Di
Cư 54 - Di Tản 30.04 & Vượt Biên sau ngày 30.04.75
Phỏng vấn Lê Đức Thọ về
hiệp định Paris
Phỏng vấn chuẩn tướng
Nguyễn Hữu Hạnh (16/03/1981)
Lời Tuyên bố đầu hàng - Tư
liệu lịch sử quý
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, phần 1
[Film][Tài
liệu] Mùa xuân toàn thắng - Tập 4 - Toàn thắng
FRONTLINE VIETNAM: The
Battle of Khe Sanh (720p)
Chiến trường
Việt Nam - P1: Điện Biên Phủ - Sự kế thừa
BBC - Cựu
Đại Sứ Bùi Diễm - Hiệp Định Paris
BBC - Dương
Trung Quốc - Hiệp Định Paris
40 Năm Ngày
Ký Hiệp Định Paris 27/1/1973 - 27/1/2013 - Phần 1
Những Vấn Đề
Việt Nam: 40 Năm Hiệp Định Paris - (27/1/1973 - 27/1/2013) Phần 2
Mạn Đảm Lịch
Sử với ĐT Cao Văn Viên 1
30 Tháng 4 và Bài Đọc của Dương Văn Minh
Battle of Khe Sanh Vietnam War Siege at Khe
Sanh Full Documantary
MĐLS 1/10: Cao Văn Viên -
Lâm Lễ Trinh
Pulau Bidong
Preview by Yahoo
|
|||||||
Chuyến tàu vượt biển tác giả Châu Đình An có
dấu X đứng giữa tàu. Hình chụp từ Tàu của Tây Đức Melbourn Express chụp trước
khi vớt lên giữa biển khơi. Hình được tàu Tây Đức tặng cho các thuyền nhân
chuyến tàu mang tên 992, tàu đi từ cầu Xóm Bóng Nha Trang ngày 16 tháng 5 năm 1980,
khoang ghe đầy người, đàn bà, trẻ con, đầu ghe bị nứt phải dùng thanh gỗ nẹp
lại cầm giữ không cho sóng biển đánh vỡ. Hầu hết những thuyền nhân trên chuyến
tàu hiện nay định cư ở Tây Đức.
From: tapchitudo
[svsq-tb-thuduc-ontario] <svsq-tb-thuduc-ontario@yahoogroups.com>
Date: 2015-02-19 21:40 GMT-05:00
Subject: Dấu chân Thuyền Nhân VN... Hành Trình Tìm Tự Do
Date: 2015-02-19 21:40 GMT-05:00
Subject: Dấu chân Thuyền Nhân VN... Hành Trình Tìm Tự Do
Dấu chân người tị nạn Việt Nam đến
Canada trong Cuộc Hành Trình Tìm Tự Do
Tôi muốn phổ biến lại các
ảnh chụp những bài báo dưới đây, để mọi người cùng nhớ lại rằng 20 năm trước
đây, 1995, chính phủ Cộng Sản Việt Nam đã từng giận dữ phản đối chính phủ
Canada và hủy bỏ một chuyến viếng thăm đã dự trù của phái đoàn thương mãi Canada
sang Việt Nam, vì khi đó thành phố Ottawa – cũng là thủ đô của Canada – hỗ trợ
cho cộng đồng người Việt tị nạn tại Canada xây dựng Đài Kỷ Niệm (Thuyền Nhân)
Việt Nam ở góc đường Preston và Somerset.
Đài Kỷ Niệm Việt Nam nói trên đã được khánh thành tại Ottawa đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 1995, đánh dấu 20 năm người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do.
Và giờ đây, năm
2015 đánh dấu 40 năm người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do. Tại Canada, một Dự
Luật do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đệ trình, là Dự Luật S-219 “Ngày Hành
Trình Tìm Tự Do” (Bill S-219, “Journey to Freedom Day”) đang được Hạ nghị viện
bàn thảo. Nếu mọi việc suôn sẻ thì sắp tới đây, Dự Luật S-219 sẽ được Quốc Hội
Canada thông qua và trở thành Luật.
Lần này, chính
phủ Cộng Sản Việt Nam lại càng phản đối với chính phủ Canada mạnh mẽ hơn 20 năm
trước.
Chắc hẳn nhiều
người đã nghe bàn tán chung quanh Dự Luật S-219, “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do”
này. Có một số đồng bào tị nạn, nhất là ở các quốc gia khác, vốn không rõ về
những đặc điểm, truyền thống đa văn hóa của Canada và sinh hoạt của người Việt
tị nạn tại Canada, cho nên thắc mắc rằng tại sao Dự Luật không đề nghị ngày 30
tháng 4 là “Ngày Quốc Hận” hoặc “Tháng Tư Đen” mà lại là “Ngày Hành Trình Tìm Tự
Do”…
Tôi xin phép mở
dấu ngoặc nơi đây. Cá nhân tôi thường giải thích một cách đơn giản với bạn bè
về tên tiếng Việt của “Journey to Freedom Day” là Ngày Bỏ Nước Ra Đi Tìm Tự Do.
Nghe tôi nói như thế, bạn bè tôi đều đồng ý. Như vậy, nếu ngày 30 tháng 4 được
Luật Canada xác định là “Journey to Freedom Day”, thì đây chính là để tưởng nhớ
ngày mà khoảng một triệu người Việt Nam bắt đầu Bỏ Nước Ra Đi Tìm Tự Do và
trong số đó có khoảng 250,000 người bỏ mình trên biển cả, và hàng trăm ngàn
người Việt đã đến được miền đất lành Canada.
Nội dung chi tiết
trong Dự Luật S-219 “Journey to Freedom Day” này có giải thích rõ ràng nguyên
do nào đã đưa tới cuộc “Hành Trình Tìm Tự Do”. Tôi xin trích dẫn một đoạn trong
Dự Luật như sau:
Xét rằng Quân Lực
Canada đã từng tham dự Cuộc Chiến Việt Nam qua vai trò giám sát viên và yểm trợ
việc thực thi Hiệp định Hòa bình Paris 1973 cho mục tiêu chấm dứt chiến tranh
và thiết lập hòa bình;
Xét rằng ngày 30
tháng 4 năm 1975, bất chấp Hiệp định Hòa bình Paris, Lực lượng Quân đội Nhân
dân Việt Nam và Mặt trận Giải phóng Miền Nam đã xâm chiếm Miền Nam (VNCH), dẫn
tới sự sụp đổ của Sài Gòn, kết thúc chiến tranh Việt Nam và thành lập Chính phủ
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Xét rằng Cao Ủy
Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã báo cáo là do những sự kiện trên cùng với điều kiện
sống tồi tệ và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã đưa đến cuộc di cư của khoảng
840,000 người Việt Nam, những người lúc bấy giờ thường được gọi là "thuyền
nhân Việt Nam", đổ xô đến các quốc gia láng giềng trong những năm tiếp sau
đó;
Xét rằng Cao Ủy
Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã báo cáo trong cuộc di cư có ít nhất 250,000 thuyền
nhân Việt Nam thiệt mạng vì chết đuối, bệnh tật, đói khát hay bị hải tặc bắt
cóc bạo hành;
Xét rằng qua
chương trình bảo trợ người tị nạn ở Canada, trợ lực bởi những gia đình công
dân, tổ chức từ thiện, hội đoàn tôn giáo và các tổ chức phi chính phủ, Canada
đã đón nhận hơn 60,000 người tị nạn Việt Nam, ước tính gồm 34,000 người do tư
nhân bảo trợ và 26,000 người do chính phủ Canada bảo trợ;
Xét rằng nghĩa cử
cao đẹp của người dân Canada dành cho người tị nạn Việt Nam đã được Cao Ủy Tị
Nạn Liên Hiệp Quốc ghi nhận và trao Giải thưởng Tị nạn Nansen cho "Công
dân Canada" năm 1986;
Và xét rằng ngày
30 tháng 4 được nhiều thành viên của cộng đồng người Việt ở Canada quen gọi là "Ngày
Tháng Tư Đen", hoặc một cách khác, là "Ngày Hành Trình Tìm Tự
Do", thì đây quả là một ngày thích đáng dành riêng để ghi nhớ và tưởng
niệm những người đã chết, những trải nghiệm khổ đau trong cuộc di cư, sự đón
nhận người tị nạn Việt Nam vào Canada, lòng biết ơn của người Việt đối với công
dân và chính phủ Canada đã đón nhận họ, và những đóng góp của người dân Canada
gốc Việt cho đất nước - mà con số bây giờ lên đến khoảng 300,000 người;
Do đó, thưa Nữ
Hoàng, bằng với khuyến cáo và đồng thuận của Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện
Canada, xin ban hành như sau:
TIÊU ĐỀ TÓM GỌN
1. Đạo luật này
có thể được gọi là Ngày Hành Trình Tìm Tự Do (Journey to Freedom Day Act).
NGÀY HÀNH
TRÌNH TÌM TỰ DO
2. Trên toàn quốc
Canada, mỗi năm, ngày 30 tháng 4 sẽ được gọi là "Ngày Hành Trình Tìm Tự
Do".
3. Cần xác quyết,
Ngày Hành Trình Tìm Tự Do không phải là một ngày nghỉ lễ chính thức của quốc
gia qui định.
Thượng viện
Canada ban hành.
(Nguyễn Thanh Hoàng chuyển ngữ)
Khi biết rõ chi
tiết nội dung của Dự Luật S-219, hẳn mọi người đều hiểu tại sao chính phủ Cộng
Sản Việt Nam lên tiếng phản đối dữ dội về Dự Luật nói trên.
Đồng bào Việt Nam
tị nạn vốn quen gọi ngày 30 tháng 4 là “Ngày Quốc Hận”, hoặc gọi tháng 4 đó là
“Tháng Tư Đen”. Lâu dần, cách gọi đó được mặc nhiên công nhận. Cá nhân tôi cũng
mặc nhiên công nhận cách gọi đó như mọi người, nhưng thật tình mà nói thì cho
tới nay chưa có một văn kiện pháp lý chính thức của quốc gia nào minh định ngày
30 tháng 4 là một ngày lễ tưởng niệm của quốc gia họ, mặc dù tại nhiều quốc gia
có hàng trăm ngàn người Việt tị nạn sinh sống và lá phiếu, tiếng nói của họ rất
quan trọng. Riêng Canada là quốc gia đầu tiên cho dựng Đài Kỷ Niệm (Thuyền
Nhân) Việt Nam tại thủ đô Ottawa đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 1995, tức là cách
đây 20 năm. Có thể nói, Canada là quốc gia đầu tiên ghi dấu bước chân thuyền
nhân Việt Nam vào lịch sử đất nước này.
Bà Marion Dewar -
cố Thị trưởng Ottawa – từng là một trong những người sáng lập “Project 4000”,
nhằm mục đích vận động chính phủ Canada thu nhận vào đất nước này đợt đầu tiên
4000 thuyền nhân Việt Nam. Nguyên do khiến các thuyền nhân Việt Nam phải bỏ
nước ra đi tìm tự do chính là vì họ mất tự do, sau khi Cộng Sản chiếm Việt Nam
Cộng Hòa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Như vậy, “Cuộc Hành Trình Tìm Tự Do” chính
là cái hậu quả của “Ngày Quốc Hận” trong “Tháng Tư Đen” ấy.
Giờ đây có khoảng
300,000 đồng bào Việt Nam sinh sống tại Canada. Đó là một con số rất lớn, do đó
sự thành công của họ cũng rất đáng kể, sự đóng góp của họ cho đất nước Canada
không phải là nhỏ. Ngược lại, ngoài việc Canada là một đất nước giàu lòng nhân
đạo thu nhận số người Việt nói trên vào đây, Canada cũng tỏ ra tri ân các đóng
góp (đặc biệt là về văn hóa) của những người dân có xuất xứ từ các quốc gia
khác trên thế giới. Do đó, nếu Quốc Hội Canada bỏ phiếu chấp thuận Dự Luật
“Ngày Hành Trình Tìm Tự Do” thì cũng là điều hợp lý, vì mốc thời gian 30 tháng
4 đó có liên quan trực tiếp đến lịch sử Canada.
Tôi xin trích dẫn
lời của Dân biểu Mark Adler đã phát biểu tại Hạ viện hôm 5 tháng 2 năm 2015 vừa
qua:
“…Ngày 30 tháng
Tư năm 1975, chiến tranh Việt Nam kết thúc. Sài-Gòn, thủ đô của miền Nam Việt
Nam, rơi vào tay đoàn quân xâm lược Cộng Sản phía Bắc, nhưng câu chuyện không
chấm dứt ở đó. 30 tháng 4 năm 1975 là ngày bắt đầu một chương mới trong đời
sống của người dân miền Nam Việt Nam.” […]
“Dự luật
này là biểu tượng của một truyền thống lâu đời của Canada như một ngọn hải đăng
của tự do và dân chủ, một quốc gia đã hào hiệp đón nhận những người tị nạn,
những người vô tội buộc lòng phải rời bỏ quê hương.” […] (Trà Mi dịch)
Cũng ngày hôm đó tại Hạ nghị viện, Dân biểu Bob Dechert đã phát
biểu như sau:
“Tôi rất cảm kích có được cơ hội để lên tiếng ủng hộ dự luật quan
trọng này. Như tôi đã đề cập, nó công nhận có những người đã thiệt mạng và
những đau khổ mà họ đã phải trải qua trong cuộc di cư của người Việt Nam sau
khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà Sài-Gòn
rơi vào tay Cộng Sản. Đó là một cuộc chiến, như chúng ta đều biết, hoành hành
trong hơn 10 năm. Một cuộc chiến đẫm máu và bạo lực, và cuộc sống của người dân
đã bị xé nát. Nó đã làm mất đi quá nhiều sinh linh vô tội.
Đó không phải là một ngày kỷ niệm hạnh phúc, nhưng đó là một ngày
mà chúng ta phải nhớ. Chúng ta phải nhớ những sự kiện lịch sử và cần biết những
sự kiện đó đã ảnh hưởng thế nào đến mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt là
những người ở Canada.
Canada đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ hàng chục
ngàn người tị nạn sau khi Sài-Gòn sụp đổ, theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về người
tị nạn, có hơn 1,5 triệu người Việt Nam bị buộc phải trốn khỏi quê hương của họ
dưới sự đe dọa của một cuộc sống bi đát, và một điều cần được lưu ý là sự vi
phạm nhân quyền tràn lan ở đó.” (Trà Mi dịch)
Một vị khác là Dân biểu Kevin Lamoureux cũng đã phát biểu rằng:
“Công nhận Ngày Hành Trình Tìm Tự Do, với chúng ta là việc quan
trọng, nó đánh dấu một ngày trọng đại đối với lịch sử chung của cộng đồng người
Việt Nam trên khắp thế giới. Nó ghi nhận sự kiện Sài-Gòn sụp đổ vào ngày 30
tháng 4 năm 1975, sự chiếm lãnh miền Nam Việt Nam của Bắc quân, và việc thành
lập chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời là điểm bắt đầu của cuộc di cư
hàng loạt của hàng triệu người dân Việt Nam rời bỏ quê hương của họ.” (Trà Mi dịch)
Dự Luật “Ngày
Hành Trình Tìm Tự Do” lại càng có ý nghĩa hơn khi mà 30 tháng 4 năm nay, 2015
đánh dấu 40 năm Cộng Sản xâm chiếm Việt Nam Cộng Hòa và từ đó, khiến cho khoảng
một triệu người phải liều mình vượt biển, Bỏ Nước Ra Đi Tìm Tự Do.
Hãy thử đặt câu
hỏi, suốt mấy chục năm chiến tranh dai dẳng, tại sao người Việt Nam không bỏ
nước ra đi để lánh nạn? Tại sao khi Cộng Sản “thống nhất” đất nước mà người dân
phải liều mình bỏ nước ra đi và có cả triệu người Bỏ Nước Ra Đi Tìm Tự Do, chứ
không phải chỉ một số ít người? Hỏi tức là đã trả lời.
Bất cứ lời giải
thích nào của chính phủ Cộng Sản Việt Nam cũng không thể bào chữa cho sự tàn
bạo mà họ đã hành xử với dân chúng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chẳng hạn: bỏ
tù hàng triệu cựu quân nhân, cảnh sát, cán bộ, công chức và cả thường dân; cướp
đoạt tài sản của người dân; đuổi nhà, đuổi việc, đuổi học các thân nhân của
những người từng phục vụ cho Việt Nam Cộng Hòa, v.v… Ngay cả bây giờ, đã 40 năm
sau ngày chiếm được Việt Nam Cộng Hòa, đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam vẫn
tiếp tục hành xử tàn bạo với dân chúng, những người đòi hỏi dân chủ, những
người nói rằng bất tín nhiệm đảng, những Bloggers vạch trần các tội ác của chế
độ Cộng Sản Việt Nam… và cả những cựu đảng viên Cộng Sản Việt Nam dứt khoát từ
bỏ đảng.
Hiện thời, Dự
Luật S-219 “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do” do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đệ trình
đã được Thượng nghị viện thông qua, và đang được mang ra tranh luận tại Hạ nghị
viện. Thiết nghĩ, người Việt Nam tị nạn nên coi đây là vinh dự, là cơ hội ngàn
năm một thuở, vì Canada là quốc gia đầu tiên công nhận ngày 30 tháng 4 là một
ngày lễ (tuy không thuộc vào những ngày lễ nghỉ làm được trả lương) và ghi dấu
ngày 30 tháng 4 vào lịch sử của quốc gia này.
20 năm trước đây (30 tháng
4 năm 1995) việc dựng Đài Kỷ Niệm Việt Nam tại Ottawa là một cú “bẽ mặt” cho
Cộng Sản Việt Nam, thì bây giờ 20 năm sau, khi Dự Luật S-219 được Quốc Hội
Canada chấp thuận, trở thành Luật, thì đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam càng
ê chề hơn, càng khó trả lời trước thế giới và trước lịch sử, vì vậy họ cố sức
đả phá, phản đối Canada, là điều dĩ nhiên!
Tôi tin rằng, chính phủ
Cộng Sản Việt Nam càng phản đối, càng ngụy biện thì càng lộ rõ thêm sự ê chề,
bởi lẽ chủ đích của Dự Luật S-219, “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do” nhằm đánh dấu 40
năm người tị nạn Việt Nam chạy trốn chế độ Cộng Sản và đặt chân đến được đất nước tự do Canada này.
Nguyên Nghĩa
14/02/2015
|