On Tuesday, January 10, 2017 11:46 PM, "peter nguyen p wrote:
TT DIỆM & CÁC TU SĨ PHẬT GIÁO LUÔN
YÊU THƯƠNG NHAU
Hàn
Giang Trần
Lệ Tuyền
“Tổng
Thống Ngô Đình Diệm
đã xây
dựng miền
Nam Việt Nam trở
thành một
Quốc Gia dưới
chính thể Cộng
Hoà.
Một Quốc
Gia có đầy
đủ
chủ quyền,
độc
lập, tự
chủ và
tự quyết,
được
cộng đồng
quốc tế
công nhận
và nể
vì. Tổng
Thống Ngô Đình Diệm
đã gầy
dựng nước
Việt Nam Cộng
Hoà từ
một đống
tro tàn và
những hệ
lụy của
những năm tháng chinh chiến
điêu
linh, những tàn
tích của
thực dân
phong kiến.
Chỉ trong một
thời gian ngắn,
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm đã ổn
định
được
cuộc sống
cho gần một
triệu người
từ miền
Bắc di cư
vào Nam tránh nạn
cộng sản.
Toàn thể lãnh
thổ Việt
Nam Cộng Hoà đã được
bình định.
Bên cạnh những
ổn định
chính trị
và quốc
phòng, các
lãnh vực
kinh tế, giáo
dục được
chú trọng
và phát
triển một
cách nhịp
nhàng, với
những thăng
tiến xã hội.
Người dân từ
phía Nam vĩ tuyến
17 đến
mũi Cà
Mâu sống
trong cảnh thanh bình - no ấm.
Bản Hiến
Pháp ngày 26 tháng 10 năm 1956 của
Việt Nam Cộng
Hoà, đã
ghi dấu một
bước tiến
lịch sử,
trên hành
trình xây
dựng một
quốc gia độc lập,
tự chủ
và tự
quyết trong tinh thần
tự do dân
chủ. Hiến
pháp 1956, được soạn
thảo với
những kế
hoạch và
dự liệu
nhằm phục
vụ nhân
phẩm và
quyền sống
của con người.
Lý thuyết Nhân Vị
bảo vệ
và Thăng
Tiến đời
sống của
người dân,
được
chuẩn nhận
và triển
khai như là
một nền
tảng của
tất cả
những chương
trình phát
triển. Tài năng của
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm, một
lãnh tụ
ngoại hạng,
đã vượt
qua bao khó khăn hiểm nguy.
Đạo đức
của Tổng
Thống, một
lãnh tụ
liêm khiết
- thanh bần, đã
chinh phục ngay cả những
thù địch.
Trong tinh thần tuyệt
đối
tôn trọng
nền tảng
đạo
đức
dân tộc
và luật
pháp.
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm đã
uy dũng hiên
ngang xây dựng
cơ đồ
cho sự trường
tồn của
một nước
Việt Nam thực
sự tự
do dân chủ.
Từ sau ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát, nhiều gia đình, hội đoàn, hàng năm đều xin lễ cẩu hồn cho hai Ông, để tỏ lòng thương tiếc và mến mộ. Đến khi mất nước, hàng triệu người Việt Nam phải sống đời lưu vong trên khắp thế giới. Nơi nào có người Việt Nam sinh sống, hàng năm đều có tổ chức lễ cầu hồn, tưởng niệm Tống Thống Ngô Đình Diệm. Đó là việc làm đúng với đạo lý, lễ giáo Việt Nam. Chúng ta cần và phải làm. Nhưng với Tông Thống Ngô Đình Diệm, những việc làm này chưa đáp ứng tâm nguyện của Ông. Vì lúc sinh thời, tại nhiều nơi. Trước nhiều cơ quan, đoàn thể, Quân trường … mỗi khi thuận tiện, Ông đều nhắn nhủ:
- Tôi tiến: Hãy tiến theo tôi!
-
Tôi lui.: Hãy giết
tôi!
-
Tôi chết:
Hãy nối chí
tôi!
Ông
đã bị
giết! Ông đã chết! Chết đau đớn! Chết tức
tưởi! Chỉ vì
quyết bảo toàn
Danh Dự
của Dân Tộc và
Chủ Quyền của
Quốc Gia Việt Nam!”
Trên
đây, là những dòng
của Ông
Lê Châu Lộc; nguyên Sĩ
Quan Tùy Viên
của Tổng
Thống Ngô Đình Diệm,
và là Thượng
Nghị Sĩ
thời Đệ
Nhị Việt
Nam Cộng Hòa.
Ông đã
viết về
những điều
mà chính Ông đã chứng
kiến, mắt
thấy, tai nghe trong suốt
thời gian ở
bên cạnh
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm từ
năm 1959 cho đến ngày 1-11-1963 trên
trang: ngodinhdiem.net
Người
viết là
kẻ hậu
sinh. Vì thế, trước
khi viết bài
này, tôi
đã phải
gọi sang Hoa Kỳ để được
nghe chính những
lời của
Thượng Nghị
Sĩ Lê
Châu Lộc
truyền đạt
qua điện
thoại viễn
liên Mỹ
- Pháp về
những điều
mà chính
Ông Lê Châu Lộc đã
biết - nghe - thấy
trong suốt thời
gian là Tùy Viên ở bên cạnh
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm. Mỗi
lần hầu
chuyện với
Ông Lê
Châu Lộc,
tôi đều được
Ông nhắc
lại nhiều
lần, để
phải ghi nhớ
những điều
Ông đã nói.
Đăc biệt, Ông
đã nói
về Tổng
Thống Ngô Đình Diệm
và Phật
Giáo.
Như mọi
người đã
biết, từ trước
và sau khi Tổng
Thống Ngô Đình Diệm
đã Vị
Quốc Vong Thân, thì
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm đã
từng mang tiếng
là “kỳ thị
Phật giáo”.
Nhưng
như thế
nào để
gọi là “kỳ
thị Phật
giáo”?
Bởi, Phật
giáo do Đức
Thích- Ca-Mâu-Ni khai sáng, khác hẳn
với Phật
giáo Ấn
Quang và cũng
là “Phật
Giáo Xã Hội
Đảng” tại
Việt Nam, là một
tổ chức
đã được
mang nhãn hiệu
là “Phật
giáo”, để hoạt
động
cho mục đích
chính trị,
với cuồng
vọng là
tóm thâu
“Sơn Hà
Xã Tắc” vào
trong
tay, như ngày xưa
“sư” Vạn
Hạnh đã
làm.
Chính
vì thế, nên
ngày nào
Phật giáo
Ấn Quang chưa
tóm thâu
được
hết thiên
hạ, thì
ngày đó
Phật giáo
Ấn Quang vẫn
cứ còn
“tranh đấu”.
Tuy nhiên, vì “Cứu cánh
biện minh cho phương
tiện”,
cho nên, Phật
giáo Ấn
Quang đã là một tổ
chức ngoại
vi của đảng
cộng sản
Hà Nội.
Bằng chứng
là những
hành vi của
Phật giáo
Ấn Quang như đã đốt
nhà, đánh
giết người,
dập đầu,
treo cổ các
vị là
Quân-Cán-Việt
Nam Cộng Hòa,
và cả
trẻ thơ
trong cuộc thảm
sát ở
hai Phường Thanh Bồ-Đức
Lợi tại
Đà Nẵng, ngày 24-8-1964. Đem bàn thờ
Phật xuống
đường
vào mùa
hè 1966, tại
miền Trung, với
mục đích
để thành
lập « Chính
Phủ Miền
Trung » để liên
hiệp với
cộng sản.
Và trước
ngày 30-4-1975, Phật giáo Ấn
Quang đã đưa
những đoàn xe ra tận
núi rừng
để đón
rước cộng
quân vào
các thành
phố tại
miền Nam tự
do ; và đã hạ thủ giết
chết nhiều
vị là
Quân-Cán-Chính Việt
Nam Cộng Hòa
trong lúc giao thời,
như tôi
đã nêu
lên đầy
đủ
bằng chứng
trong bài: 30-4-1975: Máu Và Nước
Mắt.
Và để biết
được tấm
lòng Cao-Khiết
của Tổng
Thống Ngô Đình Diệm
đối
với Phật
giáo như thế
nào ; thì không gì bằng
những nghĩa cử
của Tổng
Thống đã
làm qua những
lời kể
của nhân
chứng sống
là Ông
Lê Châu
Lộc.
Vì vậy, với
bài này,
tôi chỉ ghi
lại riêng
về chuyện
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm và
Phật giáo,
theo những lời
kể của
Thượng Nghị
Sĩ Lê
Châu Lộc ;
mặc dù đã cao tuổi,
song Ông vẫn
rất minh mẫn,
khi nói về
các sự
kiện đã
qua, tôi xin tóm lược
như sau:
Vào năm 1959,
khi đắc cử
Tổng Thống
nhiệm kỳ
2. Sau khi có kết
quả bầu
cử, Tổng
Thống Ngô Đình Diệm
gọi Sĩ
quan Tùy viên
Đại
úy Lê
Châu Lộc
cùng đi
theo. Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm đã đến
các chùa
trong khu vực nội
và ngoại
thành Sài
Gòn, để cảm
ơn khối
Phật giáo
đã ủng
hộ Tổng
Thống. Trong đó, có chùa Ấn
Quang.
Hôm ấy, có
thượng tọa
Thích Quảng
Liên đến
chào Tổng
Thống, và
nói lời
cảm
ơn vì đã được
Tổng Thống
đặc biệt
gửi đi học
tiến sĩ giáo dục
tại Michigan State
University. Sau đó, trong khi đón tiếp
Tổng Thống
thì Thượng
tọa Thích
Thiện Hòa
đã trách Tổng
Thống rằng:
- Tổng Thống
có chuyện
vui, mà không
cho anh em chúng tôi
biết, để chúng
tôi cùng được chung vui với
Tổng Thống.
Nghe vậy, Tổng
Thống Ngô Đình Diệm đã nói:
- Có
chuyện chi vui, mà tôi giấu
các Thầy
mô?
-
Dạ, thưa
Tổng Thống,
qua Tăng đoàn Tích
Lan, chúng tôi
được
biết Tổng
Thống đã
tặng Đức
Đạt
Lai Lạt Ma một
số tiến
lớn.
Sau khi nghe Thượng tọa này nói,
Tổng Thống
ngồi lặng
thinh một lúc,
rồi nói:
- Vì là một việc
tế nhị,
tôi không
muốn cho ai biết,
chứ không
phải tôi
giấu các
Thầy. Tôi có nhận
được
Giải thưởng
Leadership Magasaysay 10.000
đô
la, (giải thưởng
dành cho người lãnh đạo
xuất sắc tại Á Châu). Tôi
thì không có nhu cầu chi. Gặp
lúc này,
Đức
Đạt
Lai Lạt Ma, vị
tượng trưng
cho sự tranh đấu bất
khuất để
bảo vệ
niềm tin, bảo
vệ tôn
giáo của
dân tộc
Ngài, đang
gặp nạn,
phải sống
lưu vong, cần
nhiều sự
giúp đỡ.
Tôi thấy
mình có
bổn phận
phải giúp
Ngài, nên tôi nhờ Thủ
tướng Nerhu chuyển
số tiền
này cho Ngài, nhưng
Ông khước
từ, có
lẽ Ông
ngại mất
lòng Trung cộng.
Tôi phải
nhờ qua ngã Cơ
Quan Tỵ Nạn
để
chuyển số
tiền này
đến
tay Ngài. Các
Thầy cũng
biết, mình
đang phải
chống lại
một chủ
nghĩa vô
thần rất
tàn bạo.
Nên chỉ
có niềm
tin tôn giáo, mới
có đủ
sức mạnh
chống lại
được
với chủ
nghĩa tai hại
này. Vì
thế, đối
với việc
phát huy, cũng cố,
bảo vệ
niềm tin tôn giáo,
bất câu
là tôn
giáo nào, mình cũng có bổn
phận phải
khuyến khích
và giúp
đỡ.
Ngoài ra, Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm cũng
đã giúp
đỡ để
xây cất
nhiều chùa ;
trong đó, có chùa Xá Lợi. Người
đứng
ra nhận tiền
và xây
cất là
Cư sĩ
Mai Thọ Truyền.
Cũng tương tự
như thế,
người viết
muốn nhắc
lại: Riêng
chùa Nam Thiên Nhất
Trụ (Chùa
Một Cột
tại miền
Nam) ; thì chính “Hòa thượng” Thích
Trí Dũng
là người
đã nhận
tiền của
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm ; để
rồi sau đó, Thích
Trí Dũng
đã biến
ngôi chùa
này và chùa Phổ Quang là nơi
ở của
tên Thiếu
tướng Việt
cộng Trần
Hải Phụng.
Đồng
thời, đã
nuôi giấu
cả “Lữ đoàn
316 - Biệt Động
Thành Sài
Gòn - Gia Định”, với
những tên
nổi tiếng
như Nguyễn
Văn Bá … v…v…Và
chính Thích
Trí Dũng đã công khai trên sách báo, với
cái tựa
đề:
“Nam
Thiên Nhất
Trụ: Người Dựng
Chùa Một Cột
tại Miền Nam”.
Thích Trí Dũng đã viết:
“Trong
cuộc Tổng công
kích Tết Mậu
Thân, chùa Phổ Quang là nơi khai hỏa đánh
sân bay Tân Sơn Nhất”.
Kính mời quý độc
giả hãy
đọc
lại bài:
Tưởng
Niệm Bốn
Mươi Năm Cuộc Thảm
Sát Tết
Mậu Thân: 1968-2008 ;
để biết
rõ những
điều
mà chính
“Hòa
thượng”Thích Trí
Dũng đã viết
công khai về
những hành
vi cộng sản
của một
“cao tăng” của
Phật Giáo Ấn
Quang.
Trở lại
với chuyện
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm và
Phật giáo.
Thực ra, không hề
có cái
gọi là “kỳ
thị Phật
giáo”.
Bởi nếu
thế, thì
làm gì
có chuyện
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm đã gửi
trọn số
tiền 10.000
đô la, của Giải
thưởng Leadership Magasaysay để
giúp Đức
Đạt
Lai Lạt Ma của
Tây Tạng???
Cũng như đã cung cấp
tiền cho “Hòa thượng” Thích
Trí Dũng
để xây
dựng chùa
Nam Thiên Nhất
Trụ, chùa
Phổ Quang … và
giao tiền cho Cư sĩ
Mai Thọ Truyền
để
xây dựng
chùa Xá
Lợi, và
nhiều chùa
khác nữa???
Đến đây,
thiết tưởng
đã quá đủ,
để
cho những ai còn nghĩ
Tổng Thống
Ngô Đình
Diệm “kỳ thị
Phật giáo” sẽ
có một
cái nhìn
khác hơn.
Hãy
trả công
đạo
cho Người đã có
đại công
nghiệp: Khai sinh ra Nền
Cộng Hòa
Việt Nam và đã xây dựng
được
một nước
Việt Nam Cộng
Hòa dân
chủ-tự
do-thanh bình-no ấm
cho người dân
tại miền
Nam, mà một
thời đã được
thế giới
công nhận
là Hòn
Ngọc Viễn
Đông.
Cuối cùng,
tôi xin thành kính
tri ân những lời
chỉ giáo
của Thượng
Nghị Sĩ
Lê Châu
Lộc. Ông
thường nói
lên những ước
muốn, là
mong tất cả
những người
Việt Nam yêu nước
chân chính, biết
đặt
Tổ Quốc
và Dân
Tộc lên
trên hết,
thì hãy
đồng
tâm, quyết
chí kết hợp
lại thành
một đại
khối Dân
Tộc, hầu
tìm ra phương
hướng để đấu
tranh cho một nước
Việt Nam Tự
Do-Dân Chủ
không cộng
sản. Đồng
thời, để đánh
đuổi giặc
Tầu, là
kẻ thù
truyền kiếp
của Dân
Tộc, quét
sạch bọn
chúng ra khỏi
bờ cõi
Việt Nam.
Và người viết
cũng không
quên những
lời của
thượng Nghị
sĩ Lê
Châu Lộc
luôn luôn nhắc nhở
về Di Huấn
của Tổng
Thống Ngô Đình Diệm:
-
Tôi tiến.
Hãy tiến theo tôi!
-
Tôi lui. Hãy giết
tôi!
-
Tôi chết.
Hãy nối chí
tôi!
29-5-2011
Hàn
Giang Trần
Lệ Tuyền
------------------------------ ------------------------------ -
TT DIỆM & CÁC TU SĨ PHẬT GIÁO LUÔN YÊU THƯƠNG NHAU
Chỉ Có Thích Trí Quang Mới Bắt Buộc TT Diệm Phải Vác Thánh Giá
Chỉ Có Thích Trí Quang Mới Bắt Buộc TT Diệm Phải Vác Thánh Giá
Tưởng Niệm
Bốn Mươi Năm
Cuộc Thảm Sát
Tết Mậu Thân:
1968-2008
30 tháng Tư: Máu và nước mắt
Saigon 1961
Saigon 1961
Saigon 1961
Saigon Jul 01, 1961 - Vietnam Pres. Ngo Dinh
Diem receiving delegation of Buddhist monks at Presidential Palace on 7th anniv.
as president.
Ngày 1 tháng 7 năm 1961- TT Việt Nam Ngô Đình Diệm tiếp phái đoàn
các tu sĩ Phật giáo tại Dinh Độc Lập nhân dịp kỷ niệm 7 năm cầm quyền 1955-1961.
------------------------------
----------------------
Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Pháo thủ
Lê Châu Lộc
nói chuyện về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trích trong quyển Kỷ Yếu Pháo Binh QLVHCH 2010)
Song Lê
Người viết bài này quen biết pháo thủ Lê Châu Lộc vì vừa là đồng nghiệp pháo thủ vừa cùng chung đơn vị với nhau trong những năm 1956, 57, và 58 tại Bình Thủy Cần Thơ, và Trảng Bàng Tây Ninh.
Anh là một Sĩ quan Pháo binh Việt Nam Cộng Hòa có quá trình phục vụ và thăng tiến khá đặc biệt. Tốt nghiệp Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Khóa 5 - Vì Dân. Học Pháo Binh Tại Trường Pháo Binh Phú Lợi, tu nghiệp pháo binh ở Châlons-sur-Marnes (Pháp) và Fort Sill (Hoa Kỳ), từng là huấn luyện viên ở nhiều Trường Pháo Binh trong nước (Phú Lợi, Dục Mỹ) và ngoài nước (Fort Sill USA). Đơn vị chiến đấu đầu tiên Anh phục vụ là Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh. Rồi Trường Đại Học Quân Sự, rồi Lữ Đoàn Liên Binh Phủ Tổng Thống. Cuối năm 1959 Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm cho đến ngày đảo chính 1-11-1963. Rồi Pháo Binh Quân Đoàn III và Trường Pháo Binh.
Anh xin giải ngũ sau ngày đảo chính và được giải ngũ năm 1965. Thi tuyển vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Tốt nghiệp Đốc sự khóa 13 và Cao học Hành chánh khóa 5. Nghiên cứu hậu Cao học về Quản Trị Phát Triển tại các trường Đại học London, Oslo, Dublin. Tham quan các hệ thống Phát triển và Phòng vệ tại Do Thái và Ấn Độ. Giảng viên Trường Quốc Gia Công Tác Xã Hội (Saì Gòn). Cuối năm 1969 Anh tham gia Liên danh Bông Huệ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền, đắc cử vào Thượng Nghị Viện VNCH. Anh là Nghị sĩ cho đến 30 tháng Tư Đen, 1975.
Khi lưu vong ở nước ngoài, trong suốt 23 năm (1975-1998), cựu pháo thủ Lê Châu Lộc hoạt động không ngừng ở khắp Á, Âu, Phi, Mỹ cho công việc cứu trợ những người tỵ nạn Cộng sản. Phần quan trọng hơn gồm việc thiết kế và điều khiển các dự án chương trình viện trợ phát triển vững bền cho các quốc gia trong khối đệ tam thế giới khắp Á, Phi, Đông Âu và Trung Đông. Anh về hưu năm1998 tại Hoa Kỳ. Mặc dầu Anh đang hưu trí, người ta vẫn thấy Anh xuất hiện trong các hoạt động truyền thông, xã hội, chính trị khi cái lão và cái bệnh không “hành hạ” Anh quá mức.
Người viết, cũng như những ai từng quen biết Anh trong Pháo binh, trong Thượng viện, hoặc ở các lãnh vực hoạt động khác của Anh, đều tìm thấy nơi Anh một người bạn, người cộng sự, người chỉ huy vui vẻ, từ tốn, năng động trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, có đạo tâm, và đáng tin cậy.
Người viết nghĩ rằng bạn đồng đội trong quân ngũ cũng muốn nghe người bạn này hiện là một trong số ít nhân chứng sống còn lại kể cho biết một vài việc đơn sơ về Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lại nghĩ Binh chủng Pháo Binh VNCH trước kia, có một pháo thủ như thế trong hàng ngũ, hẳn cũng là hảo sự. Vì muốn “tốt đẹp khoe ra” nên đã hơi dài dòng một chút về Anh Lê Châu Lộc.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một con người lịch sử. Ông là Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam tự do và là vị sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam. Sau chín năm cầm quyền đã bị thảm sát bởi chính kẻ đồng minh Ông tin cậy, bởi chính hàng khanh tướng Ông tạo ra. Khi Ông nằm xuống, những người mưu giết Ông và cộng sản thù ghét Ông đã bêu xấu Ông tàn tệ bằng những điều tiếng bịa đặt bỉ ổi, bằng những sự thật bị bóp méo để chạy tội, để lấp liếm những ý đồ xấu xa, những tâm địa phản phúc. Đến nay đã 45 năm qua, người đời vẫn còn nhắc tới Ông. Vẫn còn người không ưa, vẫn còn người thương tiếc. Vẫn cỏn lời bôi bác, vẫn còn lời bênh vực. Tuy nhiên những sự thật lịch sử liên quan tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm đang dần được sáng tỏ nhờ những phát hiện từ nhiều tài liệu được giải mật từ phía Moscou, Peking, Hà Nội và Washington, từ lời tuyên bố hoặc bài viết của những người phản tỉnh, và tiết lộ của nhiều nhân chứng đáng tin. Nhà biên khảo Minh Võ đã công phu gom góp rất nhiều những ý kiến trái ngược đó vào một cuốn sách đặc biệt: “Ngô Đình Diệm, lời khen tiếng chê” nhằm trình bày vàng thau trước công luận và trả lại công đạo cho một vị Tổng Thống mà đức hạnh ngời ngời không ai bôi đen được, và mục tiêu chính trị suốt đời chỉ là mưu cầu độc lập toàn vẹn chủ quyền, tự lập cho đất nước, tiến bộ, tự do và nhân phẩm cho người dân, an lạc, thịnh vượng cho đời sống.
Đại úy Lê Châu Lộc được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chọn để làm một vài công tác đặc biệt khoảng cuối năm 1958 và sau đó hơn một năm được chọn làm Sĩ quan Tùy viên. Trong thời gian ở gần Tổng Thống, chắc chắn Anh thường được nghe và thấy lời nói và sinh hoạt hằng ngày của vị lãnh đạo quốc gia nhưng không thấy Anh viết ra hoặc kể lại. Hình như Anh không muốn dây dưa vào cuộc đôi co về người đã khuất mà Anh rất mực kính trọng. Đã nhiều lần tôi (người viết bài này – LVT) ngỏ ý muốn được Anh kể cho nghe những mẩu chuyện nhỏ mặt thấy tai nghe đó mà Anh cỏn nhớ được vể Tổng Thống Diệm. Mãi gần đây Anh mới đồng ý, vì có độ lùi thời gian và thuận lợi cho sự trả lại chân lý cho lịch sử Việt Nam. Anh cũng muốn bầy tỏ tình nghĩa anh em với vong linh các anh hùng bỏ mình vì chính nghĩa dân tộc và tập thể những chiến sĩ quốc gia còn ngậm hờn nơi đất khách.
Về cận thần - Ai là những cận thần của Tổng Thống?
Là một sĩ quan tùy viên (SQTV), Lê Châu Lộc làm việc hằng ngày sát cạnh Tổng Thống, tiếp xúc và sinh hoạt với các vị có tên tuổi sau đây: Bác sĩ Bùi Kiện Tín, Y sĩ riêng của Tổng Thống, Ông Bí Thư Trần Sử, Ông Chánh Văn phòng Đặc biệt Võ Văn Hải, Ông Đổng Lý Quách Tòng Đức, Ông Phó Đổng Lý Đoàn Thêm, Ông Tổng Thư Ký Nguyễn Thành Cung, Ông Phó Tổng Thư ký Nguyễn Văn Cẩn, Ông Tôn Thất Thiết, Sở Nội dịch Phủ Tổng Thống (PTT). Ông Trương Bửu Điện làm Giám Đốc Nha Báo Chí, Ông Tôn Thất Thiện, một trong 4 hay 5 người theo Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về nước, giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã và cũng là thông dịch viên chính thức của Tổng Thống. Sau đó Ông Trương Bửu Khánh tiếp giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Việt Tấn xã. Ông Hoàng Thúc Đàm làm Giám đốc Nha Nghi Lễ.
Bên phía quân sự thì có Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, trước chính biến 1960 là Trung tá Cao Văn Viên được bổ nhiệm Tư Lệnh Lữ Đoàn thay thế Nguyễn Chánh Thi, về sau thăng Đại tướng giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng . Tiếp nối bởi Trung tá Lê Như Hùng, chỉ huy cao cấp của Thủy Quân Lục Chiên. Sĩ quan lái phi cơ Tổng Thống là Trung tá Phan Văn Sang, sau này thăng Chuẩn tướng Không quân. Lữ đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống do Trung tá Lê Ngọc Triển, sau này thăng Thiếu tướng, với nhiều sĩ quan xuất sắc khác như Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, sau lên Đại tá Tham Mưu trưởng, Đại úy Nguyễn Văn Của về sau thăng Đại tá Tư lệnh Lữ đoàn IV Thiết giáp.
Dưới lầu là Văn phòng Ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn Chính trị, phụ tá lỗi lạc mà bạn hay thù đều nể trọng, có Trung tá Phạm Thư Đường, Đại úy Nguyễn Ngọc Hạp, về sau thăng Trung tá. Họ đều là những sĩ quan trọng danh dự và trách nhiệm.
Tổng Thống có trước sau 12 Sĩ quan Tùy viên. Trong số này có 5 người về sau thăng Tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nên kể các Tướng Huỳnh Văn Lạc, Hồ Trung Hậu, Đề đốc Diệp Quan Thủy, Hồ Văn Kỳ Thoại, tất cả về sau đều là Tư lệnh các đại đơn vị tác chiến khắp các vùng Chiến thuật. Một vị tử trận là Đại tá Trương Hữu Đức, Thiết giáp, thăng hàm Chuẩn tướng. Số còn lại đều lên sĩ quan cao cấp, trong số có Trung tá Nguyễn Cửu Đắc. Chỉ trừ Đại úy không quân Đỗ Thọ rất tiếc tử nạn phi cơ khi hãy còn trẻ và Đại úy Pháo Binh Lê Châu Lộc, thương nghị sĩ VNCH (69-75).
Tùy nhu cầu công việc và chương trình hành động của Tổng Thống, Sĩ quan Tùy viên giữ vai trò từ nhỏ như lo bút viết giấy tờ, đến việc quan trọng hơn như mời đón và cập nhật sổ diện kiến từ cấp Bộ trưởng Chánh phủ, Đại biểu Vùng Chiến Thuật, Tổng Tham Mưu Trưởng và các Tư lệnh, Tỉnh trưởng đến Giám đốc các Nha sở Trung ương, các nhà Bác học, Giáo sư, Thân hào nhân sĩ v.v.. Một trong những vai trò quan trọng khác thuộc lãnh vực nghi lễ, liên hệ đến việc mời đón, đưa tiễn các khách ngoại quốc (đại sứ, tướng lãnh v.v…) . Hằng năm bàn giao công vụ đôi ba lần cho các vị tướng lãnh được Tổng Thống chỉ định làm Sĩ Quan Tùy viên Tổng Thống trong những dịp đại lễ, như Quốc Khánh hay công du quốc ngoại. Những ngày như vậy lại cực hơn vì phải phò tá sát cánh từng phút đàn anh Sĩ quan tùy viên mang sao này.
Nhìn kỹ quanh vòng các cộng sự viên tiếp cận trong hay ngoài khuôn viên Phủ Tổng Thống, ta thấy có đủ thành phần Trung Nam Bắc, hầu hết theo đạo Ông Bà hay đạo Phật. Thí dụ Tiến sĩ Tôn Thất Thiện (còn sống ngoài cửu tuần) là một Phật tử thuần thành, một rường cột của Đại học Vạn Hạnh sau này. Ông Đổng lý Quách Tòng Đức là một trong rất ít Đốc Phủ Sứ từ trào Pháp thuộc, được nể vì và kính trọng có phần trội hơn Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ về tài đức và liêm sỉ. Thân phụ Ông Đổng lý là người Việt gốc Hoa, nói tiếng Việt chưa thông, chủ một tiệm bách hóa nhỏ tại chợ Cà Mau, được Tổng Thống ghé thăm một lần.
Về đời sống hằng ngày.
Tổng Thống có lối sống đơn giản, thanh đạm của một nhà nho Việt Nam. Giường ngủ đặt ngay trong phòng làm việc. Phía sau ghế bành và bàn tròn dùng làm việc và ăn uống, kê một cái giường rộng lối một mét, sạp nẹp gỗ, lót chiếu bông để ngủ. Khi nào “thân thể bất an” mới cho trải thêm một miếng nệm bông gòn mỏng.
Ngoài giờ làm việc, Tổng Thống mặc áo dài thâm, đi dép. Lúc làm việc mà không có tiếp khách, Tổng Thống cũng mặc áo dài đen, xem chừng như thoải mái hơn. Bình thường mặc âu phục, áo chemise dài tay, thắt cà vạt đậm mầu, khi có khách thì khoác áo bành tô vào. Lúc tiếp khách ngoại quốc thì chải chuốt hơn với bộ đồ “sat kinh” trắng hay quốc phục áo dài gấm khăn đống đen. Đi thăm viếng bên ngoài hay kinh lý toàn quốc thì mặc đồ tây mỏng, đội nón nỉ và xách gậy, có khi mang giầy ống lội bùn.
Mỗi ngày của Tổng Thống thường khởi sự bằng một Thánh lễ lúc trời chưa sáng, do các linh mục tuyên úy hay bạn hữu dâng. Chấm dứt một ngày dài mệt nhọc bằng quì gối cầu nguyện âm thầm bên giường (đôi khi cả giờ, hai cánh tay dang rộng). Cửa đóng kín, sĩ quan tùy viên hay hầu cận cần gì lắm mới ra vào.
Sau thánh lễ, đọc nhiều sách, tạp chí, duyệt báo (Anh, Pháp và Việt ngữ, đôi khi Hán văn). Kế dùng lót lòng, thường là cháo trắng với dưa món, uống một tô trà nổi bọt. Một đôi lần sĩ quan tùy viên được bảo :”Nè mi ăn coi, ngon lắm”. (Sĩ quan tùy viên dạ dạ cám ơn, nhưng bụng thì đòi ăn hàng ngoài Thanh Thế dễ nuốt hơn nhiều).
Sĩ quan tùy viên nhắc thay y phục theo sự cố vấn của Nha Nghi lễ. Tiếp theo là một chuỗi công việc không ngừng tới một hai giờ trưa: thường khởi đầu là Bác sĩ Tín thăm hỏi sức khỏe của Tổng thống, kế đến là Ông Bí thư hay Ông Chánh Văn PhòngĐặc Biệt, các Ông trong Văn Phòng Đổng Lý, Văn Phòng Tổng Thư Ký, Sĩ quan Tham Mưu Biệt bộ, các vị thuộc Nha Nghi lễ, Nha Báo Chí và Việt Nam Thông Tấn xã. Chấm dứt phần này vào khoảng 9 giờ sáng. Trong vòng đầu này, Tổng Thống chỉ thị Sĩ quan Tùy viên mời hay nhắc các vị trong Hội Đồng Chính phủ, trong Bộ Tổng Tham Mưu, các Tư lệnh Vùng, Sư Đoàn hay Tỉnh trưởng cần gập. Sĩ quan tùy viên cũng trình Tổng Thống các vị thẩm quyền Trung Ương hay địa phương muốn diện kiến trình việc và nhắc Tổng Thống chương trình hội kiến với các Đại sứ, khách ngoại quốc theo như Nha Nghi lễ đệ trình.
Ít thấy Tổng Thống ăn trưa trước 1 giờ. Có khi ăn trễ vào lúc 3 giờ. Thường cơm trưa thanh đạm, nhiều khi chỉ đôi ba cái bắp còn non, và tô trà Huế. Hầu cận đóng cửa phòng lối nửa tiếng đến một giờ, rồi làm việc lại. Bưổi chiều thường dùng để suy tư, động não chiều sâu, chiến lược, có khi một mình. Đôi khi với những cộng sự viên xa gần được mời gọi riệng.
Không có giờ giấc ấn định cho một ngày dài làm việc. Khi có người trong thân tộc tới thăm nhất là Đức Cha Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long lên hay sau này từ Huế vào, thì Tổng Thống nghỉ sớm hơn một chút, vui vẻ viếng thăm, dùng cơm v.v.. Những lúc có các cháu chạy từ phía Ông Bà Cố Vấn sang thăm , thì cười vui, trẻ trung hẳn lại. Cơm chiều nhiều món ăn hơn, nhưng những món ăn quí vẫn là các món ăn Huế quen thuộc mà “ngoài nhà” gởi vào. Không uống rươu nhưng hút thuốc Melia thì hơi nhiều.
Buổi tối tiếp tục duyệt hồ sơ một mình, đôi khi cho mời những học giả, chuyên gia tham khảo về những vấn đề Tổng Thống lưu tâm cách riêng. Lúc xây cất lại Dinh Độc Lập và các tỉnh quận lỵ mới trên các mật khu địch và vùng hẻo lánh, Tổng Thống thường cho mời Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, bàn thảo về kiến trúc và thiết kế đô thị đến quá nửa đêm. Tổng Thống trực tiếp chỉ đạo việc thiết định phối trí phòng ốc Dinh Độc Lập với sự cố vấn của Kiến trúc sư lừng danh thế giới này.
Đến đây phải nhắc đến Ông Ẩn, có thể gọi là “người nội trợ” đã theo phò tá Tổng Thống từ khi làm quan. Rất trung thành, khiêm tốn, hy sinh, kín đáo giúp Tổng Thống sinh sống hằng ngày. Dưới bếp thì có “bà bếp già” lo nấu ăn, trang trải $50 mỗi ngày cho phần ẩm thực của Tổng Thống, Ông Ẩn, Ông Bằng một sĩ quan hầu cận khác cũng rất trung kiên. Khi cần may mặc, Ông Ẩn hay Ông Bằng cho mời Ông Chua, chủ tiệm may âu phục ngoài phố vào đo cắt.
Về giải trí
Phần lớn thì giờ của Tổng Thống là để làm việc. Giải trí rất ít với những thú tao nhã quen thuộc. Đọc sách xem các tuần san Pháp, Anh, và Việt ngữ, rất thích tập san chuyên về máy ảnh, hình ảnh như Photography. Tổng Thống rất thích máy ảnh và kỹ thuật chụp ảnh. Ở đây phải nhắc tới Ông Hà Di, một người Việt gốc Hoa có thể kể là nhiếp ảnh viên chính thức của Phủ Tổng Thống. Tổng Thống cũng rất thích kiến trúc nên thích nói chuyên với Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Một thú giải trí khác là trồng tỉa hoa hồng. Mỗi lần lên nghỉ ở dinh số 2 Đà Lạt, thường để cả giờ chăm sóc các hàng hoa hồng. Cỡi ngưa đi quanh đồi núi cũng là một thú vui nữa. Sĩ quan tùy viên cỡi ngựa theo Cụ có Đại tá Thiết giáp Trương Hữu Đức, sau tử trận tại mặt trận giải tỏa An Lộc truy thăng Chuẩn tướng và Đại úy Pháo binh Lê Châu Lộc. Đôi chiều nhàn rảnh rỗi một chút, thì xuống thăm ngựa dưới chuồng phía cổng Nguyễn Du. Sĩ quan tùy viên phải nhớ bỏ vội vào túi vải cục đường để khi Tổng Thống chìa bàn tay ra phía sau ngoắc ngoắc xin đường cho các con ngựa, thì trao ngay vào tay một hai cục đường. Các con ngựa xem chừng biết rõ Tổng Thống, nên thân mật kê mũi vào sát mặt Tổng Thống thở mạnh, đôi bên xem chừng thích thú lắm.
Khi đi ngang dẫy nhà nhân viên phục dịch công xa và đoàn mô tô hộ tống, Tổng Thống không quên thăm hỏi bằng những lời thân thương gọi vợ con của họ là “thím và các cháu”. Các bà vợ trong trại gia binh đều nhắc nhở một cách thích thú thân tình chuyện Tổng Thống gọi các bà là “các thím”. Trung úy Nhan, tài xế cho tất cả các cuộc xê dịch và lễ lạc rất được lòng tin cậy của Tổng Thống, có căn nhà ở luôn tại đây.
Về Kinh lý
Tổng Thống thích thăm viếng đột ngột xã ấp, đồn bót hẻo lánh, trại gia binh, phường xóm , chợ búa, đền chùa để tìm hiểu tình hình, gần gũi dân chúng và binh sĩ. Có lẽ trong cả nước và cả Quân đội không có ai biết nhiều nơi, nhiều chốn bằng Tổng Thống. Từ núi rừng Cao nguyên xuống các vùng cận sơn, ven biển Nam Hải ra tận Cù lao Ré hay Côn đảo, vùng mật khu miền Đông xuống tận vùng mật khu miền Tây, từ Cà Mau, Bến Tre, Hậu Nghĩa, Phước Long, Phước Thành, Quảng Đức, Bến Giàng, A Sao, A Lưới.. Bạn có biết Măng Bút ở đâu không?. Tổng Thống đã đáp xuống đó trong một ngày mưa âm u bằng phi cơ caribou do Trung tá Sang lái. Phi công phải bay lượn vòng quanh hơn nửa giờ chờ có một chỗ trống giữa đám mây đen để chui đầu đáp: thành công nhưng bánh trước máy bay chỉ còn cách đầu phi đạo (là hố núi) lối mười thước, lún sâu xuống bùn. Cũng tại vì Tổng Thống nhứt định phải thăm tiền đồn đó cho được. Thiếu tướng Khánh đến trước bằng một phi cơ L19, may mắn cũng không sao, nhưng bánh lái máy bay gẫy lìa. Tổng Thống đã xin lỗi vì tất cả mọi người trên máy bay đã ói mửa, ngoại trừ phi hành đoàn, Tổng Thống và Sĩ quan Tùy viên vẫn như thường.
Nhắc lại chuyện đi kinh lý, Đại úy tùy viên Lê Châu Lộc có một lời thú như sau: Những chuyến xuất hành khỏi Dinh Độc Lập gần như hằng tuần, đa phần cuối tuần, đã nhiều lần khiến Anh phát bệnh, tự hỏi có thể phục vụ dài lâu được không. Không lấy làm lạ một số các sĩ quan tùy viên trước đã xin trở về đơn vị sớm vì hao mòn (burnt out). Hai lần, sau năm thứ nhất và sau năm thứ hai, Anh Lê châu Lộc xin trở về đơn vị, hai lần bị “gội xà phòng” rất kỹ. Nhưng vào những năm chót của Tổng Thống càng thấy tình hình khó khăn càng thương Ông Cụ, nên chấp nhận tiếp tục gian lao gọi là noi gương chút ít.
Thật ra không phải tất cả các chuyến kinh lý đều cực như chuyến ăn lễ Giáng Sinh ở Đầm Dơi, ghế bố xếp căng ra trên nền ngập nước bùn lõm bõm. Những chuyến về Huế, thăm Cố đô, thăm Bà Cụ Cố, thăm Phú Cam thật thư thả vui vẻ. Sau khi theo Tổng Thống lên lầu ọp ẹp, vào phòng ngủ đầy mùi mốc, để gởi cái cặp, Sĩ quan tùy viên được Cụ khuyến khích đi thăm thú Huế. Phần Cụ thì thẳng xuống nhà ngang lợp mái tranh dầy, thăm viếng Mẹ, cơ hồ như quên hết mình là ai, quên mọi ưu tư phiền muộn, hỏi han như người con nhỏ.
Vài mẩu chuyện khó quên.
Chuyên người lính quì gối. Trong một chuyến kinh lý miền Trung, khi duyệt qua hàng rào dân chúng, có hàng lính đứng trước, Tổng Thống đang bước sải nhanh tay cầm nón vẫy chào dân chúng đang hoan nghênh Tổng Thống, bỗng dừng lại: một binh sĩ lớn tuổi qùi gối xuống để chào Tổng Thống khi bước ngang qua. Tổng Thống lùi lại một bước, đỡ anh lính dậy và nói lớn vào tai anh :”Làm lính không có qùi, chỉ đứng nghiêm chào kiểu lính”. Vỗ nhẹ đầu Anh lính rồi tiếp tục đi.
Chuyện đi thăm Thầy để cám ơn. Vào đầu năm 1962, sau cuộc bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II thành công. Một hôm Tổng Thống dậy sớm chỉ thị Sĩ quan Tùy viên Lê Châu Lộc đưa Cụ xuống Chùa để cám ơn Quí vị cao tăng tu sĩ Phật giáo đã ủng hộ Cụ trong kỳ bầu cử vừa qua. Chỉ thị “cuộc đi thăm phải đơn sơ, thân tình và trước giờ thành phố thức dậy đễ tránh kẹt xe tội dân chúng.” “Mình đi một xe”. “Thưa ai lái”. “Thì mi lái, khỏi hộ tống rườm rà”. “Thưa Cụ Không nên, phải có an ninh tối thiểu, theo qui luật điều hành ấn định”. “Cha sao mà khó vậy-Thôi được đi lo ngay”. ”Thưa Cụ phải cho Quí Thầy hay để chuản bị, ít ra là nửa giờ trước”. “Ừ nhớ xin các Thầy hãy tự nhiên, đừng lo ngại, vui hơn”. Đoàn xe ngắn nhất, êm ái nhất: một xe cảnh sát Đô Thành dẫn đầu không đèn chớp, không còi hụ. Trung úy Nhan lái xe Tổng Thống có Sĩ quan Tùy viên ngồi bên. Và xe cận vệ đoạn hậu. Đến nơi thấy các Thầy còn đang lăng xăng sắp hàng hai bên ngoài vào, Tổng Thống hơi ái ngại, nhưng rồi dấn bước, vẫy nón chào hai hàng Tăng Ni. Bỗng có một tăng ni trẻ bước ra :”Kính Chào Tổng Thống”.”À thầy về rồi à”. “Dạ, mới mấy hôm nay, chưa kịp vào cám ơn Tổng Thống”. “Không sao, tôi biết học hành xong hết rồi mà,. Khi tiện nhờ Ông Sĩ quan đây đưa vào thăm tôi”. Sau đó mới biết tu sĩ này là Đại Đức Thích Quảng Liên, được Tổng Thống gởi đi học ở Michigan State University Hoa Kỳ, thành đạt, sau mở Trung Học Bồ Đề ở Cầu Ông Lãnh.
Sau khi Tổng Thống dùng xong trà với các Thầy và bầy tỏ lòng cảm ơn đối với các Thầy và Phật tử, một vị Thượng Tọa bỗng đứng lên thưa lớn ”Kính thưa Tổng Thống, anh em chúng tôi có một chuyện buồn Tổng Thống”. Sửng sốt, Tổng Thống nói :”Cám ơn Thầy nói thẳng, xin cho tôi biết chuyện chi”. “Kính thưa Tổng Thống, anh em chúng tôi vừa được tin bên Colombo cho hay Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa có gởi tặng Đức Đạt Lại Lạt Ma một số tiền lớn là 10000 mỹ kim. Sao Tổng Thống không cho anh em chúng tôi biết để chia vui?”. Hơi bối rối một chút, Tổng Thống ngẩng đầu lên nói :”Dạ, tôi nghĩ đó chỉ là bổn phận mình phải làm, không nên nói ra. Đức Đạt Lại Lạt Ma vừa rời Tây Tạng lưu vong, bôn ba cực khổ ở Nepal và miền Bắc Ấn Độ. Tôi được tin rất thương xót, nên sẵn có số tiền vừa nhận được của Viện Magsaysay thưởng cho một vị lãnh đạo xuất sắc trong năm của miền Á Châu Tụ Do, tôi vội vã gởi Ngài để chi dùng khi gặp nạn. Bổn phận thôi. Vả chăng Ngài là đấng lãnh đạo tinh thần sáng chói ớ Á Châu, chỉ có sức mạnh hữu thần chống lại độc tài vô thần, xứng đáng cho ta ngưỡng mộ noi gương và hỗ trợ”.
Chuyện lá cờ. Hôm đó Tổng Thống đi kinh lý tỉnh Kiến Tường. Khi phi cơ đáp xuống phi trường thì đã có đông đảo dân chúng đứng nghênh đón, dọc dài hai bên khán đài, cạnh phi đạo. Phi cơ taxi chậm vào bãi đậu thì bỗng nhiên Tổng Thống hỏi Sĩ quan Tùy viên ngồi xéo phía sau “Anh có thấy gì không?”. Thưa dân chúng đông và có cờ”. “Cờ gì vậy?”. Thì ra nhìn lại mới nhận ra cờ vàng trắng của Vatican, không có mấy cờ Việt Nam. Tổng Thống nện gậy xuống sàn phi cơ và ra lệnh trở về :”Đây không phải là xứ Vatican, đây là xứ Việt Nam, vậy cờ Việt Nam đâu?”. Trung tá Sang vội bước xuống cản ngăn. Sĩ quan tùy viên :”Thưa Cụ có thể đồng bào già trẻ lớn bé đã đợi chờ Cụ từ hồi 3 giờ khuya, bây giờ Cụ bỏ về thì họ sẽ buồn biết mấy”. Hạ hỏa tức khắc, máy bay vào chổ đậu, cửa mở, Thiếu tá Tỉnh trưởng (tên Nhựt?) bước lên chịu lỗi và xin Cụ cho nửa giờ để thu vén lại. Nửa giờ sau, cờ xí Việt Nam Cộng Hòa phất phới bay theo gió lộng Đồng Tháp, Tổng Thống bước xuống đi dài theo tường dân chúng, hớn hở và vui vẻ. Cả ngày thăm viếng, không biết mệt, chiều về hầu như quên hẳn chuyện buổi sáng.
Ngày nọ đi qua đường Võ Tánh Phú Nhuận, Tổng Thống thấy trước một trụ sở nhỏ có treo một lá cờ quốc gia phai mầu và rách. Bèn ra dấu cho Thiếu tá Nguyễn Đức Xích tỉnh trưởng theo về dinh Gia Long. Tội nghiệp Thiếu tá Tỉnh Trưởng bị xát xà bông mấy phút dài, để luôn nhớ giá trị thiêng liêng của quốc kỳ và bổn phận dậy dân kính trọng.
Lần thứ ba, Tổng Thống đọc tuần san Pháp (nếu không lầm tờ “Le courrier du Việt Nam” do nhà báo Lefevre chủ biên), lật trang chót có hình Phật Đài lớn đẹp. “Anh có thấy lá cờ quốc gia nào ngoài cờ Phật Giáo không?”. Quả thật không thấy cờ quốc gia. Tổng Thống có vẻ chua chat “Mình khuyến khích xây Phật Đài to lớn để thế giới qua lại ngoài khơi nhận thức giá trị tâm linh của dân tộc Việt Nam, thế mà không thấy một lá cờ quốc gia biểu tượng Việt Nam, nước này là nước nào đây?”. Rồi lấy một miếng bristol trắng cở 10X15 Tổng Thống viết ngay bằng bút chì mỡ đỏ chị thị như sau “….bất câu tôn giáo nào, khi treo cờ tôn giáo phải treo cờ quốc gia, theo đúng nghị định Bộ Nội Vụ đã ban hành…………”. “Anh trao cho Ông Đổng Lý để gởi văn thơ nhắc nhở rộng rãi”. Sau đó không lâu xảy ra vụ cờ Phật Giáo Huế, vụ nổ ở Đài Phát Thanh và đưa đến cuộc phản loạn của một số tướng lãnh tham tiền ngày 1 tháng 11 năm 1963 mà hậu qủa vẫn còn dai dẳng đến nay. Anh Lê Châu Lộc nhớ mãi chỉ thị này nhờ cụm từ khá đặc biệt “bất câu là tôn giáo nào”, cách nói hơi lạ thuở xưa, khác với cách nói của Anh “bất kỳ là tôn giáo nào”.
***
Trên đây là những mẩu truyện thật về Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Pháo thủ Lê Châu Lộc, Sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống kể theo những gì mắt thấy, tai nghe. Người viết ghi lại để những ai quan tâm tìm hiểu về Tổng Thống Diệm có tài liệu đọc thêm hoặc tùy nghi xử dụng.
Anh Lộc
Cám ơn Anh đã chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe lúc Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đọc những trang giấy này cũng đã giúp chúng tôi xét lại nhiều vấn đề. Lúc nào Anh cũng giữ đúng tư cách của người Pháo Thủ đại diện cho binh chủng có gần một trăm ngàn người phục vụ dưới cờ: binh chủng Pháo Binh.
Song Lê
Người viết bài này quen biết pháo thủ Lê Châu Lộc vì vừa là đồng nghiệp pháo thủ vừa cùng chung đơn vị với nhau trong những năm 1956, 57, và 58 tại Bình Thủy Cần Thơ, và Trảng Bàng Tây Ninh.
Anh là một Sĩ quan Pháo binh Việt Nam Cộng Hòa có quá trình phục vụ và thăng tiến khá đặc biệt. Tốt nghiệp Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Khóa 5 - Vì Dân. Học Pháo Binh Tại Trường Pháo Binh Phú Lợi, tu nghiệp pháo binh ở Châlons-sur-Marnes (Pháp) và Fort Sill (Hoa Kỳ), từng là huấn luyện viên ở nhiều Trường Pháo Binh trong nước (Phú Lợi, Dục Mỹ) và ngoài nước (Fort Sill USA). Đơn vị chiến đấu đầu tiên Anh phục vụ là Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh. Rồi Trường Đại Học Quân Sự, rồi Lữ Đoàn Liên Binh Phủ Tổng Thống. Cuối năm 1959 Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm cho đến ngày đảo chính 1-11-1963. Rồi Pháo Binh Quân Đoàn III và Trường Pháo Binh.
Anh xin giải ngũ sau ngày đảo chính và được giải ngũ năm 1965. Thi tuyển vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Tốt nghiệp Đốc sự khóa 13 và Cao học Hành chánh khóa 5. Nghiên cứu hậu Cao học về Quản Trị Phát Triển tại các trường Đại học London, Oslo, Dublin. Tham quan các hệ thống Phát triển và Phòng vệ tại Do Thái và Ấn Độ. Giảng viên Trường Quốc Gia Công Tác Xã Hội (Saì Gòn). Cuối năm 1969 Anh tham gia Liên danh Bông Huệ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền, đắc cử vào Thượng Nghị Viện VNCH. Anh là Nghị sĩ cho đến 30 tháng Tư Đen, 1975.
Khi lưu vong ở nước ngoài, trong suốt 23 năm (1975-1998), cựu pháo thủ Lê Châu Lộc hoạt động không ngừng ở khắp Á, Âu, Phi, Mỹ cho công việc cứu trợ những người tỵ nạn Cộng sản. Phần quan trọng hơn gồm việc thiết kế và điều khiển các dự án chương trình viện trợ phát triển vững bền cho các quốc gia trong khối đệ tam thế giới khắp Á, Phi, Đông Âu và Trung Đông. Anh về hưu năm1998 tại Hoa Kỳ. Mặc dầu Anh đang hưu trí, người ta vẫn thấy Anh xuất hiện trong các hoạt động truyền thông, xã hội, chính trị khi cái lão và cái bệnh không “hành hạ” Anh quá mức.
Người viết, cũng như những ai từng quen biết Anh trong Pháo binh, trong Thượng viện, hoặc ở các lãnh vực hoạt động khác của Anh, đều tìm thấy nơi Anh một người bạn, người cộng sự, người chỉ huy vui vẻ, từ tốn, năng động trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, có đạo tâm, và đáng tin cậy.
Người viết nghĩ rằng bạn đồng đội trong quân ngũ cũng muốn nghe người bạn này hiện là một trong số ít nhân chứng sống còn lại kể cho biết một vài việc đơn sơ về Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lại nghĩ Binh chủng Pháo Binh VNCH trước kia, có một pháo thủ như thế trong hàng ngũ, hẳn cũng là hảo sự. Vì muốn “tốt đẹp khoe ra” nên đã hơi dài dòng một chút về Anh Lê Châu Lộc.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một con người lịch sử. Ông là Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam tự do và là vị sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam. Sau chín năm cầm quyền đã bị thảm sát bởi chính kẻ đồng minh Ông tin cậy, bởi chính hàng khanh tướng Ông tạo ra. Khi Ông nằm xuống, những người mưu giết Ông và cộng sản thù ghét Ông đã bêu xấu Ông tàn tệ bằng những điều tiếng bịa đặt bỉ ổi, bằng những sự thật bị bóp méo để chạy tội, để lấp liếm những ý đồ xấu xa, những tâm địa phản phúc. Đến nay đã 45 năm qua, người đời vẫn còn nhắc tới Ông. Vẫn còn người không ưa, vẫn còn người thương tiếc. Vẫn cỏn lời bôi bác, vẫn còn lời bênh vực. Tuy nhiên những sự thật lịch sử liên quan tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm đang dần được sáng tỏ nhờ những phát hiện từ nhiều tài liệu được giải mật từ phía Moscou, Peking, Hà Nội và Washington, từ lời tuyên bố hoặc bài viết của những người phản tỉnh, và tiết lộ của nhiều nhân chứng đáng tin. Nhà biên khảo Minh Võ đã công phu gom góp rất nhiều những ý kiến trái ngược đó vào một cuốn sách đặc biệt: “Ngô Đình Diệm, lời khen tiếng chê” nhằm trình bày vàng thau trước công luận và trả lại công đạo cho một vị Tổng Thống mà đức hạnh ngời ngời không ai bôi đen được, và mục tiêu chính trị suốt đời chỉ là mưu cầu độc lập toàn vẹn chủ quyền, tự lập cho đất nước, tiến bộ, tự do và nhân phẩm cho người dân, an lạc, thịnh vượng cho đời sống.
Đại úy Lê Châu Lộc được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chọn để làm một vài công tác đặc biệt khoảng cuối năm 1958 và sau đó hơn một năm được chọn làm Sĩ quan Tùy viên. Trong thời gian ở gần Tổng Thống, chắc chắn Anh thường được nghe và thấy lời nói và sinh hoạt hằng ngày của vị lãnh đạo quốc gia nhưng không thấy Anh viết ra hoặc kể lại. Hình như Anh không muốn dây dưa vào cuộc đôi co về người đã khuất mà Anh rất mực kính trọng. Đã nhiều lần tôi (người viết bài này – LVT) ngỏ ý muốn được Anh kể cho nghe những mẩu chuyện nhỏ mặt thấy tai nghe đó mà Anh cỏn nhớ được vể Tổng Thống Diệm. Mãi gần đây Anh mới đồng ý, vì có độ lùi thời gian và thuận lợi cho sự trả lại chân lý cho lịch sử Việt Nam. Anh cũng muốn bầy tỏ tình nghĩa anh em với vong linh các anh hùng bỏ mình vì chính nghĩa dân tộc và tập thể những chiến sĩ quốc gia còn ngậm hờn nơi đất khách.
Về cận thần - Ai là những cận thần của Tổng Thống?
Là một sĩ quan tùy viên (SQTV), Lê Châu Lộc làm việc hằng ngày sát cạnh Tổng Thống, tiếp xúc và sinh hoạt với các vị có tên tuổi sau đây: Bác sĩ Bùi Kiện Tín, Y sĩ riêng của Tổng Thống, Ông Bí Thư Trần Sử, Ông Chánh Văn phòng Đặc biệt Võ Văn Hải, Ông Đổng Lý Quách Tòng Đức, Ông Phó Đổng Lý Đoàn Thêm, Ông Tổng Thư Ký Nguyễn Thành Cung, Ông Phó Tổng Thư ký Nguyễn Văn Cẩn, Ông Tôn Thất Thiết, Sở Nội dịch Phủ Tổng Thống (PTT). Ông Trương Bửu Điện làm Giám Đốc Nha Báo Chí, Ông Tôn Thất Thiện, một trong 4 hay 5 người theo Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về nước, giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã và cũng là thông dịch viên chính thức của Tổng Thống. Sau đó Ông Trương Bửu Khánh tiếp giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Việt Tấn xã. Ông Hoàng Thúc Đàm làm Giám đốc Nha Nghi Lễ.
Bên phía quân sự thì có Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, trước chính biến 1960 là Trung tá Cao Văn Viên được bổ nhiệm Tư Lệnh Lữ Đoàn thay thế Nguyễn Chánh Thi, về sau thăng Đại tướng giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng . Tiếp nối bởi Trung tá Lê Như Hùng, chỉ huy cao cấp của Thủy Quân Lục Chiên. Sĩ quan lái phi cơ Tổng Thống là Trung tá Phan Văn Sang, sau này thăng Chuẩn tướng Không quân. Lữ đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống do Trung tá Lê Ngọc Triển, sau này thăng Thiếu tướng, với nhiều sĩ quan xuất sắc khác như Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, sau lên Đại tá Tham Mưu trưởng, Đại úy Nguyễn Văn Của về sau thăng Đại tá Tư lệnh Lữ đoàn IV Thiết giáp.
Dưới lầu là Văn phòng Ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn Chính trị, phụ tá lỗi lạc mà bạn hay thù đều nể trọng, có Trung tá Phạm Thư Đường, Đại úy Nguyễn Ngọc Hạp, về sau thăng Trung tá. Họ đều là những sĩ quan trọng danh dự và trách nhiệm.
Tổng Thống có trước sau 12 Sĩ quan Tùy viên. Trong số này có 5 người về sau thăng Tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nên kể các Tướng Huỳnh Văn Lạc, Hồ Trung Hậu, Đề đốc Diệp Quan Thủy, Hồ Văn Kỳ Thoại, tất cả về sau đều là Tư lệnh các đại đơn vị tác chiến khắp các vùng Chiến thuật. Một vị tử trận là Đại tá Trương Hữu Đức, Thiết giáp, thăng hàm Chuẩn tướng. Số còn lại đều lên sĩ quan cao cấp, trong số có Trung tá Nguyễn Cửu Đắc. Chỉ trừ Đại úy không quân Đỗ Thọ rất tiếc tử nạn phi cơ khi hãy còn trẻ và Đại úy Pháo Binh Lê Châu Lộc, thương nghị sĩ VNCH (69-75).
Tùy nhu cầu công việc và chương trình hành động của Tổng Thống, Sĩ quan Tùy viên giữ vai trò từ nhỏ như lo bút viết giấy tờ, đến việc quan trọng hơn như mời đón và cập nhật sổ diện kiến từ cấp Bộ trưởng Chánh phủ, Đại biểu Vùng Chiến Thuật, Tổng Tham Mưu Trưởng và các Tư lệnh, Tỉnh trưởng đến Giám đốc các Nha sở Trung ương, các nhà Bác học, Giáo sư, Thân hào nhân sĩ v.v.. Một trong những vai trò quan trọng khác thuộc lãnh vực nghi lễ, liên hệ đến việc mời đón, đưa tiễn các khách ngoại quốc (đại sứ, tướng lãnh v.v…) . Hằng năm bàn giao công vụ đôi ba lần cho các vị tướng lãnh được Tổng Thống chỉ định làm Sĩ Quan Tùy viên Tổng Thống trong những dịp đại lễ, như Quốc Khánh hay công du quốc ngoại. Những ngày như vậy lại cực hơn vì phải phò tá sát cánh từng phút đàn anh Sĩ quan tùy viên mang sao này.
Nhìn kỹ quanh vòng các cộng sự viên tiếp cận trong hay ngoài khuôn viên Phủ Tổng Thống, ta thấy có đủ thành phần Trung Nam Bắc, hầu hết theo đạo Ông Bà hay đạo Phật. Thí dụ Tiến sĩ Tôn Thất Thiện (còn sống ngoài cửu tuần) là một Phật tử thuần thành, một rường cột của Đại học Vạn Hạnh sau này. Ông Đổng lý Quách Tòng Đức là một trong rất ít Đốc Phủ Sứ từ trào Pháp thuộc, được nể vì và kính trọng có phần trội hơn Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ về tài đức và liêm sỉ. Thân phụ Ông Đổng lý là người Việt gốc Hoa, nói tiếng Việt chưa thông, chủ một tiệm bách hóa nhỏ tại chợ Cà Mau, được Tổng Thống ghé thăm một lần.
Về đời sống hằng ngày.
Tổng Thống có lối sống đơn giản, thanh đạm của một nhà nho Việt Nam. Giường ngủ đặt ngay trong phòng làm việc. Phía sau ghế bành và bàn tròn dùng làm việc và ăn uống, kê một cái giường rộng lối một mét, sạp nẹp gỗ, lót chiếu bông để ngủ. Khi nào “thân thể bất an” mới cho trải thêm một miếng nệm bông gòn mỏng.
Ngoài giờ làm việc, Tổng Thống mặc áo dài thâm, đi dép. Lúc làm việc mà không có tiếp khách, Tổng Thống cũng mặc áo dài đen, xem chừng như thoải mái hơn. Bình thường mặc âu phục, áo chemise dài tay, thắt cà vạt đậm mầu, khi có khách thì khoác áo bành tô vào. Lúc tiếp khách ngoại quốc thì chải chuốt hơn với bộ đồ “sat kinh” trắng hay quốc phục áo dài gấm khăn đống đen. Đi thăm viếng bên ngoài hay kinh lý toàn quốc thì mặc đồ tây mỏng, đội nón nỉ và xách gậy, có khi mang giầy ống lội bùn.
Mỗi ngày của Tổng Thống thường khởi sự bằng một Thánh lễ lúc trời chưa sáng, do các linh mục tuyên úy hay bạn hữu dâng. Chấm dứt một ngày dài mệt nhọc bằng quì gối cầu nguyện âm thầm bên giường (đôi khi cả giờ, hai cánh tay dang rộng). Cửa đóng kín, sĩ quan tùy viên hay hầu cận cần gì lắm mới ra vào.
Sau thánh lễ, đọc nhiều sách, tạp chí, duyệt báo (Anh, Pháp và Việt ngữ, đôi khi Hán văn). Kế dùng lót lòng, thường là cháo trắng với dưa món, uống một tô trà nổi bọt. Một đôi lần sĩ quan tùy viên được bảo :”Nè mi ăn coi, ngon lắm”. (Sĩ quan tùy viên dạ dạ cám ơn, nhưng bụng thì đòi ăn hàng ngoài Thanh Thế dễ nuốt hơn nhiều).
Sĩ quan tùy viên nhắc thay y phục theo sự cố vấn của Nha Nghi lễ. Tiếp theo là một chuỗi công việc không ngừng tới một hai giờ trưa: thường khởi đầu là Bác sĩ Tín thăm hỏi sức khỏe của Tổng thống, kế đến là Ông Bí thư hay Ông Chánh Văn PhòngĐặc Biệt, các Ông trong Văn Phòng Đổng Lý, Văn Phòng Tổng Thư Ký, Sĩ quan Tham Mưu Biệt bộ, các vị thuộc Nha Nghi lễ, Nha Báo Chí và Việt Nam Thông Tấn xã. Chấm dứt phần này vào khoảng 9 giờ sáng. Trong vòng đầu này, Tổng Thống chỉ thị Sĩ quan Tùy viên mời hay nhắc các vị trong Hội Đồng Chính phủ, trong Bộ Tổng Tham Mưu, các Tư lệnh Vùng, Sư Đoàn hay Tỉnh trưởng cần gập. Sĩ quan tùy viên cũng trình Tổng Thống các vị thẩm quyền Trung Ương hay địa phương muốn diện kiến trình việc và nhắc Tổng Thống chương trình hội kiến với các Đại sứ, khách ngoại quốc theo như Nha Nghi lễ đệ trình.
Ít thấy Tổng Thống ăn trưa trước 1 giờ. Có khi ăn trễ vào lúc 3 giờ. Thường cơm trưa thanh đạm, nhiều khi chỉ đôi ba cái bắp còn non, và tô trà Huế. Hầu cận đóng cửa phòng lối nửa tiếng đến một giờ, rồi làm việc lại. Bưổi chiều thường dùng để suy tư, động não chiều sâu, chiến lược, có khi một mình. Đôi khi với những cộng sự viên xa gần được mời gọi riệng.
Không có giờ giấc ấn định cho một ngày dài làm việc. Khi có người trong thân tộc tới thăm nhất là Đức Cha Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long lên hay sau này từ Huế vào, thì Tổng Thống nghỉ sớm hơn một chút, vui vẻ viếng thăm, dùng cơm v.v.. Những lúc có các cháu chạy từ phía Ông Bà Cố Vấn sang thăm , thì cười vui, trẻ trung hẳn lại. Cơm chiều nhiều món ăn hơn, nhưng những món ăn quí vẫn là các món ăn Huế quen thuộc mà “ngoài nhà” gởi vào. Không uống rươu nhưng hút thuốc Melia thì hơi nhiều.
Buổi tối tiếp tục duyệt hồ sơ một mình, đôi khi cho mời những học giả, chuyên gia tham khảo về những vấn đề Tổng Thống lưu tâm cách riêng. Lúc xây cất lại Dinh Độc Lập và các tỉnh quận lỵ mới trên các mật khu địch và vùng hẻo lánh, Tổng Thống thường cho mời Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, bàn thảo về kiến trúc và thiết kế đô thị đến quá nửa đêm. Tổng Thống trực tiếp chỉ đạo việc thiết định phối trí phòng ốc Dinh Độc Lập với sự cố vấn của Kiến trúc sư lừng danh thế giới này.
Đến đây phải nhắc đến Ông Ẩn, có thể gọi là “người nội trợ” đã theo phò tá Tổng Thống từ khi làm quan. Rất trung thành, khiêm tốn, hy sinh, kín đáo giúp Tổng Thống sinh sống hằng ngày. Dưới bếp thì có “bà bếp già” lo nấu ăn, trang trải $50 mỗi ngày cho phần ẩm thực của Tổng Thống, Ông Ẩn, Ông Bằng một sĩ quan hầu cận khác cũng rất trung kiên. Khi cần may mặc, Ông Ẩn hay Ông Bằng cho mời Ông Chua, chủ tiệm may âu phục ngoài phố vào đo cắt.
Về giải trí
Phần lớn thì giờ của Tổng Thống là để làm việc. Giải trí rất ít với những thú tao nhã quen thuộc. Đọc sách xem các tuần san Pháp, Anh, và Việt ngữ, rất thích tập san chuyên về máy ảnh, hình ảnh như Photography. Tổng Thống rất thích máy ảnh và kỹ thuật chụp ảnh. Ở đây phải nhắc tới Ông Hà Di, một người Việt gốc Hoa có thể kể là nhiếp ảnh viên chính thức của Phủ Tổng Thống. Tổng Thống cũng rất thích kiến trúc nên thích nói chuyên với Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Một thú giải trí khác là trồng tỉa hoa hồng. Mỗi lần lên nghỉ ở dinh số 2 Đà Lạt, thường để cả giờ chăm sóc các hàng hoa hồng. Cỡi ngưa đi quanh đồi núi cũng là một thú vui nữa. Sĩ quan tùy viên cỡi ngựa theo Cụ có Đại tá Thiết giáp Trương Hữu Đức, sau tử trận tại mặt trận giải tỏa An Lộc truy thăng Chuẩn tướng và Đại úy Pháo binh Lê Châu Lộc. Đôi chiều nhàn rảnh rỗi một chút, thì xuống thăm ngựa dưới chuồng phía cổng Nguyễn Du. Sĩ quan tùy viên phải nhớ bỏ vội vào túi vải cục đường để khi Tổng Thống chìa bàn tay ra phía sau ngoắc ngoắc xin đường cho các con ngựa, thì trao ngay vào tay một hai cục đường. Các con ngựa xem chừng biết rõ Tổng Thống, nên thân mật kê mũi vào sát mặt Tổng Thống thở mạnh, đôi bên xem chừng thích thú lắm.
Khi đi ngang dẫy nhà nhân viên phục dịch công xa và đoàn mô tô hộ tống, Tổng Thống không quên thăm hỏi bằng những lời thân thương gọi vợ con của họ là “thím và các cháu”. Các bà vợ trong trại gia binh đều nhắc nhở một cách thích thú thân tình chuyện Tổng Thống gọi các bà là “các thím”. Trung úy Nhan, tài xế cho tất cả các cuộc xê dịch và lễ lạc rất được lòng tin cậy của Tổng Thống, có căn nhà ở luôn tại đây.
Về Kinh lý
Tổng Thống thích thăm viếng đột ngột xã ấp, đồn bót hẻo lánh, trại gia binh, phường xóm , chợ búa, đền chùa để tìm hiểu tình hình, gần gũi dân chúng và binh sĩ. Có lẽ trong cả nước và cả Quân đội không có ai biết nhiều nơi, nhiều chốn bằng Tổng Thống. Từ núi rừng Cao nguyên xuống các vùng cận sơn, ven biển Nam Hải ra tận Cù lao Ré hay Côn đảo, vùng mật khu miền Đông xuống tận vùng mật khu miền Tây, từ Cà Mau, Bến Tre, Hậu Nghĩa, Phước Long, Phước Thành, Quảng Đức, Bến Giàng, A Sao, A Lưới.. Bạn có biết Măng Bút ở đâu không?. Tổng Thống đã đáp xuống đó trong một ngày mưa âm u bằng phi cơ caribou do Trung tá Sang lái. Phi công phải bay lượn vòng quanh hơn nửa giờ chờ có một chỗ trống giữa đám mây đen để chui đầu đáp: thành công nhưng bánh trước máy bay chỉ còn cách đầu phi đạo (là hố núi) lối mười thước, lún sâu xuống bùn. Cũng tại vì Tổng Thống nhứt định phải thăm tiền đồn đó cho được. Thiếu tướng Khánh đến trước bằng một phi cơ L19, may mắn cũng không sao, nhưng bánh lái máy bay gẫy lìa. Tổng Thống đã xin lỗi vì tất cả mọi người trên máy bay đã ói mửa, ngoại trừ phi hành đoàn, Tổng Thống và Sĩ quan Tùy viên vẫn như thường.
Nhắc lại chuyện đi kinh lý, Đại úy tùy viên Lê Châu Lộc có một lời thú như sau: Những chuyến xuất hành khỏi Dinh Độc Lập gần như hằng tuần, đa phần cuối tuần, đã nhiều lần khiến Anh phát bệnh, tự hỏi có thể phục vụ dài lâu được không. Không lấy làm lạ một số các sĩ quan tùy viên trước đã xin trở về đơn vị sớm vì hao mòn (burnt out). Hai lần, sau năm thứ nhất và sau năm thứ hai, Anh Lê châu Lộc xin trở về đơn vị, hai lần bị “gội xà phòng” rất kỹ. Nhưng vào những năm chót của Tổng Thống càng thấy tình hình khó khăn càng thương Ông Cụ, nên chấp nhận tiếp tục gian lao gọi là noi gương chút ít.
Thật ra không phải tất cả các chuyến kinh lý đều cực như chuyến ăn lễ Giáng Sinh ở Đầm Dơi, ghế bố xếp căng ra trên nền ngập nước bùn lõm bõm. Những chuyến về Huế, thăm Cố đô, thăm Bà Cụ Cố, thăm Phú Cam thật thư thả vui vẻ. Sau khi theo Tổng Thống lên lầu ọp ẹp, vào phòng ngủ đầy mùi mốc, để gởi cái cặp, Sĩ quan tùy viên được Cụ khuyến khích đi thăm thú Huế. Phần Cụ thì thẳng xuống nhà ngang lợp mái tranh dầy, thăm viếng Mẹ, cơ hồ như quên hết mình là ai, quên mọi ưu tư phiền muộn, hỏi han như người con nhỏ.
Vài mẩu chuyện khó quên.
Chuyên người lính quì gối. Trong một chuyến kinh lý miền Trung, khi duyệt qua hàng rào dân chúng, có hàng lính đứng trước, Tổng Thống đang bước sải nhanh tay cầm nón vẫy chào dân chúng đang hoan nghênh Tổng Thống, bỗng dừng lại: một binh sĩ lớn tuổi qùi gối xuống để chào Tổng Thống khi bước ngang qua. Tổng Thống lùi lại một bước, đỡ anh lính dậy và nói lớn vào tai anh :”Làm lính không có qùi, chỉ đứng nghiêm chào kiểu lính”. Vỗ nhẹ đầu Anh lính rồi tiếp tục đi.
Chuyện đi thăm Thầy để cám ơn. Vào đầu năm 1962, sau cuộc bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II thành công. Một hôm Tổng Thống dậy sớm chỉ thị Sĩ quan Tùy viên Lê Châu Lộc đưa Cụ xuống Chùa để cám ơn Quí vị cao tăng tu sĩ Phật giáo đã ủng hộ Cụ trong kỳ bầu cử vừa qua. Chỉ thị “cuộc đi thăm phải đơn sơ, thân tình và trước giờ thành phố thức dậy đễ tránh kẹt xe tội dân chúng.” “Mình đi một xe”. “Thưa ai lái”. “Thì mi lái, khỏi hộ tống rườm rà”. “Thưa Cụ Không nên, phải có an ninh tối thiểu, theo qui luật điều hành ấn định”. “Cha sao mà khó vậy-Thôi được đi lo ngay”. ”Thưa Cụ phải cho Quí Thầy hay để chuản bị, ít ra là nửa giờ trước”. “Ừ nhớ xin các Thầy hãy tự nhiên, đừng lo ngại, vui hơn”. Đoàn xe ngắn nhất, êm ái nhất: một xe cảnh sát Đô Thành dẫn đầu không đèn chớp, không còi hụ. Trung úy Nhan lái xe Tổng Thống có Sĩ quan Tùy viên ngồi bên. Và xe cận vệ đoạn hậu. Đến nơi thấy các Thầy còn đang lăng xăng sắp hàng hai bên ngoài vào, Tổng Thống hơi ái ngại, nhưng rồi dấn bước, vẫy nón chào hai hàng Tăng Ni. Bỗng có một tăng ni trẻ bước ra :”Kính Chào Tổng Thống”.”À thầy về rồi à”. “Dạ, mới mấy hôm nay, chưa kịp vào cám ơn Tổng Thống”. “Không sao, tôi biết học hành xong hết rồi mà,. Khi tiện nhờ Ông Sĩ quan đây đưa vào thăm tôi”. Sau đó mới biết tu sĩ này là Đại Đức Thích Quảng Liên, được Tổng Thống gởi đi học ở Michigan State University Hoa Kỳ, thành đạt, sau mở Trung Học Bồ Đề ở Cầu Ông Lãnh.
Sau khi Tổng Thống dùng xong trà với các Thầy và bầy tỏ lòng cảm ơn đối với các Thầy và Phật tử, một vị Thượng Tọa bỗng đứng lên thưa lớn ”Kính thưa Tổng Thống, anh em chúng tôi có một chuyện buồn Tổng Thống”. Sửng sốt, Tổng Thống nói :”Cám ơn Thầy nói thẳng, xin cho tôi biết chuyện chi”. “Kính thưa Tổng Thống, anh em chúng tôi vừa được tin bên Colombo cho hay Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa có gởi tặng Đức Đạt Lại Lạt Ma một số tiền lớn là 10000 mỹ kim. Sao Tổng Thống không cho anh em chúng tôi biết để chia vui?”. Hơi bối rối một chút, Tổng Thống ngẩng đầu lên nói :”Dạ, tôi nghĩ đó chỉ là bổn phận mình phải làm, không nên nói ra. Đức Đạt Lại Lạt Ma vừa rời Tây Tạng lưu vong, bôn ba cực khổ ở Nepal và miền Bắc Ấn Độ. Tôi được tin rất thương xót, nên sẵn có số tiền vừa nhận được của Viện Magsaysay thưởng cho một vị lãnh đạo xuất sắc trong năm của miền Á Châu Tụ Do, tôi vội vã gởi Ngài để chi dùng khi gặp nạn. Bổn phận thôi. Vả chăng Ngài là đấng lãnh đạo tinh thần sáng chói ớ Á Châu, chỉ có sức mạnh hữu thần chống lại độc tài vô thần, xứng đáng cho ta ngưỡng mộ noi gương và hỗ trợ”.
Chuyện lá cờ. Hôm đó Tổng Thống đi kinh lý tỉnh Kiến Tường. Khi phi cơ đáp xuống phi trường thì đã có đông đảo dân chúng đứng nghênh đón, dọc dài hai bên khán đài, cạnh phi đạo. Phi cơ taxi chậm vào bãi đậu thì bỗng nhiên Tổng Thống hỏi Sĩ quan Tùy viên ngồi xéo phía sau “Anh có thấy gì không?”. Thưa dân chúng đông và có cờ”. “Cờ gì vậy?”. Thì ra nhìn lại mới nhận ra cờ vàng trắng của Vatican, không có mấy cờ Việt Nam. Tổng Thống nện gậy xuống sàn phi cơ và ra lệnh trở về :”Đây không phải là xứ Vatican, đây là xứ Việt Nam, vậy cờ Việt Nam đâu?”. Trung tá Sang vội bước xuống cản ngăn. Sĩ quan tùy viên :”Thưa Cụ có thể đồng bào già trẻ lớn bé đã đợi chờ Cụ từ hồi 3 giờ khuya, bây giờ Cụ bỏ về thì họ sẽ buồn biết mấy”. Hạ hỏa tức khắc, máy bay vào chổ đậu, cửa mở, Thiếu tá Tỉnh trưởng (tên Nhựt?) bước lên chịu lỗi và xin Cụ cho nửa giờ để thu vén lại. Nửa giờ sau, cờ xí Việt Nam Cộng Hòa phất phới bay theo gió lộng Đồng Tháp, Tổng Thống bước xuống đi dài theo tường dân chúng, hớn hở và vui vẻ. Cả ngày thăm viếng, không biết mệt, chiều về hầu như quên hẳn chuyện buổi sáng.
Ngày nọ đi qua đường Võ Tánh Phú Nhuận, Tổng Thống thấy trước một trụ sở nhỏ có treo một lá cờ quốc gia phai mầu và rách. Bèn ra dấu cho Thiếu tá Nguyễn Đức Xích tỉnh trưởng theo về dinh Gia Long. Tội nghiệp Thiếu tá Tỉnh Trưởng bị xát xà bông mấy phút dài, để luôn nhớ giá trị thiêng liêng của quốc kỳ và bổn phận dậy dân kính trọng.
Lần thứ ba, Tổng Thống đọc tuần san Pháp (nếu không lầm tờ “Le courrier du Việt Nam” do nhà báo Lefevre chủ biên), lật trang chót có hình Phật Đài lớn đẹp. “Anh có thấy lá cờ quốc gia nào ngoài cờ Phật Giáo không?”. Quả thật không thấy cờ quốc gia. Tổng Thống có vẻ chua chat “Mình khuyến khích xây Phật Đài to lớn để thế giới qua lại ngoài khơi nhận thức giá trị tâm linh của dân tộc Việt Nam, thế mà không thấy một lá cờ quốc gia biểu tượng Việt Nam, nước này là nước nào đây?”. Rồi lấy một miếng bristol trắng cở 10X15 Tổng Thống viết ngay bằng bút chì mỡ đỏ chị thị như sau “….bất câu tôn giáo nào, khi treo cờ tôn giáo phải treo cờ quốc gia, theo đúng nghị định Bộ Nội Vụ đã ban hành…………”. “Anh trao cho Ông Đổng Lý để gởi văn thơ nhắc nhở rộng rãi”. Sau đó không lâu xảy ra vụ cờ Phật Giáo Huế, vụ nổ ở Đài Phát Thanh và đưa đến cuộc phản loạn của một số tướng lãnh tham tiền ngày 1 tháng 11 năm 1963 mà hậu qủa vẫn còn dai dẳng đến nay. Anh Lê Châu Lộc nhớ mãi chỉ thị này nhờ cụm từ khá đặc biệt “bất câu là tôn giáo nào”, cách nói hơi lạ thuở xưa, khác với cách nói của Anh “bất kỳ là tôn giáo nào”.
***
Trên đây là những mẩu truyện thật về Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Pháo thủ Lê Châu Lộc, Sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống kể theo những gì mắt thấy, tai nghe. Người viết ghi lại để những ai quan tâm tìm hiểu về Tổng Thống Diệm có tài liệu đọc thêm hoặc tùy nghi xử dụng.
Anh Lộc
Cám ơn Anh đã chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe lúc Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đọc những trang giấy này cũng đã giúp chúng tôi xét lại nhiều vấn đề. Lúc nào Anh cũng giữ đúng tư cách của người Pháo Thủ đại diện cho binh chủng có gần một trăm ngàn người phục vụ dưới cờ: binh chủng Pháo Binh.
Chúng tôi hãnh diện vì Anh.
Posted by: peter nguyen <
__._,_.___