( nhân đọc tài
liệu " đường sắt leo núi Tháp Chàm - Đà lạt " , xin kể lại
một kỷ niệm liên quan :
" Dịp hè 1957 - lời thuật lại của
một nhà giáo - tôi có nhiệm vu dẫn một nhóm học sinh
trường Trung học Duy Tân (Phan
rang) đi du lịch Đà lạt . Chúng tôi dùng đường sắt
Tháp Chàm - Đà lạt . Một chuyến
đi lạ lùng và thơ mộng vô cùng . Có những đoạn đường
tầu leo nói thật chậm chạp ,nghe
từng tiếng " kịch,kịch " của răng cưa bánh xe thứ ba ở
giữa lòng tầu đang kéo tầu đi .
( thông thường xe lửa chỉ có 2 bánh xe mà thôi ) . Tầu chạy chậm đến độ thổ
dân có thể leo lên mang hoa và thổ sản dến bán cho khách .
Không khí cao nguyên trong lành vô
cùng . Vài đám mây còn lướt qua cửa sổ tầu để
bay qua cửa sổ đối diện . Khách ngồi
trong tầu , thì phải ngả người ra phía sau ( khi về thì
như sắp nhào ra phía trước ) .
"
Sau này đọc sách mới biết loại đường rầy leo
núi này rất đặc biệt , là một ky quan ,
không có nhiều trên thế giới .
Vậy mà một số người thiếu kiến thức đã đang tâm
phá hủy đi .
Thật đáng tiếc . "
----- Forwarded
Message -----
From: Nha toi <
To: Hank Music <
Sent: Saturday, July 14, 2018, 2:58:16 PM CDT
Subject: Fwd: Câu chuyện phá hoại tuyến đường sắt răng
cưa Tháp Chàm – Đà Lạt / Thương vụ đau buồn
phá hoại tuyến đường
sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt / Thương vụ đau buồn
Câu chuyện phá
hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm –
Đà Lạt
Áp phích xe lửa răng cưa Đà Lạt
Năm 1967,
một nhóm bốn người có vũ trang chận đoàn tàu chở hàng lại trên đoạn Da Tho (Le
Bosquet) và Cầu Đất (Entrerays). Nhóm điều hành đầu tàu bốn người bị bắt mang
vào khu rừng gần đó. Tại lần này, tổ lái tàu chỉ bị hỏi cung. Hai tuần sau đó,
cũng chiếc đầu tàu đó và cũng cùng tổ lái tàu đó đã bị cũng nhóm bốn người đó
chặn lại ở giữa tuyến Cà Bơ (K’Beu) và Ei Gió (Bellevue). Lần này tổ lái cũng
phải rời khỏi đoàn tàu và phải cung cấp thông tin bằng cách nào có thể phá hủy
đầu tàu một cách hiệu quả nhất. Ý tưởng đầu tiên của nhóm du kích là muốn cho nổ
ở nơi đốt lò. Nhưng người lái tàu đã có thể giải thích cho họ hiểu rằng cho nổ
lò hơi trong lúc không có thời gian kịp chạy ra đến một khoảng cách an toàn là
một hành động tự sát. Người lái tàu đề nghị cho nổ những thùng dầu được gắn
thêm trên tàu, nhưng lại đánh lừa bốn người du kích bằng cách chỉ vào một thùng
đựng nước. Do vậy, sau vụ nổ và sau khi nhóm du kích đó rút đi, người lái tàu với
máy liên lạc vô tuyến đã có thể gọi một đầu máy khác cộng với quân đội VNCH
tháp tùng bảo vệ đi đến nơi mà mang chiếc đầu tàu hư hỏng nhẹ này về đến Đà Lạt.
Bản đồ
đường sắt Đà Lạt – Sông Pha
Sau sáu tháng sửa chữa, một tổ lái khác đã lái đoàn tàu từ Đà Lạt
về Sông Pha và lần này thì đầu máy 40-302 đã chạy trên một quả mìn có sức nổ
mạnh cho tới mức lò hơi của đầu máy đã nổ tung. Ba thợ đốt lò Hữu, Bích và Ngọc
bị phỏng nặng và chết ngay tại chỗ. Người lái tàu tên An bị sức nổ hất văng lên
một cành cây. Ông thoát chết, “chỉ” bị gãy tay.
Đầu tàu 40-302 bị phá hủy hoàn
toàn, sau đó được kéo về Cầu Đất. Tuyến đường sắt răng cưa độc đáo ngưng hoạt
động sau đó.
Đầu máy xe lửa răng cưa trên
đường trở về lại Thụy Sĩ
Sau năm 1975, trong lúc thiếu vật
liệu để tái xây dựng đường sắt Thống Nhất, đường ray đặc biệt của tuyến đường
sắt răng cưa cũng bị tháo dỡ nhằm lấy vật liệu mặc dù không phù hợp. Được chế
tạo đặc biệt cho các yêu cầu cao của đường sắt leo núi, ngay từ bu lông đến đai
ốc cũng đã khác với vật liệu thông thường rồi. Sau đó chúng bị trộm cắp và mang
đi bán sắt vụn.
Đầu máy xe lửa sau khi được phục
hồi
Rồi đến năm 1990, toàn bộ các đầu
máy xe lửa răng cưa hay những gì còn sót lại từ chúng được bán phế liệu về cho
Thụy Sĩ (là nước đã sản xuất ra các đầu máy này), chấm dứt mọi hy vọng mỏng
manh tái thiết tuyến đường sắt vốn là một kỳ công kỹ thuật độc đáo của người
Pháp để lại. Hai chiếc đầu tàu sau đó đã được người Thụy Sĩ phục hồi và bây giờ
vẫn hoạt động đều đặn trên tuyến đường sắt răng cưa leo núi tại Thụy Sĩ
(Furka-Bergstrecke).
Tấn bi kịch về công trình kỹ thuật
độc đáo của người Pháp ở Việt Nam này là điển hình cho sự phá hoại miền Nam vì
ngu dốt và thiển cận!
Phan Ba
Nguồn tham khảo:
Thương vụ đau buồn
Posted on Tháng Sáu 23, 2017 by Phan Ba
TT – Những đầu máy răng cưa hiệu Fuka ở ga Đà Lạt đã hồi sinh từ
20 năm nay, mỗi ngày vẫn kéo những goong tàu đưa du khách vượt núi. Nhưng con
đường răng cưa ấy không phải trên cao nguyên Lâm Viên mà trên cung đèo
Jungfraujoch tận miền núi Alpes (Thụy Sĩ).
Chiếc đầu máy răng cưa được xe đặc chủng kéo qua đèo Ngoạn Mục
lần cuối cùng để trở về Thụy Sĩ – Ảnh: Viễn Sự (chụp lại từ tư liệu của nhà ga
Jungfraujoch, Thụy Sĩ)
Chuyến “lưu lạc” của những đầu máy răng cưa từ ga Đà Lạt bắt đầu
từ một thương vụ mà cho đến giờ những người như ông Phạm Khương (nguyên trưởng
ga Đà Lạt từ năm 1975-1993) mỗi khi nhắc vẫn cứ nhói lòng.
Nỗ lực vô vọng
Đà Lạt vừa giải phóng, ông Phạm Khương thay mặt ban quân quản tiếp
nhận ga Đà Lạt khi đầu máy, toa xe và toàn bộ tuyến đường đã nằm phơi sương
suốt từ năm 1969 vì chiến tranh. Dầu mazut – thứ dầu đặc chủng để chạy đầu máy
răng cưa – cũng không còn. Vậy mà chỉ hai tháng sau, ngày 6-6-1975, chiếc đầu
máy răng cưa lại lần đầu tiên lăn bánh gần 70km, vượt D’ran, vượt Eo Gió, vượt Krongpha
về tới Tân Mỹ, chỉ còn chờ cầu Tân Mỹ hoàn nhịp là lăn bánh về đến ga cuối Tháp
Chàm. Không có dầu mazut, ông Khương đã cùng anh em kỹ sư còn lại ở ga Đà Lạt
mày mò hoán đổi cho tàu chạy bằng than củi. Vậy mà tàu lăn bánh gọn gàng, công
nhân đi hái trà ở Cầu Đất, cán bộ đi công tác xuống Phan Rang, rồi lâm nông sản
xuôi ngược Phan Rang – Đà Lạt được tiếp tế cho nhau sau ngày giải phóng đều nhờ
những toa tàu răng cưa vừa hồi sinh chở miễn phí.
Nhưng tàu chỉ chạy được đúng 27 chuyến. Cuối năm 1975, khi vừa
chuyển giao tuyến đường cho Liên hiệp Xí nghiệp đường sắt VN thì ông nhận được
lệnh sét đánh: ngừng chạy tàu, tháo toàn bộ tà vẹt trên tuyến đường Phan Rang –
Đà Lạt để chuyển ra tu bổ cho đường sắt Thống Nhất đoạn Bình Định – Quảng Nam.
Không chỉ ông Khương mà cả chính quyền tỉnh Lâm Đồng lúc đó cũng bàng hoàng.
Một sự đánh đổi cấp tốc được đề ra, Lâm Đồng quyết định hạ cây rừng, cấp
230.000 thanh tà vẹt gỗ cho ngành đường sắt. Nhưng số tà vẹt ấy vẫn không làm
thay đổi được quyết định ban đầu.
Tàu răng cưa ngưng chạy. Đường sắt răng cưa vẫn bị tháo tà vẹt.
Ông Phạm Khương một lần nữa gửi công văn hỏa tốc năn nỉ lần cuối cùng: xin tháo
70% tà vẹt để những thanh ray (không bị gỡ đi vì khác kích cỡ với tuyến đường
sắt Thống Nhất) còn có điểm tựa. Nhưng tất cả đều bị khước từ. Sau đó thì gần
như toàn bộ tuyến đường từ ga Trại Mát trở về Tháp Chàm đều bị gỡ sạch tà vẹt.
Còn những thanh ray và cả những đoạn răng cưa mười mấy cây số thì được hóa giá
đưa về các nông trường, nhà máy tận dụng làm các công trình và sau đó tiếp tục
được người dân “tiếp sức” cho vào những xưởng phế liệu.
Đầu máy xe lửa răng cưa đang trên đường trở về Thụy Sĩ
Quá khứ bị bán rẻ
Vậy là tuyến đường răng cưa huyền thoại đã tan hoang chỉ sau một
quyết định. Bảy đầu máy Fuka lầm lũi nằm lại ga Đà Lạt, Tháp Chàm và Krongpha
phơi sương gió. Những đầu máy răng cưa ấy có thể bị quên lãng trên chính xứ sở
nó từng hoạt động, nhưng với những kỹ sư hỏa xa Thụy Sĩ, nơi cũng có một tuyến
đường sắt răng cưa nhưng lại không còn chiếc đầu máy răng cưa hơi nước nào còn
vận hành được, thì “đống sắt” trên những nhà ga ở miền cao nguyên VN là một báu
vật.
Ông Khương nhớ đầu năm 1988, Ralph Schorno – một kỹ sư hỏa xa
người Thụy Sĩ – đã tìm đến ga Đà Lạt và Tháp Chàm để xem những chiếc đầu máy
răng cưa. Trong số bảy chiếc đầu máy, Ralph Schorno chấm được bốn cái còn tốt
có thể khôi phục và một số toa tàu của Mỹ để lại. Và sau chuyến thị sát ấy của
kỹ sư Ralph Schorno, những cuộc mặc cả đã được đẩy đi nhanh chóng với sự trợ
giúp của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội bởi một lý do rất đơn giản: cả một
tuyến đường đã bị phá dỡ, chỉ còn mấy đầu máy hoen gỉ bỗng dưng có người mang
đến những khoản USD lớn xin mua thì tại sao phải ngại ngần. Số tiền đề nghị bán
là 1 triệu USD nhưng sau nhiều lần đàm phán đã được chốt giá 650.000 USD.
Thương vụ diễn ra nhanh chóng đến mức không ai kịp can thiệp. Ông
Phạm Khương kể khi tỉnh Lâm Đồng một lần nữa hay biết về quyết định đó đã triệu
tập một cuộc họp suốt ba ngày liền để tìm cách giữ lại những chiếc đầu máy răng
cưa. Nhưng “tiền trao cháo múc”, tháng 8-1990 khi mọi người đang họp thì phía
Thụy Sĩ đã đưa xe đặc chủng lên tới Đà Lạt. Và cứ vậy, lần lượt những chiếc đầu
máy và toa tàu răng cưa rời D’ran, rời Eo Gió, vượt Krongpha về Tháp Chàm rồi
thẳng cảng Vũng Tàu, xuống tàu biển Thụy Sĩ. Câu chuyện về thương vụ bán những
đầu máy răng cưa ấy đã vĩnh viễn đóng chặt giấc mơ nối lại tuyến đường xe lửa
răng cưa trong ông Phạm Khương và rất nhiều người. Nhưng với người Thụy Sĩ lại
mở ra một chương mới về sự hồi sinh của tuyến đường răng cưa mà từ nhiều thập
kỷ trước đó, họ đã không còn đầu máy để chạy.
Chỉ hai tháng sau khi những đầu máy răng cưa rời Đà Lạt, ông Phạm
Khương đã nhận được bưu phẩm của kỹ sư Ralph Schorno từ nhà ga Jungfraujoch. Đó
là một cuốn sách rất dày, in những tấm ảnh màu trên nền giấy tốt, kể lại hành
trình tìm ra đầu máy răng cưa ở Đà Lạt, đưa về Thụy Sĩ. Và cuối sách là những
hình ảnh về hai trong bốn chiếc đầu máy răng cưa mà họ đã khôi phục thành công
đang nhả khói trên đường đèo vượt dãy Alpes. Và rất lịch sự, người Thụy Sĩ đã
không quên đính kèm một tấm bảng trên thành đầu máy, với dòng chữ về mốc thời
gian mà chiếc đầu máy từng chạy trên tuyến đường Phan Rang – Đà Lạt. Như một sự
nhắc nhớ về nguồn cội, nhắc nhớ về cả một nỗi đau trong những người VN từng yêu
mến và tự hào về con đường răng cưa đã mất.
Ông Phạm Khương lần giở lại hai tờ giấy pơluya
đã ố vàng. Đó là văn bản ghi nhớ giữa chính quyền Lâm Đồng và Thụy Sĩ (cũng lại
do chính kỹ sư Ralph Schorno làm đại diện) ký vào ngày 10-8-1991 về việc hai
bên sẽ hợp tác xây dựng lại tuyến đường sắt răng cưa có giá… 250 triệu USD, với
đầu máy răng cưa chạy bằng điện. Đúng một năm trước, chỉ với 650.000 USD để mua
lại đầu máy răng cưa, người Thụy Sĩ đã khôi phục được tuyến đường huyền thoại.
Biên bản ấy đã không được thực hiện bởi phía
Thụy Sĩ muốn được khai thác tuyến đường trong 60 năm, trong khi mong muốn của
chính quyền Lâm Đồng chỉ là 30 năm. Năm 2007 lại có một dự án nữa được Chính
phủ phê duyệt với mức đầu tư 320 triệu USD nhưng đến nay vẫn im lìm
Phan Ba
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết