QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, June 5, 2015

KÍNH ĐỀ NGHỊ Kính đề nghị NGƯỜI ĐI KHÔNG ĐỔI HỌ VỀ KHÔNG ĐỔI TÊN đọc và cho ý kiến .

 
Kinh chuyen va xin pho bien rong-rai. Da ta
On Thursday, June 4, 2015 1:07 PM, hai nguen <> wrote:


KÍNH ĐỀ NGHỊ
Kính đề nghị NGƯỜI ĐI KHÔNG ĐỔI HỌ VỀ KHÔNG ĐỔI TÊN đọc và cho ý kiến .
KÍnh,
Phúc Lâm (CN)




----- Forwarded Message -----

From: BinhDinh Le <
To:
Sent: Wednesday, June 3, 2015 5:22 PM
Subject: Coi Chừng : ƯCV Nguyễn Mạnh Nguy Hiểm.

Coi chừng : ưcv Nguyễn Mạnh nguy hiểm.
Thưa qúy vị,
Thấy những vị dân cử người Mỹ gốc Nhật đóng góp xây dựng Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và làm vẻ vang Cộng đồng người Nhật ở đây,xứng đáng được vinh danh.

Những hành động của những tên mang danh nghị viên người Mỹ gốc Việt như Hòang duy Hùng, Madison Nguyễn, Nguyễn quốc Bảo, Tony Lâm, làm tủi nhục Cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản, nhất là những cử tri nào nghe lời khuyến dụ “ Người Viêt bầu cho người Việt”, đã  ủng hộ tài chánh và bầu cho bọn phản phúc này.

Những ai ủng hộ” tuổi trẻ tài cao” Hòang duy Hùng hẳn không quên :” Việt Tân, Việt Cộng, Việt Gian  -  Ba Việt cộng lại tan hoang nước nhà.” Mà Hùng đã viết trong Tuyển Tập Lột Mặt Nạ MTQGGPVN. Văn là người, đoạn văn này báo hiệu Hùng đã tuyên chiến với ba kẻ thù” phá tan hoang nước nhà”, nhưng ai học chữ ngờ, Hùng lại bắt tay “ giai đọan” với Việt Tân , rồi vái lạy tổ tiên giòng họ bán nước “ ma cô”Nguyễn minh Triết. 

Đau đớn nhất năm 2009, Hùng nhân danh chủ tịch cộng đồng Việt Nam Houston đề nghi :”The only way to resolve this dilemma is to take down both the Red and Yellow flags”.

 Nhờ ngừơi Việt Nam tỵ nạn cộng sản khoác cho chiếc áo nghị viên Houston, vội quên mối thù truyền kếp của tổ tiên Việt tộc với Tàu khựa,năm 2010 , Hùng đã xum xoe dự tiệc máu với đàn em bọn bành trướng Tàu cộng.

Nhắc lại chút quá khứ của kẻ phản bội cộng đồng Hoàng duy Hùng để giúp cho cử tri khu vực 4 xem xét ưcv Nguyễn Mạnh , tránh nạn “ Con đã mọc răng còn nói năng gì nữa.”
Để chọn một người đại diện cho mình thì ít nhất người ấy phải hội đủ tư cách làm người,bao gồm: Nhân-Lễ- Nghĩa –Trí –Tín.

I/ Liệu ưcv Nguyễn Mạnh có giữ chữ Tín với cơ quan công quyền, bạn bè, với cộng tác viên,  với cử tri, với CĐNVTNCS không ?
-Ngày 6 tháng 1 năm 2015,  ưcv Nguyễn Mạnh đã khai với Văn phòng chánh sự thành phố San Jose và đã ký theo luật cấm khai man:” I do not have a spouse”.

Nhưng trong bài:” Bầu cử khu vực 4 San Jose bắt đầu sôi nổi”, Phạm bằng Tường viết :”Đặc biệt trong buổi gây qũy này, mọi người tham dự được đọc một “mailer” tranh cử của ưcv Nguyễn Mạnh với hai tấm hình gia đình ưcv Nguyễn Mạnh. Một chụp năm 1996 và hình mới nhất năm 2015. Vợ chồng con cái đề huề. Hai trai, hai gái đều đã trưởng thành và thành đạt. Một là Katey Nguyen, luật sư. Cô Diem Nguyen là giám đốc Thương Mại công ty Cisco San Jose, con trai Bo Nguyen hiện đang là sinh viên Đại học Berkeley.”

Ưcv Nguyễn Mạnh mới khai” không có vợ” vào ngày6 /1/2015,và trong tiệc gây qũy ngày 24/5/2015 trình làng “ mailer” có hình vợ và đàn con này có mâu thuẫn với lời khai ngày 6/1/2015 không vậy ?

“ Mailer” này có phải là bằng chứng buộc ưcv Nguyễn Mạnh tội man khai trước cơ quan công quyền không vậy ?

Biết rằng  sự man khai :” I do not have a spouse” đã bị đổ bể nên ngày 27/5/2015 Nguyễn Mạnh lại khai :” I have no knowledge that my spouse, domestic partner or any child has received a reportable gift.”

Trong vòng bốn ngày ưcv Mạnh đã đưa ra hai bằng chứng buộc tội man khai “ không có vợ”.

Chẳng lẽ chúng ta lựa chọn một người lươn lẹo, bất nhất là đại diện sẽ làm ra luật lệ ?

Mong mỏi người Việt Nam tỵ nạn cộng sản đồng lòng đòi hỏi thành phố San Jose<San jose City Clerk s office và San Jose Election Ethics Commison> làm sáng tỏ vụ này trước ngày bầu cử 23/6/2015.

Mới ra ứng cử đã gian dối và nếu đắc cử thì Nguyễn Mạnh sẽ ngồi xổm trên hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ, dân San Jose chịu sao nổi?


Nhận được “ mailer “ này cử tri khu vực 4 biết rõ ưcv Nguyên Mạnh gian trá lươn lẹo vì chỉ có Bo Nguyễn là con trai của bà Đỗ thị Mùi với Nguyễn Mạnh, còn người con trai đứng bên Nguyễn Mạnh trong hình không phải là con trai của ông ấy.Và hình người đàn bà ngồi giữa hai người con gái là bà Dung đã ly thân từ năm 2009 thì làm sao bảo là tấm hình mới nhất chụp năm 2015 và gia đình đề huề được?


 ảnh gia đình Nguyễn Mạnh.
Có phải ưcv Nguyễn Mạnh dùng “mailer” này lòe bịp cử tri và CĐNVTNCS không ?

-ưcv Nguyễn Mạnh có giữ chữ Tín với người chung quanh không ?
Nguyễn Mạnh đã hứa với Luật sư Đỗ văn quang Minh sẽ cho phát thanh cuộc phỏng vấn ông Sam Licardo nhưng không giữ lời hứa và giấu luôn cuốn băng cuộc phỏng vấn ấy.
Cử tri khu vực 4 làm sao có thể tin vào 6 điều cam kết của ưcv Mạnh cóp nhặt từ 10 điều cam kết của ông Sam Licardo ?
II/ Ưcv Nguyễn Mạnh có phải là người biết trọng Lễ Nghĩa không ?
Là người Việt Nam mang danh tỵ nạn cộng sản, hành nghề truyền thông trên 30 năm sống nhờ tiền quảng cáo của người Việt Nam tỵ nạn cộng sản mà khách hàng quảng cáo mong cầu Nguyễn Mạnh cho phát thanh chào cờ vào thứ Hai đầu tuần mà ông ta không thèm đáp ứng.
Nay ra ứng cử, muốn làm đại diện cho người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, Nguyễn Mạnh trắng trợn tuyên bố :” Nếu phải phát thanh bản Quốc ca để lấy phiếu thì tôi < Nguyễn Mạnh> thà không ra tranh cử.”
Ưcv Nguyễn Mạnh đã dội nồi nước sôi vào mặt Cộng đồng việt Nam tỵ nạn cộng sản, nhất là khách hàng quảng cáo đã nuôi ông ta sống 30 năm.
Ưcv Nguyễn Mạnh đã công khai xúc phạm lý tưởng và chính nghĩa quốc gia dân tộc, đã ly khai khỏi Cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản.
Không những vậy, ngày 18/5/2015 đài radio Tự Do của Nguyễn Mạnh lần đầu tiên phát bài Quốc ca VNCH mở đầu chương trình 6 giờ sáng. Nhưng sau bản Quốc ca, Nguyễn Mạnh lại thêm câu: Quốc ca VNCH được thực hiện  do sự bảo trợ và yêu cầu của một thính gỉa của VNTD<đài của NM>
Như vậy, Nguyễn Mạnh bây giờ mới phát thanh Quốc ca VNCH để thâu tiền.
Là con buôn chỉ mong kiếm lời bất kể Lễ Nghĩa liêm sỉ, Mạnh chỉ xứng danh “con thò lò sáu mặt”
III/ Những người ủng hộ ưcv Nguyễn Mạnh.
“ nhạc bất qyần” Vũ văn Lộc, người sống nhờ người Việt Nam tỵ nạn qua tổ chức IRCC suốt 35 năm.Tổ chức kỷ niệm 35 năm rềnh rang, mời Tướng lãnh, cựu quân nhân... mang danh 35 năm nhìn lại <31/12/2011> chính thức phế bỏ Lễ chào cờ,  bị người Việt tỵ nạn cộng sản khắp năm châu chỉ trích và tẩy chay gần tê liệt. Nay ủng hộ “đồng chí” ưcv Nguyễn Mạnh không phát thanh chào cờ từ ngày có chương trình phát thanh radio Tự do.
Tony Lâm có phải là cựu nghị viên ở thành phố Westminster, Quận Cam, Nam California không ?
Nhờ “ người Việt bầu cho người Việt” mà ông ta trở thành nghị viên đầu tiên, nhưng suốt cuộc biểu tình 53 ngày đêm chống kẻ phản bội Trần Trường treo hình hồ tặc và cờ máu ,không thấy nghị viên Tony Lâm đến ủy lạo, bảo vệ  cử tri đã bầu cho mình, ngay cả lúc sắp bị giải tán.


Nay ông Lâm chạy từ Nam Cali lên Bắc Cali ủng hộ ưcv Nguyễn Mạnh trong khi các đòan thể cựu quân nhân chống cộng đồng lòng tẩy chay,thì qúy vị đã hình dung thế cơ rồi phải không ?
Các nhân vật quan trọng trong buổi gây qũi 24/5/2015 của  ưcv Nguyễn Mạnh

Từ trái qua phải : Nguyễn Mạnh, Tony Lâm, anh em David Dương,Nguyễn Tâm



Nhất là sự ủng hộ của David Dương, người đang làm ăn ở VNCS
được nhà cầm quyền CS tín nhiệm, khen thưởng . Nhà buôn bỏ

vốn phải lời nhiều.Người trả món nợ ấy là Nguyễn Mạnh hay cư dân San Jose vậy ?

Tóm lại , qúy vị đã hình dung ra tương lai ảm đạm của thành phố San Jose chưa, nếu qúy vị cứ thích nghe lời đường mật như bao người đàn bà, con gái đã sa chân “ con đã mọc răng còn nói năng gì nữa”.Tha thiết kêu gọi qúy vị hãy dùng kinh nghiệm sống < vụ án Brown Act và Vườn Truyền Thống Việt nay chỉ là bãi cỏ hoang> và lý trí để bảo vệ chính nghĩa, lý tưởng quốc gia dân tộc, bảo vệ gia đình bản thân, bảo vệ thương trường, bảo vệ phòng tuyến cuối cùng của người Việt Nam quốc gia dân tộc.
Lê bình Định.
3 tháng 6 năm 2015.



Trân trọng giới thiệu và cảm ơn MG/HD

 


--
Trân trọng giới thiệu và cảm ơn
MG/HD


ÂN TÌNH IX
 Tiếng nói chính thức
Của Tỉnh/Tiểu Khu Bình Thuận
Phát hành 14-6-2015

Chủ Ðề
Bình Thuận
Bốn Mươi Năm Ngậm Ngùi

Cựu Đốc Sự HC Phạm Ngọc Cửu
Chủ Nhiệm
Cựu Cao Học HC Phan Bái
Chủ Bút
Cựu Tham Sự Hành Chánh Hồ Ðinh
Tổng Thư Ký

Bìa và kỷ thuật
Hồ Dinh & Cao Hoài Sơn

Ban Biên Tập
Phạm Phong Dinh, Phạm Hoài Hương,Uyên Nguyên,
 Mường Giang,Bảo Định, Trầm Kha,Lính Già 229,
Huỳnh Văn Quý,Pháo Thủ Chu Pao,Mặc Nhân Thế,
Nguyễn Duy Sâm, Nguyễn Tấn Hợi,Mai Xuân Cúc,
Dung Nguyễn,Tiếp Sĩ Trường, Ngô Trúc Khánh,
,  , Hồ Ngọc Trai Lê Hoàng Lương, Xuân An ,
, Lê Thuận,Ngô Xuân Tâm, Phạm Ngọc Bảng,Các Mai,..

                      .
CHÂN THÀNH CẢM TẠ :
- Quý Mạnh Thường Quân Ðã Giúp Ðăng Quảng Cáo
Ủng hộ tiền in và mua giúp đặc san
- Quý Văn Thi Hữu Gửi Bài Vở Tranh Ảnh
- Quý Niên Trưởng Cho Phép Phỏng Vấn và Góp Ý
Copyright @ 2013 by Muong Giang
mục lục

1-Thư Tòa Soạn : 30-31
2-Mời em về Bình Thuận (Thơ Nguyễn Thạch) 32-33
3-Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước (Lê Anh Hùng) 34-40
4-Sau bốn mươi năm, hồi tưởng lại cuộc triệt thoái khỏi Bình Thuận ngày 19-4-1975
(Ngô Tấn Nghĩa) 41-53
5-Phan Thiết (Bình Thuận) quê ta (Thơ Pháo thủ Trần Bường) 54
6-Bình Thuận, tháng Tư ngậm ngùi (Phan Bái) 55-58
7-Ngồi xuống đây tao đút cho mày (Thơ Giồng Ông Tố) 59-60
8-Bốn mươi năm Phan Thiết ngậm ngùi, qua những mạnh đời tàn úa (Mường Giang) 61-69
9-Viết cho những người nằm xuống trong các trại tù CS (Cao Hoài Sơn) 70-74
10-Câu chuyện HO (Huỳnh Văn Quý) 75-90
11-Niềm đau vẫn còn đó (Thơ Trương Thị Đức Nghi) 91-93
12-Hồi ức của một sĩ quan cải tạo Bình Thuận, vượt thoắt bị cộng sản kết án tử hình
(Mặc Nhân Thế) 94-114
13-Thơ Khai Trinh 115-119
14-Một quyết định không bao giờ hối hận (Ngô Xuân Tâm) 120-125
15-Cuộc đấu tranh tuyệt thực tại trại 5 Lý Bá Sơ Thanh Hóa (Phạm Ngọc Cửu) 126-149
16-Tờ lịch cuối (Thơ Trần Thị Bình Thuận) 150-151
17-Đổi đời sau ngày 30-4-1975 (Mai Xuân Cúc) 152-158
18-Cửa địa ngục (Ngô Trúc Khánh) 159-168
19-Nổi buồn bốn mươi năm chưa dứt (Nguyễn Duy Sâm) 169-181
20-Vết đạn thù trên mộ bia trắng (Thơ Mặc Nhân Thế) 182-183
21-Những chặng đường đã đi qua (Nguyễn Tấn Hợi) 184-189
22-Tháng Tư hận nước thù nhà (Hồ Thị Ngọc Trai) 190-192
23-Những ngày tại Đại Đội 2/206 Trinh Sát TKBT (Trần Văn Long) 193-201
24-Những mảnh tình thời chinh chiến (Lê Hoàng Lương) 202-210
25-Phan Thiết những ngày tháng cũ (Lâm Thành Mậu) 211-216
26-Tản mạn về Bình Thuận (Lê Như Bái) 217-223
27-Phương Hồng Quế nói về Mẹ nhân ngày Vu Lan (Đức Tuấn) 224-225
28-Thơ Pháp (Nguyễn Văn Dũng) 226-227
29-Thân phận dân tộc VN sau bốn mươi năm trong thiên đường xã nghĩa
(Mường Giang) 228-237
30-Du lịch miền viễn tây Hoa Kỳ (Uyên Nguyên) 238-246
31-Tôi dự Đại Hội Ân Tình VIII và thăm viếng đồng hương Texas (Lính Già 229)
247-256
32-Những năm tháng trong thiên đàng xã nghĩa (Dương Quang Thiết) 257-273
33-Anh nhớ mang cho em (Thơ Elvis Nguyên Trần) 274-275
34-Rất đáng tri ân (Ngô Nhân Dụng) 276-279
35-Thơ Uyên Nguyên 280-284
36-Còn một chút gì để nhớ (Sông Lũy) 285-289
37-Giả biệt Ca Sĩ Giang Tử (Trần Chí Phúc) 290-291
38-Sài Gòn còn đó trong tim ta (Trúc Giang) 292-307
39-Sông Mường lỗi hẹn (Thơ Phương Lâm Ngôn Nguyễn) 308
40-Sân ga héo hắt (Xuân An) 309-323
41-Về đâu (Thơ Mường Giang) 324-329
42-Chuyện lạ xã nghĩa  330-332
43-Làm món thịt heo quay 333
44-Trang Y Học 334-342
45-Chuyện vui xứ vẹm 343
46-Cảm nghĩ qua tám lần dự Đại Hội Ân Tình (Lính Già 229) 344-350
47-Thân phận Người Lính Bình Thuận sau ngày 30-4-1975 (Hồ Đinh) 351-364
48-Bảng tổng kết tình hình trợ giúp các đối tượng CCB/VNCH & Bình Thuận
từ năm 2007 tới tháng 5-2015 : 365-369
49-Báo cáo tài chánh Sau Đại Hội Ân Tình VIII tới tháng 5-2015 : 370-376
50-Mục lục
-Trang Quảng cáo

__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo


Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-06-04
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06042015-doc-abt-form-pris-of-war.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy
Tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy
RFA files
Đó là bộ phim tài liệu mang tên Unforgotten, Không Bao Giờ Quên, như một đóng góp nhỏ nhoi nhưng cần thiết vào kho tài liệu về tù binh miền Nam trong những trại tập trung của miền Bắc sau 1975, để những người trong cuộc có thể trình bày những nỗi oan khuất họ phải chịu, và để thế hệ trẻ hiểu được suy nghĩ của cha chú là những người lính buộc phải buông súng với nỗi đau có thể không bao giờ phai nhòa.

Tâm tư và ước muốn
Đó cũng là tâm tư và ước muốn của tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy.

Đến Mỹ năm 1992 theo chương trình HO với thân phụ là cựu quân nhân miền Nam, Diễm Thúy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh doanh và nghệ thuật tại đại học Ohio State, tiểu bang Ohio:
Đồng ý là cha của Thúy cũng đi tù ở ngoài Bắc nhưng cái động cơ mà Thúy làm là Thúy muốn những người đã bị tù có tiếng nói của mình. Những người đó, nếu nói thẳng ra, là phải phơi bày tội ác của cộng sản ra đó.

Thúy chỉ muốn thế hệ sau biết được những gì người cộng sản làm mà họ không bao giờ nhận. Thúy muốn giới trẻ ở Việt Nam hay ở hải ngoại hãy tìm hiểu vấn đề và thông qua phim của Thúy thì họ thấy được bằng chứng xác thực.
Một trong những tội ác đó, Diễm Thúy nói, đã in hằn trong trí nhớ non nớt của một đứa trẻ trong ngày mà tưởng không còn ai phải chết vì bom đạn:

Lúc Thúy còn nhỏ, mẹ chở Thúy từ Sài Gòn về quê nội là Hậu Nghĩa. Về ngày 29 thì trưa hôm sau, ngày 30 tháng Tư, có lịnh đầu hàng. Chiều 30 tháng Tư , khoảng năm sáu giờ chiều, có một người lính Việt Nam Cộng Hòa từ ngoài đường chạy vô cửa ngỏ nhà bà nội Thúy, chạy vô cái bồ lúa để trốn. Nội với bác của Thúy mới lấy những cái tấm che lại để mà dấu ông ta.

Thúy chỉ muốn thế hệ sau biết được những gì người cộng sản làm mà họ không bao giờ nhận. Thúy muốn giới trẻ ở Việt Nam hay ở hải ngoại hãy tìm hiểu vấn đề và thông qua phim của Thúy thì họ thấy được bằng chứng xác thực.
Diễm Thúy
Khi những người cộng sản rượt tới, tìm hoài không được, thấy cái bồ lúa thì chạy vô bồ lúa rồi lôi ông ta ra. Khi lôi ông ta ra, họ bắt bà nội với bác của Thúy quì xuống, bắt người lính quì xuống, hỏi là “bây giờ một trong hai người chết cho cái thằng này hay là cái thằng này chết cho hai người này?” Thì ông lính đó tội nghiệp cho bác với bà nội Thúy, ông nói là do ông chứ hai người này không dính líu gì hết. Lúc đó nó lôi người lính này ra xử bắn .

Dù còn nhỏ nhưng Thúy nghĩ ngày đó là ngày người ta được, theo lời của mấy ông, là được hưởng sự hòa bình, ngày đó là không ai được giết ai. Nhưng mà họ vẫn giết một người oan ức như vậy thì Thúy nghĩ những người đi tù cải tạo, họ đưa vô rừng sâu, thì họ có thể giết bằng bất cứ giá nào mà họ muốn. Thành ra Thúy mới quyết tâm, dù là bất cứ giá nào, nếu được thì Thúy phải làm cho được cái phim này.
Diễm Thúy đang đạo diễn cho một người được mời phỏng vấn trong phim Unforgotten.
Diễm Thúy đang đạo diễn cho một người được mời phỏng vấn trong phim Unforgotten.

Đầu tháng Năm vừa qua, bộ phim Không Bao Giờ Quên, thời lượng chỉ 50 phút, được trình chiếu lần đầu tiên và chiếu miễn phí tại nhà hàng Paracel ở Nam California. Sau đó, do khá đông người yêu cầu, phim được chiếu lần thứ nhì tại trụ sở đài phát thanh VNCR cũng tại miền Nam California.

Những khó khăn
Thực hiện một cuốn phim, dù là phim tài liệu dài chỉ 50 phút, là chuyện rất khó khăn dù như vốn liếng do mình tự trang trải:
Thúy đã liên kết với những người làm phim của Mỹ ở Hollywood. Mặc dù nói là phim tài liệu nhưng tốn tiền nhiều vì những tài liệu đó phải có thời gian, rồi những người bạn Mỹ đó không biết tiếng Việt Nam, thành ra rất là mất thời gian, phải ngồi với họ để chỉ cho họ làm thế nào thế nào, rồi coi như họ cũng mất nhiều thời gian với mình. Thành ra tiền chi phí lên cao chứ không phải vì phim tài liệu mà nó không tốn so với những phim chuyện khác.

Cái khó thứ hai là tìm người cộng tác, người quay, người đóng và nhất là những nhân chứng được phỏng vấn. Chính vì thế mà dự định từ 2008 nhưng trải bao nhiêu thay đổi và trở ngại thì mãi đến tháng hai năm 2012 mới có thể bấm những thước phim đầu tiên tại Michigan. Đây là lúc cô đã có người đồng sản xuất, trợ giúp những bước đầu:
Những năm đó là Thúy đã viết Script nhưng chưa quay được. Bắt đầu quay vào năm 2012, người co-producer, Ian Taylor, không thích chính trị, không thích cái gì dính dáng đến chiến tranh. Cậu ta từ chối rất nhiều nhưng mà Thúy vẫn mời thì cuối cùng cậu ta đồng ý giúp. Nói chung cũng rất là khổ, chính vì lẽ đó thời gian chuẩn bị cho phim rất là lâu.
Diễm Thúy đang đạo diễn cho một thanh niên làm nền trong phần cuối của phim Unforgotten
Diễm Thúy đang đạo diễn cho một thanh niên làm nền trong phần cuối của phim Unforgotten

Đến lúc quay phim thì cũng không dễ dàng do là vì phải di chuyển nhiều:
Nhiều tiểu bang chứ không phải một. Mỗi lần đi thì những người quay phim có bận quay chỗ khác thì Thúy phải tìm cameraman khác rồi nhóm ê kíp khác. Những người đó phải đi với Thúy, xuống đó chờ cho đúng thời điểm, ngày giờ, tập trung được mọi người rồi thời tiết… Nói chung rất là khổ, Thúy chỉ kể một ví dụ như vậy thôi.

Có người khi mà mình được giới thiệu thì họ không hiểu, không biết Thúy đang định làm gì, họ nghĩ có thể Thúy là người mà Việt cộng gài vô hay như thế nào… Có người đồng ý thì vẫn giữ, có người sau đó lại đổi ý. Thành ra công đoạn tập họp mọi người rất là khó.
Diễm Thúy
Trong nhóm của Thúy lúc đầu có Ian Taylor rồi có Tuấn Nguyễn ở Chicago, Tú Nguyễn ở Minnesota.

Từ Michigan, đoàn làm phim Unforgotten và đạo diễn là cô Diễm Thúy, bay sang California. Năm 2013, đoàn quay kéo xuống Savannah, Georgia:
Có những chú những bác lúc đầu thì họ nhận lời, sau đó vì lý do gia đình họ phải từ chối. Hoặc là có những cô có chồng đi tù cải tạo, lúc đầu họ cũng nhận lời nhưng sau đó họ từ chối. Có nhiều người sau khi suy nghĩ họ nói họ không muốn tham dự tại vì sợ về Việt Nam hoặc ảnh hưởng tới thân nhân của họ ở Việt Nam.

Có người khi mà mình được giới thiệu thì họ không hiểu, không biết Thúy đang định làm gì, họ nghĩ có thể Thúy là người mà Việt cộng gài vô hay như thế nào… Có người đồng ý thì vẫn giữ, có người sau đó lại đổi ý. Thành ra công đoạn tập họp mọi người rất là khó.

Một phần của lịch sử
Vấn đề thứ ba, Diễm Thúy trình bày tiếp, là hoàn cảnh tù cải tạo của quân nhân miền Nam ít nhiều giống nhau, vì thế phải lắng nghe để:
Câu chuyện của họ có những chi tiết tư liệu mà mình thấy rất bổ ích. Thúy không có tiền để mời họ về một ngày, họ cũng không có thời gian để mà về một ngày, thành ra Thúy phải đi qua những tiểu bang nào mà người đó đã sẵn sàng thì Thúy mới đến để phỏng vấn họ.

Coi như chỉ có Ian là người Mỹ thôi, lúc đầu thì Ian không có hiểu . Ian học về Journalism and Camera, Thúy giảng cho anh ta biết là những người đó đi tù như thế nào, trong Tết Mậu Thân người Việt Nam chết như thế nào, sau đó thì Ian có cảm xúc. Khi mà Thúy viết script và đưa ra thì Ian cũng như mọi người đều cùng một hướng với Thúy hết. Họ nghĩ đó là một đề tài có giá trị lịch sử tại vì những người Thúy phỏng vấn là những người đứng mũi chịu sào, coi như ở lại Việt Nam để đánh những trận cuối cùng rồi phải chịu tù tội sau ngày 30 tháng Tư.

Đó là cảm tưởng của một người Mỹ như anh phóng viên Ian Taylor, đồng sản xuất phim Unfogotten với Diểm Thúy, còn những người chưa hề nếm mùi chiến tranh và bom đạn thì sao.
Hoặc cảm tưởng của người đã xem bộ phim tài liệu này tại miền Nam California, luật sư Nguyễn Quốc Lân, cựu ủy viên giáo dục học khu Garden Grove:
Về phương diện giáo dục thì phim Unforgotten đóng một vai trò rất tốt rất quan trọng để cho thế hệ trẻ cũng như thế hệ tương lai hiểu được những gì xảy ra sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Trong cuốn phim không ai có thể đặt nghi ngờ là những cái này có thật hay không có thật, không ai có thể phủ nhận được những chuyện như vậy.

Về phương diện giáo dục thì phim Unforgotten đóng một vai trò rất tốt rất quan trọng để cho thế hệ trẻ cũng như thế hệ tương lai hiểu được những gì xảy ra sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
LS Nguyễn Quốc Lân
Nó đóng góp và trình bày sự thật chứ không phải để thuyết phục chính quyền Việt Nam công nhận hay không công nhận. Tại vì họ biết chuyện này nhưng mà họ vẫn nhắm mắt làm ngơ, họ vẫn từ chối những thực tế của vấn đề từ bao lâu nay.

Hoặc là cảm nghĩ của cô Bri Demattio, được đạo diễn mời làm co-host buổi trình chiếu premiere của phim tài liệu Unforgotten:
Tôi thật hân hạnh có mặt ở đó, tôi hiểu tầm quan trọng của một cuốn phim tài liệu như Không Bao Giờ Quên, đặc biệt trong dịp tưởng niệm ngày Sài Gòn thất thủ.

Đó là một cuốn phim đặc sắc. Người Mỹ biết về Việt Nam, biết về cuộc chiến Việt Nam nhưng chẳng mấy ai hiểu rõ những gì đã xảy ra cho quân đội miền Nam Việt Nam khi đã im tiếng súng, thí dụ những trại tù tập trung lính miền Nam chẳng hạn. Những câu chuyện trong phim không chỉ làm người ta sáng mắt ra mà còn khiến người ta ngậm ngủi khôn tả. .

Điển hình câu chuyện một phụ nữ cùng mấy con nhỏ lặn lội cả ngày đường từ trong Nam ra ngoài Bắc để thăm chồng đang bị giam trong trại tập trung. Trên đường đi, bao nhiêu thức ăn gói ghém mang ra cho chồng bị đánh cắp sạch, quần áo giỏ xách của bà và mấy đứa nhỏ cũng bị lấy cắp, mẹ con phải ngủ bờ ngủ bụi và chờ sáng mai vào trại xin thăm nuôi. Bà đã phải chờ đợi tới 4 ngày mà vẫn không được gặp mặt chồng. Cuối cùng, khi biết bà có đứa con nhỏ 4 tuổi, cán bộ trại giam đồng ý cho vợ chồng cha con gặp nhau trong 10 phút rồi đuổi bà về.

Những chuyện như thế làm mọi người khóc, khi phim chấm dứt tôi thấy nhiều cựu quân nhân đến bắt tay đạo diễn với đôi mắt đầy lệ, còn những người trẻ sau khi xem đã không dấu được nỗi xúc động. Với tôi, phim Không bao Giờ Quên là một đề tài sống động cho tuổi trẻ thế hệ hai và ba muốn tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam.

Vào tuần lễ thứ ba của tháng này, bộ phim tài liệu Unforgotten, Không Bao Giờ Quên, sẽ được trình chiếu tại San Jose, Bắc California.

Cũng như ở miền Nam, đây là buổi chiếu thân hữu và hoàn toàn miễn phí. Một trong những người đang vận động cho buổi trình chiếu Không Bao Giờ Quên, Những Ngảy Không Quên, cô Hoàng Mộng Thu, thành viên của Biệt Đoàn Văn Nghệ Lam Sơn:
Bắc Cali có bà Lê Đình Vọng, sáng lập viên của chương trình Huynh Đệ Chi Binh, cô Cẩm Vân, ủy viên học khu, và đồng thời Biệt Đoàn Lam Sơn. Tinh thần của Biệt Đoàn Văn Nghệ Lam Sơn là lúc nào cũng nhớ trong thời chiến Việt Nam có rất nhiều, rất nhiều chị em mình là vợ lính hoặc là người yêu của lính. Thành ra khi chúng em kêu gọi chương trình này thì có rất nhiều chị hoan nghinh và sẵn sàng yểm trợ , tham dự,. Sẽ có một buổi tiện trà nhỏ để cô Diễm Thúy có thể tiếp tân cũng như giới thiệu bộ phim của mình.

Cô Cẩm Vân, chủ tịch học khu East Side:
Học khu East Side học sinh Việt Nam chiếm hàng nhì học khu. Vừa rồi Cẩm Vân được hân hạnh đem cuốn phim The Last Days In Vietnam của KQED vào trong học khu. Lần này , biết chị Diễm Thúy và phim Unforgotte, Cẩm Vân cũng muốn đem phim đến với trường học trong học khu East Side. Mục đích là cho các em hiểu được lịch sử, điều thứ nhất. Thứ hai là hiểu được làm sao các em qua được bên Mỹ để có một nền tự do cũng như nền học vấn tốt hơn là ở Việt Nam.
Câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, June 2, 2015

Sự thật 16 tấn vàng của VNCH đã được Cộng Sản bán cho Liên Xô

 
Tôi xin trả lời vắn tắt.
    Câu chuyện này tôi đã nghiên cứu kỹ và viết từ lâu rồi, những nhiều người quên.

    Lúc đó ông Thiệu muốn đưa vàng qua Pháp, những Mỹ không chịu, yêu cầu đưa qua Mỹ, ông Thiệu phải đồng ý, nhưng không tìm ra được một công ty bảo hiểm cho máy bay chở đi Mỹ. Tòa Đại Sứ Mỹ đã nhảy vào tìm giúp. Khi Mỹ tìm được thì ông Thiệu đã từ chức và ông Hương lên,
    Ngân Hàng Quốc Gia đã trình ông Hương về việc đưa vàng đi Mỹ, nhưng ông Hương chẳng hiểu gì về tình hình, muốn giữ vàng lại để "cầm chân" Mỹ, nên không cho đưa đi.

    Hôm đầu tiên vào trình diện ở Gia Long, tôi gặp ngay ông Lê Quang Uyển, Thống Đốc Ngân Hàng lúc đó. Vốn biết nhau từ trước, ông đã kể lại cho tôi nghe chuyện tại sao ông và Lê Văn Hảo không đi được vào phút chót. Ông cho biết trực thăng do Tòa Đại Sứ Mỹ đưa tới thay vì hạ xuống sân thượng Ngân Hàng Quốc Gia, lại hạ xuống sân thượng Sài Gòn Ngân Hàng ở cạnh đó, nên ông ta và tên Hảo bị bỏ lại. Tên Hảo nói phét!

    Lữ Giang

 

From: "Áo Lính VNCH
Sent: Monday, June 1, 2015 3:52 PM
Subject: [ChinhNghia] Câu hỏi của 40 năm chưa được trả lời, trước khi trốn khỏi Việt Nam vào ngày 24/4/1975, tại sao ông Thiệu không tẩu tán hoặc phân phát cho lính và dân 16 tấn vàng mà lại tử tế niêm phong giao cho Nguyễn văn Hảo bàn giao cho việt cộng cùng với số tiền 5 tỉ Việt Nam Cộng Hòa trong kho bạc?

 
Câu hỏi của 40 năm chưa được trả lời
trước khi trốn khỏi Việt Nam vào ngày 24/4/1975, tại sao ông Thiệu không tẩu tán hoặc phân phát cho lính và dân 16 tấn vàng cùng với số tiền 5 tỉ Việt Nam Cộng Hòa trong kho bạc mà lại tử tế niêm phong giao cho Nguyễn văn Hảo bàn giao cho việt cộng?

Quý vị nào cao kiến xin mách bảo.
Đa tạ.
aolinhvnch

Sự thật 16 tấn vàng của VNCH đã được Cộng Sản bán cho Liên Xô

Posted on 19/04/2015 by adminpro in Tin trong nước // 0 Comments
alt
Sau loạt bài “Câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30-4-1975” đăng trên Tuổi Trẻ tháng 4-2006, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại được sử dụng thế nào? .
Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.
Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.

Những đoạn liên quan đến việc bán 40 tấn vàng trong cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Những đoạn liên quan đến việc bán 40 tấn vàng trong cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Qua kênh Liên Xô
“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg… Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương VN.

Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 VN rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả… Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp…

Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của VN cộng hòa, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.

Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)”.

“Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ… có xuất xứ tại VN không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với VN”.
Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể VN và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.

“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ VN. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka VN” – ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
alt
Ông Nguyễn Duy Lộ, người tham gia thương vụ đặc biệt 40 tấn vàng năm 1979 – Ảnh: Q.V.

Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot

Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.

Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.

Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VN cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.

Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, VN chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.

“Sở dĩ VN phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó VN dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.

Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của VN chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. 

Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được VN chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để VN lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng VN còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.
____________
Năm 1979, chở 40 tấn vàng đi bán để giải quyết khó khăn cấp bách và để mua gạo. Nhưng 10 năm sau, năm 1989, VN đã nhập vàng về, gấp 4 lần số chở đi bán.Và một đề xuất của bộ trưởng thương mại mà lúc ấy nhiều người cho là “bị điên”: VN xuất khẩu gạo!
Quốc Việt

__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List