FYI.
On Sunday, May 8, 2016 4:02 PM, VietHai Tran <> wrote:
---------- Forwarded message ----------
From: VietHai Tran <>
Date: 2016-05-08 15:33 GMT-07:00
Subject: Fwd: RMS Đúng 1:30pm khai mạc May 15
To: Dai Pham <
From: VietHai Tran <>
Date: 2016-05-08 15:33 GMT-07:00
Subject: Fwd: RMS Đúng 1:30pm khai mạc May 15
To: Dai Pham <
Đọc Hồi Ký Những Người
Từ Cuối Cùng của Phạm Gia Đại để thấy rằng khí phách của người quân nhân QLVNCH
dù bị sa cơ thất thế nhưng sức chịu đựng thật bền bỉ những đòn thù của kẻ thù
đầy đọa lên xác thân và tinh thần của họ, những nhục hình trong các trại lao
động khổ sai của người CSVN. Điển hình những Ba Sao Nam Hà và Hàm Tân Z-30D,
những mãnh hổ bị sa cơ như Lê Minh Đảo, Trần Bá Di, Lê Văn Thân và Đỗ Kế
Giai,... dẫu có bị giam cầm nhưng hùng khí đã bất tử:
...“Ý
thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố
quốc dạ nào quên.
Không
xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào
kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh
hùng mưu sự chẳng nên
Cúi
xuống thẹn Đất, ngước lên thẹn Trời.
Mài
gươm rồi để hận đời
Chôn
vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán
thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi
lầm này hãy sửa sai chung.
Đem xương máu học bài
đắt giá
Chi
đem thành bại luận anh hùng.
(thơ Đỗ Kế Giai-1984)
Chiến tranh có thắng có
thua, có thành có bại, trong quân sử thế giới cổ kim với những chiến tích
Waterloo, Austerlitz, Normandie, Alamo, Bataille de Verdun, Bataille de Somme
hay Bataille de Xuân Lộc, Long Khánh,... Trang sử 30 tháng 4, năm 1975, QLVNCH
đã hào hùng vẽ nên trang sử vẻ vang để những nhận xét quốc tế ghi nhận lại về
trận đánh vang danh tại Xuân Lộc như sau:
"L'esprit des
soldats de la République du Viêtnam à Xuan Loc était très élevé, le système de
communication était très bon. Les unités de Parachutistes et de
Rangers sont arrivés. La route à Saigon a été autorisé. Les officiers de
l'Armée du Sud-Vietnam demandait pour la soutien d'artillerie et de l'air
visant les cibles ennemies très précisément, rapidement, leur situation de
combat était presque identique à l'époque où l'armée américaine a soutenu...
" (par Oliver Todd, Cruel Avril).
"At the battle of
Long Khanh, it's clearly the Republican Vietnam Army has demonstrated their
determination and heroic fight against the enemy overwhelmed many times...
" (Gen. Homer D. Smith, Chief of Military attaché, the US Armed Forces
Joint Chiefs of Staff).
Trần Việt Hải Los
Angeles.
HỒI KÝ NHỮNG NGƯỜI TÙ CUỐI CÙNG CỦA PHẠM GIA ĐẠI
Là người trai thế hệ
trước tình hình binh biến của đất nước, nhà văn Phạm Gia Ðại cũng như bao thanh
niên miền Nam trước năm 1975 đã phải giã từ học đường, dù ngưỡng cửa đại học
còn đó, nhưng anh đã gia nhập vào quân đội bảo vệ miền Nam tự do. Trong phạm vi
nghề nghiệp cẩn mật của tác giả khi phục vụ trong ngành tình báo và được thuyên
chuyển vào Ðoàn Liên Lạc của chính phủ VNCH tại Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ. Địa chỉ
email của tác giả khá dễ nhớ gồm 2 chi tiết: "người tù cuối cùng" và
con số oái oăm oan khiên "17" tức thời hạn 17 năm bị bức bách lao tù
dưới chế độ CS.
Người tù cuối cùng 17 năm Phạm Gia Đại ghi nhận lại những ký ức
khắc nghiệt sống dưới sự hà khắc của chế độ CS như bao tác phẩm đã tố cáo bọn
CSBV ác ôn bán nước hại dân, như Trại Đầm Đùn, tác giả Trần Văn Thái; Hồi Ký
Trại Cải Tạo của KALE (tên thật là Lê Anh Kiệt); Hồi Ký Trại Giam Cổng Trời, dữ
liệu Kiều Duy Vĩnh; Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện; Đai Học Máu của Hà Thúc
Sinh; Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày của Thượng Tọa Thích Thiện Minh; Trại Ái Tử và Bình
Điền của Dương Viết Điền;....
Tôi đọc Phần I - Khu Rừng Lá Buông, tác giả viết:
"với thời gian
khi mới chuyển trại từ Nam ra Bắc sau khi mất miền Nam, và phải ở chung với bên
hình sự với sự đối xử như muốn nhận chúng tôi xuống bùn đen. Ban ngày thì lao
động và khẩu phần ăn thiếu thốn đã làm chúng tôi kiệt quệ về sức khoẻ, ban
chiều về trại lại phải nghe những tiếng mắng chửi thậm tệ nào là "bán
nước" nào là "Mỹ Ngụy",v.v., từ phiá các đội lao động hình sự mà
tôi tin là có bàn tay khích động của các cán bộ của họ đằng sau lưng. Mục đích
là làm cho chúng tôi thêm ê chề và là một hình thức trả thù cả về thể xác lẫn
tinh thần đối với những người bại trận.
Nhìn lại bốn năm trước, khi chuyển trại từ Ba Sao Nam Hà về Hàm Tân Z-30D, miền Nam, chúng tôi chín mươi người tù cuối cùng tại miền Bắc được tập trung với những anh em còn lại trong Nam thành tổng số khoảng một trăm năm mươi tư người và chia ra thành hai đội để đi lao động. Đội 23 gồm các tướng và các anh tuổi từ năm mươi lăm trở lên và được lao động nhẹ hơn, và phần còn lại dưới năm mươi lăm tuổi thì được "biên chế" về Đội 20 và lao động chỉ tiêu theo như bên hình sự.
Được cái thuận lợi là khí hậu miền Nam dù ban ngày có nóng nực đi
chăng nữa nhưng ban đêm thì rất dễ chịu chứ không nóng như nung người về đêm
của mùa Hè hay giá lạnh căm căm của mùa Đông mưa phùn gió bấc của xứ Bắc nên
sức khoẻ chúng tôi cũng dần dần khá lên. Gia đình cũng ở gần nên sự tiếp tế
được thường xuyên hơn.
Nhưng sau mười ba năm
lưu đầy từ Nam ra Bắc, không ngờ cuối cùng về Hàm Tân chúng tôi lại bị cưỡng
bách lao động khổ sai trong khi tay trưởng trại công khai tuyên bố là các anh
về đây để được ở gần gia đình và chờ ngày được thả về mà thôi. Một hôm, có bão
rớt ở miền Trung và vùng khu rừng lá Buông này thì chỉ mưa lất phất nhưng gió
mạnh, và tụi tôi được lệnh "vô thung" tức là theo các đội hình sự vào
sâu trong thung lũng để trồng cây đào lộn hột bấy giờ là mục tiêu sản xuất
chính của trại. Khi đi qua một khu rừng thưa, dù là vác trên vai cuốc xẻng mà
chúng tôi vẫn cố lần từng bước một để bám chặt chân xuống đất vì gió thổi quét
ngang rất nguy hiểm. Mãi mới di chuyển ra khỏi được vùng gió xoáy đó..."
Do vậy, cuốn hồi ký
"Những Người Tù Cuối Cùng" nói lên tinh thần bất khuất, sức chịu đựng
phi thường cùng sự kiện người tù giữ dũng khí trước cai tù và sự tương thân
tương ái của những quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã bị giam giữ, lưu đầy
trong các trại tù dưới tên hoa mỹ mà CS gọi là "Trại Tập Trung Cải
Tạo". Cuốn hồi ký này cũng nêu lên những sự diệu kỳ và linh thiêng của Ơn
Trên, của Trời Phật, của Mẹ Việt Nam đã che chở cho những người tù chính trị
trong nhà tù oan khiên "Xã Hội Chủ Nghĩa". Đọc tiếp để tìm hiểu sách
này, chúng ta sẽ thấy những âm mưu thâm độc tuyên truyền xuyên tạc của Cộng Sản
nhắm vào chế độ VNCH để trả thù tàn bạo của Cộng Sản nhắm giết dần mòn những
người tù chế độ cũ từng ngày một trong trại giam đã không thành công như ý họ
muốn và thế cờ đã được lật ngược như thế nào.
Nhà văn Phạm Gia Đại
cũng vừa cho ấn hành ấn bản Anh ngữ dành cho độc giả không đọc Việt ngữ được.
Xin xem poster kèm chi tiết của buổi RMS. Dù quý vị muốn có phiên bản Anh ngữ
hay Việt ngữ, xin liên lạc thẳng tác giả Phạm Gia Đại qua điện thoại: (714)
262-6128 hay email: dpham93@yahoo.com.
VHLA
Những Người Tù Cuối
Cùng, Hồi ký Phạm Gia Đại:
http://gopnang.ning.com/page/nhung-ngoi-tu-cuoi-cung-1
http://gopnang.ning.com/page/nhung-ngoi-tu-cuoi-cung-1
Nhớ Mẹ
Sáng Tác: Thiếu Tướng Lê
Minh Đảo - Đỗ Trọng Huề.
Trình bày: Quốc Khanh,
Đan Nguyên).
Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu
Không gian rưng rưng như sắp đứt
Gió về nghẹn ngào như tím ngắt
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc
Giã từ Miền Nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
Trăng sao tin yêu ai dối trá
Đất trời hiền hòa ai đốt phá
Và đem thê lương che kín núi sông này
Mẹ ơi, mẹ biết không !
Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con !
Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
từng đôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền
Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều
Tuyến
thép Xuân Lộc (Long Khánh) với 12 ngày đêm ác chiến với quân CSBV
(từ
8/4/1975 đến 20/4/1975 liên tục quần thảo tại trận địa.)
-------------------------------------------------------------------------------------
---------- Forwarded message ----------
From: Dai Pham <>
Date: 2016-05-08 9:11 GMT-07:00
Subject: RMS Đúng 1:30pm khai mạc May 15
To: VietHai Tran <>
Cc: Dat Pham <>, Lưu Anh Tuấn <>
From: Dai Pham <>
Date: 2016-05-08 9:11 GMT-07:00
Subject: RMS Đúng 1:30pm khai mạc May 15
To: VietHai Tran <>
Cc: Dat Pham <>, Lưu Anh Tuấn <>
Hi anh Việt Hải,
RMS The Last Prisoners
vào Chủ Nhật tuần sau May 15th, 2016, sẽ khai mạc chào Cờ Việt-Mỹ đúng 1:30pm
tại City Westminster Recreation Center.
FYI and Thanks!
PGĐ
Đọc Thiên Hồi Ký về
"Những Người Tù Cuối Cùng" nhằm nói lên tinh thần bất khuất, sức chịu
đựng phi thường cùng lòng dũng cảm và sự tương thân tương ái của những quân dân
cán chính VNCH đã bị giam giữ, lưu đầy trong các trại gọi là "Tập Trung
Cải Tạo" của Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ vào ngày 30-4-1975.
Thiên Hồi Ký cũng để
nêu lên những sự diệu kỳ và linh thiêng của Ơn Trên, của Trời Phật của Mẹ Việt
Nam đã che chở cho những người tù....trong nhà tù CS.
Đọc xong thiên Hồi Ký
này, chúng ta sẽ thấy những sự tuyên truyền xuyên tạc của Cộng sản nhắm vào chế
độ VNCH đã từ từ tan rã như bọt nước; và những sự trả thù tàn bạo của Cộng Sản
dành cho những người tù chế độ cũ đã không thành công như ý chúng muốn và thế
cờ đã được lật ngược như thế nào.
Lời Tác Giả: Để kỷ niệm 35 năm ngày 30-4-1975 mất miền Nam vào tay Cộng Sản, hồi ký "Những Người Tù Cuối Cùng" sẽ được khởi đăng Phần I ngày hôm nay trên những diễn đàn thân hữu và gửi đến gia đình và bạn bè xa gần.
- PHẠM GIA ĐẠI
Trời đã sẫm lại từ lúc
nào, bóng tối đã bao phủ cả khu vực trại giam Z-30D Hàm Tân,Thuận Hải, tất cả
đều yên tĩnh và chỉ còn nghe vẳng từ thật xa tiếng gió xào xạc qua những khu
rừng lá.
Bên phía các buồng giam tù hình sự im ắng lạ thường bởi vì hầu hết đều kéo lên hội trường để xem phim bộ và những ngọn đèn vàng không đủ chiếu sáng cái sân trại quá rộng.
Bên phía các buồng giam tù hình sự im ắng lạ thường bởi vì hầu hết đều kéo lên hội trường để xem phim bộ và những ngọn đèn vàng không đủ chiếu sáng cái sân trại quá rộng.
Tôi ngồi trên chiếc
ghế đá trước cửa buồng và nhìn lên bầu trời xanh thẳm không một gợn mây với
những ngôi sao lung linh như muốn đem thêm chút ánh sáng xuống cho một vùng
trái đất đang đi vào bóng đêm.
Chợt một ngôi sao đang
đổi ngôi. Tôi nhớ có ai đó nói với tôi rằng nếu mình ước nguyện điều gì khi có
một vì sao đang đổi ngôi thì sẽ được toại nguyện, nên vừa nhìn ngôi sao đó tôi
vừa cầu nguyện cho tất cả các tù nhân chính trị chế độ cũ đang bị giam giữ ngay
chính trên quê hương họ sẽ sớm được trả tự do.
Sau bữa cơm chiều, tôi
đã ngồi đó một mình trên ghế đá.
Trong buồng, các bạn tôi đang đọc sách báo, nằm nghỉ trên giường, hay đang ngồi uống trà hàn huyên để chuẩn bị đi ngủ.
Trong buồng, các bạn tôi đang đọc sách báo, nằm nghỉ trên giường, hay đang ngồi uống trà hàn huyên để chuẩn bị đi ngủ.
Phía bên phải căn
buồng là một căn phòng được xây cao hơn với bực tam cấp và dành cho bốn ông
Tướng còn lại là Lê Minh Đảo, Trần Bá Di, Lê Văn Thân và Đỗ Kế Giai.
Mỗi ông tướng đều có một nét riêng mà anh em chúng tôi đều kính mến như những người anh cả trong gia đình.
Mỗi ông tướng đều có một nét riêng mà anh em chúng tôi đều kính mến như những người anh cả trong gia đình.
Anh Đảo thì văn nghệ,
và là người hùng của trận Xuân Lộc nơi mà sư đoàn 18 bộ binh của ông dù súng
đạn đã cạn nhưng tinh thần vẫn bất khuất và vẫn anh dũng chặn đứng và cầm chân
bốn sư đoàn Bắc Việt trong tỉnh Long Khánh hơn hai tuần lễ và chúng đã không
thể tiến thêm được một bước nào về Sàigòn như kế hoạch đã chỉ thị. Anh Di thì
luôn tươi cười khi nói chuyện với anh em. Anh Thân thì hoà nhã, và anh Giai thì
luôn thâm trầm nhưng lại rất cởi mở và rôm rả khi chúng tôi ghé lên mấy bậc tam
cấp thăm các anh.
Tôi nghe thấy tiếng
sáo du dương của ông Thân hòa với tiếng đàn ghi ta của ông Đảo vẳng xuống trong
một bản nhạc mà ông Đảo đã sáng tác riêng để tặng cho Mẹ. Chợt tôi thấy lòng
mình như lâng lâng theo tiếng đàn và tiếng sáo và một nỗi buồn man mác từ đâu
đưa tới vì mới đó mà đã bốn năm rồi kể từ khi chuyển trại vào miền Nam và chúng
tôi vẫn còn ở lại nơi đây.
Quả là thời gian thật
vô tình và lạnh lùng như giòng suối ngày đêm róc rách không ngừng chảy qua khu
rừng lá Buông này vậy.
Bây giờ là tháng Tư
năm một chín chín hai và chúng tôi vỏn vẹn chỉ còn đúng hai mươi người trong đó
có bốn tướng và mười sáu anh em từ cấp đại tá, trung tá, thiếu tá, trung úy,
một anh hồi chánh viên, một thiếu úy trinh sát tỉnh (PRU), hai anh trong Phủ
Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo (PĐUTƯTB) và một anh về từ tầu Việt Nam Thương Tín
(VNTT).
Mỗi người đúng là một
vẻ khác nhau nhưng thẩy đều có một điểm chung là đang đi trên quãng đường gian
nan cuối cùng của một cuộc hành trình tưởng rằng sẽ không bao giờ tới đích.
Đây là những người tù cuối cùng đã bị bắt hay "tập trung cải tạo" từ sau khi mất miền Nam, những người đã cùng tôi đi suốt chặng đường dài lịch sử của mười bẩy năm "tập trung cải tạo" ròng rã. Một quãng thời gian mà không một ai dù là có một trí tưởng tượng phong phú đến cách mấy có thể hình dung được chiều dài của nó với bao nhiêu là biến động thăng trầm và sóng gió của một đời người trong trại giam Cộng Sản, nhất là ở một đất nước nghèo đói và lạc hậu nhất thế giới như tại Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đây là những người tù cuối cùng đã bị bắt hay "tập trung cải tạo" từ sau khi mất miền Nam, những người đã cùng tôi đi suốt chặng đường dài lịch sử của mười bẩy năm "tập trung cải tạo" ròng rã. Một quãng thời gian mà không một ai dù là có một trí tưởng tượng phong phú đến cách mấy có thể hình dung được chiều dài của nó với bao nhiêu là biến động thăng trầm và sóng gió của một đời người trong trại giam Cộng Sản, nhất là ở một đất nước nghèo đói và lạc hậu nhất thế giới như tại Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ngoài các vị tướng
lãnh và đại tá, trung tá An Ninh Quân Đội (ANQĐ) hay các thiếu tá Cảnh Sát Đặc
Biệt (CSĐB) là những người mang "nợ máu với nhân dân" như Cộng Sản
vẫn tuyên truyền thì anh Hoà chỉ là thiếu úy trinh sát tỉnh (PRU) và anh Miên
một hồi chánh viên hay anh Bửu Uy, một nhân viên PĐUTƯTB mà không hiểu vì sao
cũng mang một lý lịch thật "nặng ký" mà Bộ Nội Vụ họ không muốn thả.
Cũng như anh Hiểu,
người về từ tầu VNTT, chỉ vì nhớ vợ nhớ con mà đã nhất định bỏ bến bờ Tự Do mà
mình vừa đặt chân tới để bước lên con tầu định mệnh mà trở về.
Nhưng than ôi khi tầu vừa vào hải phận Nha Trang thì các người trên tầu đều bị điệu ngay vào bờ và nhốt ngay vào trại giam không cần xét hỏi gì trước. Anh Hiểu thì bị kiên giam ngay trong điều kiện vô cùng ngặt nghèo bởi vì lý lịch anh là làm việc cho toà lãnh sự Mỹ tại Vùng II trước đó, cho nên họ nghi anh và các người trên tầu đều là gián điệp của Mỹ gửi về để đánh phá "Cách Mạng"?
Nhưng than ôi khi tầu vừa vào hải phận Nha Trang thì các người trên tầu đều bị điệu ngay vào bờ và nhốt ngay vào trại giam không cần xét hỏi gì trước. Anh Hiểu thì bị kiên giam ngay trong điều kiện vô cùng ngặt nghèo bởi vì lý lịch anh là làm việc cho toà lãnh sự Mỹ tại Vùng II trước đó, cho nên họ nghi anh và các người trên tầu đều là gián điệp của Mỹ gửi về để đánh phá "Cách Mạng"?
Anh không những không
về được căn nhà cũ để thăm vợ con để được nhìn mặt những người thân yêu một lần
nữa mà cũng không ra khỏi khu biệt giam để rồi bất ngờ bị ném vào một cuộc hành
trình kéo dài tới mười bẩy năm "tập trung cải tạo" tưởng như dài vô
tận đầy những gian nan và uất hận.
Tổng kết một cách sơ
lược thì thấy số tù nhân còn lại đều thuộc về những ngành dính dáng đến an ninh
và tình báo như ANQĐ, CSĐB, và PĐUTƯTB, họ được xem như những nhân vật
"nặng ký" nên được "chiếu cố" một cách kỹ lưỡng suốt mười
bẩy năm, qua bao nhiêu là trại giam từ Nam ra Bắc và lại từ Bắc xuôi về Nam.
Nhưng nhìn những nét
mặt bình thản có vẻ vô tư của họ và những nụ cười mà họ trao đổi với nhau, ít
ai hiểu được bao nhiêu là gian truân hiểm nguy, nhọc nhằn, và tủi nhục mà họ đã
phải đi qua trong suốt chiều dài của mười bẩy năm tù đầy và lao động khổ sai
triền miên trên chính đất nước và quê hương của họ dưới mũi súng của quân thù
nay là kẻ chiến thắng. Nhiều lúc nhìn lại chính tôi cũng không hiểu tại sao mà
mình còn sống sót đến giờ phút này.
Phải chăng ông Trời
phú cho con người một sức chịu đựng phi thường, một tiềm năng vô tận để đáp ứng
lại mọi tình huống khó khăn nhất, căng thẳng nhất cả về tinh thần lẫn vật chất?
Phải chăng những lời cầu nguyện của chúng tôi hằng đêm đã động đến lòng thương xót của Trời Phật và Ơn Trên đã cứu giúp?
Có những tai nạn xẩy ra hầu như hàng ngày mà chúng tôi vẫn thoát khỏi trong đường tơ kẽ tóc bao nhiêu năm qua có phải đã có bàn tay mầu nhiệm nào che chở?
Tôi chợt nhớ tới một
đoạn trong thông điệp gửi nhân dân Mỹ vào dịp Giáng Sinh vào khoảng năm một
chín tám ba, Tổng Thống Ronald Reagan "đã đề cập đến tình hình thế giới,
chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Nga Sô, và cuối bản thông điệp Tổng Thống có
gửi lời thăm hỏi đến gia đình và những tù nhân chính trị tại Việt Nam; những
con người trước kia đã hằng ngày đối mặt với quân thù ngoài chiến trường, và
nay trong trại giam vẫn hằng ngày đối diện với kẻ thù, đang phải chịu những sự
trả thù một cách tàn bạo và hy sinh trong lặng lẽ âm thầm, và Tổng Thống nhắn
nhủ rằng ông và chính phủ Hoa Kỳ không bao giờ quên họ - những vị anh
hùng".
Sau đợt thả Tết năm
Nhâm Thân đầu năm một chín chín hai thì tổng số những người tù cuối cùng của Ba
Sao chuyển vào Hàm Tân bốn năm trước từ một trăm năm mươi tư người bây giờ chỉ
còn lại đúng hai mươi người. Hai mươi người này được tập trung hết vào đội 23
để tiếp tục lao động mỗi ngày, nhưng tình hình đã hoàn toàn đổi khác thuận lơị
một cách bất ngờ. Chúng tôi chỉ đi ra hiện trường lao động cho có lệ chứ không
còn phải lao động theo chỉ tiêu như trước.
Quân số đội 23 là hai
mươi người, nhưng đúng ra phải kể cả con chó Pepsi rất là dễ thương của Hoàng
Hiểu -người về từ VNTT- nữa là hai mươi mốt.
Con Pepsi này anh Hiểu
đã xin khi nó mới sanh ra và nuôi nó lớn lên thành con vật được cưng chiều nhất
của đội, được mọi người yêu thích và mỗi khi đội xuất trại lao động là nó chạy
theo.
Anh đặt tên cho nó là
Pepsi không biết có phải để nhớ lại vùng đất Tự Do mà anh vừa đặt chân đến
nhưng đã chối bỏ nó rồi bước lên tầu VNTT để tìm về với vợ con và sa chân vào
gông cùm xiềng xích?
Khi anh Hiểu vào rừng
đi đốn củi cho đội thì con Pepsi cũng chạy theo, hay lẽo đẽo theo tôi ra chỗ
lao động nằm trong bóng mát nhìn các ông chủ của nó cuốc đất hay trồng cây,
hoặc theo anh Thắng, đầu bếp của đội nằm trong lán để chờ đến chiều trước khi
về trại là được anh Hiểu, tôi hay anh Thắng tắm cho nó bên cạnh giòng suối.
Những lúc nó được tôi sát sà bông và tắm rửa sạch sẽ xong thì thường nhìn tôi
với cặp mắt biết ơn rồi lon ton theo đội vào trại.
Có lần nó chạy vào
rừng sâu rỡn chơi cái gì không biết, khi về thì ôi thôi hôi hám chịu không nổi
và tôi đã phải nhấn đầu nó xuống giòng suối một lúc rồi mới dám sát sà bông và
cọ rửa cho nó. Bực quá, tôi phát cho nó mấy cái thật mạnh vào mông vậy mà nó
biết lỗi và im lặng chịu đòn đuôi cúp xuống va không dám phản ứng gì.
Có những lần tôi được
gọi ra khu thăm nuôi và trong khi đang ngồi nói chuyện với gia đình, tôi nghe
thấy tiếng cào cào vào cánh cửa và cái đầu của con Pepsi ngó vào trong để cho
tôi thấy là nó cũng có mặt như là một thành viên trong gia đình vậy, thật là dễ
thương hết sức. Nó chờ cho đến khi tôi bước ra vuốt đầu nó khen ngoan thì mới
vẫy đuôi chạy mất về đội.
Nhiều lúc tôi cũng
không giải thích được, y như là nó nghe được tiếng người vậy nên khi thấy tôi
chuẩn bị vô trại thì sau đó nó chạy theo và ra tận khu thăm nuôi để tìm tôi cho
bằng được.
Trong thời gian tại
trại Hàm Tân, một điều đặc biệt là buồng giam chúng tôi không có khoá cửa ban
đêm, trong khi cứ sáu giờ chiều là khu bên trại hình sự cửa ngõ đều khoá trái.
Chỉ có điều là đúng chín giờ tối thì có một cán binh bảo vệ đi tuần ngang qua
và nhắc chúng tôi vào trong buồng không ở ngoài sân nữa và khép hờ cửa lại mà
thôi. Điều này làm tôi nhớ lại khi mới bị tập trung vào "cải tạo" tại
trại cô nhi Long Thành thì chung quanh chỉ có một hàng rào dựng lên với những
tấm liếp bằng tôn đơn sơ mà thôi và các căn phòng thì không có cả cửa sổ và cửa
ra vào nữa, không khóa cửa y như bây giờ, một chu kỳ đã khép kín lại chăng?
Một đặc biệt nữa của
trại Hàm Tân này mà thiếu tá Nhu trưởng trại dành cho chúng tôi là tù nhân
chính trị được mời đi xem các phim bộ mỗi đêm trên hội trường miễn phí trong
khi hình sự nam và nữ phải mua vé. Đây cũng là một hình thức kinh doanh rất
thành công của thiếu tá Nhu vì trong tù có gì mà giải trí đâu cho nên tối đến
là hội trường đông nghẹt tù nam và tù nữ trong những bộ quần áo thời trang và
cũng là dịp cho họ hò hẹn gập gỡ nhau.
Một nhóm chúng tôi
thường hay đi cùng với nhau những buổi tối để xem những phim bộ nổi tiếng lúc
bấy giờ như "Võ Tắc Thiên", "Thái Bình Công Chúa",v.v., và
mỗi khi đến cổng hội trường thì các anh chị trật tự đều chào hỏi chúng tôi một
cách trân trọng, và đứng qua một bên nhường đường cho chúng tôi vào và hai hàng
ghế trên cùng là ưu tiên để trống dành cho các bác, các chú, các anh tù chính
trị.
Nơi ăn ở của chúng tôi
vì số lượng còn lại quá ít nên được dành cho hai buồng nhỏ nhưng sạch sẽ trong
một góc trại, và có giường đơn riêng cho mỗi người chứ không còn phải nằm xếp
lớp như cá mòi trước kia trên những phản gỗ hay xi măng; còn toàn khu trại rộng
mênh mông là dành cho tù hình sự nam và nữ.
Trong thời gian này,
chúng tôi có phần may mắn vì dù là ít người nhưng phía bên hình sự từ trật tự
viên đến tù nhân nam nữ thẩy đều tỏ ra có thiện cảm với chúng tôi nên những năm
tháng cuối cùng ở đây cũng dễ chịu và không có gì nguy hiểm. Một phần cũng do
khi họ có cần gì thì anh em chúng tôi đều bảo nhau giúp đỡ cho họ về thuốc men
hay thực phẩm khô khi gia đình họ chưa tới thăm kịp thời. Đây cũng là phẩm chất
của người Quốc Gia trong con người tù nhân chính trị, cho nên khi đi đến đâu
cũng đối xử với lòng hảo tâm và nhờ đó mà chiếm được nhân tâm mọi người, làm
dịu đi sự căm thù của tuyên truyền chống lại họ hay chuyển thù thành bạn.
Thật là hoàn toàn trái
ngược với thời gian khi mới chuyển trại từ Nam ra Bắc sau khi mất miền Nam, và
phải ở chung với bên hình sự với sự đối xử như muốn nhận chúng tôi xuống bùn
đen.
Ban ngày thì lao động
và khẩu phần ăn thiếu thốn đã làm chúng tôi kiệt quệ về sức khoẻ, ban chiều về
trại lại phải nghe những tiếng mắng chửi thậm tệ nào là "bán nước"
nào là "Mỹ Ngụy",v.v., từ phiá các đội lao động hình sự mà tôi tin là
có bàn tay khích động của các cán bộ của họ đằng sau lưng. Mục đích là làm cho
chúng tôi thêm ê chề và là một hình thức trả thù cả về thể xác lẫn tinh thần
đối với những người bại trận.
Nhìn lại bốn năm
trước, khi chuyển trại từ Ba Sao Nam Hà về Hàm Tân Z-30D, miền Nam, chúng tôi
chín mươi người tù cuối cùng tại miền Bắc được tập trung với những anh em còn
lại trong Nam thành tổng số khoảng một trăm năm mươi tư người và chia ra thành
hai đội để đi lao động.
Đội 23 gồm các tướng
và các anh tuổi từ năm mươi lăm trở lên và được lao động nhẹ hơn, và phần còn
lại dưới năm mươi lăm tuổi thì được "biên chế" về Đội 20 và lao động
chỉ tiêu theo như bên hình sự. Được cái thuận lợi là khí hậu miền Nam dù ban
ngày có nóng nực đi chăng nữa nhưng ban đêm thì rất dễ chịu chứ không nóng như
nung người về đêm của mùa Hè hay giá lạnh căm căm của mùa Đông mưa phùn gió bấc
của xứ Bắc nên sức khoẻ chúng tôi cũng dần dần khá lên. Gia đình cũng ở gần nên
sự tiếp tế được thường xuyên hơn.
Nhưng sau mười ba năm
lưu đầy từ Nam ra Bắc, không ngờ cuối cùng về Hàm Tân chúng tôi lại bị cưỡng
bách lao động khổ sai trong khi tay trưởng trại công khai tuyên bố là các anh
về đây để được ở gần gia đình và chờ ngày được thả về mà thôi.
Một hôm, có bão rớt ở
miền Trung và vùng khu rừng lá Buông này thì chỉ mưa lất phất nhưng gió mạnh,
và tụi tôi được lệnh "vô thung" tức là theo các đội hình sự vào sâu
trong thung lũng để trồng cây đào lộn hột bấy giờ là mục tiêu sản xuất chính
của trại.
Khi đi qua một khu
rừng thưa, dù là vác trên vai cuốc xẻng mà chúng tôi vẫn cố lần từng bước một
để bám chặt chân xuống đất vì gió thổi quét ngang rất nguy hiểm. Mãi mới di
chuyển ra khỏi được vùng gió xoáy đó.
Không ai bảo ai chúng
tôi đều quẳng các đồ nghề xuống bên đường và ngồi nghỉ, người vấn điếu thuốc,
người nhấp ngụm nước trước cặp mắt ngạc nhiên của tay quản giáo và bảo vệ trong
khi các đội hình sự khác vẫn từ từ qua mặt. Tay quản giáo kêu anh đội trưởng
cho đội tiếp tục lên đường để vào khu sản xuất, anh đội trưởng nói là anh em
đều đã mệt và phải nghỉ một chút rồi mới đi được. Thường thì bao giờ quản giáo
ra lệnh thì đội mới được nghỉ ngơi, bây giờ tự dưng tất cả đội nghỉ ngang xương
làm cho tay quản giáo vừa tức giận vừa ngạc nhiên. Y sợ trách nhiệm nên hối
thúc mọi người đứng dậy.
Có lẽ tức nước vỡ bờ
vì tuổi đời đều đã cao, sức khoẻ không còn mà vẫn bị cưỡng bách lao động theo
các đội hình sự trẻ tuổi nên anh em mỗi người một câu để chống đối lại sự cưỡng
bức lao động phi lý đó nên như ngọn sóng càng lúc càng lên cao dần và bùng nổ
ra thành một cuộc biểu tình ngồi lần đầu tiên xẩy ra của đội 20 trước con mắt
tròn xoe của tay quản giáo và đám cán bộ của các đội khác đang xúm lại chỉ chỏ.
-"Các ông phải
biết rằng con vật mà dồn nó vào chân tường thì nó cũng phản ứng chứ đừng nói gì
con người" .
-"Ông vào trong
trại thông báo cho Ban biết rằng chúng tôi không thể lao động như thế này được
nữa và tùy Ban quyết định."
Tay quản giáo đành
phải bảo chúng tôi vào một căn nhà hoang bên đường để tạm nghỉ trong khi hắn đạp
xe đạp vào trại để xin chỉ thị.
Đến nước này rồi thì
không thể lui lại được nữa và anh em chúng tôi nhìn nhau và sẽ chấp nhận bất cứ
hình phạt nào chứ nhất quyết không lao động ngày hôm đó.
Một giờ đồng hồ trôi
qua không thấy gì, rồi một giờ nữa thì có tay thượng úy, phó trại và hai cán bộ
đến nói chuyện. Sau khi nghe các anh em trong đội phân tích và phản đối cách
lao động không hợp lý dành cho đội 20 thì tay thượng úy có lẽ đã được chỉ thị
trước, đồng ý cho đội rút về trại.
Kể từ ngày hôm đó thì
đội 20 sẽ chỉ lao động chung quanh trại mà thôi và không phải theo chỉ tiêu như
bên hình sự nữa. Anh em chúng tôi thở ra nhẹ nhõm với chiến thắng bất ngờ đó và
lục tục kéo về trại trước những cặp mắt ngạc nhiên của các tay cán bộ và cán
binh bảo vệ vì nếu như bên hình sự mà chống đối như vậy thì cùm ít nhất hai
tuần lễ, biệt giam và cắt thăm nuôi.
Trong bốn năm chúng
tôi ở trại Hàm Tân, quy chế về thăm nuôi cũng được nới lỏng nên gia đình đến
thăm có thể truyện trò thoải mái chứ không bị khó chịu vì sự hiện diện của tay
cán bộ phụ trách như những năm mới được gia đình đến thăm tại các trại ở miền
Bắc.
Tay trại trưởng thiếu
tá Nhu cũng tỏ ra rất nể trọng các cấp chỉ huy của tù chính trị và thỉnh thoảng
buổi tối lại mời mấy ông tướng tù chính trị ra nhà riêng để uống trà và thăm
hỏi.
Thời gian thấm thoát
thoi đưa, vậy mà chúng tôi đã trải qua bốn năm rồi ở trại Hàm Tân, ngồi trên
chiếc ghế đá hơi sương đêm bắt đầu thấm lạnh. Tôi đứng dậy bước vào buồng để
lại một đêm nữa sắp qua đi. Cái lạnh làm cho tôi nhớ lại một đêm về sáng, một
đêm mà suốt cuộc đời tôi không sao quên được.
Phần II: Cánh Cửa Địa Ngục
Chúng tôi ngồi đó trên
dốc đồi thoai thoải nhìn xuống hướng xa lộ chạy về Sàigòn phía bên ngoài của
một lớp hàng rào đan vào nhau bằng những tấm tôn mỏng chạy vòng chung quanh khu
làng cô nhi Long Thành nay đã được biến thành trại tạm giam cho các tù
"cải tạo" thuộc chế độ cũ .
Trời đã mát và bóng
nắng đang lùi xa dần về hướng xa lộ, hơn ngàn anh em chúng tôi - những người
đang bị tập trung tại cái cô nhi viện hoang vắng này đã một năm rồi - thường
vẫn hay đi tản bộ quanh khu nhà hay ngồi bên dốc đồi mà mắt hướng về phía
Sàigòn sau bữa cơm chiều. Có lẽ trong mỗi người, tuy không nói ra nhưng ai cũng
tự hỏi bây giờ những người thân yêu của họ đang làm gì và có nhớ đến họ như họ
đang thương nhớ đây không? Và cuộc sống của những người thân thương ấy bây giờ
ra sao sau một năm dài không tin tức?
Tôi nhớ lại một năm
trước, hôm xách ba lô và nhờ cậu em họ chở đến nơi tập trung là trường Chu Văn
An trước đôi mắt mở to ngạc nhiên của hai đứa con lúc đó mới bốn và năm tuổi và
chúng hỏi tôi rằng Bố đi đâu vậy và bao giờ thì Bố về? Tôi cố ngăn niềm xúc
động đang dâng lên trong lòng và bảo cậu em họ nổ máy xe ra đi mà không dám
ngoảnh nhìn lại và cũng không ngờ rằng tôi sẽ chẳng bao giờ còn trở về mái nhà
đó nữa.
Ngày ra đi ấy theo như
lời tuyên truyền của Uỷ Ban Quân Quản thành phố thì sẽ kéo dài một tháng, nhưng
không ngờ thời gian đó đã thành như thiên thu bất tận nhằm nghiền nát cuộc đời
của hàng trăm ngàn thanh niên miền Nam trong những trại giam mà được khoác cho
chiếc áo lừa bịp cả trong nước và thế giới là "khoan hồng nhân đạo"
và "tập trung cải tạo".
Khi bước chân vào ngôi
trường Chu Văn An năm xưa, lòng tôi không khỏi bồi hồi nhìn lại ngôi trường
thân yêu mà đúng mười năm trước tôi đã thi đậu Tú Tài II để rồi trôi vào giòng
đời. Mười năm rồi, thời gian đủ để cho vật đổi sao dời nhưng sao ngôi trường
vẫn những hình nét ấy không đổi thay.
Một người dáng thư
sinh vừa đi ngang qua chỗ tôi ngồi ngoài hành lang, đúng là ông thầy trẻ tuổi
dậy Anh văn chúng tôi năm Đệ Tam. Vẫn cái dáng thư sinh và gọng kính trắng ấy,
nhưng hình như thầy gầy ốm đi nhiều và tâm trí thì để nơi đâu nên cứ lầm lũi
bước đi qua đám người trong đó có tôi, đang nằm ngồi ngổn ngang bên trong và
ngoài các lớp học, những con người với một tương lai vô định.
Sau khi chiếm được
miền Nam, với cái chiến thắng quá nhanh và hầu như bất chiến tự nhiên thành đó,
Cộng quân quá ngỡ ngàng nên có nhiều thành phố bỏ ngỏ cả tuần lễ sau Cộng quân
mới dám lò dò đến để "tiếp thu" vì vẫn còn e ngại là người Mỹ chưa
thực tâm bỏ rơi miền Nam hay dụ họ vào thành phố bỏ hoang để tiêu diệt như một
số cán binh họ nói lại sau này.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
.
__._,_.___