Ký ức và trăn trở của Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình
Ký ức và trăn trở của Điệp
viên X20 - Đặng Chí Bình
Hoà Ái, phóng viên RFA
2015-02-24
2015-02-24
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình
Trong cuộc chiến tranh
VN huynh đệ tương tàn, nhiều người bị trở thành tù binh chiến tranh. Điệp viên
Đặng Chí Bình với bí danh “X20” là một trong những tù binh chiến tranh ở Bắc
Việt từ năm 1962. Sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, ông Đặng Chí Bình đã kể lại điệp
vụ vượt tuyến và 18 năm tù đày của mình qua thiên hồi ký “Thép Đen”. Nhân sự
kiện 40 năm ngày 30/4, cựu tù binh chiến tranh Đặng Chí Bình chia sẻ lại hồi ức
của mình khi đón nhận thông tin “Sài Gòn thất thủ”.
Hòa
Ái: Xin chào ông Đặng Chí Bình. Rất cảm ơn
ông đã dành cho đài ACTD để chia sẻ với thính giả của đài biết về hoàn cảnh ông
bị đi tù ở Hòa Lò cũng như ở khắp các trại tù miền Bắc, VN trong thời gian rất
dài. Trước tiên, xin ông cho biết tại sao ông chọn ngành tình báo khi ông còn
quá trẻ và ông đã bị bắt vào lúc nào?
Ông Đặng Chí Bình: Xin chào cô Hòa Ái và qua cô tôi hân hạnh kính chào toàn
thể quý vị đang lắng nghe đài ACTD. Tôi cảm ơn cô hỏi đến một người đã ngoài
80, làm cho tôi vui hẳn và hưng phấn. Tôi xin trả lời câu cô hỏi “tại sao chọn
ngành tình báo” là do bản tính tôi từ nhỏ rồi. Bố tôi là võ sư và tôi đã học võ
từ lúc còn bé thành thử tính thích ngang tàn. Sau này đọc những sách Z28 (của
Người Thứ Tám), sách của Phạm Cao Củng. Trong bối cảnh quê hương ở miền Nam như
thế, từ ý thích đó cho đến khi cơ duyên đến được gặp ông chú Nguyễn Văn Thưởng
và được giới thiệu với Linh mục Mai Ngọc Khuê, rồi từ đấy tôi vào ngành tình
báo.
Sau 2 năm huấn luyện,
tôi nhận một nhiệm vụ bí mật một mình tôi trở ra Hà Nội đầu năm 1962, khi đó
còn Đệ nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ của tôi bí mật đến
Hà Nội rồi bí mật đi chỉ có 25 ngày. Công tác của tôi thuộc loại ngắn hạn với
nhiệm vụ tuyển mộ gây mạng lưới.
Sau 2 năm huấn luyện,
tôi nhận một nhiệm vụ bí mật một mình tôi trở ra Hà Nội đầu năm 1962, khi đó
còn Đệ nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ của tôi bí mật đến
Hà Nội rồi bí mật đi chỉ có 25 ngày. Công tác của tôi thuộc loại ngắn hạn với
nhiệm vụ tuyển mộ gây mạng lưới
Ông Đặng Chí Bình
Khi đến đấy, đầu tiên
có điều kiện là tôi đến bệnh viện Việt-Đức để trao một tài liệu đặc biệt cho
bác sĩ Hoàng Đình Thọ. Ngày hôm sau tôi tiếp tục đến một nhà thờ để liên lạc
với một vị linh mục. Khi đi ra thì tôi phát hiện có người theo dõi. Từ khi khẳng
định thì bắt đầu tôi đánh lừa, tương kế tựu kế, dùng các phương pháp đánh lạc
hướng cho rối mù lên. Đáng lẽ bí mật tôi về chổ đổ bộ của tôi ở Hà Tĩnh nhưng
vì không cắt được đuôi để rồi lang thang đến cuối cùng hơn 1 tháng sau tôi mới
bị bắt.
6 năm trường ở Hỏa Lò,
Hà Nội, tôi bị bao nhiêu phương pháp cùm kẹp, tra tấn từ đầu năm 1962 cho đến
ngày 30/12/1967, tôi bị đưa ra Tòa án Nhân dân Thành phố xử 18 năm và 5 năm mất
quyền công dân. Người nào đọc sách “Thép đen” của tôi mới hiểu được, thưa cô
Hòa Ái.
Hòa
Ái: Như vậy Trong suốt thời gian ông bị tù
đày, bị tra tấn thì hình thức tra tấn nào ông cho rằng là ấn
tượngnhất?
Ông Đặng Chí Bình: Tôi bị cùm kẹp, đói khát. Người khác còn có người trông
nom. Tôi thì không có một ai nhìn tới trong 6 năm ở trong Hỏa Lò, không một ai
hỏi thăm đến. Vì tôi là tình báo nên nếu ai hỏi thăm thì bị nghi là đường dây
của tôi thì người đó cũng bị nguy hiểm. Tôi bị cùm kẹp suốt 3, 4 năm trường như
thế. Tôi ấn tượng nhất trong quá trình tù dưới chế độ Cộng sản thì tôi phải nói
rằng là cái đói là nặng nhất chứ cùm kẹp đối với tôi chẳng nghĩa lý gì cả. Chết
thì thôi mà. Bắn thì xin mời cứ bắn. Tôi cảm ơn nữa là khác. Đáng lẽ một người
tù ăn được 5 phần nó chỉ cho ăn 3 thành thử người tù bị rút cả xương tủy. Cái
đói và thời gian 6 năm mù mịt ở trong Hỏa Lò như thế…Chỉ có thời gian và đói
mới là nguy hiểm, rất ấn tượng trong thời gian đi tù của tôi.
Hòa
Ái: Trong thiên hồi ký “Thép đen”, ông có đề
cập đến một dụng cụ gọi là “cùm mồm”, ông có thể mô tả sơ lược lại vì sao
ông phải chịu hình thức tra tấn này?
Ông Đặng Chí Bình: Khi bị bắt vào Hỏa Lò, đầu tiên tôi bị 4,5 thằng bắt cởi
quần áo, khám xét từ miệng, tai, tóc…vì tôi là điệp viên nên bị khám kỹ ghê
gớm. Theo hiểu biết của tôi lúc đó là một người điệp viên như tôi đã bị bắt thì
chỉ có bị tra tấn đến chết, trước sau cũng chết. Tôi xác định chấp nhận cái
chết. Vậy thì chết trước là đỡ khổ. Cho nên khi bị đưa vào xà lim và bị cùm,
tôi còn bị đánh bằng một cái gậy khoảng 60-70 phân như cái cán xẻng. Tôi hiểu
từ trước là Hồ Chí Minh được xem như thần thánh hễ ai nói động tới là bị bắn
hết. Lúc đó tôi nghĩ rằng chỉ muốn chửi ngay thằng Hồ Chí Minh với đảng Cộng
sản thì mong rằng mục đích là tôi bị bắn chết đi để khõi khổ, khõi bị tra tấn.
Tôi nghĩ như vậy cho nên tôi mới chửi. Nhưng nó không bắn. Nó mang vào một dụng
cụ, nó khóa tay tôi ra phía sau rồi nó đưa khóa miệng tôi lại. Sau này tôi mới
biết là cái “cùm mồm”. Sau này nữa trong giai đoạn xà lim, qua nghe ngóng, có 1
anh Tàu cũng chửi bới và cũng bị cùm mồm như tôi.
Hòa
Ái: Đã có bao giờ ông có ý định vượt
ngục? Trong hòan cảnh quá tuyệt vọng, ý nghĩ vượt ngục có
manh nha trong đầu hay không, thưa ông?
Ông Đặng Chí Bình: Nói đến vượt ngục thì ngay khi bị phát hiện thì tôi đã
định trốn rồi nhưng không có cách gì cả vì có quá đông người theo dõi tôi. Khi
bị bắt trong Hỏa Lò, bị cùm chân cùm tay, kềm kẹp ở trong xà lim nữa thì không
có cách gì mà vượt ngục được. 3 năm sau, chuyện dài lắm, trong “Thép đen” mới
tả hết được, lúc đó tôi ở xà lim 1 rồi tình cờ 1 lần có 1 cán bộ gọi cung tôi thì
ra người này ở quê tôi, Phát Diệm.
Tôi thấy anh chàng này ăn nói có vẻ ngơ ngơ
ngác ngác nên trong buổi cung đó tôi nổi lên ý tưởng có thể trốn thoát. Thế là
tôi dùng nhiều mưu mẹo và cả nghệ thuật võ của tôi nữa. Cuối cùng tôi đánh gục
và khóa cổ anh ta rồi tôi thay quần áo và tìm cách trốn khõi Hỏa Lò. Nhưng mà,
lúc ra khõi Hỏa Lò thì tôi bị nhiều trận lắm. Nó bắt được tôi, nó đánh tôi, đâm
tôi gãy 3 cái răng rồi nó trói tay, đưa tôi xuống hầm đá, cát-sô ở Hỏa Lò…có
thể chết ở dưới đó. Do Thượng đế, do hồn thiêng dân tộc thì tôi mới sống chứ
tôi đã chết rồi.
Hòa
Ái: Trong suốt thời gian bị giam cầm như
vậy, ông có được nghe tin họ báo rằng ông được trao trả như tù bình
chiến tranh hay không?
Ông Đặng Chí Bình: Không bao giờ thông báo cả. Chỉ tự suy nghĩ đoán thôi chứ
không bao giờ nó bảo các anh sẽ được trao trả dù trước tập thể hay trước cá
nhân, không bao giờ nói với ai cả.
Ngày 30/4 thì tôi
không còn thiết điều gì nữa. Trước đây còn hy vọng le lói trong miền Nam nhưng
bây giờ 30/4 mất miền Nam... Tôi chán chường, tôi thấy cuộc đời mù mịt, chung
quanh tối đen, không còn một hy vọng nào nữa
Ông Đặng Chí Bình
Vào khoảng sắp sửa ký
hiệp định Paris thì tôi ở trại Trung ương số 1, Lào Cai. Nó tập trung tất cả tù
binh biệt kích, gián điệp. Nó giam nhiều chổ khác nhau nhưng khi đó nó tập
trung về 1 nơi để cho ăn bồi dưỡng. Trước đây ăn đói khổ, ăn 13 kg trung bình
nhưng bây giờ cho ăn 18 kg, có cả gạo và thịt bồi dưỡng. Chúng tôi biết đây là
sắp trao trả. Nó chuẩn bị như vậy từ trước 6 tháng ký Hiệp định Paris. Nhưng
lưng chừng nó đánh lừa được phía các phái đoàn của Mỹ và của quốc tế, thế là nó
mang tôi với một anh nữa là anh Lê Văn Bưởi, 1 thiếu tá cũng là 1 điệp viên đã
đi theo cách vượt sông Bến Hải, và 1 người nữa là anh Lưu Nghĩa Lương, đưa sang
trại Trung ương số 2 ở Yên Bái trở lại chế độ bình thường. Ở đây nó điều tôi đi
làm các công việc dọn cứt đái, rồi trong các toán rau…khổ cực, đày đạo ghê lắm
như tôi đã tả trong “Thép đen”.
Hòa
Ái: Câu hỏi sau cùng, ông đón nhận tin về ngày
30 tháng 4 năm 1975 như thế nào?
Ông Đặng Chí Bình: Thưa cô, hỏi như thế này thì tôi hãy còn nỗi niềm, nó quấn
vào trong đầu tôi, trong lòng tôi ngày hôm đó. 30/4/1975, lúc đó tôi ở trại
Phong Quang. Có thể nói rằng tôi đã xác định chấp nhận cái chết nhẹ như không,
2 chân trong cùm mà tôi vẫn vui cười vì đấy là lý do để tôi sống được. Nghệ
thuật sống và phương pháp sống và nhân sinh quan, thế giới quan của tôi đã
trang bị cho tôi nên tôi mới sống được. Thế mà ngày 30/4 thì tôi không còn
thiết điều gì nữa. Trước đây còn hy vọng le lói trong miền Nam nhưng bây giờ
30/4 mất miền Nam thì tôi có 1 chì mật duy nhất vẫn giấu hơn 10 năm trường với
hy vọng sau này còn hoạt động tiếp được nữa mà tôi cũng hủy luôn. Tôi chán
chường, tôi thấy cuộc đời mù mịt, chung quanh tối đen, không còn một hy vọng
nào nữa. Đúng giai đoạn đó tôi gặp rất nhiều nhiều người như anh Nguyễn Chí
Thiện, anh Kiều Duy Vĩnh và nhiều nhân vật tù miền Bắc lúc đó mà tôi cũng không
thiết nói chuyện với ai. Tôi chán chường lắm!
Hòa
Ái: và bây giờ là thời điểm 40
năm qua, 30/4/2015 kể từ giây phút ông đón nhận tin VNCH không còn nữa
thìcảm giác từ lúc đó cho đến bây giờ có còn ám ảnh ông hay không và
nỗi ám ảnh đó ra sao?
Ông Đặng Chí Bình: Hết 18 năm của tôi…Bởi vì chống đỡ với dư luận nên nó mới
cho tôi về rồi thì nó sẽ bắt tôi tội khác nên tôi tương kế tựu kế, tôi mượn kế
của nó để thoát khõi tay nó. Cô ơi, không phải dễ để trốn vượt biên sang đến
hải ngoại đâu! Người nào phải đọc sách “Thép đen” của tôi mới hiểu được. Nỗi ám
ảnh thật là to tát quá! Nỗi ám ảnh 30/4 đã mờ nhạt rồi! Điều nặng nề trong lòng
tôi nhất là mối nguy hiểm nhất từ Trung Cộng với Mỹ và thế giới tự do bây giờ.
Tôi buồn lắm! Từ khi trong tù cho đến hải ngoại cho đến bây giờ tim tôi vẫn rỉ
máu ngày đêm. Mặc dù kể cả CIA huấn luyện tôi mà CIA cũng không ưa gì tôi vì
tôi dám nói thẳng nói thật là vì Mỹ chưa hiểu Cộng sản, nhất là không hiểu Cộng
sản Tàu và Cộng sản VN.
Liên Xô đổ, Đông Âu đổ, Cộng sản đổ…cũng không hiểu
được Trung cộng. Trung cộng quỷ quái ghê gớm lắm. Tôi dám nói rằng trong “Thép
đen” của tôi đã đề cập nhiều đến mối nguy hiểm của người Trung cộng, của người
Cộng sản VN, kể cả thế giới cũng không hiểu. Nó làm cho người khác hiểu lầm nó.
Nó giả vờ sắp vỡ đến nơi. Nó tham nhũng, đấu đá nhau sắp chết đến nơi rồi để
các anh coi thường nó. Nhiều ông chiến lược gia, lý luận gia cứ tưởng nó sắp vỡ
đến nơi. Đấy là sai lầm! Các anh không hiểu họ thì dù anh giỏi hơn hay giàu có
hơn gấp 10 hay gấp trăm lần thì cũng vẫn không là đối thủ của họ khi mà không
hiểu kẻ thù của mình. Tôi già 80 tuổi ngoài rồi, tôi đau buồn lắm!
Hòa
Ái: Cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với quý thính giả của
đài ACTD. Cầu chúc ông mọi sự được an lành!
Ông
Đặng Chí Bình: Tôi xin cảm ơn
cô.
THIÊN HỒI KÝ THÉP ĐEN PHẦN -
1/12 CỦA ĐIỆP BÁO VIÊN ĐẶNG CHÍ BÌNH
https://www.youtube.com/watch?v=v6HYO3WtLos
===============
Hiện có 3 loại file audio chất lượng khác nhau: (A) file size nhỏ (10kbps), chất lượng thấp, lựa chọn khi quý vị có đường truyền Internet chậm; (B) chất lượng tương đối (16kbps); và (C) file size lớn hơn (32kbps), lựa chọn khi quý vị có đường truyền Internet DSL hoặc Cable.
Ebook .PDF file: cần Adobe Acrobat để đọc.
Bạn đọc nếu có điều kiện có thể mua sách để ủng hộ tác giả. Sách PDF sau dùng cho bạn ở trong nước:
*Note: sách PDF đã bỏ vì nhiều lỗi chính tả và thiết xót, thay vào đó là link đánh máy chính xác và đấy đủ hơn.
=============================
“Phần
sân ai nấy đá”
Thiện Tùng
Theo tâm đồng ý hợp,
các lão nghỉ hưu rảnh công rỗi việc gần như hàng ngày tụ tập thành những nhóm
rượu, trà, cà phê đàm quốc sự, thế sự…
Tôi có tham dự cuộc
trà đàm của nhóm quan chức về hưu, cuộc này các cụ hết bàn chuyện sát thủ Chân
dung quyền lực “thăm” Quang Thanh đến bàn về chuyện Đảng. Ngoài nói
tới nói lui, đoán già đoán non xung quanh hội nghị 10/khóa 11 vừa qua, đại hội
12 sắp tới của Đảng, các cụ còn “cố vấn” không chính thức cho ông Tô Huy Rứa về
nhân sự: ai nên đi nên ở, nên bổ sung ai, v.v. Hết nửa buổi sáng, lão cựu nhà
giáo không tham kiến, phải khai khẩu ông mới uể oải buông ra câu: “Chuyện
của Đảng là chuyện của đảng viên các anh, tôi là dân, không nên xía vào chuyện
nội bộ của đảng cầm quyền”.
Trước câu nói đượm mùi trách phận, mang
hương vị chua chát của lão giáo, một đảng viên nói với vẻ trách cứ: “Là một
trí thức, lại là nhà giáo, anh nói vậy nghe được sao?”. Thế là nội dung
cuộc trà đàm chuyển hướng sang cuộc đối thoại thẳng thắn, gay gắt, được xem như
“ý đảng, lòng dân” thu hẹp, có ý nghĩa và thú vị hơn.
Tôi xin lược ghi:
- Nghe không được thì
bỏ ngoài tai – lão giáo cười nói vui.
- Đừng quên, Đảng ta
độc quyền lãnh đạo đất nước, tầm “phủ sóng” của nó không chỉ phạm vi Đảng? –
lão đảng viên nói.
- Vậy thì trách nhiệm
ai nấy làm, “phần sân ai nấy đá” – lão giáo rạch ròi.
- Nghĩa là sao? – lão
đảng viên gạn hỏi.
- Các anh là đảng viên
của Đảng cầm quyền, phải đi trước để làng nước theo sau, phải thường xuyên đóng
góp ý kiến, sức lực còn lại của mình đối với Đảng để tháo gỡ khó khăn cho đất
nước, cứ “án binh bất động”, ôm lấy sổ hưu trùm mền rên coi sao được? Là đảng
viên của đảng cầm quyền, phải xem việc làm hư nên của Đảng có phần mình trong
đó, được quyền tự hào khi nên, phải biết xấu hổ khi hư. Đảng của các anh giành
lãnh đạo mọi mặt thì cũng phải chịu trách nhiệm mọi mặt.
- Gọi “Đảng của các
anh” nghe sao chói tai, có vẻ bè phái, chia rẽ quá!
- Dân tộc mới chung,
Đảng là riêng, thậm chí trong Đảng còn chia bè chia phái nữa kìa. Sinh hoạt
Đảng hay hội nghị, đại hội Đảng các anh có rủ hay mời dân đâu? Gọi đảng của các
anh dầu hơi khó nghe nhưng sai chỗ nào?! Được rồi, từ giờ phút nầy tôi không
gọiđảng của các anh nữa mà gọi Đảng ta trong ngoặc
kép (“Đảng ta”) cho dễ nghe, toại lòng nhau hơn, dầu không đúng.
- Thầy vừa nói “Là
dân, chuyện của Đảng không xía vào”. Chẳng lẽ là dân rồi vô tích sự với chuyện
nước non hay sao?
- Không hẳn thế, về
nguyên tắc, là dân, việc của Đảng không có tư cách/quyền xía vào. Phần “sân
chơi” của dân là Quốc hội.
- Đảng lãnh đạo tất,
dân không dựa vào Đảng mà dựa Quốc hội sẽ làm được gì?!
- Quốc hội là “sân”
của dân, không “đá” ở đó đá đâu? Cấm đá ở đó nữa là nghỉ chơi – không chỉ nghỉ
chơi với Quốc hội mà nghỉ chơi luôn với “Đảng ta”.
- Là dân, “đá” thế nào
ở phần sân Quốc hội nói thử xem?
- Hiến pháp hiện hành
(2013), tại điều 69 ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt đông của Nhà nước”. Vậy
là, Quốc hội là sân chơi duy nhất, tốt nhất của người dân. Người dân chúng tôi
sẽ tham gia trong việc lập quyền, lập hiến, quyết không để “Đảng
ta” tiếp tục thao túng Quốc hội nữa, giám sát các mặt, chẳng hạn như: Khi
nào bầu cử quốc hội, ứng cử viên là những ai, do ai cử. Quốc hội chọn ai làm
chủ tịch nước, lập chính phủ thế nào, ai làm thủ tướng, có tam quyền phân lập
hay vẫn giữ tam quyền phân công, v.v. Quốc hội lập Hiến, lập Pháp ra sao, trong
đó có những điều khoản gì, có do dân phúc quyết không, v.v.
- Gớm thật! Nếu Đảng
không cho phép dân làm như vậy, dân tính sao?
- Nếu Đảng cấm dân lập
quyền, lập hiến là Đảng vi phạm Hiến pháp hiện hành do chính Đảng dựng
nên. Nói và làm không đi đôi thì “đấu”, chớ chẳng lẽ chịu khổ mãi dưới thể chế
độc tài toàn trị của “Đảng ta” sao?! Đấu về tổ chức thực hiện Hiến pháp không
chưa đủ, còn phải bám lấy cơ chề chính trị hiện hành cũng do “Đảng ta” đề ra: “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Dân làm chủ” đấu tiếp. Phải dùng lý lẽ
phân rõ vai vế được cấu trúc trong cơ chế ấy: Dân làm chủ thì cũng có nghĩa
Đảng và Nhà nước dưới quyền nó – nói không nghe, làm không nên chủ có quyền
đuổi việc hay giải tán. Lập quyền, lập hiến là quyền của chủ (dân).
Cũng theo
cơ chế chính trị này, từ lâu, “Đảng ta” buộc dân giao cho mình quyền lãnh
đạo Nhà nước và Xã hội, thì với quyền làm chủ của
mình, dân có quyền buộc Đảng tôn trọng quyền của dân trong việc lập Quyền và
lập Hiến (Quốc hội và Hiến Pháp) – Có nghĩa lãnh đạo (Đảng)
phải cùng với chủ (Dân) lập ra bộ máy Nhà nước
thay cho mình quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Mọi việc phải bắt đầu từ khâu
lập Quốc hội, theo thể thức dân chọn dân bầu. Vì rằng, nếu đại
biểu đảng do đảng viên chọn, thì đại biểu dân phải do các tầng lớp dân chọn mới
hợp lẽ đời – dân nhất quyết yêu cầu “Đảng ta” phải tôn trọng tất yếu nầy. Đây
là giải pháp tối ưu có thể dung hòa giữa 2 pháiđộc tài bảo thủ và dân
chủ đa nguyên đang tranh luận gay gắt với nhau.
Thấy một vị trong số
ngữa tay xem đồng hồ, nhìn mọi người, ông giáo cười nói tiếp: “Do các
anh cạy miệng, tôi moi hết “ruột gan” trình ra. Có gì không phải xin bỏ qua
cho”.
Đã trưa rồi, nghỉ…! Thế
là đứt buổi sáng – một đảng viên nói:
“Càng bàn càng sáng
ra, cuộc trao đổi qua lại của chúng ta hôm nay không bổ bề dọc cũng bổ bề
ngang, quả là không lãng phí. Xin cám ơn anh giáo có những ý kiến thật dạ, chân
thành với chúng tôi. Người đời nói không sai ‘người ngoài cuộc thoáng và
sánghơn’”.
12/02/2015
T.T.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết