QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, December 3, 2016

Tháng Ba Gẫy Súng




Tháng Ba Gẫy Súng

Friday, December 2, 2016

Anh Linh Tữ Sĩ Đoàn Công Tác 72 và Tháng Ba Gẫy Súng




haclong726

Nov 29 at 4:50 AM

Trước hết xin giới thiệu về mình. Tôi tên Nguyễn Chánh, thành viên toán 726 do thiếu uý Quách Tố Long làm trưởng toán, là 1 trong 3 toán của đoàn 72 được lệnh hành quân lên đỉnh Đồng Đen, tức cao độ 66 vào cuối tháng 3/75. Chúng tôi gồm: thiếu uý Quách Tố Long, chuẩn uý Chung Tử Ngọc, Thạch Neary, Châu Chốp, Lê Phước Hậu, Đặng Kim Hùng và tôi v.v.. cùng 2 toán khác và trung đội 3 TQLC mà tôi không nhớ cụ thể của đại đội mấy thuộc tiểu đoàn nào đã cố gắng triệt thoái sau khi mất liên lạc với chỉ huy, nhưng chúng tôi đã không bao giờ trở về với đơn vị của mình được nữa. Chúng tôi bị bỏ rơi một cách không thương tiếc. 

Từ lúc đó đến sau, chúng tôi phải chấp nhận tất cả mất mát, tủi nhục của kẻ thua cuộc. Phải bị tù đày, đi kinh tế mới và những đau đớn khác cả thể xác lẫn tinh thần. Nhưng, chúng tôi đã vượt lên và tồn tại. Tôi đã gặp anh Nguyễn Quang Đợi, cựu nhân viên toán 723. Thật ra, anh ấy đã giải ngũ trước khi tôi là thành viên của đoàn 72. Chúng tôi đã ôm nhau khóc, những giọt nước mắt hờn tủi của những người lính bất hạnh. Nhưng, chúng tôi không trách ai kể cả người đứng đầu quốc gia. Chúng ta chỉ là con số không trong cuộc chơi của những thế lực muốn phân chia thế giới.

Hôm nay, viết những dòng nầy gửi đến anh không phải để xin giúp đỡ vì thật ra, các anh cũng phải tự lực cánh sinh chứ đâu có ngồi mát ăn bát vàng và tôi cũng không quen vòi vĩnh, đòi hỏi người khác ban phát cho mình ơn huệ. Tôi chỉ muốn tìm lại dấu tích xưa của một thời dấn thân, một thời hào hùng của tuổi trẻ và cũng muốn nhắn nhủ với các anh rằng đâu đó trên quê hương VN vẫn còn những ánh mắt và đôi tay luôn mở rộng chờ ngày đoàn tụ.
  Gửi đến anh lời chào NKT!


Sau khi thụ huấn tại Yên Thế, đầu năm 1975, bọn tôi 4 đứa gồm: Lê Phước Hậu, Đặng Kim Hùng, Lê Văn Tam và tôi cùng về đoàn 72. Hậu, Hùng và tôi được bổ sung toán 726 của thiếu uý Quách Tố Long. Tam về toán khác. Riêng tôi sau đó được đi học khoá pháo binh 1 tháng. 

Kết thúc khoá học là nhận lệnh hành quân luôn nên tôi thật sự cũng không biết nhiều lắm. Lúc đầu, tôi rất tức giận vì bị bỏ rơi, nhưng sau khi đọc hồi ký của vị chỉ huy Trưởng đoàn 72, tôi hiểu các anh cũng không thuận lợi hơn gì, vì vậy tôi cũng nguôi ngoai và thay vào đó là sự xót xa cho thân phận người lính. Nếu có dịp về thăm anh Đợi, chúng ta sẽ tâm sự nhiều hơn. Vài ngày nữa tôi cũng sẽ ghé anh ấy. Chào anh nhé! Nếu có thể cho tôi gửi lời thăm anh em. À, hình như đại tá Liêu Quang Nghĩa CHT sở LL vừa mất phải không anh?



To

Nov 30 at 9:49 AM

Em khoá 8/74 Đồng Đế. Lúc còn ở quân trường em là khoá sinh đại đội trưởng đại đội 847, còn Lê Phước Hậu là KS đại đội phó, thuộc tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng. Em không biết Trần Minh Ngà. Em và Hậu cùng vào toán 726 của anh Long, nhưng Hậu đã bung lựu đạn tự sát khi triệt thoái từ Đồng Đen xuống và đụng độ với vc. Chuyện nầy anh Long, anh Ngọc đã biết. Sau mấy ngày trong rừng, tụi em ra Đà Nẵng khi đã bị vc chiếm rồi. Anh Long, Ngọc và những người còn lại, kể cả trung đội TQLC đến chùa tỉnh hội tá túc. 

Nhưng, lúc đó lính và dân chạy giặc đông quá mà nghe vc sẽ lùa lính và dân đi trước mở đường nên em rủ một thằng lính TQLC đi bộ về SG. 2 đứa đến Châu Ổ, Quảng Ngãi thì bị bắt đưa đi cải tạo. Cuối năm 75, tụi nó cho về (nhà em lúc đó ở Bà Chiểu), nhưng gia đình em phải đi kinh tế mới vì gia đình em là lính VNCH (ba trong đại đội 2 trinh sát dù). Từ đó đến nay, em vẫn luôn tìm kiếm số anh em NKT còn lại, nhưng họ cũng giống mình là luôn dấu thân phận nên thật khó khăn khi tìm họ. Chỉ có một thằng bạn học tên Phạm Duy nó nói ở Nha (bên hông Bộ TTM) và nó là con nuôi đại tá Đoàn Văn Nu giám đốc. Em biết anh Đợi là nhờ đọc mấy bài viết của anh trên mạng nên tìm đến. Em cũng có người thân định cư bên Mỹ, em có nhờ liên lạc với anh, nhưng nó nói không được nên em không thể làm gì hơn. Sau nầy, em có được cái iPhone 5 nên việc truy cập thuận lợi hơn



Dec 1/2016

Khi anh nhắc đến ch/uý Vui, em nhớ đến anh nầy vì sau khi triệt thoái từ ĐĐ xuống cái làng ở chân núi thì đụng độ với vc. Lúc ấy, 3 toán của mình và trung đội 3 TQLC chạy lên ngọn đồi gần đó tính vòng qua làng ra ngã 3 Huế. Anh Vui đi phía trước cách em khoãng 15m, sau lưng em cách khoãng 5m là Hậu (chắc Hậu là người cuối cùng). Dù súng nổ vang trời, anh Vui vẫn đi thanh thản như không có gì xãy ra. Bỗng, sau lưng anh một cột khói bốc lên, đất đá văng tứ tán.

 Một trái đạn pháo đã nổ sau lưng anh ấy. Khi khói bụi tan đi, em không thấy chiếc ba lô của anh ấy đâu nữa, quần áo cũng bị rách vài nơi, nhưng anh ấy vẫn đi lên đồi và khuất sau mấy bụi sim. Lúc nầy, em và Hậu vẫn lóp ngóp dưới ruộng. Hậu đã quá mệt nên dừng lại và xin em một trái lựu đạn. Em quăng cho nó một trái M67 và nói nó cố gắng lên (em và Hậu cùng là khoá sinh chỉ huy đại đội 847 và cũng gần nhà nên phải nói là rất thân).

 Em tưởng nó sẽ dùng lựu đạn khi cận chiến hoặc bị thương không cứu được. Nhưng, khi em bò thêm vài bước tới được bờ ruộng, em quay lại báo cho nó biết thì em thấy nó nhắm mắt mà 2 tay ôm bụng. Em hốt hoảng kêu lên: Hậu !!! thì cũng vừa lúc một tiếng nổ vang lên, lửa trùm lên người nó rồi nó ngã vật ra sau. 

Em đã khóc vì từ lúc đó em đã mất đi người bạn thân nhất của mình. Sau đó, em vừa khóc vừa leo lên bờ chạy vào mấy bụi sim, nơi mấy anh em mình bắn trả lại tụi vc. Anh Long thấy em khóc nên có vẻ bực bội (chắc anh quê trước mấy anh em TQLC) nên hỏi: làm cái gì mà khóc. 
Em trả lời: Hậu chết rồi. Em thấy anh ấy lặng đi một lúc rồi quay mặt qua chổ khác không nói gì thêm nữa... Có thể anh Ngọc đã sót trường hợp hy sinh của Hậu cũng nên. Nhắc đến điều nầy nghe buồn lắm nhưng biết làm sao? 
Em chỉ mong tên của Hậu cũng được lưu vào quân sử của NKT để bên kia thế giới nó không bị tủi thân. Mong anh hiểu

http://altsnkt.blogspot.ca/2016/08/anh-linh-tu-si-nha-ky-thuat.html


Dec 2/2016

Sau khi học tập cải tạo về, em có ghé nhà Hậu để báo tin, nhà nó ở trên đuờng Kỳ Đồng, nay là Lê Văn Sĩ, quận 3. Em thuật lại vụ việc Hậu rút lựu đạn tự sát, má nó chửi em: Sao đưa lựu đạn cho nó? Rồi bà khóc thê thảm. Em cũng lặng lẽ rút lui. Em rất hiểu tâm trạng của một người mẹ bị mất con nên em không giận bà ấy mà trái lại em tự dằn vặt mình với câu hỏi: Phải chi mình đừng đưa lựu đạn cho Hậu nhỉ? Giờ thì QLVNCH không còn nữa! NKT không còn nữa nên nói điều nầy ra không phải đòi hỏi quyền lợi nầy kia. Ở cõi vĩnh hằng chắc Hậu cũng đã an vui. Nhưng, những người còn sống như anh em mình có trách nhiệm phải nhớ những người đã nằm xuống vì lý tưởng bảo vệ tổ quốc để sự hy sinh của họ không còn vô nghĩa. Xin hãy ghi tên Lê Phước Hậu vào bảng tử sĩ NKT anh Hoà nhé



Dec 2/2016


Từ đó đến nay em không dám ghé nhà Hậu lần nào nữa. Với lại, đã hơn 40 năm qua không biết nhà nó còn đó hay đã đi nơi khác và em cũng không nhớ đường vào nhà nó. Nhưng em sẽ cố gắng

Tử Sĩ Đoàn  Công Tác 72 Nha Kỹ Thuật


Trung Tá Nguyễn Đức Phó CHT Đoàn 72 Hy Sinh tại Đoàn Công Tác 72 Sơn Trà Đà Nẵng Việt Nam
Thiếu Tá Nguyễn Văn Tùng CHP Đoàn 72 Hy Sinh tại Đoàn Công Tac 72 Sơn Trà Đà nẵng Viet Nam
Thiếu Uý Lê Văn Trung Đoàn 72 Trực Thăng Bốc Toán bị bắn rơi khu vực đường mòn 545 đèo Mủi Trâu Quảng Nam Việt Nam 
Trung Sĩ Phạm Hữu Lương Nước Đà Nẵng Việt Nam Chuẩn Úy Nguyễn Trọng Vui và Trung Sĩ Lê Phước Hậu truyền tin đều tuẩn tiết (tự sát bằng lựu đạn) thuộc địa phận Xã Hòa Thanh, Quận Hòa Vang, Quảng Nam- Đà Nẵng. tháng 3/1975

Chuẩn Uý Nguyễn Văn Nam Đoàn 72 Hy Sinh tai nạn Trực Thăng Non Nước Đà Nẳng Việt Nam Chuẩn Uý Phạm Đình Trung Đoàn 72 ( sau năm 1975 mất tại Hoa Kỳ)

Thượng Sĩ Nguyễn Châu Đoàn 72
Thượng Sĩ Trần Trung Thành Đoàn 72 Hy Sinh tại Đoàn 72 Sơn Trà Đà Nẵng 
T/S I Nguyễn Đức Sinh Đoàn 72 Hy Sinh khu Tam Bien 

T/S I Nguyễn Rất Đoàn 72 Hy Sinh Đồng Đen Quảng Nam Vietnam 
Trung Sĩ Huỳnh Tấn Dũng Đoàn 72 Hy Sinh Toán Đặc Biệt thuộc tỉnh Quảng Nam 

Trung Sĩ Huỳnh Thanh Phong Đoàn 72 Hy Sinh tại Đà Nẵng
Trung Sĩ Đào Hồng Thuỷ Đoàn 72 Hy Sinh trong chuyến Công Tác tại Tam Biên 

Trung Sĩ Lê Hương Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Thành Lai Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Văn Bảy Đoàn 72

Trung Sĩ Nguyễn Văn Quang Toán 723 Đoàn 72 
Trung Sĩ Nguyễn Văn Quy Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Minh Đoàn 72
Trung Sĩ Nguyễn Mùi Đoàn 72 Hy Sinh 

Trung Sĩ Nguyễn Tươi Đoàn 72
T/Si  Nguyễn Hữu Hùng Hy Sinh trong khi thi hành công tác Cây số 17 Huế Việt Nam
Trung Sĩ Tạ Tánh Đoàn 72 Hy Sinh trong khi thi hành công tác tại Huế Việt Nam 
T/Si Nguyễn Đức Phước Toan 729 Hy Sinh 27 tháng 1 nam 1973 tại cây số 17 Huế
Trung Sĩ Trần Quang Taì Đoàn 72 Hy Sinh trong khi thi hành công tác tại Helen Huế 
Trung Sĩ Trần Nam Đoàn 72
Trung Sĩ Trương Đình Đức Đoàn 72
Trung Sĩ Vũ Ngọc Hinh Đoàn 72
Trung Sĩ Mai Tấn Sử Đoàn 72 Hy Sinh Helen Huế

Trung Sĩ Nguyễn Văn Tư Đoàn 72 Hy Sinh tai nạn Trực Thang Non Nước Đà Nẵng 
Binh Nhất Trần Phỏng Đoàn 72 Hy Sinh tại nạn Trực Thăng Non Nước Đà Nẵng 

Thượng Sỉ Hồ Đắc Bảy 
Trung Sỉ Lê Văn Thành Non Nước Đà Nẵng 
Chuẩn Úy Hùynh Minh Thọ ( mất tại VN sau năm 1975)
T/Si Nguyễn Hoài Nam tử trận tai Tam Biên năm 1971.
Tr/s Hà văn Nhường Non Nước Đà Nẵng.

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?= <

Friday, December 2, 2016

Thiếu Tá Trần Quốc Anh, Quân Lực Hoa Kỳ Đặc San Gươm Thiêng – Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu

 
        Nếu viết theo kiểu chữ cuả ô Thomas Trần Đinh̀ Phục, không có chữ Y thì bà naỳ có tên là Hoaǹg Minh Thuí. Phú Vân.


----- Forwarded Message -----
From: Huu Nguyen <
To: SAIGONTIMES <
Sent: Wednesday, November 30, 2016 7:04 AM
Subject: Fwd: Bà Hoàng Minh Thuý, Chủ báo Xây Dựng, nên đọc bài Phỏng vấn Ông Trần Quốc Anh và Thư Ngỏ của Ông....

Kính thưa Quý vị,

Ngày 29 tháng 11, 2016, qua Diễn Đàn Chính Nghĩa, chúng tôi nhận được email của ông Trần Văn Hiếu, trình bầy về sự bất mãn của ông trước việc Bà Hoàng Minh Thúy, chủ báo Xây Dựng, xuyên tạc chuyện đời tư của một người có lòng phục vụ CĐ, mà theo ông, người đó là “Trung Tá Lục Quân HK Trần Quốc Anh, Chủ Tich CĐNVQG tại Houston, một người trẻ rất dễ thương, có nhiều năm sinh hoạt giúp đỡ cho CĐ, rất được lòng các Chú Bác cựu QN QLVNCH.” Tiếp theo phần trình bầy của ông là nguyên văn Thư Ngỏ của ông Trần Quốc Anh (nguyên văn xin click vô đây). Dù không được đọc bài viết của bà Hoàng Minh Thuý, và không biết rõ đầu đuôi câu chuyện, nhưng những dòng chữ chân tình của ông Trần Quốc Anh trong Thư Ngỏ, đủ để chúng tôi thấy quý trọng và tin tưởng ông. Hơn nữa, qua thư trả lời của ông Trần Văn Hiếu, chúng tôi được biết, ông Trần Quốc Anh tác giả Thư Ngỏ, chính là ông Trần Quốc Anh, trong tư cách Hậu Duệ QLVNCH và Thiếu Tá Quân Lực Hoa Kỳ vào cuối năm 2013, đã trả lời phỏng vấn của Đặc San Gươm Thiêng, Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu, trong sốđặc biệt Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 – Vinh Danh Nữ Quân Nhân QLVNCH.

Trong sự quý trọng và tin tưởng ông, cùng sự cảm động trước ân tình ông đã dành cho Đặc San Gươm Thiêng, chúng tôi thấy có bổn phận, giới thiệu cùng Quý vị nguyên văn bài Phỏng vấn của Đặc San Gươm Thiêng, cùng Thư Ngỏ của ông, với hy vọng, bà Hoàng Minh Thuý và những người liên hệ, nên có sự ứng xử cần thiết và nhanh chóng, xứng đáng với sự dấn thân đóng góp và niềm tin của ông Trần Quốc Anh và Thiên An, hiền thê của ông. Chúng tôi cũng ước vọng, được Quý vị quan tâm, chia sẻ và phổ biến. Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm; nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về  huunguyen@saigontimes.org.
Trân trọng,
Hữu Nguyên

LOGO CDM ORIGIN.jpg
Phỏng vấn Hậu Duệ QLVNCH

Thiếu Tá Trần Quốc Anh, Quân Lực Hoa Kỳ
Đặc San Gươm Thiêng – Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu
LGT (Gươm Thiêng): Thiếu Tá Trần Quốc Anh tình nguyện tham gia quân đội Mỹ vào năm 1994, theo ngành tình báo quân sự. Đơn vị đầu tiên của ông là Đại đội B, Tiểu đoàn 303 tình báo quân sự tại FT Hood, Texas. Năm 1997, ông được tuyển chọn theo học khóa sĩ quan ở FT Bending, Georgia. Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy quân y, ông được gửi đến Đức quốc làm Trung đội Trưởng Trung đội 1, Đại đội B, Tiểu đoàn 226 y tế hậu cần (medical logistics Battalion). Năm 2000, ông trở về Hoa Kỳ làm Đại Đội Phó / Đại đội D, 232 tiểu đoàn đào tạo quân y. Năm 2002, ông chuyển qua làm sĩ quan trừ bị và phụ trách về hậu cần (Logistics Officer, S-4) cho Tiểu đoàn 4010 Bệnh viện quân đội. Năm 2004, ông được chuyển qua lực lượng cơ động 18 tháng với trách nhiệm sĩ quan đào tạo (Training Officer, S-3) cho Bệnh viện quân đội, tại FT Riley, Kansas. Năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Đại Đội Trưởng Đại đội HHC, Tiểu đoàn 4010 Bệnh viện quân đội. Năm 2009, ông giữ chức vụ trưởng phòng nhân lực (Personnel Officer, S-1) cho Tiểu đoàn 4010. Từ năm 2011 đến nay, với cấp bậc Thiếu Tá, ông phụ trách văn phòng thông tin công nghệ (information technology, S-6) cho Tiểu đoàn 4010. Để tìm hiểu về thế hệ hậu duệ VNCH trong quân đội Mỹ, chúng tôi đã đề nghị phỏng vấn ông và được ông chấp thuận. Ban Biên Tập Đặc San Gươm Thiêng (GT) chân thành cảm ơn thì giờ quý báu của ông, và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả nguyên văn bài phỏng vấn ông qua email.

saigonannual2014p001
Hình bìa Đặc San Gươm Thiêng, Tiếng Nói của TH/CQN/QLVNCH Úc Châu, sốĐặc biệt Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 – Vinh Danh Nữ Quân Nhân QLVNCH.
GT: Quốc Anh vui lòng cho biết đã đến Mỹ khi nào, trong hoàn cảnh nào? Kỷ niệm nào về VN khiến Quốc Anh nhớ nhất?
Quốc Anh: Trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng, bảo vệ Miền Nam Tự Do, ba của tôi là một quân nhân QLVNCH và ông đã hy sinh cho đất nước. Sau khi CS chiếm Miền Nam, gia đình tôi đã chịu đựng không biết bao nhiêu gian nan, nguy hiểm, để tìm tự do. Đến năm 1982 anh hai của tôi tên là Vượng, em trai tôi tên là Khánh và tôi may mắn thoát khỏi ngục tù cộng sản Việt Nam, vượt biên đến trại tỵ nạn Galang và ở đó một năm trước khi đến Mỹ định cư. Anh Vượng tôi là Thiếu Uý của QLVNCH, bị CS nhốt làm tù binh 7 năm, từ năm 1974 đến năm 1981. Sau khi được trả “tự do” và ở với cộng sản chỉ có một năm, anh Vượng đã quyết tâm vượt biên với hai em qua Hoa Kỳ. Cám ơn Chúa, sau nhiều lần vượt biên trong suốt sáu năm, Mẹ tôi và chín anh em tôi đã được đoàn tụ ở New Orleans, Louisiana. Còn về kỷ niệm, mỗi người trong chúng ta ai cũng có những kỷ nhiệm đẹp trong lúc còn trẻ. Riêng tôi, lúc còn trẻ ở Việt Nam, tuy rất là nghèo nhưng tôi vẫn nhớ những ngày anh em tôi rất hứng thú, dậy sớm nhẩy hàng rào chạy ra ruộng để bắt dế. Chiều chiều leo cây hái trái cây ăn thật thơm ngon. Những nét đẹp này chỉ có Việt Nam mới có. Tôi không tìm được những kỹ nhiệm đẹp đó ở nước Mỹ tuy giầu có này.
GT: Quốc Anh đã tham gia quân đội Mỹ từ bao giờ và trong hoàn cảnh nào? Cấp bậc, chức vụ của Quốc Anh hiện nay?
Quốc Anh: Ngay khi còn bé, tôi đã rất thích đời sống quân ngũ. Khi học trung học, bạn bè hay gọi tôi là “Colonel” (Đại Tá) và tôi rất vui khi được gọi như vậy. Vì vậy, ngay sau khi học xong đại học với văn bằng cử nhân hóa học, tôi đã tình nguyện ghi tên vô quân đội Mỹ. Hiện tôi là Thiếu Tá Lục Quân Hoa Kỳ, phụ trách thông tin công nghệ (information  technology) cho một bệnh viện quân đội ở New Orleans, LA. Là một quân nhân, tôi đã phục vụ cho đất nước được 19 năm.
GT: Hiện quân đội Mỹ thường phải tham chiến bảo vệ hòa bình ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở Mỹ đi lính không bắt buộc. Vậy tại sao Quốc Anh lại chấp nhận nguy hiểm, tình nguyện tham gia quân đội Mỹ?
Quốc Anh: Ba của tôi là lính, hai người anh của tôi cũng là lính của QLVNCH. Lúc nhỏ, tôi thường hay đi với Ba tôi vô trại lính chơi. Nghề lính đã thấm trong máu của tôi từ bé. Khi tôi tình nguyện tham gia vào quân đội Mỹ, tôi không có nghĩ gì về nguy hiểm. Lúc đó tôi chỉ nghĩ về lúc tôi còn ở Việt Nam, được thấy những người lính VNCH, trong đó có ba và các anh tôi, dũng cảm chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ quê hương. Sau này, khi CS chiếm được Miền Nam, tôi còn ở Việt Nam nên lúc nào cũng sợ hãi, ăn nói gì cũng phải cẩn thận, sợ rằng công an sẽ bắt mình hay gia đình mình đi tù. Sống một cuộc sống không còn tin ai hết. Sợ rằng làng xóm mình là người nằm vùng, sợ rằng nếu mình nói xấu cộng sản thì họ sẽ tố cáo mình. Kể cả anh em họ hàng mình cũng không tin ai được. Không có quyền tự do ăn nói, no freedom of speech. Học trong lịch sử thì tôi biết nước Mỹ rất chống cộng. Mỹ lúc nào cũng sẵn sàng ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, tôi đã tình nguyện đi lính với hy vọng noi gương cha anh, tôi có thể đóng góp phần nhỏ bé của mình trong việc ngăn chặn sự bành trướng của khối cộng sản và sự độc tài, phi dân chủ. Tôi không muốn sống trong khối cộng sản. Và tôi cũng không muốn bất cứ trẻ em nào trên thế giới sống trong khối cộng sản như tôi đã phải sống trong 6 năm dưới chế độ cộng sản.
GT: Quốc Anh cho biết, đời sống sinh hoạt, huấn luyện tại quân trường Mỹ như thế nào? Có kỷ niệm gì đặc biệt ở quân trường và quân ngũ?
Quốc Anh: Phải công nhận rằng, lúc đầu mới vô quân trường đào tạo cơ bản, basic training, rất là khổ cực. Tại sống ở Mỹ quen rồi, sướng qúa rồi, cho nên khi vô quân trường đào tạo mới biết khổ sở. Nhưng riết rồi cũng quen. Bây gời thì lại thích đi quân trường tập luyện. Đời sống sinh hoạt của lính Mỹ cũng có này mất kia. Lính thường di chuyển đi đây đi đó. Tôi được chuyển qua nước Đức và đóng đô bên đó ba năm, thật là vui, được thăm nhiều nước, có cơ hội làm quen với nhiều bạn bè Việt sống tại các nước Âu Châu. Tôi cũng có nhiều kỷ niệm đặc biệt trong quân ngũ. Khi xa nhà, anh em quân nhân Mỹ gốc Việt lúc nào cũng thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Tại bất cứ hoàn cảnh nào, khi anh em lính, người Mỹ gốc Việt, gặp nhau lúc nào cũng ân cần, hỏi thăm đến nhau. Lâu lâu anh em gặp nhau, ban đêm nấu mì ăn chung, tán phét với nhau qua đêm, cũng làm cho anh em đỡ nhớ nhà, đỡ nhớ đồ ăn Việt Nam và đặc biệt là càng yêu thương vợ con hơn. Vì vậy, đi nhiều xa nhà nhiều, nhớ gia đình nhiều, đến khi có vợ có con rồi thì không thích đi xa nữa.
GT: Theo Quốc Anh, người Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ gặp thuận lợi gì và khó khăn gì?
Quốc Anh: Anh em người Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như, vì là cộng đồng thiểu số, cho nên anh em Việt lúc nào cũng chịu khó học hỏi, chịu khó làm việc nhiều hơn để chứng minh rằng người Mỹ gốc Việt làm việc không thua ai hết. Thêm vào đó, anh em quân nhân Mỹ gốc Việt rất dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh vì có nhiều kinh nghiệm thích ứng. Từ khi vượt biên qua Mỹ, chúng tôi đã phải thích ứng với đời sống bên Mỹ, phải thích ứng khi còn trên ghế nhà trường, nên khi vô lính cũng dễ dàng thích ứng với đời sống và việc làm của lính. Thêm vào đó, anh em Việt phần đông thông minh hơn các sắc dân khác. Vì thế, quân nhân Mỹ gốc Việt lên chức rất nhanh. Trong quân đội Mỹ có rất nhiều anh em gốc Việt làm sĩ quan, mang cấp bậc thiếu tá và trung tá. Nhưng cấp bậc đại tá thì chưa có nhiều bao nhiêu (2013 – chú thích SGT). Tuy nhiên, người Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn nhất là ngôn ngữ, nhất là đối với anh em lớn tuổi. Vì tiếng Anh không giỏi nên kỹ năng giao tiếp thì cũng không hay. Muốn lãnh đạo giỏi, muốn chỉ huy hay, thì cần kỹ năng giao tiếp cao. Thêm vào đó văn hóa của Mỹ khác với văn hóa của Việt, cho nên làm việc với các lính sắc tộc khác gặp nhiều khó khăn hơn.
GT: Quốc Anh biết gì về cuộc chiến tranh bảo vệ MiềnNam tự do trước 1975? Về quân đội VNCH trong đó có những nữ quân nhân QLVNCH? Về sự tham chiến bảo vệ Miền Nam tự do của quân đội Mỹ, Úc?
Quốc Anh: Tôi không biết nhiều về chiến tranh Việt Nam, ngoài những bài học lịch sử ngắn trong lúc học trong trường, hoặc nghe các chú bác kể lại cho nghe. Tôi biết có rất nhiều lính Mỹ và Úc đã tham chiến ở Việt Nam. Trước khi thăng chức, các sĩ quan Mỹ đều phải trở lại trường quân sự để học bổ túc thêm về cách lãnh đạo. Vì Quân Đội Mỹ không muốn lập lại lỗi lầm xưa khi ở Việt Nam, nên trong trường đào tạo sĩ quan quân sự Mỹ, lúc nào cũng có hai hay ba bài học về chiến tranh Việt Nam. Nhờ vậy, chúng tôi biết về chiến tranh Việt Nam. Còn về nữ quân nhân QLVNCH, quả thật chúng tôi chưa bao giờ được đọc hoặc nghe kể về họ. Tuy nhiên, tất cả những ai đã cống hiến xương máu, tuổi thanh xuân cho cuộc chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ Miền Nam tự do, chúng tôi đều kính trọng và biết ơn họ. Hy vọng, qua Đặc San Gươm Thiêng kỳ này với chủ đề “Vinh danh Nữ Quân Nhân QLVNCH”, thế hệ hậu duệ VNCH chúng tôi sẽ biết về những hy sinh của Nữ Quân Nhân  QLVNCH.
GT: Quốc Anh biết gì về “Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt VAAFA”, và Quốc Anh có phải là hội viên hay không?
Quốc Anh: Không những tôi biết “Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt VAAFA”, mà tôi còn là một trong những anh em lãnh đạo cho Hội này. Tôi là operation officer, S-3 officer, là người viết kế hoạch cho Hội, tập luyện về kế hoạch đó, và thực hiện kế hoạch đó cho Hội. Anh chị em trong Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt hợp tác với nhau, học hỏi lẫn nhau, để giúp đỡ nhau. Mong chú bác và các bạn vào trang http://www.VAAFA.org để biết thêm về hội của chúng tôi.
GT: Vai trò của phụ nữ trong quân đội Mỹ như thế nào? Phụ nữ Mỹ gốc Việt tham gia quân đội Mỹ có những điểm gì đặc biệt không, Quốc Anh?
Quốc Anh: Phụ nữ đã và đang đóng góp rất nhiều trong quân đội Mỹ, đặc biệt là trong ngành quân y. Trong tiểu đoàn, bệnh viện quân đội (Army Hospital) của tôi, một nửa là phụ nữ. Đặc biệt hơn nữa là phần đông sĩ quan phụ nữ người Mỹ gốc Việt làm trong ngành quân y. Họ là bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ… Và tôi nghĩ các chú có quyền hãnh diện với con cháu Hai Bà Trưng của quí vị. Tuy các sĩ quan Mỹ gốc Việt này là bác sĩ, nha sĩ… nhưng họ vẫn dấn thân, sẵn sàng phục vụ cho quê hương thứ hai là Hoa Kỳ. Được vậy là nhờ ở sự dậy dỗ, chăm lo của thế hệ cha anh, và thế hệ hậu duệ chúng tôi đang đi theo bước chân của quí vị. Chúng tôi là con cháu của những anh hùng, chúng tôi rất hãnh diện vì mình là con cháu của những anh hùng, và chúng tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền, như mười một anh em lính Mỹ gốc Việt đã hy sinh mạng sống của mình trong lúc chiến tranh để bảo vệ tự do cho Hoa Kỳ.
GT: Là thế hệ hậu duệ VNCH, Quốc Anh ước mơ gì cho cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN hiện nay?
Quốc Anh: Không có dân tộc nào hiểu cộng sản Việt Nam nhiều hơn là người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là những người đã sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Tuy là thế hệ hậu duệ, nhưng trong suốt sáu năm sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam, tôi đã rất sợ hãi CS và hiểu rõ bản chất tàn ác bất nhân của CS. Qua đến bên Mỹ rồi, tôi mới thực sự biết tự do là gì. Tôi mới hiểu tại sao Ba tôi và biết bao nhiêu Anh Hùng đã hy sinh mạng sống của họ để chống CS bảo vệ tự do cho Miền Nam. Lúc đó tôi mới biết giá trị của tự do, lúc đó tôi mới yêu qúi tự do. Lúc đó, tôi muốn theo bước Ba tôi, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương Việt Nam. Vì vậy, ước mơ của tôi là tất cả những ai đang sống trong nước VN được sống tự do và nước Việt Nam sớm có dân chủ và nhân quyền. Tôi cũng tin tưởng mãnh liệt, chủ nghĩa cộng sản sẽ không thể tồn tại lâu được, trước sau gì nó cũng sụp đổ, và sụp đổ trong một ngày rất gần./.
Đặc San Gươm Thiêng, Xuân Giáp Ngọ 2014
————————
Thư Ngỏ Của Trần Quốc Anh
Kính thưa qúy vị trong Hội Đồng Liên Tôn, Quý Lãnh Đạo Tinh Thần, Các Hội Đoàn, Đảng Phái Chính trị, Quý Dân Cử, Quý Đại Diện Các Cơ Quan Công Quyền, Các Cơ Quan Truyền Thông, và Quý Đồng Hương:
Kính thưa Cô Hoàng Minh Thúy:
Qua số báo ngày 26/11/2016 phát ra trong tịêc ra mắt Liên Danh Độc Lập ngày 26/11/2016 tai Ocean Palace, Cô đã có những lời viết rất nặng nề và oan ức về cháu. Và ông Nguyễn Thái Học đã mạ lị (slanded) cháu trong tịêc ra mắt Liên Danh Độc Lập ngày 26/11/2016 tai Ocean Palace, nói cháu bán bia không có license và bị bắt. Thứ nhất, người có tên Trần Quốc Anh bị cáo buộc (alleged) bán bia không có license không phải là cháu, mà là một người khác trùng tên với cháu. (Ehibit A. This information can be ascertained via the public record) Cô có thể coi lại ngày sinh và số an sinh xã hội để xác nhận. (Ehibit B. This information can be ascertained via the public record) (Also, his case was dimissed – Ehibit C. This information can be ascertained via the public record.) Cá nhân cháu, cháu chưa hề bán bia bao giờ.
Thứ hai, những lời Cô viết rất oan và tội nghiệp cho người vợ mới của QA là Thiên An.
Qua rất nhiều lời cầu nguyện và suy nghĩ, cháu đã quyết định mạo muội viết Bức Thư Tâm Thư này với mục đích muốn giải tỏa những thắc mắc và minh chứng những dữ kiện không được đúng theo sự thật mà cô đã viết.
Cháu nghĩ chuyện này rất riêng tư, rất đau khổ của gia đình cháu, cho nên cháu không muốn nói ra. Nhưng để tránh sự hiểu lầm và để ngăn chận những tin đồn thất thiệt không mang lợi ích gì cho Cộng Đồng, và nhất là cho một người bạn của cháu, một người phụnữ Việt Nam đoan trang và có lý tưởng nay đã trở thành người vợ hiền của cháu, cháu xin trình bày đến Cô và Qúy Vị về việc riêng tư của gia đình để Cô và quý vị hiểu rõ.
&&&
12 năm về trước, khi cháu còn trẻ, cháu làm quen với một cô gái người Trung Hoa tên là Jamie. Hai đứa cháu đã kết hôn tại tòa án và Jamie quyết định đổi tên họ thành Jamie Trần. Cháu và Jamie chưa bao giờ kết hôn trong nhà thờ hoặc trong chùa. Sau khi kết hôn, Jamie đã làm giấy tờ vào quốc tịch Hoa Kỳ. Sau này cháu mới hiểu ra là Jamie lấy cháu với mục đích duy nhất là mang hết gia đình từ Trung Quốc sang Mỹ. Mười hai năm dài, cháu đi làm nuôi Jamie ăn học và bảo lãnh hết gia đình Jamie từ Trung Hoa sang Hoa Kỳ đễnuôi dưỡng. Cháu đã không ngần ngại những tốn kém về vật chất, nhưng qua 12 năm, cháu qúa đau khổ về mặt tinh-thần nhưng vẫn phải nhẫn nhục vì đứa con gái yêu dấu.  Tánh tình của cháu vàJamie quá có quá nhiều sự khác biệt. Thí dụ như Jamie là người Trung Hoa du học, cháu là người Việt tị nạn cộng sản. Jamie nhấtđịnh không thích tham gia việc Cộng Đồng và hay nhiếc mắng, khóchịu mỗi khi cháu đi làm việc cho CĐ mặc dầu cháu đã nhiều lần nănnỉ, giải thích. Cháu thì thích làm việc Cộng Đồng vì Cộng Đồng Người Việt là chiếc nôi đễ giúp chúng ta ngồi lại với nhau để nhớ rằng chúng ta là người Việt Quốc Gia Ty Nạn Cộng Sản.
Sau khi Jamie bảo lãnh được Cha Mẹ qua và đỗ Bằng Thạc Sĩnăm 2014, Jamie thay đỗi rất nhiều. Cháu có thể chịu đựng tất cả với những tánh nết kỳ quái của Jamie, nhưng có một điều là mỗi khi Jamie chửi Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hèn yếu và mọi rợ, cháu không thể chịu đựng và chấp nhận được vì tinh thần Quốc Gia của cháu không cho phép. Thêm vào nữa, Jamie bắt đầu có bạn trai.
Ngày 25/12/2014, ngay trong ngày Lễ Giáng Sinh, Jamie vàcháu đã đồng ý ký giấy ly thân. Hai người đồng ý là trong khi ly thân, Jamie có quyền đi lại với người bạn trai của cô ấy, và ngược lại, cháu cũng có quyền đi tìm và làm bạn với người khác. (Ehibit D.)
Một tháng sau khi ký giấy ly thân, Jamie dọn ra ở nhà mới trị gía hơn $300K, còn cháu thì ở lại nhà cũ trị gía chỉ có $100K. Cháu và Jamie ra ở riêng gần 8 tháng và Jamie thường xuyên rủ bạn traitới nhà Jamie chơi. Vì lời hứa với Jamie, cháu không hề phàn nàn, trách móc. Tháng 1, 2015, Jamie nghe theo lời luật sư cố vấn và hốicháu phải điền đơn ly dị gấp. Lý do là vì Jamie bây giờ đã đỗ Bằng Thạc Sĩ Kỹ Sư Điện sau 12 năm nhờ có cháu chăm lo cho Jamie đi ăn học.  Jamie đã có việc làm mới với mức lương hơn$100.000.00/năm cộng với tiền về hưu, cho nên Jamie không cần cháu nuôi dưỡng nữa. Jamie đe dọa nếu cháu không ký giấy xin ly dị, Jamie sẽ không cho cháu gặp con gái. Vì thương yêu con gái, cháu đồng ý ký đơn. Jamie hứa nếu cháu chịu điền đơn ly dị, Jamie sẽ không làm khó dễ cháu nữa.
Tuy nhiên, đến tháng 7, 2015, Jamie lại mướn luật sư riêng để đòi thêm tiền và quyền lợi từ quỹ hưu trí. Tháng 8 năm 2015, vu ly dị của cháu đã chính thức kết thúc. Lòng của cháu rất đau đớn nhưng phải nhắm mắt làm ngơ và chịu ký kết giao nhượng tài sản vì nếu không, Jamie sẽ không cho cháu quyền thăm viếng đứa con gái duy nhất của cháu.
Như đã giao ước, cháu đồng ý cho Jamie có bạn trai, rủ bạn trai về nhà, thì ngược lại, cháu cũng có quyền quen biết một người bạn gái khác. Jamie và cháu đã ký giấy ly thân ngy 25/12/2014 với sự thỏa thuận là hai bên đều có quyền có bạn trai hay bạn gái . (Exhibit D.) Năm 2015, trong các dịp sinh hoạt cộng đồng, cháu may mắn quen một người phụ nữ Việt Nam rất đoantrang và hiền lành tên là Thiên An. Thiên An là một người Mỹ gốc Việt và Cô rất yêu thương Tổ Quốc Việt Nam, Dân Tộc, và đồng bào Việt Nam với tất cả tấm lòng. Cô ấy cũng cùng chung một lý tưởng chống cộng và phục vụ Cộng Đồng với cháu. Thiên An tham gia rất nhiều công tác thiện nguyện và giúp cho Cộng Đồng rất là đắc lực. Cháu rất quý mến, kính trọng và thương yêu người bạn gái Việt Nam diệu hiền này. Mỗi khi cháu có những điều buồn bực nội tâm và mất niềm tin, Thiên An đã phục hồi cho cháu niềm hy vọng ở tương lai.
Sau đây là sự việc xảy ra đầu tuần Tháng Tám, 2015 làm cho một số các Cô Chú nghe lời vu khống và hiểu lầm cho cháu:
Cuối đầu tuần tháng Tám, 2015, theo thỏa thuận, cháu được đón con gái mang về nhà. Tuy nhiên, chiều thứ Sáu khi Cháu đến nhà của Jamie để rước con gái thì không có ai ở nhà. Cháu kêu điện thoại nhà, text, gọi điện thoại di động của Jamie, text Ipad của con gái, kêu điện thoại ông bà Ngoại, nhưng vẫn không ai trả lời. Cháu buồn cả đêm Thứ Sáu, ăn ngủ không được vì nhớthương con. Cháu bị sốt và bị cúm cho đến sáng thứ Bảy lại kêu phone, text, điện thoại di động của Jamie, text iPad của con, kêu ông bà Ngoại, nhưng lại vẫn không ai trả lời.  Cơn buồn của cháu biến thành sợ hãi vì nghĩ rằng mình đã mất con, sợ rằng Jamie mang con đi tỉnh khác. Vì quá lo lắng cho nên cháu đã gọi Thiên An đến để cầu nguyện với cháu. Cháu cũng gọi Thiên Anđến nhà để nấu cháo và cạo gió cho cho đỡ bệnh. Lúc đó cháu rất cần có một người đến an ủi và cho cháu một niềm hy vọng.
Như đã trình bày, vì thiếu ăn thiếu ngủ cho nên người cháu cảm thấy khó chịu, uể oải và bị sốt nên Thiên An nói cháu nằm trên giường cho Thien An cạo gió. Cạo gió xong, Thiên An muốn làm cho cháu vui nên đề nghị học tiếng Việt cho cháu quên đi nỗi buồn. (Thiên An lúc nào cũng khuyến khích và dạy thêm cho cháu tiếng Việt.) Vì là bạn thân của cháu, nên Thiên An đã nằm kế bên dạy học tiếng Việt cho cháu và bày tỏ niềm an ủi. (Thiên An rất giỏi tiếng Việt và rất thích dạy cháu về lịch sử nước VN mà Cô họcđược từ Bố Mẹ của Cô ấy khi còn nhỏ). Thiên An là một người bạn tốt và hy sinh rất nhiều cho cháu. Cám tạ Ơn Trên đã cho cháuđược gặp gỡ và làm quen với Thiên An.
Tuy không có phép của cháu, nhưng cháu không ngờ Jamie tới nhà của cháu, quay phim và chụp hình cháu và Thien An trong phòng ngủ. (Thiên An thì đang mặc quần tây và áo sơ mi rất đàng hoàng. Còn cháu thì mặc quần short vì Thiên An vừa mới cạo gió cho cháu xong). Mấy ngày sau đó, Jamie đã tàn nhẫn bỏ những hình ảnh này lên Facebook. Điều quan trọng sự kiện xảy ra đúng 8 tháng sau ngày 25/12/2014, ngày mà Jamie và cháu đã ký giấy ly thân với sự thỏa thuận là hai bên đều có quyền có bạn trai hay bạn gái. (Exhibit D.)
Tháng 8, 2015, Jamie đăng trên Facebook hình và phim của cháu và Thiên An đễ tao điều kiện cho vu ly dị. Jamie ra điều kiện là nếu muốn lấy hình xuống, cháu phải ký và giao lại hết số tiền 401K của cháu cho Jamie, tiền dành dụm để cho con gái đi học sau này.
Cháu muốn nhấn mạnh là cháu và Thiên An đã không làm gì sai. Cháu khẳng định rằng mục đích Jamie bỏ phim hình của cháu lên Facebook không phải là muốn cháu trở về và làm lại mái ấm gia đình. Đã từ lâu, Jamie đã thằng thừng nói cô ta không còn yêu thương cháu nữa, và Jamie nhiều lần nói cháu thua người bạn trai Trung quốc của Cô ta. Mục đích chính của Jamie là làm tổn thương đến danh dự của cháu để có lợi riêng cho Jamie khi ra tòa. Sau đó, cháu và Jamie đã ký giấy ly dị, chấm dứt một giai đoạn đầy căng thẳng và đóng lại một trang sử đầy đau buồn và nước mắt. (Exhibit E.) Và cảm tạ Thiên Chúa, cháu và Thiên An đã kết hôn một thời gian gần đây và hiện nay Thiên An đang sắp làm mẹ.
Như tất cả các Bậc Trưởng Thượng trong Cộng Đồng, Các Hội Đoàn, Các anh chị Cố Vấn và nhiều đã biết, với tình trạng gia đình đầy khó khăn của Quốc Anh trong những năm qua, nhưng cháu không bao giờ ngưng hoạt động trong mỗi sinh hoạt với cươngvị Chủ Tịch. Cháu đã cố gắng quên đi niềm đau khổ để làm việc mỗi ngày và không bao giờ từ chối bất cứ những công việc gì mà qúy vị giao phó. Như đã chứng minh gần 3 năm qua, cháu đã cố gắng hết sức để sát cánh với Cộng Đồng và cháu tình nguyện phục vụ Cộng Đồng dưới sự hướng dẫn của các Bậc Trưởng Thượng với tất cả khả năng của Quốc Anh.
Cuối thư, cháu xin cám ơn và trân qúy sự cầu nguyện, hướng dẫn và dạy dỗ, cũng như tình thương yêu mà quý vị đã dành cho cháu và những người tuổi trẻ của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston trong những ngày tháng qua va những ngày tháng sắp đến trên con đường phục vụ tha nhân. Những ngày buồn bã đã qua đi, cháu sẽ mãi mãi là một người Con, người Cháu, người Em của Qúy Vị để cùng phục vụ đất nước Hoa Kỳ, đất nước Việt Nam và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia không Cộng Sản và hơn 90 Triệu Đồng Bào đang đau khổ ở Quê Nhà. Cháu và vợ cháu là Thiên An nguyện sẽ mãi mãi đồng hành với Quý Vị. Cháu cũng xin quý vị hãy chúc phước và cùng chia xẻ niềm vui với mái ấm gia đình Việt Nam nhỏ bé của cháu và Thiên An. 
Kính Thư
Trần Quốc Anh.




__._,_.___

Posted by: Phu Van 

Tuesday, November 29, 2016

Trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu: kẻ khôn làm đầy tớ thằng ngu hai lần !


Image result for Sau cuộc trưng cầu dân ý 1955


Sau cuộc trưng cầu dân ý 1955  , toàn thể quốc hội khi nhóm họp để công bố hiến pháp VNCH ngày 26-10- 1956 , tất cả thành viên  QH  đều bỏ phiếu tín nhiệm Ông Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống .




Nhân dp tưởng nim ngày 01 tháng 11  :


Trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu:  kẻ khôn làm đầy tớ thằng ngu hai lần !

Phạm Quang Trình


Khi Mỹ âm mưu lật đổ TT Ngô Đình Diệm  và nền Đệ Nhất Cộng Hòa bằng việc mua chuộc một số tướng lãnh đóng vai trò chủ chốt thì mặt khác, Mỹ cũng liên hệ và mua chuộc những nhân vật dân sự bằng những hứa hẹn quyền lợi và chức tước. Những nhận vật đó gồm: Ông bà Đại sứ Trần Văn Chương ở Hoa Kỳ, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Phủ Tống Thống Nguyễn Đình Thuần, Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống Võ Văn Hải và đặc biệt là Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu... Người viết muốn nhấn mạnh đến nhân vật Vũ Văn Mẫu ở đây.
      
Image

Giáo sư Vũ Văn Mẫu có bằng Thạc sĩ Tư Pháp, được chính phủ Ngô Đình Diệm cho làm Khoa Trưởng Trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, sau cất nhắc lên làm Bộ Trưởng Ngoại Giao từ 1955 đến 1963.



Trên cương vị Bộ Trưởng Ngoại Giao, nhờ nội bộ ổn định và nhất là bằng vào uy tín của chính quyền  Đệ Nhất Cộng Hòa và cá nhân TT Ngô Đình Diệm, Giáo sư Vũ Văn Mẫu nghiễm nhiên trở thành một trong những khuôn mặt sáng giá của chế độ. Trong thời gian làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Giáo sư Vũ Văn Mẫu vẫn được tiếp tục giảng dạy tại Đại Học Luật Khoa các lớp ban Cử Nhân và ban Cao Học. Đặc biệt, các sách giáo khoa (Cours) do Giáo sư biên soạn như Dân Luật Khái Luận, Dân Luật Lược Khảo, vân vân đã được các sinh viên đón mua cách nồng nhiệt, và đó cũng là món huê lợi không phải là nhỏ. Chức vụ, quyền hành và lợi lộc tưởng chưa mấy nhân vật nào được ưu đãi hơn. Theo Giáo sư Vũ Quốc Thúc, TT Ngô Đình Diệm tỏ ra rất nể trọng GS Vũ Văn Mẫu và GS Vũ Quốc Thúc. Cả hai ông đều được TT Ngô Đình Diệm trân trọng kêu bằng “Ngài”. Vậy mà sau khi được Mỹ móc nối và hứa hẹn, GS. Vũ Văn Mẫu đã trở mặt, quay đúng 180 độ ngay sau biến cố Phật Giáo cũng do CIA Mỹ đạo diễn, cạo đầu, xin từ chức và xin đi hành hương Ấn Độ. Việc làm của GS Vũ Văn Mẫu dĩ nhiên như đổ thêm dầu vào lửa sau vụ “bị thiêu sống” của TT Thích Quảng Đức làm cho tình hình bang giao Việt - Mỹ đang căng thẳng, trở nên gay cấn hơn, tạo thêm lý do để Mỹ xúi giục bọn tướng lãnh phản bội chuẩn bị ra tay.



            
Image


Tưởng rằng sau đảo chánh 1-11 thành công, GS. Vũ Văn Mẫu sẽ nắm vai trò quan trọng như chức vụ Thủ Tướng, nào ngờ được bố thí cho chức Đại Sứ tại Anh Quốc. Nhưng chưa đầy 4 tháng thì cuộc Chỉnh Lý của Nguyễn Khánh xầy ra khiến Giáo sư mất luôn chức Đại sứ để trở về Trương Luật dạy học kiếm ăn.

GS Vũ Văn Mẫu xuống tóc “tranh đấu cho Hoà Bình, Dân Chủ, Tự Do”.

Sau một thời gian thậm thụt đi theo phe Phật Giáo Ấn Quang không ăn cái giải vì đám sư này quyết liệt tẩy chay mọi hoạt động của Chính quyền VNCH thì sự nghiệp chính trị của GS Vũ Văn Mẫu kể như kết thúc. Nhưng đột nhiên, đám sư sãi Phật Giáo Ấn Quang nghĩ lại nếu cứ tiếp tục tẩy chay chính quyền thì tự cô lập mình và phe Phật Giáo Việt Nam Quốc Tự của TT Thích Tâm Châu được chính quyền công nhận sẽ thắng thế. Phật Giáo Ân Quang liền tung ra Liên Danh Hoa Sen ứng cử vào Thượng Nghị Viên 1973 do GS. Vũ Văn Mẫu đứng Thụ Uỷ cùng một số nhân vật như Bác sĩ Nguyễn Duy Tài, Tôn Thất Niệm, Tôn Ắi Liêng, Trần Quang Thuận, vân vân đồng thời ủng hộ Dương Văn Minh ra tranh cử Tổng Thống. Nhưng khi thắng cử vào Thượng Nghị Viện rồi, Liên danh Hoa Sen cũng vẫn chỉ là thiểu số không nắm được một chức vị nào cả. Đã vậy, Nghị sĩ Nguyễn Duy Tài trong Liên danh Hoa Sen lại trở cờ chạy theo phe thân chính quyền, được chức Chủ Tịch Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện.  Suối gần 2 năm trời ở Thượng Viện, Liên danh Hoa sen và NS Vũ Văn Mẫu chẳng làm nên trò trống gì. Qua năm 1975, tình hình mỗi ngày thêm biến đổi, ông được phe Ấn Quang cử làm Chủ Tịch Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc mà Văn phòng đặt tại Khối Dân Tộc Xã Hội Hạ Nghị Viện. Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu theo chỉ đạo của Ấn Quang đang nhắm đóng vai trò đại diện “Thành thành phần thứ ba” trong Chính Phủ ba thành phần. Nhưng vì thiển cận không nhìn xa trông rộng, không thấy được nước cờ Hoa Kỳ và đối phương đang đi nên cuối cùng trở thành công cụ hốt rác cho Mỹ. Ngày 28-04-1975, vừa mới nhậm chức, thì cùng với Dương Văn Minh, ông nhân danh là Thủ Tướng Chính Phủ tuyên bố: “Yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ” không phải để có “Chính Phủ Hòa Hợp Hòa Giải” mà là đầu hàng cách nhục nhã Cộng Sản ngày 30-04-1975.

Nhiều nhân vật cho biết, vào những giờ phút cuối, khi Dương Văn Minh bị áp lực của Việt Cộng sắp sửa tuyên bố đầu hàng, “Thủ Tướng một ngày” Vũ Văn Mẫu đã tỏ ra hoảng sợ cũng muốn tìm đường chạy trốn nhưng quá muộn, đành phải cúi đầu theo Dương Văn Minh vào Dinh Độc Lập đón tiếp bọn ăn cướp!  Bị kẹt lại Việt Nam, Vũ Văn Mẫu cũng như Dương Văn Minh, nhờ “công lao hãn mã đầu hàng vô điều kiện” nên Cộng Sản tha cho khỏi phải đi “học tập cải tạo” trong các trại tù như bao Quân Dân Cán Chính VNCH khác, mà chỉ bị học tập tại chỗ.  Mấy năm sau, khi tìmh hình ổn định, Việt Cộng cho ông qua Pháp định cư.

Năm 1988, ông viết Hồi Ký “Sáu Tháng Pháp Nạn của Minh Không Vũ Văn Mẫu” để kể tội chế độ Ngô Đình Diệm, một chế độ đã đối xử rất tử tế với ông: cử làm Bộ Trưởng Ngoại Giao suốt từ 1955 dến 1963, một Bộ Trưởng ở lâu nhất trong chức vụ.

Đọc bài giới thiệu Hồi Ký “Sáu Tháng Pháp Nạn” của GS. Vũ Văn Mẫu do Giao Điểm xuất bản năm 2003 trên Internet, người ta thấy ông chê bôi, chỉ trích chế độ Ngô Đình Diệm và các nhân vật trong gia đình Tổng Thống Diệm một cách gay gắt không tiếc lời. Chưa hết, ông tấn công Dụ Số 10 do Bảo Đại đưa ra nhưng lại đổ tội cho TT Ngô Đình Diệm là “thủ phạm vì nó mà gây nên Pháp nạn.

Người viết tự hỏi: Giáo Sư Vũ Văn Mẫu, một nhân vật chính trị lớn, một nhà ngoại giao có tầm vóc, một Luật gia nổi tiếng, một Kẻ Sĩ thời đại tại sao lại có hành động như vậy?  Đáng lý ra với tư cách là một Luật gia nổi tiếng, một nhân vật lớn của chế độ (Bộ Trưởng Ngoại giao), một tín đồ Phật Giáo thuận thành với “Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi”, một kẻ sĩ thời đại “Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ  bất năng khuất”, đã được chế độ ưu đãi trân trọng, thì nếu có những gì sai trái xẩy ra, phải có bổn phận lên tiếng can ngăn, cảnh giác, trình bày điều hơn lẽ thiệt để sửa đổi và để cứu nguy chết độ, chớ sao lại bỏ ngang chơi trò “cạo đầu”, đổ thêm dầu vào lửa, đâm sau lưng Lãnh Tụ? Là một nhân vật được Tổng Thống rất nể trọng, tại sao ông không có can đảm đặt thẳng vấn đề với Tổng Thống khi họp Hội Đồng Nội Các hay lúc gặp gỡ riêng liên hệ đến lãnh vực ngoại giao? Vậy mà ông ngậm tăm, không làm gì cả ! Có phải vì ông cũng là thứ người hèn nhát, chỉ biết gọi dạ bảo vâng? Nếu quả tình GS Vũ Văn Mẫu xứng đáng với những danh xưng đó, thì những ai chịu suy nghĩ cũng khó mà tìm được lời giải đáp. Vì cho đến giờ phút này, vẫn chưa có ai chứng mình được rằng Dụ Số 10 đã gây thiệt hại những gì cho Phật Giáo, ngoại trừ luận điệu xuyên tạc chế độ Ngô Đình Diệm là “gia đình trị” và “kỳ thị tôn giáo”. Nói cho cùng, Dụ số 10 chỉ là cái cớ để mấy nhà sư tranh đấu lợi dụng nhằm gây bất mãn cho mục tiêu lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Còn trên thực tế, vì nhu cầu tổ chức của chính phủ Quốc Gia Việt Nam, vua Bảo Đại ban hành Dụ số 10 để cơ quan hành chánh căn cứ vào đó mà làm việc với các tổ chức đoàn thể. Trên nguyên tắc, Phật Giáo là một tổ chức thì cũng phải ghi tên, đăng ký như các đoàn thể tổ chức khác. Nhưng cũng trên thực tế là Chính quyền của TT Ngô Đình Diệm không hề áp dụng Dụ số 10 với Phật Giáo. Chẳng những thế, chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa còn tỏ ra trân trọng giúp đỡ tận tình Phật Giáo xây Chùa, cho sư tăng xuất ngoại du học, vân vân và có thể nói đó là thời Phật Giáo phát triển mạnh nhất.

Xin hỏi lại mấy ông sư tranh đấu: Ai cho tiền xây Chùa Xá Lợi? Ai cho đất để xây Chùa Vĩnh Nghiêm? Ai cho các vị sư nổi tiếng như Thích Quang Liên, Thích Thiên Ân, Thích Nhất Hạnh, vân vân du học ngoại quốc? Có phải là chính Phủ Ngô Đình Diệm hay ai khác?  Hỏi tức là trả lời. Vậy mà chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ vì Chủ quyền Quốc gia, chống đối lại việc Mỹ muốn đưa quân vào Việt Nam đã bị hàm oan và trở thành nạn nhân?

Luận điệu nói rằng chính phủ Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo cũng sai. Tầm cỡ như TT Ngô Đình Diệm hay ông Cô vấn Ngô Đình Nhu đâu có ngu xuẩn hay dại dột làm những điều tệ hại như thế. Còn đối với Giáo Hội Công Giáo thì vì chưa được Tòa Thánh Vatican coi là trưởng thành, nên vẫn còn nằm dưới sự quản trị của Hội Thừa Sai Paris tức là MEP (Mission Étrangère de Paris) chớ chẳng phải ưu đãi gì. Vậy mà mấy ông đã “vọng ngữ” tức là nói láo rằng Chính phủ Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, thật không thể tưởng tượng được mồm ép của mấy ông “sư hổ mang”! Các ông đả kích Chính quyền Ngô Đình Diệm về Dụ số 10 để rồi lại gửi văn thư 13-01-1964 xin phép Bộ Nội Vụ của Chính quyền quân phiệt ban hành Nghị định cho phép thành lập Giáo Hội, công nhận Hiến Chương  của mấy ông thì có khác gì “nhổ ra rồi lại nuốt vô”! Bởi thế, càng hô hào thống nhất lại càng chia rẽ! Thống nhất rồi mới tự chia ra hai phe: Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang! Vì có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nên ngày nay mới có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (quốc doanh). Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Đó cũng là luật nhân quả của nhà Phật!  Pháp nạn ở đâu mà ra? Pháp nạn nằm trong lòng mấy ông đó! Nhưng Dụ Số 10 thì vẫn còn giá trị pháp lý và nó vẫn chưa hề bị hủy bỏ, ít ra là cho đến ngày 30-04-1975 .

Trở lại trường hợp GS Vũ Văn Mẫu, quả thật làm Kẻ Sĩ không phải dễ. Có học vị cao, có chức tước lớn cũng chưa bảo đảm hành động tốt và có đạo lý làm người. Khi đã tối mắt vì quyền lợi và chức tước thì Đạo Lý cũng sẽ bị giục vô thùng rác, dù đó là thùng rác của lịch sử. Tất cả những hành động của GS Vũ Văn Mẩu kể từ khi cạo đầu đã lột trần bản chất con người ông. Càng về sau thì sự thật con người của ông càng lộ ra những cái mà người có lương tri, đạo lý phải lắc đầu: một tên hoạt đầu chính trị!

Nhân danh là một trí thức, một nhà ngoại giao lớn, một chính trị gia có hạng, một luật gia nổi tiếng, vậy mà ông Vũ Văn Mẫu đã nghe lời dụ dỗ của ngoại bang, cạo đầu chống đối chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, một chế độ hợp hiến, hợp pháp, hợp đạo lý để làm tay sai cho Dương Văn Minh, một tên tướng tham, hèn, ngu dâng nốt Miền Nam cho Cộng Sản.

Người ta nói: “Làm đầy tớ cho thằng khôn hơn làm thầy thằng ngu.” GS Vũ Văn Mẫu, thay vì làm thầy thằng khôn, lại dại dột đi làm đầy tớ cho thằng ngu, không phải một lần (1963) mà tới hai lần (1975) cho tên tướng tham, hèn, ngu Dương Văn Minh nên thân bại danh liệt là cái chắc.

Thời thế biến chuyển. Lòng người thay đổi. Chỉ vị lợi lộc và thiếu suy nghĩ, những kẻ võ biền như bọn tướng lãnh đâm thuê chém muớn xuất hiện. Những trí thức nửa mùa hoạt đầu như Hoàng Cơ Thụy, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Oánh, và sau cùng như Vũ Văn Mẫu nổi lên a dua cũng không thiếu. Người ta nói: “Khôn ba năm dại một giờ”. Bọn chính khách hoạt đầu điếm đàng này thì “khôn ba năm, dại một đời”. Cái dại chẳng những làm hại chính bản thân nó mà làm hại cả một dân tộc!

            Image result for Sau cuộc trưng cầu dân ý 1955




Sau cuộc trưng cầu dân ý 1955  , toàn thể quốc hội khi nhóm họp để công bố hiến pháp VNCH ngày 26-10- 1956 , tất cả thành viên đều bỏ phiếu tín nhiệm Ông Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống .





Phạm Quang Trình


Trích trong “những nhân vật dân sự”
(Lời trối trăng của Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu 2)




On Wednesday, November 2, 2016 5:38 AM, "Véronique Thùy Hương [PhungSuXaHoi]" <> wrote:

 


2016-11-02 7:12 GMT+01:00 Nguyen Dang Trinh t [datviet] <k>:
 
          
              LỄ CẦU NGUYỆN CHO CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
    
           VÀ QUÂN-DÂN-CÁN CHÍNH TỬ NẠN TRONG BIẾN CỐ 1/11/1963

       Ngày mai Thứ Tư vào lúc 8: 00PM
       tại Thánh Đường Chúa Ba Ngôi: 2040 Nassau Dr San Jose CA 95122
sẽ có Thánh Lễ cầu nguyện cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Quân-Dân-Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã tử nạn trong biến cố đau thương của đất nước ngày 1/11/1963.

Trong tinh thần tưởng niệm và Văn Hóa Trọng Ân của Dân tộc Việt, kính mời Quý vị không phân biệt Tôn giáo, Tín ngưỡng cùng hiệp thông với BTC, đến tham dự buổi lễ Cầu nguyện này như một nghĩa cử Báo đáp và tưởng nhớ công ơn Vị khai sáng nền Cộng Hòa và Quân-Dân-Cán-Chính VNCH đã bỏ mình vì chính nghĩa Quốc Gia.

Trân trọng

Nguyễn đăng Trình


__._,_.___

Posted by: le huong <

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List