Tổng thống Barack Obama
và nguồn gốc Kenya
RFI
Barack Obama và một người họ hàng, Pascal Hussein Obama.Collection privée
Hôm nay, 24/07/2015, lần đầu tiên từ năm 2008, Tổng thống Barack Obama đặt chân tới quê hương Kenya với tư cách là người đứng đầu Hoa Kỳ. Rất nhiều thành viên gia đình ông vẫn sống tại đây.
Ông nội của Tổng thống Mỹ tên là Hussein Onyango Obama sinh năm 1895 tại Kendu Bay, miền đông Kenya. Cải sang đạo Hồi, ông lấy tên là Hussein, sau đó phục vụ trong quân đội thuộc địa Anh trong Thế Chiến thứ nhất. Rồi làm đầu bếp cho một sĩ quan Anh trong Thế Chiến thứ hai.
Ông Hussein có ba đời vợ. Cha của Tổng thống Mỹ, tên là Barack Obama
Senior, sinh năm 1936, là con của người vợ thứ hai Akumu. Người vợ thứ ba của ông Hussein tên là Sarah Onyango Obama, sinh năm 1921, được mọi người trong đại gia đình Obama gọi là “Mama Sarah” dù nhiều người không có liên hệ ruột thịt. Hiện bà đang sống tại Kogelo, một ngôi làng nhỏ nằm bên bờ hồ Victoria, ở miền Đông Kenya.
Trong cuộc chiến tranh giành độc lập tại Kenya, chàng thanh niên Barack Senior được cấp học bổng để theo học tại Hawai. Tại đây, ông gặp người vợ thứ hai, Ann Dunham,
và là mẹ của của Tổng thống Mỹ tương lai. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình của cặp vợ chồng trẻ rất ngắn ngủi. Ông Barack Senior
rời bỏ gia đình khi con trai vừa ra đời và chỉ thực sự gặp lại một lần tại Hawai, khi cậu con trai lên 10 tuổi.
Quay về Kenya, Barack
Senior có thêm hai người con trai với một phụ nữ Mỹ, Ruth Baker, trước khi hai người ly hôn. Vài tháng trước khi ông qua đời trong một tai nạn xe hơi vào năm 1982 tại thủ đô Nairobi, ông còn có thêm một người con trai cuối cùng với người vợ thứ tư, Jael Otieno.
Nguồn gốc bên phía cha của gia đình Obama, dù lằng nhằng và phức tạp, vẫn giữ được sự gắn bó chặt chẽ tại Kenya.
Người dân Kenya vui mừng trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ gốc Kenya. Họ gọi chuyến công du này là “về nguồn” (homecoming).
Tuy nhiên, cố vấn an ninh Susan Rice cho biết, Tổng thống Barack Obama sẽ không tới Kogelo, ngôi làng nơi “Mama Sarah” đang sinh sống, do lịch làm việc dày đặc và vấn đề đi lại.
Tuy nhiên, tối hôm nay, Tổng thống Obama không có hẹn, chắc chắn người thân gia đình ông sẽ được mời tới tham dự các bài diễn văn của Tổng thống và có thể sẽ được mời dùng bữa tối do Tổng thống Kenya chiêu đãi tại Phủ Tổng thống vào tối thứ Bẩy.
Sự hiện diện của Mỹ tại Châu Phi
RFI
Trang Nhất báo chí ngày 24/07/2015 tại thủ đô Nairobi, Kenya.RFI/N.Champeaux
Chuyến công du Châu Phi tuần này của Tổng thống Barack Obama
diễn ra đúng thời điểm Hoa Kỳ tăng cường hiện diện tại lục địa đen Nam Sahara. Dù đây là lần thứ 5 ông Obama tới Châu Phi, nhưng chuyến viếng thăm Kenya diễn ra trong hai ngày 24-25/2015 là
chuyến công du đầu tiên của ông với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ. Sau đó, ông sẽ tới Ethiopia, cũng với tư cách là người đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ đầu tiên trong lịch sử tới quốc gia này.
Trong khoảng thời gian còn lại của nhiệm kỳ, ông Obama muốn gây dựng dấu ấn riêng trong quan hệ Mỹ-Châu Phi, bao gồm cả lĩnh vực quân sự. Về trao đổi mậu dịch, Hoa Kỳ vẫn còn đứng rất xa so với Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu.
Tăng cường hiện diện quân sự có chủ đích
Về quân sự, Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện khá kín đáo tại Châu Phi, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cố vấn cho quân đội các nước sở tại và cho các chiến dịch chống khủng bố nhằm vào các tổ chức cực đoan.
Các hoạt động quân sự của Mỹ tại Châu Phi đặt dưới sự chỉ huy của tướng David
Rodriguez, với tổng hành dinh đóng tại thành phố Stuttgart (Đức). Sĩ quan cao cấp này giải thích, nhờ vào các trang thiết bị hiện đại và sáng tạo, quân đội Mỹ chỉ có những nhóm nhỏ, rất nhỏ hoạt động trên thực địa để cố vấn và hỗ trợ các nước chống lại các nhóm cực đoan. Vì vậy, hiện nay, Hoa Kỳ không cần triển khai một lực lượng lớn binh lính tại đây. Hơn nữa, các đối tác Châu Phi cũng không ủng hộ việc này.
Căn cứ quân sự duy nhất của Hoa Kỳ tại châu lục này được đặt tại Cộng hòa Djibouti, vào năm 2003. Theo một quan chức Bộ Quốc phòng, gần 3.200 nhân viên quân sự và dân sự Mỹ làm việc tại căn cứ này. Đây là địa điểm chiến lược cho mọi hoạt động quân sự của Mỹ tại vùng Sừng Châu Phi. Căn cứ này cũng là điểm xuất phát của các chiến dịch không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ chống tổ chức Al-Qaeda (Aqpa)
trên bán đảo Ả Rập và tổ chức Hồi giáo cực đoan Shebab tại Somalia.
Đấu tranh chống khủng bố và nạn dịch Ebola
Từ tháng 06/2011, quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành từ 10 đến 14 trận không kích bằng máy bay không người lái và từ 8 đến 11 chiến dịch bí mật tại Somalia. Đây là con số thống kê của Văn Phòng Báo chí điều tra Mỹ. Hiệp hội này muốn vén bức màn bí mật bao trùm cuộc chiến của Mỹ chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Cường quốc Bắc Mỹ này cũng đã khai triển hàng trăm
binh sĩ được trang bị tối tân để tham chiến tại nhiều nước Châu Phi. Do vậy, Hoa Kỳ có 200 binh sĩ đồn trú tại Niger để hỗ trợ cho chiến dịch Barkhane của Pháp chống các nhóm thánh chiến cực đoan ở vùng Sahel.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng có mặt tại Trung Phi để giúp các lực lượng vũ trang đấu tranh chống Quân đội Kháng chiến của Chúa (LRA), một tổ chức tự coi là theo Thiên Chúa giáo được thành lập năm 1986 để chống chính phủ Uganda. Theo một tài liệu mà Nhà Trắng gửi Quốc hội Mỹ vào tháng 06/2015, thì lực lượng tại Trung Phi có thể lên tới 300 quân nhân. Bức thư trên có mục đích tổng kết các lực lượng tác chiến của Hoa Kỳ có mặt trên thế giới.
Mùa đông năm ngoái, Hoa Kỳ cũng đã
khai triển một đội ngũ quân nhân, lên tới 2.800 người vào lúc cao điểm, để giúp chống nạn dịch virus Ebola tại Tây Phi.
Vai trò kinh tế thua xa Trung Quốc
Ngày 29/06/2015, tổng thống Obama đã ký một dự luật kéo dài thêm 10 năm Hiệp định Tăng trưởng và Cơ hội Châu Phi (Agoa). Văn kiện này là phương tiện trao đổi chính giữa Hoa Kỳ và Châu Phi Nam-Sahara
được cựu Tổng thống Bill Clinton đưa ra năm 2000. Chương trình trên tạo điều kiện trao đổi thương mại thuận lợi cho nhiều sản phẩm của Châu Phi.
Năm 2014, trao đổi thương mại giữa Mỹ và Châu Phi đạt mức 73 tỉ đô la, trong đó có 38 tỉ đô la xuất khẩu và 35 tỉ đô la nhập khẩu, trong đó Mỹ xuất siêu 3,5 tỉ. Cũng trong năm ngoái, khối lượng trao đổi mậu dịch với Kenya đạt 2,2 tỉ đô la, với Ethiopia là 1,9 tỉ đô la, với mức xuất siêu cho Mỹ lần lượt là 1 tỉ đô la và 1,5 tỉ đô la.
Vẫn trong năm 2014, khối lượng nhập khẩu của Mỹ từ các nước Châu Phi trong khuôn khổ chương trình này đạt 14,2 tỉ đô la, giảm tới 47% so với năm trước vì lý do Hoa Kỳ giảm tới 55% lượng nhập khẩu dầu mỏ. Năm quốc gia hưởng lợi chính từ chương trình này là Angola, Nigeria,
Nam Phi, Cộng hòa Tchad và Kenya, trong danh sách 10 nước đứng đầu.
Để có thể so sánh, trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và Châu Phi vượt mức 200 tỉ đô la hàng năm, còn với Liên Hiệp Châu Âu là khoảng 140 tỉ đô la. Như vậy, Hoa Kỳ vẫn còn đứng rất xa sau hai khối này.
No comments:
Post a Comment
Những Sự Thật Cần Phải Biết