QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Monday, April 29, 2013

Truyện ngắn Giấc mơ Giải Phóng


From: Trần Hoàng Sa <
To: CHI NAM PHAM <
Sent: Sunday, April 28, 2013 12:36 PM
Subject: Fwd: Truyện ngắn Giấc mơ Giải Phóng

 


 

THS (KK)

 

 

 

Giấc mơ Giải Phóng

 

Tôi không nhớ đã đi qua bao nhiêu con đường rồi. Từ sau ly cà phê nhâm nhi trong một quán nhỏ phía ngoài chợ Bến Thành để tránh mưa, tôi gửi xe để thả bộ giữa dòng người tấp nập. Chắc cũng đã vài tiếng rồi. Lâu lắm rồi tôi không đi bộ nhiều như thế. Trước đây tôi thường đi bộ khi có việc lo nghĩ nhiều, nhất là những lúc căng thẳng hay buồn bực vì một việc gì đó. Mà ở thành phố này thì những dịp như vậy không sao kế hết được, thời gian đâu mà cứ không vui là bỏ ra đường dạo bộ, lại thêm với cái nóng của Sài Gòn thì chỉ tự nướng mình. Vì vậy từ từ tôi cũng phải cố dằn lòng, có bực tức gì thì uống một ly nước để hạ hỏa chứ không tội gì hành xác mình như vậy nữa.


Hôm nay thì khác, dù đôi chân tôi đang rên rĩ vì mõi nhừ mà cái đầu lại cứ bắt chúng đi tiếp. Có lẻ nhờ cơn mưa lúc trưa nên không khí mát lại. Hơn nữa tôi như muốn tắm mình, hòa lẫn vào cái không khí rộn ràng của buổi chiều ngày nghỉ cuối tháng tư này.


Đường Sài Gòn vẫn thế, vẫn nhộn nhịp ồn ào chen chúc làm như tất cả mọi cư dân của thành phố đều đổ ra hết ngoài đường. Tôi cũng chen vào giữa dòng người đang đi vội vã như dòng nước chảy ngược. Tôi nhìn những người đi ngược chiều, dù gương mặt họ có như thế nào tôi cũng có cảm giác lạ lùng là họ cũng đang vui lắm, đang nhẹ nhỏm như tôi. Lòng tôi lâng lâng khó tả, thả bước nhìn hết gian hàng này đến gian hàng khác, như muốn tận hưởng niềm vui không tên đang choáng ngập trong lòng.

 

Tiếng còi xe thét lên bên cạnh làm tôi như tỉnh một giấc mơ đẹp, đẹp đến nỗi tôi không buồn trách gã lái xe vừa kéo tôi về thực tại một cách thô bạo. Thì ra mãi mơ màng tôi không biết đã đi vào đường lớn, còn sơ ý bước xuống lòng đường. Tôi nhìn các cửa hàng mà thật sự có thấy gì đâu.

 

Tôi hướng về phía đường Lê Lợi để tìm đón thằng con trai. Tôi có hai đứa con, đứa trai chưa đầy 14 tuổi còn đứa con gái út vừa tròn 11. Hôm nay con bé gái tôi ở nhà phụ mẹ nó làm bếp đãi khách còn đứa con trai thì đang chờ tôi đâu đó ở một trong những ngã tư trên đường này. Nó đang “thực tập công dân giáo dục”. Đây là một môn học mới ở các trường học từ đầu niên khóa vừa rồi, chủ yếu là dạy các em từ tiểu học đến trung học nếp sống văn minh, từ luật đi đường đến cách hành xử giữa những người trong xã hội.

 

Gần một năm nay lực lượng công an ngoài đường phố giảm một cách thê thảm, không phải chỉ những anh bê bối, hoạnh họe bị khai trừ mà cả những chàng bụng quá phệ cũng phải về làm việc văn phòng, không được ra đường tiếp xúc với dân. Một số không nhỏ khác thì xin giải ngủ, chuyển sang làm nghề khác hoặc đi học lại. Vì vậy mỗi cuối tuần và ngày lễ thì các trường đưa học sinh đến những khu đông đúc của thành phố để vừa thực tập “công dân giáo dục” vừa trám vào chỗ trống do thiếu công an gây ra. Thật ra lực lượng giữ an ninh đường phố bây giờ không còn mang tên “công an” nữa mà được đổi thành “cảnh sát”. Lúc đi thực tập, các em học sinh giúp những người lớn tuổi hay tàn tật qua đường, ai vứt rác xuống đất thì các em gọi lại yêu cầu họ nhặt bỏ vào các thùng rác công cộng, các em làm hàng trăm việc nhỏ khác để làm thành phố sạch sẽ, văn minh hơn. Ba tôi nói trước năm 1975 đã có môn “công dân giáo dục” rồi, nhưng hồi đó không có phần “thực tập” này. Các con tôi thì thích lắm, chúng vừa cảm thấy có ích cho xã hội vừa học hỏi được nhiều điều mà trong lớp học chúng không thấy được.

 

Việc này thật ra không phải là mới, nghe đâu ngày xưa phong trào hướng đạo cũng đã từng làm việc này. Gần một năm nay, lúc môn này được đưa vào chương trình học, các trường có sáng kiến thêm phần thực tập để giúp học sinh biết thế nào là đời sống văn minh  bằng cách tham gia trực tiếp vào các sinh hoạt xã hội, thêm nữa lại đáp ứng được tình hình thiếu cảnh sát.


Gặp con trai tôi ở ngã tư Pasteur, mồ hôi còn lấm tấm trên mặt, nó giới thiệu tôi với thầy giáo rồi xin phép về sớm. Hai cha con đi tiếp về hướng tôi gửi xe gắn máy.

Tôi ít có dịp đến khu này nên không biết có phải khu vực quanh đường Lê Lợi lúc nào cũng sầm uất như vậy hay vì hôm nay là ngày lễ lớn. Thật ra một năm qua Sài Gòn thay đổi không ngừng, cứ vài tuần không ra phố là đã thấy có vài chuyện mới. Nhưng khác với trước đây những thay đổi đó làm người ta như vui hơn, hy vọng hơn.


Hôm nay trên đường phố không có nhiều cờ xí như những năm trước. Chỉ ở các ngã tư lớn mới có tấm biểu ngử với hàng chữ ”Mừng 30 tháng 4 ngày dân tộc tự do dân chủ” hoặc ”Kỷ niệm 30 tháng 4 ngày đoàn kết dân tộc”. Tên tôi, hai chữ “Giải Phóng” hầu như đã mất hẳn từ lâu, không những trên biểu ngữ mà cả trên báo chí hoặc những phương tiện truyền thông khác.


Chúng tôi vào một tiệm hoa, chọn mua một bó hồng thật lớn thật đẹp cho vợ tôi. Cử chỉ nhỏ này thật ra chẳng đáng gì với tấm lòng của vợ tôi. Vì từ ngày lấy nhau khó khăn đến đâu thì năm nào đến ngày 30 tháng 4 vợ tôi cũng làm thêm vài món ăn để cuối ngày vợ chồng con cái quây quần bên nhau, gọi là ăn mừng đạm bạc.  Đến năm nay tôi mới dám xài sang mua hoa tặng vợ như vậy. Năm nay không biết do bớt chật vật hơn trước hay tại là một cái 30 tháng 4 đặc biệt hơn nên vợ tôi “tuyên bố” sẽ “tổ chức” tươm tất hơn và bảo tôi mời vài người bạn thân đến chung vui.

 

Tiếng nhạc điện thoại từ trong túi quần kéo tôi ra khỏi những suy nghĩ miên man. Vợ tôi gọi: “Giải Phóng ơi, anh đang ở đâu? mua thêm một chai rượu vang anh nhé, có ba đến nữa đó”.

Tôi trả lời “tuân lịnh”, mĩm cười thầm nghĩ vợ tôi quả thật bất trị. Đã bảo cứ gọi tôi như mọi người mà cô ấy cố ý trêu chọc tôi, tiếp tục gọi là “Giải Phóng”.


Tôi ra đời đúng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ba mẹ tôi cưới nhau trước đó vài năm. Thời đó, cả hai đều là sinh viên, cả hai đều tham gia phong trào sinh viên Sài Gòn chống chính quyền thời đó, họ quen nhau trong những lần biểu tình và sinh hoạt sinh viên. Những ngày tháng 3 năm 1975 cả nước biến động, chiến tranh đi vào giai đoạn khốc liệt nhất và cũng là giai đoạn quyết định. Nhiều người tìm cách ra đi. Chú tôi là sĩ quan hải quân đóng ở Nha Trang nhắn cả gia đình ra đó để theo tàu hải quân ra hải phận quốc tế để được tàu lớn đón. Ông nội tôi và các cô chú tôi đi cả. Chỉ có ba mẹ tôi ở lại Sài Gòn. Ba mẹ tôi thật tâm muốn thấy đất nước hòa bình, thống nhất. Ba tôi nói mình đấu tranh bao năm nay cho điều đó, bây giờ nó sắp đến rồi, tại sao mình lại bỏ đi ? Hơn nữa lúc đó mẹ tôi đã gần ngày sanh tôi, thêm một lý do chính đáng để ba tôi ở lại tận mắt nhìn ngày “người Viêt Nam làm chủ đất nước Viêt Nam” như lời ông nói.


Vì ra đời đúng ngày 30 tháng 4 năm 1975 và vì tư tưởng của ba mẹ tôi thời đó nên tôi được đặt tên là Giải Phóng. Cái tên này luôn là đề tài đôi khi không mấy vui cho tôi. Lúc nhỏ tôi hay đùa với bạn bè là sinh nhật tôi nên cả nước được nghỉ lễ. Lớn lên tôi nhận thấy dường như khi cần so sánh một việc gì giữa hai thời kỳ thì người ta lấy ngày sinh của tôi làm mốc thời gian. Lên trung học rồi vào đại học bạn bè hay chọc ghẹo làm tôi dần dần mất đi sự “hãnh diện” về cái tên của mình. , Tôi đã phải năn nỉ để được mọi người gọi đơn giản là Phong. Vợ tôi vẫn luôn gọi tôi là “Phóng”. Từ một năm nay sau “biến cố” năm ngoái cô ấy đổi lại gọi “anh Giải Phóng ơi” và nháy mắt cười mỗi lần cần tôi làm điều gì cho cô ấy. Những lúc đó tôi trả lời bằng một nụ cười đồng lỏa và năn nỉ vợ tôi đừng gọi tôi như vậy nữa.

Có lần ba tôi tâm sự “lúc đó ba mẹ rất vui ngày con chào đời, ba càng vui hơn vì nghĩ giấc mơ hòa bình của ba mẹ đã thành sự thật vì vậy mới đặt tên con là Giải Phóng”. Lời nói như phảng phất chút gì ân hận pha lẫn với niềm tiếc nuối một thời trai trẻ. Sự thật thì chỉ vài năm sau là ba tôi không còn thấy hài lòng với cuộc đổi đời sau ngày 30 tháng tư đó nữa. Năm nào vợ tôi làm sinh nhật cho tôi cũng mời ba tôi nhưng chưa bao giờ ông đến dự, chỉ viện cớ là từ ngày mẹ tôi mất sớm, ông không muốn tham dự các cuộc vui. Hôm nay chắc trong lòng vui lắm ba tôi mới đến nhà tôi ngày này.


Khi tôi và con trai tôi về đến nhà thì ba tôi đã đến rồi. Lâu rồi ba tôi không đi đâu, nên nghe nói tôi vừa ngoài phố về ông hỏi đủ thứ chuyện. Tôi kể ông nghe thành phố đón mừng ngày 30 tháng tư năm nay như thế nào, từ khung cảnh, cách trang trí đến không khí và dáng vẻ người đi đường ngoài đó. Gương mặt ba tôi như sáng dần theo từng lời tôi kể.

 

Tôi xuống bếp phụ vợ tôi không được bao lâu thì đám khách vợ chồng tôi mời dần dần đến, người xách chai rượu trên tay, người khệ nệ hộp bánh, túi trái cây.

Hôm nay có Long anh bạn nối khố từ thời tiểu học, hiện là kỹ sư ở công ty Điện Lực thành phố, người đã có công rất lớn ngày 30 tháng tư năm ngoái. Hai vợ chồng anh Cơ thì từ Mỹ về được vài tháng, hiện đang làm việc tại phòng kỹ thuật ở công ty tôi đang làm. Ngoài ra còn có Quân, cậu này còn độc thân, trước đây là công an, vừa giải ngủ năm ngoái và đang học Đại học Kinh tế. Xuất xứ khác nhau nhưng họ hợp nhau lắm, gặp nhau là chuyện nổ như bắp rang.

Vợ tôi từ bếp chạy lên chào mọi người rồi khoe ngay với anh chị Cơ: “tối nay trên đài Sài Gòn có một chương trình nghe nói rất hay dành cho người Việt hải ngoại nên tụi em qua chú Hai bên hàng xóm mượn cái ti vi lớn đế các anh chị xem cho đã”.

 

Phải nói là từ một năm nay người Việt ở nhiều nước trên thế giới đã đóng góp nhiều cho việc xây dựng lại đất nước.  Người thì gửi tiền về đầu tư hoặc giúp vào việc này việc nọ, người thì vận động các tổ chức quốc tế giúp đở dưới nhiều hình thức. Số người về ở lại luôn hay một thời gian ngắn giúp không lương như anh chị Cơ bạn tôi ngày càng tăng. Đài truyền hình có một chương trình đêm 30 tháng tư cho họ cũng không phải quá đáng.


Mọi người ngồi vào bàn, không chút khách sáo, chúc mừng sinh nhật tôi qua loa rồi bắt đầu bữa ăn. Vừa cụng xong ly rượu tôi vừa rót mời là cả đám lại nhao nhao giành nhau kể lại chuyện ngày 30 tháng tư năm ngoái, câu chuyện đã kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần rồi mà sao ai cũng thích nghe lại kể lại vì hầu như mỗi người, ở khắp nơi trên toàn đất nước, và cả ngoài nước, đều có góp phần nào vào kết quả của ngày đó.


Từ cả năm trước tháng tư năm ngoái, tình hình kinh tế xuống rất thấp, đời sống người dân rất khó khăn. Món gì, vật dụng gì cũng tăng giá. Dân chúng khắp nơi kêu ca. Các công trình hợp tác với nước ngoài có nhiều sai xuất nên họ bực mình ngưng đầu tư. Cả tiền việt kiều gửi về cho gia đình cũng giảm xuống gần số không. Nhiều công ty không có tiền trả lương nhân viên, cả nhà nước cũng nợ lương cán bộ công nhân viên hàng tháng trời. Chính quyền và cán bộ ở nhiều nơi thì ngang nhiên làm nhiều việc sai trái nên người dân phản kháng một cách công khai, các trang mạng đầy dẫy những bài chỉ trích, công kích chính quyền và đòi họ từ chức một cách công khai. Và ngay giữa giới cầm quyền sự phân hóa ngày càng phơi bày trước công chúng một cách rõ rệt. Không khí trong cả nước cực kỳ nặng nề.

 

Rồi đến 30 tháng tư năm ngoái. Năm nào cũng vậy, vì là ngày lễ lớn nên dân được nghỉ làm việc, nhưng đâu đâu cũng tổ chức lễ mừng. Các ông lớn không đi đọc diễn văn nơi này thì cũng tiệc tùng hoặc đi nghỉ ngơi nơi khác. Bộ đội thì ra biên giới gần hết vì đe dọa giặc phía bắc ngày càng lớn. Đa số công an được điều đến giữ an ninh những điểm tập trung cho ngày lễ. Nhiều công an khác cũng nghỉ phép để đi chơi xa vì các cơ quan và dân chúng đều nghỉ lễ hai ngày (30/4 và 1 tháng 5 lễ lao động) nên công việc trị an trong các thành phố cũng ít nặng nề hơn.

 

Sáng 30 tháng tư, đúng vào lúc mà hầu như toàn bộ lực lượng bảo vệ chính quyền và các yếu điểm vắng mặt trong các thành phố lớn thì một tín hiệu được tung ra trên mạng lưới internet. Lập tức trong cả nước, điện tắt hết, các hệ thống truyền tin đột nhiên bị cắt. Trong các phường xóm thanh niên ở đâu kéo ra ùn ùn, bao vây các cơ sở chính quyền, các điểm quan trọng và nhà riêng các ông lớn hoặc cán bộ quyền hành. Sinh viên học sinh và thanh niên nam nữ tủa ra đường và đứng đầy các sở công an để ngăn họ xuất quân. Toàn bộ các hoạt động nhà nước bị tê liệt. Các đài phát thanh ra thông báo là người dân đang nổi dậy chiếm chính quyền. Nhiều công nhân viên đã tình nguyện làm việc ngày nghỉ là để sẵn sàng tiếp tay cho việc nổi dậy. Người ta thấy có cả công an, bộ đội và cán bộ các cấp trong những đoàn người nổi dậy. Các sân bay, cảng và ga xe lửa đều bị ngưng hoạt động, không một chiếc máy bay nào được rời không phận Viêt Nam, không một chiếc tàu lớn nhỏ nào được rời bến. Từ trên các cấp cao sự lúng túng lộ ra rất rõ nhưng không còn lực lượng nào bảo vệ chính quyền nữa. Nghe đâu cùng lúc đó, các tổ chức người Việt ở nước ngoài cũng vận động sự ủng hộ của các chính phủ nơi họ cư ngụ và yêu cầu can thiệp. Nhiều nước trên thế giới đã liên lạc với nhà cầm quyền Viêt Nam để khuyên họ nên từ chức trong êm thắm.

Đến chiều thì đại diện cao nhất của chính phủ ra tuyên bố là để tránh đổ máu và gây thêm tang thương cho đất nước, toàn bộ các cơ quan lãnh đạo và chính quyền các cấp tự nguyện từ chức và trao lại quyền tự quyết cho toàn dân.  Tiếng reo vui vang lên đồng loạt trên cả nước nghe như bom nổ lừng trời. Và từ đó ngày 30 tháng tư trở thành một ngày được người Viêt Nam toàn thế giới ghi nhớ…

 

Những người khách của tôi tranh nhau kể chuyện cũ làm không khí bữa ăn sôi động lên như chuyện mới hôm qua. Ba tôi dù nghe chuyện này bao nhiêu lần rồi vẫn gật gù mãn nguyện. Hình như nỗi buồn của ông đã bỗng chốc biến mất vào chiều 30 tháng tư năm ngoái. Tôi nhìn ba tôi với ánh mắt chia xẻ, đồng lỏa. Ba tôi nói nhỏ “lần này giấc mơ giải phóng của ba mới thành sự thật”. Tôi thầm nghĩ có lẻ đó là giấc mơ kéo dài lâu nhất trong đời ba tôi, và lần giải phóng này không có ai thua cuộc.

 

Liếc nhìn qua Quân, tôi thấy anh ta đang oang oang kể thành tích ngày anh đứng về phía dân nổi dậy vì lúc đó Quân vẫn còn là sĩ quan công an và với vị trí đó Quân đã giúp rất nhiều trong việc giành chính quyền. Chị Cơ thì chăm chú theo dõi chương trình truyền hình dành cho việt kiều, hình như chị đang cảm thấy rất gần với quê hương mà mới ngày nào còn thật xa lạ với chị.

Trên màn hình ti vi, cô ca sĩ duyên dáng đong đưa câu hát “Tàu đưa ta đi, tàu đón ta hồi hương…”

 

Trần Hoàng Sa

tháng tư 2013

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List