--
Kính
Chuyển
MG
TRẬN VẠN TƯỜNG (QUẢNG NGÃI) NGÀY 18-8-1965
CHIẾN THẮNG ÐẦU TIÊN CỦA TQLC HOA KỲ TẠI NAM VN
MƯỜNG GIANG
Vạn Tường ngày nay là một trong những cái tên được nhắc nhớ tại VN, không phải
vì nơi đó là mồ chôn hơn 600 tên Việt Cộng trong trận đánh lớn đầu tiên của
Quân Ðoàn III Thủy Bộ TQLC Hoa Kỳ (III MAF) với gần 1500 quân CSBV, bắt đầu
ngày 18-8-1965 qua cuộc hành quân mang tên Starlite. Tóm lại thiên hạ ưa nhắc
cái tên Vạn Tường, vì nó được gắn liền với số phận của cái gọi là ‘ NHÀ MÁY LỌC
DẦU DUNG QUẤT ‘ do Nguyễn Tấn Dũng làm cai thầu trước khi lên chức thủ tướng đảng
VC,
Vạn Tường năm đó chỉ là một làng đánh cá nhỏ như các làng đánh cá trong tỉnh Quảng
Ngải đi đâu cũng gặp VC kể cả tỉnh lỵ. Do tình hình nguy ngập tại VNCH, trong
nước gần như không có chánh quyền vì bất cứ ai lên từ sau ngày 1-11-1963 cũng đều
bị đã đảo hạ bệ ngoại trừ những người thuộc phe ta “ muốn hòa hợp hòa giải “ với
CSBV.
Miền Trung gần như nát bấy qua ba năm xáo trộn (1964-1967) . Trước tình hình
nguy khốn này Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân vào cứu nguy cho Nam VN. Nhờ vậy, đất nước
mới sống còn thêm 10 năm, qua hàng hàng lớp lớp xác của NHỮNG NGƯỜI LÍNH TRẬN ÐỒNG
MINH LẪN VNCH. Nhờ đó VN mới có thêm nhiều khoa bảng, trí thức và ‘ QUÂN SƯ PHỤ
‘ ngày nay ở hải ngoại, đi tới đâu cũng chạm mặt kể cả trên các diễn đàn.
Ngày 8-3-1965 đơn vị TQLC Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Ðà Nẳng lúc đó là thành phố lớn
thứ hai của Miền Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam. Với quân số gần 30.000 người, nhiệm
vụ của đơn vị TQLC là bảo vệ phi trường này. Tuy nhiên tình hình Nam VN lúc đó
quá nguy khốn nhất là tại Vùng I và II chiến thuật, vì vậy lực lượng TQLC được
tăng cường thêm qua từng đợt đổ bộ. Tháng 5-1965, tư lệnh sư đoàn III TQLC Hoa
Kỳ là thiếu tướng R.Collins tới chỉ huy các đơn vị TQLC đang có mặt gồm Sư đoàn
III TQLC, Không đoàn I TQLC cùng hai tiểu đoàn phòng không được trang bị hỏa tiển
Hawk. Tháng 6-1965 các đơn vị TQLC tham chiến tại VN được cải danh thành Quân
Ðoàn III Thủy Bộ TQLC (III MAF) và Thiếu tướng L.W.Walt thay Collins làm tư lệnh
với trách nhiệm bảo vệ bốn căn cứ Phú Bài, Ðà Nẳng, Chu Lai và Qui Nhơn.
Nhờ một VC qui chánh cho biết hiện có một trung đoàn CSBV đang hiện diện tại
các làng đánh cá thuộc hai quận Bình Sơn-Sơn Tịnh (Quảng Ngải) cách Chu Lai (Quảng
Tín) chừng 19 km về hướng Nam. Lực lượng này gồm 2 tiểu đoàn 60,80 được tăng cường
thêm một đại đội vũ khí nặng của tiểu đoàn 45. Tóm lại bộ đội CSBV lúc đó có chừng
1500 người. Vì vậy ngày 18-8-1965 Quân Ðoàn III Thủy Bộ TQLC (III MAF) quyết định
tấn công VC tại Vạn Tường để giải toả áp lực cho căn cứ Chu Lai.
Cuộc hành quân trên được mang tên Starlite do Ðại tá O.F.Peatross chỉ huy với sự
tham dự của 4 tiểu đoàn TQLC bắt đầu ngày 18-8-1965 với ba cánh quân :
- Cánh I gồm một đại đội
TQLC làm nút chặn dọc theo con sông Trà Bồng .
- Cánh 2 gồm tiểu đoàn 3/3 đổ
bộ từ biển vào càn quét từ hướng nam làng An Cường.
- Cánh 3 do tiểu đoàn 2/4 được
trực thăng vận nhảy thẳng vào trận địa.
Lực lượng yểm trợ cho cuộc
hành quân trên gồm 5 phi đoàn VMA-214, 225, VMFA -311,513,542 cùng với hải pháo
của 3 chiến hạm USS Galveston (CLG-3), USS Orleck (DD-886) và USS Prichett
(DD-561) . Ngoài ra còn có hỏa lực từ Chu Lai.
Trong các cánh quân được trực thăng vận vào làng An Cường, chỉ có đại đội H thuộc
tiểu đoàn 2/4 trong khi di chuyển từ bải đáp Blue để bắt tay với tiểu đoàn, là
chạm nặng với CSBV khi tiến chiếm làng An Cường 2. Ðể tăng cường cho tiểu đoàn
3/3 các xe bọc sát phun lửa từ các chiến hạm được lệnh nhập trận nhưng bị phục
kích tại một vị trí giữa hai làng Nam Yến và An Thới. Buổi chiều thêm hai đại đội
trừ bị của tiểu đoàn 3/7 từ chiến hạm được trực thăng vận vào chiến trường. Ðụng
độ suốt đêm tới sáng
ngày sau, các tiểu đoàn TQLC bắt đầu càn quét các địa điểm ngày trước tai bải đáp Blue và nơi chiến xa bị phục
kích.
Ngày 20-8-1965 tiểu đoàn 2/4 hoàn tất cuộc càn quét tại bờ biển trách nhiệm, tiểu
đoàn 3/3 cũng được thay thế bằng tiểu đoàn 1/7. Ðồng lúc Sư đoàn 2 Bộ Binh của
VNCH cũng được lệnh mở cuộc hành quân càn quét từ hướng nam, tây nam để bắt tay
với TQLC Hoa Kỳ. Những ngày cuối cùng tại trận địa hai tiểu đoàn 1 và 3/7 coi
như hoàn tất xong trách nhiệm. Do đó cuộc hành quân chấm dứt vào ngày 24-8-1965
với kết quả :
- Phía Hoa Kỳ có 45 tử
thương và 203 bị thương. Nhiều phi cơ tham dự trận đánh bị trúng đạn nhưng duy
nhất chỉ có một trực thăng UH-34 bị phá hủy.
- CSBV bỏ xác tại chổ 614 bộ
đội ngoài số khác được đồng bọn mang theo trong khi đào tẩu.
Thế nhưng theo báo đảng và mới đây được hâm lại trên các diễn đàn thì là ‘ sau
một ngày chiến đấu tại Vạn Từờng , quân dân ta đã hạ trên 900 tên giặc Mỹ cướp
nước, bắn cháy 22 xe tăng và 13 máy bay. Vì vậy Vạn Tường có thể coi như một Ấp
Bắc (1-1963) thứ hai của nhân dân trong sự nghiệp ‘ đánh Mỹ cứu nước ‘.
Thật sự ngày nay qua các tài liệu được công khai phổ biến, cho thấy trong trận
Vạn Tường , Trung Ðoàn 1 CSBV đã bị xóa tên trước TQLC Hoa Kỳ, qua chiến lược Cứ
Ðiểm (Enclave Strategy), mở màn cho chiến thuật Lùng và Diệt (Search and
Destroy Strategy) sắp tới mà Mỹ sẽ áp dụng suốt thời gian tham chiến.
Cuộc hành quân Starlite tại Vạn Tường gần như đạt được mục tiêu đã định vì lực
lượng CSBV tại bán đảo này bị quân Mỹ bao vây nhốt kín trong rọ không có lối
đào tẩu. Bởi vậy chỉ còn nhắm mắt nằm lại chống cự và lần lượt bị tiêu diệt bởi
lực lượng hải lục không quân kinh khiếp của Hoa Kỳ . Theo báo cáo hành quân lúc
đó thì Ấp Vạn Tường coi như bị hủy diệt hoàn toàn bởi bom đạn, Hoa Kỳ tịch thâu
109 vũ khí đủ loại. Cuối cùng là kết luận của một phóng viên chiến trường nhận
xét về trận đánh qua bài báo ‘ First Blood to the Marines .. ’ ’ rằng Sập bẩy trong bán đảo Vạn Tường, khả năng chuyên
môn về chiến tranh du kích của CSBV đã không thể kháng cự lại với kỹ thuật tàn
phá dữ dội của hỏa lực Mỹ .
Sự thật
là vậy đó tại sao không mở mắt banh tai để mà
chấp nhận sự thật rằng ‘ Nếu Hoa Kỳ muốn dành chiến thắng tại chiến trường, thì
VNCH ngày nay đâu có mất vào tay cộng sản đệ tam quốc tế ‘ Nga-Tàu ‘ ?
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 1-2014
MG
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết