QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, November 12, 2015

Ngày Cựu Chiến Binh Mỹ


 
Ngày Cựu Chiến Binh Mỹ
Vi Anh

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong lễ kỷ niệm Ngày Cựu chiến binh hàng năm tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Arlington, Virginia, ngày 11/11/2015.

Ngày 11 tháng 11, hàng năm là Ngày Cựu Chiến Binh của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ để  vinh danh tất cả mọi cựu chiến binh từng phục vụ dưới quốc kỳ nước Mỹ. Lễ này có truyền thống lâu đời và danh xưng trước là Armistice Day, mãi đến thời TT Dwight D. Eisenhower ký sắc lịnh thay thế "Armistice Day" bằng "Veterans Day" (1-6-1954). Từ đó, ngày 11 tháng 11 hằng năm được gọi là "Veterans Day". Không những người Mỹ mà người Canada, Anh cũng có gọi là Remembrance Day dành 2 phút im lặng, mặc niệm, vào đúng 11 giờ sáng ngày 11 tháng Mười Một.

Nước Mỹ đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chiến tranh giành độc lập, thống nhứt, mở mang bờ cõi và chiến tranh chống độc tài tại nhiều nước trên thế giới. Cựu chiến binh là những người Mỹ, nam nữ, nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc, tình nguyện hay động viên nhập ngũ, ra mặt trận làm nhiệm vụ giương cao chánh nghĩa tự do, dân chủ lịch sử của Mỹ mà nhân dân trên thế giới ước mơ. Hàng năm chánh quyền và nhân dân Mỹ cử hành Ngày Cựu Chiến Binh khắp nơi trên đất Mỹ.

Nhớ năm 2013, vào ngày này, tin đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ cho biết, “Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã dùng bài diễn văn hàng tuần để cám ơn các cựu chiến binh đã phục vụ Tổ Quốc trong các cuộc chiến tranh, trong đó có Thế chiến thứ 2, cuộc Chiến tranh Triều Tiên, cuộc Chiến tranh Việt Nam, cũng như các cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan.Tổng thống Obama nói phải có những hành động thiết thực hơn là chỉ cám ơn các cựu chiến binh trở về. Ông nói chính phủ đi đầu trong gương tuyển dụng cựu chiến binh, và chính phủ đang làm việc với các công ty tư nhân nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các cựu quân nhân có thể tìm kiếm được công ăn việc làm sau khi họ giải ngũ. Tổng thống Hoa Kỳ, tức là tổng tư lệnh tối cao quân lực Mỹ, cũng nói rằng các cựu chiến binh phải có được mọi cơ hội công bằng để được hưởng một nền giáo dục chất lượng cao, và phải được hoan nghênh đón tiếp tại các trường cao đẳng và đại học trên cả nước.

Chánh quyền và nhân dân đất nước Mỹ này lúc nào cũng cảm thấy lương tâm chưa được yên vì chưa đãi ngộ xứng đáng những người con yêu của Tổ Quốc Mỹ, những người  đem mạng sống, tuổi hoa niên của mình để phục vụ Tổ Quốc Mỹ và các dân tộc trên thế giới cần Mỹ cứu khổ phò nguy. Sưu khảo của RAND Corporation từ ngày cuộc khủng bố 911 xảy ra số quân nhân Mỹ bị thương tật vì Chiến tranh Afghanistan và Iraq, tính ra hơn  nửa triệu người.  Bên cạnh số quân nhân bị thương tật cơ thể, số bị chấn thương tâm lý là 328,000 người và hậu chấn thương tâm lý như  căng thẳng tâm thần, trầm cảm, âu lo là 300,000 người. Một tỷ số đáng lo: cứ 5 người thì 1 người bị! Còn số người trở về  ai may mắn được lành mạnh vật chất tinh thần, thì cuộc sống hàng ngày rất khó khăn, tay làm hàm nhai có khi không đủ cho gia đình ngày này qua  ngày nọ, ngay trên quê cha đất tổ của mình – là Mỹ. Theo thông kê được báo chí Mỹ phổ biến, còn  khoảng 200,000  cựu chiến binh Mỹ không nhà, đa số là cựu chiến binh Chiến Tranh VN, Triều Tiên, Thế Chiến 2, và  trong đó có 2000 người cựu chiến binh Chiến tranh Iraq hay Afghanistan. Số cựu chiến binh không nhà chiếm 1 phần 4 tổng số người không nhà ở Mỹ.

Chánh quyền và nhân dân đất nước Mỹ này hiểu và cảm thông sâu sắc nên có nhiều chương trình giúp đỡ và trị liệu. Làm không phải vì lý do nhân đạo như công tác từ thiện xã hội. Mà làm vì coi đó là nghĩa vụ của nhân dân và chánh quyền đối với những người chiến đấu, đi xa đánh trận vì danh dự, quyền lợi của đất nước và nhân dân Mỹ. Cựu chiến binh là những người ưu tiên trong chương trình xin housing của nhà nước. Những người này cũng được hưởng phúc lợi chẳng những của Bộ Cựu Chiến binh mà của những người lợi tức thấp  trong xã hội, của chánh quyền hành chánh nữa.

Tin tức truyền thông cho biết, nhiều dịch vụ phục vụ, phúc lợi được tăng cường, không những cho người cựu quân nhân không nhà mà cho những người có bịnh, nhứt là làm sao tránh cho cựu chiến binh sống cảnh không nhà. Các đoàn thể ngoài chánh quyền cũng tích cực góp một bàn tay lớn. Hội Cựu Chiến binh Chiến tranh VN giúp cho đồng đội cựu chiến binh Chiến Tranh Iraq, Afghainistan…. Bộ Cựu Chiến Binh và các tổ chức ngoài chánh phủ đã tung cán bộ ra đường, xuống gầm cầu, trạm xe lửa, dưới các mái hiên vắng người để thuyết phục cựu chiến binh đến quán ăn xã hội, phòng tạm trú qua đêm, đưa đến nhà thương để giúp đỡ. Có nhiều tổ chức nhân dân vì cựu chiến binh đi xa hơn, đứng đơn kiện tập thể, tại tòa yêu cầu nhà nước phải giải quyết nhanh chóng đơn xin hưởng phúc lợi  thương tật  cho những quân nhân giải ngũ trong vòng 90 ngày và 180 ngày nếu thượng cầu.
TT Bush đã ký ban hành "G.I. Bill", tăng gia kinh phí dành cho quyền lợi giáo dục của những cựu chiến binh đã phục vụ từ sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố.

Sẽ thiếu nếu không nói đến nhựng cựu chiến binh người Việt trên nước Mỹ. Đã tái tập họp trong đại hội toàn quân VNCH. Đã vào hàng từng quân binh chủng. Hầu hết những danh xưng đơn vị lớn và quân binh chủng đều có mặt trên nước Mỹ. Hầu hết những cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN đều có mặt những cựu chiến sĩ Quân Lực VNCH. Nhiều người dù sống đời dân sự trên con đường lưu vong, nhưng lòng còn ở trong Quân Đội, tự  thấy mình chưa giải ngũ, còn vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh trong cuộc “chiến tranh khác” là tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN.

Dù theo lễ nghi quân cách VNCH, việc phủ quốc kỳ và phò săng dành cho quân nhân tử trận. Nhưng chữ chiến sĩ rộng hơn chiến binh là quân nhân.

Nhiều quân dân cán chính VNCH sau Chiến tranh VN trở thành chiến sĩ đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền ở hải ngoại.  Ngày cuối đời, trong phút lâm chung mong mỏi, dặn dò đồng đội, bè bạn quân dân cán chính, tổ chức mà mình đã gia nhập và sinh hoạt, và gia đình, lời dặn dò thiêng liêng và thống thiết: “Xin được phủ quốc kỳ VN trên linh cữu của tôi”. 

Một lòng trung thành với Tổ Quốc VN tới chết. Một lời nhắn phục vụ chánh nghĩa Tự do, Dân chủ VN đến hơi thở cuối cùng. Như cựu Đái Tá Lý bá Phẩm, một tín đồ PGHH thuần thành, một quân nhân VNCH tình nguyện dặn gia đình  xin với Ban Trị sự  PGHH  khi Ông từ trần ở Mỹ, xin được treo trần già tiêu biểu của PGHH  trên cao của bàn thờ linh vị và xin với tổ chức cựu quân nhân VNCH được phủ quốc kỳ trên linh cữu. Một người “một đời một đạo đến ngày chung thân”. Một quân nhân vẹn tròn khí tiết với quốc gia dân tộc VN. Một truyền thống  tốt đẹp  của cựu chiến binh VNCH đang phát triển trên đất Mỹ./. (Vi Anh)

.



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Wednesday, November 11, 2015

Vụ Terror in Little Saigon : Đón nghe buổi phỏng vấn của LS Nguyễn Hoàng Duyên với phóng viên AC Thompson [3 Attachments]


 Vụ Terror in Little Saigon : Đón nghe buổi phỏng vấn của LS Nguyễn Hoàng Duyên với phóng viên AC Thompson [3 Attachments]

Đã nghe các buổi phỏng vấn được thực hiện bởi Hệ thống truyền thông Calitoday về cuốn phim : Terror in Little Saigon với các  cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc,  ô Lý Thái Hùng,Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân,và TS Đỗ Hùng , Chủ Tịch Little Saigon Foundation, xin mời đón nghe buổi phỏng vấn mới nhất  bằng Anh ngữ, của Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên với phóng viên A C Thompson sẽ được phát hình  trên hệ thống truyền thông  Calitoday  tối hôm nay thứ Hai 9-11-2015

Xin vào website baocalitoday.com để xem

Đúng hẹn, phóng viên AC Thompson đã lái xe từ thành phố Oakland ( cách xa San Jose khoảng 75 miles ), dưới trời mưa gió tầm tã đến Toà soạn nhật báo Calitoday vào lúc 11:15 AM, thứ Hai 9-11-2015 để dự buổi phỏng vấn
Buổi phỏng vấn cũng được Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao  của nhà văn Đỗ Vẫn Trọn, Tổng Giám Đốc tham dư và trực tiếp thu hình

Inline image 1
Từ trái : LS Nguyễn Hoàng Duyên, Phạm Bằng Tường, nhà báo Nguyễn Xuân Nam,  phóng viên AC Thompson, nhà văn Đỗ Vẫn Trọn, nhà báo Thư Sinh

Inline image 2

Sent from my Sprint phone



__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Ai đứng đằng sau “Terror in Little Saigon”?


Ai đứng đằng sau “Terror in Little Saigon”?

Ngọc Lan

Trong phỏng vấn của Báo Người Việt, ông A.C. Thompson, người thực hiện phim “Terror in Little Sai Gon” đã cho biết Tony Nguyễn là người đã đề nghị, hợp tác và hướng dẫn ông làm phóng sự điều tra về cái chết của 5 nhà báo Việt Nam từ 1981 đến 1991.

Trong phim, webstory dài 72 trang và kể cả trong bài phỏng vấn nói trên, A.C. Thompson đã không đưa ra bất cứ chứng cứ gì mới mà hoàn toàn dựa trên những đồn đãi, phát biểu vô trách nhiệm của một số người để cáo buộc Mặt Trận là sát thủ của các vụ án nói trên.

Tại sao ông A.C. Thompson lại tốn bao nhiêu thì giờ, công sức, tiền bạc để làm một đoạn phim dài 1 tiếng đồng hồ mà không đưa ra được những thông tin gì mới?

Hơn thế nữa ông A.C. Thompson đã cố tình bác bỏ hoàn toàn kết luận của cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) là không có đủ chứng cứ để truy tố ai, sau 15 năm điều tra và đã đóng hồ sơ vào giữa thập niên 90.

Động lực của A.C. Thompson trong việc thực hiện đoạn phim với tựa đề mang tính giật gân “Khủng bố tại Sài Gòn Nhỏ” này là gì?

Câu trả lời phần lớn nằm ở người đã hướng dẫn và hợp tác với A.C. Thompson thực hiện cuộn phim này chính là Tony Nguyễn.

Tony Nguyễn là ai?



Tony Nguyễn là một thanh niên khoảng 40 tuổi, tốt nghiệp đại học Berkley, là ổ thân cộng và phản chiến nổi tiếng ở miền Tây nước Mỹ vào thập niên 70s-80s.

Trong một cuộc phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ vào tháng 8/2004, Tony Nguyễn đã cùng một vài bạn trẻ lập ra nhóm Viet Unity để tạo cầu nối giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt tại Mỹ, và đến tháng 5/2014 tổ chức buổi hội thảo về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Oakland, nhằm công khai hoạt động.

Báo Dân Trí của CSVN (ngày 2-5-2005) đã có một bài viết về hoạt động của nhóm Viet Unity và Tony Nguyễn như sau:

“Những người ‘kết nối’ đất mẹ

Ở California có một nhóm Việt kiều trẻ tên gọi Viet Unity. Những ngày cuối tháng 2 (2005) nhóm này tổ chức một cuộc triển lãm về các pano cũ phản đối chiến tranh ở Việt Nam cách đây 30 năm.
Các thành viên của nhóm đã quyết tâm tổ chức cuộc triển lãm bất chấp những ý kiến phản đối và lời đe doạn của một số ít người Việt khác mà đa phần ở tuổi cha chú của họ.

Tony Văn Nguyễn là một thành viên của nhóm Viet Unity. Anh cho rằng ở Mỹ, nhiều người lớn tuổi trong cộng đồng còn có tư tưởng bảo thủ. Họ vẫn còn giữ quan điểm của chế độ Sài Gòn trước năm 1975.

Theo Tony, thế hệ trẻ phải vượt lên lối mòn ấy, phải có suy nghĩ ít gây hại hơn mà cụ thể, chính họ phải là nhịp cầu nối giữa những người Việt tại Mỹ với đất mẹ.”

Vào tháng 6/2005, nhóm của Tony Nguyễn cũng đã cực lực chống lại Nghị quyết SCR17 “Công Nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” của tiểu bang California, và cũng chống lại việc thành phố Garden Grove, Nam California thông qua nghị quyết cấm các cán bộ CSVN đến vùng Garden Grove.

Sau vụ chống này, các hoạt động của Tony Nguyễn tập trung vào việc cổ võ cho chủ trương hòa hợp hòa giải với CSVN, giúp đỡ các nạn nhân chất độc gia cam ở Việt Nam; đồng thời mạnh mẽ phê phán cộng đồng người Việt hải ngoại là cực đoan, chống cộng quá khích.

Để minh chứng cho điều này, từ giữa năm 2008, Tony Nguyễn đã tự nghiên cứu thực hiện một phim tài liệu liên quan đến cái chết của Dương Trọng Lâm, một thanh niên thân Hà Nội bị bắn chết tại San Francisco vào tháng 8/1981.
Phim lấy tên là “Enforcing the Silence”, mô tả về cái chết của một người thanh niên đã bị thành phần chống cộng cực đoan sát hại. Mặc dù lúc đó một tổ chức có tên là Diệt cộng hưng quốc đảng công khai nhận trách nhiệm về vụ này; nhưng Tony Nguyễn vẫn cáo buộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ra tay sát thủ.
Phim nói trên hoàn tất và ra mắt vào giữa Năm 2011, theo như Tony Nguyễn là để đánh dấu 30 năm ngày Dương Trọng Lâm bị giết.
Mặc dù phim được tổ chức Veteran for Peace, một tổ chức thân Hà Nội và ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch đòi Hoa Kỳ bồi thường nạn nhân vụ chất độc da cam, cổ võ nhưng không có hiệu quả.
Năm 2014, Tony Nguyễn gặp A.C. Thompson tại Oakland và theo lời kể của Thompson thì chính Tony Nguyễn là người đã thuyết phục thực hiện thiên phóng sự điều tra vụ 5 ký giả Việt Nam bị giết nhưng chính quyền Hoa Kỳ đã làm ngơ.

Nhóm làm phim có mục đích gì?
Qua cuộc phỏng vấn với tờ Los Angeles TimesHanalei Somar khi ra mắt cuốn phim “Enforcing the Silence” năm 2011, Tony Nguyễn đã đưa ra những chủ điểm chính mà ta thấy xuất hiện y hệt trong phim “Terror in Little Saigon” như sau:
-         Kết tội Mặt Trận đứng đằng sau 5 cái chết của ký giả người Việt tại Mỹ.
-         Kết tội chính phủ Hoa Kỳ đứng sau lưng đồng lõa với Mặt Trận để che lấp tội ác.
-         Đưa ra hình ảnh cực đoan, giết người bịt miệng, khủng bố của những tổ chức đấu tranh và tập thể cựu chiến sĩ VNCH.
Cả hai cuốn phim, dù với một số chi tiết khác nhau, nhưng đều cùng dựa trên một luận cứ, mục tiêu nhằm vẽ lên hình ảnh khủng bố của cộng đồng mà chính quyền Mỹ đã làm ngơ.
Mục tiêu của Tony Nguyễn là muốn vận động dư luận nhằm triệt hạ uy tín của tổ chức Mặt Trận và quan trọng hơn là bôi nhọ tập thể quân nhân QLVNCH là thành phần cực đoan, đang cản trở chủ trương hòa giải hòa hợp với chính quyền CSVN.
Nhìn như vậy, chúng ta thấy động lực chính của Tony Nguyễn là cho sống lại vụ án 5 ký giả bị giết để qua đó bôi bác hình ảnh cộng đồng người Việt thành cực đoan, quá khích. Có phải là để dọn đường cho sự xuất hiện của một lực lượng thân cộng mà chính Tony Nguyễn đang lãnh đạo qua Viet Unity?
Ai đứng sau Tony Nguyễn?
Phim Terror in Little Sai Gon chiếu trên hệ thống PBS toàn quốc vào lúc 10 giờ đêm (giờ phía Đông) ngày 3/11, tức 10 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4 tháng 11.
Nhưng tại Việt Nam, tờ Thanh Niên Online (tờ báo của Hội Liên Hiệp Thanh Niên CSVN) đã không chỉ đăng tin mà còn kèm theo một số nội dung, hình ảnh trong phim phóng sự này vào lúc 6 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4/11, tức 4 tiếng đồng hồ trước khi PBS chiếu chính thức.
Không những thế, ngay ngày 4/11 Thanh Niên Online còn cho biết là ProPublica, nơi A.C. Thompson làm việc, đã gửi E Mail yêu cầu Thanh Niên giúp loan tải thông điệp kêu gọi nhân chứng cung cấp thông tin các vụ ám sát nhà báo gốc Việt do nhóm K-9 thực hiện.
Thanh Niên Online đã đăng đường dẫn Youtube mà Thompson của ProPublica đã kêu gọi: “’Hãy giúp chúng tôi điều tra những vụ ám sát 5 nhà báo Mỹ gốc Việt’, và tìm câu trả lời cho nghi vấn: ‘Tại sao giới hữu trách Mỹ không giải quyết được việc này’.
Ai đã đưa phim và những kêu gọi giúp điều tra cho Thanh Niên Online?
Chắc chắn A.C. Thompson không thể làm được điều này. Người làm việc này không ai khác hơn là Tony Nguyễn. Nói cách khác, chính Tony Nguyễn là người đã dàn đựng để cho giới truyền thông CSVN nhập cuộc rất sớm, khai thác những tiêu cực quanh “Terror in Little Saigon” hầu tấn công chúng ta.
Chính Tony Nguyễn đã cho báo LA Times biết cuốn phim “Enforcing the Silence” đã nhận nguồn tài trợ từ Việt Nam (Nguyen said the film has received strong financial backing from people all over the U.S., Canada and Vietnam).
Sự kiện CSVN bỏ tiền mua ảnh hưởng ở Hoa Kỳ xuyên qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 8/2015 của Nguyễn Phú Trọng [qua bài viết “How Hanoi buys influence in Washington, D.C” của tác giả Greg Rushford – ngày 4-8-2015] cho thấy là càng lúc CSVN càng muốn lũng đoạn truyền thông Mỹ, để qua đó tác động những tiêu cực lên cộng đồng.
*
Terror in Little Sai Gon không đơn thuần là phim phóng sự điều tra mà là phim dựa vào 5 án mạng chưa tìm ra hung thủ để tiếp tục bôi nhọ Mặt Trận, cộng đồng người Việt, và chính nghĩa đấu tranh của dân tộc.     
Ngọc Lan




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Money Talks: Có Tiền Là Được Việc!

 
Money Talks: Có Tiền Là Được Việc!
. Đinh Tấn Lực
Báo Thanh Niên Online vừa lập một kỷ lụcc Guinness mới tinh: đăng liên tiếp hai bài báo đi trước cả sóng truyền thông của Mỹ.

Bài 1: “Bí ẩn khủng bố ở Little Saigon”, lên mạng lúc 06:00 ngày 04/11/2015.
Cả hai bài này tường thuật & bình luận đoạn phim phóng sự dài 60 phút “Terror in Little Saigon”, do  Frontline và ProPublica thực hiện, phát sóng trên đài tư nhân PBS của Mỹ, vào lúc 10:00 ngày 4/11/2015 (giờ VN), được ghi rõ trong nội dung bài 1.

Điều đó có nghĩa là bài 1 đi trước sóng truyền thông của Mỹ những 4 tiếng đồng hồ. Và bài 2, tuyệt vời hơn nữa, TNO chỉ cần 18 phút đầu của đoạn phim là có thể kể vanh vách những chi tiết trong 42 phút còn lại của thiên phóng sự, cộng thêm những lời bình đặc thù hình sự.
Dường như có mùi khen khét đâu đây.

Gút 1: Tài thánh nào mà TNO có thể làm chuyện ảo thuật kỳ bí hơn cả David Copperfield như thế, nếu không có một đường dây ăn thông qua Tuyên giáo TW ở Ba Đình?
*
Tài năng hiếm có (và khó ngờ) của TNO không khỏi khiến cho người đọc liên tưởng đến một sự kiện khác vừa mới được phơi ra ánh sáng công luận gần đây…
Ngày 04/8/2015, nhà báo Greg Rushford người Mỹ chuyên viết phóng sự điều tra về chính trị trong mậu dịch quốc tế có bài đăng trên trang rushfordreport.com với tựa đề “How Hanoi Buys Influence in Washington, D.C.” (Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington thế nào).
Theo bài điểm báo của BBC, bài phân tích của Greg mô tả điều được cho là việc CSVN đã “âm thầm mua ảnh hưởng” nhằm thúc đẩy nghị trình ngoại giao của Hà Nội ở Washington và “chiến dịch vận động tinh vi” này dường như đã và đang có kết quả…
Cũng theo đó, an ninh CSVN còn ngang nhiên ngăn chận một khách mời gốc Việt, là nữ bác sĩ Nguyễn Thể Bình, không được vào phòng họp của CISI để nghe diễn văn của Nguyễn Phú Trọng, mặc dù bà là khách mời có thiệp.
Đọ lại với đoạn phóng sự nói trên, người ta biết rất rõ PBS sống nhờ tài trợ của khán thính giả và một số tổ chức cần tranh thủ dư luận. Frontline & ProPublica cũng là những tổ chức truyền thông tư nhân hoạt động bằng nhiều nguồn tài trợ không từ chính phủ Mỹ.
Gút 2: Vậy thì, có gì ngăn cản bộ sậu Ba Đình không khai thác các “ưu điểm” đó, bằng tiền thuế của dân Việt, để tấn công cộng đồng người Việt hải ngoại trên mặt trận truyền thông?
*
Không ai rõ mức độ tài trợ đó, nếu có, là bao nhiêu. Gì thì gì. Có là bao nhiêu thì cũng chỉ là số lẻ trong tổng số thuế nhà nước CSVN tận thu từ hầu bao dân Việt.
Điều có thể dễ dàng suy đoán là nó nhằm mục đích gì, nếu người ta chưa quên Nghị quyết 36 của BCT về công tác đối với người VN ở nước ngoài, do UV BCT Phan Diễn ký ngày 26/3/2004.
Trong đó, đáng quan tâm là Nhiệm vụ Chủ yếu số 6: “Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước”.
Tình hình đất nước mà Hà Nội muốn Việt kiều quán triệt, chính là sự “ổn định chính trị toàn quốc” và “êm ấm ngoại giao chòm xóm”!
Còn, chính sách của đảng và nhà nước mà Hà Nội muốn Việt kiều quán triệt rõ hơn nữa, chính là tận diệt các hoạt động đối kháng lẫn sự tiếp sức cho các hoạt động đối kháng trong nước.
Chỉ tiếc là trong suốt 11 năm qua, thực tế, với phần nào trợ giúp của các hệ du lịch, du học, lao động xuất khẩu, và đặc biệt là của Internet, đã cho thấy thành quả của Nghị quyết 36 này là một chuỗi thất bại trên mặt tuyên truyền trong Nhiệm Vụ Chủ Yếu số 6 vừa nói.
Kể cả “Duyên Dáng VN” cùng các nỗ lực trí trá ở nhiều mặt khác.
Kể cả đích nhắm bưng bít thông tin (cả hai chiều) bằng tường lửa và bằng ruồng bố, bắt bớ, nhưng vẫn không giấu được tình trạng ruỗng nát của chế độ và kiệt ngân của chính phủ.
Kể cả việc tập trung dồn sức ngăn chận khả năng tiếp sức của cộng đồng người Việt hải ngoại đối với tiến độ đấu tranh dân chủ hóa ngày càng mạnh mẽ trong nước.
Kể cả nhu cầu vẽ ra chân dung những kẻ thù gốc Việt đang phơi bày Sự Thật làm lung lay chế độ.
Một trong những “kẻ thù” góc cạnh hàng đầu và cần ưu tiên triệt tiêu đó là …Việt Tân, với hàng trăm (có khi lên đến hàng ngàn) bài báo trong luồng công kích vô căn cứ và vô chứng cứ xưa nay.

Có phải những vận động ngầm để thay đổi luồng báo đài quốc doanh (bất tín) bằng luồng b1o đài nước ngoài, là nhắm vào lòng tin chiến lược của quảng đại quần chúng VN, để phần nào vực dậy cái Nghị Quyết 36 đã chết lâm sàng kia mà chỉa mũi dùi vào một tổ chức có tiềm năng đối trọng?

Gút 3: Như thế, có phải cái lõi của vấn đề không nằm ở Frontline hay ProPublica, cũng không nằm ở PBS, mà chính thực là ở cái gốc CPV tức là đảng CSVN, dùng tiền thuế của dân để chiến đấu chống lại nhân dân?
*
Ngoài mục tiêu chủ yếu “giải uy” Việt Tân bằng những cáo buộc khủng bố vô chứng cứ, người xem phim không khỏi tự hỏi: Biết đâu Ba Đình còn những mục tiêu phụ khác, chẳng hạn như…
1.      Khuấy động để phân hóa cộng đồng người Việt hải ngoại, bằng một phóng sự “không bãi đáp” về những sự kiện xảy ra từ 35 năm trước mà các cơ quan công lực của Mỹ từ lâu đã đóng hồ sơ?
2.      Giảm thiểu mức độ tiếp sức dân chủ hóa VN từng diễn ra liên tục trong nhiều năm qua, đối với các nhóm/hội/phong trào trong nước?
3.      Hoặc, nhẹ nhất, là để lấy cớ nhũng nhiễu người trong nước là có “liên hệ” với Việt Tân?
Gút 4: Phản ứng vùng vẫy của chế độ trong nước phô bày tính “không xuể”, trước thành quả nong xích của nhân dân làm nhà nước suy yếu hẳn, và trước làn sóng đối kháng quy tụ rất nhều thành phần hiện nay… Phản ứng vùng vẫy đó, ngó chừng, đã “vượt biên” ra nước ngoài, dùng sở trường mua bán dưới gầm bàn, để gia cố Nghị quyết 36.
*
Câu hỏi cuối mà người xem phóng sự có thể nghĩ tới là: Đã vậy thì người Việt hải ngoại có thể làm gì? Và có khi trong đầu đã bật ra một số lời đáp:
Một là, không chỉ coi đoạn phóng sự cáo buộc cuội này như theo dõi cái cốt chuyện của một phim hình sự lá cải trên báo An Ninh Thủ Đô.
Hai là, tập trung quan sát và nghĩ sâu vào kỹ thuật phỏng vấn xoáy quanh/dí sát “cốt tìm điều mong muốn” của tác giả đoạn phóng sự và của cả kẻ đặt hàng.
Ba là, suy nghĩ độc lập để tự mình đi tìm các mấu chốt chứng cứ trong phim cho từng lời cáo buộc, xem thử những chứng cứ đó có không, nếu có, thì có đủ độ thuyết phục không?
Bốn là, theo dõi tiếp những bài báo “ăn theo” hoặc tưởng là “dậu đổ thì bìm leo” sẽ xuất hiện đó đây như nấm đợi mưa, và thử tìm những chứng cứ cụ thể trong số đó.
Năm là, vô hiệu hóa lần cuối cái Nghị quyết 36 chết tiệt kia bằng một số hành động thiết thực. Chẳng hạn như:  Điểm mặt và bạch hóa những tay “nằm vùng” trà trộn trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Sáu là, gửi quà về cho thân nhân ở VN (bán lấy tiền) thay vì gửi ngoại tệ về tiếp hơi cho chế độ (14 tỷ USD/năm, tức là tương đương với 90 lần số tiền 1 tỷ Mao tệ mà Tập Cận Bình vừa mới mua đứt dàn lãnh đạo Ba Đình khóa này và khóa kế).
Bảy là, ủng hộ phong trào bỏ ống nuôi heo giúp cho tiến trình dân chủ hóa VN mà các bạn trong nước đang nỗ lực tự lập tự cường, như một thách đố ngược lại đối với bọn đầu đảng ăn bám, ăn hại, ăn bẩn, “ăn không từ thứ gì” ở cạnh cái lăng xác khô kia.
Gút cuối: Hãy giúp cho đảng và nhà nước sớm ngưng mọi vùng vẫy vô vọng hiện nay.

09/11/2015 – Tròn 26 năm, ngày Cộng Hòa Dân Chủ Đức tuyên bố mở toang cửa khẩu tại Bức Tường Ô Nhục Bá Linh, cho dân Đông Đức chạy sang Tây Đức.
Blogger Đinh Tấn Lực
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Chuyện 35 năm về trước"Terror in Little Saigon,"


 Chuyện 35 năm về trước
"Terror in Little Saigon,"
Giao Chỉ, San Jose.
TIN TỨC (Ghi lại từ SOS). Ngày 3 tháng 11 tới đây, phim Terror in Little Saigon, Nỗi Kinh Hoàng ở Little Sàigòn sẽ được trình chiếu trên hệ thống truyền hình PBS trên toàn quốc Hoa Kỳ lúc 10 pm theo giờ Hoa Thịnh Đốn. Ở ngoài Hoa Kỳ có thể xem qua internet. Ngày Thứ Bảy 7 tháng 11, phim sẽ ra mắt tại Newseum, tức Bảo Tàng Viện Báo Chí ở thủ đô Hoa Kỳ, trong loạt sinh hoạt đánh dấu 40 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam. 

Theo thông cáo báo chí của nhà sản xuất, thì đây là một phóng sự điều tra mở lại một hồ sơ khủng bố nội địa đã không được giải quyết trong nhiều thập niên ngay trên đất Mỹ, trong lòng cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chủ đề của phim xoáy vào các vụ sát hại 5 nhà báo Mỹ gốc Việt và các hành vi hăm doạ và tấn công nhắm vào nhiều thành viên trong cộng đồng Việt tị nạn trong khoảng thời gian từ 1981đến 1990. Các hành vi này liên quan đến một tổ chức chính trị có hoạt động vũ trang ở vùng biên thuỳ Thái Lan-Lào trong khoảng thời gian ấy. Phim “Terror in Little Saigon” đo hai tổ chức nặng ký của ngành truyền thông Hoa Kỳ đồng thực hiện: Chương trình Frontline với 75 giải Emmy, 17 giải Peabody, và ProPublica với 2 giải Pulitzer, 1 giải MacArthur.
NGUYỄN ĐỨC. Một nhân vật đi về Việt Nam nhiều lần và chủ trương giới thiệu đất nước thanh bình đẹp đẽ. Ông khuyên người Việt nên xoá bỏ hận thù. Việc chống Cộng xưa rồi. Đối với tin tức kể trên ông phê phán như sau và phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn.
(Trích...) Ác lai, ác báo ! Gieo nhân nào, gặt quả đó !
Kiếp nầy chưa trả thì sẽ trả kiếp sau! Đời mình chưa trả thì đời con cháu cũng sẽ trả ! Giết người thì phải đền tội, khó thoát lưới trời lồng lộng !
Cũng may là MTKC tan rã sớm vì bất đồng nội bộ, nếu không nó sẽ phát triển trở thành đảng mai pha, như mặt trận phục Minh phản Thanh của Tàu, thì người Việt hải ngoại sẽ khổ và khốn đốn
Ngày nay Mỹ đã bắt tay liên kết làm đồng minh thân thiết với Việt Nam, nên không cần các đảng phái chống Cộng nữa. Các đảng phái trước kia được Mỹ hậu thuẩn làm áp lực để trả giá với CS, bây giờ nhiệm vụ coi như đã hoàn tất và sẽ bị giải thể một ngày rất gần đây. Nếu không thì sẽ mang họa vào thân!
Việt Tân, RFA, Dân Làm Báo...cũng cùng chung số phận, sẽ đổi chiều hướng chống cộng vì không còn nhận Phân dồi dào như trước nữa! (Hết trich)

GIAO CHỈ nhận định. 
Tôi hoàn toàn không đồng ý lập luận của ông Nguyễn Đức phê phán về Kháng Chiến Phục quốc của tướng Hoàng cơ Minh (Hoa Kỳ) Và đề tài này gián tiếp liên quan đến cả Võ đại Tôn (Úc Châu) và Trần Văn Bá (Âu Châu). Những điều tôi giãi bầy sau đây không phải chỉ trả lời riêng cho ông Nguyễn Đức. Tôi muốn giãi bầy chung cho công luận.
 Nhiều người không đủ tin tức và sự hiểu biết để bàn về vấn đề Kháng chiến. Đề tài võ trang Kháng chiến phục quốc trong giai đoạn 80 tuy không thành công, không thực tế và lãng mạn nhưng không thể nói là sai lầm khi đặt vào khung cảnh đấu tranh chính trị hiện nay. Trong những năm đấu di tản, rất nhiều chiến binh trẻ đã bỏ lại gia đình, vợ con. Quá khứ không còn, hiện tại trống rỗng và tương lai bất định. Nhiều người tìm đường trở về ngay từ trại tỵ nạn. Những người khác tạm cư tại Mỹ với bao nhiêu đau thương vì nước mất nhà tan, anh em sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì. Chẳng cần đảng đoàn nào ra lệnh. Bất cứ ai cũng có thể đơn phương hành động. Nhiều người khác tham gia các tổ chức. Họ đi làm lịch sử bằng con tim nhiệt huyết, không phải bằng khối óc lý luận.Trong lịch sử đấu tranh giữa chính và tà, giữa chính nghĩa và phi nghĩa không thể lấy thành bại luận anh hùng.
 Trong hoàn cảnh đó những hành động đáng tiếc quá độ của phe quốc gia trong tinh thần cách mạng so với tội ác cộng sản và tội ác chung của nhân loại thì chỉ là những chuyện hết sức giới hạn, Không đáng để các cơ quan truyền thông Mỹ phải cố gắng làm phim chiếu đầu tháng 11, 2015 tại các đài TV và tại Newseum, tức Bảo Tàng Viện Báo Chí ở thủ đô Hoa Kỳ. Họ gọi lả trong loạt sinh hoạt đánh dấu 40 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Media Mỹ, dù dựa theo lòng dân Mỹ, cũng đã tiếp tay vào việc giết chết đồng minh Nam Việt Nam. Sau đó với cuốn phim The Last Day in Viet Nam là một tác phẩm phản bội đồng minh trên phim ảnh. Ngày nay với Terror in Little Saigon, media Hoa Kỳ lại phản bội trên TV. Nhân loại đã trải qua gần một thế kỷ với thảm kịch cộng sản, tiếp theo hiện nay truyền hình và internet hành hạ con người bằng các hình ảnh tàn khốc của đám khủng bố quá khích Hồi giáo, Media Hoa Kỳ dùng chữ Terror in Little Saigon, tôi cho là một sự sỉ nhục cho ngôn ngữ. Cuốn phim chỉ là sự chắp vá tin tức xưa cũ với các nhận định mơ hồ áp đặt bản án trên dư luận để thể hiện thành kiến của tác giả. Sự gian dối ngay từ tựa cuốn phim cho đến các thời gian đều sai lầm trắng trợn. Câu chuyện gọi là "Kinh hoàng" xẩy ra 35 năm trước, lúc đó chưa hề có Little Sai Gon. Vụ hạ sát Dương Trọng Lâm tại San Francisco xẩy ra năm 1981, lúc đó phe kháng chiến chưa chính thức ra đời. Thời kỳ đó chưa có các buổi sinh hoạt đông đảo cựu quân nhân như hiện nay. Người làm phim đã gian dối quay cảnh thiết giáp binh VNCH họp mặt năm 2015 tại San Jose để làm nền cho chuyện xẩy thời kỳ 80. Hình ảnh cựu quân nhân VNCH với quân phục và vũ khí chào kính đã dễ dàng gây sự hiểu lầm cho khán giả tha hồ suy diễn. Phải chăng đây chính là hình ảnh Kinh Hoàng ở Sài Gòn Nhỏ mà cuốn phim muốn nói đến. Đối với tôi đây là một phim tài liệu vô giá trị, rất tiếc lại được truyền thông Mỹ phổ biến vào hoàn cảnh hiện nay. Trong các vụ án được dẫn chứng, chúng tôi biết nhiều tin tức về vụ án đầu tiên năm 1981 tại Bắc CA.

Trường hợp Dương Trọng Lâm.
 Lâm là con trai của trung tá Quân Vận Dương văn Lạng vốn là chiến hữu từ VN và qua bên này tôi vẫn còn liên lạc. Từ thời kỳ cuối 1979, Dương Trọng Lâm là sinh viên du học, công khai thân Cộng. Tính tình rất bướng bỉnh. Hoàn toàn ngược lại với người cha trung tá VNCH. Chúng tôi còn nhớ thời kỳ đó Liên Hỏi Người Việt quốc gia tổ chức biểu tình chống Cộng trên SF và chống báo Cái Đình Làng của Dương trọng Lâm. Nhiều buổi họp đối mặt tranh luận. Lâm hết sức bướng bỉnh thách đố. Tôi có nói với anh Dương văn Lạng là Lâm gây nhiều oán thù. Sau có tin Lâm bị giết. Lúc đó không biết nhóm nào hành động. Sự thực bên trong ra sao thì không ai rõ. Vào thời kỳ đó đám quân nhân trẻ nhiều người hăng hái. Chê bai mấy ông giả đấu lý không xong. Muốn thực sự giải quyết. Về tinh thần nói ra như vậy, những hành động thực sự thì chẳng biết là ai. FBI rồi CIA có tới văn phòng IRCC cũa chúng tôi hỏi thăm nhiều lần.Tôi có công khai nói với các sĩ quan điều tra như vậy. Nhưng thời đó trong vụ Dương Trọng Lâm không thấy nói gì liên quan gì đến Kháng Chiến. Khi Lâm bị chết gia đình đem chôn tại Nghĩa trang Việt Nam Los Gatos. Nghĩa trang này do hội Người Việt Cao Niên cùng với nhân viên của IRCC thành lập đầu tiên trên đất Mỹ. Tuy nhiên việc chọn đất thì các gia đình liên lạc thẳng với ban quản tri nghĩa trang. Khi chôn cất xong trong phạm vì gia đình thì một số các cụ lên tiếng phản đối. Yêu cần trục xuất. Riêng tôi không tán thành trục xuất. Nhưng sau gia đình tự động cải táng đi nơi khác.Anh Lạng nay cũng đã chết rồi. Người chiến hữu mà tôi rất thông cảm. Nếu anh còn sống, chắc hẳn anh không muốn Media Mỹ lại giết Lâm thêm một lần nữa.


 KHÁNG CHIẾN PHỤC QUỐC.
 Xin nói thêm về phong trào phục quốc thập niên 80. Trần Văn Bá trở về trên đất Cà Mâu với anh bạn Không quân Mai Văn Hạnh. Lãnh tụ sinh viên tại Pháp Trần Văn Bá bị cộng sản xứ bắn.Thiên hạ nói là Bá chơi dại. Võ Đại Tôn từ Úc châu bỏ vợ con trở về, bị bắt tại biên giới Lào. Trải qua trận đấu trí anh hùng trong cuộc họp báo tại Hà Nội, 10 năm sau trở về Uc, có người nói rằng sao bác không chết đi?. Hoàng cơ Minh, vị tướng lãnh VNCH duy nhất tiếp tục cuộc chiến, hai lần Đông tiến trở về, việc lớn không thành, tự sát trong rừng núi Hạ Lào. Sao nỡ lòng nào gọi ông là Kháng chiến phở bò. 

Ngày nay chàng truyền thông Mỹ góp nhặt chuyện 35 về trước gọi là Kinh hoàng ở Sài Gòn Nhỏ để ghi dấu 40 năm mất nước miền Nam. Tưởng là đi tìm công lý, lên án tinh thần phục quốc một thời đã qua, nhưng chỉ làm xấu cả cộng đồng. Phim này chỉ dành cho những người cộng sản cuối cùng trên thế giới tán thưởng. Cũng để ghi dấu 40 năm, tôi thắp hương tưởng niệm những người hoạt động kháng chiến.. Kẻ sống cũng như người chết. Đây là Nguyễn Thái Học của thế kỷ 21. Không thành công nhưng đã thành nhân. Đám phát ngôn bừa bãi, dường như không phải là người. Chúng chửi bới nhưng không phải bằng tiếng người. Chửi nữa đi em.
Tái bút: Ngụ ngôn Giao Chỉ.
Năm xưa có người bảo rằng: Ông bị chúng lừa rồi. Ông đáp rằng: Tôi mong mỗi ngày đếu có người đến lừa tôi về chuyện núi sông.
Năm nay có người đến nói: Ông có mù không mà thấy đổi khác hết rồi. Ông đáp rằng. Tôi già rồi, xin đành chịu cảnh mù lòa để giữ mãi tình yêu.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List