On
Tuesday, February 24, 2015 8:52 PM, Paul Anh Pham wrote:
Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bà này là mẹ của Hồng
y
Nguyễn Văn Thuận
Năm 2015 đánh dấu 10 năm ngày
mất của bà Ngô Đình Thị Hiệp (1903-2005), người em gái ít được công chúng biết
đến của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.
Bà cố Ngô Ðình Thị Hiệp và Ðức
cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Bà là mẹ của người sau này
được Vatican phong Hồng y, Nguyễn Văn Thuận (1928-2002).
Lê Quỳnh nói chuyện với ông Nguyễn Văn Châu, tác
giả cuốn sách tiếng Anh (chưa có bản tiếng Việt) về cuộc đời bà Hiệp và gia tộc
họ Ngô, A lifetime in the eye of the storm.
Ảnh chụp bà Hiệp tại Sài Gòn năm
1965
Cuốn sách ra mắt lần đầu năm 2005 và vừa ra ấn
bản lần hai năm 2015.
Ông Châu cho biết ông là người thân thuộc với
gia đình bà Hiệp, còn cha của ông là bạn học của ông Ngô Đình Nhu, em trai Tổng
thống Diệm.
“Cho đến những ngày cuối đời, bà Hiệp vẫn tin
tưởng vào vai trò của gia đình bà trong lịch sử Việt Nam.”
“Bà tin lịch sử sẽ minh chứng lòng ái quốc của
gia đình bà. Tuy bà công nhận ông Diệm, ông Nhu và gia đình bà có nhiều khuyết
điểm, ví dụ biết những người nịnh nọt sẽ phản bội mà vẫn dùng họ.”
Ông Châu kể rằng những người còn lại của gia
đình họ Ngô thường “mổ xẻ những khuyết điểm” vào ngày giỗ ông Ngô Đình Khả,
thân sinh của ông Ngô Đình Diệm và bà Hiệp.
Bà Ngô Đình Thị Hiệp (đứng), chồng (đứng) cùng bố
mẹ chồng trong ngày cưới năm 1925
Mời quý vị nghe phần một cuộc phỏng vấn về cuộc
đời bà Ngô Đình Thị Hiệp, xoay quanh bà nghĩ gì về những tranh cãi liên quan
gia đình bà.
*****
Người Mẹ chứng nhân thế kỷ Bà Cố Elizabeth Ngô
Ðình Thị Hiệp
Người Mẹ chứng nhân thế kỷ: Bà
Cố Elizabeth Ngô Ðình Thị Hiệp (1903-2005)
Ngày 27/01/2005, chúng tôi đang theo dõi
tin tức về lễ mai táng Cô Anna Hàm Tiếu, bào muội của Ðức Hồng Phanxicô Xavie
Nguyễn Văn Thuận, thì lại nhận được tin Cụ Cố Elisabeth Nguyễn Văn Ấm, nhũ danh
Ngô Ðình Thị Hiệp, thân mẫu của Ðức Hồng Y, cũng vừa được Chúa gọi lên đường về
nhà Cha, sau khi đã hoàn tất cuộc lữ hành dài hơn trăm năm (102 năm) trên cõi
trần gian này, Chúng tôi xin chuyển bài này với lòng thành tâm cầu nguyện cho linh
hồn Elizabeth sớm được Chúa đưa về nơi Thiên quốc cùng với linh hồn Phanxicô
Xavie, linh hồn Anna cùng các linh hồn khác.
Gia đình lễ giáo
Ngô Ðình Khả (1856-1914)
Elisabeth Ngô Ðình Thị Hiệp sinh ngày 05-5-1903
tại làng Ðại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình vọng tộc
đạo đức trải qua nhiều thế hệ trung thành với Ðức Tin Công Giáo, đã từng "hy
sinh trong thời kỳ bắt đạo và đã chịu khổ vì Chúa, đã chịu lưu đày xa xôi và đã
bị cầm tù vì Chúa", một dòng tộc nổi danh kiên trung bất khuất chẳng những
về mặt đức tin mà còn cả về mặt xã hội. Thân phụ là ông Ngô Ðình Khả, một quan
phụ chính đại thần thanh liêm và cương trực dưới triều vua Thành Thái. Ông đã
khẳng khái chống lại việc Pháp âm mưu đày ải Vua, khiến thời bấy giờ trong dân
gian Huế có câu ca:
Ðày vua không Khả, (1)
Ðào mả không Bài (2)
Do làm quan trong triều, thường xuyên phải có
mặt tại kinh đô, ông Ngô Ðình Khả đã dời gia đình từ làng Ðại Phong, tỉnh Quảng
Bình vào định cư tại Phủ Cam, thuộc thành phố Huế. Ngô Ðình Thị Hiệp có ba
người anh là ông Ngô Ðình Khôi, Ðức Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục và ông
Ngô Ðình Diệm, một người chị, Ngô Ðình Thị Giao, một em gái kế là Ngô Ðình Thị
Hoàng và ba em trai gồm quý ông Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Luyện và Ngô Ðình Cẩn.
Ðược giáo dục trong một gia đình nền nếp gia
phong, Ngô Ðình Thị Hiệp lúc thiếu thời luôn giữ phẩm hạnh của một thục nữ đoan
trang con nhà gia giáo, siêng năng kinh nguyện sáng tối trong gia đình, luôn
cùng với cha mẹ và anh em dự thánh lễ hàng ngày, và nhất là hăng hái tham gia
các việc từ thiện bác ái.
Giáo dục con định hướng cuộc đời
Ðến tuổi thành hôn, Ngô Ðình Thị Hiệp kết bạn
cùng Tađêô Nguyễn Văn Ấm là một thanh niên cần cù, mực thước và đạo đức vốn
cũng được giáo dục bởi một gia đình Công Giáo có truyền thống kính Chúa yêu
người từ lâu đời. Ngô Ðình Thị Hiệp trở thành bà Elisabeth Nguyễn Văn Ấm. Hai
ông bà sinh được 8 người con, trong đó có một người con trai sau này đã làm sáng
danh Chúa và rạng danh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đó là Ðức Hồng Y Phanxicô
Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Cậu bé Nguyễn Văn Thuận chào đời ngày 17-4-1928
tại Phủ Cam, Huế. Càng lớn, cậu bé càng thêm khôi ngô tuấn tú, càng tỏ ra thông
minh và có trí nhớ sắc sảo. Theo thói đời, "con quan thì lại làm quan",
họ hàng gần xa đều thấy rõ con đường hoạn lộ đang mở ra trước mặt cậu bé, hứa
hẹn một tương lai ngời sáng vinh quang. Nhưng bà mẹ cậu bé thì lại có cái nhìn
khác. Bà thấy "tu mới là cõi phúc".
Với tất cả con cái, bà Elisabeth đều dạy cho
biết sống đạo, trên hết lòng thờ phượng Chúa, dưới tận tình yêu thương giúp đỡ
đồng loại. Ngoài việc dạy cho con học giáo lý kinh bổn, bà thường xuyên kể cho
các con nghe những mẫu truyện rút ra từ Kinh Thánh cũng như những truyện về các
anh hùng tử đạo Việt Nam để cho con bà người nào cũng thấm nhuần và sống theo
những tấm gương sống đạo sáng chói của tiền nhân.
Niềm vui thấy con dâng mình cho Chúa
Riêng với cậu bé Nguyễn Văn Thuận, bà đặc biệt
cầu xin Chúa ban cho cậu có được cái nhìn giống như cái nhìn của bà, "tu
là cõi phúc". Thế nên, khi cậu bé vừa tới tuổi khôn lớn, ngỏ ý xin vào
Tiểu Chủng Viện, bà mẹ Elisabeth chẳng những không ngăn cản mà còn thầm cảm tạ
ơn Chúa đã cho con bà biết chọn đường để đi. Bà vừa xúc động vừa mừng rỡ lo
chuẩn bị mọi thứ cần thiết từ chiếc khăn tay, cho đến áo quần, dày dép để con
lên đường gia nhập Tiểu Chủng Viện An Ninh của Giáo Phận Huế sau khi được Cha
Chánh Xứ sở tại đồng ý và Cha Giám Ðốc Tiểu Chủng Viện chấp nhận. Từ đó, bà
Elisabeth không ngừng cầu nguyện cho con "bền đỗ trong ơn kêu gọi".
Cầu cho con làm bổn phận linh mục đẹp lòng Chúa
Ngày 11-6-1953, Thầy Phó Tế Phanxicô Xavie
Nguyễn Văn Thuận thụ phong Linh Mục. Bấy giờ bà Elisabeth cảm thấy an tâm về ơn
thiên triệu của con mình. Nhưng theo bà, làm linh mục đã là khó, làm bổn phận
linh mục đẹp lòng Chúa càng khó hơn. Chính vì vậy, kể từ đó, lòng bà hằng xao
xuyến, bà không ngớt cầu nguyện cho con mình "làm bổn phận linh mục đẹp
lòng Chúa". Câu nói ấy sớm trở thành điệp khúc gắn liền với cả cuộc đời
bà.
Trong một cuộc phỏng vấn do Ðài Phát Thanh
Little Saigon Radio tại Hoa Kỳ thực hiện ngày 24-01-2001, Ðức Hồng Y Nguyễn Văn
Thuận (vừa được tấn phong Hồng Y ngày 21-01-2001) sau khi nói đến tấm tình của
mình đối với Giáo Hội Việt Nam, đối với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam cũnh như
với hết thảy mọi người Việt Nam, đã tâm sự về thân mẫu của mình như sau:
"Tôi lại nhớ đến tất cả bà con, họ hàng,
đặc biệt là tôi nhớ đến bà thân mẫu của tôi, năm nay đã 98 tuổi và đang ở tại
Úc Ðại Lợi.
Tôi nhớ những lời thân mẫu của tôi thì đối với
tôi như những lời khuyến cáo tôi trong cuộc đời linh mục.
Cách đây ba năm, tôi còn nhớ nghe thuật lại là
Cha Chu Quang Minh thuộc Dòng Tên ở Mỹ cùng đi với một Cha ở Úc đến thăm bà cố
tôi. Hai Cha hỏi bà cố có muốn Ðức Cha Thuận làm Hồng Y không? Bà cố trả lời
rằng:
- Thưa Cha, con không muốn.
- Vì sao?
- Bởi vì khi con cho con của con vào chủng viện,
con chỉ cầu xin Chúa cho con của con làm Linh mục để tế lễ Chúa là con vui lòng
rồi. Còn đã đi tu làm linh mục thì đâu phải ham muốn những chức quyền danh vọng
gì".
Kể mẩu chuyện trên xong, Ðức Hồng Y Nguyễn Văn
Thuận xác quyết: "Với tôi, những lời nói trên luôn luôn là những lời nhắc
nhủ của bà mẹ dạy bảo con". Rồi ngài kể tiếp:
"Cách đây mấy tháng, tôi đi giảng ở Ðài
Loan, tôi có ghé thăm bà cố tôi, tôi hỏi:
- Hàng ngày mẹ có nhớ cầu nguyện cho con không?
Bà cố nói:
- Có chứ! Ngày nào cũng nhớ cầu nguyện.
Tôi hỏi rằng:
- Mẹ cầu xin cho con cái gì?
Bà cố chỉ trả lời một câu thôi là:
- Cầu cho con biết làm bổn phận đẹp lòng Chúa".
Ðức Hồng Y kết luận: "Ðiều ấy là cái cảm
tưởng mạnh mẽ của bà mẹ Việt Namdạy con cái". Trong cuộc phỏng vấn
dành cho Ðài Chân Lý (Veritas) Á Châu ở Manila, Phi Luật Tân, ngày 15-02-2001,
Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nói rõ hơn tâm sự của ngài: "Ðây là những bài
học đơn sơ, nhưng sâu xa, đáng suy tư. Tôi sẽ không bao giờ quên".
Dõi theo bước thăng trầm của con
Năm 1967, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận
được Giáo Hội tấn phong và bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo Phận Nha Trang. Bà mẹ
Elisabeth cũng giữ một tâm nguyện. Ðối với bà, chức Giám Mục bao gồm cả thiên
chức linh mục. Bổn phận giám mục cũng là bổn phận linh mục. Song bổn phận chăn
dắt của giám mục có phần rộng lớn hơn, bao trùm hơn, như vậy là nặng nề hơn,
khó khăn hơn và nhiều trách nhiệm hơn. Vì thế, bà không thể ngưng cầu nguyện,
trái lại còn cầu xin nhiều hơn nữa cho vị tân Giám Mục "biết làm bổn phận
đẹp lòng Chúa".
Năm 1975, khi đất nước có những chuyển động khác
thường, Nguyễn Thị Hàm Tiếu, ái nữ của bà Nguyễn Thị Ấm, từ Úc trở về Việt Nam
bảo lãnh cho cha mẹ di tản đến Úc chỉ 5 ngày trước khi miền Nam Việt Nam rơi
vào tay Cộng sản. Lúc ấy Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận (đã là Tổng Giám Mục Phó
Sài Gòn vì đã được bổ nhiệm trước đó một tháng, ngày 23-4-1975), với vai trò
chủ chăn, đã chấp nhận ở lại Việt Nam sống chết với quê hương thay vì cùng cha
mẹ di tản ra khỏi nước.
Những cái chết bi thương của anh bà Ngô Ðình Thị
Hiệp, là ông Ngô Ðình Khôi, ông Ngô Ðình Diệm và của các em bà, Ngô
Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn, hãy còn ám ảnh, đè nặng tâm can bà. Bà linh cảm một
tai họa sẽ giáng xuống con bà. Bà chỉ biết cầu nguyện và phó dâng mọi sự cho
Chúa. Và việc phải đến đã đến. Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận bị bắt ngày
15-8-1975, nhằm Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bị giam giữ 13 năm trời, không xét
xử. Ai có rơi vào thảm cảnh ấy mới thấu hiểu tâm trạng âu lo và đau khổ triền
miên của một bà mẹ có con lâm vào vòng lao lý mà số phận ngày mai không ai đoán
biết được.
Khi Ðức Tổng Giám Mục, con bà, nhận được giấy
phóng thích ngày 21-11-1988, rồi ngày 21-9-1991 nhận lệnh trục xuất khỏi Việt
Nam, thì mới hay việc Quan Phòng của Thiên Chúa thật là kỳ diệu. Bởi lẽ nếu không
có Chúa an bài thì làm sao ông bà Nguyễn Văn Ấm có cơ hội đoàn tụ với con; nếu
không có chương trình do bàn tay Chúa hoạch định sẵn thì làm sao Ðức Tổng Giám
Mục Nguyễn Văn Thuận có dịp thi thố tài năng và đức độ của mình trong Giáo
Triều Rôma cũng như chứng minh cho thế giới thấy sức sống mãnh liệt nội tại của
Giáo Hội Việt Nam dù trải qua bao phong ba bão tố.
Người Mẹ chứng nhân thế kỷ
Thật không đơn giản chút nào khi muốn viết về
một người mẹ ngót trăm năm sống những thăng trầm của gia đình liên quan đến cả
vận mệnh đất nước lẫn lịch sử của Giáo Hội Công Giáo như bà Elizabeth Nguyễn
Văn Ấm - Ngô Ðình Thị Hiệp. Chúng tôi thấy có người đang thực hiện một tác phẩm
nói về bà, viết bằng tiếng Anh. Tác giả là ông Nguyễn Văn Châu. Quyển sách có
tựa đề "NGO DINH THI HIEP OR A LIFETIME IN THE EYE OF THE STORM.".
Chúng tôi có đọc hơn 40 trang đầu bản thảo in trên giấy khổ 8 x 11 mà thấy tác
giả vẫn nói chưa hết cái thời thơ ấu của bà, thì vài ba trang giấy như thế này
nào nói lên được gì?
Tuy nhiên, với một người mẹ khiêm nhường, luôn
sống cuộc sống ẩn dật như bà Elisabeth, có lẽ một vài nét phác họa chân tình
của chính người con yêu dấu của bà là Ðức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn
Thuận đã đủ làm sáng các đức tính cao quý nơi bà. Vì vậy, chúng tôi xin mạn
phép ghi lại ở đây những dòng tâm sự chân thành ấy ghi nơi lời đề tặng viết
trong quyển "Chứng Nhân Hy Vọng", tập sách các bài giảng của Ðức Hồng
Y Nguyễn Văn Thuận giảng tĩnh tâm cho Ðức Thánh Cha Gioan Phalô II và Giáo
Triều Rôma từ 12 đến 18-3-2000, lúc Ðức Hồng Y còn là Tổng Giám Mục.
"Mẹ Elisabeth,
Người đã giáo dục con từ khi con còn ở trong bụng
Mẹ.
Mỗi tối Mẹ dạy con những chuyện Kinh
Thánh, Mẹ kể cho con lịch sử các thánh tử đạo Việt Nam,
nhất là về tổ tiên chúng ta.
Mẹ dạy con yêu mến Tổ Quốc, Mẹ giới thiệu cho
con Thánh Nữ Têrêxa Hài Ðồng Giêsu
như mẫu gương các nhân đức Kitô giáo.
Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ đã chôn táng các
anh em mình
bị những kẻ phản bội thảm sát, những người mà
Mẹ đã chân thành tha thứ sau đó,
luôn tiếp đón họ, như thể không có gì xảy ra.
Khi con còn ở tù, Mẹ là nguồn an ủi nâng đỡ lớn
lao cho con.
Mẹ nói với tất cả mọi người:
"Xin hãy cầu nguyện để con tôi được trung
thành với Giáo Hội và ở lại nơi nào Chúa muốn".
Ngày 16-9-2002, một Thánh giá nữa - một cái tang
lớn - lại đè nặng trên vai người mẹ vốn đã nặng chĩu gánh đau thương tròn thế
kỷ: Ðức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, người con 74 tuổi của bà mẹ
ngót trăm tuổi ngồi xe lăn, người con ấy vĩnh viễn từ biệt cõi trần ngày
16-9-2002 sau khi đã hoàn tất cuộc Lữ Hành Trên Ðường Hy Vọng.
Tại sao Chúa lại để cho một con người thân xác
mỏng manh như Elisabeth lại phải hứng chịu hàng loạt những mất mát lớn trong
gia đình, từ các đấng sinh thành bà đến những người anh em ruột của bà, rồi
người bạn đời thân yêu của bà. Và bây giờ lại đến lượt người con trai yêu dấu
bà! Thật không ngờ! Dù vậy, bà không hề hoài nghi cật vấn tại sao hay một lời
than trách. Giờ đây, truớc mặt bà, con của bà quả đã ra đi mang theo đúng những
hành trang mà bà đã gói ghém cho con trong suốt đời bà: trung thành với Giáo
Hội và ở lại nơi nào Chúa muốn.
Bà tin Chúa ban cho bà nghị lực tinh thần để can
đảm tuân theo Thánh ý Chúa. Bà tin rằng, linh hồn bà vẫn phải mãi mãi được tinh
luyện bởi những thử thách như vậy hay nhiều hơn thế nữa, nhất là ở vào chặng
chót của quãng đường dài bà đã đi và còn tiếp tục đi cho tới khi nào Chúa bảo
bà dừng lại. Tai bà như nghe có tiếng thì thầm của con: "Hodie mihi, cras
tibi - hôm nay phiên con, ngày mai phiên mẹ". Bà vui vẻ đón nhận thử thách
và ở trong tư thế sẵn sàng: Fiat - Xin Vâng!
Hôm nay, ngày 27-01-2005, tại Sydney, Úc, bà
Elisabeth thực hiện trọn vẹn tiếng Xin Vâng cho riêng bản thân mình để theo
chân con mình hoàn tất cuộc lữ hành hơn trăm năm trên cõi đời ô trọc này, sau
khi chứng kiến sự ra đi của người con gái Anna Hàm Tiếu đã từng gần gũi phụng
dưỡng bà trong thời gian qua. Chúng ta cầu nguyện cho linh hồn Elisabeth được
Chúa sớm đưa về Thiên quốc. Chúng ta cũng không quên cầu cho linh hồn Phanxicô
Xavie cùng với thân mẫu đời đời hưởng nhan thánh Chúa.
Chú thích:
(1) Năm 1907, Levecque, Khâm sứ Trung Kỳ dùng áp
lực bắt các quan trong triều ký vào tờ biểu yêu cầu vua Thành Thái thoái vị và
đồng ý cho Pháp lưu đày Nhà Vua. Các quan không ai dám cưỡng. Chỉ có Ngô Ðình
Khả quyết liệt phản kháng và giũ áo từ quan sau khi vua Thành Thái bị buộc
thoái vị ngày 03-9-1907. Năm 1914, Ngô Ðình Khả từ trần, hai năm sau (1916),
Pháp đày vua Thành Thái ra đảo Réunion.
(2) "Bài" là Nguyễn Văn Bài, cũng là
một người Công Giáo làm quan trong triều đình Nhà Nguyễn, đã chống lại việc
Pháp đòi đào mả vua Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết