Mỹ
đã phá sập VNCH như thế nào?
Lữ
Giang
(Phần
I)
Những tài liệu đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và CIA giải mã trong
25 năm qua cho thấy Hoa Kỳ đã dùng những xảo thuật tinh vi để dàn dựng cuộc
chiến Việt Nam và rút quân ra. Từ việc giúp xây dựng chế độ Ngô Đình Diệm để
đẩy Pháp ra khỏi Đông Dương, thiết lập một chế độ mạnh để ổn định tình hình
dưới danh nghĩa chống cộng, sau đó dùng nhóm “xã hội dân sự” Caravelle và lá
bài Phật Giáo để loại bỏ chế độ Ngô Đình Diệm và đỗ quân vào Miền Nam VN, được
nói là để ngăn chận sự bành trướng của Công Sản… Tất cả đều do CIA tổ chức và
chỉ đạo thực hiện.
Từ ngày 2 đến 5.8.1964, Mỹ lại dàn dựng vụ tàu Madox và tàu Terner
Joy của Mỹ bị các tiểu đỉnh của Bắc Việt rượt bắn rồi cho 64 phi cơ bắt đầu
oanh tạc miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tại Việt Nam.
Cuộc chiến chỉ kéo dài trong 3 năm, từ 1965 đến 1967. Sau
khi tiêu thụ hết các võ khí và trang bị quốc phòng cũ còn tồn động từ sau thế
chiến thứ hai và thử nghiệm các vũ khí mới, Mỹ bắt đầu rút quân khỏi
Miền Nam bằng một kế hoạch được Kissinger đặt tên là một “Khoảng
cách vừa phải”, (Decent Interval): Làm
giảm bớt sức mạnh của Cộng quân, đem Miền Nam bán cho Trung Quốc rồi đánh lừa
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rút quân “tái phối trí”, làm mất Miền Nam chỉ trong
vòng 40 ngày.
Kissinger gặp Chu Ân Lai ngày 20.6.1972 tại Bắc Kinh
Hiện nay, lịch sử chiến tranh Việt Nam đang được tái diễn tại
Trung Đông: Mỹ tố cáo Syria tấn công bằng võ khí hóa học và cho xử dụng ngay
các biện pháp chế tài không cần mở các cuộc điêu tra và xuất trình bẵng chứng.
Nhiều nhà phân tích Âu châu và Mỹ cho rằng đây chỉ là một sự dàn dựng để cứu
các phiến quân chống Assad đang bị lâm nguy. Trong bài “Attaque
chimique en Syrie: la grande manipulation”
(Tấn công bằng hóa
chất tại Syria: xảo thuật vĩ đại), Antoine de Lacoste, một nhà
bình luận nổi tiếng của Pháp đã viết: “May mắn thay có những người Nga tại chỗ,
nếu không Damascus sẽ kết thúc như Baghdad.”
Ngày
20.4.1975, khi Mỹ đang vận động Tổng Thống Trần Văn Hương từ chức và đưa Tướng
Dương Văn Minh lên làm hàng tướng, nhiều nhà lãnh đạo và chánh khách Miền Nam
vẫn còn tin rằng Mỹ không bỏ Miền Nam! Mặc dầu đã phải bỏ chạy qua Mỹ, và Mỹ đã
thực hiện đối tác toàn diện với nhà cấm quyền CSVN, dùng chính quyền CSVN thay
VNCH để ngăn chận Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á, nhiều người Việt đấu tranh
vẫn còn tin rằng Mỹ chống cộng và tôn trọng nhân quyền nên luôn coi nhân quyền
như một lá bài chủ có thể dùng để lật đổ chế độ trong nước!
Tóm
lại, trong khi người Mỹ luôn chiến đấu vì quyền lợi của đất nước họ, đa số
người Việt đấu tranh lại đã và đang chiến đấu với các mục tiêu mà mình mong
muuốn, hoàn toàn khác với mục tiêu của các đối tác của họ, thường bị Mỹ đánh lừa và biến thành công
cụ, nhưng vẫn tin tưởng rằng Mỹ chống cộng. Ai nói hay làm khác họ thường bị coi là tay sai cộng sản
hay đặc công cộng sản nằm vùng, do đó ngày chiến thắng chưa bao giờ đến! Trong khi đó, Hà Nội luôn bám sát đường lối,
chính sách, chiến lược và chiến thuật của Mỹ, tùy cơ ứng biến để bảo vệ chế độ
và trục lợi.
Henry John Temple,
Viscount Palmerston (1784 – 1865), từng là Thủ Tướng Anh hai lần, đã nói: “Các quốc gia không có những đồng minh hay
kẻ thù vĩnh viễn. chỉ có những quyền lợi vĩnh viễn” (Nations
have no permanent allies or enemies, only permanent interests).
Triết gia George Santayana (1863 – 1952) đã
nhắc nhỡ chúng ta:
“Những
người không thể nhớ quá khứ bị kết án tái diễn nó. Học từ quá khứ của chúng ta
là cách duy nhất có trách nhiệm để chuẩn bị cho chính chúng ta về tương lai,
nhất là khi quá khứ đó là chứng tích của thất bại đáng ghi nhớ.”
Vì
thế, hôm nay chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây những diễn biến đưa tới biến
cố 30 tháng 4, 1975 để giúp những người hô hào đấu tranh “giải phóng” quê hương
xem lại mình có đi vào vết xe cũ hay không và tìm một hướng đi có hiệu quả hơn.
1.-
QUYẾT ĐỊNH BỎ MIỀN NAM VIỆT NAM
Vào
tháng 8 năm 2004, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tổng Thống Nixon từ chức, Miller
Center of Public Affairs thuộc Đại Học Virgina đã cho công bố băng ghi âm các
cuộc nói chuyện giữa Nixon và Kissinger, trong đó có đề cập đến số phận của
miền Nam Việt Nam và cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cuối năm 1972. Tổng thống Nixon
đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc “Nam
Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào.”
(South Vietnam probably can never even survive anyway). Nhưng ông hỏi cố vấn an
ninh Henry Kissinger:
“Henry,
chúng ta cũng phải nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử là hết sức quan
trọng. Nó hết sức quan trọng trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính
sách ngoại giao đứng vững (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ
hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó thật là vấn đề.”
Kissinger trả lời:
“Nếu
một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể
có một chính sách ngoại giao đứng vững nếu
coi điều đó như thể là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam”
(if it's the result of South Vietnamese incompetence.)
2.- LÂP CÁI MÀ KISSINGER GỌI LÀ “DECENT
INTERVAL”
Daniel
Ellsberg, người đã từng giữ chức trợ lý Phụ tá Đặc Biệt Bộ Quốc Phòng Mỹ và là
người biên soạn tập tài liệu sau này gọi là “Pentagon Papers” đã cho biết như
sau: “Trong
năm 1968, trong các cuộc nói chuyện riêng tư, Kissinger thường nói rằng mục tiêu thích
hợp của chính sách Mỹ là một “khoảng cách vừa phải” (decent interval) – từ hai đến ba năm – giữa sự rút lui của
quân đội Mỹ và Cộng Sản chiếm miền Nam.”
Như
vậy Mỹ đã quyết định bỏ Việt Nam từ năm 1968 và đã nghĩ cách làm thế nào cho
sức mạnh của Cộng quân xuống thấp để khi Mỹ rút, quân đội này phải mất ít nhất
là hai hay ba năm mới có thể phục hồi và đánh chiếm Miền Nam được, lúc đó Mỹ
không còn chịu trách nhiệm nữa. Kissinger coi việc
mất Miền Nam là do sự bất tài của Miền Nam
(it’s the result of South Vietnamese incompetence).
Để
thực hiện kế hoạch mà Kissinger gọi là “Decent Interval”
(Khoảng cách vừa phải), năm 1970 Mỹ cho tướng Lon Nol lật đổ Sihanouk rồi đưa
quân qua phá các mật khu của Cộng quân ở biên giới Việt – Miên. Năm 1971, Mỹ mở
cuộc hành quân Dewey Canyon II
do Tướng James W. Sutherland, Jr soạn thảo, phía VNCH gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719.
Mục tiêu của cuộc hành quân này là tiến vào mật khu 604 ở gần
Tchepone để gài bẫy các sư đoàn 304, 308, 320 và 324 của Cộng quân bao vây rồi dùng
B52 tiêu điệt. Nhưng kế hoạch này bị thất bại vì Tổng Thống Thiệu đột nhiên
nhúng tay vào với kết quả rất bi thảm. Năm 1972, Mỹ phải gài cho Cộng quân
chiếm cổ thành Quảng Trị để tiêu diệt. Lúc dầu Cộng quân chỉ cho các đơn vị của
các sư đoàn 312, 320 và 325 vào, còn sư
đoàn thiện chiến 308
vẫn đóng ngoài. Ngày 4.9.1972 khi sư đoàn 308 phải bỏ chiến trường
Thạch Hãn rút về phía cổ thành Quảng Trị, tức tách ra khỏi thế cài răng lược
với sư đoàn Dù của VNCH, Mỹ đã xử dụng hỏa lực tối đa san bằng cổ thành nầy và xóa sổ sư đoàn 308.
Để thực hiện mục tiêu này Mỹ phải kéo dài cuộc chiến đến 81 ngày với 90 đợt
oanh kích bằng máy bay B52.
Hà Nội không nắm vững kế hoạch “Decent Interval” của Mỹ nên đã nướng một số quân rất lớn.
3.-
KISSINGER ĐI BẮC KINH GIAO MIỀN NAM CHO TRUNG QUỐC
Hôm
26.5.2006, Văn Khố An Ninh Quốc Gia (National Security Archive) của Hoa Kỳ đã
cho phổ biến 2.100 bản văn (memoranda) dài 28.000 trang mang tên “The
Kissinger Transcripts: A Verbatim Record of U.S. Diplomacy, 1969-1977”.
Trong đống hồ sơ này có 6 tài liệu liên quan đến Việt Nam, đó là các tài liệu
số 1, 2, 3, 10, 11 và 12. Vì tài liệu quá dài, chúng tôi chỉ trích dẫn một đoạn
ghi lại cuộc đàm thoại mặt đối mặt giữa Kissinger và Chu Ân Lai ngày 20.6.1972
tại Bắc Kinh trong tài liệu số 10 (dài 37 trang), trong đó có đoạn Kissinger
nói với Thủ Tướng Chu Ân Lai như sau:
“Hôm
nay tôi ngồi ở đây chứng tỏ cái căn bản dựa trên đó Hoa Kỳ đưa quân vào Đông
Dương không còn giá trị nữa. Chúng tôi thừa hưởng một chính sách và bây
giờ chúng tôi phải thanh lý thế nào để không ảnh hưởng đến vị thế của chúng tôi
trên thế giới và sự ổn định trong nước. Chúng
tôi thật tâm muốn chấm dứt cuộc chiến này.
Và ông thủ tướng biết từ năm 1967 tôi đã mở đầu cuộc thương
thuyết với Hà Nội. Và
trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi quan niệm nước Việt
Nam Dân chủ Cộng Hòa là một thực tế mạnh nhất tại bán đảo Đông Dương. Chúng tôi
không có lợi gì làm tan vỡ hay đánh bại thực thể đó..
Sau khi chúng tôi rút quân xong, chúng tôi ở xa 12.000 dặm trong khi nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ cách Sài gòn 300 dặm. Tôi không hiểu tại sao Hà Nội
không thấy được sự việc đó.”
Kissinger
nói tiếp:
“Trước
đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi không muốn duy trì một căn cứ
quân sự nào tại Đông Dưong hoặc theo đuổi chính sách của vị ngoại trưởng không
chịu bắt tay ông thủ tướng. Thời đại đó qua rồi. Và tôi tin rằng
tương
lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh quan trọng đối với Á châu hơn là những gì
có thể xẩy ra tại Phnom penh, Hà Nội hay Sài gòn.”
4.-
ÉP VNCH KÝ HIỆP ĐỊNH PARIS.
Một
cuộc hòa đàm để chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Paris từ năm
1968. Sau một thời gian dài tranh luận gay cấn, một bản dự thảo hiệp định chấm
dứt chiến tranh Việt Nam đã được Washington và Hà Nội đồng ý. Ngày 18.10.1972
Kissinger đã bay đến Saigon làm áp lực Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải đồng ý
nội dung bản dự thảo nầy, với hy vọng sẽ mang ra Hà Nội ngày 24.10.1972 để Thủ
Tướng Phạm Văn Đồng ký tắt vào. Nhưng Kissinger đã thất bại. Chỉ trong một thời
gian ngắn, phía VNCH đã phát hiện ra đến 23 điểm cần phải điều chỉnh. Kissinger
chỉ đồng ý điều chỉnh 16 điểm không quan trọng mà thôi. Số còn lại phải để
nguyên. Cuộc đối thoại trở nên gay cấn về hai điểm then chốt là việc
chấp nhận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam Việt Nam và việc thành lập một
Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp giống như một chính phủ liên hiệp.
VNCH coi đây là một cách bán đứng miền Nam Việt Nam cho Hà Nội nên cương quyết
chống lại.
Thất
bại với VNCH, Kissinger đưa ra một bản dự thảo mới, yêu cầu Hà Hội tái thảo
luận, nhưng Hà Nội từ chối. Tổng Thống Nixon liền gởi cho Hà Nội một thông điệp
nói rằng nếu Hà Nội không chấp nhận thảo luận một cách nghiêm chỉnh thì sau 72
tiếng đồng hồ nữa Hoa Kỳ sẽ ném bom trở lại từ vĩ tuyến 20 trở lên. Ngày
18.2.1972, khi thời hạn này chấm dứt, hàng loạt B.52 đã bay đến ném bom xuống
các căn cứ quân sự ở Hãi Phòng và Hà Nội. Đây là những khu vực chưa hề là mục
tiêu đánh phá từ trước đến nay.
Cùng
lúc đó, Tướng Haig được cử đến Saigon với sứ mạng vừa hứa hẹn vừa đe dọa. Trong
thông điệp trao cho Tổng Thống Thiệu ngày 14.11.1972, Tổng Thống Nixon có cam
kết: “Tôi
tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của
Hiệp Định nầy thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt.”
Nhưng Tướng Haig cũng không quên lặp lại lời đe dọa của Washington rằng nếu
Tổng Thống Thiệu không chấp nhận bản dự thảo hiệp định mới, Hoa Kỳ sẽ cắt hết
việt trợ và ký một hiệp định riêng với Bắc Việt.
Sau
12 ngày bị dội bom nặng nề, Hà Nội chấp nhận thảo luận lại thỏa hiệp cũ với
Kissinger vào ngày 30.12.1972. Hà Nội đồng ý sửa đổi lại một số điều khoản
trong dự thảo hiệp định, nhất là không còn coi Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp như là
một thứ chính phủ liên hiệp từ trung ương đến địa phương nữa, nhưng nhất quyết
không chấp nhận điều khoản buộc quân Bắc Việt phải rút lui.. Hoa Kỳ quay lại
làm áp lực với Việt Nam Cộng Hòa.
Tổng
Thống Thiệu thừa biết Bắc Việt cố giữ lại điều khoản không rút quân để khi Hoa
Kỳ rút hết, họ sẽ mở cuộc tấn công trở lại, nhưng bị ám ảnh bởi cái chết của
Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi Mỹ muốn đem quân vào, Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh
cho ký kết bản Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973, sau khi Washington tăng thêm một
số quân dụng được tiếp tế khẩn cấp qua chương trình Enhance và Enhance Plus.
5.-
HÀ NỘI LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH CHIẾM MIỀN NAM
Sau
khi ký Hiệp Định Paris, Hà Nội lập ngay kế hoạch đánh chiếm Miến Nam. Theo kế
hoạch này, muốn chiếm miền Nam một cách nhanh chóng phải đánh
thẳng vào Sài Gòn, đầu não của miền Nam, bỏ qua các tỉnh miền Trung.
Trong cuốn “Đại
Thắng Mùa Xuân” xuất bản năm 1976, Tướng Văn Tiến Dũng đã viết:
“Một
vấn đề then chốt là phải có hệ thống đường cơ động tốt. Công
trình xây dựng con đường chiến lược Đông Trường Sơn bắt đầu từ năm 1973, hoàn
thành đầu năm 1975
được xúc tiến với nhịp độ hết
sức
khẩn trương nối liền từ đường số 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam Bộ là công
trình lao động của hơn 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong, đưa tổng số
chiều dài đường chiến lược và chiến dịch, cũ và mới, làm trong suốt cuộc chiến
tranh lên hơn 20.000 kilô mét...
“Dọc
theo đường chiến lược Đông Trường Sơn là hệ thống 5.000 kilô mét ống dẫn dầu
kéo dài từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, vượt cả sông, suối sâu, núi
cao, có ngọn hơn 1000 mét, đủ sức tiếp dầu cho hàng chục ngàn xe các loại vào,
ra trên đường...”
Khi
sửa chữa lại con đường 14 do người Pháp làm, thường được Hà Nội gọi là đường
Đông Trường Sơn, có hai cái chốt phải nhổ mới có thể khai thông được, đó là THƯỜNG
ĐỨC ở phía tây Đà Nẵng và ĐỨC
LẬP, ở phía tây Ban Mê Thuột.
Trong cuốn “Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm” Tướng Trần Văn Trà cho
biết vào tháng 10 năm 1974, ông và Phạm Hùng ra Bắc họp, Bộ Chính Trị đã ra
lệnh tại Nam Tây Nguyên phải mở hành lang chiến lược đoạn Đức Lập cho thông
suốt. Năm 1976 sẽ bắt đầu đánh lớn.
Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu và bộ tham mưu của ông không hề hay biết gì đến chiến
lược này nên không có kế hoạch bảo vệ Thường Đức và Đức Lập để ngăn chặn sự xâm
nhập của Cộng quân.
6.-
MỸ ĐÁNH LỪA TỔNG THỐNG THIỆU
Trong
cuốn “Khi
Đồng Minh Tháo Chạy”, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến
Hưng có kể lại rằng ông có được đọc trong “Phòng Tình Hình” của Dinh Độc Lâp
một tập báo cáo của Tướng John Murray do Bộ Tổng Tham Mưu trình lên, trong đó
ghi những điểm mà ông nhớ được như sau:
-
Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư
của cả bốn Vùng Chiến Thuật.
- Nếu là 1,1 tỷ thì Quân Khu I phải bỏ;
-
Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được QK I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc
tấn công của Bắc Việt…
Tướng
John E. Murray là người lãnh đạo Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự (Defense Attaché
Office –DAO) của Mỹ tại Việt Nam từ tháng 1/1973 đến tháng 8/1974 và Tướng
Homer D. Smith là người sau cùng. Thông thường, các báo cáo của DAO không hề
được tiết lộ cho chính phủ VNCH biết, tại sao nó lại lọt vào Bộ Tổng Tham Mưu?
Phải chăng Hoa Kỳ muốn dụ Tổng Thống Thiệu bỏ Quân Khu I và Quân Khu II? Theo
nội dung ông Nguyễn Tiến Hưng nhớ được, chúng ta thấy đây chỉ là một bản phân
tích tình hình chứ không phải là một giải pháp hay một kế hoạch hành động được
đề nghị. Nhưng Tổng Thống Thiệu lại dựa vào đó để quyết định số phận của Miền
Nam!
Khi số viện trợ rút xuống còn 700 triệu, ông quyết định chỉ giữ
phần đất từ Tuy Hoà trở vào và giao cho Trung Tướng Đặng Văn Quang và Chuẩn
Tướng Ted Serong
(một tướng chống du kích người Úc) lập kế hoạch hình thành một phòng tuyến mới
từ Tuy Hoà đến Tây Ninh và gọi đó là chiến lược “DẦU
BÉ ĐÍT TO”
hay “Từng
chiến lược cho từng mức viện trợ” và “tái
phối trí”, đó là bỏ
Vùng I và Vùng II, rút quân về lập phòng tuyến ở Tuy Hòa.
Cuối
năm 1974, kế hoạch này đã được tiết lộ tại Sài Gòn. Tôi nhớ một số nhà chính
trị đã họp tại văn phòng Luật sư Mai Văn Lễ ở đường Pasteur để bàn về tin đồn
này. Tất cả đều đi đến kết luận rằng kế hoạch đó nếu có sẽ là một kế hoạch bất
khả thi vì hai lý do: Lý do thứ nhất, Tuy Hòa không phải là địa thế có thể làm
phòng tuyến, nhất là sau khi bỏ Cao Nguyên. Lý do thứ hai, việc rút quân không
thể thực hiện được, trừ khi có một hiệp định phân chia lại lãnh thổ và rút quân
như Hiệp Định Genève năm 1954. Không ngờ chuyện đó lại có thật! Ông
Thiệu vì yếu kém cả về chính trị lẫn quân sự, đã theo đuổi một kế hoạch không
tưởng, làm mất Miền Nam chỉ trong 40 ngày.
Ngày 7.8.1974 Thường Đức bị mất.
Ngày 6.1.1975 Phước Long thất thủ.
Ngày 9.3.1975 Cộng quân chiếm Đức Lập và ngày 10.3.1975 chiếm Ba
Mê Thuột.
Sau
khi Ban Mê Thuột bị thất thủ, ngày 14.3.1975 Tổng Thống Thiệu cùng với các
tướng Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang và Cao Văn Viên đến Cam Ranh họp với
Tướng Phạm Văn Phú và ra lệnh rút khỏi Kontum và Pleiku. Ông Thiệu nói rằng “phải
rút nhanh để tập trung quân phản kích lấy lại Ban Mê Thuột theo đường 21,
lấy Khánh Dương làm bàn đạp.” Con đường để rút là Liên Tỉnh Lộ
7B nối liền Pleiku và Phú Yên vì không còn con đường nào khác. Đây là một con
đường đã bị bỏ từ lâu.
Để
bảo đảm bí mật tuyệt đối, Tổng Thống Thiệu ra lệnh không làm văn bản, chỉ
truyền khẩu lệnh, cấm không tiết lộ cho Mỹ biết. Cũng không được tiết lộ cho
địa phương quân và các tiểu khu, tức là bỏ các đơn vị này. Đây là một cuộc rút
quân bi thảm nhất trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc rút quân bắt đầu từ ngày
15.3.1975 đến ngày 20 thì tan rã.
Theo tài liệu của Hà Nội, trong cuộc rút quân khỏi Cao Nguyên, họ
đã loại khỏi vòng chiến 28.514 sĩ quan và binh sĩ QLVNCH, trong số đó có 4.502
chết hoặc bị thương, 16.822 bị bắt làm tù binh, trong đó có 779 sĩ quan. Họ đã
thả ra 7.190 người.
Tài
liệu của VNCH ước lượng trong khoảng 160.000 người chạy theo đoàn xe di tản,
chỉ có khoảng 60.000 tới được Tuy Hòa. Số còn lại chết trong rừng hay phải quay
trở lại Pleiku. Sáu Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân với khoảng 7.000 quân, chỉ có 900
về đến Nha Trang và đóng trong thành phố.
Ngày
19.3.1975 thành phố Quảng Trị bị thất thủ.
Ngày 25.3.1975 Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng
rút khỏi thành phố Huế. Đoàn quân di tản bị đánh chận ở đèo Hải Vân, cửa Tư
Hiền và cửa Thuận An nên tan rã.
Ngày
29.3.1975 thành phố Đà Nẵng, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, bị tấn công và
thất thủ. Rối loạn xảy ra. Tướng Ngô Quang Trưởng phải bơi ra khơi để được một
tàu Hãi Quân vớt.
Ngày 31.3.1975, thành phố Quy Nhơn và Nha Trang rơi vào tay Cộng
Quân.
Ngày
1.4.1975, thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên bi thất thủ.
Ngày
15.4.1975 phòng tuyến Phan Rang được thiết lập do Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
chỉ huy. Nhưng ngày 15 Cộng quân đã chiếm Phan Rang, Tướng Vĩnh Nghi bị bắt.
Đêm
20 rạng ngày 21.4.1975, Sư Đoàn 18 bảo vệ Xuân Lộc được lệnh rút về bảo vệ Sài
Gòn.
(Xin
xem tiếp Phần II trong bài sau)
Lữ
Giang
Virus-free. www.avast.com
|
__._,_.___