QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, September 28, 2013

Bác Hồ nhờ đính chính


Bác Hồ nhờ đính chính

     Thao thức mãi đến quá khuya Nguyễn Phú Trọng mới chợp được mắt. Trong mơ màng, Trọng thấy từ xa một cụ già ốm yếu, loạng choạng tiến về phía mình. Cụ già đến gần, nhìn thân hình cụ gầy gó, móp méo, mặt mày nhăn nhúm với ít râu lơ thơ, bạc trắng, Nguyễn Phú Trọng thấy hình như quen quen rồi nhận ra là Bác Hồ.

-Kính chào Bác...

-Chào con..Ta đến thăm con.

-Hân hạnh được gặp Bác. Bác đến thăm con hay có chuyện gì khác, thưa Bác?

-Ta muốn nhờ con một việc, con giúp ta được không?

-Dạ, được chứ miễn là trong khả năng của con. Nhưng việc gì thế, thưa Bác?

-Việc không khó lắm đâu. Con biết  làm thơ nên ta muốn con giúp ta một việc cũng về mặt thơ văn.Con có còn nhớ bài thơ ta làm vinh danh Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, vị anh hùng của dân tộc Việt ta không?

-Dạ nhớ. Bài thơ được đăng trên báo chí lâu lắm rồi mà!

-Ðúng vậy. Trong bài thơ đó, con có nhớ hai câu: "Bác đưa một nước qua nô lệ, Tôi dẫn năm châu đến đại đồng"?.

-Da nhớ. Hai câu thơ quá hay mà!

-Ấy, chính hai câu thơ đó đã hại ta đến thân tàn ma dại như thế nầy đây.

-Sao lạ vậy, thưa Bác?

-Trong hai câu thơ đó, câu đầu là của ta, câu sau không đúng là của ta. Một tên nào đó đã sửa lại là 'Tôi dẫn năm châu đến đại đồng',chắc nó nghĩ là đề cao, tán tụng ta, đâu có biết chính nó đã 'giết' ta..

-Sao kỳ vậy, con nghĩ câu thơ quá đúng với Bác mà...

-Ðúng cái khỉ mốc gì. Ta đâu có ý đó. Con biết không, ngày ta bệnh nặng, phải giả từ thế gian, ta nghĩ về thế giới bên kia, ta sẽ rất vui mừng gặp cụ Mác,cụ Lê, cụ Xít, cụ Mao để nói về thành quả  Cách Mạng. Không ngờ, ta vừa định ôm hôn các cụ thì hai cụ Xít, cụ Mao đã mắng chưởi ta tơi bời hoa lá rồi thay nhau đánh đập ta suốt bao năm trời từ đó đến nay ra nông nỗi nầy,..

- Sao kỳ thế? Là đồng chí với nhau sao lại chưởi mắng, đánh đập nhau?

-Con ngây thơ quá! Con chẳng hiểu gì về Cộng Sản cả. Là đảng viên, đồng chí nhưng mỗi người phải luôn luôn là một công an viên, một tình báo viên lẫn nhau và cả với chính mình.-

-Kỳ nhỉ? Nhưng sự việc có liên quan gì đến hai câu thơ trên?

-Bác Xít, Bác Mao bảo rằng sự việc 'đưa dẫn năm châu đến đại đồng' là sự nghiệp vĩ đại do hai  Bác, do hai đàn anh Nga-Sô, Trung Quốc chủ trương, mấy chục năm qua còn chưa làm nổi; mầy là cái thá gì mà dám lớn tiếng, to gan.Không có hai ta giúp bao nhiêu tiền nong, súng đạn, lương thực, cả hàng trăm ngàn người ngợm, mầy mới có được ngày hôm nay, thế mà mầy bạc nghĩa, vô ơn lại còn muốn cướp đoạt công sức, sự nghiệp của hai ta. Phải đánh cho mầy bỏ thói hỗn láo với đàn anh...Cứ thế, cả hai mắng nhiếc, đánh đập Bác mãi, Bác van lạy mấy, cả hai vẫn không tha. Bác bảo câu đó không là của Bác viết mà do một tên khỉ gió nào đó đã sửa đổi thôi. Nhung cả hai Bác Xít, bác Mao bảo rằng, sao bao nhiêu năm qua, mầy không bảo tên đó sửa lại hay mầy không đính chính? Như thế là mầy tự cho mầy là anh hùng, là vĩ đại, coi thường hai đứa Ta. Ðánh, phải đánh cho mầy bỏ thói vô ơn, hỗn láo...

-Chao ôi! Thương Bác quá! Cùng là đồng chí bao nhiêu năm trời mà đối đãi với nhau như thế, quả là chó má!

-Ðúng, con nói đúng. Tên Cộng sản nào cũng chó má cả, con ạ.

-Thế bây giờ, Bác muốn con làm gì cho Bác đây?

-Con đính chính giùm cho ta về câu thơ thứ hai đó. Câu đó nguyên văn của ta là "Tôi bắt nhân dân cống giặc Tàu"...Con viết câu đó theo đúng nguyên văn của ta.

-Cũng không ổn đâu Bác. Bác dùng chữ 'giặc Tàu' thì Bác Mao sẽ bảo Bác gọi ông ta và dân ông ta là giặc thì Bác còn bị ông ta đánh thêm nữa...

-Ừ, ừ, đúng đấy. Ta ngu quá! Thề theo con thì phải sửa ra sao?

-Theo con thì dùng chữ 'Bắc Triều': "Tôi bắt nhân dân cống Bắc Triều", như thế ý không khác nhưng bác Mao sẽ bằng lòng, nghĩ rằng Bác đề cao và tỏ ra thần phục bác Mao và xứ Trung Quốc của bác ta...

-Ừ, tốt lắm. Con thông minh lắm. Cứ thế, con viết lời 'đính chính' rồi gởi lên Internet cho thế giới năm châu biết. Hai bác Xít, Mao sẽ không còn đánh Bác nữa. Con làm ngay đi nhé!

-Vâng ạ. Con làm ngay tối nay.

-Cảm ơn con. Chào con, ta về....

 

Nhìn ông già lụm khụm, tả tơi, từng được suy tôn là 'cha già dân tộc', là 'lãnh tụ vĩ đại', nay trông như một tên cùi hủi do bị các đồng chí đàn anh đánh đập tàn nhẫn, Nguyễn Phú Trọng lắc đầu, ngao ngán.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

( xin nói thẳng: “cháu” trong bài nầy là nhà sư Thích Chân Quang, cháu gọi ông Hồ Chí Minh bằng bác ruột, tu ờ đâu không ai rõ, bỗng nhiên thành Thượng Tọa trong PG quốc doanh, nay lộ tẩy – )

 

+++++++++++++++++++

Bác Cháu ta cùng nhau hỗn xược






























Việt kiều............tội nghiệp


 

 

  Việt kiều............tội nghiệp

(Giang Chu sưu tầm)

 

milking cow 6

 

             Việt kiều...... tội nghiệp ! ...

Có một chuyện không công bằng : về VN tất cả chi phí cho gia đình như đi du lịch, ăn uống Việt kiều phải lo, khi có cơ hội người VN qua ngoại quốc thì Việt kiều cũng phải bao hết. Ở VN bạn không chỉ bao cho người nhà mà còn bao cho cả bạn bè người nhà nữa. Khi bạn mời tiệc, người nhà dắt cả làng tới tham dự rất tự nhiên như người Hà Nội, có ai thắc mắc, câu trả lời rất đau lòng “ Tiền Việt kiều mà, ngu gì mà không ăn”.

    Anh Tấn gửi tiền xây nhà cho mẹ ở miền quê vùng sông Hậu. Nhà xây xong mẹ gửi thư qua xin thêm tiền gắn máy lạnh. Anh thắc mắc tại sao nhà mẹ ở ngay bờ sông quanh năm gió mát trăng thanh, tại sao phải gắn máy lạnh. Anh phôn về hỏi cho ra lẽ. Cô em gái nhanh nhẩu trả lời: Mẹ bị huyết áp cao, và thấp khớp, bác sĩ nói phải ở nhà có máy lạnh thì mới khoẻ. Thương mẹ Tấn lại phải vay mượn để gửi tiền cho mẹ mua máy lạnh. Mẹ và em gái đâu có biết Tấn đang ở ké garage với người bạn. Trời nóng như lửa Tấn chỉ dám xài quạt máy mua từ chợ trời. Cuối năm Tấn về thăm nhà thấy mẹ mình nằm trên cái giường ngay phòng khách. Còn phòng ngủ có máy lạnh trên lầu vợ chồng cô em gái đã chiếm. Thấy vậy anh hỏi tại sao không để mẹ ở trên lầu. Em gái anh trả lời : mẹ bị huyết áp cao lên xuống nguy hiểm? Tấn tức quá kêu thợ tới đem máy lạnh trên lầu xuống gắn nhà dưới cho mẹ. Khi về Úc mấy ngày em gái anh gọi qua nói : “Vợ chồng em phải lên thành phố làm ăn, nên không có người chăm sóc mẹ, em đã kiếm người chăm sóc mẹ, mình phải trả cho người ta 100.000 đồng một ngày. Anh có nhiệm vụ gửi tiền về cho mẹ. Mấy tháng sau mẹ anh chết, dĩ nhiên anh phải lo tiền gửi về lo tang lễ cho mẹ. Anh muốn về lắm nhưng không còn chỗ nào cho mượn tiền để mua vé máy bay, căn nhà anh xây cho mẹ bây giờ em gái anh lấy không.

    Anh bạn tôi còn bà chị ở VN, muốn tạo công việc cho chị mình làm ăn. Sau khi tìm hiểu kỹ càng anh bạn gửi tiền cho chị mua một xe Mercedes 24 chỗ. Từ ngày có xe bà chị làm ăn khấm khá. Xe chạy có tiền bà chị giữ, chi phí cho xe như tiền bảo hiểm, tiền bảo trì, anh tiếp tục chi viện. Đối với anh, số tiền chi phí ấy coi như quà cho chị hàng năm. Rồi một hôm vận xui tới, tài xế xe của bà chị gây tai nạn chết người. Bà chị bị CA mời lên làm giấy tờ, bà chị sợ quá khai chiếc xe này của người em bên Úc bỏ tiền mua.. Công an VN nhân cơ hội ghi vào hồ sơ : “Xe Việt kiều gây tai nạn chết người”. Sau đó giữ xe và yêu cầu bà chị mời anh Việt kiều Úc về VN lên CA huyện lãnh xe ra. Bà chị gọi điện thoại qua cho em. Người em vội vã bay về VN lên gặp CA Huyện. CA Huyện niềm nở đón tiếp và cho biết tình trạng xe cộ cũng như tai nạn, CA đề nghị nộp $30.000 gồm tiền bồi thường cho nạn nhân, tiền phạt lái xe gây tai nạn và giữ xe một tháng. CA giữ passport và yêu cầu anh điện về Úc xắp xếp gửi tiền qua để lấy xe. Trong thời gian chờ đợi CA cấp cho anh một giấy đi đường thay passport và visa để anh tiện đi lại ở VN.        Chuyện đến lúc này mới vỡ lẽ: Vì thương bà chị, anh bạn đã giấu vợ rút sổ băng $70.000 gửi cho chị mua xe. Nay không biết lấy đâu ra $30.000, thôi đành liều, anh gọi về vợ và nói rõ sự thật. Sau khi nghe chồng xưng tội. Bà vợ không bắt lỗi nhưng yêu cầu việc đền tội: “Tôi rút tiền gửi cho anh $30.000 để anh lấy xe ra, khi anh về Úc làm thủ tục ly dị và bán nhà”. Kết quả anh bạn tôi bây giờ “Độc thân tại chỗ” và không có tiền.

     Cô Nga người RG ra đi tìm tự do bỏ lại người anh trai yêu quý. Sau 6 năm xa quê hương, nay cô về thăm lại mồ mả cha mẹ, ông bà, thăm lại người anh yêu quý. Tình cảm ông anh dành cho cô em qua nhiều lá thư thật là thống thiết. Ông kể lại cái thời còn thơ ấu chính ông là người cõng em mỗi sáng qua cây cầu khỉ tới trường. Hàng tháng cô em đều gưỉ tiền về cho anh và các cháu. Người anh trai thư qua lần nào cũng đều nói em đừng gửi tiền về cho anh, hãy lo cho bản thân vì anh không ở gần em để chăm sóc cho em. Nhưng chưa bao giờ cô em thấy tiền gửi đi mà quay lại. Cô biết tính anh mình mà.. thế rồi hôm nay cô khăn gói về VN theo lời mời của ông anh “Em sắp xếp về VN một chuyến, hôm nay nhà nước mở cửa đón Việt kiều, anh em mình lâu lắm không gặp nhau, không biết em gái anh bây giờ tròn hay méo”. Thật là tình cảm thiêng liêng, muốn biết em gái mình bây giờ tròn hay méo thì hỏi thằng em rể thì biết ngay...

    Gia đình anh hai lên SG trước một ngày để hôm sau đón em gái. Ngày trở về thăm quê hương của cô em gái được tỗ chức linh đình, giống như đón tiếp một vị nữ hoàng. Cô em gái bẽn lẽn khi ông anh ôm chặt lấy mình rồi hôn má, cử chỉ tây phương không biết ông anh học được lúc nào mà tỏ ra thành thuộc. Qua bao lần ôm các em trong quán ”bia ôm” đã tạo cho ông anh lịch lãm và tự nhiên, nên khi gặp em mình ông càng tự nhiên và chứng tỏ với em gái mình cái văn minh không phải chỉ tây phương mới có. Cái bẽn lẽn vội qua đi nhường cho sự kiêu hãnh của một Việt kiều về nước khi được đón tiếp long trọng như vậy. Đâu ai biết được cô em gái cũng như bao nhiêu phụ nữ khác ở Úc ngồi may thâm cả đít để có tiền lo cho cuộc sống và giúp đỡ gia đình bên VN.

     Hai tuần lễ ông anh đưa em gái đi thăm khắp nơi, giới thiệu em mình với mọi người: “Em gái tôi, bà chủ hãng may thời trang lớn bên Úc”. Cô em gái khi nghe giới thiệu ngượng ngùng muốn đính chính, nhưng ông anh hiểu ý nói đè qua chuyện khác.. Một buổi chiều ông anh nói với em “Chiều nay anh sẽ đưa em đi thăm vùng lấn biển, anh dự trù mua vài lô, chỉ cần 1 năm sau là giá gấp đôi. Thằng bạn anh năm ngoái mượn tiền mua 2 lô, năm nay nó bán một lô, tiền lời đủ chi trả cho cả hai...” ngay chiều hôm đó hai anh em đi thăm đất, và quyết định mua 4 lô. Ông anh tạm thời đứng tên dùm, khi nào nhà nước cho Việt kiều đứng tên thì sẽ sang tên cho em.

Cô em gái về Úc bàn với chồng gom hết vốn liếng gửi về cho anh trai để mua đất. Từ đó mỗi lần cô em gái gọi điện thoại về VN hỏi thăm, ông anh trai đều báo tin vui vì giá đất tăng. Một năm sau, cứ theo thông báo gía đất lên của ông anh thì anh em ông ta đã kiếm lới gấp đôi. Cô em bàn với chồng quyết định bán 3 lô để thu tiền về còn một lô thì tặng lại ông anh. Nhưng mua thì dễ, bán thì khó, nhất là người đứng tên sổ đỏ là ông anh chứ không phải cô..    Thấm thoát đã 8 năm tôi gặp lại cô Nga và hỏi thăm về vụ đất đai, được cô ta cho biết: Ông anh đã lừa chiếm đoạt hết bốn lô đất không hoàn trả lại vốn cho cô ta dù chỉ một đồng.

     Chuyện cô Nga là một trong muôn vàn câu chuyện đau lòng. Hình như tất cả mọi hoạt động của người trong nước phần lớn là tìm cách làm sao cho tiền trong túi Việt kiều chạy vào túi mình. Người ta không ngại dùng mọi thủ đọan để lừa nhau, người ta không còn phân biệt cha mẹ, anh em, bà con, có cơ hội là ra tay.

     Tôi còn nhớ cách đây 8 năm có một lần tôi nhân được thư của mấy cháu con bà chị gửi qua, nội dung như sau:
“ Cậu à, mẹ và tụi con suy nghĩ và quyết định sẽ mua cái nhà của anh Tư, anh Tư sẽ đi Mỹ tháng tới. Anh sẽ không mang tiền đi. Khi anh Tư qua bên đó cậu sẽ trả dùm cho tụi con. Giá nhà anh Tư hiện tại là 120.000 USD, nhưng anh để lại cho tuị con 80.000 USD. Rẻ lắm đó cậu... Cậu giúp mẹ và tụi con nhé..”

     Đọc thư, tôi tá hoả tam tinh như người trúng gió. Tôi không biết chị tôi và mấy cháu nó nghĩ sao mà tỉnh bơ viết thư như vậy. Trước nhất mấy người nghĩ là tôi có nhiều tiền lắm, thứ hai tự quyết định và kêu tôi thi hành. Khi nhận được thư tôi trả lời “tụi con lo một nửa còn một nửa cậu sẽ trả góp cho anh Tư mỗi tháng 500 USD cho đến khi hết.”

     Thư gửi đi nhưng không có hồi âm và coi như chuyện quyết định mua nhà chìm vào quên lãng. Sau đó cháu tôi có xin tiền mua xe Honda, tôi hỏi giá bao nhiêu, cháu tôi nói giá khoảng $4000. Tôi đã gửi cho nó đủ $4000. Nhưng lần về kế tiếp tôi khám phá ra nó đã nói dối, vì xe Honda nó mua chỉ có $2500 thôi. Bốn ngàn Úc Kim có lẽ nó tính luôn tiền xăng.

     Anh bạn tôi về VN thăm gia đình, quê hương là chùm khế ngọt, anh về VN ăn bưởi ăn cam chứ không ăn khế. Lúc đầu về thăm gia đình, lần thứ hai về làm ăn, đặt hàng “sản xuất ở VN”, lần thứ ba anh về VN nhập cảng cả cô chủ trẻ, con ông giám đốc hãng đóng bàn ghế. Anh bảo lãnh cô chủ trẻ qua Úc du lịch tham quan..Dĩ nhiên hàng hoá thì anh ta trình làng với vợ, còn hàng “độc” anh cất giữ tại hotel. Xui cho anh, cái hôm anh dắt cô chủ nhỏ tham quan thành phố bị vợ anh bắt gặp. Thế là “tan hàng”. Vợ anh thâu tóm tất cả, còn anh chỉ còn lại những gì mà mẹ anh cho anh khi mới sinh anh ra. Cô chủ nhỏ cũng chia tay anh quên cả bye bye.

     Tội nhất một người bạn đang làm ngành “finance”, về VN bị tiếng sét ái tình đánh quá mạnh, đến nỗi trong lúc đang ôm ấp người đẹp, thì xuất hiện một tên đàn ông xưng là chồng cô gái, hắn bắt anh phải biết điều nếu không sẽ giết chết anh. Sau khi trấn lột anh hắn xô anh xuống lầu, anh rơi trúng băng ghế xi măng lề đường bể đầu. Anh được đưa vào nhà thương VN cấp cứu. Kết quả khi anh được chuyển về Úc, anh trở thành “người gỗ” muôn đời.

     Có nhiều người khoe “mình có số đào hoa”, về VN có nhiều em theo, thậm chí còn tỏ ra mình thật thà “tôi có nói cho em biết là tôi có gia đình”, nhưng em nói “không sao làm người tình của anh là đủ rồi”. Thật tôi không hiểu sao ông bạn tôi thật thà như vậy. Đàn bà ở VN cần cặp với đàn ông có vợ, chứ đàn ông không vợ, họ không cần. Lý do dễ hiểu “có vợ, ly dị vợ mấy hồi”. Khi cá đã cắn câu rồi, lúc đó mới giựt. “anh à em cần mấy ngàn,..” em cần mua xe máy.. em cần tiền sửa nhà..”, rồi anh ơi em có bầu...thế là xong... còn đàn ông không có vợ hay vợ ly dị là đàn ông có vấn đề, không có tiền, không có tài sản, đàn bà VN không cần loại đàn ông đó. Ông bạn thật thà của tôi chắc sẽ được Chúa ban cho Thánh Giá trong một ngày rất gần..


.....

Tuấn Linh

 

Truy kích tên thái thú Nguyễn Tấn Dũng tại Paris


 

MẶT TRẬN CỜ VÀNG Truy kích tên thái thú Nguyễn Tấn Dũng tại Paris. Hình ảnh nầy sẽ truyền đi khắp thế giới, những tên Việt gian phản quốc NguyễnTấn Dũng & Trương Tấn Sang sượng sùng khi ra nước ngoài chạm trán và khiếp vía với MẶT TRẬN CỜ VÀNG

trước ống kính của các hãng thông tấn quốc tế. Nhân loại văn minh khắp thế giới ngỡ ngàng và kinh tởm những bản mặt nô lệ giặc Tàu, chống lại dân tộc "ác với dân, hèn với giặc". Những tên tù trưởng man rợ thời tiền sử lại xuất hiện giữa thanh thiên bạch nhựt, giữa thế giới văn minh của nhân loại.

 

            Quả lũ súc sanh mang mặt người

      Quả phường cộng sản lũ đười ươi

      Hồi chuông báo tử đang ngân vọng

      Tổ quốc quang huy dậy tiếng cười.@

 

                   Trúc Giang

     (Xin mở YOUTUBE phía dưới để xem)


 






 

Biểu tình chống TT Nguyễn Tấn Dũng ở New York


 

Vào lúc 11 giờ sáng ngày 27 tháng 9 (theo giờ Đông bộ Hoa Kỳ), hơn hai trăm người Việt Nam thuộc nhiều tiểu bang đã tập trung trước tòa nhà Liên Hiệp Quốc ở New York biểu tình chống sự có mặt của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Mặc Lâm được ông Nguyễn Văn Tánh, người điều hành cuộc biểu tình này tường trình tại chỗ như sau:

Nguyễn Văn Tánh: “Tôi là Nguyễn Văn Tánh, cựu chủ tịch cộng đồng người Việt Quốc gia tại Hoa Kỳ và cũng là New York. Tôi điều hành tổng quát cuộc biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng  ngày hôm nay. Xin trân trọng chào toàn thể quí vị.

Ngày hôm nay vào lúc 11 giờ sáng ,thứ sáu ngày 27 tháng 9, 2013, tất cả các phái đoàn đã tập trung tại địa điểm trước tòa nhà Liên Hiệp Quốc giữa đại lộ 1 và 2 để biểu tình chống lại Thủ tướng chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng.

Quý vị cũng biết là cộng sản Việt Nam luôn luôn không tôn trọng, chà đạp quyền tự do của con người, đàn áp dã man các nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước. Vì lẽ đó, tất cả các cộng đồng miền Đông Hoa Kỳ đứng ra tổ chức cuộc biểu tình để chống Nguyễn Tấn Dũng.

bt-250.jpg


Người Mỹ gốc Việt biểu tình chống sự có mặt của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sáng ngày 27 tháng 9 tại NY.


Hôm nay có sự hiện diện của phái đoàn từ Canada, phái đoàn từ Texas, từ Bắc Cali và Nam Cali, Phái đoàn từ Georgia, Florida, Maryland, Virginia, phái đoàn New Hampshire, phái đoàn Massachuset, Connecticut, phái đoàn New York, Philadelphia và phái đoàn DC.... Tất cả các phái đoàn khắp mọi nơi qui tụ về đây để thực hiện cuộc biểu tình ngày hôm nay.

Chúng tôi nói lên tiếng nói về việc  Cộng sản Việt Nam vi phạm trầm trọng vấn đề nhân quyền và vi phạm tất cả các quyền làm người. Vì vậy, chúng tôi thưc hiện cuộc biểu tình để chống lại Nguyễn Tấn Dũng ngày hôm nay.”

Mặc Lâm: Xin anh cho biết tình hình biểu tình có trật tự hay không và cảnh sát có can thiệp vào đồng bào hay không?

Nguyễn Văn Tánh: “Thưa anh Mặc Lâm và thưa quí vị khán thính giả, hôm nay có nhiều quốc gia như Tây Tạng chẳng hạn và một số các đại diện như Pháp Luân Công đến đây biểu tình. Do vậy họ ngăn chận và chỉ cho mình một khoảng bề ngang chừng 2 mét rưỡi, bề dài chừng 40 mét và có hàng rào ngăn chặn để mình đứng trong cái vòng đó một cách trật tự.

Họ không cho mình ra ngoài vòng đó. Quý vị cũng biết tuần lễ này là tuần lễ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bởi vậy việc họ ngăn chận và khám xét. Họ không cho đem từ những cái cán  cờ nhỏ, tất cả những gì gây ảnh hưởng, gây thương tích thì họ đều cấm. Chỉ được đem những vật bằng giấy, nhựa hoặc bằng vải mà thôi.

Bởi vậy việc chúng tôi di chuyển bánh mì, nước uống cũng như tất cả thực phẩm để bà con tạm dùng bữa trưa tại đây gặp nhiều trở ngại nhưng chúng tôi cũng đã hoàn tất. Bà con cô bác về đây đã hô vang những khẩu hiệu và nói lên tiếng nói đại diện các phái đoàn cũng đã lên tường trình diễn biến cuộc biểu tình ngày hôm nay.”

Mặc Lâm: Thưa quí vị vừa rồi là tường trình trực tiếp cuộc biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng đang có mặt tại New York. Xin cảm ơn quí vị đã theo dõi.

Dương Vân Nga : Đời luận anh hùng


 

Thứ sáu 27 Tháng Chín 2013

Dương Vân Nga : Đời luận anh hùng





 

Tượng Thái hậu Dương Vân Nga.

Tượng Thái hậu Dương Vân Nga.

DR


Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, các nhân vật nữ không được nhắc đến nhiều như các đàn ông. Đấy không phải là vì phụ nữ nước ta kém tài, mà vì họ luôn bị ràng buộc trong cái lễ giáo trọng nam khinh nữ của các vương triều phong kiến. Thế nhưng, đến với Lưỡng triều Hoàng hậu Dương Vân Nga thì lại khác. Bà là hoàng hậu của hai Triều Đinh và Lê. Bà là người từng có quyết định ảnh hưởng đến cả vận mệnh dân tộc. Và cũng là người hứng chịu búa rìu của cái việc “đời luận anh hùng”.

Dương Vân Nga là một nhân vật lớn trong lịch sử Việt Nam. Thế mà, ngay chính bà cũng không thoát được cái vòng “trọng nam khinh nữ” của các sử gia phong kiến. Các bộ sử lớn như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục nhà Nguyễn không hề dành phần riêng nói rõ về thân thế của bà như trường hợp những nhân vật nam khác. Đến thời đương đại này, các sử gia mới ra sức tìm hiểu nguồn gốc xuất thân của bà. Nhưng kết quả thu được chẳng có bao nhiêu bởi sử cũ không chép lại thì thế hệ hiện tại lấy gì mà tra khảo.

Xuất thân của Dương Vân Nga

Trong thực tế đó, xuất thân của Dương Vân Nga vẫn còn là đều bàn cãi. Bà có lẽ là người của vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình. Sử cũ chỉ ghi bà họ Dương, còn tên thì hiện có hai thuyết: Dương Vân Nga và Dương Ngọc Vân. Tuy nhiên, theo như tên ghi ở Đền thờ Vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư, thì bà tên là Dương Vân Nga.

Có người cho rằng, cái tên Dương Vân Nga được phổ biến trong dân gian và nhờ vào các vở cải lương nói về Dương Vân Nga. Thế nhưng, xét thấy ngôi đền nói trên được xây dựng cách đây trên dưới 300 năm, còn cải lương thì chưa được 100 tuổi, bởi vậy cái tên Dương Vân Nga ất phải có trước cải lương. Hơn nữa, người Việt Nam đã quá quen với cái tên Dương Vân Nga, các sử gia khi đề cập đến bà cũng hay dùng tên Dương Vân Nga. Bởi vậy, ở đây xin được dùng cái tên quen thuộc là Dương Vân Nga.

Quê quán của Dương Vân Nga hiện cũng chưa rõ lắm. Có người nói ở Ninh Bình, có người lại bảo là Thanh Hóa. Năm sinh của bà hiện vẫn là một ẩn số. Sử cũ chỉ chép rõ ràng năm mất của bà là năm 1000. Nhiều sử gia ước đoán bà thọ khoảng từ 55-60 tuổi. Như vậy, năm sinh của bà có thể là trong giai đoạn 940-945.

Nhường ngôi cho người ngoại tộc

Các chi tiết liên quan đến nguồn gốc xuất thân của Dương Vân Nga còn khá mù mờ, nhưng trái lại sự kiện bà nhường ngôi nhà Đinh vào tay Lê Hoàn và là hoàng hậu của hai Triều Đinh-Lê thì các bộ sử đều chép rõ với những lời khen chê khác nhau.

Về việc Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục đều chép:

“Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cư Lạng làm đại tướng quân. Khi (triều đình) đang bàn kế hoạch xuất quân, Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: " Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ (mới 6 tuổi-LP), chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lâp ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn".Quân sĩ nghe vậy đều hô "vạn tuế ". Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phong vua (Đinh Toàn-LP) làm Vệ Vương”.

Sách Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim hồi đầu thế kỷ 20 cũng chép lại sự việc như trên. Trần Trọng Kim cũng nhấn mạnh đến sự kiện sau đây:

“Vệ Vương mới có 6 tuổi lên làm vua, quyền chính ở cả Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Lê Hoàn lại cùng với Dương Thái Hậu tư thông. Các quan đại thần bấy giờ là bọn Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy Lê Hoàn nhiếp chính lộng quyền quá, mới cử binh mã đến đánh, nhưng bị Lê Hoàn giết cả”.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lời nhận xét của sử thần Ngô Sĩ Liên như sau:

“Sử Thần Ngô Sĩ Liên nói: Tam cương là đạo thường của muôn đời, không thể một ngày rối loạn. Khi Đại Hành giữ chức nhiếp chính, Vệ Vương tuy còn nhỏ nhưng vẫn là vua, thế mà Đại Hành tự xưng là Phó Vương, rắp tâm làm điều bất lợi. Đạo làm tôi không được rắp tâm, rắp tâm thì ắt phải giết. Đó là phép của sách Xuân Thu, người người điều được nêu lên mà thi hành. Nguyễn Bặc, Đinh Điền sao có thể nhẫn tâm điềm nhiên mà nhìn ? Rồi lui về dấy quân hỏi tội, mưu giữ xã tắc, thế là bầy tôi trung nghĩa đấy. Việc không xong mà chết, thế là bề tôi tử tiết đấy”.

Khâm Định nhà Nguyễn thì tỏ ra nghi ngờ về việc mọi người cùng nhau suy tôn Lê Hoàn lên ngôi, khi có giọng mỉa mai rằng:

“Bờ cõi Bắc Nam tuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì có chuyện khoác áo long cổn, nhà Lý thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giống chuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhau để cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu?”.

Lưỡng Triều Hoàng hậu

Khi ở ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng lập đến 5 Hoàng hậu, Dương Vân Nga là một trong số 5 Hoàng hậu đó. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn theo điển của vua Đinh mà lập đến 5 người làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, điều nhạy cảm là Lê Hoàn lại phong cho Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng Hậu, tức tên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng.

Theo Nho Giáo mà nói, thì rõ ràng là việc lấy vợ của vua trước là điều đáng phê phán. Bởi vậy mà Đại Việt Sử Ký toàn thư chép lời bàn nặng nề như sau:

“Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chổ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đàu mối họa đó sao?”

Khâm Định nhà Nguyễn thì chép lời bàn:

“Đại thắng minh là tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Đại Hành lấy hiệu vua cũ đặt cho vợ mình: Thật là không còn kiêng nể chút gì cả! Sử sách ghi chép, để cười nghìn thu”.

Đến việc năm 1001, Lê Hoàn mang quân đi đánh Cử Long: Vệ vương Đinh Toàn đi theo. Sử cũ chép : « Bấy giờ quân giặc thấy nhà vua, chúng giương cung, chĩa tên, toan bắn, chiếc tên rơi xuống; chúng lại giương cung, dây cung đứt. Chúng sợ, rút lui. Nhà vua đi thuyền ven sông đuổi theo. Quân giặc ở hai bên bờ đánh khép lại. Quan quân bị hãm ở sông. Vệ vương Toàn trúng phải mũi tên bay, mất tại trận. Nhà vua kêu trời ba tiếng, rồi thân ra đốc chiến: quân giặc thua”.

Đinh Toàn là chúa cũ của Lê Hoàn, nhưng khi nhường ngôi cho Lê Hoàn đã bị giáng xuống làm Vệ Vương. Về sự việc Đinh Toàn mất nói trên, Khâm Định nhà Nguyễn chép lời phê như sau:

“ Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thu”.

Ta thấy các sử gia phong kiến luôn có thái độ phản đối việc Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn, nên mới có những lời nặng nề như vậy.

Quyết định cứu nguy cho toàn dân tộc

Việc Dương Vân Nga nhường ngôi nhà Đinh cho Lê Hoàn lợi hại thế nào ? Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần xem xét bối cảnh lịch sử của sự kiện này.

Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vào năm 968, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị gian thần Đỗ Thích giết hại. Con trai nhỏ của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn được tôn lên ngôi khi mới 6 tuổi. Lê Hoàn được nắm quyền nhiếp chính, chỉ huy quân đội của cả nước và tự xưng là Phó vương. Các đại thần nhà Đinh như Đinh Điền và Nguyễn Bặc bất mãn với điều đó nên phát binh làm phản và bị Lê Hoàn đánh dẹp. Bên ngoài thì nhà Tống phát binh đánh xuống, toan chiếm nước Đại Cồ Việt.

Trong bối cảnh nền độc lập quốc gia bị đe dọa như vậy, Dương Vân Nga với tư cách là Thái hậu nhiếp chính đã quyết định tôn Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế.

Lịch sử đã chứng minh, đây là một quyết định sáng suốt, có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Khi quân Tống tràn sang xâm lấn, vua Đinh Toàn chỉ là cậu bé 6 tuổi, trong khi Dương Vân Nga thì dù sao cũng là đàn bà nên không thể vùng vẫy trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ như xưa kia được. Các tướng có tài từng sát cánh Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc thì đã nổi loạn chống Lê Hoàn và đã bị giết. Lê Hoàn lại nắm trong tay đến 10 đạo quân, và như sử sách đã chép là ông rất được lòng quân. Ông lại là tướng có tài. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lê Hoàn đã thân chinh đánh lui quân Tống phía Bắc, bình quân Chiêm ở miền Nam, cứu lấy giang sang Đại Cồ Việt.

Có phải chỉ một mình Dương Vân Nga muốn tôn Lê Hoàng lên làm vua còn bá quan và quân sĩ thì không muốn ? Nếu quả thật chỉ một mình Dương Vân Nga muốn điều đó thì bà cũng không thể tự tiện quyết định việc nhường ngôi nhà Đinh cho người ngoại tộc, bởi chuyện nhường ngai vàng đâu phải là chuyện nhỏ, bởi còn đó bá quan văn võ nhà Đinh, còn đó gia tộc họ Đinh. Như câu chuyện đã kể bên trên về sự nhường ngôi, thì dù chỉ trích hành động này, nhưng hai Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê và Khâm Định nhà Nguyễn cũng phải ghi nhận rằng : « Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế ».

Một điểm cần nhấn mạnh nữa là, việc Lê Hoàn lên ngôi phải hợp lòng quân và lòng dân lúc ấy. Bằng chứng là ông đã chỉ huy quân dân đánh thắng quân xâm lược phương Bắc. Nếu Lê Hoàn không được sử ủng hộ của ba quân và của nhân dân, thì ông lấy đâu đủ sức mạnh mà chiến đấu chống lại một kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần. Lịch sử đã chứng minh rằng, trong bất kì cuộc chiến chống ngoại xâm nào của Việt Nam, nếu không được lòng dân và lòng quân, thì tự nhiên sẽ thất bại, như trường hợp của Nhà Hồ của Hồ Quý Ly khi cướp ngôi nhà Lê dẫn đến chỗ trong nước « chính sự phiền hà » để trong nước « lòng dân rối loạn », và để đất nước rơi vào tay của giặc Minh.

Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã tỏ ra là một minh quân. Nếu trong sự nghiệp chống ngoại xâm, ông nổi tiếng với các chiến công « Phá Tống, Bình Chiêm », thì việc nội trị ông cũng là người tài giỏi. Chính ông khởi đầu cho Lễ tịch điền, tức lễ mà vua đích thân xuống cầm cày, một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển nông nghiệp. Lê Hoàn cũng là vị vua mở đường cho công cuộc đào kênh rạch khai thông đường thủy và lấy nước phục vụ nông nghiệp.

Về ngoại giao, Lê Hoàn đã có chính sách ngoại giao mềm dẽo khôn khéo. Sử cũ đã ghi lại việc Lê Hoàn nhận chiếu nhà Tống mà không quỳ lạy, sứ Tống cũng phải lơ đi. Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi nhà vua còn bố trí cho sư Pháp Thuận giả làm người chèo đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục, đã trở thành giai thoại thú vị trong lịch sử bang giao và văn học. Sau đó, về Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý “tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống”.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận định:

« Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy ».

Sử gia Lê Văn Hưu, dù phê phán việc Lê Hoàn lên ngôi, cũng phải thừa nhận tài năng của Lê Hoàn :

« Đại Hành Giết Đinh Điền, bằt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện , Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được ».

Phan Huy Chú trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí đã nhận định :

“Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng”.
Ngay như Trần Trọng Kim là một sử gia rất sùng Nho, cũng thừa nhận những chiến công « phá Tống, bình Chiêm » của Lê Hoàn. Và cũng thừa nhận việc Lê Hoàn bình loạn đảng trong nước và ca ngợi : « Thanh thế vua Đại Hành lúc bấy giờ rất là lừng lẫy ».

Lê Hoàn phong cho Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, việc này bị các sử gia phong kiến chê trách, cho là bất kính với vua trước là Đinh Tiên Hoàng, vì tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế. Ta thấy, ở đây Lê Hoàn giữ lại tước hiệu cũ cho Dương Vân Nga. Không chỉ việc đó, khi lên ngôi, Lê Hoàn đã lấy niên hiệu là Thiên Phúc, mà Thiên Phúc lại chính là niên hiệu của Đinh Toàn, con trai của Đinh Tiên Hoàng, người tiền nhiệm của Lê Hoàn. Tại sao ở đây ta không cho rằng, Lê Hoàn có thái độ lưu luyến triều Đinh nên đã giữ lại những tên đó, và để khẳng định là ông lên ngôi là vì tình thế ép buộc, là vì vận mệnh xã tắc ? Những chiến công chống ngoại xâm, bình nội loạn, xây dựng kinh tế đã cho thấy Lê Hoàn thật sự là một ông vua vì nước. Sử gia đương đại Nguyễn Khắc Thuần trong Việt Sử Giai Thoại đã cho rằng :

« Đinh Tiên Hoàng mất, vua nối ngôi là Đinh Toàn chỉ mới được sáu tuổi, Lê Hoàn làm Phó Vương, giữ quyền nhiếp chính, ấy là vì sự thể lúc đó buộc phải làm như vậy. Sau, vận nước lâm nguy, xã tắc không thể phó thác cho Đinh Toàn bé nhỏ, chư tướng cùng Dương Thái hậu tôn Lê Hoàn lên ngôi, và Lê Hoàn đã vui nhận ý tôn lập đó, ấy cũng bởi sự thể lúc bấy giờ buộc phải làm như vậy đó thôi. Ai lên ngôi để hưởng cuộc đời nhung lụa, còn Lê Hoàn lên ngôi trước hết là để nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kì khó khăn, đó là chỉ huy cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lăng, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc, kính thay ».

Không dùng ánh mắt riêng tư để nhìn chuyện muôn nhà

Đến đây ta có thể nói rằng, thái hậu Dương Vân Nga đã sáng suốt và có quyết định đúng đắn khi trao ngai vàng nhà Đinh lại cho Lê Hoàn. Đặt giả thuyết rằng những lời đồn đại về việc bà là người tình thuở hàn vi của Lê Hoàn, hay là bà đã tư thông với Lê Hoàn khi làm Thái hậu, là đúng, thì quyết định nhường ngai vàng của bà cũng vẫn là một quyết định lịch sử trọng đại, có lợi cho toàn đại cục lúc bấy giờ. Nhờ quyết định đó, mà nước Đại Cồ Việt đánh thắng ngoại xâm, dẹp được nội loạn, trở nên phồn thịnh. Nếu Dương Vân Nga lúc đó đặt lợi ích gia tộc lên trên lợi ích quốc gia, tức là khư khư giữ ngôi cho đứa con trai 6 tuổi của mình khi đất nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, thì vận mệnh đất nước sẽ ra sao ?

Đương nhiên, theo giáo điều Nho Giáo thì việc thay quyền đổi chủ như trên luôn bị phê phán. Bởi vậy mà các sử gia Nho Giáo đã không tiếc lời chỉ trích việc Lê Hoàn lấy ngôi nhà Đinh. Thế nhưng, cũng chính các sử gia này đã thừa nhận những chiến công « phá Tống, bình Chiêm » và việc xây dựng đất nước phồn thịnh của Lê Hoàn.

Xưa nay, cái việc « đời luận anh hùng » luôn lắm bề rối rắm, việc khen chê luôn rất khó phân biệt ai có lý hơn ai. Xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, đến mức mà việc đánh giá anh hùng cũng phân làm hai loại : nam thì mới được gọi « anh hùng », còn nữ nhi thì phải gọi là « anh thư ». Thế nhưng, xin được gọi Dương Vân Nga là một «anh hùng », vì bà phải có đủ can đảm và sáng suốt để có được một quyết định đúng đắn mang tầm vóc lịch sử như vậy. Bà đã có cái nhìn lấy đại cục làm trọng. Bà đã không đem ánh mắt riêng tư để nhìn việc của muôn nhà.

Và cái chuyện « không đem ánh mắt riêng tư để nhìn việc của muôn nhà » của Thái hậu Dương Vân Nga quả là một bài học có giá trị ở mọi thời đại.

 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List