QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, April 16, 2016

TRUNG-TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG ĐẠI-BIỂU CHÍNH-PHỦ TẠI VÙNG I


TRUNG-TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG
ĐẠI-BIỂU CHÍNH-PHỦ TẠI VÙNG I

TƯ-LỆNH Quân-Ðoàn I & Quân-Khu I Ngô Quang Trưởng được hầu hết mọi người khâm-phục. Ông đã dành nhiều tâm-trí, công-sức, và thì-giờ vào các cuộc hành-quân hơn là vào công việc văn-phòng. Ông thường-xuyên mặc chiến-phục, đội mũ sắt, mang áo giáp, bay đến tận từng đồn+chốt khắp Quân-Khu, để quan-sát, nghiên-cứu tình-hình tại chỗ, và kiểm-tra tác-phong kỷ-luật của các cấp quân-nhân. Bản-thân ông ít thích truy-hoan, nên cấm sĩ-quan thuộc quyền đến khiêu-vũ ở các nhà hàng ca+vũ+nhạc, khiến các Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng tại Quân-Khu I cấm luôn cả các phòng trà ca-nhạc tổ-chức khiêu-vũ cho bất-cứ giới khách hàng nào.

Ðó là tóm-tắt những nét chính về Tướng Trưởng được nhiều người nhận thấy hoặc đồn miệng với nhau.

Riêng đối với tôi, ông còn là Ðại-Biểu Chính-Phủ, tức Thủ-Hiến, của Vùng I, nhất là sau khi Tòa Ðại-Biểu Chính-Phủ đã bị giải-tán, chức-vụ Phụ-Tá Hành-Chánh cho Tư-Lệnh Quân-Khu cũng bị bãi-bỏ luôn. 

Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu cử-nhiệm các Tiểu-Khu-Trưởng và Ðặc-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng. Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu trực-tiếp điều-khiển Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng sở-tại, đồng-thời cũng là Chủ-Tịch Hội-Ðồng Bình-Ðịnh & Phát-Triển cầm đầu công-tác chuyên-môn của đa-số các Bộ quan-trọng thuộc Chính-Quyền Trung-Ương thực-hiện trong lãnh-thổ Quân-Khu mình. Tóm lại, Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng là Trưởng Chính-Quyền tại Miền Trung.

Tôi trích sao riêng gửi cho ông biết điều-khoản trong Sắc-Lệnh của Thủ-Tướng quy-định việc tôi, Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt cấp Vùng, trực-tiếp báo-cáo tình-hình lên Tư-Lệnh Quân-Khu, liên-quan đến an-ninh và chính-trị nội-bộ, thuộc thẩm-quyền của Ðại-Biểu Chính-Phủ, là chức-vụ mà ông kiêm-nhiệm hiển-nhiên.
Sau đó, tôi chính-thức tường-trình lên ông những vấn-đề nội-chính của Quốc-Gia.

Vấn-Ðề Quân-Nhân Vô-Kỷ-Luật


Khi người lính ở trong quân-sở hoặc quân-cứ thì quân-phong quân-kỷ có thể được xem là việc riêng trong gia-đình Quân-Lực; nhưng một khi người lính đã đi ra ngoài thì mọi ngôn-ngữ cử-chỉ dù nhỏ-nhặt cũng ít nhiều ảnh-hưởng đến mối quan-hệ giữa Quân và Dân.
So với tổng-số quân-nhân tại-ngũ thì tỷ-lệ cá-nhân vô-kỷ-luật chỉ là một con số nhỏ; nhưng những việc làm sai-quấy của số ít này đã gây bất-bình và ác-cảm không ít trong dân-nhân đối với binh-giới nói chung, tạo thành một vấn-đề trong lãnh-vực chính-trị nội-bộ của chế-độ Việt-Nam Cộng-Hòa.

Khi nào có một người nào vi-phạm luật-pháp hoặc luật-lệ hiện-hành mà mặc quân-phục rõ-ràng hoặc tự-xưng là quân-nhân, thì Cảnh-Sát chỉ cần báo cho Quân-Cảnh đến chấp-lý mà thôi. Thế là Cảnh-Sát, ở đây, là Cảnh-Sát Sắc-Phục, không theo-dõi, thống-kê, phân-loại, so-sánh tăng/giảm, tìm hiểu nguyên-nhân, v.v...; vả lại, dù có muốn cũng không làm được, vì không biết rõ tính-danh, số quân-tịch, cấp-bậc, đơn-vị, nội-dung sự phạm-pháp, cách giải-quyết, và kết-quả thế nào.

Nhưng đó lại là một vấn-đề nội-chính. Nó thuộc phạm-vi nghiên-cứu của Ngành Ðặc-Biệt (Cảnh-Sát Ðặc-Biệt); nó xảy ra trong vùng sinh-hoạt của người dân, là vùng mà tôi đã đề-nghị và Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu sở-quan đã đồng-ý giao cho Ngành Ðặc-Cảnh chịu trách-nhiệm về an-ninh chung; và nó cũng là một mục-tiêu hoạt-động hàng ngày của chính Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng.
Phải bảo-toàn hình-ảnh tốt đẹp của người chiến-sĩ đang hy-sinh xương máu trên chiến-trường; phải duy-trì mối tình khắng-khít cá+nước quân−dân; phải xóa sạch mọi tỳ-vết, không để cho kẻ thù khai-thác vơ đũa cả nắm chê-bai hàng-ngũ Quốc-Gia chúng ta.

Lần đầu tiên là vào cuối năm 1973, tôi nêu đề-tài này lên trong một buổi họp đặc-biệt của nhóm người tạm gọi là Ủy-Ban Phối-Hợp Tình-Báo Quân-Khu I, mà Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng giao cho Đại-Tá Hoàng Mạnh Ðáng, Tham Mưu Trưởng, đại-diện, chủ-tọa các buổi họp hằng tuần. Tôi lấy Quốc-Lộ số I là con đường bộ huyết-mạch nối liền từ Thủ-Đô Sài-Gòn ra các tỉnh Miền Trung và miệt ngoài, đoạn từ Sa-Huỳnh cực-Nam của Tỉnh Quảng-Ngãi ra đến Ðèo Hải-Vân cực-Bắc của Tỉnh Quảng-Nam, trong đó có Thị-Xã Ðà-Nẵng, để làm bối-cảnh điển-hình. Trên con đường này, không những chỉ có sự đi lại của mọi tầng-lớp và thành-phần dân-nhân, các loại ngoại-kiều, mà còn có sự hiện-diện thường-xuyên và tập-trung hoạt-động của mọi cơ-quan và đơn-vị thi-hành luật-pháp và duy-trì an-ninh trật-tự chung. Vào thời-điểm đó, trung-bình hai tháng là có một vụ quân-nhân dùng súng bắn bừa vào xe đò chở đầy hành-khách đang chạy trên Quốc-Lộ số I, gây thương-tích cho một vài thường-dân.

Trong phòng làm việc của Đại-Tá Ðáng có một bộ-phận giống như chi-nhánh của hệ-thống nội-đàm mà tôi đoán là máy chính nằm trong phòng làm việc của Trung-Tướng Trưởng. Có lẽ ông đã mở máy mà nghe Ủy-Ban chúng tôi thảo-luận những gì.

Lần họp kế sau, Đại-Tá Ðáng khéo-léo nhắc chúng tôi đừng đề-cập nhiều những vấn-đề nội-bộ, ý nói vì có Người Bạn Ðồng-Minh (viên-chức CIA cố-vấn của Ðặc-Cảnh) và thông dịch-viên cùng nghe.

Tôi còn nhớ ngày xưa, khi tôi còn làm giám-đốc chương-trình phát-thanh “Tiếng Nói Quân Ðội” tại Ðệ-Nhị Quân-Khu, tôi phải đệ-trình bản thảo bài xã-luận của tôi viết hằng ngày lên cho Thiếu-Tướng (sau này là Trung-Tướng) Lê Văn Nghiêm, Tư-Lệnh Quân-Khu, duyệt trước, để được đọc trên Ðài vào chiều cùng ngày và được đăng trên báo “Tin Tức” phổ-biến khắp Quân-Khu vào sáng hôm sau. Có một lần, bài xã-luận của tôi nhắc-nhở tài-xế quân-xa tuân giữ luật-lệ lưu-thông khi lái xe trên đường thành-phố.

Tôi quan-niệm rằng: khi một người lính, dù là hạng chót (binh nhì), đứng gác ở một cổng đồn, anh ta có quyền chận đường một ông Bộ-Trưởng; khi một nhân-viên Quan-Thuế (dù là hạ-đẳng) soát hàng ở một phi-trường, anh ta có quyền lục xách một viên đại-tướng; vậy thì, khi một đại-diện Cảnh-Sát (dù là sơ-cấp) kiểm-soát xe cộ, tại sao anh ta lại không có quyền chỉ-dẫn đúng luật đi đường cho các tài-xế quân-xa?
Tướng Nghiêm phê vào bên lề bản thảo của tôi hai chữ “con cú”. Phòng Năm chúng tôi đoán ý ông cho rằng bài xã-luận ấy có phần cay-cú hoặc xoi-mói như “cú vọ” (?), nên đã xếp bỏ.
Phần đông cấp trên không muốn nghe người khác nói đến khuyết-điểm của cấp dưới thuộc phần trách-nhiệm của mình.

Tuy nhiên, việc của tôi thì tôi vẫn phải làm. Ngoài Tư-Lệnh Quân-Khu ra, tôi còn báo-cáo lên Trưởng Ngành Ðặc-Biệt Trung-Ương, là Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây. Nơi đây chuyển lên Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia kiêm Ðặc-Ủy-Trưởng Trung-Ương Tình-Báo, là Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình, để ông trình tiếp lên Tổng-Thống. Như thế thì Trung-Ương vẫn biết đến vấn-đề đó như thường.
Sau đó, tôi không trình-bày sự-việc nói trên trong các buổi họp như thế nữa. Tôi làm công-văn báo-cáo hằng tháng lên Tư-Lệnh Quân-Khu.
So-sánh thì thấy, vào cuối năm 1973, trung-bình hai tháng mới có một vụ, gây thương-tích cho một vài thường-dân; nhưng đến mấy tháng đầu năm 1975, liền trước ngày thất-thủ Quân-Khu địa-đầu này, tổng-số thống-kê mỗi tháng đã lên đến cả chục vụ, gây cả tử-thương cho nhiều hành-khách, trong đó có một số là quân-nhân, và có lần cho cả một tu-sĩ của Ðạo Kitô.

Vấn-Đề Kiểm-Soát các Cựu-Can & Cựu-Cán Việt-Cộng


Phong-trào phản-đối Chiến-Tranh Việt-Nam ở Hoa-Kỳ và một số nước khác đã mở đường cho Hiệp-Ðịnh Paris 1973. Hậu-quả trầm-trọng và cụ-thể nhất là Mỹ giảm bớt dần dần để rồi chấm dứt hẳn viện-trợ cho Việt-Nam Cộng-Hòa.
Sau vụ Việt-Cộng tổng-tấn-công Tết Mậu-Thân năm 1968, hoạt-động của Quân-Lực cũng như của Ðặc-Cảnh gia-tăng tối-đa; do đó, số cán-bộ, bộ-đội, và cơ-sở địch bị bắt cũng gia-tăng rất nhiều. Chính-Quyền phải xây-cất thêm trại tạm giam ở mỗi Tỉnh, một số trại giam thuộc Trung-Ương, và một trại tập-trung tại mỗi Vùng Chiến-Thuật, để gom lại các phần-tử nguy-hiểm được đưa từ các Tỉnh về.

Thực-sự, trách-nhiệm của Ngành Ðặc-Cảnh chỉ giới-hạn trong việc bắt hung-thủ và nghi-can, điều-tra, lập hồ-sơ truy-tố trước Ủy-Ban An-Ninh, hoặc chuyển nội-vụ qua Tòa Án Quân-Sự Mặt Trận; còn thì chỉ đích-thân tạm giữ một số ít đối-tượng đặc-biệt trong một thời-gian ngắn cần-thiết cho việc hỏi cung hoặc xây-dựng thành mật-viên, tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn là nơi hội đủ các điều-kiện tiêu-chuẩn tối-thiểu được sự cố-vấn và yểm-trợ trực-tiếp của các chuyên-gia Hoa-Kỳ.
Ngoài ra, chế-độ giam-giữ và đối-xử trước khi thành-án thì thuộc phần đảm-trách của các Trại Tạm Giam ở phía Sắc-Phục của Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực, Trung-Tâm Cải-Huấn thuộc Bộ Nội-Vụ, hoặc Trại Giam Tù-Binh Cộng-Sản Việt-Nam thuộc Bộ Quốc-Phòng; và sau khi thành-án thì do Tổng-Nha Cải-Huấn hoặc Bộ Tổng-Tham-Mưu quản-lý và kiểm-soát cho đến ngày các đương-nhân được trả tự-do.
Tuy thế, Ngành Ðặc-Cảnh vẫn là cái đích chính của mọi sự chỉ-trích liên-quan đến tù và trại giam. Do đó, Ngành Ðặc-Cảnh bị đặt trong một tình-trạng tiến/thoái lưỡng-nan.
Một mặt thì hứng chịu phần lớn dư-luận công-kích là chế-độ có quá nhiều tù và trại giam: trại giam thì thiếu tiện-nghi, mà tù thì bị ngược-đãi, thậm-chí tiếng lóng “bị nhốt chuồng cọp”, là một hình-thức kỷ-luật áp-dụng ở đâu ngoài Ngành Ðặc-Cảnh, cũng bị dịch sai và hiểu lầm một cách có ác-ý là tù bị nhốt chung chuồng với cọp.
Một mặt thì phải rút ngắn thời-gian điều-tra, lập hồ-sơ; riêng tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn thì phải đi trước các trại giam khác về việc: tăng thêm thức ăn; trổ thêm cửa sổ; tăng thêm hệ-thống ánh-sáng và vệ-sinh, y-tế; giảm bớt số người giam chung trong mỗi phòngnghĩa là tăng thêm phòng giam, nhưng đồng-thời lại phải giảm bớt tổng-số phòng giam!

Tình-hình chung được đặt dưới sự kiểm-soát thường-xuyên và bất-thần của vô-số tổ-chức và nhân-vật: trong Chính-Quyền thì ngoài các Thanh-Tra nội-bộ từ cấp Trung-Ương xuống đến cấp Vùng còn có Biện-Lý, các phái đoàn Viện Giám-Sát, Dân-Biểu, các cơ-quan Y-Tế, Xã-Hội, v.v...; ngoài Chính-Quyền thì có các tu-sĩ thuộc mọi giáo-hội, các hội-đoàn từ-thiện, các nhà báo, v.v..., chưa kể áp-lực từ các nhóm tranh-đấu, như “Phong-Trào Ðòi Cải-Thiện Chế-Ðộ Lao-Tù”, v.v...

Căng nhất là vào cuối năm 1972, giai-đoạn chuẩn-bị gấp rút cho Hiệp-Ðịnh Paris 1973, Chính-Quyền Trung-Ương trù-liệu giảm bớt trại giam bằng cách đóng cửa, hoặc bỏ bớt một số phòng, và giảm-thiểu tù bằng nhiều cách: chỉ giữ lại một số can-phạm quan-trọng và nguy-hiểm nhất, còn thì trả tự-do cho những cá-nhân được sự bảo-lãnh của thân-nhân là công-chức hoặc sĩ-quan cao-cấp của Việt-Nam Cộng-Hòa; cho những phần-tử có khai-báo thật-thà được hưởng quy-chế hồi-chính-viên; chuyển những cán+cơ hoạt động có vũ-trang qua diện tù-binh để trao-trả cho đối-phương; phóng-thích, nhưng chỉ-định cư-trú, một số đông những cựu-can, cựu-cán có tiền-án tiền-tích hoạt-động cho Việt-Cộng, tuy không hội đủ yếu-tố để bị kết tội giam lâu nhưng bị xét thấy có hại cho an-ninh chung, và những cán-binh tuy xin ra hồi-chánh nhưng tránh né khai-báo và có chỉ-dấu là trá-hàng, v.v...

Ngoại-trừ các tù-nhân đang còn thụ-án và các tù-binh đang chờ được trao trả cho bên kia, tất cả các thành-phần trên đều là đối-tượng cho Ngành Ðặc-Cảnh giám-thị, theo-dõi, và nếu cần thì đương-đầu.

Nhưng Ngành Ðặc-Cảnh lại không được hỏi ý-kiến về nơi chỉ-định cư-trú cho các đối-tượng này.

Thời-gian đó, nhiệm-sở của tôi là Vùng II. Một hôm, trong một buổi họp của Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II, tại Nha-Trang, Phó Tư-Lệnh là Đại-Tá Nguyễn Đứt, chủ-tọa, đã ra lệnh cho Bộ Tham-Mưu thuộc quyền hội-ý với các Tỉnh-Trưởng để chọn một Tỉnh trong Quân-Khu làm địa-hạt chỉ-định cư-trú chung cho tất cả các cựu-can, cựu-cán và hồi-chính-viên đặc-biệt nói trên tập-trung về từ các Tỉnh và Thị-Xã khác khắp Quân-Khu.

Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II không mời Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng II cùng dự buổi họp này.

Bản-thân tôi vốn có những quan-hệ công-vụ chặt-chẽ với các sĩ-quan cao-cấp đứng đầu các cơ-quan Quân-Báo và Quân-An ở cấp Quân-Ðoàn và Quân-Khu, nên tuy không được mời đến nhưng tôi vẫn lợi-dụng điều đó để đến dự các buổi họp nội-bộ của họ mỗi sáng sớm tại Bộ Tư-Lệnh Quân-Ðoàn/Quân-Khu.

Qua chỉ-thị của Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II, tôi thấy rõ là Trung-Ương muốn thay-thế các trại giam hữu-hình, mà diện-tích chỉ xấp-xỉ một ô phố, bằng những trại giam vô-hình, mà sức chứa là lãnh-thổ của cả một Tỉnh, vô-vàn rộng lớn hơn. Biện-pháp ấy chắc-chắn sẽ bị đả-phá dữ-dội hơn, nhất là bởi giới truyền-thông nước ngoài, tai-hại vô cùng cho chế-độ Miền Nam.

Không thể im-lặng đồng-tình, tôi đã đứng lên phát-biểu ý-kiến:
– Tôi tin là sẽ không có một Tỉnh-Trưởng nào, nếu thật-sự là Tỉnh-Trưởng, mà lại thuận nhận cho Tỉnh mình trở thành một địa-phương quản-thúc tù.
Ðại-tá Đứt bất-bình, nhìn thẳng mặt tôi:
– Anh tưởng là tôi không trừng-phạt được các Tỉnh-Trưởng nào không tuân lệnh của Quân-Khu sao?

Cũng như phần đông các nhà lãnh-đạo ở cấp quốc-gia, ông quan-niệm mỗi Tỉnh-Trưởng chỉ là một Tiểu-Khu-Trưởng, nên lấy con mắt quân-sự mà nhìn chính-sự, và áp-đặt mệnh-lệnh hành-pháp bằng kỷ-luật nhà-binh.

Sau khi nghe ý-kiến của tôi qua thông-dịch-viên, các viên-chức cao-cấp trong Bộ Tư-Lệnh Cố-Vấn Quân-Sự và Viện-Trợ Kinh-Tế của Hoa-Kỳ (MAC-CORDS) đã đưa ngón tay-cái chĩa lên trời về phía tôi mà gật gật đầu. Thấy thế, tôi không nói gì thêm.

Sau đó, không có Tỉnh nào được chọn làm lãnh-thổ quản-thúc tù chính-trị cho toàn Vùng II.
*
Biện-pháp áp-dụng từ đó cho đến sau ngày đã có Hiệp-Ðịnh Paris là cho trở về quê cũ, người nào làng nấy, cư-trú cố-định và hạn-chế đi lại, các cựu-can cựu-cán và hồi-chính-viên đặc-biệt mà tin-tức tình-báo cũng như nhận-xét của các giới-chức Cải-Huấn thuộc Bộ Nội-Vụ và Phục-Hoạt thuộc Bộ Chiêu-Hồi đã xếp vào loại “mìn ngụy-trang”, “khổ-nhục-kế”, chưa cho phép tự-do hoàn-toàn. 

Tùy theo sự xếp loại, các phần-tử ấy phải đến trình-diện mỗi tháng, mỗi hai tuần, hoặc mỗi tuần, tại Phòng Ðặc-Cảnh Quận sở-tại; tại đây, nhân-viên chuyên-trách có lập một cuốn sổ, để các đương-nhân khi đến thì ghi tên, tuổi, địa-chỉ, ngày giờ đến trình-diện, và ký tên vào, làm bằng-chứng đã được kiểm-soát để lưu hồ-sơ.

Tại Vùng I, tin-tức nội-tuyến cho biết có một số phần-tử thuộc diện nói trên đã tái-hoạt-động cho Việt-Cộng. Tôi liền đích-thân đến thử một số Xã thuộc Tỉnh Quảng-Nam để tìm hiểu tại chỗ xem sao.

Về việc trình-diện: có một số người liên-hệ đã ăn nên làm ra, hoặc đã trở thành đảng-viên quan-trọng của Việt-Nam Quốc-Dân Ðảng, không còn đến trình-diện tại Phòng Ðặc-Cảnh Quận hoặc Cuộc Cảnh-Sát Xã nữa, mà chính nhân-viên hữu-trách phải mang sổ đi tìm, bất-cứ ở đâu, lúc nào, có khi gặp rồi mà còn phải chờ chực, để được đối-tượng ký-chỉ vào sổ trình-diện, cho có hình-thức là đã kiểm-soát họ rồi.
Về việc chỉ-định cư-trú và hạn-chế đi lại: dân-chúng được tự-do đi lại và cư-trú; trừ một ít trường-hợp đặc-biệt, Cảnh-Sát không soát-xét tờ khai gia-đình; Cảnh-Sát cũng ít phối-hợp công-tác với Xã-Trưởng. Do đó, có một số phần-tử nguy-hiểm đã rời khỏi địa-phương; họ được các Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Chánh Xã nguyên-quán cấp giấy phép cho chính-thức ra đi, nhất là vào các thị-xã, đặc-biệt là vào Ðà-Nẵng, là những nơi họ bị cấm đến, để thoát khỏi sự kiểm-soát của cơ-quan an-ninh và dễ tái-hoạt-động sau khi đã đổi vùng. Lúc đầu thì ít, về sau thì càng ngày càng nhiều.
Cả một vấn-đề hệ-trọng như thế, mà mấy năm trời không ai hay biết gì.

Vấn-Đề Dân Quê Bỏ Làng Ði Theo Việt-Cộng


Vào khoảng cuối năm 1973, trung-bình vài tháng mới có một vài thanh-nam miền quê vắng nhà lâu ngày; điều-tra thì được biết họ đã lén-lút vào rừng theo cộng-quân.
Tôi cũng cho lập bảng thống-kê hàng tháng về sự-kiện này thì thấy con số mỗi ngày một gia-tăng.
Cũng như đối với các vấn-đề khác, tôi ra lệnh cho cấp dưới ghi-nhận, báo-cáo, lập bảng thống-kê, rồi so-sánh mức-độ và cường-độ tăng/giảm thế nào, không phải chỉ để biết suông mà thôi.
Tôi đã chỉ-thị cho các Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh/Thị trình lên Tỉnh-Trưởng sở-tại với đề-nghị có biện-pháp ngăn+trừng. Tôi cũng đã trình lên Tư-Lệnh Quân-Khu, đồng-thời trình lên Trưởng Ngành Ðặc-Cảnh Trung-Ương, để các nơi này trình tiếp lên cho Tổng-Thống được biết về vấn-đề này.
Về phần Cảnh-Lực thì tại mỗi Xã cũng như mỗi Phường đều có một Cuộc Cảnh-Sát, nhưng chỉ là Cảnh-Sát Sắc-Phục, kiểm-soát vệ-sinh, điều-khiển lưu-thông, kiểm-tra dân-số, chấp-lý các vụ vi-phạm luật-lệ hình-sự và thể-lệ hành-chánh hiện-hành. Ðúng ra thì họ cũng có bổn-phận ngăn-chận không để người dân từ vùng Quốc-Gia di-chuyển qua vùng cộng-sản, vì là vi-phạm quy-định hành-chánh; nhưng phần lớn họ chỉ giới-hạn nhiệm-vụ trong việc thỉnh-thoảng xét hỏi giấy tờ những người khả-nghi, còn những gì hằng ngày có liên-quan đến cộng-sản, tức là chính-trị, thì họ phó mặc cho Ngành Ðặc-Cảnh đảm-đương.

Vậy mà Trung-Ương không thiết-lập cơ-cấu Ðặc-Cảnh xuống thấu cấp Xã, mặc dù Việt-Cộng từ xưa đã biết xây-dựng cơ-sở từ cấp Tổ Tam-Tam leo lần lên cấp Khóm Thôn, trong từng Xã một, rồi tiến lên cấp cao hơn.

Ðể đối-phó với Việt-Cộng ở cấp Xã, Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia chỉ-định Trưởng Cuộc Cảnh-Sát Xã kiêm-nhiệm đại-diện Ngành Ðặc-Cảnh tại địa-phương mình; nhưng hầu hết các viên-chức này không am-thạo, mà cũng không ham-thích, công-tác chính-trị và phản-gián, vả lại không có nhân-viên đặc-trách tại Cuộc để giữ phần-hành chuyên-môn, nên tuy có đại-diện mà cũng gần như không.

Dù theo lý-thuyết thì mỗi Cuộc đều có một vài nhân-viên phụ-trách Chương-Trình “Phụng Hoàng”, xem như để đương-đầu với Việt-Cộng, nhưng trên thực-tế thì đa-số các nhân-viên này chỉ là những thư-ký văn-phòng, lấy tài-liệu từ Ủy-Ban Phụng-Hoàng Quận, hầu hết do Ngành Ðặc-Cảnh cung-cấp, để lập hồ-sơ, thống-kê, biểu-đồ, về tình-hình hạ-tầng cơ-sở địch, chỉ để thuyết-trình mỗi khi có phái-đoàn đến thanh-tra hoặc mang đi họp, chứ hiếm khi tự mình thu-thập tin-tức hoặc tự mình tìm bắt tên Việt-Cộng nào.
Về phần chính-quyền Xã thì tuy có một Ủy-Ban Hành-Chánh nhưng nhiều nơi mọi việc đều do một mình Xã-Trưởng nắm trong tay.
Thật ra, các vấn-đề quan-trọng đều do chính-quyền Quận chủ-trì. Xã-Trưởng chỉ dự họp, dự lễ, ký các loại hộ-sự chứng-thư; cũng có nơi thì lập danh-sách nhận tiền trợ-cấp di-tản, bồi-thường thiệt-hại chiến-tranh, v.v...
Hầu hết Xã-Trưởng đều không quan-tâm đến việc dân làng bỏ trốn theo đối-phương; nhưng, dù có bận lòng thì cũng không làm gì được, vì không có lực-lượng, không chỉ-huy được Cảnh-Sát hay Nghĩa-Quân. Ða-số Xã-Trưởng chỉ có mặt trong Xã vào ban ngày, còn ban đêm thì về ngủ ở quận-lỵ hoặc tỉnh-lỵ cho được an-toàn.

Trong tình-trạng chiến-tranh, nòng-cốt của chính-quyền Xã là một trung-đội Nghĩa-Quân, do một hạ-sĩ-quan thuộc Chi-Khu biệt-phái đến chỉ-huy. Lực-lượng quân-sự này canh gác một số yếu-điểm vào ban đêm.

Từ năm 1973, Quân-Lực thành-lập thêm một tổ-chức lãnh-thổ cấp Xã, gọi là Phân-Chi-Khu, do một sĩ-quan đứng đầu, chỉ-huy đơn-vị Nghĩa-Quân nói trên.

Phân-Chi-Khu hầu như là một văn-phòng tham-mưu hơn là một bộ chỉ-huy hành-quân. Và không phải Phân-Chi-Khu-Trưởng nào cũng ở lại tại Xã vào ban đêm.
Phân-Chi-Khu-Trưởng, có lính dưới quyền, trở thành một thế-lực mâu-thuẫn với Xã-Trưởng.

Trong một đại-hội Phân-Chi-Khu thuộc Quân-Khu I tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Nghĩa-Quân Hòa-Cầm, ở ngoại-ô Ðà-Nẵng, do Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ-tọa, nhiều Phân-Chi-Khu-Trưởng đã chỉ-trích các Xã-Trưởng là già-yếu, học-lực thấp, thiếu năng-động, v.v... trong lúc không có mặt các Xã-Trưởng.

Tổng-Thống Thiệu đã gợi ý cho các Phân-Chi-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm Xã-Trưởng thay thế các người này.
Báo-chí đã tường-thuật cái nhíu mày của Đại-Sứ Hoa-Kỳ, và đặt câu hỏi: tổng-thống nghĩ gì khi đòi xóa bỏ tư-cách dân-cử của Xã-Trưởng, là nhân-vật được dân bầu vào Hội-Ðồng Xã và Hội-Ðồng này cử ra, trong lúc Hội-Ðồng Xã là một đơn-vị dân-cử cơ-bản trên đường dân-chủ-hóa để còn tiến tới bầu-cử Quận-Trưởng, Tỉnh-Trưởng, Thị-Trưởng, là các cấp còn lại trong hệ-thống Chính-Quyền Quốc-Gia?

Dân làng bỏ theo Việt-Cộng là một căn bệnh truyền-nhiễm. Chính-Quyền đã không ngừa bệnh mà cũng không chữa bệnh đúng cách. Chế-độ không chịu nhìn thấy những nguyên-nhân đánh mất niềm tin của người dân, và cũng không chịu chọn những phương-sách thích-ứng để khôi-phục lại niềm tin ấy, vì đã đặt quân-sự lên trên chính-trị và dân-sự, cả sau khi tình-hình đất nước đã mở vận-hội cho thế đối đầu quân-sự được bổ-sung thêm bằng thế đấu-tranh chính-trị trực-diện với kẻ thù. Vấn-đề này đã vượt lên trên khả-năng và trách-nhiệm của một Tư-Lệnh Quân-Khu, tức Chính-Quyền Vùng, đặc-biệt là Tướng Trưởng, viên tướng biên-thùy không có tham-vọng chính-trị nên giới-hạn cái nhìn tình-hình trong con mắt nhà-binh.

Riêng tại Vùng I, vào những tháng cuối-cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa, trung-bình mỗi tháng đã có hằng chục vụ dân làng bỏ vùng Quốc-Gia vào rừng núi sống với Việt-Cộng: không còn lẻ-tẻ từng người lâu lâu lén-lút một lần, mà là cả gia-đình, nhiều gia-đình đồng loạt, công-khai chuyển-nhượng nhà đất và thanh-toán tài-sản, ồn-ào chuẩn-bị, và ngang-nhiên kéo đi, cả giữa ban ngày, trước mắt các cơ-cấu chính-quyền và đơn-vị quân-lực tại hương-thôn.
*
Trong các buổi họp tại Quân-Khu, các cấp lãnh-đạo không đề-cập gì đến các vấn-đề then-chốt mà tôi đã nêu ra như trên.

Dù phía Việt-Nam Cộng-Hòa có cố giữ kín trong nội-bộ, nhưng chắc gì phía Hoa-Kỳ đã không nắm được những điểm khuyết/nhược đó trong sách-lược và thực-lực của Ðồng-Minh mình...




__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

Friday, April 15, 2016

TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT



On Wednesday, April 13, 2016 5:15 PM, khongquanlevanhai <> wrote:

Giới Thiệu Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Chủ Nhật Tuần Này:
Ra Mắt Sách Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút Của Nhà Văn Song Nhị.

Vào lúc 1 giờ 30 chiều Chủ nhật  17 tháng 4 năm 2016
tại CLB Mây Bốn Phương/ Tòa soạn tạp chí NGUỒN,
số 730 South 2ND Street, San Jose, CA 95112

Nhà văn Song Nhị Ra mắt tác phẩm mới:
TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT
Nhà văn Song Nhị đã xuất bản  ba tác phẩm thơ từ trước 1975. Sau năm 1975, tại hải ngoại, ông đã xuất bản ba thi phẩm – Tiếng Hờn Chiến Mã (Cội Nguồn California 1996, tái bản 2002), Về Lối Đi Xưa (Cội Nguồn 1999) và Tiếng Hót Loài Chim Di (Cội Nguồn 2002).
Năm 2003 xuất bản tập Lưu Dân Thi Thoại (Khảo Luận Thơ, Cội Nguồn xb), cùng viết với nhà văn Diên Nghị. Tác phẩm “Lời Rao Giảng Của Thơ” của Song Nhị xuất bản vào năm 2014, (NXB Cội Nguồn).
Riêng về văn, tập bút ký tự truyện “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” ấn hành đầu năm 2010, tái bản tháng 8/ 2010; và mới đây “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút” do NXB Cội Nguồn ấn hành cuối năm 2015 tại California, Hoa Kỳ.
“…. hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall depend, to the death, your right to say it”.





Thư Mời 
tham dự Buổi  Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật
**
CSTV CỘI NGUỒN / Tạp chí NGUỒN & BAN TỔ CHỨC 
Trân Trọng Kính Mời:   
Quý văn nghệ sĩ, quý cơ quan truyền thông báo chí, quý thân hữu và đồng hương vui lòng đến tham dự  buổi sinh hoạt VHNT giới thiệu tác phẩm mới

TUYỂN TẬP VĂN 50 NĂM CẦM BÚT, Tác Giả: SONG NHỊ

Vào lúc 1 giờ 30 chiều Chủ nhật  17 tháng 4 năm 2016
tại CLB Mây Bốn Phương/ Tòa soạn tạp chí NGUỒN,
số 730 South 2ND Street, San Jose, CA 95112  
Liên lạc tác giả: (408) 209 0292 

Buổi sinh hoạt có chương trình văn nghệ xuất sắc của các nghệ sĩ vùng Vịnh.
Sự hiện diện của quý vị là một khích lệ lớn lao dành cho tác giả và là một vinh dự cho Ban Tổ Chức trong ý hướng phát huy văn hóa và văn học nghệ thuật VN tại hải ngoại.
Rất mong được tiếp đón quý vị đúng giờ
TM. Ban Tổ Chức
Lê Văn Hải/ Song Nhị
== 
Buổi RMS được sự bảo trợ của
CSTV Cội Nguồn/ Tạp chí Nguồn
Tuần Báo Thằng Mõ
Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức Bắc California
Liên Hội Đồng Hương Quảng Trị Bắc California 
==
Liên lạc Ban Tổ chức:
Lê Văn Hải: 408 - 297 0545 (Tòa soạn Thằng Mõ)
Hùng Vĩnh Phước: 408 – 482 0733 § Diên Nghị 408 - 272 6889
Tiểu Muội  § Lê Diễm  § Hoàng Thưởng  § Thư Sinh  §
Lê Đình Cai  § Duy An Đông § Hồ Linh § Song Nhị (408) 209 0292
XIN LƯU Ý
Từ Story Rd - Keys đi theo hướng North đường số 3 quẹo trái đường Reed, quẹo trái đường số 2. Free Parking dưới cầu Freeway bên phải.  








 
Nhà văn Song Nhị đã xuất bản được ba tác phẩm về thơ trước 1975. Sau năm 1975, tại hải ngoại, ông đã xuất bản được ba tác phẩm nữa về thơ – Tiếng Hờn Chiến Mã (Cội Nguồn California 1996, tái bản 2002), Về Lối Đi Xưa (Cội Nguồn 1999) và Tiếng Hót Loài Chim Di (Cội Nguồn 2002). Năm 2003 ông cho xuất bản tập Lưu Dân Thi Thoại (Khảo Luận Thơ, Cội Nguồn xb), cùng viết với nhà văn Diên Nghị. Tác phẩm “Lời Rao Giảng Của Thơ” của ông được xuất bản vào năm 2014, (NXB Cội Nguồn). Riêng về văn, ông cho ấn hành tập bút ký tự truyện “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” vào đầu năm 2010, tái bản vào tháng 8/ 2010; và mới đây “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút” do NXB Cội Nguồn ấn hành cuối năm 2015 tại California, Hoa Kỳ
.

“…. hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall depend, to the death, your right to say it”.

***
Người viết chú trọng đến các sáng tác về văn xuôi của nhà văn Song Nhị nhiều hơn, nhất là bút ký tự truyện hay phần biên khảo của tác giả. Và trong phạm vi chuyên môn của ngành sử học, người viết muốn đề cập đến các lý chứng, nhân chứng và vật chứng trong các tác phẩm của tác giả để giới thiệu đến bạn đọc các sử liệu có thể tin được, sàng lọc các diễn biến  của các biến cố mà tác giả đã sống qua, đã kể lại bằng mắt thấy tai nghe về những giai đoạn biến động lớn của dân tộc: Giai đoạn tranh chấp Quốc - Cộng, từ ngày Việt Minh cướp chính quyền (tháng 8 - 1945), phong trào giảm tô và cải cách ruộng đất, đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam tháng 4 – 1975, rồi những năm tháng tù đày sau đó cũng được ông ghi lại mà ông là nạn nhân và là nhân chứng trực tiếp về chế độ lao tù khổ sai của cộng sản Việt Nam.

Từ “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” cho đến “Tuyển tập Văn 50 Năm Cầm Bút” thì bối cảnh của đất nước, thân phận của người tù đã được kể lại hết sức sinh động, chân thành, tác động rất mạnh lên cảm xúc của người đọc. Về tác phẩm “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”, người viết đã có bài nhận định giá trị về phương diện sử liệu của cuốn sách này.

“Chính tác giả Song Nhị là người đã làm sống lại dòng chảy của thời gian đã qua, khơi lại nhịp thở của xã hội đương thời, lay động được những hồn ma ngủ quên trong nấm mồ oan khiên của lịch sử, dựng họ dậy để cùng ông lên tiếng thêm một lần nữa trước công luận thế giới về một giai đoạn tối tăm và bi thảm của lịch sử Việt tộc.
(NTK.VN, Cội Nguồn California USA, tái bản lần thứ nhất 2010, tr. 487)

Cuối năm ngoái, 2015 nhà văn Song Nhị vừa cho ấn hành tác phẩm “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút 1965-2015” (Miscellanea. 50 Years of Song Nhi’s Writing Career). Đây là cuốn sách dày khoảng 450 trang, gồm 8 chương, kể cả chương dẫn nhập. Trong đó, các thể loại được sắp xếp như sau:
- Trả lời phỏng vấn (Chương hai, từ trang 21 đến 65)
- Sáng tác (Chương Ba tr. 66 – 130)
- Đoản bình, Quan điểm, Nhận định (Chương Bốn, tr. 131 – 182)
- Tiểu Phẩm – Khảo luận (Chương Năm, tr 183 – 247)
- Đọc sách, Giới thiệu tác phẩm (Chương Sáu, tr. 248 – 314)
- Bút Ký, Tự truyện (Chương Bảy, tr. 315 – 397)
- Tạp văn, Phiếm luận (Chương Tám, tr. 398 – 437).
Đọc kỹ mục lục chi tiết ở cuối sách (trang 437), độc giả dễ dàng theo dõi các chủ đề mà tác giả đã sáng tác, đề cập hay bàn luận tới.

Nhà phê bình văn học, Diên Nghị đã nhận xét trong lời tựa cuốn sách này: “Người nghệ sĩ, trong sinh họat xã hội được coi như một chứng nhân, quan sát và khám phá, dưới ánh sáng hiện thực tự do”. Nhà văn Song Nhị đã “tập hợp nhiều bài viết liên quan thời thế, con người, xã hội, quá khứ lùi xa và hiện tại sôi nổi, tập sách đã nói lên nhiều điều đáng suy gẫm”. (Song Nhị, sđd, lời tựa, tr. 8).

Đối với những nhà nghiên cứu, nhất là ngành sử học, những đóng góp về sử liệu trong các tác phẩm của nhà văn Song Nhị quả thật rất đáng kể. Cuốn “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” xuất bản năm 2010 là một tác phẩm có giá trị rất cao về phương diện sử học như người viết đã có dịp trình bày. Dù tác giả viết dưới dạng bút ký tự truyện, nhưng nội dung cuốn sách chất chứa những chứng liệu lịch sử rất có giá trị để tham khảo. “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Thời Chí chẳng hạn, một tác phẩm không phải thuần túy thuộc về sử học, hay Phù Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn, “Vũ Trung Tùy Bút” của Phạm Đình Hổ cũng là tập ghi chú, bút ký hoặc kể chuyện nhưng sau này đã được xếp vào loại các tư liệu có giá trị khi nghiên cứu về những biến cố liên hệ đến sinh hoạt xã hội của các thế kỷ trước.

Đánh giá một tác phẩm được coi là có giá trị sử học, phải trải qua các công đoạn: Cẩn án ngoại (External Study) và Cẩn án nội (Internal Study) thì sự sàng lọc mới kỹ càng. Xin thử xét qua “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” của Song Nhị trên phương diện cẩn án ngoại, tức xét về nhân thân của tác giả (tiểu sử), thân thế, sự nghiệp… liệu có đáng tin cậy hay không, có khả năng, trình độ trong việc ghi lại biến cố trung thực đến mức độ nào? Xong rồi đi vào nội dung của tác phẩm (cẩn án nội) để xét đến sự kiện, diễn biến của biến cố, sự chứng kiến trực tiếp hay gián tiếp, thấy hay nghe kể lại, động cơ tình cảm, thương ghét…. Là những yếu tố được xét đến trong gia đoạn cẩn án nội này.

Dựa vào những yếu tố như vậy thì cuốn “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” chắc hẳn sẽ được các nhà nghiên cứu hoặc các sinh viên ngành sử học sẽ chú trọng đến khi đề cập đến giai đoạn tranh chấp quốc - cộng từ 1945 đến 1975, nhất là cuộc cải cách ruộng đất kinh hoàng ở miền Bắc khi phe côïng sản lên nắm chính quyền. Các nhà nghiên cứu hay sinh viên ngành sử học khi muốn tìm hiểu giai đoạn đối đầu giữa hai phe Quốc gia và Cộng sản tại miền Nam VN trong những năm đầu và giữa thập niên 1960 thì NTKVN sẽ là tư liệu hàng đầu cần để tham khảo.

Với cách nhìn này, nên khi đọc tác phẩm “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút”, người viết đã chú trọng đến những chương sách mà bạn đọc có thể truy cập đến những sử liệu cho các đề tài về lịch sử cận và hiện đại (Chẳng hạn, chương Hai, chương Bốn, chương Năm và chương Bảy).

1.- Chương Hai: Trả lời phóng vấn
Bạn đọc có thể tìm hiểu về bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam qua việc tác giả trả lời cuộc phỏng vấn của Sinh viên Julie Pham. Quan niệm của tác giả về Quân Lực VNCH, về sự hiện diện của người Mỹ, nhất là lý do vì sao tác giả phải vượt tuyến vào miền Nam sau Hiệp định Geneve. Trong phần phỏng vấn Vietnam Film Club, nhà văn Song Nhị đã làm rõ thêm về thảm cảnh của phong trào Cải cách ruộng đất mà anh là nhân chứng sống trực tiếp của biến cố bi thảm này.

2.- Chương Bốn: Đoản bình, Quan điểm, Nhận định
Qua đề tài “Bốn Mươi năm nhìn lại những nhân vật phản chiến và phản tỉnh”, tác giả đã nhắc lại một số những nhân vật phản chiến tại miền Nam gồm các thành phần sinh viên, giáo sư, trí thức, tu sĩ Công giáo, Phật giáo đã góp công vào việc làm sụp đổ chế độ miền Nam. Số phận của họ ra sao trong chế độ cộng sản hện nay? Một số đã phản tỉnh và lên tiếng chống lại nhà cầm quyền cộng sản, chẳng hạn SV Đoàn Văn Toại, nguyên Chủ tịch Tổng hội SV Sài Gòn, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Đào Hiếu….

Đặc biệt, tác giả nhắc đến phong trào phản chiến Mỹ từ giữa thập niên 60s là Jane
Fonda và Joan Baez.
Ca sĩ Joan Baez sau khi hồi tâm, đã dấn thân đến tận nơi để “điều tra”, tìm sự thật từ các trại tị nạn. Chính Bà là tác giả Thư Ngỏ 1979, với chữ ký của 78 nhân vật Phản Chiến Mỹ gởi nhà nước CHXHCN.VN cáo buộc những vi phạm nhân quyền trầm trọng với việc bỏ tù, ngược đãi quân cán chính VNCH, kêu gọi thả tù chính trị, tuân thủ nguyên tắc của bản Tuyên Ngôn QT Nhân quyền và Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị của LHQ.

Với đề tài “Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Dương Văn Minh: Công hay Tội, Khen hay Chê”, tác giả đã trình bày các quan điểm khen chê từ nhiều phía đối với hai nhân vật này, và kết luận: “Đến nay, từng thế hệ những người trong cuộc đã và đang ra đi. Lịch sử đang dò dẫm từng trang từ quá khứ, nhưng lịch sử đích thực không phải là những trang viết từ hôm qua, hôm trước, hôm nay. Thời gian sẽ trả lại sự thực cho lịch sử, thay vì những tình cảm khen chê chủ quan nhất thời. Và như lời ông Nguyễn Văn Ngân “Việc định công luận tội là công việc của lịch sử sau nầy” (Song Nhị, sđd, tr. 156).

3.- Chương Năm:  Tiểu Phẩm, Khảo Luận
Trong chương Năm, bài “Sài Gòn Ba Trăm Năm, Những Chặng Đường Lịch Sử” (tr. 184-189); bài “Công chúa Huyền Trân trong Hành Trình Đại Việt” (tr. 190 -202) và bài “Những Người Muôn Năm Cũ Hồn Ở Đâu Bây Giờ” (tr. 203 -212) đề cập đến những vấn đề lịch sử rất đáng lưu ý.

*- “Sài Gòn Ba Trăm Năm Những Chặng Đường Lịch Sử”: Sau khi đã đề cập một số sử liệu về sự hình thành của Sài Gòn trong giai đoạn đầu, tác giả chú trọng đến hình ảnh của Sài Gòn sau ngày 30-4-75 và đi đến kết luận: “Ngày nay Sài Gòn đang bị tha hóa, trụy lạc, băng hoại. Ngoài lớp vỏ và bộ mặt hồi sinh, thay đổi, bên trong, mọi nền tảng văn hóa dân tộc thoái hóa; đạo đức, luân lý suy đồi. Mọi giá trị tinh thần bị bóp nghẹt. Giới chức lãnh đạo đất nước đã lộ rõ là những kẻ tuân hành mệnh lệnh của kẻ thù phương Bắc. Đất nước đang đứng trước nguy cơ là chư hầu của Hán tộc” (SN, sđd, tr 189).

*- “Công chúa Huyền Trân trong Hành Trình Đại Việt”: Nàng công chúa kiều diễm mà  sử sách nhắc đến khá nhiều về công trạng giúp vua cha Trần Nhân Tông mở mang bờ cõi về phương Nam, khi nàng tuân lệnh phụ thân kết duyên với vua Chiêm là Chế Mân vào tháng 6 năm Bính Ngọ (1306). Nhà văn Song Nhị đã viết lại đề tài này hết sức sống động. Ngoài những tư liệu lịch sử đối chiếu được sử dụng làm nền cho bài viết, tác giả đã để cảm xúc của mình buông thả theo ngòi bút và khiến độc giả say mê qua các vần thơ đầy xúc động của ông:
“…. Ô Lý hai châu về xứ ngoại/ Bao đời xứ sở một quân vương/ Là đây tình sử trong thiên hạ/ Rồi mấy nghìn sau hậu thế lường?/ Rồi mấy nghìn sau đời kể lại/ Cơ đồ Chiêm Quốc một Công Nương/ Một trang sử viết thời Chiêm-Việt/ Một cõi sơn hà cũng khói sương….”(sđd, tr. 201).

*- “Những Người Muôn Năm Cũ Hồn Ở Đâu Bây Giờ”, với đề tài này, tác giả muốn nhắc lại hai nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn trong thời Pháp thuộc: Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) và Alexandre de Rhodes. Sử sách đã nói nhiều hai vị cố đạo này. Tuy nhiên, nhà văn Song Nhị lại lưu ý đến ngôi mộ của hai vị ấy sau khi nghĩa trang MẠC Đỉnh Chi và lăng Cha Cả ở khu vực ngã tư Lê văn Sỹ – Hoàng văn Thụ đã bị chính quyền CS san bằng năm 1984. Riêng Alexandre de Rhodes, người có công trong việc hệ thống hóa chữ quốc ngữ đầu tiên, một nhà bia kỷ niệm ông được xây trong khu đền Bà Kiệu (cạnh Hồ Gươn), khánh thành ngày 29-5-1941. Ngày nay tấm văn bia ghi công đức của Alexandre vẫn nằm chỏng chơ dưới tầng hầm của khu bảo quản di tích, số 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội. Trước sự việc này, nhà văn Song Nhị bày tỏ: “Văn hóa và đạo lý VN không bao giờ chấp nhận thái độ ấy. Tôi nghĩ, là con người, không riêng gì con người Việt Nam, vong ân mới là một trong những điều đáng chê trách….”(SN, sđd, tr. 212)

4.- Chương Bảy: Bút Ký, Tự truyện
Tác giả Song Nhị trong chương bảy này đã trình bày tám đề tài, trong đó có “Quê Cha Đất Tổ – Một chuyến Hành Hương” (đề tài 44, tr. 228) – “Quê Hương và Máu thịt” (đề tài 45, tr.347) có nhiều tư liệu giúp soi chiếu vào một số góc cạnh lịch sử của đất nước Việt Nam. Còn các đề tài khác chỉ nhằm giới thiệu đến độc giả những cảnh quan du lịch, thăm viếng như “Houston Du Ký”, giới thiệu một thành phố bang Texas, “Những ngày tình đầy trên xứ Kangaroo, (giới thiệu về Úc châu), “Paris, một thời Mơ mộng” và “London 60 năm ngày hội lớn” cũng vậy, nhằm giới thiệu đất nước và con người của Pháp quốc và Anh quốc.

Trở lại đề tài 44, “Quê Cha Đất Tổ – Một chuyến Hành Hương”, tác giả kể lại chuyến trở về thăm quê hương sau một thời gian rất dài xa cách trong “Sài Gòn và những đổi thay”: Mười sáu năm xa đất nước, nửa thế kỷ xa xóm làng – quê hương của tuổi thơ, nơi chôn nhau cắt rún, tôi trở về hành hương quê cha đất tổ, với tâm trạng của một kẻ “lạc loài”. (sđd, tr. 328).

Khi được hỏi cảm tưởng của ông về thành phố Sài Gòn ngày xưa và Sài Gòn bây giờ, nhà văn Song Nhị đã trả lời: “Tôi không biết trả lời thế nào cho vừa ý họ. Tôi liên tưởng tới đất nước, và những thành phố lớn của các quốc gia Đông Nam Á, như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Nam Hàn… trước năm 1975 họ đi sau Sài Gòn rất xa, thế mà giờ này Sài Gòn tụt lại sau họ cả trăm năm. Sài Gòn giờ đây có nhiều cao ốc, mọc lên lởm chởm, rải rác trên những con đường, tạo thành một cấu trúc tổng thể rời rạc, luộm thuộm….” SN, sđd, tr 330).

Nhân dịp chuyến trở về này, tác giả cùng gia đình tìm cách trở lại thăm quê làng Phú Gia, do vị thủy tổ họ Trần Kim (của tác giả) thiết lập từ thế kỷ 17. Đó là vị quan Nhất phẩm đời vua Lê Hy Tông (niên hiệu Chính Hòa 1685), được sắc phong vị hiệu “Tiền Tướng Thần Lại Trần Tướng Công Nhập Thị Nội Điện, hiệu Bố Nghệ Công” (SN, sđd, tr. 335). Sự ghi nhận này của tác giả đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhửng sử liệu rất có giá trị, nhất là cuốn “PHÚ GIA – LỊCH SỬ. SỰ TÍCH” do cụ thân sinh của tác giả, cụ Trần Kim Tần, bút danh Đông A Phúc Nhạc, xuất bản năm 2001 tại Hoa Kỳ.

Tác giả đã dựa vào cuốn sách này để giới thiệu cho độc giả nhiều địa danh lịch sử như đền Trăm Năm (Miếu thờ công chúa Liễu Hạnh, thiết lập từ thế kỷ thứ 17 với một giếng sâu nhiều chục mét, có nhiều truyền tích, huyền thoại linh thiêng). Hiện đã được chính quyền CS Hà Nội công nhận là di tích văn hóa. Phú Gia còn có đồn Sơn Phòng, xây dựng dưới thời Văn Thân chống Pháp. Chính nơi đây vua Hàm Nghi đã đến trú ngụ một đêm tại đền Công Đồng, sáng hôm sau trên đường trở ra Quảng Bình thì bị tên đội trưởng cận vệ Trương Quang Ngọc phản bội, bắt nhà vua giao cho Pháp. Cuộc kháng chiến của vua Hàm Nghi bị dập tắt từ đó. (SN, sđd, tr. 336-337).

Cũng trong chương “Dưới Khung Trời Quê xưa”, tác giả đã kể lại chuyến viếng thăm khu di tích kỷ niệm Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng trong văn học cổ điển của nước ta, được xây tại Đồng Cùng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Tác giả đã kể lại chi tiết của cuộc viếng thăm, nhắc lại cuộc đời và sự ngiệp của của cụ. Cuối cùng tác giả đã cảm tác bài thơ “Về Lại Quê Nhà”, trong đó có đoạn: Tôi về tìm lại quê tôi/ Rưng rưng nước mắt khóc người nghìn thu/ Quê người tôi nhớ Nguyễn Du/ Quê tôi, tôi đứng giữa mù mịt xa…./ SN, sđd. tr.345).

***

“Tuyển tập Văn 50 Năm Cầm Bút” của tác giả Song Nhị dày đến 450 trang, gồm có tám chương, kể cả chương dẫn nhập, đề cập đến nhiều đề tài liên hệ đến sáng tác văn học, bút ký, tự truyện, khảo luận, tạp văn, phiếm luận…. mà người điểm sách chỉ gói trọn trong vài ba trang giấy thì làm sao mà nói hết những điều cần nói, dù đã giới hạn theo cách nhìn của một nhà giáo chuyên ngành sử học.

Cách hay nhất mà người viết xin được đề nghị với quý độc giả là hãy trực tiếp đón nhận tác phẩm này của nhà văn Song Nhị để chia sẻ cùng ông niềm khát khao được làm nhân chứng của Sự Thật và để được bảo vệ Sự Thật ấy, như đại văn hào Voltaire (1694-1778) đã từng nói: “I may disagree with what you have to say, but I shall depend, to the death, your right to say it”.

Lê Đình Cai
(Giáo sư Sử Học














__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Wednesday, April 13, 2016

Người Chiến Sĩ VNCH vào ngày cuối cùng của cuộc chiến




 
 
  Người Chiến Sĩ VNCH vào ngày cuối cùng của cuộc chiến
Ngôn Sứ

Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua (*)


Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:


1. Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ - chương trình di tản “Frequent Wind” có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đã bay lượn trên không phận Sàigòn để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ. Trong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một chiếc phi cơ “Rồng lửa” AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nòng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29 tháng 4, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.




Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman “ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hy sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh.”

2. Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho cộng sản đã xảy ra ngay tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến Ðoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đã sẵn sàng chờ “đón” quân cộng sản. Trong ngày 29 tháng 4, Tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy Dù, Biệt Cách, Biệt Ðộng Quân, Thủy Quân Lục Chiến... phải ngăn chận quân cộng sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh... Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Saigon.




Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, Tướng Phát và những người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ khác.) Những người lính chiến đấu này không có... radio! Họ không cần biết rằng quân cộng sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho cộng sản. Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một chút hy vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân cộng sản, và hình như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù cộng sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng cộng sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng.


Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngã Tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng... Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng... bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?),để bắn xe tăng. Ðạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính cộng sản ở trong xe tăng.


Cánh quân cộng sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Ðộc Lập thì bị quân Nhẩy Dù án ngữ. Quân Nhẩy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Saigon. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Ðại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Ðức Bà. Hầu như những cánh quân cộng sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính cộng sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon.

Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.


Bộ chỉ huy cộng sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho Tướng Lâm Văn Phát, Thiếu Tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, tìm đường về nhà.


Một câu chuyện khác do Tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: “Vĩnh biệt thiếu tướng,” rồi rút súng bắn vào đầu tự tử.


Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Ðô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hờm súng vào... lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình. Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Ðến 1 giờ trưa, Tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Ðô cho Tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó Tướng Ba Hồng mời Tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Ðáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngvòng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của cộng sản (Tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10, 1998)


Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, cộng sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má...


3. Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề “Truy Ðiệu Nam Việt Nam” “...Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy... Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc.


Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn.”


4. Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy, đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4, 1975. Thứ Hai, 28 tháng 4, 1975 Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Ðôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.”


Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Ðà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “...Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Ðà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.”


Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” “Vì sao?” “Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản!”.... Các xe tăng đầu tiên của cộng sản vào Saigon từ phía Ðông, qua tỉnh lộ Thủ Ðức và Biên Hòa...

Bộ Binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều.


Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do.



Lữ Ðoàn 4 của sư đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của Ðại Tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh Sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. 

Ðến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. “Ðến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Ðỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh Ðại Tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Ðến 10 giờ đêm, Ðại Tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng...” Darcourt cho biết Ðại Tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.






       

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List