QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, October 5, 2019

Những ‘món nợ’ của một Tân Phó Đề Đốc ( Mạnh Kim/VOA)


----- Forwarded Message -----
From: Thompson Tuan Hoang <
Sent: Wednesday, October 2, 2019, 8:54:57 PM CDT
Subject: Fwd: Fw: Những ‘món nợ’ của một Tân Phó Đề Đốc ( Mạnh Kim/VOA)


 Những ‘món nợ’ của một Tân Phó Đề Đốc ( Mạnh Kim/VOA)



Thân chuyển,
Điều

Những ‘món nợ’ của một tân Phó Đề Đốc

Mạnh Kim/VOA



Đại tá Huấn trong lễ khánh thành tượng Lone Sailor, Guam, 30-4-2019 (The Guam Daily Post).

Bài báo của tác giả Tom McCarthy trên The Daily Oklahoman đề ngày 20-5-1975 với hình cậu thiếu niên Nguyễn Từ Huấn ở trang nhất có nhắc đến chi tiết cậu thiếu niên Từ Huấn có khả năng trở thành nghệ sĩ violin. Tuy nhiên, tên tuổi ông Huấn sau này được vinh danh không phải trên sân khấu giao hưởng. Ông khoác áo nhà binh. Con đường binh nghiệp đã giúp ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên đạt đến cấp bậc Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ…


Thiếu tá Huấn (thứ hai, phải sang) trong những ngày làm việc tại Iraq. (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp)

Năm 1981, sáu năm sau khi đến Mỹ cùng hàng trăm người Việt Nam tỵ nạn khác sau ngày 30-4-1975, ông Nguyễn Từ Huấn tốt nghiệp Đại học Okahoma State với bằng cử nhân điện cơ. Không dừng lại, ông lấy tiếp các bằng thạc sĩ tại ba đại học: Đại học Southern Methodist, Đại học Purdue và Đại học Carnegie Mellon (hạng tối ưu) chuyên ngành kỹ thuật thông tin. Sau đó, ông làm việc cho một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, thuộc bộ phận thiết kế các hệ thống điều khiển điện tử trên chiến đấu cơ.

Năm 1991, cuộc chiến Vùng Vịnh nổ ra. Ông Huấn đăng ký vào quân ngũ. Năm 1993, ông trở thành sĩ quan Hải quân trừ bị. Trong thời gian này, ông làm việc thêm ở Bộ Năng lượng. Với vị trí kỹ sư phụ trách dự án đặc biệt chuyên nghiên cứu kỹ thuật dẫn hai tia proton phóng với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng sao cho chúng có thể chạm nhau (superconducting super collider), từ đó cung cấp các dữ liệu nhằm giúp hiểu thêm về hiện tượng Big Bang cũng như các hiện tượng khác trong vũ trụ, ông Huấn là một trong số rất ít người Việt có mặt trong nhóm nghiên cứu này. Từ Bộ Năng lượng, ông chuyển sang làm việc cho General Motors (GM), phụ trách thiết kế các hệ thống điện tử cho xe hơi. Tại đây, ông phát minh một số sáng chế mà hiện GM vẫn sử dụng…


Một trong những bằng sáng chế của ông Huấn. (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp)

Năm 1993, internet chưa phát triển, cả nước Mỹ chỉ có khoảng 20 website. Tuy nhiên, ông Huấn đã nghĩ đến việc làm thế nào có thể sử dụng network để phục vụ quân đội và hỗ trợ tác chiến. Ý tưởng của ông được một đề đốc ủng hộ. Ông Huấn được mời vào Ngũ Giác Đài tường trình cho giới lãnh đạo Hải quân. Tiếng nói của anh thiếu úy Huấn trở nên lạc lõng giữa những hoài nghi. Cho đến thời điểm đó, rất ít người có thể hình dung cái gọi là “network warfare”. Không đầy 10 năm sau, khi nước Mỹ bước vào cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai (2003), kỹ thuật chiến tranh không gian mạng đã trở thành một trong những yếu tố quyết định thắng bại. Cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai cũng là thời điểm thiếu tá Huấn được đưa sang Afghanistan và Iraq, với vai trò sĩ quan chỉ huy đơn vị kỹ thuật giúp phá hủy các thiết bị kích nổ bom từ xa của khủng bố… “Một trong những thử thách khó nhất đối với tôi là phải đi một bước trước kẻ thù” – ông Huấn trả lời phóng viên Eric Schmitt trên New York Times số ra ngày 6-2-2006.

“Cách đây 44 năm, tôi là một trong những người tỵ nạn, lòng lo lắng cho một tương lai bất định nhưng vẫn cảm thấy vô cùng biết ơn khi đến được đây. Những hình ảnh tôi còn nhớ rõ mồn một khi đặt chân đến Trại Asan ở đảo Guam này, giờ là công viên Asan Beach, là những thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ phơi mình dưới cái nắng cháy da, dựng lều và lán thức ăn, phát nước uống và đồ ăn nóng, giúp đỡ và chăm sóc mọi người với thái độ tử tế và kính trọng… Những người lính đó đã mang lại cảm hứng cho tôi cống hiến cho Hải quân Mỹ đến tận hôm nay”… Phát biểu trên của Đại tá Nguyễn Từ Huấn trong dịp khánh thành tượng Lone Sailor tại Guam ngày 30-4-2019 đã cho thấy tại sao ông quyết tâm gia nhập và cống hiến cho quân đội (tượng đài Lone Sailor do chính ông Huấn khởi xướng với sự thực hiện của US Navy Memorial).

Ông có một sứ mạng khác trong lẽ sống của mình. Ông định hình cuộc đời ông bằng những định nghĩa khác với những đo lường về vật chất. Với ông, có nhiều cách để “trả nợ” nước Mỹ nhưng ông đã chọn binh nghiệp, vì quân đội mới là hình ảnh đại diện bảo vệ cho quốc gia nơi đã cưu mang những người tỵ nạn như ông, một quốc gia từng là ngọn hải đăng cho những giá trị nhân bản, về tự do, dân chủ và nhân quyền. “Món nợ” đối với nước Mỹ không phải là món nợ lớn nhất đối với ông Huấn. Có một món nợ khác chất chứa gánh nặng lương tri thậm chí nặng nề hơn. Nó có ý nghĩa lớn hơn cả. Nó ám ảnh ông như một lời thề mà ông nguyện phải làm, như một cách để báo hiếu cho cha ông - cố Đại tá Chỉ huy trưởng Trường thiết giáp VNCH Nguyễn Tuấn, như một cách để làm mẹ ông mỉm cười nơi chín suối, như một cách để “trả lời” cho một cuộc chiến tàn khốc từng làm điêu linh dân tộc mà toàn bộ gia đình ông là nạn nhân, để cuối cùng, cho thấy rằng, hòa bình có giá trị như thế nào và tại sao bằng mọi giá phải bảo vệ hòa bình.

Câu chuyện bi thương của ông đã được kể đi kể lại với rất nhiều tình tiết không có thực. Và khi thuật lại câu chuyện, một số nhân vật luôn được đẩy ra phía trước như thể họ là nhân vật chính. Cũng khó có thể tránh điều đó vì câu chuyện đã trở thành một phần của lịch sử cuộc chiến. Tuy nhiên, những thước phim chính xác đáng lý cần phải lột tả thời khắc kinh hoàng xảy đến với gia đình ông chứ không phải những gì xảy ra sau đó. Đó là hình ảnh kiên cường của bố và mẹ ông trước họng súng của đặc công Cộng Sản.

Hơn 50 năm trôi qua, ông Huấn chưa bao giờ quên những gì ông chứng kiến. Ông không thể quên tràng súng liên thanh điên cuồng nã vào bảy người trong gia đình mình – vào bố, vào mẹ, vào các người anh và cả đứa em út mà mẹ bế trên tay, khi họ đang bị bắt làm con tin, ngay trong những ngày mà hai bên đã thỏa thuận ngưng chiến. Ông không thể quên cảnh người anh thở hắt ra làn hơi cuối cùng và cảnh người em bị bắn thủng bụng ruột đổ ra ngoài. Ông không bao giờ có thể quên được cảnh mẹ ông, bị bỏ nằm đó đau đớn, chảy máu và rên xiết nhiều giờ cho đến chết. Ông cũng không thể quên cảnh đặc công cầm lưỡi lê đâm vào lon bia để uống, dọn đồ ra ăn, giữa những nạn nhân bị thương đang rên xiết và giữa những thi thể vừa bị thảm sát man rợ.

Gia đình cố Đại tá Nguyễn Tuấn (tất cả đều bị sát hại, trừ ông Nguyễn Từ Huấn-đứng giữa; ảnh chụp năm 1967). (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp)

Rồi có một đặc công chĩa súng vào đầu Huấn khi phát hiện đứa trẻ 9 tuổi duy nhất còn sót lại. Dưới ánh sáng hỏa châu từ bên ngoài, tay đặc công cộng sản đối diện ánh mắt không hề lộ chút sợ hãi của cậu bé Huấn. Một vết đạn, từ vụ thảm sát trước đó, trúng vào đầu khiến mặt mày Huấn bê bết máu. Có lẽ đó cũng là lý do khiến toán đặc công không buồn bận tâm ban cho Huấn “một phát đạn ân huệ”, bởi nghĩ rằng ông sẽ không thể nào sống nổi. Tuy nhiên, ông đã không chết.

Vài giờ của một thời khắc sáng mùng hai Tết Mậu thân 1968 đã trở thành cơn ác mộng dài lê thê đi theo suốt cuộc đời ông. Thay vì gục ngã, thay vì đầu hàng số phận khi đặt chân đến Mỹ với hoàn cảnh một thiếu niên tỵ nạn nghèo khó, ông Huấn đã chiến thắng tất cả thách thức và khó khăn, một cách ngạo nghễ. Nước mắt thương mẹ và nỗi đau nhớ cha cùng các anh em trong gia đình đã không làm ông ngã quỵ mà giúp ông mạnh mẽ đứng lên, bằng hình ảnh không phải là nạn nhân một cuộc chiến mà một mảnh đạn đến giờ vẫn còn lưu trong đầu. Ông đã trả được “món nợ” cho lương tri, cho lẽ làm người, cho công dưỡng dục của hai vị chú thím cưu mang nuôi nấng ông, và nhất là cho lẽ làm con đối với hai bậc sinh thành.

Tháng 10-2019 tới đây, lễ thăng chức Phó Đề đốc cho ông Nguyễn Từ Huấn sẽ được tổ chức tại Washington DC. Với kinh nghiệm cùng sự tận tụy, tân Phó Đề đốc Huấn còn sẽ đảm nhận một chức vụ mới: Tham mưu phó Bộ tư lệnh hải dương hệ thống Hải quân (Naval Sea Systems Command-NAVSEA), đặc trách an ninh mạng. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt lại có thêm một nhân vật đáng để tự hào. Ông đã trả hết nợ chưa? Chắc là chưa – ông nói. Làm thế nào tôi có thể yên tâm thản nhiên nhìn Trung Quốc đe dọa quê hương mình từng ngày từng giờ mà không chút xót xa lo nghĩ? - ông Huấn tâm sự. Ông còn ôm nặng một món nợ lớn khác: “nợ” mình là người Việt Nam.

Mạnh Kim


Source:https://www.voatiengviet.com/a/pho-d...n/5100056.html
__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Thursday, October 3, 2019

Phạm Thị Thàng nữ Anh hùng đất Gò Công

Xin đốt một nén hướng để tưởng nhớ tinh thần Cao Cả của những người vợ Lính ,những người vợ Nghiả quân VIET NAM CONG HOA đã hy sinh thân xác mình góp một phần bảo vệ Miền Nam Việt Nam .



----- Forwarded Message -----
From: HungThe <
Sent: Wednesday, October 2, 2019, 11:49:21 AM PDT
Subject: Fw: [PHV] : Phạm Thị Thàng nữ Anh hùng đất Gò Công


From: Hien Do via PhucHungViet
Sent: Tuesday, October 1, 2019, 06:43:55 AM PDT
Subject: Fwd: Phạm Thị Thàng nữ Anh hùng đất Gò Công

Tưởng niệm lần thứ 54 ngày mất nữ anh hùng đất Gò Công với quả lựu đạn 16 (2/10-/1965 - 2/10/2019)

(Trước năm 75 tại ngã tư Hồng Thập Tự & Lê Văn Duyệt Sài Gòn có tấm bảng dựng hình ảnh nữ liệt sĩ Phạm Thị Thàntại góc ngã tư này ) Bảy Hiền 


Phạm Thị Thàng nữ Anh hùng đất Gò Công

Tác giả: Phạm Phong Dinh
Chị Thàng đã chọn một cái chết thật dũng cảm và cao cả. Ôm hai đứa con vào lòng, chị Thàng bình tĩnh chờ cho những tên Việt cộng nhào vào, chị rút chốt.
NHỮNG NGƯỜI VỢ LÍNH THỜI LỬA BINH


Trong cuộc chiến tranh bảo quốc chống ngăn cơn sóng đỏ của cộng sản quốc tế với đạo quân tay sai tiền kích của chúng là binh đội cộng sản Bắc Việt và Việt cộng miền Nam, khuôn mặt của những người vợ lính dường như đã rất mờ nhạt đằng sau chất muối trắng đẫm đầy trên lưng áo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng chiến tranh càng nặng độ thì hình ảnh những người chị vô danh ấy đã dần hiện rõ trong một ánh sáng diệu kỳ, mà chúng ta chỉ có thể cúi người thật sâu xuống để tôn vinh và ngợi ca. Ðó là những người lính không có vũ khí, không số quân, không tiền lương, không cả lương thực hành quân, nhưng là những người lính tỏa hào quang chói sáng nhất trong những hoàn cảnh nghiệt ngã thắt ngặt nhất, mà đã góp phần đem chiến thắng quyết định trên chiến trường.

Ðó là NHỮNG NGƯỜI VỢ LÍNH, những người chị cao cả mà đã cùng chồng dấn mình trong cơn bão lửa của chiến tranh, cùng chia sẻ cái chết, có khi các chị hy sinh trước cả các anh. Những cái chết anh dũng trong âm thầm đó nào ai biết được. Không có Lá Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Ðỏ phủ trên chiếc quan tài được ghép thành từ những mảnh ván đơn sơ, không có chiếc huy chương Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương Liễu, không cả tiếng kèn truy điệu ai oán.

Những người lính đóng đồn cùng vợ con của các anh cùng sống chui rúc trong những cái hầm tối tăm ngột ngạt, dưới những những cái hố nhỏ ngập đầy nước. Những người lính nghèo nàn, rách rưới và tội nghiệp co ro ôm súng gác giặc và đánh giặc trong cái lạnh xé thịt của đêm. Ăn uống thì đạm bạc đến không có gì đạm bạc hơn được nữa. Một cái nồi cơm méo mó, với vài con cá nhỏ kho trong chất nước mắm hạng bét mặn chát những muối, một dĩa rau muống ruộng hay  rau đắng xơ xác, mà có thể tìm thấy mọc đầy khắp những vũng nước đọng trên những cánh đồng lầy.

Cả gia đình người lính Ðịa Phương Quân hay Nghĩa Quân quây quần chung quanh mâm cơm đơn sơ đó chấp nhận sự thua thiệt của mình. Không than thở, không ta thán và vui lòng với niềm hạnh phúc mong manh của mình. Một năm 365 ngày, mười năm, hai mươi năm, cho đến ngày cuối cùng của cuộc chiến, hơn bảy ngàn đêm những người chị ấy chưa từng bao giờ biết ngủ yên giấc là gì. Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó, chị thổn thức nguyện cầu cho anh được bình yên, để anh có một ngày được về với chị và con, dù chỉ là những khoảnh khắc về phép thật quá hiếm hoi. Hay nếu chị cùng chồng trấn thủ lưu đồn, anh chiến đấu cơ cực như thế nào, anh ăn ngủ chập chờn ra sao, thì chị cũng cơ cực và chập chờn ngần ấy.

CHỊ PHẠM THỊ THÀNG, NỮ ANH THƯ ÐẤT GÒ CÔNG
Người vợ lính ở tiền đồn cáng đáng cùng một lúc hai công việc, mà công việc nào cũng biểu hiện hình ảnh và đức tính cao quí của người phụ nữ Việt Nam. Thứ nhất, đức tính đảm đang tận tụy của người vợ, người đàn bà Việt Nam quán xuyến chuyện gia đình, trông nom dạy dỗ con cái và nấu nướng những bữa ăn.
Thứ hai, khi quân giặc đã thấy dẫy đầy ngoài những vòng rào kẽm gai, thì những người nữ chiến sĩ chưa từng một ngày được huấn luyện ở quân trường ấy đã chiến đấu như bất cứ người lính chuyên nghiệp nào. Chị cũng biết dùng máy truyền tin gọi Pháo Binh, chị biết sử dụng thành thạo mọi loại súng trong đồn có, chị ném lựu đạn ác liệt và chính xác, tấm thân nhỏ bé của chị oằn nặng dưới những thùng đạn tiếp tế. Và chị cũng sẵn sàng nằm gói thân thiên thu trong chiếc poncho, để tên chị vĩnh viễn đi vào lịch sử. Chúng ta có nhiều người chị như vậy lắm. Ở ngay tại đồng Giồng Ðình này thì ít nhất cũng có những chị Phạm Thị Thàng và Trần Thị Tâm.

Ðêm 2.10.1965, với âm mưu làm xáo trộn hệ thống tiếp viện của những đơn vị diện địa trong khu vực Tiền Giang để dễ dàng thanh toán mục tiêu chính nào đó, chỉ trong một đêm Việt cộng đã tổ chức tấn công 11 vị trí của quân ta với quân số thật lớn. Ðồn Giồng Ðình thuộc tỉnh Gò Công cũng bị áp lực rất nặng của quân địch khi hứng chịu cuộc cường kích của 300 lính cộng.

Ðây là một lực lượng chính qui Việt cộng với hỏa lực rất mạnh, chúng quyết tâm hủy diệt đồn Giồng Ðình nhỏ bé, mà chỉ có vỏn vẹn một Trung Ðội Nghĩa Quân 24 tay súng trấn giữ. Là những con ác quỷ hung tợn và thâm độc, lực lượng cộng quân đã bố trí ở hướng có nhiều nhà dân chúng, vừa làm bia đỡ đạn cho chúng, vừa ngoác miệng tuyên truyền gây căm thù nếu quân ta bắn trả. Người dân, nhất là những ông bà lão già, đàn bà và trẻ con luôn luôn là những cái bia sống đỡ đạn cho bọn giặc hèn nhát gọi là những “người giải phóng”. Với quân số ấy, vũ khí hùng hậu ấy mà chúng cũng ngán ngại 24 chiến sĩ Nghĩa Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến nỗi phải cậy nhờ đến máu thịt của đồng bào để có cơ may thủ thắng, thì còn từ ngữ nào, hình dung từ tồi tệ nhất nào để diễn tả bộ mặt cùng hung cực ác rất đốn mạt của cộng sản nữa không.

Ðúng 2 giờ đêm, quân cộng dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thượng Úy Sáu Bích, đã mở cuộc tấn công từ hai mặt đánh vào Giồng Ðình, với sự tin tưởng điên rồ, rằng chúng sẽ thanh toán cái tiền đồn nhỏ xíu này trong một thời gian ngắn. Chiến thắng dường như là chắc chắn, vì với quân số mười lần hơn, mười đè một, dẫu chúng có thí chín tên thì cũng có thể hạ gục được một chiến sĩ Nghĩa Quân Giồng Ðình.

Trên lý thuyết, thì giả thiết đó dường như đúng. Nhưng trên trận địa, người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn thể hiện những chuyện phi thường, mà rất hằng hiện hữu trên bất kỳ chiến trường nào, quả thật cộng quân đã chọn lầm mục tiêu. Sau ba đợt tấn công hung bạo, tưởng gạch đá cũng phải nát thành tro, đã chiếm được 2 trong số 3 lô cốt trong đồn, cộng quân vẫn phải rút trở ra. Cuộc tấn công lần thứ tư được hối hả tổ chức và thực hiện, với quyết tâm san bằng Giồng Ðình. Nhưng liệu 24 chiến sĩ Nghĩa Quân có cho phép điều đó không. 

Câu trả lời là không, không chỉ đến từ ý chí hừng hực tử thủ của các anh, mà còn là từ đôi bàn tay yếu mềm của những người vợ lính đang sống cùng với chồng con của các chị trong đồn. Phải, cuộc chiến thắng cuối cùng của Nghĩa Quân đồn Giồng Ðình sẽ không thể thực hiện được, nếu không có sự góp sức chiến đấu của những người chị này. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Không phải chỉ những người chị dũng cảm ấy không thôi, mà cả trẻ con cũng đánh.

Ðồn Giồng Ðình nằm ở một vùng thôn ấp hẻo lánh trong tỉnh Gò Công, do một Trung Ðội Nghĩa Quân trấn giữ, với thành phần chỉ huy gồm có anh Nguyễn Văn Thi, Ðồn Trưởng, anh Lê Văn Hùng, Ðồn Phó và anh Lê Văn Mẫn, âm thoại viên. Trấn thủ một vị trí hung hiểm như vậy, không chỉ có 24 tay súng mà đã đủ, nên tất cả những người vợ lính trong đồn đều đã được chồng huấn luyện sử dụng thành thạo những loại máy móc truyền tin và vũ khí. Như vậy số tay súng đã được nhân lên gấp đôi.

Trong nhiều trường hợp, đến những giây phút tử sinh tuyệt vọng nhất, những em bé cũng tham chiến, khi các em gan dạ bò dưới lưới đạn của giặc để đem tiếp tế đến cho cha và mẹ. Không ai buộc những người vợ lính, con lính cầm súng đánh địch. Nhưng chính những người vợ lính, con lính ấy làm sao có thể ẩn náu tìm cái sống trong khi chồng và cha của họ sắp ngã gục ngoài chiến hào.

Khi chấm dứt đợt tấn công thứ ba, địch tạm rút để tái tổ chức tấn công, thì tình trạng bên trong đồn Giồng Ðình đã khá là bi đát. Ðã có đến 16 chiến sĩ Nghĩa Quân bị thương, chỉ còn 8 Nghĩa Quân còn chiến đấu được. Âm thoại viên Lê Văn Mẫn bị thương ở đầu trong lúc anh đang cố gắng gọi máy về Tiểu Khu.
Anh Mẫn gục xuống buông chiếc ống liên hợp. Chị Trần Thị Tâm, vợ anh Mẫn vội đặt con bên cạnh anh và chộp lấy ống liên hợp. Liên lạc được tiếp nối, chị Tâm nghiễm nhiên trở thành một âm thoại viên, và là cứu tinh của đồn Giồng Ðình. Ở một góc đồn, anh Lê Văn Hùng và chị Phạm Thị Thàng, vợ anh, và hai đứa con nhỏ đang phải đối đầu với một lực lượng quá đông của địch.

Nhìn ra ngoài hàng rào kẽm gai, giặc đã đã tràn vào đen ngòm như những con quái vật hung hãn. Anh Hùng chỉ còn trong tay cây tiểu liên Thompson và 16 trái lựu đạn, chị Thàng có một khẩu Carbine. Thật tội nghiệp cho hai đứa nhỏ, sức ép của bộc phá và súng SKZ của Việt cộng bắn vào quá gần, các em không còn khóc được nữa mà đã nằm bất động dưới chân hai vợ chồng anh Hùng. Chị Thàng thì thào:
– Chúng đang phá lô cốt chánh, để em bắn yểm trợ anh bò về giữ. Lô cốt mất là đồn mình mất, em nằm tại đây giữ mấy đứa nhỏ, nếu chúng tràn vào thì… thì… em ném lựu đạn ra, có thể cầm cự đến sáng được.

Anh Hùng ngần ngừ, anh rưng rưng nhìn vợ con, rồi nhìn về phía lô cốt. Tiếng súng từ lô cốt cuối cùng đã yếu ớt lắm, có lẽ mấy Nghĩa Quân cố thủ ở đó đã kiệt quệ quá rồi. Số phận của anh Thi Ðồn Trưởng thế nào. Anh Hùng lắc đầu không dám nghĩ đến chuyện xấu nhất đã xảy ra cho đồng đội. Nhưng nếu Việt cộng chiếm được lô cốt ấy, thì coi như đánh dấu chấm hết cuộc kháng cự. Anh Hùng phải quyết định, dù quyết định đó quá đau xót, là bỏ lại vợ con, mà trong lúc quân giặc đã hò hét ngay sát bên rồi:

– Anh chạy theo giao thông hào, em bắn yểm trợ cho anh.
Anh Hùng nhìn chị Thàng và hai đứa nhỏ lần cuối cùng. Trong lòng anh quặn lên một nỗi bi thương. Trời ơi, vợ con mình. Hai đứa nhỏ chẳng biết còn sống hay đã chết. Anh phóng mình xuống hào chạy băng băng về hướng lô cốt. Cây Carbine trên tay chị Thàng run lên, những tràng đạn rải vào những cái bóng đen đã quá gần. Anh Hùng đã bò vào được lô cốt, giữa những tiếng đạn nổ rền trời. May quá, anh Thi trưởng đồn vẫn nguyên vẹn. Súng SKZ của địch thụt ầm ầm, nhưng anh Hùng vẫn có thể nghe được từng tiếng lựu đạn nổ từ phía công sự của chị Thàng.

Nước mắt anh rơi lả chả trên nền đất. Anh đã đếm được đến con số 15, mà tiếng súng của địch vẫn nỗ dòn dã ngay sát tuyến phòng thủ của chị Thàng. Anh biết giây phút định mệnh thảm thiết nhất cũng đã điểm. Chị Thàng sẽ làm gì với quả lựu đạn thứ 16. Anh Hùng đau đớn rên lên trong lòng : “Chỉ còn một trái lựu đạn nữa thôi, làm sao em cầm cự được đến sáng”. Chính anh cũng không có được một giây để nghĩ tiếp cái gì sẽ xảy đến cho vợ con mình, vì dưới chân lô cốt anh tử thủ đã đông nghẹt quân giặc. Ðủ mọi thứ loại súng nổ chát chúa khắp đồn, anh Hùng không biết chắc là mình đã nghe được tiếng nổ của trái lựu đạn thứ 16 chưa.

Cuộc chiến đấu đã kéo dài được một tiếng đồng hồ, quân địch đã phá được lớp kẽm gai cuối cùng và sắp tràn ngập đồn Giồng Ðình. Lúc đó là 3 giờ sáng rạng ngày 2.10.1965. Tình hình đã quá nguy ngập. Anh Nguyễn Văn Thi, Ðồn Trưởng, quyết định thà hy sinh còn hơn là để đồn lọt vào tay địch. Anh giật lấy ống liên hợp từ tay chị Tâm và thét lớn:
– Hãy bắn lên đầu chúng tôi ! Bắn vào giữa đồn… Hai lô cốt thứ nhứt và thứ hai đã thất thủ. Tụi tui ở lô cốt thứ ba. Hãy bắn lên trên đầu chúng tôi, Việt cộng đông lắm. Bắn đi… bắn…

Sau tiếng gọi thống thiết của người Ðồn Trưởng, Pháo Binh Tiểu Khu Gò Công lập tức bắn vào đồn với loại đầu nổ cao. Loại đạn đặc biệt này nổ khi cách mặt đất chừng 4, 5 thước, rất hữu hiệu tiêu diệt biển người địch, quân ta núp trong lô cốt vẫn có hy vọng sống sót. Những cái bóng đen nhập nhoạng dưới ánh sáng hỏa châu văng tung tóe, tiếng kêu dẫy chết của chúng như tiếng rú của quỷ. 

Hàng tràng đạn nổ cao vẫn dội ùng oàng xuống đồn. Chiếc lô cốt cuối cùng vẫn đứng vững, anh Thi cùng anh Hùng từ trong những lổ châu mai bắn tỉa từng tên địch. Giữa tiếng súng nổ dòn, dường như người ta nghe âm thanh rì rì của máy bay. Không Quân Việt Nam đã tới. Những chiếc A1 khu trục cơ đã xuất kích. Ðến đây thì “Thượng Úy” Việt cộng Sáu Bích, tên chỉ huy trận đánh đã có thể nhận thấy rằng, cuộc tấn công đồn Giồng Ðình đã đánh dấu chấm hết, với phần thắng nghiêng về phía Nghĩa Quân Việt Nam Cộng Hòa. Lúc 4 giờ 30 sáng, chiến địa hoàn toàn im tiếng súng. Quân địch đã kéo những xác chết và những tên bị thương chạy trốn vào phía bóng tối.

Khi ánh hừng đông của một ngày mới đã lên, hai Ðại Ðội Ðịa Phương Quân do chính Trung Tá Tiểu Khu Trưởng Gò Công chỉ huy đã đến và tổ chức bung quân ra lục soát. Quân cộng đã để lại trận địa 23 xác chết, ở giữa đồn có 6 xác khác nằm bên cạnh lô cốt thứ ba, nơi mà anh Ðồn Trưởng Thi, Ðồn Phó Hùng và chị Tâm giữ máy truyền tin đã kháng cự mãnh liệt, thà chết không hàng. Những tên Việt cộng này mang trên mình rất nhiều lựu đạn và bộc phá, chắc là chúng quyết thí mạng để phá cho bằng được ổ kháng cự cuối cùng này.

Anh Thi và anh Hùng đã bắn địch theo lối xâu chéo, nghĩa là bắn chéo góc với nhau tạo thành một xạ trường quét gọn tất cả những tên cộng nào nằm trong đó. Ngày hôm sau, một người thường dân bị Việt cộng bắt đi tải thương lén trốn về được đã cho biết số bị thương của chúng chở đầy sáu chiếc ghe tam bản. Một lính cộng may mắn bị thương tên Dương Văn Thiều, 18 tuổi, sống sót và bị bắt làm tù binh. Tại sao may mắn ? Vì nếu anh ta bị kéo đi theo vào bưng biền, nếu không bị chết vì nhiễm trùng, bị những quân y sĩ Việt cộng cưa cắt bằng những loại cưa và đục của thợ mộc, thì cũng bị cấp chỉ huy ra lệnh mang anh đi thủ tiêu. Ðó là lý do giải thích tại sao sau ngày 30.4.1975, người dân Miền Nam hiếm thấy người thương phế binh cộng sản trên đường phố.

Nhưng đối với anh Hùng, thì tất cả những gì mà Viêt cộng đã trả giá cho cuộc tấn công không làm anh quan tâm. Ngay khi tiếng súng vừa chấm dứt., quân cộng đã rút đi, thì anh đã như một người điên lao mình ra chỗ chiến hào mà chị Thàng đã một mình một súng trấn giữ ở đó, với một niềm hy vọng mỏng manh, rằng đừng bao giờ trái lựu đạn thứ 16 được rút chốt. Anh Hùng bò vào khúc hào mà anh đã nuốt nước mắt chạy đi. Chị Thàng cùng hai đứa con của anh nằm chết bên cạnh ba xác Việt cộng. Anh Hùng gục xuống như thân cây chuối bị một nhát dao bén chém ngọt làm đôi. Anh biết, nếu trái lựu đạn thứ 16 nổ thì chị Thàng cũng đi vào cõi chết, vì chị Thàng sẽ không bao giờ cho phép giặc bắt chị hoặc đạn của chúng bắn vào người chị. Chị Thàng đã chọn một cái chết thật dũng cảm và cao cả. Ôm hai đứa con vào lòng, chị Thàng bình tĩnh chờ cho những tên Việt cộng nhào vào, chị rút chốt!

Tiếng nổ kinh thiên cùng với xác thịt và máu của người nữ chiến sĩ đó đã được đánh đổi với ba mạng giặc. Anh Hùng ôm xác vợ con vào lòng và gần như ngất xỉu. Nhưng khi nhìn ra ngoài, những xác giặc thù nằm ngỗn ngang khắp nơi, trong nỗi đau khổ tột cùng của mình, anh Hùng thấy trong lòng dậy lên một niềm tự hào đến nghẹn ngào. Sự hy sinh của chị Thàng đã cứu sống được tất cả những thương binh Nghĩa Quân cùng vợ con các anh, nhưng trên hết cứu sống chính sinh mạng của người chồng mà chị yêu mến. Những viên đạn Carbine và 15 trái lựu đạn của chị đã đóng góp vào sự tồn tại kỳ diệu của đồn Giồng Ðình. Một người lính chuyên nghiệp và thiện chiến nhất cũng chỉ làm được đến ngần ấy. Nếu cái lô cốt thứ ba không đứng vững, thì chắc chắn tất cả sinh mạng mấy mươi người Nghĩa Quân và vợ con của đồng Giồng Ðình đều sẽ chết hết.

Anh Hùng ẳm chị Thàng ra ngoài, để trông thấy những người còn sống, những người vợ lính khác đã gục đầu khóc tiếc thương chị Thàng. Những nấm mộ đất được đắp vội với ba tấm bia tang tóc. Một của chị Phạm Thị Thàng, và hai kia của cháu Lê Văn Dũng và Lê Tấn Sỹ. Ôi, những người vợ của lính trong thời lửa binh. Chị Phạm Thị Thàng, chị Trần Thị Tâm, và nhiều người chị khác trên khắp nẽo chiến trường, chị Thạch Thị Ðịnh, chị Bùi Thị Xiếu, chị Am Reng. Người lính của chúng ta, những công dân xếp hạng chót nhất trong bậc thang xã hội, nhưng là những người hứng chịu oan nghiệt trước nhất, là bức tường chắn cho sự an toàn của hậu phương phồn thịnh và hạnh phúc. Trong đời của các anh không có được một thứ ưu tiên vật chất nào cả, ngoài cái ưu tiên phải hy sinh và chết. Có những người lính từ Miền Tây ra tận miền hỏa tuyến hay trên vùng cao nguyên sương mù Miền Trung, nhiều năm liền không có lấy được một ngày phép về thăm gia đình. Nếu anh may mắn, thật đau xót, quân thù bắn anh bị thương, thì anh mới có cái diễm phúc được nắm trong tay tờ giấy phép.

 Còn nếu sự gọi là may mắn đó đi xa hơn một bước, anh chết, thì anh được phép dài hạn trở về và vĩnh viễn được an nghỉ ở nơi đã sinh ra anh. Ðầu năm 1972, trong một trận đánh của Sư Ðoàn 3 Bộ Binh tại khu vực Cồn Tiên nằm sát phía Nam khu phi quân sự bên này bờ sông Bến Hải, một tiểu đoàn sau nhiều ngày cố gắng đã không thể chiếm được một cao điểm. Vị Tiểu Ðoàn Trưởng gọi bốn người lính gốc Miền Tây lên hứa sẽ cấp mỗi anh mười ngày phép nếu các anh chiếm được ngọn đồi ấy. Bốn người tráng sĩ Kinh Kha đã nai nịt tề chỉnh, mang thật nhiều lựu đạn bò lên, mỗi người cầm một cây gậy ngắn dò đường. Ðêm tối như mực. Hễ chọt trúng cái lổ nào là thảy lựu đạn vô cái lổ đó, vì ở đó chính là cái miệng hầm chốt của địch. Ðến sáng, bốn người dũng tướng vô danh đó đã reo hò trương Cờ Vàng Việt Nam trên đỉnh cao điểm. Ôi, những ngày phép đã trở thành một ân huệ chứ không phải là một quyền lợi đương nhiên của những người lính trận.

Người vợ lính cùng chia sẻ với chồng những nỗi đắng cay thiệt thòi đó, bằng tất cả sự câm nín nhẫn nhục và vui lòng với những gì mình có. Một góc hầm tối tăm, một chiếc ghế bố cũ, vài cái nồi, chảo nhem nhuốc, những cái chén sành và những đôi đũa tre, cùng tiếng cười của lũ trẻ thơ cũng đủ làm nên thành niềm hạnh phúc vĩ đại của những người vợ lính. Chị Thàng đã chết đi, anh linh của chị cùng hai cháu bé đã thăng thiên lên cõi vĩnh hằng, nhưng những người còn sống cùng thời với chị, cho mãi đến tận bây giờ và ngàn đời sau, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tên chị. NGƯỜI CHỊ CAO CẢ PHẠM THỊ THÀNG. Vì tên chị đã được trân trọng ghi chép vào những trang bi tráng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam chống Cộng sản quốc tế và Cộng sản Hà Nội, một lũ hung đồ diệt chủng, diệt dân tộc gớm ghiếc nhất của thế kỷ thứ 20 và của lịch sử hình thành nhân con người

Trường Tiểu học Võ Thị Lớ mới xây dựng sau năm 75, ở đây ngày trước là đồn bót của Nghĩa quân tên là đồn Giồng Đình vì kế bên có ngôi đình thần. Trận chiến ác liệt mà chị Thàng nằm xuống tại đây với quả lựu đạn thứ 16. Thôn ấp cũng gọi là ấp Giồng Đình.
Hình ...317: Cỗng vào ngôi đình thần (lần đi sau phát hiện ngôi đình thần vẫn còn) . Ảnh 7H

__._,_.___

Posted by: Dan Vo 

DI VẬT CỦA NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN



NHỮNG AI ĐÃ CHẾT VÌ SÔNG NÚI
SẼ SỐNG MUÔN ĐỜI VỚI NÚI SÔNG
Trần Trung Đạo

DI VẬT CỦA NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN

NGUYỄN KHẮP NƠI.
Vào lúc 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật 20 tháng 10 năm 2019 sắp tới, Viện Bảo Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam (National Vietnam War Museum) của Hội Cựu Quân Nhân Úc Tham Chiến Tại Việt Nam (Vietnam Veterans) sẽ tổ chức buổi lễ khánh thành Hình Tượng Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa mặc quân phục tác chiến, với đầy đủ quân trang quân dụng cá nhân, đang cầm súng đứng gác giặc, tương tự như bức hình kèm theo đây. Sau buổi lễ, hình tượng này sẽ được trưng bầy vĩnh viễn tại Viện Bảo Tàng này cho công chúng thưởng lãm.
Đặc điểm của người Lính là anh ta mặc bộ quân phục tác chiến của Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân.
Thiếu Tá Tự tử trận tại chiến trường Củ Chi, vào lúc 4 giờ 14 chiều ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Viện Bảo Tàng Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam kính mời quý chiến hữu, quý đồng hương tới tham dụ buổi lễ khánh thành nói trên, được tổ chức tại phòng triển lãm theo địa chỉ dưới đây:
National Vietnam Veterans Museum
25 Veterans Dr, Newhaven, Phillip Island, Victoria 3925, Australia.
Hội Tương Tế Cựu Quân Nhân và Hội Biệt Động Quân Tiểu Bang Victoria đã có mướn 2 chiếc xe bus để chở hội viên tham dự buổi lễ nói trên, còn lại một số ghế trống. Quý chiến hữu và đồng hương nào muốn tham dự buổi lễ nói trên, xin liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại di động như sau:
Nguyễn Hữu An: 0447 350 022
Hạ Bá Hùng: 0400 566 772
Nguyễn Hoàng Nhân: 0411 635 011.
Thời hạn cuối cùng là Thứ Hai 30/09/2019.
LỊCH SỬ BỘ QUÂN PHỤC CỦA THIẾU TÁ TRẦN ĐÌNH TỰ.
Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân do Thiếu Tá Trần Đình Tự làm Tiểu Đoàn Trường, đây là một trong ba tiểu đoàn trực thuộc Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân.
Vào ngày 28 tháng Tư năm 1975, Liên Đoàn đang hành quân ở Tây Ninh thì được lệnh rút về phòng thủ Sàigòn.
Buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tiểu đoàn 38 đang di chuyển đến địa phận Xã Trung Lập Hạ, Quận Củ Chi, Tỉnh Hậu Nghĩa (cách Sàigòn khoảng 35km) thì Thiếu Tá Tự nhận lệnh của Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Lê Bảo Toàn, như sau:

”Tổng Thống Duơng Văn Minh đã đầu hàng Việt Cộng, ra lệnh cho chúng ta dừng quân tại chỗ, chờ phía bên kia đến bàn giao.
Như vậy, Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân coi như đã bị giải tán.
Kể từ giờ phút này, tôi không còn là Liên Đoàn Trưởng nữa, nên không thể ra bất cứ mệnh lệnh nào cho các anh nữa cả.
Do đó, ai muốn làm gì thì cứ tự việc tùy tiện.”
Thiếu Tá Tự không có ý định đầu hàng, ông tập họp Tỉểu đoàn lại, nói chuyện riêng với Đại Úy Xường – Tiểu Đoàn Phó – rồi nói rõ ý định của minh:
Biệt Động Quân không đầu hàng, phải đánh việt cộng đên viên đạn cuối cùng.

Ai không muốn chiến đấu nữa, thì ở lại đây cùng với Đại Úy Xường, Tiểu Đoàn Phó, chờ bọn Việt cộng đến bàn giao.
Ai muốn đánh Việt cộng đến viên đạn cuối cùng thì hãy đi theo tôi.
Khoảng 90 Biệt Động Quân đã tình nguyện đi theo đi theo vị chỉ huy, tiến về phòng thủ Sài Gòn.
Trận chiến kéo dài từ 11 giờ 30 sáng cho tới 4 giờ 14 chiều ngày 30 tháng Tư 1975 thì lính chiến đấu của Tiểu đoàn, phần bị thất lạc, phần bị tử thương, bị thương, chỉ còn lại 13 người mà thôi.
Trận đánh cuối cùng đã diễn ra tại Cầu Sạn, Củ Chi.
Cầu Sạn, nơi diễn ra trận đánh vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, giữa 13 người lính Biệt Động Quân và Bộ đội Cộng Sản Bắc Việt.
Sau khi đã bắn hết những viên đạn cuối cùng, mười ba người Lính Biệt Động Quân ghìm súng đứng bất động tại vị trí chiến đấu.
Khi Việt Cộng không nghe thấy tiếng súng từ vị trí của Biệt Động Quân, chúng tưởng rằng họ đang sửa soạn cho cuộc xung phong nổi tiếng “Biệt Động Quân SÁT” chúng hoảng sợ chúi đầu xuống chịu chết tại giao thông hào.
Nhưng không có cuộc xung phong nào cả.
Bọn Việt Cộng từ từ bò lên thám thính.
Khi thấy các Biệt Động Quân vẫn chỉ đứng bất động, chúng biết ngay là họ đã hết đạn, nên đã ùa lên bắt sống họ, trói họ lại bằng bất cứ những gì chúng tìm được chung quanh: Dây kẽm gai, dây điện thoại, dây thừng…
Tên chỉ huy ra lệnh cởi trói cho Thiếu Tá Tự, yêu cầu ông gỡ cặp lon Thiếu Tá may dính trên cổ áo của ông ra.
Thiếu Tá Tự từ chối, ông trả lời tên Việt cộng:

“Cặp lon này do cấp chỉ huy gắn cho tôi, tôi không có quyền gỡ ra.”
Tên chỉ huy Việt cộng lại yêu cầu Thiếu Tá Tự phải cởi bỏ quân phục Biệt Động Quân.
Thiếu Tá Tự một lần nữa đã từ chối lời yêu cầu của tên Việt cộng, ông trả lời hắn:

“Theo Công Ước Quốc Tế, trong khi giao tranh, lính bị bắt làm tù binh, chỉ bị tước bỏ súng đạn mà thôi, nhưng vẫn có quyền mặc quân phục và mang cấp bậc.
Tên chỉ huy Việt cộng nổi giận, hắn dùng súng K 54 bắn ngay vào đầu ông. Thiếu tá Trần Đình Tự chết ngay tại chỗ..
Tên chỉ huy Việt cộng lại ra lệnh xử tử Đại Úy Tiểu Đoàn Phó (tiểu đoàn có 2 Tiểu Đoàn Phó) và một sĩ quan nữa ngay tại chỗ.
Sau dó, y ra lệnh cho bọn du kích dẫn những người lính Biệt Động còn lại ra phía

sau trường học, đào một cái hố lớn, xử bắn họ cùng một lượt rồi xô xác xuống đó.
4 GIỜ CHIỀU NGÀY 30 THÁNG TƯ NĂM 1975,
MƯỜI BA CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG QUÂN ĐÃ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM CỘNG HÒA TỚI VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG, ĐỂ RỒI BỊ BẮT, BỊ XỬ TỬ NGAY TẠI CHIẾN TRƯỜNG CỦ CHI.
(Ghi chú: Câu chuyện này được viết lại theo lời kể của những người lính còn sống sót sau trận chiến.)
Ba ngày sau (ngày mùng ba tháng 5 năm 1975), gia đình của Thiếu Tá Tự mới được biết tiểu đoàn của ông đang chiến đấu với Việt Cộng ở Củ Chi, và đến giờ này vẫn chưa về nhà. Sau khi bàn bạc, mẹ và người em của ông (tên Lộc) đã mướn xe ôm đi tới Củ Chi.
Hai mẹ con đã hỏi dân địa phương: Nơi nào Lính Biệt Động Quân đã đánh trận cuối cùng? Một người dân hiểu biết tình hình đã chỉ về phía Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ trước mặt.
Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ. Phía sau trường là nơi bọn Việt Cộng Xử tử các chiến sĩ Biệt Động Quân..
Lộc dẫn mẹ đi vòng từ trước ra sau trường: Thân xác của ba người lính Biệt Động Quân còn nằm chồng lên nhau ngay bên ruộng lúa, cái xác nằm dưới cùng là xác của Thiếu Tá Trần Đình Tự, bên cạnh là một cái ba lô nhỏ. Lộc mở ra xem xét, đó là ba ô của Thiếu Tá Tự, với bộ quần áo dự phòng và những đồ dùng cá nhân khác.
Lộc chạy ra ngoài mướn một chiếc xe lam chở xác người anh và cái ba lô về nhà.
Một vài năm sau, Lộc đã được ra khỏi nước và định cư tại San Jose, tiểu bang California.
Vào năm 2010, tôi đã có dịp đi thăm bạn bè tại Jan Jose và gặp Lộc, chúng tôi ôn lại những kỷ niệm xưa khi mới di cư vào Nam, Tự và tôi cùng học lớp Nhì và Lộc học lớp Tư của Trường Tiểu Học Di Chuyển Thạnh Mỹ Tây.
Lần cuối cùng gặp nhau vào năm 2015. Khi từ giã Lộc bất ngờ đưa cho tôi bộ Quân Phục Biệt Động Quân mà nói:
“Đây là bộ quân phục dự phòng của anh Tự, em tìm thấy nó trong ba lô của anh khi anh tử trận. Em giữ kỷ vật này rất kỹ từ năm 1975 tới nay, giờ tặng lại cho anh.”
Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao lại giao cho tôi, vì đây là kỷ vật của gia đình. Lộc chỉ nói là anh ta đã giữ đủ rồi, tới phiên tôi.
Năm sau, tôi nghe tin lộc đã qua đời vì ung thư.
Nhớ lại bộ quân phục của Tự, tôi chợt hiểu là Lộc biết mình sắp chết, nên giao lại cho tôi giữ để nó không bị mai một đi.
Tôi kể chuyện này lại cho gia đình tôi và Hội Biệt Động Quân Victoria nghe và cho tất cả biết về ý định của muốn giao lại cho một hội đoàn nào đó để mọi người có thể đến chiêm ngưỡng, để biết về lòng can trường, dũng khí của một người Lính Việt Nam Cộng Hòa, của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, đã anh dũng chiến đấu tới viên đạn cuối cùng để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lăng của Việt Cộng.
Lễ Tiếp nhận quân phục của Thiếp Tá Trần Đình Tự và nón sắt, dây ba chạc, TAB và giầy MAP.
Từ trái qua phải: Nguyễn Hữu An, Philip Dressing, John Methven và Hạ Bá Hùng.
Ngày mùng 5 tháng 7 vừa qua, đại diện cho Hội Biệt Động Quân Tiểu Bang Victoria, đã xuống Philip Island để tặng bộ quân phục của Thiếu Tá Trần Đình Tự cho Viện Bảo Tàng Di Tích Chiến Tranh Việt Nam. Quý ông John Methven – Sáng Lập Viên – và Philip Dressing – Tổng Giám Đốc của Viện Bảo Tàng đã tiếp nhận bộ quân phục này.
Ông Philip Dressing đã cám ơn Hội Biệt Động Quân Victoria và hứa sẽ trưng bầy vĩnh viễn bộ quân phục, kèm theo bảng vàng ghi lại lịch sử cái chết hào hùng của Thiếu Tá Trần Đình Tự và các chiến binh của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân. Viện Bảo Tàng sẽ đúc một hình tượng (mannequin) để người mẫu này mặc bộ quân phục của Thiếu Tá Tự, mang súng M16 và những đồ quân trang quân dụng như: Nón Sắt, Dây Ba Chạc, Dây TAB và Đôi Giầy MAP… do Hội Biệt Động Quân Victoria tặng, để người mẫu có đủ hành trang chiến đấu.
Sau buổi lễ khánh thành, hình tượng người Lính Việt Nam Cộng Hòa này sẽ được đưa vào một khung thủy tinh để bộ quân phục quý giá này không bị hư hại theo năm tháng.
Kính thưa quý Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu, quý Đồng Hương,
Trong nền văn học của chúng ta, có câu ca dao tục ngữ:
“Hùm Chết Để Da,
Người Chết Để Tiếng”
Những người Lính Biệt Động Quân CỌP ĐEN của Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân nói riêng, và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, khi chết, ngoài miếng Da Cọp là Bộ Quân Phục Biệt Động Quân để lại cho đời sau, họ còn để lại Tinh Thần Chiến Đấu, hy sinh anh dũng của họ cho hậu thế noi theo.
Chúng ta hãy cùng nhau tham dự buổi Lễ Khánh Thành Hình Tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa để nhớ lại những ngày xưa chiến đấu bên nhau, xứng đáng với câu châm ngôn Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm.
BIỆT ĐỘNG QUÂN VÌ DÂN CHIẾN ĐẤU
BIỆT ĐỘNG QUÂN VÌ NƯỚC QUÊN MÌNH
BIỆT ĐỘNG BIỆT ĐỘNG SÁT.
GHI CHÚ:
Khoảng đầu tháng 7 năm 2011, người con út của Thiếu Tá Trần Đình Tự và thân nhân của 12 tử sĩ Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân đã về lại ruộng lúa sau Trường Tiểu Học Trung Lập Hạ để bốc mộ cho những anh hùng đã Vị Quốc Vong Thân.
Họ đã tìm thấy:
Nơi thắp nhang là trung tâm của hố chôn tập thể các chiến sĩ Biệt Động Quân.
Xương ống chân và dây trói bằng chỉ cước xanh, sợi dây nịt bằng vải dù mặc dù cái đầu dây nịt đã rỉ sét
Thẻ Bài mang tên: Ly A Sam – Số quân : 70/131238 – Loại máu : A +
Và một thẻ quân nhân cũng là của Chú Sam, với họ tên đầy đủ là:
Lý A Sầm – Sinh ngày : 19/5/1950 – Cha : Lý Man Soi – Mẹ: Hồ Thị Minh

Thẻ Căn Cước mang tên:
Trịnh Ngọc Thuần – Sinh ngày : 3/03/1957 tại Saigon – Cha: Trịnh Hữu Hiền
Mẹ : Hứa Thị Là – Địa chỉ : 15/1 ngô Quyền – Sai gòn

Chiếc đồng hồ và sợi dây đeo còn nguyên vẹn.
Cái đồng hồ đã bị rỉ sét theo thời gian, nhưng hai cái kim đồng hồ còn nguyên vẹn, và chỉ đúng 4h14 phút ngày 31.
Như vậy, chủ nhân chiếc đồng hồ đó bị tàn sát vào lúc 4h14 phút ngày 30/04/1975. Vì đồng hồ lên giây chạy được 24 giờ nữa mới đứng.

Tất cả hài cốt, quần áo, dây thắt lưng và dây trói đang được hỏa táng.
Tất cả di hài và di vật của các Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân đã được anh Trần Đình Lộc mang qua Hoa Kỳ.
Vào lúc 11 giờ sáng ngày 28 tháng Tư năm 2012, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California đã tổ chức lễ tưởng niệm Anh Linh của các Anh Hùng Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sịnh cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa, tại trụ sở của hội, số 111 E. Gish Road, San Jose CA 95112.
Image result for Di Hài 13 Chiến Sĩ Biệt Động Quân được mang qua Hoa Kỳ, đặt tại Hội Quán
Di Hài 13 Chiến Sĩ Biệt Động Quân được mang qua Hoa Kỳ, đặt tại Hội Quán
NHỮNG NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ CHIẾN ĐẤU NHƯ THẾ ĐÓ.
NGUYỄN KHẮP NƠI.

__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List