QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, October 26, 2017

Cái Chết Của TT Ngô Đình Diệm: Một món nợ lịch sử -


Trình Độ Ngoại Ngữ Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Vỹ Nhân Của Thế Giới


Trình Độ Ngoại Ngữ Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Vỹ Nhân Của Thế Giới

Trình Độ Ngoại Ngữ Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Vỹ Nhân Của Thế Giới Trình độ , trinh do , ngoại ngữ , ngoai ngu...

Cái Chết Của TT Ngô Đình Diệm: Một món nợ lịch sử -
Chu Mỹ Dung
image 
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Vị sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam
 
I- Công Lao của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đối với Quốc Gia Việt Nam
Vì sao cái chết của TT Ngô Đình Diệm lại là một món nợ của lịch sử?
Vì đó là món nợ “quốc gia hưng vong” mà những kẻ giết người, những kẻ đã và còn đang thỏa mãn với hành động phi pháp này, cũng như những kẻ đã phỉ báng ông bằng những tội ác mà ông chưa từng bao giờ làm, phải nợ dân tộc Việt Nam một trang sử oan nghiệt: đó là vì mất ông mà quốc gia Việt Nam đã bị cộng sản thôn tính, dẫn đến con đường Bắc Thuộc Hán hóa như ngày hôm nay.
<!>
Một cách đơn giản những kẻ giết người họ phải nợ quốc gia dân tộc vì họ đã giết nguyên thủ quốc gia trong tình trạng đất nước đang dầu sôi lửa bỏng cần sự dìu dắt của ông.
Nói một cách khác những kẻ giết ông và những kẻ đã hả hê về cái tội ác này đã “chặt đầu Việt Nam”, theo như cách nói của bà Ngô Đình Nhu. Còn nói theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì “Thus, as the nine-year rule of Diem came to a bloody end, our complicity in his overthrow heightened our responsibilities and our commitment in an essentially leaderless Vietnam” . (Pentagon Papers viii). . Chín năm cầm quyền của Diệm chấm dứt trong máu, sự đồng lõa của chúng ta trong việc lật đổ ông ta đã làm tăng thêm trách nhiệm cũng như sự trói buộc của chúng ta vào trong một đất nước Việt Nam hoàn toàn không có lãnh đạo.
Hồi tưởng lại giai đoạn bi thảm đó, toà án nhân dân Phật Giáo Tranh Đấu gồm những nhà sư và các đội “Phật Tử Quyết Tử” đã đi khắp nơi và đã cuồng nhiệt gào thét các khẩu hiệu “Phật Giáo bị bách hại” “Đàn áp quý thầy” “Độc tài gia đình trị” “Mật vụ Nhu Diệm” “Diệm mà không Diệm”mà không cần phải đưa ra một bằng cớ nào cả. Chỉ cần nói có tội là đủ có tội!
Cụ thể người ta đã đấu tố chính quyền VNCH như sau: Hòa Thượng Hội Chủ Phật Giáo Thích Tịnh Khiết đã bị giết, hằng trăm Phật tử đã bị chính quyền dìm chết dưới sông Sài gòn, nhiều ni cô đã bị mổ bụng, và chùa Xá Lợi đã bị đốt cháy,các nhà sư đã bị ném từ trên các tầng lầu cao xuống vào đêm Thiết quân luật 20/8/1963 khi lực lượng quân đội của chính quyền Tổng Thống Diệm mở cuộc hành quân lục soát chùa Xá Lợi.
Thậm chí Phái Đoàn cũng đã tìm gặp được một số nhà sư lãnh đạo Phật Giáo và thanh niên phật tử mà theo những báo cáo trước đây mà phái đoàn đã nhận được rằng những người nầy đã bị chính quyền của Tổng Thống Diệm giết chết, nay hóa ra đó chỉ là những báo cáo khống, không đúng sự thật.” (Báo cáo của Đại Sứ Volio phái đoàn điều tra LiênHiệp Quốc)
Tóm lại, ông hoàn toàn vô tội, nhưng người ta đã giết ông và vu cho ông cái tội đó. Vì vậy nếu nói rằng chỉ có ở Miền Bắc mới có đấu tố mà Miền Nam không có, điều này xem ra không đúng.
Miền Nam cũng có đấu tố. Nguyên thủ quốc gia và Cố Vấn bị thảm sát ngày 2/11/1963, hai nạn nhân nữa đã bị hành quyết vào cùng một ngày 9/5/1964, các ông Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn, một nạn nhân nữa cũng đang chờ đợi đem ra pháp trường xử bắn, ông Đặng Sĩ, và hàng ngàn những mảnh đời đã bị đào tận gốc trốc tận rễ nơi chốn lao tù vì can tội “tay sai” của cái chính quyền “Nhu Diệm dàn áp Phật Giáo” đó
Tuy nhiên, không bàn tay nào có thể che nổi mặt trời. Năm mươi năm đã trôi qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn là Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà câu nói của TT Tưởng Giới Thạch “Một trăm năm nữa thì Việt Nam cũng không thể tìm được một người như Tổng Thống Ngô Đình Diệm” và câu nói của Tổng Thống Eisenhower “He’s a miracle man” là một hằng số không gì thay đổi được.
Nhân 50 năm ngày thác oan của Tổng Thống, xin được nhắc lại đôi dòng về ông
I- Thân thế, tiểu sử và nhân sinh quan của TT Ngô Đình Diệm:
Khi nói về TT Ngô Đình Diệm, nét điển hình mà người ta thấy được ở ông đó là một nhà nho trí thức nhưng lại theo tây học, dòng dõi quan quyền khoa bảng và một nhân cách liêm chính quân tử, một nhân vật chính trị thông minh kiệt xuất với tư tưởng chống cộng triệt để. Một cây trúc của quan niệm Á Đông




Cá nhân TT Ngô Đình Diệm là sự thể hiện đồng thời của cả ba triết lý Nho Giáo, Thiên Chúa Giáo và triết lý Đông Phương. Nền tảng Nho Giáo đã tạo cho cá nhân ông cách hành xử khắc kỹ, quân tử, Thiên Chúa Giáo đã đem đến cho ông đức bác ái, bao dung công chính, và triết lý văn minh phương tây đã đem đến cho ông kiến thức cấp tiến và cởi mở về tự do dân chủ. Và bao trùm lên tất cả các nền giáo dục Đông Tây mà ông đã được may mắn lãnh hội, đó là thượng đế đã ban cho ông tư chất thông minh và tấm lòng ái quốc yêu dân mãnh liệt
Nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có thể tóm tắt bằng câu nói của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, cháu ngài, khi nói với cậu mình với đức khâm sứ Tòa Thánh như sau như sau: Cậu Diệm của con là một người hoàn hảo
Những tài liệu của chính thức của VNCH ghi rằng ông sinh ngày 3 tháng 1năm 1901 tại Phước Quả, Thừa Thiên. Nguồn tuyên truyền nói rằng ông sinh tại Quảng Bình năm 1897 vì là con của vợ thứ cụ Ngô Đình Khả, nhưng không cho biết vợ thứ là ai, và sinh trước ĐGM Ngô Đình Thục. Nguồn tuyên truyền này có quá nhiều điểm vô lý. Trên thực tế Đức Giám Mục Ngô Đình Thục trông già dặn hơn TT Ngô Đình Diệm rất nhiều. Tóm lại qua sự việc về ngày sinh của ông, cho thấy người ta đã không từ nan bất cứ những gì để bôi nhọ ông
Là con trai thứ 4 trong một gia đình có truyền thống chính trị, nổi tiếng về lòng yêu nước và chống cộng triệt: ông anh cả Ngô Đình Khôi tổng đốc Quảng Nam và con là Ngô Đình Huân cả hai đã bị cộng sản giết, Ngô Đình Luyện đại sứ VNCH tại Anh, Ngô Đình Cẩn linh hồn thực sự của lực lượng tình báo Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung. Trong gia đình, Tổng thống Ngô Đình Diệm là người con tài ba đức độ nhất của Đại Thần Ngô Đình Khả. Ngoài thân phụ ra, ông còn chịu ảnh hưởng bởi dưỡng phụ Nguyễn Hữu Bài cũng là một nhà Nho ái quốc, đức độ uyên bác Đông Tây như cụ Ngô Đình Khả
TT Ngô Đình Diệm tư chất rất thông minh: 16 tuổi đổ nhì Thành Chung, 17 tuổi được mời dạy Quốc Tử Giám và 18 tuổi vào học trường Hậu Bổ ( tương đương với Quốc Gia Hanh Chánh) năm 21 đổ thủ khoa. Ông đặc biệt xuất sắc trong các môn học về hành chánh, luật pháp và chính trị . Ngay sau tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Quảng Điền Huế, Hải Lăng Quảng Trị. Bảy năm sau, 29 tuổi, ông được bổ làm Tuần Phủ Ninh Thuận và Bình Thuận, tức là tỉnh trưởng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Ninh Thuận và Bình Thuận có đời sống kinh tế khả quan, có chiến lược cụ thể đối phó với sự tuyên truyền của cộng sản và phá vỡ nhiều mạng lưới nằm vùng. Uy tín này lan đến triều đình cho nên năm 31 tuổi ông được mời làm thượng thư Bộ Lại, tương đương với chức Thủ Tướng Chính Phủ. Năm 33 tuổi ông được mời kiêm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký hội đồng Hỗn Hợp Việt Pháp.
-Với chức vụ quan trọng bậc nhất quốc gia này, ông đòi hỏi nhiều quyền lợi cho đất nước. Ông yêu cầu người Pháp thực thi việc thống nhất đất nước bằng việc sát nhập Trung Kỳ và Bắc Kỳ , thực hiện dân chủ bằng cách cho phép Viện Dân Biểu được lo những vấn đề quốc sự giống như Quốc Hội. Nhưng đề nghị của ông không được Toàn Quyền Pasquier chấp thuận. Thấy việc tham chính của mình không thể đem lại lợi ích cho đất nước, ông xin từ chức Thượng Thư, chọn con đường làm thường dân để phục vụ đất nước theo cách riêng của ông, năm đó ông chỉ 33 tuổi.
Hành động từ quan này làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ PhápĐiều này chứng minh rằng ngay khi còn rất trẻ, ông đã là người không hề màng danh lợi. Nó cũng bẽ gãy luận điệu của những kẻ bất tài không được ông sử dụng đem lòng oán hận luôn rêu rao rằng ông độc tài tham quyền cố vị. Với tiết tháo xem thường danh lợi như vậy, những ai đến bây giờ còn cho rằng Tổng Thống là một người độc tài gia đình trị thì rõ ràng họ chỉ là những kẻ vu khống và muốn sửa đổi lịch sử, nhưng tiếc rằng họ chẳng bao giờ có khả năng làm điều đó.
Thâm tâm ông, con đường phục vụ quốc gia qua chức vụ Thượng Thư Bộ Lại không thể thực hiện được nên ông đã quyết định chọn con đường khác, đó là từ chức để có thì giờ học hỏi về chính trị luật pháp xã hội và cũng để kín đáo hoạt động chống Pháp. Trong 17 năm ở ẩn, ông đọc rất nhiều sách vở về chính trị phương tây, về cộng sản chủ nghĩa về các phong trào đòi độc lập. Song song với việc nghiên cứu chính trị, ông liên kết với các nhà cách mạng có uy tín khác như Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu trong phong trào Cường Để, ông cũng là đại diện chính thức của Kỳ Ngoại Hầu tại Việt Nam.
Ông đã từng nói “người Pháp chỉ là giai đoạn và sớm muộn gì Pháp cũng phải trao trả độc lập cho Việt Nam, mà cộng sản mới là nguy cơ trầm trọng và dài hạn. Tuy nhiên nếu giữ được Nam Kỳ là giữ được nước”. Theo ông, nếu Miền Nam lọt vào tay cộng sản thì cuối cùng sẽ lọt vào tay Trung Cộng. Chúng ta cũng hiểu một cách đơn giản : Nếu mất Nam Kỳ vào tay cộng sản là mất nước. Khi rời Dinh Độc Lập vì bị bọn phản tướng làm lọan, ông đã nói câu cuối cùng” Như ri là mất nước rồi!”. Điều này đã diễn ra đúng như lời nhận xét của ông 11 năm sau đó!
Có quá nhiều điều ông phát biểu từ mấy chục năm trước đã trở thành hiện thực. Người ta ca ngợi ông là người có viễn kiến chính trị, điều này theo chúng tôi chưa chính xác lắm. Ông không phải là một nhà tiên tri chính trị mà thực sự ông là một nhà toán học chính trị, tính toán chính xác đường bay quỹ đạo chính trị thuộc về chiến lược. Ông có sở học sâu sắc và một năng khiếu đặc biệt về chính trị cộng với tư chất thông minh đã làm ông trở thành người thấy xa trông rộng, một yếu tố không thể thiếu của lãnh đạo quốc gia
Pháp đánh giá được tiềm năng và tâm huyết của ông, vì vậy cuộc sống ẩn dật ngụy trang cho các hoạt động bí mật của ông không làm sao qua được tầm theo dõi của Pháp. Toàn Quyền Đông Dương Jean Decoux ra lệnh bắt ông đi đày ở Lào, ông được mật báo và trốn vào Sài Gòn. Một thời gian sau, ông bị Hồ Chí Minh bắt sau đó ông lại may mắn thoát khỏi bàn tay của y. Ông sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, tại đây, Kỳ Ngoại Hầu khuyên ông sang Mỹ để tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, mà không thể trông cậy vào Nhật hay chờ đợi gì từ Pháp.
Sang Mỹ, qua sự giới thiệu của Hồng Y Spellnam, ông được sự tiếp xúc và đánh giá cao của một số chính trị gia Hoa Kỳ, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas dân biểu Kennedy, Mike Mansfield v,v Ông tham gia diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Châu Á và hiểm họa cộng sản tại một số các trường Đại Học. Một số nhân vật trong quốc hội và chính quyền Hoa Kỳ đã chú ý đến ông, nhưng chưa bao giờ chính quyền Hoa Kỳ quyết định chọn ông làm một con bài chính trị. Giả thuyết cho rằng nhờ sự vận động của Hồng Y Spellman cho nên ông được chính giới Hoa Kỳ đưa về làm Thủ Tướng là một giả thuyết không đứng vững. Theo luật pháp Hoa Kỳ Hồng Y Spellman không có quyền và trên thực tế ông cũng không có khả năng can thiệp vào chính quyền Hoa Kỳ. Và nếu như được chính quyền Hoa Kỳ ủng hộ, thì những năm sau đó Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không phải nản lòng rời Hoa Kỳ bôn ba sang Châu Âu tìm kiếm sự hổ trợ khác
Tình hình Miền Nam trước khi TT NĐD về nước rất tuyệt vọng. Cựu hoàng Bảo Đại trong cuốn hồi ký đã xác nhận yêu cầu ông về lập chính quyền, ông từ chối và thưa rằng sau bao năm bôn ba, giờ đây ông muốn trải cuộc đời còn lại trong một tu viện dòng kín. Cựu Hoàng Bảo Đại lộ vẻ tức giận và dẫn ông vào một căn phòng vắng, đưa cho ông một cây thánh giá và nói rằng “ Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước mặt chúa là gìn giữ đất nước Việt Nam, ông phải bảo vệ nó để chống lại cộng sản, nếu cần phải chống cả người Pháp. Cầu nguyện hồi lâu một mình trong phòng kín, ông trở ra nói với cựu hoàng là ông nhận lời
Vì không đành tâm đứng nhìn đất nước rơi vào tay cộng sản, TT Ngô Đình Diệm nhận đã nhận lời. Để có thể chu toàn nhiệm vụ, ông đã yêu cầu cựu hoàng phải giao cho ông toàn quyền về quân sự lẫn dân sự để lèo lái đất nước. Trên thực tế, lúc đó Cựu Hoàng đã hoàn toàn không hề có binh quyền hay chính quyền gì cả để giao cho ông. Có chăng cựu hoàng đã giao cho TT Ngô Đình Diệm một Miền Nam đầy tham nhũng bài bạc đĩ điếm và thuốc phiện ma túy và những tay anh chị khét tiếng như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh, và giao cho ông sứ mạng nặng nề và nguy hiểm nhất đó chống lại bóng đen của khối cộng sản đang có sức mạnh khổng lồ về quân sự và tiền bạc để nuốt chửng Miền Nam
Miền Nam lúc đó, không có tổ chức quân sự cũng như kinh tế nào khả dĩ có thể đối đầu với đảng cộng sản đã có trên 24 năm kinh nghiệm, sẳn sàng sử dụng những thủ đoạn chính trị vô cùng tàn bạo nhất và sau lưng là nguồn viện trợ vũ khí tiền bạc dồi dào từ khối cộng sản Đông Âu, Liên Xô và quan trọng nhất là Mao Trạch Đông. Trong khi đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm chỉ có một mình ông và người em đang sống tại Việt Nam là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, đang cố gắng hết sức lực của mình để kiếm nguồn ủng hộ cho anh mình trong nước. Vì lý do đó cho nên chính quyền Hoa Kỳ đã không muốn phiêu lưu uy tín của họ để ủng hộ Thượng Thư Ngô Đình Diệm, mặc dù chính phủ Pháp lúc đó đang hết sức kiệt quệ, một điều kiện tốt cho Hoa Kỳ đang muốn thay thế Pháp có mặt tại Đông Dương .
Tóm lại, về thân thế sự nghiệp, tổng thống Ngô Đình Diệm trước khi về nước đã từng là một vị thượng thư trẻ tuổi không màng danh lợi, quyết tâm chống Pháp và chống cộng tới cùng. Và ông đã nhận lời cựu hoàng Bảo Đại để gìn giữ một quốc gia đang đứng trên bờ vực thẳm chờ cộng sản thâu tóm. Binh quyền không có mà chính quyền cũng không có, ông một thân một mình về nước đảm nhận sứ mệnh mà chỉ có một người ái quốc mãnh liệt mới dám an bài số phận bấp bênh đó cho mình. Do đó, lập luận cho rằng TT Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh là do sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ qua bàn tay của Hồng Y Spellman chỉ là sự dèm pha để phủ nhận tài năng của ông.
Người đã cậy nhờ chí sĩ Ngô Đình Diệm nắm lấy chức vụ thủ tướng không ai khác ngoài cựu hoàng Bảo Đại, như ông đã tự xác nhận trong cuốn sách “ Con rồng Việt Nam”. Và chỉ có vậy!
Đó là sự thật lịch sử mà không ai có thể chứng minh khác được!
II- Hoàn cảnh đất nước khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm về chấp chính:
Muốn đánh giá công hay tội của một vị lãnh đạo quốc gia, lịch sử phải xem xét gia tài mà vị lãnh đạo đó tiếp nhận trước khi điều hành đất nước, và so sánh với những đất nước có được sau khi họ rời chức vụ. Thế nhưng, đối với tổng thống Ngô Đình Diệm, những kẻ chê bai hay kết tội ông đều không bao giờ dám đề cập đến hoàn cảnh của Miền Nam vào thời điểm 1954.
Tại sao họ không dám đề cập? Bởi vì khi về nước, binh quyền mà ông có được là 12 người cảnh sát thay phiên nhau canh giữ dinh Gia Long. Miền Nam lúc đó hoàn toàn không có quan hệ lãnh đạo, mà chỉ có nạn thập nhị sứ quân. Đó là một con rắn không đầu, mỗi người thống trị một lãnh vực và khu vực. Tất cả những khuôn mặt nổi bật bấy giờ như Bảy Viễn, Ba Cụt, Lại Văn Sang, Nguyễn văn Hinh và các giáo phái v.v mỗi người hùng cứ một phương và thủ đắc các phương tiện kiếm chác tài chánh riêng cho mình, không ai chấp nhận từ bỏ quyền lực để phục vụ cho quốc gia dưới sự điều động của một chính phủ trung ương. Quân sự, kinh tế, ngoại giao, tài chánh, hối đoái, quan thuế đều thuộc quyền của Pháp và các tay sai Pháp, trong lúc đó thì Việt Cộng nằm vùng được cài đặt tràn đìa. Tổng Thống chỉ có quyền với 12 người cảnh sát gác dinh Gia Long và một ngân khố quốc gia trống rỗng, bên cạnh đó là một Miền Nam mà hạ tầng cơ sở bị phá hủy vì chiến tranh tàn phá nặng nề toàn bộ ruộng đồng bỏ hoang, thất học và thất nghiệp tràn lan, tham nhũng cờ bạc đĩ điếm, thuốc phiện và nguy hiểm nhất là mạng lưới cộng sản rất mạnh, đang được sự viện trợ của Tàu và Liên Xô từ lâu, đã và đang phát triễn dày đặc khắp đất nước. Bên cạnh đó là gánh nặng ngàn cân về an ninh chính trị và xã hội của một triệu người mới di cư từ Bắc vào Nam tháng 8 năm 1954.
Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho ông lúc bấy giờ là một nhân viên CIA Mỹ cố giúp ông để chiêu dụ những người đang nằm trong các phe phái khác, Đại Tá Edward Lansdale
Một cách ngắn gọn, Ông không có bất cứ một quốc gia đồng minh nào có thể nương nhờ khi ông về nước, trong khi đó cộng sản Hà Nội có cả một nguồn viện trợ khổng lồ từ Liên Xô, Đông Âu và đặc biệt là Trung Cộng và đã hoạt động từ năm 1930. Ông ngay cả cũng không có được một đảng phái hay một tổ chức quốc gia quan trọng nào làm hậu thuẫn, và tài chánh thì quá eo hẹp, trong khi đó thì ông lại có quá nhiều kẻ thù: Pháp và tay sai, các Giáo Phái và Bình Xuyên, mà nguy hiểm nhất là cộng sản. Một số các chính trị gia khác đồng ý hổ trợ cho ông vì lúc đó thật sự mà nói chẳng ai dám dấn thân lãnh nhận một tài sản quốc gia thảm thương như thế. Nhưng ông đã chấp thuận, vì chỉ một lẽ duy nhất: ông yêu nước!
 
III- Những thành tựu TT Ngô Đình Diệm đã đem lại cho đất nước
Sau 11 tháng cầm quyền trong sóng gió Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ổn định tình hình chính trị tuyệt vọng của Miền Nam nhờ vào uy tín và lòng can trường của ông. Sau 11 tháng theo dõi khả năng và những thành tựu của ông, chính phủ Eisenhower không còn thấy mình phiêu lưu khi hổ trợ cho Ngô Đình Diệm nữa, mới chính thức quyết định hổ trợ cho ông
Một số bài viết và dư luận cho rằng Mỹ đã hổ trợ và viện trợ rất nhiều cho TT Ngô Đình Diệm ngay khi ông về nước, nhờ vậy ông mới làm nên cơm cháo. Điều này hoàn toàn không đúng. Căn cứ vào các sự kiện lịch sử xảy ra lúc bấy giờ và căn cứ vào các tài liệu được giải mã cách đây hơn 15 năm thì quả thật số viện trợ cho TT Ngô Đình Diệm khi ông về nước trong 11 tháng đầu tiên hầu như chỉ là con số không. Nổi bật chỉ có sự tiếp xúc và vận động kín đáo của Đại Tá Edward Lansdale với các phe nhóm chính trị như Cao Đài Hòa Hảo để thuyết phục họ ủng hộ TT Ngô Đình Diệm v.v.
Xin dẫn chứng sự yểm trợ yếu ớt và đầy nghi ngờ của Hoa Kỳ cho chính phủ TT Ngô Đình Diệm giai đoạn 1954-1955 như sau:
Cứ hai lần mỗi tháng, Joe Lawton Collin, bạn thân tổng thống Eisenhower, và là đặc sứ của ông tại Sài Gòn, đề nghị tổng thống Eisenhower phải loại bỏ Diệm và thay thế bằng Phan Huy Quát hay Trần Văn Đỗ. Còn người Pháp thì khỏi nói, họ xem TT Ngô Đình Diệm là kẻ thù của họ. Hãy nghe tướng Pháp Paul Ely đại diện tối cao của Pháp phá đám với người Mỹ như sau:” Ông ta chỉ là tên bù nhìn tệ hại nhất không được nhân dân ủng hộ. Cho nên vì lợi ích của Việt Nam và lợi ích của thế giới, không nên cứu Diệm. Chính phủ Hoa Kỳ có lúc đã tin rằng chính phủ Ngô Đình Diêm sẽ không tồn tại quá sáu tháng và vì vậy họ chỉ viện trợ rất cầm chừng với thái độ chờ xem, và thậm chí đã có những chỉ dấu loại bỏ ông, như Collin đã ngày đêm thuyết phục tổng thống Eisenhower và tổng thống Eisenhower đã sắp sửa nghe lời Collin. Bất thần, trong tình huống tuyệt vọng đó, đầu tháng 5 năm 1955, tổng thống Ngô Đình Diệm với lòng can đảm và sự sáng suốt, ông đã lật ngược thế cờ, triệt hạ những tên trùm Bảy Viễn, Lại Văn Sang, Nguyễn Văn Hinh, thu phục được sự ủng hộ của Cao Đài Hòa Hảo và các tướng như Trịnh Minh Thế. Với sự thành công tuyệt vời này, Hoa Kỳ từ đó mới dám thở phào viện trợ cho chính phủ TT Ngô Đình Diệm, triệu hồi Lawton Collin về nước.
Có thể tóm tắt công lao của tổng thống Ngô Đình Diệm trong việc tái thiết và ổn định Miền Nam qua lời nhận xét của một vĩ nhân thế giới, Tổng Thống Eisenhower như sau: He is a miracle man.
Không thần kỳ sao được khi từ một quốc gia bị sáu vấn nạn: một là là chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954, hai là vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân, ba là vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp, bốn là tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền, năm là thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự, sáu là, và nguy hiểm nhất là, phải đối đầu với khối cộng sản thế giới, ông đã làm cho Miền Nam trở thành Hòn ngọc Viễn Đông!
Ai có thể phản bác lại lời của Tổng Thống Eisenhower rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là một miracle man, một con người của huyền thoại?
Vài nét chính về những thành tựu trong việc tái thiết xứ sở dưới sự cầm quyền của TT Ngô Đình Diệm:
1/Cuộc di cư vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam năm 1954
Đây là một thành tích vĩ đại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà không ai có thể phủ nhận. Lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhớ công ơn của TT Ngô Đình Diệm
Đáp máy bay về nước ngày 26 tháng 6 năm 1954, ngày 30 tháng 6 ông bay ra Hà Nội để xem xét dân tình, ngày 20 tháng 7 năm 1954 Pháp và Bắc Việt ký hiệp ước chia đất nước Việt Nam, tổng thống Ngô Đình Diệm tuyệt vọng bay ra Hà Nội ngày 3 tháng 8, đọc một bài diễn văn kêu gọi dân chúng theo ông di cư vào Nam xây dựng đất nước tự do, và khoảng một triệu người đã nghe ông theo ông vào Nam với sự trợ giúp bằng không vận và đường hàng hải của Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Sĩ v.v
Ngày 4 tháng 8 cuộc di cư chính thức bắt đầu. Trong lúc chính quyền đang còn rất mong manh, bị sự chống đối và hoành hành của Bình Xuyên Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh, Tổng Thống đã lập Phủ Tổng Ủy Di Cư đảm nhận việc tiếp thu gần một triệu đồng bào Miền Bắc vào Nam. Lo ổn định đời sống cho khoảng một triệu người ồ ạt di cư vào Nam trong một thời gian chỉ hơn một tháng và gìn giữ cho đời sống vật chất an ninh xã hội tại Miền Nam không bị rối loạn phải nói là một công việc quá phi thường vượt quá sức của một chính phủ còn quá non trẻ, không tiền, trên nền tảng của một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, chia rẽ, tệ nạn xã hội và cộng sản hoành hành.
Hãy so sánh tất cả các cuộc di cư, nhập cư và tị nạn của tất cả các quốc gia trên thế giới đê thấy rằng chưa có một vị nguyên thủy quốc gia nào có khả nặng làm việc như Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Ông gìn giữ xã hội Miền Nam không bị rối loạn vì số lượng di dân quá bất thần và quá lớn, cung cấp những dịch vụ cần thiết như nhà ở thực phẩm y tế thuốc men, giáo dục cho một triệu người và nhanh chóng ổn định đời sống họ trong vòng vài tháng. Ai có thể phủ nhận được nỗ lực kinh khủng và khả năng tổ chức hiếm có, sử dụng, và theo dõi đồng tiền viện trợ một cách hữu hiệu, và đặc biệt là sự cần kiệm của chính phủ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trong vấn đề định cư một số quá lớn người như thế? Điều gì đã làm cho ông can đảm đứng ra lãnh nhận gánh nặng to lớn này và đã hoàn thành tốt đẹp công tác định cư cho cả triệu đồng bào trong tình thế bấp bênh của chính quyền và đất nước như thế? Không gì khác hơnđó chính là lòng yêu nước thương dân vô hạn và sự can đảm thông minh phi thường của ông!
2/Giáo dục và y tế: 
Trong khi ở Miền Bắc, giáo dục rất thiếu sót chương trình trung học chỉ có 10 năm, và đội ngũ khoa học kỹ thuật của họ rất tồi tệ, thì ở Miền Nam Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có những điểm sáng chói như sau: Chương trình trung học ở Miền Nam đúng theo tiêu chuẩn quốc tế là 12 năm. Chương trình đại học cũng có chất lượng của các nước phương tây. Xin được dẫn chứng vài vì dụ:
Chương trình mở mang giáo dục dưới thời TT Ngô Đình Diệm đem lại số học sinh và số trường trung học tiểu học tăng vọt hàng năm với tốc độ khoảng 60% 70%. Từ năm 1957 đến 1961, số học sinh và trường học tăng lên gấp 4. Ông cũng cho thành lập rất nhiều các trường dạy nghề. Về giáo dục đại học, tổng số sinh viên tăng trong vòng 3 năm là 60% vào năm 1957. Đại Học công lập Huế và đại học tư thục Đà Lạt được mở ra dưới thời của TT Diệm theo sau là Viện Đại học Sài Gòn The University of Saigon, là một viện đại học công lập, được thành lập vào năm 1957 dưới chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đây là viện đại học được xem là có uy tín nhất ở Miền Nam Việt Nam, cung cấp các giáo sư đi thỉnh giảng ở các viện đại học khác. Viện đại học này cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ. Năm 1961 ông cho thành lập Đại Học Y Khoa Huế. Số sinh viên chỉ trong vòng 3 năm sau khi ông về nước chấp chánh đã tăng lên gấp 4 lần đồng thời chính phủ cũng có chương trình cấp học bổng cho sinh viên du học ở các nước tiên tiến phục vụ mục tiêu Việt Nam hóa đội ngũ giáo sư đại học với tiêu chuẩn quốc tế. Trường Đại Học Y Khoa là một dẫn chứng cụ thể rằng Tổng Thống coi trọng quốc thể, vào năm 1961 trường này đã hoàn toàn không còn giảng viên người Pháp. Xin được lập lại, chỉ sau 5 năm cầm quyền, ông đã xây dựng được một trường hệ thống Đại Học mà các nước trong vùng phải kính nể. Ông đã chứng minh cho thế giới thấy người Việt Nam hoàn toàn không thua bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Nhiều bệnh viện nổi tiếng chẳng hạn bệnh viện Bình Dân cũng được thành lập để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho dân chúng và giảng dạy y khoa.
3/Kinh Tế:
 Nhờ kiến thức sâu rộng về chính trị, bản chất thông minh, trọng của công, cần kiệm và rất cẩn trọng trong việc sử dụng tiền viện trợ, ông đã lèo lái đất nước đưa đến bến bờ của sự thanh bình thịnh vượng và nhân quyền. Qua chương trình CIP ( Comercial Import Program), mỗi năm ông nhận viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ là 322 triệu năm 1955, và nhờ việc sử dụng hiệu quả và chính xác, viện trợ Mỹ đã tăng lên 450 triệu Mỹ Kim sau đó. Với sự trợ giúp này, ông lại nhanh chóng biến Miền Nam thành một hòn ngọc viễn đông trong một thời gian kỷ lục là ba năm, đến nỗi tổng thống Eishenhower đã đón ông với 21 phát súng đại bác. Xin được cụ thể hóa vài thành tựu nổi bật về kinh tế của ông như sau:
1.Toàn bộ hệ thống giao thông thủy bộ và đường xe lửa xuyên Việt được tái thiết lại, phục vụ nhu cầu thương mại và sản xuất và nông nghiệp. Chương trình cải cách ruộng đất và khuyến nông đã biến những thửa ruộng và đồn điền bỏ hoang thành những cánh đồng phì nhiêu và đồn điền trù phú, làm đem lại số gạo và cao su xuất cảng tăng vọt. Đơn cử là chỉ mới năm 1957 mà số gạo sản xuất là 3 triệu tấn, chăn nuôi heo gà vịt phát triễn mạnh và đã xuất cảng được một số lượng đáng kể hàng năm.
2.Điều quan trọng đáng nói là dù Miền Nam căn bản là một quốc gia nông nghiệp, ông vẫn quyết tâm biến Miền Nam trở thành một quốc gia kỹ nghệ. Giai đoạn này chúng ta thấy Miền Nam đã có những nhà máy ván ép, nhà máy giấy, nhà máy dệt, nhà máy xà bông, viện bào chế dược phẩm v.v. TT thống Ngô Đình Diệm là con người thấy xa trông rộng và rất chu đáo trong tất cả mọi kế hoạch phát triễn quốc gia. Chương trình mở mang và nâng cao chất lượng giáo dục song song với phát triễn kinh tế là một dự án đồng bộ và hoàn chỉnh nhằm chuẩn bị tài nguyên con người để thực hiện việc kỹ nghệ hóa Miền Nam. Các trường đại học và các trường dạy nghề đào tạo công nhân và chuyên viên kỹ thuật ở mọi mọi lãnh vực từ hành chánh đến khoa học đến kỹ thuật để có thể đáp ứng nhu cầu kỹ nghệ hóa đất nước. Trung tâm nguyên tử Đà Lạt và đập Đa Nhim cộng với 2 kế hoạch ngũ niên 1957 đến 1961, 1962-1967 và chương trình đẩy mạnh mở mang giáo dục là một bằng chứng về một kế hoạch phát triễn rất hợp lý và đồng bộ của tổng thống để có đủ tài nguyên vật chất và tài nguyên con người cho một quốc gia kỹ nghệ. Nếu tổng thống còn sống, thì chắn chắn Miền Nam còn tiến xa hơn Nam Hàn gấp bội, một Nhật Bản thứ hai cũng không phải là điều nói quá, vì ông và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu là người đã sống ở Nhật hiểu biết về Nhật. Tuy không tin tưởng và cũng không hợp tác với chính phủ Nhật, nhưng ông rất ngưỡng mộ thể chế chính trị, sự phát triễn kinh tế khoa học của Nhật. Khuôn mẫu chính trị và sự tiến bộ của Nhật Bản là điều TT Ngô Đình Diệm muốn Việt Nam đạt được.
4/ Quân sự và nội chính: 
Ông hết sức quan tâm đến vấn đề nội chính và quốc phòng. Để đối đầu với cộng sản, ông phân chia Miền Nam thành 4 vùng chiến thuật, không ngừng canh tân quân đội và Việt Nam hóa quân đội và đào tạo các chuyên viên hành chánh cao cấp của quốc gia. Ông hết sức chú tâm đào tạo một thế hệ sĩ quan trẻ có tiêu chuẩn ngang với quốc tế để thay thế hàng ngũ sĩ quan được Pháp đào tạo. Sự cải tổ sâu rộng và đầu tư hai trường quân sự lớn hàng đầu Đông Nam Á và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh là những ví dụ cụ thể.
- Học Viện Quốc Gia Hành Chánh:
Xuất thân là khôi nguyên trường Hậu Bổ, tức trường dạy về chính trị luật pháp và hành chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi chấp chánh, ông đã hết sức coi trọng công việc nội chính quốc gia. Ông bắt tay cải tổ trường QGHC mà trước đây đặt ở Đà Lạt và trực thuộc bộ Giáo Dục. 1954, ông cho dời trường về Sài Gòn và đặt học viện này dưới sự đào tạo và giám sát của Phủ Thủ Tướng sau đó thuộc phủ Tổng Thống, tức trực thuộc sư chăm sóc của ông
Chương trình học của học viện này do Michigan State University (MSU) trợ giúp trong việc soạn giáo trình. Kho sách của trường được coi là một trong những thư viện lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa. Sinh Viên cũng được huấn luyện quân sự ở các trường quân sự chuyên nghiệp như trung tâm huấn luyện Quang Trung, học chiến thuật ở rừng cao su Phú Thọ hay trung tâm Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám v.v Môn học chính của QGHC gồm những kiến thức như soạn thảo công văn, kế toán thương mại, định chế chính trị, luật hành chánh và cả quân sự. Tùy theo bằng cấp tốt nghiệp là tham sư, đốc sự hay giám sự, các chuyên viên hành chánh cao cấp này sẽ về làm việc tại các bộ như Bộ Nội vụ hoặc cơ quan hành chánh địa phương. Giám sự được bổ nhiệm ở các phủ bộ chuyên môn khác như Bộ Tài chánh, Tổng Nha Kế Hoạch. Sau khi ra trường thì chuyên viên được bổ dụng từ Phủ Thủ tướng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo hay Tổng Nha Ngân Sách và các Bộ cấp quốc gia cho đến các ty, các sở ở địa phương như phó tỉnh trưởng hoặc phó quận trưởng.
- Trường Võ Bị QGVN:
Tuy trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt được thành lập năm 1950 nhưng đên năm 1959 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới thực sự có những cải tổ sâu rộng và huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1961, TT Ngô Đình Diệm cho xây dựng lại cơ sở đào tạo mới tại đồi 1515, ông đưa ra chương trình đào tạo 4 năm thay vì 3 năm như trước đây, nhưng vì những rối ren chính trị và ông bị thảm sát, mãi đến năm 1966 chính phủ tiếp theo mới thực hiện được chương trình này. Trường VBQGVN đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho Không Quân, Hải Quân và Lục Quân.
-Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức năm 1955 đến 1961 đã cung cấp 2/3 số sĩ quan cho QLVNCH và khoảng trên 90% các binh chủng như Thiết Giáp, Công Binh Pháo Binh Quân Nhu Quân Cụ truyền tin. Giữa tháng 10 năm 1961 ông lại tiếp tục cải tổ tách các trường đào tạo chuyên môn thành các trường riêng chỉ còn giữ lại Bộ Binh và Thiết Giáp là chính
-Phân chia các vùng chiến thuật: 42 tỉnh Miền Nam được chia làm 4 vùng chiến thuật với trách nhiệm bảo vệ các vùng chiến thuật này Quân Đoàn. Quân Đoàn 1 bản doanh tại Đà Nẵng, QĐ II tại Pleiku, Quân Đoàn III tại Biên Hòa, QĐ IV tại Cẩn Thơ.
Để thấy được thành công trong lãnh vực quân sự, chống trả lại các cuộc tấn công quân sự của khối cộng sản trong giai đoạn của tổng thống Ngô Đình Diệm, cần đánh giá sức mạnh quân sự của đối phương. Giai đoạn này đặc biệt là bắt đầu vào khoảng năm 1961, 1962 cộng sản gia tăng chiến tranh quân sự và gia tăng các hoạt động khủng bố, để cố chiếm lấy nữa nước còn lại nhằm phục vụ cho ý thức hệ cộng sản và gấp rút thỏa mãn ý đồ Hán Hóa Việt Nam của Trung Cộng. Dẫn chứng: trong giai đoạn chiến tranh từ năm 1954 đến 1975, luôn luôn có mặt của cán bộ Trung Cộng và ngay cả của tất cả các nước công sản khác như Tiệp Khắc, Cuba v.v tại Hà Nội. Có lúc con số lính Trung Cộng lên đến 300 ngàn. Hồ Chí Minh và những đảng viên trung ương đã đến tiếp kiến Chu Ân Lại ở Nam Ninh tháng 7 năm 1957 để cùng hợp tác soạn thảo kế hoạch cài cán bộ cộng sản nhằm phục vụ mưu đồ thôn tính Miền Nam. Kế hoạch này gồm 2 chiến lược chính đó là làm suy yếu chính quyền VNCH bằng các âm mưu gây bất ổn chính trị xã hội, hai là tấn công quân sự và tấn công khủng bố. Tất cả các kế hoạch này lấy tinh thần ái quốc chống ngoại xâm và bịa đặt vấn đề đàn áp Phật Giáo để lừa phỉnh lòng yêu nước và đánh lận tín ngưỡng của người dân VN. Sự hiện diện trong chiến tranh của bọn cộng sản Bắc Việt chỉ là bề ngoài, bên trong chính là Trung Cộng vẽ kế hoạch từng giai đoạn và cung cấp vũ khí tiền bạc. Như vậy chính phủ Ngô Đình Diệm đang đối đầu với cả một khối cộng sản lúc đó đang vô cùng mạnh, và nguy hiểm hơn nữa là khi chính quyền Kennedy đồng ý trung lập Lào, tạo đường giao thông cho Hà Nội liên tiếp đưa quân vào Miền Nam và làm gia tăng các trận tấn công quân sự của Hà Nội vào Miền Nam.
Tuy phải đương đầu với muôn vàn khó khăn như trên, nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã giữ cho hậu phương Miền Nam luôn thanh bình ấm no, người dân đi lại an toàn, không có nạn đắp mô xe đò đánh du kích v.v
5/ Ngoại giao: 
với sự thành cộng vượt bực về chính trị kinh tế và khống chế được cộng sản, ổn định Miền Nam một cách nhanh chóng, ông đã được rất nhiều các nguyên thủ quốc gia cũng như các nhân vật chính trị nỗi tiếng trên thế giới ca ngợi, chẳng hạn tổng thống Lyndon Johson vào năm 1955 và 1961 đã ca ngợi tổng thống Ngô Đình Diệm là Churchill của Châu Á, Tổng Thống Tưởng Giới Thạch nói rằng 100 năm nữa Việt Nam cũng chưa tìm được người tài đức như TT Ngô Đình Diệm. Tổng Thống Eisenhower gọi ông là Miracle man, ông được giải thưởng Magsaysay và đã tặng số tiền này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trước uy tín cá nhân và những thành tựu vượt bực về kinh tế quân sự, Miền Nam đã được trên 80 quốc gia công nhận, rất nhiều nước mời tổng thống Ngô Đình Diệm công du, và vinh dự nhất là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và New York của ông đã được đích thân TT Eisenhower ra tận máy bay đón và chào mừng bằng 21 phát súng đại bác.
Cho đến bây giờ, thật hiếm hoi có một vị nguyên thủ quốc gia được Hoa Kỳ đón tiếp với thủ tục cao quý nhất như vậy. Đó là niềm vinh dự cho cá nhân TT Ngô Đình Diệm và cũng là niềm vinh dự cho chính thể VNCH và cho chính chúng ta hôm nay.
6/ Thành công về mặt an ninh tình báo:
Theo cuốn hồi ký của Đại Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng, số cán bộ cộng sản gài tại Miền Nam là 60 ngàn tên, sau 3 năm dưới sự cầm quyền của chính phủ TT Ngô Đình Diệm con số này chỉ còn lại 5 ngàn. Tức là trong ba năm chính phủ đã tận diệt trên 90% số cán bộ nằm trong màng lưới gián điệp. Đây là sự tự thú mà chính cộng sản sau 1975 đã đưa ra, như vậy thành công vô cùng to lớn này là do ai? công lao này là do ai? Nếu không phải là của TT Ngô Đình Diệm và các ông như Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn, Dương Văn Hiếu và toàn bộ hệ thống tình báo công an mật vụ của Đệ Nhất Cộng Hòa. Hế thống tình báo này đã bắt và loại trừ được 55 ngàn tên cán bộ cộng sản qua chiến dịch tình báo xâm nhập chiêu hồi và tố cộng, bẽ gãy âm mưu thâm nhập vào hệ thống quân sự dân sự và chính quyền VNCH. Hệ thống tình báo thời kỳ tổng thống Ngô Đình Diệm là một hệ thống vô cùng hữu hiệu và có công lớn với đất nước, đã phá vỡ một hệ thống tình báo cộng sản tinh vi và dày đặc, thế nhưng người ta vẫn lập đi lập lại như một thành ngữ: hệ thống mật vụ Nhu Diệm đàn áp Phật Giáo trong lúc kết luận điều tra của Liên Hiệp Quốc là hoàn toàn không tìm thấy bằng chứng đàn áp Phật Giáo của chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Liệu chúng ta có thể chấp nhận sự thật bị đánh tráo này không, hoặc để cho những kẻ cuồng tín tiếp tục vu khống?
Để đánh giá thành công này, chúng ta phải xem xét đến cách cài người vô cùng tinh vi của khối cộng sản có tên gọi là Lucy. Xin được điểm qua kế hoạch Lucy của Xô Viết để chúng ta thấy rằng loại trừ được hệ thống cộng sản nằm vùng không phải là một công việc dễ dàng mà là một công việc muôn vàn khó khăn mà hệ thống công an mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diêm và ông Ngô Đình Cẩn đã đạt được.
Kế hoạch Lucy là gì?
Đó là kế hoạch mà sau cách mạng Nga 1917, Nga đã chỉ thị cho các cán bộ cộng sản trẻ của mình ở lại trong hệ thống quân đội và chính quyền Đức dù lúc đó chính quyền Đức bị bại trận và số lính tình nguyện giải ngũ rất nhiều, chỉ còn lại khoảng 100 ngàn. Các cán bộ trẻ này vẫn sống một đời bình thường hoàn toàn không hoạt động tình báo gì cả. Nhóm này hiện diện trong các lãnh vực quân sự, dân sự và trong các ngành quan trọng của chính quyền. Hai mươi năm sau, khi thế chiến II bùng nổ 1939, các cán bộ cộng sản này trở thành những sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ quân đội Đức, tức là trở thành những tên cán bộ điệp viên cộng sản cho Nga ngay trong chính quyền nổi tiếng sắt máu tàn bạo và tinh vi của Hitler. Những tên sĩ quan cao cấp này của Đức đã cung cấp toàn bộ tin tức tình báo kế hoạch hành quân cho Nga và đã góp phần tạo nên chiến thắng cho Liên Xô trong trận đệ nhị thế chiến. Chính phủ Nhật Hoàng cũng bị bại trận trước Nga cũng trong môt tình huống tương tự khi một điệp viên cộng sản Đức trở thành một chuyên viên tín cẩn của chính quyền quốc xã Hitler làm việc cho tòa Đại sứ Đức tại Tokyo.
Điểm qua kế hoạch cài người Lucy để chúng ta thấy rằng việc loại trừ khoảng 55 ngàn điệp viên cộng sản tại Miền Nam mà Văn Tiến Dũng đã thừa nhận là một kỳ công của hệ thống “ Mật vụ Nhu Diệm” của ông Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn và Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung. Trở lại vấn đề cán bộ tình báo nằm vùng tại Miền Nam Việt Nam: Trong lúc chính quyền của TT Ngô Đình Diệm là một chính quyền mới khai sinh sau ngày chia đôi đất nước, chỉ thật sự có quyền lực và được Hoa Kỳ viện trợ đáng kể sau khi dẹp loạn Bình Xuyên Bảy Viễn và Nguyễn Văn Hinh, tức là 11 tháng sau khi về nước chấp chính, thì chính quyền CSVN lúc đó đã hoạt động được 24 năm, có ngân sách điều hành dồi dào và rất ổn định từ khối cộng sản quốc tế đặc biệt là Trung Cộng, nên đã tạo được một màng lưới gián điệp nguy hiểm nằm sâu và nằm sẳn trong tất cả các cơ quan dân sự, chính quyền, quân đội và tôn giáo của Miền Nam. Ngoài ra còn có thêm số cán bộ cộng sản từ Bắc được gởi vào Miền Nam qua làn sóng di cư 1954. Điều này giải thích lý do tại sao điệp viên cộng sản đã trở thành các đảng viên cao cấp trong các đảng phái quốc gia, trở thành các sĩ quan cao cấp, trở thành tướng lãnh, trở thành các nhà tu, nhà báo, các chính trị gia đối lập và thậm chí len lõi vào cả Dinh Độc Lập. Đó cũng giải thích lý do tại sao có quá nhiều tên cán bộ cộng sản giả dạng quốc gia mà chỉ sau 1975 dân chúng mới biết, chẳng hạn như Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ ni sư Huỳnh Liên, Thích Trí Quang v.v
Cuối 1956, khi thấy nền kinh tế và chính trị Miền Nam càng ngày càng vững mạnh, cộng sản Hà Nội và Bắc Kinh cùng với Liên Xô đổi chiến lược tấn công, đó là bên cạnh các cuộc tấn công quân sự, tổ chức chiến tranh khủng bố ám sát bắt cóc trên toàn Miền Nam gây hoang mang lo sợ trong dân chúng, đồng thời năm 1960, chúng đẻ ra tổ chức gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được lãnh đạo bởi những tên cộng sàn gộc pha trộn các trí thức thiên tả của Miền Nam, chẳng hạn Nguyễn Hữu Thọ, Võ Chí Công, Nguyễn Thị Định, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, rêu rao rằng đây là tổ chức do dân chúng Miền Nam nổi dậy chống chính quyền. Thủ đoạn chính trị này đã lừa bịp một số trí thức Miền Nam như Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa, Đoàn văn Toại v.v hăng say hoạt động cho chúng, đồng thời đã lừa bịp được dư luận thế giới rằng MTGPMN không phải là tổ chức cộng sản mà chỉ là do dân Miền Nam nổi dậy
Nói chung, chính phủ VNCH không phải chỉ đối đầu với cộng sản Miền Bắc, mà chính là đối đầu với Bắc Kinh và Nga, đòi hỏi chính phủ phải thấy xa trông rộng và bắt buộc phải giới hạn một số quyền tự do bình thường để khống chế số Việt Cộng nằm vùng ngụy trang trong các tổ chức báo chí, tôn giáo, học sinh sinh viên, tôn giáo v.vTrong đó đòi hỏi chính quyền phải chọn người tài giỏi tâm đầu ý hợp trong quan điểm và đường lối chống cộng. Số kết luận rằng chính phủ TT Ngô Đình Diệm độc tài, thì họ là những người đã nhắm mắt bịt tai để không thấy rằng, dưới thời chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm người dân có được các quyền căn bản về tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do biểu tình tự thiêu chống đối thóa mạ chính phủ, tuy vậy chính phủ vẫn thừa khả năng vô hiệu hóa mạng lưới tình báo cộng sản. Đó là một điểm son khi điểm lại lịch sử
Hãy nghe cộng sản ghi nhận về hệ thống an ninh tình báo mật vụ Nhu Diệm như sau:
“Từ 1957 đến 1958, tình thế dần dần đổi thay. Kẻ thù liên tục phá hoại sự thi hành hiệp định Geneva, củng cố và tăng cường một cách tích cực ngành an ninh quân sự và bộ máy hành chánh, từ trung ương xuống đến tận thôn xóm, ám sất tàn bạo cán bộ và thật sự đã phá hủy đảng ta một cách hữu hiệu…”
Chúng ta phải công bằng rằng tất cả những thành công về giáo dục, y tế, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nội chính, an ninh tình báo của TT Ngô Đình Diệm trong hoàn cảnh đất nước phải đương đầu với cộng sản Việt Nam, chống Nga, chống Bắc Kinh, là vượt quá sự mong đợi của người dân Việt Nam, vượt quá sự tiên liệu của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Uy tín của Miền Nam và của cá nhân của Tổng Thống lên cao đến mức TT Eisenhower, không những là vĩ nhân của Hoa Kỳ mà còn là vĩ nhân của thế giới, đã thân chinh đón ông tận cửa máy bay với thảm đỏ trải dài từ chân cầu thang và 21 phát súng đại bác chào mừng, là một chứng minh rõ ràng nhất mà không ai có thể phản bác về uy tín và thành công quá lớn của Tổng Thống
Tóm lại, những người cho rằng TT Ngô Đình Diệm độc tài đàn áp Phật Giáo gia đình trị, hầu như họ đã tránh né việc mà họ phải làm để thuyết phục dư luận rằng họ đúng, đó là họ phải so sánh tình trạng đất nước trước khi ông về, với một đất nước sau đó với 9 năm đất nước dưới quyền lãnh đạo của ông, rồi sự suy yếu bệ rạc xảy ra ngay sau khi đất nước không còn bóng dáng ông nữa. Những kẻ đánh giá sự nghiệp của một vị lãnh đạo quốc gia mà chỉ đưa ra tình hình bất ổn chính trị của đất nước do Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu gây ra vài tháng trước khi ông mất là một việc làm gian trá đánh lận con đen, tự làm giảm giá trị của mình và không ai có thể chấp nhận được. Vì vậy sự kết luận rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người không có tài tham quyền cố vị là những lời nói vô giá trị mà không lịch sử nào nhìn nhận.
Được đăng bởi Unknown vào lúc 10:11

 


__._,_.___

Posted by: tuyen do 

TRẢ LẠI DANH DỰ CHO TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DI ỆM VÀ CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU [1 Attachment]

 


On Thursday, October 26, 2017 3:23 AM, "Lloyd Pham > wrote:

 
[Attachment(s) from Lloyd Pham included below]




 
TRẢ LẠI DANH D
CHO TỔNG THỐNG
NGÔ ĐÌNH DI ỆM
VÀ CỐ VẤN
NGÔ ĐÌNH NHU

 




Bỉnh bút độc lập Phạm Lễ,
Ghi nhận và Tổng hợp.



Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

LỄ GIỖ 50 NĂM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ QUÂN-CÁN-CHÍNH VNCH ĐÃ HY SINH VÌ TỔ QUỐC. ...



 Sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, ngày 20 tháng 7 năm 1954, chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã phải lo định cư cho gần một triệu người dân miền Bắc và miền Trung (bên kia vĩ tuyến 17) có cuộc sống an cư lạc nghiệp tại miền Nam, tiến hành việc  lấy lại chủ quyền từ tay người Pháp qua việc rút ra khỏi khối đông dương, đổi tiền do Ngân Hàng Quốc Gia Việt nam ấn hành theo kim bản vị và ngoại tệ bản vị của đồng Mỹ Kim nhằm ngăn chặn sự phá hoại kinh tế do khối tiền của Pháp còn tồn tại ở ngân hàng Hà Nội, ổn định tình hình chính trị, xây dựng văn hoá giáo dục theo hệ thống hoá các trường dạy bằng tiếng Việt từ tiểu trung và đại học củng cố và xây dựng vững chắc cho nền Cộng Hòa trên vùng đất đầy dấu tích của chế độ thuộc địa và thực dân. Nhất là tiến hành quốc sách chống Cộng nhằm tiêu diệt hết hạ tầng cơ sở của Cộng Sản cố gài lại tại Miền Nam sau khi Việt Minh đã rút hết khoảng 80.000 cán binh CS ra miền Bắc theo các điều khoản quy định của bản hiệp định này.

 Những thành quả mà chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm thu hoạch được trong chín năm cầm quyền (1954-1963) cần phải được nghiên cứu lại trong tinh thần đánh giá công bình, đúng đắn dưới ánh sáng của lịch sử
.
Trong cuộc chiến giữa hai miền nam và bắc Việt Nam, điểm quan trọng trong sự tranh chấp Quốc-Cộng đó là vai trò của một hệ thống tư tưởng mà chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa đã x
xử dụng làm lợi khí đấu tranh để xây dựng các cơ chế dân chủ và xã hội. Chủ thuyết của miền nam lúc bấy giờ là chủ thuyết Nhân Vị vốn được coi là nền tảng tư tưởng hoạt động của Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng do ông Ngô Đình Nhu thành lập tại Sài gòn năm 1950.

Về phương diện tư tưởng, Cố vấn Ngô Đình Nhu đã tiên liệu và ý thức về sự cần thiết của một chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước. Ông đã đưa ra “chủ thuyết Nhân Vị” hoàn chỉnh  để phù hợp với tình hình của một quốc gia Á châu, nhằm đối đầu với chủ nghĩa Cộng Sản ở miền Bắc.
Ngày 8-1-1963, trong cuộc nói chuyện với cử tọa gồm các nhà trí thức, giáo sư đại học, giáo sư trung học và cán bộ tại Trung Tâm Thị Nghè, ông Ngô Đình Nhu giải thích rằng:

"...mình đánh nhau với Cộng Sản, bây giờ Cộng Sản nó đánh mình với một Ý Thức Hệ, mà chúng ta không có một Ý Thức Hệ cứng rắn, rõ ràng, trong tâm trí chúng ta để đối lại, để có lẽ sống mà đánh Cộng Sản thì chúng ta sẽ bị ý thức hệ Cộng Sản lan tràn lung lạc."

Cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, một cuộc chiến mà ngay đến cái tên gọi của nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi , sau Nghị quyết 15 năm 1959 của CSBV và đạo luật 10/59 của chế độ VNCH đã được đánh dấu bởi những biến cố lịch sử quan trọng cần phải được nhìn đến trước khi đi sâu vào nghiên cứu lại sự kiện. Ông  Cố Vấn Ngô Đình Nhu nhấn mạnh:

" Muốn phục vụ con người trong xã hội thì con người đó phải tiến, xã hội đó phải tiến. Nhưng xã hội chỉ tiến được với những con người có ý thức nhiệm vụ. Cho nên, trên nguyên tắc, chúng ta phải nhìn nhận rằng cần phải có một ý thức hệ tiến bộ. Ý Thức Hệ chúng tôi chủ trương là Ý Thức Hệ Nhân Vị. Về Tư Tưởng Nhân Vị có nhiều thứ. Có thứ họ căn cứ vào một tín ngưỡng hữu hình, một tín ngưỡng chắc chắn, căn bản. Có thứ lại nhuốm phần nào vô thức... Ý thức hệ Nhân Vị chúng tôi chủ trương nó rất rộng rãi và không cần phải đi sâu vào các đạo giáo. Tất cả các đạo giáo, tất cả các triết lý khác, có thể cùng đi với chúng ta được trong ý thức hệ đó."

"Nhân là người. Vị là thứ bậc”. Nhân-Vị là tính cách con người sống đầy đủ con người theo thứ bậc của mình, đối nội cũng như đối ngoại. Theo nghĩa đó, hai chữ Nhân-Vị đầy đủ hơn chữ Personne Humaine của Pháp ngữ, vì hai chữ Personne Humaine nhấn mạnh đến ý nghĩa của chữ nhân mà ít chú trọng tới vị. Cần phải hiểu theo một ý nghĩa đầy đủ của cả hai chữ.

“Nhân là sống đầy đủ con người. Vị là sống theo đúng thứ bậc của mình trong những tương quan với người khác và vạn vật.”

 Như vậy thì quan niệm về nhân-vị tùy thuộc quan niệm về con người và quan niệm các tương quan.

"Chủ nghĩa Nhân Vị nhấn mạnh đến sự điều hòa những ước vọng vật chất cũng như tinh thần của cá nhân với các nhu cầu xã hội của cộng đồng và các nhu cầu chính trị của quốc gia. Nó nhằm tìm kiếm một con đường trung dung giữa chủ nghĩa cá nhân tư bản và chủ nghĩa tập thể mác-xít."


Một nữ ký giả Hoa Kỳ, bà Suzanne Labin, vốn có rất nhiều mối liên hệ với các viên chức của chế độ VNCH dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong cuốn sách Vietnam, an eye-witness account, có trích lại bài viết về chủ nghĩa Nhân Vị của bà Ngô Đình Nhu (đăng trên báo The Wanderer ngày 4.6.1964) lúc bấy giờ bà đang sống lưu vong ở hải ngoại sau biến cố đảo chính 1-11-1963.

"
Đối với những người tị nạn đã trưởng thành, cần lao nhân vị là những tiếng quen biết. Cũng có lẽ vì quen biết quá nên không mấy ai lưu tâm đến ý nghĩa của nó. Sự thật, mấy tiếng đó xếp lại bên nhau có thể tạo nên một phương châm thiết thực nhất và cao cả nhất cho đời sống cá nhân và xã hội. Cần lao nhân vị gọn gàng là một triết lý của đạo làm người. Cần lao không có nghĩa là làm việc suông, vì chữ “Cần” nói lên rằng người làm việc đang tâm hướng về một mục tiêu nào đó. Và mục tiêu này được tức khắc bày tỏ bằng hai tiếng nhân vị. Cần lao là để phát huy và để bảo tồn nhân vị, chứ không phải để phục vụ tư lợi hay để làm mọi cho giai cấp đấu tranh. Nói cách khác, “Cần Lao Nhân Vị” là đặt giá trị con người trên việc làm, và con người lấy việc làm để củng cố chỗ đứng của mình giữa trời và đất."

Khi chúng tôi nói đến sự tương phản giữa lao động và tư bản, không phải chúng tôi nói đến một quan niệm trừu tượng hay một mãnh lực phi vị (impersonal) đang chuyển hành trong cuộc sản xuất kinh tế. Đàng sau cả hai quan niệm đó (lao động và tư bản) vốn có con người sống động, con người như thấy được trong thực tế của cuộc đời.

Vì đó, vấn đề lao động trở thành vấn đề cần lao, nó không còn là nô lệ của lợi tức như trong chủ thuyết tư bản, hay nô lệ của đảng phái, như trong chế độ Cộng Sản, mà nó là của con người làm việc, của xã hội loài người. Thông điệp đề cập đến một lối xã hội hóa gọi là xã hội hóa thỏa đáng (satisfactory socialization) khác hẳn với lối xã hội hóa với nhà nước hay đảng làm chủ nhân ông của Cộng sản. Xã hội hóa thỏa đáng là đem một số các phương tiện sản xuất làm của chung nhưng dưới sự điều động của cần lao và tư bản. Như thế sẽ thực hiện được chủ thuyết bảo toàn giá trị con người, mà thông điệp gọi là thuyết nhân vị (personalism).

Với chính sách đặc thù của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, “Cần Lao Nhân Vị” là một chính sách được trình bày với màu sắc của địa phương. Con người không được quan niệm như là tối thượng, mà là một loại đầu đội Trời chân đạp đất. Ở trong tam tài “Thiên Địa Nhân”, con người không thể nào hơn Ông Trời, nhưng lại không thể nào thua vật chất. Đất, và tất cả những gì thuộc về đất, là để phục vụ con người. Nói m
ột cách khác, con người không thể hoàn tất phận sự của mình nếu không xử dụng vật chất. Cần lao, sự chăm chú làm việc, cốt là để thể hiện giá trị con người, cốt là để tô bồi chỗ đứng của con người.

- NHÂN VỊ - khoảng giữa trời cao và đất rộng.

Trong xã hội “CẦN LAO NHÂN VỊ”, cố nhiên không có cảnh con người làm nô lệ con người, huống hồ là làm nô lệ phương tiện sản xuất. Nơi đây, chỉ có đồng lao cộng tác để thành tựu cuộc cách mạng NHÂN VỊ,với hình thức không gian ba chiều.
Về chiều sâu, con người cần lao luyện tập cho có thành tâm thiện ý. Phải tu thân đã mới mong tề gia và bình thiên hạ. Việc cách mạng phải ăn cả về chiều rộng, vì con người cần phải tri kỷ, tri nhân, cho nên phải sống trong cộng đồng và phải cùng nhau đồng tiến. Chiều cao của cuộc cách mạng nhân vị là nhờ cần lao mà vươn lên, vươn đến Chân, Thiện, Mỹ để thông cảm với người lãnh đạo đất nước. Trong chính sách cần lao nhân vị, con người sẽ làm viên mãn điều mà "bổn phận và lương tri" bảo phải làm trong bất cứ trường hợp nào (nên nhớ lại lời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trả lời cho Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963, khi cụ Diệm hỏi đại sứ này về thái độ của Washington với cuộc chính biến).

Tư liệu sau đây nói về chính sách, kế hoạch quốc gia của VNCH lúc bấy giờ:

"Thuyết Nhân Vị Á Đông do La Sơn Phu Tử Thời Đại Ngô Đình Nhu đề xướng được ông giản lược bằng phương trình sau đây:

                                              “TAM TÚC + TAM GIÁC = TAM NHÂN”




A TAM TÚC
1.- Về Tư Tưởng là tự mình suy luận, cân nhắc mà lựa chọn một chính nghĩa để phụng sự và một khi đã chọn rồi thì không còn lay chuyển nữa. Chính nghĩa đó là cuộc cách mạng chính trị, xã hội, quân sự mà ta đang cụ thể hóa trong các Ấp Chiến Lược. Sau đó ta tự phát huy chính nghĩa trong tâm hồn, tự học tập và tự bồi dưỡng tinh thần của ta, không cần ai thôi thúc. Tự túc về tinh thần, về tư tưởng, thì tất nhiên trong mọi trường hợp khó khăn ta vẫn vững tâm, hoặc dù có nội loạn ở Thủ Đô Sài Gòn chăng nữa, thì ta cũng không bị hoang mang hay bị lung lạc. Tự túc về tư tưởng để phát huy và bành trướng chủ nghĩa. Muốn được vậy thì phải:


2.- Về Tổ chức và Tiếp Liệu, là tự ta tìm tòi, phát huy sáng kiến để có nhiều nhân vật lực để hoạt động, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác. Chính phủ chỉ cần giúp ta một số vốn căn bản, dựa vào đó ta tìm cách biến cải thêm để hành động và mở rộng phạm vi hoạt động. Chẳng hạn hiện giờ ta thiếu kẽm gai để làm Áp Chiến Lược, thì ta cố gắng tìm vật liệu khả dĩ làm tê liệt cơ thể bất cứ ai động đến (như đồng bào Thượng đã làm trên cao nguyên); hoặc dùng địa hình địa vật để lồng hệ thống bố phòng ACL vào trong đó, đỡ cần đào hào hay rào kẽm gai. Muốn thực hiện Tự túc về Tổ chức thì cần phải:

3.- Về Kỹ thuật, là tự phát huy khả năng chiến đấu, và khai thác, phát triển khả năng của nhân vật lực sẵn có đến tột mức 100 phần trăm.

Ba bộ phận của Tam Túc có liên hệ mật thiết với nhau: muốn Tự túc về Tổ chức mà không Tự túc về Kỹ thuật thì Tổ chức không thành; thiếu Tự Túc Tư Tưởng thì tất nhiên sẽ không có Tự Túc Tổ Chức và Tự Túc Kỹ Thuật. Từ quan niệm Tam Túc đó phát sinh ra quan niệm Tam Giác.

B. TAM GIÁC là:

1.- Cảnh giác về Sức Khỏe (thể xác) nghĩa là không được đau ốm. Do đó ta phải tránh tất cả những việc làm phương hại cho thân xác ta như đau ốm, tứ đổ tường. Bảo đảm sức khỏe thì mới bảo đảm được khả năng làm tròn nhiệm vụ.

2.- Cảnh giác về Đạo Đức và Tác Phong Đạo Đức, vì tác phong và đạo đức là điều kiện cốt yếu của cán bộ, thiếu tác phong đạo đức sẽ chi phối tư tưởng, sẽ biến khả năng làm việc thiện ra việc ác, chưa kể việc thất nhân tâm.

3.- Cảnh giác về Trí Tuệ là phát huy óc sáng tạo, sáng tác khả năng chiến đấu của nhân vật lực sẵn có đến tột độ.

Vậy, không có sức khỏe, đau ốm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến óc sáng tạo và thu hẹp phạm vi hoạt động của đạo đức. Không có óc sáng tạo thì dù có sức khỏe, có đạo đức, cũng không có khả năng bồi bổ vào sự thiếu thốn nhân vật lực, là tình trạng của một nước chậm tiến. Có sức khỏe, có óc sáng tạo, nhưng không có đạo đức, thì sức khỏe ấy, óc sáng tạo ấy, sẽ phục vụ cho phi nghĩa, không phải cho chính nghĩa..." [8]

Thật sự  nhà lãnh đạo về tư tưởng Ngô Đình Nhu một La Sơn Phu Tử  thời đại của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã thấy được sự cần thiết của một thứ vũ khí tư tưởng trong cuộc chiến tranh ý thức hệ đối diện với Miền Bắc theo chủ nghĩa Cộng Sản. Tiếc thay khi Việt Nam Cộng Hòa và người sáng lập đang mang hoài bão để huấn luyện và trang bị cho cán bộ và nhân dân Miền Nam thứ vũ khí cần thiết này, thì Hoa Kỳ, người bạn đồng minh của chúng ta, đã không chia sẻ cùng một tâm thức như vậy. Trái lại đối với cộng sản Bắc việt thì Lê Duẩn sau khi bị “Toán Đặc Vụ Miền Trung” của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn gửi vào Sài Gòn bắt hụt ở Vườn Tao Đàn phiá sau Nhà Kiếng của Tổng Liên Đoàn Lao Công, sau khi thoát lưới tử thần của Toán Đặc Vụ Miền Trung do ông Dương Văn Hiếu chỉ huy thì chính Lê Duẩn đã báo cáo trước Bộ Chính Trị Cộng sản trong kỳ Đại Hội Đảng lần thứ hai tại Hà Nội vào cuối năm 1959 là:

 “Chúng ta đã gập đối thủ miền nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã lê máy chém đi cả nước để tiêu diệt chúng ta.”

Cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, một cuộc chiến mà ngay đến cái tên gọi của nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi , sau Nghị quyết 15 năm 1959 của CSBV để đối đầu với Đạo Luật 10/59 của chế độ VNCH đã được đánh dấu bởi những biến cố lịch sử quan trọng cần phải được nhìn đến trước khi đi sâu vào nghiên cứu lại sự kiện
Khu trù mật và Ấp chiến lược.

Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó qua việc thiết lập Phủ Tổng Ủy Dinh Điền để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất  Việt Nam Cộng Hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong chính sách an dân của mình.

Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác như Bình Tuy, Cái Sắn, Tân Mai…tùy ý họ lựa chọn.

Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể hay bị chính quyền kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là “Hệ thống Khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược” được tổ chức và nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức “Khu trù mật và Ấp chiến lược” là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh.

Người có sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tĩnh Man Tiễu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi.

Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:

"
Mới đặt chức Tiễu phủ sứ ở cơ Tĩnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thự án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thư sức dân."

Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Việt Nam Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo anh minh của Ngô Tổng Thống và nhà chiến lược tài ba La Sơn Phu Tử Thời Đại Ngô Đình Nhu đã khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp chiến lược nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào nam và sau đó để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền nam.

Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Ngô  Đình Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập "Việt Cộng", tách địch ra khỏi dân giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tằng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố:


* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).


* Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).


Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).


* Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.


* Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ lên hệ với ngành nông nghiệp địa phương.


* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...)


Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.

Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh."

Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản. [11]

Trong tác phẩm “
Ngo Dinh Diem en 1963: Une autre paix manqué”, tác giả Nguyễn Văn Châu, cựu Trung tá, nguyên Giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng cho rằng sự chỉ trích chính quyền về Khu Trù Mật chỉ nhắm vào những chuyện xấu về nhân sự, và dư luận đối lập đi xa hơn nữa cho rằng chính quyền ép buộc dân bỏ làng mạc nhà cửa.

Đối với bài học lịch sử cũ về Ấp Chiến Lược, thiết tưởng cần đọc Suzanne Labin, một nhà văn kiêm phân tích gia vốn nhiều lần tới thăm Miền Nam Việt Nam trong thời gian Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, từng được Tổng Thống Ngô Đình Diệm tiếp kiến nhiều lần, đã có những buổi thuyết trình chính trị tại Sài Gòn và nói chuyện tại một số tỉnh. Trong cuốn sách Vietnam, an eye-witness account (bản tiếng Pháp nhan đềVietnam, révélation d'un témoin), Suzanne Labin từng viết:

"Khi nhà Ngô bị lật đổ, có tám ngàn(8,000) ấp chiến lược đã được thành lập xong và đang vận hành, với dự trù khoảng bốn ngàn ấp nữa cần thiết để bảo vệ cả nước. Nông dân sống rải rác dọc theo các con kênh, được yêu cầu dời chuyển để qui tụ lại thành nhiều làng, tập trung theo kiểu Âu châu. Mỗi làng được rào vững chắc bằng hàng rào kẽm gai hoặc hàng rào tre vót nhọn đằng sau có tăng cường hệ thống hào rộng gài mìn để chận đứng Việt Cộng mò vào ban đêm. Trong ấp, mỗi gia đình đều được khuyến khích đào một hầm trú ẩn ngay trước nhà họ.
Tại sao vậy?
Khi Việt Cộng tấn công, trước đây người dân thường quá sợ nên chạy tứ tung gây trở ngại cho lực lượng bảo vệ nhiều khi bắn cả vào người nhà mình. Từ khi có hầm trú, người già và trẻ con cứ việc núp dưới hầm để xạ trường quang đảng cho lực lượng chiến đấu hành sử”

Người dân làng được đoàn ngũ hóa theo tuổi tác, giới tính, và tùy theo khả năng mà được giao cho một phần vụ đặc biệt. Lực lượng tự vệ và thanh niên cộng hòa là những đơn vị chiến đấu; những dân làng khỏe mạnh khác thì tham gia công tác phòng vệ, thanh thiếu niên thì vót chông. Người có nhiệm vụ chiến đấu được cấp vũ khí cá nhân mang luôn bên mình ngay cả khi ở nhà. Nhiều làng mạc được trang bị thêm xe thiết giáp hoặc súng liên thanh. Máy truyền tin được cung cấp giúp cho các người bảo vệ ấp chiến lược có thể gọi ngay lực lượng chính quy đến một khi bị tấn công. Nhiệm vụ chính của làng là cầm chân kẻ thù, vô hiệu hóa chúng ngoài các vành đai của ấp, cố ngăn chúng không lủi mất vào rừng trong khi lực lượng chính quy kéo tới. Bấy giờ, Việt Cộng thấy quá khó khăn khi xâm nhập một vùng dân cư có phòng thủ và ngay cả rút lui cũng thấy nhiều trở ngại.

Bà Suzanne Labin còn nhắc lại câu nói có tính cách cô đọng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm rằng:

"...để nghiền nát quân thù giữa CÁI BÚA của sức mạnh cơ động và HÒN ĐE của các ấp chiến lược."

Bà cho rằng ấp chiến lược chính là tâm điểm của một cuộc cách mạng chính trị và xã hội : đó là lý do tồn tại của Ấp chiến lược vì đã đưa lại một nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ về kinh tế.

Chính sách Ấp chiến lược được thực hiện từ năm 1961 với sự cố vấn của Sir Robert Thompson, chuyên viên về chiến thuật phản nổi dậy người Anh cùng với hai người bạn là Desmond Palmer và Dennis Duncanson được kể là một kế hoạch táo bạo nhất của Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Nhận định tổng quát về kết quả của chính sách Ấp chiến lược, tác giả Nguyễn Văn Châu đã khẳng định:

"Quốc sách Ấp chiến lược sau hai năm đã thành công trong việc ngăn chặn làm cho Việt Cộng không còn sống bám rút bòn nhân dân. Vấn đề an ninh làng ấp được vững vàng hơn, quân đội chính quy quốc gia trở thành lực lượng hành quân chủ động gây cho du kích cộng sản nhiều thất bại đáng kể, khiến cho các lực lượng du kích rơi vào thế bị động và mất thăng bằng sau khi đã mất hạ tầng cơ sở. Tinh thần quân đội quốc gia lên cao, dân chúng được bảo vệ an ninh và du kích Việt Cộng càng ngày càng hồi chánh về đầu thú với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa."

Trong cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Tự Do Úc Châu nhân ngày kỷ niệm 43 năm TỔng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị Trần Thiện Khiêm và nhóm phản loạn hạ sát vào ngày 2 tháng 11 năm 1963 người viết đã xác nhận ưu thế của quốc sách ấp chiến lược gây cho lực lượng xâm lăng của Cộng Sản nhiều khó khăn và thất bại trước đây, đã thẳng thắn bày tỏ rằng: "Cùng với thời gian và sự tìm hiểu những tư liệu lịch sử, tôi thấy cần phải trả lại lẽ công bằng cho nhân vật lịch sử này... Tôi cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị."

Một khi chính sách Ấp chiến lược đã bị nhóm tướng lãnh làm đảo chánh giải thể, an ninh nông thôn bị bỏ ngỏ trăm phần trăm thì việc lực lượng võ trang VC xâm nhập thành phố một cách rất dễ dàng như sẽ thấy qua vụ Tết Mậu Thân thiết tưởng cũng là điều dễ hiểu. Nhóm quân phiệt cầm quyền chỉ cần có chỗ dựa là Hoa Kỳ mà không cần chỗ dựa cốt yếu là nhân dân. Bởi thế cho nên khi Hoa Kỳ bàn giao một nửa đất nước Việt Nam vào tay Cộng Sản, bọn họ chỉ có việc im lặng thi hành và một vài lời phản đối chỉ là cử điệu chiếu lệ, giả dối mà thôi.




 Công tác tình báo.


Nhắc lại các hoạt động tình báo thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa để thấy rằng qua biến cố Tết Mậu Thân như chúng ta sẽ bàn đến trong phần sau, dư luận đã lên án việc Hoa Kỳ và chính quyền của Đệ Nhị VN Cộng Hòa đã không coi trọng vấn đề tình báo trước các hoạt động của CS. Chính nhờ công tác tình báo được thực hiện rốt ráo và nghiêm minh dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đã bảo đảm cho sự vững mạnh của chế độ trong một thời gian dài.

Cơ quan tình báo trung ương cần nói tới dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa là Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội của bác sĩ Trần Kim Tuyến, trực thuộc Phủ Tổng Thống tức là CIA/VN do sự gợi ý của Hoa Kỳ. Tác giả Vĩnh Phúc trong cuốn Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm đã viết nhiều về Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội, cho biết có sự bất đồng giữa người Mỹ và hai ông Nhu-Tuyến về hoạt động của sở này, thí dụ "phía VNCH muốn thả người ra ngoài Bắc để phá hoại, rải truyền đơn tuyên truyền về chính trị..., trái lại Mỹ chỉ muốn tung người ra, cho nằm yên, len lỏi vào các hàng ngũ quần chúng, chính quyền và nếu có thể thì cả tổ chức Đảng, để tìm hiểu. Tuyệt đối không được có hành động phá hoại. Chỉ cần nằm cho thật yên, ghi nhận, và nếu được thì tìm cách leo càng cao, lặn càng sâu, càng tốt. Để đến khi nào hữu sự, cần thiết, thì mới ra tay hành động. Nhưng vẫn không phải là các công tác phá hoại. Người Mỹ đã huấn luyện nhân viên Việt Nam cách sử dụng các loại máy truyền tin, cách đưa tin, cách chôn giấu tài liệu, vũ khí, cách sử dụng hóa chất trong ngành tình báo..."

Ông Trần Kim Tuyến điều khiển, là một người tương đối trong sạch, có đạo đức, nhiệt tâm làm việc. Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội do ông điều khiển, có trên 500 nhân viên, mặc dù bị vài người trong bộ máy lãnh đạo chính quyền ghét nhưng cũng đã làm được nhiều việc trong lãnh vực an ninh, tình báo. Đó là chưa k
đến Tổng Đoàn Thanh Thiếu Niên Dân Vệ được điều động trực tiếp bởi ông cố vấn Ngô Đình Nhu.

Sau ngày chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ bởi đám tướng lãnh đại việt tay sai ngoại bang hận thù với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, họ đã xuyên tạc và bôi bẩn chế độ qua báo chí nói nhiều về tổ chức "Mật vụ Ngô Đình Cẩn" tại Miền Trung, nhưng thực chất họ hoàn toàn không biết một chút gì về tổ chức này, nên đã viết với giọng điệu vu khống, xuyên tạc đầy ác ý.

Trong tác phẩm “Dòng họ Ngô Đình, ước mơ chưa đạt” tác giả Nguyễn Văn Minh cho biết vào nửa năm đầu năm 1957, ông Ngô Đình Cẩn đã đề nghị lên Tổng Thống Diệm xin cho ông thực hiện một chính sách được ông gọi là "Chiêu Mời Và Sử Dụng Những Người Kháng Chiến Cũ", "Để giúp thành phần này dễ dàng thấu hiểu và chấp nhận chính sách, ông cho áp dụng kỹ thuật khai thác và chế độ giam giữ đặc biệt đối với những người bị bắt. Danh từ CHIÊU MỜI sau được đổi là CẢI TẠO theo đề nghị của các cán bộ Cựu Kháng Chiến."

Sau khi đề nghị được chấp thuận, ông Ngô Đình Cẩn giao cho ông Dương Văn Hiếu thành lập Đoàn Công Tác Đặc Biệt gồm có 10 nhân viên với chủ trương cùng ăn chung, ở chung, chơi chung, ngủ chung với tù nhân Cộng Sản. Đoàn được tổ chức thành 4 ban: nghiên cứu, tuyên huấn, cải tạo, quản trị. Sau đây là ghi nhận của Dư Văn Chất, một cán bộ tình báo của CS trong cuốn “Người Chân Chính”:

 "Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một "siêu tổ chức" với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và tàn bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến Việt Cộng, ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử cho tới tiếng súng đồng khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn - Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá thẳng vào các cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên khu Ủy khu Năm, tỉnh ủy Thừa Thiên, thành ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở đặc khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các lưới tình báo chiến lược của cộng sản trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ có một năm."

Theo tác giả Nguyễn Văn Minh, do phương pháp khai thác độc đáo, chế độ nhà tù đặc biệt chưa từng có, chính sách “
Cải Tạo Và Sử Dụng Những Người Kháng Chiến Cũ” đã thâu đạt được kết quả gây ngạc nhiên cho mọi người. Năm 1985, tôi có ở chung trại tù Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) với ông Lê Phước Thưởng, một cán bộ phái khiển của VC về đầu thú chính quyền quốc gia thời ông Ngô Đình Cẩn. Trong câu chuyện, ông Lê Phước Thưởng luôn luôn tỏ ra kính phục ông Ngô Đình Cẩn, và đúng như tác giả Nguyễn Văn Minh viết, ông Thưởng sẵn sàng đánh lộn với những ai nói xấu ông Cẩn hoặc Đoàn Công Tác Đặc Biệt.

Một cơ quan khác cũng chuyên lo về vấn đề an ninh, tình báo trong quân đội, đó là Nha An Ninh Quân Đội đặt tại Thủ đô Sài Gòn, và tại mỗi tỉnh đều có một Ty An Ninh Quân Đội phụ trách công tác này tại địa phương. Theo bài báo “Sớm đầu tối đánh”, trong thời gian Đỗ Mậu làm Giám Đốc An Ninh Quân Đội, vì biết khả năng kém cỏi của Đỗ Mậu nên "ông Ngô Đình Nhu đã giao cơ quan này cho bộ ba Tống Đình Bắc (nguyên Trưởng Ty Đặc Cảnh Miền Bắc), Tống Tấn Sĩ và Nguyễn Văn Minh phụ trách mọi công việc, vì Đỗ Mậu chẳng biết gì. Đỗ Mậu chỉ có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo. Thỉnh thoảng Đỗ Mậu cũng được giao cho một số công tác đặc biệt, nhưng Đỗ Mậu thường làm hỏng hoặc làm không đến nơi đến chốn."

Nói chung, các hoạt động tình báo dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tỏ ra hữu hiệu, không như tình báo dưới thời của Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vì nhân viên về sau kém khả năng, làm việc chiếu lệ, không có tinh thần nghề nghiệp và lòng nhiệt thành như thời gian Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Về tác phong vị lãnh đạo của người đã khai sáng ra bốn chữ “Việt Nam Cộng Hòa”, sử gia John M. Newman trong cuốn Tổng Thống John F. Kennedy và cuộc chiến Việt Nam đã ghi:

"Khoảng đầu năm 1957 TổngThống Ngô Đình Diệm, bấy giờ là quốc trưởng, đã dùng quyền hành của mình để chế ngự các giáo phái bất phục tùng và nghiền nát các chi bộ Việt Minh ở đồng bằng sông Cửu Long; những thành tích này khiến tổng thống Eisenhower ca tụng ông ta là CON NGƯỜI THẦN KỲ của Á Châu."

Minh Hùng, tác giả Đời Một Tổng Thống, in tại Sài Gòn năm 1971, đã có ghi lại lời phát biểu của cụ Phan Bội Châu về việc ông Diệm rũ áo từ quan năm 1933 như sau:

"Ông Ngô Đình Diệm, con người có tâm huyết, biết thương giống nòi, biết nhục vong quốc, nên ông dám chống lại cường quyền, lui về ẩn tích, đợi thời tuyết sỉ. Đó mới là đáng bậc CHÍ SĨ, VĨ NHÂN, tất sau này cuộc Phục Hưng chỉ có hạng người ông Diệm mới làm nổi... Ta muốn tặng ông Diệm một bài thơ để tỏ lòng kính trọng bậc thiếu niên hiền triết... Ông Diệm bây giờ mới là ông lớn thật sự.”

Trong cuốn hồi ký Honorable Men/My life in the CIA, William E. Colby đã từng làm trưởng nhiệm CIA tại Sài Gòn từ tháng 6 năm 1960 đến 1962, đứng đầu ngành CIA từ năm 1973 đến 1975, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chính sách của ông như sau:
“...Sau khi trình bày cho giám đốc McCone nghe, tôi cùng ông tới tòa Bạch Ốc trong chiếc Limousine của ông và tôi đã thú nhận với ông ta rằng cái chết của hai ông (Diệm Nhu) làm cho riêng cá nhân tôi rất đau lòng; tôi đã từng quen biết họ và kính trọng cả hai người; tôi là một trong số rất ít người Mỹ đã có cảm tình đó, đặc biệt là về phần ông Nhu...”

“Ấp chiến lược tại Việt Nam” ở sách của Colby, cho biết Colby đã nói nhiều về tính cương nghị và cái uy của Tổng thống Ngô Đình Diệm biểu lộ trong những cuộc khủng hoảng chính trị và gọi ông Diệm là nhà ĐỘC TÀI NHÂN TỪ:
“Thực vậy, ông Diệm điều hành công việc như một ông quan cai trị. MỘT NHÀ ĐỘC TÀI CÓ THIỆN TÂM (hay nhân từ, theo soạn giả), dùng quyền lực ép dân phải bắt tay vào công cuộc phát triển (cộng đồng), vì lợi ích của chính họ, bất chấp họ nghĩ gì về điều đó, độc đoán, thiếu dân chủ. Ông ta dùng - nhưng lại than phiền về - hệ thống thư lại do Pháp đào tạo vào công việc đó, vì ông tin rằng nó sẽ có thể được cải tiến dần dần và sẽ được thay thế bằng lớp người sắp tốt nghiệp từ những trường huấn luyện về hành chánh, quản trị của Mỹ.”

Ở một đoạn khác Colby viết: “Rõ ràng đây là giai đoạn đầu của “chiến tranh nhân dân”, (Cộng sản đang) động viên và tổ chức các lực lượng để dùng vào cuộc chiến. Và rõ ràng ở điểm này sự thách thức có tính chính trị và khuynh đảo, chứ không phải là thứ cần đến các bộ tư lệnh sư đoàn hay quân đoàn để đối phó. Mặt khác cuộc thách thức chính trị, tuy vậy, cũng chẳng phải là loại mà giới thượng lưu trí thức có thiện ý nhưng không có thực lực (cơ sở chính trị) ngồi trong khách sạn Caravelle để ra tuyên ngôn, kêu gọi lập “chính phủ lương thiện, công chính”, “một quân đội anh dũng được phấn chấn bởi một tinh thần duy nhất”, và một nền kinh tế “phồn vinh”, miễn là chính phủ thay đổi đường lối. Và như vậy, theo ý tôi, những khuyến cáo có tính mệnh lệnh của tòa Đại Sứ Mỹ ép ông Diệm phải bổ nhiệm những người chống ông vào trong chính phủ, và cổ võ một cuộc điều tra của quốc hội theo kiểu Mỹ xem ra rất không xác đáng. Theo thiển ý của tôi, cuộc đọ sức thực sự lúc ấy là ở thôn xã. Những vấn đề căn bản hơn nằm ở đó.”

Nhận xét của Colby được ghi nhận như sau khi ông tới thăm các vùng thôn quê Việt Nam:

“Đường xá được mở lại. Số trường học tăng nhanh ở thôn quê.
Chương trình ngũ niên Diệt Trừ  Sốt Rét xịt thuốc diệt muỗi được khởi sự để thanh toán bệnh sốt rét rừng. Sức sản xuất lúa gạo bắt đầu tăng, xuất cảng gạo, lông vit... Những tiến bộ về kinh tế, xã hội lúc đó đã xuống đến nông thôn... Đặc biệt kế hoạch “Khu trù mật” năm 1959, là kế hoạch được Tổng Thống Diệm nâng niu nhất, bắt đầu với nhiều hứa hẹn. Những “đô thị” nông nghiệp được xây dựng trên phần đất truất hữu của địa chủ theo chương trình cải cách điền địa và được chia thành những khu trung tâm dân cư và vùng ruộng lúa...”

Nhưng chỉ một vài ngày sau biến cố 1-11-1963, Dương Văn Minh và nhóm tướng lãnh cầm đầu cuộc đảo chính như Lê Văn Kim, Trần Thiện Khiêm…đã cho lệnh phá bỏ 16.000 Ấp chiến lược, thả lỏng vòng rào kềm chế cho Việt Cộng mặc sức tung hoành ở nông thôn Miền Nam, bỏ tổ chức nghĩa quân, dân vệ, khiến Hoa Kỳ có cơ hội đổ quân ồ ạt vào Việt Nam, và chưa đầy 5 năm sau đã tạo một môi trường hết sức thuận lợi cho VC tiến hành cái gọi là cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa với những hệ lụy rất trầm trọng.

Tướng Tôn Thất Đính còn tuyên bố: "Ấp chiến lược đem lại ấm no nhưng không đem lại hạnh phúc".(Sic!)

Với cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu người mà chúng tôi xin được phép được ví ông như một La Sơn Phu Tử Thời Đại, những nhà lãnh đạo xuất sắc và tâm huyết của Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ đã đạp đổ một mẫu người thần tượng lãnh đạo của Miền Nam Việt Nam, những đối thủ đã từng gây lo sợ cho chính quyền miền Bắc của Hồ Chí Minh, và đặt lên một nhóm tướng lãnh Đại Việt cầm đầu đất nước mà chính Tổng Thống Hoa Kỳ Lindon B.Johnson mệnh danh là lũ côn đồ ác ôn đáng nguyền rủa (a goddam bunch of thugs), số phận của Miền Nam như vậy là đã được tính toán từ trước. Và biến cố Mậu Thân xảy ra cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên đối với ai có những chú tâm theo dõi thời cuộc lúc bấy giờ.

Khi được tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị giết cùng với người bào đệ là cố vấn Ngô Đình Nhu sau khi nhóm tướng lãnh đại Việt làm đảo chánh đã đưa hai ông vào tra khảo  đánh đập tại Tổng Nha Cảnh Sát tr6n đường Võ Tánh, Hồ Chí Minh đã nói với ký giả Wilfred G. Burchett: "Tôi không ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế". Ellen J. Hammer trong cuốn A Death in November cho biết: "Đài phát thanh Hà Nội đã trích dẫn báo Nhân Dân nói rằng do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao năm để xây dựng."

Gần nửa thế kỷ sau suốt giòng lịch sử cận đại khi chúng tôi ngồi thu thập và viết lại những giòng chữ này thì những nhân vật nhúng tay vào việc giết hại Tổng Thống Ngô Đình Điệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đang trình diện trước một “ĐẠI HỘI OAN HỒN”   nơi âm phủ là tòa án lương tâm, chắc chắn Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn, Đương Văn Minh…của nhóm phản loạn sẽ trình với ngài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu về sự thật âm mưu đảo chánh và hạ sát vị sáng lập VNCH là do Trần Thiện Khiêm và Lê Văn Kim chủ trương.
Chúng tôi sẽ có dịp viết ve cêái chết thật sự của Đại úy Nguyễn văn Nhung trong trại giam Chí Hòa do cú đá của một trung sĩ giám thị (tôn thờ Ngô Tổng Thống), trước khi được chở về trại Hoàng Hoa Thám để ngụy trang cái chết tự tử. Nhân chứng sống là thiếu úy nhảy toán(1962-63) hiện có mặt tạo bắc California bị nhốt chung tại phòng giam ở Khám Chí Hòa.
Cũng như chúng tôi sẽ viết về thiếu Úy Hồng thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh là người đã ném quả lựu đạn ám sát ông tỉnh trửơng Thừa Thiên Nguyễn Phước Đảng khi xe ông ta tiến vào đài phát thanh Huế để kêu gọi sư sãi Huế ngưng làm loạn, thì tiếp theo là vụ nổ của chất Plastic do trung úy James Scott(nhiều sách viết lộn là Đại úy)… Sau đó thiếu Hồng đào ngũ về Sai gòn đăng lính vào TĐ.6 nhảy dù và bị chết tại trận Cái lậy.

Nhân ngày kỷ niệm QUỐC KHÁNH 26 THÁNG 10 LẦN THỨ 53 CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA DO TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH ĐIỆM VÀ CÔ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU SẮNG TẠO.

CM Magazine xin thắp nén hương lòng tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và La Sơn Phu Tử Thời Đại Cố Vấn Ngô Đinh Nhu. Nguyên xin Thiên Chuá Ba Ngôi phủ đầy hồng ân và thiên phước cũng như cất giữ linh hồn họ nơi nước thiên đàng. Và giờ này linh hồn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đinh Nhu chỗ Kẽ Đá Vững Anđang cất tiếng trong bài ca thánhNày Là Truyện Ký Tôi”. Amen.


Ngạn ngữ Á Rập có câu: "Nếu anh bị chó sủa, anh có cúi rạp mình xuống để cắn lại nó hay không?"

Chính vì vậy tôi không mất thì giờ để ý đến tiếng sủa của chúng.
Chúng thất vọng và nhục nhả vì bị tôi khinh rẻ nên chúng tự ái và mặc cảm mà quay qua "cắn" lung tung cho đỡ tức tối. 
 Hãy từ bi hỉ xả, lòng sẽ thanh thản.
Khẩu nghiệp ! Khẩu nghiệp !

“Phượng hoàng tắm nước ao tù.
 Người khôn nói với kẻ ngu cực lòng.”

 Tôi yêu bài thơ “NHỚ LỜI MẸ DẠY” của Phùng Quán, nên “yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét, dù ai cầm dao dọa giết, không nói ghét thành yêu, dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét”.

Đường đời có lắm mối sầu đau 
Uất hận sân si ngập nát đầu 
Chụp mũ người đời mình đại nạn 
Vu oan kẻ khác tự chôn sâu  
Già thân chửa chắc tâm bình trí 
Kém dạ  hùa theo chuyện bể dâu 
Tội nghiệp thân tàn danh tơi tả
Ngàn năm giử mãi mối u sầu 
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.

Nguồn: Wilson Center Digital Archive :

“Chính quyền Ngô Ðình Diệm trong những năm đầu (1954 - 60) đã gặt hái nhiều thành quả và có hậu thuẫn quần chúng. Những chương trình kiến quốc đề ra như Dinh điền, Khu trù mật, Ấp chiến lược... đều đi đúng đường mặc dầu cấp thừa hành không thực hiện đến nơi đến chốn. Riêng năm 1960, những thành quả kinh tế đưa Nam VN lên hàng thứ 3 tại Á châu, hơn Đại Hàn, Ấn, Thái… (1) Đây là một chính quyền quốc gia vững mạnh nhất, có chủ đạo, có tổ chức, có nhân sự hậu thuẫn, có cốt lõi trung ương chỉ đạo, có quốc tế ủng hộ (khối Thiên Chúa Giáo) kể từ sau chính phủ Trần Trọng Kim 1945.”
VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM
NGÔ TỔNG THỐNG MUÔN NĂM
 *** Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải của riêng nguời theo thiên chuá giáo.

*** Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải của riêng người di cư từ bắc vào nam.

*** Tổng thống Ngô Đình Diệm không phải là kẻ thù truyền kiếp của Phật Giáo.

***Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ là kẻ thù riêng của cộng sản VN mà thôi.


TOÀN DÂN VIỆT NAM

NHỚ ƠN NGÔ TỔNG THỐNG.
CỘNG SẢN ĐANG BƯỚC VÀO CÁC NGÕ NGÁCH CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG , ĐANG DÙNG CHÍNH NHỮNG NHÂN VẬT CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỂ PHÂN HÓA , LÀM TÊ LIỆT Ý CHÍ , LÀM NGAO NGÁN SỰ CHỐNG ĐỐI CHÚNG , XIN ĐỒNG BÀO CẨN THẬN , CHÚNG DÙNG TÔN GIÁO ĐỂ CHỬI BỚI LẪN NHAU , PHÁ NÁT NIỀM TIN THIÊNG LIÊNG CỦA CHÚNG TA , BÔI NHỌ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO CÁC TÔN GIÁO
 ĐÓ LÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG. AI THEO VÀ TIN ĐẠO NÀO CỨ MỘT LÒNG VỚI NIỀM TIN ẤY , ĐỪNG MẮC MƯU CHÚNG

Tham khảo

  • Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001.
  • Goodman, Allan E. Politics in War. Cambridge, MA: Harvard Univerity Press, 1973.
  • Keesing's Research Report. South Vietnam, A Political History 1954-1970. New York: Charles Scribner's Sons, 1970.
  • Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.
  • Masur, Matthew B. "Hearts and Minds: Cultural Nation-building in South Vietnam, 1954-1963." Ohio State University, 2004.
  • Nguyễn Văn Lục. Lịch sử còn đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008.
  • Penniman, Howard R. Elections in South Vietnam. Stanford, CA: Hoover Institution on War, Revolution and Peace, 1972.
  • Phạm Thăng. Tiền tệ Việt Nam.: Phạm Thăng, 1995.
  • Press and Information Office. Embassy of the Republic of Viet-Nam. News from Viet-Nam. Vol 10, No 10. Washington, DC: October, 1961.
  • Press and Information Office. Embassy of the Republic of Viet-Nam. News from Viet-Nam. Vol 10, No 11. Washington, DC: December, 1961.




__._,_.___


Posted by: lan nguyen 





Ô. LÊ CHÂU LỘC
 
        Ô. Lê Châu Lộc là một cựu Tùy-Viên của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, gần-gũi nên thấy và nghe nhiều điều về TT Diệm, do đó những lời kể lại của ông có một giá-trị nhất-định.
        Tuy nhiên, Ô. Lộc đã kể cho nhiều người nghe những chuyện, mà qua các bài viết lại thì rõ-ràng là không đúng Sự Thật.
 
I
Giải Thưởng Magsaysay
 
        I.1/ Về cuộc bầu-cử Tổng-Thống Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa nhiệm-kỳ II, có nơi viết là vào năm 1959, có nơi viết là vào năm 1962, trong khi Sự Thật là vào năm 1961.
        I.2/ Về số tiền thưởng của Giải Magsaysay, có nơi viết là US$10,000.00, có nơi viết là US$15,000.00.
        I.3/ Về thời-điểm nhận được Giải, có nơi viết là năm 1959, có nơi viết là năm 1962, thậm-chí có nơi viết là năm 1956, trong lúc Giải ấy chỉ được thành-lập vào năm 1957 và qua năm 1958 mới phát lần đầu.
        I.4/ Về chùavị tu-sĩ Phật-Giáo nêu vấn-đề này với Tổng-Thống Diệm, có nơi viết là “tại một ngôi chùa nọ”, có nơi viết là “tại chùa Ấn Quang”; và có nơi viết là “một vị Thượng Tọa”, có nơi viết là “một Hòa Thượng khác”, có nơi viết là “thượng tọa Thích Thiện Hòa”.
        I.5/ Về cách gửi tiền đến Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, có nơi viết là “nhờ Thủ-Tướng Nehru (của Ấn-Độ) chuyển số tiền này cho ngài, nhưng ông khước từ, nên đã phải tìm đường khác”, có nơi viết là “qua ngã Cơ Quan Tỵ Nạn”, có nơi viết là “qua New Delhi [thủ-đô Ấn-Độ], bảo ông Đỗ Vạn Lý đang làm Tổng Lãnh Sự ở đó” chuyển giùm. (tham-chiếu)
 
II
Cành Đào tại Dinh Độc-Lập
 
        Về cành đào của Chủ-Tịch Việt-Nam Dân-Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh gửi tặng Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hòa Ngô Đình Diệm, “Nghị sĩ Lê Châu Lộc, nguyên là tùy viên của TT Diệm sau này cho biết, chính ông là người đến nhận cành đào tại trụ sở Ủy Hội Quốc Tế để về trưng bày tại Dinh Độc Lập.”
        Nhưng Sự Thật là:  Việc ấy xảy ra vào đầu năm 1963, mà Dinh Độc-Lập thì đã bị các phi-công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom vào ngày 27-2-1962, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và các vị thuộc Phủ đã dời về Dinh Gia-Long cho đến ngày Cách-Mạng 1-11-1963Dinh Độc-Lập mãi đến năm 1966 mới được tái-thiết xong, thì làm sao mà cành đào được đem về và trưng-bày ở Dinh Độc-Lập vào đầu năm 1963 được? (Tham-Chiếu)
 
III
Lời Trối-Trăng của TT Ngô Đình Diệm
 
        Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã “thần khẩu buộc xác phàm” nói lên, lần thứ nhất và cũng là lần cuối-cùng, trong dịp lễ Quốc-Khánh 26-10-1963:
        “Tôi tiến, hãy tiến theo tôi!  Tôi lùi, hãy giết tôi đi!  Tôi chết, hãy trả thù cho tôi!
        Lời nói xui-xẻo ấy liền được đưa vào sử sách, ngay từ giờ phút đó, 1963.  Các chính-khách, các sử-gia, các nhà-văn & nhà-báo Việt-Nam và quốc-tế ghi-nhận rõ-ràng.  Nó được liệt vào trong số danh-ngôn của các danh-nhân thế-giới lời “trối-trăng” của TT Ngô Đình Diệm.
        Thế mà, 48 năm sau, năm 2011, Ô. Lê Châu Lộc nói chuyện với B. Trần Lệ Tuyền, mỗi lần bà ấy “hầu chuyện” ông, Ô. Lộc đều nhắc lại nhiều lần, để phải ghi nhớ những điều ông đã nói:
-       Tôi tiến. Hãy tiến theo tôi!
-       Tôi lui. Hãy giết tôi!
-       Tôi chết, Hãy nối chí tôi!
 
Năm 1963, Ô. Lê Châu Lộc là một tùy-viên.  Trong lúc quần-chúng, nhất là các nhà quan-tâm chính-trị, thời-cuộc, lắng nghe rán nhìn, chú ý đến câu nói “Tôi chết, hãy trả thù cho tôi! như là một điềm xấu, và lẽ tự-nhiên quan-sát phản-ứng của cử-tọa trên nét mặt của mọi người, thì tùy-viên chỉ nghe bằng nửa-lỗ-tai và thấy bằng nửa-con-mắt, vì tùy-viên bắt-buộc phải chống mắt nhìn chừng Tổng-Thống xem người có ra hiệu gì cho mình hay không, chổng tai xem người có ra lệnh gì cho mình hay không. 
Nhưng sau 1963, nhất là sau 1975, Ô. Lê Châu Lộc đã tiến rất xa trên đường học-vấn, trở thành một nhà khoa-bảng, một vị hàn-lâm, mà năm 2011 ông phịa mấy tiếng “nối chí tôi” (trong lúc Ô. Ngô Đình Quỳnh, thứ-nam của Ô.B. Cố-Vấn Ngô Đình Nhu, vào năm 2013 (tham-chiếu), và nhà khoa-học chính-trị Nguyễn Anh Tuấn, vào năm 2015 (tham-chiếu), vẫn còn xác-nhận là “trả thù cho tôi,  thì không biết ông Lộc đã căn-cứ vào sách vở nào mà dám “chỉnhlời của Cụ Ngô? (tham-chiếu)
 


Hãy Trả Thù Cho Tôi (có bổ túc)


__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List