From: Truong Nhan <
To:
Sent: Friday, 3 May 2013 10:22 AM
Subject: HÌNH ẢNH SINH HOẠT QUỐC HẬN 30-4-2013 TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.
To:
Sent: Friday, 3 May 2013 10:22 AM
Subject: HÌNH ẢNH SINH HOẠT QUỐC HẬN 30-4-2013 TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.
HÌNH ẢNH SINH HOẠT QUỐC HẬN 30-4-2013 TRÊN TOÀN
THẾ GIỚI
Little Saigon, Capital of Vietnamese Diaspora,
at Westminster, CA, USA:
The Vietnamese Nation Altar with ARVN Heroes’
Pictures
Westminster Mayor Tạ Đức Trí, the highest
elected official of Vietnamese descent, and city councilwoman Diana Carey.
Ceremony at the Vietnam War Memorial in
Westminster, CA.
In Paris, France:
In Toronto, Canada:
Canberra, Australia:
Boston, MA:
Frankfurt, Germany:
Houston, TX:
Video: Biểu Tình "Tưởng Niệm Ngày QUỐC HẬN" 2013 tại
FLORIDA, USA:
http://youtu.be/gMmD_4Yjr18
SF 30 tháng Tư, 2013 người Việt biểu tình trước
TLS VC &TC:
http://www.youtube.com/watch?v=jwu5_go-Yns&feature=player_embedded
Quốc Hận 30 Tháng Tư tại San
Rafael, California (28-4-2013):
http://www.youtube.com/watch?v=Sp7sIUCbAq4&feature=player_embedded
Lễ giỗ Quân Dân Cán Chính VNCH ở TTSH Khu Hội
San Jose 27/4/2013:
HÌNH ẢNH + TƯỜNG TRÌNH SINH HOẠT MỚI ĐÂY:
Nhìn lại biến cố 30/4 sau 38 năm
Alf. Hoàng Gia Bảo |
|||
Thời điểm xảy ra biến cố này tôi đang học những năm cuối
bậc trung học tại Sàigòn. Ở tuổi ấy, như hầu hết bạn bè cùng trang lứa, chúng
tôi gần như không có chút nhận thức gì về tầm vóc của một sự kiện
mà tầm ảnh hưởng của nó đến từng số phận người dân VN còn
tiếp diễn nhiều thập niên kế tiếp. Mặc dù vậy, qua một số hiện tượng, khi ấy
tôi cũng đã ‘lờ mờ’ nhận ra đằng sau những sự thay đổi này dường như có điều
gì đó không được bình thường?
Thời ‘hôi của’ Hồi ấy gia đình tôi nằm trong con hẻm gần ngã ba Kỳ Đồng – Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo). Chiều tối 29/4 đang trong nhà tôi nghe tiếng ‘nhốn nháo’ ngoài sân, nhìn ra thấy nhiều người đang khuân vác nồi niêu xoong chảo, đồ hộp, gạo sữa, quần áo, lát sau thấy họ lôi thêm về tivi, tủ lạnh, bàn ghế v.v… từ đầu ngõ vào. Chưa kịp hỏi xem họ kiếm chúng ở đâu ra thì bỗng thấy thêm một thằng nhỏ tay cầm chiếc vĩ cầm chạy ngang qua tôi, miệng nó hò hét ra vẻ rất đắc chí làm tôi chạy theo vì hồi ấy tôi rất thích nhạc cụ. Hỏi ra mới biết ‘chiến lợi phẩm’ này có được là nhờ ‘hôi của’ từ căn biệt thự nằm ở đầu ngõ nhưng chẳng biết sao thiếu mất cái vĩ (bow) để kéo đàn? Theo nó quay trở lại hiện trường, đứng bên này đường nhìn sang cảnh thiên hạ đang ‘điên cuồng’ bỗng dưng tôi thấy thương cho số phận ‘hẩm hiu’ của căn biệt thự này. Trước năm 1975, bao quanh các con đường Kỳ Đồng, Đoàn Thị Điểm, Yên Đổ, Bà Huyện Thanh Quan trải dài cho đến vườn Tao Đàn, khu vực trung tâm quận 3 này có khá nhiều trụ sở của các tổ chức và gia đình người nước ngoài sinh sống. Tòa nhà vừa bị ‘hôi của’ này tọa lạc gần đầu đường Kỳ Đồng được xây theo lối kiến trúc mới, gồm 2 tầng, quét vôi trắng thay vì màu vàng như các biệt thự cũ thời Pháp. Nghe nói biệt thự này là tư dinh ‘bất khả xâm phạm’ của một viên chức người Anh đã nhiều năm. Ngay sau khi phát hiện chủ nhà đã di tản, dân sống quanh khu vực đã rất nhanh chóng ‘hạ gục’ cánh cổng sắt tòa nhà lao vào bên trong tranh cướp tài sản. Đến khi trong nhà chẳng còn vật dụng nào đáng giá, dân ‘hôi của’ đã quay sang ‘làm thịt’ nốt các cửa gỗ. Từ cửa chính lối ra vào cho đến các sổ đều bị gỡ tuốt tuồn tuột, khiến ngôi nhà nhìn trống huơ trống hoắc một cách thảm hại! Hồi ấy qua sách vở tôi đã nghe nói đến tình trạng ‘vô chính phủ’ với tệ nạn cướp bóc tràn lan nhưng chỉ xảy ra ở các nước nghèo Châu Phi mỗi khi có chính biến. Vì vậy, hôm ấy tôi không hiểu vì sao ngay giữa Sàigòn ‘hoa lệ’ và chính thể VNCH vẫn còn đó, vậy mà nạn cướp bóc ‘hôi của’ đã xảy ra không chỉ ở đây còn nhiều khu vực khác trong thành phố? Mấy ngày này, từ nhà mình bên đường Kỳ Đồng tôi hay nhìn sang dãy cao ốc trên đường Trương Minh Giảng vì thấy thấp thoáng nhiều binh lính canh gác trên nóc các cao ốc này, mà dường như để chuẩn bị việc ‘tử thủ đến viên đạn cuối cùng’ mà ông phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ mới tuyên bố ‘hùng hồn’ mấy ngày trước đó. Vậy mà chẳng hiểu vì sao khi xảy ra tình trạng ‘hôi của’ ngay trước mắt bên dưới, nhưng họ vẫn án binh bất động!? Chuyện ‘hôi của’ cướp bóc này mặc dù kéo dài không lâu và cũng chẳng liên quan gì đến quân cách mạng đang sắp tiến vào Sàigòn sáng hôm sau, nhưng nay nhớ lại điều tệ hại giữa bối cảnh đất nước đang tràn lan tệ tham nhũng, mà suy cho cùng đấy cũng là một dạng thức ‘hôi của’, đã khiến tôi tự hỏi, phải chăng hình ảnh tan hoang của căn biệt thự mà tôi chứng kiến chiều tối 29/4 trên đường Kỳ Đồng năm ấy chính là dấu chỉ cho sự khởi đầu của một thời kỳ đất nước bị tàn phá bởi tệ nạn ‘hôi của’ với qui mô còn ‘vĩ đại’ hơn thế nhiều? Nếu 38 năm trước, những kẻ ‘hôi của’ chỉ là lũ dân đen nghèo khổ thiếu hiểu biết, và cái đáng giá nhất xã hội thời ấy bị đánh cắp nhiều lắm chỉ cỡ cây violin hoặc bộ salon, thì nay với thế hệ ‘hôi của’ mới gồm toàn những kẻ đang nắm quyền lưc trong tay, thì sự thiệt hại mà đất nước phải gánh chịu sẽ là rất ‘khủng khiếp’ điển hình như các vụ Vinashin, Vinalines v.v... ‘Phá sản’ hoàn toàn! Biến cố 30/4/1975 được nhà nước VN gán cho những tên gọi nghe rất kêu, “ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng khỏi ách cai trị đế quốc Mỹ, ngày thống nhất toàn vẹn tổ quốc…” v.v... Lẽ ra với những danh hiệu đẹp như thế, ngày 30/4 sẽ phải mãi mãi đi vào lịch sử như một ‘vết son chói lọi’ của dân tộc. Nhưng trên thực tế, với chủ trương cai trị bằng ‘bịt miệng’ dân, cấm họ đụng chạm đến đảng và nhà nước, cùng nhiều thứ cấm đoán khác, rốt cuộc dân chúng miền Nam chẳng những không ai được ‘giải phóng’ mà ngược lại, họ còn bị lấy đi rất nhiều thứ mà cái đáng giá nhất chính là các quyền tự do căn bản mà bất kỳ công dân một quốc gia nào cũng được hưởng. Thống nhất đất nước kiểu ấy có khác gì đi ‘cưỡng chiếm’ thân thể người khác, trong khi tinh thần họ thì đành bất lực? Thật ra, sau nhiều thập kỷ chiến tranh loạn lạc người dân đã rất kỳ vọng vào chính quyền cách mạng sau ngày 30/4. Và chỉ cho đến khi họ tận mắt chứng kiến cách thức chính quyền này nhân danh ‘cải tạo công thương nghiệp tư sản’ vào các năm 76 - 78 để cướp bóc tài sản khiến hàng vạn gia đình thành thị bị tán gia bại sản. Cùng lúc ấy, ở các vùng nông thôn chính quyền trình diễn một kiểu cướp bóc khác núp đằng sau phong trào vận động hợp tác hoá nông nghiệp, mà thực chất buộc dân đưa đất tư hữu vào làm ăn tập thể, theo kiểu ‘cha chung chẳng ai khóc’ khiến cả nước lâm vào cảnh đói nghèo. Khi ấy, chỉ chừng 2-3 năm sau ngày 30/4/75 nhiều người đã bắt đầu nhận ra chân tướng của ‘giải phóng miền Nam’ chính vì vậy mà làn sóng người sẵn sàng liều mạng bỏ nước ra đi gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn này, bất kể hiểm nguy rình rập, thay vì lẽ ra chuyện này đã phải xảy ra vào thời điểm tháng 4/75 dễ dàng hơn rất nhiều. Còn với các thế hệ chào đời sau 1975 chưa từng sống, chưa từng hít thở bầu trời miền Nam trước 1975 chưa biết ‘đế quốc Mỹ kềm kẹp’ ra sao, thì nay, với những gì họ được tận mắt chứng kiến thời gian gần đây. Một nhà nước từng kể lể mình ‘có công giải phóng’ dân năm xưa, vậy mà nay đang phải hết sức vất vả chống đỡ trước những đòi hỏi chính đáng của người dân về quyền con người, với mọi thủ đoạn. Nguời có lý trí, từ đáy lòng họ không thể không bán tín bán nghi về điều mà họ từng tin trước đây: ‘miền Nam được giải phóng’. Nếu điều này là có thật đi chăng nữa, nay với họ việc đó chỉ còn là chuyện chính quyền cách mạng đã vác gông nội thay cùm ngoại cho dân mà thôi. Giữa bối cảnh đất nước ngày càng ‘lạc đường’ sự sa sút suy đồi mọi mặt như hôm nay, nhìn lại chiến tích 30/4 mà nhà nước từng ‘vỗ ngực’ tự hào đánh thắng 2 đế quốc ‘sừng sỏ’ nhất thế giới, chiến tích ấy xem ra cũng chẳng khác việc bác thợ rừng đốn hạ được 2 cái cây đại thụ cao, to ‘khủng’ nhất khu rừng, để rồi sau đó loay hoay chả biết làm gì tiếp với cây gỗ quí này? Vác về nhà thì chẳng đủ khả năng mà chế biến tại chỗ cũng không đủ trình độ nốt. Chẳng dám mong bác làm ra cây cây Stravadius mà chỉ là những bộ bàn ghế bình thường thôi, cũng không nổi. Cưa ngang xẻ dọc một hồi cuối cùng cây gỗ quí hoá thành đống củi vụn một cách ‘oan uổng’! Đấy chính là sự phá sản lớn nhất của cái gọi là ‘giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước’ xảy ra 38 năm trước. Chính quyền ‘hạ gục’ 2 đế quốc Pháp Mỹ oách thế để rồi người dân được gì? Thợ rừng đốn cây kiểu ấy có khác gì lâm tặc? ------- Ba mươi tám năm đã trôi qua… quãng thời gian dài đủ giúp chúng ta quên đi biết bao ưu tư phiền muộn trong cuộc sống, nhưng với biến cố 30/4, bấy nhiêu dường như vẫn chưa đủ vì tầm vóc khổ đau mà nó gây ra cho dân tộc là quá lớn. Trong khi ấy cuộc sống lại luôn tồn tại nghịch lý khi niềm vui, hạnh phúc đến chẳng mấy ai ‘thắc mắc’ vì sao mình lại là người diễm phúc, mà chỉ nhận nó một cách vô tư. Chẳng mất công suy nghĩ nhiều nên niềm vui thường chóng qua đi, hoàn toàn khác với những lúc ta gặp khổ đau mất mát, nhất là trong những nghịch cảnh đầy ‘éo le’ khổ đau như biến cố 30/4/75, càng cố quên thì chúng càng khiến chúng ta phải trăn trở, ray rức… để rồi càng nhớ dai hơn. Bởi vậy, hàng năm cứ gần đến ngày này, tất cả những ai từng trải qua thời khắc lịch sử tồi tệ ấy đều không khỏi bâng khuâng… không chỉ với người Việt mà cả những người nước ngoài từng dính líu đến cuộc chiến VN năm xưa, dường như họ cũng có chung tâm trạng bồn chồn như trong bài ‘Bất mãn chưa từng thấy’? trên trang BBC hôm 24/4/2013 vừa qua, một độc giả tên Charles ở Slough, Vương quốc Anh đã viết: “Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta. Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo. Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.” Cũng giống như Jane Fonda từng bày tỏ sự ân hận vài năm vì đã có mặt tại Hà Nội trong thời chiến, có thể xem lời ‘tự thú’ trên chính là sự ‘phủi tay’ dần dần của thế giới trước biến cố lịch sử 30/4/1975, ít nhất cũng là cho đến chừng nào nhà cầm quyền VN còn có những hành động khiến họ cảm thấy bị xúc phạm, khi thấy những ủng hộ trong sáng của họ năm xưa bỗng bị biến thành việc làm ‘ngu xuẩn’ vì bị lợi dụng. Sàigòn, 30/4/2013 |
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết