QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Wednesday, May 1, 2013

Một Lần Đi Là Một Lần Vĩnh Biệt


From: "Tam Ha" <
Sent: Tuesday, April 30, 2013 5:46:23 PM
Subject: Fwd: Một Lần Đi Là Một Lần Vĩnh Biệt


 

Xót xa

Xin moi ddoc

 

TBC

 

Một Lần Đi Là Một Lần Vĩnh Biệt


Phan Hạnh ( Toronto )


Viết cho những người một ra đi thề không trở lại

Khởi đi từ một ngày 30-4-1975 đau thương… 

 


 Những năm tháng đầu của cuộc đời tị nạn, chúng ta không ngừng những nỗ lực tích cực dấn thân đấu tranh chống bạo quyền Hà Nội xâm lăng cưỡng chiếm miền Nam . Ngoài các sinh      hoạt chính trị như  tổ chức biểu tình chống Việt Cộng chà đạp nhân quyền, vận động với chính quyền sở tại để được tổ chức lễ thượng kỳ hàng năm trước tòa đô chính của thành phố, chúng ta còn tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ giữ lửa. Các ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, Khánh Ly, Phạm Duy được mời đến thành phố này để trình bày những sáng tác ca khúc mới, giữ cho ngọn lửa đấu tranh đừng nguội lạnh trong tim người tị nạn đang phải chật vật với cuộc sống đầy khó khăn nơi xứ lạ.

 

Nguyệt Ánh với Một Lần Đi và Anh Vẫn Mơ Một Ngày Về rót giọt đắng cay cho thân phận mất nước và căm hận giặc Cộng đã cướp mất quê hương thân yêu.

 

“ Saigon ơi ta có ngờ đâu rằng

Một lần đi là một lần vĩnh biệt

Một lần đi là mòn lối quay về

Một lần đi là mãi mãi thương đau.”

 

 

Tháng 11 năm 1975, Nam Lộc vừa rời khỏi trại tị nạn Pendleton, với cõi lòng còn tê điếng niềm đau ly hương đã xuất thần sáng tác bài Saigon Ơi Vĩnh Biệt


 

 và nó đã trở thành một nhạc phẩm bất hủ mãi cho đến ngày nay. Khánh Ly cất tiếng hát:

“ Saigon ơi! Tôi xin hứa rằng tôi trở về
Người tình ơi! Anh xin giữ trọn mãi lời thề 
Dù thời gian có là một thoáng đam mê 
Phố phường vạn ánh sao đêm 
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên”

Lúc bấy giờ, với niềm đau còn nóng hổi trong lòng ngực, hầu như bất cứ người tị nạn nào cũng xem đó như chính là lời từ cửa miệng mình thốt ra. Nam Lộc thốt ra lời giản dị đó bằng giai điệu nhạc khiến cho nó trở nên bi thương xúc động hơn. Bài Người Di Tản Buồn Nam Lộc viết sau đó cũng trở thành một kinh tụng gối đầu giường của nhiều người tị nạn ở hải ngoại hay tị nạn trên chính quê hương Việt Nam .

“Cho tôi xin một lần chào

Chào bao nhiêu người đã khuất 
Xin cho tôi một mộ phần

Bên ngàn chiến hữu của tôi.”

 

Ba năm sau, Việt Dzũng tung ra nhạc phẩm Một Chút Quà Cho Quê Hương đánh thêm một cú vang dội thứ hai trong trái tim thổn thức của cộng đồng người Việt tị nạn. Nước mắt thành dòng trên má kẻ lưu vong và cũng lặng lẽ tuôn bên chiếc radio nghe lén hằng đêm ở quê nhà. Giọng ca khàn đục đầy ma lực của Khánh Ly hát lần đầu tiên năm sau đó thiết tha quá và chất chứa đầy những nỗi xót xa.

“Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá 
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay 
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may 
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy…”

 

Cũng trong thời gian này, Phạm Duy từ Fort Walton Beach, Florida dọn về Thị Trấn Giữa Đàng (Midway City) giữa lòng thủ đô Little Saigon và viết ra Tị Nạn Ca gồm những ca khúc tuyên ngôn như Tháng Tư Đen, Quê Hương Ruồng Bỏ Giống Nòi Khinh, 54 Cha Bỏ Quê 75 Con Bỏ Nước, v.v. bi hùng thiết tha, tưởng chừng như có thể ôm mối hận Cộng sản mãi mãi nghìn đời. Tháng Tư Đen. Xin cúi đầu tưởng niệm. Khóc quê hương đang rên siết dưới ách giặc cộng bạo cường. Thề không quên ngày quốc hận.

“Này người Việt ở trên thế giới! 
Nào cùng nhau họp chung khí giới 
Cất tiếng đòi tự do cho triệu đồng bào ta. 
Hãy đoàn kết lại!”

 

Cuối năm 1977, khi người tị nạn trong đợt di tản đầu tiên cảm thấy đường về lại quê hương còn quá xa xăm, bài thơ Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển của Du Tử Lê được phổ biến và được hưởng ứng nồng nhiệt. Bài thơ đi thẳng vào tim gan người nghe, gây xúc động chất ngất, nhất là những người có tuổi hay suy tưởng về cái chết. Cuộc sống tự do, dư thừa cơm áo, nhà cao cửa rộng, xe ngựa thênh thang, tất cả những thứ ấy không làm cho người ta vơi được nỗi buồn xa quê hương. Trong khi đó, nhà cầm quyền cộng sản trong nước vẫn còn loay quay lúng túng trong cuộc quản trị một đất nước bỗng chốc tăng đôi lãnh thổ và dân số.


Quản trị lãnh thổ và tài sản quốc gia đồ sộ đã khó, quản trị mấy chục triệu dân miền Nam đã có hơn hai mươi năm phát triển tự do dân chủ và tiến bộ lại càng khó hơn. Và cộng sản đã chọn con đường dùng bạo lực đàn áp và triệt tiêu ý chí người thua trận. Cả đất nước đắm chìm trong lưới sắt tối tăm cô lập với thế giới bên ngoài. Người ở lại tuyệt vọng dõi mắt trông chờ người thân đã ra đi. Người ra đi cũng tuyệt vọng tưởng chừng như không bao giờ có ngày trở về.


Trong bối cảnh đó và thời điểm đó, người ta nghe bài thơ KTCHĐTRB trong thổn thức ngậm ngùi. Khi được Ngô Văn Tín phổ thành nhạc, bài thơ như có thêm mười thần công lực chắp cánh bay vút và xoáy thẳng vào tâm thức người nghe vốn vẫn chưa hết bàng hoàng bởi cơn địa chấn Tháng Tư Đen.

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển

Đời lưu vong không cả một ngôi mồ

Vùi đất lạ thịt xương e khó rã

Hồn không đi sao trở lại quê nhà.


Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển

Và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi

Cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối

Biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi.


Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết

Đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.

 

 


Nhưng đời lưu vong thời đổi mới trở thành ra chưa tận tuyệt với linh hồn. rồi Cộng sản thay đổi đường lối quản trị đất nước để tận dụng và khai thác tối đa nguồn tài lực tiềm ẩn trong nước và dồi dào của tập thể người Việt ngoài nước. Nhà cầm quyền Hà Nội mở rộng vòng tay chào đón Việt kiều mang về cho họ nguồn ngoại tệ lớn lao. Nỗi nhớ nhà của những người con tha hương lớn hơn mọi lý tưởng. Người ra đi trở về, chấp nhận mọi điều trái tai chướng mắt, chấp nhận tuân hành theo luật không minh bạch của cộng sản. Người tị nạn với lòng dạ xốn xang thổn thức những năm đầu nay lần lượt vui mừng hớn hở trở về thăm lại quê hương, bỗng nhận thấy bài hát ấy không còn “ấn tượng” nữa.

Và họ lục đục trở về, nhiều lắm, trong số đó có cả các tác giả của Tháng Tư Đen, của KTCHĐTRB. Thôi, chúng ta trách móc họ cũng chẳng ích gì. Sống trong đất nước tự do, chúng ta cũng hãy để yên cho họ hành xử quyền tự do của họ. Chuyện của họ làm đã có dư luận phán xét. Nhưng niềm mến phục của chúng ta dành cho họ không còn như xưa, có khi còn được thay thế bằng sự khinh bỉ.

Chữ chúng ta được dùng ở đây là những người Việt tị nạn thầm lặng trung thành và thủy chung với lý tưởng và lời thề không sống chung với cộng sản. Khi họ thốt lên câu Saigon ơi vĩnh biệt, khi họ tự nhận mình là người di tản buồn, khi họ đã gọi ngày mất nước là ngày Tháng Tư Đen, khi họ ước nguyện khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, họ cương quyết sẽ giữ lời bằng danh dự. Họ thề sống ngoài quê hương ngày nào quê hương còn cộng sản. Một khi đã chết, họ ước ao thân xác hoặc tro cốt được trở về đất mẹ, được chôn cất bên cạnh phần mộ người thân hay đồng đội, được hưởng nghi lễ tống táng như một tử sĩ đền xong nợ nước.

Khi Tôi Chết Đừng Đưa Tôi Ra Biển (của cựu Trung Tá TQLC Nguyễn Văn Phán)

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Lao Bảo, Khe Sanh
Để đêm nghe vang dội khúc quân hành
Ôi ! Lính chiến một thời kiêu hãnh quá.

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Ben-Hét, Đắc-Tô
Nơi bạn bè tôi, xây mộng sông hồ
Nguyện trấn giữ dãy Trường Sơn yêu quý.

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Bình Giả, Chiến Khu “D”
Cho hồn tôi siêu thoát với lời thề
Thân chiến sĩ, nguyện xin đền nợ nước.

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Cái Nước, Đầm Dơi
Đêm U Minh, nghe tiếng thét vang trời
Mừng chiến thắng để dâng về tổ quốc.

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Trả tôi về với dân tộc Việt Nam
Gói thân tôi ba sọc đỏ màu vàng
Xin liệm kín với hồn thiêng sông núi.

 

Và chúng ta, những người con của tổ quốc không cờ máu, cũng thà chết lưu vong còn hơn là nuốt nhục trở về nhìn quê hương thân yêu đang bị tàn phá bởi kẻ cướp cộng sản gian manh quỉ quyệt. Từ ba mươi lăm năm nay, chúng ta vững lòng âm thầm theo đuổi lý tưởng một cách kiên trì không suy suyển. Chúng ta không về vì chúng ta không muốn chối bỏ căn cước tị nạn chính trị, lý do nguyên thủy của sự bỏ nước ra đi. Về làm gì để chứng kiến cảnh nhân phẩm bị chà đạp, bất công xã hội đầy dẫy tràn lan, thiểu số thống trị cười cợt trên nỗi lầm than của đại chúng. Về làm gì để bị đối xử thiếu văn minh và lễ độ. Về làm gì để bị làm đối tượng của rình rập theo dõi, tống tiền và âm mưu ám hại. Về làm gì khi sự an toàn bản thân không được bảo vệ bởi luật pháp. Về làm gì để nhìn thấy lá cờ máu ngự trị khắp quê hương, hình tượng kẻ tội đồ ngang nhiên trưng bày chung với các đấng chí tôn và anh hùng dân tộc.  Chúng ta tự hào và hãnh diện với thái độ và sự lựa chọn của chúng ta. Đã từng nghe lời thề vang vang “Quì xuống các khóa sinh! Đứng dậy các tân sĩ quan!” tại vũ đình trường trong buổi lễ mãn khóa ngày nào, đã từng đội trên đầu chiếc mũ kết với huy hiệu “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm”, đã từng bị cộng sản bức hại trả thù dã man cá nhân và gia đình chúng ta, đã từng chịu cảnh nước mất nhà tan, chúng ta làm sao nuốt nhục để trở về cơ chứ?


Chúng không ngừng tìm đủ mọi cách bóc lột đàn áp người dân trong nước và lợi dụng khúc ruột ngàn dặm mang chất xám và tài nguyên về nuôi béo chúng. Ít ra chúng ta không để bị phĩnh gạt một lần nữa và không tủi thẹn với chính lương tâm của mình. Một lần đi là một lần vĩnh biệt, trừ phi cộng sản không còn trên quê hương.

Một đồng đội thuở xưa vừa liên lạc

Nhắc lại ngày trận mạc có bên nhau

Hỏi tôi biết có ngày nao

Tôi về thăm lại chiến hào nắng mưa?

Bạn tôi nhắc quê hương ngày tháng cũ

Kỷ niệm xưa ấp ủ vẫn chưa nhòa

Quê hương nào có đâu xa

Quê hương ngay ở hồn ta dạt dào.       

Xa quê hương đâu phải là cách trở

Nói làm chi chuyện ở với chuyện về

Không về không phải bội thề

Không về nhưng vẫn một bề yêu quê.

Thôi bạn nhé quê hương ta tìm lại

Hồi tưởng hoài cho hết kiếp nhân sinh

Không về đâu phải vô tình

Cần chi ai biết chỉ mình ta hay.

Phan Hạnh, Toronto .


 

 

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List