân để thảo vội bài tường thuật này gửi về bạn đọc. Dốc Lết cũng thật hoang dã, nhưng sau vài bữa lang thang, cuối cùng tôi cũng tìm được bóng mát của cây khuynh diệp đợi mong. Tôi vò mãi lá khuynh diệp để tay thêm xanh nhưng không hiểu sao bàn tay tôi vẫn trắng và mùi hương chỉ thoang thoảng. Thế nghĩa là sao? Tay tôi đã khác xưa và mùi khuynh diệp đã thay đổi?
       Tôi lần mò đến một ngôi chợ hải sản ven biển. Vừa ngồi xuống chiếc ghế bố thuê 5000 đồng, vài người bán hàng đã lại vây quanh tôi mời mua mực và tôm tích ăn tại chỗ. Tôi hiếu kỳ nên bằng lòng mua nửa kí tôm tích và nửa kí mực. Con tôm này chắc có họ hàng với con rết nên có rất nhiều chân. Chị bán hàng là một phụ nữ nhìn già dặn hơn tôi nhưng khi hỏi ra thì chị còn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Tuy da chị bị nám nắng biển muối, chị không dấu được cái vẻ đẹp duyên dáng rất Việt Nam. 

Nghe lời chị, tôi ngồi ăn rất “dã chiến”, ăn trong gió cát không có khăn lau tay hay bát muối chanh mà tất cả chỉ nằm vẹn trong hai bao ny lông. Không sao. Tôi xin nửa chai rượu đế để phòng hờ không bị đau bụng và sẵn sàng chiến đấu với mực và tôm. Chị bán hàng nhất định không để tôi bóc tôm lấy. Tôi hỏi tại sao thì chị bảo rằng nếu bóc không quen thì thịt tôm sẽ nát vì tôm này mang nhiều trứng. Thế là chị ngồi dưới cát bóc từng con tôm cho tôi ăn. Và nhất định không ăn chung với tôi rồi cũng không chịu ngồi trên ghế sợ tôi tốn tiền. Trong gió cát mờ mắt, tôi thấy tôm thật đậm đà.
       Tôi bắt chuyện vu vơ và hỏi về chồng con của chị. Nghe giọng chị hạnh phúc tôi phán một câu chung chung: “cuộc sống của các chị đây coi ra thì vất vả về thể xác một chút nhưng tinh thần thật thoải mái, không căng thẳng như chúng tôi bên đó.” Chị đỡ lời tôi ngay: “Căng thẳng lắm chị! Không đơn giản như chị tưởng. Chị có khi nào lo sợ chồng chị đi làm mà không bao giờ về nữa không?” Tôi lắc đầu.
       “Chồng em đi đánh cá, mỗi đêm là em mỗi phập phồng. Khi bão lớn mà chồng em chưa về thì em cảm thấy mình già đi mấy tuổi. Đã mấy lần thuyền bị lật mà chồng em may sao vẫn chưa mất mạng.” Tôi nhìn ra những chiếc thuyền thúng tròn nhỏ đang lao chao trên biển trong nắng chói chang, rồi quay qua đỡ con tôm từ tay chị và ăn một cách rất thận trọng. Đây là do công sức của nhiều người tôi mới có được bữa ăn đó. Tuy mùi khuynh diệp nơi đây không nồng đủ, tôi rời Dốc Lết cảm thấy lòng mãn nguyện.
     Huế.                                                                                                           Đã đến ngày tôi phải bay ngược ra Huế để thăm các con tôi, 40 đứa trẻ của Hội Friends of Huế Foundation (www.friendsofhue.org). Huế thân thương vẫn đang còn say sưa trong hương vị Tết, nhưng không may cơn lạnh miền Bắc đã xâm lấn đất Thần kinh. Tôi đến thăm Trung tâm trong khí trời lạnh giá. Tuy nhiên, đêm hôm đó chúng tôi cảm thấy thật ấm vì hơn 50 người vừa trẻ con vừa người lớn (tôi và các bảo mẫu) ngồi xung quanh căn phòng học nhỏ hàn huyên tâm sự. Ánh mắt các em sáng rỡ trong niềm vui, nụ cười nở ròn tan trong sự hân hoan. Có ai biết được quá khứ của mỗi em khó khăn sóng gió như thế nào? Nơi đây, các em đã có đại gia đình sống trong tình thương và sự bảo bọc của nhiều người, được như thế này một phần lớn là nhờ công đức của các nhà hảo tâm bên Mỹ.
       Đêm khuya tôi đi quan sát nơi các em ngủ mới giật mình khi thấy các em co rúm trong một chiếc chăn mỏng. Tôi giận run lên và chất vấn các bảo mẫu là tại sao lại để đến tình trạng như thế. Một chị bảo mẫu rươm rướm nước mắt trả lời: “thưa cô, em cũng định thưa với cô để mua thêm chăn cho các em nhưng bận ri chăn mắc quá cô nờ. Và các thức ăn gạo nước còn mắc hơn. Hội đã mấy lần tăng chi phí cho mỗi em nhưng chúng em đòi hoài thì sợ Hội hiểu lầm. Món chi rứa cũng lên quá cao, cô nì.” Tôi cũng thấy chuyện này trong lúc ở ngoài Hà Nội nhưng không nghĩ nó ảnh hưởng Huế nhiều như vậy. Theo báo chí thì vật giá leo thang đến 14% nhưng lương bổng cho công nhân vẫn vậy. (Ngày tôi gửi bài này đến tòa soạn thì vật giá đã lên đến 17%.)
       Tôi vẫn không chấp nhận để các em nằm trong cơn lạnh này, nhất là các phòng đều không có máy sưởi. Tôi yêu cầu các chị là bằng mọi giá ngày mai các em phải có thêm chăn. Tôi hỏi: “nhưng đắt là đắt bao nhiêu, thưa chị?”
       “Phải chăn Trung Quốc thì mới ấm, mà một cái thì khoảng 170 ngàn chị Jenny à.”
       “Tại sao chúng ta từ trước đến giờ không chuẩn bị chăn ấm này cho các cháu để giờ phải ra cảnh này?”
       “Thưa chị, vì xưa nay có bao giờ lạnh như chừ đâu. Lần cuối là khoảng 40 năm trước.”

       Đêm hôm ấy tôi mới nếm mùi. Khi về khách sạn, tôi bật máy sưởi lên 30 độ C và ngồi trùm chăn để chờ người được ấm lại. Ngồi mãi, càng ngồi càng lạnh. Tôi gọi tiếp tân cho người lên xem tại sao máy sưởi không ấm.
       "Thưa chị, máy của khách sạn chúng em chỉ có một chiều thôi chị ạ.” Tôi mới hiểu ra là máy này chỉ là máy lạnh mà không có máy sưởi. Đã lạnh tôi còn bật thêm máy lạnh! Đêm ấy tôi mặc quần jeans, 2 đôi vớ và 5 cái áo để đi ngủ.
       Ngày hôm sau, người bảo mẫu hớt hải vào phòng làm việc của tôi và báo cho tôi biết là giá chăn đã tăng lên 230,000 đồng một cái. Tôi đồng ý cho chị mua với giá này. Đến chiều chị lại lấp ló trước cửa phòng họp của chúng tôi. Tôi mời chị vào và chị rụt rè nói là không tìm đủ số lượng chăn ấm.

       Chị cho biết thông tin ở ngoài chợ là chăn bắt đầu không còn để bán. Các cửa tiệm đã thông báo cho Hà Nội để chở thêm chăn vào. Ngay hôm đó, xe chuyển hàng đang đi giữa đường vào Huế thì bị điều trở lại Hà Nội vì nhu cầu ngoài Bắc cao hơn. Khách mua hàng từ Trung Quốc phải qua Việt Nam để mua lại chăn chính họ nhập qua, bây giờ mua lại giá một gấp hai. Cuối cùng chúng tôi chỉ mua được 20 cái chăn và các em phải ngủ chung giường để đủ ấm. Sáng hôm sau các em gặp tôi cám ơn rối rít. “Chăn ấm quá cô nì.”
       Đương đầu với cái lạnh và bao nhiêu chuyện phức tạp của công việc Hội FHF, tôi không nhớ đến chuyện đi tìm cây khuynh diệp. 

       Lo xong mọi chuyện cho Trung tâm, tôi lại cùng một số tình nguyện viên đi thăm các vùng lân cận nơi bị bão lụt của năm 2007 tàn phá. Biết bao nhiêu nơi cần sự giúp đỡ của hội FHF, hội không thể nào giúp cho xuể. Một nơi đã gây lại ấn tượng cho tôi là xã Quan Hòa. Nơi này là một trong các vùng thấp nhất của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đường vào xã chỉ như con đê hẹp rộng độ 2 mét ngang. Xung quanh là ruộng lúa nước xanh thắm. Nhưng khi lụt đến thì các xã ở khu vực này chìm trong biển nước mênh mông. Bao nhiêu xã hợp lại cũng không có được một ngôi nhà hai tầng để chạy khi nước lên. Trong thời gian bị lụt của năm 2007 vừa qua thì các xã này bị cách biệt hẳn với các xã lớn bên ngoài. Cả tuần lễ sau mới có thuyền vào để cứu người già và trẻ em. Người dân nơi đây van xin chúng tôi xây thêm tầng 2 cho ngôi trường làng để họ có nơi chạy lụt trong mùa nước dâng. Chúng tôi đến khảo sát ngôi trường mới cảm thấy thật xúc động. Ngôi trường chỉ là một căn nhà cũ lụp xụp 3 gian nền đất, nơi tập trung 76 trẻ em đi học hàng ngày. Hai người chủ nhà bên cạnh ngôi trường thấy chúng tôi đến liền chạy ra. Họ nói rằng nếu chúng tôi cần thêm đất để xây cầu thang cho trường thì họ xin dâng vì sự cần thiết quá cao. Họ mong cho con cháu trong làng có thêm chỗ học, đồng thời có tầng lầu cao để dùng làm nơi chạy lụt. Dân làng đã thu góp lại được 100 triệu đồng và mong hội chúng tôi giúp cho phần còn lại của cuộc xây cất. Tôi rất muốn nhận lời nhưng không dám vì vẫn cần phải thông qua Ban Chấp Hành FHF.

       Khi xe chúng tôi chuẩn bị ra về thì có người chạy theo và hỏi xem chúng tôi có thể giúp gì được cho một gia đình có 2 người vừa bị chết. Tôi hỏi cặn kẽ hơn thì được biết rằng nạn nhân là một đôi vợ chồng trẻ làm nghề đánh cá tôm ở xã này. Để gia tăng thu nhập họ sử dụng bình điện xe hơi cho dây chạy vào trong nước để điện giật chết những con vật sống dưới nước quanh đó. Kết quả là bao nhiêu cá to tôm nhỏ rùa già lươn non trứng mỏng rắn rít gì ở vùng nước lân cận đều bị giết chết. Họ chỉ cần nhẹ nhàng lấy lưới vớt lên và đem bán. Lần này, không may vì bất cẩn, người chồng đã để hở tay và bị điện giật. Vợ thấy vậy chạy lại cứu chồng và cũng bị mất mạng theo. Sanh nghề tử nghiệp. Một anh tình nguyện viên nhún vai nói: “Chị thấy người mình có hai tếch không? Mình chẳng thèm câu từng con một, mình phải giết cả sông mới được.” Đây là phương cách “đánh cá” đang rất thịnh hành ở các nơi mặc dù có sự cấm đoán khắt khe của chính quyền. Hai vợ chồng xấu số này mất đi để lại 6 đứa con thơ. Mọi người đề nghị là chúng tôi nên nhận các em vào Trung tâm để nuôi. Tôi liền cho nhân viên FHF điều tra thêm vấn đề này. Nhưng điều làm tôi băn khoăn là người dân bất chấp hậu quả tìm kế sinh nhai bằng những phương thức nguy hiểm và bất hợp pháp để rồi phải trả những cái giá thật đắt. Vì miếng ăn, nhiều người đã không màng làm thiệt hại môi trường và nguy hại đến tính mạng. Lòng buồn buồn tôi tạm biệt xã Quan Hòa để đi lên xã Thụy Biều, vùng ngày xưa có giam nhiều tù binh, để thăm những gia đình nghèo mượn tiền vốn của Hội FHF để trồng rừng cao su. Những đồi cao su xanh mạnh mẽ nhưng mùi hương khuynh diệp lúc đó như đã bay rất xa tôi.
       Rời Thụy Biều, chúng tôi đến một làng nhỏ ở xã Phú An. Làng này chỉ có 47 gia đình, tổng cộng dân số khoàng 350 người. Làng nhỏ, nhu cầu ít, người dân sống mộc mạc và đơn giản. Họ không xin chúng tôi giúp đỡ gì cả. Nhưng trời đất xui khiến cho chúng tôi gặp một đám tang đang trên đường ra bãi tha ma. Đường đưa người quá cố về nơi yên nghỉ đòi hỏi người ta phải đi qua một chiếc cầu xi măng rất hẹp bắc ngang con kênh nông đầy bùn ngăn trở Phú An với bên ngoài. Rất tiếc là chiếc cầu cũ đã lòi sườn sắt lại quá hẹp không đủ chỗ cho hai hàng người khiêng quan tài đi qua. Muốn dùng thuyền cũng không được vì kênh cạn không đủ nước. Thế là người phải khiêng hòm xuống kênh, lội bùn nặng nề từng bước tiến, vất vả chông chênh mãi mới qua được bên kia bờ kênh. Từ bao năm nay người chết ở vùng này đã phải gian truân như thế mới đến được nơi an nghỉ. Chúng tôi trong hội FHF nhìn nhau và biết là mình phải làm gì. Tuy không tìm ra hương vị khuynh diệp tại đất Thần kinh, tôi đã quên hết đi căn bệnh của mình và cảm thấy ngày sao quá ngắn.

       Trên đường về, tôi thấy bóng tôi như một trong những người khiêng quan tài. Xác nặng hai vai, chân nặng bùn, chậm rãi tiến về phía trước.
       "Tôi làm nghề cạp đất!” Anh bạn học chung trung học với tôi ngày xưa tuyên bố một câu bình dị. Tôi chăm chú nhìn mắt anh thắc mắc. Anh giải thích chậm rãi về công việc lấy đất nơi cao đổ xuống vùng bùn lầy nước đọng—một phương cách bán đất hai lần. Đất, nói chung, không còn chỉ là chuyện nặng hồn sỏi đá. Mà là câu chuyện của một cơn sốt thời đại. Điển hình là đất ở miền Nam.
     Sài Gòn.
       Sau bao nhiêu ngày vất vả với khí hậu hai miền Trung Bắc, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm khi đón nhận bầu không khí rất mát và dễ chịu của sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng cái dễ chịu đó dần dần bị mất đi trong khung cảnh chen lấn của những dòng người và xe sôi sục trên những con đường từ sân bay về trung tâm thành phố.
       Tôi vào Sài Gòn để tư vấn cho một công ty Mỹ về việc lập hợp đồng với một số công ty nước ngoài hiện đang làm việc tại Việt Nam. Thế là kế hoạch đi tìm khuynh diệp của tôi bị lệch đi một chút. Vì ỷ y, phái đoàn chúng tôi đã không lo đặt phòng trước, nên vừa đặt chân xuống phi trường là đã phải đương đầu với việc đi tìm khách sạn có đủ 5 phòng ngủ. Chúng tôi bắt đầu với những khách sạn 4 sao trên đường Nguyễn Huệ, từ Rex đến Majestic. Họ chỉ có 1 hoặc 2 phòng trống chứ không đủ 5 phòng. Chúng tôi liền quay qua khách sạn 3 sao như Bông Sen trên đường Đồng Khởi nhưng cũng vô dụng. Tất cả đều bị “sold out”. Xe phái đoàn cứ loanh quanh những con phố, hết khách sạn này đến khách sạn khác, và sau 7 nơi dừng chân, chúng tôi may mắn tìm đến một khách sạn nhỏ trên đường Thủ Khoa Huân sau chợ Bến Thành. Giá phòng là $63 Mỹ kim cho một căn phòng hẹp, không có gì sang trọng, mà cách đây hơn một năm tôi chỉ phải trả khoảng $25 Mỹ kim. Khi chúng tôi trả phòng, một người trong nhóm chúng tôi nói với cô tiếp tân là anh ta cần quay lại vào đầu tháng 3, và được cô tiếp tân cho biết là giá phòng sẽ tăng lên $70 đô một người. Sự lên giá xảy ra ngay trước mắt chỉ trong vòng có mấy ngày. Hỏi ra mới biết cái xứ của nước dừa rau má này đang lên cơn sốt đất đai và giá cả!
       Dù có mua bán hay không, chuyện giá cả đất đai lên cơn sốt nghe ra đến phải rùng mình. Cả nước Việt đang oằn oại trong tình trạng này. Riêng ở Sài Gòn, câu tục ngữ “bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” đã trở thành hiện thực. Giá của cả đất lẫn vàng thi nhau vượt kỷ lục và qua một thời gian, chuyện định giá đất theo giá vàng (một phương cách quen thuộc mà xưa nay người Việt vẫn thường dùng) đã trở thành vô nghĩa. Đối với chuyện mua đi bán lại đất hoặc nhà cửa, nếu tính theo đồng đô la thì người ta có lời, lời nhiều lắm, nhưng nếu tính theo vàng thì người bán sẽ bị lỗ. Lỗ nặng.
       Trong những câu chuyện họp mặt, chủ đề đất đai thường hay được đề cập đến. Đất đai giờ đây là chuyện gây lo âu và đồng thời cũng gây hào hứng vì đã làm giàu cho nhiều người. Tôi phải vuốt trán khi nghe một cuộc mua bán vừa xảy ra tại Quận Nhất với giá bán 315 triệu VND (20.000 ngàn Mỹ kim) một mét vuông! Ông thân chủ người Mỹ hỏi tôi: “Như vậy là đất ở trung tâm thành phố này còn đắt hơn cả đất của Tokyo ư?” Tuy tôi không giám khẳng định như thế nhưng cứ theo cái đà này, cái gì cũng có thể xảy ra. Anh bạn chuyên môn trong nghề đất cho tôi biết là đất trên đồi còn được giá hơn vì đất trên cao có một giá trị mới khác hơn xưa rất nhiều. Tôi hỏi thêm thì anh cho biết là ngoài nghề mua bán đất, anh còn có nghề “cạp đất”.
       Anh bảo tôi rằng ngày xưa anh học phổ thông bị điểm yếu, bà anh thường chê rằng “sau này mày chỉ đi cạp đất mà sống.” Anh hiện đã làm theo lời bà. Anh mua đất trên đồi rồi bốc đất lên để bán cho những công trình xây dựng vùng bùn lầy hoặc các khu vực ven bờ sông cần làm thành ngăn ngừa đất lở. Sau khi sang bằng mặt đất và gỡ được một nửa số vốn, anh lại bán miếng đất đó đi. Kết cục anh lấy lại tổng số vốn cộng thêm một món tiền lời, coi như là mua một lời hai. Dĩ nhiên tất cả không đơn giản như vậy, cạp đất cũng đòi hỏi phải thông thạo nghề và nắm vững thông tin chính xác, chẳng hạn như phải tìm hiểu kế hoạch đầu tư của các thương gia nước ngoài và dự án khai thác giải tỏa của chính quyền địa phương như thế nào, từ đó người buôn đất mới biết nên đầu tư ở đâu thì mới nắm được phần thắng trong tay.
       Cơn nóng sốt đất đai này có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự sôi sục kinh tế tại Việt Nam. Chuyện đầu tư của các nước ngoài vào miền Nam thật sự là một hiện tượng đáng kể. Mới từ đầu năm đến giờ mà Việt Nam đã được hứa con số đầu tư trên 15 tỷ Mỹ kim từ các nước ngoài, đứng đầu là Canada và sau đó là Singapore. Có lẽ vì cơ hội làm ăn được gia tăng quá nhanh, dân chúng đổ dồn về các thành phố nên dân số tại Sài Gòn chắc hẳn đã tăng gấp đôi so với một năm trước đây. Đi đâu và bất cứ lúc nào cũng bị kẹt xe, không phải chỉ trong giờ cao điểm. Người và người ngập đầy phố chợ. Ai ai cũng dồn về Sài Gòn hoặc về các vùng có nhiều nhà máy lớn.
       Nói đến các nhà máy lớn là tôi cảm thấy có gì đó sờ sợ. Trên đường từ thành phố đi ra các tỉnh như Bình Dương, Long An, v.v., tôi đã chứng kiến các hãng xưởng mới mọc lên thật quy mô và rầm rộ. Điểm đặc biệt là đa số các xưởng này không mang những cái tên được đặt bằng tiếng Việt.
       Điều này làm tôi liên tưởng đến các khu vực tô giới quốc tế ở thành phố Thượng Hải thuở xưa lúc triều đình Mãn Thanh phải nhượng đất lại cho các cường quốc Tây phương và Nhật Bản. Hình như hiện tượng đó đang xảy ra trên miền Nam Việt Nam. Mỗi một khu vực cận Sài Gòn là nơi chiếm đóng của một số công ty lớn thuộc về một nước ngoài. Đi về phía Bình Dương, bạn chỉ thấy toàn những công ty Đài Loan, cây số này nối cây số khác. Qua một khu vực khác thì thấy toàn những công ty của Hàn Quốc. Rôì đến những khu vực của Trung Quốc. Và những hãng xưởng nước ngoài cứ thế mà nối tiếp nhau. Trên đường đi Long An, nếu đi đúng vào giờ “tan xưởng” của các công ty sản xuất giày dép (trong đó có cả công ty Nike), người ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy hàng ngàn công nhân tràn ra như biển người làm kẹt cứng đường. Đúng ra điều này phải làm cho tôi phấn khởi, vì nếu có nhiều công ty đầu tư, thì người dân sẽ có nhiều cơ hội được công ăn việc làm, nhưng sao tôi cứ cảm tưởng như có cái gì không ổn.
       Tôi được dịp theo thân chủ tôi vào thăm các hãng xưởng sản xuất ny lông. Khi nhìn thấy cảnh tượng và điều kiện làm việc của các công nhân, phản ứng đầu tiên của tôi là tìm máy chụp hình.
       “Không! Xin chị đừng chụp.”
       Người hướng dẫn viên chặn tay tôi lại, không cho tôi chụp hình. Thật cả là một tiếc nuối, vì tôi muốn bạn đọc nhìn thấy tận mắt những guồng máy bóc lột công sức lao động của người dân ở đây quy mô đến cỡ nào. Mỗi tòa nhà tôi bước vào là mỗi sự ngạc nhiên, trước tiên là hơi nóng từ các máy móc ùa ập vào người tôi như muốn hâm chín da thịt, kế tiếp là tiếng sầm sập của máy nghe ù cả đôi tai. Tôi đưa tay bịt lấy lỗ tai và bàng hoàng nhìn xung quanh để nhận xét tình hình. Ái chà, nó là cả một câu chuyện. Từ đầu bên này của tòa nhà, tôi không nhìn được đến đầu bên kia, nó là những tòa nhà khổng lồ sâu thăm thẳm. Những cuộn ny-lông to lớn sừng sộ từ trên cao tuôn chảy xuống, những máy kéo nhựa nghe như rên rỉ thay nhau hòa âm với những máy đập sình sịch chung quanh. Trong khung cảnh uy hiếp này là những công nhân nam nữ ốm tong teo, đứng thành hàng luôn tay làm những động tác giống như là đuổi theo các máy móc kia. Trong nhóm người này tôi nhận ra có những đôi mắt còn quá trẻ, quá non nớt. Bên cạnh các đôi mắt đó tôi thấy xuất hiện những nhãn hiệu quen thuộc như Albertson's, Gamestop, Pizza Hut, 99 Cents, KFC, Safeway, v.v.
       Hết khu vực này đến khu vực khác, tôi không thể ước lượng được có bao nhiêu những con người lam lũ kia đang làm việc trong hoàn cảnh đó. Họ làm việc trong cơn nóng ác nghiệt, trong sự ồn ào đe dọa của máy móc, không mũ bảo hiểm, không găng tay, không có gì để bảo vệ lỗ tai. Tôi không thể tưởng tượng được họ có thể làm việc như thế ngày này qua ngày khác. Thấy khó chịu, tôi muốn hỏi người quản lý công ty, nhưng không sao cất tiếng được vì tiếng máy quá ồn. Tôi chỉ có thể lên tiếng được mỗi khi đi ra hành lang để băng qua một khu xưởng khác. Tôi hỏi tại sao xưởng không có những trang bị an toàn cho công nhân. Người quản lý Đài Loan trả lời:
       “Lúc ban đầu chúng tôi cũng có cho họ mũ và găng tay, nhưng những người này ngoan cố lắm, họ không chịu sử dụng, nên chúng tôi dẹp đi, không dùng đến nữa.”
       Tôi không thể tin vào những lời nói kia vì tôi đã biết khá nhiều về hoàn cảnh làm việc của các công nhân Việt Nam tại Đài Loan. Tôi đã nhìn thấy hình ảnh của những người bị cụt tay, cụt chân hoặc nằm chết trên giường bệnh tại nhà thương. Rồi đến hình ảnh những người cha, người mẹ với những khuôn mặt nhăn nheo thảm hại qua xứ người để nhận xác con về. Những người con này chết vì tai nạn lao động, và vì chết trước cha mẹ nên quan tài quấn khăn tang như nhắc nhở rằng họ đã không sống đủ để báo hiếu cho cha mẹ--để cho cha mẹ đã già còn phải ôm lấy đống nợ khổng lồ vì trước đó đã phải bôn ba vay mượn để có thể gửi con đi ra nước ngoài làm công!
       Chuyện ở Đài Loan có lẽ cũng như chuyện của bao nhiêu người Việt đi làm mướn ở các nước khác như Mã Lai, Nam Dương, Cao Ly, Trung Quốc, Congo, hay Dubai. Gần một triệu con người bỏ sông Hương, sông Hồng và sông Cửu Long để đến đất người kiếm ăn, không hề biết rằng cứ một người thành công là có mười người phải chịu cảnh đọa đầy. Phụ nữ bị hãm hiếp là chuyện thường không mấy đáng sợ, nhưng làm sao bạn đọc có thể hình dung được có những phụ nữ bi giam cầm trong phòng tối không được mặc quần áo, hết ngày này qua ngày khác?
       “Nếu lúc cần, chúng vào phòng hành xác, chúng dùng cây gậy hoặc nắm đấm để làm trò chơi với cơ thể tôi.” Một nạn nhân với khuôn mặt đờ đẫn thuật lại. “Bao nhiêu ngày không có quần áo, tôi phải ngồi nép vào góc tường co đầu gối lên để có thể che chở cho thân mình.” Rồi nước mắt chị từ từ tuôn ra: “Tôi lúc đó cảm thấy mình như một con thú vật. Không còn là người nữa chị à.” Liên tưởng tới những câu chuyện tôi gom góp được từ các nạn nhân lao động ở nước ngoài, tôi cố tự nhủ rằng có lẽ môi trường làm việc ở Việt Nam không đến nỗi tệ như thế? Trong trường hợp bất đắc dĩ thì những nhân công làm việc tại quê nhà còn có thể nghỉ việc ở các công xưởng này để đi bán vé số hoặc đạp xích lô.
      
Nam Dương.                                                                                  Sang ngày hôm sau, tôi theo thân chủ cùng một số người nữa đi qua Nam Dương để tham quan một công ty chuyên sản xuất loại một thùng giấy đặc biệt. Tôi hí hửng nghĩ rằng có thể mình sẽ tìm ra đường khuynh diệp trong những ngày ở quần đảo này. Ngoài sự ăn hối lộ trắng trợn tại phi trường, thủ đô Jakarta (dạo trước gọi là Djakarta) đón chào tôi với những hàng cây xanh thắm nhìn no con mắt. Nhưng sống ở thành phố cây xanh này cũng có lắm điều không thoải mái, mà điều khó chịu nhất là sự khám xét rất chặt chẽ khi mình đi vào các nơi công cộng.
       Đêm hôm đó, chúng tôi được chủ xưởng máy nổi tiếng kia mời đi ăn cơm Nhật. Một bữa ăn gần bốn tiếng đồng hồ, kéo dài từ 8 giờ tối đến gần 12 giờ khuya. Trong đời tôi có lẽ sẽ không bao giờ quên được buổi ăn sách vở này. Sau khi được xét duyệt kỹ càng, người tiếp tân dẫn chúng tôi vào một phòng riêng. Vừa ngồi xuống, một người đàn ông trung niên xuất hiện từ sau một bức màn lửng. Ông ta gập người chào rồi tự giới thiệu là một đầu bếp người Nhật nổi tiếng trong vùng, hôm đó được vinh dự phục vụ chúng tôi. Ông đến từng người để bắt tay và trao danh thiếp một cách rất trịnh trọng.
       Chỉ cần nghi thức rửa tay bằng nước nóng thơm mùi hoa lài rồi uống rượu khai vị trước khi ăn cũng đã kéo dài hơn bốn mươi phút. Thế rồi món đầu tiên xuất hiện. Mỗi người một chiếc ly, cao như ly uống trà làm bằng đá có nắp đậy. Tôi thận trọng mở nắp ly. Một làn khói nhẹ bay lên thơm mùi trứng. Người đầu bếp lại xuất hiện giải thích đây là canh trứng hấp. Tôi lấy muỗng sắn nhẹ từng miếng mỏng, cảm tưởng như ăn chè đậu hũ hay bánh flan. Qua món thứ hai, chúng tôi mỗi người được dọn cho một chiếc thớt gỗ có chân trên đó có hoa rau trưng bày rất mỹ thuật gây chú ý cho một điểm tròn ở góc thớt: điểm tròn đó là cá thu tươi (sashimi). Tôi không thể nào diễn tả bằng lời hương vị của những miếng cá sống này. Ngọt, mềm, tan trong miệng. Quá lạ và quá ngon. Vị giác ăn cá sống này tôi chưa hề được cảm nhận. Nếu đây mới thật là cá tươi, thì từ trước đến giờ tôi ăn cái gì? Món thứ ba, rồi đến món thứ tư, tất cả đều rất cầu kỳ thịnh soạn và mỗi khi món ăn dọn ra, người đầu bếp lại trân trọng mời và giải thích nguồn gốc cho chúng tôi nghe. Khi món thứ năm được dọn ra, ông chủ xưởng máy Nam Dương lên giọng:
       “Tôi chắc hẳn quý vị chưa hề ăn món này. Đố quý vị nó là món gì?” Ông chủ xưởng là một người cao lớn vạm vỡ nhìn có uy lực, nói chuyện như một vị tướng ra lệnh cho mọi người. Trong sự lễ phép của ông có lẫn lộn một chút kiêu ngạo khác thường. Mỗi lần cụng ly, ông đều tuyên bố: “Không nơi nào tốt bằng Nam Dương.” Ông cho rằng Nam Dương thật hùng tráng và đang có đường hướng đi lên, và công ty ông là biểu hiển của sự thành công của Nam Dương. Tôi mỉm cười kín đáo. Rồi chăm chăm nhìn cái khay sứ trước mặt với những miếng gì đó thon dài như râu bạch tuộc nằm châu mình vào rong biển cuộn thành những vòng xoáy, trông rất cầu kỳ nhưng lại mộc mạc. Không ai đoán được nó là món gì. Tôi khẽ gắp một miếng bỏ vào miệng. Giòn như sụn, dai dẻo như cháy cơm nếp , ngọt bùi như khô mực, rất lạ vị và cũng rất quen thuộc. Trong mỗi miếng có bao nhiêu cảm giác khác nhau. Mọi người ai cũng đoán già đoán non, nhưng cuối cùng phải đầu hàng. Ông chủ xưởng nhìn mọi người một hồi rồi cất lên từng tiếng từng tiếng một:
       “Kính thưa quý khách, quý ông bà vừa thưởng thức đuôi của một con cá đuối già tuổi đời. Quý khách đã được gia tăng tuổi thọ rồi đó. Cá đuối này đã hy sinh để đem lại sự trường tồn cho việc hợp tác lâu dài của các công ty chúng ta!”
Trong lúc mọi người trầm trồ cụng ly, tôi thấy hiện ra một hình ảnh kinh hoàng của thuở xa xưa nay chợt trở về trong trí nhớ. Đó là hình ảnh đứa bé hàng xóm đứng hứng những lằn roi đuôi cá đuối quất lên tấm lưng để trần nhỏ bé đang rướm máu. Lúc đó tôi mới mười tuổi cũng bằng tuổi đứa bé kia. Tôi áp mặt vào tường để tránh phải nhìn cậu bé oằn oại trong cơn đau, khóc không thành tiếng. Ôm lấy tường, tôi cầu trời cho mưa to, thật to, để tôi không còn nghe tiếng roi cá đuối vun vút trên lưng cậu bé.
Trong khoảnh khắc đó, tôi biết ngay là hợp đồng trên 10 triệu Mỹ kim của thân chủ tôi đã không thi hành được. Khách sạn sang trọng mà chúng tôi được đài thọ cũng như buổi tiệc này và chai rượu Louis XIII vừa được gọi ra là để che lấp khả năng không sản xuất được hàng như đã từng hứa hẹn. Sau một tháng cố gắng, thân chủ tôi đã phải công nhận sự tiên đoán này của tôi là chính xác.
       Đến món thứ 13 của đêm đó là tôi đã giơ khăn trắng lên đầu hàng. Tôi biết rõ là người chủ xưởng đãi chúng tôi buổi tiệc đó là để mua chuộc thân chủ của tôi, để thân chủ của tôi xiêu lòng gia hạn thêm thời gian cho họ thi hành hợp đồng. Đối với tôi, họ là cái thùng giấy rỗng tuếch. Thật là một bữa ăn tội lỗi, khi tôi liên tưởng đến các em bé lem luốc ngồi bên vệ đường ngấu nghiến những miếng bánh bao. Người đầu bếp khoe với chúng tôi trái “dưa mật”. Một trái dưa không khác gì dưa tôi thấy ngoài chợ, giá độ khoảng 5 Mỹ Kim. Vậy mà trái “dưa mật” này trị giá 350 Mỹ kim vì phải trồng trong mồ hôi kỳ ảo của các cô thiếu nữ còn trinh! Tôi lắc đầu không ăn. Phải chăng người ta thừa giấy vẽ voi?
       Qua những diễn tiến phức tạp khi làm việc tại Nam Dương, tuy biết câu trả lời, tôi vẫn chất vấn các ông người Trung Hoa và Đài Loan là tại sao họ lại di chuyển công ty sang làm việc ở Việt Nam. Trên đường đi về Sài Gòn, mấy ông Trung Hoa giải thích cho tôi qua cô thông dịch viên:
       “Cô không biết là làm việc bên Trung Hoa khó đến thế nào? Luật chống ô nhiễm môi trường đòi hỏi quá nhiều ở chúng tôi. Nếu làm theo chính sách nhà nước thì lại mất hợp đồng với khách hàng bên Mỹ. Cô cứ hỏi thân chủ cô thì rõ, họ kỳ kèo từng xu thành ra giá phải thật là cạnh tranh. Thêm vào đó, các bao hàng có quai nhập vào từ Trung Quốc bị chính phủ Mỹ đánh thuế rất cao (high tariff). Nhưng hàng đi từ Việt Nam qua thì không sao. Và chỉ có ở Việt Nam chúng tôi mới không phải lo về vấn đề phá hoại môi trường.” Thân chủ tôi nhìn tôi gật gù.
“Thế còn các anh ở Đài Loan thì sao? Lý do gì thúc đẩy các anh sang đất An Nam?” Anh người Đài Loan cười hả hê:

       “Ở đâu có tiền, thì ở đó có chúng tôi.” Anh ôn tồn giải thích là vì Việt Nam bằng lòng mua máy của họ. Máy của họ rẻ hơn máy của Đức nhiều. Chỉ trong vòng mấy tháng họ đã nhập bao đầu máy qua Bình Dương với giá trị trên 25 triệu Mỹ Kim.
“Vậy máy của các anh khác với máy của Đức như thế nào?”
“Thật ra thì cũng không khác là mấy. Chúng tôi mua máy của Đức về, mướn nhân công rẻ cho tháo gỡ ra, thay đổi hình dạng, bỏ vào một số bộ phận rẻ tiền, đơn giản hóa máy đi. Biến nó trở thành máy của chúng tôi. Dĩ nhiên chúng tôi cũng nói với cả Đức lẫn khách hàng là cơ bản máy này là máy Đức.”

Nghe rất xuông tai nhưng tôi chắc hẳn chuyện không đơn giản như vậy.
       Trên máy bay nhìn ra mây, tôi chợt quyết định phải kết thúc chuyến đi này bằng cách ghé qua Hàm Tân vài ngày. Tôi không thể trở lại Mỹ khi lòng vẫn chưa thanh thản. Tôi bỗng thấy thương cho số phận người dân nghèo Việt Nam. Những người này đầu tư làm giàu trên cái mạng quá rẻ của người dân tôi.
Nghèo là một cái tội, mà nghèo từ lúc còn thơ thì cái tội còn nặng hơn, hình phạt cũng nặng hơn. Ôi những cơn đau đuôi cá đuối!
     Đoạn Kết
       Tôi đến Mỏm Đá Chim trong cơn hối hả, như đang chạy trốn một điều gì. Từ Indonesia về, tôi cố gắng hoàn tất một số công việc đã dự định trước nhưng rồi cũng không đuợc như ý muốn. Lòng bồn chồn, tôi cắn môi bấm điện thoại gọi Hoài, cô bạn khố chuối của tôi. Ngay hôm sau hai đứa tôi lên đường đến vùng đất đỏ xen cát trắng của Hàm Tân.
       Dinh Thầy Thím. Khi nói đến đất Hàm Tân Bình Thuận, ai ai cũng nhắc đến ngôi đền thờ Thầy Thím. Sau đêm đầu tiên dan díu với trăng và sóng biển, tôi lười biếng đợi đến lúc nắng xếch trưa hôm sau mới cùng Hoài tìm đến viếng Dinh. Khi vừa đến cổng vào sân Dinh, tôi bỗng thấy lòng hiếu kỳ nổi dậy khi đọc chữ “Thím” trên cổng và phát giác ra mình không nhớ chữ ấy khi đánh vần có cần chữ “ê” hay không. Tôi cười thầm chính mình và mỉm cười cảm nhận sự duyên dáng rất miền Nam trong cách phát âm chữ “Dinh”, chữ “Thím”.
       “Cô ơi mua mấy ký gạo cúng Thầy Thím đi cô! Dinh không có lấy tiền cúng dường đâu Cô. Cô mua gạo dùm cháu đi Cô!”
       “Cô mua chim thả phóng sinh đi Cô!”
       “Cô mua giọt dầu cúng Dinh đi Cô!....” Những người bán hàng trước cổng Dinh phá vỡ sự quan sát thư thả của tôi và giục tôi phải mau mau vào Dinh để khỏi bị họ kêu réo. Có một người chạy vội vã qua mặt tôi, trên vai khệ nệ bưng một con heo quay. Tôi rời đám bán hàng và nhanh chân bước theo anh ta. Khói nhang bay cay mắt, sân Dinh gạch đỏ trải dài nắng chói. Tiếng rì rào khấn vái. Trong chánh điện người quỳ nhấp nhỏm. Và con heo quay đã được đặt lên bàn thờ.
       Tôi miên man nhìn đám đông và những đĩa hoa quả xôi thịt đầy ắp nằm khuất trong khói nhang mà quên rằng Hoài đã biến mất tự hồi nào. Mãi tôi mới thấy nàng ta tất tả chạy vào hai tay ôm trầu cau, nhang, dầu và gạo. “Ê, sao bồ nghĩ mình có nên mua chim thả phóng sinh không zậy?” Tôi lắc đầu nhìn Hoài: “Sao Hoài lẩm cẩm quá. Thời buổi này mà còn tin vào chuyện phóng sinh sao?” Tôi đưa tay đỡ bịch gạo cho Hoài và tiếp tục trách cô ấy là không hiểu rõ vấn đề trong việc “phóng sinh”. Hoài cười nài nỉ: “để mình lấy chút phước đó mà.”
“Hoài ơi, nếu không vì tham vọng của mấy người muốn lấy phước thì những chú chim vô tội kia đâu có bị tù tội trong những cái lồng khốn khổ đó. Hoài nghĩ xem, vì những người suy nghĩ như Hoài mà khiến cho những kẻ buôn bán kia tìm đủ cách để giam bắt loài chim.”

“Ừa, bồ nói cũng phải, mấy tháng trước Hoài thả phóng sinh chim mà đến hôm nay vẫn còn bị ám ảnh.”
Tôi nhìn bạn tôi thắc mắc.
“Hoài dốt lắm bạn biết không? Hôm đó Hoài đi chùa bên Thủ Thiêm. Hoài cũng mua một lồng chim nhưng không để ý mấy con chim ra sao. Khấn vái xong, Hoài đến cạnh bờ hồ và thả chúng ra. Không ngờ, mấy con chim vừa bay ra khỏi lồng là rớt tõm ngay xuống hồ…dãy dụa một hồi rồi chết chìm. Nhìn chúng chết, mà Hoài chẳng làm gì được. Có biết bơi đâu mà xuống hồ.” 

Bạn tôi nói một cách thiểu não như một đứa trẻ lạc đường. “Hoài đâu có biết là họ bỏ đói mấy con chim lâu quá như vậy đâu. Vừa thả ra là chúng té xuống, không bay được. Nếu biết trước, Hoài thả chúng trên đất thì chắc chúng không đến nỗi. Hoài buồn hết mấy ngày đó.” Tôi đã chạy trốn Sài Gòn ra đây để được thảnh thơi nên cố tình tránh ánh mắt của Hoài và tránh câu chuyện trùng ruột của cô ấy. Thảo nào nàng ta mải mê ngoài cổng Dinh, chắc định mua chim để phóng sinh. Tôi chuyển câu chuyện : “Sao mình không thấy hình của Thầy Thím, Hoài hả?”
“Bồ lãng xẹt, Thầy Thím đã thành thánh rồi, không cần hình nữa.”
Câu nói ngây thơ của Hoài làm tôi vui trở lại. Hoài bằng tuổi tôi, một chồng hai con, đứng đầu một công ty doanh nghiệp, nhưng đối với tôi, cô ấy vẫn trẻ con hết sức. Có lẽ Hoài chỉ cư xử như vậy với tôi, vì mỗi lần gặp tôi, Hoài dường như được sống lại những ngày xưa đi học về, đạp xe dưới mưa, bụng đói meo và đầu óc hết sức là ngô nghê.
Đứng trước bàn thờ Thầy Thím, tôi cùng đám đông chắp tay trước ngực và liên tưởng đến những lời nói của cô bé nhân viên ở Mỏm Đá Chim. “Thầy Thím là hai vợ chồng bị đày tù oan về đây. Sau khi được thả ra, Thầy Thím xả mình cứu độ dân chài. Người ở đây xa gần ai cũng mang ơn của Thầy Thím. Nhưng khi hai vị này qua đời, người ta tìm không ra xác của hai vị. Người chài cho rằng hai vị đã thành thánh và từ đó thiết lập đền thờ.” Cô bé nói giọng pha chút nét đậm đà tiếng miền Trung. Đang giải thích về Thầy Thím, cô bé vội vã cắt đứt câu chuyện để đi tiếp khách mới vào tiệm ăn của khách sạn. Vì cô phải chạy lo cho nhiều bàn, nên tôi không được dịp hỏi thêm chi tiết. Lâu lâu tôi lại chặn cô lại: “Tại sao Thầy Thím lại bị tù hả em?” Rất nhiều câu hỏi của tôi tương tự như thế không có câu trả lời. “Em không biết nữa, em chỉ biết rằng Thầy Thím đã hiến dâng đời mình cho dân nghèo. Giỏi lắm và tận tụy lắm.” Tôi nhìn lên bàn thờ lòng ấm lại:
Các vị anh hùng dân tộc giờ ở mô? Tại sao các vị không ra tay cứu đỡ những kẻ đang quá sức lầm than. Đầu óc tôi nghĩ đến những chuyện vừa xảy ra ở Sài gòn. Con cảm thấy bất lực, con không sao giúp được người, nếu vậy thì cho con cảm nhận để làm gì? Tôi không để tâm cầu khẩn mà lại trách người quá cố một cách vu vơ. Tôi quay qua hỏi một người trung niên vừa khấn niệm xong.
“Anh ơi, người ta đến đây để cầu chi đó anh?” Người đàn ông nhìn tôi hồi lâu rồi nhanh lời giải thích: “Nếu ai đi biển thì phải đến đây. Cầu xin Thầy Thím đi theo mình và che chở cho mình tránh bị lật thuyền”. Chuyện sống chết, hai cõi âm dương gắn liền với đời sống người dân đây liên tục triền miên như thế.

 Trời nắng trong vắt, cảnh sắc hiền hòa, nhưng trong cái bình yên đó vất vưởng những đe dọa của cuộc sống. Tôi chạy đi đâu cũng không thoát. Sau khi tôi ngỏ lời cầu xin Thầy Thím tiếp tục phù hộ cho muôn người, tôi kéo Hoài đi về. Ra đến đầu cổng, tôi lại bị đám bán hàng bu lại. Những lồng chim lại được dâng lên trước mắt tôi. Nhưng lần này tôi không quay đi được mà dán mắt mình vào những đôi mắt chim bé tròn. Nhớ lời của Hoài, tôi ngần ngại không nỡ bước đi khi nghĩ rằng những chú bé chim kia đang bị giam cầm trong đói khát. Bụng tôi đầy ắp những bất mãn sẵn mang về tục phóng sinh, nhưng lòng tôi lại không muốn nhìn thấy các con vật bị hành hạ. Không biết làm sao, tôi lên tiếng trách người bán hàng: “Tôi nghĩ các chị bắt chim giam cầm như vậy là mang tội lắm.” Chị bán hàng lắc đầu ngay:
“Chị ơi, sống để làm phước là cuộc sống của những người có của. Còn em nghèo thì em đành mang tội để mua gạo cho con em ăn. Không bắt được hay không bán được mấy con chim này là ngày mai con em đói.”
Tôi như một người mù quáng đưa tay mua hết hai lồng chim của chị ấy. Hoài mừng rỡ như thấy mẹ về chợ, loay hoay đốt nhang khấn vái gì đó. Thế rồi hai chị bán chim khác đến gây với chị này “Tui mời chỉ trước mà! Tại sao lại giựt khách của người ta.” Tôi giơ tay can các chị và trả giá mua hết tất cả các lồng chim. Hoài đắc chí. Biết rằng mình một lần nữa bị mắc bẫy nhưng những hành động của tôi lúc đó căn bản không còn suy tính nữa.
Tôi lưu lại Mỏm Đá Chim thêm một ngày nữa rồi lên đường trở lại Sài Gòn. “Tại sao lại đặt tên này cho khách sạn vậy em?” Trước khi giã từ, tôi không quên hỏi với theo. “Ở đây đất lành chim đậu chị ạ. Chim tứ phương kéo về đây….” Để rồi bị bắt, để rồi được thả. Tôi lẩm bẩm lên xe. Tôi từ giã những hàng thùy dương nghiêng ngả và dường như không còn cảm thấy cái nóng gay gắt nhiệt đới nữa. Đường về thành phố chói chang với những bảng hiệu “Cơm Phở” lác đác đây đó bên đường.
“Bác tài ơi, xin dừng xe lại!”
Tôi nhảy ngay xuống xe khi xe vừa tấp vào lề đường. Hàng khuynh diệp phất phơ trước gió dưới bầu trời xanh ngắt như kêu gọi tên tôi. Hoài và người tài xế chắc hẳn nghĩ tôi không được bình thường. Tôi mon men mãi và khó khăn lắm mới xuống dốc vệ đường để đến gần mấy cây khuynh diệp. Vội vàng tôi tước hết lá này đến lá khác, vò vẫm rồi hít hà. Gíó lộng. Hương khuynh diệp man mác, dễ chịu nhưng không hồi sinh. Hoài cũng cố gắng leo xuống rồi hỏi tôi đủ điều. Làm sao tôi giải thích cho cô ấy hiểu được. Tôi hít vào đầy gió và ngắt một cành non trước khi trở lại xe. Tôi ép cành này vào cuốn sách đang đọc dở. Những bảng hiệu “Cơm Phở Bình Dân” lại chạy ngược qua xe tôi. Đâu đó vấn vương nỗi niềm trống vắng. Chạy đi đâu đi nữa rồi tôi cũng phải quay về với thực tại. Sài Gòn mấy hôm trước đã làm tôi quá buồn, tôi đã phải rời nó ra Hàm Tân thế rồi cũng phải quay về với nó. Đúng là “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”.
Mấy ngày trước đây, tôi dự định khi đi Indonesia về sẽ ghé qua thăm Viện Ung Thư Bướu cạnh nhà thương Nguyễn Văn Học cũ, rồi nhà thương dưỡng lão và viện trẻ em khuyết tật ở Thị Nghè. Nghĩ sao tôi lại đến trại khuyết tật trước.
Các phòng của trung tâm hôm đó tối om và các em nằm lây lất trên sàn nhà. Tôi ngồi đâu là bị muỗi cắn đến đó. Vậy mà các em nằm ngoắt ngoẻo, vất vưởng nơi đây hết năm này qua năm khác. Trong mười mấy năm nay tôi đã ghé qua đây mấy lần, nhưng lần đầu tiên năm 1990 là lần tôi chứng kiến cảnh tượng đau buồn thê thảm nhất. Các em bé lúc đó bị cột vào thành nôi để giữ cho các em khỏi leo ra ngoài. Mỗi lần tôi ngừng đến nôi nào là lại có một em nhón người từ trong nôi vươn ra để ôm lấy tôi—một người hoàn toàn xa lạ mà các em chưa hề thấy. Ở đây, nếu các em được cho ăn ngày hai bữa và được thay tã là tốt lắm rồi. Thì giờ đâu mà các cô bảo mẫu ôm ấp ve vuốt các em? Nên khi thấy hơi người đi qua là các em vồ lấy một cách thèm khát. Giờ đây môi trường sống của các em đã có phần hơn trước, không mấy em bị trói cột, nhưng sao tôi vẫn thấy lòng héo hắt. Tôi ôm lấy một em đầu ghẻ lở có khuôn mặt tươi sáng nhưng hai chân bị teo lại không đi được. Em cười rạng rỡ thích thú nhưng tôi không sao ngồi lâu được vì muỗi đã thịt hết đôi chân trần của tôi. Ngay lúc đó Soeur giám đốc trung tâm mời tôi lên văn phòng nói chuyện. Sau một lúc hàn huyên về chương trình và hướng đi của trung tâm, Soeur nhờ tôi giúp một việc:
“Thưa Sơ, Sơ cần gì xin Sơ cứ nhắn nhủ, nếu em không làm được em sẽ đi nhờ người khác giúp.” Tôi ân cần và hết lòng.
“Ồ nếu chị nói vậy thì tốt quá!” Ngay lúc đó Soeur vẫy tay ra lệnh ai đó. Trong chớp mắt hai đứa bé khập khễnh đi từng bước vào phòng. Ôi, thôi chết tôi rồi!
“Hai em này đang hết sức cần xe lăn chị ạ. Các em đi học tội nghiệp và vất vả lắm. Chị thấy hai chân gỗ này không? Nếu các em đi lâu thì thịt ở đầu chân cụt bị sưng lên.” Trước mặt tôi là một em trai và một em gái độ khoảng từ mười đến mười ba tuổi, đang vịn vào bàn để không phải dựa vào chiếc chân gỗ trọc cũ mèm.
Tôi nghẹn lời không nói được một câu vì sực nhớ ra là cách đây ba năm về trước mình đã ngồi đây và đã nói chuyện về hai em này, cũng câu chuyện chân gỗ, câu chuyện xe lăn, những lời hứa hẹn tôi trao cho Soeur. Ôi, thế mà tôi đã quên các em. Ba năm trước khi quay lại Mỹ tôi có đi xin xe lăn để rồi cuối cùng xin không được, tôi lại lao đầu lo cho những trại mồ côi khác, những trẻ em bị chất độc da cam, và tôi dần dần quên đi hai em này.
 “Dạ, Sơ để đó em lo. Em sẽ kiếm xe lăn cho các em.”
Tôi lí nhí nói trong miệng mà thấy hổ thẹn vô cùng. Soeur gật gù cám ơn mà không hề biết rằng tôi chính là người hứa “lèo” của ba năm trước. Tôi phân vân nhưng không dám thú nhận lỗi của mình trước mặt các em. Tôi không muốn các em phải thất vọng khi nhìn tôi. Mọi người đã không nhận ra tôi.
Tôi bước ra khỏi trung tâm mà lòng thắt lại. Ba năm trời các em phải chịu đựng vì tôi. Tôi từ đó bỏ quyết định đi thăm viện dưỡng lão cũng như viện ung thư bướu. Để rồi đi Hàm Tân như để chạy trốn lầm lỗi của mình. Trăng Hàm Tân đã khoan hồng cho tôi nhưng hình như Thầy Thím còn trách tôi. Nghĩ đến đây, tôi rút cành khuynh diệp để đưa lên mũi. Xin Thầy Thím tha cho con.
Ba ngày sau tôi về đến San Jose với một chương trình công việc đặt ra thật dài, vừa văn phòng luật, vừa viết văn, vừa chuyện cứu trợ dân nghèo. Bao nhiêu người đang chờ tôi, bao nhiêu dự án cần phải giải quyết. Song, tôi vẫn phải quay lại làm công việc hàng ngày. Trong một buổi họp tôi đang dự ở San Francisco thì điện thoại reo. Tôi nhìn xuống máy thì thấy số của mẹ tôi. Tôi vội vàng chạy ra khỏi phòng họp để nghe điện thoại:
“Con về đi, bé Thi đang nằm bệnh viện, nguy cập lắm!” Tôi bàng hoàng lấy áo choàng rồi chạy ra bến xe điện (BART Station). Thi là con gái đỡ đầu của tôi, cháu sắp gần hai tuổi, mắt xanh, da trắng, tóc quăn nâu óng ánh. Mẹ của bé và tôi cùng lớn lên với nhau từ lúc chín tuổi. Chúng tôi thương nhau và lo cho nhau như chị em ruột. Tôi là người đỡ cho cô ấy sanh và đón Thi chào đời. (Cô ấy cũng là người chăm nom và lo cho con tôi như con ruột. Con tôi gọi cô ấy là “Má”). Vì yêu thơ nên tôi đặt tên cho bé là “Thi”. Xe điện chạy gầm thét. Điện thoại lại reng.
“Em hả, anh không biết nói sao. Thi chết rồi em à!” Tiếng chồng tôi nói chậm rãi trong điện thoại.
“No!” Tôi hét lên. Chồng tôi giải thích thêm sự việc nhưng tôi đã không còn nghe rõ mấy. Cái gì là bé bị cảm, rồi nhiễm trùng phổi, rồi Kaiser bảo về đi không sao cả, rồi trong tích tắc hôm trước hôm sau, chúng tôi mất bé. Mãi sau tôi mới bình tĩnh lại và nhờ anh đón tôi ở sân ga. Anh bảo tôi:
“Anh sẽ đón em nhưng mình phải về đón bà ngoại của Thi để đưa bà lên nhà thương với cháu.” Ôi có cơn đau nào bằng cơn đau này, chắc Bác đang khổ lắm.
“Bác vẫn chưa biết chuyện em à. Anh nghĩ em cần phải nói cho Bác biết.” Trời ơi, nói thế nào đây. Biết bắt đầu làm sao?
Mẹ của bạn tôi ra mở cửa. Mắt cụ đỏ hoe: “Em nó không có nhà con à, nó đưa bé Thi đi nhà thương rồi.” Tôi cố gắng cầm nước mắt: “Bác ạ, cháu đến để đưa Bác vào nhà thương thăm bé Thi.” Cụ mắt sáng mừng rỡ, vội vàng đi lấy khăn lấy áo. Khi lên xe xong và sau khi cài dây an toàn hẳn hòi cho cụ, tôi mới ôm lấy cụ và nói cho cụ biết. Cụ khóc đập người vào ghế. Chúng tôi đi như chạy trong các hành lang của nhà thương. Khi đến được phòng ICU thì tim tôi như ngừng đập. Bé Thi của tôi đang nằm đó như một thiên thần đang ngủ say. Lời thơ Nguyễn Bính bỗng đâu vang vang: “…cạn giòng nước mắt còn đâu khóc người….”
Chiều hôm ấy tôi lái xe đưa hai vợ chồng bạn tôi từ nhà thương về. Họ như những người mất hồn không một lời trao nhau. Khi bước vào nhà, tôi như người điên, chạy tứ phía để vơ vét tất cả các đồ chơi của bé Thi đang còn nằm ngổn ngang khắp nhà. Tôi càng giấu chúng đi thì chúng lại càng tạo nên những tiếng động, của máy móc và ca nhạc chợt bật lên bởi dòng điện chạm. “I love you, you love me….” Mỗi lần như thế thì bạn tôi lại nấc lên nức nở. Cô ôm lấy tôi: “we lost our daughter!”
Ngày hôm sau, tôi và bố mẹ của Thi bôn bả đi mua đất để làm mộ cho bé. Tìm mãi mới chọn được một chỗ có bóng cây tươi mát.
Ngày chôn Thi, bé nằm trong chiếc áo đầm trắng lỗng lẫy mà tôi và Hoài khổ công lắm mới mua được cách đây khoảng mười ngày trước ở Sài Gòn. Chiếc áo mua để chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của Thi, nhưng tôi đâu có ngờ rằng tôi mua áo để chôn bé.
Trong lúc thầy đang làm lễ để hạ huyệt, tôi buông tay thả bong bóng lên trời cho bé. Nhìn theo bong bóng bay, tôi mới sực nhận ra là tôi và mộ của bé đang nằm dưới bóng cây khuynh diệp!
Tôi òa lên khóc như chưa từng được khóc. Đáng lẽ ra, tôi phải là người ra đi chứ không phải Thi. Tôi xin thêm những ngày sống để làm gì, khuynh diệp đang theo tôi hay theo Thi? Khuynh diệp che chở cho ai? Trong tiếng chuông và tiếng khóc, tôi với tay nắm lấy một mớ lá khuynh diệp. Như cái máy, tôi vò nát và đưa lá lên mũi. Mùi khuynh diệp nồng hăng đến nỗi làm tôi muốn sặc. Thế là thế. Bây giờ tôi mới nhận thấy khuynh diệp ở đây to và đồ sộ, và mùi hương thì không một cây ở Đông Nam Á nào mạnh bằng. Như vậy nghĩa là sao? “Đi đâu loanh quanh cho đời…” chạm đời.
       Khi tôi in hai tập của bài này lên báo thì một người thân chủ cũ của tôi gọi để xin vào thăm tôi. Anh là người chỉ có một chân khập khễnh đi từng bước từng bước một, hai tay ôm gói nấm linh chi và bao nhiêu thuốc khác.
       “Trời ơi, những thứ này đắt tiền lắm, Jenny không dám nhận đâu anh ạ.” “Không, luật sư cần phải uống, luật sư cần phải sống.” Anh nói một cách khẳng định như ra lệnh.
Sau khi Thi nằm xuống, bố mẹ Thi yêu cầu trao tất cả tiền phúng điếu cho hội Friends of Huế Foundation để giúp các trẻ em khác. Mộ của Thi chưa xanh thì chúng tôi nhận được tin từ miền Trung là có 6 em nhỏ đang cần mổ tim cấp bách. Nếu không thì các em sẽ không thoát hiểm. Trong đó có một em cũng cùng ngày tháng sinh của Thi. Mỗi một cuộc mổ tim tốn khoảng 1000 Mỹ kim. Mẹ Thi yêu cầu Hội ra tay ngay. Chúng tôi liền lập tức chuyển số tiền phúng điếu khoảng 5000 Mỹ kim cộng thêm 1000 nữa của một gia đình khác cho để cứu sáu em này. Và chúng tôi cũng sẽ lo luôn thủ tục mua xe lăn cho hai em ở Thị Nghè.
Trên đường khuynh diệp, tôi đã đối diện những cánh chim đói khát gãy đường bay, những cặp chân gỗ khập khễnh, những lằn roi cá đuối, những bờ vai nhỏ quắp co trong cơn lạnh, những da thịt bị xâm lăng và hành hạ, những cái chết vì sinh nhai, những xác thân vô tội bị hành quyết trên thân cây, những bàn tay run rẩy nhận gạo, những nụ cười nhân ái, những ánh mắt đầy tình người, những vòng tròn nhân quả ... Tôi đã đi suốt một vòng tròn. Đã tưởng mất mùi hương có tác động hồi sinh. Để tìm lại được nó ở nơi bất ngờ nhất. Ở điểm bắt đầu.
       Đường khuynh diệp là thế. Không dài nhưng rất tròn. Vòng tròn tử sinh. Vòng tròn tiếp trợ. Đây là vòng tròn của những người tìm người để thấy mình, tìm ra rồi lại cho đi, cho đi nhưng vẫn còn đó, còn đó lại chia cho lẫn nhau, một chút tình người, một chút tương lân, một nỗi cảm thông, đơn sơ mà quyết liệt. Tôi đã đi tìm khuynh diệp ở vùng quá khứ. Nhưng khuynh diệp vẫn ở quanh tôi, trong hiện tại. Và trên vùng tương lai. Của tôi. Và của mọi người.
        Jenny Đo (Friends of Hue Foundation)         http://www.friendsofhue.org





__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List