QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, January 7, 2017

"Nhà Sư Của Tôi" Cố Hoà Thượng Thích Thanh Long

Kính chuyn quý đc gi Vit Nam thân thương trong và ngoài nước.

Việt Sĩ




"Nhà Sư Của Tôi" đã bênh vực "ÔngCha Nghiêu" như thế nào?Hay là "Nhà Sư Của Tôi" đã phải làm "kiểm điểm" Rút Kinh Nghiệm về việc Ngài liệng chiếc mền đỏ cho một thanh niên "dân tộc"!
Ðể Tưởng niệm "Nhà Sư Của Tôi"
Cầu chúc Ngài sớm siêu thăng Lạc Quốc.
Hoàng Ngọc Liên

 
Bữa tôi ra mắt sách tại Orlando, cựu Ðại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Orlando và Vùng Phụ Cận, có nhắc tôi là bài "Nhà Sư Của Tôi" (NSCT) trong cuốn tạp văn "Viên Ðạn Cuối Cùng" còn thiếu nhiều chi tiết. Tôi cảm ơn cụ Quỳnh và hứa là nhân dịp Tân Niên Canh Thìn (y2k) tức Năm Rồng đầu thiên niên kỷ mới, tôi sẽ kể thêm về những câu chuyện tại Trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Cụ Nguyễn Quốc Quỳnh và kẻ viết bài này đều có nhiều kỷ niệm tại đây, nhất là với cố Thượng Tọa Thích Thanh Long, nguyên Giám Ðốc Nha Tuyên Uùy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sở dĩ bài NSCT thiếu một vài câu chuyện về Ðại Sư Thanh Long, vì là bài viết ngắn để đăng trên Bản Tin Chùa Vạn Hạnh (Raleigh, North Carolina) mà số trang có hạn. Lẽ ra trước khi in bài này trong tập tản văn, tôi phải bổ túc, nhưng đã sơ xuất. Nay xin... chuộc lỗi bằng bài viết này.
Do một cơ duyên... tiếp nối với cụ Thanh Long, cả gần mười năm sau khi Ðại Sư viên tịch tại chùa Giác Ngạn Sài Gòn, tôi viết về Cụ. Và một chuỗi sự việc liên quan đến Cụ do bài NSCT, đưa tới việc Thượng Tọa Thích Thiện Tâm về Trụ Trì tại Chùa Vạn Hạnh; việc tôi liên lạc với thân hữu bên nước Ðức sau khi bài này được đăng lại trên Nguyệt San Viên Giác của Thượng Tọa Thích Như Ðiển; việc tôi có thêm nhiều thân hữu là Phật Tử, vì tôi là người theo Thiên Chúa Giáo mà viết bài rất trân trọng sùng kính một vị Chân Tu bên Phật Giáo.
Mỗi lần chúng tôi, những anh em đồng cảnh tù "cải tạo", nhắc đến Thượng Tọa Thích Thanh Long, ai nấy đều thành kính nhớ về Cụ như một vị anh hùng trong lòng chúng tôi.
Ở  một cõi không còn hệ lụy, vị sư già của chúng tôi biết được điều này hẳn không vui lòng. Bởi Cụ vẫn cho mình là một Oâng Sư Nhà Quê, bình thường, giản dị, không muốn ai đề cao mình.
Cụ chia sẻ phần ăn của mình cho bạn tù, như một hành động phải làm như thế mà không hề có ý hành thiện để gây công đức. Thỉnh thoảng được Phật Tử - chùa Giác Ngạn -, hay vợ chồng người Công Giáo gần nhà thờ Ba Chuông ra thăm nuôi, Cụ chia thức ăn cho kỳ hết, sau đó lại nhận phần "bo bo" như... thường. Nhiều bạn tù thấy dưới chân sàn nằm của mình có bịch "ni-lông" thức ăn, đều chắp tay vái, hướng về phía chỗ cụ nằm. Anh em biết là của cụ cho. Trong đồng cảnh "đói muôn năm", ngoài cụ ra, ít ai còn có thể bớt phần ăn, phần "thăm nuôi" của mình để phân chia bằng hết cho các bạn tù, như Cụ?
Bọn "chèo" không ưa cụ, dĩ nhiên, vì:
- Anh Nong, Anh nề mề thế?
Cụ thong thả:
- Nào tôi có lề mề bao giờ đâu!
- Anh còn cãi hả?....
và:
- Anh vất túi bo bo qua hàng rào cho bọn bên kia nhận, anh tưởng cán bộ không biết sao? Anh vi phạm nội quy...
- Thì bọn trẻ đói quá...
- Anh nà bướng nắm! Tôi cảnh cáo anh!
Cụ bị làm "kiểm điểm nhiều lần mà lần nặng nhất là tội "mua bán đổi chác" với một thanh niên dân tộc thiểu số. Xin kể lại chuyện này hầu bạn đọc, như sau:
Trong thời gian làm "Trực Buồng", Cụ Thanh Long có nhiệm vụ xuống nhà bếp gánh hai thùng nước sôi về "chế" vào các "gô" - lon sữa guigoz được bạn tù dùng để nấu nướng hay đựng nước uống. Vào một buổi chiều cuối năm, vừa xuống nhà bếp - trên dốc bờ suối chạy ngang qua trại Thanh Phong - Cụ nhác thấy thấp thoáng có một thanh niên Thượng đi ngang qua. Hé mắt nhìn qua hàng rào cọc tre, cụ thấy người này co ro trong manh áo hở hang. Cái lạnh mùa đông miền núi với những cơn mưa bụi khiến mặt anh tái mét. Nhìn quanh không thấy có gì trở ngại, cụ lên tiếng vừa đủ cho anh nghe:
- Này!
Thanh niên nhìn qua kẽ hở của hàng rào:
- Cụ bảo gì?
- Anh đợi đó, tôi đi lấy cho chiếc mền!
- Mền?
- Phải rồi, là cái chăn cho ấm!
Thanh niên mừng rỡ nhìn theo Cụ thoăn thoắt đi vào phía trong.
Chỉ một lát sau. Cụ guộn chiếc mền đỏ - một trong hai cái mền màu đỏ mà "Trại" phát cho tù, cùng với chiếc áo trấn thủ cũ mèm, còn dính máu, là tất cả phương tiện "chống rét" theo tiêu chuẩn - qua hàng rào cọc tre.
Nhưng Cụ già sức yếu, đã lấy đà để liệng chiếc mền qua nhưng nó chỉ qua được gần phân nửa, phần còn lại bị máng trên đầu những cọc tre nhọn hoắt. Bên ngoài, anh càng kéo mép mền xuống, nó càng dính chặt vào đầu cọc.
Ðúng vào lúc đó, tên chèo ngồi trên vọng gác nhận ra sự việc bất thường. Gã báo động. Thấy tình trạng nguy hiểm cho người bên ngoài, Cụ bảo anh:
- Ði lẹ đi!
Thanh niên vừa chạy xuống bờ suối thì tên "cán bộ trực trại" hầm hầm bước tới. Y lớn tiếng:
- Anh Nong! Anh nàm gì ở đây?
Cụ điềm tĩnh:
- Tôi lấy nước về cho Ðội!
Y chỉ tay lên chiếc mền đỏ máng trên hàng rào?
- Anh vất chiếc chăn này cho ai bên ngoài?
- Tôi đâu biết là ai?
Y nạt lớn:
- Anh chối hả?
Cụ vẫn thong thả:
- Nào tôi có chối gì đâu?
- Tại sao anh vất chiếc mền cho người bên ngoài?
- Vì tôi thấy anh ta lạnh quá!
Y dằn từng tiếng:
- Anh... mua bán đổi chác hả?
Cụ cười:
- Cán bộ nghĩ coi, trên người anh ta chỉ có chiếc quần đùi và manh áo rách, có gì  đểø tôi... mua bán đổi chác?
- Anh còn cãi hả. Anh vi phạm nội quy. Nẽ ra tôi cùm anh một chân...
- Tùy cán bộ thôi!
- Nhưng thấy anh già yếu, tôi bắt anh nghiêm chỉnh nàm kiểm điểm. Anh nghe rõ chưa?
- Nghe rõ, cán bộ!
Trước khi quay đi, y còn dọa Cụ:
- Anh phải thành thật khai báo, nghiêm khắc kiểm điểm và nộp nên văn phòng tôi ngay chiều nay. Anh nắm được chưa?
Cụ muốn phì cười khi trả lời y:
- Nắm được rồi, cán bộ.
Chiều hôm ấy, khi chúng tôi xếp hàng .. vô chuồng. Tên trực trại nói với cụ Thanh Long, khi cụ bước qua trước mặt y:
- Anh Nong! Sao chưa nộp kiểm điểm?
Cụ vẫn thong thả:
- Tôi trực buồng làm bao nhiêu việc, thì giờ đâu mà viết. Cán bộ lại chưa cho giấy bút, tôi lấy gì để viết?
Y nạt liền:
- Viết thư cho gia đình thì anh có giấy bút...
Cụ không chịu:
- Nào tôi có gia đình đâu mà viết thư...
Có tiếng cười phía sau của bạn tù còn đợi vào buồng. Tên trực trại quay lại nhưng không bắt được kẻ nào vừa phát ra tiếng cười ấy, y khoát tay:
- Vào buồng đi. Tôi sẽ cho anh giấy bút nàm kiểm điểm. Sáng mai nộp cho tôi!
Sáng hôm sau, tên trực trại đòi nộp bài kiểm điểm thì cụ làm ra bộ không hiểu:
- Tôi nghĩ sáng nay viết thì chiều nay nộp, nếu tôi tranh thủ viết kịp...
Y quát:
- Tại sao tối qua anh không viết?
Cụ cười:
- Làm sao tôi thấy đường viết, khi không đủ ánh sáng?
- Không nôi thôi với anh! Anh nà bướng lắm. Trưa nay anh phải viết xong tờ kiểm điểm, nếu không, tôi cùm anh!
Cụ không trả lời nữa. Tên trực trại bỏ đi.
Sau đó, Cụ không làm trực buồng nữa, ra lao động như trước.
* * *
Hôm ấy, sau khi "trại viên" sắp hàng ngồi theo từng đội trên sân "tập kết" chờ báo cáo xuất trại đi "lao động là vinh quang", tên trực trại lớn tiếng:
- Anh Nghiêu đâu?
Linh Mục Nghiêu đứng lên:
- Có tôi!
- Anh nên đây! Ðứng bên cạnh tôi và nhìn xuống sân tập kết.
Chờ cho vị linh mục già an vị, tên trực trại ... phát:
- Trước toàn Trại, tôi cảnh cáo trại viên Nghiêu về tội nề mề trong nao động, gây ảnh hưởng xấu đến phong trào thi đua sản xuất vụ Ðông Xuân!...
Một cánh tay giơ lên, cùng với giọng nói quen thuộc của Thượng Tọa Thích Thanh Long mà phần đông anh em tù đều kêu là bố:
- Tôi có ý kiến!
Tên trực trại vốn không có hảo cảm với Cụ, y chưa kịp phản ứng thì  Cu đãï lớn tiếng:
- Thưa cán bộ trực trại, tôi không đồng ý cho rằng ông cha Nghiêu...
Y ngắt lời cụ:
- Cho anh nói nại: anh Nghiêu! Không có ông cha nào ở đây cả!
Cụ nói tiếp:
- Tôi không đồng ý cho rằng anh Nghiêu lề mề trong lao động. Tôi nhận thấy anh Nghiêu rất... tích cực, luôn đạt chỉ tiêu do trại đề ra. Chỉ là anh Nghiêu lớn tuổi nên không được nhanh nhẹn...
Tên trực trại xua tay:
- Anh Nong ngồi xuống! Tôi nhắc: Trại cảnh cáo anh Nghiêu, cảnh cáo nuôn anh Nong về tội cũng nề mề nao động, còn thêm tội bao che nữa. Nếu các anh không sửa đổi, Trại sẽ có biện pháp.
Y nhìn qua phía ông cha Nghiêu:
- Anh Nghiêu và anh Nong sáng nay nên phòng cán bộ trực trại "nàm việc".
... Chúng tôi nhìn theo nhị vị chân tu trở về buồng.
Nhiều năm sau, những anh em tù từng chứng kiến khung cảnh một vị Thượng Tọa lớn tiếng bênh vực một vị linh mục ngay trong ngục tù cộng sản bất chấp mọi hậu quả,không bao giờ quên được.
Còn nữa, hình ảnh các ông sư, ông cha ngồi chồm hổm nấu nướng ngoài sân rồi ăn chung với nhau... luôn hiện ra trong những giấc mơ của tôi, dù đang sống ở Hoa Kỳ.
Tôi còn được biết Linh Mục Tống Thiện Liên (TX) đã "meo" món quà 100 mỹ kim để Welcome Thượng Tọa Thiện Tâm (hồi ngài còn ở Atlanta), khi vị sư khả ái này mới tới Mỹ.
Thử hỏi những sự thật này, mấy ai nghĩ được là đã xảy ra?
Các vị tu hành khả kính trong tù, chỉ cảm nhận tình người của nhau, không bao giờ có chuyện mất đoàn kết giữa những chiến sĩ quốc gia, vì màu sắc tôn giáo. Quý vị ấy mến thương nhau thănh khẩn khiến bạn tù đều được noi gương. Sau khi ra tù, các vị thường qua lại,  thăm hỏi nhau thân thiết từ trong cũng như ngoài Nước.
Thế mà ở đâu đó sau này, ngay trên những nước Tự Do, vẫn còn những chuyện chia rẽ giữa một số - dù rất ít - con người Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo!
Cụ Thanh Long, "Nhà Sư Của Tôi", thần thông quảng đại, hẳn đau lòng về những chuyện chia rẽ, nếu còn xảy ra trong công đồng người Việt Quốc Gia, như thế.
 
Miền Ðông  Hoa Kỳ, Cuối năm 1999
Hoàng Ngọc Liên

__._,_.___

Posted by: "Vie^.t Si~" 

Friday, January 6, 2017

ĐÀ LẠT TRƯỜNG VÕ BỊ VÀ DẤU BINH LỬA.


ĐÀ LẠT TRƯỜNG VÕ BỊ VÀ DẤU BINH LỬA.

Nguyễn Mạnh Trinh
Những năm của thập niên 70 có lẽ là những năm đẹp nhất của cuộc đời tôi. Ở tuổi mới lớn, nhìn mọi sự việc đơn giản, cái lãng mạn của tuổi trẻ đã mang sự suy nghĩ đi xa hôn thực tế cuộc sống. Lúc ấy, chiến tranh bắt đầu tàn khốc. Những người bạn cùng lớp, có đứa đã mặc quần áo lính và cũng có đứa đã nằm xuống với lá cờ vàng ba sọc dỏ trên mộ và hàng chữ "Tổ Quốc Ghi ơn".

Vào giảng đường, thi rớt một năm là vào quân trường ngay. Trong cái không khí ấy, chúng tôi đã đọc những trang bút ký chiến tranh của những người đi lính trước, để tưởng tượng ra những khổ nhọc mà sau này, khi đã bắt đầu đoạn đường chiến binh sẽ hiểu thấu. Có những bài viết, làm xúc động sâu xa. Có những câu thơ mang đến sự chia sẻ tột cùng.
Chúng tôi đọc Nguyễn Bắc Sơn. Chúng tôi đọc Phan Nhật Nam. Thấy Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi. Thấy Dấu Binh Lửa. Thấy Mùa Hè Đỏ Lửa. Thấy những người chết và những người đang lầm lũi trong khói lửa chiến tranh.


Mot goa phu VNCH khóc thuong chong anh dung den no nuoc
Những bài hát, có hình dáng chiến tranh, có khăn tang cô phụ, có hình tượng của một thời núi xương sông máu, dù phản chiến hay cổ võ chiến đấu, với lời ca từlàm nhỏ lệ chúng tôi. Thân phận con người trong cơn bão lốc như chẳng còn chút giá trị. Viết về một thời đại ấy, là kể lại những kỳ tích mà mấy chục năm sau, lớp tuổi trẻ tiếp theo lớn lên khó tưởng tượng nồi !  Dù rằng, những tác phẩm ấy chỉ nói lên một phần không toàn diện cuộc chiến. Một nửa, là dòng chữ Phan Nhật Nam, một nửa là câu văn Bảo Ninh. Bao nhiêu năm qua, thống hận đã hết nhưng đau xót vẫn còn !  Những vết thương vẫn chưa lành miệng.

Nhưng, có người nói bây giờ mà đọc bút ký chiến tranh của thời xa xưa ấy thì hơi… chậm tiến. Chiến tranh đã qua lâu lắm rồi, đã hàng nửa thế kỷ, bây giờ nhắc lại có ích gì, như hành động cứ moi mãi vào vết thương tâm của cả một dân tộc.
Viết bút ký chiến tranh, là phản ánh lập trường chính trị một cách chủ quan, chỉ là một cách nhìn của một phía và chỉ soi rọi đến một nửa chân lý mà thôi. Đọc những trang sách viết về chiến tranh, chúng ta có thể rõ ràng mường tượng vị trí chính trị. Từ Phan Nhật Nam đến Bảo Ninh, từ Trần Hoài Thư đến Trần Mạnh Hảo. Dù thời điểm sáng tác có khác, dù hoàn cảnh, môi trường có khác, chiến tuyến có khác, nhưng những giòng chữ viết của họ phần nào nói lên được tâm cảm của người lính trong bão lốc chiến tranh.

Nhưng, trên phương diện văn học sử, những tác phẩm như Dấu Binh Lửa, như Nỗi Buồn Chiến Tranh … chính là những ghi chép lại của tâm tư một thời, những ngày khốc liệt nhất của lịch sử. Khác với vai trò của một văn công tuyên truyền, họ mang cái lửa của những người tuổi trẻ sống trong một thời kỳ không thể có một quyết định nào khác hơn là cầm súng. Những người không thích chém giết mà vẫn phải lao mình vào lửa đạn !

Tôi đọc Phan Nhật Nam trong tâm cảm ấy. Dấu Binh Lửa, Dọc Đường Số 1, Mùa hè Đỏ Lửa, là những bút ký ghi lại một thời mà chúng ta đều gắng quên mà phải nhớ !  Một thời kỳ mà những suy tư đã dằn vặt lên những “con người” biết nghĩ đến phát điên lên được !  Thực tế lịch sử đã tròng tréo lên nhau hết mắc míu này đến liên hệ kia. Những thế lực ngoại quốc chi phối, những tâm cảm bức bối nhược tiểu, những con đường đi ít có ánh sáng mặt trời. Tuổi trẻ bị đẩy vào mê cung và quanh quẩn lồng lộn trong những chấn song giới hạn như trong một bẫy rập.

Hình như, bút ký chiến tranh Dấu Binh Lửa đã gây nên rất nhiều phản ứng trong giới cầm bút. Nhà thơ Đỗ Quý Toàn đã cho rằng đây là một kiệt tác viết về chiến tranh. Nhà báo Chu Tử cũng phát biểu như thế. Những dòng chữ, viết bằng máu và mồ hôi của một chiến trận có thực và những phẫn nộ có thực đã thuyết phục được người đọc. Đến nỗi, những người cầm bút phía đối nghịch bên kia như Tô Hoài và Nguyễn Tuân cũng phải nhận rằng quả thực Phan Nhật Nam đã viết tác phẩm của mình bằng máu, nhưng là một loại máu bị nhiễm độc. Và, khi chấm dứt chiến tranh, Phan Nhật Nam đã nếm biết bao nhiêu đòn thù, với những ngày biệt giam dài dằng dặc.
Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. (HÌNH ẢNH: sưu tầm)


Dù ở bất cứ một nhãn quan chính trị nào, ở những kết luận, đều chung một nhận định, chữ viết của Dấu Binh Lửa, Mùa Hè Đỏ Lửa là những dòng chữ của văn chương mang nỗi niềm của tuổi trẻ một thời đại rất là đặc biệt Việt Nam.
Trước khi là lính, Phan Nhật Nam là một sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Đà Lạt (Khoa' 18). Tôi để ý thấy ông ít tôn sùng một thần tượng nào, nhưng khi nhắc về Trường Mẹ của mình, ông đã viết với sự tôn trọng. Hơn nữa, với cả một tâm tình đằm thắm mà ông đã có từ thuở hoa niên. Những người, mà ông gọi là thầy, là niên trưởng, hay niên đệ, trong văn chương ông, đều có nét chung mang nhân bản của những mẫu người yêu đất nước và mong muốn hòa bình dù phải bắt buộc cầm súng. Những lời ông ngỏ, như những tâm sự gửi đến, để chia sẻ:

“…Tôi ở lính tám năm, năm nay 26 đi lính năm 18. Suốt tám năm của một thời lớn lên, tôi đem tặng hết cho quân đội, không phải đến bây giờ tôi thất vọng chán nản vì công danh không toại ý, cuộc sống bị ép buộc không đúng như mơ ước nên cay cú hằn học với nhà binh.
Không như vậy, tôi đi lính năm 18 tuổi vào học trường tình nguyện ra làm ông "quan một" (thieu' uy'). Chẳng có ai lôi kéo tôi vào trường ấy, tôi tự động hăng hái hãnh diện để trở thành một Sinh Viên Sĩ Quan với ý nghĩ đã chọn đúng cho mình một hướng đi, một chỗ đứng dưới ánh mặt trời mọc. Tôi có những rung động thật thành thực khi đi trong rừng thông, hương nhựa thông tỏa đặc cả một vùng đồi, sung sướng vì thấy đã đưa tuổi trẻ vào trong một thế giới có đủ mơ mộng và cứng rắn, một thế giới pha trộn những ước mơ lãng mạn hào hùng. Chuyển quân trong sương đêm, trong mây mù, ánh lửa mục tiêu của một đêm đông, trong hốc núi hoang vắng, thế giới mạo hiểm giang hồ của Jack London phảng phất đâu đây.

Tôi say mê và thích thú với những khám phá mới mẻ đó. Nắng cao nguyên trong những ngày cuối năm vàng tươi rực rỡ, đứng ở đồi nhìn xuống hồ Suối Vàng trong vắt yên lặng, người như muốn tan vỡ thành muôn ngàn mảnh nhỏ theo cơn gió bay chập chờn qua vùng đồi trùng điệp và tan đi trong nước hồ xanh ngắt…”

Không phải cảm giác và tâm tưởng ấy là của riêng tác giả Dấu Binh Lửa. Mà hình như của chung những chàng lính “sữa” quân trường VoBi Dalat. Huấn nhục không làm vơi chất lãng mạn mà còn tạo thành một truyền thống để những cực nhọc thăng hoa thành những kỷ niệm đẹp một thời.


Đà Lạt, phong cảnh hữu tình, người cũng đẹp và trời đất bốn mùa cũng có nét đẹp cách riêng. Sống ở trong môi trường ấy, óc tưởng tượng đã phát triển để thấy được cái lồng lộng vô biên của cuộc nhân sinh. Thực tế cũng có nhiều trắc trở, ngày tháng rồi sẽ kéo dài những mệt mỏi, nhưng trong rực rỡ những hy vọng vẫn là những bản hoan ca của một tuổi trẻ thanh xuân. Không phải là những bài hát mị lính rẻ tiền kiểu “anh tiền tuyến, em hậu phương” mà là những tâm tư chất ngất hùng tráng của những câu thơ hào hùng thuở nào nhắc đến một thời trăng treo vó ngựa. Phan Nhật Nam viết về những ngày ở Trường Mẹ:
“…Phải nói thật những ngày ở lính đầu tiên của tôi đầy trong sáng và đẹp đẽ. Trong sáng như giấc mơ của số tuổi 19, giấc mơ mù mờ có cánh chim trắng bay chậm rãi qua rừng thông. Nhưng đời sống nhà binh không hẳn là vậy, nó còn có sĩ quan cán bộ, có nghi lễ, có đủ những phiền toái hỗn độn mà đời sống dân sự không ai nghĩ ra được. Nên khung trời đầy sương mù bí mật ngoài khung cửa sổ hiện ra như một thách thức đối với đời sống kìm kẹp của tôi hiện tại.

Đây cũng là một thời gian thật khủng hoảng, mỗi đêm nhìn về phía thành phố đầy ánh đèn tôi không ngủ được, tưởng như có một tiếng gọi của đời sống ở bên ngoài quân ngũ đang nhắc nhở thúc dục, một đời sống thực sự tôi không có.
Từ khung cửa sổ nhìn xuống những triền đồi im lặng chạy dài trong sương mù và đằng xa ánh đèn xanh của vườn Bích Câu ma quái diễm ảo, tôi thấy rõ trong tôi có một nỗi cô đơn khủng khiếp hiện hình sừng sững. 

Những lúc ấy tôi thấy được con người thực của mình, một gã trai trẻ viễn vông, thấy rõ những cười đùa ban ngày, những buổi học, bữa ăn tập thể không ảnh hưởng gì đến con người trong tôi. Không thể có được một ý niệm về chuyên môn quân sự mà bằng tất cả mọi cách nhà trường cố nhét vào trong đầu óc. Những đội hình tác chiến, cung cách chỉ huy, chi tiết kỹ thuật về vũ khí trôi qua trí não mơ hồ như một cơn gió nhẹ.

Hai năm sống ở mái trường đó như một cơn gió phiếm du. Những giây phút thực nhất là phiên gác nửa đêm về sáng dưới ánh đèn pha của vọng gác kho đạn, tôi khám phá được một thế giới của cây cỏ đang thở, đang lớn lên, những giây phút khoảng năm giờ sáng, sau phiên gác nhìn xuống phòng sĩ quan trực, người lính kèn im lặng đưa lên môi thổi bài kèn báo thức. Và giây phút thực nhất không gì hơn suốt ngày Chủ Nhật một mình một ngựa chạy như bay vào hướng đồn Daksard. Con đường đỏ còn ướt sương đêm, trời chưa tan hẳn mù, ngựa phi như gió cuốn, ngựa đi vào trong một vùng mù đặc, rừng thông chuyển động ào ào, cả trời cao nguyên tan biến chập chờn theo vó ngựa. Kết quả sau hai năm ăn nhờ chánh phủ tôi được biến thành ông "quan một" ra trường đi binh chủng hung hãn nhất…”

Vào lửa đạn, đi qua từ những chiến trường này đến trận chiến nọ, trải qua bao nhiêu thăng trầm binh nghiệp, bao nhiêu lần thương tích, bao nhiêu lần thấy cái lý tưởng thời xưa bị vầy đạp, vẫn thấy sáng ngời những ngày tháng quân trường, vẫn thấy niềm hãnh diện xuất thân từ ngôi Trường Mẹ vẫn chưa nhạt phai.

“…Tôi ra trường năm 1963, thời gian chiến tranh bắt đầu nặng và hỗn loạn không phải chỉ thuần túy ở sự kiện chiến tranh nhưng đã bắt đầu gây mầm bùng nổ ở lòng người. Lẽ tất nhiên là sĩ quan nhà nghề, xuất thân từ quân trường mà quyền hành của khóa đàn anh không phải chỉ để thi hành kỷ luật nhưng là một ám ảnh khủng khiếp cho khóa dưới. Chỉ một cái quắc mắt của Nguyễn Xuân Phúc (Khóa 16) khi bước lên bục gỗ, hai trăm người của khóa tôi co rúm tê liệt như con nai chết trước nhãn quan khủng khiếp của con hổ. 

Một sinh viên sĩ quan Khóa 19 vì quá sợ niên trưởng nên dù trái lựu đạn đã bật kíp nhưng cũng không dám ném đi vì chưa nhận được lệnh (trong bài học ném lựu đạn tất cả các động tác đều theo lệnh) nên hậu quả trái đạn nổ trên tay.
Tôi biến thành một người lính thực thụ, trận lớn, trận nhỏ, chiến dịch hai tháng, ba tháng, dài ngắn, từ Sài Gòn trở ra Bến Hải, tôi đi đủ. Những địa danh xa xôi bất kỳ một xó xỉnh hiểm hóc nào của miền Nam nay tôi cũng có thể biết rõ một cách tường tận. 

Từ những miền quá nổi tiếng như Khe Sanh, Cồn Tiên đến những làng nhỏ từ cửa Việt đi ra: Diêm Hà Trung, Diêm Hà Nam, cái làng nhỏ cuối thung lũng sông Kim Sơn, làng Hà Tây, đèo ông Hổ đổ xuống Phù Củ ra Phù Ly, Phù Cát thẳng đến biển là núi Lồi, đầm Trà Ổ, xuống phía Nam là đầm Nước Ngọt. Lên đến Pleiku, trực thăng vận xuống phía nam biên giới Lào Việt đầu ngọn sông Ia-Drang… Đâu đâu tôi cũng đến.

Năm thứ nhất, năm thứ hai, thứ ba tôi sống thoải mái, vì đã đi đủ, nhìn đủ. Tôi cũng chấp nhận cho sự góp mặt ở chiến cuộc. Góp mặt để chấm dứt chiến tranh. Thắng bại không kể, nhưng cốt yếu là không ở ngoài, không chạy trốn trong khi bạn bè những người cùng trang lứa đang tham dự, đang ngã chết. Dù bên này hay bên kia, chết trong thù hận…”
Chỉ có người ở trong cuộc mới hiểu được nỗi nhọc nhằn của một cuộc chiến phi lý. Ngoài tiền tuyến hy sinh, trong khi hậu phương thì bị phá nát bởi những tên vô trách nhiệm không một chút ý thức nào về dân tộc và quốc gia.

Có những người trước khi vào lính là những sinh viên hay biểu tình tranh đấu nhưng khi gia nhập quân ngũ lại cảm thấy giận dữ khi máu xương và mồ hôi của mình và đồng ngũ mình bị phí phạm một cách cực kỳ vô ích. Cũng như, có những người lính, sau nhiệm vụ của mình, đã cầm bút như một cách thế để nói lên nỗi niềm tâm sự của mình.
Thú thực tôi cũng không tâm đắc mấy với những ngôn từ như nhà thơ lính, nhà văn lính. Ở một thời kỳ mà tất cả sinh lực, tất cả những tinh hoa của đất nước đều dồn hết vào quân đội thì chữ lính đi sau có phải là thừa thãi không? Nhà văn, nhà thơ là đủ rồi, hà tất còn phải thêm chữ lính làm gì? Đâu có phải đó là dấu mộc của tấm giấy chứng nhận tại ngũ để trình cho cảnh sát đứng gác đường xét hỏi… Thời chiến tranh, mọi người phải hoàn tất nhiệm vụ của mình với đất nước, với xã hội mình đang sống.

Tôi nghĩ đến cái mộng ước của Ðại Tá Trần Ngọc Huyến, chỉ huy trưởng trường Võ Bị Đà Lạt một thời. Ông muốn hình thành một lớp quý tộc mặc quân phục với tiêu chuẩn văn võ toàn tài. Từ bước đầu rèn luyện ở quân trường, không phải chỉ là những kiến thức về quân sự, về chuyên môn, mà còn cả những phương cách để học làm người nữa. Một mẫu người kiểu mẫu cho một thời đại. Bằng mọi cách, với tất cả nỗ lực ông kiến tạo một tiêu chuẩn mẫu mực mới cho phong cách và chân dung một sĩ quan hiện dịch.
Tiếc là thời gian đã không đủ để có một trắc nghiệm chính xác. Nhưng, từ những người con xuất thân từ Trường Mẹ, họ đã không làm phụ lòng những mộng ước mong mỏi trên. Địa linh thì có nhân kiệt. Đỉnh Lâm Viên vòi vọi cao nhưng không phải là chẳng thể vượt qua !

Bây giờ, đọc những trang sách, lại thấy phảng phất đâu đây mùi nhựa thông buổi sáng hay mầu hoa quì vàng làm ngây ngất lòng người. Cái sương mù bây giờ ở xứ người có làm nhớ đến màn sương mù đặc của Phan Nhật Nam thuở trước ?  Ai làm người lính gác đêm, nhìn thành phố mờ tỏ ánh đèn có thấy xao xuyến nỗi nhớ mong nào đó ?  Kỷ niệm sẽ rất đẹp, khi lúc ta đang tuổi xuân, lòng bừng bừng men rượu của cuộc sống sắp đến.

Đà Lạt, nơi có những người lính alpha đỏ trên vai, và những cô gái nữ sinh Bùi Thị Xuân, Couvent des Oiseaux, … đầy e ấp. Ở đó có những mối tình đẹp nhưng cũng có những cuộc chia tay buồn bã. Hoa mimosa, hoa anh đào, hoa quì`có một buổi nào nở rộ ?  Những người lính, lên đường mang giấc mộng của mình đi đến chiến trường, nơi trăng treo vó ngựa, nơi sinh tử mịt mù.
Và với Phan Nhật Nam, trong câu chuyện kể hoài không đủ, viết ngàn chương thiếu một tờ, biết đâu, về sau, những lớp con trẻ lớn lên đã thấy được những cảnh ngộ của cha ông trong một thời lịch sử có quá nhiều phức tạp…
Nguyễn Mạnh Trinh .

* Nguồn Phố Núi Pleiku

Phố Núi Pleiku

Joomla! - the dynamic portal engine and content management system

__._,_.___

Posted by: Quang Nguyen 

Thursday, January 5, 2017

Báo thiếu nhi Sài Gòn trong ký ức

Báo thiếu nhi Sài Gòn trong ký ức

Image result for Báo thiếu nhi Sài Gòn trong ký ức
Qua những trang báo dành cho độc giả thiếu nhi như Tuổi Xanh, Tuổi Hoa, Thiếu Nhi, Thằng Bờm... thế hệ tôi, những cậu học trò ở Đà Nẵng cũng đã ít nhiều hình dung ra Sài Gòn từ năm tháng ấy.

Những tờ báo gắn liền với tuổi thơ
Khoảng thập niên 1960, khi đang học tiểu học, ở nhà tôi có mua thường kỳ tờ báo Tuổi Xanh, tòa soạn trong Chợ Lớn; Chủ nhiệm Trần Quang Khải, Thư ký tòa soạn Bảo Vân, ban biên tập còn có các nhà giáo quen thuộc như Hà Mai Anh, Bùi Văn Bảo, Nguyễn Khắc Lộc…

Đến lúc lên trung học, tôi mới thật sự “gắn bó” với Sài Gòn. Nói như thế vì năm học lớp 8, lần đầu tiên tôi được in thơ trên báo Thiếu Nhi. Có lẽ suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên “159 Thiệu Trị, Phú Nhuận, Sài Gòn, ĐT: 42152”. Đó là địa chỉ tòa soạn của tờ báo mà ông chủ Nhà sách Khai Trí Nguyễn Hùng Trương là chủ nhiệm, nhà văn Nhật Tiến làm chủ bút. Địa chỉ ấy, tôi đã nhiều lần nắn nót ghi trên bì thư khi gửi thơ, văn cộng tác. Rồi thỉnh thoảng có đôi lần được đăng. Sướng đứt đuôi con nòng nọc.

Nhân đây nói luôn, các “mầm non văn nghệ” mà bây giờ đã “thành danh”, thời đó thường ký bút danh rất “oách”, như Nguyễn Nhật Ánh ký Hoài Mộng Diễm Thư, Nguyễn Thái Dương ký Nguyễn Mặt Trời, Phạm Sỹ Sáu ký Ngy Xuân Sơn, Nguyễn Văn Nhân ký Bạc Hà, Phan Vân Sơn ký Mừng Hoang Vu, còn tôi ký Thiên Bất Hủ… Nhà thơ Đoàn Vị Thượng lại ký tên thật Trần Quang Đoàn, còn nhà văn Khôi Vũ, ngay từ hồi đó đã “ngon lành” lắm rồi, vì anh phụ trách chuyên mục Khu vườn hạnh phúc trên báo Tuổi Hoa với tên thật Nguyễn Thái Hải. Nhắc lại để thấy, có nhiều thế hệ viết lách ở miền Trung đã tạo dựng “cơ nghiệp” ban đầu là từ các báo ấn hành tại Sài Gòn.

Một trong những điều khiến chúng tôi một thời say mê, là sự xuất hiện của nhiều cây bút nặng lòng với giáo dục, mà khi nhìn thấy tên của họ là các bậc phụ huynh yên tâm. Đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn đọc lại Thư chủ nhiệm do ông Nguyễn Hùng Trương in trên mỗi kỳ báo Thiếu Nhi. Đó là các bài viết về sống đẹp, ý thức công dân, kỹ năng sống… thông qua những câu chuyện triết lý nhẹ nhàng, tương tự như loại sách Hạt giống tâm hồn hiện nay. Rồi lại náo nức với tiểu thuyết phơi-dơ-tông (feuilleton) đăng từng kỳ như Tiếng hú trên đỉnh non Chà Hóc (Vũ Hạnh), Khi ông cậu quý bị đắm tàu (Minh Quân)… và nhất là Thuở mơ làm văn sĩ (Nhật Tiến). Chính các tác phẩm này đã dẫn dắt thế hệ tôi thêm sự quyết liệt khi… “dấn thân vào văn chương”. Bên cạnh đó, còn là các chuyên mục như Tay ngọc bên bếp hồng, Ảo thuật, Khéo tay, Thủ công, Sáng tác của em, Cuộc thi sáng tác, Vui cười…

Phải nói thêm sự yêu thích ấy còn là vì tranh bìa in ốp sét (offset) rất đẹp. Thời đó, họa sĩ Vi Vi “làm mưa làm gió” trên nhiều trang bìa của các báo thiếu nhi. Sức lao động của ông thật khủng khiếp. Tuần nào cũng có tranh bìa mới. Và thêm nữa là họa sĩ Nguyễn Tài cũng “hớp hồn” bọn tôi qua các truyện tranh dài kỳ như Mười ngày trên đảo Rồng, Cùng đi với tử thần, Tí Ti qua ống kính bác Sáu Râu… Riêng tờ báo Tuổi Hoa còn thực hiện tủ sách với 3 loại truyện dài theo chủ đề: Hoa Đỏ (phiêu lưu mạo hiểm, trinh thám), Hoa Xanh (tình cảm nhẹ nhàng về gia đình, bạn bè), Hoa Tím (dành cho lứa tuổi 16 - 18). Các cây bút thường hay viết cho tủ sách này là Hoàng Đăng Cấp, Thùy An, Quyên Di, Mỹ Lan, Nguyễn Thái Hải, Nguyễn Trường Sơn…

Sách bán “xon” ở sài gòn
Còn nhớ, những tờ báo như Thằng Bờm, Thiếu Nhi đều thành lập những Thi văn đoàn, Bút nhóm nhằm quy tụ độc giả nhí tại các tỉnh, thành nơi đó cùng sinh hoạt chung. Ở Đà Nẵng, chúng tôi họp mặt vào mỗi sáng chủ nhật hằng tuần tại Nghĩa Trủng. Đồng phục đi sinh hoạt là quần xanh, áo trắng có phù hiệu trường, lớp đang theo học. Đôi lúc, các anh phụ trách tổ chức đi cắm trại nơi xa, đốt lửa trại, chơi mật mã… Sinh hoạt cộng đồng này diễn ra đều đặn, có quy củ. Phải nói thế hệ trẻ con chúng tôi trưởng thành và yêu thơ văn là từ đấy.

Làm sao có thể quên lúc báo Thiếu Nhi tổ chức thì làm “bích báo” tức “báo tường” dành cho Gia đình Thiếu Nhi ở các địa phương cùng tham gia. Quà thưởng ngày ấy, từ Sài Gòn gửi về cho chúng tôi là các tác phẩm thuộc Tủ sách Tuổi Thơ do Nhà sách Khai Trí tài trợ. Nhờ đó, chúng tôi đã được đọc Dinh Thầy (Phan Du), Thần điểu và hoa hồng (Thẩm Thệ Hà), Cái quai chèo (Nguyễn Văn Xuân), Người bạn mới (Nhật Tiến), Trung thu của bác đèn xếp (Lê Tất Điều)… Loại sách này mỏng, giấy đẹp, chỉ vài chục trang in, tương tự như loại Tủ sách Vàng của NXB Kim Đồng hiện nay.

Đến năm 1974, tôi quyết liệt phải vào Sài Gòn cho bằng được. Các anh phụ trách Gia đình Thiếu Nhi ở Đà Nẵng lúc đó chỉ mới học lớp 12 đã mua vé của Hãng xe đò Phi Long - Tiến Lực dẫn các cậu nhóc chúng tôi “hành phương Nam”. Phải đi để thỏa mơ ước mãnh liệt vì thèm khát phải biết Sài Gòn, do ma lực, hấp dẫn của vùng đất này mà mình chỉ mới biết qua các trang báo.

Nhất là bấy giờ, trên báo Thiếu Nhi có in bài Một vòng thị trường sách bán xon trên vỉa hè Sài Gòn của Bách Khoa. Càng đọc càng xốn xang, càng thèm thuồng bởi cái đoạn này: “Trung tâm của thị trường sách xon là lề đường Công Lý, khúc ngã tư Lê Lợi đến gần ngã tư Hàm Nghi. 

Một rừng sách báo tràn ngập hai bên vỉa hè: sách bày la liệt dưới đất, sách nằm ngổn ngang trên sạp gỗ đóng sơ sài, sách dựng hai bên bờ tường, sách nằm trong thùng sữa, sách chất thành đống, cao thành ngọn dưới gốc cây, bên miệng cống, không mái che, không thảm lót, sách chen chúc với chỗ đậu xe hơi, lấn át nơi dựng xe máy, choán cả đường đi của mọi người chen chúc. Lạc vào đây, người ta ngợp mắt vì sách, lách qua sách mà đi, giẫm lên sách mà lấn tới, bò lổm ngổm trên từng đống sách để bới, để tìm, gặp những cuốn không vừa ý thì liệng đại xuống rồi lại bới nữa, tìm nữa… dưới ánh nắng gay gắt như đổ lửa hay dưới bầu trời vần vũ đe dọa của cơn mưa. Những ai thích sách, yêu sách, ít tiền mà vẫn muốn có sách cất giữ, không thể ghé một lần. 

Đối với dân mọt sách, đã từng bỏ ra cả ngàn bạc mua một quyển sách mỏng teo trong tiệm sách, hẳn thấy giá cả sách ở đây quả là một… thiên đường” (báo Thiếu Nhi số 96 ngày 1.7.1973).
Thật hạnh phúc, một cậu học trò tỉnh lẻ năm học lớp 9 là tôi đã được đặt chân đến “thiên đàng” ấy. Và vẫn còn giữ lại ký ức tươi đẹp từ năm tháng tuổi thơ trong trẻo và đáng yêu.
Lê Minh Quốc
__._,_.___

Posted by: Lucky Ride 

Giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ____TT Ngô Đình Diệm Không Cần Đươc Khen


Dưới thi TT Dim , kinh tế min Nam tiến mnh , đng đu Đông Nam Á . Thi đó ai hc đa lý Vit S đu biết min đng bng sông Cu Long là va lúa ln nht thế gii , cò bay thng cánh . Chúng ta thường cu đói nước Xiêm La nghèo kh , ( nay là Thái Lan )  .
  Vi
c cu giúp dân Tây Tng đói kém thi 59-60 là mt vic làm d dàng ngay c đi vi mt người dân trù phú min Nam ,  Tng Thng Dim  không cn Đươc Khen .
. Làm vic nhân đo thì tùy lương tâm , không cn phi có Đc Đt Lai Lt Ma hay chính ph n Đ xác nhn .



TT Ngô Đình Dim
đã t
ng giúp go cho dân Tây Tng t nn ti n Đ ?







Vài tháng trước trên internet xuất hiện bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH” với nội dung chính:

“Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động. Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng.

Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng Ngài. Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông.

Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm. Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.

May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam… Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất”.

Vài hôm sau tôi nhận bài viết phản bác bài viết trên với cái tựa khá dài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ”” của tác giả Nguyễn Kha. Tác giả dành khá nhiều công sức để tìm kiếm gần như tất cả các phương tiện truyền thông thông dụng, từ google cho đến các trang web Tây Tạng và nhất là nghe kỹ youtube thu lại buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở chùa Viên Giác.

Theo tác giả Nguyễn Kha, ngoài ba lần nhắc đến Việt Nam trong chiến tranh, trong toàn bộ buổi thuyết pháp “Đức Dalai Lama đã không còn đả động gì đến Việt Nam nữa. Nhất là Ngài HOÀN TOÀN KHÔNG NÓI MỘT TIẾNG “PRESIDENT DIEM” HAY MỘT TIẾNG “RICE DONATION” NÀO CẢ. Do đó, dĩ nhiên là không có câu chuyện hoang đường “Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm” đã “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.” như “Chị Hoa Lan” đã gian trá phịa ra”.

Một lần, bạn tôi, Luật sư Nguyễn Xuân Phước ở Dallas gọi để thảo luận về chuyện “TT Ngô Đình Diệm tặng gạo cho dân Tây Tạng” này. Tôi nói với anh, trên quan điểm chính trị và nhân đạo, tôi tin là có nhưng thú thật tôi không chứng minh được bằng tài liệu nào. Biết tôi sắp đi Đức, anh Phước dặn tôi để đích thân nhờ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Hannover xác nhận dùm chuyện “hàng tấn gạo” này. Tôi hứa sẽ bạch với thầy.

Tôi đến Hannover chiều thứ Năm tuần trước. Lần đầu đến viếng chùa Viên Giác, nhưng về tình cảm, với tôi đây là chuyến trở về. Viên Giác Hannover không có bóng đa già và những mùa thu ngập lá như Viên Giác Hội An. Viên Giác Hannover không có thằng bé ngồi nhìn bóng trăng soi trên sân gạch mà nhớ đến mẹ mình trong những đêm rằm Vu Lan tháng Bảy như Viên Giác Hội An. Cây đa già đã chết, thằng bé đã đi xa nhưng ký ức của một phần đời cô đơn nhất vẫn còn nguyên vẹn trong tâm hồn nó.

Sau những chuyện riêng tư, thăm hỏi sức khỏe, tôi bạch với Hòa thượng Thích Như Điển trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm chùa Viên Giác hôm 20 tháng 9, 2013, khi ngài thuyết pháp, khi ngài trò chuyện, khi ngài nói trong chương trình, khi ngài thăm hỏi ngoài chương trình, có bao giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến việc “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” không?

Hòa thượng Như Điển xác định “Không”.

Nhưng rồi hòa thượng nói tiếp, sau khi đọc bài viết chính hòa thượng cũng thắc mắc về chuyện “hàng tấn gạo” và bảo các đệ tử, trong đó có nhiều người tu học tại Ấn Độ truy cứu tài liệu để tìm xem nếu Việt Nam Cộng Hòa đã từng viện trợ gạo cho nhân dân Tây Tạng. Ngày 7 tháng 8 vừa qua, hòa thượng nhận được kết quả truy cứu.


Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã hai lần tặng gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng





Hoà Thượng Như Điển trước chùa Viên Giác, Đức



Tài liệu xác nhận Việt Nam Cộng Hòa đã có cứu trợ gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn, và không chỉ cứu trợ “hàng tấn gạo”, vài chục tấn mà đã gởi hai lần tổng cộng một ngàn năm trăm tấn gạo qua trung gian chính phủ Ấn. Hòa thượng chuyển cho tôi nguyên văn tài liệu và cả đường link dẫn đến tài liệu. Ngài cũng khuyến khích tôi dịch các đoạn liên hệ đến Việt Nam để phổ biến cho công chúng.

“Sự thật cần phải làm sáng tỏ”, thầy dặn tôi như thế.

Tôi thật có duyên với câu chuyện “hàng tấn gạo” này vì người đón gia đình tôi ở phi trường và cả nhà ga Berlin lại là chị Hoa Lan. Chúng tôi không biết nhau trước. Chị ở Berlin nên Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác nhờ chị đón chúng tôi ở phi trường, đưa sang nhà ga đi Hannover và đón chúng tôi khi về lại Berlin. Khi chị đón tôi ở nhà ga Berlin, trên đường về khách sạn, tôi hỏi có phải chính chị đã nghe đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không?

Chị Hoa Lan trả lời “Không”.

Chị Hoa Lan cũng không biết ai đã dùng tên chị để đưa vào bài viết. Vì tôi đã được hòa thượng xác nhận bằng tài liệu chính thức của chính phủ Ấn nên việc chị Hoa Lan có nói hay không, không còn là chuyện quan trọng.

Giá trị của tài liệu

Tài liệu do Hòa thượng Như Điển chuyển dày 116 trang do Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách và Quốc Hội Tây Tạng (Tibetan Parliamentary and Policy Research Centre) công bố năm 2006. Trung tâm đặt văn phòng tại H-10, 2nd Floor, Lajpat Nagar – III, New Delhi – 110024, INDIA.

Đây là tổng kết các biên bản ghi lại các buổi phỏng vấn các lãnh đạo trong chính phủ Ấn Độ. Những người được phỏng vấn có Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru, Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon, Bộ trưởng Thương mại Shri D.P. Karmarkar, Thứ trưởng Ngoại Giao Shri A.K. Chanda, Bộ trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Shri T.T. Krishnamachari và nhiều viên chức cao cấp khác có liên hệ đến tiến trình định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn từ năm 1952 đến năm 2005.

Phỏng vấn Thủ tướng Nehru

Ngày 19 tháng 12 năm 1960, người phỏng vấn tên Shri Harihar Patel hỏi Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru:

“Thủ tướng vui lòng cho biết tên các quốc gia, cơ quan cứu trợ tư có liên hệ đến công việc cứu giúp và định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn và số lượng cũng như tên các trại do các cơ quan đó điều hành tại Ấn, Sikkim và Bhutan?”

Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru:

“Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tỵ nạn Tây Tạng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo”.

Các cơ quan thiện nguyện tư cung cấp thức ăn, áo quần, thuốc men v.v. gồm có:

(1) Co-operative for American Relief Everywhere;
(2) American Emergency Committee for Tibetan Refugees;
(3) Catholic Relief Services in India;
(4) National Christian Council of India;
(5) World Veterans’ Federation;
(6) Indian Red Cross Society;
(7) Junior Chamber International;
(8) The Buddhist Society of Thailand.
Không có một trại tỵ nạn nào được đặt dưới sự điều hành bởi các cơ quan từ thiện ngoại quốc.”


Phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon

Ngày 30 tháng Tư, 1962, người phỏng vấn tên Shri N. Sri Rama Reddy phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon:

“Thủ tưởng có vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã đề nghị tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”.

Bộ trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon đáp “Đúng vậy, thưa ông”.

Như vậy, việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ một lần mà hai lần và cũng không chỉ vài ngàn mà hàng trăm ngàn tấn gạo là chuyện thật.

Người xác nhận nghĩa cử cao quý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không phải là một viên chức cấp thấp chăm lo công việc cứu trợ hay một phóng viên báo chí góp nhặt tin tức đó đây mà chính từ lời phát ngôn trang trọng của cố Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru, người có thẩm quyền cao nhất của chính phủ Ấn và cũng là nhà kiến trúc nên quốc gia dân chủ Ấn Độ hiện đại ngày nay.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng gạo cả hai lần đều qua trung gian của chính phủ Ấn và các trại tỵ nạn Tây Tạng ngày đó như Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru xác nhận, đều đặt dưới quyền điều hành của các cơ quan xã hội Ấn nên đức Đạt Lai Lạt Ma có thể không biết.

Lý do không “hoang đường” mà rất đơn giản và dễ hiểu

Về mặt nhân đạo, việc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng gạo cho nhân dân Tây Tạng phát xuất từ tình người. TT Ngô Đình Diệm đâu cần phải vượt qua hàng rào tôn giáo như người viết bài gán ghép cho cố tổng thống. TT Ngô Đình Diệm cũng không phải “âm thầm” giúp đở chỉ vì ngài là “Tổng Thống Công Giáo” mà lại giúp đở “những người Phật Giáo Tây Tạng”. Đạo Công Giáo chẳng những không cấm cản mà còn khuyến khích con cái Chúa giúp đỡ những người khó khăn, đói khát, chịu đựng không cùng tôn giáo. Hình ảnh Mẹ Teresa sẽ mãi mãi như ánh trăng thương yêu soi sáng sông Hằng Hindu Ấn Độ. Hàng triệu người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau 1975 đã vượt qua được chặng đường đầu đầy khó khăn phần lớn cũng nhờ vào bàn tay cứu giúp của những người không cùng tôn giáo.

Về mặt chính trị, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm chắc chắn biết rằng Việt Nam Cộng Hòa và Tây Tạng có nhiều điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử và địa lý chính trị. Hai dân tộc từng chịu đựng dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, hai quốc gia nhỏ chịu số phận vùng trái độn sát biên giới Trung Cộng, hai cuộc di dân tìm tự do trong đói khát, chịu đựng, viện trợ gạo, do đó, là một cách để thế giới thấy rằng Việt Nam Cộng Hòa luôn đứng về phía những người cùng chiến tuyến tự do. Tổng thống Ngô Đình Diệm không làm việc đó trong “âm thầm” mà đã chính thức thông báo cho Thủ tướng Ấn Độ Shri Jawaharlal Nehru biết và được thủ tướng vui mừng đón nhận.

Ngày nay rất nhiều quốc gia có cảm tình với Tây Tạng nhưng trong thời điểm 1960 chỉ vỏn vẹn bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam Cộng Hòa đã đóng góp trực tiếp vào việc cứu trợ dân tỵ nạn Tây Tạng. Và trong số bốn quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa có thể là nước nghèo nhất về của cải nhưng giàu hơn nhiều cường quốc về lòng nhân đạo.

Hai lý do đó chẳng “hoang đường” nhưng rất đơn giản và dễ hiểu mà vị lãnh đạo một quốc gia cùng số phận với Tây Tạng hẳn phải biết.

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm có đức tính sống cao cả hơn và có một tâm hồn trong sáng hơn nhiều người đang “ca tụng” hay “vinh danh” ngài. Nếu biết kính trọng, hãy để ngài là cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, đừng cô lập ngài thành một vị “Tổng Thống Công Giáo”. Lịch sử để lại nhiều vết thương đau nhưng không có vết thương đau nào là của riêng Công Giáo hay Phật Giáo mà là vết thương đau của dân tộc.

Phản bác bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH”, tác giả của bài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ” cũng chẳng xây dựng hay tích cực gì hơn. Thái độ hiềm khích, hằn học thể hiện ngay trong cách dùng từ, đặt tựa.

Không thể đánh giá một con người đã sống, một biến cố đã xảy ra hơn nửa thế kỷ bằng tiêu chuẩn ngày nay. Phương pháp đó thiếu đặc tính khách quan và lịch sử. Dân chủ là một tiến trình từ thấp đến cao, từ non trẻ đến trưởng thành chứ không phải là một sản phẩm được chế tạo theo một công thức, mẫu mực nhất định hay được nhập từ một quốc gia nào.

Nền dân chủ Mỹ trả giá bằng sinh mạng của sáu trăm ngàn người lính hai miền trong năm năm nội chiến. Nền dân chủ Nam Hàn cũng phải chịu đựng ám sát, đảo chính, độc tài, tham nhũng trước khi trở thành một trong G20 của thế giới ngày nay.

Việt Nam Cộng Hòa, sau hiệp định Geneva, từ một thường dân cho đến nguyên thủ quốc gia đều bắt đầu hành trình dân chủ đầy gai góc bằng hai bàn tay trắng, vừa học vừa hành trong máu và nước mắt. Không ai muốn nhưng đã để lại những hố sâu, những vết nứt trên đường đi của các thế hệ hôm nay. Một người Việt Nam có trách nhiệm, nếu không giúp lấp lại những cách ngăn, không giúp xoa dịu nỗi đau, không giúp bắt một nhịp cầu cảm thông thì cũng không nên đào sâu thêm hố hận thù, chia rẽ trong lòng một dân tộc đang quá khao khát thương yêu và đoàn kết.

***
Tham khảo:
Indian Parliament on the issue of Tibet RAJYA SABHA DEBATES 1952 -2005
(_http://www.tpprc.org/publication/rajya_sabha_debates_on_tibet-2006.pdf)


Prague, chiều 26-8-2014
© Trần Trung Đạo
© Đàn Chim Việt
























__._,_.___

Posted by: le huong 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List