QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, August 22, 2019

Việt Nam Cộng Hòa, 44 Năm Sau.



----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <
Sent: Friday, August 16, 2019, 4:43:46 AM EDT
Subject: PHẦN IX (KTTT 115): BS TRẦN MỘNG LÂM: VIỆT NAM CỘNG HÒA, 44 NĂM SAU



Việt Nam Cộng Hòa, 44 Năm Sau.
BS Trần Mộng Lâm

Nhân những vụ lộn xộn xẩy ra mới đây trong một cuộc bầu cử Ban Chấp Hành và Ban Giám Sát nơi tôi ở, chủ đề cuả gặp gỡ mạn đàm hàng tuần giữa anh em chúng tôi, những người đến Montréal đã lâu, nay đa số đã về hưu , xoay quanh  đề tài này và lan man bàn sang những thay đổi của cộng đồng người Việt Nam nơi đây.

Một người, tạm gọi ông thứ 1, phát biểu ý kiến :

            -Những người như chúng ta, đến Montréal trong tư thế tỵ nạn, vừa mất hết địa vị, nhà cửa, nghề nghiệp và cả tổ quốc nữa. Họ tụ họp nhau lại, thành lập Hội Người Việt Quốc Gia vùng Montréal và liên tục đấu tranh chống Cộng Sản. Hội ngườiViệt này vẫn hoạt động theo một đường lối vạch sẵn do những ông Hội Trưởng đầu tiên. Nhưng 44 năm đã trôi qua. Những Thế Hệ thứ 2 và ngay cả thứ 3 đã ra đời nếu chúng ta tính trung bình là 20 năm cho mỗi thế hệ. Có lẽ đã đến lúc phải thay đổi, và những người thuộc thế hệ 1 chúng ta có nên lui vào bóng tối và nhường chỗ cho thế hệ 1 rưỡi, thế hệ 2 để cho họ có cơ hội lèo lái hội, cho dù ở một khía cạnh nào đó,họ khác chúng ta ??

Ông bạn, tạm gọi người thứ 2 , nói luôn;

            -Dù gì thì gì, không thể để hội rơi vào tay những người đã chủ chương một lá cờ vàng với 4 sọc đỏ, sọc thứ 4 dành cho người Việt Hải Ngoại. Dù gì thì gì, không thể không nghi ngờ những người đã phát biểu với những câu nói này : Tại sao các bác các chú chống Cộng mạnh đến thế. Trên 4 chục năm nay, bọn họ có đụng đến sợi lông nào của các bác các chú đâu.

Ông bạn thứ ba, một nhà văn khá nổi tiếng với các bài viết trên mạng, trầm ngâm :

-Những lời tuyên bố trên có chính thức không ??

-Chính tai tôi nghe trong một đám cưới và qua những người quen, bà hội trưởng hội X.

-Như vậy vẫn chưa thể coi như một chủ trương chính thức. Có thể họ nói ngoài lề,nói vô tội vạ, Hãy cho họ một cơ hội bầy tỏ lập trường chính thức của mình và không thể căn cứ nhũng tin đồn thổi này để đe dọa các cử tri, làm chính trị dựa trên sự dọa nạt. Nhưng tôi hỏi các ông : trên 40 năm nay, chúng ta vẫn chỉ đi theo một con đường và đi theo một lá cờ, nhưng trong thực tế, thì trên phương diện Pháp Lý, Việt Nam là một nước được quốc tế công nhận, có chân trong Liên Hiệp Quốc, có lá cờ đỏ sao vàng. 44 năm nay, chúng ta  phủ nhận lá cờ đỏ mà bất cứ những người nào ngoài chúng ta muốn tìm hiểu qua các tài liệu quốc tế, qua internet, đều  tìm thấy .Trên 4 chục năm nay, chúng ta chỉ nhìn thấy những gì chúng ta muốn , nhưng nay đã đến lúc chúng ta  can đảm nhìn sự thực hay không.

Ông thứ 1 đang đưa ly nước lên miệng, nghe nói vội đặt ngay ly nước xuống:

-Anh có thể nói rõ hơn câu hỏi của anh??

-Tôi hỏi chúng ta có thay đổi hay không hay vẫn  giữ nguyên như cũ.

-Tôi xin trả lời ngay : Nuớc Việt Nam trong đầu anh không phải là nước ViêtNam trong đầu tôi. Trung Cộng vẫn là một nước được quốc tế công nhận và có chân trong LHQ. Bản đồ của Trung Cộng vẫn bao gồm Tây Tạng và Tân Cương nhưng thử hỏi người dân Tây Tạng và ngưồi dân Tân Cuơng có chấp nhận lá Ngũ Tinh Kỳ là cờ của tổ quốc họ không. Dám chắc 100% những người dân đó đều phủ nhận. Trở lại với Việt Nam, nước Viêt Nam mà anh nói không phải là nước Việt Nam chúng tôi nghĩ trong đầu. Người Miền Nam, cựu công dân VNCH chưa từng được hỏi ý kiến trong việc bị cưỡng bách sáp nhập vào miền Bắc Thế Kỷ trước. Cho nên chúng tôi không thay đổi , không phải vì bướng bỉnh, mà vì muốn đòi cho được sự công bằng. Chúng tôi không chấp nhận nước Việt Nam ngày nay. Cho đến khi lịch sử được viết lại, với một cuôc Trưng Cầu Dân ý được tổ chức cho toàn dân từ Nam chí Bắc, lúc đó, chúng ta sẽ bàn đến một nước Việt Nam thống nhất, với Quốc Kỳ, Quốc Ca khác. Nếu qua cuộc trưng cầu dân ý minh bạch, mà đa số muốn thay đổi, thì thiểu số phải phục tùng đa số. Khi đó, Việt Nam sẽ thống nhất bằnglá phiếu chứ không bằng súng đạn.

            -Nếu không chấp nhận thay đổi, thì cộng đồng này (CD Montréal) sẽ không còn sức sống.

            -Có lẽ anh hiểu lầm những gì đang làm chúng ta bậân tâm. Cuộc bầu cử mà người ta trông đợi tại Montréal sẽ phải đưa đến những thay đổi nhưng trong chiều hướng đi lên, con đường của dân chủ chứ không phải đi xuống, củng cố cho những sự độc tài, phe nhóm. Cộng đồng người Việât tại Montréal cũng không khác những cộng đồng Người Viêt tại Toronto, California hay Paris, Melbourne. Đâu đâu, chúng ta cũng nhận thấy có sự va chạm, phần lớn do khoảng cách giữa các Thế Hệ. Việc đó cũng dễ hiểu và hữu lý : Các thế hê sau không có những quá khứ đau thương của thế hệ 1, được giáo dục khác, sinh hoạt  khác, mục tiêu trong cuộc đời  khác, giải trí cũng khác, làm sao tránh được cuộc chiến giữa các Thế Hệ ?? Tuy nhiên, người ta đòi hỏi là :

            - Những cuộc bầu cử phải trong sạch, không có sự mánh mung để dùng tiểu sảo nắm chặt quyền lực trong tay . Sống tại một nước dân chủ, những mưu mô thủ đoạn là điều không thể chấp nhận. Thiểu số phải phục tùng đa số.

            -Những người lãnh đạo trong tương lai hoàn toàn tư do điều khiển CĐ miễn là   : Không chấp nhận CS, Không Hòa Hợp Hòa Giải với CS- Nếu họ không chấp nhận những điều tiên quyết này, thì họ sẽ gặp phải sự chống đối mãnh liệt của đa số.

Cuôc trao đổi ý kiến giữa nhưng người còn quan tâm đến đất nước, đến dân tộc Việt, dù là  tại Montréal hay tại California cũng cần ghi lại. Ba nhân vật nói tại bài này có thật hay không, không quan trọng. Những gì họ phát biểu, là 3 cách suy nghĩ khác nhau, ba luồng tư tưởng đối chọi nhau của lớp người tỵ nạn Việt Nam tại Montréal,44 năm sau.

Trần Mộng Lâm.
__._,_.___

Posted by: Alex Tran

Nếu không nhìn lại, mình sẽ mất quá khứ và tương lai.

 


----- Forwarded Message -----
From: THUC LE 
Subject: Nếu không nhìn lại, mình sẽ mất quá khứ và tương lai.

Nếu không nhìn lại, mình sẽ mất quá khứ và tương lai.



Châu Hiển Lý
Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực
Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!
150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.
Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra :
_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
https://i1.wp.com/farm2.static.flickr.com/1253/5125214822_bf6152ff3c_o.jpg
_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau  vào Nam lập nghiệp ?
_ Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ?
REPORT THIS AD
_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
_ Tại sao đàn ông? của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
_ Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
_ Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản?
_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?
Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân tính. Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa.
Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một  sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.
Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.
Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại .
Hiện tượng “Mửa ra rồi nuốt lại” này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương.image

Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất.
REPORT THIS AD
Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.
Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và “nhai lại” suy nghĩ của kẻ khác.
Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…
Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.
https://gdb.voanews.com/4E0F73A3-F994-49D9-AB13-008965A54994_mw1024_s_n.jpg
Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành “phương hướng hành động” chung cho tất cả mọi người.
Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống…
REPORT THIS AD
Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.
Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia , bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian.
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp “vô sản” âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.
Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rũ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi mòng giữa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.
Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo.
Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột” thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ; đảng nói ” một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản” thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.
Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là… còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !
Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình. Đảng sẽ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách trơ trẻn.
Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà kết luận: “Tất cả đều là lừa bịp!”
Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ… đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại.
Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ :

image
“Quay mt phía nào cũng phi ghìm cơn ma
C mt thi đu cáng đã lên ngôi!”
  “Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !
           Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!”
Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ?
Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy?
Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu?
Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai!
Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
Châu Hiển Lý
(Bộ đội tập kết 1954)
__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Wednesday, August 21, 2019

MỜI CÁC BẠN ĐỌC MỘT BÀI VIẾT: Nói về những những kỷ niệm đau thương của một người từng sinh ra và lớn lên ở vùng Cộng Sản Liên Khu 5 trong 9 năm khàng chiến chống Pháp!


MI CÁC BN ĐC MT BÀI VIT: Nói v nhng nhng k nim đau thương ca mt người tng sinh ra và ln lên vùng Cng Sn Liên Khu 5 trong 9 năm khàng chiến chng Pháp!




CHÚ  ĐƯỢC !



letamanh
Tôi sinh năm Quí Mùi, 1943, thế mà mãi đến năm sau, ba tôi mới làm giấy khai sanh cho tôi. Đã thế, theo lời kể của má tôi, thì tôi sinh nhằm tháng 11 âm lịch, đúng nửa đêm ngày 30! Nếu nói nửa đêm, có nghĩa là ngày hôm sau rồi, chứ đâu còn là ngày ba mươi. Vậy thì tôi được chào đời, có thể là giờ sửu, mồng một tháng chạp. Chính cái điểm thời gian không chính xác này, nên mấy ông thầy chấm tử vi cho tôi luôn luôn đoán sai thân thế sự nghiệp của tôi. Mỗi ông đoán mỗi khác, ông thì đoán, cuộc đời của tôi rất ư là thành đạt, nhà cửa ruộng vườn ông cha để lại, nằm ngửa ăn cả đời không hết, có ông thì đoán tôi phải tha phương cầu thực, vất vả lắm, về già mới có cơ thanh nhàn...!
Má tôi nhớ giờ sanh ra tôi không chính xác, nên tôi cũng ú ớ khi nhờ ông bạn cùng trại coi giúp xem chừng nào thì được ra khỏi tù. Ông bạn tù này nổi tiếng là tay tướng số chuyên đoán cho các mệnh phụ phu nhân của Tổng thống và Tướng tá miền Nam ngày chưa đứt bóng. Lúc đầu, tôi nói ngày giờ trong tháng chạp. Ông bạn bấm tay theo các cung tử vi và nói:
"... Mầy nói sai rồi, nếu mầy sanh ngày 30 tháng 11, giờ tý thì mầy cao lớn, to con chứ đâu có lùn xủn như vầy! Lại nữa, nếu sanh giờ này thì răng cỏ của mầy bị sâu ăn không còn một cái, nhưng hiện giờ răng của mầy đều tốt. Có lẽ má mầy nhớ sai rồi..." - "Má em nói, lúc em khóc oa oa thì bà mụ tuyên bố đúng giờ tý mà!"
"Ừ! mà cũng không trách mấy bà già này được. Hồi mầy sanh ra là những năm miền Bắc đói khát, tụi Nhật nó khống chế tụi Tây, Đồng minh đánh nhau với Nhật. Tao sanh ra ở miền Bắc, U già nói với tao ngày sanh giờ sanh còn trật nữa là má mầy. Tao coi cho người ta thì trúng mà cho tao thì trật lất vì không biết được giờ sanh giống như mầy...Vả lại, mấy bà mụ vườn nhai trầu, làm sao đoán giờ giấc chính xác, trong thời trước năm 1945, dân ta còn lạc hậu lắm chứ đâu như bây giờ... !"

Ba tôi cũng thuộc vào hạng bất thường, chẳng thế sao khi khai sanh cho tôi theo ngày tháng Dương lịch thì phóng bút nhằm vào ngày 4 tháng 7 năm 1944! Sau này qua định cư ở Hoa Kỳ, tôi bỗng nhiên thành người tốt số. Đúng là cả nước Mỹ ăn mừng sinh nhật của tôi. Hàng năm, bao nhiêu triệu người ngước nhìn lên bầu trời đêm để thưởng thức pháo bông, nghỉ lễ mừng ngày Độc lập và sinh nhật của tôi! Hồi ở Việt Nam, có bao giờ ai nhắc đến sinh nhật của tôi và thậm chí các con tôi sinh ra cũng chẳng bao giờ được nhớ ngày, để "happy birhday" cho chúng! Thế mà sau khi được sang Mỹ, sinh nhật nào của "Ba, Má", mấy đứa con đều có quà và chúng tề tựu đông đủ. Có khi cả nhà kéo nhau đi nhà hàng, người quê tôi hay gọi là dẫn nhau đi "kéo ghế"... Thế là ngày sanh trong khai sinh của tôi coi bộ ăn khách, nên tôi cũng dễ dãi chấp nhận thành ngày sinh nhật của mình.
Vậy là ông thầy bói, lúc tôi còn nhỏ, chấm tử vi sai bét về cái mục tôi sẽ hưởng được của phụ ấm, giàu sang phú quí ở quê nhà. Có lẽ ông ta thấy cơ ngơi nhà cửa ruộng vườn của ông nội tôi bề thế, nên đoán mò cho xong chuyện. Hơn nữa, ông bà nội tôi chỉ sanh ra được có một mụn nối dõi tông đường là ba tôi, nên ai dám vào tranh chấp ngôi vị cháu đích tôn là tôi! Ông thầy bói cũng không thể nào sờ mu rùa linh đến độ đoán biết được rằng, nhà cửa ruộng vườn của ông bà tôi sẽ bị tịch thu trong thời gian Việt Minh "phóng tay phát động quần chúng" ! Trong những năm phát động giai cấp đấu tranh, Cố Bần Trung nông đoàn kết tiêu diệt Địa Chủ. Phú Hào, Ông Nội tôi suýt nữa thì bị đem ra đấu tố. Có ai từng sinh ra và lớn lên, hay sống trong vùng "liên khu 5", thì hẳn sẽ phải kinh qua thời gian chẳng bao giờ có thể quên nầy. Cao điểm của chiến dịch đấu tố mà "đảng và Bác" đưa ra phải được toàn thể nhân dân học tập và thi hành triệt để. Hồi ấy, tôi đã được tám tuổi, năm 1950 đến 1952 là thời gian toàn thể nhân dân đấu tranh với bọn cường hào ác bá, lấy lại của cải vật chất cho dân nghèo vốn bị thiểu số Địa Chủ Phú Hào tước đoạt! Ông thầy bói xem quẻ cho tôi lúc chào đời đã bị sai lạc không thể nào phân giải. Nhưng anh thầy tử vi sau, có lý hơn vì sờ trúng mu rùa, cho nên, theo đó tôi bị tha phương hàng mấy nghìn dặm, cầu thực ở một xứ sở đầy mùi hamburger!
Ông nội tôi là một tay buôn cừ khôi. Ông có chiếc ghe bầu trọng tải trăm tấn, chạy dọc theo ven biển, chở dừa, dây dừa, cá khô, muối ra bán ngoài Bắc. Các hải cảng và cửa sông dọc theo bờ biển ông đều thuộc lòng. Ông tôi, lúc có bạn bè đến thăm, thường kể lại, khi ra bán buôn ngoài Bắc cũng có lúc đi "Cô Đầu, chầu văn". Ông tôi cũng "linh tinh" nhiều khoản lắm. Ví dụ như thời gian cho ghe bầu buôn bán ở Sài gòn Nam Vang thì đèo bòng thêm một phòng nhì. Bà "Nội Nhỏ" người Nam của tôi có lúc vì mê cái mã đẹp trai của ông tôi nên tự nguyện về quê chồng chịu phép với "Bà Lớn". Nghe nói khi tôi sanh ra, Bà Nội Nhỏ của tôi có mua cho một cái nôi thật đep, từ Sải Gòn chở xe lửa ra Tam Quan. Món quà ấy các em tôi sau nầy thay phiên nhau xử dụng... Bà Nội Nhỏ, một thời gian ngắn, chịu không nổi Bà Nội Lớn nên tìm cách chuồn trở lại Sài Gòn. Cũng may Bà đi sớm mấy tháng trước khi "Cách Mạng mùa Thu". Nếu bà không "dứt tình" tháo chạy thì không biết thân phận sẽ ra sao khi cùng chúng tôi sống trong vùng "kháng chiến"! Sau khi Bà Nội Nhỏ về lại Sài Gòn, ông tôi chuẩn bị hàng hóa chuyến thường xuyên Tam Quan - Sài Gòn. Ghe chưa kịp ra cửa biển, thì "Tổng khởi nghĩa mùa Thu" Thế là Ông tôi và Bà Nội Nhỏ đôi ngã chia ly! Sau năm 1954, ông nội tôi lại sắm ghe bầu đi buôn. Vào Sài Gòn, việc đầu tiên là, ông đi tìm bà Nội Nhỏ của tôi. Người thì tìm ra, nhưng đã là của người khác. Bà Nội Nhỏ tôi đã có một ông chồng người Tàu.
Khi tôi biết nhận thức sự việc chung quanh, lúc nào cũng có hai người chơi với tôi, bồng bế, tắm rửa, thậm chí giành tôi đến đánh nhau. Người thứ nhất tôi gọi bằng cô, người thứ hai gọi bằng chú. Cô tôi lớn hơn tôi ba tuổi còn ông chú thì những tám tuổi. Có một điều lạ là chú tôi nói tiếng Bắc, răng đen thui. Cho nên khi nào cô tôi và chú tôi cải nhau, cô tôi thường chọc tức chú một câu: "thằng Bắc Kỳ răng đen" thế là chú nổi cộc rượt đánh cô tôi. Có khi vừa rượt, chú vừa la to: " đồ thứ con lượm nhà thương thí"! Thế là cuộc đọ sức nổ lớn, cô tôi thì bầm mặt còn chú thì bị phạt quì.
Lúc nào Bà Nội tôi cũng bênh cô tôi và xỉa xói chú tôi là ăn hiếp con gái, là thứ trâu nước không biết lễ nghĩa... Ông nội tôi lúc còn thông đường, buôn bán được, ít khi ở nhà, nên không ai che chở cho chú răng đen. Vì những trận cãi nhau như thế cho nên tôi thắc mắc về thân thế của cô tôi và chú tôi khi tôi lớn lên sau này. Thỉnh thoảng, có ông tôi ở nhà, ông tôi luôn bênh vực chú tôi và lúc nào cũng che chở, lúc nào cũng tỏ vẻ ngọt ngào với chú. Ở Tam Quan, ai cũng nói tiếng "nẩu" chỉ trừ một mình chú nói tiếng trọ trẹ Bắc Kỳ! Mà cũng lạ, ai ai ở xứ tôi cũng có hàm răng trắng mướt, chỉ có một mình chú tôi có hàm răng đen bóng một cách lạ kỳ.
Lúc nhỏ, tôi thường nhõng nhẽo đòi chú cõng trên vai lội qua sông, trèo lên tận cồn cát trắng phía Chồm Rừng để hái trái nhãn, trái sim cho tôi. Nhãn rừng và sim rừng, từng chùm nhỏ xíu ăn chát ngắt, nhưng ở cái xứ toàn dừa thì trẻ con như tôi hay thích ăn của lạ...
- Chú Được! gánh nước xong chưa đi chơi với cháu!
- Chú mầy vào xin phép bà Nội đi, không thì chú đâu dám đi chơi ...
- Bà Nội đi ăn giỗ rồi, chú dẫn cháu qua nhà ông Dân Biểu Tr. chơi với con Tranh đi. Hôm qua chơi trò đám cưới vui quá.
- Thôi đi! Vào nhà kiếm Cô Đào, bảo cô dẫn đi chơi, chú bận lắm!
Thế là tôi phải chạy vào nhà năn nỉ cô Đào dẫn tôi qua nhà ông Dân Biểu chơi với Tranh, đứa con gái trạc tuổi tôi, có nước da trắng nõn và hai lúm đồng tiền xinh xinh. Lúc ấy tôi mới có sáu tuổi mà đã xem mòi mê gái. Tôi ít khi thích đi chơi với lũ bạn con trai trong làng. Thỉnh thoảng những trò tắm sông, đá banh hay quây quần vòng tròn chơi bịt mắt bắt dê không làm tôi thích thú bằng ngồi ngắm con Tranh chơi trò bán hàng xén. Tranh bán hàng mà tôi là khách hàng, thỉnh thoảng tôi đòi mua hết không chừa một thứ gì trong cái hàng xén mà phần nhiều đều từ các bông dừa cùng những trái dừa con! Con Tranh nhõng nghẽo khi tôi ngắm nó và đòi chơi trò bác sĩ chữa bệnh.
- Tranh có thích chơi trò đám cưới nữa không hay chơi trò bác sĩ?
- Thôi đi, bữa trước D. làm bác sĩ, chích cây gai nhọn vào mông đau thí bà!
- Thì bữa nay D. chích nhẹ hơn, êm hơn...
- Muốn chơi trò đó thì phải có y viện. D. kiếm thêm mấy đứa nữa làm bệnh nhân, để Tranh làm y tá phụ với D.!
- Không, D. chỉ muốn Tranh làm bệnh nhân thôi hà!
- Thôi đi, D. chích lâu thí mồ, cứ ngồi nhìn không...!
Tôi đỏ mặt vì bất ngờ bị con Tranh biết rõ ý đồ không lấy gì tốt đẹp của tôi. Thật ra mấy hôm trước, tôi cầm cái "sa ranh" tự chế và cây gai nhọn làm kim chích cho bệnh nhân sốt rét rừng tên là Tranh, trong căn nhà làm bằng lá dừa do chú Được tạo dựng ở góc vườn. Tôi bảo Tranh trịch quần xuống, để lòi mông cho tôi thoa " alcool" trước khi chích thuốc. Màu trắng da thịt ấy, không biết sao nó làm tôi thẩn thờ, lâu lắm tôi mới làm bổn phận bác sĩ được khi con Tranh ngó tôi hỏi sao thừ người ra vậy...!
Cái tuổi con nít của tôi và con Tranh quấn quít nhau không được bao lâu thì gia can sự nghiệp của ông Nội tôi bị máy bay Pháp tưởng kho xưởng của Việt Minh, thả xuống mấy trái bom xăng cháy rụi. Mấy năm sau nữa thì hiệp định Genève chia đôi đất nước. Con Tranh phải theo cha mẹ đi tập kết ra Bắc. Sau năm 75, khi tôi ở tù về, hỏi thăm những người tập kết có ai biết con Tranh giờ làm gì, thì được trả lời: Tranh tốt nghiệp Bác Sĩ ở Nga, sau nầy về làm tại bệnh viện Bạch Mai, chưa có chồng, bị bệnh thương hàn chết năm 1966... Một Bác Sĩ thật bị chết vì bệnh thương hàn, còn Bác Sĩ dõm thời để chỏm thì vẫn còn, vẫn nhớ đến làn da trắng của nàng lúc còn con nít...
Một hôm, khi tôi đi học về, thấy cả nhà, kẻ ngồi người đứng trước cái sân lót đá hoa cương, xầm xì to nhỏ trông có vẻ bí mật lắm. Tôi lân la đến gần thì ông nội tôi bảo đem vở sách cất đi rồi ăn cơm. Tôi vừa bước đi vừa lắng tai nghe, tiếng Bà tôi nói nhỏ:
 - Chắc có ai xúi nó cho nên nó mới dám trốn đi, chứ nó có bà con thân thích nào nữa mà tìm...Hồi tôi gặp nó ở chân núi Thần Phù ngoài Thanh Hóa, nó ốm như cây củi khô, gần chết đói, hỏi cha mẹ thì nó nói cha mẹ nó vừa chết hai hôm trước, không còn anh em bà con gì. Họ đều chết đói và trôi giạt nơi nầy nơi nọ. Làng của nó sanh ra hoang vắng không còn ai... Nó lạy xin cứu mạng, tôi thấy gia đình mình chỉ có một mụn con nên đem nó về nhận làm con nuôi. Nó tên Đước, khi tôi nhận nó làm con, tôi đặt lại thành chữ Được, có nghĩa là mình được con. Mà từ đó đến giờ gia đình mình ăn ở với nó đâu có gì để nó oán trách mà trốn đi!
Tiếp theo tiếng kể lể của ông nội tôi, Ba tôi nói:
- Hay là nó với con Đào ngày tối cãi vả không hợp. Mẹ thì hay binh con Đào nên nó buồn nó trốn...
- Mẹ nào có binh vực gì, nhưng con Đào nhỏ tuổi hơn nó. Khi mẹ vào nhà thương khám bệnh bứu dạ con thì cô y tá nói có một bé gái, mẹ nó sinh rồi bỏ trốn. Mẹ thấy nó nằm đỏ hỏn ngậm ngón tay mút mà không khóc... Mẹ xin về làm con. Tuy nó không do mẹ sinh ra nhưng thương như con ruột. Mà thằng Được là con của gia đình ta giống như mầy và con Đào. Cha mẹ đâu có phân biệt gì!
Ông tôi thở dài:
- Chắc là có một cái gì ghê gớm hơn việc nó trốn khỏi nhà mình. Phải cẩn thận tìm hiểu thử coi. Tình hình bây giờ khác trước, Họ đang động viên những gia nhân trong các nhà Địa chủ phú hào đứng ra tố khổ chủ của mình. Có thể thằng Được không ngoài kế hoạch này. Nhưng tại sao sau khi nó đi học tập chính sách của Đảng và Chính phủ gần một tháng, đêm nào về nó cũng ngồi bó gối một góc, ít khi tao thấy nó ngủ. Tao hỏi nó thì nó chỉ khóc và ậm ừ không chịu nói...
Bà Nội tôi tiếp:
-Nó không đem theo cái gì cả ngoài những quần áo chăn mền của nó. Phải biết nó nhất định không muốn ở với mình nữa thì tôi đã cho nó ít tiền...
- Bà nói tức cười, đã trốn đi mà còn để cho bà biết. Thôi cứ để xem nó có trở về không, tôi chắc nó bị ai rù quến. Có thể cái thằng cha X. lãnh canh ruộng của mình ở Trung Lương xúi nó! Thằng cha X là Bí thư Đảng, thường la cà chuyện trò với thằng Được nhiều lần. Không biết nó xúi trốn đi theo nó hay làm gì, chỉ tội là thằng Được khờ quá, dễ tin...
Tôi chạy một mạch vào chỗ giường ngủ của chú Được. Trên giường tre còn trơ chiếc chiếu, tủ quần áo và đồ ngủ trống không. Phía đầu giường, trên tường vôi, chỉ còn trơ lại một tấm ảnh "Hồ Chí Minh" cắt từ tờ báo Nhân Dân, dán không được ngay lắm! Tôi ngồi xuống chiếc giường và ôm mặt khóc. Mới ngày hôm qua, chú Được dẫn tôi qua nhà ông Dân Biểu Tr. chơi với con Tranh. Ông Dân Biểu vừa ở "Trung ương" về. Nghe nói ông phải đi bộ vượt qua núi rừng từ Bình Định ra họp quốc hội trong chiến khu Việt Bắc! Ông dân biểu Tr. rất ân cần thăm hỏi chú Được khi ông thấy chú dắt tôi qua chơi. Hai người dẫn nhau ra đứng ngoài hàng hiên, ông mời chú tôi điếu thuốc lá "Trường Xuân" và bật quẹt, hai người nhỏ to chuyện gì trông có vẻ bí mật lắm...
Khi tôi và con Tranh đang chơi trò nhảy giây thì tôi nghe tiếng chú Được tôi khóc. Tôi ngừng chơi, ngước sang thấy ông dân biểu đang choàng tay qua vai chú tôi. Còn chú thì cúi đầu, hai tay ôm mặt khóc thành tiếng. Ông Dân biểu vẫn bình tỉnh thì thầm bên tai chú và chú thỉnh thoảng lại lắc lắc cái đầu. Trong tất cả cuộc đối thoại ấy, tôi chỉ nghe được tiếng chú tôi:
- Ông ta thương tôi như con ruột, ông đã cứu tôi thoát chết đói, tôi không thể là người phản bội...
------
-...... Tôi đã nhận ông ấy là cha thì làm sao đứng ra tố khổ!
.....
...-Tôi đã được học tập chính sách... Nhưng làm sao tôi có thể tàn nhẫn như thế!
.....
- Thôi được rồi! "Đồng Chí" cho tôi suy nghĩ thêm, ngày mai tôi sẽ trả lời dứt khoát trong cuộc họp Chi Bộ!
....
Chú Được đã ra đi trước khi cuộc họp Chi Bộ Đảng bắt đầu ngày hôm sau. Hồi ấy, tôi còn nhỏ quá để có thể hiểu và thông cảm với chú Được của tôi về hành động bỏ nhà ra đi. Nhưng tôi cũng mơ hồ nhận thức được rằng, chú tôi cố tình trốn chạy một mệnh lệnh được "trên giao" cho chú là phải đứng ra trực tiếp kể tội trạng và tố khổ ông Nội tôi. Tôi có kể lại chuyện nầy cho cả nhà nghe sau khi tôi ngồi hàng giờ trên chiếc giường tre trống không còn mùi mồ hôi của chú. Ông nội tôi và Ba tôi dặn tôi không được nói với ai về những gì tôi nghe thấy ở nhà ông Dân Biểu Tr.! Cả nhà bắt đầu có những hành động cẩn thận trong giao tiếp với mọi người kể cả lúc ăn uống trong nhà.
Thời kỳ đó mọi người dân trong vùng "tự do" đều phải tiết kiệm từng hạt gạo để đem ra nuôi "bộ đội" ở chiến trường. Cho nên phải ăn độn tỷ lệ 1/3. Có nghĩa là ăn độn một phần gạo và ba phần khoai khô, khoai lang hay khoai mì xắc lát phơi khô trộn với gạo! Mỗi đêm có người rình mò nghe ngóng xem trong nhà có hội họp nhau nói xấu Đảng, hay không thi hành chính sách ăn độn... Cho nên tất cả chó đều bị ra lệnh giết ăn thịt hết, không nhà nào được nuôi chó. Lý do duy nhất để giết chó là bảo mật khi Pháp đổ bộ... Nhưng việc chính yếu là dễ bề theo dỏi tư tưởng và hành động của toàn dân.
Chú tôi trốn đi được ba ngày thì ông nội tôi bị bắt đi "cải tạo". Họ nói với gia đình là ông tôi sẽ được về nếu thành thật khai báo của cải vật chất đã bóc lột nhân dân. Ba tôi là con một nên không đi bộ đội, nhưng phải xung vào đoàn dân công gánh gạo ra tiền tuyến nuôi quân. Thế là gia đình tôi lâm vào cơn khủng hoảng về tâm lý rất phẫn uất trong âm thầm. Tôi bắt đầu bị bạn bè cùng lớp kỳ thị vì đã cứng đầu không chịu gia nhập vào hàng ngũ "cháu ngoan" để tố khổ địa chủ.
Ông tôi đã bị đem đi "cải tạo" đến khi gần có hiệp định chia đôi đất nước mới được cho về trong tình trạng bệnh hoạn. Có thể chú Được đã trốn đi, Đảng và chính quyền địa phương bị bể kế hoạch, nên việc đưa ông tôi ra tòa án nhân dân cứ bị đình lại hoài cho đến ngày ông lê cái thân bệnh tật về nhà! Ông tôi bị bắt sau khi Pháp thả bom cháy rụi gia cang. "Đảng và chính quyền" nói rằng: "nát vỏ còn bờ tre" có nghĩa là của nổi bị cháy, nhưng của chìm thì cất giấu ở đâu phải khai ra chứ! Địa chủ phú hào thì ruộng vườn là sản phẩm bóc lột... Ông tôi làm đơn dâng hiến hết cả những ruộng vườn, nhưng nhà nước nói rằng trước khi nhà nước lấy lại ruộng vườn ấy, ông tôi phải đóng thuế nông nghiệp và phải nạp hết của chìm đang còn chôn giấu...



Sự mất tích nhiều ý nghĩa của chú Được làm cho cả nhà chúng tôi cũng bị điều tra một thời gian. Có lẽ họ nghi là ông nội tôi đem gởi chú tôi ở đâu đó. Nhưng sự vắng mặt của chú Được cũng là một niềm hãnh diện riêng của chú. Chú không được học chữ nghĩa, nhưng hành động rất nhân nghĩa...!
Sau nầy, (sau 30 tháng tư năm 1975) trong đoàn quân "chiến thắng" trở về, có một người cháu phía bà nội tôi, là Thượng Tá Đức đến thăm ông bà tôi. Gia đình ông bà ba má tôi lúc sau này dời vào Sài Gòn, lánh xa vùng lửa đạn Tam Quan, chẳng còn lưu luyến ruộng vườn như xưa. Người Thượng Tá gọi Bà nội tôi bằng cô, đã gia nhập "giải phóng quân" từ khi "Cách mạng mùa Thu". Ông ta cho biết là năm 1954, tình cờ ông có gặp chú Được, hồi đó đang là Tiểu Đoàn Trưởng trong chiến trường Điện Biên Phủ. Chú tôi được "báo cáo" sau đó là đã bị thương cụt hai tay, máu ra nhiều quá mà không có phương tiện chữa trị nên đã chết sau một giờ tại ngay chiến hào! Thế là Ông Tiểu Đoàn Trưởng Lê Văn Được, con nuôi của ông nội tôi đã anh dũng hy sinh trên chiến trường. Chú tôi đã trốn tránh làm "bổn phận" đứng ra đấu tố cha nuôi của mình, để rồi gánh vác một "bổn phận khác"!
Chú tôi là người không biết một chữ i tờ, thế mà đã làm đến chức Tiểu Đoàn Trưởng một Tiểu Đoàn ngoài mặt trận chỉ trong vòng mấy năm trốn khỏi nhà! Nếu chú tôi không chết, có thể ông sẽ trở thành Tướng chỉ huy cuộc xâm nhập vào Nam. Cũng có thể, nếu là như thế, biết đâu chú cháu đã bắn nhau trên chiến trường... Mà chú Được sẽ chẳng bao giờ biết rằng, vì sao chú cháu mình bắn nhau!
letamanh





Posted by: dung le 

Sunday, August 18, 2019

Là người Sài Gòn, người ta nhớ gì nhất ở Sài Gòn ?


Subject: Là người Sài Gòn, người ta nhớ gì nhứt ở Sài Gòn ? 


                   Là người Sài Gòn, người ta nhớ gì nhất ở Sài Gòn ?

·                           Trang Nguyên
·      •  Trithucvn.net.
·       
            Là người Sài Gòn, người ta thường nhớ gì ở Sài Gòn nhất? Một khoảng lặng trôi qua. Có lẽ sự hồi tưởng đang trở lại trong đầu những người bạn nay tóc ngả hai màu. Có người nhớ tiếng rao trên đường phố, nhớ tiếng ồn ào trong khu xóm lao động, nhớ cảnh nhộn nhịp Sài Gòn dịp Tết những ngày còn thơ, nhớ những cuộc tình lang thang dưới vòm me xanh lá trên con đường Duy Tân đầy bóng mát, nhớ nhiều thứ lắm… Nỗi nhớ ùa về như cơn gió thoảng rồi qua. Nhưng với tôi những con đường góc phố Sài Gòn vẫn còn đọng lại mãi mãi.



Là người Sài Gòn thì nhớ gì nhất ở Sài Gòn
            Ðầu tiên tôi nhớ góc bùng binh Quách Thị Trang, nơi lần đầu tuổi nhỏ được ba tôi dẫn đi ngao du thành phố Sài Gòn. Quách Thị Trang là ai, biết để làm gì. Cái chợ Bến Thành treo đầy biển quảng cáo hình kem đánh răng anh Bảy Chà Hynos và Perlon kín chợ chẳng có gì đẹp. Chợ cũng chẳng làm tôi nhớ, bởi đi chơi Sài Gòn, nhưng ba tôi chẳng ghé vào ăn. Ði chơi khơi khơi, mỏi chân ngồi nghỉ trên băng ghế xi măng giữa công viên thưa thớt cây xanh và chung quanh trang trí vài bồn hoa sặc sỡ. Ngồi đây nhìn ngắm phố phường Sài Gòn bốn phương tám hướng. Nhìn dòng xe xuôi ngược, những dòng người tay xách nách mang hành lý băng qua cầu thang sắt ngang đường đến ga xe lửa về quê, những người buôn thúng bán bưng ngồi chật phía ngoài cửa chợ cất cao tiếng rao mời khách, những đứa trẻ đành giày, bán báo dạo lăng xăng đánh bóng mấy đôi giày “botte de sault” của mấy anh lính Mỹ.
Là người Sài Gòn thì nhớ gì nhất ở Sài Gòn
            Tôi may mắn hơn mấy đứa trẻ cùng trang lứa đó. Và tôi cố tìm trong những đứa đánh giày xách thùng đi trong công viên trước chợ một hình dáng thân quen. Tự nhiên lúc đó tôi nhớ thằng Hên, người bạn nhỏ nhà xóm bên mới học lớp ba đành bỏ học đi bụi đời. Chừng tuổi ấy ra đời có thể làm gì kiếm sống? Hoàn cảnh gia đình nó không đến nỗi tan hoang khi tự dưng ba nó bỏ nhà theo vợ bé, má nó cũng không vừa bỏ mặc đám con sống chết tự lo đi buôn chuyến xe hàng dài ngày, cả tháng mới về nhà năm ba bữa. Rồi tôi nghe hàng xóm nói thằng Hên bỏ nhà ra đi, mới tí tuổi đầu mà lá gan to bằng người lớn. Thỉnh thoảng tôi ghé ngang dò la tin tức nhưng lúc nào cửa nhà cũng đóng im lìm.
            Thế là tôi mất một thằng bạn nhỏ chơi bắn bi, nó sống ở đầu đường xó chợ khiến lòng tôi ngậm ngùi, chợt nhớ đến bài hát “” văng vẳng đâu đây. “Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ. Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo. Ngày nó sống kiếp lang thang. Ngẩn ngơ như chim xa đàn, Nghĩ mình tủi thân muôn vàn”...
            Hồi nhỏ tôi không thích bài hát này, nghe như nỗi đau quất vào da thịt một đứa nhỏ, nhưng sau này hiểu ra chút ít. Thời buổi đó, trẻ con mồ côi mất cha mất mẹ vì chiến tranh bom đạn, vô gia đình vì muôn vàn lý do đều có thể đẩy đứa trẻ ra ngoài đường phố. Lòng cảm thương cho thân phận nhỏ bé lặn hụp trong cuộc đời mà ông Nhạc sĩ Anh Bằng viết nên lời nhạc buồn đó chăng. Xem ra thằng có cái tên Hên mà chẳng may chút nào.
Là người Sài Gòn thì nhớ gì nhất ở Sài Gòn
            Lớn lên chút xíu, tôi biết la cà trên đường phố sau những buổi tan học cuốc bộ về nhà. Trường tôi nằm ở quận 3, nên con đường Bà Huyện Thanh Quan bán đầy bò bía, chè đậu xanh đậu đỏ, là một địa điểm hấp dẫn giới học trò chúng tôi. Nhưng với tôi, con đường Trương Ðịnh cắt ngang gần đấy rất đỗi nên thơ, nhất là đoạn giữa gần trường Nguyễn Thị Minh Khai (Gia Long ngày trước) ra Công viên Tao Ðàn. Một con phố bình yên và rất lặng lẽ với những hàng dầu hàng sao rợp bóng.
Là người Sài Gòn thì nhớ gì nhất ở Sài Gòn
            Những hàng cây cao bóng mát này lại là ký ức đẹp, tôi mang hình ảnh đó vào bài tạp văn “Những hàng cây thị xã” trong một lần về thị xã Trà Vinh.
            Mỗi khi có dịp đi qua tỉnh nào đó, tôi hay hỏi người bản xứ về cảnh đẹp địa phương. Hôm đến Trà Vinh, người đầu tiên tôi hỏi là chị chủ nhân khách sạn chỗ tôi trọ. Ðã gần nửa thế kỷ sống ở đất Trà Vinh, chị bảo trong thị xã không có cảnh gì đẹp ngoại trừ những ngôi chùa Tàu, chùa Việt, và đặc biệt là chùa Khmer cổ kính.
            Hôm sau, trên đường đến Trường Ðại học Trà Vinh, tôi hỏi một cô gái tuổi mười chín, đôi mươi. Sau vài phút do dự, cô cho tôi một câu trả lời thật bất ngờ: Những con đường rợp bóng cây xanh ở thị xã…
            Ðúng vậy đó. Chiều dần buông, đứng ngoài ban công khách sạn nhìn về góc xanh thị xã thấy rõ những vạt nắng vàng vương trên tàn me làm những vòm lá trông thật mơ màng. Hình ảnh ấy đã quyến rũ tôi rời khách sạn thả bộ về hướng đó. Từ con đường Hàng Ðiệp bông trổ lấm tấm vàng, qua Hàng Sao cao vút đứng lặng thinh, bước lại Hàng Dầu um tùm lá chen lẫn màu hoa dầu hồng non ưng ửng. Dầu là loại cây rừng cho gỗ, thân có nhựa dùng để trét ghe rất tốt nên người ta cũng gọi là dầu rái, có người gọi là dầu dù. Trái dầu có hai cánh lá, nhưng nói là cánh hoa đúng hơn. Lúc còn non, chúng có màu hồng pha màu cà phê sữa, hạt lộ ở cuống hoa. Hạt non màu xanh có khía giống như hạt xí muội. Ðến cuối tháng Bảy thì trái dầu già khô lại. Trái cùng hai cánh hoa ngả sang màu nâu đất sét. Chỉ cần một chiều lộng gió, những cánh hoa già rơi khỏi cành mẹ bung ra như cơn mưa dù, xoay tít bay bay trong không trung mang theo chiếc hạt, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất. Hình ảnh đó trông thật thích mắt và luôn để lại cảm nghỉ cho nhiều người. Chẳng thế, hình ảnh cánh hoa dầu bay trong gió đã vào thơ vào nhạc:
Cánh hoa dầu xoay tít bay bay
Nhớ chiều nào, bên em từng giờ…
Là người Sài Gòn thì nhớ gì nhất ở Sài Gòn
            Dù chưa có được cái cảm giác hạnh phúc bên em như Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, nhưng những “cánh hoa dầu xoay tít bay bay” ấy bay mãi trong ký ức tuổi học trò của tôi. Tôi biết được điều này là nhờ có lần được ba tôi dẫn đi Chợ Cũ Sài Gòn ăn phở. Từ nhà, hai cha con đi bằng xe ngựa, rồi lội bộ dọc theo đường Hồng Thập Tự vào vườn Tao Ðàn. Vườn Tao Ðàn ngày ấy rất vắng người, chỉ toàn cây dầu cao tít và tàn lá che mát cả một vùng rộng lớn. Ba đi trước, tôi theo sau, giẫm chân lên những chiếc lá khô xào xạc giống như những nhà Thám hiểm trong một cánh rừng già. Bỗng ba tôi cúi xuống nhặt những trái có hai cọng lá khô, hỏi tôi có biết trái gì không, rồi ba tôi bảo quăng chúng lên trời. Kể từ sau đó, những trái dầu dù theo tôi đến lớp cùng chúng bạn thả từ lầu ba xuống chào đón ngày khai giảng năm học mới, khi những cánh phượng hồng đã rời xa mùa hạ. Những cánh hoa dầu bay bay không mất tiền mua của lũ nam sinh chúng tôi đã làm bọn con gái học trò thích mê…
            Tất nhiên nỗi nhớ nơi mảnh đất mình sinh ra và lớn lên của mỗi người đều rất nhiều và mỗi người có quyền lựa chọn những hình ảnh ký ức đẹp đẽ nhất. Cái đẹp làm tâm hồn lắng đọng cho ta khoảnh khắc bình yên giữa nhịp sống hối hả xôn xao của chốn thị thành. Có người chẳng thèm nhớ con hẻm nhỏ ngày xưa nơi sinh ra và lớn lên như anh bạn của tôi. Anh bảo ghét lắm cái xóm lao động đã nghèo mà còn hay sanh sự, đánh lộn nhau hà rầm. Người bên ngoài nghe đi vào xóm Miếu Nổi là sợ bọn lưu manh. Anh thích những con hẻm ngoài phố trung tâm bên hông đường Hàm Nghi, hay các con hẻm của người Tàu Chợ Lớn trên đường Trần Hưng Ðạo, Ðồng Khánh. Những con hẻm đó bình dị và hiền lành khác xa hẻm lao động xô bồ xô bộn.
Là người Sài Gòn thì nhớ gì nhất ở Sài Gòn
            Thế nhưng khi nghe tôi hỏi chuyện xóm nhỏ Miếu Nổi ngày xưa thì anh kể ngàn chuyện lẻ một không hết. Anh nhớ từ góc phố con hẻm xưa với một tâm hồn trẻ trung và rộng lượng. Dường như anh yêu mảnh đất mình “ghét bỏ” hơn bao giờ. Bởi vì khi cái gì mất đi hay xa rồi mới làm lòng ta hồi tưởng và càng yêu mến hơn. Chẳng thế mà nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.

Trang Nguyên.
Đăng lại từ Báo Trẻ Online (BaoTreOnline.com).   ./.








__._,_.___

Posted by: van tran 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List