From: Minh Pham <
Date: 2013/4/30
Subject: Fwd: Người Quân Cảnh cuối cùng hy sinh tại Bộ Tổng Tham Mưu
To:
Date: 2013/4/30
Subject: Fwd: Người Quân Cảnh cuối cùng hy sinh tại Bộ Tổng Tham Mưu
To:
Thân chuyển,
From: Quoc Tran
Sent: Tuesday, April 30, 2013 8:03 AM
Subject: Người Quân Cảnh cuối cùng hy sinh tại Bộ Tổng Tham Mưu
Sent: Tuesday, April 30, 2013 8:03 AM
Subject: Người Quân Cảnh cuối cùng hy sinh tại Bộ Tổng Tham Mưu
Hậu thế xin
dùng chữ “hy sinh” để nói lên lòng tiếc thương với cố Hạ Sĩ Trần Văn Minh (họ
Trần theo như lời thuật lại của cố Đại Úy QC Tổng Tham Mưu Trần Văn Hoàng) Dường
như 1 tiếng đồng hồ trước đó, Thượng Sĩ QC Trần Chánh Tạo cũng đã tự sát tại
phòng trực ban Bộ TTM chỉ cách ông Hoàng 2 thước. Ông Tạo (người di cư từ
Bắc) đã gởi lời trăn trối cuối trên bàn “Em chết, Đại Úy nhớ cúng rượu cho em
trong ngày giổ” !!!
“Khi trầm lặng
nào phải tâm tư trống vắng” là câu hát của các sĩ quan QC khi trực chiến, khi về
phép hay khi tuần tra. Sự im lặng của hậu bối hôm nay không phải để lãng
quên, nhút nhát. Miền Nam không may đã có những lãnh đạo bạc nhược.
Cái giá phải trả là sự hy sinh máu xương của quân dân. Trưa nay, con sẽ
rót rượu thay cha cúng tế các vị, Ngũ Hổ Tướng và dân vô tội ở trận đánh Ngã Tư
Bảy Hiền….Nguyện xin dân tộc VN thoát mê lầm, tối tăm để tìm con đường sáng giữ
vững cơ đồ…
Người
Quân Cảnh Cuối Cùng Chết Tại Bộ Tổng Tham Mưu
Lời giới thiệu: Giờ thứ 25 của ngày 30 tháng 4-1975, có một hạ sĩ
quan Quân Cảnh của đại đội 1 tại Tổng Tham Mưu đã tự sát dưới chân cột cờ trước
tòa lầu chính. Một Quân Cảnh còn sống đến hôm nay sẽ kể lại câu chuyện.
Nhưng
trước đó xin quý vị nghe qua về cuộc đời của chính tác giả: Anh Huỳnh Hồng Hiệp
gốc Kiến Hòa, sinh sống tại Sài Gòn đã đầu quân vào binh chủng Quân Cảnh từ cấp
binh nhì. Sau đó anh lên binh nhất rồi đi học lớp Hạ Sĩ Quan căn bản, trải qua
lớp chuyên môn binh chủng rồi phục vụ tại Phú Quốc. Hàng ngày những hạ sĩ quan
Quân Cảnh VNCH phải đối diện với 40,000 chiến binh cộng sản trong các trại
giam.
Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp và hiểm nghèo. Sau khi hiệp
định Paris ký kết, trại tù binh giải tán, các tiểu đoàn Quân Cảnh của Phú Quốc
trở về đất liền tham dự các buổi hành quân tảo thanh và bình định. Chiến dịch
chấm dứt. Một số tiểu đoàn giải tán, binh sĩ chuyển qua Biệt Động Quân.
Các hạ
sĩ quan Quân Cảnh trong đó có thanh niên Kiến Hòa Huỳnh Hồng Hiệp phải vào Dục
Mỹ huấn nhục. Vừa vất vả, vừa bị các quân nhân đơn vị bạn ghét Quân Cảnh nên kỳ
thị phá phách.
Nhưng rồi mọi thứ cũng trôi qua và ở trong câu chuyện cuối tháng
Tư sau đây, xin mời quý vị theo chân người hạ sĩ quan Quân Cảnh gian truân của
chúng ta trên đường từ Dục Mỹ về Sài Gòn cho đến ngày cuối tại Bộ Tổng Tham
Mưu.
Sau cơn hồng thủy 75, anh Huỳnh đã ở lại Sài Gòn rồi sau này mới vượt biên. Vì năm 75 chợt thấy mình yêu nước nên ở lại. Chuyến vượt biên những năm sau là thảm kịch gia đình. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác. Hôm nay chúng ta chỉ nghe câu chuyện chấm dứt dưới chân cờ.
Riêng đối với các quân nhân
Việt Nam Cộng Hòa đã chạy được qua ngả Tân Sơn Nhất vào tuần lễ cuối cùng. Nếu
đi ngang qua cổng trại Trần Hưng Đạo của Bộ Tổng Tham Mưu thì sẽ thấy Trung sĩ
Huỳnh đứng giữ trật tự. Suốt tuần lễ dài như cả trăm năm, anh vẫn đứng gác cho
đến giờ phút cuối để các cấp trên di tản theo hệ thống quân giai. Bởi vì người
trai Hiến Hòa đã không biết tại sao trong những giờ phút đó, anh lại chợt thấy
mình yêu nước, yêu quân đội. Mà quân đội đối xử với anh có đẹp đẽ gì đâu?
Giao Chỉ San Jose.
* * *
Vào khoảng 8 giờ sáng, ngày 29
tháng 3-1975, tôi với một vài người bạn ra chợ Dục Mỹ để uống cà phê và cũng để
nghe ngóng tình hình chiến sự. Tin tức từ những quân nhân hướng Khánh Dương chạy
về cho biết là phòng tuyến này do các chiến sĩ Nhảy Dù ngăn chận Cộng quân đã đổ
vỡ. Chúng tôi lập tức trở về TTHL Dục Mỹ thì quang cảnh quân trường đã thay đổi
hẳn.
Các khóa sinh và cơ hữu của trung tâm ra các giao thông hào trong tư thế sẵn
sàng tác chiến. Biến động này làm cho nhóm 17 khóa sinh gốc Quân Cảnh chúng tôi
lại thêm hoang mang. Số là nhóm chúng tôi đã thụ huấn xong khóa cuối Rừng Núi
Sình Lầy và có danh sách được trở về binh chủng Quân Cảnh. Khóa học đã mãn hơn
10 ngày rồi mà chưa có Sự Vụ Lệnh để trình diện đơn vị.
Chúng tôi cử một đại diện
có cấp bậc cao nhất trong nhóm là Thượng Sĩ lên trình diện Đại Tá CHT/TTHL Dục
Mỹ sau khi đã qua các văn phòng theo hệ thống quân giai. Đại tá Đại rất bận rộn
nhưng ông vẫn cho gặp. Ông ngạc nhiên về trường hợp chậm trễ. Tuy nhiên sau
cùng, ông lục ở ngăn kéo nơi làm việc tìm ra được
Sự Vụ Lệnh mà ông đã ký rồi
và đưa ra trao cho trưởng toán chúng tôi. Khi nhận được Sự Vụ Lệnh thì Quân Trường
Dục Mỹ không thể cung cấp phương tiện đến Nha Trang. Chúng tôi đành tự túc mạnh
ai nấy đi. Đến chiều khoảng 1 giờ, chúng tôi gặp nhau tại ở Nha Trang với hy vọng
tìm được máy bay về Sài Gòn.
Tôi và vài bạn nữa đi ngang qua Bộ Tư Lệnh QĐ II
thì lá cờ tướng đã hạ xuống, Quân Cảnh gác cổng không còn. Đi quan Bộ Chỉ Huy
BĐQ QK II thì cũng vườn hoang nhà trống. Súng M16 cả đống nên mỗi anh em nhặt một
cây để phòng thân.
Không có phương tiện của quân đội nên chúng tôi mạnh ai nấy
đi bằng cách đổ ra ngả Ba Thành và leo xe nhà binh tìm đường xuôi Nam. Lúc bấy
giờ có Quân Cảnh Hiệp, người lớn tuổi hơn tôi nên bạn bè gọi là Hiệp Già.
Anh
có một vợ 5 con, đơn vị gốc là Tiểu đoàn 8 Quân Cảnh, cùng học chung với tôi mấy
khóa ở Trường Quân Cảnh và Trường HSQ Đồng Đế. Suốt đêm hôm đó và đến khoảng 3
giờ chiều hôm sau, đoàn xe di tản đến thị xã Phan Thiết. Khi xe ra khỏi Phan
Thiết một đỗi chúng tôi gặp một số quân nhân chạy ngược lại, được biết Việt cộng
phục kích và có giao tranh ở ngả ba Bình Tuy (Rừng Lá).
Tin này làm chúng tôi
chùn chân vì tôi biết chắc với đám quân không có chỉ huy nếu gặp Việt cộng thì
chỉ có chết. Sở dĩ tôi nghĩ như thế là vì suốt từ nhiều ngày qua đã có lúc
giành mấy củ khoai ở cổng Ba Làng Cam Ranh mà bắn nhau chết.
Thị xã Phan Thiết
đang yên lành thì bị cướp, bị phá cửa sắt lấy bia, nước đá, thực phẩm tạo ra sự
giành giựt rồi giết nhau. Điều này ai có đi khoảng thời gian đó đều biết. Với
máu Quân Cảnh trong người, tôi rất bất mãn nhưng không thể làm gì được.
Sau
cùng, tôi bàn với anh Hiệp già là nên trở lại Phan Thiết tìm ghe hoặc tàu bè về
Vũng Tàu chắc ăn hơn. Anh Hiệp không đồng ý nên chúng tôi chia tay. Sau cùng
tôi cũng tìm đường thủy về Sài Gòn qua ngả Vũng Tàu.
Trình diện ở trại đường Tô
Hiến Thành xong, được lệnh trả tôi về binh chủng. Tôi bắt thăm trúng được Tiểu
đoàn 5 Quân Cảnh. Nỗi vui mừng thật lớn, coi như thoát được nạn trong mấy ngày
vừa qua. Hơn sáu năm đi lính, lần đầu tiên bắt thăm được trúng đơn vị ở gần
nhà.
Biết bao là mừng vui. Tại Ban Nhân Viên Tiểu Đoàn tôi được lệnh tăng phái
cho Đại đội 1 Quân Cảnh tại Bộ TTM. Thật tình mà nói, tôi chỉ được nghe tên vị
Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Hưng hay Trung tá Hưng (không rõ), còn các Đại Đội
Trưởng và Trung Đội Trưởng của tôi tôi chưa kịp gặp mặt, hoàn toàn không biết
là ai. Cứ nhận lệnh đi tăng phái đã.
Tôi không nhớ chính xác bao nhiêu quân
nhân từ Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh tới tăng cường cho Đại Đội 1 Quân Cảnh, hình như
khoảng 15 anh em gì đó. Nhiệm vụ chúng tôi đứng các nút chặn ngả ba Chú Ía, ngả
tư Võ Duy Nguy Võ Tánh, Võ Tánh gần Bệnh Viện III Dã Chiến Hoa Kỳ, và Võ Tánh gần
ngả ba Trương Quốc Dung.
Có một ngày, vào khoảng 15 tháng 4-1975, tôi gặp lại một
bạn Quân Cảnh cùng chạy ở Dục Mỹ hỏi thăm anh Hiệp Già và được biết anh bị một
viên đạn bắn sẻ của Việt cộng trúng ngay giữa tam tinh gần ngả ba Rừng Lá. Tôi
bần thần về tin này cả tuần. Trong thời gian tăng phái cho TTM, ngày đứng đường,
đêm về các điểm phòng thủ trong Tổng Tham Mưu.
Có một đêm tôi nằm dưới thềm Tổng
Cục Tiếp Vận coi TV thấy Tổng thống Thiệu đọc diễn văn chửi Mỹ. Mắt coi TV, tai
nghe đạn pháo kích lòng dạ sao xuyến tan nát. Cường độ pháo của cộng quân càng
tăng. Trước 3 trái thì 2 trái vô Tân Sơn Nhất còn trái vô TTM.
Sau 2 trái thì 1
trái vô Tân Sơn Nhất và 1 trái vô TTM. Nghe quen, tôi cũng bắt chước số anh em
khác mà đoán tầm gần xa, lúc nào sắp nổ. Tôi vẫn ở TTM nhưng phạm vi hoạt động
rút lại gần hơn và chịu pháo nhiều hơn.
Trong thời gian này, bên gia đình vợ
tôi có đường chạy ra ngoại quốc. Nếu muốn đi thì chắc chắn chúng tôi sẽ ra đi
bình yên. Tôi là hạ sĩ quan với sắc phục Quân Cảnh. Đi đâu cũng gặp toàn bạn bè
cùng binh chủng.
Không những đi dễ dàng mà còn lo cho được cả gia đình họ hàng.
Nhưng không biết tại sao vào những giây phút đó tôi lại thấy mình yêu nước. Bỏ
đi không đành. Đó là tấm lòng thành thực, nghĩ sao thì nói vậy. Sau này vợ tôi
cứ nói mãi về vụ di tản. Bây giờ bả không còn nữa nhưng tôi vẫn còn nghe như tiếng
nói than thở bên tai.
Sáng ngày 30 tháng 4-1975: Tôi được lệnh tăng cường cho cổng 1 TTM. Lúc bấy giờ
cộng quân gia tăng cường độ pháo kích dữ dội. Các Quân Cảnh cơ hữu của Đại Đội
1 Quân Cảnh rất bận rộn. Có tin cổng 4 có một số sĩ quan TTM phá rào chui ra đến
nỗi Quân Cảnh Đại Đội 1 TTM phải dùng hàng rào người mà cản lại. Cũng có một số
sĩ quan cấp Trung và Đại Tá tự ký Sự Vụ Lệnh ra cổng.
Chưa đến nỗi hỗn loạn
nhưng Quân Cảnh khá mệt nhọc vất vả mới giữa được trật tự. Lệnh Tướng Hạnh là nội
bất xuất, ngoại bất nhập. Chúng tôi thì chỉ có nhiệm vụ yểm trợ cho Đại Đội 1
Quân Cảnh mà thôi. Tôi quan sát tại điếm canh cổng số 1 có anh Quân Cảnh làm việc
thật tích cực và hiệu quả. Nhìn kỹ ra là anh Minh người cao lớn. Tôi thật tình
quên mất họ của Minh là Trần hay Nguyễn. Nhưng có thể là Trần Văn Minh.
Minh
cùng chung một khóa với tôi ở Trường HSQ Đồng Đế. Đó là khóa 1/71 Đặc Biệt HSQ
hiện dịch, lúc đó tướng Linh Quang Viên làm Chỉ Huy Trưởng. Sau đó chúng tôi gặp
lại nhau tại Trường Quân Cảnh một hai lần nữa. Giờ đây, rõ ràng là Minh đang ở
Đại Đội 1 Quân Cảnh TM. Giơ tay chào nhau, nói vài câu, rồi ai làm việc nấy.
Lúc đó tôi ở cổng chánh khoảng 100 mét về hướng tòa nhà chánh.
11 giờ 30 ngày 30 tháng
4-1975: Lúc 11 giờ 30, từ cổng 1 TTM
tôi nghe súng nổ dữ dội ở phía Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ, thì ra các anh em LĐ
81 BCND đang bắn xe tăng Việt cộng. Khi chiếc xe T54 của Việt cộng có treo cờ
GPMN hướng về cổng 1 TTM thì tất cả chúng tôi lái xe Jeep rút về văn phòng Đại
Đội 1 Quân Cảnh vì xe cộ đồ đạc tất cả đều để đây. Khi xe ngừng, Minh bước xuống
và nước mắt đã đầm đìa. Tôi nhìn Minh mà lo cho thân mình nên vội vàng cột ba
lô mang súng ống, rồ xe Mobylette phóng chạy. Cái cảnh lúc đó thật là hoảng loạn,
mạnh ai nấy lo, giành đường thoát ra.
11 giờ 40 ngày 30 tháng
4-1975: Sau
lưng tôi, Minh khóc và nói một mình “Thôi rồi, mất nước rồi.” Nói xong anh Minh
bước tới gần cột cờ, nghiêm chỉnh đưa tay lên, chào xong móc khẩu Colt 45 bên
hông kê lên màng tang. Một tiếng nổ đơn độc vang lên. Tôi chắc tiếng nổ đó đã
hòa tan trong tiếng máy của hàng trăm chiếc xe Honda, Vespa, Suzuki. Minh ngã
xuống. Trung sĩ I Trần Văn Minh đã trả xong nợ nước vào giờ thứ hai mươi lăm.
Tôi là một người sợ chết nên nhìn Minh một lần chót, nén xúc động và chạy thoát
thân với hàng đoàn người kia.
Giờ đây Minh họ Nguyễn hay Trần tôi không biết chắc.
Anh đã chết thật hay chỉ bị thương cũng không biết chắc. Có điều Minh đã làm một
việc thật là đáng để tôi quỳ xuống mà lạy anh. Tất cả các đoạn trên tôi viết
dông dài chỉ nhằm mục đích kể lại đoạn cuối về cái chết của một Quân Cảnh tại Bộ
Tổng Tham Mưu.
Chúng tôi là binh chủng lo về quân kỷ của quân đội.
Xin các anh
em chiến hữu hiểu rằng chúng tôi cũng sống chết với quân đội như anh em. Và
trong hàng ngũ hạ sĩ quan chúng tôi cũng có người tự vẫn dưới ngọn cờ Tổng Tham
Mưu vào giờ thứ 25.
Gần 30 năm qua, ngồi cố nhớ mà viết lại chắc có nhiều chi
tiết thiếu sót, ước mong các chiến hữu bổ khuyết dùm cho.
Quân Cảnh Huỳnh Hồng Hiệp,
San Jose
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết