Đễ zuy trì làm tài liệu
nghiên cứu
h nvlong
Date: 2015-10-26 1:58 GMT-07:00
Subject: [ChinhNghia] NGÔ ĐÌNH DIỆM : NHÂN DÂN KHÔNG CÒN CAM PHẬN
Ngô Đình Diệm:
"Nhân
dân không còn cam phận"
Lời
người dịch: Nhận
lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình
Diệm sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 5, 1957. Ông được tiếp đón trọng thể và đầy
đủ danh dự dành cho bậc thượng khách của chính phủ Hoa Kỳ. Thành công của Tổng thống Ngô
Đình Diệm trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam Cộng Hòa còn non trẻ, đặc biệt
trong việc tái định cư thành công hơn 800 ngàn người tỵ nạn từ miền Bắc, đều
được các báo uy tín hàng đầu của Mỹ coi là "phép lạ". Tổng thống Hoa
Kỳ Eisenhower đã đích thân ra đón ông tại phi trường, và vợ chồng Tổng thống
Eisenhower đã dự tiệc chiêu đãi được tổ chức tại tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở
Washington.
Trong thời gian thăm viếng Hoa Kỳ, Tổng
thống Ngô Đình Diệm đã có vinh dự phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ.
Bài diễn văn của ông "tuy ngắn nhưng đầy xúc động" đã nhận được nhiều
tràng pháo tay hoan hô của các vị dân biểu Mỹ.
Bài
diễn văn đã được đăng toàn văn trên tờ báo New York Times
vào ngày hôm sau. Toàn bộ tựa đề và các tiêu đề là của tờ báo này. Những phần
trong ngoặc là từ biên bản của Quốc hội Hoa Kỳ. Và người dịch chân thành cảm ơn
Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã gởi cho biên bản về bài diễn văn của Tổng thống Ngô
Đình Diệm.
Ngô Đình Diệm - Nhân dân không còn cam phận
Thật
là một vinh dự hiếm có cho tôi khi hôm nay có cơ hội phát biểu với quý vị. Phát
biểu với quý vị trong tòa nhà Quốc hội này, nơi đã hun đúc nên số phận của một trong
những quốc gia lớn trên thế giới.
Tôi
tự hào mang đến quý vị dân biểu lỗi lạc của nước Cộng hòa Hoa Kỳ cao quý những lời
chúc huynh đệ tốt đẹp nhất từ nhân dân Việt Nam. Tôi cũng mang đến đây sự bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam về sự giúp đỡ tinh thần và vật chất
của nhân dân Hoa Kỳ. Nhân dân chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng rất lớn
lẫn ý nghĩa sâu sắc của sự trợ giúp này.
Kể
từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vừa qua, khi Châu Á phá tung xiềng xích, lương
tâm của thế giới cuối cùng đã bừng tỉnh trước sự phát triển sâu sắc và tất yếu-
sự ra đời của Châu Á độc lập. Từ đấy, nhận thức này đã đưa đến sự lên án bằng những
lời lẽ cụ thể nhất chế độ bóc lột cũ mà, trong quá khứ, đã chi phối quan hệ
giữa Đông và Tây.
Hiện
nay thay thế vào đấy là những nỗ lực bền bỉ nhằm xác lập phương thức hợp tác
quốc tế mới, thích hợp hơn với những nhu cầu thực sự của thế giới và với triết
lý mới của Châu Á.
Chính
cuộc chiến đấu giành độc lập, chính ý thức càng ngày càng sâu sắc của các dân
tộc thuộc địa rằng nguồn gốc của sự nghèo khổ của họ là sự cản trở một cách có
hệ thống sự phát triễn kỹ thuật, cùng với tinh thần dân tộc và xã hội ngày càng
cao, tất cả đã kết hợp lại để tạo ra sự thay đổi toàn diện sâu sắc trong tâm
trạng Châu Á và tất cả điều này đã cho dân chúng Châu Á sự năng động không thể
nào cưỡng lại được.
Nhân
dân không còn cam phận
Nhân
dân Châu Á - vốn đã tủi nhục từ lâu trong nguyện vọng dân tộc của mình, nhân
phẩm của họ đã bị tổn thương - giờ đây không còn cam phận và thụ động như trong
quá khứ. Hiện giờ họ háo hức bồn chồn. Họ khao khát giảm bớt sự lạc hậu quá lớn
về kỹ thuật. Họ đòi hỏi mạnh mẽ sự phát triễn kinh tế cấp bách và nhanh chóng,
nền tảng tốt đẹp duy nhất cho sự độc lập chính trị dân chủ.
Các
nhà lãnh đạo Châu Á - dù ý thức hệ của họ là gì chăng nữa- tất cả đều đối mặt
với sự cấp bách bi kịch của những vấn đề xã hội và kinh tế. Dưới áp lực mạnh mẽ
của nhân dân mình, họ buộc lòng chấp nhận kế hoạch kinh tế. Kế hoạch như thế
nhất định gây ra những hậu quả chính trị nghiêm trọng.
Chính
vì lý do này chủ đề chính của các cuộc tranh luận chính trị trong nước ở các
quốc gia Châu Á đều tập trung vào mức độ kế hoạch cần thiết, phương pháp cần
phải có để tạo ra những kết quả thực tế cấp bách.
Phải
chăng mọi thứ nên được kế hoạch? Hay sự kế hoạch chỉ nên giới hạn vào các khu
vực thiết yếu? Phải chăng nên chấp nhận những phương pháp dân chủ hay những
phương pháp toàn trị tàn bạo?
Chính
trong cuộc tranh luận này-ở tại nhiều nước không may bị ảnh hưởng bởi những lời
hứa hẹn giả dối nhưng quyến rũ của chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa cộng
sản-những nỗ lực đang nhằm gìn giữ nền dân chủ tự do qua viện trợ từ các nước
công nghiệp Tây phương đóng vai trò rất quan trọng. Vì danh dự của con người,
Hoa Kỳ đã đóng góp quan trọng nhất vào mục đích này.
Kính
thưa quý vị trong Quốc hội, qua những điểm chính và khái quát chung, những điều
này là những vấn đề các nước Châu Á đang đối mặt. Những điều này là những mục tiêu
phải đạt được và là những phương cách phải được đề xuất. Những điều này cũng là
những áp lực và cám dỗ trong nước mà các nhà lãnh đạo Châu Á đối mặt.
Khu
vực nhạy cảm
Ở
lục địa Châu Á rộng lớn, Việt Nam nhận thức mình ở khu vực nhạy cảm nhất. Mặc dù
Việt Nam đối mặt với những vấn đề chung của các nước Châu Á khác, nhưng do vị trí
địa lý chính trị nhạy cảm của mình những vấn đề của Việt Nam nghiêm trọng hơn rất
nhiều.
Nằm
ở một trong những điểm tiếp cận chiến lược những nguyên liệu quan trọng của Đông
Nam Á-sở hữu những nguyên liệu này mang tính chất rất quyết định- bị cản trở
phát triễn bởi một trăm năm đô hộ nước ngoài, bị cạn kiệt bởi mười lăm năm chiến
tranh và tàn phá, nửa miền bắc của lãnh thổ Việt Nam lại rơi vào tay Cộng sản,
Việt Nam tự do hiện ở trong hoàn cảnh bị đe dọa và nghiêm trọng hơn các nước
Châu Á khác.
Bằng
sự hy sinh to lớn của con người và nhờ vào viện trợ từ nhân dân Mỹ hào phóng, trong
thời gian kỷ lục, Việt Nam tự do đã khắc phục thành công những hỗn loạn do
chiến tranh và hiệp định Geneva tạo ra. Sự kiến thiết và ổn định quốc gia mà đã
đạt được ấy đã giúp hội nhập hơn 860.000 người tỵ nạn vào nền kinh tế của 11 triệu
người khác ở Việt Nam tự do và đã giúp thông qua những cải cách chính trị và
kinh tế quan trọng.
Tuy
nhiên, vào lúc tất cả Châu Á đang chuyển từ nền văn minh này sang nền văn minh khác,
vào thời điểm khi tất cả các vấn đề quan trọng đều nảy sinh cùng một lúc đối
với các nhà lãnh đạo và đều dường như đòi hỏi giải quyết cấp bách, vào lúc khi
tất cả đều phải được thực hiện trong bầu không khí căng thẳng cách mạng ngày
càng cao, hơn các quốc gia khác, Việt Nam càng thấy cần thiết phải thông qua
một số nguyên tắc, đường lối chỉ đạo hành động nào đấy, không chỉ để bảo vệ mình
khỏi những cám dỗ toàn trị mà còn, trước hết, để giúp cho mình đạt được độc lập
thay vì hỗn loạn, để bảo vệ hòa bình mà không hy sinh độc lập, để đạt được tiến
bộ kinh tế mà không hy sinh các quyền tự do của con người.
Trích
dẫn học thuyết năm 1956
Chính
vì những lý do này - dựa vào các cội nguồn văn hóa Châu Á, và trong truyền
thống dân chủ Việt Nam của chúng tôi - tôi đã có danh dự định rõ học thuyết này
trong thông điệp đọc trước Quốc hội Lập hiến vào ngày 17 tháng 4 năm 1956. Tôi
xin mạn phép trích dẫn từ thông điệp ấy những đoạn ý nghĩa nhất, vì chúng tạo
thành nền tảng của hiến pháp chúng tôi.
Tôi
trích:
"Trong
hoàn cảnh những lực lượng trấn áp vật chất và chính trị quá mạnh thường xuyên đe
dọa chúng ta, chúng ta cảm thấy, hơn các dân tộc khác, nhu cầu rất quan trọng đặt
cuộc sống chính trị của chúng ta trên một nền tảng vững chắc và thúc đẩy một cách
rất chính xác những bước kế tiếp trong hành động của mình theo những đường lối
mà sẽ chắc chắn tạo ra mức độ tiến bộ dân chủ lớn nhất.
(Vỗ
tay.)
"Điều
này chỉ có thể là duy linh, đường lối ấy con người theo đuổi trong hiện thực
mật thiết của họ cũng như trong cuộc sống cộng đồng của họ, trong nghề nghiệp
của họ cũng như trong sự theo đuổi tự do sự hoàn thiện trí tuệ, đạo đức, và
tinh thần.
"Vì
thế, chúng ta khẳng định niềm tin của mình vào giá trị tuyệt đối của con
người-nhân phẩm của họ có trước xã hội và số phận của họ lớn hơn thời gian.
(Vỗ
tay.)
"Chúng
ta khẳng định mục đích chính đáng duy nhất của nhà nước là bảo vệ quyền tồn
tại, quyền phát triễn tự do cuộc sống trí tuệ, đạo đức và tinh thần căn bản của
con người.
"Chúng
ta khẳng định dân chủ không phải là hạnh phúc vật chất cũng không phải là quyền
lực tối cao của thành viên. Dân chủ về cơ bản là một nỗ lực trường tồn nhằm tìm
ra những phương tiện chính trị đúng để đảm bào cho tất cả mọi công dân quyền phát
triễn tự do và quyền sáng kiến, trách nhiệm, và cuộc sống tinh thần cao
nhất."
(Vỗ
tay.)
Chủ
đề phát triển
Chúng
tôi tin chắc rằng với những nguyên tắc chỉ đạo này như là chủ đề trọng tâm cho sự
phát triển các thể chế chính trị của mình, Việt Nam sẽ có thể tạo ra chế độ chính
trị và kinh tế mà không phải là một hệ thống đóng kín nhưng là hệ thống mở, càng
ngày càng mở rộng cho đến khi nào hệ thống đạt đến các phương diện tự do của con
người.
Việt
Nam Cộng Hòa, nền cộng hòa non trẻ nhất ở Châu Á, chẳng bao lâu nữa sẽ tròn hai
tuổi. Nền cộng hòa của chúng tôi sinh ra từ trong vô vàn đau khổ. Nền cộng hòa
ấy đang can đảm đương đầu với cuộc cạnh tranh kinh tế với những người cộng sản,
cho dù hoàn cảnh khó khăn và nghiêm trọng, mà mỗi ngày lại càng trở nên phức
tạp hơn.
Việt
Nam, tuy nhiên, có lý do chính đáng để tin tưởng và hy vọng. Nhân dân Việt Nam thông
minh, tháo vát và can đảm. Họ cũng có thêm được sức mạnh nhờ sự giúp đỡ vật chất
và tinh thần họ nhận được từ thế giới tự do, đặc biệt sự giúp đỡ từ nhân dân
Mỹ.
Trong
hoàn cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực cộng sản ở Đông Nam Á ngày càng gia tăng
tôi không thể nào lập lại biết bao nhiêu lần cho đủ lòng biết ơn sâu sắc của nhân
dân Việt Nam trước sự giúp đỡ của Mỹ và nhân dân Việt Nam ý thức rất cao về tầm
quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, và số lượng của sự giúp đỡ này.
Quả
thực, chưa bao giờ lúc nào trong lịch sử những cuộc xung đột phát sinh giữa các
dân tộc lại quan hệ cấp bách như thế đến nền văn minh như những cuộc xung đột
ngày nay.
Sự
đóng góp kịp thời của Hoa Kỳ
Chính
qua những đóng góp kịp thời và đầy đủ cho sự kiến thiết cuộc sống kinh tế và kỹ
thuật của chúng tôi-nhờ đấy tạo ra mức sống cao hơn-thế giới tự do, dưới sự lãnh
đạo của Hoa Kỳ, đang khẳng định sự thành công của hệ thống hợp tác quốc tế mới.
Hành
động này đã góp phần bảo vệ Đông Nam Á và ngăn cản những nguyên liệu trong vùng
này không rơi vào tay Cộng sản.
Mặc
dù nền kinh tế chúng tôi bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh, tàn phá, và chủ nghĩa
thực dân, nhưng bây giờ nhân dân Việt Nam đang tăng gia đóng góp vào quốc gia
mình. Cách đây vài tháng Quốc hội Lập hiến đã bỏ phiếu thông qua nhiều thuế mới
và cao hơn nhằm mang lại thu nhập cần thiết cho ngân sách quốc gia. Mới đây sắc
lịnh quân dịch quốc gia đã được ban hành và cách đây hai tháng chúng tôi đã đưa
ra bản tuyên bố toàn diện về chính sách nhằm mục đích khích lệ đầu tư tư nhân
từ nước ngoài.
Chính
trên bình diện đạo đức cao cả này chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ rộng
rãi và quên mình mà chúng tôi đã nhận được từ nhân dân Hoa Kỳ. Chính trên cũng bình
diện này quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với quyền lợi của nhân dân thế
giới tự do.
(Vỗ
tay.)
Chính
trên bình diện này cuộc chiến đấu của các bạn và cuộc chiến đấu của chúng tôi
đều chỉ là một và giống nhau. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại chủ
nghĩa cộng sản.
(Vỗ
tay.)
Chính
trong niềm xác tín này và chính trong sự ghi nhớ sâu sắc và không bao giờ phai nhạt
trong lòng về việc nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ đã theo dõi những nỗ lực của chúng
tôi với tất cả sự thấu hiểu cảm thông chí tình tôi xin kết thúc, và lần nữa tôi
cảm ơn Tổng thống, Chủ tịch Hạ Viện và quý vị trong Quốc hội về vinh dự đã dành
cho tôi và cảm ơn quý vị đã ân cần lắng nghe.
(Mọi
người đứng lên vỗ tay.)
Trần
Quốc Việt dịch (DanLamBao)
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
From: Trucie D. <
Sent: Sunday, October 25, 2015 8:17 PM
Sent: Sunday, October 25, 2015 8:17 PM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH 57.3:
VIDEO HỘI LUẬN VỚI CỰU THIẾU TÁ LIÊN THÀNH VỀ
CUỘC PHẢN LOẠN 1-11-1963, DO PHƯƠNG THANH THỰC HIỆN + CÁC THƯ MỜI LỀ TƯỞNG NIỆM
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM...
Buổi hội luận với cựu Thiếu Tá Liên Thành
do Phương Thanh phụ trách vào hồi 9:00
PM tối thứ Sáu ngày 23/10/2015 trong chương trình Thế Sự Thăng Trầm của Đài
Truyền Hình 57.3 tại nam California, USA.
Đề
tài hội thảo: Cuộc Phản Loạn Vào Ngày 1/11/1963
- Nguyên Nhân
- Kết quả
- Ảnh Hưởng
=====================================================================================================
Phoenix, AZ, Hoa Kỳ: Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa
- Thư Mời Tham Dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Chủ Nhật 1/11/2015
Date: Sun, Oct 25, 2015 at 11:46 AM
Subject: Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa - Thư Mời Tham Dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
- Ngày 1 Tháng 11 Năm 2015
To: HauDue VNCH <
To: HauDue VNCH <
==================================================================================
Saint
Louis, MO, Hoa Kỳ: Thông Báo Lễ Cầu Nguyện Nhân Ngày Giỗ Lần Thứ 52 Cố Tổng Thống
Ngô Đình Diệm (2-11-1963 2-11-2015), Chủ Nhật 1/11/2015
Hội Cựu Quân Dân Cán Chính & Hậu duệ Saint Louis xin lễcầu nguyện
Nhân ngày giỗ lần thứ 52
(2-11-63) –(2-11-15)
Linh hồn J.B. Cố Tổng Thống Ngô đình Diệm
Linh hồn Giacôbê cố vấn Ngô đình Nhu
Cùng các Quân Dân Dân Cán Chính
đã vị Quốc vong thân
Vào 10 giờ sáng Chúa Nhật ngày 1-11-2015
Tại Giáo Xứ Chúa Phục Sinh
3900 Meramec St. Saint Louis, MO 63116
--
Chuyển tin: Vũ Hải (Thư ký Hội Cựu QDCC & Hậu Duệ Saint Louis)
VÀ NHIỀU NƠI KHÁC TỔ CHỨC TƯỞNG NIỆM TỔNG THỐNG
NGÔ ĐÌNH DIỆM.... DANH SÁCH Ở LINK >> http://hoilatraloi.blogspot.com/2015/10/my-uc-uc-thu-moi-thong-bao-le-tuong.html#.Vi19nvmrTWI
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết