Chính sách hàng rào Ấp chiến lược là để ngăn chặn không cho CS đưa du kích vào thôn quê phá hoại hoặc ám sát các trưởng ấp .
Đây là hình thức tát nước bắt cá , tiêu diệt du kích CS .
Người dân trong làng đều biết mặt nhau . Xung quanh làng được bao bọc bởi các lớp hàng rào Ấp chiến lược rất kiên cố.
Sau tám giờ tối thì hai cổng làng được đóng lại , có sáu dân làng chia
phiên canh gác . Tháp canh có đèn chiếu sáng . CS hoac
nguoi la. vào là dân làng đánh phèn la và trống chiêng báo động ngay .
CS HCM diên dâ`u vi` không cách nào mang
sung dan , vũ khí xâm nhập được.
Sáng ra , hai cổng làng được mở ra để dân chúng đi cày hoặc làm ăn .
Sai lầm quan trọng nhất của Dương Văn Minh : Huỷ bỏ 16,000 Ấp Chiến Lược của TT Ngô Đình Diệm
CHỐNG CỘNG BẰNG GÌ
?
PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC, BỎ LÝ
THUYẾT NHÂN VỊ, LẤY GÌ ĐỂ MÀ CHỐNG CỘNG?
Lý thuyết Cộng Sản: Con người phục vụ xã hội.
Lý Thuyết Nhân vị: Xã hội phục vụ
con người.
-
Kính gửi Đại Tướng
Trần Thiện Khiêm, TT Mai hữu Xuân và các tướng lãnh, các sĩ quan cao cấp đã chủ
mưu cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 hiện còn tại thế.
-
Kính gửi quí vị lãnh đạo
tôn giáo và các tín đồ đã tích cực hỗ trợ hoặc trực tiếp tham gia cuộc đảo
chánh ngày 1-11-1963.
-
Kính gửi Qúi Vị
Lãnh Tụ các chính đảng Đại Việt, Viêt Nam Quốc Dân Đảng và các đảng phái chính trị,
các chức sắc tôn giáo… đã trực tiếp tham gia hay đã tích cực yểm trợ cuộc đảo
chính ngày 1-11-1963.
Thưa qúi vị,
Qúi vị đã trực tiếp chủ mưu
hay tình nguyện tham dự vào biến cố ngày 1-11-1963 vì cho rằng chính quyền của
Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đàn áp tôn giáo và đảng phái của qúi vị hoặc cho
rằng đó
là một chế độ gia đình trị độc tài áp bức…
Tôi không muốn tranh luận về
các nghi vấn này.
Tuy nhiên, tại vì qúi vị
cũng tự nhận mình là người quốc gia chống Cộng, nên với tư cách là một công dân
của Việt Nam Cộng Hòa, tôi xin được góp ý về việc làm của qúi vị như sau:
Lý thuyết Cộng Sản chủ
trương rằng: “con người là công cụ để phục vụ xã hội”.
Lý thuyết Nhân Vị chủ trương rằng: “con người có một giá trị tối thượng, nên mọi sinh hoạt của xã hội đều phải hướng về việc phục vụ con người”
Để đối đầu với lý thuyết Cộng
sản, Đệ Nhất Cộng Hoà do TT Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã có lý thuyết Cần Lao Nhân
Vị.
Trước và sau khi làm đảo
chánh 1/11/1963, qúi vị có lý thuyết gì để đương đầu với lý thuyết Cộng Sản hay
không?
Hỏi tức là trả lời.
Qúi vị chẳng có gì hết !
Về phương diện quân sự cũng thế:
Qúi vị phá tan quốc sách Ấp Chiến
Lược của nền Đệ nhất Cộng Hòa, nhưng qúi vị chẳng hề có một chiến lược chiến
thuật nào để thay thế.
Trước ngày 1/11/1963, nhân dân
Miền Nam đang sống trong một căn nhà tuy không đồ sộ khang trang, nhưng tương
đối là tạm đầy đủ tiện nghi. Qúi vị đã hùa nhau đập phá căn nhà này đi, trong
khi qúi vị không hề có một dự án hay một kế hoạch nào để xây dựng một
căn nhà mới khác.
Về phương diện tôn giáo
cũng vậy, qúi vị cho rằng vì Đệ nhất Công Hoà thiên vị tôn giáo, vì bị chính
quyền đàn áp cho nên tôn giáo của qúi vị mới thua sút tôn giáo khác về mọi mặt.
Nhưng trước và sau ngày 1/11/1963, qúi vị đã có một kế hoạch gì để chấn hưng,
để làm cho Tôn Giáo của qúi vị cũng được vững mạnh như vậy hay không? Chắc chắn
là không, cho nên mới có tình trạng đổ vỡ tan nát thảm thương như hiện nay.
Riêng với qúi vị thuộc
các đảng phái chính trị. Sau ngày 1/11/1963, người dân Miền Nam VN đã mô tả về
đại đa số quí vị bằng cụm từ: "Đảng phái xôi thịt".
Vậy thì, thưa các nhà lãnh đạo
tôn giáo, thưa các tướng lãnh, thưa các chính đảng, thưa những vị đã chủ mưu
hay trực tiếp tham gia vào biến cố ngày 1/11/1963, Trời Phật đã cho qúi vị còn
khỏe mạnh và minh mẫn, xin hãy nói hoặc làm những gì có thể để tạ tội hoặc cứu
vãn phần nào thanh danh của qúi vị trong lịch sử dân tộc.
Xin nhắc lại, chúng ta
cùng sống tại Miền Nam VN, nghiã là cùng sống chung trong một máí nhà. Qúi vị đã
tự ý phá sập căn nhà của chung đó đi, trong khi qúi vị đã không hề có sẵn một kế
hoạch hay là một phương tiện nào để xây một căn nhà mới khác.
Chỉ có trẻ con và người
khờ dại mới có hành động bồng bột, nông nổi và liều lĩnh như vậy.
Việc làm dại dột của qúi vị đã
khiến cho nhân dân Miền Nam chúng ta phải lang thang ăn bờ ở bụi như thế này,
và đã khiến cho tôn giáo của quí vị phài tanh bành tơi tả như hiện nay!
Người dân Miền Nam trong và ngoài
nước, tín đồ các tôn giáo, mọi người đang oán trách và khinh thường qúi vị là
vì vậy. Do đó, hàng năm, cứ tới thời gian này, là tại khằp nơi, người dân VN
lại âm thầm hoặc công khai suy tôn Tổng Thống Ngô Đình Diệm và vinh danh nền Đệ
Nhất Cộng Hòa.
Nếu trước khi lật đổ chế
độ Đệ Nhất Cộng Hoà, qúi vị đã có sẵn một chương trình, một kế hoạch, một chiến
lược chiến thuật, rồi khi đem ra thi hành, kế hoạch của qúi vị thất bại, thì
qúi sẽ ít bị khinh chê hơn rất nhiều.
Trong lịch sử dân tộc VN mai
sau, qúi vị cũng sẽ bị hậu thế phê phán và khinh chê như thế nào, hẳn qúi vị đã
đều qúa rõ.
Vậy thì, xin nhắc lại, Trời Phật
đã cho qúi vị còn khỏe mạnh minh mẫn, xin hãy can đảm để sám hối về những hành
động nông nổi bồng bột của mình, xin hãy hành động để cứu vãn phần nào thanh
danh của mình, của tôn giáo và của đảng phái mà qúi vị đã là thành viên.
Tóm lại, tôi và rất nhiều người
hiện đang “hoài Ngô”, đang kính nhớ TT Ngô Đình Diệm vì chính phủ của TT Ngô
Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã biết tự lực tự cường, nhất là đã chống Cộng
có chiến lươc chiến thuật bằng lý thuyết Cần Lao Nhân Vị và Quốc Sách Ấp
Chiến Lược.
Còn qúi vị ?
Trời ơi, nhục nhã và ê chề
quá, nhưng thôi, cũng đành phải nói nó ra, vì mọi người ai ai cũng đều đã biết
hết rồi:
Qúi vị đã phó thác tất
cả vận mạng dân tộc vào trong tay… người Mỹ!
Vũ Linh Châu
Phát biểu và chịu trách
nhiệm, hoàn toàn với tư cách cá nhận, không liên quan tới một tôn giáo, một
nhóm hay một người nào khác.
On Friday, October 30, 2015 4:00 PM, "'San Le D.' [thaoluan9]" <>
wrote:
KHONG VE VIET NAM NEU
CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG
PHAI DIET VIET GIAN
On Friday, October 30, 2015 2:55 PM, Thuy Anh Tran <> wrote:
Một bài
phỏng vấn về tình hình đất nước trong cuộc đảo chánh 1963!Mời đọc để biết!TTA
On Friday, 30 October 2015, 11:19, "Hoang Nguyen [VN-TD]"
<>
wrote:
Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-10-29
Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?
Tổng
thống Ngô Đình Diệm tại Washington DC tháng 8 năm 1957.
Courtesy U.S. Air
Force
Cuộc đảo
chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một khúc quanh lịch
sử. Bằng cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là
Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh không ai biết người ra
lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống
những gương mặt đứng phía sau giật giây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm
danh và lịch sử luôn công bằng cho từng người một.
Mặc Lâm
phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố
vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt
Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.
Cái tốt và chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa
Mặc Lâm: Thưa ông Bùi Kiến Thành, xin cảm ơn ông cho phép chúng tôi thực
hiện cuộc phỏng vấn này. Ngày 1 tháng 11 hàng năm có lẽ ai theo dõi tình hình
Việt Nam trong lịch sử đương đại đều nhớ là ngày mà cuộc đảo chính không những
lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm mà còn giết cả hai anh em ông ấy tại Sài gòn vào
năm 1963. Ông có nhận đình gì về ngày lịch sử này thưa ông?
Bùi Kiến Thành: Có lẽ
cũng là một ngày chúng ta nên ôn lại cái được và cái chưa được cái tốt và cái
chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa để chúng ta rút bài học.
Mặc Lâm: Vâng, trước khi đi sâu hơn vào chi tiết xin ông vui lòng cho
biết về mối quan hệ của ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Bùi Kiến Thành: Trong khi
tôi học ở Columbia vào những năm 1952 cho tới năm 1954 lúc đó thì chí sĩ Ngô
Đình Diệm đang ở New Jersey. Cứ mỗi cuối tuần thì ông qua New York thăm chơi
với tôi cùng một anh bạn nữa là anh Bùi Công Văn, ảnh là phóng viên của Đài
Tiếng nói Hoa Kỳ. Cứ tối thứ Bảy thì ông qua ngồi nói chuyện suốt đêm cho tới
sáng Chủ Nhật thì ông đi lễ, đi lễ về rồi lại nói chuyện suốt ngày, tới chiều
Chúa Nhật thì ông trở lại tu viện Maryknoll.
Chúng tôi
sống với nhau trong cảnh bạn cố tri trao đổi như thế trong suốt gần hai năm tại
New York trước khi ông Diệm về bên Pháp và sau đó về làm Thủ tướng chánh phủ.
Sau khi
ông Diệm về làm Thủ tướng chính phủ chấp chánh vào ngày mùng 7 tháng 7 thì ông
Diệm gửi điện qua New York và Washington yêu cầu tôi trở về để giúp đỡ. Ngày 23
tháng 8 năm 1954 sáu anh em chúng tôi là cựu sinh viên của các đại học Mỹ về
giúp cho ông Diệm trong thời kỳ rất là khó khăn. Làm Thủ tướng mà không có cảnh
sát không có quân đội chỉ vỏn vẹn có 27 sĩ quan đi theo mà thôi.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên
họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu
thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh
hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
-Bùi Kiến Thành
Cả một
đất nước do Pháp đang cai trị vì vậy khi nắm lại quyền tự do, quyền tự chủ,
quyền độc lập trong thời kỳ đó rất là khó khăn vì vậy chúng ta phải đánh giá
cao việc ông Diệm bình định được tình hình, đưa quân Pháp ra khỏi nước Việt Nam
một cách ổn định và xây dựng nền đệ nhất cộng hòa. Điều này khi nghiên cứu lịch
sử và đánh giá cao tinh thần của cả một thời kỳ không riêng gì ông Diệm mà
những người đi theo hỗ trợ giúp đỡ cho ông Diệm, những nhân sĩ ở miền Nam, nhân
sĩ ở miền Trung, miền Bắc… tất cả đều có công lớn đã xây dựng chế độ đệ nhất
cộng hòa, nhưng rất tiếc rằng sau đó chúng ta không làm được những chuyện ta
cần phải làm để đến nỗi bị đổ vỡ.
Mặc Lâm: Thưa ông trong khi gần gũi với Thủ tướng Ngô Đình Diệm ông và
các người được Thủ tướng mời về cụ thể làm những việc gì để giúp cho chính phủ
còn non nớt lúc ấy?
Bùi Kiến Thành: Tôi bên
cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về tại Dinh Gia Long ngày 23 tháng 8 đó ăn
cơm trưa với ông Diệm và một số Bộ trưởng, Tổng trưởng, có những nhân hào nổi
tiếng của Việt Nam như ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn
Châu… chúng tôi hết sức khẩn thiết làm bất cứ việc gì để ổn định tình thế, tôi
ở suốt ngày suốt đêm trong dinh một thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài.
Sau khi bố trí lại thì ngày nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm việc
với Thủ Tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Một là bên Dinh Gia Long, sau nữa khi dời sang Dinh Độc Lập tôi
cũng sát cùng ông Diệm như một cộng sự đặc biệt vì cái chỗ thân tình từ khi còn
nhỏ kia, khi tôi mới 15-16 tuổi, hồi đó gia đình tôi thân với ông Diệm lắm.
Chính ông cụ tôi đã cất giấu ông Diệm trong khi bị Nhật tìm bắt ông. Sau này
khi không còn tham chính nữa ông cụ tôi tiếp tục làm y sĩ riêng cho Tổng Thông
đến ngay ông ấy bị sát hai. Cái thân tình ấy dẫn tới chỗ hết sức gần với nhau.
Tất cả những chuyện thâm cung bí sử, khó khăn trong thời kỳ tháng 8 tháng 9 tới
tháng 12 năm 1954 thì thật sự hội lại chỉ có 4 người trong Dinh Gia Long thôi:
Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành. Chúng tôi
bàn với nhau cái gì cần phải làm. Làm sao nắm được quân đội, làm sao đối kháng
với Bình Xuyên, làm sao giải tỏa được thành phố Sài Gòn xây dựng lên một chính quyền
được nhân dân ủng hộ.
Riêng về tôi đặc biệt là có trách nhiệm giúp cho Tổng thống, khi
ấy là Thủ tướng, quan hệ với các phái bộ đặc biệt của Mỹ từ bên Mỹ gửi qua chứ không
phải quan hệ với sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thân với Pháp,
ông đại sứ Mỹ Donald Heath rất thân với Pháp, sau đó thì Lawton Collins cũng
thân với ông Cao Ủy Pháp Paul Ely. Công việc của tôi và của ông Ngô Đình Nhu là
bắc cây cầu trực tiếp với chính phủ Mỹ ở Washington, qua những phái bộ đặc biệt
của Hoa Kỳ gửi qua trong đó có Trung tướng O’Daniel, Đại tá Lansdale sau này là
General Lansdal, Paul Hardwood (Trưởng phái bộ CIA), việc của tôi làm lúc ấy
cũng chỉ trong 4 người mà thôi bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn.
Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói
với Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi Kiến
Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp những nhân sĩ
ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như
Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự do có tiếng nói tự do
trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ báo Tự do lúc ấy là thực sự
nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một khung cảnh rất khó khăn và để chống lại
những tờ báo thiên Pháp hay thân các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài
phát thanh khi đó tại Sài Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt
ngày. Tôi có nhiệm vụ lập nên đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, một
đài phát thanh đặc biệt để nói lên những sự việc như thế nào trong khi chúng ta
phải xây dựng một chính quyền độc lập đó là việc Thủ tướng Ngô Đình Diệm giao cho
tôi làm.
TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower,
tại sân bay Dulles, Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force.
Mặc Lâm: Xin ông nói rõ hơn tại sao đã là thủ tướng mà còn bị đài phát
thanh bên quân đội chống phá bằng cách chửi bới công khai như ông vừa nói, phải
chăng còn một thế lực nào công khai chống lại Thủ tướng vào lúc sơ khai ấy hay
không?
Bùi Kiến Thành: Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc ấy làm gì có quân? Thủ tướng mà
không nắm cảnh sát, công an. Công an trong tay của Bình Xuyên là một đám giang
hồ, cướp của. Pháp cho họ quản lý sòng bạc Đại thế giới, Kim Chung… Cảnh sát
thì không nắm được còn quân đội thì trong tay của Trung tướng Nguyễn Văn Hinh.
Trung tướng Hinh là một người thân Pháp con của ông Nguyễn Văn Tâm, không phải
là người ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm vì vậy khi làm Thủ tướng ông Ngô
Đình Diệm ngồi trong dinh nhưng cái đài phát thanh là của người khác.
Đài Quốc gia cũng như đài quân đội thì người Pháp, hay thân
Pháp, quản lý cứ mỗi ngày chửi bới Ngô Đình Diệm thế này, chửi bới Ngô Đình Diệm
thế kia…ngồi trong dinh mà không giải quyết được vấn đề đó vì vậy phải kiên trì
xây dựng lực lượng mình lên để giải quyết điều đó.
Xây dựng lực lượng bằng cách thu dụng những nhân sĩ tài ba của
đất nước vào ủng hộ mình đồng thời cũng phải có tiếng nói qua cái đài phát
thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, tiếng nói qua tờ báo Tự Do lúc đó đóng một
vai trò quan trọng phổ biến tâm tư nguyện vọng, chính sách của Ngô Đình Diệm
cho dân chúng được biết. Vấn đề đó cực kỳ quan trọng và tôi được giao trọng
trách tổ chức hai việc đó trong những ngày đen tối nhất sau khi ông Ngô Đình
Diệm lên nắm chính quyền, tức là những ngày trong tháng 8 tháng 9 năm 1954 cho
tới đầu năm 1955 khi bình định xong thì trong hai cơ quan đó, “Đài Tiếng nói
quốc dân đoàn kết” không tiếp tục nữa nhưng tờ báo Tự Do vẫn tiếp tục rất tốt.
Tờ Tự Do là nguồn dư luận rất tốt trong thời kỳ đó, trong chánh thể đệ nhất
cộng hòa.
Không có tổ chức chính trị nồng cốt
Mặc Lâm: Báo chí quốc tế cũng như giới tướng lãnh đa số cho rằng chính
phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ bởi những tuyên bố gây sự giận dữ trong và ngoài nước
của bà Ngô Đình Nhu cùng với những hành động đàn áp Phật giáo của chính phủ Ngô
Đình Diệm. Ông có chia sẻ gì về việc này?
Bùi Kiến Thành: Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm
sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức
yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông
Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư
viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính
trị. Nếu quản lý một nhà nước mà không có tổ chức thì làm sao? Vì vậy cho nên
cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng
quốc gia” mà ông Bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào
thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở
trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô
Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nồng cốt để làm
việc.
Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm
sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức
yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức.
-Bùi Kiến Thành
Sau nữa
còn có cái lỗi ở chỗ lầm lẫn hai việc khác nhau: quản lý các vấn đề nhà nước là
việc quản lý hành chính, còn tổ chức nồng cốt do một chính đảng đứng lên để
đóng vai trò cột trụ cho một đất nước thì là một việc khác. Do lầm lẫn ở vai
trò lãnh đạo chính trị và lãnh đạo hành chính cho nên chế độ Ngô Đình Diệm tập
trung nhiều hơn về vấn đề hành chính mà quên đi vấn đề lãnh đạo chính trị, xây
dựng nồng cốt tức là sự ủng hộ của nhân dân, làm sao để vấn đề đảng được nhân
dân ủng hộ…
Chính phủ
Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính trị thật sự
của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững được và vì thế có thể
nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không phải là vấn đề nhỏ bé như chuyện
bà Nhu nói cái này cái kia. Có! nó có ảnh hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ
đối với khả năng xây dựng nên một chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm
không làm được.
Mặc Lâm: Vậy phải chăng do điều mà người ta nhận xét về ông Ngô Đình Diệm
là người theo chủ nghĩa dân tộc đã khiến ông bị người Mỹ lo sợ vì không theo sự
dẫn dắt của họ, đặc biệt là khi Mỹ muốn đổ quân vào Việt Nam thưa ông?
Bùi Kiến Thành: Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng
các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ
nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào
quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất
chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua
theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính
nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên
họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu
thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh
hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
Mặc Lâm: Thưa ông, một câu hỏi cho tới ngày nay vẫn nằm trong bí mật, ông
thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên có lẽ hiểu được phần nào câu trả lời:
ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và tại sao phải giết họ khi đã
nắm tất cả quân đội trong tay và họ đã bị bắt?
Bùi Kiến Thành: Tôi không có thông tin chính xác để nói về vấn đề này nhưng suy
luận từ một lần đảo chính trước do Nguyễn Chánh Thi chủ mưu ông Diệm đã lập lại
ván cờ bằng cách chỉnh đốn lại, thì lần này Dương Văn Minh và những người theo
Dương Văn Minh nghĩ rằng khả năng ông Nhu ông Diệm có đủ bản lĩnh và đủ sự ủng
hộ của những quân đoàn còn theo ông ta để lập lại thế cờ thì rất khó khăn cho
phe đảo chính. Vì vậy người ta không chấp nhận để cho ông Diệm ông Nhu tồn tại
để mà có cái rủi ro đấy. Tôi không có thông tin ai là người ra lệnh giết hai
anh em ông Diệm nhưng tôi chắc chắn rằng những người theo phe đảo chánh và nhất
là phía Mỹ, thấy nguy cơ Ngô Đình Diệm có thể lập lại thế cờ rất là nguy hiểm
vì vậy không để cho Ngô Đình Diệm sống. Đấy là quyết định chính trị chiến lược
trong tranh đấu chứ không phải ai làm, hay ai ra lệnh không quan trọng, vấn đề
phải tiêu diệt anh em ông Ngô Đình Diệm là để tránh nguy cơ bị lật trở lại.
Mặc Lâm: Trong ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 ông đang làm gì và có
theo dõi hay tham gia trong một vai trò nào đó hay không?
Bùi Kiến Thành: Hôm đó tôi đang đi làm việc ở ngoài thì nghe phong phanh ngày
hôm đó có bạo động. Tôi gọi về trong dinh thì gặp ông già Ẩn, tức là cận vệ của
Tổng thống tôi hỏi anh Ẩn hiện giờ có vấn đề gì không vậy? tôi nghe ngoài này xào
xáo lắm, thì ông Ẩn trả lời không có vấn đề gì đâu anh Thành ơi, mình hoàn toàn
kiểm soát được mọi chuyện!
Đó là một cái chủ quan đầu tiên tại vì trong buổi sáng hôm ấy
ông Nhu đã có sắp xếp một số chiến lược, chiến thuật nhằm giải quyết vấn đề bạo
động nhưng vì chủ quan nên không thực hiện được. Tôi nói với ông Ẩn: coi chừng
nhé nếu cần gì thì tôi vào trong dinh ngay để giúp cho các anh. Ông Ẩn nói
không sao đâu anh Thành, nên tôi về nhà ăn cơm trưa và chờ cho tới hai ba giờ
chiều không thấy gì xảy ra. Nhưng khoảng ba bốn giờ chiều tôi gọi lại thì tình
hình bế tắc hết tôi không còn làm gì được nữa.
Ngày hôm đó tôi ở Sài Gòn, tôi muốn làm một cái gì đó để giúp
đem lại trật tự an ninh nhưng mà cái thời thế có lẽ như là định mệnh của đất
nước mình không cho mình làm gì được trong lúc ấy. Có làm gì được nữa trong lúc
ấy khi thế lực của kẻ chủ mưu là người Mỹ đứng sau lưng những ông tướng của
mình? thế lực ấy nó quá mạnh chúng ta không làm gì được.
Việc đảo
chánh ông Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn Minh, Dương Văn Minh
chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng như mấy ông kia củng chỉ là
con cờ còn người chỉ huy, đưa ra tất cả những chiến thuật chiến lược để làm
việc này. là người Mỹ mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá Conein,
ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia thành ra
tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh
thấy có đau khổ chưa?
Mặc Lâm: Theo ông thì tại sao các tướng lĩnh lúc ấy lại nghe theo người
Mỹ? Vì những hứa hẹn quyền lực hay âm mưu chính trị nào khiến họ trở thành như
vậy?
Bùi Kiến Thành: Do những ông tướng không
nghiên cứu tình hình đất nước, do không hiểu lý tưởng, không hiểu được chính
nghĩa như thế nào mà đi theo lời của nước ngoài để mà sát hại một tổng thống,
tưởng mình làm được cái gì nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ
làm được gì đâu.
Cái tội của những anh đảo
chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình
chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc
tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.
Đấy là cái tội của các anh
làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chết, đó là tội của các anh
vì các anh không hiểu gì về chính trị, hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ
suy tàn.
Nếu chúng ta có cơ hội thì
còn thương lượng được giữa miền Bắc với miền Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức
có thể thương lượng với nhau. Chúng ta phải có nội lực có sức mạnh để mà thương
lượng chứ không phải giao đất nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.
Đó là tội của những người tự
cho mình giỏi hơn người khác. Không thể nào một dân tộc một đất nước nào giữ
được chính nghĩa của mình bằng cách bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá
làng xóm cả. Không thấy cái đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh
vác súng đi theo người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy
là không thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một đất
nước.
Mặc Lâm: Nhiều tài liệu lịch sử nói là chính phủ Ngô Đình Diệm từng có ý
định nói chuyện với miền Bắc, ông có ý kiến gì về những chi tiết này?
Bùi Kiến Thành: Khi chính
phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút
ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, mà chiến tranh khi đã tràn lan rồi thì dù
cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn thua như
thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua
biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của
Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam.
Vì vậy
nhìn về chiến lược thì hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thấy rõ ràng cái
nguy cơ tác hại cho cả miền Nam và miền Bắc. Hà Nội cũng có những đầu óc thông
minh để mà hiểu rõ sự nguy hiểm khi chiến tranh lan rộng như thế. Đó là đồng
thuận về tinh thần là làm sao phải làm dịu chiến tranh xuống để tránh việc tàn
phá đất nước. Giữa Nam Bắc Việt Nam phải có sự hiểu biết và tìm giải pháp tránh
chiến tranh. Muốn làm việc đó thì Việt Nam phải mạnh, không mạnh thì không nói
chuyện được.
Qua sự
trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp…qua các
cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia
sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe
như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và nó đưa việc này ra cho
mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho
cộng sản, vì vậy anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước”
không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản….
Những đầu
óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế
lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để cứu đất
nước khỏi họa cộng sản.
Tôi đề
nghị anh đọc cuốn sách “Robert Kennedy and His Time” của Arthur Schlesinger Jr.
viết, trong đó có một chương nói về tình hình Việt Nam. (*)
Trong chương
đó có viết Bùi Kiến Thành nói cái gì, Ngô Đình Diệm nói cái gì và Tổng thống
Kennedy đã quyết định cái gì. Rất tiếc rằng Tổng thống Mỹ không thực hiện được.
Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi
nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 64 sau
khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là
Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh
tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như
Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông
__._,_.___
Posted by: tran do <