QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Tuesday, May 12, 2015

Hồi ức về người anh cả sau cùng của binh-chủng Nhảy-Dù

3 Lu Doan Nhay Du Cung Phao Binh

Ngày 1 tháng 12 năm 1966 các Chiến Ðoàn Nhẩy Dù được cải danh thành Lữ Ðoàn Nhẩy Dù
Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn I 
Trung Tá Hồ Trung Hậu 
Bản doanh đặt tại trại Hoàng Hoa Thám 

Gồm các TĐ ND 1, 8, 9

Tiểu Đoàn 1 PBND, ĐĐ1 Trinh Sát ND

Ngày 1 tháng 12 năm 1966 các Chiến Ðoàn Nhẩy Dù được cải danh thành Lữ Ðoàn Nhẩy Dù
Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 2 
Trung Tá Ðào Văn Hùng 
Doanh trại đặt tại Long Bình Thủ Đức

Gồm các TĐND 5, 7, 11

Tiểu Đoàn 2 PBND, ĐĐ2 TS Nhẩy Dù

Ngày 1 tháng 12 năm 1966 các Chiến Ðoàn Nhẩy Dù được cải danh thành Lữ Ðoàn Nhẩy Dù
Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 3 
Trung Tá Nguyễn Khoa Nam 
Doanh trại đặt tại Trại Hoàng Hoa Thám

Gồm các TĐND 2. 3. 6

Tiểu Đoàn 3 PBND, ĐĐ3 Trinh Sát ND

Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh Nhẩy Dù được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1965

Tại Sài Gòn 
Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Ðoàn Nhẩy Dù 

Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Ðoàn Nhẩy Dù 

Thiếu Tá Huỳnh Long Phi



Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Nhẩy Dù : 

Thiếu Tá Huỳnh Long Phi


Hồi ức về người anh cả sau cùng của binh-chủng Nhảy-Dù

Sau trận Cổ Thành và động Ông Đô, Quảng Trị, tôi được lệnh về trinh diện tướng Lê Quang Lưỡng. Trước khi vào trình diện, tôi gặp quan ba Hòe 





Sau trận Cổ Thành và động Ông Đô, Quảng Trị, tôi được lệnh về trinh diện tướng Lê Quang Lưỡng. Trước khi vào trình diện, tôi gặp quan ba Hòe, phụ tá trưởng phòng I, quan Hòe cho biết, lệnh của bộ tổng tham mưu cắt dứt quân số, thuyên chuyển tôi về Saigon phục vụ đã hơn tháng nay; nếu ông tướng có hỏi, anh nói giùm sư đoàn bận hành quân nên quên. Nghe nói vậy tôi an tâm, chứ trước đó, đang âu lo, lại có ông bà nào trong Saigon kiện về tội ăn nhậu đập phá các quán bar. 

Lý do là do bởi sự việc đã xảy ra cách đây không lâu. Khi không, đang lặn lội ở bên ngoài. Tự nhiên bị gọi về trình diện tướng tư lênh sư đoàn mà không biết lý do nào. Ngày đó còn tư lệnh, có hỗn danh “Hynos tướng quân” ( Trung tướng Dư Quốc Đống, TLND 1964-1972, ngv ghi chú), sở dĩ ông có hỗn danh này nghe đâu qua câu chuyện sau đây. Một lần nọ, khi nhảy dù hành quân vùng Tây Ninh, trong một buổi chiều, mấy ông quan lớn to nhỏ của bộ tư lệnh tiền phương ngồi tán dóc, trong căn lều dã chiến. Tướng tư lệnh hỏi ông quan sáu phó:

- Ê Phước! sao anh em thường gọi mày là Phước đen? 
- Ông Tướng à, tụi nhỏ chúng cũng nói, trông ông y chang gã da đen hình chụp nơi túp kem đánh răng hiệu Hynos.
- Ê, bộ tao giống gã da đen đó lắm sao mày?
- Thưa ông tướng, chắc cũng đâu đó thôi! 

Ngày đó, ông đã ra lệnh cho toán quân cảnh 204 ra tận nơi hành quân, áp giải tôi về trình diện. Khi ấy, tôi hoàn toàn không hay biết lý do; khá âu lo, chuyện gì đây? 

Sao lại một anh đại đội trưởng bị quân cảnh ra tận nơi hành quân, áp tải trinh diện tướng tư lệnh? Hỏi quan ba phó cò quân cảnh 204, đại úy Hùng, ông cũng không biết lý do gì, ngoài cái lệnh đi áp giải, quan ba này còn sống và kẹt lại tại Việt Nam sau 75. Trước khi vào trình diện, quan cò phó và bố trung sĩ già, tôi quên mất tên rồi, bố là thân tín giúp việc của tư lệnh. Cả hai đã căn dặn tôi, khi vào trình diện tư lệnh phải đứng nghiêm chào, (dĩ nhiên rồi, chẳng lẽ tại thao diễn nghỉ), và hô xưng thật to, mắt nhìn lên trần nhà, đừng ngó xuống liếc nhìn ông. Điều này được bố già giải thích, ông tư lệnh rất nóng tính, nóng còn hơn cả Trương Phi của Tàu trăm ngàn lần.

 Mỗi khi mà ông lên cơn tức giận và trong khoảng khắc đó, nếu ông đang cầm ba tong, ông sẽ lụi ngay vào người, hay chụp lấy một cái gì đó bên cạnh ném vào người mình, nhớ tuyệt đối đừng né tránh, cứ chịu đau một tí, rồi thì ông sẽ nguôi ngay thôi và tha tào. Xin cám ơn bố già và quan phó cò 204 một lần nữa ở đây. Sau khi đứng trước mặt ông, tôi còn nhớ khá rõ, mắt ngó lên trời, miệng hô vang xưng cấp bậc tên Ông tướng nói:
- ĐM, chỉ huy đánh giặc cũng khá đấy, sao mà là sĩ quan lại đi lấy tiền phá quán bar của người ta. 

Nghe vậy tôi biết mình bị bắt oan, bị gọi trình diện lầm. Tuy nhiên, tôi cũng liều trả lời:

- Thưa Tư lệnh, tôi không có lấy tiền, chỉ phá quán chút đỉnh, vì chủ quan kinh khi nhảy dù, họ coi thường không tiếp anh em Dù vì nghĩ rằng anh em dù vào quán ăn không có tiền để trả.
- ĐM, Họ nói chúng mày phá quán và đòi thiệt hại hơn hai trăm ngàn đồng,,,,, mà,,, họ có khinh nhảy dù thật không?
- Thưa Tư lệnh, nếu họ không khinh khi nhảy dù, anh em đâu có quậy phá chút đỉnh cảnh cáo.
- ĐM. mày nói thật không đấy? Con mẹ chủ quán đó mà dám khinh khi nhảy dù? ai,,,, ai,,,,,mà dám khinh khi nhảy dù tao bắn bỏ. ,,,. Và rồi, thôi, ĐM, mày đi ra, còn chuyện cái con mụ chủ quán kiện ở Saigon, để đấy tao giải quyết.
Ra ngoài, tôi thuật lại. Anh em bảo, sao mà ông khôn lanh thế, cứ dổ thừa nhảy dù bị khinh khi là ông tướng chịu ngay, bởi ông nổi tiếng là rất yêu quí binh chủng mình. Sự thật câu chuyện quậy phá quán tại Saigon mà tôi bị gọi lên trình diện chỉ là một sự lầm lẫn tên trong đơn kiện. Người quậy phá đích thực, một ông quan ba cùng tiểu đoàn, tên anh ta và tôi chỉ khác nhau ở vần đầu. Ông quan ba ma mãnh này vẫn còn sống, có ám danh đàm thoại Quách Tỉnh, lệnh Hồ Sung, mỗi lần ngoài trận tuyến, lúc nào cũng xung phong bừa, húc càn ẩu, còn mỗi khi trong bàn tiệc, ít khi nào gã tỉnh rượu, luôn luôn ngà ngà say. Gã gốc người miền Trung và cũng giống như nhiều vị quan sinh đẻ ngoài đó, có tửu lượng nốc khá cao. Trong số các vị quan tá này, có một cặp quan tá khá nổi tiếng trong binh chủng và một trong hai vị này đã phát biểu ngon lành trong bàn nhậu như sau :
-Quê hương tớ, miền Trung, cái xứ nghèo đến dộ cha mẹ đặt tên con đâu có được chữ lót. 

Chuyện ông tướng Hynos nóng tính và nổi tiếng bênh vực đơn vị, không những trong binh chủng anh em ai cũng biết mà còn lan ra tận bên ngoài, như qua câu chuyện, vụ hành quân Hạ Lào, nghe nói trong lúc tức giận, ông đã dùng gậy chỉ huy đập xuống bàn và văng tục cả với vị tướng tư lệnh vùng, khi ông tướng này tỏ vẻ không mấy quan tâm đến sinh mạng của binh lính ngoài trận địa. Kính thưa “Hynos tướng quân”, tiếc rằng khi tôi viết mẩu chuyện này ông đã không còn, ông đã nằm xuống cách nay mấy năm. Đám tang ông, tôi và những người anh em thuộc cấp của ông, có cả ông bà cựu tướng lãnh Mỹ đồng minh, vị cố vấn cũ năm xưa của ông, người bạn đồng minh trung thành của nhảy dù, vị cố vấn này, sau cuộc chiến vẫn luôn luôn ở bên cạnh anh em để an ủi, để bênh vực tinh thần chiến đấu, và cũng đã không ngừng chê trách đám chính trị chính em đất nước Hoa kỳ phản bội lại dân quân miền Nam. Tất cả đã cùng đến viếng nghiêng mình chào ông, một vị tướng thuần túy quân sự, một chiến sĩ nhà nghề không vướng bận cảnh bon chen bên ngoài. 

Trở lại lần này vào gặp tướng Lưỡng, tôi an tâm hơn không âu lo, vì trước đó, phòng I đã báo tin. Sau khi đứng nghiêm hô chào trình diện, ông tướng nói: 
-Nếu tôi nhớ không lầm, cái lệnh cho anh về Saigon tôi đã xem thấy nó hơn tháng nay rồi, giờ sao mới về trình diện. 
- Dạ thưa Tư lệnh, tôi không biết gì, chỉ vừa được lệnh về trình diện Phòng I và Tư lệnh sáng nay thôi.
- Sao, sáng nay à? đánh đấm cũng được đấy, mà cậu lạnh cẳng rồi sao mà xin về Saigon. 
- Thưa Tư lệnh, quả thực đánh giặc cũng có hơi lạnh cẳng thật, cũng không còn hứng thú, tôi chán nản cảnh sinh mạng con người được mang ra bán rẻ nơi các bàn hội nghị. Nhưng không bao giờ muốn rời bỏ binh chủng.
- Tùy cậu thôi, nếu không muốn về, cậu có thể ở lại bộ tư lệnh làm việc, đại đội trưởng tác chiến, ra ngoài cậu bảo lệnh của tôi, cậu đến gặp trưởng phòng 3, nơi đó sẽ xắp xếp công việc và chức vụ cho cậu. Khi nào chán nhảy dù thì nói, tôi cho cậu về Saigon. 

Ngày đó, thay vì về Saigon phục vụ, tôi đã xin được ở lại và làm việc tại phòng hành quân bộ tư lệnh tiền phương của sư đoàn. Ít tháng sau đó, trong buổi lễ bàn giao chức tư lệnh sư đoàn giữa tướng quân Hynos và ông tướng một sao thật đơn giản. Buổi lễ đặt dưới sự chứng kiến của ông tướng cũng vừa mới đảm nhận chức vụ tư lệnh vùng, ông xuất thân từ Nhảy Dù và cũng cùng tiểu đoàn của tôi. Nhìn vóc dáng bên ngoài, ông tướng này, trông không khác gì mấy anh chàng hạ sĩ quan ốm con, tàng tàng. Ông quả là một dị tướng, bởi từ cấp bậc nhỏ nhất khi rời quân trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức cho đến lon ba sao, ông đều được lên đặc cách ngoài mặt trận. Ông làm việc gần như trọn 24 giờ một ngày, chiếc ghế bố vải làm giường ngủ, được kê sát ngay sau chiếc bàn làm việc, trên đó dán dầy đặc các bản đồ hành quân. Ông cũng nổi tiếng như tướng Hynos, về tính bênh vực nâng đỡ, ban thưởng cho thuộc cấp, khi những người này làm việc được, ngoài ra ông còn có được một trí nhớ rất tốt lâu dài. Sau khi buổi lễ bàn giao kết thúc, ông và đoàn tùy tùng bước vào ngay phòng hành quân bộ tiền phương sư đoàn. Khi nhìn thấy tôi đứng lên chào, ông nói:
- Hình như tôi đã gặp anh ở đâu rồi thì phải?
-Thưa tư lệnh, ngày trước khi tư lệnh còn làm tư lệnh khu XI chiến thuật, thường ghé thăm căn cứ Mỹ Phú Bài/Huế, lúc bấy giờ tôi đang làm sĩ quan liên lạc đồng minh tại căn cứ. 
- Sao? Lúc này anh cấp bậc gì rồi? 
-Thưa tư lệnh, đại úy.
- Tôi tưởng ít ra bây giờ anh cũng phải đeo lon thiếu tá chứ! Quay sang tư lệnh mới, ông nói: 
- Anh chàng sĩ quan này, hồi còn làm sĩ quan liên lạc, tụi lính Mỹ nó khen lắm. Nếu được nâng đỡ anh ta.

Cũng cần viết thêm ở đây về tính bao dung và nâng đỡ thuộc cấp của tướng Hynos. Tại buổi lễ bàn giao tại căn cứ Hòa Khánh hôm đó. Khi ngỏ lời phát biểu để từ giã binh chủng, ông đã thẳng thắn nói cho mọi người biết, đúng ra chức tư lệnh thay thế ông, sẽ do một trong hai tướng xuất thân từ binh chủng về đảm trách, một tướng ở vùng IV và một tướng đang chỉ huy đoàn quân Mũ Nâu. 

Tuy nhiên,, trong tinh thần nâng đỡ những người đi sau tiến thân, ông đã đề nghị tướng Lê Quang Lưỡng thay thế và ông cũng nói thẳng cho biết, Saigon đã chấp nhận đề nghị mà không qua sự chấp nhận thông thường của bộ tổng tham mưu. Ít tháng sau nhận chức, tướng Lưỡng đã làm một vài chuyên thay đổi nhỏ trong sư đoàn. Một trong các thay đổi là tất cả quân nhân tác chiến, tên và cấp bậc phải là mầu đen và may dính liền vào quân phục, còn quân nhân phục vụ tại các phòng, ban tham mưu trực thuộc bộ tư lệnh, tên trên ngực áo là mầu vàng. Sự thay đổi này có làm tăng thêm chút ít tính tự hào của mấy anh chàng lội rừng bên ngoài và cũng khá thuận tiện cho mấy anh quân cảnh 204 kiểm soát.

Tư lệnh mới, người vừa tầm thước, nét mặt hơi đăm chiêu, đôi mắt nhìn xa vắng, vẻ trầm ngâm, Lúc ông còn đảm nhận chức lữ đoàn I, nổi tiếng khá lì lợm, ít nói và gan dạ, không ồn ào như mấy ông lữ đoàn trưởng, lữ đoàn phó khác. Ông cũng thường xuyên ghé thăm anh em tại những đơn vị nhỏ, nhưng cũng chẳng bao giờ tỏ vẻ giận giữ hay la rầy cả mỗi khi anh em không giữ nghiêm được tôn ti kỷ luật. Nếu ở tướng Hynos, anh em binh lính thường hay tránh né gặp ông, vì lo sợ những cơn nóng giận vụt chợt đến, thì ở ông tướng người quê tỉnh Bình Duong miền Nam này, anh em thường hay la cà tìm đến ông để trò chuyện hay cũng cả gan mời ông cùng chén anh chén tôi dăm ba xị.

Hiệp định ngừng bắn 73, một lối thoát đê hèn của đám chính trị Hoa kỳ áp đặt để có được lợi nhuận trong năm tháng mùa bầu cử. Hiệp định Paris với mười ba quốc gia hạ bút ký chưa ráo mực, thì Cộng quân vẫn tiếp tục đánh phá khắp nơi. Phía đoàn quân Mũ Đỏ đã chỉ phản ứng, sau khi một trung đội nhảy dù nơi tuyến đầu bị đối phương bắt giữ.

Mậu Thân Huế, lúc đầu lực lượng Hoa Kỳ án binh bất động. Hành quân Hạ Lào, một toan tính triệt hạ sức chiến đấu của quân lực miền Nam. Thị trường buôn bán Hoa Lục bắt đầu được mở cửa, sau chuyến đi của ngoại trường Hoa Kỳ năm 71. Thế trận cờ Domino đổi chiều. Tất cả gây chán nản trong tôi. Do đó, sau mùa Xuân 74, tôi xin phòng I sư đoàn làm sự vụ lệnh, trình tướng Lưỡng, cho tôi rời khỏi binh chủng về Saigon. 

Sáng ngày rời binh chủng, tôi vào trình diện tướng tư lệnh, ông tỏ vẻ thông cảm, chắc ông đã nhớ lần trước, tôi đã thẳng thắn thưa với ông là tôi thực sự đã chán nản cảnh đánh đấm. Xin cám ơn ông tướng, xin cám ơn binh chủng, một đơn vị mà bất cứ người trai nào cũng đều hãnh diện được sống và chiến đấu dưới mầu cờ sắc áo, “một ngày Nón Đỏ, một đời Nón Đỏ”. Một đơn vị mà mọi người phải sống và chiến đấu ở ngay vùng tuyến đầu, phải gánh chịu những trận đánh phá khốc liệt, gian khổ nhất của kiếp người. Đó cũng là câu giải đáp, sau cuộc chiến, anh chị em nhảy dù sau bao nhiêu năm vẫn quây quần bên nhau như anh em ruột thịt của gia đình Mũ Đỏ. Nhận xét này là của vị tư lệnh lữ đoàn 4 nhảy dù, ông hiện đang sinh sống tại tiểu bang Florida Hoa Kỳ.

Chiến cuộc kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975, bằng sự phản bội của Hoa Kỳ, sự lật lộng đê hèn của Cộng Việt, thêm váo còn có sự tiếp tay tạo kết thúc mau chóng là đám truyền thông báo chí Mỹ, và có cả những tên khoa bảng miền Nam hám danh lợi và những tên đội lốt tôn giáo đã lợi dụng sự tôn trọng tư do và tính nhân bản của quân dân miền Nam. Vì nếu không có những điều này, không bao giờ cộng sản Việt lấn chiếm trọn miền Nam. 

Trải qua hơn mười năm tù đày, tôi vượt thoát sang đây và rồi lại gặp được tướng tư lệnh, Lê Quang Lưỡng. Đại hội gia dình mũ đỏ tổ chức nơi tiểu bang Florida hơn mười hai năm trước đây, lần đầu tiên tôi gặp lại ông sau rất nhiều năm xa cách, tướng tư lệnh đoàn quân Dù. Vẫn dáng người năm xưa, vẫn khuôn mặt và tướng đi người niềm Nam hiền hòa và vẫn còn điếu thuốc lá cầm tay để xuôi người đưa ra xa, bởi chắc ông không chịu đựng được mùi khói thuốc, Tôi tiến lại đứng nghiêm chào trước mặt ông, lúc ông đang đứng trò chuyện cùng quan năm lữ đoàn 4.

-Kính chào tư lệnh, tư lệnh còn nhớ tôi không?

-Ông dơ tay chào lại, cũng cần xin viết thêm về cách kiểu chào tay của ông, gần như có một không hai trong hàng ngũ tướng lãnh, nó giống y như kiểu cách chào của mấy anh lính già lê dương Pháp, hay kiểu chào của mấy anh chàng binh lính quân đội hoàng gia Úc. Bàn tay phải xòe ra, tay đưa lên cao ngang đầu và bỏ xuống phía trước. Nhíu đôi chân mày, ông tướng nói:
-À tôi nhớ ra anh rồi, lúc còn ở Quảng Trị, anh nói, anh lạnh cẳng xin về Saigon. Sao? qua đây lâu chưa?
-Thưa Tư Lệnh, tôi mới sang đây thôi, sau 75 bị bắt và đi tù hơn mười năm, về vượt thoát sang đây bằng ghe. 
- Thưa tư lệnh, nếu nhảy dù về lại, tư lệnh vẫn chỉ huy anh em? 
- Hy vọng thế !, mà tôi chắc anh cũng về và sẽ không còn lạnh cẳng đấy chứ? 
- Thưa tư lệnh, dĩ nhiên rồi, không còn lạnh cẳng nữa đâu. Bởi nếu có trở lại, tôi tin anh em Dù sẽ dánh đẹp, đánh thẳng tay và nhanh gọn hơn trước nhiều.

Sau nhiều năm mới lại được gặp ông, tuy vẫn vóc dáng ấy, vẫn tướng đi của người miền Nam chầm chậm, cái đầu lưng hơi cuối xuống vì tuổi già chồng chất, mái tóc đã muối tiêu khá nhiều và thưa thớt. Nét mặt ông thật lạ buồn mỗi khi nhìn anh em chúng tôi, và qua đó tôi hiểu được nỗi đau đớn đến tận cùng của một người làm tướng bị bức tử khi không thể làm gì tốt hơn cho thuộc cấp. Ở trong ông, tôi tin, ông đang mang mặc cảm của một người chỉ huy không xứng đáng, trong khi mình vẫn còn mà lại có rất nhiều người dưới quyền phải chịu cảnh chết chóc và tù đày. 

Thưa ông tướng, ở lớp tuổi của ông và chúng tôi, kiếp con người được sinh ra nơi đất nước có quá nhiều đau khổ. Chào đời đầu cuộc chiến, trưởng thành trong bom đạn và khi tiếng súng ngừng nổ lại chịu cảnh đọa đày trong lao tù hay phiêu bạt lang thang sống tha hương. Duy có một điều tôi và cũng không riêng gì ông tướng và các cựu chiến binh Dù, tất cả không bao giờ hổ thẹn là mình đã chọn lựa đúng con đường đi, đã chiến đấu đúng vì lý tưởng tự do và dân chủ nhân bản cho quê hương. Gần bốn mươi năm sau tháng tư 75, và mặc dù nhiệm vụ chưa hoàn thành, nhưng các cựu chiến binh Dù vẫn luôn giữ được khá trọn vẹn là những con người Việt Nam chân chính. 

Hằng năm anh chị em Dù đều có tổ chức các đại hội và ông tướng cũng thường xuyên về tham dự, ông chỉ không đến dự, khi sức khỏe không cho phép. Ông mất năm 2007, nhà quàn nơi ông nằm, tọa lạc tại vòng đai bên ngoài một thành phố nhỏ hiền hòa, ở giữa đoạn đường đi từ San Jose và Orange county. Nơi đây nó cũng tương tự như quê hương tỉnh Bình Dương, cũng ở vòng đai bao quanh của Saigon, xứ hiền hòa nổi tiếng có rất nhiều loại cây ăn trái thơm ngon.

Những điều ông căn dặn trước khi mất, tang lễ không nên có bất kỳ một lễ nghi quân cách nào ngoài lễ nghi tôn giáo và anh chị em nhảy dù, nếu có đến viếng thân xác ông lần chót, cũng không nên bận quân phục. Đám tang ông, tôi và anh chị em các cấp trong binh chủng đến viếng khá đông. Tuân theo lệnh, đã không có một chiếc nón đỏ và bộ quân phục mầu hao rừng nào của ngày trước. 

Tuy chiếc nón đỏ và bộ quân phục hoa rừng, ông cũng đã bận chỉ vừa mới đây, khi tham dự các đại hội thường niên cùng anh em. Bộ quân phục đã đi vào lịch sử và niềm tự hào của những chàng trai đất Việt, và chính ông là người đã cưu mang nó từ ngay sau khi rời quân trường huấn luyện sĩ quan trừ bị khóa 4 Thủ Đức, Tất cả đến, để được kính chào lần sau cùng trước vị tư lệnh của binh chủng, vị chỉ huy hiền hòa khả kính. Trong tang lễ tiễn đưa,ngoài anh chị em Dù, còn có những cựu quan chức lớn nhỏ khác binh chủng và dân sự, và cũng có cả những quân dân cùng làng quê với ông, (hội đồng hương Bình Dương) như người bạn của ông, vị quan sáu chỉ huy trưởng pháo binh Dù. 

Ngồi nơi hàng ghế đầu trong nhà quàn là người bạn đời trong suốt hơn nửa thế kể trong tình nghĩa vợ chồng với ông, bà ngồi im bất động câm nín nhìn thân xác ông trong quan tài, bên cạnh các cô con gái đã trưởng thành và đàn cháu của ông bà. Tôi cảm nhận được trong thâm tâm bà, nỗi đau đớn đến tận cùng đã mất đi người đàn ông mà bà đã từng chia sẻ những ngọt bùi , những lo âu sợ hãi thời ông còn tham dự các trận đánh khốc liệt ngoài chiến trường và cả lẫn đắng cay trong tình nghĩa vợ chồng. 

Khi ấy, tôi cũng chỉ biết ngỏ lời chia buồn qua với Mỹ, người con gái trưởng của ông bà, rằng con người ai cũng phải chấp nhận số phận. Với tôi, trên thế giới này, chỉ có người phụ nữ Việt Nam, nhiều nhất là những người vợ của lính, cùng một lúc phải hứng chịu cảnh mất cha, mất chồng và mất cả những đứa con thân yêu khi tuổi chúng vừa mới trưởng thành, họ chính là những người mẹ muôn đời đáng kính của quê tôi.

Kính thưa bà, chúng tôi cũng vừa mất đi vị chỉ huy thân thương khả kính, người thầy, người bạn dồng hành của những người đã chọn đúng lý tưởng phục vụ cho đất nước mình chào đời. Và ở nơi nào đó, tôi tin, ông sẽ luôn phù trợ cho bà, những con cháu và cho cả chúng tôi nữa; bởi ước vọng của ông và chúng tôi về một nước Việt Nam có tư do và dân chủ thật sự vẫn chưa có được hôm nay. Các chiến binh Nhảy Dù vẫn luôn luôn phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, thưa Đích thân Tư Lệnh.

Dư luận trong tang lễ ông, không có lễ nghi quân cách dành một cấp tướng, đã dấy lên vài làn sóng tranh luận về việc này. Có người nói, không riêng gì một ông tướng mà chỉ là một quân nhân bình thường, một khi họ qua đời, quan tài họ phải được hưởng nghi lễ phủ cờ quốc gia mình phục vụ hay cũng như là một minh xác nguồn gốc quốc gia của người quá cố. Có người nói nghi lễ phủ cờ quốc gia, chỉ thực hiện khi đang còn cuộc chiến và nhất là quốc gia đó vẫn còn tồn tại theo quan điểm định nghĩa của Liên Hiệp Quốc. Điều này, tôi nhớ lại, trước khi ông qua đời có một lần ông đã bày tỏ cảm nghĩ, đi lính lên đến lon tướng, nhất là tướng bị thua trận, kể cả bị bạn đồng minh phản bội tạo nên. Vậy khi chết, đâu có còn xứng đáng gì để mà hưởng những lễ nghi quân cách. Quan điểm của riêng tôi, vấn đề tùy mỗi người suy nghĩ , và tôi đồng ý với ông tướng,. Những con người chính trực gần như không bao giờ họ tỏ vẻ cho ai đó ca tụng họ. 

Ngày nay, quan điểm nên hạn chế các lễ nghi quân cách đã được nhiều người đồng thuận. Xin cám ơn ông tướng, khởi đi từ tang lễ ông đến nay, đã bớt đi rất nhiều cảnh nhố nhăng của mấy ông quan lớn bé bày trò, để đánh bóng tên tuổi hay hội đoàn tổ chức của mình trong các dịp tang lễ. Cũng sau 1975, nổi nên khá rõ nét những kẻ đã hại dân hại nước, khi vừa mới trước đó, họ là những người đã ăn trên ngồi trước. Lòng tự trọng và liêm sĩ tối thiểu của con người, được đổi lấy bằng sự luồn cúi, để có chút cặn bã miếng ăn thừa của đối phương. Tuy nhiên bên cạnh đó, ông tướng là một trong số ít người chỉ huy, sống âm thầm câm nín, tôi chưa bao giờ thấy ông sinh hoạt hay phát biểu này nọ về cuộc chiến, ngoài sinh hoạt cùng anh chị em cựu chiến binh nhảy dù mà ông luôn luôn coi trọng, cũng như mang cả nỗi mặc cảm tội lỗi trước những người dưới quyền mình.

Kính thưa tướng Tư Lệnh, Lê Quang Lưỡng, số báo Mũ Đỏ này, số đặc biệt nói về các tướng quân. Theo “mệnh nệnh” của Mũ đỏ hạ sĩ khinh binh Phan Bội Yên, tiểu đội trưởng ban biên tập của tờ báo, tôi tản mạn viết về ông, vị tư lệnh cuối cùng binh chủng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong miền tin về quê hương nhất định có tự do và dân chủ trong nay mai. Kính xin Đích thân Tư Lệnh, vui lòng cùng đồng ca với anh chị em chiến binh Dù bản “Sư đoàn Nhảy Dù hành khúc” và hô to vang với chúng tôi, ba lần: “Nhảy Dù Cố Gắng”
Nguyễn Vũ Dương, MĐ54

Tưởng nhớ



Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thị sát mặt trận tái chiếm Quảng Trị Hè 1972
Từ trái sang phải Trung tá Mễ, Trung tá Phú (SD9 ND), Đại tá chiến đoàn trưởng/Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn I Nhảy Dù Lê Quang Lưỡng,TT Thiệu, Trung tá ND Lê V. Ngọc, Thiếu tướng Bùi Thế Lân TL/TQLC, Đại tướng Cao Văn Viên và Đại tá Nhan Văn Thiệt
 

Trời lạnh gía , bên cái khung cảnh muà đông của xứ ngươì,từng cơn,từng cơn gió buốt rít lên những hoa tuyết lớn nhỏ đủ cở cứ tiếp-tục rơi trắng xoá,bao trùm cỏ câỵ và phủ kín cã sân trứơc nhà tôi như một miếng bông gòn khổng lồ từ hiên nhà kéo dài ra tận lề đừơng ,ngoài đường cái không một bóng xe,qua laị ,thử hỏi có ai muốn ra đường vào thời điểm nầy ....Thỉnh-thoảng chỉ nghe những âm-thanh “rào-raò .”của xe rải muối và ủi tuyết cày trên mặt đường ...Đặc-biệt muà đông năm nay lại kéo dài với nhiều trận bảo tuyết bao trùm ,ảnh hưởng cã vùng Đông Bắc Mỷ .....Bên cái khung cảnh buồn hắt-hiu ấy,phải ngồi nhà suốt ngày ,thật tù túng ....Tôi chợt nhớ đến lơì hứa sẽ viết bài cho Đặc-san Mũ-đỏ số 65 mà chủ đề là tưởng nhớ người anh cã sau cùng của anh em Mũ-đỏ chúng tôi: cố Chuẩn-tướng Lê quang Lưởng ! 

Ông người Bình-dương ( Thủ dầu Một ) là anh trai lớn trong một gia-đình miền Nam ,với năm anh chị em .Sau khi học hết Trung-học ,ông đã vaò quân- đội,tốt nghiệp khoá 4 Thủ đức và tình nguyện vaò binh chủng Nhảy-dù .Chức vụ đầu tiên ông nắm giử là Trung-đội trưởng Tiểu-đoàn 5 nhảy dù ,rôì lần lượt Đaị-đội trưởng ,sĩ-quan ban 3 tiểu-đoàn ,Tiểu-đoàn phó ...Đó là những trong trách ông phải gánh vác trong suốt 11 năm .Đến năm 1966 ,sau khi tốt nghiệp Thủ- khoa khoá chỉ huy cấp Tiểu-đoàn ,ông được bổ-nhiệm giử chức Tiểu-đoàn trưởng TĐ2ND tân lập ..

Qua tài chỉ huy khéo-leó ,thao lược ,ông đã gặt haí nhiều chiến công hiển hách và đưa đơn vị nầy lên hàng thiện-chiến trong binh-chủng .Nhờ đó Quân-kỳ cuả Tiểu-đoàn 2 ND đã được tuyên-dương 04 lần trước Quân- đội với dây biểu chương Quân-công bội-tinh .Kễ từ đó con đường binh nghiệp cuả ông càng thăng tiến và được sự tín-nhiệm cuả Trung-tướng Tư-lệnh ,ông lần- lượt nắm chức vụ,chiến đoàn trưởng chiến đoàn 1ND năm 1967 rồi Lữ đoàn trưởng lử đoàn 1ND. Tháng 6 năm 1972 do đề-nghị cuả Trung-tướng Tư-lệnh ông được Vinh thăng Chuẩn-tướng và nắm giử chức-vụ Tư lệnh phó . Tháng 10 /72 ông thay thế Trung-tướng Dư quốc Đống lên nắm Tư lệnh nhảy dù cho đến 30/4/75 .....

Là một trong những tướng lảnh trẻ ,giử nhiệm vụ cấp sư-đoàn và là sư đoàn Tổng trừ-bị hàng đầu cuả QLVNCH,ông đã nối nghiệp đàn anh ,giử vững vị thế nầy cho đến ngày tàn cuộc chiến , và sau cùng theo đà bành trướng cuả Quân đội .Lữ đoàn 4 nhảy dù đã được thành lập với các Tiểu đoàn tân lập 12 ,14,15, chiụ trách nhiệm chiến đấu ở ven đô Saigon . Là người miền nam phúc hậu và thẳng thắn ông đã giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng ,haì hoà và hợp tình,hợp lý .Đối với cấp dưới ông luôn dùng lòng bao dung cuả người anh đễ xử thế hơn là quyền hành cuả cấp chỉ huy . Tôi còn nhớ trong một buổi thuyết trình taị căn-cứ Hiệp-Khánh ,một sai phạm vô tình trong bản baó cáo quân số hành quân ,con số sai biệt đến hàng chục không thể chấp nhận được .

Chờ tôi thuyết trình xong ,ông nhìn thẳng tôi và sửa sai ngay tại chỗ ,tôi đứng thẳng người đễ chờ nghe khiển trách ,lúc đó thiếu-tá Trần văn Trưc nguyên trưởng phòng An-ninh vội đở lời “Thiếu tướng thông cãm cho vì nó bốn mắt .” Lời nói nữa đuà nữa thật cuả Thiếu -tá Trực đã thật sự “cứu .” tôi .ông cười nữa miệng và nói “ Thôi em về chỗ và biểu phòng 1 sửa lại quân số hành quân .” tôi chaò tay và nhìn ông ,bắt gặp ánh mắt bao dung cuả cấp lảnh đạo mà cho đến bây giờ mỗi lần nhớ đến buổi thuyếrt trình ấy tôi vẫn không quên ....

Còn rất nhiều sai pham cuả cấp dưới ông luôn cãm thông và giải quyết nhanh,gọn và hợp lý , tôi đã được nghe qua một câu chuyện tình cuả một Sĩ quan trẻ thuộc đơn-vị đang đóng chốt trên các cao điểm chiến lược chạy dài theo daĩ Trường Sơn đễ baỏ vệ vùng địa đầu giới tuyến.Ở nơi nầy chỉ là những làng nhỏ heỏ lánh ,người dân chất phát hiền-hoà ,thêm vaò đó thì cảnh vật lại rất thơ mộng với những dòng suối róc rách chảy dài từ vách núi ,và nhiều loại hoa rừng lạ mang nhiều màu sắc khoe mình dưới ánh nắng rực rỡ cuả vùng trường sơn có lẽ vì tức cảnh sinh tình ,nên mối tình lãng mạn đã xãy ra giữa chàng thiếu-uý lãng tử và nàng thôn nữ đa- tình kết quả là một thiên thần Mũ đỏ “tí hon .” đang thành hình .

Được tin đó,ông đã chỉ thị khối CTCT liên hệ với đơn-vị trực thuộc thay vì là một lệnh phạt áp dụng kỷ-luật với chàng sĩ quan ham vui ấy thì lại là một đám cưới nhà binh được tổ chức ngay tại điạ phương cuả cô dâu Cũng được biết câu chuyện tình nầy xảy ra vaò th ời điểm hiệp-định Paris 73 vừa được ký kết ,bên cạnh trách-nhiệm an-ninh lảnh thổ ,nhằmngăn chận bọn Cộng sản gian-manh lợi dụng hiệp-định ngưng bắn đễ “ lấn đất giành dân.” cùng lúc nhiều công tác dân sư, vụ và chiến tranh chính-trị được phát động ,đẩy mạnh quanh vùng .Do đó cái đám cưới nhà binh cũng là một đường lối CTCT rất tình ngươì mà ông đã áp dụng đúng thời đúng lúc

left align image




























Vào tháng 01/74 các lực lượng dù được lệnh tái chiếm lại cao-điểm chiến lược 1062 ở Thường Đức Quảng Nam . Với điạ thế hiểm trở vách núi thẳng dóc và một điạ đạo chằng-chịt của đich ,đã gây ít nhiều trở ngại và khó-khăn cho cuộc tấn công của ta .Vì thế nhiều trận đánh đẫm maú đã diễn ra thật ác liệt và gây nhiều thương vong .Trong sự lo-lắng ông đã chỉ thị cho Tiểu-đoàn Quân-y Dù thiết-lập một hâụ trạm dã chiến bên trong một “ hangar .”cuả phi-trường Non- Nước Đà-Nẳng ,được trang bị y-cụ phẩu-thuật và thuốc men đầy đủ . Chính vì thế,các thương binh khi được tản thương về đây đã được các y-sì và anh em Quân-y dù tận tình cứu chửa bất kễ ngày đêm ....Nhờ đó nhiều thương binh đã được cứu sống kịp thời .


Vaò những ngày cuối cuả mặt trận Khánh Dương Nha-Trang ông được Bộ TTM chấp thuận cung cấp một chiếc C130 đi tản tất cã thương binh dù từ Quân-y viện Duy-Tân Nha-Trang về hậu cứ đễ dưỡng thương .Và chỉ ba ngày sau đó thành phố Nha-Trang đã rơi vào tay giặc .........Cũng ở mặt trận nầy khi được tin các đơn-vị của Lử đoàn 3 dù bị “tràn ngập.” ông tức-tốc chỉ thị xử dụng các phi vụ trực thăng vào vùng giao-tranh đễ liên-lạc ,tìm kiếm các đơn-vị thất-lạc đưa trở về hậu cứ tái phối tri và bổ sung lực lượng .Những năm tháng sau cùng cuả cuộc chiến, những đứa con cuả ông đã bị chia năm xẻ bảy bị đặt vaò nhiêu tình huống hiểm-nguy nhưng ông luôn ở canh họ đễ lo-lắng và chia sẽ ,những ân-cần đó nói lên Tinh-thần trách-nhiệm cuả bậc đàn anh .........

Sau 30/4/75 theo vận nước nổi trôi,ông là một trong hơn bốn triệu ngươì Việt tị nạn Cộng-sản .Trong thời gian đầu ở xứ người ông đã sống thật khép kín vơi những trăn trở về nổi buồn vong quốc. Đến năm 1989 nhân một chuyến ghé thăm Vùng DC ông đã nhận được sự ân cần tiếp đón cuả gia-đình Mũ đỏ vùng Hoa thinh Đốn .Sau khi nghe các thuộc cấp cũ ngày xưa tự giới thiêu về mình và đơn vị sau cùng cuả họ ,vẫn cung cách ngày naò ,ân cần,từ tốn ông đã bày tỏ sự vui mừng khi được gặp laị và tất cã những kỷ niêm vui buồn trong cuộc đời binh-nghiệp được khơi dậy ,ông rất buồn khi nhắc đến các anh em còn kẹt lại bên nhà . Trong câu chuyên trao đổi chúng tôi luôn tôn kính gọi ông là Chuẩn-tướng ,nhưng ông đã nhiều lần nhắc nhở chúng tôi nên goị ông là “Anh Hai .” vì ông không muốn có khoảng- cách .Nhưng đối với chúng tôi dù trong hoàn cảnh nào thì ông vẫn là Chuẩn-tướng Tư-lệnh .

Tháng 07 /1990 ,trong quân-phục dù oai vệ và hiên-ngang ông và cựu Trung tướng Vaulg (hình bên); đã dẫn đầu đoàn cựu quân-nhân nhảy dù Việt Mỹ khoảng 300 ngươì nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Binh-chủng nhảy dù Hoa-kỳ đã được long trọng tổ-chức trên đại-lộ Contitution giữa lòng thủ-đô nứớc Mỹ .Trong suốt lộ trình diễn hành ,hàng ngàn lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được đồng baò tham dự tung bay chaò đón ,diễn-tiến nầy đã mở đầu cho chiến dịch “Rước ngọn cờ Vàng.” được phát dộng va tiếp tục đấu tranh cho lá cờ chính nghiã của chúng ta tại hải-ngoại 

Vào năm 2000 ,nhân đaị hội kỳ thứ 20 cuả gia-đình Mũ-đỏ hải ngoại do DC tổ chức ,ông và cụu Trung tướng Linsay đọc diễn văn chào mừng lễ đặt bia đá tưởng niệm hai chục ngàn chiến sĩ nhảy dù Mỹ,Việt đã hy-sinh trên chiến-trường VN và buổi lễ nầy đã được long trọng tổ chức trong nghiả-trang quốc-gia Arlington DC Vaò tháng 11 cuả mỗi năm gia-đình Mũ-đỏ Hoa thịnh Đốn và các vùng phụ cận phối hợp team 162 cố vấn Mỹ tiếp-tục tổ chức lễ tưởng niệm nầy với nhiều anh em nhảy dù các nơi về tham dự .

Ông cũng luôn tham dự với anh em Mũ-đỏ qua các kỳ Đaị hội gia-đình Mũ đỏ VN hải ngoại ,ông luôn nhắc nhở và khuyến-khích anh em trong các sinh hoạt cuả từng chi hội ,riêng Đặc san Mũ-đỏ, ông theo đỏi và đọc rất kỷ nội dung cuả các bài viết .Trong đai-hội kỳ thứ 18 tại Boston khi biết tôi là tác gỉa baì viết về mặt trận Khánh-Dương Nha-Trang ,ông đã vỗ vai tôi và nói “ Viết nữa đi em ,nhớ gì ,biết gì thì nên viết hết ra cho mọi người biết .” Sở dì ông chú-ý bài viết nầy vì baì viết rất trung thực về cuộc chiến đấu đơn-độc cuzả Lữ đoàn 3ND với quân số một chống bảy ,đối địch với các sư đoàn 10,sư đoàn 320 ,sư đoàn 325 cuả Cộng quân, có chiên-xa và đaị pháo yểm-trợ ,trong khi quân ta bị sự phản bội cuả đồng minh bằng cách mang đi những ngoì nổ cuả các quả bom CBU còn sót lại ở Phi trường Nha-Trang .Thay vì theo lời yêu cầu cuả Tướng Phú ,chúng sẽ được xử dụng vào trận điạ đễ tiêu diệt các sư đoàn cuả cộng quân khi chúng đang tập trung đông đaỏ 

Suốt 21 năm chinh -chiến,ông đã hy-sinh đồng cam chiụ khổ vơí các chíến-sĩ Nhảy dù cuả ông .Tất cà đã đóng góp,cũng cố và xây dựng một binh-chủng thiện-chiến hùng mạnh nhất cuả QLVNCH trong việc bảo vệ lảnh thổ chống kẻ thù cộng sản hiếu chiến ,và trong bất cứ hoàn cảnh nào,ông vẫn là một trong những tướng lảnh cuả miền Nam đáng được tuyên-dương trong cuộc chiến,baỏ vệ tự do dân chủ và hạnh-phúc ấm no cho nhân dân và dân tộc .Vơí bản chất hiền-hoà giọng nói từ-tốn cử chỉ đôn hậu đó là hình ảnh khó quên trong lòng các Mũ đỏ về người anh cã sau cùng của binh-chủng Nhảy-dù . ........
Phi Thanh Lý, Virginia 2014
Tân Sơn Hoà chuyển

NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI LIÊN BANG HOA KỲ CÔNG NHẬN THÁNG TƯ ĐEN VÀ VINH DANH CÁC CHIẾN SĨ VIỆT-MỸ

 


      NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI LIÊN BANG HOA KỲ CÔNG NHẬN THÁNG TƯ ĐEN VÀ VINH DANH CÁC CHIẾN SĨ VIỆT-MỸ
NHÂN TƯỞNG NIỆM 40 NĂM NGÀY QUỐC HẬN

Friday, May 08, 2015


VietPress USA (08-5-2015): Văn phòng Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ từ Thủ Đô Washington D.C. hôm nay đã gởi đến Hội Người Việt Cao Niên Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn và Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California nguyên văn  Bản Nghị Quyết Công Nhận Tháng Tư Đen và vinh danh tưởng niệm các chiến sĩ VNCH cùng các chiến binh Hoa Kỳ đã hy sinh cao cả trong cuộc chiến tranh chống csVN để bảo vệ tự do, dân chủ trước ngày 30-4-1975.

Bản Nghị Quyết ký ngày 30-4-2015 do Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ  ZOE LOFGREN  ký tên. Bà Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren  sinh ng ày 21-12-1947, đã đắc cử và hoạt động liên tiếp trong Hạ Viện Hoa Kỳ từ năm 1995. Bà là thành viên cao cấp trong Ủy Ban Điều Hành Quốc Hội, kiêm Trưởng các Tiểu Ban Giám Sát và Tiểu Ban Chính Sách về Di Trú và Thực thi pháp luật. 

 
 

 
Là một cư dân vùng Vịnh bắc California, thủa thiếu thời bà Zoe Lofgren đã theo học trường High School tại Palo Alto và tham gia tổ chức học sinh trẻ Junior State of America trong các chương trình tranh luận, vận động chính trị, hoạt động thăng tiến học đường. Bà tốt nghiệp Thạc sĩ tại đại học nỗi tiếng Stanfortnăm 1970 và tốt nghiệp tại Trường Đại học Luật ở Santa Clara năm 1975. Bà lập gia đình với chồng là John Marshall Collins vào năm 1978 và làm việc tại văn phòng quận hạt của Edwards. Sau hai năm làm chung tại văn phòng luật ở San Jose, bà được bầu vào Ban Giam Đốc trường Đại học cộng đồng, rồi đắc cử vào Hội đồng Kiểm Soát quận hạt Santa Clara và bà đã phục vụ liên tục 13 năm. 

Năm 1994 bà gia nhập làm đảng viên đảng Dân Chủ, sau khi Edwards về hưu sau 32 năm làm việc trong quốc hội. Với kinh niệm và khả năng, bà đã đánh bại cựu Thị trưởng San Jose là Tom McEnery để trở thành nhân vật thứ nhì giữ chức Dân Biểu Liên Bang đại diện cho San Jose tại đơn vị bầu cử số 19 cho đến nay. Bà đã được tái đắc cử tới 8 lần.

Bà Dân biểu Liên Bang Zoe Lofgren là một người bạn luôn có những hỗ trợ và ân cần đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt định cư tỵ nạn csVN tại San Jose. Trong những ngày gần cuốiTháng Tư Đen, nhiều tổ chức cộng đồng tại San Jose đã vận động với Chủ Tịch Hội Đồng Kiểm Soát quận hạt Santa Clara là ông Dave Cortese; tân Thị Trưởng San Jose là Sam Liccardo; và Nghị sĩ Tiểu Bang California Jim Beall ra các Nghị Quyết khác nhau cùng công nhận Tháng Tư Đen và tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30-4 nhận 40 năm csVN vi phạm Hiệp Định Paris cưỡng chiếm VNCH.

Nhóm VietPress USA cùng trong nỗ lực nầy, đã đứng ra cùng với Hội Người Việt Cao Niên Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn và Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California vận động với Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đề nghị ban hành Nghị Quyết công nhận Tháng Tư Đen và ghi ơn tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ VNCH và Hoa Kỳ để bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam nhân tưởng niệm 40 năm Ngày Quốc Hận.

Qua sự đề nghị nầy, Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ  đ ã Ban hành Nghị Quyết như văn bản kèm theo trên đây đã vừa được văn phòng Quốc Hội từ Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn gởi đến cho Hội Người Việt Cao Niên Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn; Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California và VietPress USA . Nội dung của Nghị Quyết là Ghi Nhớ đến tất cả c ộng đồng người  Mỹ gốc Việt theo nguyên văn được dịch sau đây.

VIETPRESS USA

                                       oOo

                           Bản dịch Việt Ngữ:

NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ
GHI DẤU
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT


Xét Rằng:         40 năm trưóc đây, Cộng Sản đã tấn chiếm Saigon, chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam và thành lập thể chế cai trị của đảng Cộng Sản trên toàn cõi Việt Nam; và

Xét Rằng:         Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt hàng năm tổ chức buổi tưởng niệm đánh dấu 4o năm ngày Saigon thất thủ và sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của rất nhiều người không ngừng nghỉ để bảo vệ cho tự do và hầu giúp các thế hệ tương lai có một cuộc sống tốt đẹp hơn; và

Xét Rằng:         Hàng triệu người Việt đã buộc phải lìa xa quê hương để đi tìm tự do, có hàng ngàn người đã đến đuợc Hoa Kỳ và tại nơi đây những đóng góp thật vô cùng quý báu của họ cho quốc gia của chúng ta.  Tôi rất hãnh diện được cơ hội là vị đại diện dân cử liên bang của đơn vị có rất đông thành viên của cộng đồng người Mỹ gốc Việt; và

Xét Rằng:         Vào ngày Tháng Tư Đen, tất cả chúng ta cùng ngồi lại với nhau để chia sẻ những kinh nghiệm sống và những câu chuyện của những người tỵ nạn Việt Nam để chúng ta trân trọng và ghi nhớ lại quá khứ của họ, đồng thời chúng ta cũng vui mừng với hiện tại và tiếp tục tranh đấu cho những người còn đang bị sống trong sự kìm kẹp và bóp nghẹt tại Việt Nam; và

Xét Rằng:         Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt và tôi luôn ghi ơn, tưởng nhớ những chiến sĩ của miền Nam Việt Nam và các chiến sĩ Hoa Kỳ đã anh dũng bảo vệ cho dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.  Cuộc chiến đấu này vẫn chưa chấm dứt.

DO ĐÓ NGH QUYẾT NÀY ĐƯỢC CHẤP THUẬN BỞI DÂN BIỂU LIÊN BANG ZOE LOFGREN

Và được trao cho Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt để ghi dấu những nỗ lực của họ và như vậy
cũng giúp cộng đồng họ trở nên mạnh mẽ hơn qua những kỷ niệm của biến cố Tháng Tư Đen


Ngày 30 tháng 4 năm 2015

Ký Tên

Zoe Lofgren

Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ





__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

TIN BUỒN - Cố Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ - Lê Minh Sơn

 
Cộng đồng Việt Nam vô cùng thương tiếc cựu Đại Tá trẻ Không quân Hoa Kỳ (gốc Việt) 
LÊ MINH SƠN. Ra đi về thế giới vĩnh hằng/Thiên Đường, khi tuổi đời còn qúa trẻ.
Một mất mát lớn lao cho gia đình tang quyến, cho cộng đồng người Việt, cho quân lực
và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
 Xin PHÂN ƯU cùng tang quyến và Nguyện cầu cho anh linh Phê Rô LÊ MINH SƠN
về cõi Phúc vĩnh hằng THIÊN ĐƯỜNG.

                                  Trúc Giang và gia đình.


From: BTGVQHVN-2
To: BTGVQHVN-2
Date: Mon, 11 May 2015 07:06:58 +0000
Subject: [BTGVQHVN-2] Fw: TIN BUỒN - Cố Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ - Lê Minh Sơn [1 Attachment]

 

       THÀNH KÍNH PHÂN ƯU. Phú Vân.

On Sunday, May 10, 2015 11:40 PM, Minh Pham <phammh2010@gmail.com> wrote:


Inline image
 Soldier Saluting Silhouette Soldier salutiSoldier Saluting Silhouette Soldier salutiSoldier Saluting Silhouette Soldier saluti
Thành Kính Phân Ưu
Those we love can never be more than a thought away, as long as
there's an unfading memory
 they always live in our hearts, and so surely to remain forever.
Salute and Farewell to Colonel Lê Minh Sơn
God Bless You and God Bless All!
In Deep Sorrow,
Viet fellow folks from California

Cố Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ - Lê Minh Sơn

Colonel Son (Sean) Minh Le (May 23, 1960 - April 25, 2015) was Senior Advisor, Iraq Ministry of Defense International Affairs.

Background and Education
Col Le was born and raised in Saigon, South Viet Nam. He immigrated to the US in 1975 and resided in Northern Virginia. He graduated from VMI in 1982 with a Bachelor of Science in Electrical Engineering. He obtained a Master in Business Administration from National University in San Diego, CA. In 2002, he earned a second Master in Strategic Studies from the US Army War College, in Carlisle, PA. Col Le is the very first Vietnamese Refugee of the 1975 post-war generation to graduate from VMI and first to achieve the rank of Colonel in the US Armed Forces.

Military career
Col Le entered the Air Force in 1982 after graduating from the Virginia Military Institute (VMI). He started as a Space and Missile Officer in his early Air Force career. Company Grade assignments included Cape Canaveral AFS and Los Angeles AFB; other duties were at Vandenberg AFB, Houston Space Flight Center, and Kennedy Space Center. His operational achievement consisted of launches of AF heavy and medium lift vehicles including the Titan 34D, Titan IV, and Delta II. During final years of the cold war, Col Le became the Mission Director of the Strategic Defense Initiative Organization space effort, overseeing the integration and flight of the Infrared Background Signature Survey payload that flew successfully on STS-39 Space Shuttle mission in May 1990. As result of this, he received the prestigious Presidential Manned Flight Award.
Col Le served as Operations Staff Officer during the Field Grade years. His assignments included both Air and Joint Staff. On the Air Staff, he managed the acquisition of the ICBM Minuteman III Guidance Replacement Program. Also on the Air Staff, Col Le was the National Guard and Reserve Equipment Account manager for the Office of the Air Force Reserve.
Col Le worked on the Joint Staff between 2002 and 2007. In J-4, Col Le was the Senior War-Planner, responsible for the deployment and execution of US logistic joint forces in support of OIF and OEF. He held several leadership positions including Chief of Multi-National Division where he participated with the NATO allies to conduct combat support operations in Afghanistan. In 2005, Col Le deployed as part of an Air Expeditionary Force for OIF. He directed all life support elements for over 7,000 airmen as Chief of Staff of the 332nd Air Expeditionary Wing, Balad AB, Iraq.
His last assignment was with the Materiel and Facilities Directorate, the Office of the Assistant Secretary of Defense for Reserve Affairs. While assigned here, he was the focal point for Reserve Affairs on Joint Base matters. During this time, he successfully rescued a Puerto Rico USMCR unit from losing their training and operations facility. In 2009, he was deployed to Kabul, Afghanistan, as the Director of the Armed Contractor Oversight Directorate, HQ US-Forces Afghanistan. There, he created 100% accountability for oversight management of 18K DoD and 6K DoS Private Security Contractors. He partnered with the Afghan National Police and Army leadership for convoy protection missions. He established a Movement Tracking Center within HQ USFOR-A for the daily monitoring of over 40 convoys and 1,900 trucks for logistical movements in support of NATO military and Afghanistan reconstruction efforts.



Phân ưu Cố Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ - Lê Minh Sơn

      
Thương mến gửi Đại Gia đình, các anh chị em, bạn hữu trong Không Lực VNCH quý mến,

Con của chúng tôi, Phê-rô Lê Minh Sơn, Cựu Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ, (Col. USAF Ret.) vừa được Chúa gọi về ngày Thứ sáu 24 tháng 4, năm 2015, hưởng dương 54 tuổi.

Thánh ý Chúa như vậy, chỉ biết vâng phục, nhưng không khỏi đau đớn vì thấy người thân của mình ra đi quá trẻ, quá sớm, để lại bao nhiêu niềm thương tiếc cho gia đình, vợ con, Cha Mẹ, anh em và bạn hữu.

Sơn chào đời vào ngày 23 tháng 5, năm 1960 tại Sài Gòn, Nam Việt Nam.

Sau biến cố [30] tháng 4, 1975, Sơn cùng gia đình di cư sang Mỹ và định cư tại Virginia.

Năm 17 tuổi được tuyển vào trường Sĩ Quan Virginia Military Institute (VMI) và ra trường Kỹ Sư điện (BS EE). Sau đó đậu bằng Cao học MBA tại National University of San Diego, CA. Năm 2002 lấy được bằng Cao học về Strategic Studies tại USArmy War College (Đại Học Quân Sự, Bộ Binh Hoa Kỳ) tại Carlisle, PA.

Cháu Sơn là người VN đầu tiên sau biến cố tháng 4, 1975 xuất thân trường Virginia Military Institute (VMI) và là sĩ quan Mỹ gốc Việt đầu tiên thăng cấp bậc Đại Tá.

Năm 2005, Sơn tham chiến tại chiến trường Iraq với lực lượng Air Expeditionary Force, khuôn khổ cuộc Hành Quân Operation Iraqi Freedom. Với chức vụ Tham Mưu Trưởng của Không Đoàn 332 Air Expeditionary Wing, Balad AFB, Iraq, Đ/T Sơn chỉ huy 7,000 quân nhân Không Quân Hoa Kỳ.

Năm 2009, được gửi sang phục vụ tại Afghanistan trách nhiệm Director of the Armed Contractor Oversight Directorate, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ Afghanistan.

Sau khi về hưu năm 2010, cháu Sơn làm Senior Consultant cho một hãng Consulting Firm tên LMI. Sau đó LMI gửi Sơn đi phục vụ tại Iraq như là thành viên của LMI và làm việc cho sở này cho đến khi qua đời.

Ngoài công việc liên quan đến nghề nghiệp, Sơn làm thiện nguyện phụ giúp Giới trẻ, về xây cất sửa sang nhà cửa cho những người nghèo tại Giáo Xứ Công Giáo St. Ambrose và giáo xứ nơi cư trú là GX Corpus Christi, Chantilly, VA.

Cũng để tỏ lòng biết ơn, như khi gia đình định cư tại Mỹ được Cố vấn và Cộng đồng Thiên Chúa Giáo bảo trợ vào năm 1975, Sơn cũng bảo trợ cho một gia đình người Iraq sang Mỹ cách đây 3 năm.

Cháu Sơn có lòng kính mến Đức Mẹ cách riêng. Mỗi ngày chạy bộ 3 dặm trong tay lúc nào cũng có xâu chuỗi Mân Côi lần hạt cầu nguyện riêng cho Mẹ.

Sơn là một người con hiếu thảo, một người anh, em quan tâm đến gia đình, một người bạn tin cậy, một người Cha gương mẫu, và một người chồng trung tín, yêu thương.

Chương trình thăm viếng vào ngày Thứ Hai May 4, 2015 tại Fairfax Memorial Funeral Home từ 3-7 giờ tối.

Thánh lễ an táng Thứ Ba May 5, 2015 tại Giáo Xứ St. Ambrose lúc 11giờ sáng.

Sau đó linh cữu được lưu giữ và sẽ được an táng vào phần mộ cuối cùng tại Nghĩa Trang Quân Đội, National Arlington Cemetery tại Arlington, VA vào mùa Thu 2015.

Xin quý anh chị em cầu nguyện cho linh hồn Phê-rô.

Ghi chú: Cháu Sơn ra đi nhẹ nhàng êm thấm. Đang chờ kết quả khám nghiệm của Bác sĩ.
      ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Annoucement

It is with profound sadness we announce the unexpected passing of Colonel Son ( Sean) Minh Le (Ret. USAF), who was called home to God on Friday, April 24, 2015.
The Le family

****** ||| ******
Một số Hình ảnh về Cố Đại tá Lê Minh Sơn


Huy Hiệu Binh chủng Không Quân Hoa Kỳ



Huy Hiệu Không Đoàn 332d Viễn Chinh
(Air Expeditionary Wing), Không Lực Hoa Kỳ
(phải: huy hiệu ngụy trang)

      
Trường Huấn Luyện Sĩ quan Trừ bị
Virginia Military Institute (VMI), Lexington, Virginia



Chiến tranh vùng Vịnh (Iraq)



Chiến trường A-phú-hãn


Di ảnh Cố Đại tá Lê Minh Sơn

Thư phân ưu do gia đình thực hiện






--


 
Minhhà
       

 


__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List