Kính gửi quý
độc giả trên internet,
Chúng tôi
xin gửi đến các bạn vào dịp cuối tuần này tổng cộng 5 tài liệu:
Thứ nhất là bài Cảm
ơn nước Mỹ, nói về ngày tổ chức về đề tài này thứ bẩy 15 tháng 8-2015 tại San
Jose.
Phần thứ hai là l thư
riêng mời đồng hương tại San Jose vui lòng đến dự.
Phần thứ ba xin kể về
những sự nhầm lẫn rất lẩm cẩm trong khi chuẩn bị và
Phần thứ tư là
lời cảm ơn sự cộng tác của quý vị trong giai đoạn chuẩn bị.
Sau cùng phần
thứ 5, xin tặng các bạn câu chuyện của anh chị bác sĩ Nam trong bài tạp
ghi: Đôi vì sao lạc.
Xin quý bạn
xa gần vui lòng đọc qua để chia xẻ với chúng tôi về đề tài cảm ơn Hoa Kỳ, tuy
đơn giản nhưng xem ra cũng khá tế nhị.
Giao Chỉ,
San Jose
Số1 : Cảm ơn
nước Mỹ.
Sau khi đã viết về chương trình Cảm ơn anh, người thương phế bình VNCH, xin giới thiệu quý vị về công cuộc vận động khiêm tốn hơn dành cho ngày Cảm ơn nước Mỹ. Chúng tôi mời đồng bào tham dự ngày cảm ơn Hoa Kỳ lúc 10 giờ sáng thứ bảy 15 tháng 8-2015 tại Santa Clara County số 70 W. Hedding San Jose.
Đây là một chương trình đơn giản nhưng hết sức khác biệt và vô cùng ý nghĩa. Sẽ có phần tiếp tân, triển lãm, tổng kết thành quả xã hội dân sinh cho chức quyền cấp liên bang và địa phương trình bày. Sẽ có phần văn nghệ chọn lọc, phần chiếu phim duyệt lại con đường định cư 40 năm qua.
Nhân dịp này chúng tôi cũng xin ghi lại
những nỗ lực nước Mỹ đã dành cho dân ty nạn Việt Nam trong 4 thập niên vừa qua.
Năm nay đặc biệt là năm kỷ niệm 80 năm đạo luật về số an sinh xã hội ra đời năm
1935. Năm nay cũng là năm sinh của medicare (1965). Đạo luật này đã đạt đến tuổi
50. Thêm một bước nữa, chúng ta ghi nhận người Việt tỵ nạn đã định cư dưới triều
đại của 7 vị tổng thống Hoa Kỳ. Đó là các ông Ford, Carter, Reagan, Ông Bush
cha, ông Clinton, ông Bush con và bây giờ là ông Obama. Tổng thống Ford là người
quay lưng lại Sài Gòn nhưng chính ông chấp thuận đón tiếp trẻ mồ côi Việt Nam và
đồng thời ra lệnh tổ chức chào đón 135 ngàn ty nạn đầu tiên đến từ Việt Nam.
Sau ông Ford là đến ông tổng thống Carter.
Ông là người có duyên nợ nhiều nhất
với thuyền nhân dù chỉ trải qua có một nhiệm kỳ. Đạo luật quan trọng là Refugee
Act ký ngày 17 tháng 5-1980 bao gồm vấn đề tiếp nhận và định cư ty nạn mà phần
lớn là từ Việt Nam đến. Ông Carter cũng là người tăng cấp khoản nhận dân Việt từ
17 ngàn lên 50 ngàn một tháng khi thuyền nhân tràn ngập càc trại Đông Nam Á.
Cũng trong năm 1980 chính phủ ban hành luật nhận con lai được gọi rất tình cảm
là con lai hồi hương.Amerasian Homecoming Act. Riêng về chương trình ODP ra đi
có trật tự toàn thế giới dự trù nhận 623,500 người thì riêng Mỹ đã nhận
458,367. Một đạo luật khác tạm gọi là luật nhận HO do tổng thống Reagan
ký năm 1988 được coi là một dữ kiện lịch sử quan trọng sau chiến tranh Việt Nam.
Cũng cần ghi nhận thêm rằng ngay khi vào Hoa Kỳ, dân Việt được hưởng trợ cấp dưới
nhiều hình thức do các đạo luật về an sinh ra đời từ 80 năm trước dưới thời của
tổng thống Roosevelt. Trong các năm 1952 qua năm 1965 đã có luật về di dân và
quốc tịch nằm chờ sẵn. Chúng ta là di dân tỵ nạn dù đến sau mấy chục năm nhưng
đã thụ hưởng ngay quyền lợi di dân từ ngày đầu. Đó là những lý do hết sức thực
tế để ít nhất cần đứng lên nói lời cảm ơn nước Mỹ. Chúng tôi tổ chức lần này sẽ
có sự hiện diện của tất cả các vị dân cử của 15 thành phố trong quận hạt thung
lũng điện tử Santa Clara.Đồng thời cũng có mời các vị thị trưởng và quận hạt
láng giềng từ San Francisco đến Alameda, Oakland. Xin quý vị đồng hương ghi nhận
và tham dự.Trân trọng kính mời. (IRCC, Inc/Dân Sinh Media/Việt Museum)
Số 2 : THANK YOU AMERICA
Kính gửi quý
thân hữu và khán thính giả.
Thứ Nhất: Chúng
tôi xin đại diện cho cơ quan IRCC, Dân Sinh Media và Việt Museum kính mời quý vị
bớt chút thì giờ đến dự ngày họp mặt qua đề tài Cảm ơn nước Mỹ. Sẽ bắt đầu
từ 10 giờ sáng ngày thứ bẩy 15 tháng 8-2015 tại hội trường Santa Clara County
70 W. Hedding San Jose. Chương trình gồm có tiếp tân thức ăn nhẹ, xem triển lãm
phía ngoài và 12 giờ trong hội trường bắt đầu nghi lễ, chiếu phim, văn nghệ,
thông tin tổng kết 40 năm định cư, tuyên dương và lời cảm ơn nước Mỹ. Chi tiết
được ghi trong thiệp mời đính kèm bằng Anh Ngữ.
Thứ hai: Xin lưu
ý đây cũng là dịp ghi dấu 80 năm, kể từ 1935 chính phủ ban hành luật phúc lợi dân
sinh qua chương trình cấp thẻ an sinh xã hội. Ghi dấu ngày ban hành luật
Medicare 50 năm.(1965). Ghi dấu 40 năm ngày người Việt đầu tiên qua tỵ nạn định
cư tại Mỹ.(1975). Ghi đấu 39 năm thành lập cơ quan thiện nguyện IRCC (1976).
Thứ Ba: Sẽ có sự
hiện diện của các dân biểu, thượng nghị sĩ, thị trưỏng tất cả các thành phố Bay
Area, các giám sát viên, các thành phần trong cộng đồng Việt Nam Vịnh Cựu kim
Sơn. Chương trình sẽ đơn giản nhưng đầy ý nghĩa và diễn tiến bằng Anh Ngữ. Quý
vị nên mời bạn Mỹ và đặc biệt là các gia đình bảo trợ tham dự. Xin thông báo
cho chúng tôi để dành chỗ trong hội trường.
Thứ Tư: Thư mời
có gửi kèm tác phẩm của Giao Chỉ do VietMuseum xuất bản dành cho các ân nhân.
Quị vị đã đóng góp cho IRCC từ $1000 trở lên được ghi danh trên bức tường ân
nhân tại Museum. Hàng năm nhân dịp kỷ niệm chúng tôi ghi danh các ân nhân mới,
bổ túc và sửa chữa các tên cũ.
Thứ năm : Xin quý
vị dùng bao thư đính kèm cho biết số người tham dự. Tùy nghi đóng góp tiền ủng
hộ xin đề cho IRCC sẽ có biên nhân trừ thuế, đồng thời nếu đã đóng góp hoặc sẽ
đóng góp trên $1000 vui lòng ghi lại danh tính để chúng tôi làm bảng tên gắn tại
Museum. Chân thành cảm tạ.
Vũ văn Lộc
3017
Oakbridge Dr.
San
Jose CA.95121
Số 3: Chuyện sai lầm
Vì đề tài cảm
ơn nước MỸ, cần mời các chính khách, quan khách Hoa Kỳ nên chúng tôi soạn thảo
thiệp mời Anh Ngữ. Lúc đem in thay vì đưa bản final lại đưa nhầm bạn nháp. Buổi
tối đem về vội vàng cho vào bao thư gửi đi. Ngày giờ địa điểm thì không sai,
nhưng chính tả văn phạm sai tùm lum. Mấy bạn trẻ con cháu chê ông già viết sai
nhiều chỗ. Số thiệp còn lại phải sửa chữa. Xin đính kèm email nầy thư mời Final
tương đối khá hơn. Xin quý vị chuyển tiếp thư mời vui lòng dùng tài liệu đính
kèm. Xin nhắc lại, đề tài cảm ơn nước Mỹ nên rất cần mới thân hữu Hoa Kỳ. Xin lấy
tài liệu nầy mời người Mỹ, thầy giáo, bạn bè, sui gia, đồng nghiệp, bạn học v v
.
Số 4: Chân
thành cảm tạ.
Thứ nhất: Cảm ơn tất
cả các ân nhân từ gần 40 năm qua đã ủng hộ cơ quan IRCC trong mọi công tác. Đã
đóng góp cho chương trình Homeless từ 1992 cho đến ngày nay. Đã đóng góp cho
chương trình tảo mộ Nghĩa Trang Biên Hòa từ 1993 cho đến nay. Đã đóng góp cho
Việt Museum từ 2004 cho đến nay. Tất cả quí vị nào yểm trở trên $1000 đều có
tên trên bức tường ân nhân cùng với tên của tổng thống Carter, bà dân biểu Zoe
Lofgren v v
Thứ Hai: Đây là phần
cảm tạ do các cá nhân và tổ chức đóng góp riêng cho kỳ tổ chức Ngày cảm ơn nước
Mỹ.
1.- Thái Bình nhạc viện sẽ giúp phần văn nghệ.
2.- Cộng đồng Hải Nhuận hải ngoại đóng một con thuyền vượt
biên Hải Nhuận hết sức độc đáo. Sẽ
đem triển lãm với nghi lễ tưởng
niệm tại tiền đỉnh County. Sau đó sẽ đem tặng Việt Museum.
Tại Museum đã có con thuyền kiểu
miền Nam. Nay sẽ có thêm mẫu miền Trung.
3.- Hệ thống Lee's Sandwiches sẽ ủng hộ phần tiệc tiếp
tân buổi trưa cho 300 quan khách.
4.- Vị ẩn danh ủng hộ 500 phần chả giò nổi tiếng của
Phú Yên.
5.- Cô Thu Sương, thuộc tổ chức Hoa Hậu và Hoa Hậu phu nhân
sẽ đảm trách phần đón chào
quan khách.
6.- Cảm ơn sự cộng tác chặt chẽ của văn phòng chủ tịch
hội đồng giám sát County, ông Dave
Cortese và văn phong bà giám
sát Cindy Chavez, Văn phòng bà Lofgren và ông Honda.
7.- Cảm ơn anh Chinh Nguyên và Thi Văn Lạc Việt cộng
tác trong lãnh vực trang trí.
8.- Cảm ơn hai họa sĩ từ Tây Âu đã gửi các tác phẩm sơn dầu
về thuyền nhân hết sức quý giá tặng
cho Việt Museum và sẽ được triển
lãm nhân dịp này.
9.- Cảm ơn cô Trà My, ủy viên công viên của thành phố
San Jose đảm trách trực tiếp mời thị
trưởng 15 thành phố.
10.- Cảm ơn tổng thống Carter và the Carter Center đã gửi
thông điệp về thuyền nhân và bày tỏ lời
khích lệ cơ quan IRCC
Bài 5: Hai vì sao lạc.
Lời mở đầu:
Câu chuyện ở San Jose lần này xin viết về hai đề tài. Tháng bảy.
Chuyện tình của bác sĩ Trần Văn Nam và Tháng tám, ngày họp mặt cảm ơn nước Mỹ.
Câu chuyện kỳ này xin viết tặng bác Phan Lạc Phúc từ bên Úc Châu nhưng vẫn bỏ
thì giờ đọc Giao Chỉ mỗi tuần. Lại còn bàn chuyện qua điện thoại viễn liên mà
quân đội ngày xưa gọi là siêu tần số. Hân hạnh.
25 năm duyên nợ:
Cuối tuần qua anh Nam và chị Hiền làm tiệc mừng 25 năm chung sống.
Nếu như thiên hạ thường tình, trải qua 25 năm hạnh phúc thì đôi trẻ coi như mới
ngoài 40. Giới cao niên chúng tôi có làm tiệc là phải tuổi bạc tuổi vàng từ 50
năm hạnh phúc trở lên. Nhưng bác sĩ Nam lên kể hết về cuộc đời đã dùng chữ mộc
mạc chân thành gọi là đôi trẻ lập gia đình theo thành ngữ Rổ giá cạp lại. Cả
hai đều đi thêm bước nữa nên đến khi về hưu từ lâu mà mới có được tình yêu một
phần tư thế kỷ.
Chuyện anh Nam đau thương hấp dẫn ly kỳ nhưng thực sự cũng
không khác nhiều gia đình Việt Nam chúng ta đã trải qua hoàn cảnh đau thương của
một thời loạn ly, di cư, tản cư, tỵ nạn từ 1950 cho đến ngày nay. Tất cả các
tin tức rất riêng tư nầy đều do chính bác sĩ Nam kể lại thiên tình sử của ông
trong một buổi họp mặt hết sức thân mật trên 300 người. Phần MC về cuộc đời
nhân vật chính do bác sĩ khoa trưởng y khoa Vũ Quý Đài đảm trách. Phần MC văn
nghệ do bác sĩ Hà Xuân Du. Không khí tràn ngập hương vị y khoa.
Tháng tư 1975.
Khi những con tàu cuối cùng của hải quân Việt Nam ra khơi thì y sĩ
đại úy hải quân Trần Văn Nam vẫn còn trực gác tại cơ sở quân y trên bến Bạch Đằng.
Hải quân ra đi đem theo cả tương lai Việt Nam Cộng Hòa và cặp lon thiếu tá sắp
sửa có lệnh ban hành. Ông Nam ở lại với gia đình nhạc gia, dù vợ ông lúc đó
đang có học bổng theo học bên Hawaii. Ông bà già vợ trông nom 3 đứa cháu 1 tuổi,
3 tuổi và 5 tuổi nhất định ở lại vì thấy ra đi tương lai mù mịt.
Tin tức di tản
miền Trung đã đem đến những viễn ảnh nguy hiểm bất thường. Nếu cả nhà quyết định
ra đi thì bác sĩ hải quân có đầy đủ cơ hội. Nhưng ông đã ở lại chung hoàn cảnh
với vị đô đốc tư lệnh Trần Văn Chơn cùng ngồi dự tiệc. Chuyện gì tiếp theo ai
cũng biết. Tất cả đều trình diện đi tập trung cải tạo. Vì là y sĩ hải quân, ông
Nam học tập chưa đủ 3 năm thì được cho về làm công việc y tế ở Sài Gòn.
Lương
không đủ sống nên ông phải xách túi đi làm chui vào các buổi chiều. Mãi sau này
mới được mở phòng mạch riêng. Trong suốt thời gian dài vẫn có liên lạc với vợ
bên Hạ Uy Di và bắt đầu lập hồ sơ đoàn tụ. Hơn 10 năm sau chuyến bay hạnh phúc
đưa ông và 3 con lên đường. Con trai lớn và 2 cô gái. Đến phi trường Honolulu
ông Nam mới được biết vợ cũ đã có chồng mới. Đoàn tụ để chia tay. Người xưa yêu
dấu thu xếp cho cha con về nơi tạm trú. Cha con ông đã trải qua những đêm dài đầu
tiên hoang mang trên xứ sở thiên đường hạ giới.
Với bao nhiêu giấy tờ đoàn tụ đã
hoàn tất, mẹ các cháu xin ông một chữ ký vào đơn ly dị để hợp thức hóa cuộc sống
mới. Vì hoàn cảnh, bác sĩ Nam chấp nhận phần số ở lại với con trai và cho 2
cháu gái qua ở với mẹ. Ông bác sĩ trẻ của hải quản bắt đầu đóng vai học trò già
đi học lại về ngành y tế công cộng. Sau khi tốt nghiệp ông dẫn còn trai qua Bắc
Cali làm lại cuộc đời với chương trình Sức khoẻ là Vàng. Tiếp theo ông cộng tác
với quận hạt để đảm trách các chương trình y tế cộng đồng. Và ông cũng có ý đi
tìm một một vì sao lạc để cùng đi nốt đoạn đường trần.Ngôi sao Hôm cô đơn đi tìm
ngôi sao Mai.
Trong giới y khoa, thông cảm hoàn cảnh của bác sĩ Nam nên các bạn
vẫn để ý tìm cách để con người trong cảnh gà trống nuôi con sớm yên bề gia thất.
Cũng tại San Jose, dược sĩ Hiền cũng đã cô đơn nhiều năm và không hề có ý kiến
sẽ tái giá. Người phụ nữ có hoàn cảnh đau thương vì chồng và 2 còn đều mất tích
trên chuyến vượt biên hơn 30 năm trước.
Dù trong nghịch cảnh nhưng khi được
đoàn tụ qua Mỹ, chị đã nỗ lực học lại và trở thành dược sĩ tại Hoa Kỳ. Như vậy
là cách đây 25 năm, hai con người đã trưởng thành, đã trải qua biết bao đau thương
vì chia sẻ số phận của đất nước, sau cùng đã gặp nhau. Anh chị đã sống hạnh
phúc trọn vẹn một phần tư thế kỷ, để rồi cùng con cháu ra mặt giới thiệu với bà
có cô bác xa gần. Đó là ngày kỷ niệm đáng ghi nhớ của anh Nam, chị Hiền. Cô
dâu, chú rể cũng thay áo hai lần. Nhạc cảnh đám cưới đầu xuân của Hoàng Thi Thơ
được diễn xuất trong tiệm cơm Tàu 8 món.
Đôi trẻ tuy cao niên nhưng không ngần
ngại nhập vai rất ngoạn mục. Các vị bác sĩ trên 80 hăng hái đi trong đám rước lẫn
với tiếng cười. Thôi đã xa rồi trên 40 năm, những giây phút đại úy Nam nhìn
đoàn tàu hải quân ra đi mà lòng dạ rã rời. Những đêm dài tưởng là đoàn tụ ở
Hawaii nằm một mình nghĩ đến hoàn cảnh hợp tan của kiếp người. Thôi đã xa rồi,
những ngày chị Hiền ngó ra đại dương đợi chờ mòn mỏi tin chồng con một đi không
trở lại.
Ở San Jose đêm nay, cùng chia sẻ niếm vui với bằng hữu vẫn có được
tinh thần lạc quan cuối đời, hai vì sao lạc đã thêm một lần lấp lánh trên giải
ngân hà. Xin chúc mừng cho chuyện tình có hậu.Nếu tổ chức hàng năm cũng không
trở ngại.
Bạn bè cao
niên cũng không có nhiều thì giờ. Chờ thêm 25 năm e rằng hơi lâu.
-------------------------------
-------------------------------
Giao Chỉ,
SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.
Một cuốn $10
Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121
Lịch sử ngàn
người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết