QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, May 3, 2013

Tháng Tư Mùa Xuân và Những Tấm Màn


 

Tháng Tư Mùa Xuân và Nhng Tm Màn


image

 

Tháng Tư, tôi đi dưới bầu trời mây trắng, nắng ấm và mềm như chiếc khăn quàng trên vai, hai chân thong thả bước, mặt ngước nhìn hàng cây bên đường, hàng cây xanh ngọt màu cốm non, những chùm lá nho nhỏ, cong cong he hé mở ra như những cánh môi thiếu nữ mới lớn. Những vạt cỏ xanh non mịn như nhung thỉnh thoảng điểm một đóa hoa bồ-công-anh nhỏ xíu như chiếc khuy màu vàng từ áo khoác ai rơi xuống. Hoa đỗ quyên cũng bắt đầu khe khẽ nở dịu dàng bên một góc hàng rào nhà ai. Mùa xuân ở Seattle đẹp lắm, những giọt nước mưa trong veo và những giọt nắng vàng như mật ong. Ngửa mặt lên là uống vào lồng ngực cả lượng xuân của đất trời.

 

image

Ước gì, ừ nhỉ, ước gì đừng có Tháng Tư oan khiên của nước mình ngày đó. Tháng Tư hàng năm vẫn đến. Ban ngày, những hình ảnh, bài viết tràn ngập trên máy điện toán, những nhắc nhở trong những lần gặp gỡ hàn huyên với bè bạn; ban đêm mang theo cả vào giường, vào giấc mơ, giật mình cho số năm tháng đã đi qua trên xứ người.

Tôi đi trong ân sủng của đất trời, nhưng sao lòng không thanh thản, những hình ảnh không đẹp cứ theo nhau về trong tâm trí. Chiến tranh quê mình, chiến tranh quê người. Những cái xấu và cái ác như mực đổ loang vào lòng giấy.

 

image

Những vòm lá trên cao nghiêng xuống như cái tán làm râm một khoảng đất dưới chân đi, tôi bỗng rùng mình liên tưởng đến những tấm hình trong một bài báo được một chị bạn thân mới chuyển cho đọc tối hôm qua: “The Veils of Aleppo: Photographs by Franco Pagetti” của Rania Abouzeid. Bài viết đề cập đến những tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Franco Pagetti chụp những tấm màn cửa chăng từ bức tường đổ bên này sang mái nhà vỡ bên kia ở thành phố Aleppo. Trải qua hai năm của cuộc nội chiến ở đất nước Syria làm hơn 70 ngàn người chết, Aleppo là chiến trường đẫm máu nhất, nơi cả hai phe đều tìm cách chiếm đi chiếm lại nhiều lần, không lúc nào ngưng tiếng súng. Những tấm màn trước đây để che khung cửa sổ tránh cặp mắt tò mò của hàng xóm, hay che ánh nắng mặt trời thì bây giờ nó làm một nhiệm vụ của một lá chắn cho sinh mạng con người.

image

Franco Pagetti là người đã bắt chụp những hình ảnh trong những cuộc chiến ở Syria, Afghanistan và Iraq đã nhìn ra được cái đẹp đau thương của những tấm màn cửa chăng trong những thành phố đổ nát vì bom đạn. Các tấm màn được chăng lên giữa lối đi của hai tòa nhà đổ nát (những gì còn lại của người dân), chúng  làm nhiệm vụ che chở cho người dân đi đến một tiệm bánh hay đi thăm một người thân. Cái tấm màn mang mầu xám của vôi vữa, gạch vụn, của bụi than của nhà cháy và thỉnh thoảng pha một vệt đỏ bầm của máu đó đã lãnh cái nhiệm vụ che chở rất mong manh.Trong những bức hình ông chụp, không có người, chỉ có những tấm màn cửa.

 

image

Màn cửa như một nhân chứng, một rào cản cho cuộc nội chiến bất tận của hai bên. (Khác gì cuộc chiến Nam-Bắc của Việt Nam). Giống như rất nhiều khía cạnh của xung đột, những tấm màn cửa mất đi cái việc che cửa giản dị chính thực của nó. Hôm nay nó phải làm một nhiệm vụ hoàn toàn khác hẳn. Những màn cửa này làm ông Pagetti nhớ đến những bức tường bê tông dặm này sang dặm kia, chằng chéo khắp thành phố Baghdad trong cuộc thánh chiến tồi tệ nhất vào những năm 2006-2007.

Bất cứ người dân nào, nếu di chuyển bên dưới tấm bạt đó, đều phải biết thật rõ phía phản chiếu của ánh sáng mặt trời và hướng gió thổi tới, để tránh cho cái bóng của mình không hiện lên tấm màn đong đưa đó. Nếu sơ ý mà một tay bắn tỉa đang rình rập đâu đấy nhìn thấy bóng người trên tấm bạt thì ngay lập tức sẽ vang lên đoành…đoành…đoành….Một thân người gục xuống. Hoặc một cơn gió vô tình thổi qua, tấm màn lật lên, một họng súng hướng ngay mặt và lại đoành… đoành …đoành…Thêm một thân người gục xuống.
 

image

Chiến tranh ở nơi nào trên mặt đất cũng thế, nhất là những cuộc nội chiến. Hai miền Bắc Nam hay hai bên Tả Hữu xung đột, người dân hiền lành ở giữa, luôn luôn là những nạn nhân hứng tất cả tang thương.

Đất nước tôi cũng có tấm màn tre (bamboo curtain) buông xuống giữa hai miền Nam Bắc từ năm 1954. Tấm màn tre đó đã che kín mắt người dân miền Bắc, họ hoàn toàn không biết gì về đời sống của dân miền Nam, cho đến khi họ vào “Giải Phóng”. Trong cuộc chiến nào, cũng chỉ có người dân là đáng thương hơn hết.

 

image

Bức màn tre ở nước tôi đã tháo xuống gần bốn mươi năm rồi. Súng đạn, hỏa tiễn không nổ nữa, nhưng người dân Việt vẫn đi dưới những tấm màn vô hình, để tránh cái chết. Điều bất hạnh là những tấm màn này không che được phía phản chiếu của ánh sáng mặt trời, không giúp tránh được luồng gió. Người dân không chết vì những tay súng bắn sẻ nữa mà chết bằng nhiều cách khác nhau, không cần súng đạn.

Nếu ông Franco Pagetti có đến Việt Nam bây giờ, thì chẳng còn điểm “hot” nào của chiến tranh để cho ông thâu vào ống kính nữa.  Mấy cái đề tài như Địa đạo Củ Chi hay mấy cái “Xe tăng tiền phong” trưng ở trong dinh Độc Lập cũ hay ngoài “Lăng Bác” thì người ta đã chụp mòn cả rồi. Tôi chắc ông sẽ chẳng đến Việt Nam đâu vì cái ống kính chuyên thâu hình ảnh chiến tranh của máy ông khi đem ra chụp những đề tài về đời sống xã hội của một Việt Nam bây giờ e rằng nó sẽ không thâu được những tấm hình trung thực.

 

image

Tôi đi trong mùa xuân Seattle, đi dưới những đám mây trắng nõn và bầu trời xanh như biển, đi giữa nắng vàng óng ánh và ngang qua những gốc hoa đào. Tôi đi như thế đã mấy chục mùa xuân và tôi còn được đi bao lâu nữa, làm sao tôi biết được. Nhưng có một điều tôi biết rõ ràng là lòng tôi không hề vui mỗi lần mùa xuân đến đánh dấu một năm mới. Tôi hay tự hỏi mình hai câu: “Mình xa quê bao lâu rồi nhỉ?” (mặc dù biết rất rõ) và “Mình còn quê hương không nhỉ?” Nói là mình mất quê hương thì không đúng, vì quê hương bây giờ Bắc Nam thống nhất, mình muốn về thăm lúc nào mà chẳng được. Nhưng nói là còn quê hương thì tôi thấy cũng không còn. Vì khi tôi về thăm, thành phố thay đổi, nhà cửa thay đổi và người sống ở đó hoàn toàn lạ lẫm. Lạ không phải vì người ta không phải là họ hàng thân thuộc, nhưng cách ăn ở, cư xử, nói năng của ai cũng làm mình ngạc nhiên. Mà ngay cả những người đang sống ở trong nước với nhau bây giờ,  họ cũng không còn cho nhau cái tình người ấm áp nữa.

 

image

Họ khác xưa nhiều quá! Họ lại không nhìn mình như một người đồng hương mà chỉ nhìn mình như một du khách, làm mình tự thấy mình bị gạt ra khỏi cái phần đất thân yêu đó. Nói về thăm quê hương mà như đi du lịch sang một nước lạ thì lòng ai vui được.

Tháng Tư nào cũng buồn và Tháng Tư nào tôi cũng đi dưới mùa xuân với một trái tim nặng trĩu.

image

Tôi viết những câu thơ trên trái tim mình

Trái tim tôi là một ngôi làng bên ngoài tổ quốc

(Thơ-tmt)

 

 



Trần Mộng Tú

30-4-2013

 

“Mùa Xuân Bt Hnh


Sau 37 năm "giải phóng" chỉ có đảng là vinh quang...còn người dân?

 

image

 


image



 



 


image

 



image


image

 



 


image

 


image

 


image

 



 


image

 


image

 


image

 




image

 


image

 


image

 




image


image 

 


__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List