QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Sunday, April 28, 2013

Fw: Cho Những Người Vượt Biển









Khi những người gọi là NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN có nhớ những cảnh hải hùng khi vượt biển hoặc tù đày khổ sai trong trại tù "cải tạo" không nhỉ ???



Nếu có, thì họ nghĩ gì khi ĐI Việt Nam "để hưởng thụ" hay mua đất cất nhà để ở hẳn Việt Nam khi hưu trí ???



Hk Thành



SI VIS PACEM, PARA BELLUM







----- Forwarded Message -----
From: Phong Ngo <
To:
Sent: Saturday, April 27, 2013 9:07 PM
Subject: Fw: Cho Những Người Vượt Biển



















Subject: Re: Cho Những Người Vượt Biển.














NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER,

HOÀNG PHÚC:
http://saigontimesusa.com/bai/thuyennhan/ngaythuyennhan1186.shtml



ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, VIỆT HẢI LOS ANGELES:

http://saigontimesusa.com/bai/thuyennhan/daituongniem1084.shtml







THƯ MỜI CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN

ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN






Cho Những Người Vượt Biển




CÒN NHỚ HAY QUÊN, NGUYỄN TAM GIANG:

http://saigontimesusa.com/bai/thuyennhan/connhohayquen.shtml



On Tue, 4/23/13, Cao Minh Hung <anthonyhungcao@gmail.com> wrote:
From: Cao Minh Hung <anthonyhungcao@gmail.com>
Subject: Cho Những Người Vượt Biển
To: tinhbanghuu@yahoogroups.com, "Cau Lac Bo Tinh Nghe Si" <caulacbotinhnghesi@yahoogroups.com>, "Tinh Nghe Si" <tinhnghesi@yahoogroups.com>
Date: Tuesday, April 23, 2013, 10:42 AM


Cám ơn chị Thanh Dương đã chia sẻ bài thơ đầy ngậm ngùi, góp thêm vào "Trang Sử Thuyền Nhân Việt Nam" rất đau thương.
Hy vọng nếu ngày "Tưởng Niệm Thuyền Nhân" (được tổ chức vào ngày Chủ Nhật này ở Tượng Đài Thuyền Nhân) BTC có thời gian, sẽ nhờ một chị trong BHC của CLB TNS đọc bài thơ này.


Thân mến,
CMH
TB: Nếu anh chị em nào có bài thơ nào sáng tác về thuyền nhân, xin gửi riêng cho Hưng để xin phép nếu được, sẽ phổ nhạc để hát trong những lần tới. Xin cám ơn trước.


CLB Tình Nghệ Sĩ hát tại Tượng Đài Thuyền Nhân năm 2012:
http://www.youtube.com/watch?v=jp_oLxDgX0M

















To:
From:
Date: Mon, 22 Apr 2013 12:09:38 -0700
Subject: [tinhbanghuu] Cho Những Người Vượt Biển









CHO NHỮNG NGƯỜI VƯỢT BIỂN.

Có một thời ai từng mơ vượt biển,

Bỏ quê hương, người thân để ra đi,

Sau những ngày buồn 30 tháng Tư,

Bao mất mát, bao nhiêu người nằm xuống.

Người còn lại vẫn đi tìm cuộc sống,

Một phương trời nào dân chủ, tự do,

Những vùng biển vắng người đã đi qua,

Những địa danh lạ mà người đã nhớ.

Bình Đại, Gành Hào, Đại Ngãi, Long Phú…

Những cửa biển đã đưa thuyền ra khơi,

Biển bao la như cất tiếng gọi mời,

Tháng ba biển êm “bà gìa đi biển”.

Tháng sáu, tháng bảy là mùa biển động,

Sóng thét gào làm chao đảo con thuyền,

Thuyền như lá khô trong gío quay cuồng,

Những sinh mạng mong manh trong bão tố.

Đám đông người chen nhau khoang thuyền nhỏ,

Thiếu ăn, thiếu uống mệt mỏi bơ phờ,

Tài công, hoa tiêu căng thẳng từng giờ,

Chiếc la bàn là bạn đường chỉ hướng..

Đêm trên biển hoang vu và bí hiểm,

Có linh hồn nào vương vất qua đây?

Thuyền ai đã đắm? Ai đã buông tay?,

Biển là nấm mồ không tên không tuổi.

Thuyền ai may mắn ghé bờ mong đợi,

Bờ đón người thoát địa ngục trần gian,

Trên đảo quê người ngóng về quê hương,

Còn người thân, bạn bè. Còn thương nhớ.

Bao tháng Tư qua, bao lần tang giỗ,

Những người chết biển khi tìm tự do,

Thắp nén hương ném xuống biển xuống mồ…

Mong chia sẻ niềm đau chung thời cuộc.

Nguyễn Thị Thanh Dương.

( Tháng Tư, 2013)





BI SỬ THUYỀN NHÂN



NGUYỄN QUỐC CƯỜNG





Trong một tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action,” viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”.



Thế giới đã bước qua Thế Kỷ 21, nhưng bạo lực chiến tranh do cuồng vọng bá chủ của con người vẫn làm nối tiếp thảm kịch tị nạn với những làn sóng di tản lánh nạn mang tên những địa danh mới như Kosovo, Đông Timor, Chechnya và Darfur.



Tuy nhiên có lẽ trong lịch sử của nhân loại, ít khi nào có một cuộc di tản bi thảm và kéo dài như các làn sóng thuyền nhân rời Việt Nam kể từ sau 1975 cho mãi đến thập niên cuối cùng của thiên niên kỷ vừa qua. Sự phi lý của thảm kịch thuyền nhân Việt Nam còn nổi bật vì những người tị nạn Việt Nam đã phải rời quê hương ra đi để tìm quyền sống, trong khi tiếng súng đã không còn trên lãnh thổ của đất nước họ.



Vào thời đó, khi niềm ước vọng hòa bình mà mỗi người dân Việt đều ấp ủ trong lòng từ bao nhiêu năm trời mới vừa ló dạng, đáng lẽ toàn dân tộc đã có thể nối tay nhau để cùng kiến tạo một đất nước đã phải chịu quá nhiều khổ đau và mất mát trong gần nửa thế kỷ khói lửa triền miên.



Trái lại, lòng thù hận quá đà và niềm cuống tín chủ nghĩa mù quáng của những người nắm quyền lực bằng súng đạn đã tiếp tục bao phủ đất nước và dân tộc trong một không gian đàn áp và khủng bố tàn bạo, khiến cho người dân miền Nam thời đó chỉ còn một lối thoát là lao mình ra biển cả để tìm con đường sống. Với một niềm hy vọng và một lời cầu nguyện, hàng chục ngàn gia đình gồm cả trẻ thơ và bô lão đã ra khơi hướng về những bến bờ hy vọng, bất kể những hiểm nguy mà có lẽ tất cả mọi người đã dự đoán được trước khi quyết định ra đi.



Ngay từ cuối năm 1975, những đợt người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang. Vào những ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5,000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng Kông cũng đã có 4,000 tị nạn, Tân Gia Ba 1,800 người, và có khoảng 1,250 người cũng đã đến Phi Luật Tân.



Vào tháng 7 năm 1976, khi chế độ Hà Nội loại trừ bộ máy quản chế miền Nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng di tản bằng đường biển bắt đầu gia tăng. Và đến cuối năm 1977, đã có trên 15,000 người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á.



Cho đến năm 1978, khi nhà cầm quyền Cộng Sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó là việc xua quân xâm chiếm Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.



Vào cuối năm 1978, đã có 62,000 thuyền nhân người Việt tị nạn tại các nước Đông-Nam Á. Riêng trong tháng 6 năm 1979, đã có trên 54,000 thuyền nhân Việt Nam đến tị nạn tại các nước nói trên. Những làn sóng tị nạn này đã khiến cho các nước trong khối Đông Nam Á, như Mã Lai Á, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Nam Dương tuyên bố không nhận thêm người tị nạn từ Việt Nam, khiến cho những đợt thuyền nhân đến sau đã bị xua đuổi cấm không cho lên bờ. Cũng kể từ đó, con số thuyền nhân tử vong trên biển cả cũng đã gia tăng.



Sau những cuộc hành trình hãi hùng lênh đênh trên đại dương, một số thuyền nhân cũng đã đến được bến bờ tạm dụng. Những lớp người này đã đem cho thế giới bên ngoài những mẫu chuyện về người cha, người mẹ, đã phải chia nhau những hạt cơm rơi từ miệng những đứa con; đến chuyện chia nhau từng giọt nước quý hơn vàng được vắt ra từ miếng vải thấm mưa, để đánh lừa những cơn đói khát triền miên. Hay là những chuyện thương tâm về người chết đã cứu được người sống với thịt máu của chính mình. Hoặc nữa là những chuyện nói nhỏ, kể về những trường hợp phải đương đầu với hải tặc.



Ngoài những mối đe dọa do sự đầy đọa của con người đối với con người, những thuyền nhân này còn phải đương đầu với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Những cơn phong ba bão táp đã khiến cho không biết bao nhiêu thuyền nhân làm mồi cho biển cả. Không ai dám phỏng đoán với mỗi người có cơ may đặt chân lên bến bờ tự do, đã có bao nhiêu người hy sinh trên đại dương.



Cuối cùng, làn sóng người tị nạn Việt Nam bằng đường biển đã viết lê thiên bi sử của thuyền nhân, và những câu chuyện hãi hùng của các cuộc vượt biển của người tị nạn Việt Nam đã đánh động được lương tâm thế giới. Vào tháng Ba 1979, chương trình Ra Đi Có Trật Tự ra đời để cố gắng ngăn chặn những làn sóng vượt biển.



Ngoài ra, cũng vào thời gian này, các chương trình cứu người vượt biển đã được một số tổ chức thiện nguyện quốc tế phát động hai chiếc tầu cứu vớt thuyền nhân ngoài biển là Anamur do một tổ chức từ thiện Đức Quốc vận động vào năm 1979 L’Ile de Lumiere của tổ chức từ thiện Pháp Medecins du Monde điều hành vào năm 1980 đã cứu mạng được nhiều thuyền nhân Việt Nam lênh đênh ngoài biển cả trong khoảng thời gian từ 1979 cho đến 1990.



Chương Trình Trợ Giúp Thuyền Nhân của Ca Tị Nan Liên Hiệp Quốc Qua các giai đoạn



Những chương trình trợ giúp người tị nạn Việt Nam thuộc Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (The United Nations High Commissioner for Refugees “UNHCR”), đã khởi sự từ năm 1973, và đã có ở Hà Nội kể từ 1975, do lời mời của chính phủ Hà Nội. Kể từ năm 1973, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã có mặt tại Việt Nam để trợ giúp cho nhiều làn sóng người di tản nội địa, đã phải dời chỗ ở nhiều nơi lánh nạn, khi quân đội Bắc Việt bắt đầu tràn vào vùng Bến Hải để công khai tấn công miền nam sau khi Hòa Đàm Ba Lê mới được ký kết giữa hai bên.



Vào cuối thập niên 1970, thảm kịch những làn sóng thuyền nhân từ Việt Nam vượt biển đi tìm tự do đã tác động mạnh vào dư luận quốc tế và trở thành động cơ thúc đẩy Cao Ủy Tị Nạn Liên hiệp quốc phát động một chương trình trợ giúp quy mô lớn đặc biệt nhắm vào những người tị nạn Việt Nam bắt đầu đổ xô ra biển cả để tìm đường thoát khỏi cuộc sống đầy đọa dưới chế độ Cộng Sản. Những làn sóng di tản bằng đường biển từ thời đó đã mang đến cho thiên bi sử thuyền nhân Việt Nam kéo dài gần 20 năm, từ 1975 cho đến cuối thập niên 1990.



Từ 1979 đến 1991: Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự(Orderly Departure Program, “ODP”)



Vào những năm cuối cùng của thập niên 1970, những thông tin về thảm kịch thuyền nhân Việt Nam đã làm rung động dư luận thế giới, và thúc đẩy Liên Hiệp Quốc vào cuộc để tìm một giải pháp cho vấn đề. Vào thời đó, UNHCR đã thiết lập Chương Trình ODP để đưa những người muốn rời khỏi Việt Nam ra đi bằng những phương tiện an toàn hơn, trong khuôn khổ của một chương trình trợ giúp người tị nạn do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.



Sau khi những lời kêu cứu cảu chính những thuyền nhân thoát nạn, cũng như những nỗ lực vận động của các tổ chức thiện nguyện quốc tế, khơi động sự chú tâm của cộng đồng thế giới, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một hội nghị tại Geneve vào tháng Ba 1979 để tìm một giải pháp cho vấn đề thuyền nhân Việt Nam.



Tại hội nghị này, một Bị Vong Lục đã được ký kết theo đó Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc được ủy thác trách nhiệm thiết lập một chương trình ra đi có trật tự, để giúp cho những người muốn rời khỏi Việt Nam có thể ra đi bằng những phương tiện an toàn hơn. Cho đến khi chương trình ODP được trao phó cho tổ chức thiện nguyện quốc tế International Organization for Migration(IOM) vào cuối năm 1991, UNCHR đã giúp đỡ cho 330,000 thuyền nhân, trong đó có 13,252 người Cam Bốt, rời khỏi các trại tị nạn tại Đông Nam Á để đi định cư tại các nước thứ Ba.



Từ năm 1988 đến 1997: Trợ giúp hồi hương(Thuyền nhân Việt Nam) theo Chương Trình Hành Động Toàn Diện CPA.



Với việc thông qua Chương Trình Hành Động Toàn Diện vào năm 1989(Comprehensive Plan of Action CPA) dành cho những người tị nạn Đông Dương, UNHCR đã thiết lập những thể thức để đưa người tị nạn hồi hương ở một quy mô rộng lớn. Chương trình này dành cho những thuyền hân đã được thanh lọc, và không hội đủ điều kiện để được định cư tại các nước thứ ba.



Trong khuôn khổ của Chương Trình CPA, UNHCR đã cấp những khoảng trợ cấp tái định cư trực tiếp cho những thuyền nhân chấp thuận hồi hương dưới hình thức một khoản tiền mặt. Ngoài ra, UNHCR cũng thực hiện một chương trình kiểm tra hậu hồi hương theo chương trình này. Mục đích của chương trình kiểm tra hậu hồi hương là để theo dõi việc định cư những người hồi hương và tránh những trường hợp nhữg thuyền nhân bị chính quyền Việt Nam trừng phạt vì đã ra đi tị nạn.



Vào cuối năm 1988, đã có trên 110,000 thuyền nhân từ các trại tị nạn Á Châu hồi hương và được tái định cư tại những địa phương họ đã rời trước đây. Chương trình Hành Động Toàn Diện CPA của UNHCR chính thức chấm dứt vào ngày 30 tháng 6 năm 1996, đối với những trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á, và vào ngày 30 tháng 6, 1997 tại các trại tị nạn Hồng Kông.

Thảm kịch thuyền nhân Việt Nam chỉ thực sự chấm dứt vào năm 1999, sau khi chương trình tái định cư những thuyền nhân hồi hương theo chương trình CPA được hoàn tất.



SỐ THUYỀN NHÂN TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN

(Nguồn: The State of the World’s Refugees 2000,

50 Years of Humanitarian Action, UNHCR)

Bản 1: Tổng kết số thuyền nhân đến lánh nạn

tại các nước tạm dung trong từng giai đoạn



Nước Tạm Dung 1975-1979 1980-1984 1985-1989 1990-1995 Tổng Cộng



Mã Lai: 24,103 76,205 2,860 1,327 254,495

Hồng Kông: 79,906 28,975 59,518 7,434 95,833

Nam Dương: 51,156 36,208 19,070 15,274 121,708

Thái Lan: 25,723 52,468 29,850 9,280 117,321

Phi Luật Tân: 12,299 20,201 17,829 1,393 51,722

Tân Gia Ba: 7,858 19,868 4,578 153 32,457

Nhật Bản: 3,073 4,635 1,834 1,529 11,071

Ma Cao: 4,333 2,777 17 1 7,128

Nam Hàn: 409 318 621 0 1,348

Các nước khác: 2,566 340 321 0 3,277



Tổng cộng: 311,426 241,995 186,498 56,391 796,310



CÁC NƯỚC NHẬN ĐỊNH CƯ NGƯỜI TỊ NẠN ĐÔNG DƯƠNG

KỂ CẢ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 1995

(Nguồn: The State of the World’s Refugees 2000,

50 Years of Humanitarian Action, UNHCR)

Bản 2: Số thuyền nhân được định cư tại các nước trên thế giới



Nước Định Cư: Cambodia Lào Việt Nam Tổng Cộng



Hoa Kỳ 150,240 240,147 424,490 822,977

Úc Đại Lợi: 16,308 10,239 110,996 137,543

Gia Nã Đại 16,818 17,274 103,053 137,145

Pháp: 34,364 34,236 27,071 95,671

Anh Quốc: 273 346 19,355 19,974

Đức Quốc(Tây Đức) 874 1,706 16,848 19,428

Tân Tây Lan: 4,421 1,273 4,921 10,628

Nhật Bản 1,061 1,273 6,469 8,803

Thụy Sĩ: 1,638 593 6,239 8,470

Hòa Lan: 465 33 7,565 8,063

Na Uy: 128 2 6,064 6,194

Thụy Điển: 19 26 6,009 6,054

Đan Mạch: 31 12 4,482 4,725

Bỉ: 745 989 2,051 3,785

Phần Lan: 37 0 1,859 1,902

Các nước khác: 8,063 4,688 7,070 19,821



Tổng Cộng: 235,484 320,856 754,842 1,311,183











GIỌT NƯỚC MẮT

CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO



LÊ ĐÌNH HÙNG







Thấm thoát mà đã gần 20 năm. Những người Việt định cư trên những đất nước thứ ba đến bây giờ đã yên ổn với cuộc sống mới. Là một thuyền nhân, tôi cũng như bao người khác, đã không khỏi nhiều lúc ngồi suy nghĩ thẩn thờ, nhớ về những kỷ niệm khó quên của một chuyến đi đầy cam go, đầy hãi hùng vượt đại dương.



Nay ban tổ chức đã làm một việc rất ý nghĩa; để chúng tôi, những thuyền nhân có dịp ôn lại kỷ niệm; và ghi lại một đoạn đời, có thể gọi là một giai đoạn bi thương của lịch sử dân tộc Việt Nam, qua hàng hàng lớp lớp làn sóng người bất chấp hiểm nguy, xuống thuyền vượt biển Đông tránh nạn Cộng Sản sau 1975.



Viết bài này, với hy vọng đóng góp một phần nhỏ nhoi, để cho thế hệ Việt Nam sau này biết được nhữ gì chúng tôi đã đi qua, để họ biết quí các giá trị tương lai, đã được những người đi trước đánh đổi bằng nước mắt, và hơn thế nữa: bằng máu. Riêng những người chưa hiểu rõ chế độ Cộng Sản, sẽ thấy được thêm tội ác của họ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, vốn đã nhiều đau thương và bất hạnh.



Cuộc sống ngày đó rất khắc nghiệt. Mẹ tôi thường mọi giá phải cho tôi ra đi vì ba tôi là sĩ quan chế độ cũ; anh em tôi đương nhiên sẽ không vào được đại học, mà phải đi thanh niên xung phong hay đăng ký nghĩa vụ quân sự để bị đưa ra làm bia đỡ đạn trong cuôc xâm lăng Campuchia. Từ thành phố đến nông thôn, công an khu vực và bọn chỉ điểm ngày đêm rình rập như cú vọ, chỉ chực chụp lên đầu người dân những tội trạng vô lý. Thành phần trí thức và quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì kéo lê xiềng xích trong hàng ngàn trại cải tạo mọc lê khắp mọi miền đất nước. Sài gòn như một người thiếu phụ với những giọt nước mắt sau tấm màn đen vô vọng.



Những giọt nước mắt đã biến thành hy vọng khi biết bên kia bờ đại dương, các đất nước tự do đang chờ đón. Hy vọng đã nung nấu trong tim những người trẻ chúng tôi, chấp nhận hiểm nguy ra khơi chóng chọi với ba đào, nhất định phải vượt thoát khỏi cái đất nước tù tội.



Sau nhiều lần vượt biên bị bắt ở khắp nơi: Vũng Tàu, Rạch Giá, Cần Thơ. Cuối cùng chúng tôi lại chuẩn bị ra biển. Chuyến đi này bắt đầu từ Ngọc Hà, một thôn nhỏ giữa Long Thành và Bà Rịa, trên đường ra Vũng Tàu. Năm đó là 1985, tôi được 18 tuổi. Nhiệm vụ của tôi là mang cái hải bàn trong cái giỏ lát đi xe đò cũng ít ai nghi.



Đến nơi, tôi được sắp xếp dấu vào nhà một người quen. Suốt năm ngày nằm chờ, tôi được dặn không nên ra khỏi căn phòng, sợ dân làng và công an thấy lạ mặt sẽ tình nghi. Tôi chỉ nhìn được ra ngoài qua những kẻ hở trên vách lá dừa. Thôn này ở gần sông, dân cư sinh sống bằng nghề biển như đánh cá, đóng ghe, đan lưới... Đời sống họ thật lam lũ. Nhìn xa xa gần mé sông, có một chiếc tàu đang đóng, mũi tàu vươn lên ngạo nghễ, tôi tự nhủ không biết tàu mình đi có được như vậy không?



Thế rồi đêm đó, chúng tôi được tin sẽ "đánh", có nghĩa là đi. Xăng dầu và lương thực đã được chuyển xuống ghe. Tôi chuẩn bị hết mấy món đồ mà mẹ tôi đã gói sẵn: thuốc say sóng, thuốc chống đói, phao cá nhân, một chiếc nhẫn hai chỉ may trong lai quần để lỡ bị bắt hoặc lọt sang trại tị nạn, có cái mà xoay sở hoặc đánh điện tín về nhà.



Tôi chợt thấy thương mẹ tôi, đã lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sàigòn để tìm mua những thứ này, vốn được xem là đồ cấm. Bây giờ đã làm cha, tôi mới cảm nhận được cái khổ đau ngày nào mà mẹ tôi phải trải qua khi đưa đứa con trai lên đường, vào đại dương sóng gió để tìm tự do và tương lai, mà biết rằng chẳng bao giờ gặp lại được nhau.



Hôm đó, là ngày 15 tháng 7, 1985. Gia đình tôi ở trọ cũng gởi ba đứa con đi chuyến đó nên họ làm bữa cơm cuối cùng tiễn chúng tôi. Bữa cơm này đúng ra nếu không được thịnh soạn thì cũng phải kha khá, vì những ngày sắp tới chúng tôi sẽ không còn cơ hội mà ăn uống đầy đủ để chống chọi với biển khơi, nhưng dọn ra vỏn vẹn chỉ một dĩa rau luộc, môt chém mắm và mấy trái cà pháo. Thế mới biết đời sống họ cơ cực đến đâu, trong khi nhà nước và bọn cán bộ thì mặc sức vơ vét và làm giàu.



Ăn uống, từ biệt xong, khoảng 8 giờ, tôi được dẫn đi. Đi bộ rất lâu, băng qua các bờ ruộng, bờ lau trong đêm tối. Lâu lâu có tiếng chó sủa inh ỏi, chúng tôi phải ngồi xuống núp vào những cái mả đen ngòm. Nỗi sợ công an làm tôi quên hẳn cả sợ ma. Vừa đi, vừa chạy, rốt cuộc chúng tôi đến một bờ sông. Tôi được đưa đi bằng một chiếc xuồng nhỏ không máy. Người chèo thuyền ra hiệu bảo im lặng, rồi lặng lẽ chèo ra phía sông lớn. Thuyền đi cũng khá lâu, thinh lặng trong đêm để tránh trạm biên phòng. Những chiếc thuyền này, người việt biên thường gọi tiếng lóng là "tắc xi" hoặc "cá nhỏ" sẽ đưa người tới chỗ chuyển tiếp để lên "cá lớn" là tàu vượt biên.



Thuyền đi qua những hàng đáy, là tiếng dân chài gọi những hàng cọc gỗ đóng ở cửa biển thành một hàng rào để bắt cá tôm. Tôi nghe gió biển lồng lộng và thấy nhiều thuyền bè đánh cá neo ở gần đó.



Không khí trở nên hồi hộp vì biết đâu trên những tàu đó có công an phục kích. Lúc ấy khoảng 11 giờ đêm, người chèo thuyền chớp đèn pin về phía trước, chúng tôi hiểu đã ra đến điểm hẹn. Có ánh đèn trả lời. Ráng căng mắt ra, tôi thấy phía trước là một chiếc ghe gỗ chưa dài đến 10 thước. Tàu này đi được sao?



Tôi tưởng tàu vượt đại dương phải lớn và chắc chắn ghê lắm, ai ngờ ... Bây giờ có sợ cũng đã trễ rồi, tôi cột cái giỏ vào người để rảnh tay leo qua ghe lớn. Đôi dép đã đứt khi lội qua mấy con mương trên bờ. Thế rồi " tắc-xi" cặp vào ghe lớn, sóng đập mạnh làm cả hai ghe đều chòng chành. Sau khi leo lên, tôi đưa mật mã, là một tấm hình nhỏ để cho người ta đem về, thì mẹ tôi mới giao cho hai cây vàng còn lại. Đưa mật mã xong, bụng tôi vẫn còn lo: lỡ chưa đi tới đâu mà bị bắt, thì ở nhà mình cũng đã giao hết tiền cho người ta.



Tôi bị thảy ngay xuống hầm. Thuyền nhỏ mà người rất đông. Sau này mới biết là có tất cả là 45 người trên chiếc thuyền dài 9m5 đó. Người ngồi như cá hộp, tối quá nên không nhận ra ai là ai, chỉ có mùi dầu xanh và mùi mồ hôi xông lên nồng nặc.



Đến hơn nửa đêm, tàu nổ máy bắt đầu khởi hành. Tiếng máy nổ rất ồn nghe " bình... bình..." và chiếc ghe gỗ rung lên từng nhịp với tiếng máy cũ kỹ. Tôi thấy mừng vì tàu đã chạy, chứ ở đó quá lâu, công an ập đến thì hỏng. Ngồi dưới hầm quá ngột ngạt nhưng chúng tôi phải ráng chịu.



Chạy một lát, tàu bỗng chạy chậm và dừng hẳn lại. Chúng tôi được dặn không ây tiếng ồn vì có công an biên phòng. Phía trên nghe tiếng chân người chạy qua chạy lại cùng với ánh đèn vàng quét sáng loáng ngang từng kẻ hở trên khoang tàu. Tim chúng tôi đập thình thịch, không ai dám thở mạnh, chỉ nghe tiếng thì thào cầu nguyện. Những đứa trẻ bị bố mẹ bịt chặt miệng, sợ để chúng khóc sẽ lộ ngay.



Phía trên, tài công đang trình giấy phép đánh cá. Nếu có gì khả nghi, tụi công an đòi qua xét tàu thì kể như xong. Trình giấy tờ và vui vẻ hối lộ xong, chúng cho đi, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Tàu trực chỉ cửa Cần Giờ và hải đăng ra biển, sóng càng lúc càng lớn. Lúc này các cửa hầm được yêu cầu mở ra cho thoáng, tôi đứng dậy nghe gió lùa vào mặt mát rượi. Tôi muốn hít cho thật đầy buồng phổi, một cơn gió, một khoảng không gian cuối cùng của quê hương thân yêu. Nhìn lại, thấy tượng Chúa Giêsu đứng trên núi Bãi Sau Vũng Tàu, giang tay ra như che chở cho những người con quá bé nhỏ, quá tuyệt vọng, vì không chịu nổi cái ngục tù trên quê hương, phải ra đi tìm tự do.



Tôi căng mắt ra nhìn cho rõ một lần cuối những dãy núi, những ánh đèn xa xa trong khi bình minh cũng vừa chợt ửng hồng ở chân trời phía trước mặt. Đó là quê hương tôi, thương biết mấy. Mảnh đất xa xa đó có mẹ tôi chắc đang thấp thỏm lo âu; có các em tôi bây giờ chắc đang còn say giấc ngủ. Bạn bè tôi, người con gái ngồ ngộ mới quen ở trường Nguyễn Thái Bình mà ra đi không dám nói lời chia tay. Biết đến bao giờ gặp lại.



Chuyến đi này, ai biết chừng không là vĩnh biệt. Bạn thân tôi đó, thằng Thiện đô con ngày nào còn lọc cọc đạp xe một bọn đến trường, năm ngoái cũng ra đi. Nghe nói cả tàu bị mất tích, giờ này cũng chẳng có tin tức gì. Đi ngang nhà nó, giờ đây đã thấy hình nó trên bàn thờ, vẫn nụ cười hồn nhiên như không hề hay biết định mệnh đã mang nó đi khi còn quá trẻ.



Trời đã sáng, con thuyền tiếp tục rẽ sóng. Xung quanh là biển nước mênh mông với những ngọn sóng bạc đầu cong cong như lưỡi hái của thần chết. Không còn thấy bến bờ đâu nữa. Biển tháng 7 quá dữ tợn, tôi nhắm cũng cấp 5 cấp 6 gì đó, nhờ vậy mà công an biên phòng ít dám ra ngoài mùa này, chỉ có con tàu chúng tôi một mình trong phong ba, hành trang chỉ có lòng can đảm và đức tin.



Trong hầm tàu, nước biển đã tràn và cao hơn cổ chân. Mọi người đều ướt sũng, bị nước biển tạt vào từ bốn phía. Mùi ói mửa, mùi dầu gió, mùi hơi người quyện lại với nhau thành một mùi vô cùng khó chịu. Con tàu như con ngựa hoang, thỉnh thoảng bị sóng nhấc lên thật cao, rồi rớt xuống như xuống vực thẳm, tạo thành những âm thanh khô khốc y như va phải vào đá, tưởng chừng muốn vỡ đôi. Mỗi lần lên cao rồi rớt xuống như vậy, tiếng cầu xin lại nghe lớn hơn, " Giêsu Maria", "Nam Mô A Di Đà". Trẻ con khóc thét lên vì sợ, những người say sóng thì không còn biết gì nữa, kẻ còn tỉnh thì đầy vẻ lo âu: kiểu này va phải đá ngầm thì hết sống.



Ngày thứ hai, mọi người đều ngất ngư. Chủ tàu phát mỗi người một nắm cơm múi mè, nước uống phải rất dè sẻn vì đêm trước hai thùng nước phụ cột phía sau đã rơi xuống biển. Nước vào nhiều quá làm gạo và đồ khô bị sình lên, một số không ăn được. Đến chiều cơn giông lại nổi lên, trời càng ngày càng xám xịt, bỗng nghe tiếng la từ phòng lái:

- Có tàu nhỏ rượt theo mình rồi đó nghe !



- Chạy lẹ lên, mình tới hải phận quốc tế chưa vậy anh Bảo ?

- Chắc tới rồi, không lẽ đây là tụi cướp Thái Lan.

- Nguy rồi, chạy đi.



Đàn bà con gái trong tàu không ai bảo ai, lấy dầu máy và những gì dơ dáy để bôi lên mặt, trông đen đúa xấu xí để tụi cướp tha cho khỏi hãm hiếp. Mẹ bôi cho con, họ vừa bôi vừa khóc. Ngồi cạnh tôi là một cô gái tên là Dung, trạc tuổi tôi 17, 18 gì đó và cũng ra đi một mình. Dung cũng bắt chước bôi dầu máy đầy mặt, vẻ lo sơ, chúng tôi vẫn không biết con tàu rượt theo là cướp Thái Lan hay cũng có thể là tàu quốc doanh Việt Nam, chỉ biết điềm dữ nhiều hơn lành, vì lúc đó trời gần tối và mưa gió mịt mù, ống nhòm cũng không dùng được. Tàu kia bắt đầu nổ súng, tiếng súng có lẽ là trung liên, bị át đi bởi tiếng máy tàu và tiếng sóng, chỉ nghe "lụp bụp" và tiếng đạn bay líu chíu trên đầu. Thuyền chúng tôi tắt hết đèn và tống hết ga, cuối cùng tối quá thì tàu kia mới bỏ cuộc. Dung là người duy nhất bị trúng đạn. Viên đạn xuyên từ vai tới ngực, máu ra lênh láng. Chúng tôi xé áo băng vết thương cho Dung, cả tàu không có thuốc gì cầm máu, chỉ biết rửa bằng nước biển.



Tàu đi suốt đêm trong cơn bão, mọi người đều mệt lả nên cũng không giúp gì hơn được cho người bị thương. Ngày thứ ba thì bão dứt, song đến ngày thứ tư thì Dung không còn dậy được nữa vì đã mất máu quá nhiều. Tôi nghe tiếng những người đàn bà khóc sụt sùi thì biết Dung đã ra đi.



Chúng tôi cầm tay nhau đọc kinh và tôi không dám nhìn khi người ta quấn nàng bằng chiếc mền rồi thả xuống biển. Dung ở lại đó mãi mãi, phần những người còn lại trên tàu, từ thể xác đến tinh thần gần như đã tê bại, vì biết đâu số phận mình rồi cũng như nàng, sẽ chết trên cái biển nước mênh mông này.



Qua ngày thứ năm, lương thực trên tàu đã cạn, nước cũng còn rất ít, chỉ để ưu tiên cho con nít, đàn bà và những người đuối sức. Bỗng nhiên có một con chim bay lượn trên tàu, chúng tôi hy vọng: hay đã gần đến đất liền hoặc hòn đảo nào đây mà có chim bay ra. Suốt hai ngày thứ sáu và thứ bảy có một đàn cá heo bơi theo tàu, bay nhảy đùa giỡn. Tôi cảm thấy vui vì ít ra cũng có dấu hiệu của sự sống. Thế rồi sự sống đã đến khi sừng sững trước mặt chúng tôi có một chiếc tàu lớn. Mọi người nhốn nháo đứng dậy vẫy tay, la hét kêu cứu: "Được vớt rồi bà con ơi, sống rồi con ơi!'' Vậy mà con tàu cứ tỉnh bơ rẽ sóng, nhiều người trên tàu lớn đổ xô ra xem, họ còn chụp hình chúng tôi nữa, rồi hững hờ đi luôn.



Mọi người nằm bệt ra vì thất vọng. Suốt ngày thứ tám và thứ chín, chúng tôi gặp rất nhiều tàu ngoại quốc nhưng không tàu nào dừng lại, mà cũng chẳng thương tình cho chút đồ ăn nước uống. Nước và lương thực đều đã cạn, máy tàu cũng đã hư sau những lần xả hết ga đuổi theo các tàu lớn.



Ngày thứ mười, tàu thả trôi, nước vào ngập cả khoang nhưng không ai còn có sức tát nữa. Đói và khát hoành hành, trẻ con khóc như ri, cha mẹ chúng phải cho chúng uống cả nước tiểu. Tôi và mấy người đàn ông không chịu nổi cái nóng và khát nên nhảy xuống biển ngâm mình, hy vọng cái mát sẽ làm dịu cái khát trong người. Mấy người bàn nhau:



- Bây giờ mà gặp tàu lớn nữa, tôi sẽ nhảy xuống bơi liền đến, chắc họ thấy chết sẽ cứu. Chứ ở đây trước sau gì cũng chết đói thôi.



Chiều ngày thứ mười, tôi còn nhớ là ngày 25 tháng 7 năm 1985, đang nằm chờ chết thì tôi thấy xa xa, một con tàu hiện ra, ngày càng rõ và có vẻ đi về hướng chúng tôi. Khoảng nửa tiếng sau, nó ở trước mặt, thật hùng dũng với năm cái bình tròn khổng lồ màu vàng nổi lồ lộ trên biển xanh. Mọi người lúc ấy đã quá đuối và tuyệt vọng, không buồn kêu cứu nữa, chỉ nằm thoi thóp vì khát nước. Tôi thấy trên boong tàu lớn có một người đi ra. Tôi vươn sức tàn cầm cái áo vẫy liên hồi. Người đó kinh ngạc nhìn xuống, rồi chạy vào trong kêu thêm nhiều người nữa.



Con tàu đi ngang để lại những đợt sóng khổng lồ muốn nhận chìm chiếc ghe bé nhỏ. Thế rồi phép lạ đã đến, tôi thấy trước tàu lớn không còn sóng chẻ ra nữa, hình như nó dừng lại.



Hy vọng tràn trề. Có tàu vớt rồi sao? Có nước uống, có đồ ăn rồi sao? Con tàu mang cờ Panama, lớn kinh khủng, che mát cả một vùng biển. Đàn ông chúng tôi chỉ còn độc nhất chiếc quần xà lỏn, thân thể chỉ còn da bọc xương, vươn hết sức ra ma gào thét và đưa mấy đứa con nít ra cho họ thấy.



Một chiếc cầu thang được hạ xuống, ba người mặc áo phao, trang bị súng ngắn cẩn thận bước xuống thang. Họ ra hiệu cho chúng tôi đến gần, nhưng chúng tôi làm dấu bảo rằng tàu không chạy được. Họ quăng dây kéo lại, hỏi bằng tiếng Anh. Với vốn liếng tiếng Anh chút đỉnh học ở Việt Nam, chưa bao giờ tôi thấy quý bằng lúc này.



Họ hỏi chúng tôi có mấy người, từ đâu đến; rồi giới thiệu họ là người Mỹ, sẽ cứu chúng tôi. Nghe nói tàu Mỹ, cả ghe reo hò mừng rỡ; " Thoát rồi, thoát chết thật rồi bà con ơi!'', chứ gặp phải tàu Liên Xô thì chúng chở về Việt Nam thì toi mạng.



Các thủy thủ thả thang dây xuống, nhưng nhiều người đứng dậy không nổi nên họ nhanh nhẩu ôm từng người dìu lên cái cáng rồi kéo lên tàu. Lên được trên tàu, nhìn lại chiếc ghe rách nát nhỏ như một hột đậu, chúng tôi vừa thương vừa sợ. Họ đánh đắm chiếc ghe, chắc là theo luật hàng hải. Nhìn chiếc tàu từ từ chìm xuống mà mọi người nghĩ rằng mình như đang còn ở trên đó.



Chúng tôi đi thẳng từ địa ngục lên tới thiên đàng. Trong đời tôi chưa bao giờ mừng như vậy. Thủy thủ đoàn ân cần săn sóc, người yếu được đưa thẳng vào clinic, đầy đủ dụng cụ như bệnh viện để chuyền "serum" cho lại sức. Chúng tôi được chia hai, đàn ông đàn bà cho tắm rửa sạch sẽ bằng xà bông thơm. Sau đó được dẫn vào kho lựa quần áo mới tinh mặc vào, tuy rộng thùng thình nhưng sạch quá, thơm quá! Bác sĩ khám xong, chúng tôi ra dùng bữa tối. Cả tàu khoảng 20 thủy thủ, gồm 3 phụ nữ, xúm lại phục vụ những người khách đen đúa vì nắng biển, chỉ còn hai con mắt và hàm răng cười biết ơn.



Cảm động quá, nhiều bà ôm chầm mấy cô Mỹ mà khóc tức tưởi. Ăn xong thuyền trưởng cho gọi tôi và một người nữa biết tiếng Anh lên văn phòng. Ông cho biết tàu này chở gas từ Nhật về. Ông ta rất hiểu hoàn cảnh của thuyền nhân Việt Nam nên đã hai lần ra tay cứu người tị nạn, tàu của chúng tôi là tàu thứ ba.Ông đã liên lạc với đất liền, và dự định sẽ đưa chúng tôi đến Singapore, nơi đó có trại tị nạn của Liên Hiệp Quốc.



Chúng tôi quá mừng vì biết chắc mình đã "lọt", đêm đó tôi không ngủ được. Chỉ mới tối hôm qua đây, còn ngủ với cơn đói khát, thân tàn ma dại, cái chết rình rập; thế mà bây giờ đã giường êm nệm ấm, đồ ăn thức uống không thiếu thứ gì. Y như một giấc mơ kinh hoàng. Ngày hôm sau, mọi người được dẫn đi chơi khắp tàu. Đám con nít được cho kẹo sô-cô-la và uống Coca thỏa thích; Nhỏ đến lớn mới được uống Coca, đứa nào cũng chảy nước mắt và ợ lên rồn rột, làm mấy thủy thủ cười nắc nẻ. Họ vô cùng thân thiện, còn cho mỗi đứa trẻ ít tiền đô la Mỹ để khi lên đảo có cái mà dùng.



Thế rồi chúng tôi đến Singapore. Thành phố từ xa trông rất đẹp, quá hiện đại. Chúng tôi đứng trên boong tàu mà miệng há hốc vì chưa bao giờ thấy cái gì đẹp như vậy. Rồi có phái đoàn từ trong trại ra, có cả một người Việt Nam tên là Dì Mười lên tàu đón chúng tôi. Chia tay với thủy thủ tàu Capricorn, ai cũng bùi ngùi. Sau khi lấy địa chỉ của họ bên Mỹ, chúng tôi hứa nếu qua được Mỹ sẽ tìm đến thăm. Mấy cô Mỹ ôm từng đứa con nít lên, không dấu được lệ.



Xuống tàu nhỏ, cập bến rồi lên xe bus, chúng tôi ai cũng đi nghiêng ngửa vì đã lâu không lên đất liền, trông thật tội nghiệp và buồn cười. Xe chở qua các thành phố Singapore thật rộn rịp văn minh rồi về trại tị nạn trên đường Hawkins Road. Đồng bào Việt Nam trong trại ùa ra đón chúng tôi.



Cuộc hành trình cuối cùng đã kết thúc. Tôi say sưa ôm lấy tự do. Chợt nhớ về Dung, người con gái ngồi bên tôi đã chết và được thủy táng lặng lẽ trên biển Đông, tôi không khỏi ngậm ngùi rơi nước mắt. Dung bây giờ đã về đâu, đã nằm trong bụng cá hay lẻ loi đi về một miền xa lạ nào. Tôi nhớ đến Thiện, người bạn của tôi và hàng ngàn người bất hạnh đã chết trên vùng biển đó. Hình như chính linh hồn họ đã dẫn đưa những con tàu của anh em đồng bào đến bến bờ bình yên. Cầu mong hương hồn của họ được về đến bến thanh bình và giấc mơ của họ cuối cùng cũng thành sự thật: TỰ DO

2/2003

Nhiều Tác Giả







CHUYẾN VƯỢT BIÊN

ĐẪM MÁU



MAI PHÚC



Nói về cuộc sống ở Mỹ của những người Việt Tỵ Nạn mà không nhắc đến những cuộc hành trình gian nguy của họ để rời nơi cố hương thì quả là một thiếu sót? Riêng với tôi, chuyến vượt biên đẫm máu tôi đã từng trải qua sẽ còn mãi ám ảnh tôi cho đến hết những ngày tháng còn lại của mình.



Đó là lần đầu tiên tôi được đặt chân xuống tàu để mong rời khỏi quê hương đầy hận thù ! Đó là những ngày cuối năm, sau khi được người thân ở Mỹ gửi về cho ít tiền viện trợ, má tôi đã lo cho tôi đi vượt biên... Người ta dặn má tôi về nói tôi hãy chờ, khi họ cho người xuống kêu là đi ngay.



Ngày ngày, tôi vẫn đi rừng đốn cây như thường lệ trong khi chờ đợi những thay đổi quan trọng sắp đến cho mình.



Đúng như tôi đã lường trước, khi đứa em trai út vào rừng báo cho tôi biết chuyến đi lúc trời đã tối hẳn rồi, đám thợ rừng chúng tôi vừa dựng được cái sàn gỗ mới cưa xong để chuẩn bị làm chỗ ngủ. Tôi vội vàng vừa đi vừa chạy về nhà với đủ thứ âu lo hồi hộp. Sáng sớm hôm sau, tôi đón chuyến xe đò đầu tiên chạy về Saigon, để rồi từ đó đón xe đi Bà Rịa.



Nhớ lời dặn, để tránh sự theo dõi của du kích và công an, tôi đã thận trọng xuống xe ở cách địa điểm "tập kết" của chuyến đi chừng một cây số để đi bộ đến đó. Đêm đầu tiên tôi ngủ trong nhà bà chị cùng đi trong chuyến vượt biên đó, rồi đêm sau tôi được chuyển tới địa điểm ẩn náu khác mà dân ở đó gọi là "nơi nhốt gà". Phía trước nơi này cũng chỉ là một mái nhà tranh bình thường như mọi ngôi nhà khác, nhưng phía sau có một gian nhà tranh khác được dựng tường kín đáo hơn.



Đi theo người dẫn đường vào bên trong, tôi thấy đã có hơn 50 người khác đang chờ đợi chuyến đi như tôi. Đến đây, tôi bắt đầu sống giữa những tiếng thì thầm, những lời bàn luận; cùng những hy vọng và âu lo do từ những bàn luận của họ. Ngày hôm sau, tôi có dịp làm quen và chia sẻ những quá khứ điêu linh cùng những kinh nghiệm vượt biên và tù đày của họ.





Chúng tôi được chủ nhà cho ăn trưa và ăn tối tại chỗ. Ngay sau bữa tối, họ dắt từng tốp đi ra ngõ sau vườn rồi băng qua những đám ruộng hoang cỏ mọc lộn xọn để đến "bãi"! Trời tối đen như mực nên chúng tôi phải đi sát vào nhau cho khỏi bị lạc và để cho đỡ sợ. Không phải chúng tôi sợ bóng tối mà là sợ những bất trắc bị VC phát giác trên đường đi ra bãi.



Vì là dân rừng, tôi đã giúp nhiều người vượt qua các khe suối, những vũng lầy; và dần dần tôi vượt qua hầu hết đoàn người để nhập vào toán dẫn đầu. Khi người ta đi chậm dần và đứng lại, tôi nhìn thấy đám người vượt biên đến "tập kết" ở bãi đông như cái sân nhà thờ vào ngày lễ chủ nhật, lúc đó tôi có thể thấy lập lờ chiếc tàu vượt biên của chúng tôi đang chập chờn dưới bóng đêm ở ngay con lạch trước mặt.



Thành tàu khá cao nên nhiều người không tự leo lên nổi; tuy nhiên khi tới phiên tôi, chỉ cần vươn hai tay đu lên thành tàu và búng mạnh hai chân một cái là cả thân hình tôi đã hoàn toàn ở trên boong tàu rồi. Vừa lên tới đó, tôi đã bị người ta lùa ngay xuống hầm tàu.



Cửa hầm tàu là một lỗ vuông tối om nằm ở phía gần mũi tàu, chỉ vừa một người chui xuống. Đúng ra đó chỉ là cái ham đựng cá. Bên ngoài dù trời tối nhưng tôi còn có thể nhìn thấy những người gần mình; trái lại sau khi bị dồn xuống hầm cá, hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa, ngoại trừ cái ô vuông ở miệng hầm.



Tôi không thể biết cái hình dáng hay kích thước phía trong của nó như thế nào, mà chỉ cảm giác được chỗ ngồi bằng 2 tay của mình thôi! Họ lùa người xuống sau dồn người xuống trước tiến sâu hơn nữa vào phía cuối hầm tàu, vừa đi vừa mò mẫm. Tôi bắt đầu cảm thấy lo sợ, lỡ tàu chìm thì làm sao mình thoát ra ngoài được đây? Vì thế tôi chùn bước không dám tiến sâu vào hướng tối đó, mà nép người sang một bên ở gần ô vuông cửa hầm, nhường chỗ cho những người xuống sau theo nhau mà bước sâu vào phía trong.



Không nhìn thấy gì nữa; nhưng qua cảm giác với những tiếng nói và tiếng động sột soạt, tôi biết là người ta đang lũ lượt nhảy xuống! Những âm thanh đó kéo dài chừng gần một tiếng, có lẽ mọi người đã được dồn hết vào "chiếc quan tài" trôi nổi đó rồi thì có giọng ra lệnh cho tàu nổ máy chạy. Khi tàu vừa chạy, lại có giọng nói lớn "bây giờ anh em nào công giáo, mình đọc kinh đi"; và tàu vẫn cứ đều đều chạy.



Tiếng kinh râm ran hòa nhịp với tiếng máy tàu làm tâm hồn tôi cảm thấy yên ổn hơn một chút. Nhưng chợt có giọng nói khác trên tàu ra lệnh "Tất cả im lặng. Gần đến trạm công an!" 1 Tiếng máy lúc đó cũng trở lên nhẹ nhàng hơn, làm như nó đang thận trọng trước những hiểm nguy đang rình chờ...



Có tiếng trẻ thơ khóc trong tàu làm mọi người lo lắng; một vài tiếng người thì thầm phản đối. Có tiếng nói "bóp mũi nó lại không cho nó khóc nữa!" Rồi bỗng có tiếng ra lệnh "cho máy dzọt lẹ lên, chạy hết ga đi!"



Trong khoảnh khắc sau đó, tôi nghe tiếng súng nổ; thế là rồi. Tôi phải ngồi nghiến răng, ghì mạnh hai tay vào ván tàu đã nghe tiếng súng! Tàu đang chạy hết tốc lực, có lúc tiếng súng xa dần để nhường chỗ cho những hy vọng trở lại... Tiếng súng nghe xa, nhưng vẫn tiếp tục nổ. Căng thẳng! Chúng tôi đặt hy vọng vào người tài công đang điều khiển chiếc tàu, và dồn những hy vọng khác vào động cơ tàu để mong đẩy chiếc tàu vọt nhanh hơn cho mau thoát khỏi chốn nguy nan!



Những giây phút căng thẳng này là những khoảnh khắc tranh chấp giữa sống và chết, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa may mắn và ngục tù; giữa đấu tranh chịu đựng và những chọn lựa ! Đây chính là giai đoạn khó nhất mà chúng tôi phải trải qua để tìm được tự do Hàng trăm người trên tàu, nhưng không ai dám nói chuyện và cựa quậy; mọi người đều tập trung một ý nghĩ mong sao chiếc tàu lướt nhanh hơn và êm hơn để thắng lươt những giờ phút nguy kịch đó !



Đột nhiên, có những tiếng súng nổ chát chúa gần bên tàu. Tôi cảm thấy chiếc tàu bẻ cua sang tay trái và chạy sượt vào mé bờ. Có nhiều tiếng kêu trời ơi cứu tôi! Chiếc tàu chỉ lệch sang một bên nhưng chưa chìm, nó gượng lại thăng bằng và tiếp tục chạy giữa tiếng súng nổ liên hồi. Trong bóng tối, tôi nghiến răng ghì mạnh tay vào ván tàu để nỗi lo sợ của mình không buột ra khỏi miệng, như một số người khác. Có tiếng nói trong tàu bảo tài công ngừng lại, nhưng có tiếng nói khác ra lệnh cứ tiếp tục chạy.



Đạn đã bắn xuyên nhiều vào trong tàu, nhiều tiếng rên la bên trong nhưng lúc đó tôi chỉ chú ý lắng nghe tiếng đạn bay xeo xéo sượt vào thành tàu! Rồi tôi nghe tiếng chiếc tàu khác gạt vào mũi tàu tôi làm nó bị lệch hướng đâm xập vào bờ! Con tàu chênh vênh một lần nữa tưởng như muốn bị lật úp; Nhiều người giành nhau chui ra cái lỗ ô vuông cửa hầm tàu ngay phía gần đầu tôi. Có khi hai ba người giành nhau chui ra một lúc làm cho những người muốn thoát ra mất thì giờ hơn. Nhìn qua ô vuông đó, tôi thấy những ánh đèn pha sáng chói bên ngoài.

Tôi không giành chui ra với họ là vì còn nuối tiếc chiếc tàu. Đến khi trống trải không còn ai dám chui ra nữa thì tôi lại lo sợ, tại sao mình lại ngồi trong đó để cho tàu chìm mà chờ chết ; và tôi liền quyết định chui lên!



Vừa chui lên, tôi đã bị chói mất bởi ánh đèn pha từ phía chiếc tàu VC; Sau này vào tù thì tôi mới biết được rằng đó chính là chiếc tàu của những người tù chung với tôi, họ bị bắt trong chuyến vượt biên trước chúng tôi. Công an VC đứng dàn hàng ngang trên boong tàu đó, họ đang nhắm bắn từng người đang bơi dưới con lạch nhỏ như những thợ săn nhắm bắn những chiếc gáo dừa đang trôi lềnh bềnh dưới nước!



Vừa chui từ dưới hầm cá lên khỏi cái lỗ ô vuông, tôi giơ hai tay lên đầu hàng. Một tên công an nó hỏi tôi hai, ba câu; sau đó chúng chú ý nhắm bắn những "chiếc gáo dừa" kia, nên đột nhiên tôi quyết định nhảy trở lại xuống hầm tàu! Sáng hôm sau, ngay chỗ cửa hầm tàu là xác chết của một đứa cháu họ của tôi, nó bị bắn bể thái dương và rớt trở lại xuống dưới!



Sau khi hoàn toàn làm chủ tình hình, không còn ai dám nhảy xuống nước bỏ trốn nữa, công an VC vẫn để những đèn pha chỉa vào chung quanh chiếc tàu và cho phép một số chúng tôi leo lên boong nằm đợi lệnh. Nằm trên boong và dưới ánh neon pha, tôi nhìn thấy xác chết của người thợ máy chiếc tàu chúng tôi nổi lềnh bềnh cạnh đó. Suốt đêm, lẫn trong tiếng vi vu của gió biển là những tiếng rên la não nề của những người bị thương nằm dưới hầm tàu.



Đến sáng thì những người ba con của tôi đi kiểm điểm người thân trên tàu, thấy mất một số, có thể họ đã nhảy xuống nước bơi và trốn được rồi. Nhưng lại có người không biết bơi mà tìm mãi vẫn không thấy họ; Có người cho biết ở cái sàn phía sau máy tàu có ba, bốn người bị bắn chết nằm chồng lên nhau. Tôi vội vã ra đó kiểm chứng kỹ xem có người thân nào của tôi không.

Lần này tôi mới chú ý nhìn mặt những xác chết, ....đúng rồi, nó chết rồi! Nó bị bắn vỡ một góc đầu ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, dựa lên xác của một thanh niên khác cũng bị trúng đạn ngay tai. Còn một xác chết nữa ngay cạnh đó bị bắn trong tư thế quỳ chổng mông lên trời trông như một trái núi, đầu cúi khom xuống sát sàn gỗ, có lẽ để núp đạn; nhưng tôi cũng thấy một đường máu khô trên sàn tàu chảy ra từ phía đầu của nạn nhân.



Cả ba xác đó đều mở trợn trừng mắt... nhìn tôi? Thế là đã có hai người thân của tôi chết trong chuyến đi này! Còn hai xác khác bên trong tàu là một ông già bị đạn bắn nát ngực, và xác đứa bé khóc lúc tàu chạy gần trạm công an. Không biết nó bị người ta xô lấn hay bị bóp mũi cho chết lúc nó đang khóc!



Mãi tới chừng 10 giờ sáng hôm sau, công an mới đem một chiếc tàu khác đến chở những người bị thương đi. Có người trong tàu đứng ra quyên tiền và vàng để đút cho công an. Sau khi mang số vàng bạc sang nộp cho công an, mọi người đều hy vọng chờ đợi; nhưng chờ hoài cũng chẳng có gì.

Mãi tới lúc chiều tối, có chiếc tàu công an khác chạy tới, bọn chúng lùa tất cả mọi người lên tàu này chở vào nhà tù. Một số người là thân nhân của những nạn nhân bị chết, bọn công an "cho" ở lại để dọn xác những người chết xuống bãi, người ta hy vọng sẽ được thả .



Tôi ở trong nhóm khoảng 10 thanh niên được ở lại đó, đến chiều gần tối mới có một tên công an cấp lớn hơn đến giải quyết với chúng tôi. Đầu tiên hắn hăm dọa chúng tôi, dí họng súng K54 vào đầu từng người để khám xét. Ông chú họ của tôi bị hắn hăm dọa dữ quá đã phải chắp tay lạy hắn! Sau đó hắn ra lệnh chúng tôi phải khiêng các xác người chết trên tàu xuống.



Hắn ra lệnh và bắt chúng tôi phải làm thật nhanh. Tôi rất sợ xác chết và sợ máu nên đi sau cùng và phải đứng dưới nước để đỡ những xác chết được chuyền xuống. Lúc này chiếc tàu không còn người nữa nên nó nổi rất cao, tôi phải giơ thẳng hai tay lên mới đỡ tới những xác chết chuyền trên boong xuống. Thấy tôi nhút nhát, tên công an VC để ngón tay trỏ vào cò súng và dí mạnh họng súng K54 vào gáy tôi bắt phải làm việc cho nhanh.



Khi những xác chết được lần lượt chuyền xuống, máu và óc của những nạn nhân đó đã chảy đầy xuống đầu, mặt và toàn thân tôi. Lúc đó tôi quên cả cảm giác với máu và óc vì cái cảm giác lạnh và cứng của họng súng K54 sau gáy nó chi phối hết nỗi sợ hãi của mình, không may tên VC đó lỡ tay thì trong khoảnh khắc cái mạng của tôi cũng sẽ tương tự như các nạn nhân kia thôi! Sau khi làm xong việc chuyển xác, tên công an bắt chúng tôi rửa sạch những vết máu trên tàu.



Rồi hắn đưa chúng tôi lên tàu nhỏ của hắn cho đồng bọn chở về bãi Lam Sơn ở gần Bà Rịa. Vì tên công an VC này sợ chúng tôi chạy trốn nên đã bắt chúng tôi di chuyển bằng cách bò từ đó qua xóm nhà dân, qua chợ Lam Sơn ra tới đường lộ. Hắn dồn chúng tôi lên một xe lam chở về nhập chung với nhóm người bị giải đi trước tại trạm Gò Dầu.



Từ đây, sau khi VC lột hết vàng bạc của mọi người, chúng dùng xe công an chở thẳng chúng tôi vào trại giam B5 ở Biên Hòa. Giữa đêm hàng trăm người chúng tôi đã bị nhét chung vào một chiếc phòng chỉ bằng phòng ngủ master room của một gia đình ở Mỹ. Tôi đã phải ngồi khít giữa khối người chen chúc và ngủ thiếp đi vì mệt mỏi và tuyệt vọng.



Sáng hôm sau tới giờ làm việc bọn công an VC lại bắt đầu một màn điều tra, khám xét nữa. Chúng hỏi cung, làm hồ sơ lý lịch, rồi từng người chúng tôi phải cởi hết quần áo đưa cho chúng khám xét. Rồi lần lượt mỗi người phải đi ngang chiếc bàn và hả miệng ra cho tên công an VC kiểm kê mấy chiếc răng vàng hoặc “khâu” vàng nào giấu trong miệng? Phòng bên cạnh là một công an khác chuyên "điều trị" lỗ đít. Từng người phải đến đó, chổng đít lên gần mặt nó và banh lớn lỗ đít ra cho nó kiếm vàng bên trong chỗ đó!



Sau đủ thứ thủ tục kỳ dị ấy, mọi đồ đạc đều bị cướp hết. Mọi người được đưa vào một khu vực có tường dầy cao và hàng rào kẽm gai phía trên, cùng những chòi canh trên cao ở bốn góc. Vào trong khu này tôi nghe thấy tiếng rì rào như những đàn ong đang bay. Đến khi được đưa lại gần các căn phòng phát ra những âm thanh đó thì mới biết đó là nơi cư trú mới của tôi. Từng phòng nhìn vào tối om, có cánh cửa sắt và hàng chấn song sắt lớn. Nhìn mãi tôi mới nhận ra một số người ở trần, mặc xà lỏn và đầu trọc lóc đang đứng gần song sắt nhìn chúng tôi, trông họ ốm nhom như lũ khỉ.



Khoảng 5 phút sau, tên quản giáo đến mở khóa đưa chúng tôi vào nơi cư trú mới, nhập bọn với "lũ khỉ" bên trong! Vì quá tối nên phải đứng chớp mắt một lúc tôi mới nhìn rõ hết được căn phòng. Cả một xã hội mới, chẳng bao lâu chính tôi cũng trở nên y hệt "lũ khỉ" đó; nhưng sau một thời gian tôi cảm thấy cái xã hội trong đó còn có tình nghĩa hơn xã hội bên ngoài ma tôi đã sống!



Nhiều năm đã qua. Sau cùng, tôi cũng đã tới được xứ sở tự do, nhưng mãi mãi, chuyến vượt biên đẫm máu ấy còn ám ảnh tôi.

Như đã nói, nhiều vị có nói là phải quên quá khứ. Riêng tôi, quá khứ của tôi tuy không đẹp nhưng tôi không có gì mặc cảm với những gì tôi đã kinh qua. Nó là những bài học quý giá cho chính tôi về con người và nhất là về xã hội nơi cố hương tôi đã từng sống.

Quá khứ đó cũng là những kinh nghiệm xương máu, mồ hôi và nước mắt; và bằng chính mạng sống của những nạn nhân đã cùng cảnh ngộ như chúng tôi khi còn ở đó. Những hy sinh của họ đã xúc động lương tâm thế giới để chúng ta được cơ hội đến đây tỵ nạn và xây dựng cuộc sống mới hôm nay... Cuộc sống của chúng ta hôm nay, há chẳng phải được xây dựng trên nền tảng quá khứ thương đau đó sao?





MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO



TRẦN VĂN HƯƠNG







29 tháng 9 năm 1983



Bốn ngày trước, vùng đất mang tên Bà Rịa, một chiều định mệnh họ bỏ hết tất cả và quê hương thân yêu để đi tìm đất mới.



Bốn ngày sau, một con thuyền và sáu mươi lăm người bồng bềnh trên đại dương bao la.



Bốn ngày qua thể xác và tinh thần họ đã trải qua những giây phút cực sôi động trong đời họ. Đến lúc đó sức khỏe thể xác và tinh thần họ đang dần dần hồi phục sau những ngày khổ nhọc ấy. Niềm vui thoát khỏi nguy hiểm của vòng vây Cộng Sản và niềm hy vọng tràn trề nơi đất mới tràn ngập tâm hồn họ.



Giờ đây họ mới có dịp làm quen nhau. Họ kể cho nhau nghe đêm vượt biên phải trải qua bao nhiêu đoạn đường lo sợ, họ núp sau những lùm cây sậy và đã bị muỗi chích những mấy chục mũi, bằng cách nào họ dành dụm tiền để có mà đi. Họ đã đi vượt biên hụt mấy lần. họ đã biết mấy thuyền đi êm xuôi. Và những mẩu chuyện thật lý thú như để quên đi cái cảm giác mênh mông chơi vơi giữa biển cả. Đám “căn me” (Những người biết được có thuyền vượt biên thì canh giờ giấc mà leo lên đi chứ không trả một đồng “tiền vé” nào cả) thì không dám nhất cử nhất động vì sợ bị làm khó dễ. Mải mê chuyện trò cho tới khi ánh nắng của những ngày cuối tháng Chín mất hẳn. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho một ít gì để ăn tối thì bầu trời như có điều gì lạ.



Quả thật vậy, hồi chiều sau khi hoa tiêu bẻ lệch hướng để tránh những con tàu đánh cá Thái Lan vì họ sợ hải tặc (hải tặc Thái Lan có tiếng trên tuyến vượt biên này) thì thời tiết như đã có gì thay đổi. Đến lúc này thì bầu trời xám xịt. Gió mạnh thổi tới. Sóng gió nổi dậy.



Con thuyền bắt đầu nhào lộn với sóng gió. Nó tự do cuộn theo những khối nước khổng lồ của đợt sóng. Nước biển bắn lên văng tứ tung làm mọi người ướt như chuột lột. Trong những hầm của con thuyền dài không hơn mười hai mét và chiều ngang vỏn vẹn ba mét, sáu mươi lăm người chen chúc nhau và la hét om sòm. Những khuôn mặt tái xanh đầy nét sợ hãi. Mọi người trấn an nhau qua những lời nói chan chứa nét lạc quan.



Thêm vào đó nữa là những câu kinh nguyện với Thượng Đế. Sau mấy canh trường nhào lộn với sóng gió, thiên nhiên đã nhường phần thắng cho con thuyền. Ai nấy lại hoàn hồn với một hơi thở thả. Hú vía!

Ngày thứ năm của cuộc hành trình gói ghém một ít câu hỏi với hoa tiêu về thời gian và khoảng cách còn lại trước khi thuyền cập bến. Họ đã được giải đáp thích đáng: Trễ thì hai người nữa, còn không thì sáng mai thôi. Ngoài ra là sinh hoạt bình thường. Họ tiếp tục kể cho nhau nghe những câu chuyện đang bỏ dở chen thêm vài mẩu chuyện gẫu để giết thì giờ.



Mọi người mong đợi...





Hai ngày sau...

Bảy ngày trôi qua. Ngày thứ tám bắt đầu với những thắc mắc tại sao họ chưa thấy đâu là bến bờ, tại sao kể từ ngày tránh tàu đánh cá Thái Lan đến hôm nay họ không còn gặp mảy may một con thuyền hay tàu lớn nào nữa? Đại dương, bầu trời, con thuyền, và họ mà thôi.



Chẳng lẽ hoa tiêu chấm sai tọa độ? Hoa tiêu thoái thác với những lý do không vững. Đầu óc họ nhen nhúm ý nghi ngờ. Hoa tiêu vớt vát: Bà con hãy yên tâm. Thôi, đổ thêm dầu vào, thế nào rồi chiều nay cũng có dấu hiệu thôi. Can dầu cuối cùng đã trút gọn vào bình chứa.

Chiều đã đến nhưng họ cũng chưa thấy một dấu hiệu gì gọi là đảo hoặc đất liền. Chẳng những vậy mà còn có cái cảm giác là họ đang ở một nơi nào đó thật xa xôi với bờ bến. Đếm đến rồi gần sáng. Tiếng máy thuyền nổ đều đều đang ru họ vào những giấc ngủ chập chờn miên man bỗng sục sặc vài tiếng rồi tắt hẳn.

“Hết dầu”. Tiếng nói của một người nào đó.

Hết dầu? Mọi người chồm dậy ngỡ ngàng.



Hết dầu? Hết dầu?

Như sét đánh bên tai. Rồi làm sao thuyền chạy được? Rồi làm sao vô bờ được? Rồi...rồi...

Nỗi kinh hoàng hiện rõ trên những nét mặt ngơ ngác như chưa muốn tin những gì mình vừa nghe. Làm sao có thể như vậy được? Hoa tiêu, anh có điều gì muốn nói không?



“Bà con hay bình tĩnh. Tuy dầu hết nhưng chúng ta chắc cũng đã gần một hòn đảo hay đất liền nào đó. Thế nào rồi cũng có tàu thuyền phát hiện ra chúng ta. Hơn nữa chúng ta còn có nhau.”



Vậy là dầu hết thật. Lạy Chúa, lạy Phật, xin cứu chúng con qua khỏi cơn hoạn nạn.

Ngày thì vắng vẻ và đêm cô quạnh.



Chín ngày qua tai họ đã quen với tiếng máy đổ đều đều, nay âm thanh đó không còn nữa, họ như thấy thiếu một cái gì đó.



Họ thấy lẻ loi hơn. Ngày đầu họ thả neo và trông đợi tàu thuyền nào biết được sẽ tới cứu. Ngày thứ hai qua đi, rồi ngày thứ ba....họ khong thấy một vật gì ngoài bầu trời và biển. Thế là họ quyết định kéo neo lên để cho con thuyền trôi. Nó trôi. Nó trôi, trôi đi đâu? Biển cả bao la, đâu cũng là đâu. Lương thực, nước uống chẳng còn được bao nhiêu. Họ lo mạng sống họ sẽ ra sao? Họ trôi qua từng ngày dài, đếm dài. Ngày sóng gió mệt lả, ngày nắng chói chang, nhưng không một tia hy vọng.



Đêm xuống, đêm làm cho không gian đã bao la thêm tĩnh mịch. Đêm chơi vơi, đêm vô bờ bến. Một ngày đi qua là một vết tẩy trên bức tranh hy vọng của họ. Một ngày mới là một thách đố tâm trí trước mắt họ. Thế là hết, những ước vọng, những bức tranh đẹp nơi chân trời mới ấy đang dần nhạt đi. Họ miên man về quá khứ. Chỉ hai tuần trước thôi họ chưa thấy những gì đang xảy ra. Hôm nay họ tự đặt câu hỏi với chính họ:



Cái giá phải trả cho miền đất hứa là gì đây? Tại sao lại xui xẻo đến vậy, tại sao nhiều thuyền đã vượt qua êm xuôi vậy?..Họ quay cuồng với những thắc mắc và số mạng của họ.



Đã hơn một tuần qua con thuyền chở họ cứ trôi dạt đâu đó. Thỉnh thoảng, xa xa trong đêm tối hay giữa ban ngày họ thấy được những con tàu buôn thật lớn. Ba chữ SOS và ánh lửa heo hắt trên biển cả không đủ lớn để diễn tả được hoàn cảnh hay những con tàu kia cứ dửng dưng coi như đó là một bữa tiệc vui nên không muốn tham dự. Một lần nó, có một con tàu thật lớn chạy rất gần, gần đến độ tưởng như đâu mũi vào con thuyền bé nhỏ. Nhiều người như cố ý mừng thầm rằng đó là một trong những con tàu đi vớt người vượt biển, nhưng không, nó không giảm tốc độ mà cứ tiến thẳng. Tia hy vọng chưa kịp lóe lên đã bị dập tắt. Một cú điện thoại hoặc dăm ba chục lít dầu thôi thì biết đâu họ đã vô bờ bến sau một vài ngày và đã cứu được biết bao nhiêu mạng sống.



Họ tiếc rằng sao con tàu buôn đó không bố thí cho họ chừng ấy phúc đức? Tới hôm nay họ đã mệt mỏi lắm rồi. Lửa củi cũng đã hết. Cuộc hành trình đang trôi nổi vào khoảng ngày thứ 20, 21..thì lương thực hết, nước uống hết. Vài cá nhân có mang theo được một ít những cũng chỉ lâu hơn vài ngày. Cũng vì người còn người hết nên đã có chuyện ẩu đả nhau vì miếng ăn xẩu ra. Mà có những chuyện thật vô duyên. Như “ông ơi cho con miếng sữa để đắp vào chỗ chảy máu, thằng “X” nó đánh làm đầu con tét ra nè”...”bà ơi cho con miếng khoai, chân tay con không cử động được nữa nè.”



Cơn đói khát đang dằn vặt họ.



Chẳng còn ai còn lại một miếng an hoặc một giọt nước nào. Ba bốn ngày qua họ không có gì để ăn uống. Họ cảm thấy mình thật khổ sở, vô dụng. Làn nước biển trong xanh như ngọc nhưng không uống được lại làm cho họ thêm điên dại. Họ đãi miệng cho nhau những món ăn họ đã được thưởng thức ở nhà hàng này, nhà hàng kia khi còn ở Sài Gòn, Đà Lạt...Sơn hào hải vị cứ thế mà bày ra đầy dẫy trong khối óc của họ. Họ ăn uống thật ngon, họ thư giãn gân thịt để cho những hương vị đậm đà đó thấm dần vào trí tưởng tượng của họ. Họ ăn bằng tâm trí. Tâm trí họ thì no đầy còn bao tử họ thì trống rỗng.



Xót xa. Ba ơi con đói quá, mẹ ơi con khát quá. Tiếng khóc xé trời giữa biển cả vì đói khát của những em bé chưa đầy một tuổi đời cứ vang vọng nhưng am thầm xé nát tâm can của những người làm cha làm mẹ. Bao giòng nước mắt khô héo vàng vọt không e thẹn não nề rơi trước cảnh đời đói khát của trẻ thơ. Tiếng khóc tiếng than nhỏ dần, nay chỉ nghe được tiếng rên rỉ.



Ngày thứ 27

Sáng nay trời trong biển yên, ông mặt trời đang dần trồi lên cuối chân biển, những cơ thể rời rạc và tâm trí mơ màng đang giằng co với đêm bao la mộng mị bỗng một giọng thất thanh hét lên phá vỡ sự yên lặng tĩnh mịch đó: Thằng A chết rồi, thằng A chết rồi bà con ơi. Mọi người giật tỉnh. Họ xôn xao vây quanh một thanh niên vào khoảng 25 hoặc 26 tuổi nằm dài trên boong thuyền. Tấm thân anh ta nguyên đã gầy guộc thêm vào nhiều ngày không ăn uống nên khi nhìn thấy tưởng đang nhìn bộ xương ngụy thêm lớp da mỏng. Qua mọi cách có thể được họ thử xem người kia đã chết thật chưa? Sau một lúc, họ không nghi ngờ gì nữa.



Thế là một cái chết. Tâm trí họ không giấu nỗi sự hoang mang dù biết trước sẽ có ngày này. Tuy thế, họ không ngờ cái chết đầu tiên lại sớm như vậy, vì nếu chỉ không ăn uống ba, bốn ngày thì cũng chưa đến nỗi chết. Họ nghĩ có lẽ vì anh ta không chịu được sóng gió nên từ bấy lâu nay anh không ăn uống được nên đã không còn sức mà chịu đựng. Lời kinh cầu cô đơn vang lên giữa đại dương bao la. Họ cầu xin thượng đế cho linh hồn anh ta được về nơi an nghỉ tốt lành.



Ngày dài lê thê trôi vào đêm đen. Đêm đến, đêm đen hơi hám cõi âm tới ám ảnh tâm trí họ. Họ nghe được những âm thanh văng vẳng từ bên kia thế giới trồi lên là đà trên mặt biển. Những tiếng kêu vang thống thiết trầm bổng bi thương bao bọc lấy con thuyền. Lại có người kể rằng họ nghe được tiếng hát bi ai ở một nơi xa xôi nào đó. Những giấc ngủ chập chờn trôi vào cơn mê man.



Đêm man rợ đi qua. Xác anh A còn nằm đó. Họ bàn tán nên phải làm sao với xác anh ta. Giữ lại thêm vài ngày nữa hay nên thủy táng anh? Một lúc sau họ thì thầm thêm vài lời kinh cầu. Kính cẩn long trọng nói với anh ta mấy lời tư biệt rồi quyết định “thủy táng” anh. Họ không muốn giữ lâu vì họ sợ tinh thần bị khủng hoảng khi cái chết cứ lù lù nằm đó. Biển hôm nay cũng khá êm nên xác anh không trôi vội, cứ như muốn bám theo con thuyền. Nhưng rồi cứ từ từ xa dần. Mọi người nhìn theo. Họ nghĩ tới số phận của họ. Từ ngày đó họ như sợ đêm tối hơn.



Vài ngày nữa đi qua. Con đói dữ dội hơn, cơn khát lại càng làm cho họ hoang mang. Một số người gỡ gỗ thuyền ra gặm như con sóc gặm hạt trái cây, như để an ủi cái bao tử xấu số đang “thất nghiệp”. Làn nước trong xanh thật quyến rũ, đã nhiều lần họ định nhắm mắt uống thử, nhưng lại thôi. Bữa nọ, một người thấy được trong làn nước ấy có một vật gì màu xám, cứ lúc xuất lúc ẩn. Mãi một lúc sau, anh ta phát hiện một đàn cá con cứ bám theo bên hồng thuyền mà bơi như để tránh sóng.



Thế là họ nghĩ cách vớt cá, mảnh lưới được cắt ra và làm thành những cái vợt nho nhỏ. Họ đồng ý hễ vớt được bao nhiêu thì chia đồng chia đều cho mọi người nhưng cũng có vài người tìm cách giữ lấy cho riêng họ.



Những con cá nho nhỏ chừng nửa ngón tay ít bị họ bỏ tỏm vào miệng và nhau một cách ngon lành. Có một thanh niên nọ vừa cầm được con cá vì quá mừng nên anh ta hối hả đưa ngay lên miệng. Chú cá vừa bị bắt vẫy vẫy và tuột ngay vào họng. Vì cái đuôi vào trước nên khi nó tuột tới cổ họng thì hai cái vây đâm dính vào đó. Anh ta đau đớn trợn mắt hai tay quờ quạng cầu cứu.



Một thanh niên đứng bên nhanh tay bóp miệng người bị hóc và thọc ngón tay vào cổ tìm cách móc con cá ra hoặc đẩy nó vào. Sau một phút, chú cá tuột hẳn vào ruột và miệng anh ta lép chép máu.

Nhiều người không dám ăn hết nguyên phần một lần tuy một phần chỉ được hai hoặc ba con. Họ cắn một nửa, nhai từ từ.



Nhai đến khi miếng cá nhừ nhuyễn họ mới cẩn thận nuốt. Có một gia đình nọ, dành dụm được vài ba chục con. Người cha xâu thành một giây cột lại như cái chuỗi và đeo vào cổ cẩn thận an toàn. Lại có một số người hùn cá lại cũng khoảng vài ba chục con. Họ kiếm một cái lon đổ nước biển vào để muối. Họ chia giờ giấc để canh giữ cái lon quí ấy, thế nào cũng có lúc nghe phong phanh rằng có ai đó “hớp” đi một miếng, đàn cá luẩn quẩn thêm được mấy ngày rồi bỏ đi. Đã có nhiều người nghĩ rằng anh A đã dắt đàn cá đó tới cho họ. Họ cầu mưa để có nước uống, nhưng mưa vẫn không rơi. Những giọt sương đêm lấm tấm dính trên mảnh kính của cabin thuyền đều được họ lè lưỡi ra liếm mỗi sáng.



Tạt nước biển vào mặt, nhảy xuống tắm. Đó là cách tốt hay không nhưng họ đã làm những chuyện đó. Đến hôm nay thì đã có nhiều người không chịu nỗi sự quyến rũ của làn nước biển, họ đã cố nhắm mắt nuốt một hớp. Sau một lúc họ quằn quại trong cơn xót xé ruột của chất muối. Miệng họ thở ra những hơi thở thối nghẽn mũi. “Bà con ơi, ai có nước cho con tôi một hớp, tôi xin biếu cái nhẫn hai chỉ đây”. “Ông trời ơi, xin cho mưa xuống, tôi nguyện sẽ đi tu suốt đời khi tới được bến bờ”. Ấy là những lời cầu xin của những ai làm cha làm mẹ.



Ngày thứ 33

Bờ bến vẫn mịt mù. Thuyền tàu đâu chẳng thấy. Sáng hôm nay một người mẹ đang khóc nức nở. Đứa con gái chưa đầy một tuổi duy nhất của cô ta đã chết. Nó chết từ lúc nào không ai hay biết. Thân thể đứa bé được quấn gọn trong mảnh vải đơn sơ khiêm tốn như muốn nói lên cuộc đời bạc phước ngắn ngủi của em. Hai tay ôm chặt xác con, giòng nước mắt rã rời buông, miệng cứ lẩm bẩm những gì nghe không rõ.



Từ ngày đó trở về sau, cô ta thường vẫn tự nói chuyện với chính mình như người không hồn. Sau vài lời kinh nguyện, mấy lời chia tay thì em bé nằm trong lòng đại dương bao la. Bây giờ họ mong, họ ước, họ trông đợi phép lạ xảy ra và đưa con thuyền giạt vào một nơi nào đó. Một bờ biển hoang hay thậm chí một hòn đảo hoang cũng đã cứu họ rồi. Họ sẽ bắt đầu lại cuộc đời ở đó. Nhưng chuyện họ mong ước không xảy đến.



Những ngày dài cứ trôi qua. Hoa tiêu là người kế tiếp về với biển, và liên tục những cái chết âm thần cô đơn. Chết ngồi, chết nằm, chết dựa vào mạn thuyền. “Than ôi! Thằng con thứ hai của tôi cũng chết rồi”... “bà con ơi tôi lại mất thêm đứa cháu nữa!”...”Trời ơi! Anh, em tôi cũng chết rồi!”...



Có những dấu hiệu mà họ nghĩ họ đang ở một nơi nào đó rất gần đến bến bờ. Bữa nọ có con chim gì như chim én cứ bay lượn quanh rồi lúc sau nó đậu trên mũi thuyền. Chim lạc bầy chăng vì nó có vẻ mệt lắm? Nhiều người dè dặt bảo không nên đụng nó vì họ tin điềm xui xẻo sẽ tới. Nhưng con chim cũng không tránh khỏi số mạng. Nó bị vặt lông và đã bị họ ăn tươi nuốt sống. Rồi một lần kia họ thấy được vài khúc gỗ bám đầy những con hào nho nhỏ như con ốc gạo. Họ cũng vớt lên và gỡ chúng ra bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Lại có lúc họ thấy lờ mờ xa xa như những rặng núi. Đã có lần có người bám theo phao và bơi về hướng đó nhưng một lúc sau anh ta bỏ cuộc.



Một ngày nọ, sau khi cơn đói khát đã giết đi một số người thì trời lại trở gió. Sóng gió vẫn thường xảy ra nhưng hình như có điều gì lạ hơn những lần trước. Quả thật vậy, bầu trời chuyển mình nhanh như một tay phù thủy cao phép biến bông hoa thành con rắn độc. Từng lớp sóng cuồn cuộn đưa con thuyền lên trời cao rồi lạo dập vùi nó xuống vực sâu. Có những ngọn sóng lớn đi qua như muốn nuốt gọn nó vào lòng của khối nước khổng lồ. Ít người tin rằng con thuyền sẽ vượt qua được cơn thịnh nộ của biển cả. Trong khi tất cả mọi người đang nhừ tử thì trời mưa đổ xuống. Mưa rơi!



Mưa xuống như liều thuốc tiên tiêm vô cơ thể mọi người. Họ bật dậy ngửa cổ hứng những giọt nước mát ngọt ngào của thiên nhiên. Rồi từng nhóm ba bốn người kiếm một mảnh ny lông rời chụm lại cố bám vào mạn thuyền để hứng nước. Họ vừa hứng vừa uống. Từng giọt nước mưa trong mát như ngọc thấm vào mọi người làm sống lại một phần cơ thể của họ. Họ đang loay hoay với những cái lọ cái bình thì bỗng một ngọn sóng lớn đập tới và kế đó là tiềng “bùm”.



Những cặp mắt lảo đảo đưa và họ thấy một thiếu niên đang cưỡi trên ngọn sóng lớn. Nhiều người chưa kịp phản ứng thì một thoáng qua, một khoảnh khắc thời gian rất ngắn, họ thấy được một bóng người như phóng theo thiếu niên kia. Một ngọn sóng nữa ập tới. Hai bóng người đã xa con thuyền với một khoảng cách không thể cứu vãn được nữa. Nửa phút trôi qua. Xa xa thấp thoáng hai cánh tay chới với giơ lên như muốn nói “từ giã”. Những cặp mắt bất lực trước hoàn cảnh đau thương nhìn theo ngậm ngùi cho số phận. Từ vài ngày đầu của chuyến vượt biên khi thiếu niên và thanh niên kia gặp nhau họ đã trò chuyện và mến nhau từ đó. Hai người đã kết nghĩa anh em và thề sống chết có nhau. Trong khoảnh khắc không tính toán lợi hại trước tai nạn, phản ứng của anh ta là lao xuống để cứu người em kết nghĩa, nhưng anh ta không có thì giờ để thấy được hậu quả hay anh đã coi thường sức mạnh của ngọn sóng. Dù sao nữa, anh đã ra đi và để lại trong lòng mọi người niềm xúc động thiết tha và sự kính nể đối với nghĩa cử của anh. Nghĩa cử đó là niềm khích lệ và cũng là cú đánh đau vào lương tâm cuộc sống hỗn độn của tiểu cộng đồng đó.



ngày thứ 44

Chiều đã xế tà. Xa xa cuối chân biển thấp thoáng những cụm mây đan thành từng dãy núi. Mặt biển lao chao sóng. Con thuyền đã trôi tới đâu? Những lời kinh cầu rời rạc vẫn thường phá vỡ sự chơi vơi và cô đơn giữa biển trời tuy lòng tin và sự phó thác nơi đấng siêu nhiên như đã phai mà dần trong tâm họ. Hình như đã có nhiều người không phân biệt được tiếng động của vật chất hay tiếng động của ảo giác gây ra nữa. Họ nghi ngờ với chính thị giác và thính giác của họ. Lúc này bóng đêm đã xuống, thân xác họ vẫn cứ giằng co với cõi âm, bỗng có tiếng động cơ nổ đâu đó. Quả thật vậy, tiếng động cơ cứ lớn dần và khi chẳng còn ai nghi ngờ ở tai mắt mình nữa thì một con tàu đánh cá xuất hiện. Nó đã dừng hẳn với khoảng cách mười lăm, hai chục mét. Đèn pha đã chiếu sáng. Bên kia tàu dăm bảy bóng người nhấp nhô đang thì thầm với nhau những gì đó. Còn con thuyền xấu số thì cứ lao nhao như người sắp đuối chụp lấy được cái phao. Họ quì gối lạy lục xin cầu cứu và những lời van xin thống thiết cứ não nề hiện rõ và tuôn ra từ miệng họ. Họ vứt ngay xuống biển một xác chết đã tắt thở tự lúc nào mà họ chưa kịp đọc vài lời kinh siêu thoát trước sự chứng kiến của con tàu nọ. Sau một lúc lao nhao với bối cảnh đó thủy thủ tàu kia quăng sang ít gói lương thực và quơ tay như muốn diễn tả một tín hiệu gì đó rồi rú ga quay mũi phóng đi. Sau đít tàu chữ “Taiwan” thật rõ. Một ít mì ăn liền, dăm bảy lon nước ngọt và chừng một chục trái cam. Bốn mươi mấy người chia nhau chừng ấy lương thực. Tia hy vọng mỏng manh sẽ được cứu thoát lại hé chiếu lên trong tâm trí mọi người tuy nhiều người tiếc rằng sao con tàu kia không cứu họ. Con thuyền tiếp tục lênh đênh.



Buổi sáng bắt đầu ngày thứ 49

Bốn mươi chín ngày qua con thuyền không để lại một dấu vết nào trên con đường nó đã đi qua ngoài những xác chết được thả xuống biển. Không biết họ có kịp thời giờ để chìm vào lòng đại dương hay đã là mồi ngon cho cá biển. Chơi vơi với mê man chập chờn, họ luôn tự nhủ với chính mình chớ bao giờ để cơ thể ngủ say vì có thể chẳng bao giờ thức dậy nữa. Tuy mấy ngày qua họ đã có một ít đồ ăn nhưng chừng ấy không đủ và không kịp tới sớm hơn nên cũng đã có thêm vài người nữa ra đi vào lòng biển cả. Họ đã mệt mỏi mong đợi bến bờ như họ đang mệt mỏi đợi chờ cái chết.



“Con tàu kia trở lại!” Giọng thất thanh của một người nào đó.



Quả thật vậy! Con tàu đánh cá họ đã gặp cách đây chừng một tuần trở lại. Ánh mặt trời đã chiếu sáng sau đêm tối. Con tàu kia trở lại là ánh đền chiếu lên nỗi tuyệt vọng của chuỗi ngày sống trong nỗi kinh hoàng ghê sợ. Họ cho chúng tôi mấy can dầu, thêm ít lương thực như lần trước và còn thêm vài gói thuốc lá, lửa và một vài chai rượu gì đó. Họ ra dấu hiệu chỉ cho phương hướng rồi rú ga quay mũi bỏ đi. Con tàu đã chạy được một khoảng xa thì những cái vái lạy và cử chỉ cảm tạ mới ngưng dần.



“Có dầu rồi! Có dầu rồi! Không lẽ chúng ta đang sống lại từ cõi chết?”



Họ bắt đầu quay. Một lần, hai lần, nhiều lần. Máy không nổ. Nguyên ngày hôm đó họ cố gắng lau chùi và sửa máy. Một ngày nữa lại qua đi.



Ánh mặt trời nóng dần. Họ tiếp tục với việc bỏ dở từ tối qua. Xác một thiếu niên vừa tắt thở đang nằm kia. Có nhóm người đang xì xào chuyện gì đó. Một cuộc họp bất chợt được điều động. Mặt trời đã đứng bóng. Nét mặt nhiều người đượm vẻ đăm chiêu. Nhát dao rựa đầu tiên cắm vào xác thiếu niên kia.



Kế tiếp là tiếng cắt tiếng chặt vang động khắp con thuyền. Họ múc nước biển, gỡ ván thuyền và nầu. Thịt chín kèm theo một ngụm rượu. Họ nâng chén xin tha lỗi cho nhau. Làn khói thuốc mơ hồ mỏng manh như ẩn hiện cưu mang nặng trĩu sự dã man cho mọi người.



Quay, quay và quay. Mồi lửa vào! “Bịch bịch bịch...”

Mọi người ngưng ngay lời cầu nguyện nhìn nhau trừng trừng không nói được lời nào. Miệng lem lém những vết máu thâm; họ ôm nhau hôn hít như điên. Cơ thể họ như được thượng để thổi hơi sống vào.



Tiếng la hét nổi lên. Những cử chỉ và hành động của họ lúc đó là của những người điên. Họ trấn tĩnh nhau. Vài phút trôi qua. Con thuyền nhồi mũi lên và phóng về hướng mà con tàu đánh cá kia đã chỉ dẫn. Tiếng máy nổ như tiếng kêu gọi đàn cá khổng lồ tới. Chúng xếp thành hai hàng và phóng trước mũi thuyền như dẫn dắt nó tới bờ bến. Có phải một con cá đó là một linh hồn đã ra đi của con thuyền(?).



Họ trông mong dấu hiệu bến bờ.

Trời đã tối. Họ nấu tiếp “phần ăn” còn tại. Con thuyền mò mẫm tìm bến bờ trong đêm tối. Nó miệt mài. Nó không tìm được bến bờ nhưng nó tìm được mười giờ và lúc này xa xa những chấm sáng hiện ra. Tọa độ được chỉnh và trực chỉ hướng đó. Sáng dần, sáng dần. Khi chẳng ai phủ nhận đó là dàn khoan thì tiếng khóc la của mọi người là lời diễn tả sự vui mừng đích thực nhất của họ trong lúc đó. Một số người đã được trực thăng đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay khi thuyền được vớt. Hành trang của họ còn lại là những miếng “thịt”. Đêm đã qua. Họ cố chập chững vin thành lan can của dàn khoan ngó ra biển khơi. Mỗi người cho nhau một cái nhìn. Hình như tất cả đều có một cảm giác nợ nần những linh hồn đã ra đi trên biển cả. Bao bóng hồn quá vãng là đà trên mặt biển.



Có lẽ chung tôi mang ơn họ nhiều lắm. Con tàu lớn đang kéo con thuyền bé con và chợt dưng nó phóng nhanh. Con thuyền từ từ ngắc ngoải chìm vào lòng đại dương. Nét khổ ải kiên nhẫn miệt mài nay trở về với biển. Tuổi đời của nó chỉ vỏn vẹn một năm nhưng dù sao nữa sứ mạng của nó đã hoàn thành.



Xin cảm ơn một vật vô tri. Chúng tôi vào đất liền và được Hội Đồng Thập Tự chăm sóc. Phải hơn một tháng sau mọi người mới tạm bình phục, và một tháng sau nữa mọi người mới có mặt trên đảo Pulau Bidong, Malaysia. Chân họ đang đứng trên mảnh đất tự do nhưng miền đất hứa thật sự đang chờ đợi họ.



Kể từ đây họ bắt đầu cuộc sống tỵ nạn.



Tôi không muốn nêu rõ tên thật những người tôi đã viết về họ. Nếu có ai cùng đi chung thuyền tôi đã đi đọc được bài viết này xin hãy coi đây là một cái nhìn của một thiếu niên 15 tuổi lúc bấy giờ.

*****************************************************************************************************










No comments:

Post a Comment

Những Sự Thật Cần Phải Biết

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List