From:
Van-Nghe
VIỆT NAM – Bị nhốt trong ý
thức hệ xã hội chủ nghĩa
Đôi lời: Dưới đây là trích đoạn
viết về Việt Nam, trong cuốn sách “One Man’s View of the World“ của
ông Lý Quang Diệu, Nhà xuất bản SPH Singapore, 2013, được độc giả
NTS có nhã ý dịch và gửi tới, với lời bình:
“… Vừa rồi Vietnam và Singapore mới kỷ niệm 40
năm quan hệ ngoại giao bằng việc khánh thành VSIP thứ 5 với sự có mặt của thủ
tướng và quan chức 2 nước và những lời lẽ ngoại giao chúc tụng. Hãy thử
đọc đoạn đánh giá về VN của Lý Quang Diệu xem người Singapore thực sự nghĩ gì
về chúng ta (cụ thể là giới lãnh đạo, bằng thái độ khinh thường+ mỉa mai)”.
Thế nhưng, khi thử tìm trên mạng về cuốn sách
này, thì có một số bài báo giới thiệu một cuốn “tương tự” đã được dịch và xuất
bản tại Việt Nam. Tuy hình bìa có khác, nhưng lướt qua nội dung có vẻ như đúng
là cuốn sách được đề cập dưới đây. Có điều, trong các bài báo viết khá kỹ về
cuốn sách thì không có chút thông tin nào cho thấy nội dung có nói về VN. Phải
chăng nhà xuất bản đã “tự kiểm duyệt”, cắt bỏ đi phần rất “nhạy cảm” này? Mời
tham khảo một bài tóm lược công phu của tờ Doanh nhân Sài Gòn: Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới.
Nhưng tìm thêm trên mạng thì có lẽ có 2
cuốn khác nhau. Cuốn mà NXB Thế giới dịch là đây: Lee Kuan Yew by Graham Allison Robert D. Blackwill
Henry A. Kissinger Ali Wyne.
Lý Quang Diệu
Nhiều người đặt nhiều
kỳ vọng vào Việt Nam khi nước này quyết định cải cách theo hướng thị trường tự
do vào những năm 1980s, tức là chỉ vài năm sau khi Trung Quốc thực hiện bước đi
tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi để chuyển sang cái mới” theo cách nói của
người Việt Nam, lúc đầu có triển vọng. Một trong những hành động đầu tiên
là nước này giao đất sở hữu tập thể theo thuyết xã hội chủ nghĩa đến cá nhân
người nông dân. Việc này dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng vượt trội chỉ
trong vài năm. Nhiều người cả trong nước lẫn ngoài nước đã nghĩ rằng nước này
đang đi đúng hướng. Sự thực là những người biết đến sự đổi mới của Trung
Quốc mang đến những thành công về kinh tế đáng kinh ngạc , mà nghĩ rằng Việt
Nam cũng phát triển theo con đường tương tự, là những người không theo dõi Việt
Nam một cách sát sao.
Khi thận trọng đánh
giá thì ta thấy có gì không ổn. Quan điểm cá nhân của tôi về đổi mới ở
Việt Nam đã thay đổi nhiều, không còn lạc quan như những lần đầu tôi mới thăm
nước này những năm 90s. Giờ đây tôi tin rằng những nhà lãnh đạo cộng sản
Việt nam kỳ cựu không thể khai phá nổi tư duy xã hội chủ nghĩa cố hữu. Ban đầu
họ đồng ý thuận theo con đường cải cách bởi vì họ nhận thấy nước này chẳng còn
lối đi nào khác. Nhưng kể từ đó đến nay họ không có tiển triển gì thêm
khi kiên định cải cách hệ thống như ở Trung Quốc. Những vị “lão
thành cách mạng” này làm cho Việt Nam trì trệ . Chỉ khi những vị này
không còn thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.
Một trong những kinh
nghiệm mới đây khi tôi đi thăm nước này có thể minh họa những vật cản mà Việt
Nam đang gặp phải. Tôi gặp gỡ một số quan chức dân sự và quân sự và tôi nhắc họ
những vấn đề mà công ty Singapore vướng phải khi triển khai dự án khách sạn ở
Hồ Tây Hà Nội. Khi công ty này bắt đầu việc đóng cọc, hàng ngàn dân làng
đến yêu cầu bồi thường ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh phí tổn gia tăng, công ty này
đã phải chuyển sang phương pháp làm móng bằng bắt vít vì phương pháp này
gây ít tiếng ồn hơn. Lần này vị quan chức, người đã duyệt dự án, đến và
nói “chúng tôi không cho phép phương án này” . Rõ ràng là có sự thông đồng giữa
quan chức này với những người dân bốc đồng kia. Tôi nói rõ với lãnh đạo Việt
Nam rằng, hành động như vậy là phản tác dụng. Tôi khuyên họ là nếu các anh muốn
khai phóng thì hãy nghiêm túc thực hiện. Họ trả lời một cách ba phải,
điều đó cho thấy họ nửa vời khi thực hiện cải cách. Họ không hiều rằng một nhà
đầu tư hài lòng sẽ mang đến nhiều nhà đầu tư khác. Ý định của họ là khi đã phục
kích được một nhà đầu tư , sẽ là cơ hội để họ vắt kiệt anh ta nhiều nhất có
thể. Các nguyên lão lên lon trong hệ thống đảng là nhờ cuộc chiến và hiện
giờ chiếm giữ các vị trí trong chính quyền. Thật không may là họ thăng
quan tiến chức không phải vị họ giỏi giang trong quản lý kinh tế hay có tài
năng quản trị. Họ thăng tiến vì đào hầm từ bắc vào nam trong hơn 30 năm.
Việt Nam có điểm chung
với Trung Quốc trong quá trình khai phóng cải cách là các quan chức tham nhũng.
Các cán bộ đảng , người coi mình sẽ được hệ thống chăm sóc, đột nhiên chứng
kiến những người ngoài đảng giàu có lên nhanh chóng. Họ vỡ mộng và trở
nên tham lam , ví như cán bộ hải quan nhập lậu xe hơi để họ có thể được chia
phần. Cái mà họ khác với Trung Quốc là không có lãnh tụ dạng Đặng Tiểu
Bình, người có địa vị tuyệt đối trong hệ thống Đảng và có niềm tin kiên định
rằng chỉ có cải cách mới là cứu cánh. Nguyên nhân lại chính
là do cuộc chiến Việt Nam. Trong khi những đồng chí Trung Cộng xoay sở hàng
thập kỷ để thử nghiệm các kinh nghiệm quản trị trong thời bình, rút ra luận
điểm xem cách nào thì tốt cách nào không tốt và điều chỉnh niềm tin và ý thức
hệ khi thực hành, Việt Cộng lại bị tắc trong cuộc chiến tranh du kích đẫm máu
với Hoa Kỳ, nên họ chẳng biết gì về trị quốc. Ngoài ra, hầu hết các
thương gia thành đạt ở Nam Việt Nam, những người rất thông thạo vận hành chủ
nghĩa tư bản, đều rời bỏ Việt Nam những năm 70s.
Người Việt là giống
người năng động và tài giỏi ở Đông Nam Á. Học sinh đến Singapore theo dạng học
bổng Asean rất nghiêm tục học hành và đậu thứ hạng cao nhất. Với giống
người thông minh như vậy, quả thật là đáng tiếc là họ lại thiếu tiềm năng.
Hy vọng rằng sau khi hết lớp người trải qua cuộc chiến, giới trẻ sẽ kế nhiệm,
họ sẽ thấy Thái Lan đã thành công ra sao và họ sẽ bị thuyết phục bởi mức độ
quan trọng của thị trường tự do.
Hỏi: Việt Nam có vấn
đề lớn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Và ở cuộc họp bộ
trưởng Asean năm 2012, khi các nước không thể ra thông cáo chung lần đầu tiên
sau 45 năm, Việt Nam là nước tranh cãi chính với Trung Quốc
Đáp: Họ không
thể có được sự hỗ trợ từ Asean để bảo vệ lập trường của mình bởi vì người Trung
Quốc đã đàm phán riêng rẽ với Malaysia và Brunei với những tranh chấp nhỏ hơn.
Nhưng tranh chấp chủ yếu, cái tranh chấp này mới là vấn đề, lại từ phía Việt
Nam
Hỏi: Điều đó cho
thấy Trung Quốc có thể chia rẽ Asean về vấn đề này
Đáp: Nó cho thấy người
Trung Quốc giỏi thế nào. Họ đã giải quyết với các ngoại bang, với các bộ
lạc man di từ hàng ngàn năm nay và họ biết rằng phải xử từng đối tượng một,
tránh để chúng kết liên minh và họ không phải đối đầu với một nhóm. Họ
chơi nhóm kia từng người một.
Hỏi: Việt Nam
đang xúc tiến quan hệ với Hoa Kỳ, điều đó có làm cân bằng hơn với Trung Quốc?
Đáp: Đúng vậy, bộ
trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã đến Cam Ranh năm 2012. Có thể có
lợi nếu có người Mỹ tham gia vào tranh cãi về quần đảo Hoàng Sa nhưng tôi không
nghĩ người Mỹ và người Hoa sẽ đối đầu trực diện. Điều tốt nhất Việt Nam
có thể hy vọng là nộp hồ sơ lên Ủy Ban Công Ước Luật Biển Liên Hợp Quốc(UNCLOS)
về nhưng tranh chấp.
Hỏi: Cũng có tin
là Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ
Đáp: Tôi không ngạc
nhiên, Người Mỹ đang gần hơn người Trung Quốc. Và người Mỹ có vũ khí hiện đại
hơn người của Trung Quốc
Hỏi: ông có nghĩ rằng
Asean có thể sẽ bỏ nghị trình về tranh chấp lãnh hải Biển Đông trong các cuộc
họp thượng đỉnh săp tới
Đáp: họ đã làm như
vậy. Đáng lẽ ra phải có bộ quy tắc ứng xử (COC) nhưng nó đang bị phá.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết