Henry
Kissinger — Hướng Tới Một Trật Tự Cho Châu Á: Đối Đầu Hay Đối Tác?
Chiến tranh
biên giới Việt Trung năm 1979
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Henry Kissinger (1923), Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (1969 – 1973),
Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ (1973 – 1977), tác giả Hiệp định Paris (1973) và đoạt
giải Nobel Hoà Bình (1973). Hiện nay ông là Chủ tịch của Công ty Tư vấn Quốc tế
Kissinger Associates Inc. Tác phẩm mới nhất của ông là World Order: Reflections on the
Character of Nations and the Course of History, Pengiun Press, 2014, 432 pp. Nguyên tác của bản dịch là
CHAPTER 6 – Toward an Asian Order:
Confrontation or Partnership?, World Order, 212-
233. (LND)
Một đặc điểm chung các quốc gia châu Á là họ có ý thức mình
là biểu tuợng cho những nước “đang trổi dậy” hay là “hậu thuộc điạ”. Tất cả các
nước này đã cố vượt qua một di sản của thời kỳ thuộc địa cai trị bằng cách tự
khẳng định về một bản sắc dân tộc hùng cường.
Các nước này cùng chia sẽ một
niềm tin là một trật tự cho thế giới ngày nay đang tái lập một tình trạng quân
bình sau khi phương Tây đột nhập bất thường trong nhiều thế kỷ vừa qua, nhưng
phương Tây đã rút ra nhiều bài học to tát khác nhau từ trong các cuộc phiêu lưu
lịch sử của họ. Khi các quan chức cao cấp cố gợi lại những quyền lợi cốt lõi,
một số người trong giới này hướng về truyền thống văn hoá dị biệt và lý tưởng
hoá các thời vàng son khác nhau.
Theo các hệ thống chính trị trong châu Âu vào thế kỷ XVIII
và XIX, việc bảo tồn một tình trạng quân bình về cán cân quyền lực – và do ảnh
hưởng của việc duy trì nguyên trạng – được xem là ưu điểm. Tại châu Á, hầu hết
mỗi quốc gia đều bị thúc dục bởi những tính năng động của chính mình. Tự tin là
mình đang trổi dậy, các nước này hoạt động trong một niềm tin là thế giới chưa
khẳng định một vai trò toàn diện cho mình.
Thậm chí ngay cả không có một
quốc gia nào tìm hiểu về chủ quyền tối thượng và phẩm giá của các quốc gia
khác, tất cả cùng kiên quyết đeo đuổi một chính sách ngoại giao theo kiểu một
là thắng và hai là thua, việc đồng loạt thực thi nhiều chương trình xây dựng uy
tín quốc gia đưa ra một biện pháp làm thay đổi cho một trật tự trong khu vực.
Với sự tiến hoá của nền công nghệ hiện đại, các cường quốc của châu Á đã trang
bị cho mình bằng nhiều công xưởng vũ khí quân sự có sức công phá nhiều hơn cả
khả năng của một quốc gia châu Âu hùng mạnh nhất vào thế kỷ XIX có được, nhờ
thế họ còn gây thêm những nguy hiểm do việc tính toán sai lạc.
Vì thế, tổ chức của châu Á là một thách thức cố hữu cho một
trật tự của thế giới. Do tình trạng nhận thức của một số cường quốc và việc
theo đuổi quyền lợi quốc gia, đúng ra là do cán cân của quyền lực như là một hệ
thống của các nước lớn đã định hình cho một cơ chế về một trật tự mà nó đã phát
triển trước đây. Những thử nghiệm của các nước này là chuyện khả thi, cho dù nó
có nằm trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương hay không, khi nó đem sẽ lại
một khuôn khổ hoà bình cho việc tương tác của nhiều lợi ích đã được minh định.
Một Trật Tự Quốc Tế Của Châu Á và Trung Quốc
Trong tất cả những khái niệm về một trật tự cho thế giới ở
châu Á, Trung Quốc đã vận hành một ý tưởng bền bỉ nhất, định nghĩa rõ ràng nhất
vàsâu xa nhất theo hoà ước Westphalian[i]. Trung Quốc cũng đã theo đuổi một
cuộc hành trình phức tạp nhất, từ thời văn minh cổ đại thông qua đế chế cổ
điển, cho đến cách mạng Cộng sản, rồi đạt đến tình trạng một cường quốc hiện
đại – một tiến trình sẽ có tác động sâu đậm đến nhân loại.
Từ khi Trung Quốc thống nhất như là một thực thể chính trị
duy nhất vào năm 221 trước Công nguyên cho đến đầu thế kỷ XX, vị thế trung tâm
của Trung Quốc trong trật tự của thế giới đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của giới
lãnh đạo đến độ mà không có một từ nào trong Hoa ngữ để diễn đạt cho ý tưởng
này. Chỉ qua cách suy tưởng nội quan mà các học giả định nghĩa về một hệ thống
triều cống của Trung Quốc trong tinh thần thần phục “Dĩ Hoa Vi Trung“.
Trong
khái niệm truyền thống này, Trung Quốc tự nhận thức mình như là một chính quyền
duy nhất có chủ quyền của thế giới. Hoàng đế của Trung Quốc tự xem mình là biểu
tượng có tầm vóc hoàn vũ và có vai trò then chốt giữa con người và thần thánh.
Tầm nhắm của vua không phải là Trung Quốc, một quốc gia có chủ quyền, – có
nghĩa là đặt lãnh thổ dưới quyền cai trị trực tiếp của mình – mà còn “tất cả
trong thiên hạ” và trong đó Trung Quốc tạo nên phần chính yếu và văn minh: “một
vương quốc ở trung tâm”, nhằm gây nguồn cảm hứng và làm thăng hoa cho phần còn
lại cuả nhân loại.
Theo quan điểm này, một trật tự của thế giới phản ảnh một
hệ thống quyền lực rộng khắp hoàn vũ, không chỉ đem lại một tình trạng quân
bình của các quốc gia có chủ quyền đang cạnh tranh. Mỗi một xã hội, khi được
kết thân, được xem là có một loại quan hệ triều cống với Trung Quốc, một phần
vì dựa vào sự gần gũi văn hoá, nhưng không ai có thể đạt đến tinh trạng bình
đẳng với Trung Quốc.
Các vương quốc khác không là những nước đồng đẳng có chủ
quyền, mà là những học trò nghiêm túc nhất trong nghệ thuật lãnh đạo, phấn đấu
hướng tới văn minh. Ngoại giao không phải là một tiến trình thương lượng giữa
nhiều quyền lợi tối thượng, nhưng là một loạt các nghi lễ được trù liệu cẩn
trọng mà các nước ngoài có cơ hội xác quyết đuợc vị thế của mình trong hệ thống
phân cấp quyền lực trong toàn cầu.
Theo cổ thư của Trung Quốc, để giữ đúng theo
quan điểm này, thì những gì mà ngày nay gọi là “chính sách đối ngoại” thì khi
xưa là một lĩnh vực thuộc Bộ Lễ, được xác định các sắc thái trong mối quan hệ
triều cống, và Vụ Biên Phòng chuyên trách quản lý mối quan hệ với các bộ lạc du
mục. Cho mãi đến giữa thế kỷ XIX, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa hề được thành
lập và sau đó là nhăm lo cho việc đối phó với kẻ xâm lăng phương Tây. Thậm chí
các quan chức coi nhiệm vụ của mình như là cách thực hành theo truyền thống của
công tác quản lý người man rợ, không có gì được họ coi như là một chính sách
ngoại giao theo hệ thống Westphalian. Một Bộ mới mang danh hiệu “Vụ Quản lý
Quốc tế Sự vụ”, có hàm ý là Trung Quốc không tham gia kết ước trong các chính
sách ngoại giao liên quốc.
Mục tiêu của hệ thống triều cống là thúc đẩy lòng tôn
trọng, không thu tóm lợi lộc kinh tế hay chế ngự xã hội các nước ngoài bằng
quân sự. Một thành tựu kiến trúc ấn tượng nhất của Trung Quốc là Vạn lý Trường
thành kéo dài với khoảng hơn năm ngàn dặm do Hoàng đế Tần Thủy Hoàng khởi công.
Ông là người đánh bại tất cả các đối thủ bằng quân sự, kết thúc thời Chiến Quốc
và thống nhất Trung Quốc. Đó là một di chúc huy hoàng về một chiến thắng quân
sự, nhưng cũng có những giới hạn cố hữu của nó trong việc biểu thị quyền lực
rộng lớn, cùng gắn liền với ý thức về khả năng bị tổn thương.
Từ ngàn năm nay,
Trung Quốc cố tìm cách thu hút và lôi kéo những kẻ đối nghịch nhiều hơn là cố
đánh bại họ bằng những sức mạnh quân sự. Dù có những phân tích cơ bản cho thấy
là Trung Quốc là một cường quốc có ưu thế quân sự, một vị quan thượng thư thời
nhà Hán (206 B. C- A.D. 220) đã mô tả “năm miếng mồi“ mà ông đề nghị để quản lý
các bộ lạc từ Hung Nô cho đến biên thùy Tây Bắc Trung Quốc:
“Tặng cho họ … quần
áo và xe ngựa để làm mờ mắt họ, tặng cho họ cao lương mỹ vị để làm câm
miệng họ, tặng nhạc và dâng gái cho họ để làm bùi tai họ, cho họ nhà cao cửa
rộng, kho thóc và gia nhân để lo cho đầy dạ dày của họ … và đối với kẻ
đến hàng phục, nhà vua (nên) bày tỏ ân huệ cho họ bằng cách bày ra yến tiệc tiếp
đãi, đích thân nhà vua phải hầu rượu và thực phẩm cho họ để làm họ mềm lòng.
Những cách này có thể được gọi chung là năm miếng mồi ngon.“
Một đặc điểm nổi bật trong những nghi lễ ngoại giao của
Trung Quốc là lễ khấu đầu, - qùy gối và đê đầu chạm đất để công nhận
quyền tối thượng của Hoàng đế – đó là một sự hạ mình, điểm chắc chắn là nghi
thức này là một bước cản trở cho việc bang giao với các nước tân tiến phương
Tây. Nhưngkhấu đầu là hành vi tự nguyện có tính cách tượng trưng: Đó là lòng
tôn trọng biểu lộ của một người không bị chinh phục khi khiếp sợ. Trong những
trường hợp như thế, giá trị triều cống cho Trung Quốc thường vượt quá mức, nếu
so với giá trị các quà đáp lễ của nhà vua.
Theo truyền thống, Trung Quốc cố tìm cách chế ngự về phương
diện tâm lý bằng những thành quả hay thái độ ứng xử của mình, – thảng hoặc có
xen kẻ qua những cuộc hành quân nhằm dạy cho kẻ man rợ ngoan cố một “bài học“
và khiến họ phải tôn kính. Cả hai mục tiêu chiến lược và phương cách cơ bản
để thu phục tâm lý qua một cuộc xung đột có vũ trang này đã được minh chứng gần
đây trong chiến cuộc giữa Trung Quốc với Ấn Độ năm 1962 và với Việt Nam năm
1979, cũng như những phương cách mà Trung Quốc xác nhận những quyền lợi cốt lõi
của họ đối với các lân quốc.
Mãi cho đến nay, Trung Quốc không là một xã hội mang sứ
mệnh truyền giáo theo như nghiã của phương Tây về thuật ngữ này. Trung Quốc cố
tìm cách tạo ra sự khâm phục, không tạo sự thay đổi, họ không bao giờ làm sai
đường lối tinh tế này. Nhiệm vụ của họ là tạo thành quả mà họ kỳ vọng là ngoại
bang sẽ hiểu ra và thừa nhận. Đối với một nước khác thì việc trở thành một
người bạn, kể cả là bạn vong niên, đó là chuyện khả thi, nhưng họ sẽ không bao
giờ được coi là bạn đồng đẳng với Trung Quốc.
Chuyện trớ trêu là chỉ có hai
nước ngoại gần đạt được một tình trạng tương tự này lại là những kẻ đi chinh
phục. Một trong những đặc điểm kỳ diệu của đế quốc văn hoá trong lịch sử là có
hai dân tộc chinh phụcTrung Quốc; đó là Mông Cổ vào thế kỷ XIII và Mãn Châu vào
thế kỷ XVII; – cả hai bị thuyết phục phải chấp nhận đặc điểm chủ yếu về văn hoá
Trung Quốc, vì để làm cho việc cai trị dễ dàng một dân tộc quá đông và quá
cương ngạnh, trong khi Trung Quốc giả định về tính ưu việt văn hoá của mình.
Xã
hội Trung Quốc, dù bị đánh bại, những đã đồng hoá được những kẻ đi chinh phục
đến mức độ mà các phần lớn trong lãnh thổ nhà bị coi như là theo Trung Quốc từ
truyền thống. Trung Quốc không cố tìm cách xuất khẩu hệ thống chính trị của
mình, đúng hơn, Trung Quốc nhìn thấy các nước khác tìm đến họ. Theo ý nghĩa
này, Trung Quốc mở rộng không bằng chinh phục mà do sự thẩm thấu.
Trong kỷ nguyên hiện đại, vì theo quan điểm về tính ưu việt
văn hoá của mình, nên những đại biểu của phương Tây đã bày tỏ việc đưa Trung
Quốc tham gia vào hệ thống thế giới thuộc về châu Âu, mà hệ thống này trở thành
một cấu trúc cơ bản cho một trật tự cho thế giới. Họ gây áp lực với Trung Quốc
nên vun bồi mối quan hệ với các nơi khác trên thế giới bằng cách trao đổi sứ
thần, cho tự do mậu dịch và mang lại nhiều hạnh phúc hơn cho dân chúng với việc
hiện đại hoá nền kinh tế và mở cửa xã hội để chấp nhận tín ngưỡng Thiên Chúa
giáo.
Những gì mà phương Tây quan niệm như một tiến trình khai
sáng và kết ước thì được Trung Quốc xem là một cuộc tấn công. Trước tiên, Trung
Quốc cố tìm cách lẫn tránh rồi sau đó chống đối triệt để. Khi George
Macartney, đặc sứ Anh Quốc đầu tiên đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ XVIII, ông
có mang theo một vài phẩm vật đầu tiên của cuộc Cách mạng Công nghiệp và bức
thư của Hoàng đế Georg III đề nghị cho tự do mậu dịch và thiết lập sứ quán
thường trú cho hai nước tại Bắc Kinh và Luân Đôn. Chiếc tàu của Trung Quốc đưa
vị sứ thần này đi từ Quảng Châu đến Bắc Kinh kết đầy hoa có mang biểu ngữ đề
chữ xem ông như là “Sứ thần Anh quốc triều cống cho Hoàng đế Trung Quốc”.
Vị sứ thần bị thải hồi kèm theo một lá thư gởi cho Hoàng đế nước Anh để giải
thích rằng không có vị sứ thần nào được phép lưu trú tại Bắc Kinh, bởi vì “châu
Âu gồm có nhiều nước khác ngoài qúy quốc, nếu từng nước một và tất cả các nước
cùng xin được có đại biểu tại triều đinh, thì làm sao hoàng triều có thể chấp
thuận được? Đó là chuyện bất khả thi.“ Hoàng đế không thấy có nhu cầu cho việc
mua bán nào vượt qua giới hạn số lượng nhỏ bé đã được quy định, bởi vì Anh quốc
không có mặt hàng gì được Trung Quốc ưa chuộng:
“Dù xoay chuyển
trong một thế giới rộng lớn, nhưng trước mắt cụ thể, Trẩm có một mục tiêu
là duy trì sự cai trị tốt đẹp và hoàn thành mọi nhiệm vụ của nhà nước, các
mục tiêu xa lạ và tốn kếm đều không làm cho Trẩm quan tâm. Nếu Trẩm ra
lệnh cho tiếp nhận các phẩm vật triều cống do qúy quốc gởi tới, đó chỉ là
vì Trẩm chiếu cố với tinh thần là những phẩm vật này từ xa gởi tới . . .
Như sứ thần của qúy quốc cũng có thể tự thấy được là Trung Quốc có tất cả
mọi thứ hàng.“
Sau khi Napoleon bại trận, khi từng bước mở rộng ngoại
thương, nước Anh thử tìm một cách khác để mở cửa giao dịch, phái một đặc sứ thứ
nhì cùng với những đề xuất tương tự. Phô diễn hải lực của Anh quốc trong chiến
tranh với Napoléon đã không làm thay đổi được cách đánh giá của Trung Quốc về
sự mong muốn trong quan hệ ngoại giao. Trong khi sứ thần William Amherst không
chịu tham dự lễ khấu đầu, xin lỗi vì lấy cớ là ông chưa có bộ phẩm phục dự
chầu, nhiệm vụ của ông bị thải hồi, và nước Anh không còn thiết tha gì về bất
cứ một nỗ lực ngoại giao nào khác. Nhà vua gởi một thông điệp cho Hoàng tử
Nhiếp chính của Anh quốc để giải thích với giọng như là “Đại chuá tể trong
thiên hạ”, Trung Quốc không thể bị phiền nhiễu bởi vì phải đưa mỗi vị sứ thần
man rợ đi vào trong một nghi lễ trang nghiêm. Sử liệu của hoàng gia ghi nhận là
“Qúy quốc từ đại dương xa xôi đến để đề xuất lòng trung thành của mình và ao
ước đạt được trình độ văn minh, “nhưng, (như một ấn phẩm của cơ quan truyền
giáo của phương Tây vào thế kỷ XIX đã dịch lại sắc chỉ này):
“Từ nay trở đi,
không cần gởi thêm một đặc sứ nào từ phương xa tới, mà kết quả chỉ là phí
sức cho chuyến đi. Nếu Qúy quốc có thể, nhưng tâm cókhuynh hướng là tùng
phục, thì Qúy quốc được phép gởi sứ bộ đến hoàng triều vào bất cứ lúc
nào; đó là cách đích thực để tiến tới văn minh. ĐểQúy quốc có thể tuân
phục vĩnh viễn, nay Trẩm ban chiếu chỉ này.”
Nếu so với chuẩn mực cuả ngày nay thì những lời cảnh báo
này dường như là quá kiêu ngạo – và xúc phạm quá mức đối với một nước đã duy
trì tình trạng quân bình tại châu Âu và có thể tự xem mình là cường quốc tiên
tiến về công nghiệp, kinh tế và hải quân – Hoàng đế tự biểu lộ với cung cách
theo như lý tưởng về vị thế của mình trong thế giới mà mình đã chinh phục từ
ngàn năm nay và các dân tộc láng giềng bị khiến tối thiểu là phải tuân chiều.
Các cường quốc phương Tây, trong sự xấu hổ của mình, đã
mang những vấn đề lên trên vấn đề tự do mậu dịch, khi họ kiên quyết lập luận
dựa theo quyền nhập khẩu không bị hạn chế – như là thành quả của tiến bộ phương
Tây -, để họ bán bạch phiến, một sản phẩm gây tác hại hiển nhiên nhất. Trung
Quốc vào cuối thời nhà Thanh đã xao lãng về một nền công nghệ quốc phòng, một
phần là vì họ không bị ai thách thức trong một thời kỳ dài, mà chủ yếu vì quân
đội chiếm vị thế thứ yếu theo quan niệm trật tự xã hội của Khổng giáo, như họ
diễn đạt qua câu nói: “Sắt tốt không dùng để làm móng tay, người tốt không trở
thành lính giỏi”. Ngay khi bị các cường quốc phương Tây tấn công, nhà Thanh
xuất tiền trong ngân quỹ quốc phòng vào năm 1893 để trùng tu một chiếc tàu làm
bằng cẫm thạch rực rỡ trong cung điện muà hè của hoàng gia.
Do lúc đang bị áp lực quân sự nặng nề nhất thời vào năm
1842, Trung Quốc ký các thoả ước tương nhượng các yêu sách của phương Tây.
Nhưng Trung Quốc không từ bỏ ý thức độc tôn của mình và chiến đấu triệt thoái
trong ngoan cường. Sau khi ghi được một chiến công có tính cách định đoạt trong
chiến tranh 1856-58 (chống lại việc một chiếc tàu có đăng ký tại Anh, bị cáo
giác là tịch thu trái phép tại Quảng Châu), Anh kiên quyết theo một thoả ước
quy định về một quyền mà họ tranh đấu từ lâu, đó là quyền cho sứ thần được lưu
ngụ tại Bắc Kinh. Năm sau, khi đến nhậm chức với đoàn tùy tùng trong khí thế
khải hoàn, vị sứ thần Anh nhận ra trên các tuyến đường sông chính hướng về thủ
đô bị phong toả bởi những xích và kẽm gai.
Ông ra lệnh cho lực lượng thủy quân
lục chiến Anh dẹp chướng ngại, quân đội Trung Quốc khai hoả, 519 lính Anh chết
và 456 người khác bị thương trong trận đánh kế tiếp. Anh liền gởi một lực lượng
dưới sự chỉ huy của Lord Elgin đột kích Bắc Kinh và tiêu huỷ cung điện muà hè
khi triều đình nhà Thanh bỏ chạy. Việc can thiệp thô bạo này buộc triều đình
miễn cưỡng chấp nhận lập một khu vực làm toà công sứ cho các đại biểu ngoại
giao lưu ngụ. Sự tùng phục của Trung Quốc trong khái niệm của một chính sách
ngoại giao hỗ tương theo hệ thống Westphalian thuộc các quốc gia có chủ quyền
là miễn cưỡng và phẫn uất.
Trọng tâm của các tranh chấp này là một vấn đề rộng lớn
hơn: Có phải Trung Quốc là một trật tự cho toàn bộ thế giới không, hay chỉ là
một nước như những nước khác và là một thành phần trong hệ thống thế giới rộng
hơn? Trung Quốc bám chặt vào tiền đề truyền thống. Vào cuối năm 1863, sau hai
lần thất trận do cường quốc man rợ và nội loạn tràn lan (loạn Thái Bình) dập
tắt được là do lời kêu gọi lực lượng ngoại quốc, Hoàng đế đã gởi một thư tới
Abraham Lincoln để đảm bảo với ông về một đặc ân của Trung Quốc: “Vì nhận được
mệnh trời để cai trị thế gian, nên Trẩm xem Trung Quốc và các nước khác bên
ngoài như là tạo thành một gia đình mà không có phân biệt.”
Năm 1872, James Legge, người Tô Cách Lan, là một nhà Trung
Quốc học nổi danh, ông đã nói rõ vấn đề và niềm tin về tính ưu thế hiển nhiên
của khái niệm ở phương Tây về một trật tự của thế giới vào thời của ông ta:
“Trong suốt 40 năm
qua, vị thế của Trung Quốc trong vấn đề đối với các nước tiên tiến hơn của
thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Trung Quốc đã kết ước với họ trong những điều
kiện bình đẳng; nhưng nhìn từ bề ngoài bằng một cách công bình, thì tôi không
nghĩ là các quan thượng thư và dân chúng của họ vẫn chưa nhìn thấy sự thực này
phải đối diện, để họ hình dung một sự thực là Trung Quốc chỉ là một
trong số những quốc gia độc lập trên thế giới, và “trong thiên hạ“, Hoàng
đế của họ là có quyền cai trị, nhưng không phải là cai trị thiên hạ trong mọi
bầu trời, nhưng chỉ là một phần trong bầu trời, như được định nghiã trong bề
mặt của trái đất và có thể được chứng minh trên bản đồ.“
Khi nền công nghệ và trào lưu mậu dịch buộc các hệ thống
tương phản tiếp xúc nhau nhiều hơn, thì quy luật của một trật tự thế giới nào
sẽ chiếm ưu thế?
Tại châu Âu, hệ thống Westphalia là kết quả tự nhiên của
một loạt các quốc gia độc lập trong thực tế sau khi chiến tranh Ba Mươi Năm kết
thúc. Châu Á bước vào kỷ nguyên hiện đại mà không có một cơ cấu đặc biệt nào về
tổ chức quốc gia và quốc tế. Hệ thống này bao gồm nhiều trung tâm văn minh,
được bao bọc bởi các vương quốc nhỏ hơn, với một tập hợp các cơ chế tương tác
lẫn nhau trong tinh tế và luôn thay đổi.
Tài nguyên phì nhiêu của vùng đồng bằng Trung Quốc, một nền
văn hoá về tinh thần kiên cường lạ thường và sự nhạy bén chính trị tạo khả năng
cho Trung Quốc duy trì được một thời kỳ hơn hai ngàn năm và gây ảnh hưởng đáng
kể về các mặt văn hoá, kinh tế và chính trị – ngay cả khi Trung Quốc có điểm
yếu về quân sự theo chuẩn mực thông thường. Lợi điểm tương đối nằm ngay trong
sự thịnh vượng của nền kinh tế, nó sản xuất những sản phẩm mà tất cả các lân
quốc mơ ước. Định hình theo những yếu tố này, tư tưởng của Trung quốc về một
trật tự của thế giới hoàn toàn khác biệt với kinh nghiệm của châu Âu, khi họ
dựa trên đa số của các nước bình đẳng.
Vở kịch của Trung Quốc phải đương đầu với thế giới phương
Tây phát triển và Nhật Bản là ảnh hưởng của các đại cường quốc, mà họ có tổ
chức như là các quốc gia có chủ trướng bành trướng văn minh. Thoạt đầu, Trung
Quốc thấy cạm bẩy của một nhà nước hiện đại như là một sự hạ mình cho họ. Sự
trổi dậy của Trung Quốc về đặc điểm ưu việt trong thế kỷ XXI không là chuyện
mới, nhưng là tái lập lại một khuôn mẫu lịch sử. Điểm đặc sắc là Trung Quốc trở
thành một người thừa kế một nền văn minh xa xưa và còn là một siêu cường
hiện đại theo mô hình của hoà ước Westphalian. Trung Quốc kết hợp những di sản
của khái niệm “Gồm thâu Thiên hạ”, hiện đại hoá kỹ trị, và một mưu cầu để tổng
hợp hai nhiệm vụ này cho đất nước trong thế kỷ XX đầy những biến động bất
thường.
Trung Quốc và Một Trật tự Của Thế Giới
Chế độ hoàng triều sụp đổ vào năm 1911. Sự thành lập chế độ
Cộng hoà Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên vào năm 1912 đã để lại
cho Trung Quốc một chính quyền trung ương yếu kém và mở đầu một một thập niên
của các sứ quân. Vào năm 1928 dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch, một chính
quyền trung ương mạnh hơn được thành lập và cố tạo điều kiện cho Trung Quốc đảm
nhiệm một vị thế trong khái niệm theo hoà ước Westphalian về một trật tự của
thế giới và trong một hệ thống kinh tế toàn cầu. Nỗ lực để trở thành một Trung
Quốc vừa hiện đại vừa giữ được truyền thống, Trung Quốc cố thích nghi vào trong
một hệ thống quốc tế, mà hệ thống này tự nó đang nằm trong biến động. Tuy
nhiên, tại thời điểm này, Nhật Bản đã tiến hành chương trình hiện đại hoá sớm
hơn nửa thế kỷ, nay đã nỗ lực dành quyền bá chủ châu Á.
Theo sau hành vi chiếm
đóng Mãn châu vào năm 1931 là hàng loạt các cuộc xâm chiếm của Nhật Bản trải
dài từ vùng Trung nguyên và phía Đông Trung Quốc vào năm 1937. Chính phủ Quốc
Dân Đảng bị ngăn trở trong việc củng cố vị thế, và loạn quân Cộng sản có được
phạm vi hoạt động. Dù trổi dậy như một cường quốc của Đồng minh thắng trận với
sự kết thúc của thế chiến thứ hai vào năm 1945, Trung Quốc bị phân hoá do nội
chiến và hỗn loạn cách mạng mà nó gây thách thức cho tất cả các mối quan hệ và
các di sản.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông,
nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản thắng trận, tuyên bố thành lập nước Cộng Hoà Nhân
Dân Trung Quốc với với các lời lẽ: “Nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy”. Mao đề ra
khẩu hiệu này khi Trung Quốc thanh lọc và tự lực tăng cường qua giáo điều của
“cuộc cách mạng liên tục“ và tiến hành loại bỏ các khái niệm đã thành hình
trước đây về trật tự quốc nội và quốc tế. Toàn bộ của các phạm vi thuộc về thể
chế đều bị công kích: nền dân chủ phương Tây, sự lãnh đạo của Liên Xô trong thế
giới Cộng sản và một di sản về quá khứ của Trung Quốc. Nghệ thuật và các lăng
tẩm, các ngày lễ hội và truyền thống, ngôn ngữ và y phục bị cấm đoán qua nhiều
hình thức khác nhau, tất cả bị cáo buộc là gây ra tinh thần thụ động khiến cho
Trung Quốc không chuẩn bị đối phó ngoại xâm.
Trong khái niệm của Mao về một
trật tự, điểm mà ông gọi là một “sự hoà hợp vĩ đại“, có âm hưởng triết học cổ
điển của Trung Quốc – một Trung Quốc hiện đại sẽ vươn lên thoát khỏi sự hủy
diệt của truyền thống văn hoá Nho giáo mà nó nhấn mạnh đến sự hài hoà. Ông
tuyên bố rằng mỗi đợt sóng của nỗ lực cách mạng sẽ phục vụ như người đi tiên
phong cho các đợt sóng cách mạng theo sau. Mao lập luận là tiến trình cách mạng
phải được tăng tốc, vì sợ rằng những nhà cách mạng sẽ tự mãn và lười biếng:
“Tình trạng bất quân bình là một qui luật tổng quát và khách quan.” Mao viết:
Chu kỳ này không
kết thúc, nó phát triển từ tình trạng bất quân bình sang tình trạng quân
bình rồi thì từ quân bình lại sang bất quân bình. Tuy nhiên, mỗi chu kỳ mang
đến cho chúng ta một trình độ phát triển cao hơn. Tình trạng bất quân bình là
bình thường và tuyệt đối trong khi tình trạng quân bình là tạm thời và tương
đối.
Kết cuộc, biến động này nhằm để mang lại một loại thành quả
theo truyền thống Trung Quốc: một hình thức của chủ nghĩa Cộng sản thuộc về đặc
thù nội tại cho Trung Quốc, tự đặt tách ra cho mình một hình thức độc tôn của
hành vi ứng xử mà nó thay đổi là do thành tựu của mình, trước kia Trung Quốc có
độc quyền về luân lý, nay độc quyền này mang tính đạo đức cách mạng, một lần
nữa nó làm xoay trong khái niệm về “Gồm thu Thiên hạ”
Mao chỉ đạo các vấn đề quốc tế bằng cách đặt nhiều tin cậy
tương tự vào tính độc tôn của Trung Quốc. Về mặt khách quan, dù Trung Quốc là
yếu, nếu đo với sức mạnh của các nơi khác trên thế giới, Mao kiên quyết nhấn
mạnh về vai trò trọng yếu của Trung Quốc qua tính ưu việt về mặt tâm lý và ý
thức hệ, nó được biểu hiện qua việc thách thức nhiều hơn là hoà hợp với thế
giới, một thế giới đang nhấn mạnh đến uy quyền kinh tế tối thượng. Khi phát
biểu trong một hội nghị quốc tế của các lãnh tụ Đảng Cộng Sản tại Mạc Tư Khoa vào
năm 1957, Mao gây chấn động cho các đại biểu tham dự bằng cách tiên đoán là
trong trường hợp có biến cố với chiến tranh hạt nhân, là quốc gia đông dân nhất
và có nền văn hoá kiên cường, Trung Quốc sẽ là người chiến thắng sau cùng, và
Trung Quốc không thay đổi tiến trình cách mạng ngay cả khi hằng trăm triệu dân
bị thương vong.
Trong khi lời tuyên bố này có phần nào là đánh lừa các nước có
những công xưởng vũ khí hạt nhân rộng lớn nản lòng, Mao muốn thế giới tin là
Mao nhìn vấn đề chiến tranh hạt nhân với lòng bình thản. Vào tháng 7 năm 1971 –
trong chuyến viếng thăm bí mật của tôi tại Bắc Kinh – Chu Ân Lai đã đúc kết
khái niệm về trật tự thế giới của Mao bằng cách viện dẫn lời của Mao Chủ tịch
về tầm nhìn của các vị hoàng đế Trung Quốc với gịong điệu miã mai: “Cả trong
thiên hạ đang hỗn loạn, tình hình là tuyệt vời”. Từ trong một thế giới nhiễu
nhương, Cộng Hoà Nhân Dân, được rèn luyện qua nhiều năm tranh đấu, cuối cùng sẽ
đứng lên đạt chiến thắng, không phải chỉ ở Trung Quốc, mà còn khắp mọi nơi
“trong thiên hạ”. Trật tự thế giới theo thuyết Cộng sản sẽ hoà quyện với quan
điểm truyền thống của hoàng triều.
Giống như nhà sáng lập triều đại đầu tiên hùng cường nhất
của Trung Quốc (221-207 trước Công nguyên) là Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, Mao cố
gắng thống nhất Trung Quốc, trong khi ông cũng tìm cách phá hoại truyền thống
xa xưa mà ông cáo buộc là làm cho Trung Quốc bị suy yếu và sĩ nhục. Ông trị vì
theo một phương cách từ xa giống như cách của bất cứ vị Hoàng đế nào (dù các vị
Hoàng đế không cần triệu tập quảng đại quần chúng), ông kết hợp cách này với
những cách áp dụng của Lenin và Stalin. Cách cai trị của Mao thể hiện nhiều khó
khăn trong việc tiến thoái của đấu tranh cách mạng.
Những thay đổi do cách mạng
càng càn quét bao nhiêu, thì Mao càng gặp chống đối bấy nhiêu. Sự chống đối này
không nhất thiết là do giới đối kháng thuộc về ý thức hệ hay chính trị, nhưng
còn do sự trì trệ của người trong Đảng. Nhà tiên tri cách mạng đã đem cái chết
của mình ra để thách thức nhằm tăng tốc cho lịch trình hành động và nhân rộng
hơn về những phương tiện để thực hiện viễn kiến của mình.
Mao tung ra chiến
dịch Bước Tiến Nhãy Vọt đầy tai hoạ vào năm 1958 để buộc phải công nghiệp hoá
nhanh chóng và Cách mạng Văn hoá vào năm 1966 để thanh trừng giới lãnh đạo, tất
cả nhằm ngăn ngưà tiến trình thể chế hoá trong một chiến dịch ý thức hệ dài cả
hằng chục năm, lưu đày một thế hệ trẻ có trình độ học vấn lui về nông thôn.
Hàng chục triệu người chết trong khi theo đuổi mục tiêu của Mao – hầu hết bị
loại trừ mà không kể thương hay ghét, buộc phải kết liễu cuộc đời, những gì mà
đến nay được xem là một quá trình lịch sử.
Những cuộc cách mạng thắng lợi khi thành quả cách mạng được
bảo đảm và cái giá phải trả cho thành quả này được xem như không thể tránh
được. Một số nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đã chịu đựng những tổn thất
khá nặng nề trong thời Cách mạng Văn hoá, nhưng hiện nay, họ trình bày rằng đau
khổ đem lại cho họ sức mạnh và khám phá chính mình để tự rèn luyện cho các
nhiệm vụ khó khăn về lãnh đạo một thời kỳ khác của sự chuyển hoá toàn diện. Và
dân chúng Trung Quốc, đặc biệt giới trẻ đã trực tiếp trải nghiệm gian lao,
dường như họ chấp nhận sự mô tả Mao chủ yếu như là một mẫu người kết hợp nhân
danh phẩm giá Trung Quốc.
Khiá cạnh nào của di sản này là có ưu thế – thách
thức của chủ nghĩa Mao trêu chọc cho thế giới hay sự kiên cường trong thầm
lặng, mà đặc điểm này đạt được qua thời kỳ biến động của Mao – và sẽ đóng vai
trò quyết định mối quan hệ của Trung Quốc về một trật tự của thế giới trong thế
kỷ XXI.
Trong thời kỳ đầu tiên của cuộc Cách mạng Văn hoá, Trung
Quốc tự chọn có bốn vị đại sứ trên toàn thế giới và đối đầu với hai siêu cường
có hạt nhân là Hoa Kỳ và Liên Xô. Vào cuối thập niên 1960, Mao thừa nhận Cách
mạng Văn hoá đã làm cạn kiệt khả năng chịu đựng của người Hoa mà họ đã được thử
thách qua hàng ngàn năm trước và sự cô lập của Trung Quốc gây thu hút cho ngoại
quốc can thiệp. Mao cố tìm cách khắc phục bằng một tinh thần ngoan cố theo ý
thức hệ lẫn sự thách thức.
Năm 1969, Liên Xô dường như đang sắp tấn công Trung
Quốc khiến cho Mao phải sơ tán các Bộ về các tỉnh, và chỉ có Thủ tướng Chu Ân
Lai còn ở lại Bắc Kinh. Để đối phó với cuộc khủng hoảng này, Mao phản ứng lại
với cách chuyển chiều hướng bất ngờ thật đặc biệt. Ông chấm dứt mọi khía cạnh
vô chính phủ nhất của Cách mạng Văn hoá bằng cách dùng quân đội dẹp tan Hồng Vệ
Binh, lực lựợng đã gây tai biến – đưa họ về nông thôn, nơi mà họ lần đầu tiên
tham gia chung với các nạn nhân thuở trước của họ, mà kỳ thực, là làm trong các
trại lao động cưỡng bách. Và ông cố trấn áp Liên Xô bằng cách chuyển hướng về
một đối thủ mà từ trước đến nay ông luôn phỉ báng, đó là Hoa Kỳ.
Mao ước tính rằng việc mở cửa cho Hoa Kỳ sẽ chấm dứt sự cô
lập của Trung Quốc và các nước khác có được một sự biện minh để công nhận Công
Hoà Nhân Dân Trung Quốc. (Một điểm thú vị là khi tôi đang chuẩn bị chuyến đi
lần đầu tiên, một bản phân tích của CIA cho là những xung đột Liên Xô và Trung
Quốc đang căng thẳng, nên dễ làm cho sự xích lại của Hoa Kỳ và Trung Quốc thành
khả thi, nhưng sự cuồng nhiệt về ý thức hệ của Mao sẽ ngăn trở tiến trình này
trong suốt cả đời ông)
Những cuộc cách mạng, cho dù có sức càn quét đến đâu chăng
nữa, cần phải được cũng cố, rút cuộc, các lúc sôi nổi cần phải thích ứng cho
những gì có thể duy trì được qua thời gian. Đó chính là vai trò lịch sử mà Đặng
Tiểu Bình đã đóng. Dù ông đã hai lần bị Mao thanh trừng, hai năm sau khi Mao
chết vào năm 1976, ông trở thành nhà lãnh đạo có hiệu năng. Ông nhanh chóng
tiến hành cải cải cách kinh tế và mở cửa xã hội. Theo đuổi những gì mà ông gọi
là “Xã hội chũ nghiã với đặc trưng Trung Quốc”, ông cởi trói những năng lực
tiềm tàng của người dân Trung Quốc. Không đầy trong vòng một thế hệ, Trung Quốc
thăng tiến để trở thành một nền kinh tế mạnh hàng thứ nhì trên thế giới. Để
tăng tốc sự chuyển hoá đầy ngoạn mục này, – nếu không nhất thiết là do niềm tin
– Trung Quốc hoà nhập trong các thể chế quốc tế và chấp nhận những quy luật đã
được quy định cho một trật tự thế giới.
Tuy nhiên, sự tham gia của Trung Quốc theo những đặc điểm
của cấu trúc của hoà ước Westphalia mang đến cho họ một sự mâu thuẩn đã phát
sinh trong lòng lịch sử. Trung Quốc đem khía cạnh này khi tham gia vào hệ thống
nhà nước trên chính trường quốc tế. Trung Quốc không quên rằng từ ban đầu họ bị
buộc phải kết ước với một trật tự quốc tế sẳn có theo cách hoàn toàn trái ngược
với hình ảnh lịch sử của họ, hoặc đối với những nguyên tắc của hệ thống
Westphalia đã được thừa nhận, họ cũng chiụ y như vậy. Khi bị thúc dục tham gia
vào “quy luật của cuộc chơi” và “trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế, các phản
ứng nội tại của số đông người Trung Quốc – kể cả các giới lãnh đạo cao cấp – họ
đã bị ảnh hưởng cực kỳ sâu đậm bởi nhận thức rằng Trung Quốc đã không tham gia
trong tiến trình lập pháp cho hệ thống.
Khi họ được yêu cầu – và, như là một
vấn đề thận trọng, họ đồng ý – tuân thủ luật pháp mà họ đã không tham gia trong
việc lập pháp. Nhưng họ kỳ vọng rằng – và sớm muộn gì họ sẽ hành động đúng theo
ước vọng này – một trật tự quốc tế phát triển theo cách tạo điều kiện cho Trung
Quốc trở nên là người tham gia chủ động trong công tác lập pháp, ngay cả việc
duyệt xét lại một số các luật lệ đang hiện áp dụng.
Trong khi chờ đợi việc này thành hình, Bắc Kinh ngày càng
tích cực hơn trên chính trường thế giới. Với sự trổi dậy của Trung Quốc là
cường quốc kinh tế có tiềm năng mạnh nhất trên thế giới; hiện nay, trong từng
diễn dàn quốc tế, người ta tìm kiếm các quan điểm và hỗ trợ của Trung Quốc.
Trung Quốc đã tham gia một vài khía cạnh có tính cách phô trương uy thế
trong những hoạt động của phương Tây trong thế kỷ XIX và XX: thí dụ như đăng
cai tổ chức Thế Vận hội, các nhà lãnh đạo đọc diễn văn trước diễn đàn Liên hiệp
quốc, thăm viếng hỗ tương giữa các nguyên thủ quốc gia và các chính quyền của
các cường quốc khắp thế giới. Dù theo chuẩn mực nào, thì Trung Quốc cũng đã lấy
lại được một tư thế đã nổi danh trong nhiều thế kỷ với những ảnh hưởng sâu rộng
nhất của mình. Vấn đề đặt ra trước mắt là Trung Quốc sẽ ứng xử với một trật tự
thế giới như thế nào trong sự tìm kiếm hiện nay, đặc biệt nhất là trong mối
quan hệ với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai trụ cốt thiết yếu cho một trật
tự của thế giới. Điểm đáng chú ý là cả hai nước cùng thể hiện trong lịch sử một
thái độ nước đôi để hướng tới một hệ thống quốc tế mà hiện nay họ đem lại sự ổn
định, bằng cách là họ xác định những kết ước cho hệ thống này, ngay cả khi họ
dành quyền xét đoán những khiá cạnh của việc phác thảo. Khi Trung Quốc được yêu
cầu phải đóng một vai trò như là một quốc gia chủ chốt trong số các quốc gia
khác cho một trật tự của thế kỷ XXI, họ không có tiền lệ cho vai trò này như
một quốc gia quan trọng trong số các quốc gia khác. Hoa Kỳ cũng không có kinh
nghiệm trong việc tương tác với Trung Quốc dựa trên cơ sở lâu dài, một nước
có cùng trong một tầm vóc tương tự, khả năng gây ảnh hưởng và thánh tựu kinh
tế, mà Trung Quốc có những mô hình về trật tự quốc nội hoàn toàn dị biệt.
Các nền tảng chính trị và văn hoá của hai phiá khác biệt
nhau trong các khía cạnh quan trọng. Đường lối của Hoa Kỳ hướng về chính sách
là thực tiển; phương sách của Trung Quốc dựa theo khái niệm. Hoa Kỳ không hề có
một lân quốc hùng mạnh nào đe doạ; Trung Quốc không hề có một kẻ nghịch thù
hùng mạnh nào ngay biên giới. Người Mỹ cho là mỗi một vấn đề đều có giải pháp;
người Hoa nghĩ rằng mỗi một giải pháp là một cơ hội mở ra thêm một loạt vấn đề
mới.
Người Mỹ tìm kết quả đáp ứng với tình hình trước mắt; người Hoa tập trung
giải quyết trên sự thay đổi tuần tự tiến hoá. Người Mỹ phác thảo một chương
trình nghị sự với các đề mục thực tiễn “có thế chuyển giao được“ cho đối tác;
Người Hoa đề ra những nguyên tắc tổng quát và phân tích tìm ra ở đâu họ sẽ lãnh
đạo. Suy nghĩ của nguời Hoa một phần định hình do chủ nghĩa Cộng sản, nhưng bao
gồm cả cách suy nghĩ theo truyển thống của Trung Quốc đến một mức độ mà nó ngày
một gia tăng. Cả hai điểm này không nằm trong trực giác quen thuộc của người Mỹ.
Trong lịch sử của hai nước, chỉ mới gần đây, Trung Quốc và
Hoa Kỳ đã tham gia toàn diện trong một hệ thống quốc tế của các quốc gia có chủ
quyền. Trung Quốc tin rằng mình là độc tôn và hàm chứa chủ yếu là có một thực
tại riêng biệt. Hoa Kỳ cũng thế, cũng tự coi mình là độc nhất – có nghĩa là
“một ngoại lệ“ -. nhưng với một nghĩa vụ đạo đức để hỗ trợ cho giá trị này khắp
thế giới với nhiều lý do ngoài phạm vi biện luận vì nhân danh chính nghĩa quốc
gia là thể diện. Hai xã hội to lớn với những nền văn hoá dị biệt và với những
cơ sở làm tiền đề khác nhau, cả hai đang tiến hành điều chỉnh những vấn đề nền
tảng thuộc phạm vi quốc nội, cho dù liệu rằng hành vi này được chuyển sang
thành cạnh tranh hay là đem lại một hình thức mới của quan hệ đối tác hay
không, chủ yếu nó sẽ định hình cho một triển vọng về trật tự của thế giới của
thế kỷ XXI.
Kể từ khi có cuộc cách mạng, thì hiện nay thế hệ thứ năm
đang lãnh đạo Trung Quốc. Mỗi nhà lãnh đạo trước đây đã đãi lọc những tầm nhìn
đặc biệt của thế hệ về nhu cầu của Trung Quốc. Mao Trach Đông kiên quyết bứng
tận gốc các thể chế đã hình thành, kể cả thể chế mà ông đã xây dựng trong gia
đoạn đầu của chiến thắng, vì ông e rằng thể chế sẽ gây trì trệ do các chiều
hướng quan liêu của Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bỉnh nhận ra rằng Trung Quốc không
thể đãm nhận vai trò lịch sử của mình, trừ khi Trung Quốc dấn thân trong các
vấn đề quốc tế. Phong cách của Đặng là tập trung mạnh vào chủ điểm: không phô
trương uy thế, vì sợ rằng các nước ngoài sẽ lo âu – không yêu sách làm lãnh
đạo, nhưng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách hiện đại hoá cả xã hội
lẫn nền kinh tế.
Dựa trên cơ sở này, Giang Trạch Dân, người được bổ nhiệm trong
cuộc khủng hoảng Thiên An Môn, đã khởi động vào năm 1989 một chính sách ngoại
giao cá nhân của mình trong tầm vóc quốc tế và mở rộng cơ sở của Đảng Cộng Sản
trong phạm vi quốc nội để khắc phục hậu quả. Ông ta lãnh đạo Trung Quốc tham
gia vào một hệ thống quốc tế và mậu dịch quốc tế như là một thành viên toàn
phần. Là người do Đặng tuyển chọn, Hồ Cẩm Đào khéo léo xoa dịu những quan tâm
về quyền lực của Trung Quốc ngày một tăng lên và gây dựng cơ sở cho một khái
niệm về khuôn mẫu mới của mối quan hệ giữa các siêu cường, do Tập Cận Bình đề
xuất.
Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, ông cố xây dựng các di
sản này bằng cách thực hiện chương trình cải cách rộng lớn theo quy mô của
Đặng. Trong khi từ bỏ dân chủ, ông ta dự phóng một hệ thống sẽ hình thành với
nhiều minh bạch mà kết quả được xác định bởi thủ tục pháp lý nhiều hơn là do
một khuôn mẫu theo những mối quan hệ cá nhân và gia đình đã có. Việc này đưa ra
những thách thức đối với một vài thể chế đã hình thành và hoạt động – thí
dụ như thuộc về xí nghiệp quốc doanh, dựa thế vào các quan chức địa phương, và
tham nhũng tràn lan – bằng cách ông kết hợp viễn kiến với lòng can đảm, nhưng
chắc chắn mang lại cho cải cách một thời kỳ có nhiều phương tiện dồi dào và bất
trắc.
Thành phần của giới lãnh đạo Trung Quốc phản ảnh sự tiến
triển của Trung Quốc nhằm hướng tới việc tham gia và ngay cả việc định hình
trong các vấn đề quốc tế. Năm 1982, không có một thành viên nào của Bộ Chính
trị có trình độ đại học. Lúc tôi viết sách này thì hầu hết những người này đã
có trình độ đại học, một số nhân vật quan trọng đã có trình độ cao học. Văn bằng
đại học ở Trung Quốc dựa theo giáo trình theo kiểu của phương Tây, không phải
là di sản của hệ thống quan lại củ, (hoặc là giáo trình theo Đảng Cộng Sản mà
họ áp đặt nhồi nhét trí thức theo hình thức của họ).
Việc này biểu hiện một sự
thanh toán triệt để với quá khứ của Trung Quốc, trong khi người Hoa đã bị buộc
chặt và tự hào về những nhận thức của họ về thế giới ngoài những phạm vi gần
gũi. Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay bị ảnh hưởng bởi những kiến thức của họ
về lịch sử Trung Quốc, nhưng họ không bị giam hãm trong hoàn cảnh của lịch sử.
Một Triển Vọng Lâu Dài
Nhưng xung đột tiềm tàng giữa một cường quốc đã thành hình
và một cường quốc đang nổi lên không phải là chuyện mới. Điều không thể tránh
được là cường quốc đang trổi dậy chạm phải một số lĩnh vực mà từ trước đến nay
được xem là dành độc quyền cho cường quốc đã thành hình. Cũng tương tự như vậy,
cường quốc đang trổi dậy nghi ngờ đối thủ của mình có thể dẹp tan sự tăng
trưởng của mình trước khi quá trể. Một công trình nghiên cứu của Đại học Harvard
chứng minh rằng có 15 trường hợp trong lịch sử, khi cường quốc đã thành hình và
đang trổi dậy va chạm nhau, thì có đến 10 trường hợp là kết thúc bằng chiến
tranh.
Chính vì thế mà không ngạc nhiên gì khi thấy những nhà tư
tưởng chiến lược có tầm vóc của cả hai phiá đề xuất những quy cách ứng xử và
kinh nghiệm lịch sử để tiên đoán những xung đột không thể tránh được giữa hai
xã hội. Về phiá Trung Quốc, một vài hành động của Hoa Kỳ được giải thích như là
một phác thảo một mô hình nhằm ngăn chận sự trổi dậy của Trung Quốc, và sự cổ
vũ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực nhân quyền được xem như là một đề án làm suy yếu
cấu trúc chính trị quốc nội của Trung Quốc. Một vài nhân vật chủ yếu mô tả cái
gọi là chính sách chuyển trục của Hoa Kỳ như là khúc dạo đầu trong màn trình
diển chót để đọ sức nhằm buộc Trung Quốc phải chịu vị thế thứ yếu thường trực –
một thái độ để càng đáng được chú ý nhiều hơn, bởi vì Hoa Kỳ không liên hệ đến
bất cứ một cuộc tái phối trí quân sự nào đáng kể vào lúc mà tôi viết tác phẩm
này.
Về phiá Hoa Kỳ, có nỗi lo sợ là Trung Quốc càng lớn mạnh sẽ
làm suy yếu tính ưu việt của Hoa Kỳ một cách có hệ thống và chính vì thế ảnh
hưởng đến tình hình an ninh của Hoa Kỳ. Khi so sánh tình trạng tương tự như
Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các phe nhóm chủ chốt nhìn ra rằng khi
Trung Quốc quyết tâm đạt được việc chế ngự quân sự cũng như kinh tế trong tất
cả những vùng lân cận, vàcuối cùng thì từ đó họ kết luận Trung Quốc là bá quyền.
Cả hai phiá đều tăng cường những cuộc thao diễn quân sự và
chương trình quốc phòng trong khi có những ngờ vực nhau. Trong tình trạng bình
thường, ngay khi cả hai nước có những biện pháp bảo vệ quyền lợi quốc gia một
cách hợp lý, – khi sự bảo vệ này được hiểu một cách đại thể – thì họ giải thích
theo những điều kiện của những kịch bản tồi tệ nhất. Mỗi phiá phải có trách
nhiệm cho vấn đề bảo vệ, vì e rằng những huy động và ứng xử đơn phương của họ
làm leo thang thành một cuộc chạy đua vũ trang.
Hai phiá cần hấp thụ từ
trong lịch sử của thập niên trước thế chiến thứ nhất, khi một bầu không khí ngờ
vực ngày càng hiện dần và đối đầu tiềm ẩn gia tăng đến độ thành thảm hoạ. Các
nhà lãnh đạo của châu Âu bị sập trong một cái bẩy do cách lập kế hoạch quân sự
của mình và họ không có khả năng để tách các khó khăn của chiến thuật ra khỏi
kế hoạch của chiến lược.
Có hai vấn đề khác đang góp phần cho sự căng thẳng trong
mối quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc từ bỏ một đề nghị mà trong đó một
trật tự quốc tế được thúc đẩy do sự lan toả của nền dân chủ tự do và cộng đồng
thế giới phải có nghĩa vụ thực hiện, và đặc biệt nhất là nó sẽ đạt được một
tình trạng nhận thức về nhân quyền bởi các tác động quốc tế. Hoa Kỳ có thể điều
chỉnh cách áp dụng quan điểm của mình về các vấn đề nhân quyền trong mối quan
hệ với những ưu tiên thuộc về chiến lược. Nhưng trong ánh sáng của lịch sử và
niềm tin của dân chúng, Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ tất cả những nguyên tắc
chung này. Về phiá Trung Quốc, giới lãnh đạo nhìn chủ đề này đúng theo như lời
của Đặng Tiểu Bình phát biểu:
Thực ra, chủ quyền
tối thượng của quốc gia là quan trọng hơn các vấn đề nhân quyền, nhưng
nhóm Bảy hay Tám cường quốc thường vi phạm quyền tối thượng của các quốc gia
nghèo và yếu của thế giới thứ Ba. Những thuơng thảo của họ về các vấn đề nhân
quyền, tự do và dân chủ chỉ nhằm đặt ra để bảo vệ quyền lợi của các quốc gia
giàu mạnh. Họ tận dụng sức mạnh của mình để dọa nạt nước yếu hầu theo
đuổi bá quyền và thực hiện chính trị theo quyền lực.
Không một thỏa hiệp chính thức nào có thể đạt được giữa các
quan điểm này; giử sao cho những bất hoà tránh thành xung đột gia tăng là một
trong những nghiã vụ chính của các nhà lãnh đạo của cả hai phiá.
Một vấn đề trước mắt quan hệ đến Bắc Hàn, mà một câu cách
ngôn của Bismarck từ thế kỷ XIX chắc chắn là áp dụng được: “Chúng ta đang sống
trong thời gian kỳ diệu mà kẻ mạnh là kẻ yếu vì sự thận trọng, và kẻ yếu thành
kẻ mạnh do sự táo bạo.“ Bắc Hàn cai trị không theo nguyên tác chính thống được
chuẩn nhận, thậm chí cũng không theo nguyên tắc của Cộng Sản như họ tuyên bố.
Thành tựu chính của họ là xây dựng một vài thiết bị hạt nhân. Bắc Hàn không có
khả năng quân sự để gây chiến với Hoa Kỳ. Những sự tồn tại các vũ khí này có
ảnh hưởng chính trị vượt xa hơn những tiện ích quân sự.
Họ gây khích lệ tác
động cho Nhật Bản và Nam Hàn tạo khả năng hạt nhân quân sự. Họ khuyến khích
Bình Nhưỡng chấp nhận rủi ro không cân xứng với khả năng của mình, gây thêm
nguy hiểm cho một cuốn chiến khác trên bán đảo Triều Tiên.
Đối với Trung Quốc, Bắc Hàn là hiện thân của các di sản
phức tạp. Trong nhãn quan của một vài người Hoa, chiến tranh Hàn quốc được xem
là một biểu tượng về lòng quyết tâm của Trung Quốc nhằm kết thúc “một thế kỷ bị
sĩ nhục“ và “trổi dậy“ trên chính trường thế giới, nhưng cũng là một lời cảnh
báo chống lại các việc tham chiến mà về nguồn gốc thì Trung Quốc không thể kiểm
soát được và các hậu quả có thể kéo dài nghiêm trọng và ngoài dự kiến.
Đó là lý
do tại sao Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng một quan điểm tại Đại Hội Đồng Bảo An LHQ
trong việc đòi hỏi Bắc Hàn từ bỏ – không cắt giảm – chương trình hạt nhân.
Đối với chế độ Bình Nhưỡng, từ bỏ vụ khí hạt nhân có thể
liên hệ đến tình trạng phân hoá chính trị. Nhưng từ bỏ là chuyện rõ ràng, đó là
những gì mà Hoa Kỳ và Trung Quốc công khai đòi hỏi trong các Nghị Quyết của LHQ
mà họ đã hỗ trợ. Hai nước cần phối hợp các chính sách của mình để dự phóng
trong trường hợp mà các mục tiêu đề ra được thực hiện. Liệu việc này có thể kết
hợp các quan tâm và các mục tiêu của hai phía về vấn đề Hàn quốc?
Liệu Trung
Quốc và Hoa Kỳ có thể tiến hành một chiến lược hợp tác cho một Hàn Quốc giải
giới vũ khí hạt nhân và thống nhất, để cho tất cả các phe phái sống trong an
bình và tự do hơn không? Đây là một biện pháp quy mô nhằm hướng tới “một khuôn
mẫu mới cho các mối quan hệ của cường quốc”, một sách lược thường được đề cập
nhưng việc hình thành còn quá chậm.
Những nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ nhận ra rằng họ
không tài nào biết được phản ứng của dân chúng Trung Quốc đối vối chương trình
nghị sự quá rộng lớn, họ đang chèo chống trong một vùng biển lạ. Họ không muốn
tìm kiếm những cuộc phiêu lưu ở nước ngoài, nhưng họ sẽ chống lại mọi sự thâm
nhập vào những lĩnh vực mà họ định nghĩa như là quyền lợi cốt lõi, có lẽ với
tinh thần quyết liệt hơn các vị tiền nhiệm; nói một cách chính xác hơn, bởi vì
họ cảm thấy có trách nhiệm giải thích các điều chỉnh không thể tách rời khỏi
chương trình cải cách qua việc nhấn mạnh về quyền lợi quốc gia. Bất cứ một trật
tự quốc tế nào bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều phải có liên hệ đến tình
trạng quân bình của cán cân quyền lực, nhưng việc điều hành xưa củ của việc
quân bình cần phải được giảm nhẹ bằng cách thoả thuận dựa trên luật lệ và thúc
đẩy bởi các yếu tố của hợp tác.
Những nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thừa nhận
công khai là quyền lợi chung của hai quốc gia đang phác hoạ một kết quả xây
dựng. Hai vị Tổng Thống của Hoa Kỳ (Barack Obama và George W. Bush) đã thoả
thuận với hai vị tương nhiệm Trung Quốc (Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào) để tạo ra
một quan hệ đối tác chiến lược tại khu vực Thái Bình Dương, làm thành một cách
cho việc duy trì tình trạng quân bình trong khi giảm bớt đe doạ quân sự cố hữu
trong vấn đề. Tính đến nay, các bảng tuyên bố về ýđịnh chung không phù hợp với
các bước cụ thể trong chiều hướng đã thỏa thuận.
Quan hệ đối tác không thể nào thành tựu do bảng tuyên cáo.
Không một thoả ước nào có thể bảo đảm cho một quy chế đặc biệt cho Hoa Kỳ. Nếu
Hoa Kỳ đến lúc cảm nhận mình là một cường quốc đang suy vi – một vấn đề có do
chọn lựa, không phải là chuyện định mệnh – Trung Quốc và các nước khác sẽ thành
công trong việc lãnh đạo thế giới, một tình trạng mà Hoa Kỷ đã hành sử hầu như
trong suốt một thời kỳ sau thế chiến thứ hai sau một thời kỳ giữa hỗn loạn và
biến động
Nhiều người Hoa có thể thấy Hoa Kỳ là một siêu cường vượt
qua đĩnh cao của mình. Tuy nhiên, trong giới lãnh đạo của Trung Quốc, họ cũng
công nhận là Hoa Kỳ sẽ duy trì khả năng lãnh đạo quan trọng trong tương lai
gần. Nền tảng cho việc xây dựng một trật tự cho thế giới tốt đẹp không phải là
do một quốc gia duy nhất, không phải là do Hoa Kỳ mà cũng không phải là do
Trung Quốc có đủ tư thế tự mình đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới theo cách mà
Hoa Kỳ đã thực hiện thời kỳ ngay sau khi Chiến tranh Lạnh, khi mà Hoa Kỳ còn có
những ưu điểm nổi bật cả về kinh tế lẫn tâm lý.
Tại Đông Á, Hoa Kỳ không hẳn là một cán cân, một thành phần
không thể thiếu để đạt tới tình trạng quân bình. Những chương trước đây đã
chứng minh được của tình trạng quân bình là mong manh, vì số lượng các thành
phần tham gia là các nước nhỏ và thay đổi lòng trung thành có thể trở thành yếu
tố quyết định. Một phương sách thuần túy về quân sự cho tình trạng quân bình
tại Đông Á dường như sẽ dẫn đến việc liên kết, thậm chí nó còn cứng rắn hơn so
v ới sự liên kết đã gây ra thế chiến thứ nhất.
Tại Đông Á, có một cái gì đó đang tiến gần tới tình trạng
quân bình trong cán cân quyền lực giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Hoa
Kỳ, với những thảnh viên ngoại vi là Liên Xô và Việt Nam. Nhưng tinh trạng này
khác biệt với tình trạng quân bình trong cán cân quyền lực thuộc về lịch sử mà
nó có một thành viên chủ yếu là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có trọng tâm hấp lực của mình,
nằm xa với trọng tâm điạ lý của Đông Á – và trên hết, dù lực lượng quân sự của
hai nước tự cảm nhận là kẻ thù thông qua các tạp chí quân sự và trong các lời
tuyên bố cũng nói về về mối quan hệ đối tác như là một mục tiêu của các vấn đề
chính trị và kinh tế.
Vì vậy, việc xãy ra là Hoa Kỳ là một đồng minh của Nhật
Bản và tuyên dương xem Trung Quốc như một bạn đối tác, - một tình trạng
tương tự như dưới thời Bismarck khi ông liên minh với Áo để tạo quân bình với
Liên Xô do một thoả ước. Nghịch lý rõ ràng vì tình trạng mơ hồ duy trì được
tính cách mềm dẻo cho tình trạng quân bình tại châu Âu. Và sự từ bỏ này – khi
nhân danh sự minh bạch – tạo nên hằng loạt các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng,
mà cao điểm là thế chiến thứ nhất.
Trong hơn một thế kỷ, – kể từ khi có chính sách Mở Cửa và
trung gian hoà giải của Theodore Rossevelt về chiến tranh giữa Liên Xô và Nhật
Bản – đã có một chính sách cố định của Hoa Kỳ để ngăn ngừa tình trạng bá quyền
tại châu Á. Trong tình trạng hiện nay, Trung Quốc có một chính sách không thể
tránh được để kiềm chế các lực lượng có tiềm năng đối đầu là làm tìm cách cho
nó càng xa biên giới càng tốt. Cả hai nước di động trong phạm vi này.
Duy trì
hoà bình tùy thuộc vào mức kiềm chế mà hai quốc gia theo đuổi những mục tiêu và
trong khả năng đảm bảo là có tình trạng cạnh tranh trong phạm vi chính trị và
ngoại giao.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lằn ranh phân định được
định nghiã qua các lực lượng quân sự. Trong thời kỳ hiện đại, lằn ranh không
nên được định nghiã chủ yếu là do sự phối trí bằng quân sự. Thành tố quân
sự không nên được quan niệm như là một định nghiã duy nhất hay chính yếu cho
tình trạng quân bình. Chuyện nghịch lý là khái niệm về quan hệ đối tác cần có
một thành tố của tình trạngquân bình mới cho cán cân của quyền lực, đặc biệt là
tại châu Á, – một đường lối nếu áp dụng như nguyên tắc bao quát -, sẽ là khái
niệm quan trọng như chưa từng có trước đây.
Sự kết hợp về một chiến lược nhằm
đem lại tình trạng quân bình trong cán cân quyền lực với một sách lược ngoại
giao về quan hệ đối tác sẽ không thể thay đổi các khiá cạnh thù nghịch, nhưng
nó có thể lảm giảm nhẹ tác động này. Trên hết, sự kết hợp này sẽ đem lại cho
những nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hoa Kỳ những kinh nghiệm trong sự hợp tác
xây dựng và mang đến cho hai xã hội một đường lối xây dựng hướng tới một tương
lai bình ổn hơn.
Một trật tự luôn đòi
hỏi về một tình trạng quân bình trong sự kiềm chế, sức mạnh và tính chính thống
với tất cả tinh tế. Tại châu Á, cần phải có sự kết hợp một tình trạng quân bình
trong cán cân quyền lực với một khái niệm về quan hệ đối tác. Một định nghiã
của tình trạng quân bình thuần túy về mặt quân sự sẽ chuyển dần sang một tình
trạng đối đầu. Một khảo hướng thuần túy về mặt tâm lý cho quan hệ đối tác sẽ
gây thêm lo sợ về nạn bá quyền. Giới lãnh đạo khôn ngoan phải cố tìm cách đạt
được tình trạng quân bình này. Ngoài tình trạng quân bình này ra, thì tai họa
tất sẽ đến.
Đỗ Kim Thêm dịch
Từ Staline Tới Putin
Joseph Staline
Nước Nga, một giải đất rộng mênh mông bát ngát chiếm 1/6
diện tích thế giới, một đất nước vĩ đại vô cùng lạnh lẽo, một dân tộc bất hạnh
chịu nhiều tang thương đau khổ bị dầy vò xâu xé vì chiến tranh cách mạng, chịu
nhiều thảm kịch núi xương sông máu qua những thập niên dài đằng đẵng.
Mùa đông nước Nga lạnh nhất thế giới, thường là bốn, năm
chục độ dưới số không. Họ có một nền văn chương giầu vào bậc nhất trên thế giới
với nhiều nhà văn hào, thi hào vĩ đại như Léon Tolstoi, Dostoievsky, Pouchkine,
Sholokhov… đã được cả thế giới nhất là Tây phương vô cùng ngưỡng mộ.
Thời Nga hoàng, đất nước, xã hội không văn minh bằng Anh,
Pháp, cuộc cách mạng tháng 2-1917 nhà lãnh đạo Kerensky lật đổ Nga
Hoàng, từ tháng 3 tới tháng 5 ông làm Bộ trưởng tư pháp và chiến tranh, tháng 7
làm Thủ tướng một chính phủ tư sản. Tháng mười 1917 Kerensky bị Lénine cướp
chính quyền lật đổ. Người ta thường hiểu lầm cuộc cách mạng vô sản hay cách
mạng Bolshevik lật đổ Nga hoàng, thực ra chính quyền tư sản lật đổ chế độ phong
kiến (tháng 2) sau đó nhóm Marxist mới cướp lại chính quyền từ tay tư sản
(tháng 10).
Mới đầu các lý thuyết gia Mác xít tưởng cách mạng vô sản sẽ
nổ ra tại Đức, một nước công nghiệp, nơi phát sinh lý thuyết Marx Engels. Đúng
lý thuyết một nước muốn tiến lên xã hội chủ nghĩa phải là một nước tư bản công
nghiệp vì họ có sắn nhiều xưởng máy có khả năng sản xuất nhiều của cải vật chất
tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế cách mạng lại diễn ra tại
Nga một nước nông nghiệp lạc hậu, sau đó nó cũng phát sinh tại Trung Hoa, Việt Nam …
những nước lạc hậu nông vi bản. Những nước nghèo đói, xã hội thối nát là những
miếng mồi ngon của Cách mạng, có người nói.
“Con vi trùng Cộng Sản chỉ sinh sôi nẩy nở trong những đống
rác xã hội hôi thối”
Lý thuyết vô sản chỉ sống được trong những môi trường dơ
bẩn thối tha, những nước Nga, Tầu, ViệtNam, Cuba… nghèo nàn đói rách, xã
hội đầy bất công là môi trường thuận lợi nhất cho cách mạng. Những nước này
tiến lên Xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn tư bản.
Sau cách mạng 1917 nước Nga lâm vào một cuộc nội chiến đẫm
máu kéo dài từ 1917 cho tới 1922 giữa khoảng 4 triệu lính Hồng quân và 2 triệu
rưỡi Bạch Vệ. Khi cuộc chiến kết thúc Hồng quân có một triệu hai và Bạch vệ một
triệu rưỡi người tử trận.
Joseph Stalin được cử làm Tổng bí thư Trung ương đảng từ
1922, ông củng cố địa vị mạnh sau khi Lénine chết năm 1924, xóa bỏ những lời
kết tội của Lénine. Di chúc Lénine được soạn đầu năm 1923 trong đó có đề nghị
truất Staline ra khỏi chức Tổng bí thư Trung ương đảng. Tháng 3-1923 Lénine bị
liệt, cuối cùng bản di chúc không loại được Staline khi Lénine mất tháng 1 năm
2014, vợ Lénine muốn di chúc phải được đọc trước Đại hội đảng lần thứ 13, tháng
5 năm 1924.
Năm 1926 Staline bị áp lực phải cho đọc bản di chúc trước kỳ họp
của Trung ương đảng. Staline đã củng cố địa vị của ông ta những năm cuối thập
niên 20, kết án những ai trích dẫn di chúc này coi như phản động.
Sau khi Nikita Khrushchev hạ bệ Staline tại Đại hội đảng kỳ
20 năm 1956, chính phủ cho chính thức in lại di chúc. Từ 1926 bản di chúc đã được
đăng đầy đủ trên báo New York Times, trong bộ Lénine tuyển tập, bản dịch tiếng
Việt do Hà Nội ấn hành thập niên 70 có ghi lời Lénine;
“Chúng ta không dùng đồng chí Staline nữa, đồng chí Staline
là một người thô bạo”
Sau năm 1924 Staline cho xóa bỏ những chỉ trích kết án của
Lénine, Staline làm Tổng bí thư cho tới 1952 khi chức này bị bỏ vào năm 1952,
ông ta đồng thời làm Thủ tướng từ 1941. Dưới thời Staline, lý thuyết chủ trương
chỉ thực hiện xã hội chủ nghĩa trong nước thôi được chấp nhận từ 1924, trái
ngược với Léon Trosky chủ trương tiến lên vô sản hóa toàn thế giới.
Staline
thay đổi chính sách kinh tế mới của Lénine bằng chính sách kinh tế chỉ huy tối
đa, xúc tiến một giai đoạn công nghiệp hóa và hợp tác xã để biến nước Nga thành
một cường quốc kỹ nghệ. Staline đã đưa nước Nga phong kiến lạc hậu lên hàng
cường quốc kỹ nghệ nhưng phải trả giá quá đắt, ông đã làm đổ máu khoảng 10
triệu người.
Thập niên 1930, một thập niên đẫm máu ghê tởm nhất của lịch
sử nước Nga khi Staline tiến hành thực hiện Hợp tác xã nông nghiệp, làm ăn tập
thể tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa. Staline cho lệnh tiêu diệt
những thành phần ăn bám, chống đối, lừng khừng, phản động …Đây là giai đoạn
đoạn bắn giết tập thể theo kế họach của Staline.
Sau này Tổng thống Nga Gorbachov tố cáo Staline tắm trong
máu, ông cho biết đã thấy danh sách tử hình dài do Staline ký hàng loạt, trong
khoảng 1937-1941 có tới 11 triệu người bị giết.
Churchill viếng Kremlin năm 1942, Staline thú
thực với ông đã có 10 triệu người bị đổ máu trong giai thực hiện Hợp tác xã,
ông nói không thể làm khác hơn được. Phim The Soviet Story nói trong khi ấy tại
Đức Hitler theo dõi và khâm phục Staline, trong một khoảng thời gian không dài
lắm đã giết được nhiều người như thế.
Năm 1932-33 Staline đã gây nạn đói tại Ukraine khiến
7 triệu người chết. Từ 1934-1939 Staline mớ những cuộc thanh trừng vĩ đại, đẫm
máu trong đảng, trong chính phủ, quân đội, ngành tình báo….nhiều triệu người bị
coi là kẻ thù của nhân dân bị tù đầy bắn giết trong các trại tập trung từ
1936-1939. Ông ta mở chiến dịch chống kẻ thù trong các khuôn mặt lớn của Đảng
CS như các Bolsheviks lão thành, Léon Trosky và phần lớn các Tướng lãnh Hồng
quân. Họ bị xử tử với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, Trosky trốn sang Mễ
Tây Cơ bị Staline cho ngưòi tới ám sát năm 1940.
Năm 1939 Staline đàm phán với Anh Pháp để lập liên minh
chống Đức Quốc Xã nhưng thất bại, ông ký hòa ước với Đức tháng 8-1939. tháng
sau Staline cho chiếm đông Ba Lan trong khi Đức chiếm phía tây Ba Lan.
Hitler trở mặt mở chiến dịch Barbarossa tấn
công Sô Viết ngày 22-6-1941 với đạo quân khổng lồ 180 Sư đoàn bộ binh và cơ
giới (70% lực lượng) nhưng Staline lại thờ ơ không tin mấy. Quân Nga mặc dù
đông nhưng trang bị lỗi thời đã bị Đức đè bẹp ngay từ đầu. Khởi đầu chiến dịch
cho tới những ngày gần chót khi quân Đức đã tiến sát Mạc Tư Khoa trong gần nửa
năm, họ đã bắt được khoảng 3 triệu tù binh Nga.
Đầu tháng 12-1941, quân Đức chỉ còn cách Mạc Tư
Khoa 18 dặm Anh (30km), cả thành phố hốt hoảng tưởng như địch sắp vào tới nơi,
Hitler đắc thắng tuyên bố “Cộng Sản Nga đang dẫy chết”. Thế giới nín thở, người
ta cho rằng nước Nga đã thua trận, khoảng hơn 200 Sư đoàn chủ lực đã bị đánh
tan rã. Nhờ tin tình báo của Tiến Sĩ Sorge cho biết quân Nhật ở Mãn Châu sẽ
không tấn Nga như đã dự trù. Staline cho rút 40 sư đoàn tại đây về tăng cường
cứu nguy Mạc Tư Khoa, chuyển bại thành thắng, đẩy lui được quân Đức ra xa hằng
100km. Trận Moscow kéo dài từ tháng 10-1941 cho tới tháng 1-1942 Hitler cho tiến xuống chiếm Stalingrad phía nam, vì tiến
quá xa thiếu tiếp tế, bị Nga bao vây từ tháng 8-1942 tới đầu tháng 2-1943 quân
Đức đầu hàng, Staline thắng một trận lớn nhưng thiệt hại quá nặng, khoảng nửa
triệu lính tử trận, nhiều hơn toàn bộ số binh sĩ tử trận của Mỹ trong suốt Thê
chiến (400 ngàn). Những năm 1942, 1943 đất nước trở thành bãi chiến trường đẫm
máu cho các trận đánh long trời lở đất giữa hàng trăm sư đoàn Nga-Đức.
Những tháng đầu 1944, quân Đức phải rút về phía tây vì
thiệt hại nặng, thiếu tiếp liệu, Staline đã đuổi được quân thù ra khỏi đất nước.
Không ai ngoài Staline có thể lãnh đạo thắng lợi trận chiến
mà họ gọi là Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại, Great Patriotic War nhưng
với cái giá quá cao. Theo tài liệu do Liên Xô đưa ra là 20 triệu người trong đó
một nửa là dân, một nửa là lính (sách báo Liên xô tại Saigon sau 1975) nhưng
theo Tây phương tổng cộng có 27 triệu người Nga bị giết trong cuộc Thế chiến
(phim Anh-Mỹ: World War II Behind Closed Doors). Ngoài ra (theo tài liệu
Nga) có hơn 1,000 tỉnh, thị xã, quận huyện Nga bị phá hủy. Sự lãnh
đạo sắt máu tàn bạo của Staline không kể gì tới sinh mạng người dân mà chỉ cần
tiến tới mục tiêu chiến thắng.
Thế chiến thứ hai gần kết thúc, Staline họp với Roosevelt,
Churchill tại hội nghị Yalta, Mỹ nhường Đông Âu cho Nga để nhờ phụ Mỹ đánh quân
Nhật tại Á châu vì địch còn mạnh. Staline truy kích Đức Quốc Xã đầu
năm 1944 và chiếm luôn các nước Đông Âu như Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Ba Lan, Hung
Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức… tại những nước này quân Nga lấy hết vàng bạc, quí
kim, ngoại tệ trong các ngân hàng đem về.
Staline chủ trương chỉ tiến lên xã hội trong một nước nhưng
cuối Thế chiến nhân đánh đuổi quân Đức rồi chiếm các nước Đông Âu dựng lên
nhiều chính quyền Cộng Sản. Nhân dịp này ông ta tiến lên vô sản hóa thế giới
không bằng đấu tranh giai cấp mà bằng họng súng đẻ ra chính quyền. Cuộc Thế
chiến là cơ hội nghìn vàng cho CS bành trướng rất nhanh mà chính họ cũng không
ngờ.
Ngày 6 và 9 tháng 8-1945 Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai
thành phố lớn ở Nhật, ngay sau đó một triệu rưỡi quân Nga tấn công lộ quân Quân
Đông Nhật tại Mãn Châu. Sự thực Sô Viết chỉ nhẩy vào ăn có sau khi Mỹ đã ném
bom nguyên tử, khoảng một triệu quân Nhật đầu hàng. Người Nga lấy kho vũ khí to
lớn của Nhật kể cả xe tăng thiết giáp giao cho Mao Trạch Đông, thật là giáo vào
tay giặc. Nga cũng tháo gỡ hết các nhà máy tại đây đem về nước.
Giữa năm 1946 cuộc nội chiến Trung Hoa giữa Tưởng Giới
Thạch và Mao Trạch Đông nổ ra, Mỹ giúp Tưởng, Nga giúp Mao.. sau mấy năm chinh
chiến, Mao thắng trận, Tưởng đại bại. Ngày 1-10-1949, Mao tuyên bố thành
lập Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa, thủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Cuối năm 1949 Tưởng và khoảng 2
triệu Quốc Dân Đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan.
Thế là Staline lập được một đế quốc CS mênh mông từ Âu sang
Á y như đế quốc Mông cổ của Thành Cát Tư Hãn bẩy thế kỷ trước, nước Tầu rơi vào
tay CS làm lệch cán cân giữa Thế giới tự do và Xã hội chủ nghĩa Sô viết. Mặc dù
bị Đức Quốc Xã đánh cho một trận nên thân, Nga vẫn không ngừng bành trướng.
Cuối tháng 8-1949, Nga thí nghiệm thành công bom nguyên tử
lần đầu nhờ đánh cắp tài liệu Mỹ. Giữa năm 1950 Staline giúp Bắc Hàn tấn công
chiếm Nam Hàn, Mỹ vào can thiệp, sau mấy năm chiến tranh tàn khốc, hai bên ký
đình chiến tháng 7-1953
Staline mất ngày 5-3-1953 sau gần 30 năm cầm quyền.
Nikita Khrushchev
Ông là người kế vị Staline, giữ chức Bí thư thứ nhất đảng
CS Nga từ 1953 tới 1964, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng hay Thủ tướng từ 1958 tới
1964. Khrushchev là người hạ bệ Staline và yểm trợ chương trình không gian Nga
và có một số cải cách trong nội trị, chú trọng nâng cao đời sống nhân dân. Năm
1964 ông bị Bộ chính trị đảng lật đổ và đưa Leonid Brezhnev lên thay, xuất thân
công nhân kim loại thời trẻ tuổi, thời nội chiến ông là Ủy viên chính trị, ủng
hộ cuộc thanh trừng của Staline. Năm 1939 Khrushchev được Staline gửi tới
Ukraine tiếp tục thanh trừng tại đó, ông làm chính ủy thời Thế chiến, sau 1945
ông về Ukraine và được Staline gọi về làm cố vấn.
Sau 1953 ông ta dành được quyền. Khi đã diệt hết tay chân
của Staline, năm 1956 trong kỳ Đại hội đảng lần thứ 20 ông ta tố cáo cuộc thanh
trừng, tố cáo tội ác của Staline và bắt đầu một chính sách cai trị ít đàn áp
hơn. Khruschev cải thiện cuộc sống ngưòi dân nhưng ít kết quả nhất là nông
nghiệp. Từ 23-10-1956 cho tới 10-11-1956 cuộc nổi dậy của người Hung Gia Lợi
tại Budapest đòi tự do bị Khrushchev cho xe tăng đàn áp dã
man có khoảng 2,500 người Hung bị thiệt mạng, quân Nga có 700 người chết
Ông hy vọng nhiều ở hỏa tiễn và giảm bớt lực lượng thuộc
chiến tranh qui ước, tuy cắt giảm nhưng ông cũng gặp nhiều căng thẳng trong
chiến tranh lạnh nhất là vụ khủng hoảng hỏa tiễn tại Cuba trong 13 ngày căng
thẳng tháng 10-1962 Mỹ-Nga về hỏa tiễn Sô viết đặt tại Cuba đã được đưa lên
truyền hình trên toàn thế giới và đã suýt đưa tới chiến tranh nguyên tử toàn
diện.
Để trả đũa vụ Mỹ xâm lược Vịnh Con
Heo năm 1961 và Mỹ đặt hỏa tiễn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ý mà Moscow nằm
trong tầm, Khrushchev theo yêu cầu của Cuba đặt hỏa tiễn mang đầu đầu đạn hạt
nhân tại đây để ngăn ngừa Mỹ xâm phạm như vụ Vịnh Con Heo sau khi ông ta họp
mật với Fidel Castro tháng 7.
Tháng 10-1963 Mỹ đang có tranh cử Tổng thống, máy bay do
thám U-2 khám phá ra hỏa tiễn tầm trung nguyên tử tại Cuba,
TT Kennedy làm dữ cho ngăn chận tầu Nga mang hỏa tiễn tới và buộc phải tháo gỡ
hỏa tiễn đã gắn tại Cuba mang về Nga. Sau cuộc thương thuyết căng
thẳng đạt tới thỏa thuận giữa Kennedy và Khrushchev, Nga tháo gỡ hỏa tiễn tại
Cuba mang về có Liên Hiệp Quốc giám sát, ngược lại Mỹ sẽ phải thỏa thuận không
được xâm lược Cuba mà không tuyến chiến. Mỹ cũng bí mật tháo gỡ hỏa tiễn tại Ý,
Thổ Nhĩ Kỳ đem về nhưng không tuyên bố cho dân biết.
Sau đó Mỹ-Nga thỏa thuận thiết lập đường giây điện thoại
nóng giữa Moscow và Washington để ngăn ngừa Thề chiến mà cả
hai bên cùng sợ, tình hình đã dịu sau đó.
Năm 1949 Nga thỏa thuận sẽ giúp Trung Cộng chế tạo bom
nguyên tử, sau 1956 khi Khrushchev hạ bệ Staline khiến Nga-Hoa lạnh nhạt rồi
căng thẳng, Mao tức giận vì Khrushchev không hỏi ý kiến Mao trước, ông này âm
mưu phá Khrushchev đang muốn hòa hoãn với Mỹ. Nga cho rút các chuyên viên
nguyên tử về nước 1959. Năm 1960 hai bên công khai chỉ trích, xỉ vả nhau ngày
càng dữ dội, Trung Cộng chỉ trích Nga là xét lại sự va chạm hai bên gia tăng.
Ngày 16-10-1964 Trung Cộng thành công cho nổ trái bom
nguyên tử đầu tiên nhờ đánh cắp tài liệu Mỹ, cùng năm đó Khrushchev bị Leonid
Brezhnev và Trung ương đảng lật đổ tháng 10 khi ông vắng mặt, người ta cũng cho
là Mao lật đổ Khrushchev và cho nổ bom nguyên tử.
Leonid Brezhnev
Ông giữ chức Tổng bí thư Trung ương đảng Sô Viết từ tháng
10-1964 cho tới khi chết tháng 11-1982, tổng cộng 18 năm, làm Tổng bí thư lâu
nhất sau Staline, ông giữ chức Chủ tịch Liên Bang Sô viết từ tháng 6-1977 tới
tháng 11-1982. Dưới thời Brezhnev ảnh hưởng Nga trên thế giới sút giảm mạnh
phần vì phát triển quân sự đánh dấu thời kỳ sự trì trệ xã hội, kinh tế của Liên
bang Sô viết.
Tốt nghiệp kỹ sư ngành luyện kim tại Ukraine, ông tham
gia Thanh niên xung phong năm 1923, sau đó vào quân đội tham gia Thế chiến Thứ
hai. Năm 1946 giải ngũ khi mang cấp bậc Trung tướng, năm 1952 ông trở thành
Ủy viên Trung ương đảng, năm 1964 kế vị Khrushchev trong chức Bí thư thứ
nhất trong khi Kosygin kế vị chức Thủ tướng
Ông thường hỏi ý kiến các cộng sự trước khi hành động nhưng
lế lối cầm quyền thiếu cải cách kinh tế khiến đưa tới suy thoái giữa thập niên
1970, thời kỳ bị đình trễ. Chi phí quốc phòng lên cao vì chạy đua vũ trang
khoảng 12.5% tổng sản lượng, các nhà lãnh đạo Nga giai đoạn này nói chung già
nua thiếu khả năng khiến Tổng sản lượng kinh tế sút giảm so với Tây phương.
Theo lượng giá CIA, từ 1960-1965 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Nga là 4.8, từ
1970-1975 tụt hậu còn 3.00, từ 1980-85 tụt xuống còn 1.8. Kinh tế gia Samuelson
nói trong cuốn Economics trang 830 (in 1970)
“Thập niên 1970
cũng như thập niên 1960 Tổng sản lượng kinh tế của Nga vào khoảng một nửa Tổng
sản lượng Mỹ”
(In the 1970s, as
in the 1960s, U.S.S.R real GNP is about one-half United States real
GNP)
Brezhnev thúc đẩy hòa hoãn với Tây phương theo lời kể của
Henry Kissinger trong White House Years (chương 8, The Agony of Vietnam tr.
276-311) , năm 1969 Nga muốn đàm phán với Mỹ về tài giảm binh bị. Cuối tháng
5-1972 TT Nixon sang Moscow ký với Brezhnev hiệp ước tài giảm binh bị
vũ khí hạt nhân.
Tuy thế năm 1968 ông ra Thuyết Brezhnev cương quyết trấn áp
một nước trong khối xã hội chủ nghĩa một khi có ý muốn chuyển qua tư bản, nó
không chỉ liên quan tới nước đó nhưng liên hệ tới cả khối CS.
Cuối năm 1979 Nga
đưa quân qua Afghanistan để giúp chính phủ thân Nga chống lại cuộc nổi dậy,
cuộc chiến sa lầy 9 năm cho tới đầu năm 1989 đã khiến 14,453 lính Nga bị giết.
Trong No More Vienams trang 214 (in 1985) Cựu Tổng thống Nixon khâm phục Nga
nói trừ Afghanistan họ đưa quân đàn áp phong trào chống chính phủ bù nhìn Nga,
Moscow đã thống trị được 9 nước kể từ 1974 mà không phải gửi quân vào. Thật vậy
Sô viết chỉ đứng ngoài dựt giây đã chiếm được nhiều nước.
Thuyết Brezhnev được tuyên bố để biện minh cho việc Nga đưa
quân sang Tiệp Khắc tháng 8-1968 đàn áp cuộc nổi dậy tại Prague cũng
như sự đàn áp tại Hung gia Lợi từ năm 1956 Khrushchev bị lật đổ phần lớn vì ông không quan tâm tới các
Ủy viên cao cấp trong đảng và chính phủ, thời Brezhnev nước Nga do một tập thể
cai trị từ thập niên 60 cho tới 70
Quan hệ với Trung Cộng ngày càng xuống, hai bên đã chạm
súng nhau tại biên giới tháng 3-1969, Nga có 59 người Thiệt mạng, Trung Cộng từ
200 tới 800 người, cả hai bên đều dấu kín chuyện này.
Khrushchev mới đầu trợ giúp Bắc Việt trong tình đồng chí
nhưng khi chiến cuộc leo thang ông kêu gọi các lãnh đạo BV từ bỏ con đường giải
phóng miền Nam. Ông từ chối giúp BV và bảo họ thương thuyết với Hội đồng
bảo an Liên Hiệp Quốc. Sau khi Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev tiếp tục giúp
CSVN dấn thân vào cuộc chiến đẫm máu, nhất là thập niên 70, Nga viện trợ quân
sự cho BV rất nhiều để chiếm cho được miền nam VN và toàn cõi Đông dương.
Yuri Andropov
Hai ngày sau khi Brezhnev chết,
Andropov được bầu làm Tổng bí
thư đảng CS Sô viết từ tháng 11-1982 cho tới khi chết 14 tháng sau đó. Từ 1967
Andropov làm Giám đốc KGB, đây là lần đầu tiên một Giám đốc KGB được bầu làm
Tổng bí thư. Trong thời gian tại chức, ông đã cách chức 18 bộ trưởng, lần đầu
tiên những sự kiện trì trệ kinh tế hoặc khoa học trở ngại tiến bộ
được cho phổ biến và chỉ trích.
Mặc dù nhận thấy chiến tranh Afghanistan có thể
là sai lầm nhưng ông không thành tâm nghĩ tới thương thuyết để rút quân. Dưới
thời Andropov quan hệ Nga-Mỹ xấu đi, họ không muốn hoà hoãn, Tổng thống Mỹ
Ronald Reagan coi Sô Viết là một Đế quốc xấu, nguy hiểm.
Một việc đáng lưu ý trong thời gian làm Tổng bí thư, ông đã
trả lời thư một cô gái Mỹ 10 tuổi ở Maine, mời cô sang chơi với trẻ con
Nga tại Moscow. Trong khi đó đàm phán tài giảm binh bị hỏa tiễn tầm trung
tại Âu châu bị Nga hủy bỏ.
Chiến tranh lạnh lại căng thẳng khi chiến đấu cơ Nga bắn
rơi một máy bay hàng không Đaị Hàn từAnchorage, Alaska Mỹ tới Hán
Thành ngày 1-9-1983 bay lạc vào không phận Nga khiến 269 hành khách tử nạn.
Chính Nga đã tìm được hộp đen nhưng giả vờ nói không biết cho tới 1992 Yeltsin
công bố bí mật này
Konstantin Chernenko
Andropov chết tháng 2-1984 sau 15 tháng cầm quyền, bốn ngày
sau Chernenko được bầu làm Tổng bí thư lên thay trái với ý của Andropov muốn
Gorbachev thay ông. Chernenko là Tổng bí thư thứ năm của Sô viết, Gorbachev là
nhân vật thứ hai sau Chernenko, thường chủ toạ các phiên họp Bộ chính trị khi
Chernenko bị bệnh, về sau sức khỏe suy yếu, Gorbachev luôn thay thế ông.
Chernenko được coi là người trở lại chính sách thời Brezhnev,
ông thực hiện một thay đổi nhân vật dưới quyền là cất chức Tổng tham mưu trưởng
Thống chế Ogarkov, ông này cổ võ tiết giảm tiêu xài để tăng chi phí nghiên
cứu và phát triển quân sự và thay bằng Thống chế Akhromeyev. Về đối ngoại ông
ký hiệp thương với Trung Cộng, mặc dù kêu gọi hòa hoãn nhưng ông ta không giảm
chiến tranh lạnh với Mỹ
Chernenko chết bệnh 10-3-1985 sau 13 tháng cầm quyền
Mikhail Gorbachev
Lên thay Chernenko năm 1985, Gorbachev là người
lãnh đạo Liên Bang Sô Viết cuối cùng, ông giữ chức Tổng bí thư đảng CS Nga từ
1985-1991, ngưởi đứng đầu nhà nước từ 1988 cho tới khi giải thể năm 1991.
Gorbachev sinh năm 1931 là Tổng bí thư duy nhất sinh sau Cách mạng tháng mười.
Tốt nghiệp đaị học luật, chính sách của ông gồm Mở rộng và
Tái cấu trúc (Đổi mới) và họp Thượng đỉnh với TT Ronald Reagan của
Mỹ với khuynh hướng tài giảm binh bị chấm dứt chiến tranh lạnh. Ông chủ trương
bỏ vai trò đảng cai trị đất nước đưa tới giải thể Liên bang Sô viết. Gorbachev
được giải Nobel hòa bình năm 1990 và nhiều giải thưởng hoà bình, tiến sĩ danh
dự.
Ông cải tổ đảng trì trệ và kinh tế bằng cởi mở, tái cấu
trúc, đổi mới, dân chủ hóa và đẩy mạnh tiến bộ kinh tế tại Đại hội đảng thứ 27
năm 1986, mục đích làm sống lại kinh tế Nga sau những năm trì trệ thời
Brezhnev. Gorbachev nói kinh tế trì trệ cần tái tổ chức, cải cách chính gồm:
Cải cách trong nước
Mục đích làm sống lại nền kinh tế, ông chủ trương cải tiến
kỹ thuật cấp tốc, tăng sản xuất kỹ nghệ, canh nông, cải tiến chính trị Sô viết
cho hữu hiệu hơn. Theo ông muốn cải tổ kinh tế phải cải tổ chính trị
xã hội, tháng 5-1985 ông cổ võ canh tân, thay ngoại trưởng Andrei Gromyko người
đã giữ chức vụ này 28 năm qua.
Tái cấu trúc (perestroika)
Người ta cũng thường gọi là đổi mới, nó là cơ bản để canh
tân giải quyết kinh tế trì trệ, năm 1986 được phác họa tại Đại hội đảng kỳ 27,
phát huy dân chủ, chính quyền tự chủ, chỉ trích, phê bình mọi cơ cấu xã hội
Tháng 1-1987 Gorbachev đề nghị cho nhiều ứng cử viên tham
gia bầu cử, những viên chức chính phủ không cần có đảng tịch, không cần phải là
đảng viên (CS)
Cởi mở
Gorbachev chủ trương cho người dân quyền tự do ngôn luận,
bãi bỏ kiểm duyệt, thả tù chính trị, tù bất đồng chính kiến, ông chấp nhận cho
người dân được quyền chỉ trích ông và chính phủ . Năm 1988 ông thực hiện một
cải cách lớn nhất từ thời Lenine, đó là chính sách kinh tế mới ra luật cho tư
nhân được quyền sản xuất, buôn bán, hoạt động ngoại thương. Mới đầu luật cho
đánh thuế cao và hạn chế thuê nhân viên về sau có xét lại để tránh gây trở ngại
cho lãnh vực kinh tế tư. Từ đó cửa hàng, cửa tiệm tư, hãng xưởng bắt đầu hoạt
động, cho tổ chức nghiệp đoàn. Hoạt động dịch vụ tự trị được khuyến khích để
mong đầu tư nước ngoài vào làm ăn.
Tháng 6-1988 Gorbachev cho cải cách cấp tiến
cắt giảm quyền kiểm soát của đảng CS trong chính phủ, tháng 3-1989 cho bầu cử
Quốc hội tự do trên toàn liên bang, đây là cuộc bầu cự tự do lần đầu tiên kể từ
1917 tại Liên bang Sô viết.
Ngày 25-3-1990 Gorbachev được các Đại biểu bầu làm Tổng
thống liên bang Sô viết với 59% phiếu bầu, Quốc hội họp lần đầu ngày
25-5 được đưa lên truyền hình bị chỉ trích, người dân muốn cải tổ nhanh hơn
nữa. Trong cuộc bầu cử nhiều ứng cử viên của đảng CS thất cử, Yeltsin được bầu
ở Moscow và trở thành chính khách nổi luôn chỉ trích Gorbachev
Đối ngoại.
Gorbachev cải thiện bang giao, thương mại với Tây phương ,
giảm cường độ chiến tranh lạnh. Năm 1986 ông tiến xa trong quan hệ quốc tế, đề
nghị hủy bỏ hỏa tiễn tầm trung tại Âu châu và chiến lược của ông để hủy bỏ vũ
khí nguyên tử vào năm 2000. Ngày 11-10-1988 Gorbachev và TT Mỹ Reagan họp tại Icelandbàn
về tài giảm vũ khí nguyên tử tầm trung. Họ thỏa thuận rời bỏ 100 hỏa tiễn tầm
trung khỏi Âu châu, sẽ loại bỏ tất cả vũ khí nguyên tử trong vòng 10
năm vào 1996 thay vì 2000 như Gorbachev lần đầu đề nghị, thực hiện ký kết Thỏa
ước hỏa tiễn tầm trung năm 1987.
Tháng 2-1988 ông cho rút khỏi Afghanistan, tổng cộng
có 28,000 người Nga bị giết từ 1979-1989. Một sự kiện vô cùng quan trọng là
Gorbachev tuyên bố bãi bỏ học thuyết Brezhnev (nêu trên) cho phép các nước Đông
Âu tự do lựa chọn số phận của họ. Ngày 4-6-1989 Ba Lan cho bầu cử tự do, chính
phủ CS bị hạ bệ, Nga bỏ thuyết Brezhnev khiến dân Đông Âu nổi dậy suốt năm 1989
khiến cho chủ nghĩa CS bị hủy bỏ. Cuối năm 1989 cuộc nổi dậy tại thủ đô các
nước Đông Âu từ nước này sang nước khác vứt bỏ chế độ CS
xây dựng tại đây từ sau Thê chiến thứ hai.
Cuộc cách mạng dân chủ tự do bắt đầu
từ Ba Lan và sau đó Hung Gia Lợi, Đông Đức, Bảo Gia Lợi, Tiệp Khắc, chỉ có Lỗ
Ma Ni (Roumanie) là nước duy nhất dùng bạo lực lật đổ chính quyền Cộng sản,
biến cố Thiên an Môn năm 1989 ở Bắc kinh thất bại. Thời kỳ chiến tranh lạnh
chấm dứt, Gorbachev được cấp giải Nobel hòa bình 15-10-1989 và nhiều giải
thưởng của các nước, nhiều tổ chức trên thế giới. Ngày 9-11 dân Đông Bá Linh
tràn qua Tây Bá Linh
Giải thể Liên bang Sô viết
Mặc dù Gorbachev cải tổ tự do dân chủ cho Sô Viết và Đông
Âu nhưng kinh tế đi gần tới khủng hoảng , cuối thập nên 80 thực phẩm khan hiếm
phải dùng tem phiếu như như thời chiến. So với 1985 khiếm ngạch từ 0 lên 109 tỷ
rúp, dự trữ vàng giảm từ 2,000 xuống còn 200 tấn, nợ bên ngoài từ
zero tới 120 tỷ đô la.
Vả lại việc dân chủ hóa Sô viết và Đông Âu phá hủy quyền
lực của Đảng CS Nga cũng như của Gorbachev, các nước thuộc địa đòi trả độc lập
nhất là ba nước Lithuania, Latvia, và Estoniađã bị Staline sáp nhập vào Nga năm
1940. Năm 1989 người Tây phương gọi là cuộc Cách mạng 1989 (Revolutions of
1989) các nước đông Âu từ bỏ chế độ CS và trở lại chế độ dân chủ tự do của họ
trước 1945.
Ngoài ra các nước trong Liên bang, thuộc địa cũ từ thời Nga Hoàng
tuyên bố độc lập, Liên Bang Sô viết tan như xác pháo cuối năm 1991. Mười lăm
(15) nước tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Sô viết là Armenia, Azerbaijan,Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Russia, Tajikistan,Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan. Sự ly khai này đã khiến Nga mất một nửa dân
số, trước là 290 triệu nay chỉ còn 145 riệu
Cách đây 72 năm Lenine đem lý thuyết Marx Engels về thực
hiện cuộc Cách mạng vô sản long trời lở đất năm 1917 và bây giờ Gorbachev thực
hiện cuộc Cách mạng 1989, giải tỏa xiềng xích chế độ CS áp bức, đem lại dân chủ
tự do cho Nga, cho các nước Đông Âu và các nước thuộc địa cũ của Nga từ thuở xa
xưa. Gorbachev là người có công lớn với nhân loại, ông đã cứu nước
Nga, các nước Đông Âu, các thuộc địa cũ của Liên bang, đem lại tự do bác ái cho
nhân dân.
Gorbachev người có ảnh hưởng nhất thế giới thập niên 80, đã thay đổi
cả một kỷ nguyên, một vĩ nhân của thế kỷ. Chính ông ta đã đào huyệt chôn vùi
chế độ CS tại Nga, Đông Âu và cả trên thế giới mặc dù nay các nước CS da vàng
còn thoi thóp thở nhưng chúng cũng đang từ từ dẫy chết.
Tháng 8-1991, Ủy ban nhà nước tình trạng khân trương đưa
quân nhẩy về Moscow làm đảo chính theo kiểu Nguyễn Chính Thi
năm 1960 tại Sài Gòn để lật đổ Gorbachev, ông này bị giam ba ngày tại Crimea.
Yeltsin, Tối cao liên bang (Chủ tịch quốc hội) đã đứng trên một
chiếc xe tăng hô hào nhân dân chống đảo chính, ông đã dẹp được cuộc phản loạn,
nhân dân biểu tình chống quân đảo chính, Gorbachev được cứu tại Crimea.
Cuộc đảo chính của nhóm CS bảo thủ thất bại, người dân
không muốn trở lại chế độ hà khắc, tàn bạo, đây là cái quẫy mình cuối cùng của
bọn tàn dư CS Nga trước khi chết
Boris Yeltsin
Sự nghiệp chính trị Gorbachev suy thoái, Yeltsin dần dần
nắm được quyền hành từ bộ này sang bộ khác kể cả điện Cẩm Linh. Ngày 6-11-1991
ông ra nghị quyết bãi bỏ tất cả mọi hoạt động của Đảng CS trên đất Nga. Mới đầu
ông là người ủng hộ Gorbachev, Yeltsin nổi lên khi thực hiện Tái cấu trúc, đổi
mới, ông thành đối thủ chính trị mạnh nhất của Gorbachev.
Ngày 29-5-1990
Yeltsin được bầu Chủ tịch Tối cao Sô viết (Chủ tịch Quốc hội). Ngày 12-6-1991
Yeltin được bầu theo phổ thông đầu phiếu làm Tổng thống Cộng hòa Xã hội liên
bang Sô Viết Nga (Russian Soviet Russian Soviet Federative
Socialist Republic), lúc đó là một nước trong liên bang 15 nước. Khi
Gorbachev từ chức và Liên bang Số viết giải tán ngày 25-12-1991, Yeltsin giữ
chức Tổng thống liên bang Nga, năm 1996 ông tái đắc cử.
Ông chủ trương cải tổ kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa tới
một nền kinh tế thị trường tự do, dưới thời Yeltsin, nhiều suy thoái như lạm
phát, tham nhũng, kinh tế khủng hoảng và nhiều vấn đề chính trị xã hội ảnh
hưởng nặng nước Nga. Năm 1992 vật giá tăng vọt, thập niên 90 tổng sản lượng suy
giảm còn một nửa, thất nghiệp dữ dội, lạm phát phi mã khiến bao nhiếu người mất
hết tiền tiết kiệm, mười triệu người Nga lâm vào cảnh bần hàn.
Ông tiếp tục giữ chức Tông thống cho tới 31-12-1999, tỷ lệ
ủng hộ xuống không còn gì trong những ngày cuối cùng, một loạt những khủng
hoảng kinh tế chính trị khiến Yeltsin không lấy lại được uy tín lúc ban đầu.
Ông từ chức ngày 31-12-1999, Thủ tướng Vladimir Putin trở
thành tổng thống lâm thời cho tới khi cuộc bầu cử mới được tổ chức
ngày 26 tháng 3, 2000.
Vladimir Putin
Ông giữ chức Thủ tướng Nga từ tháng 8-1999 tới tháng
12-1999, sau đó làm Tổng thống lâm thời do Yeltsin trao lại từ cuối 1999 tới
tháng 3-2000. Putin đắc cử Tổng thống 26-3-2000 với 53% số phiếu nhiệm kỳ đầu
2000-2004 và tái đắc cử nhiệm kỳ hai 2004-2008 đồng thời với hai nhiệm kỳ của
TT Mỹ Bush con. Ông lại làm Thủ tứớng từ 2008-2012 trong khi Dmitry Medvedev, Thủ tướng của ông lên làm Tổng thống.
Putin cũng là chủ tịch đảng Thống nhất Nga, đã phục vụ cho KGB 16 năm, lên tới
trung tá trước khi hoạt động chính trị. Ông tham gia chính phủ Yeltsin và lên
rất nhanh. Vì hiến pháp chỉ cho làm Tổng thống hai nhiệm kỳ ông
không thể ra ứng cử tiếp năm 2008.
Dmitry Medvedev, Thủ tướng của Putin đắc cử Tổng thống 2008
và cử Putin làm Thủ tướng. tháng 9-2011 sau khi luật thay đổi tăng nhiệm kỳ
Tổng thống từ 4 lên 6 năm, Putin cho biết ông sẽ ứng cử lần thứ ba (2012) khiến
nhân dân biểu tình chống đối tại nhiều thành phố Nga. Ông lại thắng cử Tổng
thống năm 2012 (63.6% số phiếu) và sẽ cầm quyến 6 năm, cử Dmitry Medvedev làm
Thủ tướng. Đây chỉ là một trò hề bầu cử, ông Tổng thống xuống làm Thủ tướng rồi
ông Thủ tướng lên làm Tổng thống, nước Nga trở thành một hí trường cho hai anh
hề diễn tuồng bầu bán ma mãnh.
Putin bị trong nước chống đối, bị thế giới coi là dân chủ
giả hiệu, người ta cho là nền dân chủ lai căng này sẽ từ từ đưa tới độc tài,
năm 2014 Nga bị truất khỏi G-8 vì sáp nhập bán đảo Crimea vào nước họ.Ngày
21-2-2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Yanukovych và
cử TT lâm thời Turchynov lên thay. Mỹ và Tây phương công nhận chính phủ mới,
Nga phủ nhận. Hai ngày sau Putin đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo
Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ xe tăng để sáp nhập
bán đảo này vào Nga.
Kinh tế tốt đẹp trong thời kỳ Putin làm Thủ tướng và Tồng
thống lần đầu 1999-2008 lợi tức thực sự tăng 2.5 (hai lần rưỡi), lương bổng
thực sự tăng gấp ba, thất nghiệp, nghèo nàn giảm một nửa, nhân dân mãn nguyện.
Nhiệm kỳ trước của Putin được đánh dấu kinh tế tăng trưởng, kinh tế Nga tiến
một mạch 8 năm, Tổng sản lượng tăng 600% , chính phủ giảm thuế. Chính sách năng
lượng khiến Nga trở thành siêu cường năng lượng. Putin trợ giúp kỹ nghệ high
tech như Quốc phòng, nguyên tử, đầu tư ngoại quốc gia tăng khiến kỹ nghệ xe hơi
tăng trưởng. Nay đầu tư vừa giảm 2.5% vì Ukraine khủng hoảng, nước Nga khác
thường trong số những nền kinh tế lớn ở chỗ họ dựa vào lợi tức năng
lượng dầu, khí để tăng trưởng
Đất nước được thiên nhiên ưu đãi có đầy tài nguyên thiên
nhiên gồm dầu, khí đốt thiên nhiên, kim loại quí…chiếm phần lớn hàng xuất khẩu
Nga. Những thập niên 2000 năng lượng nhiên liệu đã thay đổi bộ mặt nước Nga trở
thành siêu cường năng lượng như năm 2012 dầu và khí đốt chiếm 16% Tổng sản lượng,
chiếm 52% lợi tức ngân sách liên bang và chiếm hơn 70% hàng xuất
cảng. Kỹ nghệ quân sự Nga rất cao, năm 2013 vũ khí xuất cảng là 15 tỷ (Mỹ kim)
đứng thứ hai sau Mỹ gồm máy bay chiến đấu, phòng không, tầu chiến, tiềm thủy
đĩnh …
Từ 2000-2012 xuất cảng dầu khí khiến đời sống người dân
tăng, lợi tức tăng 160% nhưng lợi tức phân phối không đều trong khi 110 nhà tỷ
phú chiếm giữ 35% tiến của trong nước. Nga cũng bị nạn tiền thất thoát ra ngoại
quốc, từ 2000-2012 mất 880 tỷ Mỹ kim.
Nay kinh tế Nga bị suy thoái từ khi sáp nhập bán đảo
Crimea, bị Mỹ và Tây phương trừng phạt kinh tế, thị trường chứng khoán lao
xuống vực thẳm, đồng Rúp mất giá gần một nửa. Nay giá dầu thô tụt xuống
dưới 50 đô so với trên 100 đô nửa năm trước khiến kinh tế Nga càng khốn đốn vì
họ sống bằng bán dầu, năng lượng.
Nga hoàn toàn trái ngược với nước Nhật, diện tích Nga nay
17 triệu Km vuông gấp 44 lần nước Nhật (337 ngàn Km2), Nga có rừng vàng biển
bạc trong khi Nhật bị thiên nhiên bạc đãi, không có tài nguyên nhưng nhờ trí
thông minh, tài năng họ đã chế tạo được các hàng xuất khẩu tuyệt hảo bán khắp
năm châu.
Kỹ nghệ đã đưa Nhật lên hàng kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới thập
niên 80, 90 và 2000, chỉ mới xuống hàng thứ ba những năm gần đây. Putin có công
đào xới cái “của trời cho” đem xuất cảng đưa đất nước lên hàng cường quốc kinh
tế thứ 8 mà trước đó đứng hàng thứ mấy chục.
Cuối thập niên 90 sau khi Liên bang Sô viết sụp đổ, 15 nước
trong Liên bang đòi trả độc lập, Đông Âu từ bỏ chế độ CS, nưóc Nga lâm vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế, Tổng sản lượng suy giảm còn 50%, lạm phát gia tăng.
Thời mà đế quốc Sô viết đã từng chọc trời khuấy nước nay
còn đâu?
Dậu đổ thì bìm bìm leo, nhiều nước nhất là Mỹ, Tây phương
khinh rẻ nước Nga hết thời, có người nói đừng coi thường Nga họ vẫn còn cả một kho
vũ khí cũ. Đó cũng là lý do thúc đẩy Putin vùng vẫy để lấy lại chút hào quang
quá khứ mà nhân dân cũng đồng ý để ông quậy cho đỡ tủi. Ông dật dây dựng lên
một chính quyền thân Nga tại Ukraine trước đây để từ từ kéo họ về Nga nhưng
thất bại, người Ukraine ác cảm với Nga vì họ đã từng bị Staline giết bẩy triệu
người năm 1933. Họ lật đổ Tổng thống thân Nga khiến Putin nổi giận sáp nhập bán
đảo Crimea vào Nga trắng trợn
Khi bị Tây phương trừng phạt kinh tế, Putin quá giận mất
khôn tuyên bố Nga là nước duy nhất có thể biến Hoa Kỳ thành tro bụi. Nay bất
lực trước đòn kinh tế Putin chỉ còn nước hù dọa cho đỡ tủi. Đe dọa chỉ là vũ
khí của kẻ yếu, nay kho vũ khí cũ đã quá lỗi thời chẳng dọa được ai, cũng chẳng
đánh được ai.
Ngay cả những tay trùm CS như Staline, Khrushchev, Brehnev
.. đã từng hét ra lửa cũng không nói thế. Putin lợi dụng chính sách đối ngoại
mềm yếu của Obama để lộng hành, nhưng hai năm nữa, Cộng hòa sẽ lên nắm quyền,
khi ấy ông sẽ không dại gì mà vuốt râu hùm.
Có vài người nịnh Putin, thổi ông lên hàng người có nhiều
quyền lực nhất thế giới nhưng quyền lực ở chỗ nào? Nay dân số Nga chỉ còn một
nửa (145 triệu, List of countries by population Wiki) sau khi Liên bang Sô viết
tan rã đứng hàng thứ 9 trên thế giới. Tổng sản lượng Nga thập niên 60, 70 bằng
nửa của Mỹ như Samuelson đã nói trên, nay TSL Nga (2,000 tỷ) đứng hàng thứ 9,
chỉ bằng gần 1/8 của TSL Mỹ (16,7 68,000). Ngân sách quốc phòng Nga (88 tỷ)
hiện đứng thứ ba trên thế giới nhưng chỉ bằng 1/7 của Mỹ (640 tỷ), diện tích
Nga từ 24 triệu Km2 còn 17 triệu Km2.
Nhiều người cho rằng Putin muốn trở lại thời chọc
trời khuấy nước của Liên bang Sô viết xa xưa nhưng than ôi thời oanh liệt nay
còn đâu? Muốn vậy trước hết phải chiếm lại 15 nước thuộc địa cũ để đưa dân số
từ 145 triệu trở lại 290 triệu và Tổng sản lượng lên hàng thứ hai, thứ ba, sau
đó chiếm lại Đông Âu để tái lập giang sơn nhưng chỉ có những người bị tâm thần
mới mang ảo tưởng như vậy, làm sao có thể quay ngược bánh xe lịch sử?
Liên bang Sô viết, cái nôi của CS đầu hôm sớm mai tan như
xác pháo, nhà Phật gọi là vô thường, chẳng có gì là thường còn, có sinh thì có
diệt.
Có lẽ ông Putin nên
nghĩ tới kế hoạch phục hưng nền kinh tế đang suy thoái thì hay hơn là đào xới
“của trời cho” đem bán, miệng ăn núi lở, ăn mãi nó cũng phải hết. Các nước Nhật, Nam Hàn
không có nguyên liệu, họ có tài năng làm ra của cải vật chất không phải phụ
thuộc vào thị trường năng lượng như Nga.
Tương lai kinh tế
nước Nga thật là ảm đạm, một ngày nào Putin cũng sẽ trở lại chính sách xét lại
con đường sai lầm mà ông hằng theo đuổi một cách vô ích
Trọng Đạt
This is very interesting, You're a very skilled blogger.
ReplyDeleteI've joined your rss feed and look forward to seeking more of your fantastic post.
Also, I've shared your site in my social networks!