QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, May 30, 2015

Đoạn Hồi ký của Đại tá Y sĩ Nguyễn Dương



Đoạn Hồi ký của Đại tá Y sĩ Nguyễn Dương




Giới thiệu của Giao Chỉ, San Jose
Trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nay nếu phải khai lý lịch thì trường hợp của Đại úy y sĩ Nguyễn Dương là ly kỳ nhất. Xem qua bản tiểu sử mới thấy cuộc đời hết sức lạ lùng.

Rời khỏi Việt Nam năm 75 với cấp bực sau cùng là đại úy. Qua Mỹ ông học lại lấy bằng cấp bác sĩ Hoa Kỳ và ghi danh nhập ngũ năm 1977. Từ Đại úy y sĩ VN ông trở thành Đại úy y sĩ của lục quân Hoa Kỳ. Sau hơn 20 năm quân vụ Hoa Kỳ, ông giải ngũ năm 1999 với cấp bậc Đại tá.
Trong suốt thời gian phục vụ ngành Quân y của Mỹ, vào năm 2000 bác sĩ Dương ngồi nhớ lại thời kỳ ông làm Y sĩ trưởng cho Sư đoàn Chiến xa Mỹ đóng quân tại Đức quốc. Bác sĩ Dương cho biết sau khi tốt nghiệp khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp lục quân Leavenworth, Kansas.

     
Trung tá Y sĩ Nguyễn Dương trước Đại bản Doanh Sư đoàn 1 Thiết Giáp Hoa Kỳ tại Đức
Năm 1989 với cấp bậc Trung tá, bác sĩ Nguyễn Dương được bổ nhậm làm Y sĩ trưởng Sư đoàn I Thiết giáp, đóng tại Ansbach, Tây Đức. Tôi có dịp hỏi bác sĩ Dương, với nhiệm vụ Y sĩ trưởng cho đại đơn vị xe tăng Hoa Kỳ, hàng ngày ông làm gì? Ông gửi cho tôi bài tạp ghi sau đây.

Xin giới thiệu với quý độc giả. See att.
Giao Chỉ, San Jose
~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~




__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

KẾ HOẠCH KHUNG TỔ CHỨC CẢNH SÁT HẬU CỘNG SẢN

 
Nhân ngày Cảnh-Lực 1-6, xin phổ-biến lại một bài-viết cũ, về một vấn-đề cấp-thiết chưa được nhiều giới liên-quan đề-cập kỹ-lưỡng.


KẾ HOẠCH KHUNG
TỔ CHỨC CẢNH SÁT HẬU CỘNG SẢN

          Có một vấn-đề hết sức quan-trọng và cấp-bách, là nếu một lúc nào đó, bất-cứ trong trường-hợp nào, mà Cộng-Sản Việt-Nam sụp đổ, thì đương-nhiên Người Việt Không-Cộng-Sản sẽ đứng ra thành-lập một Chính-Quyền mới cho nước Việt-Nam Tự-Do. Một trong các việc làm đầu tiên là phải tổ-chức một lực-lượng Cảnh-Sát cho giai-đoạn hậu-cộng-sản. Và để có thể dễ-dàng tiến-hành công-tác này, các giới-chức hữu-trách cần phải có sẵn một kế-hoạch khả-thi, kế-hoạch ấy phải được thành-hình ngay từ bây giờ, chứ không thể đợi đến lúc đó mới bắt đầu nghiên-cứu, soạn-thảo, luận-bàn.
          Thấy rõ điều đó, nên vào đầu năm 2008, cựu Đại-Tá Phạm Bá Hoa, tác-giả tài-liệu lịch-sử “Đôi Dòng Ghi Nhớ”, từ Tổng-Hội Cựu-Sinh-Viên Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức tại Hải-Ngoại, đã phổ-biến trên nhiều diễn-đàn liên-mạng một kế-hoạch khungTổ Chức Cảnh Sáthậu-cộng-sản.
          Cũng như kế-hoạch lấy lại tài-sản vốn bị CSVN cưỡng-đoạt, bản văn này của ông Phạm Bá Hoa là kết-quả của một việc làm công-phu, đầy viễn-kiến và thiện-chí, cần được nhiều người tham-khảo, đóng góp thêm ý-kiến, để kế-hoạch sớm đạt được một nội-dung hoàn-hảo.
          Riêng tôi xin có đôi chút thiển-kiến sau đây, khuấy-động đề-tài, mong được các vị cao minh chiếu-cố.
*
          Dưới đây là nguyên-văn bài viết của Ông Phạm Bá Hoa, bằng chữ màu xanh, với những đoạn nào mà tôi thấy cần lưu ý thì tôi tô đỏ, và tôi góp ý bằng chữ màu hường
*
From: Hoa Pham
Sent: Feb 29, 2008 11:23 AM
Subject: pho bien ke hoach khung "To Chuc Canh Sat" hau cong san.
Tổng Hội Cựu SVSQTB/TĐ/HN
Ủy Ban Thường Trực
*****
Số 20/UBTT/SLQG/ CS
Kế hoạch khung
tổ chức Cảnh Sát.
*****
- Căn cứ kế hoạch công tác nhiệm kỳ 2006-2008 ngày 18/7/2006 của UBTT.
- Căn cứ dự thảo "Quan Niệm Sách Lược Quốc Gia Hậu Cộng Sản", phổ biến dưới số 17 ngày 19/3/2007 và 19/4/2007 của UBTT.
*****
Đây là bản "phác thảo khung" sử dụng nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh Kế Hoạch Tổ Chức Lực Lượng Cảnh Sát.
Giả định rằng, ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ, một chánh phủ lâm thời được thành lập, đã ra tuyên cáo trước đồng bào và thế giới "Việt Nam theo chế độ dân chủ tự do và tôn trọng các quyền căn bản của toàn dân". Chánh phủ tôn trọng quốc kỳ, quốc ca, và quốc huy Việt Nam Cộng Hòa từ tháng 4/1975 về trước, trong khi chờ đợi Quốc Hội dân cử quyết định. Chánh phủ hội họp liên tục để giao trách nhiệm cho các Bộ gấp rút thực hiện những vấn đề cấp thiết. Theo đó, một trong những kế hoạch mà Bộ Nội Vụ phải ban hành trong thời gian sớm nhất là tổ chức lực lượng Cảnh Sát  Theo tôi, không phải là Bộ Nội-Vụ phải ban-hành trong thời-gian sớm nhất, mà là bộ tham-mưu của Thủ-Tướng Lâm-Thời phải ban-hành (và thực-hiện) ngay tức-thời, ngay cả trước khi thành-lập Bộ Nội-Vụ, kể từ giờ phút đầu tiên bản-thân viên Thủ-Tướng Lâm-Thời cần có một toán vệ-sĩ cho chính mình, với những qui định về cấp hiệu, huy hiệu.  Cấp hiệu và huy hiệu quan-trọng hơn các vấn-đề khác?  Đây là kế hoạch phác thảo để cung cấp cho nhóm nghiên cứu một kế hoạch khung, dùng tham khảo trong công tác soạn thảo kế hoạch thực hiện.
Cũng giả định rằng, Bộ Nội Vụ chỉ thị nhóm nghiên cứu soạn thảo kế hoạch với các điểm chính sau đây:
- Tổ chức một lực lượng Cảnh Sát với nhân số khoảng 240.000 người (0.3% dân số) và khoảng 24.000 nhân viên dân sự (10%), trên căn bản giải thể ngành Cảnh Sát Công An cộng sản cũ và tuyển mộ cấp thời.  Khi nói đến nhân-viên dân-sự tức là cũng có nhân-viên quân-sự.  Vậy là sẽ có (240,000-24,000=) 216,000 nhân-viên quân-sự, tức là 90% tổng nhân-số Cảnh-Sát!  Dù cho có chấp-nhận để cho quân-nhân qua làm Cảnh-Sát (làm hỏng Cảnh-Sát như dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Hoà), thì làm thế nào để có con số 216,000 quân-nhân “biệt-phái” ấy, khi mà Thủ-Tướng (Chính-Phủ) Lâm-Thời cũng phải đồng-thời thành-lập một Quân-Lực, mà tuyển-mộ cho được 216,000 quân-nhân cho Quân-Lực đã là việc khó!
- Tạm thời sử dụng vũ khí đạn dược của Cảnh Sát Công An cộng sản, nói chung là dụng cụ trang bị cho Cảnh Sát, trong khi chờ đợi trang bị thích ứng.
- Vừa tổ chức lực lượng vừa thi hành trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
1. NHẬN ĐỊNH.
a. Công An cộng sản.
(1) Lực lượng Công An được xem là thành phần trung thành với lãnh đạo của họ hơn tất cả các ngành khác. Ngoài thành phần Công An trách nhiệm an ninh khu phố và trật tự xã hội tại tất cả các cơ quan hành chánh địa phương và trung ương, lực lượng này có nhiều bộ phận khác nhau mà hầu hết là tình báo và phản tình báo hoạt động trong tất cả các lãnh vực sinh hoạt xã hội, kể cả trường học các cấp. Tình báo cộng sản cũng có mặt tại hải ngoại, cộng với những tên tay sai và những tổ chức tay sai của chúng chen lẫn trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản.
(2) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Công An là những hung thần, những con mắt tàn bạo, những bàn tay đẫm máu, thực hiện chính sách bịt mắt, bịt tai, bịt miệng tất cả mọi người kể cả đảng viên của họ, đồng thời đày đọa vào các trại tập trung khắc nghiệt bất cứ ai có ý kiến trái ngược với độc tài. Công An cũng là những bức màn che giấu mọi thối nát của hàng lãnh đạo các cấp đối với dư luận trong nước lẫn ngoài nước, qua hành động thực hiện những bức tường lửa ngăn chận mọi trao đổi truyền thông trên mạng lưới thông tin toàn cầu.
(3) Ngay khi chế độ cộng sản độc tài sụp đổ, không loại trừ một thành phần sợ trả thù vì họ biết họ đã có những hành động tội ác với người dân nên họ sẽ chống phá chế độ mới, ít nhất là trong thời gian đầu do tính ngoan cố cố hữu của người cộng sản cực đoan, suy đoán sự chống phá hay khủng bố khoảng một hay hai năm. Cũng không loại trừ giả thuyết một số cá nhân vẫn giấu vũ khí trở thành kẻ cướp.
(4) Trong những năm gần đây, với bối cảnh quốc tế rất quan tâm đến nhân quyền, kết hợp với bối cảnh Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại ngày càng quyết liệt đòi lại quyền chính trị của 83 triệu dân trong nước, cộng với nhóm đấu tranh dân chủ, cùng với công nhân bị ức hiếp bóc lột, và khối dân oan đông đảo đứng lên biểu tình liên tục trên toàn cõi Việt Nam, chứng tỏ ngày nay người dân xã hội chủ nghĩa không còn sợ hãi như mấy chục năm về trước nữa, cho dù Công An vẫn là hình ảnh hung thần tuy có phần suy giảm. Sự suy giảm này không do chính sách của chế độ mà do sức ép của quốc tế.
(5) Với bối cảnh đó, và dựa trên lập luận "không phải tất cả Công An đều là hung thần", không loại trừ khả năng có một số cá nhân hoặc tổ chức Công An sẽ ủng hộ chế độ mới bằng cách đứng lên chống lại đồng đội của họ vào trước giờ thứ 25 của tiến trình sụp đổ.
b. Khả năng của ta.
Nhóm lãnh đạo lâm thời không có một lực lượng Cảnh Sát nào trong tay khi cộng sản sụp đổ, nhưng có một khối lượng đáng kể cán bộ các cấp  Nếu muốn nói đến các cựu viên-chức CSQG thì nên dùng chữ viên-chức (nhân-viên) thay cho chữ “cán bộ” (để khỏi lẫn lộn với nhân-sự CSVN  có kiến thức tổng quát, có khả năng chuyên môn nay cần cập nhật trong thời gian ngắn, và nhất là có một tinh thần trách nhiệm với người dân sau mấy chục năm học được bài học đắng cay từ phía Công An cộng sản gây ra. Tôi đồng ý; nhưng xin lưu ý: đa số đều đã lớn tuổi, yếu thể-lực, không đủ để phân bổ ra khắp nước; chưa kể vấn-đề tài-ngân (dứt bỏ cuộc sống ổn-định tại nước ngoài, mà về Việt-Nam thì phải lãnh lương ít nhất cũng bằng thu-nhập hiện có cộng thêm chi-phí trú-ngụ và di-chuyển, v.v...)
c. Khả năng viện trợ.
Với công cuộc xây dựng chế độ dân chủ tự do và tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam, tự nó có sức thuyết phục nhiều quốc gia trên thế giới -nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á- nhanh chóng trở thành đồng minh của chúng ta. Từ đó, dẫn đến những viện trợ cần thiết cho lực lượng Cảnh Sát Việt Nam trong bước đầu, và sau đó. Trường hợp này, chánh phủ mới cần tránh lệ thuộc hoàn toàn vào một quốc gia để không rơi vào tình trạng thụ động đối với những vấn đề quốc tế. Đây là vấn đề khả năng và bản lãnh lãnh đạo của chánh phủ lâm thời trong mục đích xây dựng nền nếp ngoại giao căn bản cho những vị lãnh đạo kế tiếpChính-sách ngoại-giao luôn luôn uyển-chuyển tùy theo từng hoàn-cảnh, và cũng thay đổi tùy theo mỗi lãnh tụ (dân bầu lãnh tụ mới, với chính sách mới) làm sao mà xây dựng nền nếp căn bản cho những vị lãnh đạo kế tiếp? Tôi hiểu ý của tác-giả, nhưng việc đó liên-quan đến lập-trường của chính Thủ-Tướng Lâm-Thời (nguyên-nhân, chủ-động), chứ ít liên-quan đến phương-tiện hoạt-động (kết-quả, thụ-động) của Cảnh Sát nói trong kế-hoạch khung này.
d. Tin tức cần sưu tầm.
Những tin tức về "Cảnh Sát Công An cộng sản" cần được sưu tầmChỉ “cần” được sưu tầm (đòi hỏi thời gian) mà thôi, chứ không “bắt buộc” phải sưu tầm?  để nhóm trách nhiệm có những thông tin mới nhất trong nghiên cứu soạn thảo kế hoạch tổ chức quân đội nói về Cảnh Sát mà tự ám thị quân đội  sát với thực trạng, như:
- Tổng số nhân số ngành Công An?
- Hệ thống tổ chức ngành Công An cấp trung ương, chú trọng đến các cơ cấu tình báo& phản tình báo, gián điệp & phản gián điệp?
- Các Tổng Cục liên quan đến an ninh, tình báo, gián điệp, ... chú trọng đến tổ chức, nhân sự, điều hành, và những hoạt động thuộc loại tội ác của Tổng Cục 2 Tình Báo đặc biệt?
- Trong hàng lãnh đạo ngành Công An từ trung ương xuống đến cấp tỉnh/thành phố, danh tánh những ai có hành động thuộc loại tội ác với những người không cùng chính kiến?
- Trại tập trung nào khắc nghiệt nhất? Cấp bậc và tên của trại trưởng?
- Và ..v..v... Mấy cái này thì chúng ta có thể biết được một phần ngay từ bây giờ, bằng cách mở xem trên Internet, dò hỏi tại Việt Nam, v.v...; đến khi “cộng sản đã sụp đổ” thì chỉ việc mở xem hồ-sơ sổ-sách của họ là cũng đã có ngay rồi (họ chỉ có thể thiêu hủy một phần nào đó, tại một số nơi nào đó mà thôi)
2. NHIỆM VU..
Tổ chức một lực lượng Cảnh Sát với nhân số khoảng 240.000 người (0.3% dân số) và khoảng 24.000 nhân viên dân sự (10%)  Xin xem thiến-ý phía dưới  trên căn bản giải thể ngành Cảnh Sát Công An cộng sản cũ. Tạm thời sử dụng vũ khí đạn dược và dụng cụ trang bị của Công An cộng sản. Vừa tổ chức lực lượng vừa thi hành trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự xã hội, góp phần ổn định sinh hoạt quốc giạ Đồng thời tạo điều kiện cho những mục tiêu phát triển sau đó.
3. THỰC HIỆN.
ạ Quan niệm tổ chức.
Tổ chức một lực lượng Cảnh Sát trên căn bản giải thể Cảnh Sát Công An cộng sản. Tái sử dụng thành phần Cảnh Sát Việt Nam Cộng Hòa cũ, tái sử dụng Cảnh Sát Công An vừa giải thể sau khi chọn lọc cẩn thận, và tuyển mộ đào tạo cấp thờị
(1) Tổ chức Cảnh Sát gồm 3 thành phần:
- Cảnh Sát đồng phục: Trách nhiệm an ninh trật tự xã hộị
- Cảnh Sát không đồng phục: Trách nhiệm an ninh chính trị (tình báo & phản tình báo).
- Cảnh Sát dã chiến: Trách nhiệm lưu động ngăn chận hoặc tái lập an ninh trật tự tại các điểm nóng.
Nhân số cộng chung khoảng 260 ngàn  Trên kia đã nói chắc chắn là 240,000, ở đây lại nói là khỏang 260 ngàn?  ước tính phân phối tổng quát như sau: Cơ quan tham mưu hành chánh, huấn luyện, tiếp vận, và các bộ phận yểm trợ 20%. Cảnh Sát đồng phục 55%. Và Cảnh Sát dã chiến 10%. Cảnh Sát không đồng phục 15%. Trời ơi! Lại dẵm vào vết xe đổ của VNCH, huống chi VNCH dù sao thì tỷ lệ CSĐB (không đồng phục) cũng đã là 1/3 (tức 33%), mà đây thì chỉ có 15% (trừ đi 55% đồng phục + 20% yểm trợ vốn vẫn và sẽ tự nhận là đồng phục + 10% dã chiến= 85%), vậy 15% so với 85% là chưa đầy 1/6 mà thôi (so với 1/3 của VNCH)!  Nhân đây, tôi xin nhắc rõ: dưới thời Đệ Nhị Cộng-Hoà, CSĐB (không đồng phục) không xuống đến thấu cấp Xã (một vài nhân viên ở Quận mà kiêm nhiệm hằng chục Xã, ban ngày mà thôi), trong lúc CSVN bắt nguồn và mọc rễ khắp từ xóm thôn mà lên làng xã rồi lên cao hơn!) 
(2) Cơ cấu tổ chức gồm:
- Bộ chỉ huy trung ương cùng các cơ quan đơn vị yểm trơ..  Ông Hoa là một cựu đại-tá quân-lực, biết rõ sự khác nhau giữa Bộ Tư-Lệnh và Bộ Chỉ-Huy: ở đây ông đã “hạ bệ” Bộ Tư Lệnh (trung ương) xuống còn Bộ Chỉ Huy mà thôi!
- Cơ quan Cảnh Sát thủ độ
- Cảnh Sát miền Bắc.
- Cảnh Sát miền Trung. Chỉ “giải thể cộng sản” ở Miền Bắc và Miền Trung, còn Miền Nam thì không? (hoặc giả gọi tất cả Miền Nam là thủ đô?)
- Cảnh Sát tỉnh/thành phố, xuống đến quận, xã/phường.
- Trường Cảnh Sát, đào tạo sĩ quan và Hạ sĩ quan Cảnh Sát căn bản và chuyên môn các ngành. Thường xuyên nghiên cứu các hành vi tội phạm và cách đối phó trong thực tế, để liên tục cải tiến nội dung chương trình huấn luyện.
- Học Viện Cảnh Sát, đào tạo sĩ quan Cảnh Sát cao cấp. Thường xuyên nghiên cứu tình báo & phản tình báo, gián điệp &phản gián trong mục đích cải tiến nội dung chương trình giảng dạy, đồng thời cung cấp những kết quả nghiên cứu cho cơ quan liên hệ trong ngành. Phải phân-biệt tình-báo (gián-điệp) với phản-tình-báo (phản-gián): Cảnh Sát Đặc Biệt chỉ làm phản-tình-báo (phản-gián) vì hoạt-động trong quốc-nội; còn tình-báo (gián-điệp) là nhiệm-vụ của cơ-quan khác (thí dụ Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo cũ, Tuỳ Viên các Toà Đại Sứ ở nước ngoài) vì hoạt-động ở ngoại-quốc.
b. Quan niệm nhân sư..
- Nhân sự là vấn đề quan trọng bậc nhất, những quyết định cùng thái độ cư xử của cấp chỉ huy tại các cơ quan đơn vị trong giai đoạn này, góp phần đánh giá sự thành công hay thất bạị  của cấp chỉ huy mà thôi, còn nhân viên (đa số) thì tự do thao-túng đồng bào?
- Với chế độ dân chủ tự do và tôn trọng nhân quyền, tự nó có khả năng thuyết phục đáng kể, vì người cộng sản cũ được bình đẳng trong xã hội giữa những thành phần khác nhaụ Nhưng không loại trừ một số cá nhân bởi bản chất của cộng sản là luôn luôn ngờ vực vì họ thuộc thành phần được xem là trung thành với lãnh đạo của họ, trong khi thời gian chưa đủ giúp họ tin tưởng để hòa nhập vào chế độ dân chủ tự do, một chế độ gần như hoàn toàn xa lạ với ho.. Do đó, thận trọng trong chọn lọc theo khả năng chưa đủ, cần chú trọng đến huynh hướng chính tri..
- Nhân viên viên chức trong lực lượng Cảnh Sát, không tham gia các tổ chức chính tri..  Lý Thuyết và Lý Tưởng quá!!! không thực tế chút nào!
c. Quan niệm trang bi..
Ưu tiên sử dụng trang cụ và vật liệu do Hoa Kỳ sản xuất, để công tác quản trị tránh được những khó khăn nếu sử dụng dụng cụ thuộc nhiều chủng loại từ nhiều quốc gia khác nhaụ Không sử dụng những động sản hay bất động sản của tư nhân bị cộng sản chiếm đoạt bất cứ bằng hình thức nào, nhưng có trách nhiệm gìn giữ để chuyển giao cơ quan liên hệ nghiên cứu ứng du.ng.
d. Quan niệm thực hiện.
- Kiểm kê, chọn lọc, và sử dụng trong số nhân viên viên chức Công An cộng sản cũ, nếu chưa quá tuổi phục vụ, đủ sức khỏe, và nhất là khả năng thích hợp với nhiệm vụ được giao. chứ không cần chú ý đến khuynh hướng chính trị của họ?
- Kiểm kê, chọn lọc, và sử dụng nhân viên viên chức Cảnh Sát Việt Nam Cộng Hòa cũ còn trong nước hay trở về từ hải ngoại, nếu chưa quá tuổi phục vụ, đủ sức khoẻ, và khả năng thích hợp với nhiệm vụ được giaọ  Một nhân viên CSQG cũ, thí dụ từ Mỹ về, phải đựoc hưởng lương tối thiều khoảng 800 đô la (tiền già ở Mỹ), ngân sách của chính phủ VN Tự Do có chịu nổi không? (vì rời Hoa Kỳ quá 30 ngày là hết lãnh trợ cấp)
- Tuyển mộ và đào tạo cấp thời, nếu còn thiếu.  tức là hiện đã có đủ, chứ không hẳn thiếu?
- Lệnh giải thể Cảnh Sát Công An cộng sản, cùng lúc với lệnh thành lập Cảnh Sát quốc giạ Một danh sách viên chức bổ nhậm vào các chức vụ đứng đầu cơ quan đơn vị cần được thực hiện ngay, để nắm vững tình hình ngay từ đầu vì kế hoạch tổ chức được thực hiện qua từng giai đoạn. Cùng lúc, phải thay đổi toàn bộ tên các cơ quan đơn vị mang tên cộng sản hay liên quan đến cộng sản, lúc bấy giờ đang trong giai đoạn tổ chức hay chờ đợi tổ chứcKhi chúng ta bước chân vào cổng là chúng ta đã cho thay đổi “bảng hiệu” rồi cơ mà!
- Tổ chức đến đâu giải thể hẳn đến đó. Cơ quan đơn vị chưa đến giai đoạn tổ chức, tạm thời giữ nguyên tổ chức nhưng sử dụng danh xưng mới, phiên hiệu mới. Trong khi vừa kiểm kê, vừa tổ chức, vừa trang bị, vừa thi hành nhiệm vụ, nên công tác tiến hành tổ chức qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1, trong 6 tháng thứ nhất: Vừa tổ chức các cơ quan đơn vị từ trung ương đến hạ tầng cơ sở, vừa thực hiện trách nhiệm bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội. Cùng lúc, đổi tên các cơ quan mang tên liên quan đến cộng sản, thay đổi các tiêu đề trên văn thư, qui định các chức vụ đứng đầu cơ quan, ..v..v...  Đã gọi là CSQG (như trên) và giữ lại tổ chức như trước 1975 thì còn “quy định” gì? Vả lại, “thi hành nhiệm vụ” là nhiệm vụ gì? Bọn họ (Công An cộng sản cũ) có chịu thật tình đi bắt VC hay không? VC đồng chí của họ phạm tội, họ có bắt giữ hay không (nhất là phạm tội ám sát chúng ta, bạo động chống lại chúng ta)?
Giai đoạn 2, trong 6 tháng thứ nhì: Tiếp tục những công tác trong giai đoạn 1, đồng thời hoàn chỉnh dần dần các cơ quan đơn vị, về tổ chức, phối trí nhân sự, và phương thức điều hành.
Giai đoạn 3, trong 6 tháng thứ ba: Tiếp tục những công tác trong 2 giai đoạn trước. Thành lập Trường Cảnh Sát Sài Gòn, Huế, Hà Nội, đào tạo Hạ Sĩ Quan Cảnh Sát trở xuống, và những lớp chuyên môn. Nghiên cứu các hành vi phạm pháp để cải tiến nội dung chương trình giảng dạy trên nền tảng một xã hội dân chủ pháp tri ..  Nghĩa là qua năm thứ 2 mới đào tạo HSQ trở xuống?
Cần soạn thảo các kế hoạch cùng các văn kiện liên quan:
- Kế hoạch ngăn chận và trừng trị mọi hành vi phá hoại trộm cắp cướp giật tài sản tư nhân, tài sản quốc gia, và tài sản của ngoại giao đoàn.
- Kế hoạch ngăn chận và trừng trị những hành động trả thù từ phía nhân dân với viên chức hành chánh, Công An, hay giữa người dân với nhau do thù hằn trước.
- Kế hoạch bảo vệ an ninh chính tri..
- Kế hoạch bảo vệ trật tự xã hộị
- Kế hoạch ổn định các tệ nạn xã hộị
- Kế hoạch điện toán hóa công tác quản trị nhân viên và quản trị tài sản của ngành.
- Các "Huấn Thị Điều hành Căn Bản" giúp nhân viên trong các cơ quan đơn vị am hiểu phần hành của mỗi bộ phận, vì trước đó tổ chức và điều hành của Công An theo chế độ độc tài, bnỗg chốc chuyển sang tổ chức và điều hành theo chế độ dân chủ tự do, gần như xa lạ với nhân viên viên chức vẫn được tiếp tục phục vụ trong chế độ mớị Nội dung Huấn Thị Điều Hành Căn bnả có khả năng giúp họ có khái niệm để từng bước hòa nhập vào phương thức và cung cách phục vụ mớị
- Các mẫu kiểm kê nhân viên viên chức, kiểm kê động sản, bất động sản, kiểm kê các phương tiện trang bị văn phòng, nhà kho, cơ sở in ấn, .. v...v.  Qua năm thứ 2 mới làm?
Giai đoạn 4, trong 6 tháng thứ tư: Tiếp tục những công tác của giai đoạn trước. Hoàn chỉnh phần căn bản kế hoạch tổ chức, trang bị, phương thức điều hành, và ổn định bước đầu an ninh chính trị và trật tự xã hộị  Sau hơn 1 năm rưỡi mới “hoàn chỉnh phần căn bản của kế hoạch ổn định bước đầu” mà thôi?
- Thành lập các Trường Cảnh Sát tại Sài Gòn, Huế, Hà Nộị
- Thành lập Học Viện Cảnh Sát.
- Soạn thảo các "Bảng Cấp Số" mẫu cho từng cơ quan đơn vị và từng cấp tổ chức. Bảng Cấp Số có khả năng giúp tránh những bối rối không cần thiết khi thực hiện tổ chức và trang bị, cũng là tránh những phí phạm tài sản vì trang bị đúng theo nhu cầu ghi trong Bảng Cấp Số. Tùy thực trạng tổ chức và địa phương, lúc bấy giờ cần thay đổi thích hợp nhờ có khung mẫu.  Lại lặp lại cái “bảng cấp số” cứng ngắt của CSQG bắt chước theo quân đội thời VNCH!  Quân-đội thì một tiểu-đội phải có bao nhiêu người, một sư-đoàn phải có bao nhiêu người, là đúng. Nhưng Cảnh-Sát thì mỗi Phòng có bao nhiêu người, mỗi Ban có bao nhiêu người, là sai: vì ở Tỉnh lớn thì mỗi Phòng Ban cần nhiều người hơn, còn ở Tỉnh nhỏ thì số nhân-viên Phòng Ban tính theo cấp-số sẽ không có việc mà làm.
- Và v..v..
- Những vấn đề chung.
- Ngoại trừ nhóm đảng viên cộng sản trong Bộ Chính Trị tất cả các nhiệm kỳ, những người đảng viên cộng sản khác, tuy là người Việt Nam trước kia là thù địch, từ nay cùng với dân tộc chung sức chung lòng phục vụ nguyện vọng người dân, xây dựng quê hương hùng cường, xã hội thịnh vượng.
- Cấm mọi lời nói, thái độ, hay hành động, biểu thị sự kỳ thị với các thành phần viên chức, về khuynh hướng chính trị Việt Nam Cộng Hòa cũ hay chế độ vừa sụp đổ, về quê quán Nam, Trung, Bắc, về nơi sinh sống hải ngoại hay trong nước, hay về kiến thức chuyên môn vì đây là vấn đề ở cấp thẩm quyền.  Thế thì sẽ không có hồ-sơ phân loại theo lý-lịch, quá-trình hoạt-động? Và (ít nhất là) Bộ Thông-Tin không được đề-cập tội ác của “chế độ vừa sụp đổ”?
- Tất cả các viên chức trước khi nhận chức tại các cơ quan đơn vị, phải qua một lớp học cấp tốc về nhiệm vụ chính trị trong một tình hình đòi hỏi thu phục lòng người bất luận là người dân bình thường hay người dân là cựu đảng viên cộng sản. Không loại trừ giả thuyết sẽ có những đảng viên cũ lợi dụng chính sách đó mà gây mất trật tư.. Vì vậy, giữ gìn thái độ và tư cách của chức vụ đứng đầu cơ quan đơn vị Cảnh Sát, còn là một trách nhiệm chính tri.. Nếu tháí độ và tư cách không đúng đắn, không xứng đáng là người nắm giữ trách nhiệm đó, sẽ bị đánh giá là không hoàn thành trách nhiệm và sẽ bị những biện pháp thích ứng.
4. HÀNH CHÁNH & TIẾP VẬN.
- Hành chánh.
- Mỗi nhân viên viên chức Công An được tái sử dụng, phải dùng thời gian sau giờ làm việc, viết lại những công tác mà mình trách nhiệm lâu nay và nộp cho văn phòng vị đứng đầu cơ quan hành chánh. Tài liệu này không phải là một loại kiểm soát công tác của viên chức cũ, mà là giúp nhóm tham mưu đặc trách hoàn chỉnh bản công tác, có nét nhìn rõ hơn về chức năng của toàn bộ nhân viên trong cơ quan đơn vị cho đến trước ngày sụp đổ. Những gì không cần thì loại bỏ, cần mà thiếu thì bổ túc, cần mà có đúng thì sử du.ng. Tài liệu tham mưu này, có khả năng tiến đến soạn thảo một "Huấn Lệnh Điều Hành Căn Bản" cho các cơ quan đơn vi.. Một tài liệu như vậy, sẽ giúp rất nhiều cho nhân viên -nhất là những nhân viên mới- hiểu biết những công tác căn bản của mình, cũng là giúp cấp chỉ huy trong một mức độ nào đó, hiểu được khả năng của nhân viên trực thuộc mà sử dụng đúng chỗThứ nhất: không có “phỏng vấn” và “kiểm chứng” mà để cho họ tự nguyện viết gì thì viết? Thứ hai: chỉ lo cho Cảnh Sát, còn các cơ quan khác thì sao (nếu Cảnh Sát lo giùm, thì lại phạm khoản “cấm dùng hành động biểu thị sự kỳ thị”)?
- Qui chế Cảnh Sát, cần được soạn thảo và ban hành trong khoảng 2 năm đầu của thời gian chuyển tiếp, để sớm hoàn chỉnh một lực lượng Cảnh Sát lành mạnhTrước đó (2 năm) là Không lành mạnh?
- Nhân viên tham mưu ngành Cảnh Sát phải hiểu rằng: "Ở cấp quốc gia, nhiệm vụ của chánh phủ là thực hiện nguyện vọng toàn dân. Ở cấp trung ương lẫn địa phương, nhiệm vụ của mọi viên chức Cảnh Sát giải quyết đúng mức những quyền lợi pháp định theo nhu cầu chính đáng của người dân trong phạm vi trách nhiệm".  Như thế tức là Cảnh Sát là nhất, bên trên không có hiến pháp và luật pháp, ở địa phương không có chính quyền sở tại, chỉ có CSQG giải quyết mọi việc?
b. Tiếp vận.
- Trách nhiệm tài sản do kiểm kê tại chỗ.
- Vật dụng, trang bị cho các cơ quan trực thuộc. Đúng nhu cầu, trang bị thực thu.. Không đúng nhu cầu, trang bị tạm thời và sẽ điều chỉnh saụ
- Động sản (xe các loại) cấp phát cho viên chức có ghi trong bảng cấp số. Số còn lại thặng dư (không ghi trong bảng cấp số), tập trung vào "công quản" của cơ quan để sử dụng chung mỗi khi có nhu cầụ
- Bất động sản. Ưu tiên cấp cho các cơ quan sử dụng làm văn phòng. Tùy từng trường hợp, xét cấp tạm thời cho những viên chức độc thân hay tạm thời độc thân chưa có nơi cư ngụ tại địa phương.
- Những bất động sản nguyên gốc của tư nhân hợp pháp do cộng sản tịch thu bất luận dưới hình thức nào, phải được niêm phong chờ lệnh của "Cơ Quan Giải Quyết Tài Sản Tư Nhân Bị Tịch Thu" trung ương. Nếu có người hay cơ quan chiếm ngụ bất luận dưới hình thức nào, phải qui định thời hạn hoàn trả trong tình trạng trống, nhưng thời hạn tối đa không quá một năm kể từ ngày hoàn tất kiểm kê. Nghĩa là mọi nhân viên CSQG có quyền chiếm ngụ bất hợp pháp trong thời hạn một năm!
5. TRÁCH NHIỆM.
- Liên lạc phối hợp.
- Phối hợp thường xuyên giữa các cấp liên hệ là điều cần thiết, nên áp dụng hình thức "họp tham mưu" để thảo luận vấn đề đến rốt ráo, sau đó mới cần đến những buổi họp cấp thẩm quyền quyết định.  Họp tham mưu là gì, nếu không có thẩm quyển? Chỉ mất thì giờ vô ích! Hoặc giả là họp cấp dưới (từng Phòng, từng Ban) thì đó lả việc tất nhiên, cần gì phải ghi vào?
- Cấp trung ương cần qui định họp thường kỳ, để giải quyết những vấn đề quan trọng mà những buổi họp tham mưu giữa các cơ quan không đủ thẩm quyềnViệc ấy cần chi phải nói?
- Địa chỉ e-mail của Ủy Ban Thường Trực Tổng Hội: hoabapham@hotmail. com hoặc tonghoithuduchaingo ai@yahoọ com. Xin mời quí vị vào trang Web của Tổng Hội theo địa chỉ sau đây để có thể tham khảo những tài liệu trong khuôn khổ "Quan Niệm Một Sách Lược Quốc Gia" và những tài iệu khác: www.tonghoithuducha ingoai.com
b. Trách nhiệm.
- Hiện nay chưa hình thành "Ban Tham Mưu Phối Hợp", Ủy Ban Thường Trực Tổng Hội tạm thời trách nhiệm phối hợp công tác.
- Trong công tác nghiên cứu tham mưu này, không có vấn đề chỉ huy mà chỉ có liên lạc phối hợp, bởi Tổng Hội chỉ là một tổ chức vừa ái hữu vừa thể hiện ý thức chính trị của những Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại, muốn được đóng góp "quan niệm một sách lược quốc gia" bằng công trình nghiên cứu tham mưu với quí vị lãnh đạo lâm thời, trong thời kỳ chuyến tiếp từ chế độ cộng sản độc tài sang chế độ dân chủ tự do, góp phần xây dựng quê hương Việt Nam phát triển, mọi người được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân.
- Tài liệu của vị nào, Tổng Hội sẽ giới thiệu vị đó với nhóm lãnh đạo lâm thời khi trao tặng tài liệụ Còn quí vị lãnh đạo lâm thời có sử dụng hay không là tùy quí vị ấy, nhưng ít ra, nỗi đau chưa tròn bổn phận công dân của chúng ta, nhất là mỗi Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Hải Ngoại cũng vơi bớt đôi phần. Không mời gọi các “vị” khác góp ý, mà chỉ có một tài liệu này, tức là tác giả tài liệu này là người duy nhất sẽ được giới-thiệu với “quý vị lãnh đạo lâm thời”?
Houston, ngày 22 tháng 2 năm 2008.
Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực
Alpha Phạm Bá Hoa (K5)
 
Ý-KIẾN TẠM THỜI 
của Lê Xuân Nhuận (kể cả các chữ màu hường xen kẽ trong bài trên kia):
 
1/ Nhìn chung, đây chỉ mới là tự lo cho CSQG, trong lúc trên thực-tế thì CSQG phải lo cho cả bộ máy chính-quyền (mọi Bộ) lẫn dân-chúng (và cả ngoại-kiều), cùng lúc với bản-thân mình.
2/ Không thấy Tổng Hội CSQG phổ-biển yêu-cầu góp ý của toàn-thể cựu viên-chức CSQG (dù là do Tổng Hội SQTB Thủ Đức hoặc bất-cứ tổ-chức nào đưa ra, hoặc do Tổng Hội CSQG đưa ra) để khảo-luận rộng-rãi.
3/ Cần nhất là tính cập-nhật và tính khả-thi, để áp-dụng ngay (từ phút đầu tiên chúng ta nắm lại chính-quyền, chứ không có lai-rai như thế này).
4/ Có vẻ như anh em bên SQTB Thủ Đúc muốn dành chỗ (240.00 – 24.000 = 216.00) cho 216.000 quân-nhân qua làm CSQG ngay từ phút đầu tiên có Chính Quyền Mới (lấy đâu mà ra con số ấy)?  Nhân thể, xin nhắc: cuối thời Đệ-Nhị Cộng-Hoà, binh nhì (yếu thể-lực, sợ hành-quân) mà qua Cảnh Sát thì thăng trung-sĩ nhất; mỗi Quận thủ-đô, mỗi thị-xã toàn-quốc phải có các xe Tuần Cảnh (TC), do một thiếu-tá cầm đầu, đi tuần để bắt Cảnh Sát vi-phạm Cảnh-Phong Cảnh-Kỷ! (xem bài "Đại-Tá Dởm")
 
Gợi Ý tạm-thời:
 
1/ Vẽ hẳn ra một sơ-đồ tổ-chức, cho Bộ Tư Lệnh Trung Ương (cho cả từng Nha, Sở và Trung-Tâm, Lực-Lượng... trực thuộc), cho mỗi Bộ Chỉ Huy cấp Phần, cấp Tỉnh, cấp Quận, v.v...
2/ Lập bảng kê nhiệm-vụ cấp-thời tại từng cấp, từng đơn-vị ấy, phân ra từng bộ-phận chuyên-môn khác nhau (việc làm cấp-thời trong giai-đoạn tiếp-quản, bình-định; không phải chỉ lo cho CSQG mà phải lo chung cho cả Chính Quyền và các cơ quan bạn, lẫn dân-chúng...). Khoan nói đến chuyện lâu dài về sau (như cấp-số, quy chế CSQG chẳng hạn...).
3/ Không thể không đề-cập các vấn-đề:
a) Giải-thoát các nhà đối-kháng, dân oan;
b) Cô-lập các phần-tử cốt cán (nhà giam với lính gác; viên-chức thẩm-vấn và quản-lý, cải-huấn; cùng với thực-phẩm, y-tế, v.v...);
c) Phối-hợp với Thông-Tin và Bộ Chỉ-Huy Quân-Sự kêu gọi giao-nạp và tiếp-nhận vũ-khí, máy-móc truyền-tin, v.v...;
d) Kiểm-tra, bảo-vệ ngoại-kiều;
e) Soát-xét lần-lượt từng khu nhà trong Phường, Xã (vũ-khí, máy-móc, tài-liệu, hầm-hố; số lượng thực-phẩm, dược-phẩm, ngoại-tệ, quý-kim quá lớn, v.v...);
f) Thành-lập lực-lượng “Phụ-Cảnh” cho từng Xã, Phường (nhân-dân địa-phương tự-nguyện tiếp tay Chính Quyền Mới, như cộng-tác-viên, như Security tại các cơ-sở Mỹ, hoặc Nhân Dân Tự Vệ thời VNCH) để có thêm tai+mắt và tay+chân (giúp việc an-ninh trật-tự nhưng không nhất-thiết sẽ là viên-chức CSQG chính-thức về sau);
g) Kiểm-tra dân-số (tờ khai lý-lịch, thẻ căn-cước mới, sổ gia-đình, giấy phép di-chuyển, v.v...);
h) Tổ-chức “Liên-Gia tương-trợ” (dưới cấp Khóm, Thôn, giúp việc hành-chánh linh-tinh, nhưng không phải là chi-nhánh cơ-sở của Chính Quyền);
i) v.v...
4/ Chuyển đến Tổng Hội cựu CSQG, cựu QG Hành Chánh, cựu Thẩm Phán & Luật Sư, cựu Tổng Nha Cải Huấn, cựu Phủ Đặc Ủy, cựu Phòng Nhì, cựu Cây Me, cựu Quân Cảnh, và cả các Ban Đại Diện Cộng-Đồng, v.v... để mời gọi họ cùng góp ý rộng-rãi...
 
                                  Nhân Ngày Cảnh-Lực 1 tháng 6 năm 2009  
                                                     LÊ XUÂN NHUẬN  




__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

Friday, May 29, 2015

Hồi ức 30/4/1975: Chuyện “bức tử” một bức tượng


 

---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe

Hồi ức 30/4/1975: Chuyện “bức tử” một bức tượng

Năm 1967, nền Đệ nhị  Cộng hòa tại miền Nam đã xây dựng tượng đài hai quân nhân Thủy quân Lục chiến (TQLC) trước Hạ viện, hay còn gọi là tòa nhà Quốc hội, nay là Nhà hát Thành phố. Tượng hai người lính TQLC có độ cao 9 mét, trong tư thế xung phong, mũi súng hướng về trụ sở Hạ viện.

Ngay sau khi bức tượng được đặt ở một vị trí quan trọng nhất thủ đô đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một số người cho rằng quân đội “thao túng” các dân biểu Hạ viện bằng hình ảnh hai người lính cầm súng đại liên đe dọa sinh hoạt dân chủ của miền Nam.

Quân đội lại giải thích những người lính bảo vệ Quốc hội khi họ hướng mũi súng vào tòa nhà thay vì hướng ngược lại… Lại có một giải thích khác, mũi súng thực ra thì hướng về Khách sạn Continental nằm phía phải Hạ viện, nơi được coi là “hang ổ” của các lực lượng phản chiến, trong số đó có cả những dân biểu.

Chuyện “bảo vệ” hay “đe dọa” còn tùy thuộc vào chính kiến của mỗi người. Bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích “đúng” hay “sai” của vị trí hướng súng. Tác giả chỉ có tham vọng viết lại chuyện bức tượng và những diễn biến quanh hai người lính TQLC vào ngày 30/4/1975. 
“Bảo vệ” hay “đe dọa” Hạ viện?

Việc xây dựng những bức tượng kỷ niệm khắp các điểm nổi bật ở thủ đô Sài Gòn đã được “Nội các Chiến tranh” của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thực hiện trên một quy mô lớn. An Dương Vương, thánh tổ Pháo binh, được đặt tại công trường Diên Hồng, trước Thượng viện, đường Bến Chương Dương. Phù Đổng Thiên Vương, thánh tổ Thiết giáp, nằm tại bùng binh Ngã 6 Sài Gòn. Trần nguyên Hãn, thánh tổ Truyền tin, tại bùng binh Quách Thị Trang, trước cửa chợ Bến Thành. Phan đình Phùng, thánh tổ Quân cụ, tọa lạc trước bưu điện Chợ Lớn. Trần Hưng Đạo, thánh tổ Hải Quân, tại công trường Mê-Linh…

Bên cạnh những danh nhân lịch sử, các binh chủng còn có tượng đài kỷ niệm như tượng Thiên sứ Micae, thánh tổ binh chủng Nhảy Dù gần bệnh viện Sùng Chính, quận 5. Biệt Động Quân có tượng 3 người lính tại ngã sáu Lý Thái Tổ. “Tổ quốc Không gian” của Không quân trước mặt Tòa Đô Chánh và, đặc biệt hơn cả, là bức tượng TQLC trước Hạ viện.

Việc xây dựng tượng TQLC cũng gặp nhiều trục trặc. Ban đầu, Thiếu tá Huỳnh Huyền Đỏ (thuộc bộ Tổng Tham Mưu), đưa ra phác thảo mẫu với hính tượng ba người lính. Thiếu tá Đỏ là điêu khắc gia xuất thân trường Mỹ thuật Gia Định. Trong khi đang thực hiện công trình này thì vì một lý do nào đó Thiếu tá Đỏ không thể tiếp tục được nữa nên giao công việc đang còn dang dở cho Bộ tư lệnh TQLC.

Trước áp lực phải hoàn thành đúng thời hạn để kỷ niệm ngày chấp chánh, TQLC giao cho Thiếu úy Đinh Văn Thuộc tiếp tục công việc với sự góp ý và hướng dẫn của hoạ sĩ Lê Chánh (Bộ tư lệnh TQLC) và Lương Trường Thọ (Trung tâm Huấn luyện TQLC).

Thiếu úy Thuộc, đại đội trưởng đại đội Công vụ TQLC, tuy không là hoạ sĩ hay điêu khắc gia mà chỉ là “tay ngang” nhưng ông cùng anh em đại đội Công vụ đã nhận lãnh trách nhiệm. Họ làm việc liên tục 24/24 và cuối cùng, đã hoàn thành nhiệm vụ.

Khi hai người lính TQLC xuất hiện trước công chúng, một số người “trong nghề” phê bình những khiếm khuyết của bức tượng như nòng súng đại liên quá ngắn nếu so với kích thước thật, trong khi đó “cặp mông” của hai chiến sĩ lại quá to… Nếu hiểu rõ bức tượng đã được hoàn thành bởi những người “lính thợ tay ngang” nhiều người tỏ ra thông cảm với những nỗ lực của TQLC.

Những hình ảnh dưới đây được trích từ video clip do các phóng viên người Pháp thực hiện ngày 30/4/1975. Diễn biến cuộc “bức tử” hai người lính TQLC ngay sau khi Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố “đầu hàng” đã được ghi hình, Chúng tôi trích lại như sau:


Một thanh niên “băng đỏ” leo lên đầu bức tượng người lính TQLC trước Quốc hội. Với một chiếc búa, anh ta đập vành nón sắt của người lính để bắt đầu cuộc “bức tử” pho tượng.


Thanh niên “băng đỏ”, hay còn gọi là “cách mạng 30/4”, đứng trên vai bức tượng người lính. Anh tiếp tục dùng búa giáng lên đầu bức tượng… 


Cuối cùng, anh ta giơ hai tay lên trời làm dấu hiệu… “chiến thắng”.


Bức tượng sau đó được buộc dây do một số người đứng ở dưới đất kéo xuống…

(Ảnh không nằm trong video clip)


Hai người lính TQLC từ từ ngả về phía tòa nhà Quốc hội.


Khi bức tượng chạm đất, một đám bụi mù bốc lên giữa sự chứng kiến của một số phóng viên nước ngoài.


Một thanh niên “băng đỏ” leo lên đống đổ nát của bức tượng, trên tay cầm lá cờ “Giải phóng Miền Nam”… chứ không phải là cờ của miền Bắc… Cờ “giải phóng” với ba màu đỏ, xanh và ngôi sao vàng còn xuất hiện khắp đường phố Sài Gòn, trên chiến xa, trên xe chở bộ đội miền Bắc…

Ngoài việc lá cờ vàng với 3 sọc đỏ bị hạ xuống tại dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 để thay bằng cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam, người ta không thấy xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng của miền Bắc dù bộ đội chính quy của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tràn ngập Sài Gòn.

Khi miền Nam thất thủ, lịch sử ghi nhận có 5 trường hợp tuẫn tiết. (1) Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, tự sát lúc 11g ngày 30/4; (2) Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4, tự kết liễu đời mình lúc 11g30; (3) Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4, tuẫn tiết lúc 8g45 tối ngày 30/04; (4) Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, tự sát vào đêm 30/4; (5) Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, đã ra đi tại nhà vào cùng ngày.

Biến cố ngày 30/4/1975 đánh dấu sự chấm dứt của miền Nam và điều đáng ghi nhớ, đó cũng là ngày mà bức tượng TQLC bị “bức tử”, bị giựt sập trước tòa nhà Hạ viện. VNCH đã cáo chung nhưng hai anh lính TQLC không ra đi trong cô đơn vì vài giờ trước khi bị “bức tử” đã có một anh hùng khác cũng thác theo Sài Gòn ngay dưới chân các anh.

Người tự sát dưới chân tượng đài sáng ngày 30/4/1975 là Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Tư Pháp Vùng I Chiến thuật, người mới từ Đà Nẵng di tản về Sài Gòn.

Trung tá Nguyễn Văn Long yên nghỉ dưới chân bức tượng hai người lính TQLC

Nhà văn Duyên Anh trong “Ngày dài nhất” viết về Trung tá Nguyễn Văn Long như sau:

“…Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá, ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây, Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lời hoan hô bộ đội giải phóng.
    
Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài Gòn là Tổng trấn Sài Gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài Gòn là Đô trưởng Sài Gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trang lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhận sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của Trung tá Cảnh sát tên Long…”

“Tôi muốn biểu dương Trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài Gòn. Ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu Trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của Trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của Trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn Trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc…” 

Trung tá Nguyễn Văn Long sinh tại Phú Hội, Huế ngày 1/6/1919.
Ông ra đi năm 1975, lúc đó 56 tuổi, là người cao niên nhất trong số các vị tuẫn tiết.
(Ảnh của Jacques Pavlovsky)

Phải rất nhiều năm sau biến cố 30/4/1975 người ta mới lần tìm ra tung tích của Trung tá Nguyễn Văn Long. Năm 2003, nhà văn Giao Chỉ đã liên lạc được với một người con gái thứ 3 của ông tại San Jose:

“Bà Nguyễn thị Tâm năm nay ngoài 60, đã có cháu nội cháu ngoại nhưng mãi mãi vẫn là cô nữ sinh Đồng Khánh. Bằng một giọng nói xứ Huế pha tiếng Saigon, bà Tâm nói chuyện tuôn trào trôi chảy và đầy hãnh diện khi nhắc đến người cha anh hùng…”

Gia đình ông Long rất đông con, có tất cả 13 anh chị em, 6 trai 7 gái. Con trưởng là Thiếu úy biệt động quân Nguyễn Công Phụng (1942-1968) hy sinh tại Quảng Tín. Trong số 6 người con trai (Phụng, Hoàng, Minh, Tiến, Quang, Hội) có đến 5 người đi lính: 2 người vào Không quân, 1 Thiết giáp, 1 Cảnh sát và 1 Biệt động quân. Trong số 7 người con gái (Đào, Tâm, Thiện, Hòa, Hảo, Hiền, Huê) chỉ có 3 chị em ở Hoa Kỳ, số còn lại đều sống tại Việt Nam. Bà Tâm kể về những ngày cuối cùng:

“Lúc đó vào cuối tháng 3/75 ở Đà Nẵng ba vẫn làm việc trong trại, không về nhà. Hai cậu em không quân, một ở Đà Nẵng, một ở Biên Hòa. Một cậu đưa cả nhà vào sân bay Đà Nẵng chờ di tản. Nhưng rồi cũng không đi được. Vào ngày cuối cha về nhà không thấy gia đình. Ông nghĩ rằng vợ con có thể đã đi thoát trong phi trường. Ông xuống bãi và ra đi bằng tàu về Sài Gòn…”

Vào đến Sài Gòn đã có cô con gái lớn đón ông về ở tạm, lúc đó mới biết vợ con còn kẹt ở Đà Nẵng, ông Long vào trình diện Tổng nha Cảnh sát. Trưa 30/4/75 khi radio phát thanh lời Tổng thống kêu gọi đầu hàng, Trung tá Long, chỉnh tề trong bộ cảnh phục, đến bức tượng TQLC trước Quốc hội… Một  phát súng được bắn vào thái dương, ông ngã xuống và buông khẩu súng nhỏ theo lệnh Tổng thống! Khẩu súng tùy thân Trung tá Long vẫn mang theo từ Huế, Đà Nẵng vào đến Sài Gòn.

Người Sài Gòn và cả người nước ngoài ngỡ ngàng
trước cái chết của Trung tá Nguyễn Văn Long
ngày 30/4/1975



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List