QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, December 29, 2017

100 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra trong đêm Giáng sinh đất người, 50 năm trước, điều dã man xảy tại đêm Tết Mậu Thân đất Việt ta !

2017-12-28 1:48 GMT-05:00 'Patrick Willay'>:
 

2017-12-27 : Chuyện Tình Quê Hương : Yêu Chuyện Người, Buồn chuyện Ta :

100 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra trong đêm Giáng sinh đất người,
50 năm trước, điều dã man xảy tại đêm Tết Mậu Thân đất Việt ta !

Hưu chiến đêm Noël 1914 tại chiến hào Pháp Đức
Tàn sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế Việt Nam
Hai cuộc chiến, Hai ngày lễ
Hai văn hóa ! Hai văn minh !  

TS.Phan Văn Song  

  


Thứ bảy tuần trước, trên mạng Hoa Tự Do, mục Văn Hóa cho đăng một bài viết về một sự kiện hy hữu đã xảy trong một thời kỳ đen tối nhứt của lịc sử âu châu cách đây trên 100 năm, tạo sự chú ý cho chúng tôi. Chúng tôi xin phép tác giả Thuần Dương và chủ nhiệm diễn đàn Hoa Tự Do, được trích những đoạn của bài viết, đôi lời thành thật cảm ơn quý vị tác giả, và chủ nhiệm Hoa Tự Do.

1/ 100 năm trước, Giáng Sanh 24 tháng 12, 1914, văn hóa người :

Nhơn dịp hôm nay là ngày 27 tháng 12, 2017, sau lễ Giáng sanh 3 ngày, người viết chúng tôi xin được chia sẻ cùng quý thân hữu vài suy nghĩ về sự kiện nầy, tuy đã xảy ra vào dịp Noël, ở đất người trong một cuộc chiến được xem là đẩm máu nhứt của lịch sử của âu châu. Sở dĩ ngày 27 vì chúng tôi muốn kỷ niệm ngày 27 tháng 12 năm 1914, cách đây trên 100 năm, hiện tượng hiếm có đó, được những tờ báo của Anh và Mỹ đưa tin. Tờ The Daily Telegraph cho đăng một bài viết vào ngày 27 tháng 12 năm 1914, về việc quân đội Đức và liên quân Anh-Pháp, đối mặt tàn sát nhau, vừa ngày hôm trước, lại tự động đồng lòng ngưng bắn, cùng nhau hưu chiến, chẳng những đêm 24 tháng 12 năm 1914, đêm thánh thiện Giáng Sanh, rồi cả ngày 25 ngày Noël nữa, rồi cùng nhau ca hát, trao đổi quà tặng, bánh sô cô la và thuốc lá. Tờ New York Times cũng đưa cái tin của cái đêm giao thừa và ngày Noël năm ấy. Sau đó, các tờ báo của Anh như Mirror hay Sketch cuối cùng cũng đăng ảnh về những chiến sĩ đứng lẫn với nhau trên chiến tuyến ở trên trang nhứt tạp chí của mình..

Hiện tượng hy hữu nầy, xảy ra tại những chiến hào, ngay tại một điểm nóng giằng co ác liệt giữa liên quân Anh – Pháp và quân đội Đức, nơi người ta không thể biết được liệu ngày mai mình còn sống hay không, câu hỏi bao giờ được về nhà như hòn đá ném xuống vực sâu không hồi đáp, ở nơi đó, liệu có thể có phép màu? Thế nhưng cuộc sống luôn có chỗ cho những điều kỳ diệu. Vào đêm Noël năm 1914, sau nhiều ngày giao tranh dữ dội giữa giá rét của mùa đông phương Bắc. Bất chấp những làn bom rơi, đạn nổ, những tiếng gào thét thê lương, những thân người đổ gục vô hồn… đêm Giáng Sanh vẫn phải được tưởng nhớ và chào đón. Binh lính của ba nước âm thầm tổ chức lễ Noel ngay dưới chiến hào của mình. Không có gà tây, không có bếp hồng hay món tráng miệng ngọt lịm, không cả lời chúc tụng mà chỉ có những lời cầu nguyện cho sự yên bình và sự sống.

Đêm Giáng Sanh 24 tháng 12 năm 1914, giữa sự tịch mịch hiếm hoi của địa ngục trần gian, nơi diễn ra trận chiến khốc liệt của Thế chiến I, một tiếng hát vút lên không gian, và tiếp theo sau đó là một trang sử sáng ngời giữa lịch sử tối tăm của chiến tranh đã được viết nên.
Một binh sĩ người Đức, Nikolaus Sprink, vốn là một nam ca sĩ opera tài danh bị triệu tập đi lính, bỗng cất tiếng hát vang « Đêm Thánh Vô cùng – O Silent Night-Holly Night... » giữa chiến trường. Và bắt đầu, một thời khắc đi vào lịch sử. Và trong đêm tịch mịch đó, Silent Night-Holly Night – bài hát Giáng sanh nổi tiếng nhất mọi thời đại, từ phía chiến hào của người Đức, cất lên văng vẳng, cao vút. Người Anh và người Pháp ngừng cụng ly và xì xầm, không gian và thời gian như bất động.Như được đánh thức sau cơn mê, một viên sĩ quan binh đoàn Scotland của quân đội Hoàng gia Anh bất ngờ chộp lấy cây kèn túi-cornemuse, thổi lên điệu nhạc du dương hòa cùng giọng ca bên kia chiến tuyến. Nikolaus vốn chỉ đang trổ chút tài nghệ phục vụ những đồng đội của mình, ngỡ ngàng trước màn hồi đáp đầy chất thơ, đã hứng khởi quên cả hiểm nguy, bước ra khỏi chiến hào, tay cầm cành thông vừa đi vừa hát bất chấp sự can ngăn của vị chỉ huy. Bài ca vừa dứt, anh lập tức nhận được những tràng pháo tay vang dội của những người lính từ… cả hai chiến hào..
Đó là một phần nội dung của bộ phim « Joyeux Noel » do Pháp sản xuất với sự hợp tác của Anh, Đức. Bộ phim từng nhận được đề cử cho giải Phim nước ngoài xuất sắc nhất tại Oscar 2006, Quả cầu vàng, BAFTA 2006… Đó không phải chỉ là một bộ phim lấy đề tài chiến tranh. Mà nó dựa trên một sự kiện hoàn toàn có thật trong Thế chiến I..
trong suốt hơn 100 năm sau, sự kiện này đã được xem như là một phép lạ, giây phút đình chiến hiếm hoi trong cuộc chiến từng cướp đi sanh mạng của hơn 15 triệu người.
Người ta cũng ghi nhận thêm rằng, qua sáng ngày 25 tháng 12, ở một số đoạn trên chiến hào, lính Đức đã bước lên và hô to “Chúc mừng Giáng Sanh” bằng tiếng Anh. Binh sĩ đồng minh cũng thận trọng tiến ra chào đón họ. Người Đức nhanh chóng giơ tay ra hiệu “Bạn không bắn, chúng tôi cũng không bắn”. Binh sĩ hai bên trao đổi những quà tặng như thuốc lá, thực phẩm và mũ. Đồng thời họ có thời gian yên bình để chôn cất những những đồng đội thiệt mạng trong nhiều tuần trước đó của mình. Ở một nơi sanh tử không có giới hạn, đến một nấm mồ tươm tất và một buổi lễ tiễn đưa ấm áp không thể diễn ra trọn vẹn, thì khoảng thời gian đình chiến hiếm hoi đó, chính là dịp, để người ta dành cho những người đã khuất những điều ý nghĩa cuối cùng.
2/ 50 năm trước, Tết Mậu Thân, 30 tháng giêng 1968, văn hóa thú :
Sự kiện Quân đội Việt Cộng thảm sát dân lành ở Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, đến năm nay, với Tết Mậu Tuất 2018, tròn trèn đã  50 năm. 
Như quý thân hữu và đọc giả đã thấy như trên vào dịp lễ Giáng Sanh xứ người 100 năm trước, hai phe thù địch ngưng chiến cùng nhau hát thánh ca, trao đổi lời chúc tụng và tặng quà kỷ niệm nhau, trên chiến tuyến cạnh những địa đạo chiến hào. Trái lại với lễ Tết xứ ta, 50 năm trước, mặc dù đã  hẹn nhau giữ truyền thống quê hương là mọi sanh hoạt xã hội phải ngưng lại, huống chi là chiến tranh, nên phải hưu chiến trong ba ngày linh thiêng của dân tộc là ba ngày Tết cổ truyền thờ cúng tổ tiên, thăm viếng sum họp gia đình. Lại thêm «  Trong những ngày trước cuộc tấn công, quân đồng minh nới lỏng phòng thủ. Phe Bắc Việt (cũng) tuyên bố ngưng chiến vài dịp Tết (Mậu Thân) từ ngày 27 tháng giếng đến ngày 3 tháng hai 1968 » - (Wikipédia en français « L'offensive du Tết ...  Dans les jours précédant l'offensive, les alliés se relâchent. Le Nord-Viêt Nam annonce une trêve pour le Têt, soit du 27 janvier au 3 février 1968)
Sự Kiện :
Đúng nửa đêm ngày 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, thừa quân đội đồng minh và đặc biệt quân cán chánh của Việt Nam Cộng Hòa được nghỉ phép về gia đình « ăn Tết » ; quân đội Cộng sản Bắc Việt và quân Việt Cộng ẩn nấp ở miền Nam Việt Nam cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên toàn lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa - trong đó có Sài gòn và Huế. Với một tổng số vào khoảng 84 000 quân cộng sản Bắc Việt cùng với hàng ngàn du kích địa phương nằm vùng, đồng loạt nổi dậy, tiền pháo binh và súng cối, hậu xung, tấn công các phi trường, các cơ sở quân sự quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng 64 khu quân sự các thành phố là làng xã.
Sau các thành công quân sự ban đầu, họ bị quân dân cán chánh của quân lực  Việt Nam Cộng Hòa áp đảo và đẩy lui khắp nơi, trừ Huế. Trong mọi tình huống, quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng với các đơn vị địa phương quân và cảnh sát tử thủ đã đẩy lui liên quân cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng.  Trừ Huế, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tuy ở thế bị động, hoàn toàn phòng thủ, nhưng dưới quyền chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng, nên vẫn giữ vững được phòng tuyến. Thế nhưng một phần lớn thành phố vẫn bị chiếm bởi quân Việt Cộng. Cuộc chiến dằn co đẩm máu suốt 28 ngày. Theo thống kê đồng minh Mỹ-Việt, quân Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng nằm vùng đã bỏ lại khoảng trên dưới 5 000 cán binh vừa chết, vừa bị thương, chỉ độ 100 tên bị bắt hay đầu hàng thôi. Phía đồng minh 216 tử thương, 1609 bị thương, riêng quân lực Việt Nam Cộng Hòa 421 quân nhơn đã hy sanh vì Tổ quốc, 2 123 bị thương và 31 người mất tích.
Trái lại, trên 5800 thường dân vừa thiệt mạng và bị thương, 116 000 mất nhà mất cửa mất cả tài sản trên tổng số dân Huế là 140 000 người
Và … Sau khi thành phố vừa lấy lại, người ta tìm thấy những hố chôn tập thể với 2800 xác chết.   (Nguồn Wikipédia Pháp)
Số liệu về các hố chôn tập thể :
Trong những tháng và những năm tiếp theo, bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1968, và kéo dài tổng cộng 26 ngày, hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhơn bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Theo Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên, trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau Tết, các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa, đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Hòa, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và có khi bị chôn sống.(Wikipédia Việt Ngữ)

Tại sao thành phố Huế ? Vì chiến lược
? Vì qu báo Pht t xung đường năm 1963
?
:
Ở thành phố ngày diễn ra trận chiến dài và đẩm máu nhứt của cuộc Tấn công Việt Cộng ngày Tết Mậu Thân 1968.
Thành phố Huế, nằm ngang đường quốc lộ 1, nằm 1,2 cây số cách biển Đông và 100 cây số phía Nam giới tuyến Bắc (vĩ tuyến 17) của Việt Nam Cộng Hòa.. Huế là thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên, là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam Cộng Hòa, với 140 000 cư dân.Và Huế cũng là cố đô của triều đình Nhà Nguyễn, là trung tâm văn hóa của miền Trung của toàn đất nước.. 
Cho mãi đến năm 1968, Huế vẫn là nơi được xem là khá an toàn, dù là nằm trên một trục lộ thông thương Nam Bắc. Huế thật sự được chia làm hai thành phố bổ trí theo Sông Hương cắt theo hướng Đông-Nam Tây-Bắc. 2/3 dân chúng sống ở phía bờ Bắc của Sông Hương, (Hữu ngạn – theo cái nhìn á đông- từ cửa biển lên nguồn – âu mỹ nhìn từ nguồn xuống biển) bao bọc ngoài và trong Cổ Thành, với các vườn xưa, chùa xưa, hố đào, nhà cửa xưa, và, với cạnh sát bờ thành, là phu phố cổ Gia Hội, chằnh chịt nhà xưa, ngỏ hẹp.
Phía bờ Nam Sông Hương (Tả ngạn), bên kia cầu Nguyễn Hoàng, là thành phố mới, thành phố Tây, với một diện tích 50 % nhỏ hơn Cổ Thành, và với 1/3 cư dân còn lại. Ở đấy, gồm có nhà thương, nhà giam, nhà thờ thiên chúa giáo La mã - Phú cam, và những cơ quan công quyền với những địa ốc tân thời như Tòa Lãnh sự Mỹ, Viện Đại học, và nhiều cư xá các viên chức…

Bộ tham mưu sư đoàn 1 của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đóng ở mạn Đông Bắc Cổ Thành Huế, với những công sự chiến đấu nhưng phần đông được bố trí dọc theo quốc lộ 1 về hướng Quảng Trị. Đơn vị gần nhứt Huế là Trung đoàn 3 với ba tiểu đoàn nằm cách Huế khoảng 4 cây số mạn Tây Bắc. Đơn vị duy nhứt có mặt trong thành phố là một Đại đội « Hắc Báo », gồm các binh sĩ thiện chiến, chuyên ngành thám sát hay phản chiến trả đủa nhanh chóng. Riêng phần an ninh thành phố thuộc quyền của Cảnh sát quốc gia. 
Hiện diện của Huê kỳ và quân đội Mỹ, khi cuộc chiến bắt đầu, chỉ với sự có mặt của 200 quân nhơn của thuộc cơ quan cố vấn MACV gồm 200 quân nhơn của lục quân USArmy và thủy quân lục chiến USMC Huê kỳ, vài sĩ quan (cố vấn) Úc, và vài sĩ quan cố vấn cạnh sư đoàn 1 Việt Nam. Tất cả đang « ăn Tết » tại một doanh trại, được trang bị chiến đấu sơ sài – légèrement fortifié nằm phía Đông của thành phố mới bờ Nam Sông Hương, cách cầu Nguyển Hoàng một khu phố.

Tả dông dài để nói rõ, cái nhẹ dạ của Liên quân Mỹ-Việt miền Nam Việt Nam, do quá « gentlemen âu mỹ », quá « quân tử á đông », tin tưởng tưởng rằng Hà nội tôn trọng hưu chiến, nhưng tập tục á đông tôn trọng ngày giờ tháng linh thiêng tuyền thống đã được tôn trọng từ bao năm nay ; ( cũng do tuyên bố của phe Bắc Việt ngưng chiến vài dịp Tết (Mậu Thân) từ ngày 27 tháng giếng đến ngày 3 tháng hai 1968) nên đã bị văn hóa Công Sản chủ nghĩa Vô Thần-Vô Gia Đình-Vô Tổ quốc bịp !

Trái lại, Bộ chánh trị Đảng và công an Cộng Sản đã sửa soạn sẳn một danh sách dài những nhơn vật-mục tiêu cần phải thanh toán ngay từ những giờ đầu của cuộc tấn công. Những sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã đành; những nhơn vật, nhơn sự hành chánh chánh trị, thôi cũng đành nhưng đàng nầy lại thêm tất cả những thường dân có quốc tịch Huê kỳ hay quốc tịch khác, ngoại nhơn, ngoại kiều hay người việt làm việc với ngoại kiều, dù người hay dù cơ sở. Sau khi bắt, phải đem ngay ra khỏi thành phố trừng trị giết hoặc thủ tiêu, vì có tội với nhơn dân Việt Nam... Thảm sát do đó Huế bắt đầu.
Thời điểm cuộc tấn công cũng đã nghiên cứu rất kỹ, nhờ lệnh ngưng bắn, quân lực liên quân Mỹ Việt sẽ lơ là, nhiều quân nhơn Việt Nam đi phép về thăm nhà...và thời tiết, mùa mưa vẫn còn sót ở miền Trung sẽ giảm cường độ hoạt động của Không Quân Mỹ Việt.. Do đó khi, quân Cộng Sản bắt đầu tấn công, một nửa quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang nghỉ phép, quân phòng thủ lo phòng ngoại biên hơn phòng giữ trung tâm các thành phố. Lúc Huế bị tấn công, chỉ có một Đại đội Hắc Báo đang giữ đường sân bay, nằm ở Đông Bắc Cổ Thành.  Do đó Cổ Thành bị tràn ngập ngay !

Vài câu chuyện, vài nhơn chứng :
Từ Chuyện Ta : Nguyễn Công Minh, con gái của phó Quận trưởng quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị vào thời điểm đó, nói rằng cha cô, sắp về hưu, đã bị bắt tại nhà riêng khởi đầu cuộc tấn công. Sau khi ông nói với quân Giải phóng rằng ông là Phó Thị trưởng thành phố Huế sẽ được cho nghỉ hưu trong năm sau (1969), ông được lệnh phải trình diện ở khu cải tạo. Hai ngày đầu, ông được cho về nhà sau khi đến khai báo, đến ngày thứ 3 thì ông được yêu cầu đóng gói quần áo và thực phẩm để tới khu trại trong 10 ngày. Ông không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa, cũng không tìm được hài cốt của ông. Cô kể lại rằng vào mùa hè năm 1969, khi tìm kiếm thi thể của cha cô (việc tìm kiếm do một người Cộng sản trình diện chiêu hồi chỉ dẫn), cô đã chứng kiến 7 thi thể trong một ngôi mộ đã được tìm thấy. Nguyễn Công Minh ước tính khoảng 250 thi thể được tìm thấy trong 1 tháng tìm kiếm trong 8 hố chôn tập thể.
Đến Chuyện Tây : Ba giáo sư, Giáo sư Horst-Günther Krainick, bác sĩ Alois Alteköster, và Tiến sĩ Raimund Discher, người giảng dạy tại Đại học Y Khoa Huế, là thành viên Đại sứ Văn hóa CHLB Đức, cùng với bà Horst-Günther Krainick, đã bị bắt giữ bởi quân Giải phóng trong cuộc tấn công Huế của họ vào tháng 2 năm 1968. Ngày 05 Tháng Tư năm 1968, các bộ phận thi thể của giáo sư cùng với nhiều người dân Việt Nam đã được phát hiện trong ngôi mộ tập thể gần Huế.
Một số soạn giả và phóng viên như Stephen Hosmer (Viet Cong Repression and Its Implications for the Future, 1970); Peter Braestrup (phóng viên, viết cuốn Big Story, 1977); Barbara Tuchman (viết cuốn The March of Folly, 1984); Loren Baritz (Backfire, 1985) và Uwe Siemon-Netto (Springer Foreign News Service) tất cả đều cho rằng quân Cộng Sản thực hiện một cuộc tàn sát. Siemon-Netto cho rằng những thi thể bị trói tay là chứng minh họ không chết vì bom mìn mà đã bị bắn với mục đích thủ tiêu chứ không phải vì lạc đạn.
3/ Kết luận :
Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một thất bại lớn của Việt Cộng và quân đội Cộng sản Bắc Việt.
Thắng thua không còn tánh thời sự của bài viết nấy của chúng tôi !  50 năm hồi tưởng lại để nhắc lại người dân Việt Nam, dù là người tỵ nạn Cộng Sản hiện nay ở yên phận ở Hải ngoại, hay dù là người còn sống trong nước… hãy cùng nhau đốt một nén hương tưởng nhớ các nạn nhơn của cuộc thảm sát Huế tháng giêng năm 1968, váv các nạn nhợn của toàn cuộc chiến Chống cộng giữ vững Miền Nam trong vòn trên 20 năm.
Bài học đáng ghi. Khỏi cần nói nhiều chỉ so sánh hai cái hiện tượng :
Noël 1914,  ngưng bắn trên chiến hào, để cụng ly hát mừng Thiên Chúa ra đời, dù là ba quốc gia, ba quốc tịch khác nhau không đồng ngôn ngữ – Pháp Anh Đức !
Tết 1968, Cộng Sản Bắc Việt bịp dân quân Nam Việt nhẹ dạ, ngưng bắn, để tấn công, dễ dàng tàn sát, cắt đầu, mổ bụng, chôn sống, tuy dù là đồng hương, tuy dù là đồng ngôn ngữ - Việt Nam.
Hồi Nhơn Sơn, 27 tháng 12 2017 nhớ về 27 tháng 12 1914..
TS.Phan Văn Song



__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Katerine_M=2E_C=C3=A9saire

Monday, December 25, 2017

Báo Đối Lực #181 đã xuất bản



----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
To: "atran0878>
Sent: Sunday, December 24, 2017, 10:46:28 AM EST
Subject: RE: LÊN LƯỚI SỐ ĐỐI LỰC 181 THÁNG 12/2017 (SỐ GIÁNG SINH TỜ ĐL)





Thưa Độc Giả & Đồng Bào trong ngoài nước:

Báo
Đối Lực #181 đã xuất bản được 4, 5 ngày; nhưng Chủ Nhiệm phải lo việc phát hành và chuyển báo đi các nước (Canada, Hoa Kỳ, Âu Châu) nên việc lên lưới bị chậm trễ. Hơn nữa, mấy ngày qua Toronto bị bão tuyết nên một vài nơi như Phố Tàu Đông, Vaughan tòa soạn vẫn chưa phát hành được. Ngày 24-12-2017, tòa soạn sẽ cố gắng phát nốt các nơi còn lại để kịp Lễ Giáng Sinh ngày 25-12-2017. Báo đã được gửi cho qúy vị có tên trong mailing list trong 2 đợt chuyển báo ngày 20 và 21/12. Do theo tình hình bưu điện Canada trong kỳ Lễ Giáng Sinh này với sự bân rộn thư tín, có thể báo không đến được cho qúy vị ở Canada trong hai ngày như thường lệ; và như thế phải Thứ Tư tuần tới bưu điện Canada mới làm việc trở lại và qúy vị mới nhận được báọ Qúy vị ở Hoa Kỳ phải cuối tuần sau, và ở Âu Châu phải lâu hơn nữa.

Ác đảng và tay sai đánh phá khốc liệt Phong Trào Hiến Chương 2000 mục đích là tiêu diệt Phong Trào; chẳng những trên mặt trận truyền thông điện toán (chúng đánh sập tất cả các địa chỉ email lên lưới của Diễn Đàn
Vietmarketing khiến chúng tôi không thể lên lưới bài được, phải nhờ các chiến sĩ chống Cộng bên ngoài), báo KTTT và ĐL phát hành ra chúng cho người đi thu, không để cho báo được phổ biến, chúng tôi đang nhờ pháp luật để đối phó với hành động bất hợp pháp này; còn Đại Lễ Kỷ Niệm 17 Năm Hiến Chương 2000 chúng dùng ảnh hưởng đối với các  doanh nghiệp hoặc cơ sở thương mại để áp lực các cơ sở này không tiếp tay hoặc tham dự Đại Lễ, khiến cho BTC phải chịu tổn thất khoảng 20%. Chúng còn mua chuộc cả những kẻ nằm trong hệ thống báo KTTT và ĐL để làm sai lệch các phần layout nguy hiểm cho chúng, và có khi chúng tôi vì deadline in báo không kiểm soát kịp thì báo in ra sẽ có 1, 2 chổ sai lạc, không đúng với cái mà tác giả đã làm ra (ví dụ Phúc Trình Hình Ảnh Đại Lễ Kỷ Niệm 17 Năm Hiến Chương 2000 kỳ này, đã bị đổi 1 hình quan trọng, chúng tôi sẽ có ghi chú khi lên lưới bài đó). Bọn Cộng Phỉ và tay sai HHHG vận dụng thiên hình vạn trạng để đánh phá Phong Trào Hiến Chương 2000 mục đích làm cho Phong Trào sụp đổ hoặc bỏ cuộc. Nhưng chúng quên rằng đây là các CHIẾN SĨ QUYẾT TỬ VỚI CS, đã từng HỨA TRƯỚC LINH SÀNG của cố Sĩ Phu NGUYỄN CAO HÁCH -- nhà ái quốc lớn của VN thế kỷ 20, nhà lãnh đạo BIỂU TƯỢNG của Phong Trào Hiến Chương 2000 -- hôm 1/10/2011 trước Lễ Di Quan của Người tại San Diego là sẽ tiếp nối con đường TIÊU DIỆT CỘNG SẢN -- QUANG PHỤC VIỆT NAM & XÂY DỰNG MỘT ĐẤT NƯỚC VN MỚI: DÂN CHỦ - TIẾN BỘ - HÙNG CƯỜNG, nên không thể nào có chuyện BỎ CUỘC, mà Ban Lãnh Đạo Phong Trào cương quyết sẽ đi đến cùng trên con đường TIÊU DIỆT CỘNG SẢN... Các hành động hạ cấp, đê tiện, chuyên đánh dưới thắt lưng của chúng chỉ càng nung nấu ý chí TIÊU DIỆT CỘNG SẢN của nhóm chủ trương mà thôi!

Năm 2018, Ban Lãnh Đạo sẽ nhận vào Phong Trào nhiều chiến sĩ quyết tử với CS (các nhà chính luận, thơ văn và chuyên viên điện toán v.v.) để vận động 1 phong trào
ĐỨNG LÊN TẠI VN hầu có thể CHẤM DỨT CS, từ nay cho đến năm 2020. Chúng HÀNH ĐỘNG HẠ CẤP đối với những người có lòng trong nước và người hải ngoại thì chúng phải trả giá thôi! Không thể nào chấp nhận CS tồn tại được, và những kẻ HHHG với VC cũng chỉ là những kẻ BÁN NƯỚC! Đồng bào cần lưu ý điều nàỵ

Vì vấn đề số trang hạn chế, 95% số bài của các tác giả gửi đến cho số Giáng Sinh Đối Lực 181 đều đã phải để lại, kể cả các bài của các Diễn Giả ĐẶNG QUANG CHÍNH và HOÀNG HÀ, chỉ có bài của 3 Diễn Giả sau là đi trong số này: TS NGUYỄN BÁ LONG, Kỹ Sư NGUYỄN TRUNG HIẾU (Hội Trưởng GH PGHH Toronto) và Nữ Sĩ DƯ THỊ DIỄM BUỒN (Đồng Giải Nhất Giải Năm Đinh Dậu 2017). Tòa soạn phải đăng các bài trúng Giải cao, mà nội 1 bài của tác giả TRẦN THẾ THI (hạng Nhì) đã chiếm hơn 1/3 số báo, đăng 2 bài trúng Giải là gần hết tờ báọ Mà không đăng hoặc đăng một nửa cũng không được; vì các bài này cần phải được đăng hết mới trọn ý, nhất là bài Giải Nhì của Trần Thế Thi: "365 Tờ Lịch Tố Cáo Đảng CSVN": buộc phải đăng hết! Chỉ có vài bài ngắn khoảng 1/2 trang đến 1 trang các tác giả  gửi đã lâu là chúng tôi ráng nhét vào chổ trống, dùng size chữ nhỏ (bài của Hoàng Xuân Thảo, Đại Dương và mấy bài thơ của DTDB (bài trúng Giải của DTDB cũng đã phải để lại, kỳ sau đăng. Duy nhất có 1 bài của David Kilgour gửi từ lâu, đầu tháng 11, phát biểu tại 1 Conference ở Paris, nếu không đăng kỳ này là phải bỏ luôn, nên buộc phải ráng đăng với chữ cực nhỏ

Kỳ này bài tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, Phân Ưu, Cáo Phó cái nào cũng nhiều, mà không có trang, thành ra CÁO PHÓ & PHÂN ƯU cho Mẹ anh ĐẶNG QUANG CHÍNH phải đưa vào 1 trang, để tiết kiệm 1 trang đăng bài, chuyện chưa từng xảy ra trên hệ thống KTTT & ĐL. Và các bài tiếng Anh, tiếng Pháp kỳ này dù ngắn, cũng không có phần chuyển ngữ tiếng Việt như thường lệ vì không còn trang nữạ Xin qúy tác giả Anh và Phap ngữ thông cảm và qúy bạn đọc ráng theo dõi nguyên tác.

Toà soạn tiên đoán là với số lượng bài tồn đọng từ ĐL 181, số KTTT 109 Tết Mậu Tuất 2018 cũng sẽ không kham nổi, và tòa soạn sẽ chọn đăng trên KTTT 109 trên căn bản thời tính: những bài sẽ được đăng trên KTTT 109 sẽ là những bài mà nếu không được đăng liền, sẽ phải bỏ luôn, như bài "Tóm tắt tình hình năm 2017 & Dự phóng cho Năm 2018". Kỳ tới chúng tôi sẽ đăng bài đó, vì tác giả đã đem nhiều công phu viết ra nó, không thể bỏ đị

Tình hình của Phong Trào Hiến Chương 2000 rất khắc nghiệt, vì ác đảng và HHHG đem toàn lực TIÊU DIỆT PHONG TRÀO, trên tất cả các mặt trận, kể cả xâm nhập vào hệ thống làm việc của chúng tôi để làm cho Xuất lượng (output) của chúng tôi bị hỏng. Đối phó với toàn bộ hệ thống của ác đảng và HHHG thực là kinh khủng, bởi vậy xin đồng bào và những vị hỗ trợ thông cảm. Chỉ biết là
chúng tôi KHÔNG BAO GIỜ BỎ CUỘC là được.

Sau đây là nội dung lên lưới kỳ này:

PHẦN I: ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 17 NĂM HIẾN CHƯƠNG 2000


    - Phát biểu Khai Mạc và Mở Mặt Trận về VN của TS NGUYỄN BÁ LONG, cùng với Công Bố Kết Quả Giải Năm Đinh Dậu 2017

    - Phát biểu của KS NGUYỄN TRUNG HIẾU -- Hội Trưởng GH PGHH Toronto -- nhân Đại Diện Gia Đình cố Tín Đồ PGHH NGUYỄN HỮU TẤN, nhận GIẢI NHẤT cho anh, qua chiến dịch KHỦNG BỐ đầu tháng 5-2017 của bạo quyền: anh bị CSVN CẮT CỔ ngày 3/5/2017 tại Đồn Công An Vĩnh Long

    - Tâm Sự của Nữ Sĩ DƯ THỊ DIỄM BUỒN, nhân nhận GIẢI NHẤT Phần Thơ Văn tối 25/11/2017 tại Đại Lễ Kỷ Niệm 17 Năm Hiến Chương 2000

    - Editorial: Some points of Dr. Long Ba Nguyen's address on celebration of the Charter 2000 Movement's 17th Anniversary Ceremony on Nov. 25, 2017 in Toronto

    - Phúc trình Hình ảnh Đại Lễ Kỷ Niệm 17 Năm Hiến Chương 2000

    - Phúc trình Tài Chánh

    - Phúc trình Phát Giải Hiện Kim

PHẦN II: CÁC CÔNG TRÌNH TRÚNG GIẢI

    - Các Bản Tuyên Dương Anh/Việt GIẢI NHẤT & GIẢI NHÌ

    - TRẦN THẾ THI (Giải Nhì): 365 Tờ Lịch Tố Cáo Đảng CSVN (công trình
TRIỆT ĐỂ đối vo*'i Đảng CSVN về mặt TỘI ÁC của Đảng này, dài 14 trang)

    - THÀNH TÔN (Giải Đặc Biệt I): Từ vụ án Mật Vụ CSVN BẮT CÓC  TRỊNH XUÂN THANH & những điều bộc lộ: những hậu qủa gì sẽ đến cho bạo quyền CSVN...?

    - TRẦN ĐỨC THẠCH (Giải Ba): Ghi Danh & Với câu hỏi của Tương lai (Thơ)

    - ĐẶNG QUANG CHÍNH (Giải Đặc Biệt II): Tôi Yêu Số Không

    - TRÚC LANG OKC (Giải Đặc Biệt III): Em là aỉ (Thơ)

    - TRẦN VIÊN BÁCH (Giải Đặc Biệt III): Tượng Đài Nghìn Tỉ (Thơ)

PHẦN III: CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI: QUỐC TẾ & VN

    - Hon DAVID KILGOUR, J.D.: Communism in the contemporary world - The Case of China

    - Prof. LE MONG NGUYEN: "De la politique pure": De Bertrand de Jouvenel (Calmann-Lévy, 1963).

    - ĐẠI DƯƠNG: CSVN tham thâm, lận mạt...

    - QH Âu Châu đòi CSVN trả tự do cho các nhà báo công dân (RFA)

PHẦN IV: SÁNG TÁC VĂN NGHỆ MÙA GIÁNG SINH


    - Giáng Sinh nơi Vùng Xa (DTDB)

    - Mẹ Qua Đời (thơ ĐẶNG QUANG CHÍNH)

    - Một chuyến đi xa (DTDB)

    - Mổ Mắt Như Mù (HOÀNG XUÂN THẢO)

    - Giới thiệu sách Trường VBQGVN theo dòng lịch sử

    - Thơ của THÍCH TUỆ MINH (Quê Tôi), DTDB (Nói với con, Tượng Tiếc Thương)

PHẦN V: CỘNG ĐỒNG

    - CÁO PHÓ của Gia Đình anh Đặng Quang Chính về bà NGUYỄN THỊ ĐÊ (Thân Mẫu) qua đời.

    - PHÂN ƯU của Phong Trào Hiến Chương 2000 với anh ĐẶNG QUANG CHÍNH và Tang Quyến


* * *


Để đặt mua báo dài hạn, xin qúy vị gửi cheque, money order hoặc tiền
mặt (số nhỏ bỏ trong phòng bì) theo gía biểu:

- Canada: $CAN 50.00/năm
- Hoa Kỳ: $US 50/năm
- Hải ngoại: $Eu 70/năm
đề trả cho:
L. NGUYEN (Publ.)
142 - 4975 Southampton Drive
Mississauga, Ontario L5M 8C8
Canada

Điện thoại Cell: 647-296-3133
Địa chỉ Email: vietmarketing3@gmail.com va` thitruong@teksavvy.com

Xin cám ơn sự yểm trợ của qúy vị\


Khi thế giới vươn mình thức dậy
Đâu hỡi người Tuổi Trẻ Việt Nam?
Những Phù Đổng Thiên Vương thuở ấy
Có nghe chăng cả nước cơ hàn?

Chiến Sĩ Nhân Quyền kiêm Nhà Thơ Nguyễn Dật Lĩnh
__._,_.___

Posted by: Alex Tran

NGÀY CHÚA GIÁNG TRẦN CÙNG XEM MỘT CHUYỆN ....Chỉ Một nụ cười



    Đ..MẠ NÓ - TAU GIÀ RỒI CŨNG THẤY GAI MẮT - ĐI RỬA CHÂN, ĐI ĐÁI MÀ CŨNG LẬP BIA - ANH BẠN TRẺ SAU TAU THẤY CŨNG PHÁT ÓI - SAO KHÔNG ĐỐT  NHANG CÚNG NƯỚC ĐÁI CỦA BOÁC LUÔN CHO NÓ "QUÀNH TROÁNG" RI HẸ  !




NGÀY CHÚA GIÁNG TRẦN CÙNG XEM MỘT CHUYỆN TÙ CẢI TẠO MIỀN BẮC CS KHÁ CẢM ĐỘNG - 

Chỉ Một
nụ cười

Bửu Uyển
 Vào dịp cuối năm 1984, một buổi họp mặt các cựu tù nhân chính trị được tổ chức ở San Diego. Xướng ngôn viên của buổi lễ cho biết: “Khi tôi xướng tên trại nào, nếu quý anh là trại viên của trại đó, xin đứng dậy và tự giới thiệu tên của mình để các anh em khác được biết”. Nhiều trại cải tạo ở miền Bắc được lần lượt xướng tên như “Phong Quang”, “Yên Báy”, “Vĩnh Phú”, “Thanh Cẩm”, “Lý Bá Sơ”, “Nam Hà”, “Phú Sơn” v.v Trại nào cũng có năm bảy anh đứng dậy và giới thiệu tên của mình. Khi xướng tên trại Nam Hà, tôi đứng dậy và có thêm bốn anh nữa, trong đó có một anh, tự giới thiệu tên của mình là Lê Trung Đạo. Tôi lẫm nhẫm Lê Trung Đạo, Lê Trung Đạo…sao tên nghe quen quá, hình như anh ấy ở chung đội với tôi thì phải. Khi phần giới thiệu các anh em trại Nam Hà chấm dứt, tôi đi đến bàn của anh Đạo, đứng đối diện và nhìn kỹ anh ấy. Tôi nhận ra anh Đạo ngay. Tôi ôm chầm lấy anh, và anh ấy cũng ôm tôi trìu mến. 

Tôi thì thầm bên tai Đạo: “Em còn nhớ anh không?” Đạo trả lời ngay: “Anh Uyển, mà sao em có thể quên được, thật vui mừng được gặp lại anh... Em trông chờ ngày này đã lâu lắm rồi!
            Khi cùng sống trong cảnh đọa đày nơi trại Nam Hà, phân trại C, tôi và Đạo nằm gần nhau. Ra đồng, bắt được con cua, con cá, tôi và Đạo cùng chia sẻ với nhau. Đạo là một Thiếu Úy Cảnh Sát Đặc Biệt, mới ra trường, không biết làm Trưởng G hay H gì đó...mà bị đày ra cải tạo ở miền Bắc. Anh còn quá trẻ, khoảng 24, 25 tuổi. Tôi xem anh như một người em của tôi và tôi rất quý mến anh. Đạo chưa lập gia đình. Anh chỉ còn một mẹ già đang sống ở Vĩnh long. Vì vậy, từ ngày bị đưa ra Bắc, Đạo chưa bao giờ nhận được quà của thân nhân từ trong Nam gởi cho anh. Anh sống hiền hòa, vui tính, nên anh em trong đội ai cũng mến anh. Đạo xem tôi như một người anh trong gia đình, anh tâm sự với tôi: “Đời em chẳng còn gì nữa, chỉ có một người mẹ, mà từ ngày bị đày ra Bắc, đã trên 5 năm rồi em chẳng có tin tức gì của mẹ em. Không biết bà còn sống hay đã ra người thiên cổ”.

            Đạo nắm tay tôi và cảm động nói: Giờ đây em chỉ có anh là người duy nhất thương mến em, cho em chút an ủi để sống qua ngày!
            Như có một động lực nào thúc đẩy, Đạo tâm sự với tôi: Anh ạ, mình phải sống chứ anh, mà muốn sống, dù là cuộc sống thấp nhất, cũng phải có một ước mơ gì đó để mà mộng tưởng, để tiếp sức cho mình. Các anh em ở đây, dĩ nhiên ai cũng mơ ước sớm được trở về với gia đình. Ngoài xã hội thì kẻ này mơ trúng số, kẻ kia mơ nhà cửa , ruộng vườn v.v. Nhưng sống nơi địa ngục trần gian này, anh em mình mơ ước điều gì đây? Tất cả đều nằm ngoài tầm tay của mình. Em chợt nhớ lại một câu chuyện cổ tích của Pháp, tựa đề là “Un Peu De Soleil Dans L’eau Froide” kể lại câu chuyện một ông lão nghèo khổ, sống cô đơn một mình trong căn lều nhỏ bé, trống trước, trống sau. Bổng một bà tiên hiện ra và cho ông một điều ước. Bà tiên cứ nghĩ, thế nào ông lão nghèo nàn này cũng sẽ ao ước có một căn nhà, hoặc ao ước có nhiều tiền bạc..v..v. Nhưng bà tiên vô cùng ngạc nhiên, khi ông lão nghèo khổ ấy chỉ xin “Một Nụ Cười”.
            Đạo như chợt tỉnh, ông lão bất hạnh trong câu chuyện cổ tích, đã chỉ cho Đạo một mơ ước, mà dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể đạt được, đó là một nụ cười. Không cần phải là nụ cười của giai nhân, mà chỉ cần một nụ cười thân ái của ai đó, chân thành trao cho anh, vì yêu mến anh, có thế thôi.
            Cuộc sống tù đày cứ kéo dài triền miên trong đói khổ, vô vọng. Nhưng khi nghĩ đến một nụ cười, Đạo thấy tâm hồn mình có chút an ủi, nhẹ nhàng. Hằng ngày, Đạo ước mơ nhận được nụ cười. Đêm đêm Đạo cũng ước mong trong giấc mơ, anh sẽ gặp được một nụ cười. Nhưng buồn thay, những giấc mơ đến với Đạo chỉ là những cơn ác mộng mà thôi.
            Nhưng thật kỳ diệu, từ ngày Đạo ôm ấp ước mơ có được một nụ cười, anh thấy cuộc đời của anh có chút ý nghĩa, vì dù sao anh cũng có một ước mơ, để mà thương, mà nhớ, mà mong chờ.
            Một hôm, đội được dẫn đi gặt lúa, khi đi ngang qua cỗng cơ quan, Đạo thấy nhiều chiếc áo vàng đứng ở đó. Nhìn lướt qua, Đạo chợt thấy một nữ cán bộ nhìn anh mỉm cười. Anh không tin ở mắt mình, anh nghĩ rằng có thể cô ta cười vu vơ gì đó, chứ đâu phải cười với anh. Anh quay lại nhìn một lần nữa, vẫn thấy cô ta nhìn anh và mỉm cười.
            Từ ngày ấy, mỗi khi đội đi ngang qua cỗng cơ quan, Đạo đều bắt gặp nụ cười của người nữ cán bộ dành cho anh... Vì vậy khi đi lao động, Đạo luôn luôn đi cuối hàng để dễ đón nhận nụ cười của cô nữ cán bộ. Đạo cũng cười đáp lễ với cô ta. Đạo bắt đầu thấy cuộc đời của mình, có một chút gì thi vị, đáng sống. Khi ăn, khi ngủ, nụ cười đó luôn luôn theo anh, cho anh niềm an ủi, và chút lạc quan để sống. Anh em trong đội đều biết mối tình mắt nhìn mắt và trao đổi nụ cười của Đạo và cô nữ cán bộ.
            Không những Đạo nhớ đến nụ cười, anh còn nhớ đến đôi mắt như muốn nói với anh muôn ngàn lời, anh nhớ đến người con gái ấy. Ban đầu anh nghĩ rằng cứ giã bộ vui vẻ cho qua ngày. Nhưng trong tâm trí anh, luôn luôn nhớ đến cô gái ấy và anh nhận ra rằng anh đã yêu cô ta. Đạo nhớ lại ngày xưa Elvis Presley đã hát một bài hát nỗi tiếng là bài Don’t Gamble With Love nay thật đúng như trường hợp của Đạo. Bây giờ Đạo không còn cho rằng lao động là khổ sai nữa, mà anh trông chờ mỗi buổi sáng được đi ngang qua cỗng cơ quan, để đón nhận nụ cười của người nữ cán bộ.
            Một buổi chiều khi đi lao động về, nghe các anh em Công Giáo tập hát bài “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”, Đạo mới biết, đêm nay là đêm Noel. Khi cửa phòng giam đóng lại, anh em Công Giáo vội vã thiết trí một ngôi sao Giáng Sinh và hàng chữ “Mừng Chúa Giáng Sinh” ở vách tường cuối phòng. Họ nắm tay nhau ca hát, đọc kinh, cầu nguyện. Đạo nằm mơ màng, lơ đãng nhìn về cuối phòng, chung quanh hàng chữ “Mừng Chúa Giáng Sinh”, Đạo tưởng tượng như có những bóng đèn màu chớp sáng. Anh mơ hồ nghe như có tiếng nhạc bài Silent Night dịu dàng thoảng đi trong gió…Anh thiếp đi trong giấc ngủ yên lành.
   Vào một buổi sáng chúa nhật, chúng tôi được gọi ra sân để nhận quà của thân nhân từ trong Nam gởi ra. Thường thì 80 đến 90 phần trăm anh em đều nhận được quà. Riêng Đạo thì chưa bao giờ nhận được quà của thân nhân. Nhưng thật bất ngờ, hôm nay cán bộ lại kêu tên Đạo lên nhận quà, ai cũng ngạc nhiên và mừng cho Đạo. Anh nhận một gói quà bình thường, nhưng cách gói quà, khác với những gói quà từ trong Nam gởi ra. Đạo sững sốt nhận gói quà, đem về phòng, cẩn thận mở ra. Một mãnh giấy nhỏ nằm trên những gói đồ ăn, anh đọc vội hàng chữTrìu mến gửi anh Đạo – Em: Kim Chi”. Với mấy chữ ngắn gọn đó, Đạo biết ai gởi cho anh món quà tình nghĩa này. Anh ôm gói quà vào lòng. Anh không ngờ người nữ cán bộ có nụ cười dễ thương đó, lại dám liều lĩnh gởi quà cho anh. Hai hàng nuớc mắt chảy dài xuống má, đây là những giọt nước mắt hạnh phúc mà từ lâu anh không hề có.
            Trại Nam hà, Phân trại C, nơi chúng tôi đang ở, phía sau là con đường làng. Trại chỉ ngăn cách với bên ngoài bởi những bụi tre thấp và hàng rào kẽm gai. Dân chúng đi ở ngoài, chúng tôi có thể thấy họ. Thường vào buổi chiều, sau khi ăn cơm xong, chúng tôi hay ra ngồi chơi ở sân sau đó, nhìn người qua lại. Một hôm, chúng tôi thấy cô cán bộ Chi đi lui, đi tới ở ngoài hàng rào, rồi thình lình quăng vào trong một cái gói nhỏ. Chúng tôi biết cô ấy gởi gì đó cho Đạo, chúng tôi mang vào cho anh. Đạo không biết Chi gởi gì cho anh, nhưng anh cảm động lắm. Anh em hiếu kỳ đứng quanh giường của của Đạo, để xem cô Chi đã gởi gì cho anh: đó là một gói xôi và một con gà vàng rộm. Đối với tù nhân, đói triền miên như chúng tôi, thì gói xôi gà này là cao lương mỹ vị bậc nhất trên thế gian này. Đạo rất hào phóng, anh chia đều xôi, gà cho tất cả 32 anh em trong đội, mỗi người được một muỗng xôi và chút ít thịt gà. Có người ăn ngay, nhưng cũng có vài anh em để đó, hít hít mùi thịt gà cho đỡ thèm.
            Đạo thấy thương Chi quá, vì yêu anh, nàng đã gan liều làm những việc như vậy, vì nếu bị phát giác, nàng ở tù như chơi. Đạo càng thương Chi khi nghĩ đến tương lai: một cán bộ công an yêu một sĩ quan cảnh sát ngụy...thì đời nào có thể sum họp được. Anh thở dài!
  Vào một sáng chúa nhật, một anh trật tự đến phòng chúng tôi, bảo anh Đạo chuẩn bị ra có người thăm nuôi. Chúng tôi rất ngạc nhiên, vì từ bao năm nay, Đạo thuộc diện con mồ côi, chưa hề có ai gởi quà cho Đạo, nói gì đến chuyện thăm nuôi. Thế mà hôm nay, lại có người thân nào đó đến thăm Đạo. Chúng tôi mừng cho Đạo. Khoảng 9 giờ sáng, anh được cán bộ dẫn ra nhà thăm nuôi. Chúng tôi hồi hộp chờ Đạo trở vào để xem anh nhận được những quà gì của thân nhân đem đến.
            Nhưng chúng tôi chờ mãi…đã ba, bốn giờ chiều rồi, vẫn chưa thấy Đạo trở vô trại. Thường một trại viên được gặp mặt thân nhân khoảng 15, 20 phút, tối đa là nửa giờ. Thế mà, Đạo ra nhà thăm nuôi đã hơn bốn, năm tiếng rồi mà chưa thấy vô. Chúng tôi bắt đầu lo lắng cho Đạo, không biết chuyện gì đã xảy ra cho anh, lành hay dữ. Và từ đó, chúng tôi không còn biết tin tức gì về Đạo nữa.
            Hôm nay gặp lại Đạo, tôi đem chuyện ấy ra hỏi Đạo, anh đã kể cho tôi nghe câu chuyện sau đây:
“ Anh nhớ không, ngày chúa nhật hôm đó, em được dẫn ra nhà thăm nuôi, nói là có thân nhân đến thăm. Em vô cùng ngạc nhiên vì em đâu có thân nhân nào từ trong Nam có thể ra thăm em. Bước vào nhà thăm nuôi, em thấy Chi và một ông Thượng Tá công an ngồi ở đó. Chi vội vã đứng lên giới thiệu: “Đây là cậu Du của Chi, đang công tác ở tỉnh Thái Bình, em nhờ cậu ấy đến thăm anh.” Đạo bối rối nhìn Chi, nhìn ánh mắt, nụ cười của Chi. Chi mặc đồ công an, trên cổ áo có đeo quân hàm Thiếu Úy. Chi biết Đạo ngỡ ngàng, thắc mắc nên cô nói ngay: “Anh đừng lo, em bảo anh làm gì thì cứ làm theo, chớ có hỏi han gì hết”. Chi dẫn Đạo vào một căn nhà ở gần nhà thăm nuôi, nhà không có ai cả. Chi bảo tôi cởi bộ áo quần tù ra, và mặc ngay bộ đồ công an đã để sẵn ở đó; ngoài áo quần, có cả nón, cặp da và giấy chứng nhận đi công tác miền Nam. Tôi như trên trời rớt xuống, nhưng không có thì giờ để hỏi Chi, việc gì đang xảy đến cho tôi. Khi tôi đã mặc xong bộ đồ công an, Chi nhìn tôi mỉm cươì, rồi kéo tôi ra ngỏ, bảo tôi leo lên một chiếc xe Jeep nhà binh đậu sẵn ở đó., và chạy ra ga xe lửa Phủ Lý. Chi bảo tôi cứ ngồi trên xe, Chi vào mua vé xe lửa đi về Sàigòn. Khi đưa tôi lên xe lửa, Chi ân cần căn dặn: “Không nên về nhà, cũng đừng liên lạc với mẹ, mà tìm một người bà con nào đó ở tỉnh khác xin trú ngụ vài ngày, rồi tìm đường vượt biên. Tốt nhất là đi đường bộ qua ngã Campuchia”. Chi đưa cho tôi một gói giấy và nói: “Đây là ít tiền để anh tiêu dùng, nhớ là phải vượt biên ngay nhé!”. Chi cầm tay tôi và chân thành nói: “Em là vợ của anh, anh đừng quên em!”. Tôi ôm Chi vào lòng, nước mắt ràn rụa. Chi cũng khóc trên vai tôi. Xe lửa từ từ lăn bánh, hình ảnh Chi cô đơn đứng một mình trên sân ga, nhỏ dần, nhỏ dần... Tôi thấy nhiều lần Chi đưa tay lên lau nước mắt. Trong tim tôi, mối tình mà Chi dành cho tôi quá sâu đậm, đã chiếm trọn cuộc đời tôi. Tôi vỗ vỗ vào trái tim của mình “Đạo, Đạo, mày phải sống xứng đáng để đền ơn đáp nghĩa cho Chi nghe chưa”.
            Khi xe lửa dừng lại ở ga Bình triệu, Sàigòn, tôi không về nhà tôi ở Vĩnh Long, mà đến nhà dì tôi ở Cần Thơ xin trú ngụ. Chồng của dì tôi là một Đại úy Công Binh Việt Nam Cộng Hòa, trước năm 1975, ông phục vụ ở Tiểu Đoàn 24 Công Binh Kiến Tạo, mới được trả tự do. Gia đình dì, dượng tôi đang âm thầm chuẩn bị vượt biên. Dì, dượng tôi vui vẻ chấp thuận cho tôi cùng đi theo. Tôi đã đưa gói tiền mà Chi trao cho tôi, cho dì tôi để bà tiêu dùng. Mở gói ra xem, dì bảo tôi: “Tiền đâu mà cháu có nhiều vậy?” Tôi trả lời ngay: “Của vợ con cho đó!”
            Vào một đêm tối trời, ghe máy chở cả nhà ra cửa biển Đại Ngãi, vì tàu lớn đang đậu ở đó. Sau 3 ngày và 4 đêm, tàu của chúng tôi đã đến hải phận Thái Lan, được tàu tuần duyên của Thái Lan đưa về trại Sikiew. Trong cuộc phỏng vấn thanh lọc, nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc hỏi tôi rất ít. Tôi nghĩ là họ có đầy đủ hồ sơ cá nhân của ngành Cảnh Sát Đặc Biệt. Họ chỉ hỏi tôi là làm Trưởng G hay Trưởng H, tôi trả lời. Người nhân viên đó lấy trong tập hồ sơ ra một tấm ảnh, anh nhìn tôi rồi gật đầu. Thế là tôi vượt qua cuộc thanh lọc. Mấy tháng sau, họ chuyển tôi qua trại Pulau Bidong ở Mã Lai, để chờ chuyến bay đi định cư ở Mỹ.
            Tôi mau chóng gởi thư cho má tôi ở Vĩnh Long, báo tin tôi đã bình yên đến trại Pulau Bidong ở Mã Lai, đang chờ chuyến bay để đi định cư ở Mỹ. Khoảng 2 tuần sau, tôi vui mừng nhận được thư hồi âm của má tôi, và một bất ngờ thú vị đến với tôi là có cả thư của Chi nữa! Má tôi đã viết cho tôi: “Đạo con, má rất vui mừng nhận được tin con đã đến nơi bình yên. Má cho con biết là Chi đang ở đây với má. Chi đã kể cho má nghe hết mọi chuyện. Má rất hạnh phúc có được một con dâu hiếu thảo như Chi, má mừng cho con”.
            Đạo run run mở thư của Chi ra đọc: “Anh Đạo yêu quí của em, nghe anh đã đến đảo và đang chờ chuyến bay để đi Mỹ, má và em mừng quá anh ơi. Khi anh đi về Nam chưa đầy một tháng, họ đuổi em ra khỏi ngành công an. Em đã về Vĩnh Long ở với má, em thay anh phụng dưỡng, săn sóc má, anh yên tâm!
            Với lời lẽ chân tình, mộc mạc, tôi uống từng chữ, từng lời trong bức thư ngắn gọn của Chi, tôi áp bức thư vào ngực và đi vào giấc ngủ.
            Năm 1982, tôi được đi định cư ở Mỹ. Khi có thẻ xanh, tôi đã làm hồ sơ bảo lãnh Chi. Trong thời gian ở với má tôi ở Vĩnh Long, không biết Chi hỏi thủ tục bảo lãnh ở đâu mà nàng ra Thái Bình, nhờ người cậu Thượng Tá Công An của nàng, làm một giấy hôn thú của tôi và Chi, có đầy đủ chữ ký và khuôn dấu đỏ xác nhận của chính quyền địa phương...
            Năm 1987 khi tôi được nhập quốc tịch Mỹ, tôi đã bổ túc hồ sơ bảo lãnh. Chi đã nhanh chóng được phỏng vấn. Lúc này, những trường hợp gian dối chưa xảy ra nhiều, nên việc chấp thuận cho chồng bảo lãnh vợ tương đối dễ dàng nếu có đầy đủ giấy tờ chứng minh.
            Vào một ngày se lạnh ở miền Nam Cali, tôi và vài bạn bè thân quen đến đón Chi ở phi trường Los Angeles. Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”. Chỉ 2 tiếng “Anh” “Em”, nhưng đã gói trọn cuộc tình mà chúng tôi nghĩ là không bao giờ có thể sum họp được. Tạ ơn Trời Đất!  
            Đạo xây qua người đàn bà ngồi bên cạnh anh, và giới thiệu với tôi: Thưa anh, đây là Chi, vợ em Chi bẽn lẽn cúi đầu, che dấu nụ cười đã đem lại sức sống và hạnh phúc cho Đạo.
            Tôi đã được nghe, được biết nhiều mối tình ly kỳ, éo le lắm. Nhưng nếu nói đến một mối tình thật lãng mạn, mà người con gái đã dám hy sinh sự nghiệp và cả tính mạng mình cho người yêu, thì không thể không nói đến mối tình của nàng Kim Chi và chàng Trung Đạo. 
Bửu Uyển
Tháng 6-2016


__._,_.___

Posted by: Thekhiem Tran

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List