From:
Luyen Nguyen <
Sent: Friday, September 20, 2013 11:27 AM
Subject: Xin chuyển tiếp lên các diễn đàn
Sent: Friday, September 20, 2013 11:27 AM
Subject: Xin chuyển tiếp lên các diễn đàn
Kính
thưa Qúy Vị trên các Diễn Đàn,
Trân
trọng kính xin Quý Vị giúp cho việc tìm kiếm tác giả của DANH SÁCH QUÂN NHÂN
TUẪN TIẾT dưới đây.
* Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư
liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh
sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu
thế.
Tôi
kính xin vị SVSQ Khoá 3/73 bớt chút thời gian nêu rõ DANH TÁNH, ĐỊA CHỈ VÀ SỐ
PHÔN để xác nhận quyền và trách nhiệm tác gỉa danh sách này. Vì đại nghĩa
và công tâm, xin lên tiếng về tính xác thực của danh sách và xin cho phép tôi
được liên với chiến hữu trong tình Huynh đệ chi binh, nhằm bảo vệ ý nghĩa và
giá trị thiêng liêng của những anh linh các BINH SĨ đã tuẫn tiết.
Đây chính là giá trị và chính nghĩa cao cả của QLVNCH đã bị một nhóm người BẤT
LƯƠNG cố tình loại bỏ.
Rất
nóng long mong đợi hồi âm của tác giả. Kính xin quý vị trên các
diễn đàn chuyển tiếp dùm.
Chân thành cảm ơn Quý Vị
Nguyễn Hữu Luyện
Một quân nhân thuộc QLVNCH
DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH
ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG *
ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG *
.
1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II
30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Cầu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG, 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- …………………………….. và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Cầu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG, 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- …………………………….. và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
* Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư
liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh
sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu
thế.
45 Ý KIẾN PHẢN ĐỐI
Dự án Tưởng Niệm CHIẾN SĨ VNCH TUẪN
TIẾT
KHÔNG CÓ những Chiến Binh từ cấp Úy
trở xuống.
& BỔ TÚC DANH SÁCH CHIẾN BINH TUẪN
TIẾT
Ý KIẾN 1
KÍNH XIN ĐIỀU CHỈNH MỘT KHIẾM KHUYẾT
NGHIÊM TRỌNG
TRONG
DỰ ÁN ĐANG ĐƯỢC VẬN ĐỘNG
TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUÊ HƯƠNG,
TRONG KHOẢNG THỜI GIAN HƠN HAI TUẦN
LỄ NAY.
Nguyễn Hữu Luyện.
Kính thưa Quý Vị,
Người viết lời thỉnh cầu này là một quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam
Cộng Hoà.
Trước khi trình bày lời thỉnh cầu điều chỉnh sai lầm nghiêm trọng của Dự
Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng
Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975, người viết
xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ việc làm cao cả đầy ý nghiã của các vị trong Ban Tổ
Chức mà điển hình là cô Mộng Thu, Biệt Đoàn Trưởng Biệt Đoàn Văn Nghệ Lam Sơn
và các vị khác đã lên Đài Truyền Hình Quê Hương kêu gọi đồng bào tỵ nạn CS góp
30,000 USD để xây dựng Bức Tường Tưởng Niệm nói trên.
Mục đích của Bức Tường Tưởng Niệm là ghi lại tình thần
bất khuất, phong cách anh hùng và khí phách của QLVNCH (Quân Lực Việt Nam Cộng
Hoà) thông qua hình ảnh của những quân nhân đã tự sát khi nhận lệnh buông súng
đầu hàng vào ngày 30-4-1975.
Trong khoảng thời gian đó, Đài Phát Thanh Hà Nội, và
hai tờ báo chính của Đảng và Nhà Nước CS Bắc Việt là báo NHÂN DÂN và QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN đã không ngớt lời nguyền rủa những cá nhân và tập thể binh
sĩ QLVNCH đã tự sát sau khi Tổng Thống cuối cùng của VNCH là ông Dương
Văn Minh ra lệnh cho QLVNCH buông súng đầu hàng. (Những chứng cớ này
là có thật và có thể xin hoặc mua bản sao tại Hà Nội, nếu cần).
Trong sỐ các vị sỹ quan đang sống ở hải ngoại, vị nào đã từng một thời có vinh
hạnh được chỉ huy những BINH SĨ oai hùng đó?
Xin hỏi:
·TẠI SAO không có một binh sĩ nào tiêu biểu cho cấp BINH SĨ, đã tự sát,
hiện diện trên bức tường tưởng niệm đó?
·TẠI SAO không có một HẠ SĨ QUAN nào, tiêu biểu cho cấp Hạ Sĩ Quan, đã
tự sát, hiện diện trên bức tường tưởng niệm đó?
·TẠi SAO không có một SĨ QUAN CẤP ÚY nào, tiêu biểu cho sỹ quan cấp úy,
đã tự sát, hiện diện trên bức tường tưởng niệm đó?
Phải chăng Ban Tổ Chức cho rằng hành động tự sát của
cấp binh sĩ là không đáng để bận tâm và không đáng để hậu thế chiêm ngưỡng tinh
thần bất khuất cao cả của họ? Và họ không xứng đáng để đưa lên bức tường đó
cùng với các vị Tướng, Tá? Trong khi chính tầng lớp binh sĩ là
những người khi sống thì đổ mồ hôi và công sức lớn lao để làm nên lịch sử, khi chết
thì kiêu hùng để tạo tiếng thơm muôn thủa cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Không có thành phần binh sĩ thì QLVNCH có thể tồn tại
được không? Vậy thì tại sao lại loại bỏ những tâm hồn cao cả, những thành
phần cốt cán của Quân Lực ra ngoài dự án?
Sau Thế Chiến Thứ Hai, HARA KIRI đã làm cho dân tộc Nhật
Bản được thế giới ngưỡng mộ.
Dân tộc Việt Nam không có tập tục Hara Kiri nhưng
có những binh sĩ QLVNCH tự sát cá nhân và tự sát tập thể đã làm
động tâm giới báo chí của cộng sản vậy mà tại sao đã không làm động tâm được
những người trong Ban Tổ Chức xây dựng bức tường tưởng niệm?
Theo tôi, nếu QÚY VỊ MUỐN ĐỂ CHO DƯ LUẬN ĐƯƠNG THỜI CŨNG NHƯ HẬU THẾ BIẾT ĐẾN NHỮNG
UẤT HẬN VÀ KHÍ PHÁCH CỦA QLVNCH TRONG NGÀY 30-4-1975 THÌ BỨC TƯỜNG TƯỞNG NIỆM
ĐÓ PHẢI CÓ ĐỦ HÌNH ẢNH CỦA CÁC CẤP TRONG QUÂN ĐỘI NHƯ:
·Cấp Tướng
·Cấp Tá
·Cấp Úy (Có lưu giữ một số lý lịch và hình ảnh)
·Cấp Hạ Sĩ Quan (Có lưu giữ một số lý lịch và hình ảnh)
.Cấp Binh Sĩ (Có lưu giữ một số lý lịch và hình ảnh)
Đó mới chính là 1 bức tranh toàn cảnh, dù vô cùng đau
đớn, nhưng rất đáng tự hào của QLVNCH!
Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả các cấp đã tự
sát đều là những anh hùng bất khuất và phải được đánh giá như nhau. Chúng ta tưởng niệm tinh thần của những vị
anh hùng đó, nhất quyết chúng ta không phân biệt cấp bậc khi tưởng niệm những
anh linh đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Khi một binh nhì kê súng vào đầu mình để bóp cò, người
ấy chỉ có một nguyên nhân uất hận được bộc lộ qua khí phách của quân nhân QLVNCH. Do đó,
hành động tự sát của anh binh nhì nói lên cái khí phách tột đỉnh và tấm lòng
son sắt vô song: anh binh nhì khả kính đó đã tự chết theo cái chết của
QLVNCH. Đó là nguyên nhân để chúng ta phải tưởng niệm.
Kính xin Quý Vị hãy vì công tâm mà nói lên lời công đạo
để cho dự án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm này được đi vào quỹ đạo chân chính
của nó.
Kính bút
Một Quân Nhân thuộc QL VNCH.
Nguyễn Hữu Luyện.
26-8-2013.
From: Luyen Nguyen
Sent: Fri, Aug 30, 2013 12:00 am
Địa điểm nơi Bức Tường Tưởng Niệm dự định thực hiện sẽ xây trong khu đất của Việt Museum, bằng đá marble, cao
khoảng gần tới đầu người và rộng độ hơn 2 mét, nằm bên cạnh 2 cột cờ Mỹ và
VNCH.
Thành phố San Jose có 1 khu công viên lịch sử rất rộng mang tên
"Kelley Park", trong đó một phần của Kelley Park là History
Park.
Địa chỉ của History Park at Kelley Park là: 1650 Senter Road, thành phố
San Jose, CA 95112.
Công Đồng VN được cấp một miếng đất trong khu History Park, khu có nhiều
nhà dànhcho Cộng Đồng Sắc Tộc Thiểu Số sinh sống tại S.Jose, trong đó có Việt
Museum của CĐ` VN
The Viet Museum (Vietnamese: Viện Bảo Tàng Việt Nam) or Museum of the Boat People & the
Republic of Vietnam is a museum
focusing on the experience of Vietnamese Americans and their journey from Vietnam to
the United States. It
is located in Greenwalt House at History Park at
Kelley Park in San Jose, California, United
States, and was opened on August 25, 2007.photo[1]
The museum was created by the San Jose-based nonprofit organization IRCC
(Immigrant Resettlement & Cultural Center, Inc.), headed by Vũ Văn Lộc, a
former colonel in the Army of the Republic of Vietnam. Planning for the Museum
began in 1976, taking over 30 years to realize.
Ý KIẾN 2
Thưa Quý Vị,
Ý Nga xin kính chuyển đến Quý Vị lá thư dưới đây của anh NGUYỄN HỮU
LUYỆN, viết ngày 24-8 và sửa lại ngày 26-8-2013.
Nhận thấy đây là một tấm lòng dành cho TẤT CẢ những người LÍNH
VNCH rất đáng trân quý và trao đổi ý kiến với Ban Tổ Chức trong tinh thần
hòa nhã của người Việt còn tha thiết đến bổn phận bảo vệ Chính Nghĩa Quốc Gia,
để công trình TƯỞNG NIỆM NHỮNG CHIẾN SĨ TUẪN TIẾT SAU NGÀY 30-4-1975 thêm phần
giá trị, về mặt di sản tinh thần để lại cho hậu thế, hiểu rõ hơn lòng bất
khuất, can trường và khí tiết SỐNG VÌ DÂN, CHẾT VÌ NƯỚC của tập thể Chiến
Sĩ trong QL VNCH.
Riêng phần Ý Nga, xin được góp ý rằng: không riêng chỉ NHỮNG NGƯỜI LÍNH
đã tuẫn tiết mà kể cả bất cứ ai, trước và sau 30-4-1975 đã thà chọn cái chết
hơn là sống với Việt Cộng, cũng đều đáng được tưởng niệm trong công trình
đang thực hiện này.
Dù họ là LÍNH hay DÂN (chúng ta không thể quên vô số NGƯỜI DÂN là thân
nhân của Lính), nhưng khi họ đã chọn cái chết bằng cách:
*Tuẫn tiết trong và ngoài những nhà tù của Việt Cộng;
*Chết trong những mật khu để tiếp tục chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng
sản trên quê hương VN;
*Chết trên đường tìm tự do bằng cách vượt biển, vượt biên, vượt
rừng.v.v…
*Chết trong các trại tù từ Nam chí Bắc để giữ tròn khí tiết.
Quân không có dân thì như “cá thiếu nước”. Quân hy sinh và dân cũng đã
hy sinh không ít. Tất cả họ, trước thảm họa nhuộm đỏ cả một dân tộc kể từ ngày
30-4 đau thương ấy, đã góp phần rất lớn để tô thắm trang hùng sử Việt Nam cho
cả thế giới thấy rõ:
CHÚNG TÔI THÀ CHẾT CHỨ KHÔNG SỐNG VỚI CỘNG SẢN!
Kính chuyển
Ý Nga
Canada, 30-8-2013.
(Sửa lại 4-9-2013.)
SỐNG VÌ DÂN, CHẾT VÌ
NƯỚC!
Thành kính tưởng niệm:
-TẤT CẢ những CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA
đã tuẫn tiết sau ngày 30-4-1975.
-Anh linh TẤT CẢ những THÂN NHÂN CỦA LÍNH
đã cùng chọn sự hy sinh cao cả ấy.
Thà chọn chết hiển vinh hơn sống nhục,
Thật kiêu hùng khí phách những Tôi Trung
Sống vì dân cho đến phút sau cùng!
Chết vì nước, thơm lừng gương Tuẫn Tiết!
Những Ngọn Đuốc Hy Sinh hoài bất diệt
Sáng mọi miền trên đất Việt, khí thiêng
Quên tình riêng, đem tâm huyết lưu truyền
Lòng quyết liệt giương cao Cờ Chính
Nghĩa.
Binh Sĩ, Tướng, Hạ Sĩ Quan, Úy, Tá
Cấp bậc nào cũng cao cả như nhau!
Nuốt nghẹn ngào, nén lệ ứa, lòng đau,
Máu cùng đổ, tô hào hùng chính khí.
Thật sĩ khí, ngời oai nghi Chí Sĩ
Nợ nam nhi tận tụy dưới quân kỳ
Áo chiến y nhuộm thắm chí lừng uy
Đường lập chí: tô rạng ngời công lý!
Ý Nga, 29-8-2013.
Bài đọc thêm:
NHỮNG CON SỐ LỊCH SỬ TÙ NHÂN VNCH TRONG TÙ VIỆT CỘNG
Thursday, 05. 19. 2011
Canada, 30-8-2013.
Thưa quý Văn, Thi,
Nghệ Sĩ;
Tiếp theo lá thư đã phổ biến cách đây 2 ngày của Đại Úy Nguyễn Hữu
Luyện, hôm nay, tôi xin mạn phép trình bày thêm về ý nghĩa sự tưởng niệm của
chúng ta đối với những Chiến Sĩ VNCH đã tuẫn tiết khi miền Nam VN bị VC cưỡng
chiếm.
Hiện nay VC đang trà trộn và lũng đoạn hàng ngũ chúng ta ngày càng nhiều
và gây sự phân hóa trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ngày càng bi đát hơn. Nếu
có làm bất cứ việc gì để vinh danh CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA, kính xin những Ban Tổ Chức nên dành tất cả thành tâm
và thiện ý cho việc CHUNG được sáng tỏ, để những CHIẾN SĨ VÔ DANH đã và đang âm
thầm đóng góp công sức cho chuyện CHUNG ngày càng đông hơn thì LỰC của chúng
ta mới không bị phân tán ngày càng mỏng và càng yếu dần.
Thử hỏi, chống Cộng, mà với người còn sống thì lại xúm nhau chia 5, xẻ
7; tách ra thành những nhóm sinh hoạt RIÊNG vì: kỳ thị đảng phái, kỳ thị tôn
giáo, kỳ thị tổ chức, kỳ thị sinh quán: Nam, Bắc, Trung, kỳ thị phái tính: nam,
nữ; kỳ thị binh chủng trong quân đội.v.v... Rồi đến cả với những người Chiến Sĩ
VNCH đã tuẫn tiết mà vẫn còn bị loại ra khỏi lòng tưởng niệm của đồng bào vì sự
phân chia cấp bậc, (vì họ không phải là những vị Tướng hay Tá) thì đến bao giờ
Đại Cuộc mới có cơ hội dựng lại Cờ Tự Do cho Việt Nam?
Và những “Công Trình Tưởng Niệm” sẽ được dựng lên ở khắp nơi ấy
sẽ gói ghém được giá trị tinh thần gì cho hậu thế?
Binh Sĩ, Tướng, Hạ Sĩ Quan, Úy, Tá
Cấp bậc nào cũng cao cả như nhau!
Nuốt nghẹn ngào, nén lệ ứa, lòng đau,
Máu cùng đổ, tô hào hùng chính khí.
Nếu vinh danh những Anh Hùng Tuẫn Tiết, xin hãy cùng làm bằng lương tâm
của những người có đức tin, tin vào sự thiêng liêng của Hồn Thiêng Sông Núi đã
có từ TẤT CẢ những tấm lòng yêu nước cao cả của tiền nhân tạo nên, tin vào giá
trị tinh thần mà chúng ta muốn cháu con sau này sẽ nhìn vào đó để biết yêu
thương quê hương và dân tộc, như những vị anh hùng, trong những trang sử oanh
liệt của chúng ta.
TUẪN TIẾT.
Máu đổ ngày mất nước,
Máu đổ trên chiến trường
Bao Chiến Sĩ can trường
Nằm xuống cho quê hương
Đồng bào ai có thương
Lòng thành xin tưởng niệm!
Người Lính của miền Nam VN không cần phải như cán binh VC, bị xích chân
vào những khẩu đại pháo hay xe tăng mới hành động như những ‘con dê tế thần”
cho chủ nghĩa CS, mà họ đã hiên ngang tự nguyện kê súng vào đầu, tự nguyện bóp
cò bằng một trái tim bất tử trước kẻ thù, bằng một hào khí khiến cho kẻ thù
khiếp nhược đã phải run sợ. Nghĩa cử ấy đã để lại trong tâm tư thế hệ chúng tôi
lòng kính trọng vô biên.
Người nghệ sĩ không thể thấy việc sai lầm mà lặng yên tán thưởng, nhất
là sự sai lầm ấy QUÁ BẤT CÔNG đối với những Chiến Binh đã vĩnh viễn ra đi,
họ không còn cơ hội để gióng lên tiếng nói giùm cho biết bao nhiêu đồng đội vô
danh đã nằm xuống để bảo vệ mạng sống cho chúng ta.
Kính xin Quý Văn Thi Nghệ Sĩ nào cùng chia sẻ với nỗi niềm thao thức của
người lính Nguyễn Hữu Luyện, hãy cùng góp chung tiếng nói can đảm trên các
diễn đàn, để cho những anh linh CHIẾN SĨ VÔ DANH này được mỉm cười nơi Chín
Suối.
Riêng tôi, chưa bao giờ tôi tự cho phép mình quên đi TẤT CẢ những vị
thân nhân của Lính đã cùng chết theo chồng, con, cha, anh và những đồng
bào đã vượt chết tìm tự do trước và sau giai đoạn tang thương nhất của lịch sử
ấy. TẤT CẢ họ đều rất xứng đáng cho chúng ta và con cháu chúng ta tưởng
niệm với lòng thành kính.
Kính mời Quý Vị đọc phần cuối của email này, với những ý kiến đóng góp
của quý Văn Thi Nghệ Sĩ về: “Có nên quên tưởng niệm những Chiến Binh từ cấp
Úy trở xuống đã tuẫn tiết sau 30-4-1975 không?”
Quê hương cần bao bước,
Thì Âu Lạc gần nhau?
Đi thêm cần bao bước
Dân tôi mới hết sầu?
Kính bút.
Ý Nga.
(Sửa lại 4-9-2013.)
Ý KIẾN 3
From: nhan nguyen <Sent: Wednesday, September 4,
2013 4:33 PM
Subject: (CHÍNH NGHĨA): “NGƯỜI TÙ KIỆT XUẤT” NGUYỄN HỮU LUYỆN VÀ VỤ KIỆN "WILLIAM JOINER CENTER" ** LÃO MÓC
Subject: (CHÍNH NGHĨA): “NGƯỜI TÙ KIỆT XUẤT” NGUYỄN HỮU LUYỆN VÀ VỤ KIỆN "WILLIAM JOINER CENTER" ** LÃO MÓC
“NGƯỜI TÙ KIỆT XUẤT” NGUYỄN HỮU LUYỆN VÀ VỤ KIỆN
"WILLIAM JOINER CENTER"
LÃO MÓC
Dẫn nhập: Trong mấy tuần qua,
ông Nguyễn Hữu Luyện (NHL) đã đưa lên các diễn đàn điện tử “bản thỉnh cầu điều chỉnh là một khiếm khuyết quan
trọng trong công trình xây dựng tượng đài tại San José” do ông Vũ Văn Lộc (VVL) khởi xướng.
Theo một email của ông NHL mới đây thì coi như thỉnh
cầu này … VÔ VỌNG!
Trong bài “Từ kỳ đài tới tượng đài”, tôi đã trình bày việc
làm của ông VVL trong quá trình xây dựng kỳ đài… trên cát tại San José cách đây
hơn 20 năm.
Bài viết này xin trình bày việc làm của ông NHL, người
mà ký giả Lô Răng, tức cựu Trung Tá Phan Lạc Phúc đã xưng tụng là “người tù kiệt xuất” trong vụ kiện Trung Tâm William Joiner thuộc UMASS Boston cách đây
khoảng 10 năm.
Cựu Đại úy Biệt kích NHL là người trưởng toán đã đưa
toán Biệt kích Nhảy Bắc, chẳng may sa cơ rơi vào tay giặc. Ông đã bị giam cầm
27 năm trời. Khi được trả tự do, về đến nhà, ông thấy trên bàn thờ có di ảnh
của mình vì vợ con ông nghĩ rằng ông đã chết.
Được định cư tại Hoa Kỳ, ông đã ghi tên theo học chương
trình Cao Học tại UMASS Boston. Nhận thấy Trung Tâm William Joiner thuộc UMASS
Boston thuê mướn Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi là 2 viên chức cao cấp
trong guồng máy tuyên truyền của nhà nước CSVN để mô tả người Việt tỵ nạn là
một nghịch lý trong lịch sử văn học thế giới nên ông và 11 người khác đã dùng
tố quyền tập thể kiện WJC.
Dù không được thắng trọn vẹn vụ kiện; nhưng công trình
nghiên cứu về người Việt ở nước ngoài của WJC đã hoàn toàn thất bại, vì đã có
“hà tì” nên những nhà nghiên cứu không ai xử dụng tài liệu nghiên cứu này.
Bài viết này trình bày diễn tiến về những sự việc và
con người đã dẫn đến cái gọi là “công trình nghiên cứu về người Việt nuớc
ngoài” của Trung Tâm William Joiner và việc làm thiên kinh, địa nghĩa của người
tù kiệt xuất” NHL.
*
Vào năm 1993, tại phòng họp của quận hạt Santa Clara
tại số 70 West Hedding, có một buổi ra mắt sách cùng được tổ chức với một buổi
hội thảo về giao lưu văn hóa. Người ta mắt sách là nhà văn Nguyễn Bá Trạc với quyển sách có tựa là "Người Di Cư Nhức Đầu Vừa Phải".Người tổ chức buổi hội thảo giao lưu văn hóa là nhà
văn Giao Chỉ tức cựu Đại Tá QLVNCH Vũ Văn Lộc. Tham dự cuộc hội thảo về giao lưu văn
hóa gồm các ông: cố nhà báo Lê Đình Điểu (nhật báo Người Việt), nhà báo Thượng Văn tức Lâm Văn Sang - thay thế nhà thơ Hà Thượng Nhân, theo lời Ban tổ chức là bị bệnh bất ngờ), nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc, các nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Hoàng
Khởi Phong, Hoàng Liên (tức ông Nguyễn Văn Đãi, cựu Đại biểu Chính phủ Miền Trung, bị VC bắt đi vào
năm 1968?), Đào Khanh, Nguyễn Bá Trạc.
Cuộc hội thảo coi như không thành công vì các câu hỏi
được nhắm vào các tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Mộng Giác và Khánh Trường (ông nhà văn này không có mặt trong tham luận đoàn -
Ghi chú của người viết bài này). Cựu Trung tá Nhảy Dù Bùi Đức Lạc chất vấn nhà văn Nguyễn Mộng Giác về việc nhà văn này
đã viết về việc lính Nhảy Dù QLVNCH đã cắt lỗ tai cán binh Việt Cộng xỏ xâu đeo
trong truyện dài "Mùa Biển
Động". Một tham dự viên chất
vấn nhà văn Khánh Trườngvề chuyện ông nhà văn này đã viết trong một truyện ngắn
khi đưa quan tài của người bạn về cho gia đình và sau đó, nhân vật trong truyện
đã làm tình với em gái của người đã chết kế bên quan tài của người lính Nhảy Dù
QLVNCH đã hy sinh. Sau khi câu hỏi này được đặt ra, chủ tọa đoàn đã mời nhà văn
Khánh Trường lên trả lời nhưng nhà văn này đã lỉnh đi từ lúc nào. Câu hỏi có
dính líu đến buổi hội thảo về vấn đề giao lưu văn hóa là câu hỏi của nhà văn Diệu Tần khi nhà văn Đào Khanh (lúc đó còn đảm trách việc dịch tin cho tờ Thời
Báo ở San José) nêu lên ý kiến là người cầm bút ở hải ngoại "không nên
chống Cộng một cách quá đáng (sic!)". Nhà văn Diệu Tần đã gay gắt hỏi: "Vì sao 'người di cư thì nhức đầu vừa phải' mà
những nhà văn ở hải ngoại không nên chống Cộng một cách quá đáng."
Người viết bài này có đặt câu hỏi có phải ông Giao Chỉ
Vũ Văn Lộc là người tổ chức buổi hội thảo giao lưu văn hóa này thì ông ta xác
nhận do chính ông ta tổ chức, nhưng ông ta chống hợp lưu và giao lưu văn hóa
(sic!).
Tưởng cũng nên nhắc lại một chi tiết là cô Đoan Trang, lúc đó là xướng ngôn viên của đài phát thanh Quê Hương Việt Nam (không
phải đài phát thanh Quê Hương hiện nay), người phụ trách vai trò M.C. của buổi
hội thảo và ra mắt sách này, đã trở thành người tham dự và đưa tay xin phát
biểu để chất vấn ban tổ chức về cái gọi là giao lưu văn hóa và công kích nhà
văn Đào Khanh về quan niệm "chống Cộng vừa vừa" của nhà văn này.
*
Vào năm 1995, tại cuộc hội thảo "Bể Dâu Conference
Vietnam and America 1995" tại San Francisco, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã
là khách thuyết trình để đọc tham luận về vai trò văn học của hải ngoại. Nhà
văn Nguyễn Mộng Giác rất can đảm và thẳng thắn khi viết trong bài tham luận
những dòng sau đây:
"... Khi nhận lời mời của Đại học San Francisco đến tham dự cuộc
hội luận này, tôi biết rõ những gì bạn bè của tôi trong cộng đồng đang nghĩ và
sẽ làm. Cái chỗ tôi đang ngồi, những điều tôi sắp nói, nhiều nhà văn có uy tín
xứng đáng hơn tôi để ngồi ở đây. Nhưng không ai muốn tự đưa mình vào tình thế
khó khăn, không ai muốn bận tâm về những chuyện tranh luận thị phi, nên cuối
cùng tôi trở thành một người hết sức bất bình thường: không ai ủy nhiệm, cũng
không đại diện cho ai cả, tôi lấy tư cách cá nhân của một người cầm bút trình
bày một đôi điều về sinh hoạt văn chương của người Việt hải ngoại. Đúng hay
sai, cá nhân tôi chịu trách nhiệm cho quan niệm này: Thay vì tẩy chay, vắng mặt
trong các cuộc hội thảo về các vấn đề liên quan đến Mỹ và Việt Nam, người Việt
hải ngoại cần có mặt để trình bày quan điểm của mình."
Tưởng cũng nên biết, cuộc hội luận này gồm hai phần.
Phần thứ nhất, có tựa là "A Soldier Named Tony D." thực hiện bởi Nguyễn Quý Đức dựa vào truyện ngắn của nhà văn Việt Nam còn ở trong
nước là Lê Minh Khuê. Phần thứ hai là bình văn lấy từ cuốn tuyển tập
truyện ngắn "The Other Side of Heaven" (Phía Bên Kia Thiên Đường).
Tuyển tập này gồm 18 truyện ngắn (6 truyện ngắn nguyên bản Anh ngữ, 12 truyện
ngắn của các tác giả Việt Nam gồm 4 truyện ở trong nước là các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái và 8 truyện ngắn của nhà văn Việt Nam hải ngoại (Võ Phiến, Hoàng
Khởi Phong, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Andrew Lâm, Phan Huy Đuờng và Lai Thanh Hà). Cuộc hội thảo có "mục đích hàn gắn những vết thương xưa cũ, tiến
tới sự thông cảm để tăng cường các giao lưu về giáo dục và văn hóa giữa Mỹ và
Việt Nam."
Chuyện lạ đối với tôi lúc đó là nhà văn Nguyễn Mộng
Giác đã viết trong bài tham luận của ông ta những dòng như sau:
"... Cho nên theo tôi, vấn đề chính là những người có trách nhiệm
về chính sách văn hóa Việt Nam có thực sự muốn hàn gắn những vết thương xưa cũ
và hòa giải dân tộc hay không? Nếu còn cấm đoán không cho sách báo hải ngoại
phổ biến trong nước, hay ít nhất không tạo điều kiện cho những người cầm bút
tiếp cận với văn học hải ngoại, thì những lời tuyên bố như trên chỉ là những
lời tuyên truyền chính trị."
*
Tám năm sau, mọi chuyện đều đã khác. Theo tin báo chí
ở hải ngoại thì, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã được Đảng và Nhà Nước Việt Cộng
cho phép in và phát hành ở Việt Nam quyển truyện "Sông Côn Mùa Lũ" mà ông ta là tác giả. Cũng như nhà văn Nhật Tiến được phép xuất bản tập truyện "Quê Nhà, Quê Người" với người em là nhà văn Nhật Tuấn, tác giả truyện dài
"Đi Về Nơi Hoang Dã" đã được nhà văn Hoàng Khởi Phong, là người có tham dự
cuộc hội thảo "Bể Dâu" hết lời khen ngợi tại hải ngoại. Nhà văn Hoàng
Khởi Phong cũng là người đã viết bài khen ngợi tuyển tập "Phía Bên Kia Thiên Đường" (mà trong đó nhà văn này có đăng tải một truyện ngắn
được dịch ra Anh ngữ) là "những bông hoa nở muộn của tình người (sic!)."
Sau cuộc hội thảo Bể Dâu tại San Francisco, một biến
cố quan trọng đã xảy ra là Trung tâm William Joiner Center (WJC) thuộc trường
đại học Massachusetts Boston (từ nay viết tắt là UMASS Boston) đã thuê mướn hai
học giả ở trong nước là Hoàng Ngọc Hiến (đã chết) và Nguyễn Huệ Chi viết các luận văn tập chú vào chủ đề "Reconstructing
Identity and Place in the Vietnamese Diaspora." được WJC dịch ra Việt ngữ với nguyên văn như sau: "Tái Xây Dựng Diện Mạo và Quê Hương Người Việt Ở
Nước Ngoài."
Hoàng Ngọc Hiến nguyên là Giám đốc trường dạy viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội và Nguyễn Huệ Chi là chủ nhiệm Ban Nghiên cứu và Lý luận Văn
học của Viện Văn học Việt Nam.
Nhận thấy việc đem hai viên chức cao cấp trong guồng
máy tuyên truyền của nhà nước CSVN sang Mỹ để mô tả người Việt tỵ nạn là một
nghịch lý trong lịch sử văn học thế giới, nên ông Nguyễn Hữu Luyện, một sinh viên Cao Học của UMASS Boston đã cùng 11 người dùng tố quyền
tập thể (class action) để khởi tố WJC/UMASS Boston.
Để trả lời sự tố giác của ông Nguyễn Hữu Luyện, một
trong 12 nguyên đơn của vụ kiện WJC đối với hai cán bộ cộng sản Nguyễn Huệ Chi
và Hoàng Ngọc Hiến, Kevin Bowen của WJC nói rằng: "Hai giáo sư này đã được đón
tiếp nồng nhiệt và đã được cộng đồng người Việt mời đi nói chuyện tại Washington D.C., Texas và
California" và rằng "những cuộc thăm viếng ấy là những thành công lớn."
Thực ra đây chỉ là sự bịa đặt của Kevin Bowen và Nguyễn Bá Chung, vì không có cộng đồng nào mời hai ông này đến nói chuyện thì làm sao
có sự thành công to lớn?
Có điều hai "học giả" VC này, nhất là Hoàng
Ngọc Hiến đã được một số người ở hải ngoại chuẩn bị từ lâu.
Từ năm 1990, nhà phê bình văn học Thụy Khuê, một người sinh sống
tại miền Nam, du học tại Pháp từ trước năm 1975, đã tốt nghiệp và đã ở lại Pháp
đã "chuẩn bị" cho Hoàng Ngọc Hiến là "một nhà văn phản
kháng" như sau: "... Ở miền Bắc,
khi Việt Minh lên nắm chính quyền, sự bạo tàn của đảng Cộng sản đối với tư
tưởng đã tàn khốc hơn sự hy sinh xương máu con người, và hủy diệt nhiều thế hệ
tâm hồn, biến đất nước thành một ngục tù giam hãm tư tưởng. Phan Khôi, Trương
Tửu, Trần Dần, Phùng Quán, Hữu Loan, Hoàng Cầm... Rồi Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương đã nói nhiều, nói rõ,
đã vẽ lên nỗi oan khuất của một thế kỷ văn học mà nhà văn chỉ là công cụ cho
đảng." (1)
Hai tạp chí Văn Học (do Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi
Phong thay thế nhau trong vai trò chủ bút) và Hợp Lưu của Khánh Trường đã đánh
bóng rất kỹ cho hai cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi.
Tại San José, nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã trang
trọng giới thiệu Hoàng Ngọc Hiến là "một người khách thuộc chương trình
khách quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, là người viết bài đầu tiên trong đợt
gọi là văn chương phản kháng của thời kỳ Thống Nhất đất nước..."(với chữ
"Thống Nhất" do ông nhà văn Giao Chỉ viết hoa) khi đăng tải lại bài
viết "Ngọn gió thổi những chiếc lá bay qua đại dương" trên tờ Thời Báo ở San José, để ông cán bộ văn hóa VC
Hoàng Ngọc Hiến "kề vai, cọ vế" với các nhà văn ở hải ngoại.
Tạp chí Văn Học của Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi
Phong đã tạo diễn đàn để Nguyễn Huệ Chi lấy tên của các tác phẩm "phe ta"
làm ý diễn đạt quan điểm của mình như sau: "Trong khi một số nhà văn
lớp trước bớt nói đến ẩn ức chính trị, đi tìm cảm hứng trong lịch sử hoặc trong
những chiêm nghiệm thân thế, trầm mặc về đời người - những 'ngọn cỏ bồng', cánh
'bèo giạt', 'nụ cười tre trúc', 'ngọn hải đăng mù' - sau nửa thế kỷ vần vũ
không biết bao nhiêu 'lớp sóng phế hưng', 'mùa biển động', 'gió lửa', thì đông
đảo các nhà văn trẻ - mà số lượng nữ khá vượt trội - lại mãi mê ghi lại vô vàn
cảnh lý thú, nực cười của cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới, nhiều nhà
văn trẻ khác dồn năng lực tìm tòi cách viết mới, cách xếp đặc câu xếp đặc chữ
tân kỳ, cách ám dụ bằng biểu tượng cho văn chương thêm đa nghĩa, và cũng không
có ít nhà văn không chút thờ ơ trước luồng gió đổi mới từ trong nước, đang cố
gắng thoát ra khỏi những mặc cảm quá khứ, chủ động lên tiếng 'hợp lưu' để cùng
với dòng văn học Việt có trong có ngoài, trong sự cảm thông của những người cầm
bút."
Và, tại Bắc Califonia, Thượng Văn (tức ký giả Lâm Văn
Sang - đã từng là phóng viên của tuần báo "ốc Mỹ mượn hồn Việt" Viet
Mercury, hiện là Tổng thư ký tuần báo V-Times do Trần Đệ làm chủ nhiệm), một trong những người chủ trương tạp chí Nhân Văn (đã
đình bản từ lâu) đã tạo môi trường là đã phỏng vấn có những câu hỏi cò mồi để
Nguyễn Huệ Chi có dịp nhi nhô về chuyện WJC đã bị kiện ra tòa án Hoa Kỳ vì đã
mời ông ta và Hoàng Ngọc Hiến viết về người Việt tỵ nạn cộng sản. Cuộc phỏng
vấn vào tháng 9 năm 2001 có câu hỏi cò mồi như sau:
-Thượng Văn (Lâm Văn Sang) hỏi: Anh nghĩ gì về phản ứng của người Việt hải ngoại chống
đối sự có mặt của anh Hoàng Ngọc Hiến và anh trong chương trình của WJC?
-Nguyễn Huệ Chi đáp: Theo tôi đấy không phải là phản ứng của mọi người Việt mà chỉ là thiểu
số. Người đứng đầu là ông Nguyễn Hữu Luyện. Tôi không hiểu rõ động cơ đích thực
của ông Luyện trong việc phản đối này, nhưng nói rằng người trong nước không
hiểu gì về đời sống người Việt hải ngoại thì không thể viết được là không hợp
lý. Khi có một chương trình như thế cần phải có cái nhìn từ nhiều phía, trong
cũng như ngoài nước mới soi rọi được mẫu số chung. WJC muốn như thế nên đợt đầu
đã tuyển hai người Mỹ và hai chúng tôi. Đợt hai sắp tới nghe nói có 8 người:
một người ở Canada, một người ở Pháp và 6 người ở Mỹ. Thế là WJC tương đối công
bình chứ không phải có cái nhìn thiên vị. Thứ hai, theo tôi nghĩ, đâu cứ phải
cử người nào sang đây cũng có cái nhìn méo mó về người Việt bên này. Những
người đã nghe theo ông Nguyễn Hữu Luyện chống chúng tôi, tôi không muốn nghĩ
xấu về họ. Mỗi người có thể xuất phát từ những hoàn cảnh éo le nào đấy mà bày
tỏ thái độ, chẳng hạn trong gia đình có người vượt biên chẳng may đi không đến,
nỗi đau đó của họ tôi sao có thể thờ ơ. Khi ở xa nhìn nhau đôi khi ta tưởng có
thể đánh nhau được đây nhưng đến gần thì sao. Thấy mặt mũi anh này có khi cũng
có thể nói dăm ba câu. Nói dăm ba câu lại thấy có thể chơi nhau một tuần. Chơi
nhau một tuần hóa ra có thể chơi lâu. Tôi nghĩ chỗ đó là mẫu số chung của người
Việt. Chấp nhận sự khác nhau, trọng hòa hơn đồng, nét đặc sắc văn hóa Việt là ở
đó."
Hơn ai hết, chắc ông Lâm Văn Sang phải thấy đây là một
câu trả lời lố bịch của "học giả" ông Nguyễn Huệ Chi. Ông "học
giả" Nguyễn Huệ Chi có thể vì thiếu thông tin mà cho rằng: "đấy
không phải là phản ứng của mọi người Việt mà chỉ là thiểu số." Hơn ai hết, ông Lâm Văn Sang phải biết vụ kiện WJC
không phải chỉ có ông Nguyễn Hữu Luyện và 11 nguyên đơn đứng tên kiện mà là vụ
án của 3 triệu người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại. Bằng chứng là ông Nguyễn
Hữu Luyện được các cộng đồng tại Canada, Úc, Hoa Kỳ đông đảo lên tiếng ủng hộ
và đóng góp tiền bạc để ông Nguyễn Hữu Luyện và 11 nguyên đơn đi kiện WJC.
Trong trường hợp ông Lâm Văn Sang và những-người-cùng-đi-một-đường với ông Lâm
Văn Sang đồng ý với câu trả lời của ông "học giả" Nguyễn Huệ Chi vì
các ông không đứng chung với 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản thì chúng
tôi xin tôn trọng ý kiến của các ông. Chúng tôi xin không dám nói như nhà văn
Sơn Tùng là: "Sự thật hai ông
Nguyễn Huệ Chi và Hoàng Ngọc Hiến đã đến Mỹ trong âm thầm và cũng đã trở về Việt
Nam trong âm thầm. Không có cộng đồng người Việt ở hải ngoại mời họ đến nói
chuyện thì làm sao có sự thành công lớn? Họ có đi Hoa Thịnh Đốn, Texas và
California thật, nhưng cũng đã đi trong âm thầm dưới sự che giấu của vài người
quen hay những tổ chức thân cộng nằm vùng để cho biết đó biết đây, thu nhặt ít
đồ kỷ niệm hay quà cáp của tư bản, đem về khoác lác với bà con, bạn bè và viết
vài bài báo bịa đặt - như Bowen đã bịa đặt."
*
Tám người được tuyển
chọn cho chương trình của WJC niên khóa 2001-2002 gồm có:
1. Karin Aigular-San Juan, Giáo sư ngành bắc Mỹ Đại
học Macalester.
2. Đặng Tiến, Giáo sư Văn học Cổ
điển Việt Nam, đại học Paris VII.
3. Đỗ Quyên, nhà phê bình văn học.
4. Nguyễn Hữu Liêm, Giáo sư Triết học Đại học
San Jose City College.
5. Nguyễn Thị Thanh, Giaó sư Giáo dục, University of
Massachusetts.
6. Nguyễn Văn Trung, Giáo sư Triết, Cựu Khoa trưởng
Đại học Văn khoa Sàigòn.
7. Tạ Chí Đại Trường, Sử gia.
8. Trin Yarborough, Ký giả.
Mười lăm người được tuyển chọn cho "Chương trình
Rockefeller Nghiên Cứu Về Người Việt ở Nước Ngoài" cho niên khóa 2002-2003
gồm có:
1. Mariam Beevi, sinh viên Tiến sĩ ngành Văn chương Tỷ
giảo, University of California Irvine.
2. Sergei Balgov, Nhà Nghiên cứu và Chuyên gia về đạo
Cao Đài và Hòa Hảo.
3. Bùi Thị Lan Hương, Nhà văn, nhà báo.
4. Đỗ Minh Tuấn, Đạo diễn, Nhà văn, Nhà báo, Họa sỹ,
và Kịch gia.
5. Maureen Feeney, Sinh viên Tiến sĩ ngành Nhân chủng
học Văn hóa, University of Michigan, Ann Arbor.
6. Hoàng Khởi Phong, Nhà văn, Nhà báo, cựu
đại úy QLVNCH.
7. Nguyễn Ý Đức, bác sĩ Gia đình và Lão
khoa, sáng lập tổ chức Cộng đồng Việt Nam tại Baton Rouge và vùng phụ cận.
8. Nguyễn Mộng Giác, Chủ bút tạp chí Văn Học,
nhà văn.
9. Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), Nhà Kinh tế, nhà văn,
nhà thơ, kịch gia.
10. Nguyễn Vy Khanh, Nhà thư viện học, Nhà phê bình,
sáng lập viên và Tổng Thư ký Liên Hội Người Việt Tự Do hải Ngoại (1994-1997).
11. Phạm Xuân Nguyên, Nhà phê bình, Chuyên gia về Văn
học miền Nam trước 1975.
12. Phan Huy Đường, dịch giả, triết gia, phê
bình gia.
13. Meridel Rubenstein, Nhà Nghệ thuật, Nhiếp ảnh gia,
Giáo sư Thỉnh giảng tại Smith College.
14. Trần Văn Thủy, Nhà đạo diễn phim tài liệu
xã hội.
15. Indigo A. Williams, nhà hoạt động xã hội, Nghiên
cứu gia.
Trong danh sách đợt 2 của WJC, người ta thấy có 2
người chuyên viết những bài vở có lợi cho VC là Giáo sư Đặng Tiến ở Paris và luật
sư Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose.
Trong danh sách đợt 3 của WJC, người ta thấy có 3 nhà
văn đã có tác phẩm được in trong quyển "The Other Side of Heaven"
(Phía Bên Kia Thiên Đường) là quyển sách được đem ra bình văn với mục đích giao
lưu văn hóa trong cuộc hội thảo "Bể Dâu" tại San Francisco là các ông
Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Mộng Giác, Phan Huy Đường.
Theo tuyên bố của tên Việt gian Nguyễn Bá Chung thì
nhà văn Hoàng Khởi Phong sẽ viết về đề tài "Những Nhà Văn Gốc Quân Đội
Trong Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại," Nguyễn Mộng Giác với "Sơ Thảo Về Các Giai Đoạn Thành Hình và Phát
Triễn của Giòng Văn Xuôi ở Hải Ngoại Từ Năm 1975 đến 2000."
*
Cách đây 8 năm, khi nhà văn Nguyễn Mộng Giác chọn làm
người cầm bút "bất thường" - nói theo cách nói của ông ta - đi vào
bên trong cuộc hội thảo "Bể Dâu" do Vũ Đức Vượng, một du sinh trước
năm 1975 tổ chức, chúng tôi đã viết bài "Máu Nào Đã Đổ Xuống, Mực Nào Đã Viết Ra Trong
Cuộc 'Bể Dâu' này" để lên tiếng về việc làm này là đã tạo diễn đàn để Cộng sản Việt Nam giao lưu văn hóa một chiều trong
trận "vận động chiến" tấn công vào "mặt trận giao lưu văn hóa
một chiều" ở hải ngoại. Bài viết này đã được in trong tập tạp luận "Máu
Mực Bể Dâu" do Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do Hải Ngoại xuất bản vào năm 2002.
Tám năm sau, lời than
vãn của nhà văn Nguyễn Mộng Giác về việc nhà cầm quyền CSVN "cấm đoán không cho sách báo hải ngoại phổ biến
trong nước, hay ít nhất không tạo điều kiện cho những người cầm bút tiếp cận
với văn học hải ngoại, thì những lời tuyên bố như trên chỉ là những lời tuyên
truyền chính trị" đã không còn đúng với
ông ta nữa. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác và nhà văn Nhật Tiến đã được CSVN cho phép
in và phổ biến tác phẩm ở trong nước. Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi Phong lại
được tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, một du sinh trước năm 1975 móc nối để cùng Hoàng
Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi và WJC thực hiện âm mưu thâm độc là viết "tờ căn
cước đỏ" cho 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản.
Chuyện này không phải là chuyện lạ vì thời nào chẳng
có những kẻ bám đuôi theo kẻ mạnh để kiếm miếng đỉng chung, kiếm chút danh lợi
cuối đời. Nhưng thời nào cũng thế: nếu đã có "Tụng Tây Hồ phú" thì ắt có "Chiến Tụng Tây Hồ phú"; nếu đã có Tôn Thọ Tường vì tham miếng đỉnh chung, cam tâm cúi đầu theo giặc
Pháp, mượn hơi giặc Pháp hăm he những người yêu nước:
"Miệng cọp, hàm rồng đâu dễ chọc
Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay."
Thì ắt sẽ có Phan Văn Trị nói lời khẳng khái, quyết liệt:
"Chớ mượn hơi hùm rung nhát khỉ
Lòng ta sắt đá há lung lay!"
*
Ngày 23 tháng 5 năm 2003, truyền hình Việt Nam tại
Boston có tường trình vụ WJC họp với một số nhà văn Việt Nam và Mỹ tại trường
đại học Harvard.
Toàn bộ vấn đề nhà văn
Nguyễn Mộng Giác nêu lên bằng Việt ngữ được Nguyễn Bá Chung chuyển qua Anh ngữ
gồm hai điểm chính:
-Giới nhà văn trẻ du học trước năm 1975 tham dự phong trào phản chiến bị cộng đồng gọi là Việt
Cộng (sic!)
-Nguồn văn học hải ngoại hiện nay đang tập trung tại
Hoa Kỳ, nhưng trong tương lai, các nhà văn trẻ tại Đức vốn sẵn có nhiều quan
tâm đến tình hình trong nước và có nhiều hiểu biết về những vấn đề trong nước
hơn, sẽ giành ưu thế và chuyển trung tâm văn học Mỹ sang Âu Châu.
Xin không đề cập đến việc nhà văn Nguyễn Mộng Giác
tiên đoán "trung tâm văn học Mỹ sẽ chuyển sang Âu Châu" trong tương
lai, để, từ đó, "Ủy ban người Việt nước ngoài" của CSVN thiết lập
chiến lược tiêu diệt những hoạt động văn hóa của cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ
nạn cộng sản có hiệu quả hơn, vì đó là quyền tự do của nhà văn Nguyễn Mộng Giác
và những người đang-cùng-đi-một-đường với ông ta.
Trong bài viết này chúng tôi xin được đề cập đến việc
nhà văn Nguyễn Mộng Giác "gán tội" cho cộng đồng người Việt Quốc Gia
tỵ nạn cộng sản "đã gọi những nhà văn trẻ du học trước năm 1975 tham dự
phong trào phản chiến là Việt Cộng." Theo tôi, đây là một nhận định không
được chính xác, nếu không muốn nói là hàm hồ. Không có cộng đồng nào gọi "những
nhà văn trẻ du học trước năm 1975 tham dự phong trào phản chiến là Việt Cộng"
cả, mà chính những người này đã tự khắc lên trán mình mấy chữ "Việt
gian", "tay sai Việt Cộng" - cũng giống như cộng đồng người
Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản đã dùng những chữ "Việt gian", "tay sai Việt Cộng" để gọi những kẻ đã từng là sĩ quan phục vụ trong hàng
ngũ QLVNCH, đã sợ VC trả thù khi chúng chiếm được miền Nam nên đã phải "di
tản" từ tháng 4 năm 1975, nhưng khi được tên văn nô VC Trần Văn Thủy phỏng vấn và đăng lại trong quyển "Nếu Đi Hết Biển" lại tuyên bố là mình "trốn chạy tổ quốc".
Cũng như cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản đã gọi những tên nhà văn
đã tạo diễn dàn để VC có cơ hội tấn công vào mặt trận giao lưu văn hóa tại hải ngoại
là "bọn Việt gian", "bọn tay sai Việt Cộng!" Không cộng
đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản gọi những kẻ này là Việt Cộng. Việt
Cộng cũng không coi những kẻ này là đồng bọn mà chỉ coi là những kẻ tay sai!
Nguyễn Bá Chung, du học sinh trước năm 1975, kẻ đã chê
bai chế độ miền Nam đã tham nhũng, đã nhận tiền hối lộ để cấp giấy phép cho anh
ta đi du học trong lúc hàng trăm ngàn thanh niên khác cùng trang lứa với anh ta
đang phải hy sinh xương máu để bảo vệ chế độ miền Nam, kẻ đã làm bài thơ
"Nguyễn Bính" với hai câu:
"Nửa đời mới biết công danh hảo
Giày cỏ gươm cùn đến trắng tay"
để Hoàng Ngọc Hiến dùng
thủ thuật trích dẫn để diễn giải là "có thể hiểu với ý nghĩa thời sự là
tác giả mượn thân phận của nhà thơ giang hồ họ Nguyễn để cảm khái tâm trạng vỡ
mộng của mình và những chàng trai cùng thế hệ hiện đương long đong nơi đất
khách quê người." (3)
Với tư cách Giám đốc Chương trình Nghiên cứu về người
tỵ nạn cộng sản, Nguyễn Bá Chung đã làm bài thơ "Di tản" mô tả thế hệ
di tản như sau:
"Là mảnh vụn của sỏi đá
là giọt nước của ao tù
là tia nắng cuối cùng mong manh
là viên đạn lép
cuối lòng súng rỉ
là ngôn ngữ bất lực
của tháng ngày bất lực
là vết bầm cuối cùng
của cuộc nội thương
là vết rêu của sỏi đá
là hơi sương trên ao tù
là tia nắng cuối đời mong manh
là viên đạn lép
không bao giờ bắn nữa
là ngôn ngữ khởi đầu
khi tiếng bom chấm dứt
là những gì còn đọng lại
sau cơn động đất cuối mùa."
Thử hỏi với bài thơ bêu rếu những người di tản như
trên, với việc làm tiếp tay với WJC để viết "tờ căn cước đỏ" cho 3
triệu người Việt tỵ nạn, cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản tại hải
ngoại nếu không dùng mấy chữ "Việt gian", "tay sai Việt Cộng"
để gọi "ông du học sinh trước năm 1975" Nguyễn Bá Chung thì cộng đồng
người Việt Quốc Gia tỵ nạn phải gọi ông du học sinh này là gì?
Không cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản
nào gọi "du học sinh trước năm 1975" Vũ Đức Vượng là Việt Cộng. Là
Giám đốc Trung tâm Định Cư Đông Nam Á, Vượng đã bị Ban Giám đốc Trung tâm này
tống cổ ra khỏi Trung tâm vì những việc làm có lợi cho Việt Cộng như kêu gọi bỏ
cấm vận, tổ chức hội thảo "Bể Dâu", tổ chức Việt Expo, công khai bày
bán các báo chí của VC và những việc làm tác hại khác. Cộng đồng người Việt
Quốc Gia tỵ nạn cộng sản không gọi Vượng là Việt Cộng, cộng đồng đã dùng mấy
chữ "Việt gian", "tay sai Việt Cộng" để gọi ông này. Mới đây,
ông "Việt gian" này lại nỏ mồm ra chê bai báo chí Việt ngữ tại Bắc
California, cũng không ai gọi ông này là "Việt Cộng" - như ông nhà
văn Nguyễn Mộng Giác đã hồ đồ kết tội cộng đồng!
Những người có quan tâm đến văn học, đến việc làm của
các du học sinh trước năm 1975, đều biết Đặng Tiến, kẻ đã du học (?) tại Pháp,
đã đổ đạt và đã ở lại Pháp. Trong bút hiệu Nam Chi, Đặng Tiến đã viết
những bài phê bình văn học đăng trên tờ Đoàn Kết, tờ báo của "Việt kiều
yêu nước" tại Paris. Trong các bài viết về các nhà văn, nhà thơ hải ngoại,
Nam Chi không hề để lộ ra bất cứ một dấu vết nào chứng tỏ mình là cộng sản.
Biện minh lý do tại sao mình thích và chọn bình thơ Nguyễn Bá Trạc, Nam Chi cho
biết ông yêu cái "tia nắng an
lành... niềm vui mới"của nhà thơ này. Qua một
số bài viết khác, những người có theo dõi cũng được biết Nam Chi Đặng Tiến đã
nhiệt liệt khen ngợi bài thơ "Tôi đi trên những con đường rừng cũ" của "kháng chiến quân" Hoàng Phủ Ngọc Tường
là "kết hợp được ý chí chiến đấu với một niềm u hoài
khó tả"và khi đọc bài viết của Nam Chi viết về Tố Hữu với câu kết thúc bằng một lời "phảng phất ngọc lan chi vị":
"Đọc thơ Tố Hữu, càng đọc càng yêu" thì người ta mới thấy cái
thái độ xum xoe, bợ đỡ, "hôn đít bạo quyền" (kiss asser) của
Đặng Tiến cứ như là một đối tượng Đảng không bằng! (4)
Các ông nhà văn, nhà thơ, nhà báo "du học sinh
trước năm 1975" như các ông Nguyễn Bá Chung, Vũ Đức Vượng, Đặng Tiến v.v...được
những người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản gọi họ là "Việt gian", là
"tay sai Việt Cộng" bởi vì chính các ông này đã khắc lên trán mình
mấy chữ này, chứ không có cộng đồng người Việt nào gọi mấy ông này là
"Việt Cộng" cả. Đề nghị nhà văn Nguyễn Mộng Giác muốn xum xoe, bợ đỡ
những người này để được tiếp tay với họ để làm "Việt gian", làm "tay
sai Việt Cộng" thì cứ làm. Đừng tìm cách biện minh này nọ mà làm gì.
Cùng với Hoàng Khởi
Phong, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã được "Việt gian" Nguyễn Bá Chung
"trả công bội hậu" là đã được WJC tuyển chọn trong đợt 3 để tiếp tục ông việc viết lại
"tờ căn cước đỏ" cho cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản mà
hai cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi với sự tiếp tay của Kevin Bowen
và Nguyễn Bá Chung đã khởi đầu và đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của "những người không chịu vui niềm viui mới giữa
những tang thương và đau khổ của đất nước" (4), đã dẫn đến vụ kiện Trung tâm William Joiner ra
trước tòa án Hoa Kỳ.
Theo bản tin ngày 22 tháng 5 năm 2003 của ông Nguyễn
Hữu Luyện gửi cho cộng đồng thì phía bị cáo WJC đã xin hoãn phiên xử tới
ngày 16-12- 2003 để xin giải quyết ngoài tòa án và xin bồi thường 250.000 Mỹ kim và một lá
thư xin lỗi, nhưng ông Nguyễn Hữu
Luyện đã không đồng ý, vì theo ông Luyện, chúng ta cần một bản án để vô hiệu hóa chương trình nghiên cứu đầy tội ác của WJC nhằm bảo vệ
vị trí lịch sử của 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản.
Ngày 20-5-2006, ông
Nguyễn Hữu Luyện đã thông báo đến cộng đồng kết quả mới nhất của vụ kiện như
sau:
"Kính thưa quý vị,
Nhóm nguyên đơn xin kính báo, ngày 11 tháng 5 năm
2006, tòa Phúc Thẩm (Appeals Court) đã ra quyết định bác đơn chống phán quyết
về vụ kiện WJC/UMB của tòa superior. Trong vụ kiện này, ngoài cộng đồng người
Việt tại Hoa Kỳ, đồng bào ta tại nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Úc Châu và
Canada, đã tận tình yểm trợ vụ kiện cả về tài chánh lẫn tinh thần trong suốt sáu
năm qua để cuộc đấu tranh trong lãnh vực pháp lý giành thắng lợi cho tiếng nói
chân chính của các thế hệ tỵ nạn và hậu tỵ nạn (post refugee era) trong dòng sử
Hoa Kỳ và thế giới. Hôm nay chúng tôi rất buồn và cảm thấy có lỗi với cộng đồng
người Việt ở khắp nơi về thất bại này, tuy nhiên, đây chưa phải là thất bại
cuối cùng. Trên thế gian này, việc gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó. Nhóm
nguyên đơn không đưa ra bất cứ một nguyên nhân nào để quy sự thất bại này vào
đó.
Kính xin quý vị xem bản thông báo của Tổ Hợp Luật Sư
Baker Donelson, qua đó, quý vị sẽ rõ những việc tổ hợp luật sư sẽ làm để tiếp
tục cuộc đấu tranh này."
Sau đây là lá thư đề ngày 17-5-2006 của Luật sư Bradley S.Clanton, được ông Nguyễn Hữu Luyện đại diện nhóm nguyên đơn, chuyển ngữ như
sau:
"Với sự thất vọng cao độ, chúng tôi kính báo quý
vị việc tòa Phúc Thẩm (Appeals Court) của tiểu bang Massachusetts bác đơn của
chúng ta chống phán quyết về vụ kieện WJC/UBM của tòa Superior. Quyết định của
tòa phúc thẩm được ban hành ngày 11 tháng 5-2006. Theo tòa phúc thẩm thì nguyên
đơn không dẫn chứng được thành phần nạn nhân bị kỳ thị là thành phần được che
chở bởi luật của tiểu bang Massachusetts. Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với
quyết định của tòa Phúc Thẩm, do đó chúng tôi phải xin duyệt xét lại quyết định
đó.
Công việc đầu tiên của chúng tôi là xin tòa Phúc Thẩm cho "Tái Điều
Trần" về quyết định này. Đệ đơn xin như vậy là một việc phải làm trước khi
chuyển lên tòa tối cao của tiểu bang Massachusetts. Đơn xin đó phải đệ trình
trong vòng 14 ngày sau khi tòa phúc thẩm bác đơn xin của chúng ta, lúc đó chúng
ta mới được xin toà tối cao của tiểu bang Massachusetts xét lại quyết định của
tòa phúc thẩm.
Chúng tôi thấy rằng không thể nào đoán trước được một cách chính xác là
tòa án tối cao của tiểu bang Massachusetts sẽ xét lại quyết định đó như thế
nào. Tuy nhiên, xin hãy vững lòng tin rằng chúng tôi sẽ theo đuổi việc này với
tất cả nỗ lực của chúng tôi."
*
Chương trình nghiên cứu của WJC là một chương trình
nghiên cứu đầy tội ác nhằm viết lại "tờ căn cước đỏ" cho 3 triệu
người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản. Tiếc thay, có một số người Việt tỵ nạn
cộng sản mau quên quá khứ, vì chút danh lợi cuối đời đã tham dự chương trình
WJC để làm bình phong cho WJC thực hiện công trình tội ác do nhóm phản chiến
Hoa Kỳ (David Hunt và Kevin Bowen) và tay sai Việt Cộng như Nguyễn Bá Chung chủ trương thực
hiện.
Việc ông Nguyễn Hữu Luyện cùng 11 nguyên đơn đứng ra
kiện WJC là một việc làm thiên kinh, địa nghĩa đã được đồng bào khắp nơi nhiệt
tình hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất.
Dù không được thắng kiện trọn vẹn như ước muốn; nhưng
cũng đã vô hiệu hóa được mục đích thâm độc “viết lại căn cước đỏ” cho 3 triệu người Việt tỵ nạn
cộng sản tại hải ngoại vì công trình nghiên cứu đã bị “hà tì”, không được các
nhà nghiên cứu xử dụng.
LÃO MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot.com
Chú thích:
1. Thụy Khuê - "Văn học nghệ thuật trước tình thế
mới" tham luận đọc tại hội luận về Dân chủ đa nguyên do nhóm Thông Luận tổ
chức tại Paris ngày 27-10-1990)
2. Văn Học, số 184 năm 2001, trang 29, 30.
3. Tóm lược vụ án WJC Boston, Nguyễn Hữu Luyện.
4. "Từ Chế Lan Viên đến Nam Chi...", Trần
Ngọc Lũ, Tân Văn số Xuân Mậu Thìn.
Ý KIẾN 4
Sent: Wed, Aug 28, 2013 9:00 am
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Chi Y Nga
Xin chuyen toi chi mot du an tuong tu dang thuc hien o Florida.
Kinh.
VĐ
Ý KIẾN 5
2013/8/28
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2
vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Thưa chị Ý Nga cùng ACE,
Theo SG thì bức tường đó nên dành để tưởng niệm cho những anh hùng vị quốc vong thân vaò những ngaỳ cuối cùng của VNCH, đúng là như anh NHL viết, không nên chỉ có 7 vị tướng tá đó mà là nên có luôn tất cả anh hùng tử sĩ VNCH đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng với vận mệnh đất nưóc.
Còn đề nghị của chị Ý Nga thì cũng rất đáng hoan ngênh nhưng ngay tại vùng LSG này đã có tượng đài thuyền nhân (góc đường Bolsa & Hoover), nơi có hàng chục tấm bia đá đen khắc hàng ngàn tên những "Vị chết trên đường tìm tự do bằng cách vượt biển, vượt biên, vượt rừng.v.v… đã góp phần rất lớn để tô thắm trang hùng sử Việt Nam cho cả thế giới thấy rõ:
Theo SG thì bức tường đó nên dành để tưởng niệm cho những anh hùng vị quốc vong thân vaò những ngaỳ cuối cùng của VNCH, đúng là như anh NHL viết, không nên chỉ có 7 vị tướng tá đó mà là nên có luôn tất cả anh hùng tử sĩ VNCH đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng với vận mệnh đất nưóc.
Còn đề nghị của chị Ý Nga thì cũng rất đáng hoan ngênh nhưng ngay tại vùng LSG này đã có tượng đài thuyền nhân (góc đường Bolsa & Hoover), nơi có hàng chục tấm bia đá đen khắc hàng ngàn tên những "Vị chết trên đường tìm tự do bằng cách vượt biển, vượt biên, vượt rừng.v.v… đã góp phần rất lớn để tô thắm trang hùng sử Việt Nam cho cả thế giới thấy rõ:
“CHÚNG TÔI THÀ CHẾT CHỨ KHÔNG SỐNG VỚI CỘNG SẢN!”
Sent: Wed, Aug 28, 2013 3:09 pm
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Chào chị Ý Nga,
Vậy là chị ở Florida hay Calgary? Đọc những bài post của chị, SG rất tâm đầu vì gặp được người đồng cảm với mình.
Chúc chị nhiều sức khỏe & thân tâm luôn an lạc.
Vậy là chị ở Florida hay Calgary? Đọc những bài post của chị, SG rất tâm đầu vì gặp được người đồng cảm với mình.
Chúc chị nhiều sức khỏe & thân tâm luôn an lạc.
SG
SG rất ngưỡng mộ tinh thần quốc gia của
chị Ý Nga, rất mong khi nào có dịp ghé bến LSG này, C sẽ có dịp được mời
chị 1 ly café làm quen & tâm tình nhiều hơn nữa nha chị.
SG
Ý KIẾN 6
Sent: Wed, Aug 28, 2013 7:08 am
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Rất chính ý.
Xin hoan nghênh với cả tấm lòng
CH
Ý KIẾN 7
Từ VN:
Sent: Wed, Aug 28, 2013 6:53 pm
Subject: Về: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Subject: Về: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Hoan Ho va Hoan Toan ung ho!
Nen lam va viec lam nay day Y Nghia noi len TINH NGUOI va Dong
Loai.
Thinh Y Nguyen: chung ta nen lam va dang TRAN -TRONG.
Kinh./.
TVT
Ý KIẾN 8
c/ơ**
Date: Wed, 28 Aug 2013 13:31:44 -0500
Date: Wed, 28 Aug 2013 13:31:44 -0500
Thấy nhiều người hổ trợ rồi đó nghe!
NT
NT
Date: Fri, 30 Aug 2013 09:04:33 -0500
Tôi hổ trợ, nhưng tôi nghĩ là nên giới hạn hơn 1 chút, nên dành cho những người, và gia đình đã tự sát vì không muốn đầu hàng để sa vào tay giặc mà thôi. Điều đó mang 1 ý nghĩa hào hùng rất lớn và không mấy người làm được.
Giống như thuyền trưởng đã phải chết theo tàu lúc tàu chìm vậy. Còn, ông thuyền trưởng nào mà không chết theo tàu, để đến khi bị áp lực gì đó làm cảm thấy bất lực hoặc mang mặc cảm tội lỗi và tự tử sau đó, có thể để tránh những phiền não cho mình, thì không thể có ý nghĩa hào hùng như trên được.
Nói như thế, thì nhữngngười chết trong trại tù, hoặc chết trên đường vượt biên lại mang 1 ý nghĩa khác nữa, và dĩ nhiên số người này đông hơn nhiều lần.
Tôi hổ trợ, nhưng tôi nghĩ là nên giới hạn hơn 1 chút, nên dành cho những người, và gia đình đã tự sát vì không muốn đầu hàng để sa vào tay giặc mà thôi. Điều đó mang 1 ý nghĩa hào hùng rất lớn và không mấy người làm được.
Giống như thuyền trưởng đã phải chết theo tàu lúc tàu chìm vậy. Còn, ông thuyền trưởng nào mà không chết theo tàu, để đến khi bị áp lực gì đó làm cảm thấy bất lực hoặc mang mặc cảm tội lỗi và tự tử sau đó, có thể để tránh những phiền não cho mình, thì không thể có ý nghĩa hào hùng như trên được.
Nói như thế, thì nhữngngười chết trong trại tù, hoặc chết trên đường vượt biên lại mang 1 ý nghĩa khác nữa, và dĩ nhiên số người này đông hơn nhiều lần.
Anh Luyện, YN, cũng như những nghệ sĩ chọn hướng sáng tác đấu tranh đều cô đơn trong con đường này. Chúng ta không nên
nghĩ đó là cô đơn mà hãy nghĩ đó là sự chọn lựa của mình. Dĩ nhiên là chúng ta
có thể chọn con đường khác bớt cô đơn hơn chứ, nhưng chúng ta đã vui vì sự chọn
lựa này mà.
NT
Ý KIẾN 9
Sent: Fri, Aug 30, 2013 10:15 pm
Subject: [ChinhNghiaViet] Re: (CHÍNH NGHĨA): Fwd: Fw: [Daploisongnui] Fw: Fw: Bài viết củ a D/Uy NGUYỄN HỮU LUYỆN
Subject: [ChinhNghiaViet] Re: (CHÍNH NGHĨA): Fwd: Fw: [Daploisongnui] Fw: Fw: Bài viết củ a D/Uy NGUYỄN HỮU LUYỆN
KINH THUA QUY VI TREN NET,
TOI HOAN TOAN TAN THANH Y KIEN CUA ONG NGUYEN HUU LUYEN
VH
Ý KIẾN 10
Sent: Fri, Aug 30, 2013 6:32 pm
Subject: Re: Fwd: [tinhbanghuu] Ý Nga-SỐNG VÌ DÂN, CHẾT VÌ NƯỚC!- GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Subject: Re: Fwd: [tinhbanghuu] Ý Nga-SỐNG VÌ DÂN, CHẾT VÌ NƯỚC!- GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Cảm ơn chi Ý Nga
Em đã cho post bài này lên web site của TTYNHN và face book.
Hy vọng sẽ gặp nhiều sự ủng hộ của bà con.
Kính thư
Nguyễn Phước
Ý KIẾN 11
Sent: Sat, Aug 31, 2013 7:36 am
Subject: Ý Nga-SỐNG VÌ DÂN, CHẾT VÌ NƯỚC!- GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Subject: Ý Nga-SỐNG VÌ DÂN, CHẾT VÌ NƯỚC!- GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Thân chào thi sĩ Ý Nga cùng diễn đàn,
Tôi nghĩ không ai cố ý phân biệt cấp bậc của những quân nhân đã tự sát khi sức cùng lực tận, hết vũ khí ,hết lương thực, hết viện binh trong những ngày cuói cùng của cuộc chiến; cũng như đã tự sát sau khi nhận lịnh buông súng đầu hàng của đại tướng Minh. Có những binh sĩ dùng quả lựu đạn cuối cùng để đổi mạng với kẻ thù trên khắp bốn vùng chiến thuật.
Thế nhưng một quân nhân cấp bậc nhỏ ít người biết đến, thuờng là chết chung, chết hết cả tiểu đội, trung đội. Chết âm thầm, người ta không nhớ để vinh danh chứ đâu phải cố quên .
Trách vậy thì oan cho những đồng đội
sống sót đến bây giờ đêm đêm nhớ bạn mình mà rơi nước mắt.
Một sĩ quan , sĩ quan cao cấp , một tướng lãnh thì có hàng trăm ,hàng ngàn ,hàng chục ,hàng trăm ngàn binh sĩ và thuờng dân biết đến nên sau khi hy sinh ai cũng nhớ.
Một sĩ quan , sĩ quan cao cấp , một tướng lãnh thì có hàng trăm ,hàng ngàn ,hàng chục ,hàng trăm ngàn binh sĩ và thuờng dân biết đến nên sau khi hy sinh ai cũng nhớ.
Thế nầy nhé, ai biết những quân nhân,nói chung các cấp , đơn vị , địa
phương nào đã hy sinh ra sao thì gởi lên diễn đàn để chúng ta tổng hợp lại một
danh sách ,làm một quyển sổ vàng tưởng niệm chung và lưu lại.
Thân kính.
Thân kính.
TM
Ý KIẾN 12
Sent: Sun, Sep 1, 2013 12:42 am
Subject: [PhungSuXaHoi] Việt Sĩ góp ngu ý: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Subject: [PhungSuXaHoi] Việt Sĩ góp ngu ý: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Việt Sĩ góp ngu ý:
Xin phép tán đồng cao kiến của qúy vị chiến hữu niên trưởng, đại úy biệt
kích Nguyễn Hữu Luyện và đại tá LLĐB Trần Doãn Thường (Thomas Trần). Không
có "XƯƠNG MÁU" lính tráng sao có "LON LÁ" quan...to ? Nếu
là "LON LÁ " văn phòng...tròn vo nhự.. hòn BI VE, HÀNG HAI, HÀNG BA,
CHÈ HẺ, CHÈ HE.. thì lại càng nên TRI ÂN CHIẾN SĨ VÔ DANH ...thấp cổ bé
miệng đến muôn thưở, muôn đời .
VS
Ý KIẾN 13
From: đại tá LLĐB Trần Doãn Thường (Thomas Trần). Thomas D. Tran
Sent: Saturday, August 31, 2013 2:20 PM
Subject: Fwd: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Subject: Fwd: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Kính chuyển đọc, suy ngẫm và góp ý trước khi quá trễ.
Tại sao không vinh danh người lính VNCH qua danh xưng VÔ DANH? Như vậy
thật là công bằng, không kỳ thị?
Kính
TDT
Ý KIẾN 14
Date: 2013/8/31
Subject: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Kinh anh Nguyễn Hữu Luyện,
Subject: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Kinh anh Nguyễn Hữu Luyện,
Tôi đồng ý với Đề Nghị của anh 100%.
Vĩnh Liêm
Ý KIẾN 15
Sent: Sat, Aug 31, 2013 5:20 am
Subject: Fw: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Subject: Fw: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Anh Luyện ơi,
Tôi chuyen den các chiến hữu mà tôi có dịp quen biết.
Tôi thiển nghĩ tất cả có cùng chung một ý với anh...
LMQ.
Ý KIẾN 16
Anh Luyện thân, 100% đồng ý với anh.
Xin các bạn trong "Bcc" góp ý với anh Luyện và
nhà văn Giao chỉ trong địa chỉ trong "Cc":
Trân trọng,
ĐĐC.
Ý KIẾN 17
Sent: Saturday, August 31, 2013 9:36 PM
Subject: Re: Toan van ban DE NGHI trong mail text --
Subject: Re: Toan van ban DE NGHI trong mail text --
Kính anh Nguyễn Hữu Luyện,
Tôi còn nhớ, nếu không lầm, anh Phạm Bá Hoa có
một bài viết nói về một nữ anh hùng BPQ ở Gò Công (?) và nhiều bài viết khác
của anh PBH rất có giá trị về lịch sử hào hùng của QL/VNCH. Một cái chết oanh
liệt và hào hùng (trong âm thầm) của một HQ Thiếu Tá ở Căn Cứ HQ Đồng Tầm vào
giờ phút chót của 30/4/75 mà ít được ai nhắc tới. Và còn rất nhiều anh hùng,
liệt sĩ ở rải rác từ Nam ra Trung...
Điều tôi phân vân và quan tâm là làm sao
anh hay Đ/T Lộc sẽ chọn lọc trong số những vị anh hùng đó? Chọn ai,
bỏ ai? Xin anh cố gắng làm sao một cách công bằng và vô tư để tránh sự dèm pha
và đố kỵ của người Việt mình vốn có đầu óc ganh tị và hẹp hòi. Chỉ có bấy nhiêu
thôi mà cũng nhức đầu lắm đó!
Kính chúc anh được vạn sự như ý.
Vĩnh Liêm
Sent: Sunday, September 1, 2013 10:44 AM
Subject: Re: Toan van ban DE NGHI trong mail text --
Subject: Re: Toan van ban DE NGHI trong mail text --
Kính anh Luyện,
Cám ơn anh đã bày tỏ nỗi lòng và sự phẫn nộ về
vấn đề nầy. Anh đã suy nghĩ đúng và cần phải làm. Nếu anh không thuyết phục
được anh Lộc thì không còn ai nữa! Tuy nhiên, với áp lực (bằng email) của các anh
em cựu quân nhân (nhất là Đà Lạt & Thủ Đức) thì tôi nghĩ
rằng anh Lộc sẽ suy nghĩ lại.
Theo tôi, ngay cả Nghĩa Quân, Địa Phương Quân và
XDNT cũng đã có rất nhiều người tự sát trong ngày 30/4 và sau đó.
Vì số lính và HSQ chết (tự sát) nhiều hơn các vị
Tướng, nên tôi thiết nghĩ anh nên có hình tượng với tính cách tượng trưng mà
thôi, tức là không đề tên ai cả (cho cấp Úy trở xuống binh nhì). Như vậy
thì cũng có ý nghĩa rồi, và vong linh của các anh hùng tử sĩ (nói chung) sẽ mỉm
cười nơi suối vàng. (Các vị đó đã thành Thần rồi không chừng).
Kinh chúc anh luôn dồi dào sức khỏe và nghị lực.
TB: Riêng quý vị được tôi Cc, xin vui lòng tiếp
tay phổ biến, càng nhiều càng tốt. Cám ơn.
Email của Đ/T Vũ Văn Lộc: giaochi12@gmail.com
Vĩnh Liêm
Ý KIẾN 18
Sent: Sun, Sep 1, 2013 8:18 am
Subject: [PhungSuXaHoi] Fwd: Việt Sĩ góp ngu ý: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975,
Subject: [PhungSuXaHoi] Fwd: Việt Sĩ góp ngu ý: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975,
KHẨN kính chuyển đọc, góp ý trước khi quá trễ.
Theo thiển ý:
1/ Nếu chỉ vinh danh 5 vị Tướng, 2 vị Đại Tá tuẫn
tiết là có sự kỳ thị.
2/ Nếu chỉ vinh danh Quân nhân mà quên những
thành phần chiến đấu bán quân sự như Cảnh sát, Dân Phòng.... hoặc ngay cả những
thành phần dân sự, tất cả đều góp công, (không làm ơn như thường sai
lầm khi viết Tổ Quốc Ghi Ơn).
3/ Nếu ghi tên thì PHẢI GHI toàn thể danh sách
theo thứ tự ABC, Nếu đã ghi mà sau này muốn bổ túc tên vị tuẫn tiết thì tính
sao dây? Ghi vào một bản Phụ lục khác!?
4/ Thiển nghĩ Đài Tưởng Niêm không vinh danh cá
nhân mà nên có hình tượng nổi của các Đại Diện thành phần
Quân-Cảnh-Cán-Chính.., tất cả đều Vô Danh. Lý do là tất cả đều đã góp công bảo
vệ nước VNCH dù Không Thành Công nhưng đã Thành Nhân vì đã chu toàn Bổn Phận và
Trách Nhiệm.
Kính chuyển để góp ý. Ví có ý vinh danh mọi thành
phần có Công với nước VNCH nên bài này tôi chuyển rộng tói thân hữu của tôi để
góp ý.
Kính
TDT
Ý KIẾN 19
From: CSQG
Sent: Sun, Sep 1, 2013 1:39 am
Subject: [ChinhNghiaViet] Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Subject: [ChinhNghiaViet] Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Hoàn toàn đồng ý với Quý chiến hữu.
Chúng ta cần nhanh chóng chận đứng việc làm đầy tính
phân biệt cấp bậc của ông cựu Đại Tá Vũ-Văn-Lộc , người được
đồng hương tại San Jose phong tang danh hiệu là "Ngụy Quân Tử
Nhạc-Bất-Quần thời đại.
Ý KIẾN 20
From: HUEY NGUYEN
Sent: Monday, September 2, 2013 7:34 PM
Subject: FW: [Daploisongnui] Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường
Subject: FW: [Daploisongnui] Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường
Tôi, th/úy Nguyễn Minh Huệ , hội
QC/Houston, xin được trình bày quan điểm. Tôi đã tham gia hầu
hết các buổi lễ của người Việt Quốc Gia. Tôi nhận thấy, trong các buổi lễ tưởng
niệm hay truy điệu tại Houston điều thường nêu hình ảnh các vị tướng
tá đã tuẫn tiết và ...không ai thắc mắc hay phản đối và nếu có thêm một
hay vài vị đã anh dũng hy sinh trong giờ phút cuối cùng hay trong lao tù cộng
sản... cũng không ai thắc mắc hay phản đối.
Nay Niên Trưởng Vũ Văn Lộc có thiện ý xây dựng Bức Tường Tưởng
Niệm, với khả năng hạn hẹp của cá nhân, một hội đoàn hay một nhóm người
Quốc Gia có nhiệt tâm, chỉ xây được cho các vị tướng tá thôi; thì sao
chúng mình không ủng hộ, giúp đỡ, kêu gọi hay đóng góp để mở
rộng thêm danh tính của các anh linh. Tôi tin rằng, một khi chúng ta tham
gia ủng hộ hoặc đóng góp thì tiếng nói của chúng ta mạnh hơn với những ý kiến
và lời nói đầy tình anh em; tôi xin có một ví dụ,trên bức tường sẽ có tên các
tử sĩ theo thứ tự alphabet và cấp bậc để sau ( để tránh trùng tên).
Tôi không quen biết với Niên Trưởng (NT) Lộc, có nghe tiếng tốt lẩn
không tốt về ông, nhưng điều này không làm cho tôi bị đánh lệch khỏi
lý tưởng Quốc Gia.
Cộng sản đang gậm nhấm vào ngôn ngữ trên báo chí, đài phát
thanh, show truyền hình...và cuộc sống hàng ngày; trong lúc anh em chúng ta còn
bận tâm tận tình đập lẫn nhau.
Thử hỏi, nếu NT Lộc trong khả năng riêng chỉ xây tượng đài
với tên các vị tướng tá đã tuẫn tiết và mời lãnh sự VC đến tham dự lễ
khánh thành, thì anh em chúng ta có ai nghĩ rằng VC nó sẽ đến cúi đầu
hay không?
Nay tôi đồng thuận với NT Lộc trong khuôn khổ dự án hạn hẹp,
và củng tha thiết mong được đóng góp để tượng đài uy
nghi hơn với niềm ước ao đầy đủ tên tuổi các anh hùng Việt Nam Cộng Hòa đã
hy sinh.
Trân trọng
Ý KIẾN 21
Date: Sun, 1 Sep 2013 03:29:42 -0700Subject:
Re: [Daploisongnui] Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ
góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày
30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
PHÂN BIỆT CẤP BẬC LÀ (( HỐ SÂU CỦA ĐOÀN KẾT))
QC PHAN HỒNG SĨ
Ý KIẾN 22
QC PHAN HỒNG SĨ
Ý KIẾN 22
From: cam do
To: Luyen Nguyen
Sent: Monday, September 2, 2013 3:38 PM
Subject: FW: [vobiucchau] Fwd: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Subject: FW: [vobiucchau] Fwd: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Date: Mon, 2 Sep 2013 07:40:02 -0700
Subject: Re: [vobiucchau] Fwd: Toan van ban DE
NGHI trong mail
Tôi rất đồng ý với bài viết của Cựu quân nhân
QLVNCH Nguyễn Hữu Luyện.
QLVNCH không chỉ có cấp tướng, cấp tá mà còn có
cấp úy, cấp hạ sĩ quan và cấp binh sĩ.
Sau lệnh đầu hàng của TT Dương Văn Minh có rất
nhiều cuộc tự sát tập thể của hàng hạ sĩ quan và binh sĩ và đôi khi cả gia đình
của họ.
Đề nghị nên dựng Bia Chiến Sĩ Tuẩn Tiết toàn
QLVNCH thay vì chỉ có bia Tướng và Tá tuẩn tiết mà thôi.
Cựu Quân Nhân QLVNCH
Huỳnh Quang Tiên
Ý KIẾN 23
From: cam do
Sent: Sunday, September 1, 2013 7:26 AM
Subject: FW: [vobiucchau] Fwd: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Subject: FW: [vobiucchau] Fwd: Toan van ban DE NGHI trong mail text
Các bạn ơi, sao chưa thấy góp ý !
Cam
Date: Sun, 1 Sep 2013 11:06:49 +1000 Subject:
[vobiucchau] Fwd: Toan van ban DE NGHI trong mail text
DAY LA MOT VIEC RAT CHINH DANG ,DE NGHI TOAN HOI
VBQG UC CUNG LEN TIENG DE YEU CAU HOI VOBI QG. TOAN CAU CUNG HO TRO CHO LOI KEU
GOI . Toi Xin Thay mat HOI VBQG/VICTORIA de NGHI
LIEN HOI UC CHAU chuyen ve TONG HOI de GOP SUC YEM TRO CHINH DANG CHO LOI
DE NGHI NAY.
CSVSQ. K 14. NGUYEN KHIEM
Ý KIẾN 24
From: John Le
Sent: Mon, Sep 2, 2013 1:30 pm
Subject: (CHÃNH NGHĨA): Fw: (CHÍNH NGHĨA): Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Subject: (CHÃNH NGHĨA): Fw: (CHÍNH NGHĨA): Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Bac Tuan
Xin chuyen tiep Bac doc va pho bien Anh em o Sacremento. Toi
chi nguyen cau Qui vi tiep tuc nhung gi Toi da lam suot may chuc nam qua trong
am tham. Kinh nho Bac chuyen loi kinh tham cua Toi den Qui Thay Thien Duyen va
Thay Thien Nhon.
Kinh chuc Bac duoc nhieu An vui trong Anh sang Tu Bi cua Duc Nhu Lai sau
nhung nam Tu Day cua CS .
JL Ngu Hanh Son.
PS The Fall of South VN phan 3, se tiep tuc nay mai va xin goi Bac
va Qui Anh em
Ý KIẾN 25
Sent: Monday, September 2,
2013 8:28 AM
Subject: (CHÍNH NGHĨA): Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Subject: (CHÍNH NGHĨA): Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Yêu cầu Đại tá đào ngũ Vũ
văn Lộc trưng dẫn hợp đồng xây cất Tượng đài giữa ông với ca sĩ Hoàng mộng Thu
và giấy phép của thành phố San Jose cho xây vĩnh viễn hay tạm thời
?
Thưa qúy vị,
Là cựu tù nhân chính trị Việt Nam thầm lặng, âm thầm theo dõi sinh hoạt chính trị bịp bợm, treo đầu dê bán thịt chó, buôn thần bán thánh, buôn dân bán nước, đọc VIỆT tribune số 377 tháng July ngày 19, 2013 thấy Giao chỉ Vũ văn Lộc viết :" Thông điệp cho ngày mai....Một Tượng Đài Cho San Jose.........Đóng góp ý kiến về nội dung xin gửi về giaochỉ12@gmail.com . Chúng tôi sẽ chuyển đến người trách nhiệm.
Bức tường đặt tại công viên Kelly Park vì nằm trong khuôn viên San Jose Hitory có sự an toàn. Thêm vào đó nhân viên Việt Museum sẽ vừa bảo vệ và bảo toàn hàng ngày.
Tượng đài này dự trù sẽ hoàn tất trong năm 2013 và sẽ là tượng đài đầu tiên thực hiện trên đất công Hoa kỳ đồng thời ghi lại hình ảnh lẫm liệt của 7 vị anh hùng đại diện cho hàng ngàn quân dân chính VNCH đã hy sinh.",
Thưa qúy vị,
Là cựu tù nhân chính trị Việt Nam thầm lặng, âm thầm theo dõi sinh hoạt chính trị bịp bợm, treo đầu dê bán thịt chó, buôn thần bán thánh, buôn dân bán nước, đọc VIỆT tribune số 377 tháng July ngày 19, 2013 thấy Giao chỉ Vũ văn Lộc viết :" Thông điệp cho ngày mai....Một Tượng Đài Cho San Jose.........Đóng góp ý kiến về nội dung xin gửi về giaochỉ12@gmail.com . Chúng tôi sẽ chuyển đến người trách nhiệm.
Bức tường đặt tại công viên Kelly Park vì nằm trong khuôn viên San Jose Hitory có sự an toàn. Thêm vào đó nhân viên Việt Museum sẽ vừa bảo vệ và bảo toàn hàng ngày.
Tượng đài này dự trù sẽ hoàn tất trong năm 2013 và sẽ là tượng đài đầu tiên thực hiện trên đất công Hoa kỳ đồng thời ghi lại hình ảnh lẫm liệt của 7 vị anh hùng đại diện cho hàng ngàn quân dân chính VNCH đã hy sinh.",
nên chúng tôi yêu cầu Đại
tá đào ngũ Vũ văn Lộc trưng dẫn hợp đồng xây cất giữa ông với ca sĩ Hoàng mộng
Thu và giấy phép của thành phố San Jose.
Người ta nói nhất sự thất tín thì vạn sự chẳng tin :
1/ Dựng Lại Ngọn Cờ
Là cựu tù nân chính trị Việt Nam bị lưu đày trên quê hương từ miền Nam ra núi rừng miền Bắc, đau lòng nhìn thấy bọn VGCS mặc quần đùi bằng vải may cờ vàng ba sọc đỏ. Vừa mới tới Hoa kỳ, ngày 23/6/1991 chúng tôi được tin khánh thành kỳ đài trên đường Capital Expresway vui mừng tưởng rằng vĩnh viễn rủ nhau tham dự !
Mời qúy vị đọc đoạn văn của Giao chỉ viết :" Kỳ đài trên đường Capital tồn tại được 9 năm với 3462 ngày thì thành phố San Jose cho lệnh di chuyển dự án công viên văn hóa về điạ điểm mới. Ba cây cờ hãnh diện bắt buộc phải hạ xuống."
Qúy vị thấy việc hạ cờ là lỗi của thành phố hay của Đại tá đào ngũ Vũ văn Lộc ??!!
Sự thật mà tiến sĩ Nguyễn thiện Căn đưa ra là :" Kỳ đài Việt Nam chỉ có tính cách tạm thời với khế ước ra vao điạ điểm này chỉ có hiệu lực đến ngày 1/8/1996 là hạn chót."
Thưa qúy vị, khánh thành ngày 23/6/1991 mà hạn chót là 1/8/1996 là mấy năm vậy ?
Qúy vị thấy Đại tá đào ngũ lươn lẹo, bịp bợm chưa?
Chưa nói tới chuyện ông Nguyễn Mạnh chủ đài truyền hình VNTD tố cáo việc mua" lắc vàng" tặng nhau !
2/ Ngày 30/12/2011 Cơ quan IRCC, Inc-Dân Sinh Media-Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam cộng Hoà không chào Quốc kỳ VNCH và không hát Quốc ca !
Mời qúy vị đọc lá thư phản đối của nam , nữ quân nhân QLVNCH :Nguyễn văn Báu, TĐ12PB/SĐND, Nguyễn thu Nguyệt và chị Cương :
" Trước hết cho em lính nhỏ xíu này được xin lỗi trước đến các vị Tướng , Tá,qúy niên trưởng .qúy đại sư huynh,qúy anh em đồng đội, quý chiến hữu, qúy thân hữu.
Em viết các dòng chữ này lên đây có lẽ buổi tiệc tại nhà hàng Phú Lâm do cơ quan IRCC của cựu đại tá VNCH ông Vũ văn Lộc và ông Phạm phú Nam tổ chức ( 35 năm nhìn lại v..v. và v..v..) chưa chấm dứt. Tay em gõ chữ mà nước mắt cứ tuôn vì phẫn uất, thật là....đau lòng.
Chúng em quân phục chỉnh tề đến tham dự buổi tiệc và cũng để nghe hoặc nhìn thấy kết quả trong suốt 35 năm làm việc của cơ quan IRCC. Chúng em đành phải bỏ buổi tiệc ra về vào lúc 8 giờ tối vì chúng em là lính của các anh, của các niên trưởng, của các quan Tá, quan Tướng đến tham dự tiệc để nghe ban lệnh hành quân, đến để sẵn sàng để nghe qúy quan trên sai bảo, nhưng rất tiếc, chúng em không tìm thấy lá cờ quốc gia VNCH đặt để ở chỗ nào ??? Cũng chẳng có chào cờ VNCH trước khi bắt đầu buổi tiệc. Chúng em kháo với nhau mình mặc quân phục VNCH tới đây là lầm to rồi, còn không mau chạy về còn ở lại rủi bị phục kích là phải lãnh 8 ngày trọng cấm. Thật là..đau lòng !!!
Kính gửi đến qúy quan theo hệ thống quân giai hiểu và nhìn lại cho kỹ giúp chúng em."
Trong buổi tiệc ấy người ta thấy tt Bình vôi, Trần văn Chơn, Trần thanh Điền, Vũ văn Chiêm, Nguyễn mộng hùng,Nguyễn văn Tạo, chính Nguyên,....................đặc biệt có sự tham dự của linh mụcNguyễn văn Tịnh từ Đức quốc qua, linh mục hoan hô Cách Mạng 19/8/1945, Cách mạng mùa thu. Nhất là Bs Bùi duy Tâm , kẻ hô hào thay quốc ca bằng bài hát Việt Nam của Phạm Duy.
Như vậy không phải vô tình không chào cờ mà là sự sắp đặt cố ý tập họp những thành phần phản bội, phản quốc mở đầu thực hiện kế hoạch xoá bỏ quốc kỳVNCH,không hát quốc ca của nhóm Phạm duy,Bùi duy Tâm Đào văn Bình....
Người ta nói nhất sự thất tín thì vạn sự chẳng tin :
1/ Dựng Lại Ngọn Cờ
Là cựu tù nân chính trị Việt Nam bị lưu đày trên quê hương từ miền Nam ra núi rừng miền Bắc, đau lòng nhìn thấy bọn VGCS mặc quần đùi bằng vải may cờ vàng ba sọc đỏ. Vừa mới tới Hoa kỳ, ngày 23/6/1991 chúng tôi được tin khánh thành kỳ đài trên đường Capital Expresway vui mừng tưởng rằng vĩnh viễn rủ nhau tham dự !
Mời qúy vị đọc đoạn văn của Giao chỉ viết :" Kỳ đài trên đường Capital tồn tại được 9 năm với 3462 ngày thì thành phố San Jose cho lệnh di chuyển dự án công viên văn hóa về điạ điểm mới. Ba cây cờ hãnh diện bắt buộc phải hạ xuống."
Qúy vị thấy việc hạ cờ là lỗi của thành phố hay của Đại tá đào ngũ Vũ văn Lộc ??!!
Sự thật mà tiến sĩ Nguyễn thiện Căn đưa ra là :" Kỳ đài Việt Nam chỉ có tính cách tạm thời với khế ước ra vao điạ điểm này chỉ có hiệu lực đến ngày 1/8/1996 là hạn chót."
Thưa qúy vị, khánh thành ngày 23/6/1991 mà hạn chót là 1/8/1996 là mấy năm vậy ?
Qúy vị thấy Đại tá đào ngũ lươn lẹo, bịp bợm chưa?
Chưa nói tới chuyện ông Nguyễn Mạnh chủ đài truyền hình VNTD tố cáo việc mua" lắc vàng" tặng nhau !
2/ Ngày 30/12/2011 Cơ quan IRCC, Inc-Dân Sinh Media-Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam cộng Hoà không chào Quốc kỳ VNCH và không hát Quốc ca !
Mời qúy vị đọc lá thư phản đối của nam , nữ quân nhân QLVNCH :Nguyễn văn Báu, TĐ12PB/SĐND, Nguyễn thu Nguyệt và chị Cương :
" Trước hết cho em lính nhỏ xíu này được xin lỗi trước đến các vị Tướng , Tá,qúy niên trưởng .qúy đại sư huynh,qúy anh em đồng đội, quý chiến hữu, qúy thân hữu.
Em viết các dòng chữ này lên đây có lẽ buổi tiệc tại nhà hàng Phú Lâm do cơ quan IRCC của cựu đại tá VNCH ông Vũ văn Lộc và ông Phạm phú Nam tổ chức ( 35 năm nhìn lại v..v. và v..v..) chưa chấm dứt. Tay em gõ chữ mà nước mắt cứ tuôn vì phẫn uất, thật là....đau lòng.
Chúng em quân phục chỉnh tề đến tham dự buổi tiệc và cũng để nghe hoặc nhìn thấy kết quả trong suốt 35 năm làm việc của cơ quan IRCC. Chúng em đành phải bỏ buổi tiệc ra về vào lúc 8 giờ tối vì chúng em là lính của các anh, của các niên trưởng, của các quan Tá, quan Tướng đến tham dự tiệc để nghe ban lệnh hành quân, đến để sẵn sàng để nghe qúy quan trên sai bảo, nhưng rất tiếc, chúng em không tìm thấy lá cờ quốc gia VNCH đặt để ở chỗ nào ??? Cũng chẳng có chào cờ VNCH trước khi bắt đầu buổi tiệc. Chúng em kháo với nhau mình mặc quân phục VNCH tới đây là lầm to rồi, còn không mau chạy về còn ở lại rủi bị phục kích là phải lãnh 8 ngày trọng cấm. Thật là..đau lòng !!!
Kính gửi đến qúy quan theo hệ thống quân giai hiểu và nhìn lại cho kỹ giúp chúng em."
Trong buổi tiệc ấy người ta thấy tt Bình vôi, Trần văn Chơn, Trần thanh Điền, Vũ văn Chiêm, Nguyễn mộng hùng,Nguyễn văn Tạo, chính Nguyên,....................đặc biệt có sự tham dự của linh mụcNguyễn văn Tịnh từ Đức quốc qua, linh mục hoan hô Cách Mạng 19/8/1945, Cách mạng mùa thu. Nhất là Bs Bùi duy Tâm , kẻ hô hào thay quốc ca bằng bài hát Việt Nam của Phạm Duy.
Như vậy không phải vô tình không chào cờ mà là sự sắp đặt cố ý tập họp những thành phần phản bội, phản quốc mở đầu thực hiện kế hoạch xoá bỏ quốc kỳVNCH,không hát quốc ca của nhóm Phạm duy,Bùi duy Tâm Đào văn Bình....
Từ hành động lường gạt " Dựng lại ngọn cờ" cho đến tập họp
những kẻ phản bội, phản quốc không chào cò VNCH và đào ngũ thì Vũ văn lộc đâu
có xứng đáng thương tiếc , kính trọng những anh hùng vị quốc vong thân,
chẳng qua chỉ là dụng tâm kiếm sống và phá hoại tình đoàn kết quân dân !
Phú Lâm.
Ý KIẾN 26
From: Linh Nguyen
Sent: Sunday, September 1, 2013 4:02 PM
Subject: Re: [ChinhNghiaViet] Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Subject: Re: [ChinhNghiaViet] Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Việc đứng lên chống lại bọn Việt cộng xâm lăng từ bắc vào là của hầu hết
người dân mien Nam , nhưng người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là
người đứng đầu chiến tuyến ,từ hàng tướng lãnh đến anh binh nhì, nói về
nghĩa vụ thì ai cũng cầm sung chống giặc cộng ở khắp các chiến trường chỉ trừ
một it con ông cháu cha hay những tên đi bang hai đầu gối mới làm nhưng
công việc ở văn phòng chưa hề cầm lại khẩu sung sau khi hoàn tất mấy
tháng ở quân trường .
Người lính là người chịu nhiều gian khổ nhất trong cuộc chiến , nếu tính
sổ thì đến khoảng 75% hạ sĩ quan trở xuống ngã gục tại chiến trường , còn cấp tá đến tướng không là bao nhiêu.Trong những
ngày cuối cuộc chiến nhất là ngày 30-4-1975 biết bao nhiêu chiến sĩ từ
cấp úy trở xuống vẫn hiên ngang cầm sung chống lại quân thù chẳng một ai đào
ngủ, giờ phút chon khi hang tướng Dương văn Minh ra lệnh đầu hang họ vấn cố thủ
cho đến khi hết đạn và họ đã tự sát tập thể chứ không để sa vào tay giặc ,
trong khi đó có nhiều cấp tướng tá đã tìm đường cao chạy xa bay ra khỏi Việt
Nam để lánh nạn , hỏi thử ai Vinh ai nhục.
Vậy thì xây tượng đài chiến sĩ chúng ta nên tạc bức tượng người
chiến sĩ VNCH là đủ , vì bức tượng người chiến sĩ VNCH nó đã tượng trưng đầy đủ
ý nghĩa , vì có ai mới vào lính mà lên tướng tá đâu ngoại trừ có chế độ
cộng sản Bắc Triều tiên mới có thằng Kim youn U chưa có đi lính ngày nào mà
được ông truyên cha nối phong cho cấp đại tướng mà thôi.
Ông cha ta đã có câu :" Quan nhất thời, Dân vạn đại"
Đề nghi qúi vị nên góp ý kiến để ông đại tá văn phòng Giao chỉ suy
nghĩ lại về việc làm của Nhạc bất quần.
Ý KIẾN 27
From: Martha Nguyen-Le <Sent: Fri, Sep 6, 2013 12:28 pm
Subject: (CHÃNH NGHĨA): Re: (CHÍNH NGHĨA): Fw: (CHÍNH NGHĨA): Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Subject: (CHÃNH NGHĨA): Re: (CHÍNH NGHĨA): Fw: (CHÍNH NGHĨA): Ô. Vũ-Văn-Lộc và Dự Án Xây Dựng Bức Tường Việt Sĩ góp ngu ý: Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975 - Toan van ban DE NGHI trong mail text
Lai ten an cap Vu van
Loc nua.
Ten nay an cap tien xay xung cot co o
duong Capital
Nay lai nhan danh xay tuong dai de quay
pha dong huong ti nan viet cong
nua roi. Ten nay thuong ma ly nguoi linh
VNCH bang cach tac buc tuong
nguoi linh qui goi nan an. Ten nay lam gi
thi ke cha no. Dung dung danh nghia linh VNCH.
Ten nay ra duong gap tui la tui phun nuoc
mieng vo mat.
Ten rac ruoi.
Nguyet Nga
Ý KIẾN 28
From: An Nguyen <Sent: Fri, Sep 6, 2013 10:21 am
Subject: (CHÃNH NGHĨA): Re: (CHÍNH NGHĨA): Fwd: [tuoitreVN] Re: [ChinhNghiaViet] KHI ÔNG VŨ VĂN LỘC NỊNH XẰNG, NỔ SẢNG (BÀI 1) **LÃO MÓC
Subject: (CHÃNH NGHĨA): Re: (CHÍNH NGHĨA): Fwd: [tuoitreVN] Re: [ChinhNghiaViet] KHI ÔNG VŨ VĂN LỘC NỊNH XẰNG, NỔ SẢNG (BÀI 1) **LÃO MÓC
Tôi đã chê ông này từ
lâu rồi, nên ít khi viết về ông ta.
Ng.An/MN.
Ý KIẾN 29
From: Chinh Nghia <Sent: Mon, Sep 9, 2013 9:48 am
Subject: (CHÃNH NGHĨA): Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH
Subject: (CHÃNH NGHĨA): Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH
Kính quý vị!
Chúng tôi rất tôn trọng tiết tháo của những người tuẫn
tiết năm 1975 nhưng làm việc gì nên làm cho đứng đắn.
Tưởng niệm tháng tư năm nào cũng có bàn thờ của họ,
tôn vinh họ để xiển dương nhân cách, cho hậu thế soi gương khí tiết.
Tuẫn tiết là hành động
thể hiện có tiết tháo, liêm sỉ của một người bại tướng để bảo vệ danh dự, nhân
cách của chính họ mà thôi. Trần Bình Trọng, Đặng Dung cũng được người đời sau
tôn trọng là ở khí tiết chứ đâu có lập điện thờ.
Ưu ái quá lố làm mất đi
nghĩa lớn đối với những tử sĩ VNCH.
Bại tướng là tướng thua trận làm mất nước, tội nặng
hơn núi chứ công lao hãn mã gì đâu. Ngày xưa bại tướng là chém đầu. Việt Nam
Cộng Hòa có tướng Vũ văn Giai cũng bị tù vì rút quân khỏi Quảng Trị đó thôi.
Đài tưởng niệm để tri ơn những người lính đã hy sinh
không nên nêu tên tuổi ai cả vì số tử sĩ quá lớn.
Đề nghị đừng chơi trò ôm tiền bà con bá tánh rồi muốn
làm trò lố lăng gì thì làm.
Kim Âu
Sept 10 /2013
Ý KIẾN 30
From: long pham <Sent: Monday, September 9,
2013 12:42 AM
Subject: [ChinhNghiaViet] [CATBUI2011] Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH
Subject: [ChinhNghiaViet] [CATBUI2011] Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH
Kính thưa QUÝ VỊ tổ chức
xây dựng TƯỢNG ĐÀI tri ân những ANH HÙNG đã HY SINH BẢO VỆ VNCH.
Em là người chưa phải
nhập ngũ thì "MẤT NƯỚC". Em xin phản đối chỉ TẠC TƯỢNG GHI ƠN CÁC
ÔNG TƯỚNG,TÁ. Vậy xin hỏi: "Nhất Tướng công thành vạn cốt khô" VẠN
CỐT này AI khóc? hay chỉ vợ con họ khóc??
QUÝ VỊ muốn mai mốt còn có LÍNH theo mình thì xin quý vị đừng làm ẩu
kiểu đó. "Kẻ yêu nước không làm thế"
LVP
Ý KIẾN 31
From: Bao Ta <Sent: Sunday, September 8,
2013 7:05 PM
Subject: Re: [CATBUI2011] Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH
Subject: Re: [CATBUI2011] Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH
Tử sĩ VNCH không phải chỉ có 5 vi tướng ...biết bao nhiêu chiến sĩ vô
danh khác ...
Ý KIẾN 32
Von: Thuy HA
An: "Gesendet: 18:41 Montag,
9.September 2013
Betreff: Re: [VanChuongPN] WG: Tượng đài trăn trở
Betreff: Re: [VanChuongPN] WG: Tượng đài trăn trở
Cũng khó mà vinh
danh mỗi cấp bực một người. Nếu có một câu để vinh danh tất cả quân nhân các
cấp đã tuẫn tiết vì nước thì gia đình họ cũng bớt ngậm ngùi. Chứ một khi
người chiến sĩ đã tận trung báo nước thì họ không cần đến lưu danh. Chỉ có
người sống mới có bổn phận đối với họ mà thôi.
PThúy
Ý KIẾN 33
From: Truc Giang
To: VanChuongPN <Sent: Tue, Sep 10, 2013 7:15 am
Subject: Re: [VanChuongPN] WG: Tượng đài trăn trở
Subject: Re: [VanChuongPN] WG: Tượng đài trăn trở
Đồng ý với PThúy, bởi
vậy hình như ban xây dựng Tượng Đài họ vẫn còn đang trăn trở.
Lúa
9
Ý KIẾN 34
Sent: Wed, Aug 28, 2013 12:22 am
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Kính gửi anh Luyện và thi sĩ Ý Nga,
Cá nhân tôi rất đồng ý với ý kiến của hai vị. Nếu chỉ nêu tên những vị Tướng Lãnh và Sĩ Quan cấp Tá trên bức tường TƯỞNG NIỆM thì quả là một sự thiếu xót đáng tiếc.
Cá nhân tôi rất đồng ý với ý kiến của hai vị. Nếu chỉ nêu tên những vị Tướng Lãnh và Sĩ Quan cấp Tá trên bức tường TƯỞNG NIỆM thì quả là một sự thiếu xót đáng tiếc.
Cá nhân chúng tôi, một người quân nhân trong QLVNCH với 12 năm lính và
10 năm tù, rất trân trọng quý vị trong Dự Án Xây Bức Tường Tưởng Niệm
nhưng chỉ xin quý vị cân nhắc cho kỹ trước khi quyết định.
Mỗi dịp Tháng Tư Đen, trong các buổi lễ tưởng niệm, tai tôi đã
nghe những lời phàn nàn :
"Thế còn SQ các cấp và các quân nhân khác tự sát trong thời gian
này không được tưởng niệm sao?"
Đó là những thắc mắc cần phải tiếp nhận.
Phải nói là cho đến giờ phút này không ai có thể liệt kê hết danh
sách những quân nhân VNCH thà chết không để rơi vào tay giặc. Nhiều lắm!
Kể cả các Sĩ Quan cấp Tá. Do đó xin liệt kê tên NĂM VỊ TƯỚNG LÃNH TỰ SÁT còn lại nên ghi rõ gồm cả các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và
binh sĩ và cả dân chúng đã tự sát, như vậy không làm tủi hổ vong linh
những vị anh hùng dân tộc vô danh khác.
Xin cám ơn quý vị.
Cám ơn sự lên tiếng của Niên Trưởng Nguyễn Hữu Luyện và Trưởng Ý Nga.
Xin cám ơn quý vị.
Cám ơn sự lên tiếng của Niên Trưởng Nguyễn Hữu Luyện và Trưởng Ý Nga.
…
Người lính VNCH
HM
Ý KIẾN 35
Sent: Wed, Aug 28, 2013
10:48 am
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2 vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
Tôi rất đồng ý với ông
Nguyễn Hữu Luyện, những người tự sát để chết theo mệnh nước ngày 30/4/75:
danh tánh và cấp bậc, giai tầng xã hội, cách chết khác nhau, nhưng tinh
thần, khí phách của hành động quả cảm đó đều giống nhau và chỉ là MỘT.
Khi nào ban tổ chức phát
động chiến dịch đóng góp tài chánh để thực hiện, tôi sẽ xin tham gia.
NĐ
Ý KIẾN 36
Sent: Wed, Aug 28, 2013 8:11 am
Subject: GÓP Ý VỀ: Dự Án Xây Dựng Bức Tường Tưởng Niệm 5 vi Tướng và 2
vị Đại Tá đã tự sát trong ngày 30-4-1975
"Riêng phần Ý Nga, xin được góp ý rằng: không
riêng chỉ NHỮNG NGƯỜI LÍNH đã tuẫn tiết mà kể cả bất cứ ai, sau 30-4-1975 đã
thà chọn cái chết hơn là sống với Việt Cộng, cũng đều đáng được tưởng niệm
trong công trình đang thực hiện này."
Ý Nga viết câu này rất đúng. PT hoàn toàn đồng ý.
Thân mến,
PT
Ý KIẾN 37
From: Michael
Do <Sent: Tue, Sep 10, 2013 1:15 pm
Subject: Re: 36 Ý KIẾN PHẢN ĐỐI Dự án Tưởng Niệm CHIẾN SĨ VNCH TUẪN TIẾT, KHÔNG CÓ những Chiến Binh từ cấp Úy trở xuống.
Subject: Re: 36 Ý KIẾN PHẢN ĐỐI Dự án Tưởng Niệm CHIẾN SĨ VNCH TUẪN TIẾT, KHÔNG CÓ những Chiến Binh từ cấp Úy trở xuống.
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến phản đối của ông Nguyễn Hữu Luyện.
QLVNCH không phải chỉ hình thành bới các vị Tướng. Trong chiến trận, anh
em BS/HSQ/SQ cấp thấp hy sinh gian khổ hơn, chết nhiều hơn. Trước và sau
30-4-75, có rất nhiều gương tuẩn tiết của các anh hùng cấp binh sĩ, HSQ, SQ cấp
nhỏ.
Ý KIẾN 38
From: TỔ QUỐC DANH DỰ TRÁCH NHIỆM <toquocdanhdutrachnhiemqlvnch@gmail.com>
To: yngacalgary <
Sent: Tue, Sep 10, 2013 5:01 pm
Subject: Fwd: Fw: Fwd: Fw: 36 Ý KIẾN PHẢN ĐỐI Dự án Tưởng Niệm CHIẾN SĨ VNCH TUẪN TIẾT, KHÔNG CÓ những Chiến Binh từ cấp Úy trở xuống.
To: yngacalgary <
Sent: Tue, Sep 10, 2013 5:01 pm
Subject: Fwd: Fw: Fwd: Fw: 36 Ý KIẾN PHẢN ĐỐI Dự án Tưởng Niệm CHIẾN SĨ VNCH TUẪN TIẾT, KHÔNG CÓ những Chiến Binh từ cấp Úy trở xuống.
CHÚNG TÔI ĐỒNG Ý..PHẢN ĐỐI..
VÌ KHÔNG CÓ XƯƠNG MÁU CỦA BINH LÍNH...THÌ LÀM SAO CÓ TƯỚNG
TÁ...? CÓ PHẢI ĐIỀU ĐÓ LÀ SỰ PHÂN BIỆT...?
AI CÓ CÔNG LAO, HY SINH..THÌ MỌI CẤP ĐỀU ĐƯỢC GHI CÔNG, TƯỞNG
THƯỞNG CÔNG BẰNG...!
VÌ CHÚNG TÔI LÀ NHỮNG NGƯỜI LÍNH QLVNCH ĐÃ Ở LẠI VÀ CHIẾN ĐẤU
CHO ĐẾN NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI
NGÀY 30/04/1975...VÀ ĐÃ CHỨNG KIẾN..TẬN MẮT...BAO NHIÊU HY SINH ANH
DŨNG CỦA CÁC BINH LÍNH QLVNCH...THÀ CHẾT...KHÔNG ĐẦU HÀNG...( KHI KHÔNG
CÒN AI LÀ (CẤP CHỈ HUY )....!
THÌ TẠI SAO BÂY GIỜ XÂY ĐÀI TƯỞNG NIỆM..KHÔNG CÓ DANH XƯNG
HAY TÊN TUỔI NHỮNG BINH LÍNH ANH DŨNG ĐÓ...!
MONG QUÝ VỊ CÓ NHỮNG PHÚT GIÂY THƯ THẢ...XEM LẠI...
CHÚC QUÝ VỊ LUÔN CÓ NHIỀU SỨC KHOẺ..
TRÂN TRỌNG
(TỔ QUỐC DANH DỰ TRÁCH NHIỆM QLVNCH)
----- Forwarded Message -----
Ý KIẾN 39
Ý KIẾN 39
From: Luyen
Nguyen <
Sent: Friday, September 20, 2013 11:27 AM
Subject: Xin chuyển tiếp lên các diễn đàn
Sent: Friday, September 20, 2013 11:27 AM
Subject: Xin chuyển tiếp lên các diễn đàn
Kính thưa Qúy Vị trên
các Diễn Đàn,
Trân trọng kính xin Quý
Vị giúp cho việc tìm kiếm tác giả của DANH SÁCH QUÂN NHÂN TUẪN TIẾT dưới đây.
* Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu
tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập
nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu
danh cho hậu thế.
Tôi kính xin vị SVSQ
Khoá 3/73 bớt chút thời gian nêu rõ DANH TÁNH, ĐỊA CHỈ VÀ SỐ PHÔN để xác nhận
quyền và trách nhiệm tác gỉa danh sách này. Vì đại nghĩa và công tâm, xin
lên tiếng về tính xác thực của danh sách và xin cho phép tôi được liên với
chiến hữu trong tình Huynh đệ chi binh, nhằm bảo vệ ý nghĩa và giá trị thiêng
liêng của những anh linh các BINH SĨ đã tuẫn tiết. Đây chính là giá
trị và chính nghĩa cao cả của QLVNCH đã bị một nhóm người BẤT LƯƠNG cố tình
loại bỏ.
Rất nóng long mong đợi
hồi âm của tác giả. Kính xin quý vị trên các diễn đàn
chuyển tiếp dùm.
Chân thành cảm ơn
Quý Vị
Nguyễn Hữu Luyện
Một quân nhân thuộc
QLVNCH
DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH
ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG *
ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG *
.
1- Thiếu Tướng Phạm Văn
Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Cầu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG, 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- …………………………….. và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Cầu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG, 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- …………………………….. và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
* Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu
tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập
nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu
danh cho hậu thế.
Ý KIẾN 40
From: Patrick Willay <Sent: Sat, Sep 21, 2013 3:22 pm
Subject: [ChinhNghiaViet] Thông báo của Điêu khắc Gia Phạm Thế Trung từ Canada.
Subject: [ChinhNghiaViet] Thông báo của Điêu khắc Gia Phạm Thế Trung từ Canada.
Kính Gửi:
Chủ nhiêm Báo Cali Today
RE: Điêu khắc gia Phạm
Thế Trung tác giả của Mô Hình Tượng Đài Năm Vị Tướng Tuẫn Tiết lên tiếng về bài
báo CaliToday đăng tải hôm nay ngày 21 tháng 9 năm 2013 với đề tài Title là
"Bức Tượng Ở San Jose Cũng Đang Nổi Sóng" có đăng mô hình do tôi sáng
tác với copyright (c) 2011 pham the Trung.
Bài báo CaliToday
online hôm nay đã đăng tải như trên dùng mô hình của tôi để làm đề tài:
"Bức Tượng Ở San Jose Cũng Đang Nổi Sóng" đã gây ra một sự ngộ nhận
vì tôi không hề cộng tác với Dự án của Ông Vũ văn Lộc (San Jose). Xin quí vị
ngưng ngay và phải đính chánh trước công luận.
Trân trọng.
ĐKG Phạm Thế Trung -
Canada
September 21, 2013.
Ý KIẾN 41
---------- Forwarded message ----------
From: Phach Nguyen <Date: 2013/9/20
Subject: [TVBQGVN] Fw: [PhoNang] Fw: Xin chuyển tiếp lên các diễn đàn
To: Kiem Mai Le <
From: Phach Nguyen <Date: 2013/9/20
Subject: [TVBQGVN] Fw: [PhoNang] Fw: Xin chuyển tiếp lên các diễn đàn
To: Kiem Mai Le <
Xin quý diễn đàn
giúp đỡ trong việc làm cao thượng này.
Người lính già
Nguyễn ngọc Phách
Ý KIẾN 42
From: Hoangyen
Nguyen <Sent: Sat, Sep 21, 2013 5:37 pm
Subject: [ChinhNghiaViet] RE: [CDNVQGHK_DDTV] Fwd: [TVBQGVN] Fw: [PhoNang] Fw: Xin chuyển tiếp lên các diễn đà n
Subject: [ChinhNghiaViet] RE: [CDNVQGHK_DDTV] Fwd: [TVBQGVN] Fw: [PhoNang] Fw: Xin chuyển tiếp lên các diễn đà n
Kính cẩn thắp nén
hương lòng dâng lên Anh linh các chiến sĩ VNCH đã tuẫn tiết để tỏ thái độ
thà chết không đầu hàng giặc và để giữ tròn tiết tháo cuả một chiến
binh bất khuất .
Tiếc thương một quân đội
oai hùng trong hơn 20 năm đã anh dũng chiến đấu không ngừng nghỉ để giữ
gìn bờ cõi , an vui cho xóm làng , giữ vững Chính Nghiã cho một miền
Nam no ấm xưa .
Ghi ơn Quân
Cán Chính VNCH đã xây đắp , vun bồi một đất nước an vui
trong tình người , có công lý , có tự do , có đạo đức .
Ghi ơn các Anh
TPB/VNCH đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương yêu dấu ngày xưa
cuả chúng ta .
Kính tưởng nhớ , tiếc
thương và ghi ơn miền Nam VN tươi đẹp nay đã không còn !
HY
Không nói
, không làm , không viết
Những gì có lợi cho cộng sản
HY.
Ý KIẾN 43
-----Original Message-----
From: Chau Ngo <Sent: Sat, Sep 21, 2013 12:05 pm
Subject: Re: [TVBQGVN] Re: Xin chuyển tiếp lên các diễn đà n
From: Chau Ngo <Sent: Sat, Sep 21, 2013 12:05 pm
Subject: Re: [TVBQGVN] Re: Xin chuyển tiếp lên các diễn đà n
Theo tôi biết chắc chắn là ĐT Lê Cầu hiện
đang sống tại Mỹ. Xin Liên lạc Hội Võ Bị Philadelphia có thể hiểu rõ.
Châu
Ngô
Ý KIẾN 44
-----Original Message-----
From: Patrick Willay <Sent: Sat, Sep 21, 2013 12:03 pm
Subject: [PhoNang] Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn ,Chỉ Huy Trưởng Đoàn 67-Đơn Vị 101, tuẫn tiết bằng súng lục ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đoàn 67 Bến Hàm Tử-Sài Gòn, và Trung Tá Vũ Đình Duy
Đơn
Vị 101: Thề chết cho quê hương - Anh vẫn sống
“Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, Chỉ Huy Trưởng Đoàn 67-Đơn Vị 101, tuẫn tiết
bằng súng lục ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đoàn 67 Bến Hàm Tử-Sài Gòn, và
Trung Tá Vũ Đình Duy,
Quốc Hương/Viễn Đông
GARDEN GROVE - “Trung Tá
Nguyễn Văn Hoàn, Chỉ Huy Trưởng Đoàn 67-Đơn Vị 101, tuẫn tiết bằng súng lục
ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đoàn 67 Bến Hàm Tử-Sài Gòn, và Trung Tá Vũ Đình
Duy, Chỉ Huy Trưởng Đoàn 66-Đơn Vị 101, tuẫn tiết bằng độc dược ngày 30-4-1975
tại Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101 đường Nguyễn Tri Phương-Sài Gòn”. Hội Trưởng Danh Dự,
cựu Đại Tá Lê Đình Luân, Chỉ Huy Trưởng Đơn Vị 101 đến từ Dallas, Texas, cựu tù
chính trị cộng sản 17 năm, xúc động nhắc nhở vinh danh lần nữa hai anh hùng
chiến hữu trên sân khấu hội ngộ Hội Ái Hữu Đơn Vị 101 tại nhà hàng Diamond
chiều tối ngày 6-8-2011. “Tôi tin vào tâm linh”, ông nói, và nhân dịp hội ngộ
là “lời chúc sức khỏe”. Nhạc phẩm Đáp Lời Sông Núi “ta thề chết cho quê hương”
của nhạc sĩ Trúc Hồ (Asia Entertainment) cũng được ông nhắc đến với ban nhạc
chi nhánh Dallas của hội từng hòa âm trình diễn.
Cựu chỉ huy trưởng Lê Đình Luân, hội trưởng danh dự,
vinh danh anh hùng tuẫn tiết Nguyễn Văn Hoàn (trái) và Vũ Đình Duy (phải) trên
sân khấu hội ngộ ái hữu Đơn Vị 101 - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông
Ngày 30-4-1975, ngay
chính Chỉ Huy Trưởng Đơn Vị 101, Đại Tá Lê Đình Luân, và Chỉ Huy Phó Đơn Vị
101, Trung Tá Trương Văn Tỷ, cũng tuẫn tiết bằng độc dược nhưng được cứu sống.
Cựu Đại Tá Lê Đình Luân đến dự hội ngộ ngồi cạnh cựu Thiếu Tá Võ Thành Tường
(Los Angeles), người kịp thời ngăn cản cứu sống ông ngày xưa. “Bấy giờ vùng
trời Sài Gòn Chợ Lớn trở nên âm u, ảm đạm và đổ trận mưa xuân 1975 cách biệt
vào sáng sớm. Mọi người tại Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101 hốt hoảng ngược xuôi và đầy
lệ với một số sĩ quan quặn đau, ói mửa vì ngấm độc dược tự tử do Ban Y Tá Đơn
Vị 101 phân phát sau 10 giờ sáng ngày 30-4-1975. Lá Quốc Kỳ nền vàng, ba giòng
huyết quản Nam Trung Bắc bị ướt rũ rượi, cuốn chặt trên đỉnh cột cờ tại sân
chào cờ của Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101 vào mỗi buổi sáng Thứ Hai không chịu bay theo
chiều gió sầu từ phương Bắc vào” (“Những Ngày Cuối Cùng”-Nội San 22 Hội Ái Hữu Đơn Vị 101).
Hội cũng tưởng niệm Đại Tá Lê Quang Nhơn, cựu chỉ huy trưởng Đơn Vị 101; Trung Tá Bùi Ngọc Chơn, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Trung Tá Trương Văn Tỷ, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101 Biệt Đoàn 300, Trung Tá Võ Văn Hai, cựu trưởng Đoàn 60, Trung Tá Lục Phương Ninh, cựu trưởng Đoàn 69; cùng hơn cả trăm chiến hữu Đơn Vị 101.
“Đơn vị chúng ta xưa kia là một đơn vị đặc biệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Chúng ta luôn tự hào là những chiến sĩ âm thầm chiến đấu và hy sinh trong bóng tối như những chiến sĩ vô danh, trong cuộc chiến tranh bí mật chống cộng sản bảo vệ tổ quốc VNCH. Chúng ta tự hào là gia đình 101, một gia đình cũng rất đặc biệt vì con cái, anh em trong nhà, chẳng ai biết ai, và cũng không nên mà cũng chẳng cần biết nhau. Nay thì chúng ta thật sự là một gia đình: Hội Ái Hữu 101. Chúng ta đã nhận anh, nhận em, nhận thầy, nhận đệ tử qua các buổi họp mặt tân niên, đại hội, đám cưới, đám tang… và qua Công Ty Bách Hóa và Quán Phượng group mail” - Hội trưởng của ban chấp hành được bầu lưu nhiệm Lưu Anh Dũng (Los Angeles) chào mừng hội ngộ nhân đại hội 3 năm một lần ra mắt ban chấp hành nhiệm kỳ mới từ tháng 8-2011 đến 8-2014. Các quý vị trong ban chấp hành ra mắt trên sân khấu, ngoài vị hội trưởng, còn có Trần Ngọc Điềm, Châu Cứ Thành, Đặng Ngọc Nhàn, Trần Đức Vịnh, Vũ Bảo.
Hội trưởng Lưu Anh Dũng trong ban nhạc The Soldiers cùng phu nhân là ca sĩ Tuyết Dung của ban nhạc Ba Trái Táo cũng là những nghệ sĩ cùng với các cựu chiến sĩ Hội Ái Hữu 101 tham gia Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ 5 ngày 7-8-2011 tại sân vận động trường Trung Học Bolsa Grande. Hội cũng từng tưởng niệm Quốc Hận 30-4 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Westminster), tham gia diễn hành Ngày Quân Lực Hoa Kỳ 19-6 (Torrance), diễn hành Tết Việt Nam trên đại lộ Bolsa (Westminster), liên lạc tương trợ giữa chiến hữu 101 ở hải ngoại và quê nhà… Hội có các chi hội ở San Jose, Oakland, Los Angeles, Orange County, San Diego, Washington, Colorado, Virginia, Tennessee, Massachusetts, Pennsylvania, Minnesota, Houston, Dallas, Canada, Pháp, Úc. Cùng với hội trưởng Lưu Anh Dũng và ban chấp hành và một số chiến hữu phụ giúp ban chấp hành (Nguyễn Trọng Minh, Huỳnh Tấn Lộc, Trương Đình Liêm, Lâm Thủ, Phạm Minh Đức), hội đặc biệt có hội trưởng danh dự (Lê Đình Luân và Phạm Văn Hai), ban cố vấn (Phan Hồng Điệt, Huỳnh Văn Phú, Nguyễn Thiện Sang, Lê Xuân Quang, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Văn Đột, Lê Trị). Cố vấn Lê Trị nay là một nhiếp ảnh gia nhưng còn là cựu Trưởng Lưới Tình Báo tại Long An 1966-1975 tổ chức mật báo nội tuyến đường dây giao liên Đồng Tháp-Long An ngụy tích giáo sư, 5 lần Ưu Dũng Bội Tinh.
Hội cũng tưởng niệm Đại Tá Lê Quang Nhơn, cựu chỉ huy trưởng Đơn Vị 101; Trung Tá Bùi Ngọc Chơn, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Trung Tá Trương Văn Tỷ, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101 Biệt Đoàn 300, Trung Tá Võ Văn Hai, cựu trưởng Đoàn 60, Trung Tá Lục Phương Ninh, cựu trưởng Đoàn 69; cùng hơn cả trăm chiến hữu Đơn Vị 101.
“Đơn vị chúng ta xưa kia là một đơn vị đặc biệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Chúng ta luôn tự hào là những chiến sĩ âm thầm chiến đấu và hy sinh trong bóng tối như những chiến sĩ vô danh, trong cuộc chiến tranh bí mật chống cộng sản bảo vệ tổ quốc VNCH. Chúng ta tự hào là gia đình 101, một gia đình cũng rất đặc biệt vì con cái, anh em trong nhà, chẳng ai biết ai, và cũng không nên mà cũng chẳng cần biết nhau. Nay thì chúng ta thật sự là một gia đình: Hội Ái Hữu 101. Chúng ta đã nhận anh, nhận em, nhận thầy, nhận đệ tử qua các buổi họp mặt tân niên, đại hội, đám cưới, đám tang… và qua Công Ty Bách Hóa và Quán Phượng group mail” - Hội trưởng của ban chấp hành được bầu lưu nhiệm Lưu Anh Dũng (Los Angeles) chào mừng hội ngộ nhân đại hội 3 năm một lần ra mắt ban chấp hành nhiệm kỳ mới từ tháng 8-2011 đến 8-2014. Các quý vị trong ban chấp hành ra mắt trên sân khấu, ngoài vị hội trưởng, còn có Trần Ngọc Điềm, Châu Cứ Thành, Đặng Ngọc Nhàn, Trần Đức Vịnh, Vũ Bảo.
Hội trưởng Lưu Anh Dũng trong ban nhạc The Soldiers cùng phu nhân là ca sĩ Tuyết Dung của ban nhạc Ba Trái Táo cũng là những nghệ sĩ cùng với các cựu chiến sĩ Hội Ái Hữu 101 tham gia Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ 5 ngày 7-8-2011 tại sân vận động trường Trung Học Bolsa Grande. Hội cũng từng tưởng niệm Quốc Hận 30-4 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Westminster), tham gia diễn hành Ngày Quân Lực Hoa Kỳ 19-6 (Torrance), diễn hành Tết Việt Nam trên đại lộ Bolsa (Westminster), liên lạc tương trợ giữa chiến hữu 101 ở hải ngoại và quê nhà… Hội có các chi hội ở San Jose, Oakland, Los Angeles, Orange County, San Diego, Washington, Colorado, Virginia, Tennessee, Massachusetts, Pennsylvania, Minnesota, Houston, Dallas, Canada, Pháp, Úc. Cùng với hội trưởng Lưu Anh Dũng và ban chấp hành và một số chiến hữu phụ giúp ban chấp hành (Nguyễn Trọng Minh, Huỳnh Tấn Lộc, Trương Đình Liêm, Lâm Thủ, Phạm Minh Đức), hội đặc biệt có hội trưởng danh dự (Lê Đình Luân và Phạm Văn Hai), ban cố vấn (Phan Hồng Điệt, Huỳnh Văn Phú, Nguyễn Thiện Sang, Lê Xuân Quang, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Văn Đột, Lê Trị). Cố vấn Lê Trị nay là một nhiếp ảnh gia nhưng còn là cựu Trưởng Lưới Tình Báo tại Long An 1966-1975 tổ chức mật báo nội tuyến đường dây giao liên Đồng Tháp-Long An ngụy tích giáo sư, 5 lần Ưu Dũng Bội Tinh.
Hội trưởng Lưu Anh Dũng và ban chấp hành lưu nhiệm
2011-2014 - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông
Ngày xưa 101 với những
biệt danh Hai Lửa, Ba Mu Rùa, Tư Gấu, Năm Sói, Bảy Teo, Bò Cạp, Hổ Cáp… Nay hội
lại có các nghệ sĩ nhiếp ảnh gia Hoàng Liên người bên cạnh các giải nhiếp ảnh
còn từng nhiều lần liên tiếp chiếm giải nhất trang trí đèn Giáng Sinh cho ngôi
nhà ở Laguna Niguel, có nhiếp ảnh gia Thảo Đỗ, ca sĩ cộng đồng Ái Liên, ban
nhạc Trương Ngọc Thanh… cùng giúp vui văn nghệ hội ngộ. Hội Ái Hữu Đơn Vị 101
tương thân tương trợ lẫn nhau để lưu niêm dĩ vãng - những anh hùng Đơn Vị 101
thề chết cho quê hương nhưng vẫn sống trong lòng ái hữu, quê hương.
* Tiểu Sử Đơn Vị 101 (nguồn gốc của Biệt Đoàn Sưu Tập)Thành lập: Sau khi Nha Tổng Nghiên Huấn (cơ quan phản gián Bộ Quốc Phòng) giải tán vào năm 1956, Sở Liên Lạc thay thế trực thuộc Phủ Tổng Thống do Đại Úy Lê Quang Trung chỉ huy. Đến tháng 8-1960, một cơ quan tình báo đặc biệt được thành lập mang tên Biệt Đội Sưu Tập (BĐST) trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH do Đại Úy Nguyễn Văn Trọng chỉ huy. Bộ chỉ huy BĐST tạm thời đặt tại Trường Quân Báo Cây Mai, sau lần lượt dời về đường Mặc Thiên Tích, đường Nguyễn Tri Phương cạnh Trung Tâm Quân Báo, cuối cùng đối diện Trung Tâm Quân Báo gồm có cơ sở toán thông dịch cố vấn, một trại gia binh và phòng huấn luyện võ Teakwondo.
Nhiệm vụ: Cơ quan tự trị yểm trợ nhân viên tài chánh, huấn luyện với nhiệm vụ sưu tầm tin tức chiến lược và chiến thuật trong quần chúng tại chiến trường tại các quốc gia lân bang Lào, Kampuchea, Hồng Kông; trinh sát, khám phá các mục tiêu mới trong vùng địch, phối kiểm các tin tức do mật báo viên tại hậu tuyến địch cung cấp và toán dù xâm nhập chuyển về.
Huấn luyện: Đầu năm 1961, Hoa Kỳ phối hợp với BĐST bắt đầu huấn luyện ngành sưu tập tin tức chiến trường Field Operation Intelligence (FOI) tại Quân Báo Cây Mai do các huấn luyện viên Hoa Kỳ giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Việt. Mỗi khóa 2 tháng. Khóa 1 gồm 16 sĩ quan, khóa 2 gồm 25 sĩ quan. Các khóa kế tiếp về sau được gởi đi du học tại Okinawa, Nhật Bản, trường FOI USARPACINT, do toán thông dịch BĐST hướng dẫn. Hàng hạ sĩ quan, binh sĩ, mật báo viên và một số sĩ quan trưởng lưới được huấn luyện bổ túc kỹ thuật tại Căn Cứ 49 tại Núi Nhỏ Vũng Tàu.
* Tiểu Sử Đơn Vị 101 (nguồn gốc của Biệt Đoàn Sưu Tập)Thành lập: Sau khi Nha Tổng Nghiên Huấn (cơ quan phản gián Bộ Quốc Phòng) giải tán vào năm 1956, Sở Liên Lạc thay thế trực thuộc Phủ Tổng Thống do Đại Úy Lê Quang Trung chỉ huy. Đến tháng 8-1960, một cơ quan tình báo đặc biệt được thành lập mang tên Biệt Đội Sưu Tập (BĐST) trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH do Đại Úy Nguyễn Văn Trọng chỉ huy. Bộ chỉ huy BĐST tạm thời đặt tại Trường Quân Báo Cây Mai, sau lần lượt dời về đường Mặc Thiên Tích, đường Nguyễn Tri Phương cạnh Trung Tâm Quân Báo, cuối cùng đối diện Trung Tâm Quân Báo gồm có cơ sở toán thông dịch cố vấn, một trại gia binh và phòng huấn luyện võ Teakwondo.
Nhiệm vụ: Cơ quan tự trị yểm trợ nhân viên tài chánh, huấn luyện với nhiệm vụ sưu tầm tin tức chiến lược và chiến thuật trong quần chúng tại chiến trường tại các quốc gia lân bang Lào, Kampuchea, Hồng Kông; trinh sát, khám phá các mục tiêu mới trong vùng địch, phối kiểm các tin tức do mật báo viên tại hậu tuyến địch cung cấp và toán dù xâm nhập chuyển về.
Huấn luyện: Đầu năm 1961, Hoa Kỳ phối hợp với BĐST bắt đầu huấn luyện ngành sưu tập tin tức chiến trường Field Operation Intelligence (FOI) tại Quân Báo Cây Mai do các huấn luyện viên Hoa Kỳ giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Việt. Mỗi khóa 2 tháng. Khóa 1 gồm 16 sĩ quan, khóa 2 gồm 25 sĩ quan. Các khóa kế tiếp về sau được gởi đi du học tại Okinawa, Nhật Bản, trường FOI USARPACINT, do toán thông dịch BĐST hướng dẫn. Hàng hạ sĩ quan, binh sĩ, mật báo viên và một số sĩ quan trưởng lưới được huấn luyện bổ túc kỹ thuật tại Căn Cứ 49 tại Núi Nhỏ Vũng Tàu.
Anh vẫn sống cùng ái hữu, quê hương - ảnh: Quốc
Hương/Viễn Đông
Tổ chức: Hệ thống chỉ huy điều hành BĐST từ trung ương
đến địa phương có chỉ huy trưởng cấp đại tá ở Bộ Chỉ Huy bên cạnh Phòng 2 Bộ
Tổng Tham Mưu; trưởng đoàn sưu tập cấp trung tá bên cạnh mỗi vùng chiến thuật
gồm các đoàn 60, đoàn 65, đoàn 66, đoàn 67, đoàn 68, đoàn 69; trưởng đoàn sưu
tập cấp thiếu tá bên cạnh mỗi tỉnh, thị trấn, tại các quốc gia lân bang, trưởng
toán dù xâm nhập, trưởng Căn Cứ 49/ BĐST huấn luyện; trưởng lưới sưu tập cấp
đại úy bên cạnh mỗi quận, vùng hậu tuyến địch.
Chỉ huy: Đệ I Cộng Hòa bị đảo chánh, Đại Úy Trọng ra đi năm 1963, Đại Úy Triệu tạm quyền. Thiếu Tá Lung và Thiếu Tá Lời tạm thời thay nhau chỉ huy BĐST. Thiếu Tá Lời bàn giao BĐST cho Thiếu Tá Kiệt và BĐST đổi tên thành Biệt Đoàn 300, trực thuộc Phủ Tổng Thống thay vì Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Sau cuộc chỉnh lý, Thiếu Tá Kiệt ra đi năm 1965, Đại Tá Nhơn thay thế và đổi tên Biệt Đoàn 300 thành Liên Đoàn Yểm Trợ 924, lại trực thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, không còn trực thuộc Phủ Tổng Thống. Đầu năm 1972, Đại Tá Nhơn sau khi học khóa Cao Đẳng Quốc Phòng, đi làm phụ tá đặc trách AN/TB cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đã soạn thảo kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị. Liêm Đoàn Yểm Trợ 924 một lần nữa đổi tên thành Đơn Vị 101. Trung Tá Luân (sau lên Đại Tá) từ Đoàn 65 về làm Chỉ Huy Trưởng từ tháng 8-1970 cho đến ngày 30-4-1975.
Nhân viên: Tất cả sĩ quan và hạ sĩ quan được tuyển chọn về BĐST là căn cứ vào hồ sưu tra lý lịch tại quân trường hoặc sở an ninh liên hệ và phải có bằng FOI mới chính thức hoạt động. Đa số được phân phối về địa phương cư ngụ để hoạt động trong quần chúng. Tại vùng hậu tuyến địch phải cải trang và bảo mật tối đa. Tại các quốc gia lân bang phải thạo ngôn ngữ và tập quán của quốc gia liên hệ. Toán Dù xâm nhập phải có thêm bằng nhảy dù và xung phong tình nguyện.
Chỉ huy: Đệ I Cộng Hòa bị đảo chánh, Đại Úy Trọng ra đi năm 1963, Đại Úy Triệu tạm quyền. Thiếu Tá Lung và Thiếu Tá Lời tạm thời thay nhau chỉ huy BĐST. Thiếu Tá Lời bàn giao BĐST cho Thiếu Tá Kiệt và BĐST đổi tên thành Biệt Đoàn 300, trực thuộc Phủ Tổng Thống thay vì Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Sau cuộc chỉnh lý, Thiếu Tá Kiệt ra đi năm 1965, Đại Tá Nhơn thay thế và đổi tên Biệt Đoàn 300 thành Liên Đoàn Yểm Trợ 924, lại trực thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, không còn trực thuộc Phủ Tổng Thống. Đầu năm 1972, Đại Tá Nhơn sau khi học khóa Cao Đẳng Quốc Phòng, đi làm phụ tá đặc trách AN/TB cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đã soạn thảo kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị. Liêm Đoàn Yểm Trợ 924 một lần nữa đổi tên thành Đơn Vị 101. Trung Tá Luân (sau lên Đại Tá) từ Đoàn 65 về làm Chỉ Huy Trưởng từ tháng 8-1970 cho đến ngày 30-4-1975.
Nhân viên: Tất cả sĩ quan và hạ sĩ quan được tuyển chọn về BĐST là căn cứ vào hồ sưu tra lý lịch tại quân trường hoặc sở an ninh liên hệ và phải có bằng FOI mới chính thức hoạt động. Đa số được phân phối về địa phương cư ngụ để hoạt động trong quần chúng. Tại vùng hậu tuyến địch phải cải trang và bảo mật tối đa. Tại các quốc gia lân bang phải thạo ngôn ngữ và tập quán của quốc gia liên hệ. Toán Dù xâm nhập phải có thêm bằng nhảy dù và xung phong tình nguyện.
Trích Báo Viễn Đông
|
Đôi lời vào truyện:
Tôi tên Nguyễn Bá Quang, là một sĩ quan QLVNCH cấp bậc Đại Úy thuộc đơn vị 101 P2/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Ở tù CSVN tại trại tù Tiên Lãnh, Quảng Nam, Đà Nẵng suốt hơn 12 năm. Qua Mỹ với diện H.O.5 năm 1991. Hiện cư ngụ tại Rếda, Califonia. Trong thời gian tôi ở tù chưa được thả, gia đình vợ con tôi vượt biển tìm tự do tại Cà Mau tỉnh Minh Hải. Trong chuyến vượt biển hãi hùng ngày 22-2-1985 vợ và sáu người con trai của tôi đã bỏ xác trên biển cả vì bọn hải tặc làm đắm thuyền. Ngoài ra còn có cả nhạc phụ của tôi và các em vợ cùng các cháu đạ chết một cách tức tưởi trên chuyến tàu đau thương ấy. Chỉ còn sống sót người con gái yêu thương của tôi tên Thùy Nhiên và dì ruột của cháu là Phạm Thị Sa. Năm 1975 mất nước con giá tôi mới có tám tuổi, khi CS Bắc Việt chiếm miền Nam chúng dọa nạt, đấy ải gia đình của các sĩ quan QLVNCH đi cải tạo tại các trại lao động khổ sai. Vợ con tôi phải đi kinh tế mới tại Cà Mau, Minh Hải, việc học hành khó khăn, cháu chỉ học tới lớp bảy rồi phải bỏ lỡ dở đi buôn cá tại vùng ven sông thuộc Cà Mau để kiếm tiền nuôi gia đình và các em trai còn nhỏ tiếp tục đi học, vì thế nên cháu chỉ có thể thuật lại “Nỗi bất hạnh của đời tôi” một cách trung thực. Là ba của cháu tôi cũng chỉ sửa những lỗi văm phạm, chính tả. Qua sự thúc bách của tôi, cháu mới có thể thuật lại câu chuyện thương tâm, vì mỗi lần nhớ lại những cảnh đau thương tang tóc của gia đình thì cháu đâm thẫn thờ, ngơ ngẩn hết mấy ngày, và lòng tôi cũng quặn đau vô vàn. Hiện cháu đã lập gia đình và sống với chồng con tại Úc. * Viết để kính dâng linh hồn mẹ Phạm Thị Khanh, Ông ngoại Phạm Văn Đình, Cậu Phạm Văn Tiếng, các Anh: Nguyễn Bá Liêm, Nguyễn Bá Chương, Nguyễn Bá Long, cá em, Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Bá Hoài, Chú nguyễn Văn Dậu, các em con dì Nguyễn thị Minh Châu, Nguyễn thị Minh Xuân, Nguyễn Minh Toàn, và Linh mục Hồ Quang Liêm, chú Hồ Quang Lập và các anh bà con với cha Liêm mà tôi không nhớ tên. * Viết cho Ba là Nguyễn Bá Quang, ba và con cùng NỔI BẤT HẠNH trên cuộc đời này. Sau bao tháng ngày mẹ và các anh chuẩn bị ghe thuyền, từng can dầu, tom góp từng gói lương khô như gạo sấy, thuốc men v. V...mọt cách bí mật. Ông ngoại, gia đình bà dì ruột, gia đình của cha Liêm, từng tốp, từng tốp len lỏi trong đêm tối lần lượt đến điểm tập trung tai bãi Đá Bạc Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải. Tất cả chúng tôi yên lặng lên thuyền, gồm có 22 người đã có mặt đầy đủ. Tiếng nổ dòn của máy lướt sóng ra khơi, mọi người chúng tôi nín thở hồi hộp. Qua mấy giờ lầm lũi chạy trong đêm, trời đã sáng, ánh nắng chan hòa, chúng tôi đã rời khỏi hải phận Việt Nam, mọi người thở ra nhẹ nhỏm, vui mừng, bồi hồi xúc động vì đã thoát qua được chặng đường đấu đầy nguy hiểm và bất trắc nhất, vì nếu chẳng may mà bị VC bắt lại, thì bị tù tội, tịch thu tài sản, tất cả đều mất sạch. Niềm vui thoát được khỏi bọn công an VC đang miên man trong đầu óc mọi người, bỗng nhìn đằng xa có chiếc tàu lớn hiện ra, tim tôi đánh thình thịch, tàu của ai đây? Của CS hay của thế giớ tự do? Càng lại gần thì càng hồi hộp, một thoáng chán nản và sợ sệt hiện rõ trên nét mặt mọi người khi nhìn rõ màu cờ máu Liên Xô, Thuyền của chúng tôi cố ý lái chệch hướng chiếc tàu lớn, cứ thế tiến thẳng, đã qua thêm một sự nguy hiểm, và cũng vì thế thuyền đã chệch hướng đi như ban đầu đã định trước của mình. Chạy thêm vài giờ nữa thì đằng trước hiện lên một chiếc thuyền đánh cá treo cờ VC (cờ đỏ sao vàng), bên hông tàu thấy hai chữ Kiên Giang, giây phút trọng đại, mọi người như nín thở, từ thuyền bên kia phát loa yêu cầu thuyền chúng tôi ngừng lại để cho họ kiểm soát. Không thể để bị bắt, rồi phải ngồi tù, tài sản bị mất sạch, nên thuyền chúng tôi quyết định mở hết tốc lực. Một loạn đạn AK nổ dòn bắn về phía chúng tôi, tái công lúc đó là anh Hai Liêm của tôi bị thương ở cánh tay, Mẹ bị thương ở bả vai, ông Ngoại bị thương nhẹ ở đầu. Thuyền bắt buộc phải ngừng lại. Tất cả bàng hoàng chờ đợi những gì xấu nhất sắp xảy ra. Thuyền Kiên Giang là thuyền đánh cá nhưng có cán bộ VC, công an mang theo súng, bọn chúng bước qua thuyền chúng tôi lục soát từng người một kể cả những em bé 3, 4 tuổi, tịch thu một số vàng và tiền bạc (đô la) mà mọi người mang theo, chúng lấy một máy lớn của thuyền chúng tôi và dọa sẽ đưa trở lại vào bờ giao công an địa phương “xử lý”. Ông ngoại tôi là người lớn tuổi nhất trong thuyền, ôm vết thương còn chảy máu trên đầu loang xuống mặt, cố gắng năn nỉ giải thích: “ Các anh cho chúng tôi đi, nếu đưa chúng tôi trở lại bờ Việt Nam thì các anh chẳng có lợi gì cả, chúng tôi bị tù tội, tiền, vàng của các anh vừa tịch thu thì cũng phải giao nạp cho công an thôi.” Sau đó bọn họ cho chúng tôi đi, và chỉ hướng cho tàu chạy. Còn lại một máy nhỏ, thuyền tiếp tục chạy một cách nặng nhọc, chạm chạp lướt sóng tiến về vùng biển Thái Lan. Chạy được một giờ đồng hồ nữa thấy có một chiếc thuyền giống thuyền đánh cá xuất hiện, khi chiếc thuyền này tiến lại gần không thấy treo cờ nước nào cả, nhưng dấu hiệu trên mạn thuyền được bôi lem, chạy với tốc độ nhanh rồi quay đầu chận ngang thuyền chúng tôi. Đã trải qua nhiều hiểm nguy, lần này tôi hồi hộp và lo sợ, tất cả như nín thở, những đứa nhỏ cũng biết được những gì quan trọng sắp xảy ra nên chúng ngồi thu mình vào thành ghe im re trông thật tội nghiệp. Tất cả không một tiếng động. Tiếng nói ở thuyền bên kia là một tiếng lạ không ai hiểu gì, lúc đó cha Liêm là người biết tiếng Anh nói xin họ giúp đỡ. Toán người kia như không nghe biết, với cử chỉ hung hăng dữ tợn, cặp vào thuyền chúng tôi la hét lục soát từng người một. Một lần nữa vơ vét sạch những gì tàu Kiên Giang VC vơ vét còn sót lại. Thấy kết quả lục soát chúng chẳng được là bao, chúng đi tìm những bộ mặt một, nhất là nhìn chằm chằm vào những người đàn bà con gái. Mẹ tôi còn trẻ đẹp nhưng vừa bị thương mất máu co ro, mặt mày tái mét nên chúng bỏ qua không để ý tới. Chúng đến gần tôi và chị H, bạn gái của anh Hai, chúng liền nắm áo chúng tôi kéo qua thuyền chúng nó. Trước cảnh dã man này mấy anh tôi không kềm hãm được nên đã có phản ứng binh vực em mình (tôi lúc đó mới được 18 tuổi, cô kia xấp xỉ tuổi tôi hoặc lớn hơn một tuổi ) Nên đã la ó phản đối. Mẹ tôi cúi lậy xin chúng tha. Ông ngoại, cha Liêm năn nỉ nài nỉ chúng chẳng nghe. Chúng đẩy chúng tôi qua thuyền chúng. Phẫn uất trước hành động tàn bạo này, mấy anh tôi đánh trả lại chúng. Chúng rút súng lục ra uy hiếp và chế ngự mấy anh. Lúc đó chúng lôi chúng tôi xuống nhốt dưới hầm tàu tối đen. Từ đó không hay biết chi nữa những việc xảy ra bên ngoài. Sau khi bắt chúng tôi, chúng nổ máy cho tàu chạy, sau đó quay trở lại đâm vào thuyền chúng tôi làm vỡ thuyền, thuyền chìm, chuyện xảy ra tôi sẽ kể tiếp phần sau khi tôi gặp lại người dì ruột tại trại SongLa. Ngồi trong hầm tầu tối đen mà lòng tan nát, tôi chấn tĩnh mình bằng lới cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, hiện ra trước mặt tôi là hình ảnh của mẹ, các anh, em tôi và ba tôi. Ba mẹ, các anh em tôi giờ đây trên biển cả mênh mông đã trôi dạt về đâu rồi? Đã được tàu của thế giớ tự do vớt chưa? Ba tôi trong trại tù CS tại trại Tiên Lãnh, Quảng Nam Đà Nẵng, ba là sĩ quan QLVNCH ở tù 10 năm rồi tương lai sẽ ra sao đây. Tôi nhớ hết những người thân thương, đầu óc tôi rối bời như có trăm ngàn mũi kim nhọn đâm vào quả tim bé nhỏ của tôi tan nát. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến hoặc tưởng tượng ra hoàn cảnh mà tôi phải gánh chịu như hôm nay. Nước mắt tràn đầy ra má mà chẳng hay biết gì, nước mắt đã làm dịu cơn khủng hoảng của tôi. Một niềm hy vọng loé lên trong đầu, chắc mẹ và các anh em của mình còn sống sẽ được tàu vớt, sẽ vượt qua nguy hiểm để đến bến bờ tự do và mình sẽ được gặp lại. Ở trên tàu của bọn cướp được vài hôm, chúng chuyển tôi qua tầu đánh cá thứ hai, còn chị H.thì ở lại trên tầu của chúng nói tiếng Thái cới nhau tôi không hiểu một tí giò cả chỉ biết cảm nhận theo linh tính của mình, thấy tầu này chuyên lo đánh cá, chắc là họ vừa đánh cá vừa làm hải tặc ăn cướp chăng? Một tuần sau chúng lại chuyển tôi qua tầu khác, cứ thế lênh đênh trên biển cả qua ngày thứ 51, ngày này chúng chuyển qua một tàu khác nữa, người trên tàu có vẻ hung tợn dữ dằn hơn những chiếc tàu trước đây. Váo khoảng nửa đêm một tên đàn ông vào kéo tôi dậy, nhìn cặp mắt nó, thấy dễ sợ như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Người tôi run bần bật, miệng thầm đọc kinh xin ơn trên phù hộ cứ giúp. Chúng nó sờ mó và bắt cởi hết quần áo, chúng nói gì với nhau tôi không hiểu, chỉ biết kẹp hai chân cứng lại, hai tay ôm chặt lấy ngực, và nhìn vào vết thẹo nổi đỏ trên cánh tay tôi. Lúc nhỏ khoảng hai tuổi bị tai nạn phỏng dầu làm đường đến 50% khi chữa lành vẫn còn vết thẹo luôn ửng đỏ. Không biết ai xui khiến cho tôi cứ nhìn vào vết thẹo ấy và kêu la thảm thiết. Bọn chúng nói với nhau những điều gì, tôi cảm nhận như chúng e ngại về vết thẹo cảu tôi là bị bệnh phong cùi gì chăng? Sau khi bàn bạc chúng đã xô tôi xuống biển không cho một vật gì có thể trôi nổi trên mặt biển. Nước lạnh làm tỉnh hẳn người, tôi đã thoát qua những bàn tay con quỷ dữ, cố gắng vợi hai chân để người mình nổi lên trên mặt nước ( ở Cà Mau tôi sống bên sông nên bơi lội cũng khá giởi. Trên biển giữa đêm đen, có gì ghe rợn bằng. Tôi cố sức mình chống chọi với bao ý nghĩ bi thương, bản năng sinh tồn lại đến với tôi mãnh liệt, tôi kêu xin mẹ Maria bổn mạng hãy cứu giúp tôi. Một lần nữa hình ảnh của mẹ, anh, em và Ba tôi ở trại cải tạo lại hiện ra như khuyến khích tôi hãy ra sức cố gắng chống chọi với tử thần để ráng sống may đau có người cứu vớt. Vì thế mà đã qua được năm tiếng đồng hồ dưới biển lạnh. Trời đã hừng đông, một tia hy vọng đến với tôi, nhưng người càng ngày càng bị lạnh cóng, sắp sửa không chịu đựng nổi nữa rồi, thì may thay, nghe có tiếng động cơ của thuyền chạy đến. Tôi cố giơ tay lên nhưng thân hoàn toàn cóng cứng, tất may trên thuyền nhìn thấy, dừng thuyền lại và vớt tôi lên. Nguyện xin đây là một chiếc thuyền làm ăn lương thiện để tôi còn được sống an bình. Thật quả như lòng mong ước, tôi được những người này săn sóc tận tình, cho quần áo để mặc, cho ăn uống đàng hoàng và dùng máy vô tuyến gọi police (cảnh sát ) Thái cho tàu ra đón tôi vào bờ và đưa đến trại Song La và đến trại Sikiw. Hằng ngày ở trại, cô đơn lạc lõng, thân gái dặm trường, hằng đêm nguyện cầu cho lòng vơi đi ít niềm đau. Mong chờ mẹ, anh em sẽ đến với mình, nhưng càng ngày càng thấy bặt tăm vô âm tín, lòng buồn rười rượi. Mỗi khi có người mới nhập trại tôi thường đến để cầu mong gặp người thân. Hôm nay bất thần tôi thấy dì Sa em mẹ thất thểu bước vào trại, dì cháu gặp lại nhau, nước mắt tuôn trào như mưa, và Dì đã kể lại những gì xảy ra kế tiếp khi tôi bị hải tặc bắt qua tàu của chúng. “Sau khi bọn hải tặc bắt con và H qua tàu của chúng. Vì không chịu nổi những uất ức các anh con đã phản ứng mãnh liệt đánh lại chúng nó. Nhưng chúng có súng, nên các anh con đánh thúc thủ. Chúng lồng lộn lên lục soát nát bét trên tàu, bắt mọi người cởi bỏ hết quần áo chỉ cho mặc một quần lót mỏng, lấy hết những gì còn lại trên tàu, rồi rú máy cho tàu chạy. Mọi người chư kịp hoàn hồn thì thấy tàu hải tặc quay đầu trở lại, và chạy rất nhanh đâm thẳng vào hông thuyền của mình đánh rầm, thuyền vỡ làm đôi, một số người văng xuống biển. Đồ vật nặng chìm xuống nước, những vật nhẹ nổi lềnh bềnh. Trong lúc hỗn loạn, mỗi người đều bơi lội, vớ lấy can đựng dầu, đụng nước làm phao. Các anh con, Chương, Long bơi vớt những tấm ván để kết làm bè, kèm lên phần thuyền cón lại nổi trên mặt nước. Phần bè và thuyền nổi cho mẹ, dì, con của dì và Đạt, Hoài, hai em con. Ông ngoại và anh Liêm đã ra đi trong lúc thuyền bị đánh chìm vì cả hai đều bị thương. Trời bắt đầu sập tối, nỗi kinh hoàng xâm chiếm lòng người. Màn đêm đem đến sự sợ hãi cho mọi người trong cảnh thập tử nhất sinh, lạnh đói và khát, nhưng vẫn cố gắng bu lấy bên nhau, cùng nhau sống chết. Thấy các em con vì đói khát và lạnh, quá tội nghiệp nên Chương liều bơi, lặn xuống lòng thuyền may ra tìm được nước uống hoặc thức ăn. Nhưng đã lâu khong thấy Chương trở lại, mẹ và Dì kêu gào thật lâu chẳng có tiếng trả lời. Hễ người nào chịu không nổi buông tay ra là đi vĩnh viễn. Thấy những người thân lần lượt ra đi, lòng mẹ và dì tan nát nhưng biết làm sao đây hỡi trời, chỉ biết đọc kinh cầu nguyện Chúa, Mẹ cứu giúp, hộ phù. Phía bên kia có Linh mục Hồ Quang Liêm và người em Hồ Quang lập cùng mấy người bà con của cha trong đêm đó cũng ra đi. Ngày thứ hai kể từ ngày đắm thuyền chỉ còn có dì, mẹ và mấy đứa nhỏ vì được ngồi trên bè, nên chống được sự lạnh cóng. Mẹ con bị thương máu ra nhiều, không ăn, không uống nên người mệt lả đi, hơi thở yếu dần, dì gọi mẹ không trả lời nổi, mẹ tức tưởi ra đi. Đạt, Hoài hai em của con ôm mẹ khóc thảm thiết, dì đứt cả ruột gan. Các cháu cứ muốn giữ mẹ lại bên cạnh không xa rời, dì khuyên nhiều lần các cháu mới chịu để mẹ con xuống lòng đại dương. Còn lại con Châu, con Xuân của dì mềm người vì đói khát lặng lẽ ra đi. Dì như người mất hồn, không còn biết gì nữa, đặt con mình xuống nước cho dòng nước trôi xuôi, đau đớn vô cùng. Ngày thứ ba chỉ còn lại Dì, Em Đạt của con, mệt quá gục trên tấm ván, bỗng nó ngồi nhổm dậy nói: “ Để con lấy nước cho dì, con thấy có dòng suối trong xanh, nước ngọt lắm dì ơi” nó định bước xuống nước để đi Dì cầm tay nó kéo lại: “ Con ơi không có đâu, đó chỉ là ảo ảnh mà thôi, con ngồi xuống đây đọc kinh với với dì xin ngài ban phước”. Sau khi kinh nguyện, yên tĩnh được một lúc, nó lại kêu lên khát nước quá dì ơi con chịu hết nổi rồi. Dì nói trong vô thức hay con uống đại một hớp nước biển xem có chống chọi được không? Sau khi uống một miếng nước vào bụng, tức thì cháu ôm bụng rên la khủng khiếp, nước bọt trào ra nơi, nước bọt giống như bọt xà phòng trào ra, trào ra, cháu lịm người dần và nằm bất động, người cuối cùng ở bên cạnh dì cũng ra đi. Còn lại một mình đang nằm chờ chết dưới ánh nắng như thiêu như đốt bỗng thấy có đám mây đen kéo đến trời đột nhiên dịu xuống, một vài giọt mưa rơi trên mặt dì, dì liếm từng giọt nước, nhưng người dì đã kiệt sức không còn hay biết gì nữa cả. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên thuyền đánh cá của người Thái Land. Theo táu họ trên biển, 15 ngày sau thì được đưa vào trại Batani, qua trại SongLa và dì gặp con tại đây. Ôi ! Những biến cố đó trong đời tôi làm toi điên dại, sống dưới ánh nắng mặt trời mà như trong hang âm u. Tôi đã mất mẹ, mất anh, mất em, mất ông ngoại, cậu, cháu và những người than yêu 18 người đã chết tức tưởi, bỏ mình trên biển cả đó là tất cả NỖI BẤT HẠNH CỦA ĐỜI TÔI. Mẹ ơi ! Sao mẹ nỡ xa lìa con, xa lìa ba, ba đã chịu bao nhiêu điều cay đắng tủi nhục trong ngục tù Cộng Sản. Các anh ơi ! Các em ơi ! Tất cả đã xa lìa tôi, vĩnh viễn li biệt tôi một cách tức tưởi: Khổ đau tột đỉnh, hận thành non cao, “Biển xa sóng lớn dạt dào, nhớ anh, em, mẹ có ngày nào nguôi”. |
Ý KIẾN 45
From: Thuoc Nguyen <Sent: Sat, Sep 21, 2013 9:23 am
Subject: [ChinhNghiaViet] Re: [CDNVQGHK_DDTV] Fwd: [TVBQGVN] Fw: [PhoNang] Fw: Xin chuyển tiếp lên các diễn đà n
Subject: [ChinhNghiaViet] Re: [CDNVQGHK_DDTV] Fwd: [TVBQGVN] Fw: [PhoNang] Fw: Xin chuyển tiếp lên các diễn đà n
Trung tá Nguyễn định Chi chứ không phải Nguyễn đình Chi ( Phụ Tá Chánh Sở 3 ANQĐ).
Nguyễn tường Thược
ANQĐ.
From: Patrick Willay <Sent: Sat, Sep 21, 2013 12:03 pm
Subject: [PhoNang] Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn ,Chỉ Huy Trưởng Đoàn 67-Đơn Vị 101, tuẫn tiết bằng súng lục ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đoàn 67 Bến Hàm Tử-Sài Gòn, và Trung Tá Vũ Đình Duy
Subject: [PhoNang] Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn ,Chỉ Huy Trưởng Đoàn 67-Đơn Vị 101, tuẫn tiết bằng súng lục ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đoàn 67 Bến Hàm Tử-Sài Gòn, và Trung Tá Vũ Đình Duy
Đơn Vị 101: Thề chết
cho quê hương - Anh vẫn sống
“Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, Chỉ Huy Trưởng Đoàn 67-Đơn Vị 101, tuẫn tiết bằng súng lục ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đoàn 67 Bến Hàm Tử-Sài Gòn, và Trung Tá Vũ Đình Duy,
Quốc Hương/Viễn Đông
GARDEN GROVE - “Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, Chỉ Huy Trưởng Đoàn
67-Đơn Vị 101, tuẫn tiết bằng súng lục ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đoàn 67
Bến Hàm Tử-Sài Gòn, và Trung Tá Vũ Đình Duy, Chỉ Huy Trưởng Đoàn 66-Đơn Vị 101,
tuẫn tiết bằng độc dược ngày 30-4-1975 tại Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101 đường Nguyễn
Tri Phương-Sài Gòn”. Hội Trưởng Danh Dự, cựu Đại Tá Lê Đình Luân, Chỉ Huy
Trưởng Đơn Vị 101 đến từ Dallas, Texas, cựu tù chính trị cộng sản 17 năm, xúc
động nhắc nhở vinh danh lần nữa hai anh hùng chiến hữu trên sân khấu hội ngộ
Hội Ái Hữu Đơn Vị 101 tại nhà hàng Diamond chiều tối ngày 6-8-2011. “Tôi tin
vào tâm linh”, ông nói, và nhân dịp hội ngộ là “lời chúc sức khỏe”. Nhạc phẩm
Đáp Lời Sông Núi “ta thề chết cho quê hương” của nhạc sĩ Trúc Hồ (Asia
Entertainment) cũng được ông nhắc đến với ban nhạc chi nhánh Dallas của hội
từng hòa âm trình diễn.
Cựu chỉ huy trưởng Lê
Đình Luân, hội trưởng danh dự, vinh danh anh hùng tuẫn tiết Nguyễn Văn Hoàn
(trái) và Vũ Đình Duy (phải) trên sân khấu hội ngộ ái hữu Đơn Vị 101 - ảnh:
Quốc Hương/Viễn Đông
Ngày 30-4-1975, ngay chính Chỉ Huy Trưởng Đơn Vị
101, Đại Tá Lê Đình Luân, và Chỉ Huy Phó Đơn Vị 101, Trung Tá Trương Văn Tỷ,
cũng tuẫn tiết bằng độc dược nhưng được cứu sống. Cựu Đại Tá Lê Đình Luân đến
dự hội ngộ ngồi cạnh cựu Thiếu Tá Võ Thành Tường (Los Angeles), người kịp thời
ngăn cản cứu sống ông ngày xưa. “Bấy giờ vùng trời Sài Gòn Chợ Lớn trở nên âm
u, ảm đạm và đổ trận mưa xuân 1975 cách biệt vào sáng sớm. Mọi người tại Bộ Chỉ
Huy Đơn Vị 101 hốt hoảng ngược xuôi và đầy lệ với một số sĩ quan quặn đau, ói
mửa vì ngấm độc dược tự tử do Ban Y Tá Đơn Vị 101 phân phát sau 10 giờ sáng
ngày 30-4-1975. Lá Quốc Kỳ nền vàng, ba giòng huyết quản Nam Trung Bắc bị ướt
rũ rượi, cuốn chặt trên đỉnh cột cờ tại sân chào cờ của Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101
vào mỗi buổi sáng Thứ Hai không chịu bay theo chiều gió sầu từ phương Bắc vào” (“Những Ngày Cuối Cùng”-Nội San 22 Hội
Ái Hữu Đơn Vị 101).
Hội cũng tưởng niệm Đại Tá Lê Quang Nhơn, cựu chỉ huy trưởng Đơn Vị 101; Trung Tá Bùi Ngọc Chơn, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Trung Tá Trương Văn Tỷ, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101 Biệt Đoàn 300, Trung Tá Võ Văn Hai, cựu trưởng Đoàn 60, Trung Tá Lục Phương Ninh, cựu trưởng Đoàn 69; cùng hơn cả trăm chiến hữu Đơn Vị 101.
“Đơn vị chúng ta xưa kia là một đơn vị đặc biệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Chúng ta luôn tự hào là những chiến sĩ âm thầm chiến đấu và hy sinh trong bóng tối như những chiến sĩ vô danh, trong cuộc chiến tranh bí mật chống cộng sản bảo vệ tổ quốc VNCH. Chúng ta tự hào là gia đình 101, một gia đình cũng rất đặc biệt vì con cái, anh em trong nhà, chẳng ai biết ai, và cũng không nên mà cũng chẳng cần biết nhau. Nay thì chúng ta thật sự là một gia đình: Hội Ái Hữu 101. Chúng ta đã nhận anh, nhận em, nhận thầy, nhận đệ tử qua các buổi họp mặt tân niên, đại hội, đám cưới, đám tang… và qua Công Ty Bách Hóa và Quán Phượng group mail” - Hội trưởng của ban chấp hành được bầu lưu nhiệm Lưu Anh Dũng (Los Angeles) chào mừng hội ngộ nhân đại hội 3 năm một lần ra mắt ban chấp hành nhiệm kỳ mới từ tháng 8-2011 đến 8-2014. Các quý vị trong ban chấp hành ra mắt trên sân khấu, ngoài vị hội trưởng, còn có Trần Ngọc Điềm, Châu Cứ Thành, Đặng Ngọc Nhàn, Trần Đức Vịnh, Vũ Bảo.
Hội trưởng Lưu Anh Dũng trong ban nhạc The Soldiers cùng phu nhân là ca sĩ Tuyết Dung của ban nhạc Ba Trái Táo cũng là những nghệ sĩ cùng với các cựu chiến sĩ Hội Ái Hữu 101 tham gia Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ 5 ngày 7-8-2011 tại sân vận động trường Trung Học Bolsa Grande. Hội cũng từng tưởng niệm Quốc Hận 30-4 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Westminster), tham gia diễn hành Ngày Quân Lực Hoa Kỳ 19-6 (Torrance), diễn hành Tết Việt Nam trên đại lộ Bolsa (Westminster), liên lạc tương trợ giữa chiến hữu 101 ở hải ngoại và quê nhà… Hội có các chi hội ở San Jose, Oakland, Los Angeles, Orange County, San Diego, Washington, Colorado, Virginia, Tennessee, Massachusetts, Pennsylvania, Minnesota, Houston, Dallas, Canada, Pháp, Úc. Cùng với hội trưởng Lưu Anh Dũng và ban chấp hành và một số chiến hữu phụ giúp ban chấp hành (Nguyễn Trọng Minh, Huỳnh Tấn Lộc, Trương Đình Liêm, Lâm Thủ, Phạm Minh Đức), hội đặc biệt có hội trưởng danh dự (Lê Đình Luân và Phạm Văn Hai), ban cố vấn (Phan Hồng Điệt, Huỳnh Văn Phú, Nguyễn Thiện Sang, Lê Xuân Quang, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Văn Đột, Lê Trị). Cố vấn Lê Trị nay là một nhiếp ảnh gia nhưng còn là cựu Trưởng Lưới Tình Báo tại Long An 1966-1975 tổ chức mật báo nội tuyến đường dây giao liên Đồng Tháp-Long An ngụy tích giáo sư, 5 lần Ưu Dũng Bội Tinh.
Hội cũng tưởng niệm Đại Tá Lê Quang Nhơn, cựu chỉ huy trưởng Đơn Vị 101; Trung Tá Bùi Ngọc Chơn, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Trung Tá Trương Văn Tỷ, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101; Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên, cựu chỉ huy phó Đơn Vị 101 Biệt Đoàn 300, Trung Tá Võ Văn Hai, cựu trưởng Đoàn 60, Trung Tá Lục Phương Ninh, cựu trưởng Đoàn 69; cùng hơn cả trăm chiến hữu Đơn Vị 101.
“Đơn vị chúng ta xưa kia là một đơn vị đặc biệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Chúng ta luôn tự hào là những chiến sĩ âm thầm chiến đấu và hy sinh trong bóng tối như những chiến sĩ vô danh, trong cuộc chiến tranh bí mật chống cộng sản bảo vệ tổ quốc VNCH. Chúng ta tự hào là gia đình 101, một gia đình cũng rất đặc biệt vì con cái, anh em trong nhà, chẳng ai biết ai, và cũng không nên mà cũng chẳng cần biết nhau. Nay thì chúng ta thật sự là một gia đình: Hội Ái Hữu 101. Chúng ta đã nhận anh, nhận em, nhận thầy, nhận đệ tử qua các buổi họp mặt tân niên, đại hội, đám cưới, đám tang… và qua Công Ty Bách Hóa và Quán Phượng group mail” - Hội trưởng của ban chấp hành được bầu lưu nhiệm Lưu Anh Dũng (Los Angeles) chào mừng hội ngộ nhân đại hội 3 năm một lần ra mắt ban chấp hành nhiệm kỳ mới từ tháng 8-2011 đến 8-2014. Các quý vị trong ban chấp hành ra mắt trên sân khấu, ngoài vị hội trưởng, còn có Trần Ngọc Điềm, Châu Cứ Thành, Đặng Ngọc Nhàn, Trần Đức Vịnh, Vũ Bảo.
Hội trưởng Lưu Anh Dũng trong ban nhạc The Soldiers cùng phu nhân là ca sĩ Tuyết Dung của ban nhạc Ba Trái Táo cũng là những nghệ sĩ cùng với các cựu chiến sĩ Hội Ái Hữu 101 tham gia Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ 5 ngày 7-8-2011 tại sân vận động trường Trung Học Bolsa Grande. Hội cũng từng tưởng niệm Quốc Hận 30-4 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Westminster), tham gia diễn hành Ngày Quân Lực Hoa Kỳ 19-6 (Torrance), diễn hành Tết Việt Nam trên đại lộ Bolsa (Westminster), liên lạc tương trợ giữa chiến hữu 101 ở hải ngoại và quê nhà… Hội có các chi hội ở San Jose, Oakland, Los Angeles, Orange County, San Diego, Washington, Colorado, Virginia, Tennessee, Massachusetts, Pennsylvania, Minnesota, Houston, Dallas, Canada, Pháp, Úc. Cùng với hội trưởng Lưu Anh Dũng và ban chấp hành và một số chiến hữu phụ giúp ban chấp hành (Nguyễn Trọng Minh, Huỳnh Tấn Lộc, Trương Đình Liêm, Lâm Thủ, Phạm Minh Đức), hội đặc biệt có hội trưởng danh dự (Lê Đình Luân và Phạm Văn Hai), ban cố vấn (Phan Hồng Điệt, Huỳnh Văn Phú, Nguyễn Thiện Sang, Lê Xuân Quang, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Văn Đột, Lê Trị). Cố vấn Lê Trị nay là một nhiếp ảnh gia nhưng còn là cựu Trưởng Lưới Tình Báo tại Long An 1966-1975 tổ chức mật báo nội tuyến đường dây giao liên Đồng Tháp-Long An ngụy tích giáo sư, 5 lần Ưu Dũng Bội Tinh.
Hội trưởng Lưu Anh Dũng và ban chấp hành lưu nhiệm 2011-2014 - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông
Ngày xưa 101 với những
biệt danh Hai Lửa, Ba Mu Rùa, Tư Gấu, Năm Sói, Bảy Teo, Bò Cạp, Hổ Cáp… Nay hội
lại có các nghệ sĩ nhiếp ảnh gia Hoàng Liên người bên cạnh các giải nhiếp ảnh
còn từng nhiều lần liên tiếp chiếm giải nhất trang trí đèn Giáng Sinh cho ngôi
nhà ở Laguna Niguel, có nhiếp ảnh gia Thảo Đỗ, ca sĩ cộng đồng Ái Liên, ban
nhạc Trương Ngọc Thanh… cùng giúp vui văn nghệ hội ngộ. Hội Ái Hữu Đơn Vị 101
tương thân tương trợ lẫn nhau để lưu niêm dĩ vãng - những anh hùng Đơn Vị 101
thề chết cho quê hương nhưng vẫn sống trong lòng ái hữu, quê hương.
* Tiểu Sử Đơn Vị 101 (nguồn gốc của Biệt Đoàn Sưu Tập)Thành lập: Sau khi Nha Tổng Nghiên Huấn (cơ quan phản gián Bộ Quốc Phòng) giải tán vào năm 1956, Sở Liên Lạc thay thế trực thuộc Phủ Tổng Thống do Đại Úy Lê Quang Trung chỉ huy. Đến tháng 8-1960, một cơ quan tình báo đặc biệt được thành lập mang tên Biệt Đội Sưu Tập (BĐST) trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH do Đại Úy Nguyễn Văn Trọng chỉ huy. Bộ chỉ huy BĐST tạm thời đặt tại Trường Quân Báo Cây Mai, sau lần lượt dời về đường Mặc Thiên Tích, đường Nguyễn Tri Phương cạnh Trung Tâm Quân Báo, cuối cùng đối diện Trung Tâm Quân Báo gồm có cơ sở toán thông dịch cố vấn, một trại gia binh và phòng huấn luyện võ Teakwondo.
Nhiệm vụ: Cơ quan tự trị yểm trợ nhân viên tài chánh, huấn luyện với nhiệm vụ sưu tầm tin tức chiến lược và chiến thuật trong quần chúng tại chiến trường tại các quốc gia lân bang Lào, Kampuchea, Hồng Kông; trinh sát, khám phá các mục tiêu mới trong vùng địch, phối kiểm các tin tức do mật báo viên tại hậu tuyến địch cung cấp và toán dù xâm nhập chuyển về.
Huấn luyện: Đầu năm 1961, Hoa Kỳ phối hợp với BĐST bắt đầu huấn luyện ngành sưu tập tin tức chiến trường Field Operation Intelligence (FOI) tại Quân Báo Cây Mai do các huấn luyện viên Hoa Kỳ giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Việt. Mỗi khóa 2 tháng. Khóa 1 gồm 16 sĩ quan, khóa 2 gồm 25 sĩ quan. Các khóa kế tiếp về sau được gởi đi du học tại Okinawa, Nhật Bản, trường FOI USARPACINT, do toán thông dịch BĐST hướng dẫn. Hàng hạ sĩ quan, binh sĩ, mật báo viên và một số sĩ quan trưởng lưới được huấn luyện bổ túc kỹ thuật tại Căn Cứ 49 tại Núi Nhỏ Vũng Tàu.
* Tiểu Sử Đơn Vị 101 (nguồn gốc của Biệt Đoàn Sưu Tập)Thành lập: Sau khi Nha Tổng Nghiên Huấn (cơ quan phản gián Bộ Quốc Phòng) giải tán vào năm 1956, Sở Liên Lạc thay thế trực thuộc Phủ Tổng Thống do Đại Úy Lê Quang Trung chỉ huy. Đến tháng 8-1960, một cơ quan tình báo đặc biệt được thành lập mang tên Biệt Đội Sưu Tập (BĐST) trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH do Đại Úy Nguyễn Văn Trọng chỉ huy. Bộ chỉ huy BĐST tạm thời đặt tại Trường Quân Báo Cây Mai, sau lần lượt dời về đường Mặc Thiên Tích, đường Nguyễn Tri Phương cạnh Trung Tâm Quân Báo, cuối cùng đối diện Trung Tâm Quân Báo gồm có cơ sở toán thông dịch cố vấn, một trại gia binh và phòng huấn luyện võ Teakwondo.
Nhiệm vụ: Cơ quan tự trị yểm trợ nhân viên tài chánh, huấn luyện với nhiệm vụ sưu tầm tin tức chiến lược và chiến thuật trong quần chúng tại chiến trường tại các quốc gia lân bang Lào, Kampuchea, Hồng Kông; trinh sát, khám phá các mục tiêu mới trong vùng địch, phối kiểm các tin tức do mật báo viên tại hậu tuyến địch cung cấp và toán dù xâm nhập chuyển về.
Huấn luyện: Đầu năm 1961, Hoa Kỳ phối hợp với BĐST bắt đầu huấn luyện ngành sưu tập tin tức chiến trường Field Operation Intelligence (FOI) tại Quân Báo Cây Mai do các huấn luyện viên Hoa Kỳ giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Việt. Mỗi khóa 2 tháng. Khóa 1 gồm 16 sĩ quan, khóa 2 gồm 25 sĩ quan. Các khóa kế tiếp về sau được gởi đi du học tại Okinawa, Nhật Bản, trường FOI USARPACINT, do toán thông dịch BĐST hướng dẫn. Hàng hạ sĩ quan, binh sĩ, mật báo viên và một số sĩ quan trưởng lưới được huấn luyện bổ túc kỹ thuật tại Căn Cứ 49 tại Núi Nhỏ Vũng Tàu.
Anh vẫn sống cùng ái hữu, quê hương - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông
Tổ chức: Hệ thống chỉ huy điều hành BĐST từ
trung ương đến địa phương có chỉ huy trưởng cấp đại tá ở Bộ Chỉ Huy bên cạnh
Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu; trưởng đoàn sưu tập cấp trung tá bên cạnh mỗi vùng
chiến thuật gồm các đoàn 60, đoàn 65, đoàn 66, đoàn 67, đoàn 68, đoàn 69;
trưởng đoàn sưu tập cấp thiếu tá bên cạnh mỗi tỉnh, thị trấn, tại các quốc gia
lân bang, trưởng toán dù xâm nhập, trưởng Căn Cứ 49/ BĐST huấn luyện; trưởng
lưới sưu tập cấp đại úy bên cạnh mỗi quận, vùng hậu tuyến địch.
Chỉ huy: Đệ I Cộng Hòa bị đảo chánh, Đại Úy Trọng ra đi năm 1963, Đại Úy Triệu tạm quyền. Thiếu Tá Lung và Thiếu Tá Lời tạm thời thay nhau chỉ huy BĐST. Thiếu Tá Lời bàn giao BĐST cho Thiếu Tá Kiệt và BĐST đổi tên thành Biệt Đoàn 300, trực thuộc Phủ Tổng Thống thay vì Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Sau cuộc chỉnh lý, Thiếu Tá Kiệt ra đi năm 1965, Đại Tá Nhơn thay thế và đổi tên Biệt Đoàn 300 thành Liên Đoàn Yểm Trợ 924, lại trực thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, không còn trực thuộc Phủ Tổng Thống. Đầu năm 1972, Đại Tá Nhơn sau khi học khóa Cao Đẳng Quốc Phòng, đi làm phụ tá đặc trách AN/TB cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đã soạn thảo kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị. Liêm Đoàn Yểm Trợ 924 một lần nữa đổi tên thành Đơn Vị 101. Trung Tá Luân (sau lên Đại Tá) từ Đoàn 65 về làm Chỉ Huy Trưởng từ tháng 8-1970 cho đến ngày 30-4-1975.
Nhân viên: Tất cả sĩ quan và hạ sĩ quan được tuyển chọn về BĐST là căn cứ vào hồ sưu tra lý lịch tại quân trường hoặc sở an ninh liên hệ và phải có bằng FOI mới chính thức hoạt động. Đa số được phân phối về địa phương cư ngụ để hoạt động trong quần chúng. Tại vùng hậu tuyến địch phải cải trang và bảo mật tối đa. Tại các quốc gia lân bang phải thạo ngôn ngữ và tập quán của quốc gia liên hệ. Toán Dù xâm nhập phải có thêm bằng nhảy dù và xung phong tình nguyện.
Chỉ huy: Đệ I Cộng Hòa bị đảo chánh, Đại Úy Trọng ra đi năm 1963, Đại Úy Triệu tạm quyền. Thiếu Tá Lung và Thiếu Tá Lời tạm thời thay nhau chỉ huy BĐST. Thiếu Tá Lời bàn giao BĐST cho Thiếu Tá Kiệt và BĐST đổi tên thành Biệt Đoàn 300, trực thuộc Phủ Tổng Thống thay vì Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Sau cuộc chỉnh lý, Thiếu Tá Kiệt ra đi năm 1965, Đại Tá Nhơn thay thế và đổi tên Biệt Đoàn 300 thành Liên Đoàn Yểm Trợ 924, lại trực thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, không còn trực thuộc Phủ Tổng Thống. Đầu năm 1972, Đại Tá Nhơn sau khi học khóa Cao Đẳng Quốc Phòng, đi làm phụ tá đặc trách AN/TB cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đã soạn thảo kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị. Liêm Đoàn Yểm Trợ 924 một lần nữa đổi tên thành Đơn Vị 101. Trung Tá Luân (sau lên Đại Tá) từ Đoàn 65 về làm Chỉ Huy Trưởng từ tháng 8-1970 cho đến ngày 30-4-1975.
Nhân viên: Tất cả sĩ quan và hạ sĩ quan được tuyển chọn về BĐST là căn cứ vào hồ sưu tra lý lịch tại quân trường hoặc sở an ninh liên hệ và phải có bằng FOI mới chính thức hoạt động. Đa số được phân phối về địa phương cư ngụ để hoạt động trong quần chúng. Tại vùng hậu tuyến địch phải cải trang và bảo mật tối đa. Tại các quốc gia lân bang phải thạo ngôn ngữ và tập quán của quốc gia liên hệ. Toán Dù xâm nhập phải có thêm bằng nhảy dù và xung phong tình nguyện.
Trích Báo Viễn Đông
|
Đôi lời vào truyện:
Tôi tên Nguyễn Bá Quang, là một sĩ quan QLVNCH cấp bậc Đại Úy thuộc đơn vị 101 P2/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Ở tù CSVN tại trại tù Tiên Lãnh, Quảng Nam, Đà Nẵng suốt hơn 12 năm. Qua Mỹ với diện H.O.5 năm 1991. Hiện cư ngụ tại Rếda, Califonia. Trong thời gian tôi ở tù chưa được thả, gia đình vợ con tôi vượt biển tìm tự do tại Cà Mau tỉnh Minh Hải. Trong chuyến vượt biển hãi hùng ngày 22-2-1985 vợ và sáu người con trai của tôi đã bỏ xác trên biển cả vì bọn hải tặc làm đắm thuyền. Ngoài ra còn có cả nhạc phụ của tôi và các em vợ cùng các cháu đạ chết một cách tức tưởi trên chuyến tàu đau thương ấy. Chỉ còn sống sót người con gái yêu thương của tôi tên Thùy Nhiên và dì ruột của cháu là Phạm Thị Sa. Năm 1975 mất nước con giá tôi mới có tám tuổi, khi CS Bắc Việt chiếm miền Nam chúng dọa nạt, đấy ải gia đình của các sĩ quan QLVNCH đi cải tạo tại các trại lao động khổ sai. Vợ con tôi phải đi kinh tế mới tại Cà Mau, Minh Hải, việc học hành khó khăn, cháu chỉ học tới lớp bảy rồi phải bỏ lỡ dở đi buôn cá tại vùng ven sông thuộc Cà Mau để kiếm tiền nuôi gia đình và các em trai còn nhỏ tiếp tục đi học, vì thế nên cháu chỉ có thể thuật lại “Nỗi bất hạnh của đời tôi” một cách trung thực. Là ba của cháu tôi cũng chỉ sửa những lỗi văm phạm, chính tả. Qua sự thúc bách của tôi, cháu mới có thể thuật lại câu chuyện thương tâm, vì mỗi lần nhớ lại những cảnh đau thương tang tóc của gia đình thì cháu đâm thẫn thờ, ngơ ngẩn hết mấy ngày, và lòng tôi cũng quặn đau vô vàn. Hiện cháu đã lập gia đình và sống với chồng con tại Úc. * Viết để kính dâng linh hồn mẹ Phạm Thị Khanh, Ông ngoại Phạm Văn Đình, Cậu Phạm Văn Tiếng, các Anh: Nguyễn Bá Liêm, Nguyễn Bá Chương, Nguyễn Bá Long, cá em, Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Bá Hoài, Chú nguyễn Văn Dậu, các em con dì Nguyễn thị Minh Châu, Nguyễn thị Minh Xuân, Nguyễn Minh Toàn, và Linh mục Hồ Quang Liêm, chú Hồ Quang Lập và các anh bà con với cha Liêm mà tôi không nhớ tên. * Viết cho Ba là Nguyễn Bá Quang, ba và con cùng NỔI BẤT HẠNH trên cuộc đời này. Sau bao tháng ngày mẹ và các anh chuẩn bị ghe thuyền, từng can dầu, tom góp từng gói lương khô như gạo sấy, thuốc men v. V...mọt cách bí mật. Ông ngoại, gia đình bà dì ruột, gia đình của cha Liêm, từng tốp, từng tốp len lỏi trong đêm tối lần lượt đến điểm tập trung tai bãi Đá Bạc Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải. Tất cả chúng tôi yên lặng lên thuyền, gồm có 22 người đã có mặt đầy đủ. Tiếng nổ dòn của máy lướt sóng ra khơi, mọi người chúng tôi nín thở hồi hộp. Qua mấy giờ lầm lũi chạy trong đêm, trời đã sáng, ánh nắng chan hòa, chúng tôi đã rời khỏi hải phận Việt Nam, mọi người thở ra nhẹ nhỏm, vui mừng, bồi hồi xúc động vì đã thoát qua được chặng đường đấu đầy nguy hiểm và bất trắc nhất, vì nếu chẳng may mà bị VC bắt lại, thì bị tù tội, tịch thu tài sản, tất cả đều mất sạch. Niềm vui thoát được khỏi bọn công an VC đang miên man trong đầu óc mọi người, bỗng nhìn đằng xa có chiếc tàu lớn hiện ra, tim tôi đánh thình thịch, tàu của ai đây? Của CS hay của thế giớ tự do? Càng lại gần thì càng hồi hộp, một thoáng chán nản và sợ sệt hiện rõ trên nét mặt mọi người khi nhìn rõ màu cờ máu Liên Xô, Thuyền của chúng tôi cố ý lái chệch hướng chiếc tàu lớn, cứ thế tiến thẳng, đã qua thêm một sự nguy hiểm, và cũng vì thế thuyền đã chệch hướng đi như ban đầu đã định trước của mình. Chạy thêm vài giờ nữa thì đằng trước hiện lên một chiếc thuyền đánh cá treo cờ VC (cờ đỏ sao vàng), bên hông tàu thấy hai chữ Kiên Giang, giây phút trọng đại, mọi người như nín thở, từ thuyền bên kia phát loa yêu cầu thuyền chúng tôi ngừng lại để cho họ kiểm soát. Không thể để bị bắt, rồi phải ngồi tù, tài sản bị mất sạch, nên thuyền chúng tôi quyết định mở hết tốc lực. Một loạn đạn AK nổ dòn bắn về phía chúng tôi, tái công lúc đó là anh Hai Liêm của tôi bị thương ở cánh tay, Mẹ bị thương ở bả vai, ông Ngoại bị thương nhẹ ở đầu. Thuyền bắt buộc phải ngừng lại. Tất cả bàng hoàng chờ đợi những gì xấu nhất sắp xảy ra. Thuyền Kiên Giang là thuyền đánh cá nhưng có cán bộ VC, công an mang theo súng, bọn chúng bước qua thuyền chúng tôi lục soát từng người một kể cả những em bé 3, 4 tuổi, tịch thu một số vàng và tiền bạc (đô la) mà mọi người mang theo, chúng lấy một máy lớn của thuyền chúng tôi và dọa sẽ đưa trở lại vào bờ giao công an địa phương “xử lý”. Ông ngoại tôi là người lớn tuổi nhất trong thuyền, ôm vết thương còn chảy máu trên đầu loang xuống mặt, cố gắng năn nỉ giải thích: “ Các anh cho chúng tôi đi, nếu đưa chúng tôi trở lại bờ Việt Nam thì các anh chẳng có lợi gì cả, chúng tôi bị tù tội, tiền, vàng của các anh vừa tịch thu thì cũng phải giao nạp cho công an thôi.” Sau đó bọn họ cho chúng tôi đi, và chỉ hướng cho tàu chạy. Còn lại một máy nhỏ, thuyền tiếp tục chạy một cách nặng nhọc, chạm chạp lướt sóng tiến về vùng biển Thái Lan. Chạy được một giờ đồng hồ nữa thấy có một chiếc thuyền giống thuyền đánh cá xuất hiện, khi chiếc thuyền này tiến lại gần không thấy treo cờ nước nào cả, nhưng dấu hiệu trên mạn thuyền được bôi lem, chạy với tốc độ nhanh rồi quay đầu chận ngang thuyền chúng tôi. Đã trải qua nhiều hiểm nguy, lần này tôi hồi hộp và lo sợ, tất cả như nín thở, những đứa nhỏ cũng biết được những gì quan trọng sắp xảy ra nên chúng ngồi thu mình vào thành ghe im re trông thật tội nghiệp. Tất cả không một tiếng động. Tiếng nói ở thuyền bên kia là một tiếng lạ không ai hiểu gì, lúc đó cha Liêm là người biết tiếng Anh nói xin họ giúp đỡ. Toán người kia như không nghe biết, với cử chỉ hung hăng dữ tợn, cặp vào thuyền chúng tôi la hét lục soát từng người một. Một lần nữa vơ vét sạch những gì tàu Kiên Giang VC vơ vét còn sót lại. Thấy kết quả lục soát chúng chẳng được là bao, chúng đi tìm những bộ mặt một, nhất là nhìn chằm chằm vào những người đàn bà con gái. Mẹ tôi còn trẻ đẹp nhưng vừa bị thương mất máu co ro, mặt mày tái mét nên chúng bỏ qua không để ý tới. Chúng đến gần tôi và chị H, bạn gái của anh Hai, chúng liền nắm áo chúng tôi kéo qua thuyền chúng nó. Trước cảnh dã man này mấy anh tôi không kềm hãm được nên đã có phản ứng binh vực em mình (tôi lúc đó mới được 18 tuổi, cô kia xấp xỉ tuổi tôi hoặc lớn hơn một tuổi ) Nên đã la ó phản đối. Mẹ tôi cúi lậy xin chúng tha. Ông ngoại, cha Liêm năn nỉ nài nỉ chúng chẳng nghe. Chúng đẩy chúng tôi qua thuyền chúng. Phẫn uất trước hành động tàn bạo này, mấy anh tôi đánh trả lại chúng. Chúng rút súng lục ra uy hiếp và chế ngự mấy anh. Lúc đó chúng lôi chúng tôi xuống nhốt dưới hầm tàu tối đen. Từ đó không hay biết chi nữa những việc xảy ra bên ngoài. Sau khi bắt chúng tôi, chúng nổ máy cho tàu chạy, sau đó quay trở lại đâm vào thuyền chúng tôi làm vỡ thuyền, thuyền chìm, chuyện xảy ra tôi sẽ kể tiếp phần sau khi tôi gặp lại người dì ruột tại trại SongLa. Ngồi trong hầm tầu tối đen mà lòng tan nát, tôi chấn tĩnh mình bằng lới cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, hiện ra trước mặt tôi là hình ảnh của mẹ, các anh, em tôi và ba tôi. Ba mẹ, các anh em tôi giờ đây trên biển cả mênh mông đã trôi dạt về đâu rồi? Đã được tàu của thế giớ tự do vớt chưa? Ba tôi trong trại tù CS tại trại Tiên Lãnh, Quảng Nam Đà Nẵng, ba là sĩ quan QLVNCH ở tù 10 năm rồi tương lai sẽ ra sao đây. Tôi nhớ hết những người thân thương, đầu óc tôi rối bời như có trăm ngàn mũi kim nhọn đâm vào quả tim bé nhỏ của tôi tan nát. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến hoặc tưởng tượng ra hoàn cảnh mà tôi phải gánh chịu như hôm nay. Nước mắt tràn đầy ra má mà chẳng hay biết gì, nước mắt đã làm dịu cơn khủng hoảng của tôi. Một niềm hy vọng loé lên trong đầu, chắc mẹ và các anh em của mình còn sống sẽ được tàu vớt, sẽ vượt qua nguy hiểm để đến bến bờ tự do và mình sẽ được gặp lại. Ở trên tàu của bọn cướp được vài hôm, chúng chuyển tôi qua tầu đánh cá thứ hai, còn chị H.thì ở lại trên tầu của chúng nói tiếng Thái cới nhau tôi không hiểu một tí giò cả chỉ biết cảm nhận theo linh tính của mình, thấy tầu này chuyên lo đánh cá, chắc là họ vừa đánh cá vừa làm hải tặc ăn cướp chăng? Một tuần sau chúng lại chuyển tôi qua tầu khác, cứ thế lênh đênh trên biển cả qua ngày thứ 51, ngày này chúng chuyển qua một tàu khác nữa, người trên tàu có vẻ hung tợn dữ dằn hơn những chiếc tàu trước đây. Váo khoảng nửa đêm một tên đàn ông vào kéo tôi dậy, nhìn cặp mắt nó, thấy dễ sợ như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Người tôi run bần bật, miệng thầm đọc kinh xin ơn trên phù hộ cứ giúp. Chúng nó sờ mó và bắt cởi hết quần áo, chúng nói gì với nhau tôi không hiểu, chỉ biết kẹp hai chân cứng lại, hai tay ôm chặt lấy ngực, và nhìn vào vết thẹo nổi đỏ trên cánh tay tôi. Lúc nhỏ khoảng hai tuổi bị tai nạn phỏng dầu làm đường đến 50% khi chữa lành vẫn còn vết thẹo luôn ửng đỏ. Không biết ai xui khiến cho tôi cứ nhìn vào vết thẹo ấy và kêu la thảm thiết. Bọn chúng nói với nhau những điều gì, tôi cảm nhận như chúng e ngại về vết thẹo cảu tôi là bị bệnh phong cùi gì chăng? Sau khi bàn bạc chúng đã xô tôi xuống biển không cho một vật gì có thể trôi nổi trên mặt biển. Nước lạnh làm tỉnh hẳn người, tôi đã thoát qua những bàn tay con quỷ dữ, cố gắng vợi hai chân để người mình nổi lên trên mặt nước ( ở Cà Mau tôi sống bên sông nên bơi lội cũng khá giởi. Trên biển giữa đêm đen, có gì ghe rợn bằng. Tôi cố sức mình chống chọi với bao ý nghĩ bi thương, bản năng sinh tồn lại đến với tôi mãnh liệt, tôi kêu xin mẹ Maria bổn mạng hãy cứu giúp tôi. Một lần nữa hình ảnh của mẹ, anh, em và Ba tôi ở trại cải tạo lại hiện ra như khuyến khích tôi hãy ra sức cố gắng chống chọi với tử thần để ráng sống may đau có người cứu vớt. Vì thế mà đã qua được năm tiếng đồng hồ dưới biển lạnh. Trời đã hừng đông, một tia hy vọng đến với tôi, nhưng người càng ngày càng bị lạnh cóng, sắp sửa không chịu đựng nổi nữa rồi, thì may thay, nghe có tiếng động cơ của thuyền chạy đến. Tôi cố giơ tay lên nhưng thân hoàn toàn cóng cứng, tất may trên thuyền nhìn thấy, dừng thuyền lại và vớt tôi lên. Nguyện xin đây là một chiếc thuyền làm ăn lương thiện để tôi còn được sống an bình. Thật quả như lòng mong ước, tôi được những người này săn sóc tận tình, cho quần áo để mặc, cho ăn uống đàng hoàng và dùng máy vô tuyến gọi police (cảnh sát ) Thái cho tàu ra đón tôi vào bờ và đưa đến trại Song La và đến trại Sikiw. Hằng ngày ở trại, cô đơn lạc lõng, thân gái dặm trường, hằng đêm nguyện cầu cho lòng vơi đi ít niềm đau. Mong chờ mẹ, anh em sẽ đến với mình, nhưng càng ngày càng thấy bặt tăm vô âm tín, lòng buồn rười rượi. Mỗi khi có người mới nhập trại tôi thường đến để cầu mong gặp người thân. Hôm nay bất thần tôi thấy dì Sa em mẹ thất thểu bước vào trại, dì cháu gặp lại nhau, nước mắt tuôn trào như mưa, và Dì đã kể lại những gì xảy ra kế tiếp khi tôi bị hải tặc bắt qua tàu của chúng. “Sau khi bọn hải tặc bắt con và H qua tàu của chúng. Vì không chịu nổi những uất ức các anh con đã phản ứng mãnh liệt đánh lại chúng nó. Nhưng chúng có súng, nên các anh con đánh thúc thủ. Chúng lồng lộn lên lục soát nát bét trên tàu, bắt mọi người cởi bỏ hết quần áo chỉ cho mặc một quần lót mỏng, lấy hết những gì còn lại trên tàu, rồi rú máy cho tàu chạy. Mọi người chư kịp hoàn hồn thì thấy tàu hải tặc quay đầu trở lại, và chạy rất nhanh đâm thẳng vào hông thuyền của mình đánh rầm, thuyền vỡ làm đôi, một số người văng xuống biển. Đồ vật nặng chìm xuống nước, những vật nhẹ nổi lềnh bềnh. Trong lúc hỗn loạn, mỗi người đều bơi lội, vớ lấy can đựng dầu, đụng nước làm phao. Các anh con, Chương, Long bơi vớt những tấm ván để kết làm bè, kèm lên phần thuyền cón lại nổi trên mặt nước. Phần bè và thuyền nổi cho mẹ, dì, con của dì và Đạt, Hoài, hai em con. Ông ngoại và anh Liêm đã ra đi trong lúc thuyền bị đánh chìm vì cả hai đều bị thương. Trời bắt đầu sập tối, nỗi kinh hoàng xâm chiếm lòng người. Màn đêm đem đến sự sợ hãi cho mọi người trong cảnh thập tử nhất sinh, lạnh đói và khát, nhưng vẫn cố gắng bu lấy bên nhau, cùng nhau sống chết. Thấy các em con vì đói khát và lạnh, quá tội nghiệp nên Chương liều bơi, lặn xuống lòng thuyền may ra tìm được nước uống hoặc thức ăn. Nhưng đã lâu khong thấy Chương trở lại, mẹ và Dì kêu gào thật lâu chẳng có tiếng trả lời. Hễ người nào chịu không nổi buông tay ra là đi vĩnh viễn. Thấy những người thân lần lượt ra đi, lòng mẹ và dì tan nát nhưng biết làm sao đây hỡi trời, chỉ biết đọc kinh cầu nguyện Chúa, Mẹ cứu giúp, hộ phù. Phía bên kia có Linh mục Hồ Quang Liêm và người em Hồ Quang lập cùng mấy người bà con của cha trong đêm đó cũng ra đi. Ngày thứ hai kể từ ngày đắm thuyền chỉ còn có dì, mẹ và mấy đứa nhỏ vì được ngồi trên bè, nên chống được sự lạnh cóng. Mẹ con bị thương máu ra nhiều, không ăn, không uống nên người mệt lả đi, hơi thở yếu dần, dì gọi mẹ không trả lời nổi, mẹ tức tưởi ra đi. Đạt, Hoài hai em của con ôm mẹ khóc thảm thiết, dì đứt cả ruột gan. Các cháu cứ muốn giữ mẹ lại bên cạnh không xa rời, dì khuyên nhiều lần các cháu mới chịu để mẹ con xuống lòng đại dương. Còn lại con Châu, con Xuân của dì mềm người vì đói khát lặng lẽ ra đi. Dì như người mất hồn, không còn biết gì nữa, đặt con mình xuống nước cho dòng nước trôi xuôi, đau đớn vô cùng. Ngày thứ ba chỉ còn lại Dì, Em Đạt của con, mệt quá gục trên tấm ván, bỗng nó ngồi nhổm dậy nói: “ Để con lấy nước cho dì, con thấy có dòng suối trong xanh, nước ngọt lắm dì ơi” nó định bước xuống nước để đi Dì cầm tay nó kéo lại: “ Con ơi không có đâu, đó chỉ là ảo ảnh mà thôi, con ngồi xuống đây đọc kinh với với dì xin ngài ban phước”. Sau khi kinh nguyện, yên tĩnh được một lúc, nó lại kêu lên khát nước quá dì ơi con chịu hết nổi rồi. Dì nói trong vô thức hay con uống đại một hớp nước biển xem có chống chọi được không? Sau khi uống một miếng nước vào bụng, tức thì cháu ôm bụng rên la khủng khiếp, nước bọt trào ra nơi, nước bọt giống như bọt xà phòng trào ra, trào ra, cháu lịm người dần và nằm bất động, người cuối cùng ở bên cạnh dì cũng ra đi. Còn lại một mình đang nằm chờ chết dưới ánh nắng như thiêu như đốt bỗng thấy có đám mây đen kéo đến trời đột nhiên dịu xuống, một vài giọt mưa rơi trên mặt dì, dì liếm từng giọt nước, nhưng người dì đã kiệt sức không còn hay biết gì nữa cả. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên thuyền đánh cá của người Thái Land. Theo táu họ trên biển, 15 ngày sau thì được đưa vào trại Batani, qua trại SongLa và dì gặp con tại đây. Ôi ! Những biến cố đó trong đời tôi làm toi điên dại, sống dưới ánh nắng mặt trời mà như trong hang âm u. Tôi đã mất mẹ, mất anh, mất em, mất ông ngoại, cậu, cháu và những người than yêu 18 người đã chết tức tưởi, bỏ mình trên biển cả đó là tất cả NỖI BẤT HẠNH CỦA ĐỜI TÔI. Mẹ ơi ! Sao mẹ nỡ xa lìa con, xa lìa ba, ba đã chịu bao nhiêu điều cay đắng tủi nhục trong ngục tù Cộng Sản. Các anh ơi ! Các em ơi ! Tất cả đã xa lìa tôi, vĩnh viễn li biệt tôi một cách tức tưởi: Khổ đau tột đỉnh, hận thành non cao, “Biển xa sóng lớn dạt dào, nhớ anh, em, mẹ có ngày nào nguôi”. |