QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, January 18, 2014

HOA MÁU BỪNG NỞ TRONG CÔ NGHIỆT


NGỤY VĂN THÀ:

 
HOA MÁU BỪNG NỞ TRONG CÔ NGHIỆT
LS.Đỗ Thái Nhiên

http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/01/babui01201406.jpg
Xâm lăng là hành động chiếm giữ lãnh thổ, biển đảo của quốc gia bị xâm lăng.  Xâm lăng còn là hành động tước đoạt độc lập, tự do của người dân thuộc quốc gia bị xâm lăng thông qua những sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những sinh hoạt có tính liên hệ đến vận mệnh của đất nước …

Xâm lăng xuất phát từ những người cùng chủng tộc kiểu CSVN thống trị xã hội Việt Nam, đó là nội xâm. Xâm lăng xuất phát từ ngoại bang Trung Cộng, đó là ngoại xâm. Ngày 19/01/1974  Trung Cộng mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam là ngày quốc gia VNCH phải đồng loạt đương đầu với hai cuộc xâm lăng: ngoại xâm Trung Cộngnội xâm CSVN. Đây là ngày tận cùng cô nghiệt của lịch sử VN. Trong cô nghiệt kia lịch sử Việt Nam đã bừng bừng ngạo nghễ nở hoa.


Kính thưa quý vị

Hoa ở đây là huyết hoa, là hoa máu, máu của bậc anh hùng vị quốc vong thân: ANH HÙNG HẢI QUÂN TRUNG TÁ NGỤY VĂN THÀ. Diễn trình xuất hiện của hoa máu Ngụy Văn Thà xin được trình bày như sau:
Ngụy Văn Thà sanh ngày 16/01/1943 tại Trãng Bàng, Tây Ninh.

Tháng 03 năm 1964, với tư cách sinh viên sĩ quan hải quân, Ngụy Văn Thà tốt nghiệp thủ khoa khóa Đệ Nhất Song Ngư, ngành Chỉ Huy, trường Sĩ Quan Hải Quân VNCH tại Nha Trang.
Thành tích trong binh nghiệp của Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà được ghi nhận bằng 13 huy chương đủ loại, kể cả Đệ Ngủ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm anh dũng bội tinh với nhành dương liễu. Bài viết này chỉ tập trung nói về kỳ tích của anh hùng Ngụy Văn Thà trong trận hải chiến chống Trung Cộng ngày 19/01/1974.

Những khó khăn trước khi lâm trận
1)Lệnh của Tổng Thống
Ngày 16/01/1974 Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải ghi nhận: chiến hạm, tàu đánh cá và lính Trung Cộng xuất hiện tại vùng đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa.
8 giờ sáng 17/01/1974, bằng thủ bút, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duên Hải
Thứ nhất: Ôn hòa mời chiến hạm Trung Cộng rời khỏi lãnh hải của VNCH
Thứ hai: Nếu hải quân Trung Công bất tuân, hải quân VNCH bắn cảnh cáo trước mũi chiến hạm Tàu
Thứ ba: Nếu Tàu vẫn ngoan cố Hải Quân VNCH có toàn quyền sử dung vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của VNCH.
Lệnh của Tổng Thống Thiêu là lệnh “tiên lễ, hậu binh”. Lệnh của TT không hề nhắc tới vai trò của quân đội Mỹ, ý muốn nói VNCH hãy tự lực, tự cường, đừng trông chờ vào người Mỹ.

2)Thế trận của Hải Quân VNCH
Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc tổng chỉ huy trận hải chiến. Hải Đội VNCH gồm 04 chiến hạm, chia ra làm hai phân đoàn
a)Phân đoàn I: nổ lực chính
HQ4: HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng, Khóa 11 HQ
HQ5: HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, HT, Khóa 11 HQ, Đại Tá Hà Văn Ngạc chỉ huy trân đánh từ HQ5
b)Phân đoàn 2: nổ lực phụ
HQ16: HQ Trung Tá Lê Văn Thự,HT, Khóa 10 HQ
HQ10: HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, HT, Khóa 12 HQ. HQ10 hư một trong hai máy chính. Radar không sử dụng được. So với các Hạm Trưởng khác, Ngụy Văn Thà là sĩ quan trẻ tuổi nhất, quân hàm thấp nhất.
3) Vào trận
Thay vì “tiên lễ, hậu binh”, anh hùng Ngụy Văn Thà cùng với chiến hữu hải quân của ông bất ngờ bắn thẳng vào tàu Trung Cộng theo đúng binh pháp “tiên hạ thủ vi cường”. Lệnh “tiên lễ, hậu binh”của Tổng Thống là phép vua. Trong máu lửa của biển cả, Hải Quân VNCH bắt buộc phải hành động theo lệ làng, đó là lệ “tiên hạ thủ vi cường” 

Đặc biệt hơn nữa HQ10 do Ngụy Văn Thà chỉ huy từ nổ lực phụ của phân đoàn 2 đã tiến lên nổ lực chính. HQ10 bắn trước, bắn chính xác và bắn hết mình, gây thương vong nặng nề cho cấp chỉ huy của hải quân Trung Cộng.
Giữa lúc trận hải chiến diễn ra, toán đổ bộ của hai quân VN đang trên đường dùng bè cao su rút về HQ16 đã hát vang bài ‘Việt Nam, Việt Nam” khi toán này chứng kiến cảnh tawu TC bị hải quân VN bắn cháy.

Biết được HQ10 là nguồn hỏa lực chính tạo thiệt hại cho hải quân TC,  các chiến hạm Trung Cộng dồn hải pháo nhắm vào HQ10. Từ đó Thiếu Tá Ngụy Văn Thà Hạm Trưởng và Đại Úy Nguyễn Thành Trí bị trọng thương,  HQ10 bị trúng đạn TC đến độ không thể di chuyển được, hạm trưởng Ngụy Văn Thà  ra lệnh cho toàn bộ thủy thủ đoàn của ông dùng bè cao su rời bỏ vùng hải chiến. Cuối cùng hạm trưởng Ngụy Văn Thà hiên ngang bám lấy HQ10 đi vào lòng biển. 

 Đó là truyền thống lạnh lùng nhưng lẩm liệt của giới thuyền trưởng trong những trận hải chiến khốc liệt. Tuy nhiên, không phải thuyền trưởng nào cũng kiên cường như thuyền trưởng Nguy Văn Thà. Chính tính kiên cường kia đã biến cái chết của Ngụy Văn Thà trở thành một bông hoa thật tươi, thật lộng lẫy trên dòng sử của Hải Quân/QLVNCH. Cần nhấn mạnh thêm rằng hoa sử kia được nở rộ nhờ vào máu yêu quê hương thiết tha của Ngụy Văn Thà, người đời gọi tắt là HOA MÁU NGỤY VĂN THÀ.

Kết quả trận hải chiến Ngụy Văn Thà
Trung Cộng: hai hộ tống hạm bị bắn chìm, hai trục lôi hạm bị loại khỏi vòng chiến, một đô đốc, sáu đại tá, hàng chục sĩ quan cấp tá, cấp úy tử thương.
Hải quân VN: HQ10, Trung Tá Ngụy Văn Thà cùng 24 chiến sĩ hy sinh, 26 chiến sĩ mất tích, hai quân nhân người nhái tử thương.
Nhìn vào tổn thất đôi bên người ta nhận ra thiệt hại về phía TC nặng nề hơn . Lý do Hải Quân VNCH áp dụng binh pháp “tiên hạ thủ vi cường”

Những đặc điểm của Hải Quân VNCH trong trận hải chiến
1)Tiên hạ thủ vi cường
2)Trong tử sinh của chiến trân vẫn vang ca VN, VN…  can đảm, lạc quan, yêu nước.
3)Thuyền Trưởng chết theo tàu.

Kết luận: Tri ân Ngụy Văn Thà, tri ân HQ/QLVNCH nhưng không chỉ tri ân bằng hương hoa, nhang khói, bằng lời lẽ hoa mỹ mà bằng cách đi tiếp con đường chống Tàu của Ngụy Văn Thà. Trong chiến tranh quân sự, Ngụy văn Thà chống Tàu bằng tất cả hỏa lực của các loại vũ khí mà HQ10 của Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà có được.

 Điều quan trọng hơn cả hỏa lực chính là sự thể rằng mỗi họng súng của HQ10, của QUÂN LỰC VNCH bao giờ cũng được trang bị đầy ắp quyết tâm chống Tàu giữ nước của giòng giống Tiên Rồng. Ngày nay, cũng với lòng yêu nước hừng hực kia, người Việt Nam đang tiếp tục chống xâm lược Tàu trên trận đia kinh tế chính trị. Điều này có nghĩa là không thể có độc lập chính trị nếu không có độc lập kinh tế.

 Đó là lý do giải thích tại sao bài viết này xin kết thúc với lời kêu gọi người Việt trong và ngoài nước hãy nổ lực trên mọi lãnh vực nhằm gây sức ép buộc nhà cầm quyền CSVN hãy nghiêm chỉnh đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp Ước Thương Mãi Xuyên Thái Bình Dương, Trans-Pacific-Partnership, gọi tắt là TPP. Hiệp Ước này gồm: Úc Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. 

TPP nhằm xây dựng và bảo vệ cho mỗi quốc gia thành viên của TPP có được một hoạt động kinh tế  thịnh vượng, ổn định và độc lập. Độc lập ở đây chính là sự triệt để cô lập hóa ngôi chợ kinh tế Tàu. Chợ này chuyên bán ra những sản phẩm ăn trộm tác quyền của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, những sản phẩm giả mạo, rẽ tiền nhưng rất độc hại./.

17/01/2014   
Đỗ Thái Nhiên




Friday, January 17, 2014

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (Phần 1)

 

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (Phần 1)


Paris Tưởng Niệm 40 năm Ngày Hoàng Sa 19-01-1974 / 19-01-2014


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Không phải ai trong số chúng ta cũng biết và đựợc biết sự thật về tất cả những gì thuộc về quá khứ, nhất lại là một giai đoạn, một câu chuyện lịch sử với những biến cố đầy đau thương và oán hận. Trận hải chiến Hoàng Sa là một câu chuyện lịch sử như thế. Bốn mươi năm trước, khi bẩy mươi tư người lính Hải quân Việt Nam Cộng Hòa “vị quốc vong thân” trên vùng biển Hoàng Sa, tôi và đuơng nhiên những bạn cùng trang lứa còn chưa ra đời. Tại miền Bắc ngày đó, nhiều “cô, cậu” thanh niên đang là bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều người trong số họ hiện giờ đã trở thành những cán bộ đang làm việc, phục vụ cho đảng và nhà nước. Trong số họ, không thể không nói rằng họ không biết hay hoàn toàn không biết về trận hải chiến cũng như sự hy sinh anh dũng của những người anh hùng tại Hoàng Sa ruột thịt ngày ấy.

Là một người sinh sau biến cố năm 1975, tôi cũng như rất nhiều nguời dân miền Bắc và nhất là những bạn trẻ đã không có cơ hội để biết về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Hơn thế, tôi cũng đã từng lĩnh án 4 năm tù giam chỉ vì lên tiếng cỗ vũ cho Nhân quyền và công khai khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc. Giống như tất cả những bạn trẻ yêu nước khác, Trường Sa - Hoàng Sa luôn ở trong trái tim tôi. Trong hoàn cảnh của một  người tù đang bị quản chế, tôi chỉ có thể huớng về Hoàng Sa bằng cách riêng rất hạn chếcủa mình: thực hiện một chương trình phỏng vẫn để kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa. Với mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực, công bằng, biết tri ân với những nguời đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Để thấy được rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lý do chung, đó là Lòng Yêu Nước.

Bài phỏng vấn đầu tiên này được thực hiện với 3 người để như là một phần nói lên tâm tình của những người dân Việt, có những quá khứ khác nhau, về cuộc Hải chiến Hoàng Sa bảo vệ biển đảo của các Hải quân VNCH. 


Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau, xin phép được dùng chung từ “bạn”trong cách xưng hô để thuận tiện cho việc đặt câu hỏi.

- Lê Hưng: Một bạn trẻ ở Hải Phòng sinh sau năm 1975. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học, Hưng tham gia nghĩa vụ quân sự và khi rời quân ngũ, anh tiếp tục theo học đại học. Tuy nhiên, trước đây anh không hề biết về trận Hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm về trước.

- Ông Ngô Nhật Đăng: là con trai của nhà thơ Xuân Sách. Ông đã từng phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1982 và tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt Trung. Ông Ngô Nhật Đăng là thành viên của nhóm No-U Hà Nội và từng nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Hiện ông đang sống tại Hà Nội và vẫn tiếp tục có những hoạt động cổ vũ cho Nhân quyền và nhất là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.

- Bà Ngô Thị Hồng Lâm: sinh 1957 tại HN. Hiện đang sống tại Sài Gòn. Bà Hồng Lâm nguyên là một cán bộ công tác chuyên ngành nghiên cứu lịch sử đảng. Sau khi dời công tác, bà dành phần lớn thời gian cho các hoạt động từ thiện và công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ cho Dân chủ, Nhân quyền và đặc biệt là vấn đề Toàn vẹn lãnh thổ.

*

(Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau, tôi xin phép được dùng "bạn" chung trong cách xưng hô).

Xin bạn cho biết, bạn biết gì về cuộc Hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm? 

Lê Hưng: Rất tiếc là tôi không hề biết gì về trận hải chiến đó. Vì từ trước tới nay tôi không thấy báo chí đưa tin hay những người quen của mình nhắc tới. Hoàn toàn không có trong lịch sử mà tôi được học. Có thể thông tin về trận hải chiến 40 năm trước đã hoàn toàn bị che giấu, bưng bít cho đến ngày hôm nay.

Ngô Nhật Đăng: Ngày đó tôi mới bước sang tuổi 16, cũng như tuyệt đại đa số người dân miền Bắc lúc đó tôi chưa bao giờ được nghe nhắc tới Hoàng Sa - Trường Sa. Tôi được biết đến sự kiện này do nghe bố tôi và các bạn của ông nhắc tới: “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi thư ra Hà Nội yêu cầu chính phủ VNDCCH lên tiếng về việc Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa”. Chính câu chuyện đó gây ấn tượng mạnh với bản thân tôi.

Ngô Thị Hồng Lâm: Đó là một cuộc xâm lăng phi pháp, chà đạp lên Luật pháp quốc tế của Trung Quốc cách đây 40 năm của thế kỉ trước nhằm thực hiện ý đồ “muốn biến nước ta từ cái tổ Con Đại bàng thành tổ con Chim Chích” như lời của ông cha ta đã dạy.

Xin cho biết cảm nghĩ của bạn đối với sự hy sinh của 74 người lính hải quân VNCH?

Lê Hưng: Tôi rất kính trọng sự hy sinh cao cả của những người đã chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của dân tộc ta. Tôi là một người theo Đạo Mẫu Việt Nam, tôi tôn thờ những người đã có công giúp dân, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Ngô Nhật Đăng: Đó là một sự kiện bi tráng, sau này được đọc các tư liệu, các tác phẩm thơ văn - tất nhiên là của VNCH - tôi càng thấy ngưỡng mộ họ. Có một điều an ủi là sau bao nhiêu năm bị quên lãng các anh đã được “chiêu tuyết” lại, điều đó càng khẳng định: Nhân dân sẽ không bao giờ quên những người con đã đổ máu để giữ gìn đất đai của Tổ Quốc và lịch sử sẽ công bằng.

Ngô Thị Hồng Lâm: Vào thời điểm 19/1/1974, khi ấy mọi thông tin còn bị cộng sản bưng bít rất chặt. Người dân miền Bắc VN hầu như chỉ có một luồng thông tin giáo điều từ cái gọi là "Đài Tiếng nói VN" nên không được biết kịp thời cuộc đánh chiếm đảo Hoàng Sa của người có bộ mặt nạ “anh em” Trung Quốc. Đây là một cuộc chiến không cân sức giữa Hải quân VNCH và bọn Trung Quốc xâm lược. Mặc dù VNCH không giữ được đảo Hoàng Sa nhưng các chiến sĩ đã thể hiện lòng yêu nước vô cùng mãnh liệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Đó là những hy sinh đau thương nhưng rất vẻ vang của tất cả các chiến sĩ VNCH và đặc biệt là 74 người lính Hải Quân VNCH. Họ đã ngã xuống trong trận đánh này, để lại trong lòng chúng tôi hình ảnh đẹp và sự ngưỡng mộ những người con của Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta không được phép quên họ.

Suy nghĩ của bạn về những người lính của cả 2 bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Đối với bạn, có sự khác biệt gì không giữa giữa những người lính VNCH như trung tá Ngụy Văn Thà và với những người lính QĐVN (đặc biệt là đồng đội của ông Ngô Nhật Đăng) đã hy sinh ở chiến trường biên giới Việt Trung vào năm 1979 và 1984? 

Và ngày xưa những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, ngày hôm nay bạn nghĩ sao về điều ấy? 

Lê Hưng: Với tôi, những người lính dù là VNCH hay VC đều không không có tội. Là lính, họ chỉ hành động theo lý tưởng và tuân theo mệnh lệnh. Họ là những con người có trái tim yêu nước, yêu dân tộc của mình. Tôi cũng không được biết về cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1984. Cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979 thì có nghe nói tới. Nhưng tôi nghĩ, sự thật vẫn là sự thật dù có bị bưng bít. Và việc làm ngu ngốc và hèn nhát nhất chính là phủ nhận và bưng bít sự thật.

Về việc những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, tôi xin phép không trả lời dài dòng vì hiểu biết của tôi có hạn. Nhưng những người lính dù là VNCH hay lính QĐND, họ đều đã đổ máu xương, hy sinh để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ tổ quốc. Người thân của họ đã phải chịu quá nhiều mất mát đau thương. Mẹ già mất con, vợ trẻ mất chồng, trẻ thơ mất bố, bạn bè chiến hữu mất đi một người anh em.

Ngô Nhật Đăng: Tôi đã có thời gian là lính (1978-1982) có tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt-Trung. Tôi tin rằng không có sự khác biệt nào giữa những người lính dù dưới thể chế chính trị nào khi chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, chúng tôi cũng không hề đắn đo và sẵn sàng hy sinh chống bọn cướp nước hồi năm 1979 cũng như các anh hùng giữ đảo Hoàng Sa năm 1974 vậy. Điều đó là chắc chắn.

Không riêng gì người lính và cả những người từng phục vụ trong chính quyền VNCH cũng bị gọi là “ngụy” (xin lỗi, tôi coi đây là một từ “mất dạy”) mà cả những người từng tham gia chính quyền trước năm 1954 cũng bị gọi như vậy. Số này ở lại Hà Nội không di cư vào Nam cũng khá đông, họ cũng bị đi tù (gọi là cải tạo) một thời gian. Tôi cũng có một số bạn bè cùng học là con cái của những người này, quan sát họ tôi cũng có những suy nghĩ khác với những điều thường được “giáo dục” trong nhà trường. Tất cả sách giáo khoa và cả các tác phẩm văn học của Việt nam lẫn Liên Xô mà chúng tôi chỉ được phép đọc đều miêu tả những người phía bên kia cực kỳ xấu xa, độc ác, mất hết nhân tính, sẵn sàng mổ bụng ăn gan kẻ thù... Dù không tin hoàn toàn nhưng dù sao vẫn để lại dấu vết trong đầu óc. Cũng may mắn từ bé tôi đã được đọc các cuốn sách trong tủ sách gia đình những cuốn như “Chuông nguyện hồn ai”, “Phía Tây không có gì lạ” v.v... nó làm cho tôi có những suy nghĩ đúng đắn hơn. Quay về câu hỏi của bạn về những người lính VNCH. Thời chúng tôi cũng thường nghe lén các đài phát thanh Sài Gòn (việc này rất nguy hiểm), các bài hát về chiến tranh về thân phận người lính của phía VNCH cũng gây những xúc động mạnh cho chúng tôi. Tôi còn nhớ, vào cuối năm 1973 (lúc này đã có Hiệp định Paris) một anh bộ đội từ chiến trường ra đến nhà tôi báo tin người cậu ruột của tôi đã chết tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Là con út của bà ngoại, ông chỉ hơn tôi có 6 tuổi nên hai cậu cháu thường quấn quýt với nhau.

Đây là cú gõ cửa đầu tiên của chiến tranh thăm viếng nhà tôi, bố tôi cũng thường đi chiến trường trong những thời gian ác liệt (kể cả thời chống Pháp) nhưng ông chỉ đi ngắn chừng 1 năm và lần nào cũng trở về nguyên vẹn. Anh ở lại nhà tôi 2 ngày trước khi về đơn vị và ngủ chung với tôi, tôi được nghe nhiều chuyện về chiến tranh, khi tôi hỏi anh về những người lính “ngụy” anh văng tục: “Hay ho cái đéo gì, anh em trong nhà tàn hại lẫn nhau”. Và tôi mới biết các anh cũng thường hay nghe lén những ca khúc của Trịnh Công Sơn.

Sau này có một thời gian tôi sống và làm việc ở Sài Gòn, quen biết nhiều hơn, thậm chí có một người từng là Đại úy cũng nhận tôi là em kết nghĩa (anh đã vượt biên năm 84). Theo tôi, dù đã muộn màng, chúng ta phải đánh giá lại giai đoạn lịch sử đau thương này của đất nước, trả lại danh dự cho những người đã nằm xuống vì đạn bom, những người còn sống bị đày ải vì lao tù, chiến tranh đã lùi xa mà vết thương này vẫn chưa lên da non đó là điều không thể chấp nhận.

Ngô Thị Hồng Lâm: Thực tế thì một điều bất hạnh nhất cho một đất nước là có chiến tranh. Bất hạnh hơn nếu đó lại là một cuộc nội chiến muốn thống trị nhau bằng bạo lực. Với nhận thức của tôi thì cuộc chiến của quân đội 2 miền Nam và Bắc Việt Nam là một cuộc nội chiến, “người chiến thắng” chẳng có gì để tự cho mình là cuộc chiến chính nghĩa và vẻ vang. Đây là điều ngộ nhận rất thiếu nhân văn của những người cầm quyền Hà Nội. Cuộc chiến đã tàn 40 năm rồi, đủ độ lùi của thời gian rồi, để “từ nay người biết thương người”. Tuy nhiên, mỗi kỉ niệm 30/4 Ban Tuyên huấn họ vẫn cứ cho phát lại những cuốn băng thời sự cũ “quân ta hừng hực khí thế chiến đấu” nghe sao mà thấy vết thương lòng của dân tộc Việt Nam mãi mãi không thể hàn gắn và câu nói của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt “ngày 30/4 có một triệu người vui thì có một triệu người buồn” vẫn còn nguyên tính thời sự và cuối cùng thì người lính cả 2 bên chiến tuyến họ chỉ là những nạn nhân của cuộc chiến.

Vì thế cho nên không thể có sự khác biệt trong đối xử với người lính của 2 bên chiến tuyến, không thể giữ mãi sự khác biệt bên trọng bên khinh. Càng không thể dùng từ “ngụy” đối với người lính VNCH Trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc Việt Nam. Cần vinh danh họ. Cũng như những người lính đã hy sinh ở biên giới Việt-Trung vào năm 1979 họ đều là những anh hùng xứng đáng được Tổ Quốc Việt Nam ghi công và đời đời nhớ ơn họ.

Những người lính VNCH bị nhà nước cộng sản gán cho họ từ “ngụy” là một điều ngộ nhận của họ. Cần phải có một sự đổi mới về nhận thức với những người ở bên kia chiến tuyến, để xóa bỏ sự hằn thù dân tộc cho vết thương mau liền da liền thịt, tiến đến hòa hợp dân tộc để tăng cường sức mạnh của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Bản thân tôi cực lực phản đối sự phân biệt đối xử hoặc xúc phạm với những người ở bên kia chiến tuyến trong đời sống cũng như nghĩa trang nơi họ yên nghỉ.

Bạn có nghĩ là nên vinh danh những người lính VNCH ở trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 không? Nếu có, bạn có sẵn sàng tham gia không? 

Lê Hưng: Họ xứng đáng được vinh danh, họ xứng đáng được ca ngợi. Nếu không thì máu xương, tuổi trẻ, gia đình mà họ đã phải đánh đổi để dành lấy chủ quyền cho đất nước lẽ nào lại là vô nghĩa hay sao!? Chúng ta, thế hệ sau này vô ơn quá.

Ngô Nhật Đăng: Ồ, đó là việc rất nên làm và tất nhiên tôi sẵn sàng tham gia.

Ngô Thị Hồng Lâm: Việc vinh danh những người lính VNCH đã hy sinh trong trận Hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 là việc phải làm để tỏ lòng biết ơn những người con của Tổ Quốc Việt Nam đã hy sinh bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của ông cha ta để lại và qua đó giáo dục, nhắc nhở các thế hệ trẻ của Việt Nam lớn lên sau này phải biết ơn những người đã vì bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc mà hy sinh. Không được phép vong ân với những chiến sĩ VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ đảo Hoàng Sa năm 1974 và những chiến sĩ QĐNDVN trong chiến trận bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.

Việc bạn hỏi chúng tôi có sẵn sàng tham gia không? Xin thưa rằng, tôi vốn xuất thân trong chuyên ngành Nghiên Cứu Lịch Sử, chúng tôi đã cùng các đồng nghiệp của mình cùng các thế hệ học trò tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ của VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974 hàng năm mà không cần phải xin phép bất cứ một “ông Kẹ” nào.

Theo bạn, những tương đồng hay khác biệt gì giữa những người lính ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo và những công dân VN ngày nay xuống đường thể hiện lòng yêu nước và phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông? 

Lê Hưng: Theo tôi, những người cách đây 40 năm bảo vệ Hoàng Sa và những người hôm nay xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn nước ta, họ rất tương đồng. Họ là những người yêu nước, dám đứng lên bảo vệ đất nước mình dù biết trước hậu quả là có thể sẽ phải hy sinh mất mát nhiều, thậm chí tù đày hoặc hy sinh.

Về cá nhân tôi bất kỳ lúc nào đất nước cần tôi sẽ chiến đấu vì tôi cũng đã từng là lính. Và quan trọng hơn tôi là một con dân đất Việt. Tôi chiến đấu cho Dân tộc, cho Tổ Quốc của chúng ta chứ không phải chiến đấu cho bất cứ một chế độ, một chủ thuyết hay một đảng phái nào.

Ngô Nhật Đăng: Tất nhiên với sự xa cách về thế hệ nên sẽ có những khác biệt, nhưng lòng yêu nước và sự cảnh giác trước “hiểm họa phương Bắc” thì sẽ mãi trường tồn, điều đó ăn vào máu mỗi con dân Việt chân chính.

Ngô Thị Hồng Lâm: Theo tôi sự khác nhau của những người lính VNCH ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo với những công dân Việt Nam ngày nay xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đó là về thời gian. Còn sự tương đồng ở đây chính là lòng tự trọng dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, mảnh đất thiêng ngàn đời của ông cha ta để lại mà mỗi chúng ta phải có trách nhiệm và ý chí bằng mọi giá phải bảo vệ và gìn giữ. Rất tiếc là khi nhân dân xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược thì lại bị nhà cầm quyền đàn áp bằng bạo lực để làm vừa lòng “ông bạn vàng” Trung Quốc với cái “mặt nạ 4 tốt và 16 chữ vàng”.

40 năm kể từ ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh để bảo vệ biển đảo, ngày hôm nay Hoàng Sa vẫn bị chiếm đóng bởi Trung Quốc. Theo bạn chúng ta phải cần có những hành động, công việc cụ thể gì mà cá nhân bạn có thể thực hiện hay tham gia góp phần để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Tổ quốc Việt Nam? 

Lê Hưng: Tôi xin được nói rằng, con người của tôi không giống như bọn ngu bị nhồi sọ, tôi không bị mù hay bị điếc mà không biết chế độ này như thế nào. Người dân Việt Nam khổ sở ra sao và đang mong chờ điều gì, nhưng họ chưa làm được có thể họ chưa tìm thấy những người bạn đồng hành. Hoặc là chưa vượt qua được nỗi sợ hãi.

Ngô Nhật Đăng: Xin quay trở lại, ngoài câu chuyện về bức thư của ông Nguyễn Văn Thiệu, tôi được nghe kể về sự trả lời từ phía Hà Nội: “Ông Phạm Văn Đồng nói ở hành lang: “Có còn là của mình nữa đâu mà đòi”. Lúc đó Hà Nội đã cảm thấy sock trong việc TQ bắt tay với Mỹ (từ năm 72 qua “ngoại giao bóng bàn” và Nixon thăm Bắc Kinh).

Thầy dạy tôi cũng là một nhà sử học nói với chúng tôi: “Từ năm 1928, Pháp đã cắm các cột mốc chủ quyền “Indochina” (Đông Dương) lên tất cả các hòn đảo ở Hoàng Sa và một số ở Trường Sa”.

Có lần tôi hỏi ông về Hoàng Sa và Trường Sa...

Ông trả lời: - Hồi năm 1957, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai có ký một hiệp ước giữa 2 đảng với nội dung: Vì Hải quân Việt Nam (DCCH) còn yếu nên Hải quân Trung Quốc sẽ giúp Bắc Việt bảo vệ Biển Đông (lúc đó trong sự kiểm soát của VNCH) và Vịnh Bắc Bộ. Hai bên sẽ cùng nhau khai thác các nguồn lợi ở đây, nếu có nước thứ ba thì cũng phải có sự đồng ý của cả hai bên. Đổi lại, Trung Quốc trả lại Việt Nam 2 hòn đảo Cái Chiên và Bạch Long Vỹ mà họ chiếm lại từ Tưởng Giới Thạch (trước đó là người Nhật).

Riêng điều này thì chính xác vì mẹ tôi kể từng ra Cái Chiên và Bạch Long Vỹ làm “Lễ tiếp quản” (hồi đó bà đang là diễn viên của văn công Quân đội). Tất nhiên thông tin này cần phải kiểm chứng, nhất là từ những người chép Sử.

Tôi có hỏi ông: - Như thế thì làm sao có thể đòi lại được?

Ông trả lời: - Hiệp định ký giữa 2 đảng sẽ trái với luật pháp quốc tế vì nếu hai nước có ký kết một hiệp định tương tự thì phải do chính phủ ký và phải thông qua Quốc hội. Nhưng nếu lôi ra thì lại động chạm đến ông Hồ Chí Minh, đó cũng lại là một điều “kiêng kỵ”. Dù sao đi nữa, việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng không thể coi là việc đã rồi, việc này đòi hỏi phải có sức mạnh của cả dân tộc, nhất là những người đang ở cương vị lãnh đạo đất nước. Trước hết chúng ta cần phải có quyền được biết tất cả những sự thật liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Được công khai lên án những việc làm ngang ngược, càn rỡ của nhà cầm quyền Trung Quốc và tranh thủ sự đồng tình của Quốc tế cũng như tôn trọng các luật biển mà cả hai bên từng cam kết đồng ý.

Ngô Thị Hồng Lâm: Sự chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa thể hiện sự ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế về chủ quyền lãnh thổ của từng nước trên trường quốc tế. Vì thế mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam rất bất bình và đã từng diễn ra nhiều cuộc biểu tình ở các thành phố lớn của Việt Nam mà mở đầu là cuộc biểu tình cuối năm 2007, rồi rất nhiều các cuộc khác trong năm 2011 và 2012. Đây là việc làm chính đáng của nhân dân cả nước. Lẽ ra phải được những người cầm quyền ủng hộ và tán thành như một bước quan trọng trong mở đầu cho kênh ngoại giao và đàm phán. Những cuộc biểu tình của nhân dân cần phải được tôn trọng. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ những cuộc biểu tình đầy ý nghĩa lịch sử trong việc giữ nước của nhân dân Việt Nam.

Được biết chú Ngô Nhật Đăng cũng là một trong số những người đã nhiều lần xuống đường biểu tình và thậm chí bị công an bắt giữ chỉ vì thể hiện lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam. Chú nghĩ sao về hành động này của chính quyền? Và nếu sau này lại có một hoặc nhiều cuộc xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước, chú có tiếp tục tham gia không? 

Ngô Nhật Đăng: Rất tiếc cho họ, đáng lẽ đây là một dịp để chính quyền có thể “mượn” được sức dân, không những chỉ trong việc bảo vệ chủ quyền mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Họ lo sợ những cái không có thật, chứng tỏ họ là những người lãnh đạo thiếu cái tâm và tầm nhìn xa. Rất tiếc, nếu cứ có những hành xử với người dân như vậy thì điều họ lo sợ có thể trở thành sự thật. Đó là điều mà không ai muốn nhưng sức chịu đựng cũng chỉ có giới hạn. Nếu lại có những cuộc biểu tình nữa để bày tỏ lòng yêu nước thì tôi coi việc phải tham gia như là một nghĩa vụ công dân.

Không giống như gần 40 năm qua, báo chí của đảng luôn né tránh, thậm chí bưng bít về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 74, hoặc chỉ đưa tin một cách rất hạn chế. Năm nay, báo chí “lề đảng” đã không ngần ngại đưa tin về trận hải chiến này và không ngần ngại gọi 74 người lính hải quân VNCH là “anh hùng”, bạn nghĩ sao về việc này? 

Ngô Nhật Đăng: Đó là điều họ phải làm từ lâu rồi mới phải, nhưng dù sao muộn còn hơn không. Hơn ai hết họ quá hiểu sự o ép khó chịu của tay “láng giềng to xác”. Đây là lúc lựa chọn giữa đất nước và quyền lợi cá nhân, không có kiểu lập lờ nước đôi được.

Ngô Thị Hồng Lâm: Đúng là năm nay là một năm khá đặc biệt. Trước áp lực của quần chúng bắt buộc Tuyên Huấn chỉ thị báo chí phải đưa tin, bài về cuộc chiến giữ đảo Hoàng Sa của Hải quân VNCH mà những thập kỉ trước họ rất kiệm lời và cho là việc “nhạy cảm” hay “chạm húy”. Hay nói cách khác thì đây là một sự hèn nhát của những người cầm quyền. Nhưng họ không thể làm ngơ mãi được vì lương tâm của họ chắc đã hối thúc họ không thể ngậm miệng thêm nữa trước xu hướng tiến lên của một dân tộc ngàn đời không chịu sống quỳ.

Từ ngàn năm nay, qua bất kỳ thời đại nào, chế độ nào người dân Việt Nam ta đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn. Bạn nghĩ sao về những bạn trẻ vẫn đang ra sức truyền bá sự thật hiện tại và lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa bất chấp tù đầy và bắt bớ, sách nhiễu hay đánh đập? 

Ngô Nhật Đăng: Tuyệt vời!!! Tôi không còn biết dùng từ gì hơn để nói về các bạn trẻ đó. Tôi được gặp, được nghe, được nói chuyện với các bạn và đó là niềm hạnh phúc. Không riêng tôi, nhiều người thuộc thế hệ cha chú của tôi cũng vui mừng. Họ bảo: Vẫn có những cô bé, cậu bé như vậy, đất nước này không thể mất.

Theo bạn, 40 năm sau những thế hệ tương lai sẽ đánh giá và nghĩ gì về thế hệ chúng ta ngày hôm nay khi họ cùng chung nhau tổ chức Kỷ niệm 80 năm Hải chiến Hoàng Sa năm 1974? 

Lê Hưng: Theo tôi nghĩ 40 năm sau, có thể mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều. Cũng có thể chúng ta đã lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng nếu vậy thì ngày hôm nay và ngay bây giờ, chúng ta phải dũng cảm và quyết tâm đứng lên tranh đấu đòi lại đất Mẹ. Nếu không, thế hệ kế tiếp sẽ lên án chúng ta là những kẻ vô ơn, những kẻ hèn nhát, những kẻ không dám nhìn vào sự thật, những kẻ ngu xuẩn bị tẩy não, bị nhồi sọ.

Nhân đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn thành kính sâu sắc tới những người lính Việt Nam Cộng Hòa , nhất là 74 vị anh hùng đã “vị quốc vong thân”. Xin hãy tha thứ cho tôi, một cho một thế hệ trẻ sinh sau năm 1975 vì đã suốt một thời gian dài, chúng tôi đã không biết về một phần của sự thật lịch sử. Cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội nói lên phần nào tâm tư, trăn trở của tôi.

Ngô Nhật Đăng: Tôi tin rằng lúc đó HSTS đã trở về trong lòng Tổ Quốc, nếu tên những người trong chúng ta được nhắc đến thì đó sẽ là niềm vui sướng vô bờ.

Xin cảm ơn cô Ngô Thị Hồng Lâm, chú Ngô Nhật Đăng và bạn Lê Hưng.




Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (Phần 2)


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Xin gửi tới quý độc giả phần hai chương trình “Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa” với hai vị khách mời tiếp theo là Linh mục Đinh Hữu Thoại tại Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn và Blogger Phạm Văn Hải tại Nha Trang. Vì đây là loạt bài phỏng vấn với cùng một chủ đề nên nội dung câu hỏi vẫn sẽ được giữ nguyên, chỉ thay đổi rất ít (nếu có) để phù hợp với từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể. Và như đã giới thiệu trong phần đầu, những cuộc phỏng vấn này nhằm “bày tỏ mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong xã hội, về quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực, công bằng, biết tri ân với những người đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Để thấy được rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lý do chung, đó là Lòng Yêu Nước”. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý độc giả đã quan tâm đến những cuộc phỏng vấn này dù nó không phải đựơc thực hiện bởi một “phóng viên” chuyên nghiệp. Rất mong quý độc giả tiếp tục đón đọc phần ba với những vị khách mời tiếp theo.

Trước tiên, xin cảm ơn Linh mục Đinh Hữu Thoại cũng như Blogger Phạm Văn Hải đã nhận lời cho cuộc phỏng vấn này. Xin Cha cũng như anh Hải cho biết hiểu biết của bản thân mình về trận Hải chiến Hoàng Sa cách đây vừa tròn 40 năm?

Lm Đinh Hữu Thoại
LM Đinh Hữu Thoại: Đó là một cuộc chiến của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lược của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Một cuộc chiến anh dũng của Hải quân VNCH. Tuy nhiên, vì tương quan lực lượng không cân xứng nên chúng ta bị mất hai nơi này.

Blogger Phạm Văn Hải: Đó là cuộc chiến xảy ra ở nhóm đảo Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974. Hải quân VNCH đã thực thi sứ mệnh của người lính trấn giữ biên cương, nổ súng đánh đuổi quân Trung Cộng đang xâm phạm lãnh hải và chiếm giữ các hòn đảo thuộc Hoàng Sa. Cuộc đọ súng giữa 8 chiến hạm (mỗi bên 4 chiếc) diễn ra ngắn ngủi nhưng vô cùng khốc liệt và đẫm máu. Cả 8 chiến hạm đều bị trọng thương, mỗi bên bị chìm 1 chiếc. Phía VNCH hy sinh 74 chiến sĩ, phía TC có khoảng 20 người đền mạng cho tội xâm lăng. Về kết quả giao tranh của 8 chiếc hạm, có thể nói là không phân thắng bại. Tuy nhiên, phía Trung Cộng nhờ có lực lượng tiếp viện đông hơn đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, trong khi 3 chiến hạm còn lại của VNCH phải rút lui.

Điều khó hiểu là nhà nước CHXHCN VN hầu như "lãng quên" cuộc chiến này trong suốt 39 năm qua, kể cả trong sách giáo khoa môn lịch sử Việt Nam.

Xin Linh mục cũng như anh Hải cho biết cảm nghĩ của mình đối với sự hy sinh của 74 người lính hải quân VNCH? 

LM Đinh Hữu Thoại: Vô cùng cảm phục!

Blogger Phạm Văn Hải
Blogger Phạm Văn Hải: Đó là sự hy sinh cao quý. Không cái chết nào cao quý hơn là bỏ mình vì Tổ Quốc.

Ngày nào Hoàng Sa chưa trở về với đất mẹ thì mỗi người dân Việt Nam phải tự coi mình vẫn còn mắc nợ sự hy sinh của 74 vị anh hùng bảo vệ Hoàng Sa.

Suy nghĩ của Linh mục và của anh Hải như thế nào về những người lính của cả hai bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Có sự khác biệt gì không giữa những người lính VNCH như trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông với những người lính QĐNDVN đã hy sinh ở chiến trường biên giới V-T vào năm 1979 và 1984? 

LM Đinh Hữu Thoại: Người Lính nói chung, dù ở chiến tuyến nào cũng đều chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và đảm bảo sự yên bình cho người dân.

Blogger Phạm Văn Hải: Theo tôi, không có gì khác biệt. Không riêng gì những người lính VNCH hay người lính QĐNDVN, mà tất cả những người lính dưới các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn... đều có chung một sự hy sinh cao quý: chết vì Tổ Quốc Việt Nam.

Chính vì lẽ đó mà sự quên lãng các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa suốt 39 năm qua là một sự bất công, nếu không muốn nói là có tội với người đã bỏ mình vì nước.

Ngày xưa những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, ngày hôm nay linh mục và anh nghĩ sao về điều đó ạ?

Linh mục Đinh Hữu Thoại: Đó là sự miệt thị của những người cộng sản, tự cho mình là “bên thắng cuộc” nên đối xử bất công với cả một chế độ. Cần phải có động thái “đính chính” và công khai xin lỗi những người đã bị xúc phạm, cho dù họ còn sống hay đã qua đời.

Blogger Phạm Văn Hải: Thời đó (sau 1975), nhiều người dân miền Nam đã không chấp nhận danh xưng này. Cụ thể trong gia đình tôi có người cô (chị của ba tôi) vẫn thường hỏi: - Ngụy là gì? Sao lại gọi là "ngụy"? Thật ra chuyện đánh tráo khái niệm và "hiếp dâm" ngôn từ của người CS không có gì lạ. Đâu riêng gì từ "ngụy", mà còn rất nhiều từ dùng sai, dùng theo kiểu áp đặt vô lối, chẳng hạn như "giải phóng miền Nam", "học tập cải tạo", "phản động"...

Có nên vinh danh những người lính VNCH ở trận chiến Hoàng Sa năm 1974 không thưa Linh mục và Blogger PVH? Nếu có, Linh mục và anh Hải có sẵn sàng tham gia không? 

LM Đinh Hữu Thoại: Rất nên và cần phải làm. Luôn sẵn sàng tham gia.

Blogger Phạm Văn Hải: Tôi nghĩ nên đặt câu hỏi là: Tại sao đến bây giờ họ vẫn chưa được vinh danh? (Trong phạm vi nước CHXHCNVN thôi, còn với người Việt trên khắp thế giới thì họ đã vinh danh 39 năm nay rồi).

Có những tương đồng hay khác biệt gì giữa những người lính ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo và những công dân Việt Nam ngày nay xuống đường thể hiện lòng yêu nước và phản đối TQ xâm lấn HS, TS và Biển Đông không thưa Cha cũng như anh Hải?

LM Đinh Hữu Thoại: Tương đồng: bày tỏ lòng yêu nước, chống xâm lược. Khác biệt: người lính thì trực tiếp chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải. Người dân bày tỏ bằng việc biểu tình ôn hòa.

Blogger Phạm Văn Hải: Điểm tương đồng là cả hai cùng đặt danh dự Tổ Quốc, chủ quyền Quốc Gia lên trên hết. Còn điểm khác biệt là mức độ nguy hiểm của những người lính ngoài mặt trận cao hơn nhiều (có thể hy sinh mạng sống). Còn những người biểu tình thì chỉ ở mức bị bắt bớ, tù đày, sách nhiễu, gây khó công ăn việc làm, việc học...

Đã 40 năm kể từ ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh để bảo vệ biển đảo, ngày hôm nay Hoàng Sa vẫn bị chiếm đóng bởi TQ. Cần phải có những hành động, công việc cụ thể gì mà cá nhân mỗi chúng ta có thể thực hiện hay tham gia góp phần?

LM Đinh Hữu Thoại: Kêu gọi lòng yêu nước và tìm hiểu sự thật nơi người trẻ. Khích lệ và ủng hộ mọi việc bày tỏ yêu sách với TQ về sự xâm chiếm của họ.

Blogger Phạm Văn Hải: Việc trước nhất là khôi phục tinh thần yêu nước, biết ơn người ngã xuống vì Tổ Quốc. Sau đó là làm sao góp phần xây dựng một quốc gia cường thịnh, để lấy lại Hoàng Sa. Vấn đề này có vẻ hơi sâu xa rồi. (Làm sao để xây dựng một quốc gia cường thịnh trong xã hội độc tài tham nhũng, nhân sĩ trí thức bị ra rìa, bọn bất tài kém đức lại chiếm số đông trong bộ máy điều hành đất nước?)

Từ ngàn năm nay, qua bất kỳ thời đại nào, chế độ nào người dân VN ta đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn. Thế nhưng hiện thời, trong khi một số thanh niên còn rất trẻ đã bất chấp hiểm nguy, thậm chí tù đầy để nỗ lực truyền bá sự thật lịch sử, nhất là sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ thì có nhiều những bạn trẻ khác lại muốn chối bỏ sự thật lịch sử trong khi cũng “nhận” mình là những thanh niên yêu nước? Linh mục và anh Hải nghĩ sao về thực tế này?

LM Đinh Hữu Thoại: Tôi không có lòng tin vào những bạn suy nghĩ theo kiểu “cộng sản”, vì họ không tôn trọng sự thật, không làm theo sự thật mà chỉ theo “định hướng”, yêu nước theo định hướng. Nếu thật sự yêu nước, yêu tổ quốc mình thì điều đầu tiên phải làm được đó là tôn trọng lịch sử, tôn trọng sự thật. Và phải chứng minh được một điều rằng họ đang làm theo lương tâm, trách nhiệm chứ không phải theo phong trào, theo định hướng hay phụng sự cho một thể chế, một đảng phái hay chủ thuyết nào.

Blogger Phạm Văn Hải: Lòng yêu nước nằm trong đạo đức công dân. Đây là thời buổi đạo đức con người suy đồi nhất trong suốt chiều dài 4000 năm lịch sử. Vì thế lòng yêu nước có thể nói là mong manh nhất.

Dạ thưa, bốn mươi năm sau những thế hệ tương lai sẽ đánh giá và nghĩ gì về thế hệ (chúng ta) ngày hôm nay khi họ cùng chung nhau tổ chức Kỷ niệm 80 năm Hải chiến Hoàng Sa năm 1974?

LM Đinh Hữu Thoại: Theo tôi, còn quá sớm để nói về điều này. Nhưng tôi tin lúc ấy mọi người dân VN được tự do bày tỏ lòng yêu nước hơn ngày nay. Còn bây giờ, tôi có linh cảm sẽ có những “con mắt hình viên đạn” theo dõi, rình rập những người tổ chức kỷ niệm 40 năm Hải chiến HS năm 1974...

Blogger Phạm Văn Hải: Tôi không mong có ngày kỷ niệm thứ 80 cho sự kiện này. Tuy nhiên nếu định mệnh lịch sử có trớ trêu đi nữa, thì dẫu có 800 năm người dân Việt Nam cũng không được quên nghĩa vụ phải lấy lại đất Tổ, thế hệ này không được phải nhắc lại cho thế hệ sau.

Xin cảm ơn Linh mục Đinh Hữu Thoại và Blogger Phạm Văn Hải.





Tội Ác Cộng Sản: Khủng Bố, Sát Hại Dân lành, Tàn Phá Miền Nam


QUÂN TRƯỜNG VÀ CHIẾN TRƯỜNG


Patrick Willay
To
Today at 5:24 AM
QUÂN TRƯỜNG VÀ CHIẾN TRƯỜNG

Trương Văn Út (MũđỏÚtBạchLan)



…Thế là tôi âm thầm giã từ đôi mắt lên láy “u uẩn chiều lung lạc” của cô láng giềng người em gái nhỏ lên đường vào quân ngũ…! Tôi nhập trường Võ Bị Đà Lạt vào  tháng 12 năm 1965. Tính đến nay (2014) chỉ còn một năm nữa là một phần hai của thế kỷ.  Năm mươi năm trôi qua cũng khá dài so với đời của một con người. Chặng đường “Binh Nghiệp” tuy không dài lắm đối với thiên lý tuế nguyệt và gió bụi thời gian…Nhưng với tôi thân phận phàm nhân “bị” cuốn trôi lăn ngập chìm trong biển lửa, máu, nước mắt… chiến tranh…và hoài niệm cảnh cũ, người xưa với “thương hải biến vi tang điền”…là định mệnh ư…?  

Chưa phải là thiên lý du du bỉ phương…nhưng có lẽ vừa đủ để ký ức đong đầy những kỷ niệm mà nét thời gian hằng chuyển chuyện nhật tân…lại chồng chất nhật…nhật tân…tưởng chừng đôi lúc như đã lãng quên, bôi  xoá nhạt nhòa đâu đó …! Nhưng “nó” vẫn còn lãng vãng  quanh đây như… như hiện tiền chưa chịu phôi phai với nhiên khứ lai hề, thiên thu giả mộng…mà mỗi khi  nhắc đến thì dĩ vãng lại hiện ra như một đoạn phim sống thực còn lưu trử tận trong tiềm thức của chính mình. Nửa đời oan nghiệt, lẫn lộn tiếc nuối, chua xót cho thân phận của một thế hệ " Sinh Bất Phùng Thời "…! Hai năm trong Quân Trường, tám năm với Chiến Trường, ba mươi chín năm đời “tù tội” và lưu vong xứ người…cảm cảnh:


 ”Quê Hương khuất bóng hoàng hôn,
Dậy lên khói sóng cho buồn lòng ai” !

Tổ Quốc là “tổ quốc” của người, Dân Tộc là “dân tộc” của người, Tổ Tiên là “tiên tổ” cũng của người, đất đai mồ mã lạ quắt, lạ quơ...! Còn lại cho riêng trong tôi vẫn là dòng sông ký ức một thời với Quân Trường và Chiến Trường.

- Quân Trường, nơi đó tôi có “đàn anh, đàn em: Khoá 21 (K21), Khoá 22 (K22) Khoá 23 (K23) và các Sĩ Quan Cán Bộ, Sĩ Quan Tham Mưu Hành Chánh được gọi là "Đồng Môn" cùng đã đổ mồ hôi như nhau, cùng dìu dắt nhau trên ngưỡng của binh nghiệp với biết bao nhiêu ân tình nghĩa luỵ in hằn thành kỷ niệm… có mấy ai quên…?!

- Chiến Trường, nơi đó tôi có đồng đội cùng đồng cam, cộng khổ với máu và nước mắt qua những tháng năm miệt mài khói lửa… mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau một sợi tóc, “cái” còn, “cái” mất như bọt nước chóng tan vỡ tưạ phù du…Nhưng rất thực và siêu nhiên mỗi lần vuốt mắt cho bạn bè đồng đội đã ngã xuống với vết đạn cày sâu ghim trong thân thể hãy còn chút hơi ấm và đang lạnh dần, hồn thiêng như u uất vướng víu, lẫn khuất đâu đây rờn rợn dưới làn gió âm u thổi qua và đạn pháo của quân thù đang nổ vang rền trên chiến địa ...!

  “Quân Trường Đổ Mồ Hôi - Chiến Trường Đổ Máu Xương”:
Tháng12Năm1967:

   Tốt nghiệp K22 VBQGVN, tôi trình diện Bộ Tư Lệnh LLĐB và được bổ nhiệm về TĐ81BCND cùng hai người bạn cùng khóa. Hãnh diện sung sướng biết bao khi trình diện vị Tiểu Đoàn Trưởng Lê Như Tú Thiếu Tá K11 VBĐL...rồi được giới thiệu TĐP Đại Úy Nguyễn Quang Vinh K14, Đại Úy Bình Ban Ba K17, Đại Úy Táo Ban Truyền Tin K20, Đại Úy Hưởng Ban An Ninh K19, ĐĐT ĐĐ1 Trung Úy Thăng K20, ĐĐ6 Trung Úy Tuấn K20, ĐĐ3 Trung Úy Lâu K21...cón nhiều nữa kể không hết...Tôi cảm thấy ấm lòng vì ngây thơ với ý nghĩ ngộ nghĩnh: may quá, mình may mắn về tiểu đoàn khét tiếng này vì “dân” Đà Lạt không hà, chắc mẫm thế nào cũng được bao che và nâng đỡ…!!! Nhưng tôi đã lầm to ! Dù các Niên Trưởng có "phe đảng" bao che cho mình như thế nào chăng nữa, thì có tài thánh cũng không ngăn chận được súng đạn vô tình…và cho dù Niên Trưởng có quyền thế cũng không nâng đỡ được nếu mình tỏ ra kém tài chỉ huy, hèn nhát và khiếp nhược trước quân thù, nhất là trước mặt thuộc cấp trong tình huống dầu sôi lửa bỏng…! 

Chỉ có một tuần lễ sau, ngay đêm giao thừa Tết Mậu Thân (1968)...Thiếu Tá Tú Tiểu Đoàn Trưởng (K11) tử trận, Đại Uý Tiểu Đoàn Phó  Vinh (K14) bị thương nặng không còn khả năng tác chiến và hai người bạn cùng khóa K22 của tôi phút chốc cũng đã bỏ bạn bè, đồng đội   …hồn bay về nơi đâu khi tiết Xuân thì hãy còn khoe sắc lụa mượt mà trên những đọt chồi non mơn mỡn và nụ mấy Mai vàng đang lung linh run nhẹ trước gió sớm đầu mùa…!...lại thêm một Đại Đội Trưởng bị tử thương và rồi lại thêm Đại Đội Trưởng nữa bị thương mất một chân…! Cũng may Đại Đội Phó ( ĐĐ3) là niên trưởng Nguyễn Đăng Lâu( K21) lên thay thế chỉ huy, điều động tác chiến…!!!

 Thời gian chỉ có bốn tháng kể từ ngày ra trường, tôi đã trải qua ba cuộc hành quân chớp nhoáng, cường độ khốc liệt, đẫm máu tươi trên ba vùng chiến thuật  II, I và III với những cuộc hành quân: “ Giải Tỏa Thị Xã Nha Trang, Thung Lũng Ashao, Alưới, Giải Tỏa Mặt  Trận Cây Quéo - Cây Thị,…”  thay đổi bốn vị ĐĐT đến vị ĐĐT thứ năm là niên trưởng Nguyễn Văn Lân (K17) Anh Lân (xin phép tôi gọi bằng Anh) từ trại Lực Lượng Đặc Biệt  biên phòng Pleimơreng về đây, dáng người Anh cao dong dỏng, gương mặt trẻ măng như sinh viên đại học dù nước da rám nắng, ứng xử với ngôn ngữ nhã nhặn, dịu dàng, lịch sự với cả cấp trên lẫn người dưới. 

Khi nhận bàn giao xong, Anh bảo tôi giới thiệu đơn vị và quân nhân các cấp cho Anh, sau đó gọi tôi vào phòng riêng căn dặn :” Út đã ở đơn vị này từ ngày ra trường cho đến bây giờ, Út giúp cho Anh trông coi đơn vị, có gì trở ngại hay cần những quyết định quan trọng báo cho Anh biết… Nếu đơn vị dưỡng quân ở hậu cứ, ngày thường Anh tà… tà rong chơi, Út cùng anh em sinh hoạt như: huấn luyện, chiến tranh chính trị, bảo trì vũ khí quân trang-quân dụng...chú trọng vấn đề lãnh đạo chỉ huy cho các cấp trưởng…vào những ngày cuối tuần, Anh cho xã trại 100%, riêng Anh thì Anh tự chính mình cấm trại 100%...Út có thể xử dụng xe Jeep của Anh cùng các Sĩ Quan, Binh Sĩ đi chơi…Nhưng nhớ giữ kỷ luật đừng đánh lộn, đánh lạo…làm mang tiếng xấu cho đơn vị…”. 

Nhưng rồi "tai nạn" xảy ra một vụ bắn lộn. Anh Lân nghe báo cáo, vội phóng ra đồn Quân Cảnh Nha Trang thì lại gặp Ông Đồn Trưởng là Đại Úy Trương Văn Cao (K18) thế là mọi việc  được “xử” êm xuôi  trong tình “Huynh Đệ Chi Binh”  với vài lời khiển trách nhẹ nhàng của hai Ông niên trưởng”:”… mới ra trường chưa nứt mắt mà bắt đầu làm trò khỉ rồi..."!!! Tiếp theo …Đơn vị tham dự hai cuộc hành quân xâm nhập Chiến Khu C, Chiến Khu Đ, giải tỏa núi Bà Đen, núi Heo, núi Cậu...Anh Lân đã trao trao truyền cho tôi những kinh nghiệm máu xương của chiến trường… Chính Anh là người đã khuôn đúc những viên gạch vững chắc để tôi vững bước trên con đường khói lửa chiến chinh sau này…Anh chỉ chỉ huy Đại Đội 3Biệt Cách Nhẩy Dù (ĐĐ3BCND) chưa đầy một năm thì được chỉ định giữ chức vụ Tiểu Đoàn Phó  cho Thiếu Tá Trần Phương Quế (K10).

 Sĩ Quan khác đổi về thay thế Anh, tôi vẫn là Đại Đội Phó ĐĐ3BCND. Ba tháng sau, Anh gọi tôi lên Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn cười cười nói : “ Chuẩn bị tâm tư nhận lệnh phạt đó em” ! Thì ra Anh Lân và các niên trưởng khác đã hết lời thuyết phục TĐT bổ nhiệm tôi quyền ĐĐT/ĐĐ5/BCND  khi tôi vừa tròn 23 tuổi, một Đại Đội Trưởng “măng non” miệng còn hôi sữa, chưa có “bề dầy” chiến trường so với các Đại Đội Trưởng khác cùng đơn vị…Sau…có vài tiếng thị phi phàn nàn, dèm pha của  một vài Sĩ Quan cấp Trung Úy thâm niên hơn tôi:”phe đảng”… !  Đảng gì đây ? “Đảng Tự Thắng” để chỉ huy là châm ngôn của “Dòng Trưòng Mẹ Võ Bị Đà Lạt” ?!!!

Tháng12Năm1969: 

 

 Đơn vị của tôi được cải danh là “Đaị Đội II Trinh Sát Nhẩy Dù”, thống thuộc quản trị hành chánh của Lữ Đoàn II Nhẩy Dù. Sau hai tháng thụ huấn khóa viễn thám ở “lò Cừ” Dục Mỹ, Trung Tâm Huấn Luyện  Vạn Kiếp, một số Hạ  Sĩ Quan được gửi đi học mật mã truyền tin, tình báo… thì lại bắt đầu tham dự những cuộc hành quân cùng với các đơn vị khác… Phương thức và kỷ thuật tác chiến của hai binh chủng có nhiều khác biệt...Bên  81Biệt Cách Dù không bao giờ xử dụng pháo yểm mà hoàn toàn lệ thuộc vào không yểm… Nhẩy Dù  thì phối hợp cả  hai trong bất cứ điều kiện cần thiết của chiến truờng… Tôi bỡ ngỡ bối rối vì là một đại đội biệt lập, đơn vị trưởng phải phối hợp trực tiếp với Lữ Đoàn hoặc Sư Đoàn và lo liệu mọi bề…! 

May mắn thay, “lù khù có ông Cù độ mạng” Thiếu Tá Trần Đăng Khôi (K16) Trưởng Ban Ba hành quân của LĐIIND trạc trên dưới 30 tuổi, dáng người thanh nhã với ống bíp Havana trên tay, bụng hơi phệ, nếu nói khẳng khái thì mọi điều hợp hành quân đều do Anh thiết kế…tôi tham dự chiến dịch "Lùng và Diệt Địch " kế hoạch của Tướng Westmoreland và Tướng Đỗ Cao Trí…cuộc hành quân “Toàn Thắng “ vùng Tây Ninh Phước Long và Campuchia….Tôi lạng quạng, lờ quờ ngu ngơ đến nỗi  Anh Khôi phải gọi vào trình diện riêng trong hầm hành quân của Lữ Đoàn (TOC) moral với thái độ và giọng nói từ tốn, chậm rãi cố cho tôi hiểu: “…báo cáo diễn tiến hành quân, báo cáo tổn thất, báo cáo tình hình địch...Anh còn quá lượm thượm, nhất là phối hợp pháo binh Nhẩy Dù  và Trực Thăng võ trang… Anh nên nhớ rằng có rất nhiều cặp mắt đang nhìn vào anh và họ thèm rõ dãi chỗ của anh. Điều quan trọng nhất là chúng ta đang phối hợp hành quân với Sư ĐoànI Không Kỵ Hoa Kỳ...chỉ một lời báo cáo của cố vấn Mỹ bên cạnh anh, thì anh bị trả về đơn vị gốc của anh ngay...”!

Tôi yên lặng thẩn thờ ngồi nghe…! Anh lại tiếp lời:” Thôi được...tôi nói sơ sơ rồi ngày mai anh bay với tôi…”! Hành Quân Phối Hợp GAP (Ground & Air Preparation) là kỷ thuật dùng Pháo Binh và Air Strike cùng một lúc để dọn bãi đáp (LZ) hay bãi bốc (PZ), điều phối hành quân sơ xuất hay không chính xác là pháo binh bắn rớt phi cơ, hoặc phi cơ nã Rocket vào đầu quân bộ chiến thì cả đám đi chỗ khác để “ngồi chơi sơi nước” muôn đời lục quân Việt Nam…!!! Anh còn sắp xếp thời giờ tôi gặp các trưởng ban: Ban 4 Tiếp Liệu, Ban1 Quản Trị quân số, Ban 2 Tình Hình bạn-địch…để nắm vững dữ kiện trước khi lên C&C thả tóan viễn thám hay trung đội trinh sát… Như vậy trên những bước đường chập chửng của hai binh chủng BCD và ND tôi đã quá may mắn được hai “Đàn Anh” đở đầu, hướng dẫn và bao che… cho đến khi đủ lông, đủ cánh…!!!  Nói lên lời “biết ơn”" thì khách sáo quá, tôi chỉ xin hứa cái đầu “mũ nồi Võ Bị” và hai cầu vai  Greenberet và Redhat là cố gắng sống trọn tình nghĩa…Biết nói sao cho vừa…?!!!

Năm 1972 - Đường Vào Binh Lửa:


   Nhắc đến 1972 là phải nói đến “Mùa Hè Đỏ Lửa” đã có “nhà văn Quân Đội” Phan Nhật Nam (K18), Niên Trưởng Đoàn Phương Hải (K19), Niên Trưởng  Huỳnh Văn Phú (K19) viết quá nhiều rồi… lại còn thêm hằng vạn trang sách báo viết về “Chiến Trận Mùa Hè”  bằng máu, nước mắt và thân xác của đồng đội thuộc tất cả Quân Binh Chủng đã ngã xuống và biết bao nhiêu đồng bào trong chiến nạn đã may mắn sống xót, lê lết tấm thân thương tật trở về xóm làng điêu tàn tan hoang nhà cửa, ruộng vườn xơ xác … sau cuộc hành quân giải toả…nên tôi chỉ gói ghém ngắn gọn những gì  còn nhớ như một có  “Lễ” là đầu của giềng mối Nhân Luân trong đó “nói” nên lời tình tự với Võ Bị Đà Lạt và những “Chiến Binh Kiệt Xuất” đã không hổ danh Tự Thắng Để Chỉ Huy thiện xảo phát huy hết tất cả tài năng ứng chiến và quyền biến trên khắp mặt trận khốc liệt nhất  ở giai đoạn Mùa Hè 1972,tiêu biểu như chỉ một An Lộc thôi đã:
An Lộc quê hương của loài nai
Xanh xanh rừng cao su chạy dài…
Thấp thoáng trên đường quê đất đỏ
Em nhỏ tung tăng chân bước đến trường làng.
Chị duyên dáng áo vàng khoe nắng sớm
Mẹ hiền từ quẩy gánh buổi chợ đông
Năm Bẩy Hai, mùa Hạ chí trời trong
Bắc Quân đến: Công Trường Năm, Bẩy, Chín…
Điện Biên, Sao Vàng, Tank, Pháo,  Bình Long…
Hơn năm vạn quân vây kín trùng trùng…
An Lộc thoi thóp dưới mãn thiên mưa pháo !
Dân kinh hãi tìm đường lánh nạn !
Bỏ làng vượt lửa ngục trần gian !
Giặc điên cuồng nả pháo bắn tan hoang…
Thị xã thân yêu tan tác thãm sầu…!
Em nhỏ tan xác vỡ học trò đẫm máu…!
Cô giáo trẻ với tình yêu phấn, bảng…
Xác nơi nào hàng phượng trổ đầy hoa ?
Mầu của hoa hay máu thắm chan hoà ?
Đêm mưa gió nghe oan hồn  ê …a…trong lớp học !
Tiểu Đoàn Sáu Dù vỡ, vòng vây xiết chặc
Đồi Gió tan tành tràn ngập bóng Bắc Quân
Đỉnh Charlie ôm xác người Anh Hào
Nguyễn Đình Bảo hy sinh đền nợ nước !
Liên Đội Hổ Xám lao vào trận địa
Cứu dân lành trước họng súng Bắc Quân
Giặc bạo tàn bắn giết tấn công
Máu các Anh đổ đất Bình Long thêm đỏ !
Hoàng hôn xuống nắng tà vương mộ chí
Thiếu nữ u buồn nhỏ lê đề Thi
Lời Thơ lòng cảm kích chân thành
Trong chiến trận tình Quân Dân thắm thiết !
“ An Lộc địa sử ghi chiến tích,
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân “ !
Giặc pháo hậu xung biển người lớp lớp…
Quyết tràn qua tàn sát Quân Dân Ta…
Đại Tá Vỹ bắn hạ chiến xa tại tuyến đầu
Quân phòng thủ vượt hào diệt Tank lẫm liệt… !!!
Lửa cháy rực bốn phương trời An Lộc
Bóng tử thần thấp thoáng điểm oan hồn
Nghe tiếng pháo đưa người qua cõi chết…!
Những phi tuần đánh bom thiêu đốt  xác
Hoả pháo thổi tung địa đạo chiến hào
Vòng đai phòng thủ đạn xới cày vỡ đất
Ánh sáng hoả châu soi leo lét ngoài biên
Như  nến lung ling đưa tiễn những linh hồn
Sinh đất Bắc vào Nam tìm huyệt mộ…!
An Lộc du du  Thiên bất dung quỷ dữ
Quân Dân khôi khôi chiến đấu phi thường !
Tướng Hưng điều quân tử thủ kiên cường
Địch bỏ lại chiến trường xác Tank cháy nám.
Tháng Sáu mưa đầu mùa rơi rớt
Hàng mộ hôm qua đã lợp cỏ non
Xác người nằm, hồn vẫn sắt son
Giữ vững An Lộc địa danh vào Lịch Sử.
Đỉnh, Tiểu Đoàn Sáu Dù lướt qua An Lộc
Biệt Kích Dù chiếm lại Đồng Long
Tiều Đoàn Tám Dù, Biệt Động Quân phản công
Chiến Đoàn càn quét giải vây An Lộc
Tháng Tám rừng cao su sang Thu thay lá
Đất đỏ, mưa phùn thị xã vẫn còn đây
Lời thơ ngây em bé nói :” Mai nầy…
Khôn lớn con sẽ oai hùng như An Lộc …”.
 Hoàng Minh Uyên
Sau chiến thắng có những vinh quang cho những Huynh- Đệ được tưởng thưởng vinh thăng thì cũng có những đau thương như xé rách tâm hồn vì những Anh Em vừa xanh cỏ để tôi “ta”được đỏ ngực…!

   Tháng 3 -1972, đơn vị ĐĐ2TSND  được triệt xuất khỏi đồn điền Memot trở về hậu cứ Long Bình chờ lệnh. Hai ngày sau lên C130 trực chỉ Kontum. Xuống phi trường "tái ngộ" ngay với NT Lân, Anh đang giữ chức vụ Lữ Đoàn Phó LĐ81BCD vừa được triệt xuất ra khỏi vùng Tam Biên. Anh kéo tôi ra nói vội vàng vài ba câu trước khi lên C130 về Sài gòn:” Út...em phải hết sức thận trọng...nhớ và áp dụng kỷ thuật tác chiến của Biệt Cách Dù để tránh tổn thất… Sư Đoàn Thép 320 của chúng nó đã áp sát Kontum với trọng pháo 130 và tăng T54 nữa đó...”!

Hai ngày sau cả tôi dẫn cả Đại Đội lên trực thăng vận ngay trên đỉnh 1049 (Căn Cứ Delta) cách hơn 10Km về hướng tây Căn Cứ Võ Định BCH/LĐ2ND thì bị Việt Cộng “phục kích độn thổ “ ngay tức khắc…! “Hand by hand” Đại Úy Budard hét lên trong máy báo cáo với cấp chỉ huy của hắn trong tiếng súng nổ vang trời…!!! 

Tôi lại nghe trong máy của tôi tiếng của Thiếu Tá Nguyễn Văn Thành tự “Thành Râu”( K19) phụ tá hành quân của Lữ Đoàn từ chiếc trực thăng C&C do Đại Úy Phạm Công Cẩn (K21) Trưởng Tâm Hành Quân Phi Đoàn 229, Thiếu Tá Lê Văn Bút (K16) Phi Đoàn Trưởng)đang vần vũ trên không phận vùng đồi delta:
- Út Bạch Lan...cho tôi biết cái gì đang xảy ra…!
- Đích thân chờ một chút...tôi bị phục kích độn thổ…!
Lại có tiếng réo của NT Nguyễn Trọng Nhi (K20) Trưởng Ban3Lữ Đoàn:
- Út Bạch Lan...báo cáo tình hình ngay...207 đang ngồi đây chờ (207 là Đại Tá Trần Quốc Lịch LĐT/LĐ2ND)…!

 Tôi “ne pas”…!...  để mặc cho họ chờ… thì chờ…?!!! Tôi làm gì có thì giờ để báo với cáo…tay đâu còn mà ôm hai ba cái ống liên hợp để “tường trình” cung cách quí phái thưa bẩm với trình “Đích Thân” như hồi còn  làm “học sinh” trong Trường Võ  Bị” Royal…?!!! Tại “hiện trường” tôi và mấy ông Tây (cố vấn Mỹ) đang cận chiến “face to face” vật lộn với..”vi xi” tưng bừng banh xác pháo…chúng tôi ném lựu đạn xuống hầm đếm 1-2-3…chưa tới 6 thì chúng quăng ngược trở lên, thầy trò “hồi bộ” bò lăng bò càng te tua…!!! Mọi người sốt ruột lo lắng cho tôi, nhất là NT Thành Râu trên trực thăng C&C 24/24, NT Nhi cứ năm ba phút rống lên hỏi ra sao rồi, NT Cẩn thì hét to trong máy:
- UBT qua tần số UHF, tôi sẽ cho biết tình hình chung quanh của UBL...UBL đang bị bao vây rồi đó, chúng nó đông như kiến… nói với Tây (CV Mỹ)xin khẩn cấp Trực Thăng Võ Trang (Cobra) trang bị M79, ngồi với tôi có NT Thành, ở dưới đất có NT Nhi lo Pháo rồi...Nghe rõ không ?!!!

Trước áp lực nặng nề của địch quân càng lúc càng thậm chí nguy… ! Nhưng tôi vẫn cảm thấy yên tâm vì trên trời dưới đất lúc nào cũng có những “Ông thần hộ mạng” là những  Niên Trưởng  đã một thời là "Hung Thần" hét ra lửa, mửa ra khói… của những Sinh Viên Sĩ Quan khóa đàn anh trong trường mẹ, đã thị uy dũng truyền thống phạt chúng tôi khoá đàn em tơi tả như cái mền rách bươm…!!! 

Nay đang trên trời ban ngày thì “Thành Râu19” với “Công Cẩn21”, ban đêm thì “Thẩm Quyền Bút16”, dưới đất thì “Trọng Nhi20” sáng trưa chiều tối thường trực “on” trên tần số, kề bên có NT “Ngọc Ngà19” TĐP TĐ2ND, Lê Thơm (K22) ngày đêm ghìm súng chờ “giặc từ ngoài Bắc...dzô đây...dzô đây...bàn tay vấy máu đồng bào…”…!!!

Hai ngày sau CCDelta tạm lắng dịu vì có phi pháo yểm trợ…tôi tạm được một chút nghĩ  “dưỡng quân”, ngậm điếu thuốc, hớp một hớp cà phê… tôi chợt nhớ đến NT Khôi giờ này TĐ7ND của Anh đang trên đường vào vùng chiến địa cùng với  TĐ11ND… Nhớ đến NT Khôi vì hôm nay bom, đạn pháo nổ tung xác giặc trên đồi…  mà tôi đã phối hợp hữu hiệu với cố vấn Mỹ và Pháo Binh Nhẩy Dù áp dụng kỷ thuật GAP từ NT Trần Đăng Khôi đã “om” cho tôi hai năm về trước.

Một tuần lễ sau, TĐ11ND  vào thay TĐ2ND  ở CC Charlie, cách phía bắc CC Delta khoảng hơn một cây số...TĐT Nguyễn Đình Bảo (K14) TĐ11ND, TĐP/ NT Mễ(K18), Ban3/ NT Đoàn Phương Hải (K19), ĐĐT113/ Hùng Mập( K22), ĐĐT112/ Hùng Móm (K22), ĐĐT111/ Thinh (ĐĐP của TS2 ) vừa được bổ nhiệm.

 TĐ7ND  vào thay thế TS2ND ở Delta, TĐT/TĐ7ND là NT Khôi (K16), TĐP/T Đ7ND là NT Nguyễn Lô (K18), Ban3/NT Em (K19), ba ĐĐT nòng cốt Đăng (K22), Hải (K22), Cao (K22)...

Trinh Sát II Nhẩy Dù được bốc về CC Võ Định "dưỡng quân" hai ngày nằm dưới giao thông hào tránh pháo “sơn pháo”130, sau đó lại được bốc thả vào CCCharlie tăng cường cho TĐ11ND. Vừa đặt chân xuống bải đáp nằm bên cạnh sườn đồi Charlie thì NT Hải chờ sẵn đó rồi:
- Út theo tôi lên gặp Đích Thân cái đã...!

Trong căn hầm tối mù mù với ánh đèn pin vừa đủ soi bản đồ, NT Nguyễn Đình Bảo nói:
- Út giúp cho tôi tăng cường phía Bắc với Hùng Mập, phía Nam có Hùng Móm, phía Đông có Thinh, phía Tây tương đối không lo ngại vì phải qua một khe núi sâu khoảng 100 mét…!
Tôi vâng lệnh  đeo Balô, súng đạn lên đường gặp Hùng Mập đang ngồi chàng hảng dưới gốc cây bên cạnh hố cá nhân như Thổ Địa trấn trạch, “thằng ma cà rồng” này cùng ĐĐE22 Võ Bị Đà Lạt với tôi, nó là dân “Bắc Kỳ ri cư” nên mồm chưỡi ròn rã “địt bố,  địt…”…tùm lum hiến dâng “món  ngon vật lạ “ khó nuốt … tôi hỏi nó:
- Cái địt,…
 đồi này tên gì vậy Hùng mập…?
- Đồi Bắc...đồi bên kia (Charlie) là đồi 1515...!!!

  Tôi ra lệnh nghĩ ngơi, ăn uống đồng thời chỉ định ba toán viễn thám sẽ xuất hành đêm nay… “thằng” Hùng mập cười khình khịt… trong cổ họng, đầu lắc qua, lắc lại có ý chế diểu:
- Địt mẹ..Tank54  nó nằm đầy ở dưới chân đồi mấy ngày nay, tao không hiểu sao nó đéo thèm bò lên...nghe mày lệnh lạc cho các toán viễn thám của mày bung rộng lục soát mà tao lạnh toát mồ hôi…!!!
   Đúng như lời Hùng mập bông đùa chiều nay, đêm hôm đó ba toán VT báo cáo y chang với vài tấm ảnh T54 chụp được bằng máy hình hồng ngoại tuyến… Tôi được lệnh trở lại CCCharlie để qua hướng Tây đóng quân trên ngọn đồi thấp hơn Charlie về phía tây khoảng 150 mét…Nhưng muốn qua đó phải vượt qua khe núi đá dựng đứng sâu 100 mét…phải mất 3 tiếng đồng hồ toàn bộ Đại Đội mới lên được đỉnh đồi với hai tóan viễn thám đã thám sát trước…Chưa kịp nghĩ chân và bố trí quân thì bị Bắc Quân "Tapi" ngay...! Đại Úy Budard (CV/TS2ND) hét trong máy với Đại Úy Muffy (CV/TĐ11ND):” Help..Help…do or die...do or die…!!!
Đại Tá Mike (CV/ LĐ2ND ) xen vào tần số: “Budard..listen to me...camldown..I will give somethings rightnow...camldown...ok...ok…”!!!
Chúng nó tràn lên như kiến, tôi hét Budard:” Becareful...don't shoot to my soldiers back…!
Năm phút sau John Paul Van (CV/QĐ2) với chiếc Log và chiếc C&C của NT Cẩn cùng Đại Tá Lịch, NT Thành đã có mặt trên không phận. Lệnh của ĐT Lịch:
- UBL..step by step Romeo-Juliet...you understand what I mean… ???
- I got… it… !!!

Tôi áp dụng phương pháp "rút lui nhẩy cóc " vì rút lui đồng loạt sẽ bị Địch tràn ngập ngay và  mặc cho cấp trên điều động thế nào tôi không có  "quởn" nghĩ tới… chỉ thấy sau lưng của tôi là cả một biển lửa giống như trong phim " We Are The Soldier " hằng loạt Bom Napal từ những phi tuần trên không dội xuống đốt cháy vạn vật như “giời cao” huỷ diệt sinh linh quả địa cầu tròn trịa nầy…Kinh hồn và khiếp hãi…!!! Phải bỏ lại hai toán VT và hơn 20 HSQ-BS, một số chết tại chỗ, số bị thương nặng nhẹ…tan tác…! Thôi đành xin lỗi các bạn...”không phải tại anh cũng không phải tại em, tại trời xui khiến nên chúng mình xa nhau…”… tử biệt sinh ly mỗi giây phút, mỗi giờ và mỗi ngày…Chinh chiến mà…có mấy ai trở lại...?!!!

Ngày hôm sau TS2ND được bốc ra khỏi Charlie sau một đêm cùng TĐ11ND nằm vắt giò lên miệng hầm nghe tiếng “mưa rơi” từ hai Pass B52 cách Charlie chừng 300 mét. Sự việc đã phá lệ duy nhất trong  Lịch Sử Chiến Trường Thế Giới và chỉ có ở Charlie, VN 1972  vì khoảng cách an toàn để  B52 dội bom tối thiểu phải 1000 mét vòng đai tránh thiệt hại cho quân ta.

 Tôi ngồi trên chiếc trực thăng Mỹ cuối cùng rời Charlie, không một vẫy tay chào, không một lời giã từ "Đồi Bắc" nơi đó có Hùng Mập E22, "Đồi 1515" có các NT thân yêu của tôi mà chỉ cách đây hai tuần lễ còn ăn nhậu mệt nghĩ tại CLB/TĐ11ND với  NT Bảo, NT Mễ, NT Hải, Hùng Móm, Thinh…! Vài ngày hôm sau số phận Charlie kết thúc, để người Anh đáng kính Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo của CC Nguyễn Huệ-Long Bình nay có vinh Danh "Người Ở Lại Charlie" qua dòng nhạc xót xa tiếc nuối của Nhật Trường…! Tưởng như vậy đã xong. Nhưng có bao giờ Nhẩy Dù biết hai chữ "chấm hết"?... chỉ trừ khi nhắm mắt “an ngủ” giấc ngàn thu…! Có lệnh LĐ2ND  được Galaxy C5 tại phi trường Pleiku không vận về Sài gòn khẫn cấp để " trên đường ra Quảng Trị..." 

Trước khi rời khỏi Kontum, QĐ2 "cân hồ" xử dụng lực lượng Tổng Trừ Bị Nhẩy Dù theo kiểu vơ vét cú chót: TĐ7ND và TS2ND được “có vé trực thăng" của Thiếu Tá Lê Văn Bút và Đại Úy Phạm Công Cẩn thuộc PĐ 229  bay “tham quan” đỉnh Chupao trước khi về phi trường Pleiku…Nhìn,… cũng lại là “dân Đà Lạt”: NT Lô18, Đăng 22, Hải 22… đằng vân hạ thổ ngay trên đỉnh Chupao, NT Khôi16, NT Em19 cùng Cao 22 dẫn quân "tam bộ nhất...bắn" xuôi nam, UBL nhẩy xuống phía Tây Nam dưới chân đồi, NT Cẩn (C&C) ban ngày, NT Bút ban đêm. Mạnh ai nấy lo trong tình huống tứ bề thọ địch “Tam Quốc Chí Tân Thời” Anam với “Quan Vân Trường Đà Lạt” đang “lăng ba vi bộ”  trên Hoa Dung Lộ có trùng trùng “giặc từ miền Bắc dzô đây” bố trí quân phục kích và sẵn sàng “uýnh” Full Contact trận địa chiến…và trong khi Triệu Tử Long múa thương  trường bản trên đỉnh Chupao…!!! Rồi nhiệm vụ nào cũng “thi thố” Xong tuyệt vời…!!!

Đứng sắp hàng chờ lên Phi Cơ C5 (lần đầu tiên đơn vị Nhẩy Dù được không vận bằng C5 của Mỹ ) từ thầy đến trò, từ anh xuống em nhìn nhau với ánh mắt không nói nên lời vì đã bỏ lại sau lưng bao nhiêu đồng đội cùng thành phố Kontum với giòng sông PoKo có cô “sơn nữ phà ca” mang gùi đi đổi muối…!

Đường Vào Quảng Trị:


  Có thể ví von là Đà Lạt “du ngoạn” vào tử địa Quảng Trị !!! LĐ2ND làm mũi dùi chính trên đường chiếm lại cổ thành Đinh Công Tráng. Thành có dạng hình vuông, sông Thạch Hãn bao bọc phía Tây uốn quanh một phần phía Bắc, phía Đông là Làng Tri Bưu, Hạnh Hoa Thôn nơi đóng quân của BTL/ SĐ304 CSBV, phía Nam là nhà thờ La Vang và ngã ba Long Hưng…

“Phái Đoàn Đà Lạt” gồm có:
 TĐ5ND/ NT Nguyễn Chí Hiếu (K15), NT Bùi Quyền (K16), NT Chí K20, TĐSĩ K21, NTViệt K23.
TĐ7ND/ NT Trần Đăng Khôi( K16), NT Nguyễn  Lô (K18), NT Em K19, ba ĐĐ nòng cốt Đăng, Hải, Cao K22, TV Quyền K23.
TĐ11ND/ NT Mễ (K18), NT Thành( K19), NT Hải (K19), Hùng Móm (K22), NVN Long K23.

Tăng cường: TĐ6ND/ NT Nguyễn Văn Đỉnh (K15), NT Tùng K19 và 2 Biệt Đội 81BCD dưới quyền chỉ huy của NTLân (K17)….Như vậy là “dân ĐàLạt” toàn phần nếu không “tiếu ngạo giang hồ” gọi đó là "Phái Đoàn Đà Lạt.." thì đã khoa ngôn chi thiện xảo ư từ chăng …?!!! Với hai mươi bảy (27) ngày đêm phái đoàn được đón tiếp bằng “pháo bông” rực rỡ mãn thiên hoa đạn liên ti tù tỳ từ nổ chụp trên đầu tới cày nát địa đại không thua gì đêm pháo bông Tết Tây ở Time Square New York…!!!  

Chỉ có điều trớ trêu là “nhân sự” trong phái đoàn thưởng lãm địa pháo, sơn pháo…phải cảnh giác tối đa, chong súng đỏ mắt, nón sắt che đầu, ẩn nấp  dưới giao thông hào hay hố cá nhân ngập nước bùn sình… Tôi có một kỷ niệm khó quên ở đây khi dẫn quân đã xâm nhập vào được Quận Châu Thành-Mai Lĩnh, nín thở ém quân chờ TĐ7ND còn đang bị khựng lại ở ngả ba Long Hưng, lúc nửa đêm về sáng hôm sau, “Sông Lô” TĐP/TĐ7ND một mình với hai HSQ mang máy vượt một đoạn đường gần một cây số để bắt tay với TS2ND trong khi Bắc Quân bủa vòng vây kín, tứ bề thọ địch và chiến xa T54 của chúng đang tuần tiểu trên đoạn đường này…Niên Trưỏng ”Ôn  Lệnh Hồ Xung Lô Lọ Rượu” (K18VBĐL) mừng rỡ ôm chầm Út Bạch Lan tôi (K22VBĐL) cười khằng khặc sảng khoái như muốn Hồ Trường…hồ rượu ta muốn “trút” về phương mô cho cát bay đá chạy chôn trăm ngàn xác quân sinh Bắc tử Nam mà chưa cạn một Hồ Trường…!!! “Ôn Sông Lô” trọ trẹ:
- Mạ mi…Ta không ngờ mi mò vô tới đây…!!!

- Chuột mà...Niên Trưởng !!! (Huy hiệu Trinh Sát Dù là con Hải Sư nhưng trông  giống như con chuột đầu Giáp thập nhị chi Tí Sửu Dần Mẹo…)

Vì: Danh Dự - Trách Nhiệm - Tổ Quốc ...mà “đàn anh-đàn em”  cùng chung dưới mái Trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt kéo nhau lao vào những cuộc binh đao “chơi hết láng” bằng máu, nước mắt và thân xác gói Poncho miếng còn, miếng mất…! Tôi đã mất đi một NT Tùng K19, một thằng bạn Hùng Móm cùng khóa, một đàn em NVN Long K23...và còn nhiều nữa đã bị loại ra khỏi vòng chiến làm sao mà nhớ hết trong suốt quảng đời chinh chiến được sao…? Đáng tiếc và ngậm ngùi…!

Đã có rất nhiều "Cây Viết có tầm cở”...viết tả lại những chiến trận Kontum, An Lộc và Quảng Trị với nhiều công sức truy tầm, nghiên cứu trên tài liệu sách báo…Nhưng hầu hết họ không và làm sao để có thể “lột tả” diễn đạt được hết những khốc liệt trên chiến trường mà người chiến binh phải vượt qua nỗi chết để giành lấy sự sống khi  thế chiến đấu ở  An Lộc là Tử Thủ, Quảng Trị là Tử Chiến… Một là Thủ hai là Công, hai tính chất khác biệt nhau nhiều lắm… Vậy cho nên dù là Thuỷ Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù, Biệt Động Quân, 81Biệt Cách Dù, Bộ Binh, Thiết Giáp, Không Quân, Hải Quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ …trong số những đơn vị của toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã có không ít những “đứa con yêu” của trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt nói riêng và của Tổ Quốc nói chung, đã một mai rơi rụng như chiếc lá lìa cành dưới những tràng đạn, mưa pháo, lưới đạn phòng không  nổ kinh hoàng làm nên cơn địa chấn và vùng trời đầy bão lửa cháy rực đỏ thôn làng... máu xương dân lành đã đỗ xuống, anh em cùng một bọc thai bào sinh ra gọi nhau  là “Đồng Bào” lại tàn sát lẫn nhau…Ôi …có oan khiên nào hơn…! Thua cuộc hay thắng cuộc ? Tôi còn nhớ trong Đệ Nhất Thế Chiến khi Danh Tướng FOX đi ngang ngôi mộ của Napoléon có ghé lại chào và viết một câu trên mộ bia: " Công Danh -Sự Nghiệp của một con người không phải là lúc khởi đầu mà là lúc kết thúc... ".

Hay câu viết của NT Lâm Quang Thi:” Chúng ta thua một trận chiến, chứ chưa phải thua một cuộc chiến...".

  Trải qua bao thế sự thăng trầm… sau nửa đời người một phần hai thế kỷ, ngày nay kẻ còn người mất, giàu-nghèo, sang- hèn có khác gì nhau khi đã có mang chung một “dòng máu  Võ Bị", ND qua ngưỡng của phi cơ cùng tung cánh dù lộng gió lơ lững giữa trời không, BĐQ cùng nhẩy ào ra khỏi lòng slick trực thăng lội bãi sình lầy gian khổ, TQLC đỗ quân hay nhẩy ùm xuống bờ biển nông sâu lõm bõm lội vào bờ trước họng súng đang chực chờ khai hoả của Cộng nô, KQ lao vào lưới đạn phòng không nã hoả tiễn, rãi từng tràng đạn liên thanh, bay sát mục tiêu để “thẩy lỗ” từng trái bom nổ bung xác Bắc Quân như những con thiêu thân đang tràn ngập căn cứ quân bạn hoặc lắc cánh "né đạn" chào nhau hẹn mai tương phùng,  hay anh TG đang ngồi trên pháo tháp chiến xa chợt nghe tiếng cà xịch cà xịch của SA7 vội lao mình xuống đất và húc trên xác địch mà tấn xa, khạc đạn…!!!

Quân Trường chỉ có đổ mồ hôi, nhưng Chiến Trường đỗ mồ hôi, máu và nước mắt…! Các cấp Tướng lãnh, các Đại Niên Trưởng thì...thì...đỗ mồ hôi " hột " nhiều hơn, bởi... "Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô" cũng phải lau giọt lệ khi nghe tin một khóa đàn em vừa nằm xuống hay vừa bị mất một quận một tỉnh nào đó. Không biết giọt mồ hôi hột có nóng hơn giọt máu đào hay không…?! Nay ngồi đây với nỗi nhớ ngập tràn qua ly rượu, hồn mênh mang hồi tưởng lại chiến trường xưa mà đoạn đường Kontum bỏ lại sau lưng bao Niên Trưởng, vào An Lộc nằm xuống mấy kẻ "đồng môn", ra Quảng Trị chôn vùi bao nhiêu thân bách chiến và đoạn đường nào đốt cả quảng trời xanh…?!!!   

 Màu xanh đó ...bây giờ chỉ còn  là “chiếc áo dài Võ Bị” đi bên cạnh cuộc đời nơi xứ lạ quê người…Võ Bị Đà Lạt còn đây những Anh Em một thuở Anh Hùng Bảo Quốc An Dân-Trấn Không-Phòng Vệ Lãnh Hải giặc Tàu Ô Man thừa gió bẻ măng chứ chưa thật sự dám động cuộc can qua.  
 
  Trương Văn Út (MũđỏÚtBạchLan) K22. Tháng Giêng Năm 2014.

__._,_.___

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List